You are on page 1of 98

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN QUỐC TOẢN

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CÁI NƢỚC,
TỈNH CÀ MAU”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN QUỐC TOẢN

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CÁI NƢỚC,
TỈNH CÀ MAU”

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Hữu Lam

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


LỜI,CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng,đây là công trình-nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử,dụng trong bất cứ một học vị
nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho,việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Cà Mau, ngày 31-tháng 10 năm 2018


Ngƣời-thực hiện

Nguyễn,Quốc Toản
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu............................................................................................. 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu chung:................................................................................................. 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................. 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................... 5
1.5. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ, LÝ THUYẾT .............................................. 7
2. Cơ sở lý luận của đề tài. .......................................................................................... 7
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ................................................................. 7
2.1.1. Sự tham gia của người dân ................................................................................ 7
2.1.2 Mức độ tham gia của người dân......................................................................... 9
2.1.3. Lợi ích sự tham gia của người dân ................................................................. 10
2.1.4. Dân chủ tham gia tại Việt Nam ...................................................................... 11
2.1.5. Lập kế hoạch có sự tham gia của người dân ................................................... 12
2.1.6. Lập ngân sách có sự tham gia của người dân ................................................. 13
2.1.7. Sự tham gia giám sát của người dân ............................................................... 14
2.2. Các khái niệm cơ bản về xây dựng nông thôn mới ............................................ 15
2.2.1. Nông thôn ........................................................................................................ 15
2.2.2. Khái niệm nông thôn mới................................................................................ 17
2.2.3. Nội dung xây dựng nông thôn.mới ................................................................. 18
2.2.4. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ............................................................. 20
2.2.5. Nội dung sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới............... 21
2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông
thôn mới. ................................................................................................................... 27
2.3. Kinh nghiệm các nước. ...................................................................................... 30
2.3.1. Mô hình nông thôn mới của một số nước về sự tham gia của người dân trong
xây dựng nông thôn mới trên thế giới ....................................................................... 30
2.3.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc ......................................................... 30
2.3.1.2. Mô hình nông thôn mới ở Trung Quốc ........................................................ 31
2.3.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam............................................................. 36
2.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau ........................................................ 42
2.3.4. Một số bài.học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ................................... 42
2.3.5. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ...................................... 44
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU ................................................. 46
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 46
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 46
3.2.1. Đánh giá nhận thức của người dân trong việc XDNTM ................................. 46
3.2.2. Đánh giá sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở
huyện Cái Nước......................................................................................................... 46
3.3. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 47
3.3.1. Thông,tin thứ cấp ............................................................................................ 47
3.3.2 Thông tin sơ cấp ............................................................................................... 47
3.3.3. Xác định sự tham gia của người dân vào xây dựng chương trình Nông thôn
mới............................................................................................................................. 48
3.4 . Phương pháp thu thập thông tin. ....................................................................... 48
3.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 48
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 48
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin ............................................................................ 48
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin ..................................................................... 48
3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 49
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN,CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 50
4.1. Thông tin mẫu khảo sát ...................................................................................... 50
4.2. Quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước ... 50
4.3. Thực trạng tham gia của người dân ................................................................... 52
4.3.1 Sự tham gia của người dân trong công tác tổ chức hội họp ............................. 53
4.3.2 Sự tham gia của người dân trong việc phát triển kinh tế ................................. 55
4.3.2.1 Người dân tham gia các lớp tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật ................ 55
4.4.3 Sự tham gia của người dân trong đóng góp xây dựng nông thôn mới ............... 57
4.4.3.1 Người dân tham gia đóng góp kinh phí xây dựng công trình nông thôn ............... 57
4.3.4 Sự tham gia của người dân trong kiểm tra, giám sát........................................ 59
4.4. Đánh giá các yếu tố ảnh,hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới ở huyện Cái Nước ............................................................................. 61
4.4.1 Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 62
4.4.1.1. Trình độ dân trí............................................................................................. 62
4.4.1.2 Ý thức của người dân .................................................................................... 63
4.4.1.3 Kinh tế của hộ ............................................................................................... 63
4.4.1.4 Kinh phí hoạt động hạn hẹp .......................................................................... 64
4.4.2 Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 65
4.4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước ............................................................... 65
4.4.2.2 Trình độ phát triển kinh tế xã hội .................................................................. 65
4.5. Đánh giá những kết quả đạt được và một số tác động của NTM ở huyện Cái
Nước .......................................................................................................................... 66
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ........................................ 69
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 69
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................................... 70
5.2.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của người dân .................................................. 72
5.2.2. Nâng cao thu nhập cho người dân ................................................................... 73
5.2.3. Tăng cường cơ chế dân chủ cơ sở ................................................................... 74
5.2.4. Xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh .................................................... 75
5.2.5. Phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền ...................................................... 75
5.3. Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MTQGXDNTM : Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
NMT : Nông thôn mới
XD NTM : Xây dựng nông thôn mới
CQĐP : Chính quyền địa phương
GTNT : Giao thông nông thôn
CB, CC, VC : Cán bộ, công chức, viên chức
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
BCĐ : Ban chỉ đạo
BQL : Ban quản lý
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
ANTT : An ninh trật tự
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Lợi ích,sự tham gia của người dân ............................................................... 11
Bảng 4.1. Phân phối mẫu điều tra theo xã .................................................................... 50
Bảng 4.2. Người dân,tham gia thành lập Ban phát triển ấp xây dựng NTM ................ 54
Bảng 4.3 Người dân tham gia các cuộc họp ................................................................. 54
Bảng 4.4 Người dân tham gia lập kế hoạch XDNTM (Xây dựng lộ GTNT) ............... 55
Bảng 4.5 Người dân tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ứng dụng kỹ thuật (Nuôi
tôm QCCT, Siêu thâm canh, Nuôi ca chình, Nuôi dê) ở do xã tổ chức. ....................... 56
Bảng 4.6: Người dân tham,gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất ..... 57
Bảng 4.7: Người dân tham gia công lao động xây dựng công trình ............................. 59
Bảng 4.8. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong XDNTM ... 61
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của,người được khảo sát................................................... 62
Bảng 4.10. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 .................................................. 64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 : Ảnh hưởng của độ tuổi đến mức độ quan tâm của,người dân trong việc
xây,dựng NTM ............................................................................................................... 28
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến mức độ quan tâm của người dân trong
việc xây dựng NTM ........................................................................................................ 29
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Sự tham,gia của người dân có thể xem là một nhân tố quan trọng trong việc
thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới và người dân là “chủ
thể” của chương trình, là người hưởng lợi trực tiếp. Do đó, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của người dân vào quá trình XD NTM thông qua nghiên cứu
tình huống ở địa bàn cụ thể là cần thiết để đưa ra các chính sách phù hợp.
Đề tài đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người,dân trong
xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau và đề ra khuyến nghị để
tăng cường sự tham gia của người dân trong XD NTM.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn một số người
dân tại địa bàn, lập bảng hỏi để từ đó phân tích, so sánh và thống kê để trả lời cho
câu hỏi: để xem xét hình thức và mức độ tham gia của người dân đối với chương
trình NTM tại huyện Cái Nước?
Qua đề tài đã thấy được có rất,nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân và vẫn còn một số khó khăn hạn chế sự tham gia của người dân,… mà
trong thời gian tới cần được khắc phục để huy động tổng lực cho xây dựng NTM.
Từ khóa: xây dựng nông thôn mới
The participation of the people can be seen as an important factor in the
successful implementation of the new rural construction program and the people are
the "subject" of the program, who are direct beneficiaries. Therefore, analyzing the
factors affecting the participation of people in the NTM construction process
through the study of specific local situations is necessary to come up with
appropriate policies.
The study evaluated the factors affecting the participation of people and
people in the construction of new rural areas in Cai Nuoc and Ca Mau districts and
proposed recommendations to enhance the participation of people in building rural
areas.
The study evaluated the factors affecting the participation of people and
people in the construction of new rural areas in Cai Nuoc and Ca Mau districts and
proposed recommendations to enhance the participation of people in building rural
areas.
The thesis uses qualitative research methods, interviews with a number of
people in the area, questionnaires from which to analyze, compare and statistics to
answer questions: to consider form and level citizen participation in the program for
rural areas in Cai Nuoc district?
Through the topic, it was found that there are many factors affecting the
participation of the people and there are still some difficulties limiting the
participation of the people, ... in the future, it needs to be overcome to mobilize.
total force for building NTM.
Keywords: new rural construction
1

CHƢƠNG 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Bối cảnh nguyên cứu
Việt Nam hiện tại vẫn đang là một nước nông,nghiệp với khoảng 70% dân số
sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển nông thôn là nhiệm vụ quan
trọng,nhằm từng bước nâng cao mức sống của người dân nông,thôn, thu hẹp dần
khoảng cách thành thị nông thôn. Trong nhiều dự án đã được triển khai trên toàn
quốc thì chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
(MTQGXDNTM) là chương trình phát triển nông thôn toàn diện nhất bao trùm mọi
lĩnh vực của khu vực nông thôn. Điểm khác biệt của chương trình này so với những
chương trình đi trước là đã bao quát toàn bộ mọi lĩnh,vực của đời sống xã hội chứ
không thiên về đầu tư cơ sở hạ tầng. Với quyết tâm nâng cao chất lượng ở khu vực
nông thôn, Hội nghị TW lần thứ bảy của BCH Trung ương Đảng khóa X về chính
sách Tam nông đã ra Nghị quyết,số 26-NQ/TW xác định các mục tiêu xây dựng
NTM. Theo định hướng đó, Quyết định số 800/QĐ-TTg của,Thủ tướng Chính phủ
đã khẳng định chương trình MTQGXDNTM là một chương trình,tổng thể về phát
triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng để phát triển toàn diện khu vực
nông thôn. Theo đó, mục tiêu của Chương trình hành động đề ra nhằm: nâng cao
chất lượng cuộc sống vật chất và tinh,thần của người dân nông thôn. tập trung đào
tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, XD NTM bền vững theo hướng giàu đẹp, văn
minh...
Trong quá trình thực hiện, Chương,trình MTQG XD NTM đa đạt
được,những kết quả tích cực. Theo báo cáo sơ kết kết quả thực hiện Chương trình
giai đoạn,2010 - 2015, phương hướng 2016 - 2020 cho thấy trong bối cảnh đất nước
chịu nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, song với sự nỗ lực
của các cấp chính quyền và sự tham gia đồng lòng của người dân đã đạt được nhiều
kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê, tính đến hết,tháng 6/2018, cả nước có trên
1.761 xã đạt chuẩn 19 tiêu,chí Nông thôn mới, chiếm 19,7% trong số khoảng trên
9.000 xã của cả nước; bình quân tiêu chí/xã đạt 12,9 tiêu chỉ, tăng 2,9 tiêu Chí so
2

với đầu 2015. Mục tiêu của Chương trình XD NTM giai đoạn 2016 - 2020 là đến
năm 2020, số xã đạt NTM chiếm 50%, mỗi tỉnh thành phố có ít nhất 01 huyện
NTM; tiêu chí mỗi xã trên cả nước bình quân đạt 15 tiêu chí, không còn xã dưới 5
tiêu chí; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời
sống của người dân nông thôn như điện, đường giao thông, nước sinh hoạt.
Trong 5 năm, cả nước đã huy,động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho
Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước,(bao gồm các chương trình, dự án
khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%),doanh nghiệp
42.198 tỷ đồng <4,9%›, người dân và cộng đồng đóng,góp 107.447 tỷ đồng
(12,62%).
Riêng ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho,Chương trình 98.664 tỷ đồng
(11,59%). Trong đó, ngân sách,Trung ương 16.400 ty đồng (sự nghiệp kinh tế 3.480
tỷ đồng, đầu tư phát triển 2.420 tỷ đồng, trái phiếu,Chính phủ 10.500 tỷ đồng), ngân
sách địa phương các cấp 82.264 tỷ đồng. (Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình
MT QG XD NTM, tháng 6 năm 2018).
Tại tỉnh Cà Mau, trong 5 năm qua, Chương trình xây dụng,NTM đã được
triển khai toàn diện và cũng đã thu được những thành,quả đáng khích lệ. Bộ mặt
nông thôn của tỉnh đang dần thay đổi, đặc biệt hạ tầng nông thôn phát triển mạnh
mà nhiều tuyến đường giao thông liên xã, đường trục xã, ấp… được cải tạo hay xây
mới tạo sự thuận tiện phục vụ sản xuất, đi lại, giao thương của nhân dân, hệ thống
thủy lợi tiếp tục được đầu tư kiên cố để đẩy mạnh chương trình thâm canh sản xuất,
nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản;
việc xây dựng trụ sở, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nhà văn hóa, chợ nông
thôn, nước sinh hoạt,…dần được hoàn thiện.
Bên cạnh những thành công đạt được thì trong quá,trình XD NTM còn gặp
không ít khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là các khó khăn liên quan đến người dân
như: nhận thức của người dân về XD NTM còn hạn chế, nhất là ở những khu vực
vùng sâu, vùng xa. Ở một số địa phương, nhận thức người dân chưa,được sâu sắc,
chưa hiểu rõ chương trình này là phát huy nguồn lực của nhân dân, vai trò chủ thể
3

của nhân dân, nên một số nơi còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Có đến 50% những
khó khăn là do người dân có nhận thức chưa đúng về XD NTM, chưa coi mình là
“chủ thể” của chương trình, năng lực của cán bộ còn yếu và thiếu về số lượng,
nhiều người dân coi đây là cơ hội để hưởng nguồn đầu tư nên họ có tâm lý ỷ lại, coi
đây là là phần việc của Chính quyền. Nhưng thực tế về khả năng thành công cũng
như tính bền vững của chương trình NTM phụ thuộc vào sự tham gia của
người,dân.
Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Cà Mau giai
đoạn 2015 - 2018: trong tổng nguồn vốn đầu tư 36.493 tỷ đồng, nguồn vốn người
dân đóng góp 424,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,2%, rất thấp so với yêu cầu của Quyết
định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 10% (Ban chỉ đạo Chương trình xây
dựng NTM tỉnh Cà Mau 2018).
Trên địa bàn huyện Cái Nước, thời gian qua Chương trình xây dựng nông
thôn mới đạt nhiều kết quả, song vẫn chưa phát huy hết vai trò của người dân nông
thôn, đặc biệt là quan tâm nhiều đến vai trò của người dân trong việc thực hiện các
chương trình, dự án, mô hình phát triển nông nghiệp - nông thôn tại địa phương,
tham gia xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho đời sống dân
sinh,. . . Vì vậy, việc nâng cao sự tham gia của người dân vừa là hành động để tiếp
tục thực hiện, vừa là mục đích để hướng tới trong quá trình xây dựng NTM. Khi sự
tham gia của người dân được,cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. thì nguồn lực
đầu tư cho xây dựng NTM không chỉ tăng lên mà còn thúc đẩy người dân tự tin
hơn, năng động hơn, tham gia đóng góp tích cực hơn để xây dựng NTM tại địa
phương mình.
Qua khảo sát sơ bộ tại huyện Cái Nước, tôi nhận thấy sự tham gia của người
dân trong xây dựng NTM còn hạn chế và thụ động. Thực tế này phản ánh sự bất cập
trong chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn, dựa vào phát triển cộng,đồng
và các chính sách của nhà nước cũng như thực tế khi triển khai các chính sách tại cơ
sở. Khi sự tham gia của người dân được cải thiện, không chỉ nguồn lực đầu tư cho
4

xây dựng NTM tăng lên mà còn thúc đẩy người dân tự tin… tự quyết và tham gia
chủ động tích cực hơn trong xây dựng NTM ở địa phương.
Sự tham,gia của người dân có thể xem là một nhân tố quan trọng trong việc
thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia vào quá
trình xây dựng, có thể thấy rằng, ngoài các nguồn lực khác để đảm bảo mục tiêu
chung thì sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng vì người dân là “chủ
thể” của chương trình, là người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình. Thông qua các
lợi ích trực tiếp này, như việc tiếp cận được các dịch vụ cơ bản từ cơ sở hạ tầng, văn
hóa, xã hội, môi trường... từ đó sẽ nâng cao được mức sống của người dân, từ đó
giảm nghèo bền vững, trực tiếp góp phần thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Như
vậy, để hoàn thiện được mục tiêu XD NTM theo định hướng đã để ra phải có sự
tham gia của người dân, không những vậy, đây sẽ là lực lượng quyết định sự thành
bại và tính bền vững của Chương trình.
Do đó, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào
quá trình XD NTM thông qua nghiên cứu tình huống ở một địa bàn cụ thể là cần
thiết để đưa ra các chính sách phù hợp. Vì thế, bản thân tôi thực hiện để tài: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn
mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người,dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua đó,
đề ra những giải pháp, khuyến nghị để tăng cường sự tham gia của người dân trong
xây dựng,nông thôn,mới.
1.2.2. Mục,tiêu cụ thể:
- Đánh giá các yếu tố ảnh,hưởng,đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới. Làm như thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân
trong xây dựng nông thôn mới.
5

- Đề xuất,giải pháp để nâng cao sự tham gia của người dân trong công tác
xây dựng nông thôn,mới.
1.3. Đối tƣợng và,phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên,cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mức độ
tham gia của người dân vào quá trình xây xựng nông thôn,mới, những vấn đề
lý,luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn
mới.
Phạm vi nghiên,cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 03 xã nông
thôn mới (Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hòa Mỹ) của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn một số người
dân tại địa bàn và chuyên gia, lập hàng khảo sát để từ đó phân tích, so sánh và thống
kê mô tả để trả lời cho các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Để xem xét hình thức và mức đó tham gia của người dân đối với
chương trình NTM tại huyện Cái Nước, đề tài thực hiện khảo sát tại địa phương
thông qua bảng hỏi, phỏng vấn người dân, chuyên gia. Thông qua việc khảo sát này,
đề tài sẽ nhìn nhận vai trò tích cực của người dân trong việc xây dựng nông thôn
mới.
Câu hỏi 2: Từ việc khảo sát để cho thấy vai trò quan trọng của người dân có
ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình, đề tài đưa ra một số khuyến nghị
chính sách để tăng cường sự tham gia của người dân nhằm đảm bảo tính bền vững
của chương trình.
1.5. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của Luận văn bao gồm 5 chương với các chủ để sau: Chương 1: Đặt
vấn đề; Chương 2: Tổng,quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước; Chương 3:
Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên,cứu và thảo luận; Chương 5:
Kết luận và các khuyến nghị.
6

Tóm tắt chƣơng


Chương 1 trình bày tính cấp thiết của vấn để nghiên cứu; Mục tiêu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu, những câu hỏi đặt ra và kết cấu của luận văn cần thực
hiện.
7

Chƣơng 2.
TỔNG QUAN CƠ SỞ,LÝ THUYẾT
2. Cơ sở lý luận của đề tài.
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1. Sự,tham gia của ngƣời dân
Sự tham,gia của người dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc
vào hoạt động, mức độ... mà người dân tham gia. Theo Florin Paul (1990), “Sự
tham gia của ngươi dân là một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra
quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ”.
Theo Pierre Andre (2012), “Sự tham gia của người dân là một quá trình mà
trong đó những người dân thường tham gia trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc và
hành động một mình hoặc trong một nhóm với mục tiêu ảnh hưởng đến quyết định
sẽ tác động đến cộng đồng của họ”. Sự tham gia này có thể diễn ra bên trong hoặc
bên ngoài khuôn khổ, thể chế và nó có thể được tổ chức bởi thành viên của các tổ
chức xã hội hay người ra quyết định.
Harding cùng cộng sự (2009) đã phân tích khái niệm “Sự tham gia của cộng
đồng” theo cách phân tách từng thành phần riêng biệt: “tự tham gia” và “cộng
đồng”. “Sự tham gia” được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra
quyết định, giữa một bên là các cá nhân, nhóm, tổ chức và một bên là nhóm chính
quyền trong việc,thảo luận và ra các quyết định. “Cộng đồng” bao gồm tất cả các
chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi các quyết định. “Cộng đồng” được hiểu với
một nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu
vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế, xã
hội,,văn hóa, chính trị.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, đặc điểm của từng địa phương, trình độ nhận thức
của,người dân… mà mức độ tham gia của người dân thể hiện ở các cấp độ
khác,nhau:
+ Không có sự tham gia: mọi công việc đều do nhà nước làm bằng cách thuê
người ngoài vào làm người dân không tham gia vào bất kỳ khâu nào của quá trình.
8

+ Tham gia thụ động: người dân làm theo ý của người đại diện nhà nước mà
không hiểu việc mình đang làm người dân được đóng góp ý kiến nhưng chỉ là hình
thức, mọi quyết định không phụ thuộc vào ý kiến người dân.
+ Tham gia thông,qua việc cung cấp thông tin: thông qua trả lời các câu hỏi
mà người đại diện nhà nước đưa ra, người dân không tham gia vào quá trình phân
tích hay sử dụng các thông tin mà mình đưa ra.
+ Tham gia bởi nghĩa,vụ hoặc bị bắt buộc: người dân phải đóng góp tiền của,
sức lao động theo nghĩa vụ, do người đại diện nhà nước khởi xướng, định hướng.
+ Tham gia bởi định hướng từ bên,ngoài: người dân tự nguyện tham gia
đóng góp vào chương trình do bên ngoài khởi xướng, hỗ trợ và chịu trách nhiệm
trong quyết định của mình.
+ Tham gia tự nguyện: nhận thấy lợi ích mà mình nhận được thông qua
chương trình, người dân tự lên kế hoạch thực hiện, đánh giá và quản lý mà không có
sự định hướng từ bên,ngoài.
Từ khái niệm nền tảng “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng”, nhiều tác
giả đã xây dựng thang đo của sự tham gia, trong đó các thang đo đều hướng tới việc
đảm bảo mục tiêu thực hiện dân chủ, trao quyền và quyền con người. Trong số đó
phải kể đến các công trình nghiên cứu của Sheưy R Amstein (1969), Wilcox (2003)
và Choguil (1996).
Từ các nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy rằng người dân tham gia
theo các mức độ khác nhau vào các chương trình mà có tác động trực tiếp đến họ
hay đến cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống theo nhưng hình thức và mức độ khác
nhau. Vì vậy, khi đánh giá Chương trình xây dựng NTM, ta nhận thấy 11 nội dung
với 19 tiêu Chí xây dựng NTM này điều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
cộng,đồng dân cư nông,thôn nên đây là cơ sở cho người dân tham gia vào các hoạt
động xây dụng NTM. Cụ thể hơn, người dân nông thôn là người thụ hưởng nhưng
thành quả trong xây dựng NTM nên chỉ có họ mới là người hiểu rõ nhất nhu cầu của
mình. Từ những nhu cầu đó, người dân biết cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt
được mục tiêu đề ra.
9

2.1.2 Mức độ tham gia của,ngƣời dân


Khi,nhắc,đến mức độ tham gia của,người dân, Andre. P. Mania và
Lanmafaukpotin (2012) đã đưa ra,sáu mức độ tham gia của người dân vào các công
việc phát triển cộng,đồng:
Sự,tham gia thụ,động (Passive panicipation): tham gia một cách bị động,
thực hiện theo sự chỉ bảo, không chủ động tham gia vào quá trình ra,quyết định.
Tham,gia,thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as contributor):
người dân,tham gia,trả lời các câu hỏi điều tra, không tham gia vào quá trình phân
tích và sử dụng thông,tin.
Tham,gia như nhà tư vấn (Participation as consultants): người dân được tham
vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề của địa phương.
Tham,gia trong việc thực hiện (Participation in implementation): người dân
thành lập nhóm,để thực hiện những chương trình hay các dự án tại địa phương,
không bao gồm quá trình,tham gia ra quyết định.
Tham,gia trong quá trình ra quyết định (Participation in decision marking);
người dân chủ,động tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch và tham gia vào
quá trình ra quyết định.
Tham gia,tự nguyện (self mobilization): người dân tự thực hiện không có sự
hỗ trợ định hướng từ bên ngoài.
Sự tham,gia tích cực của người dân ở bốn cấp độ (The White Paper ,1998):
(1) Là,cử tri: để đảm bảo trách nhiệm dân chủ tối đa của các lãnh đạo chính
trị bầu cho các,chính sách họ được trao quyền để thúc đẩy.
(2) Là,một công dân: người thể hiện thông qua các hiệp hội liên quan khác
nhau, quan,điểm của họ trước, trong và sau quá trình xây dựng chính sách để đảm
bảo rằng các chính sách phản,ánh sở thích của cộng đồng càng nhiều càng tốt.
(3) Là,người tiêu dùng và người dùng cuối cùng: nhưng người mong đợi giá
trị đồng tiền, các dịch vụ giá cả phải chăng và phục vụ lịch sự.
10

(4) Là,đối tác, tổ chức liên quan trong việc huy động các nguồn lực cho phát
triển thông qua,các doanh nghiệp phi lợi nhuận, các tổ chức phi chính phủ và các tổ
chức dựa vào,cộng đồng.
Trong bài,viết về “sự tham gia của cộng đồng là chìa khoá để phát huy sức
mạnh cộng đồng” của Ben Fleming,và Phil Bartle đã đưa 10 vấn để then chốt trong
sự tham gia của cộng đồng,(hai tác giả có sử dụng “Hướng dẫn cộng đồng tham gia
có hiệu quả” của David Wilcox),,trong đó có mức độ tham gia của Sherry
Amstein(1969) mô tả quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với
tám bước:
(1) Sự vận động,và (2) Liệu pháp: chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích
đào tạo người tham gia. Giả sử kế hoạch kiến nghị là tốt nhất và phải giành được sự
ủng hộ từ cộng đồng thông,qua quan hệ công chúng; (3) Cung cấp thông tin: Đây là
bước quan trọng đầu tiên nhằm,thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ
mang tính một chiều mà không có phản hồi; (4),Tham vấn: Khảo sát thái độ tổ chức
các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý,kiến cộng đồng. Thường lại chỉ là những
nghi thức; (5) Động viên: Bầu những thành,viên xứng đáng vào Ủy ban; (6) Hợp
tác: Dân xếp để phân phối lại quyền lực giữa,công dân và nhà cầm quyền. Cả hai
đều phải có trách nhiệm trong lên kế hoạch và ra,quyết định; (7) Ủy quyền; (8) Các
công dân phải nắm giữ đa số các vị trí trong Ủy ban,và có quyền quyết định. Quần
chúng đã có thể chịu trách nhiệm.
Hay,theo Ngân hàng Thế giới (2000) có bốn mức độ độc quyền (hoặc các
loại) của sự tham,gia, thứ tự tăng dần. từ ảnh hưởng ít nhất đến anh hưởng nhiều
nhất: (1) chia sẻ,(một chiều truyền thông) thông tin; (2) tham vấn (giao tiếp hai
chiều); (3) hợp tác,(điều khiên chia sẽ qua các quyết định và nguồn lực); và (4) ưao
quyển (chuyển giao,quyền kiểm soát các quyết định và nguồn lực). Bốn cấp không
chỉ về quy mô mà còn cho,biết các loại khác biệt rõ nét về sự tham gia.
2.1.3. Lợi ích,sự tham gia của ngƣời dân
Kinh,nghiệm từ các nơi khác trên thế giới cho thấy rằng việc cải thiện sự
tham gia của công,chúng trong chính phủ có thể tăng cường chính quyền tốt.
11

Sự tham,gia đã được sử dụng để xây dựng năng lực địa phương và tự chủ
nhưng cũng để,biện minh cho việc mở rộng quyền lực của nhà nước. Nó cũng đã
được sử dụng để thu,thập dữ liệu và phân tích tương tác. Tại sao cần phải thúc đẩy
Sự tham gia của công chúng?,Nghiên cứu do DPLG (Khanya, 2002) đã chỉ ra rằng
sự tham gia của công chúng được,đẩy mạnh vì bốn lý do chính. (1) Sự tham gia của
công chúng được khuyến khích,vì nó là một yêu cầu pháp lý để tham khao ý kiến.
(2) Sự tham gia có thể được thúc đẩy,để thực hiện kế hoạch và các dịch vụ có liên
quan nhiều hơn đến nhu cầu và điều kiện,phát triển của địa phương. (3) Sự tham gia
có thể được khuyến khích để bàn giao trách,nhiệm cho các dịch vụ và thúc đẩy hoạt
động cộng đồng. Cuối cùng, sự tham,gia của công chúng có thể được khuyến khích
để trao quyền cho các cộng đồng địa,phương để có thể kiểm soát cuộc sống và sinh
kế của riêng mình.

Bảng 1.1: Lợi ích,sự tham gia của ngƣời dân

Lợi ích,sự tham gia của ngƣời dân


1. Tăng mức độ thông,tin trong nhân dân
2. Xác định nhu,cầu tốt hơn cho nhân dân
3. Cải thiện,cung cấp dịch vụ
4. Trao quyền,cho nhân dân
5. Tăng cường,trách nhiệm
6. Phân phối,của cải tốt hơn
7. Đoàn kết,nhân dân lớn hơn
8. Sự đa dạng,với sự khoan dung hơn

Nguồn:,DPLG, 2017

2.1.4. Dân chủ tham,gia tại Việt Nam


Ngày,19 6/1998 “Về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của
làng bản, thôn ấp, cụm dân cư”. Và,hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
04/2015/NĐ-CP của Chính phủ,về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước và đơn vị,sự nghiệp công lập. Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp
phần quan trọng cũng cố quyền,làm chủ của nhân dân, nhằm phát huy sức sáng tạo
12

của nhân dân trong phát triển kinh,tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết
toàn dân, cải thiện dân sinh, năng,cao dân trí, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong đó,với bốn lĩnh vực cơ bản sự
tham gia của người dân:
(1) Nghe,thông tin.
(2) Người,dân tham gia thảo luận và ra quyết định,
(3) Người dân,tham gia thảo luận nhưng chính quyền địa phương ra quyết
định.
(4) Người,dân tham gia giám sát.
2.1.5. Lập,kế hoạch có sự tham gia của ngƣời dân
Năm 2003, nhóm hành động chống đói,nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho
các đánh giá nghèo,có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam.
Đây là dự án có các nhà,tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID,….và Ngân hàng thế
giới. Lập kế hoạch có sự,tham gia của người dân được đưa vào nước ta thông qua
các dự án của các tổ chức phi,chính phủ và các nhà tài trợ, nhằm thiết lập cơ chế
tham gia của người dân đối với hạ tầng cơ,sở ở nông thôn.
Việc tham,gia lập kế hoạch của người dân trong việc phát triển hạ tầng trong
giảm nghèo,đã được Shanks, E. và Turk, C. (2002), Ngân hàng Thế giới cùng với
ActionAid. CRS, Oxfam Anh,,Plan Việt Nam và Quỹ Cứu trợ Nhi đồng Anh khẳng
định: “Mong muốn mạnh mẽ được tham gia nhiều hơn trong việc lập kế hoạch và
quản lý các hạ tầng của các cán bộ cấp xã, phường để tăng việc làm và phát triển
kinh tế địa phương, giảm chi phí xây dựng và nâng cao chất lượng xây dựng cũng
như tạo ra ý thức về quyền làm chủ của địa phương; Đòi hỏi về việc cần được cung
cấp nhiều thông tin hơn và được tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định của các
cộng đồng nghèo”.
Tuy,nhiên thành công của quá trình tham gia chủ yếu phụ thuộc vào chính
quyền,xã và lãnh đạo ấp, khóm có thiện,chí và năng lực thực hiện cũng như cách
tiếp cận và,lập kế hoạch. Chất lượng về sự tham gia của người dân trong việc lập kế
13

hoạch, hay,những người được mời tham gia trong việc lập kế hoạch là vấn đề cần
quan tâm và cần được chọn,lọc.
2.1.6. Lập,ngân sách có sự tham gia của ngƣời dân
Vấn đề lập ngân sách,là vấn đề nóng trên thế giới. Ví dụ như ở Brasil, theo
Enriqueta,Aragonés, Santiago Sánchez Pagés trong bài viết A theory of
panicipatory democracy,based on the real case of Porto Alegre (2009), cho thấy
rằng vai trò của người dân,trong việc tham gia dân chủ lựa chọn và thực thi các
chính sách. Tại Porto Alcgre, có,hệ thống của sự tham gia soạn lập ngân sách
(Orcamento Panicipativo), gọi tắt là OP, là,nói tiếng nhất và thành công nhất của thí
nghiệm quản lý của địa phương trên,cơ sở sự tham gia dân chủ. Công chúng giám
sát và kiểm soát của chính quyền thành,phố là một trong những vấn để chính trong
các cuộc họp. Các đô thị chiếm việc thực hiện,các kế hoạch đầu tư năm trước. Sau
đó, các cuộc thảo luận tập trung vào thiết lập,một cấp bậc có sự thỏa thuận của các
ưu tiên cho tìm vùng và một danh sách các yêu,cầu phân cấp trong mỗi ưu tiên. Họ
giám sát việc thực hiện ngân sách và thông báo cho,người dân. Tính,năng quan
trọng của mô hình Porto Alegre bao gồm:
Công,bằng xã hội thông qua một công thức phân bố nhằm giúp những khu
vực tụt hậu để bắt kịp những khu,vực phát triển khác;
Ở Kiểm,soát công dân thông qua một hội đồng có sự tham gia của Ngân sách
nhà nước họp thường,xuyên, đồng thời quy hoạch trong việc quản lý và tham gia
vào các phân bố các hợp,đồng công khai;
Cán bộ,trong đảng mang năng lực kỹ thuật để phân tích các công dân và xem
xét kỹ lưỡng và liên,kết với các nhóm thiệt thòi, mà nếu không có thể không cảm
thấy đủ tự tin đã tham gia,vào quá trình này.
Hệ,thống mà trong đó công dân được trao quyền để cùng nhau quyết định về
ngân sách,là khả hiếm khi được áp dụng ở những nơi khác. Trong trường hợp của
Porto Alegre nó,tạo ra một cảm giác,mạnh mẽ của tình đoàn kết; "Khi bạn thấy mình
quyết định cùng với những người khác, bạn bắt đầu suy nghĩ về phúc lợi của toàn bộ
cộng đồng… Bạn làm tăng tinh thần của tình,đoàn kết". Cùng với,nhau các tính năng
14

này góp phần làm cho Porto Alegre ngân sách,có sự tham gia ủng hộ người nghèo và
hỗ trợ việc trao quyền cho người dân,sống trong nghèo đói ở các đô thị.
Tại Việt Nam, nhà nước,ta với khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
với các chương,trình như xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá giao thông,..., nhằm thực
hiện chủ trương,nhà nước cung cấp ngân sách, người dân cùng giám sát và thực hiện.
2.1.7. Sự,tham gia giám sát của ngƣời dân
Hiện nay, tại,các nước trên thế giới vẫn để theo dõi và giám sát công việc của
Chính,phủ là một trọng tâm trong các chương trình dân chủ trực tiếp. Với các công
cụ như “thẻ báo cáo công dân, các ban giám sát hỗn hợp công dân chính phủ và
kiểm toán tham gia”. Tại,nước ta, với sự hỗ trợ của Unicef, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
đã để xuất bộ công cụ kiểm,toán xã hội cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
(KHPTKTXH), các,công cụ được để xuất cho nước ta gồm: thẻ Báo cáo Công dân,
thẻ điểm Cộng đồng, khảo,sát theo dõi Chi tiêu công…. Đa số các cơ chế giám sát
tham gia quốc tế được,đánh giá trong một báo cáo gần đây đều bắt đầu bằng sự khởi
xướng của các tổ chức,phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự khi họ đòi hỏi
một kênh tốt hơn để chính,quyền có độ trách nhiệm cao hơn về việc cung cấp dịch
vụ. Một trong bảy đặc điểm,của một cuộc kiểm toán xã hội, đó là sự tham gia của
cộng đồng, cộng đồng không chỉ,tạo ra dữ liệu mà còn giúp xác định các giải pháp
ở cấp độ địa phương và cấp quốc gia.
Tham gia,giám sát là một trong những hoạt động quan trọng được “Nghị
định dân chủ cơ sở” cho phép từ năm,1998. Tuy nhiên, cơ chế thực tế để giám sát
vẫn chưa được xác định rõ ràng trong chính văn bản pháp luật này, và chưa đáp ứng
các tiêu chuẩn thành công được nhắc đến ở trên.
Nghị,định dân chủ cơ sở để cập tới bốn hình thái kiểm tra, giám sát chính đối
với các hoạt,động,và dịch vụ của chính phủ:
Các cá nhân giám sát;
Giám sát thông qua các tô chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể;
Giám sát thông qua các cơ quan đại điện do dân cử (Hội đồng Nhân dân);
Giám sát thông qua ban thanh tra nhân dân, ban quản lý, ban giám sát.
15

2.2. Các khái niệm cơ bản về xây dựng nông thôn mới
2.2.1. Nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sơ là Ủy ban nhân,dân xã (thông
tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày,21/8/2009 của BNN&PTNT)
Theo Phạm Huỳnh Thanh Vân, (2007) nông thôn Việt Nam thường mang
đậm bản chất nông nghiệp: trồng lúa, cây ăn trái, chăn nuôi… là các hoạt,động sản
xuất chính của dân nông thôn. Cuộc,sống của người dân nông thôn có vài sự khác
biệt với cuộc sống thành thị bởi vì sự hạn chế hoặc không có các dịch vụ như:
trường học, thư viện, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Phương tiện đi lại công
cộng cũng rất hạn chế, người dân ở vùng nông thôn thường sử dụng các phương tiện
tự có để di chuyển như: xe hon đa, xe đạp, đi bộ và thường sử dụng sức kéo của gia
súc (bò, trâu, ngựa) để vận chuyển hàng hóa…
Mặc dù vùng nông thôn mang đậm bản chất,nông nghiệp, nhưng phát triển
nông thôn thì không đơn thuần chỉ là phát triển về nông nghiệp. Phát triển nông
thôn phải đạt được nhiều mục đích như: Tăng về thu,nhập cho nông thôn (phát triển
kinh tế tăng cơ hội việc làm và tăng độ phân bố thu nhập cho một cộng đồng nhất
định (phát triển xã hội) trong khi vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên
(bảo vệ môi trường). Một định nghĩa khác mang tinh chất chính thống của Chính
phủ Việt Nam thì nông thôn được hiểu như sau: “Vùng nông thôn là khu vực địa
giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố”
(Khoản 1, Điều 3 Chương 1, Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04,tháng 6 năm 2010
của Chính Phủ).
Theo PGS.TS. Trần Tiến Khai, (2015), sự khác biệt ở khía cạnh không gian,
lãnh thổ, điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của vùng nông thôn so với thành thị
được thế hiện qua các đặc trưng riêng biệt tổng quát sau:
Dân số: Ở nông thôn có quy mô,dân số, mật độ thấp, dân cư sống rải rác,
thưa thớt.
16

Không gian lãnh thổ: Nông,thôn có lãnh thổ rộng lớn, nhiều vùng địa lý đa
dạng.
Điều kiện tự nhiên: Nông thôn là vùng không gian mở, đa dạng điều kiện tự
nhiên, đất , nước, rừng, khí hậu, sinh cảnh môi trường. Nông,thôn là nơi có nguồn
tài nguyên tự nhiên sinh học, tính đa dạng sinh học cao, phong phú về sinh thái và
cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Hoạt động,kinh tế: Ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp: các hoạt động
sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và gần với các điều kiện tự nhiên.
Thu nhập nông thôn thấp: Hoạt động kinh tế kém đa dạng, tính rủi ro cao, lệ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành
thị chênh lệch khá lớn.
Hạ tầng cơ sở kỹ thuật: Nông thôn có hệ thống giao thông, bến cảng, kho bải,
cơ sở hạ tầng, viễn thông liên lạc còn yếu kém phát triển.
Hạ tầng xã hội: Ở nông thôn còn kém phát triển, hệ thống cơ sở dịch vụ công
cho giáo,dục, y tế còn hạn chế. Mặt bằng dân trí thấp.
Văn hóa: Nông thôn mang nét văn hóa truyền thống và bản địa, các phong
tục, tập quán cổ truyền mang tính đặc thù theo từng địa phương.
Theo PGS.TS. Trần Tiến Khai (2015), nói một cách khác hơn các khái niệm
hiện đại về phát triển nông thôn chú trọng gần như bốn vấn đề cốt lõi như sau:
Về kinh tế: Phát triển một nông thôn đa dạng hóa nghề nghiệp, tạo ra,nhiều
cơ hội công ăn việc làm, tạo ra giá trị gia,tăng cho vùng.
Về Văn hóa xã hội: Gìn giữ lưu truyền, tái hiện, xây dựng nét văn hóa truyền
thống đậm chắt tôn vinh tinh thần cội nguồn dân tộc dựa trên các nền tảng xã hội.
Về chính trị và thể chế: Đảm bảo quyền tự chủ, sở hữu cộng đồng, đảm báo
cơ chế phân quyền và thể chế hóa sự tham gia công chúng, tính trật tự an ninh chính
trị cơ chế gọn nhẹ đáp ứng nguyện vọng mong đợi của công chúng, thúc đẩy được
sự tự chủ trong việc nắm bắt các cơ hội tiếp cận công bằng các quyền lợi trong hầu
hết các dịch vụ.
17

Về Môi trường: Phát triển nông thôn với sự tăng,trưởng kinh tế và đảm bảo
việc quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên mang tính bền vững nhất định nhằm tạo
ra các thỏa ước sử dụng mang tính công cộng.
Các quốc gia,trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh
thổ của mình,thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Sự khác nhau căn bản
giữa nông thôn và,đô thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lí của xã hội học
nông thôn đô thị. Trong đó, những,tiêu chí quan trọng giúp cho việc phân biệt khu
vực nông thôn và khu vực,đô thị bao gồm: sự khác nhau về nghề nghiệp, về môi
trường, quy mô cộng đồng, mật,độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số,
hướng di cư, sự khác biệt xã hội và,phân tầng xã hội, hệ thống tương tác trong từng
vùng (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
Hiện nay trên thế giới có nhiều,quan điểm khác nhau về nông thôn. Có quan
điểm cho rằng,cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa
vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm
khác lại cho rằng nên dựa vao chi tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng
hóa để xác định vùng,nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng
hóa và khả năng tiếp cận,thị trường so với đó thị là thấp hơn. Cũng có ý kiến cho
rằng nên dùng chỉ tiêu mật độ,dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định vì
vùng nông thôn thường có số dân và mật,độ dân thấp hơn vùng thành thị. Một quan
điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng,có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu
tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong,vùng là từ sản xuât nông nghiệp (Mai
Thanh Cúc và cộng sự, 2005).
2.2.2. Khái,niệm nông thôn mới
Khái,niệm “Nông thôn mới” lần đầu tiên được đề cập đến trong Nghị quyết
số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị
Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị,quyết số 26 đưa
ra mục tiêu “...Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại;
cơ cấu kinh tế và,các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp,,dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
18

giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí,được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo
vệ; hệ thống chính trị ở nông thân dưới sự,lãnh đạo của Đảng được tăng cường…”
Như vậy,,nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ,
thị trấn,,thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái
quát gọn,theo năm nội dung cơ bản sau: (i) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện
đại; (ii),sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; (iii) đời
sống về vật,chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao; (iv) bản
sắc văn hoá,dân tộc được giữ gìn và phát triển; (v) xã hội nông thôn an ninh tốt,
quản lý dân chủ. Như vậy xây dựng NTM nhằm tạo ra những giá trị mới cho nông
thôn Việt Nam, phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, một
nông thôn hiện đại chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa, nông thôn văn minh,
hiện đại nhưng vẫn giữ gìn và bảo tồn được các bản sắc văn hóa dân tộc. Xây dựng
NTM là xây dựng người nông dân trở thành một chủ thể sáng tạo được thụ hưởng
những giá trị vật chất, tinh thần do chính họ tạo ra.
2.2.3. Nội dung xây dựng nông thôn.mới
* Đào tạo,nâng cao năng lực phát triển cộng đồng
– Nâng,cao năng lực cộng đồng trong việc quy hoạch, thiết kế, triển khai
thực hiện, quản lý,,điều hành các chương trình, dự án trên địa bàn thôn.
– Đào tạo, bồi dưỡng,đội ngũ cán bộ cơ sở và đội ngũ cán bộ các cấp về phát
triển nông thôn bền vững.
– Nâng,cao trình độ dân trí của người dân.
– Phát,triển mô hình câu lạc bộ khuyến nông thôn để giúp nhau ứng dụng
TBKT,vào sản xuất, phát triển ngành nghề, dịch vụ để giảm lao động nông nghiệp.
* Tăng cường,và nâng cao mức sống cho người dân
– Quy hoạch,lại các khu dân cư nông thôn, với phương châm: Giữ gìn tính
truyền thống, bản sắc,của thôn, đồng thời đảm bảo tính văn minh, hiện đại, đảm bảo
môi trường bền vững.
19

– Cải,thiện điều kiện sinh hoạt của khu dân cư: Ưu tiên những nhu cầu cấp
thiết nhất của cộng,đồng dân cư để triển khai thực hiện xây dựng: Đường làng, nhà
văn hoá, hệ thống tiêu,thoát nước…
– Cải,thiện nhà ở cho các hộ nông dân: Tăng cường thực hiện xoá nhà tạm,
nhà tranh tre,nứa, hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn
nuôi, hầm biogas cho,khu chăn nuôi…
* Hỗ trợ người,dân phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ nâng cao thu
nhập
Căn cứ vào,các điều kiện cụ thể của mỗi thôn để xác định một cơ cấu kinh tế
hợp lý, có hiệu,quả, trong đó:
– Sản xuất,nông nghiệp: Lựa chọn tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi là
lợi thế, có khối lượng,hàng hoá lớn và có thị trường, đồng thời đa dạng hoá sản xuất
nông nghiệp trên cơ sở,phát huy khả năng về đất đai, nguồn nước và nhân lực tại địa
phương.
– Cung ứng,các dịch vụ sản xuất và đời sống như: Cung ứng vật tư, hàng
hoá, nước sạch cho sinh hoạt,,nước cho sản xuất điện, tư vấn kỹ thuật chuyển giao
tiến bộ khoa học, tín dụng…
– Hỗ,trợ trang bị kiến thức và kỹ năng bố trí sản xuất, thay đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi hợp lý.
– Củng,cố, tăng cường quan hệ sản xuất, tư vấn hỗ trợ việc hình thành và
hoạt động của,các tổ chức: Tổ hợp tác, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
tạo mối liên kết bốn,nhà trong sản xuất, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm.
* Xây,dựng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc
làm phi nông nghiệp
– Đối,với những thôn chưa có nghề phi nông nghiệp: Để phát triển được
ngành nghề nông thôn cần tiến hành “cấy nghề” cho những địa phương còn “trắng”
nghề.
– Đối,với những thôn đã có nghề: Củng cố tăng cường kỹ năng tay nghề cho
lao động, hỗ trợ,công nghệ mới, quảng bá và mở rộng nghề, hỗ trợ xử lý môi
trường, hỗ trợ tư vấn thị trường,để phát triển bền vững.
20

* Hỗ,trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất


– Tư,vấn hỗ trợ quy hoạch giao thông, thuỷ lợi nội đồng, chuyển đổi ruộng
đất, khuyến khích,tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại với nhiều loại
hình thích hợp.
– Hỗ,trợ xây dựng mặt bằng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề, chế biến sau thu hoạch, giao thông, thuỷ lợi nội đồng.
* Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở
nông thôn
Vấn đề bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường từ việc quản lý nguồn cấp
nước, thoát nước đến quản lý thu gom rác thải ở nông thôn cũng đã trở nên đáng
báo động. Đã đến lúc,cơ quan địa phương cần có những biện pháp quản lý môi
trường địa phương mình,như: Xây dựng hệ thống xử lý rác thải, tuyên truyền nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường,cho người dân, xây dựng hệ thống quản lý môi trường
ở khu vực mình một cách chặt chẽ.
* Phát triển,cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc ở nông thôn
Thông qua,các hoạt động ở nhà văn hoá làng, những giá trị mang đậm nét
quê đã được lưu,truyền qua các thế hệ, tạo nên những phong trào đặc sắc mang hồn
quê Việt Nam,riêng biệt, mộc mạc - chân chất - thắm đượm tình quê hương.
Xã hội,hoá các hoạt động văn hoá ở nông thôn, trước hết xuất phát từ xây dựng làng
văn hoá, nhà,văn hoá làng và các hoạt động trong nhà văn hoá làng. Phong trào này
phải được phát,triển trên diện rộng và chiều sâu.
2.2.4. Sự,cần,thiết xây dựng nông thôn mới
Do kết,cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn
nhiều yếu kém, vừa,thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã
xuống cấp, tỷ lệ giao thông,nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít
được quan tâm đầu tư; hệ thống,thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới
điện nông thôn chưa thực sự,an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn
rất hạn chế, mạng lưới chợ nông,thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi
21

xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng,cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất
khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh,tế hộ kém phát triển.
Do sản xuất nông nghiệp,manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế,
chưa gắn chế biến với thị,trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ
sức cạnh tranh trên thị,trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công
nghệ trong nông nghiệp,còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp;
cơ giới hoá chưa,đồng bộ.
Do thu nhập,của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn còn ít; sự,liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế
khác ở khu vực nông thôn chưa,chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã
còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động,nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại
địa phương không nhiều, tỷ lệ lao,động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ
nghèo còn cao.
Do đời sống tinh,thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền
thống đang có nguy,cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục…); nhà ở dân cư
nông thôn vẫn còn,nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực nông
thôn chủ yếu phát,triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
Do yêu cầu,của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cần 3 yếu
tố chính: đất đai, vốn,và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn mới sẽ
triển khai quy hoạch tổng thể,,đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa.
Mặt khác, mục,tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Vì vậy, một nước công,nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc
hậu, nông dân nghèo khó.
2.2.5. Nội,dung sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới
* Khái niệm về tham gia và sự tham gia của ngƣời dân
- Tham gia: Theo cách hiểu chung thì tham gia là góp phần hoạt động của
mình vào một,hoạt động, một tổ chức chung nào đó. Tuy nhiên, cách hiểu này
tương đối đơn giản và không khái quát được bản chất, nội dung tham gia trong tổng
thể các mối quan hệ của nó. Tham gia được xác định như một đóng góp tự nguyện
22

của người dân vào một hoặc nhiều chương trình công cộng nhằm phát triển quốc
gia, nhưng người dân không được mong đợi là sẽ góp phần vào hình thành chương
trình hoặc phê phán nội dung các chương trình (Ủy ban Kinh tế Châu Mỹ La tinh,
1973). Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định,
trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng
như trong đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977). Như vậy,
tham,gia là một quá trình cho phép người tham gia tự tổ chức để xác định nhu cầu
và,cùng nhau thiết kế tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động và,cùng nhau hưởng lợi
từ những hoạt động đó.
- Sự tham,gia của người dân Theo Setty (1991): “Sự tham gia của người dân
là quá trình người dân cùng với các cơ quan phát triển xây dựng chương trình hoạt
động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý
tưởng, mối quan tâm, vật liệu tiền bạc, lao động và thời gian”. Sự tham gia của
người dân được hiểu theo những phương diện khác nhau. Sự,tham gia của người
dân là một,quá trình bàn bạc cởi mở, bình đẳng giữa cán bộ, các nhà hoạch định
chính sách với người dân địa phương. Sự tham gia của người dân là một quá trình
mà Chính phủ và người dân cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các
hoạt động để cung cấp các dịch vụ cho tất cả người dân. Sự tham gia của người dân
là một quá trình tìm và huy động các nguồn lực của người dân, qua đó để tăng lợi
ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính
trị cho nhà nước. Tóm lại, có thể hiểu sự tham,gia của người dân là quá trình người
dân cùng với chính phủ xây dựng chương trình,hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi
xướng và thực hiện các dự án bằng cách,đóng góp ý tưởng, mối quan tâm, vật liệu
tiền bạc, lao động và thời gian, cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành
các hoạt động để phục vụ cho cộng đồng.
* Vai trò sự tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng NTM
- Sự tham gia của người dân trong chương trình xây dựng NTM là một,quá
trình mà Nhà nước và người dân cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể trong việc
phát triển nông thôn và tiến hành các hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình,
23

mang lại,hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Do đó, sự,tham gia của người dân
trong xây dựng NTM đóng vai trò hết sức quan trọng SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà
– Lớp: K46B KTNN 12 Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS.
Trương Quang Dũng trong việc góp phần vào thành công chung của chương trình
xây dựng NTM, cụ thể được thể ở các vai trò lớn sau đây: Thứ nhất, sự,tham gia
của người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động tiềm năng của địa phương, tài
nguyên tại chỗ phục vụ cho các hoạt động trong xây dựng NTM. Đồng thời, tổ chức
và vận dụng tính sáng tạo của người dân vào các hoạt động phát triển. Tiềm năng
của địa phương, sự linh hoạt, sáng tạo sẽ được khai thác nếu sự tham gia của người
dân được khuyến khích và hỗ trợ theo một cơ chế rõ ràng, hợp lý, có phương pháp,
tính toán khoa học và các biện pháp chế tài cụ thể. Từ đó, tạo được sự đồng thuận
và ủng hộ của người dân trong các hoạt động quản lý nhà nước. Đó là một trong
những nhân tố tác động mạnh mẽ đến xây dựng NTM. Thứ hai, giúp xác định nhu
cầu ưu tiên của cộng đồng và tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng
những nhu cầu này. Vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì? Khả năng của họ
đến đâu? Do đó, khi người dân tham gia thì họ sẽ đề xuất những ý kiến, tâm tư,
nguyện vọng của họ trong việc xây dựng NTM, từ đó chính quyền địa phương có cơ
sở để lựa chọn những hoạt động để đáp ứng nhu cầu của người dân một cách thiết
thực nhất. Từ đó, giúp cho hoạt động xây dựng NTM đảm bảo được tính thiết thực,
đảm bảo thu được những kết quả tốt nhất trong quá tình xây dựng NTM. Thứ ba,
giúp cho chương trình được thừa nhận, khuyến khích người dân đóng góp nguồn
lực thực hiện và đảm bảo tính bền vững. Thực tiễn chương trình xây dựng NTM ở
các địa phương đã chứng minh điều này, khi người dân tích cực tham gia góp tiền
của, công sức thì các nguồn lực trong dân được huy động tối đa, tạo nên sức mạnh
tổng hợp góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Thứ tư, sự tham gia
của người dân làm tăng sức mạnh người dân bởi vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng
tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề,khó khăn trong cộng đồng. Giúp
huy động được sức mạnh tập thể, khai thác được trí tuệ tập thể tạo nên sức mạnh
tổng hợp thực hiện thành công các công trình, dự án được triển khai ở địa phương.
24

Tóm lại, sự tham gia của người dân có vai trò cực kì quan trọng trong các hoạt
động. Từ xưa đến nay, vai trò,của người dân luôn được đề cao. Thực tiễn đã chứng
minh sự tham gia của người dân góp phần thực hiện thắng lợi các cuộc chiến tranh
xâm lược, giữ vững chủ quyền của tổ quốc cũng như trong các hoạt động của thời kì
mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước nói
chung và trong hoạt động xây dựng nông thôn mới nói riêng cần quan tâm, chú ý
đến vai trò quan trọng của người dân. CQĐP các cấp là cấp gần dân nên càng phải
quan tâm hơn đến vấn đề này để nâng cao năng lực quản lý địa phương, đưa nền
hành chính gần dân hơn.
* Nội dung tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng NTM
Sự tham,gia của người dân vào việc xây dựng mô hình NTM được coi như
nhân tố quan,trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận
phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí,điểm mô hình. Các,nội
dung trong vai trò của người dân vào việc tham gia xây dựng NTM được hiểu là:
- Dân biết: Người dân được biết thông tin về chính sách, hoạt động thực thi
chính sách của cơ quan nhà nước ở của địa phương liên quan,đến quyền và lợi ích
của người dân. Từ những hiểu biết đó, người dân có thể đóng góp vào các hoạt động
trong quá trình xây dựng NTM.
- Dân,bàn: Bao gồm,sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế
hoạch phát triển sản xuất, liên,quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân
trên địa bàn như bàn luận lựa chọn địa điểm thi công công trình, phương,thức khai
thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các,mức đóng góp,…
- Dân đóng góp: Là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc mà
còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác
của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức,đóng góp có thể bằng tiền, sức lao
động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
- Dân làm: Chính,là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn,như,đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động của các
25

nhóm khuyến nông, khuyến,lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên
quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình.
- Dân kiểm,tra: Có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự
giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở và nâng
cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những,công trình có nhiều bên tham gia, sự
kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng,lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất
lượng công trình và tính minh bạch trong,việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước
và của người dân vào xây dựng, quản lý và,vận hành công trình.
- Dân,quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã tham
gia; Các công,trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ
chức do người dân,hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu
công trình. Việc tổ,chức của người dân tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm
nâng cao tuổi thọ và,phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình.
- Dân hưởng,lợi: Chính là lợi ích mà,các hoạt động mang lại cho người dân.
Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo,một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn
toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “dân là gốc”.Nội,dung tham gia của người
dân trong xây dựng nông thôn mới cũng rất đa dạng. Cho nên, mỗi người dân có thể
tham gia vào những phần việc khác nhau tùy vào điều kiện, khả năng và nhu cầu
của họ.
* Hình thức tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng NTM
Người dân có thể tham gia vào việc thực chi chính sách NTM bằng nhiều
hình thức khác nhau. Tùy vào đặc điểm, điều kiện của mỗi người, mỗi vùng, mỗi
địa phương mà lựa chọn hình thức sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả. Cụ thể, có
07 hình thức chủ yếu sau:
(1) Tham gia đóng góp ý kiến: Tham,gia đóng góp ý kiến thể hiện trình độ và
năng lực của cá nhân,cũng như của cả cộng đồng nói chung. Đồng thời, thể hiện sự
quan tâm của họ đối với các vấn đề của địa phương, sự am hiểu về chính sách. Giúp
cho quá trình thực thi chính sách sát với cơ sở, từ đó đạt được những hiệu quả bước
đầu. Chẳng hạn như tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án
26

quy hoạch NTM cấp xã; Tham,gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình (thôn, xã).
Tham gia đóng góp ý kiến được tập,trung vào hai trường hợp. Thứ nhất, là của các
nhóm có nhiều khó khăn so với,các nhóm khác trong bản thân cộng đồng. Các
nhóm khó khăn thường tự ti, ít phát biểu,tham gia đóng góp ý kiến những vấn đề
liên quan đến họ, việc tạo môi trường và cơ hội,thuận lợi khuyến khích sự tham gia
đóng góp ý kiến là cần thiết. Thứ hai, là của chung,của cộng đồng cơ sở thông qua
đại diện của mình. Tham gia đóng góp ý kiến được,thực hiện thông qua các cuộc
họp khác nhau được tổ chức tại cộng đồng.
(2) Tham gia đóng góp lao động: Nội dung của xây dựng NTM có cách,thức
tổ chức thực hiện khác nhau nhưng đối với các,hoạt động hưởng lợi chung của cả
cộng đồng thì quy mô nhỏ và mức độ kỹ thuật,không phức tạp. Vì vậy, địa phương
có thể chủ động tổ chức thực hiện phần lớn các hoạt động với sự hỗ trợ tối thiểu từ
bên ngoài. Nguồn,lực để thực hiện bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính,
nguồn lực tự nhiên. Nguồn nhân lực: Lao động ở địa phương. Có thể tham gia thông
qua đóng góp ngày công để xây dựng các công trình, cải thiện điều kiện ở hộ gia
đình.
(3) Tham gia đóng góp tiền mặt: Đây là nguồn lực tài chính đã được nhắc
đến ở trên. Đây là nguồn lực quan trọng trong việc thực hiện các,hoạt động. Người
dân có thể tham gia thông qua đóng góp bằng tiền mặt trong các hoạt động xây
dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường,...
(4) Tham gia hiến đất: Đất đai là nguồn lực tự nhiên, người dân có thể tham
gia thông qua việc hiến đất, tài sản trên đất. Hình thức này được thực hiện chủ yếu
trong việc,thực hiện các xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, chợ, thủy
lợi, trường học,...Tuy nhiên, đây không phải là hình thức dễ thực hiện vì liên quan
đến vấn đề về lợi ích của người dân. Do đó, nó còn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi
người dân.
(5) Cung cấp vật liệu, dụng cụ tại chỗ: Đây là nguồn lực vật chất. Đóng góp
vật liệu và dụng cụ tại chỗ là hình thức có thể khai thác ngay tại địa phương, góp
phần làm giảm bớt gánh nặng cho chi phí của các công trình.
27

(6) Tham gia tập huấn khuyến nông, khuyến lâm: Để tham gia vào chương
trình NTM người dân phải tham gia vào các lớp tập huấn, thông qua đó mà người
dân được nâng cao năng lực và khả năng của mình, có những kỹ năng, hiểu biết để
phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
(7) Cử đại diện Ban,giám sát thi công: Giám,sát để đảm bảo quyền lợi, sự
công bằng, an toàn và buổi thi công đạt kết quả, người dân phải bầu ra ban giám sát
cho thôn mình, họ sẽ cùng người dân tham gia xuyên suốt quá trình thi công. Ban
giám sát đó phải là những người có trách nhiệm cao và được người nhân dân tín
nhiệm. Sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM có vai trò quyết định đến
thành công xây dựng NTM. Vì vậy, CQĐP cần phải xem xét, đánh giá hình thức
nào được người,dân tham gia nhiều, hình thức nào dễ tham gia để thu hút sự tham
gia của người dân.
2.2.6. Những yếu tố,ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân trong xây
dựng nông thôn mới.
* Yếu tố từ phía ngƣời dân
Vai trò,chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đang được phát huy, thể
hiện sự đồng tình hưởng ứng trong các hoạt động xây dựng NTM như hiến đất, hiến
tài sản, đóng góp công xây dựng đường GTNT và các công trình phúc lợi xã hội
khác. Người dân ngày càng nhận,thức và phát huy được vai trò của mình, họ tích
cực tham gia các hoạt động như tham gia phát triển kinh tế, tăng thu nhập kinh tế
cho hộ gia đình; Xây dựng,kết cấu hạ tầng nông thôn; Giữ gìn an ninh trật tự; Giữ
gìn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, người dân chưa nắm bắt được vai trò cụ thể của
mình trong việc tham gia xây dựng NTM. Do đó, vẫn còn tồn tại một số thực trạng:
Một là, người dân chưa chủ động đóng góp ý kiến một cách thiết thực vào
việc xây dựng NTM. Thường thì tham gia theo phong trào và mang tính hình thức.
Hai là, người dân vẫn chưa nhận thức được vai trò của mình đối với việc
tham gia xây dựng NTM. Họ cho rằng, đây là chương trình đầu tư của Nhà nước
cho địa phương mình, là việc của cấp trên chứ không phải là việc của mình.
28

Nhận thức của người,dân là yếu tố quan trọng, vì nó có tác động lớn đến sự
tham gia,của người dân. Để thay đổi được nhận thức của người dân về vấn đề này
không phải là một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình. Và nó cần sự vào cuộc
của toàn hệ thống chính trị, từ tăng cường công tác tuyên,truyền để thay đổi
nhận,thức của người dân.
* Yếu tố hộ gia đình
Đề tài sẽ tiến hành so sánh mối tương quan giữa độ tuổi và nghề nghiệp với
mức độ quan tâm của người dân đối với việc tham gia xây dựng NTM

Biểu đồ 1 : Ảnh hƣởng của độ tuổi đến mức độ quan tâm của,ngƣời dân trong
việc xây,dựng NTM
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)

Chính sách NTM thường hướng đến người dân, tuy nhiên những người trẻ và
người già thường ít quan tâm đến việc xây dựng NTM. Còn những người từ độ tuổi
từ 35 đến 55 tuổi thường quan tâm nhiều hơn. Vì đa số những người ở độ tuổi này
thường có ý thức cao và hiểu biết nhiều hơn, nên họ thường quan tâm nhiều hơn đến
việc xây dựng NTM. Và họ chính là những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong
việc xây dựng NTM.
29

Biểu đồ 2: Ảnh hƣởng của nghề nghiệp đến mức độ quan tâm của ngƣời dân
trong việc xây dựng NTM
Qua biểu đồ trên, chúng ta thấy được CB, CC, VC quan tâm đến việc xây
dựng NTM nhiều nhất, vì tính chất đặc thù của nghề nghiệp, những người có trình
độ học vấn cao thường nhận thức đầy đủ vấn đề hơn thì họ thường nhiệt tình tham
gia vào các hoạt động trong thực thi chính sách NTM hơn. Tiếp theo đó số người
làm nông cũng rất quan tâm đến việc xây dựng NTM vì họ là người chịu ảnh hưởng
nhiều nhất bởi chương trình NTM. Và những người công nhân, buôn bán cũng quan
tâm nhiều đến việc thực thi chính sách, vì các tác động của chính sách ảnh hưởng
đối với nghề nghiệp của họ.
Kết quả cho thấy rằng độ tuổi, nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến sự tham
gia của người dân. Nhìn chung đa phần người dân đều biết đến chương trình xây
dựng NTM. Người dân biết đến Chương trình thông qua nhiều kênh khác nhau do
đó, số lượng người dân tham gia thực hiện chương trình là khá cao, bằng nhiều hình
thức và mức độ khác nhau.
Ngoài ra, các yếu tố như mức sống, trình độ học vấn, số lượng người trong
hộ,... Cũng có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân. Chẳng hạn, những
người có trình,độ học vấn cao, nhận thức đầy đủ vấn đề hơn thì họ thường nhiệt tình
tham,gia vào các hoạt động trong thực thi chính sách hơn. Hay những người có mức
sống khá và trung bình họ sẽ có điều kiện để tham gia hơn.
30

Tuy nhiên, điều này cũng chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào từng
hoàn cảnh, từng thời điểm thực hiệc các hoạt động của xã. Có trường hợp, số lượng
thanh niên hầu như đi học và đi làm xa nhà khá nhiều, từ đó một lượng lao động trẻ
không có để tham gia xây dựng NTM bị giảm đi một phần.

2.3. Kinh nghiệm các nƣớc.

2.3.1. Mô,hình nông thôn mới của một số nƣớc về sự tham gia của ngƣời
dân trong xây dựng nông thôn mới trên thế,giới

2.3.1.1. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn,Quốc


Vào cuối những,năm 60 của thế kỷ XX. Hàn Quốc vẫn còn 70% dân số sống
ở nông thôn với điều kiện rất khó khăn, không thể tiếp cận được các dịch vụ cơ bản
của xã hội, GDP bình quân đầu người,chỉ có 85 USD, phần lớn người dân không đủ
ăn. Lúc này chính phủ đã xây dựng nên phong trào “Saemaulundong”, theo tiếng
Hàn Saemaul là sự đổi mới của cộng đồng, undong có nghĩa là phong trào,
“Saemaulundong” co thể hiểu la “Phong trào đối mới nông thôn”. Khác với các
chương trình khác thường có sự áp đặt từ trên xuống, phong trào “Saemaulundong”
tăng cường việc trao quyền và trách nhiệm của người dân trong các hoạt động ở
nông thôn, định hướng họ theo nhu,cầu và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương,
khuyến khích người dân tham gia từ những việc đơn giản đến những việc phức tạp.
(Phạm Xuân Liêm, 2011).
Ngay từ đầu, “Phong trào đổi mới nông thôn” đã đề cao 3 thành tố chính đó
là: “Chăm chỉ - Tự lực – Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân,
không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công. “Tự lực” là ý chí bản
thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân,
“Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực
của tập thể. (Tuấn Anh, 2012).
Chỉ sau,8 năm (1971- 1978), các dự,án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
cơ bản được hoàn thành, bộ mặt nông thôn,Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức
kỳ diệu, Một trong những bài học kinh nghiệm đã được Hàn Quốc tổng kết, đó là:
Phát huy nội lực của nhân dân để,xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương
31

châm là nhân dân quyết định và làm mọi,việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ
ra 5 - 10 công sức và tiền của”, dân quyết,định loại công trình, dự án cần ưu tiên
làm trước, công khai bàn bạc, quyết định và,chỉ đạo thi công, nghiệm thu công
trình; Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn, thành lập,hội đồng phát triển xã,
quyết định sử dụng kinh phí của nhà nước công khai, dân chủ, bàn bạc,để triển khai
các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương.
Phong,trào “Saemaulzmdong” của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng
nông thôn cũ thành cộng,đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu
vực nông thôn trở thành xã hội,năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự
phát triển. Phong trào "Saemauhmdong" với mức,đầu tư không lớn, đã góp phần
đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở nên một quốc gia có
nền kinh tế lớn trên thế giới.
2.3.1.2. Mô hình nông thôn,mới ở Trung Quốc
Xây,dựng nông thôn mới trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc là nhằm
mục đích để phát triển toàn diện sức sản xuất ở nông thôn, thiết lập cơ chế tăng thu
nhập ổn định cho người nông dân, nâng cao thu nhập cho khoảng 900 triệu nông
dân, nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực chính trị là tăng cường giáo dục và
nâng cao năng lực thực hành dân chủ của nông dân để phát huy dân chủ và tăng
cường xây dựng pháp quyền ở khu vực nông,thôn, từng bước để người nông dân
thực hiện quyền làm chủ của mình theo quy định của pháp luật.
Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa chủ yếu là trên cơ sở tăng
cường đầu tư và xây dựng dịch vụ văn hóa công ở khu vực nông thôn, thực hiện
nhiều hình thức và nhiều hoạt,động văn hóa quần chúng để làm phong phú đời sống
văn hóa tinh thần của cư dân nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực xã hội là tăng cường sự đầu tư của
nhà nước đối với sự nghiệp công ở nông thôn nhằm phổ cập giáo dục và phổ cập
nghề, tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống chăm sóc y tế ở khu vực nông thôn,
thiết lập và hoàn thiện hệ thống bảo đảm xã hội ở nông thôn.
32

Xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực pháp quyền có nghĩa là đồng thời
với xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phải nỗ lực hoàn thiện hệ thống
pháp luật theo yêu cầu của xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt công tác tuyên
truyền pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật của người nông dân, nâng cao sự hiểu
biết và năng lực của nông dân trong việc sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi
ích của mình.
Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể
hiện ở chỗ:
Thứ nhất, xây dựng nông thôn,mới là biện pháp quan trọng để thực hiện
quan điểm phát triển khoa học.
Nội dung quan trọng của quan điểm phát triển khoa học chính là đảm bảo sự
phát,triển hài hòa, toàn diện và bền vững về kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm đảm
bảo sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn. Quan điểm phát triển khoa
học đòi hỏi phải bảo đảm để đại đa số nông dân tham gia vào tiến trình phát triển và
thụ hưởng thành quả của phát triển. Nếu coi nhẹ nguyện vọng và lợi ích của đông
đảo nông dân, để kinh tế - xã hội vùng nông thôn lạc hậu kéo dài, thì sự phát triển
ấy không thể là sự phát triển toàn diện và bền vững, quan điểm phát triển khoa học
cũng không thể thực hiện.
Thứ hai, xây dựng,nông thôn mới là một yêu cầu nhằm bảo đảm cho sự
thuận lợi của tiến trình hiện đại hóa ở Trung Quốc.
Thứ ba, xây dựng,nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây
dựng xã hội khá giả toàn diện.
Thứ tư, xây dựng nông thôn,mới là động lực lâu dài bảo đảm cho sự phát
triển nhanh và ổn định về kinh tế của Trung Quốc.
Thứ năm, xây dựng nông,thôn mới là cơ sở quan trọng của xây dựng xã hội
hài hòa xã hội chủ nghĩa.
Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Với,việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau, đến nay, công cuộc xây dựng
nông thôn mới ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
33

Các,ngành nghề trong nông nghiệp và khu vực nông thôn phát triển mạnh
mẽ. Nông nghiệp Trung Quốc đã hình thành nên nhiều sản phẩm nông nghiệp có
giá trị cao, như: Lương thực, chăn nuôi, cao su tự nhiên, hoa quả... Nhiều sản phẩm
của ngành trồng trọt được canh tác trên diện tích lớn, sản lượng nhiều và mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Số lượng các doanh nghiệp đầu đàn hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp cũng như số lượng hợp tác xã và hiệp hội không ngừng tăng lên.
Kết,cấu hạ tầng của khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Hệ thống kết
cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn như đường giao thông, nước, điện, nhà ở, nhà văn
hóa, trạm y tế... đều được xây dựng và phát triển theo tiêu chuẩn xây dựng nông
thôn mới. Khu vực nông thôn nhiều nơi đã xây dựng cơ sở thu gom và xử lý rác
thải, phòng cháy chữa cháy, năng lượng mặt trời; quan tâm cải thiện hệ thống điện,
nước, xây dựng phòng văn hóa, trung tâm,học tập cộng đồng; tăng cường và hoàn
thiện hệ thống thủy lợi và các công trình thủy lợi; đầu tư phát triển hệ thống internet
ở vùng nông thôn; nâng cao khả năng thu phát và sử dụng dịch vụ phát thanh,
truyền hình; tỷ lệ nông dân tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng lên. Những
biện pháp này đã góp phần cải thiện diện mạo của nông thôn Trung Quốc, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người nông dân.
Xây dựng đời sống văn hóa ở vùng nông thôn đạt nhiều thành tựu quan
trọng. Nhiều tập tục lạc hậu ở vùng nông thôn đã được thay thế bằng nếp sống mới;
tính tích cực của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới không
ngừng được nâng cao… Với việc triển khai nhiều phong trào, nhiều đợt vận động,
số gia đình và số thôn đạt chuẩn “Hộ gia đình mười sao”, “Gia đình bình an”, “Con
cái hiếu thuận”, “Thôn hài hòa”, “Thôn làng thành tín”… ngày càng nhiều; quan
niệm và tư tưởng của người dân vùng nông thôn không ngừng được đổi mới, trình
độ văn hóa giáo dục của người dân ngày được nâng cao; trình độ văn minh của
người dân nông thôn từ ăn, mặc, ở, đi, sử dụng đồ sinh hoạt, nói chuyện đến sự ứng
xử đối với người và vật đều được nâng lên một cách rõ nét. Các cấp chính quyền
của Trung Quốc còn tổ chức để người dân tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể
thao do cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tổ chức.
34

Dân chủ pháp quyền vùng nông thôn không ngừng được tăng cường, hệ
thống chính,trị ở cơ sở không ngừng được củng cố. Các cấp,ủy đảng và chính quyền
của Trung Quốc rất coi trọng việc tăng cường giáo dục pháp luật và ý thức dân chủ
cho người dân, đặc biệt coi trọng xây dựng hệ thống chính trị, nhất là tổ chức cơ sở
đảng, đẩy mạnh và tăng cường thực hiện tự quản, tự trị ở cấp thôn. Thông qua việc
tăng cường giáo dục, ý thức pháp luật và ý thức dân chủ của người dân và cán bộ,
công chức được nâng lên. Nhiều văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và
nghĩa vụ của người nông dân, như: Luật Nông nghiệp, Luật Tổ chức Ủy ban thôn
dân, Luật Hợp đồng, Luật Giải quyết tranh chấp dân sự… đã được tuyên truyền đầy
đủ cho người dân; việc thực hiện quản trị thôn theo pháp luật, thực hiện quản lý dân
chủ, giám sát dân chủ có bước cải thiện đáng kể.
Kinh nghiệm trong xây dựng nông,thôn mới ở Trung Quốc
Thứ nhất, sự coi trọng của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với xây dựng
nông thôn mới; quan tâm xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế
đánh giá và bồi dưỡng,cán bộ trong xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, xuất phát từ thực tế để lựa chọn nơi làm thí điểm, ban hành các quy
định có liên quan để điều chỉnh việc triển khai, thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới.
Thứ ba, tăng cường đầu tư nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn khác nhau.
Kinh phí phục vụ việc xây dựng các điểm nông thôn mới được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là nguồn kinh phí từ các dự án, nguồn kinh phí từ
nhà nước, nguồn kinh phí do người dân đóng góp, nguồn kinh phí do doanh nghiệp
đóng góp và nguồn kinh phí do cá nhân tài trợ, trong đó sự đóng góp của người dân
(bao gồm sự đóng góp về ngày công) chiếm khoảng 50% tổng mức đầu tư.
Thứ tư, coi trọng công tác truyên truyền, tổ chức và động viên sự tham gia
của tất cả các lực lượng, phát huy vai trò chủ thể của nông dân.
Thứ năm, phát huy đầy đủ vai trò và tác dụng của nhân viên chỉ đạo xây
dựng nông thôn,mới (cán bộ chuyên trách về xây dựng nông thôn mới).
35

Thứ sáu, tập trung đổi mới cơ chế, thể chế xây dựng,nông thôn mới, khắc
phục một số rào cản của thể chế.
Trung Quốc rất coi trọng việc đổi mới cơ chế phối hợp nhằm tích hợp và
phát huy sức mạnh của nhiều chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Trong lĩnh vực
đầu tư nguồn lực tài chính, bên cạnh nguồn lực đầu tư từ nhà nước, còn có cơ chế
để huy động sự tham gia và đóng góp của người dân, doanh nghiệp, xã hội và cá
nhân trong xây dựng nông,thôn mới. Bên cạnh vai trò quan trọng của chính quyền
còn coi trọng việc phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn
mới, hướng dẫn người dân khắc phục tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” vào chính quyền.
Thứ bảy, coi trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu,của tổ chức cơ sở Đảng.
Thứ tám, tập trung,phát triển ngành nghề có thế mạnh, bảo đảm việc nâng
cao thu nhập của người dân.
Thứ chín, coi trọng xây dựng văn hóa nông thôn, làm cho văn hóa trở thành
một trong những trụ cột quan trọng của xây dựng nông thôn mới.
Xây,dựng văn hóa nông thôn là một nhân tố đặc biệt quan trọng trong xây
dựng nông thôn mới, nên kiên trì lấy chính quyền làm chủ đạo, lấy hương trấn làm
cơ sở, lấy thôn làm trọng điểm, lấy nông hộ làm đối tượng, quan tâm xây dựng thiết
chế văn hóa cấp huyện, xã và trấn, xây dựng mạng lưới dịch vụ công về văn hóa.
Thứ mười, tăng cường xây dựng dân chủ pháp quyền, tôn trọng tôn giáo tín
ngưỡng, tăng cường đoàn kết, coi đây là bảo đảm quan trọng trong xây,dựng nông
thôn mới.
Coi trọng xây dựng các mô hình, điển hình tốt trong xây dựng nông thôn
mới, như: Mô hình dựa trên vai trò chủ đạo của doanh nghiệp; mô hình và điển hình
về dựa vào sức mạnh của người nông dân; mô hình và mô hình dựa trên vai trò chủ
đạo của kinh tế tập thể; mô hình và điển hình về xây dựng văn hóa dân tộc; mô hình
và điển hình về bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái. Các mô hình, điển hình
thành công về xây dựng nông thôn mới đều thực hiện tốt xây dựng văn minh tinh
36

thần, xây dựng văn hóa nông thôn, xây dựng văn hóa trở thành một trụ cột quan
trọng của xây dựng nông thôn mới.
2.3.2. Xây,dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Thực,hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa X,về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 04-6-2010,
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số,800/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng,nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Sau hơn 5 năm
thực hiện, ngày 16-8-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-
TTg, phê duyệt,Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc
phòng được triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc. Mục tiêu đặt ra là xây
dựng nông,thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh,tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh,công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể
đến năm,2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới); đến năm 2020 có: 50%,số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới;
khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất một
huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Chương trình giao cho các bộ, ngành, chính quyền
địa phương những nhiệm vụ cụ thể trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương
triển khai thực hiện và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Huy động tối đa
nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Đồng thời, huy
động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân.
37

Những kết quả bƣớc đầu trong xây dựng nông thôn mới
Về kết quả thực hiện xây dựng,nông thôn, mới, theo số liệu của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 3.289 xã (đạt 36,84%) được công, nhận
đạt chuẩn nông thôn mới (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cả nước còn 121 xã đạt dưới 5 tiêu,chí,
giảm 136 xã (vượt mục tiêu năm 2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới 150
xã). Bình quân tiêu chí/xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt mục tiêu đạt 14 tiêu chí. Cả
nước,đã huy động được khoảng 269.561 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Trong
đó, vốn ngân sách trung ương: 8.000 tỷ đồng. Vốn ngân sách địa phương: 33.887 tỷ
đồng, trong đó, 51 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách,trung ương đã bố trí được khoảng
19.528 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là: 38.076 tỷ đồng.
Vốn tín dụng: 158.420 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp đóng góp là 12.218 tỷ đồng.
Nhân dân và cộng đồng đóng góp 18.959 tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn số liệu điều tra của Tổng cục
Thống kê cho thấy, từ năm 2011 - 2017, cả nước đã hoàn thành một khối lượng
đường giao thông gấp hơn 5 lần của giai đoạn 2001 - 2010, có 99,4% tổng số xã
trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt có nhiều xã ở những địa bàn
vùng núi cao, địa hình phức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ
An...) cũng đạt được tiêu chí này.
Tính chung về tiêu chí giao thông, 4.850 xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêu
chí thủy lợi (đạt 85,3%), 4.983 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạt
tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,4%), 6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (đạt
70,9%)...
Một trong những hạn chế, bất cập của xây dựng nông thôn mới thời gian qua
là vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản. Do nóng vội, chạy theo thành tích, tiến độ, một
số địa phương huy động quá mức sự đóng góp của người dân hoặc đầu tư, triển khai
các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong khi chưa bố trí được đầy đủ nguồn
vốn, dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản tăng cao, năm 2016, nợ đọng xây dựng cơ
bản trong xây dựng nông thôn mới cả nước lên đến 15.000 tỷ đồng. Trong hai năm
38

qua, vấn đề này đã được chấn chỉnh, khắc phục từng bước. Theo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, từ mức 15.000 tỷ đồng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây
dựng nông thôn mới vào đầu năm 2016 thì tới nay, số này đã giảm 70%, chỉ còn
khoảng hơn 4.900 tỷ đồng. Đến hết tháng 01-2018, toàn quốc có 26/63 tỉnh, thành
phố không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương,trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới. Trong đó, năm 2017 có thêm 11 địa phương báo cáo đã xử lý
hết nợ. Đến nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản còn khoảng 4.943 tỷ đồng (giảm
10.284 tỷ đồng so với thời điểm 31-01-2016; giảm 4.872 tỷ so với thời điểm cùng
kỳ năm trước). Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh có,nợ đọng xây dựng cơ bản lớn,
nhưng kết quả xử lý còn chậm, nhất là các địa phương tự cân đối ngân sách, như
Vĩnh Phúc, Hải Phòng,...
Kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc
Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, bên cạnh việc cải thiện
điều kiện sinh sống, sản xuất còn góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển
kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống kinh tế khu vực nông
thôn có nhiều khởi sắc và đây là một trong những kết quả rõ nét của Chương,trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các bộ, ngành, địa phương triển khai
nhiều giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo tín hiệu của thị
trường; đầu tư cho cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp; thực hiện có hiệu
quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016 - 2020; ưu,tiên thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi,giá trị, nhất là sản
xuất nông nghiệp sạch - an toàn. Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, các địa
phương đã tập trung đầu tư và đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất
liên kết theo,chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành
được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó, đã có 744
chuỗi nông sản an toàn. Mô hình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng cũng đang được
tích cực triển khai, mang lại hiệu quả rõ rệt. Hiện nay, cả nước có khoảng 4.823 sản
phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó mới có 1.086 sản phẩm (khoảng
39

22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%) sản phẩm có
đăng ký bảo hộ,sở hữu trí tuệ.
Kinh tế phát triển, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống nhân dân. Tính tới hết năm 2017, cả nước có 62,3% số xã đạt tiêu
chí thu nhập, 58,5% số xã đạt chuẩn tiêu chí giảm hộ nghèo, 94,8% số xã đạt tiêu
chí lao động có việc làm. Riêng tiêu chí tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã
đạt do rà soát lại theo yêu cầu mới của bộ tiêu chí quốc,gia. Cả nước đã có 4.795 xã
đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%); 76,7% số xã đạt tiêu chí
văn hóa so với cuối năm 2016.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới thời gian
qua, vẫn còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục, chấn chỉnh trong thời gian tới.
Trước hết, đó là vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản. Thời gian qua, tuy đã khắc phục,
xử lý được phần lớn số nợ đọng xây dựng cơ bản tuy nhiên, phần còn lại là hơn
4.900 tỷ đồng là phần khó xử lý nhất, đã qua một thời gian nhưng vẫn chưa xử lý
được. Vì vậy, thời gian tới các địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản phải có
các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giải quyết triệt để vấn đề này.
Khoảng cách chênh,lệch về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng,
miền còn khá lớn, cụ thể: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 63,33% số xã đạt chuẩn,
Đông Nam Bộ là 63,22%, miền núi phía Bắc chỉ đạt 15,53%, Tây Nguyên 22,5%,
Đồng bằng sông Cửu Long 29,43%, Duyên hải Nam Trung Bộ 30,87%. Đây cũng
là vấn đề cần khắc phục.
Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi,trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở
một số địa bàn, nhất là ở một số làng nghề. Rác thải sinh hoạt nông thôn ngày càng
trở thành một vấn đề phức tạp, chưa có biện pháp quản lý, giải quyết hiệu quả. Tình
hình ô nhiễm môi trường ở một số địa bàn nông thôn ngày càng phức tạp, khó xử lý,
trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương. Chất lượng vệ
sinh, an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi cả nước tuy có tiến bộ nhưng sự
chuyển biến chưa rõ nét, vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm.
40

Để xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả
Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo các Chương trình,mục tiêu quốc gia, mục
tiêu tới hết năm 2018, cả nước có khoảng 39% số xã được công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới, tăng,khoảng 5% so với năm 2017, có ít nhất có 54 đơn vị cấp
huyện,được Thủ tướng Chính phủ,công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới. Bình quân tiêu chí/xã cả nước tăng thêm tối,thiểu 0,5 tiêu
chí/xã so với năm 2017; giảm số xã,đạt dưới 5 tiêu chí xuống dưới 60 xã.
Để đạt,được mục tiêu trên, các bộ, ngành và địa phương cần chủ động, quyết
tâm, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn
mới; tập trung vào một số nhóm giải pháp sau,đây:
- Tập trung truyền thông về ý nghĩa, tác động của Chương trình xây dựng
nông thôn mới. Các cơ quan thông tin, truyền thông và các ban, ngành chức năng
đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền về nông thôn mới gắn với tuyên truyền kết quả 10
năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đa
dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất
là trên các trang mạng xã hội, nhằm triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi
đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và phản ánh kịp thời thực tiễn
xây dựng nông thôn mới của cả nước... Tiếp tục triển khai hiệu quả Cuộc thi Báo
chí viết về nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tổ chức cho các
phóng viên đi tìm hiểu thực tế tại các vùng, miền trên cả nước để phản ánh kết quả
và đánh giá tác động của 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW;
nghiên cứu tổ chức Giải báo chí viết về đề tài “Nông nghiệp, nông thôn”.
Rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách
để thực hiện Chương,trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn
và đôn đốc các địa phương triển khai hiệu quả các đề án xây dựng nông thôn mới
đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình
khoa học và công,nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; ưu
tiên thúc đẩy phát triển,sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp
41

sạch - an toàn; nhanh chóng tổ chức triển khai Đề án “Chương trình mỗi xã một sản
phẩm” giai đoạn 2018 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tập trung
vào hình thành hệ thống quản lý, điều hành Chương trình,quốc gia “Mỗi xã một sản
phẩm” (OCOP), ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm;
chủ động lựa chọn ít nhất 1 huyện để chỉ đạo thí điểm...).
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ,tầng thiết yếu trên địa bàn nông thôn, tập trung
ở những,xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội,và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn; ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ
phát triển sản,xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch - an toàn,
góp phần thúc đẩy,chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu
nhập người dân nông thôn,một cách bền vững; chú trọng bảo vệ môi trường và tạo
cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý,và giữ gìn được
những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp; nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa và giữ gìn an ninh trật tự: Gắn xây,dựng nông thôn mới với
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; khuyến,khích và
thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,
phòng chống tệ nạn xã hội, thu hút số lượng lớn người dân tham gia; tổ chức các
hoạt động phát triển cộng đồng ở các thôn, bản, ấp nhằm phát huy và bảo tồn những
giá trị truyền thống tốt,đẹp; xây dựng và thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc; phát huy và nhân,rộng các mô hình cụm liên kết về an ninh trật
tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả như “tổ tự quản về an toàn giao thông”, “tổ
phòng chống tội phạm”, “tổ an ninh, hòa giải” góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để thực sự tạo ra nông thôn mới bình yên.
- Tiếp tục,nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới, từng địa
phương phải xác,định rõ các tiêu chí trọng tâm để tập trung chỉ đạo, nhất là các tiêu
chí về đời sống,người dân, môi trường, văn hóa và an ninh trật tự. Đối với các xã
đạt chuẩn cần tiếp,tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới để nâng cao chất lượng
các tiêu chí và xây dựng nông thôn mới,kiểu mẫu. Đối với các xã đang,phấn đấu đạt
chuẩn, phải bảo đảm chất lượng, thực chất, không,chạy theo thành tích. Đối với các
42

xã khó khăn, cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết,yếu và thúc đẩy phát triển
sản xuất theo chuỗi giá trị, ưu tiên tập trung đầu tư ở cấp ấp, xóm.
- Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp huy động và đa dạng hóa các nguồn vốn
để thực hiện Chương trình, bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước trung ương, chính
quyền địa phương, vốn từ trong dân, vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức, xã hội,.../.
2.3.3. Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau
Từ khi,chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện, ở Cà
Mau kết cấu hạ,tầng về điện, đường, trường học, trạm y tế các xã đã được xây dựng
kiên cố hóa ngày,càng nhiều. Công tác thủy lợi, thủy nông nội đồng, bảo vệ thực
vật, khuyến ngư, khuyến,nông được coi trọng. Cùng với đó, chương trình đã gắn kết
người dân được giao đất, giao,rừng dài hạn để phát triển sản xuất, kinh doanh tổng
hợp nghề rừng ngày một khấm khá,lên. Tỉnh đã hình thành những làng quê, cụm
tuyến dân cư mới, sinh hoạt và đời sống của người,dân ở những nơi này đã từng
bước được cải thiện rõ rệt.
Trong năm 2017 tỉnh Cà Mau đề ra chỉ tiêu không,để có xã rớt chuẩn, cùng
với đó là xây dựng thêm 08 xã nông,thôn mới. Theo đó, 08 xã nằm trong kế hoạch
là Định Bình – Tp Cà Mau, Tân Lộc, Biển,Bạch Đông – huyện Thới Bình, Hòa Mỹ
- huyện Cái Nước, Hiệp Tùng – huyện,Năm Căn, Tạ An Khương – huyện Đầm Dơi,
Rạch Chèo – huyện Phú Tân và xã Tân,Ân Tây – huyện Ngọc Hiển.
Ngay từ,đầu năm, các sở, ngành, huyện, thành phố và các xã trên đã xây
dựng và triển khai thực,hiện kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới 2017. Tỉnh cũng ưu
tiên chỉ đạo bố trí nguồn,vốn để các xã thực hiện các công trình xây dựng nông thôn
mới.
2.3.4. Một số bài.học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
Đánh giá chương trình xây,dựng nông thôn mới đã đạt nhiều kết quả quan
trọng nhưng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới vẫn chỉ ra những hạn chế như Chương trình chưa đạt mục tiêu tới
2015 có 20% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
43

Việc phát triển sản,xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng đời
sống văn hóa, bảo vệ môi,trường chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa
phương chạy theo thành tích nên,có biểu hiện huy động quá sức dân, hoặc nợ đọng
xây dựng cơ bản không có khả năng trả, hoặc khi đánh giá chất,lượng tiêu chí còn
xuê xoa....
Theo Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương, nguyên nhân của hạn chế trên là:
Xuất,phát điểm của đa số các xã còn thấp, trong khí nguồn lực của cả Nhà nước,
người dân,và doanh nghiệp còn hạn chế, nhất là ở các địa phương miền núi. Chương
trình triển,khai vào thời kỳ suy thoái kinh tế, việc huy động nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới gặp nhiều,khó khăn.
Về chủ quan, nhận thức,của một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng
nông thôn mới còn hạn chế, vẫn còn,có tư tưởng thụ động, trông đợi vào sự hỗ trợ
của Nhà nước, nhất là từ ngân sách,Trung ương.
Sự,lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp ủy, chính quyền thiếu sâu sát, quyết liệt,
một bộ phận lại,quá nôn nóng, chạy theo thành tích; sự tham gia của một số tổ chức
cơ sở Đảng và đoàn thể,còn hạn chế.
Ngoài ra, tiêu chí, cơ chế,chính sách có một số điểm chưa phù hợp, vận dụng
máy móc kém hiệu quả, thậm,chí gây lãng phí nguồn lực; chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào,nông nghiệp, nông thôn chậm phát huy hiệu quả như mong
đợi.
Từ đó, Ban chỉ đạo đã rút ra sáu bài học kinh,nghiệm:
Thứ nhất, xây,dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để
công nghiệp hóa, hiện,đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng
nông thôn mới với tái cơ cấu,nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Thứ hai, phải,thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên
truyền, vận động,quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân
hiểu, dân tin, dân,hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của
44

và chủ động thực,hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công
của Chương trình.
Thứ ba, phải,có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết
liệt của các cấp ủy, chính,quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các
ban, ngành, đoàn thể. Trong,đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò
quan trọng. Thực tiễn cho thấy,nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự
quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt,thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó
khăn vẫn tạo ra sự chuyển,biến rõ nét.
Thứ tư, phải,có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông
qua lựa chọn nội dung, nhiệm,vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có
phương thức huy động các nguồn,lực phù hợp.
Thứ năm, phải,có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc
đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực,tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công
tác chỉ đạo có hiệu quả .
Và cuối,cùng, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của
Nhà nước và các nguồn,lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải
được thực hiện trên cơ sở thực sự,tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá
sức dân.
2.3.5. Cơ sở pháp lý,xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hội nghị lần thứ 7
của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về “nông nghiệp,
nông dân, nông thôn”;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW;
- Quyết định,số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc,gia nông thôn mới;
45

- Quyết định,số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt thực hiện Chương trình,mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Thông tư liên tịch,số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13
tháng 4 năm 2011 của Bộ nông,nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và đầu
tư, Bộ tài chính về việc Hướng,dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số
800/QĐ-TTG ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ,tướng chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn,mới giai đoạn 2010-2020.
46

CHƢƠNG 3.
PHƢƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Tôi lựa chọn 3 xã nông thôn mới của huyện Cái Nước (Hưng Mỹ, Hòa Mỹ
và Phú Hưng) để tiến hành nghiên cứu và cả 3 xã khá phát triển về mọi mặt kinh tế -
xã hội, trong đó sự tham gia của người dân trong việc góp phần làm tăng trưởng nền
kinh tế - xã hội của xã và đang,được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rất rõ trong xây
dựng mô hình nông thôn mới.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên,cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới và các
yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia này.
3.2.1. Đánh giá nhận thức của ngƣời dân trong việc XDNTM
- Hiểu biết của người dân về NTM
- Nhận,thức của người dân về chủ trương, chính sách XDNTM
3.2.2. Đánh giá sự tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng nông
thôn mới ở huyện Cái Nƣớc.
- Sự,tham gia của người dân trong công tác thông tin, tuyên truyền XDNTM
- Sự,tham gia của người dân trong thảo luận chiến lược phát triển, lập kế
hoạch và công tác quy hoạch XDNTM
- Sự tham gia của người dân trong các mô hình sản xuất, tập huấn khoa học
kỷ thuật.
- Sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực XDNTM
- Sự,tham gia của người dân trong công tác giám sát XDNTM
- Sự,tham gia của người dân trong việc quản lý và sử dụng tài sản hình thành
trong quá trình XDNTM
47

3.3. Thu thập dữ liệu


3.3.1. Thông,tin thứ cấp
Thông,tin Loại tài liệu Nguồn cung cấp
Các,thông tin Các loại sách và các bài giảng, các bài Thư viện trường Đại học
về cơ sở lí báo có liên,quan đến đề tài, tài liệu từ Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
luận và thực các website có liên quan, các luận văn thư viện khoa Kinh tế & Phát
tiễn nghiên cứu đã công bố trước đó triển nông thôn, Internet
Số liệu chung Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ UBND 3 xã, Ban Chỉ đạo
về địa bàn kinh tế - xã hội của 3 xã xây dựng nông thôn mới 3
nghiên cứu. xã, Ban quản lý xây dựng
nông thôn mới

3.3.2 Thông tin sơ cấp


Là thông tin được điều tra, phỏng,vấn thu thập tại 3 xã thông qua các phương
pháp sau:
+ Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA-Rapid Rural Appraisai): mô tả các
nhóm tiếp cận và các phương pháp nhằm giúp cho người dân địa phương có thể chia sẻ
và phát huy các kinh nghiệm sống cũng như giúp họ biết phân tích các điều kiện để lập
và thực hiện kế hoạch.
+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA-Participatory Rural
Appraisal): đây là phương pháp giúp cho người dân nông thôn có thể chia sẻ, củng
cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như
lập kế hoạch, thực hiện giám sát và đánh giá. Phương pháp này giúp cho người dân
tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ.
Tôi tiến hành điều tra
Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đã chuẩn bị trước và phỏng vấn trực tiếp
210 hộ dân nhằm tìm hiểu những hoạt động cụ thể và kết quả đã đạt được ở 3 xã
nông thôn mới.
48

3.3.3. Xác định sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng chƣơng trình
Nông thôn mới.
Trong nghiên cứu này tác giải xác định việc tham gia của người dân vào xây
dụng Nông thôn mới trên địa bản là những hộ tham gia ít nhất vào 1 trong 19 tiêu
chí với các hình thức : Công sức, tiền, vật tư kiến trúc, sửa chữa nhà ở, phát triển
kinh tế hộ theo yêu cầu của xây dựng Nông thôn mới.
3.4 . Phƣơng pháp thu thập thông tin
3.4.1 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Tôi lựa chọn 3 xã nông thôn mới của huyện Cái Nước, trong đó sự tham gia
của người dân trong việc góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế - xã hội của 3 xã
đã,và đang được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rất rõ trong xây dựng mô hình nông
thôn mới tại các xã còn lại trên địa bàn huyện.
3.4.2 Phƣơng pháp thu thập thông tin
Tôi tiến hành điều tra mẫu phiếu điều tra gồm:
+ Điều tra, khảo sát trực tiếp lấy ý kiến của 210 hộ của 3 xã về những khó
khăn và thuận lợi cụ thể của các hộ điều tra, mức độ tham gia đóng góp về xây dựng
nông thôn mới tại địa bàn xã thông qua phiếu điều tra. Việc phỏng vấn các chủ hộ
được thực hiện theo mẫu phiếu chuẩn bị sẵn.
3.4.3 Phƣơng pháp xử lý thông tin
Sau khi có đầy đủ những thông tin thứ cấp và sơ cấp cần thiết ta tiến hành
tổng hợp kiểm tra lập thành các bảng, biểu, đồ thị. Từ đó tính toán, so sánh các chỉ
tiêu bằng chương trình Excel, để nhằm tính toán những số liệu thống kê phản ánh
điển hình hiện trạng các nội dung nghiên cứu, những số liệu này làm cơ sở cho quá
trình phân tích, đánh giá số liệu sau này được dễ dàng.
3.2.4 Phƣơng pháp phân tích thông tin
Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp
một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với các số liệu điều tra thu thập
được. Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân,tích.
- Phương pháp,thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để mô tả và
phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở 3 huyện Cái Nước trong 3 năm
2015 – 2017.
- Phương pháp so sánh:
49

+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng
nông thôn tại các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Hoà Mỹ. Từ đó thấy được sự khác
biệt trước và sau khi thực hiện đề án.
+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để
đánh giá. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và
định lượng để phân tích vấn đề.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: dựa trên ý kiến của các chuyên gia,
các nhà khoa học, các hộ nông dân sản xuất giỏi. Đồng thời tra cứu các công trình
nghiên cứu đã được công bố, từ đó lựa chọn kế thừa, vận dụng với điều kiện và khả
năng nghiên cứu đề tài.
3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Số người tham gia, tỷ lệ người tham gia: thành lập các tiểu ban xây dựng
NTM; tham gia ý kiến lập kế hoạch, quy hoạch NTM.
- Số người tham gia, tỷ lệ người tham gia quyết định phương án triển khai
các hạng mục trong xây dựng NTM: phân công thực hiện quản lý xây dựng cơ sở hạ
tầng; tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất, tham gia tổ chức sản xuất (tổ hợp tác,
HTX…); tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán…
- Số người, tỷ lệ người tham gia đóng góp nguồn lực (tiền, hiện vật, đất, công
lao động) trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.
- Tỷ lệ đóng góp kinh,phí = Kinh phí dân đóng góp * 100
Tổng kinh phí
- Các,chỉ tiêu về số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại
thôn, xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã
- Số,ngày công tham gia lao động trực tiếp
- Số hộ tham gia các lớp tập huấn
- Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động
- Ngoài ra,còn có các chỉ tiêu thể hiện: tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển
kinh tế, tốc độ,phát triển bình quân…về phát triển kinh tế, thu nhập bình quân,
lương thực bình quân của người dân.
50

CHƢƠNG 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN,CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin mẫu khảo sát
Điều tra, khảo sát trực tiếp lấy ý kiến của 210 hộ của 3 xã về những khó khăn
và thuận lợi cụ thể của các hộ điều tra, mức độ tham gia đóng góp về xây
dựng,nông thôn mới tại địa bàn xã thông qua phiếu điều tra đã chuẩn bị sẳn.
Mẫu được phân phối theo Bảng 4.1 với cỡ mẫu 210 hộ. Về giới tính của
người được khảo sát (phần lớn là chủ hộ) có 45 người được phỏng vấn là nữ
(21,42%); 165 người là nam giới (78,58%). Về trình độ học vấn của người được
phỏng vấn, phần lớn họ có trình độ tiểu học 65,7%, trung học cơ sở 16,7%, trung
học phổ thông 11,4%, trung cấp, cao đẳng, đại học 6,2%.

Bảng 4.1. Phân phối mẫu điều tra theo xã


Xã khảo sát Số hộ khảo sát Tỷ lệ (%)
Hưng Mỹ 60 28,6
Hòa Mỹ 75 35,7
Phú Hưng 75 35,7
Tổng khảo sát 210 100

4.2. Quá,trình thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại
huyện Cái Nƣớc
Huyện,Cái Nước nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Cà Mau, kết nối thành phố
Cà Mau với các huyện phía Nam, thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh (là huyện
không tiếp giáp với bờ biển).
Diện tích tự nhiên của huyện 41.709 ha, bằng 7,83% diện tích tự nhiên của
tỉnh Cà Mau, dân số thời điểm năm 2017 là 147.396 người (số liệu tổng điều tra dân
số, nhà ở), chiếm 11,35% dân số của tỉnh. Cái Nước có,vườn chim Chà Là nổi
tiếng, khu di tích căn cứ tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể, đặc biệt là,đền thờ Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại thị trấn Cái Nước được công nhận là di tích cấp,tỉnh của Cà Mau.
Cũng giống như các địa phương khác trên bán đảo Cà Mau, địa hình,của huyện là
vùng đồng bằng, do đó kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là,nuôi tôm
51

sú và tôm càng xanh, bên cạnh đó rất nhiều hộ dân nuôi cá chính và cá,bống tượng
cũng đạt hiệu quả kinh tế cao. Đơn vị hành chính gồm: 10 xã và 1 thị trấn.
Đến năm 2017 Cái Nước đã hoàn chỉnh bộ máy điều hành chương trình từ
cấp huyện đến từng ấp, khóm với hơn 300 người, trong đó, cấp xã chiếm 15,48%,
số xã được phê duyệt quy hoạch chung là 10/10 xã, hiện tại có 3/10 xã được công
nhận NTM (xã Phú Hưng, Hưng Mỹ và Hòa Mỹ). Về hoạt động xây dựng cơ sơ hạ
tầng, trong 5 năm xây dựng NTM từ 2012 đến 2017, toàn huyện đã xây dựng được
90.032 km chiều dài đường giao thông nông thôn. tỷ lệ đường giao thông nông thôn
được bêtông hóa ước đạt 41,17% (l61,29/365,18 km). Thủy lợi đã kiên cố và xây
dựng theo hướng kiên cố được 18.626 km kênh mương (đạt tỷ lệ 59,99%) năm 2012
diện tích tưới chủ động mới chỉ đảm bảo mới được 851.6 ha/năm, đến năm 2017
diện tích tưới chủ động 883,5 ha/năm. Số hộ sử dụng điện thường xuyên,an toàn từ
các nguồn theo yêu cầu kỹ thuật của ngành đạt 95%, Toàn huyện có 04 chợ nông
thôn (trừ chợ trung tâm thị trấn Cái Nước).
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản để triển khai
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện. Trên
cơ sơ đó các phòng, ban, đoàn thể huyện và các xã đã ban hành các Chương trình
hành động cụ thể, các kế hoạch để triển khai thực hiện.
Khi bắt đầu thực hiện Chương trình, một trong những vấn để được sự quan
tâm của chính quyền địa phương là xây dựng và hoàn thành Đề án xây dựng NTM
của xã. Các xã đã tập trung xác định tiềm năng, lợi thế của địa phương, từ đó xác
định lựa chọn, phân kỳ đầu tư các công trình trọng điểm chú trọng việc đầu tư, hỗ
trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, xác định các tiêu chỉ còn khó
khăn, chưa đạt đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện. Đề án được xây dụng một
cách chi tiết, cụ thể có sự tham gia, phối hợp của các phòng, ban chức năng của
huyện và trên cơ sở lấy ý kiến của nhân dân tại địa phương. Vì vậy Đề án sau khi
được hoàn thành về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng cua người
dân, sát với yêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế - xã hội
của địa phương. Trong quá trình thực hiện cũng với các nguồn lực đầu tư của tỉnh,
52

huyện và địa phương, người dân cũng đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của
mình, hiểu được nội dung, ý nghĩa của Chương trình, tham gia đóng góp ý kiến
cũng như đóng góp vật chất, tiền bạc, ngày công,... để thực hiện Chương trình xây
dụng NTM tại địa phương.
Vì vậy, cho đến cuối năm 2017, việc xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã
đạt được nhiều kết quả tích cực. Huyện có tổng cộng 03 xã được công nhận NTM.
4.3. Thực trạng tham gia của ngƣời dân
Trong,xây dựng nông thôn mới, tôi nghiên cứu sự tham gia người dân trong
các hoạt động cụ thể trong mối quan hệ phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Một là: Sự tham gia của người dân được xem xét ở mực độ tham gia vào
từng công việc, từng hoạt động cụ thể mà các chương trình, dự án trước đây mà
người dân không có cơ hội tham gia.
Hai là: Sự tham,gia của người dân được xem xét ở mức độ tiếp nhận kiến
thức khoa học kỹ thuật thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực
về mọi mặt cho người dân.
Ba là: Sự tham,gia của người dân được phản ánh qua mức độ tăng thu nhập,
tăng lợi ích được hưởng thông qua các hoạt động đầu tư, được thể hiện qua quá
trình phân cấp, phân quyền, nhất là phân quyền tự quyết trong các hoạt động đầu tư
của thôn. Mức độ phân quyền đó được phản ánh bằng số liệu kinh tế, các kết quả
mà nông dân tạo lập từ thực hiện mô hình, năng lực quản lý, sử dụng công trình và
khả năng đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn.
Bốn là: Sự tham gia của người dân được thể hiện thông qua việc phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường tự nhiên, văn hóa xã
hội, giảm bất công bằng ở nông thôn; huy động phụ nữ và những người dễ bị tổn
thương tham gia vào quá trình lập kế hoạch phát triển thôn, xóm và quá trình thực
hiện các hoạt động trong kế hoạch, tạo khả năng nâng cao tính bền vững phát triển
nông thôn.
Sự tham gia của người dân trong trong các hoạt động xây dựng nông thôn
mới: 1. Tham gia thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM, các tiểu ban NTM ấp,
53

xóm; 2. Tham gia tích cực trong xây dựng, lập kế hoạch, quy hoạch thôn trong xây
dựng NTM; 3. Tham gia phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất: tham
gia tập huấn, đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất; tham gia các tổ chức sản
xuất (HTX, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế…); 4. đóng góp nguồn lực (kinh phí,
ngày công lao động,…); 5. Tham gia giám sát (thi công, sản xuất…); 6. Quản lý,
khai thác, sử dụng công trình…
4.3.1 Sự tham gia của ngƣời dân trong công tác tổ chức, hội họp
Xây dựng NTM nhằm phát triển kinh tế,nông thôn, từng bước nâng cao đời
sống nông dân, do đó, người dân giữ vai trò trung tâm của cả quá trình thực hiện.
Vai trò,của người dân được thể hiện trong việc quyết định các vấn đề về xây dựng
NTM, như: quán triệt mục tiêu, nội dung xây dựng NTM; phát triển kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất, đóng góp nguồn lực trong quá trình xây dựng NTM…
Có thể nói, đây là điều kiện tiên quyết để công cuộc xây dựng NTM thành công hay
thất bại. Quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng NTM đạt hiệu quả cao hay
thấp phụ thuộc vào năng lực của tổ chức phát triển cơ sở mà nòng cốt chính là
người dân.
Tham gia thành lập Ban phát triển ấp XD NTM: Thực hiện thông qua cuộc
họp toàn dân, tại cuộc họp này, người dân bầu ra tổ chức phát triển cơ sở gọi là ban
phát triển ấp xây dựng NTM cấp ấp (cấp xã có BCĐ, BQL xây dựng NTM). Ban
này được thành lập dựa trên cơ sở người dân bầu và xã ra quyết định thành lập,
được xây dựng quy chế hoạt động giúp cộng đồng có đủ khả năng xây dựng kế
hoạch phát triển ấp, quản lý thực hiện, kiểm tra, giám sát những hoạt động được
thực hiện ở địa phương trên cơ sở đúng pháp luật nhà nước.Tại 3 xã nghiên cứu
người dân đã thành lập nên ban thông qua các cuộc họp dân và đề nghị UBND xã ra
quyết định. Bí thư Chi bộ và Trưởng ấp là Trưởng và Phó ban. Bên cạnh sự tham
gia nhiệt tình của đông đảo người dân, vẫn có những trường hợp do các lý do khách
quan hay chủ quan mà chưa tham gia các hoạt động trong chương trình xây dựng
NTM. Qua điều tra tại 3 xã nghiên cứu cho thấy, số hộ tham gia biểu quyết thành
Ban xây dựng NTM như sau:
54

Bảng 4.2. Ngƣời dân,tham gia thành lập Ban phát triển ấp xây dựng NTM

Tên xã Số hộ khảo sát Số hộ tham gia Tỷ lệ (%)


Phú Hưng 60 55 91,67
Hưng Mỹ 75 65 86,67
Hòa Mỹ 75 70 93,33
Tổng khảo sát 210 190 90
Sau khi thành lập được Ban phát triển xây dựng NTM và lập kế hoạch xây
dựng NTM, Ban tổ chức cuộc họp ấp với toàn thể đại diện các hộ dân trong ấp,
cùng với lãnh đạo xã để giúp thông qua phương án đầu tư xây dựng NTM bằng
cách bỏ phiếu kín đồng ý với phương án đầu tư và các chỉ tiêu phấn đấu của ấp. Sự
khác biệt giữa chương,trình xây dựng NTM với các chương trình khác lớn nhất ở
điểm: mọi vấn đề đều được đưa ra họp bàn toàn dân. Trước đây trong mọi hoạt
động ấp tỏ ra e dè, đứng ngoài cuộc thì giờ đây đã tự mình đưa ra những ý kiến
riêng, tự quyết định cho chính công việc của họ.

Bảng 4.3 Ngƣời dân tham gia các cuộc họp

Thành phần tham Hình thức tham


TT Nội dung Kết quả
gia gia
Họp thành lập Ban Quyết
Lãnh đạo xã,ấp và Họp bàn bạc toàn
1. phát triển ấp định thành
người dân dân
XDNTM lập
Xây dựng quy chế Họp bàn bạc toàn Quy chế
2. Người dân
hoạt động Ban dân quy định
Xây dựng kế hoạch Ban phát triển ấp Họp bàn bạc toàn Kế hoạch
3.
phát triển ấp và người dân dân chi tiết
Thống nhất
UBND xã và ban Họp bàn bạc toàn Phương án
4. phương án triển
phát triển ấp dân ưu tiên
khai
UBND xã, Ban Biên bản
Nghiệm thu, thanh UBND xã, Ban phát
5. phát triển và người nghiệm
quyết toán triển và người dân
dân thu
Thông qua Ban phát triển ấp xây dựng NTM, người dân tham gia xây dựng
kế hoạch phát triển xóm, ấp nhằm xác định các vấn đề ưu tiên, trình tự giải quyết và
phương án thực hiện các mối quan tâm được tiến hành một cách hợp lý. Dựa trên cơ
55

sở đó để phân công thực hiện cho phù hợp với điều kiện của từng cá nhân mà vẫn
đảm bảo công việc tập thể.

Bảng 4.4 Ngƣời dân tham gia lập kế hoạch XDNTM (Xây dựng lộ GTNT)

TT Xã Số hộ khảo sát Số hộ tham gia Tỷ lệ (%)


1. Phú Hưng 60 50 83,33
2. Hưng Mỹ 75 55 73,33
3. Hòa Mỹ 75 65 86,66
4. Tổng 210 170 80,1
Qua Bảng 4.4 ta thấy, số hộ tham gia lập kế hoạch xây dựng NTM còn thấp,
điều đó thể hiện sự quan tâm của người dân đối với công tác này chưa nhiều. Từ
thực tế cho thấy, đối với công tác quy hoạch, kế hoạch, có thể người dân có quan
tâm nhưng do trình độ văn hóa, nhận thức …nên tỷ lệ tham gia chưa cao. Tuy
nhiên, có thể nói sự tham gia,của người dân thông qua đóng góp những kinh
nghiệm, ý kiến ... đóng vai trò hết sức quan trọng trọng công tác quy hoạch, lập kế
hoạch, đó là nguồn tài liệu quý giá và một kênh thông tin tương đối chính xác giúp
đơn vị tư vấn có cơ sở để khảo sát, nắm bắt thực tế địa phương nhằm đưa ra phương
án xây dựng NTM phù hợp với điều kiện của địa phương.
4.3.2 Sự tham gia của ngƣời dân trong việc phát triển kinh tế
4.3.2.1 Ngƣời dân tham gia các lớp tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật
Người dân có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động phát triển nông thôn.
Sự,phát triển chung của cộng đồng phụ thuộc sự phát triển của mỗi cá nhân trong
cộng đồng đó. Để nâng cao sự phát triển của cá nhân cần tăng cường sự tham gia
của các cá nhân trong công tác phát triển kinh tế chung của cả xã đặc biệt là trong
sản xuất. Đầu tiên là nâng cao kết quả, hiệu quả trong sản xuất, phát triển hàng hóa,
điều không thể thiếu đó là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
Khi người nông dân nắm bắt các kiến thức cơ bản, hiểu biết các ứng dụng khoa học
kỹ thuật,trong sản xuất, canh tác thì họ tự tin hơn trong việc thâm canh tăng năng
suất và như vậy một lần nữa vai trò của người dân được thể hiện trong việc tự quyết
định ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập.
56

Khi người dân tham gia với tỷ lệ cao thì càng nhiều người dân được tiếp cận các
kiến thức mới, cũng như họ được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới một cách chủ
động hơn. Các nội dung tập huấn ứng dụng trong sản xuất như: kỹ thuật trồng,
chăm sóc các giống lúa, cây thanh long ruột đỏ, hoa ly… Thông qua tuyên truyền
của các cấp ủy đảng, chính quyền, qua nhận thức của cá nhân mỗi người dân về lợi
ích khi tham gia tập huấn ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất mà các lớp tập huấn,
đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất đã thu hút được đông đảo người dân.

Bảng 4.5 Ngƣời dân tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ứng dụng kỹ thuật
(Nuôi tôm QCCT, Siêu thâm canh, Nuôi cá chình, Nuôi dê) ở do xã tổ chức.

TT Xã Số hộ khảo sát Số hộ tham gia Tỷ lệ (%)


1. Phú Hưng 60 55 91,66
2. Hưng Mỹ 75 60 80
3. Hòa Mỹ 75 65 86,66
4. Tổng 210 180 85,7

4.3.2.2 Ngƣời dân tham gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình
Sản,xuất phát triển, nhất là sản xuất hàng hóa là điều kiện cơ bản để phát
triển kinh tế của mỗi địa phương. Kinh tế có phát triển,thì những yếu tố xã hội mới
có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội được
thực hiện. Sau khi đã có thu nhập đảm bảo cuộc sống, người dân mới có điều kiện
xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho bản thân gia đình họ và đóng góp
cho sự phát triển chung. Trong các nội dung xây dựng nông thôn mới thì nội dung
phát triển sản xuất hàng hóa là rất quan trọng. Mô hình nông thôn mới đầu tư cho
các hộ ở các xã về sản xuất: cấn đồng mẫu lớn tại ấp Lợi Đông xã Hòa Mỹ với tổng
vốn hỗ trợ 200 triệu đồng, mô hình nuôi dê,.... Với chủ trương của phát triển
nông,nghiệp ở các xã đã nhân rộng diện tích sản xuất có hiệu quả, việc mở rộng
vùng sản,xuất là cơ sở để hộ nâng cao diện tích sử dụng đất, tăng thêm thu nhập cho
hộ. Từ đó,tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao chất lượng sống của chính hộ dân.
Với sự hỗ,trợ của nhà nước về giống và quy trình kỹ thuật, người dân rất tích
cực,tham gia vào các hoạt động của các mô hình.
57

Bảng 4.6: Ngƣời dân tham,gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất

ĐVT: triệu đồng


Tỷ lệ
Trong đó
dân
Số Tổng
TT Mô hình ĐVT Dân đóng
Lƣợng số
Ngân sách đóng góp
góp (%)
I. xã Phú Hƣng 230 160 70 30,4
Mô hình cánh đồng
1 mẫu nuôi tôm ha 100 130 100 30 23
quảng canh cải tiến
2 Mô hình nuôi cá chình ha 50 100 60 40 40
II. Xã Hƣng Mỹ 50 50 40 10 20
Mô hình lúa - tôm ha 50 50 40 10 20
III. Hòa Mỹ 460 400 60 13,04
Mô hình cánh đồng
1 mẫu nuôi tôm ha 100 130 100 30 23
quảng canh cải tiến
2 Mô hình nuôi dê Con 240 330 300 30 9,1
Tổng 740 600 140 18,91

Qua bảng số liệu cho thấy, khi triển khai xây dựng các mô hình đã được rất
nhiều người dân ủng hộ và tham gia. Mặt dù tỷ,lệ giữa nguồn kinh phí nhân dân tự
đóng góp so với tổng kinh phí xây dựng các vùng sản xuất nhìn chung là còn thấp
nhưng cũng đã cho thấy sự quan tâm thực hiện của người dân.
4.4.3 Sự tham gia của ngƣời dân trong đóng góp xây dựng nông thôn mới
4.4.3.1 Ngƣời dân tham gia đóng góp kinh phí xây dựng công trình nông thôn
Những công trình cần thiết trong xây dựng nông thôn mới của mỗi địa
phương là có bộ,mặt nông thôn đổi mới trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố
58

thiết yếu. Từ đó người dân cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng cũng
như đóng góp kinh phí. Người dân còn tham gia đóng góp kinh phí xây dựng công
trình nông thôn tính đến tháng 10/2017 với tổng kinh phí thực hiện cho các hoạt
động là 198.257 triệu đồng, trong đó:
- Vốn,ngân sách trực tiếp cho công trình là 6.270 triệu đồng (trong đó: vốn
trung ương: 6.170 triệu đồng, huyện 100 triệu đồng);
- Vốn doanh,nghiệp: 14.812 triệu đồng;
- Dân đóng góp: 34.056 triệu đồng;
- Vốn tín dụng: 80.880 triệu đồng;
- Lòng ghép từ các Chương trình dự án khác: 61.629 triệu đồng.
4.4.3.2 Ngƣời dân tham gia đóng góp ngày công lao động xây dựng các
công trình
Ngoài tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình nông thôn thì
người dân còn tham gia rất tích cực vào việc đóng góp ngày công lao động và các
loại vật liệu tại chỗ cho việc san nền, giải phóng mặt bằng trong xây dựng, tu sửa
các công trình. Người dân đã tham gia công lao động vào xây dựng các công trình
1.400 lượt người, với 3.600 ngày công lao động với tổng giá trị là 540 triệu đồng.
Trong đó, việc cần lao động nhiều nhất là hoạt động làm đường giao thông nông
thôn và sữa chữa cầu, đường giao thông nông thôn, chiếm tới 3.300 công lao động
trong tổng số ngày công ở các xã nghiên cứu, với tổng giá trị là 495 triệu đồng. Các
công việc lao động phổ thông và một số thuộc về kỹ thuật người dân đã tham gia
như sản xuất, vận chuyển vật liệu xây dựng, san nền, giải phóng mặt bằng, tham gia
lao động theo mức
59

Bảng 4.7: Ngƣời dân tham gia công lao động xây dựng công trình
Số Đơn giá
Số
TT Tên công trình ngƣời BQ/ngày Thành
ngày
tham (1.000 tiền
công
gia đ/ngày)
I. xã Phú Hƣng 500 1.800 150 270.000
1 Xây dựng cổng an ninh trật tự 50 100 150 15.000

2 Làm đường giao thông nông thôn 250 900 150 135.000

3 Sửa chữa cầu, đường giao 200 800 150 120.000


thông nông thôn
II. Xã Hƣng Mỹ 490 980 150 147.000

1 Xây dựng cổng an ninh trật tự 40 80 150 12.000

2 Làm đường giao thông nông thôn 200 400 150 60.000

3 Sửa chữa cầu, đường giao 250 500 150 75.000


thông nông thôn
III. Hòa Mỹ 410 820 150 123.000

1 Xây dựng cổng an ninh trật tự 60 120 150 18.000

2 Làm đường giao thông nông thôn 200 400 150 60.000

3 Sửa chữa cầu, đường giao 150 300 150 45.000


thông nông thôn
Tổng 1.400 3.600 150 540.000

Khoán khối lượng đều do người dân trong thôn thực hiện, khụng thuê nhân
công bên ngoài. Sự tham gia một cách tự nguyện của người dân vào công việc
chung của xã là nguyên nhân cơ bản đảm bảo sự hoàn thành các hoạt động mà xã đó
ưu tiên thực hiện. Đó cũng chính là nền tảng của sự thành công trong việc xây dựng
nông thôn mới.
4.3.4 Sự tham gia của ngƣời dân trong kiểm tra, giám sát
Ở các xã đã thành lập Ba,giám sát đầu tư cộng đồng tạo cơ chế để nhân dân
được tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện
60

các công trình, dự án. Thực hiện,nhiệm vụ giám sát đầu tư xây dựng đối với các
công trình xây,dựng tại địa phương làm giảm tình trạng thất thoát trong đầu tư xây
dựng. Các công trình xây,dựng dưới sự giám sát của cộng đồng, mà đại diện là Ban
thanh tra nhân dân xã, thôn được thi công xây dựng đảm,bảo đúng tiến độ và đảm
bảo về chất lượng. Mỗi xã lập một ban thanh tra nhân dân riêng, gồm từ 8 - 14
thành viên. Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra, giám sát các hoạt
động thi công công trình NTM.
Ban thanh tra nhân,dân phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng cá nhân phối
hợp cùng nhân dân thực hiện,tốt các công việc được giao. Không chỉ thực hiện
nhiệm vụ phân công, Ban,thanh tra nhân dân còn khảo sát thực tế, đôn đốc các đơn
vị thi công, thực hiện nhanh, đảm bảo,tiến độ bàn giao công trình. Bên cạnh đó, các
thành viên trong Ban thanh tra,còn giải thích cho dân hiểu, tổ chức hội họp để triển
khai cũng như hướng dẫn người dân.
4.3.5 Sự tham gia của,ngƣời dân trong quản lý, khai thác và sử dụng
Trong quá trình nghiệm thu có nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn
và tổng thể. Kết quả của quá trình nghiệm thu được thể hiện trên biên bản, có chữ
ký và xác nhận giữa các bên chức năng, trong đó có chính quyền địa phương, Ban
thanh tra nhân dân - những người đại diện cho người dân trong quá trình kiểm,tra,
giám sát. Sau nghiệm thu tổng thể, các công trình được bàn giao lại cho địa phương
quản lý, khai thác và sử dụng. Người dân chính là những người trực tiếp quản lý và
sử dụng các công trình đó để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày.
Trong ba năm qua, từ năm 2015 đến hết năm 2017 nhiều công trình đã được khởi
công xây dựng, cải tạo, nâng cấp và đến nay đã đi vào sử dụng, đã tạo ra những
thuận lợi trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày cho người dân: Các nhà văn hóa các
xã, nhà văn hóa các ấp, bê tông hóa đường làng ngõ xóm thuận tiện trong giao
thông, cứng hóa kênh mương, khơi thông dòng chảy để thúc đẩy sản xuất phát
triển… Được sự hỗ trợ xi măng làm đường từ nguồn ngân sách tỉnh, với phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các xã của huyện đã tích cực phát huy nội
lực thông qua các hình thức: huy động nhân dân đóng góp kinh phí, sức,lao động,
hiến đất, chặt cây, phá cổng rỡ tường rào mở rộng mặt đường theo quy hoạch và đề
án được phê duyệt. Tất cả tuyến đường xây dựng đều được kiểm tra, giám sát bởi
61

các Ban giám sát cộng,đồng nên chất lượng công trình được bảo đảm, tạo được sự
phấn khởi và đồng thuận trong nhân dân.
4.3.6 Sự tham,gia của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng, quản lý
tài nguyên
Trong,những năm qua, cùng với sự phát triển của các làng nghề, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, sự gia tăng dân số… đã làm vấn đề ô nhiễm môi trường
tỉnh nói chung, trên địa bàn huyện Cái Nước nói riêng trở nên nghiêm trọng. Ô
nhiễm môi trường nước do nguồn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt chưa qua
xử lý ra môi trường (vuông tôm, ao, hồ); ô nhiễm không khí do bụi; ô nhiễm do
nguồn rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất đổ ra ven các trục đường, cạnh các ao, hồ,
cánh đồng… Trước tình hình đó, UBND huyện quyết định đầu tư khu tập kết rác
thải tập tại thị trấn. Sau đó được Công ty Môi trường đô thị tập trung trở vào nhà
máy xử lý chất thải rắn Kiều Phương đóng tại địa bàn huyện.
4.4. Đánh giá các yếu tố ảnh,hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Cái Nƣớc
Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng nông thôn,mới trên địa bàn huyện Cái
Nước đã đạt được không ít kết quả tốt, tuy nhiên cũng có những khó khăn ảnh
hưởng đến việc xây dựng NTM. Đặc biệt có những khó khăn ảnh hưởng đến sự
tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại các xã

Bảng 4.8. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân trong XDNTM

STT Khó khăn, hạn chế Số ngƣời trả lời Tỷ lệ (%)


1. Trình độ dân trí 166 79
2. Ý thức người dân 148 70,5
3. Kinh tế gia đình 126 60,1
4. Kinh phí 116 55
5. Cơ chế, chính sách nhà nước 61 29
6. Cơ,sở hạ tầng 63 30
7. Trình độ cán bộ cơ sở 53 25
Tổng số khảo sát 210
62

Các yếu,tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô
hình nông thôn mới theo các mức độ khác nhau, có yếu tố ảnh hưởng nhiều, có yếu
tố ảnh hưởng ít. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự tham gia của
người dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn các xã:
4.4.1 Các yếu tố chủ quan
4.4.1.1. Trình độ dân trí
Trình độ dân trí là một trong những yếu tổ ảnh hưởng nhiều nhất đến sự
tham gia của,người dân. Công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông thôn gặp
nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân thấp, kiến thức về quản lý của cán bộ
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới còn chưa cao. Trong khi đó một phần tầng lớp
thanh niên trí thức nông thôn được đào tạo không muốn trở về gắn bó xây dựng
nông thôn. Ngoài ra, vai trò chủ đạo của người dân trong phát triển nông thôn chưa
được phát huy đúng mức, chưa được đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng như:
họp và trao đổi ý kiến, xây dựng và đề xuất dự án, tham gia xây dựng kế hoạch phát
triển, thực hiện vai trò theo dõi, giám sát cơ chế gắn kết các nỗ lực phát triển kinh tế
- xã hội tạo thành sức mạnh tổng hợp có tính bền vững. Một số hộ khi tham gia các
hoạt động trong mô hình nông thôn mới chỉ theo kinh nghiệm của bản thân chứ
không theo cơ sở khoa học. Ví dụ như khi họ tham gia vào việc lập kế hoạch và
triển khai thực hiện đều theo kinh nghiệm của họ, đa số các chủ hộ có trình độ văn
hóa và trình độ,chuyên môn thấp.
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của,ngƣời đƣợc khảo sát
Trình độ khảo sát Số ngƣời trả lời Tỷ lệ
Tiểu học 138 65,7
Trung học cơ sở 35 16,7
Trung học phổ thông 24 11,4
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 13 6,2
Tổng khảo sát 210 100
63

Qua Bảng 4.9 trên ta thấy số chủ hộ được học hết cấp 3 chỉ chiếm 11,4%, các
chủ hộ có trình độ chuyên môn TC, CĐ – ĐH chỉ chiếm 6,2% trong tổng số các hộ
điều tra. Qua đó cho ta thấy rằng, trình độ văn hóa ảnh hưởng đến khả năng hoàn
thành chỉ tiêu trong quá trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Trình độ
cao thì nhận thức cao, ý thức tham gia và chấp hành các quy định, cũng như khả
năng giải quyết vấn đề và đưa ra phương hướng hành động của địa phương sẽ hiệu
quả hơn so với những địa phương có trình độ văn hóa thấp. Do đó, một trong những
công việc quan trọng trong việc nâng cao khả năng tham gia của người dân và nâng
cao vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao trình độ văn
hóa cho các hộ dân để tiếp thu và tuyên truyền có hiệu quả.
4.4.1.2 Ý thức của ngƣời dân
Đây là yếu tố thứ hai được đa số người dân đánh giá là có ảnh hưởng tới sự
tham gia của họ trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn các xã.
Mô hình mới được xây dựng do vậy vẫn chưa có tác động lớn đến ý thức của nông
dân, một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của lãnh
đạo địa phương, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và của Nhà nước. Sự tham
gia của người dân ở các xã tuy đã có nhưng còn chưa cao, vẫn còn tâm lý chờ đợi từ
sự hỗ trợ của bên ngoài là phổ biến, chưa tạo cho người dân kiến thức và thói quen
trong quyết định và lựa chọn những việc thiết thực để phát triển cộng đồng. Theo
báo cáo của UBND 03 xã khảo sát trong quá trình xây dựng nông thôn mới thì gặp
nhiều khó khăn và nhất là sự thiếu ý thức của người dân một bộ phận người dân vẫn
còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của lãnh đạo địa phương, Ban quản lý
xây dựng nông thôn mới và của Nhà nước làm hưởng rất lớn đến công tác XDNTM
tại địa phương.
4.4.1.3 Kinh tế của hộ
Kinh tế hộ cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân trong việc tham gia vào các quá trình xây dưng nông thôn mới. Tùy thuộc vào
các công trình, mô hình... có thể mức đóng góp của người dân sẽ khác nhau. Đa số
người dân nông thôn đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng vì những lợi ích chung
64

của cộng đồng họ đã cố gắng đóng góp một phần vào những công việc chung của
ấp, xóm, cũng như của xã.

Bảng 4.10. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2017

Thu nhập bình quân


STT Xã
(triệu đồng/năm)
1. Hòa Mỹ 38,5
2. Hưng Mỹ 35
3. Phú Hưng 35

Mức thu nhập này mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Bên cạnh đó, mức
chênh lệch giữa các nhóm hộ giàu và nghèo ở các xã vẫn còn khá cao. Bộ mặt nông
thôn đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn có dáng dấp của một nền sản xuất nhỏ lẻ, phân
tán, chưa được quy hoạch, lực lượng lao động trẻ, khỏe có kỹ thuật vẫn còn xu hướng
rời xa quê hương, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, người dân chưa quen với việc sản xuất hàng
hóa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của người dân nông thôn vào
các phong trào của ấp, xóm trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới.
4.4.1.4 Kinh phí hoạt động hạn hẹp
Tổ chức hoạt động của Ban quản lý xây dựng nông thôn gặp nhiều khó khăn
do kinh phí dành cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới còn hạn hẹp, trong khi
các hoạt động đề ra lại tốn khá nhiều kinh phí. Những thành viên của Ban quản lý
xây dựng nông thôn mới cũng chỉ được trợ cấp một phần nhỏ, điều này cũng ảnh
hưởng đến sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân từng thành viên,
của cộng đồng trong công cuộc phát triển làng xã. Nguồn kinh phí Nhà nước, tỉnh,
huyện hỗ trợ chiếm 62,47% trong tổng số nguồn vốn chi cho các hoạt động xây
dựng mô hình nông thôn mới. Điều này tương đương với việc nguồn kinh phí mà
người dân đóng góp vẫn còn khá cao, khiến người dân khá dè dặt trong việc đóng
góp tiền của. Mặt khác, khi người dân tham gia vào Ban quản lý xây dựng nông
thôn mới, cũng như Ban phát triển ấp họ cũng không được hỗ trợ gì, làm giảm sự
nhiệt tình của họ.
65

4.4.2 Các yếu tố khách quan


4.4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
Vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng là kim chỉ nam để thực hiện thắng lợi
3 mục tiêu cốt yếu cho nông dân: Trở thành lực lượng lao động tiên tiến, là lực
lượng chính trị vững mạnh và phát triển mạnh mẽ, có những thay đổi về chất. Trước
hết, Nhà nước phải có chính sách phát triển nông thôn toàn diện, không phải chỉ tập
trung vào nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước phải hỗ trợ việc tăng cường năng lực
hơn nữa cho người dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn, xây dựng các
thể chế nông thôn dựa vào cộng đồng: HTX và các tổ chức dân sự, nghề nghiệp của
nông dân.
4.4.2.2 Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Nước ta nói chung và huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau nói riêng xây dựng NTM
trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp; chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản phẩm nhỏ bé, các cân đối nguồn lực còn
hạn hẹp, mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư thấp, chưa đủ tạo sức bật mới đối
với sản xuất và phát triển thị trường. Lĩnh vực xã hội tồn tại nhiều vấn đề bức xúc.
Cải cách hành chính tiến hành còn chậm. Ngoài những yếu tố chính đã nêu ở trên
thì còn có những khó khăn, hạn chế khác ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn các xã:
- Trình độ văn hóa và chuyên môn của cán bộ quản lý cấp cơ sở còn chưa
cao là một trong những khó khăn ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân vào việc
xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ
thấp, không có lòng nhiệt tình với công việc, không biết kết hợp với sức mạnh của
các đoàn thể làm cho công tác vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động đạt
kết quả không cao.
- Các đơn vị Tư vấn chưa tận tình, chủ động bố trí cán bộ chuyên trách
xuống hướng dẫn, giúp đỡ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trong việc định
hướng cho người dân và xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động của mô hình.
66

4.5. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và một số tác động của NTM ở
huyện Cái Nƣớc
Qua báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước về xây dựng nông thôn
mới, hiện,nay trên địa bàn huyện bình quân mỗi xã đạt 14 tiêu chí. Trong đó có 03
xã đạt NTM (Hòa Mỹ, Hưng Mỹ và Phú Hưng).
- Quy hoạch XDNTM: 10/10 xã
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Được tăng cường đầu tư xây dựng, nhất là giao
thông, thủy lợi, giáo dục,… góp phần phát triển kinh tế, từng bước làm thay đổi bộ
mặt nông thôn.
+ Về giao thông: Phương tiện đường bộ đã từng bước thay dần phương tiện
đường thủy, xe ô tô đã đến được 10/10 xã, xe gắn máy đến được hầu hết các ấp
trong huyện.
Tỷ lệ km,đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa 67 km (đạt
100%).
Tỷ lệ km đường trục ấp, liên ấp được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ giao thông vận tải, toàn huyện thực hiện được 235,7/368,6 km, đạt 63,9%.
+ Về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của huyện, chiều dài 1.108 km, trong đó
kênh cấp I: 15 kênh, chiều dài 300 km; kênh cấp 2: có 111 kênh, chiều dài 368,5
km; kênh cấp 3: 87 kênh, chiều dài 327 km; kênh nội đồng có 13 kênh, chiều dài
112 km, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
+ Điện: Lưới điện đã đến 10/10 xã, hộ sử dụng điện là 32.068, chiếm
99,92%. Trong đó, có 30.959 hộ có điện kế chính, chiếm 96,46%. Hộ sử dụng chia
hơi 1.109 hộ, chiếm 3,46%. Hộ không sử dụng điện 26 hộ, chiếm 0,08%.
+ Trường học: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học tiếp
tục được tăng cường, đáp ứng cơ bản cho hoạt động giáo dục và đào tạo.
+ Cơ sở vật,chất văn hóa: Trung tâm văn hóa – thể thao xã: xây dựng và đua
vào sử dụng: 04 trung tâm.
+ Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Huyện có 04 xã được quy hoạch
mạng lưới chợ nông thôn.
67

+ Thông tin và truyền thông: 10/10 xã đạt.


+ Nhà ở dân cư: 10/10 xã đạt.
+ Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người đều tăng hàng năm (năm 2012:
21,22 triệu đồng/người; năm 2013: 23,19 triệu đồng/người; năm 2014: 26,3 triệu
đồng/người; năm 2015: 31,5 triệu đồng/người; năm 2016: 33,5 triệu đồng/người),
có 7/10 xã đạt tiêu chí này.
+ Hộ nghèo: hiện có 4/10 xã đạt.
+ Lao đông,có việc làm: hiện toàn huyện có 83.467 người trong độ tuổi lao
động, trong đó có 77.540 người có việc làm thường xuyên, đạt 92,9% và có 10/10
xã đạt.
- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nghành nông nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân: Hiện có 9/10 xã đạt.
- Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:
+ Giáo dục và đào tạo: hiện 10/10 xã đạt.
+ Y tế: Có 10/10 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo Bộ tiêu chí mới. Đến nay
toàn huyện có 92.425 người tham gia BHYT, chiếm 66,64%, có 8/10 xã đạt.
+ Văn hóa: Thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa được quan
tâm thực hiện, hiện nay có 4/10 xã đạt.
+ Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm: hiện có 6/10 xã đạt.
- Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an niinh,
trật tự, xã hội.
+ Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: hiện có 10/10 xã đạt.
+ Quốc phòng và an ninh: hiện có 10/10 xã đạt.
4.6. Những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới
Song song với kết quả, thành tựu đạt được từ chương trình XD NTM thì vẫn
còn một số hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất: Việc sử dụng và ứng dụng Công nghệ thôn tin và ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào đời sống của người dân tại địa phương còn hạn chế, việc tra cứu sủ
68

dụng các ứng dụng truyền thôn như cổng thông tin điện tử, một cửa điện tử,… gặp
nhiều khó khăn.
Thứ hai: Việc xây dựng NTM tại ba xã của huyện Cái Nước đã mang lại
những chuyển biến tích cực cho cuộc sống người dân nông thôn cũng như nâng cao
chất lượng các dịch vụ công, tuy nhiên, hiện nay người dân chưa tiếp xúc và sử
dụng được nhiều các dịch vụ công đã được xây dựng trong chương trình xây dựng
NTM tại địa phương.
Thứ ba: Với sự hạn chế về trình độ của người dân nông thôn trong các lĩnh
vực đòi hỏi sự am hiểu về chuyên môn, về tiến bộ khoa học kỹ thuật đã phần nào
cản trở sự tham gia đóng góp của họ trong quá trình xây dựng NTM.
69

Chƣơng 5.
KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Xây dựng,NTM là chương trình mục tiêu quốc gia đang được đẩy mạnh triển
khai trên phạm vi cả nước. Mục đích của chương trình là huy động sức mạnh của cả
hệ thống chính,trị và toàn xã hội, trong đó người dân được xác định giữ vai trò chủ
thể, nhằm khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của người dân vào công cuộc xây
dựng nông thôn về kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi
chính đáng của người người dân. Từ thực tiễn phát triển nông thôn hiện nay, tôi rút
ra một số kết luận sau trong quá trình xây dựng NTM:
1. Nông,thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ
chức nông,thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều
kiện,hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng tiên tiến về mọi mặt. Xây dựng
NTM khác với các chương trình phát triển nông thôn trước kia về nhiều điểm, trong
đó nổi bật nhất là về cách tiếp cận. Nếu các chương trình khác tiếp cận từ trên
xuống, theo các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn để tổ chức thực hiện, vận hành
mang hơi hướng áp đặt thì xây dựng NTM tiếp cận từ dưới lên, xuất phát từ nhu cầu
của cộng đồng, với sự tham gia hoàn toàn, trực tiếp và chủ động của cộng động dân
cư ấp, xóm.
2. Xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cái Nước lấy người dân làm trọng tâm
và dựa vào nội lực của địa phương là chính, tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả
các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, sau hơn 3 năm thực hiện đã đạt những kế quả
đáng ghi nhận: hoàn thành cơ bản, sự tham gia của người dân chiếm ở mức trung
bình khoảng gần 40% ở tất cả các chỉ tiêu thực hiện. Trong quá trình thực hiện xây
dựng NTM, sự tham gia của người dân thể hiện qua sự tham gia các hoạt động trong
quá trình xây dựng NTM, từ nắm bắt thông tin, bàn bạc, thực hiện, kiểm tra, giám
sát, quản lý, khai thác sử dụng để hưởng lợi nhưng dựa trên một nguyên tắc dân
chủ, công khai, minh bạch. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít những người
hưởng lợi từ các công trình xây dựng NTM nhưng vẫn có tư tưởng thờ ơ, phó mặc
70

trách nhiệm cho cộng đồng, coi đây là việc của các cấp chính quyền địa phương.
Cán bộ ấp và các Ban phát triển ấp xây dựng NTM đóng vai trò quan,trọng trong
quá trình thực hiện, đứng ra huy động các nguồn lực khác nhau trong cộng đồng để
thực hiện xây dựng NTM, đồng thời là cầu nối giữa người dân với chính quyền cấp
trên và với các đơn vị khác, như đơn vị tư vấn, đơn vị chuyển giao tiến,bộ kỹ
thuật…
3. Có rất,nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân, trong đó có
cả yếu tố từ,người dân như: Trình độ học vấn, trình độ nhận thức, lợi ích/hưởng lợi,
điều kiện kinh,tế của người dân và yếu tố từ phía nhà nước như tổ chức cộng đồng,
quy chế hương ước, chính sách khuyến khích và thông tin tuyên truyền. Trong quá
trình xây dựng NTM trên địa bàn, vẫn còn một số khó khăn hạn chế sự tham gia của
người dân, trong đó có những khó khăn chung về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ
chế tài chính, cơ cấu lao động, việc làm; đồng thời có những khó khăn về trình độ
dân trí, năng lực tiểu ban xây dựng NTM… mà trong thời gian tới cần được khắc
phục để huy động tổng lực cho xây dựng NTM.
4. Cần áp dụng đồng bộ các giải pháp: Nâng cao trình độ nhận thức của
người dân trong cộng,đồng, nâng cao thu nhập; đảm bảo lợi ích cho người dân khi
tham gia xây dựng nông,thôn mới; tăng cường cơ chế dân chủ cơ sở; xây dựng tổ
chức đoàn thể vững mạnh; Hoàn thiện các quy chế, quy định, đảm bảo sự tham gia
của người dân; Nâng cao trình độ của cán bộ xã, ấp; Phát triển hệ thống thông tin
tuyên truyền.
5.2. Khuyến nghị
Chương trình xây dựng NTM đã trở thành chương trình mục tiêu,quốc gia,
được đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, một số cơ chế, chính sách đi kèm
vẫn chưa đồng bộ, trong đó nổi bật là cơ chế tài chính để xây dựng NTM thực sự trở
thành chương trình thu hút được sự đầu tư của toàn thể hệ thống chính trị, cần sửa
đổi hoặc ban hành hệ thống văn bản về tài chính thống nhất từ Trung ương đến địa
phương, có sự phân cấp rõ ràng. Lựa,chọn đơn vị tư vấn có năng lực, đội ngũ cán
bộ nhiệt tình để về giúp các địa phương. Hàng năm các địa phương phải được đánh
71

giá về tiến độ hoàn thành các công trình. Nếu địa phương nào hoàn thành dứt điểm
các công trình đã được đầu tư, hỗ trợ thì tiếp tục được thực hiện các công trình dự
kiến của các năm sau, nếu không hoàn thành đúng tiến độ thì sẽ bị loại ra khỏi danh
sách tham gia. Chương trình có thời gian khoảng 10 năm, sau giai đoạn 5 năm sẽ
được đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
* Các giải pháp,tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng
nông thôn mới
Vai trò chủ thể,của người dân trong xây dựng NTM được thể hiện là chủ thể
tích cực tham gia vào quá trình,xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM;
chủ động, sáng tạo trong xây,dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; trực
tiếp trong phát triển kinh tế và tổ,chức sản xuất CNH - HĐH nông nghiệp, nông
thôn; tích cực sáng tạo trọng xây,dựng và gìn giữ đời sống văn hóa - xã hội, môi
trường ở nông thôn; là nhân tố góp,phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị
- xã hội vững mạnh, bảo đảm ANTT,ở cơ sở. Xây dựng NTM xác định người dân là
chủ thể, vì thế, chỉ khi nào cán bộ cơ sở và người dân,hiểu đúng, hiểu rõ yêu cầu và
nội dung xây dựng NTM thì mới tạo ra tính,chủ động, tự giác tham gia và tham gia
một cách sáng tạo vào việc xây dựng NTM. Trên thực tế, người dân trên địa bàn
đang thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn đều có những đóng góp và tham
gia nhất định như được họp để thảo luận về mục tiêu, các hạng mục công trình;
tham gia góp ý cho các hoạt động của chương trình dự án và đặc biệt đều được vận
động để đóng góp bổ sung cho nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước xây dựng các
công trình. Thực chất, sự đóng góp và tham gia này còn ở mức độ thấp, là do: Các
hạng mục công trình chủ yếu đã được xác định trước (do cấp lãnh đạo địa phương
hoặc nhờ đơn vị tư vấn thực hiện) người dân chỉ được thông báo và thảo luận xem
khi thực hiện thì có những khó khăn gì, có ảnh hưởng đến việc giải phóng mặt bằng
và đền bù đất đai, nhà cửa hay không.. Nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng các công
trình là Nhà nước chỉ hỗ trợ, cộng đồng đóng góp do đó người dân luôn được quán
triệt trong các buổi hội họp, thảo luận để cân nhắc việc đóng góp ở mức độ nào, thời
gian và trình tự cho việc đóng góp. Tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện các công
72

trình. Trước đây, các hộ thường không được tham gia công tác giám sát thực hiện
các công trình do thường bị đánh giá là ít hoặc không am hiểu về xây dựng cơ bản
cũng như các vấn đề về khoa học công nghệ liện quan. Nếu có ý kiến góp ý thì cũng
bị bỏ qua hoặc không được giải thích một cách thỏa đáng.
Tham gia quản lý, khai thác và sử dụng công trình. Khác với trước đây, các
hộ chỉ khai thác sử dụng, còn vấn đề quản lý thuộc trách nhiệm của chính quyền địa
phương thì hiện nay, trong xây dựng NTM, vấn đề quản lý, khai thác và sử dụng
công trình gắn liền với nhau. Khả năng khai thác hiệu quả sử dụng công trình lâu
dài hay không phụ thuộc vào ý thức của người sử dụng. để người dân thực sự tham
gia vào chương trình xây dựng NTM, sự tham gia của họ phải được tham gia thực
hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, công trình được cộng đồng cho là bức
xúc nhất liên quan đến sản xuất và đời sống, tiếp theo đó là tất cả các quá trình thực
hiện xây dựng: kiểm tra, giám sát, quản lý, khai thác sử dụng… tất cả đều trên một
nguyên tắc: đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.
5.2.1. Nâng cao trình độ, nhận thức của ngƣời dân
Trong,sự phát triển của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng con
người luôn là,nhân tố quyết định mọi sự phát triển. Đối với nông thôn nước ta hiện
nay, việc quan,trọng nhất là đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Muốn vậy,
chúng ta cần quan tâm,tới việc nâng cao trình độ dân trí để người dân có thể nắm
bắt được những TBKT mới. Đồng thời, đây là,chủ trương của Đảng và Nhà nước ta,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH nông
nghiệp nông thôn. Muốn nâng cao trình độ của người dân một cách toàn diện và
mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thì cần đào tạo và trang bị các kiến
thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động của thôn, xóm. Các cán bộ từ thị xã đến xã và
cán bộ Ban quản lý cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ
KHKT tới bà con nhằm nâng cao trình độ của người dân trong sản xuất. Tổ chức
cho người dân được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh ở các
địa phương khác,trong và ngoài tỉnh. Khuyến khích người dân tự học hỏi lẫn nhau,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người dân cần phải có ý thức tự nâng cao,trình độ của
73

mình nhằm đưa các hoạt động đi theo đúng kế hoạch. Vì lợi ích của chính mình và
lợi ích của cộng đồng. Người dân nông thôn chủ yếu là nông dân, do vậy họ vẫn
còn tâm lý tự ti, thậm chí là ỷ lại, ngại va chạm hay né tránh các công việc chung
của ấp, xóm. Muốn thay đổi được nhận thức của người dân thì trước hết chúng ta
phải không ngừng tuyên truyền và vận động người dân, nói cho người dân hiểu
được mục tiêu chủ yếu của việc xây dựng NTM là làm tăng thu nhập, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho chính họ. Vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở, các tổ
chức xã hội Hội Phụ nữ, Đoàn,Thanh niên, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Hội
Cựu chiến binh..có tính chất quyết định, bổ xung và trợ giúp cho các cấp chính
quyền về tổ chức thực hiện, vận động nhân dân và nâng cao ý thức cộng đồng trong
phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tổ chức lồng ghép các chương
trình, phong trào của địa phương mình với chương trình xây dựng mô hình nông
thôn mới sẽ tăng cường được sự tham gia của người dân. Gắn việc bảo vệ môi
trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên; lồng ghép chương trình xây dựng làng văn
hóa, gia đình văn hóa với phong trào xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn.
Khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến, nói rõ nhu cầu và quan điểm
của họ trong các buổi họp thôn với mục tiêu 100% các hộ đều tham gia các hoạt
động. Nói cách khác, người dân cần phát huy hơn nữa tinh thần tham gia lập kế
hoạch, kiểm tra, giám sát của chính mình để cho các hoạt động được triển khai và
đạt kết quả tốt.
5.2.2. Nâng cao thu,nhập cho ngƣời dân
Để nâng cao khả năng tham gia và sự đóng góp của người dân,trong quá
trình xây dựng nông thôn mới, trước tiên cần nâng cao thu nhập cho các hộ nông
dân. Bằng các chính sách của nhà nước và của địa phương như chính sách về giải
quyết lao động việc làm nông thôn, đa dạng hóa các ngành nghề nông thôn, phát
triển nông nghiệp hàng hóa bền vững…tạo thêm nguồn thu nhập cho những người
dân…Khi nhu cầu thiết yếu được đáp ứng thì vấn đề quan tâm đến những việc cộng
đồng, địa phương mới được quan tâm. Thu nhập của những hộ nông dân trong
huyện hiện nay còn thấp, vì vậy mục tiêu nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế
74

luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, huyện cần có các chính sách phát triển khu vực
nông thôn, có sự phối hợp giữa chính người dân và chính quyền địa phương. Mở
rộng các làng nghề, các ngành nghề phụ ngoài sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu nông
thôn đang bị thay đổi, đất đai đang bị mất dần và người dân không mấy mặn mà với
sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, một lượng lớn người nông dân không có việc làm.
Mặc dù hàng tháng đã có những phiên mở giới thiệu việc làm, nhưng vẫn còn một
lượng lớn nông dân không có việc hoặc việc làm chỉ tạm thời mà không bền vững.
Một giải pháp hữu hiệu hơn cần được thực hiện là mở các lớp đào tạo nghề, tạo
nghề và tìm kiếm việc làm mới và những việc làm mang tính thời vụ cho các hộ
nông dân. Các nghề được đào tạo phải phù hợp với nhu cầu nền kinh tế của huyện
và tạo ra được nhiều việc làm cho hộ nông dân. Ví dụ, mở các ngành nghề dịch vụ,
ngành nghề truyền thống, gia công các hàng công nghiệp tại gia…
5.2.3. Tăng cƣờng cơ chế dân chủ cơ sở
Vấn đề dân chủ luôn được coi trọng và nâng cao, đặc biệt trong cơ chế mở và
thông tin thị trường hiện nay. Trong công tác xây dựng nông thôn mới, người hưởng
lợi trực tiếp là người dân, muốn vai trò của người dân gắn với trách nhiệm của công
tác cộng đồng cao thì vấn đề dân chủ cần được coi trọng và nâng cao. Dân chủ ở
đây được thể hiện ở thông tin minh bạch về chế độ, tài chính, hưởng lợi, các khoản
đóng góp, chi tiêu…Bên cạnh đó, người dân cần được phát huy tối đa tiếng nói của
người dân, cần phải tôn trọng và phát huy ý kiến của người dân trong việc thực hiện
các vấn đề của chính họ. Người dân đưa ra các vấn đề trong quá trình xây dựng, đưa
ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp, sau khi đưa ra các giải pháp thì người dân
chính là những người thực hiện, sau quá trình thực hiện thì họ chính là người sử
dụng và khai thác, một yếu tố không thể thiếu đó chính là người dân chính là những
người giám sát tất cả các quá trình. Cơ chế dân chủ là cơ chế người dân có thể nói
lên tiếng nói của mình trong quá trình thực hiện các vấn đề liên quan đến họ. Vì
vậy, chính quyền cần tạo điều kiện tối đa để người dân có thể phát huy tính dân chủ
và tạo ra cơ chế dân chủ trong quá trình thực hiện. Tính dân chủ phải có cơ chế
thông thoáng và người dân tự thực hiện và giám sát từ trên xuống dưới.
75

5.2.4. Xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh


Chương trình nông thôn mới nó là sự tổng hợp của nhiều chương trình dự án.
Vì vậy có rất nhiều tổ chức đoàn thể ở các vùng nông thôn, các xã cùng tham gia
vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Một tổ chức đoàn thể vững mạnh khi mà có
sự thống nhất đoàn kết trong quá trình thực hiện, sử dụng khai thác và giám sát…Vì
vậy, nên có một cơ chế thống nhất về tính đoàn kết giữa các tổ chức. Chính quyền
cần đứng ra tổ chức về mối liênkết giữa các tổ chức, thống nhất sự nhất trí giữa các
tổ chức và cùng xây dựng nông thôn mới. Có sự trao đổi, giao lưu giữa các tổ chức,
đặc biệt là giữa doanh nghiệp tài trợ và người dân, giữa chính quyền và người dân,
giữa các tổ chức đoàn thể với nhau và giữa chính những người được hưởng lợi là
người dân…
5.2.5. Phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền
Giải pháp quan trọng trong việc giúp người dân có các thông tin chính thống
về nông thôn mới và quá trình thực hiện nông thôn mới. Hiện nay các thông tin đến
với các hộ dân chủ yếu qua bạn bè và người thân. Hệ thống thông tin của các ấp/xã
phục vụ nhiều trong tuyên truyền các thông tin về y tế. Các thông tin về nông thôn
cần được cập nhật hàng ngày và có các cuộc họp thôn để tuyên truyền. Cải tiến hệ
thống thông tin tuyên truyền nên được thực hiện bởi chính quyền địa phương, cụ thể
là các ấp và xã kết hợp với người dân trên địa bàn. Các nội dung tuyên truyền sẽ
được thực hiện bởi các xã và huyện, trong khi đó hệ thống cơ sở vật chất sẽ được
thực hiện bởi chính quyền địa phương. Bên cạnh đó khuyến khích tuyền truyền qua
nhiều kênh khác nhau, chính thức hoặc không chính thức, nhằm nâng cao tính quan
trọng của việc xây dựng nông thôn mới, nâng cao vai trò của người dân trong quá
trình thực hiện.
5.3. Hạn chế của đề tài
Vì điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu, kinh
nghiệm nên tác giả chỉ thu thập những thông tin, dữ liệu thông qua nghiên cứu các
văn bản, báo cáo của các cơ quan liên quan và khảo sát thực tế tại địa phương là
chính. Việc tiếp cận các tài liệu và các công trình nghiên cứu của các tác giả khác
76

về chủ đề có liên quan chưa được nhiều. Phiếu khảo sát được thực hiện theo cách
thuận tiện và chưa thể tiến hành khảo sát trên diện rộng nên còn thiếu tính,đại diện
cho khu vực khảo sát./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày
05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
Báo cáo số: 15 /BC-BCĐ-VPĐP, Kết quả 05 năm thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới; Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm giai đoạn 2016
– 2020, ngày 26 tháng 4 năm 2016.
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới.

Quyết định số 342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vê việc Sửa đổi một
số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc
Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 07/4/2017 của UBND tỉnh Cà Mau về
việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND tỉnh Cà Mau về
việc ban hành Bộ tiêu chí về xã Đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau
giai đoạn 2017-2020;
Hướng dẫn số 03/HD-BCĐ ngày 24/5/2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện các
Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh Cà Mau về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ
sơ xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn
2016-2020;
2/ Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Anh
A Background Paper, 2007. “Using Monitoring and Evaluation to Enhance
Development Results”.Hanoi: Third International Roundtable on Managing for
Development Results.
Blaine Worthen, James Sanders & Jody Fitzpatrick, 1997. Program Evaluation:
Alternative Approaches &Practical Guidelines. New York: Longman Publishers.
Guerrero, R. Pablo, 1999. “Evaluation Capacity Development: Comparative
Insights from Colombia, China, and Indonesia” in Richard Boyle and Donald Lemaire,
eds., Building Effective Evaluation Capacity: Lessons from Practice. New Brunswick, NJ.:
Transaction Publishers.
Hatry, Harry P., 1999. Performance Measurement: Getting Results. Washington,
DC: The Urban Institute Press.
Hosn, Wafa A. and Wassim Hammoud (2009), Indicators on Rural Development
and Agriculture Household Income, United Nations: Economic and Social Council. IFAD,
2002.“A Guide for Project M&E: Managing for Impact in Rural Development”, Rome:
IFAD. (or: http://www.ifad.org/evaluation/guide/)
International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies, 2002. Handbook
for Monitoring and Evaluation. Switzerland. (or:
http://www.ifrc.org/docs/evaluations/handbook.pdf)
Irene Guijt, 2009.“Monitoring and Evaluation Framework for the Rural Territorial
Dynamics Program”,Rimisp–Centro Latinoamericano para el Desarrollo Rural, Programa
Dinámicas Territoriales Rurales (Documento de Trabajo N°29), Santiago de Chile. Keith
Mackay, 2007. How to Build M&E Systems to Support Better Government. Washington,
DC: The World Bank. (or: http://www.oecd.org/dataoecd/43/34/39413124.pdf)
Kusek, Jody Z. & Ray C. Rist, 2001, “Building a performance-based monitoring
and evaluation system: The challenges facing developing countries”. Evaluation Journal of
Australasia, Vol. 1 (No. 2), 14–23. (or: http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/PNABY215.pdf)
Kusek, Jody Z. & Ray C. Rist, 2002. “Building Results-Based Monitoring and
Evaluation Systems: Assessing Developing Countries Readiness”. Washington,DC: The
World Bank.
Kusek, Jody Z. & Ray C. Rist, 2004. Ten Steps to a Results-Based Monitoring &
Evaluation System. Washington, DC: The World Bank.
Mark Schacter, 2000. “Sub-Saharan Africa: Lessons from Experience in
Supporting Sound Governance”, Washington, DC: World Bank Operations Evaluation
Department, ECD Working Paper Series, No. 7.
OECD, 2001.“Evaluation Feedback for Effective Learning and Accountability”,
Paris: OECD/DAC
Richard Allen & Daniel Tommasi, 2001. Managing Public Expenditure - A
Reference Book for Transition Countries, Paris: OECD [p.20]. Setsuko Yamazaki, 2010.
Công bố kết quả khảo sát nghèo đô thị của Việt Nam, UNDP. (or:
http://www.undp.org.vn/detail/newsroom/news-details/?contentId=3761&languageId=4)
Schiavo-Campo, Salvatore, 1999. Performmance in the Public Sector, Asian
Journal of Political Science 7 (2): 75-87.
Các webside:
https://tailieu.vn/
http://luanvan.net.vn/default.aspx
http://nongthonmoi.net/default.aspx
https://123doc.org/trang-chu.htm
https://vietnamnet.vn/
http://mattran.org.vn/
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA (BẢNG HỎI)
Về việc tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng mô hình
nông thôn mới tại 3 xã nông thôn mới, huyện Cái Nƣớc, tỉnh Cà Mau

Tên người phỏng vấn:……………………….


Thời gian phỏng vấn: Ngày…….. tháng…………năm…………
I. Thông tin về hộ điều tra
1.1 Thông tin về người được phỏng vấn
1. Họ và tên chủ hộ:…………………………………………
Nam/nữ: …………….Tuổi:…….
2. Địa chỉ:…………………… Số điện thoại:………………………..
3. Trình độ văn hóa:
Cấp 1 Cấp 3
□ Cấp 2
4. Trình độ chuyên môn
Chưa qua đào tạo Cao đẳng – Đại học
Sơ cấp, trung cấp
1.2 Thông tin về hộ gia đình
5. Đặc điểm kinh tế của hộ
Giàu Trung bình
Khá Nghèo
6. Số nhân khẩu của hộ:…………
Số lao động nông nghiệp:........nam……….nữ.
7. Nghề nghiệp của hộ:
□ Trồng trọt Nghề tiểu thủ công nghiệp
□ Chăn nuôi Nghề phi nông nghiệp
□ Nuôi trồng thủy sản Dịch vụ
8. Mức thu nhập bình quân /tháng:……………..triệu đồng/hộ.
9. Thông tin về các thành viên trong gia đình
Quan hệ với Trình độ Nghề
TT Tên Tuổi
chủ hộ Văn hóa nghiệp
1
2
3
4
5
6
7
II. Sự tham gia của ngƣời dân vào việc lập kế hoạch và xây dựng nông thôn mới.
10. Ông bà đã tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển ấp, xã lần nào chưa?
□ Đã tham gia
Chưa tham gia
11. Nếu có thì tại sao ông bà lại tham gia?
□ Trưởng ấp cử đi Vì mục tiêu cá nhân
□ Được người dân trong ấp cử đi Khác
□ Tự nguyện tham gia
12. Nếu không, tại sao?
□ Không quan tâm Không có thời gian
□ Không được chọn Khác
Sự tham gia của người dân trong các cuộc họp ấp
13. Số lần ấp tổ chức họp về chương trình xây dựng nông thôn mới?
…………….ngày/tuần/tháng.
14. Tỷ lệ các hộ tham gia các cuộc họp về chương trình nông thôn mới?
Khoảng……..………..%.
15. Ông bà đã tham gia cuộc họp về chương trình nông thôn mới bao nhiêu lần?
□ Chưa tham gia lần nào Tham gia thường xuyên
□ Thỉnh thoảng có tham gia
16. Trong ấp có khoảng bao nhiêu người đồng tình với quyết định về nội dung chương
trình nông thôn mới?
Khoảng………..…………..%.
III. Sự tham gia của ngƣời dân trong các cuộc hoạt động phát triển ấp
17. Các hoạt động trong chương trình phát triển nông thôn mới có được đưa ra bàn bạc,
thảo luận công khai ở các cuộc họp không?
□ Có Không
18. Có khó khăn gì khi ông (bà) tham gia vào xây dựng mô hình nông thôn mới?
……………………………………………………………………………..............................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................
19. Gia đình có đăng ký tham gia phong trào sản xuất kinh doanh giỏi không ?
□ Có Không
20. Nếu có thì gia đình đăng ký thi đua ở cấp nào?
Trung ương Cấp tỉnh
Cấp huyện Cấp xã
Sự tham gia của người dân trong các hoạt động cụ thể
21. Gia đình tham gia đóp góp vào từng hoạt động như thế nào?
Tham gia lao động
Hoạt động Số tiền đóng góp

-Thực hiện mô hình sản xuất


+ Mô hình sản xuất lúa tôm
+ Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Mô hình dự án hoa, cây cảnh
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Xây dựng nhà làm việc, nhà văn hóa ấp
+ Cải tạo kênh gạch
+ Xây dựng nhà sinh hoạt
+ Cải tạo đường GTNT thôn
+ Cải tạo và nâng cấp trường mầm non
- Tham gia Đội VSMT
22. Gia đình tham gia đóng góp trong việc huy động nội lực của ấp theo phương thức nào?
□ Theo nhân khẩu Theo lao động
□ Theo hộ gia đình Theo nghề nghiệp
23. Đóng góp của gia đình mình cho chương trình được huy động từ nguồn nào?
□ Nguyên liệu sẵn có Công lao động gia đình
□ Thu nhập gia đình Khác
24. Vấn đề ông (bà) muốn giải quyết khi tham gia vào mô hình nông thôn mới là gì?
Thiếu kỹ thuật, kiến thức sản xuất Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Khó khăn về kinh tế Muốn Nhà nước trợ cấp

Sự tham gia giám sát của người dân


25. Ông (bà) có tham gia giám sát các hoạt động của ấp không?

Có Không

26. Nếu không thì tại sao?


□ ấp đã bầu ra Ban giám sát Không quan tâm
Đã có Ban giám sát từ bên ngoài
27. Theo ông (bà) cách giám sát nào là hiệu quả nhất?
□ Người dân tự tham gia giám sát Thuê giám sát từ bên ngoài
□ Thành lập Ban giám sát Không quan tâm
Quản lý và bàn giao để đưa vào sử dụng
28. Ông (bà) có tham gia vào hoạt động quản lý không?
□ Có Không
29. Ông (bà) có biết ai tham gia hoạt động quản lý trên không?
□ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
□ Các bên liên quan Toàn thể người dân
N Người dân và các bên liên quan
30. Ông (bà) có tham gia họp ấp về việc công khai tài chính không?
□ Có Không
31. Nếu không, tại sao?
□ Không được mời tham dự Không công khai
□ Không quan tâm
IV. Hiệu quả từ việc xây dựng mô hình nông thôn mới
32. Thu nhập của gia đình có tăng sau hoạt động nông thôn mới không?
Có Không
33. Tác động của việc xây dựng mô hình nông thôn mới đến thu nhập của người dân?
□ Sản xuất tăng
□ Thêm ngành nghề TTCN Không có tác động gì
34. Tác động của dự án đến môi trường?
□ Tăng ô nhiễm môi trường Giảm ô nhiễm môi trường
□ Không có tác động gì
35. Gia đình tham gia vào việc thực hiện các mô hình sản xuất vì lý do gì?

Tăng năng suất cây trồng Tăng thu nhập cho gia đình

□ Tăng độ phì của đất Do được hỗ trợ


36. Lý do gia đình tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng?
□ Vì lợi ích của bản thân Bảo vệ môi trường xung quanh
Do yêu cầu của ấp
37. Vì sao gia đình tham gia vào Đội VSMT?
Bảo vệ môi trường xung quanh Do yêu cầu của ấp
V. Một số đánh giá chung của ngƣời dân
38. Việc thực hiện kế hoạch có xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân?
□ Có Không
39. Các hoạt động trên muốn thực hiện tốt theo ông (bà) cần làm gì?
□ Do dân tự làm Thuê bên ngoài
□ Cần sự giúp đỡ của các ban ngành
□ Kết hợp giữa người dân và hỗ trợ bên ngoài
40. Cách thực hiện kế hoạch có phù hợp với điều kiện của địa phương, gia đình không?
Phù hợp Chưa phù hợp
41. Nếu chưa phù hợp thì tại sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
42. Để chương trình nông thôn mới phát triển thì cần phải làm gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………4
3. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
THÔNG TIN VỀ BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Người phỏng vấn:……………………..
Người được phỏng vấn:……………….
Chức vụ người được phỏng vấn trong Ban quản lý xây dựng nông thôn mới:
……………….……………………….
1. Ban quản lý XDNTM được thành lập do?
□ Quyết định của xã, huyện, tỉnh Người dân bầu lên
□ Tự nguyện tham gia Không biết
2. Số thành viên tham gia Ban quản lý?
…………….thành viên.
3. Sự hoạt động của Ban quản lý là do?
□ Có thu nhập Vì lợi ích của dân
□ Khác
4. Những hoạt động chủ yếu của Ban quản lý là gì?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
5. Phương thức huy động vốn của Ban quản lý?
………………………………………………………………………………………………

You might also like