You are on page 1of 2

Đề 2: Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.

Bài làm.

"An toàn là bạn, tai nạn là thù” Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả,
tấp nập khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến hiện đại. Với một nước di
chuyển chủ yếu bằng xe máy như Việt Nam chúng ta, thì mũ bảo hiểm là vật dụng
không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Mặc dù là một đồ dùng phổ biến, có lẽ ít ai biết được nguồn gốc của mũ bảo
hiểm. Thực chất, mũ bảo hiểm đã xuất hiện từ rất lâu rồi, khoảng hơn 1000 năm
trước. Chiếc mũ bảo hiểm ban đầu được làm bằng da, sau nhiều lần cải biến
chuyển sang kim loại và sắt. Ngày trước, mũ bảo hiểm chủ yếu dùng cho những
người lính, chiến sĩ. Năm 1200, mũ chuyển sang hoàn toàn làm bằng sắt, che kín
cổ theo phong cách xưa. Sau nhiều quá trình thay đổi cho phù hợp, chiếc mũ bảo
hiểm ngày nay được thiết kế nhỏ gọn và thích hợp hơn.

Cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ có ba phần là vỏ ngoài, lớp
lót trong và các phụ kiện đi kèm theo như quai mũ, kính chắn gió. Vỏ mũ được làm
từ vật liệu nguyên sinh như nhựa tổng hợp và có độ bền cao. Chúng được làm gia
công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Bên trong lớp vỏ là một
lớp lót làm từ loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao. Nhờ vậy mà mũ không bị ảnh
hưởng nhiều khi có tác động lực mạnh. Phần trong của mũ được thiết kế những khe
thông gió. Chúng được thiết kế một cách khoa học giúp cho người tham gia giao
thông cảm thấy thoải mái khi đội mũ. Phần trước của mũ có mui chắn giúp cản trở
bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt khỏi khói bụi ngoài đường và vẫn giúp cho người
đội có thể quan sát được đường trong quá trình di chuyển.

Phía dưới của mũ bảo hiểm chính là quai mũ giúp cố định mũ trên đầu. Quai
mũ có thể điều chỉnh sao cho vừa vặn với đầu của người đội. Khi đội mũ không
nên để quai quá rộng nhưng cũng không nên cài quá chặt. Quai mũ thường được
làm bằng dây dù vừa rẻ lại vừa bền. Một số loại mũ sử dụng dây da cao cấp hơn.
Phần quai mũ được chia ra làm hai phần có thể gắn vào hoặc tháo ra nhờ một cái
nắp cài giống như nắp cặp của học sinh. Có một miếng cao su hay nhựa dẻo được
gắn trên sợi dây có thể di động được sao cho vừa vặn với phần cằm. Bên cạnh đó,
trên sợi dây cũng có một khớp nối để người sử dụng tùy chỉnh sao cho sợi dây sau
khi cài ôm vừa vặn lấy đầu. Khi đội mũ, chỉ cần đặt mũ lên đầu rồi cài quai lại là
xong.

Đặc biệt, mũ bảo hiểm còn có công dụng vô cùng quan trọng với mỗi chúng
ta. Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta. Như tất cả đều biết thì phần
đầu là phần cơ quan trọng yếu rất dễ bị tổn thương. Với lớp vỏ cứng, mũ giúp giảm
sự va đập mạnh của các đồ vật hay do ngã xuống đường, từ đó làm giảm nguy cơ
bị tai nạn vùng đầu, chấn thương sọ não. Từ ngày sử dụng mũ bảo hiểm thì tỉ lệ tử
vong do bị tổn thương vùng đầu cũng đã giảm đi đáng kể. Đồng thời, mũ bảo hiểm
với kiểu dáng và màu sắc đa dạng cũng khá là hợp thời trang.

Chúng ta cần có cách sử dụng và bảo quản mũ cẩn thận. Khi đội mũ cần
chỉnh dây cài cho phù hợp với kích thước của đầu để mũ không quá chật cũng
không quá lỏng. Tránh để mũ va đập nhiều làm giảm chất lượng của mũ và sử
dụng nước khử mùi để giặt miếng lót bên trong. Không nên đội chung mũ với
người lạ đặc biệt là người có bệnh về da đầu để đảm bảo an toàn. Những chiếc mũ
có bộ phận dây cài bị hỏng, lớp mút bên trong đã không còn đàn hồi tốt cũng
không nên “tận dụng xài tạm”, đối phó…Hàng ngày, sau khi đội, nên để mũ ở
những nơi thoáng mát hoặc đem phơi nắng để hong khô, giết chết vi khuẩn gây các
bệnh nấm da đầu.

Các nhà sản xuất khuyên rằng: Khi sử dụng được năm năm, dù nón vẫn còn
sử dụng được vẫn nên đổi mũ mới để đảm bảo tốt nhất sự an toàn của chính bản
thân. Đúng như tên gọi của nó, mũ bảo hiểm có chức năng bảo vệ phần đầu – bộ
phận rất quan trọng trên cơ thể người. Khi tham gia giao thông, đôi khi con người
sẽ không thể kiểm soát tay lái hoặc vô tình bị gây tai nạn, vì vậy cần phải đội mũ
bảo hiểm để hạn chế những va đập mạnh ảnh hưởng đến vùng đầu, vùng cổ.

Sự phát triển không ngừng như hiện tại của xã hội, các phương tiện giao
thông cũng đa dạng hơn rất nhiều, ở nhiều nước ô tô là phương tiện di chuyển chủ
yếu. Tuy nhiên, tầm quan trọng của mũ bảo hiểm chưa bao giờ bị mất đi, thậm chí
còn trở nên vô cùng cần thiết. Trong Bộ luật Giao thông cũng đã xuất hiện điều lệ
người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm cho thấy tầm quan trọng của mũ
bảo hiểm trong cuộc sống. Mũ bảo hiểm thực sự là người bạn thân thiết cho những
ai tham gia giao thông để có thể bảo vệ chính tính mạng của chúng ta. " Hãy đội
mũ bảo hiểm vì một xã hội văn minh , tốt đẹp ".

You might also like