You are on page 1of 3

Các nguyên tắc chọn chuẩn thô và chuẩn tinh - Nguyên tắc chọn

chuẩn gia công


1. Nguyên tắc chung
* Yêu cầu:
 Đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định trong suốt quá trình gia công

 Nâng cao năng suất và hạ giá thành

* Lời Khuyên chọn chuẩn:


 Tuân thủ nguyên tắc 6 điểm khi định vị để khống chế hết số bậc tự do cần thiết
một cách hợp lý nhất và tuyệt đối tránh hiện tượng Thiếu định vị và Siêu định vị
vì nó sẽ gây ra hiện tượng cong vênh và sai số gia công rất lớn

 Chọn chuẩn sao cho lực cắt và lực kẹp không làm chi tiết đồ gá bị biến dạng con
vênh. Lực kẹp nhỏ sẽ giảm sức lao động của công nhân.

 Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá, đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với từng loại hình
sản xuất.

2. Nguyên tắc chọn chuẩn tinh


* Yêu cầu:
 Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công với nhau
 Phân bố đủ lượng dư cho bề mặt sẽ gia công.

* Lời khuyên:

Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính ( chuẩn vừa dùng để gia công và vừa –
Chuẩn tinh là chuẩn đã qua gia công , chuẩn tinh gồm chuẩn tinh chính và chuẩn tinh phụ chuẩn
tinh chính là chuẩn tinh được sử dụng trong cả 2 quá trình gia công và lắp ráp, chuẩn tinh phụ
chỉ dung khi gia công

 Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính ( đảm bảo vị trí tương quan lúc gia
công tương tự lúc làm việc)
 Cố gắng chọn chuẩn định vị trùng với gốc kích thước ( mục đích đưa sai số chuẩn
về 0 )
 Chọn mặt chuẩn sao cho khi gia công chi tiết không bị biến dạng do lực cắt, lực
kẹp , đủ diện tích định vị
 Chọn chuẩn sao cho kết cấu đồ gá đơn giản và thuận tiện khi sử dụng.
 Cố gắng chọn chuẩn tinh là chuẩn thống nhất. ,nghĩa là không nên thay đổi chuẩn
quá 2 lần trong quá trình gia công

Ví dụ: Chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính: Bề mặt A vừa dùng trong gia công và lắp ráp

3. Nguyên tắc chọn chuẩn thô


* Yêu cầu:
 Đảm bảo độ chính xác tương quan giữa các bề mặt không gia công với các bề
mặt gia công
 Phân bố đủ lượng dư cho bề mặt sẽ gia công.

* Lời khuyên:
 Theo 1 phương kích thước nhất định:
+ Nếu trên chi tiết có 1 bề mặt không gia công thì chọn bề mặt đó làm chuẩn thô
+ Nếu trên chi tiết có 2 hay nhiều bề mặt không gia công thì chọn bề mặt nào yêu
cầu về Độ chính xác về vị trí tương quan so với bề mặt gia công cao.
+ Nếu trên chi tiết tất cả các bề mặt đều gia công thì nên chọn bề mặt nào gia
công yêu cầu lượng dư nhỏ và đồng đều nhất.

 Nếu có nhiều bề mặt đủ tiêu chuẩn làm chuẩn thô thì nên chọn bề mặt bằng
phẳng, trơn tru nhất làm chuẩn thô.

 Theo một phương kích thước thì chuẩn thô chỉ được chọn và sủ dụng một lần,
nếu vi phạm thì gọi là Phạm chuẩn thô.

 Chọn chuẩn thô ở vị trí mà dễ gia công chuẩn tinh.

Ví dụ:
Ngoài ra, để hiêu hơn và gá đặt trên máy CNC thế nào thì mình trình bày một số vấn đề về
CHUẨN gá đặt trên máy điều khiển tự động CNC

* Đặc điểm:
 Gia công nhiều bề mặt nhiều bước trên cùng một lần gá-> Nên tập trung nguyên
công.

 Các dịch chuyển của máy và dụng cụ được bắt đầu từ gốc tọa độ.

 Độ cứng vững của hệ thống công nghệ cao, độ chính xác gia công cao.

* Yêu cầu:
 Chọn chuẩn để gá đặt phải khống chế hết 6 bậc tự do

 Chọn chuẩn sao cho sai số kẹp và sai số chuẩn là bé nhất

 Gá đặt đồ gá lên máy cũng phải khống chế hết 6 bậc tự do.

You might also like