You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHI TIẾT - CUỐI HKI

MÔN: LỊCH SỬ 6

I. ĐÔNG NAM Á TỪ SƠ KÌ ĐẾN CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN


1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Khu vực Đông Nam Á nối liền 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa
- Đông Nam Á được coi là cái nôi của nền văn minh lúa nước và quê hương của nhiều cây gia vị,
hương liệu nổi tiếng.
2. Các giai đoạn phát triển chính
Quốc gia sơ kì Quốc gia phong kiến
Thời gian
- Thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII - Thế kỉ VII đến thế kỉ X
ra đời
- Sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước - Lấy nòng cốt là bộ tộc đông và
Cơ sở và 1 số nghề thủ công. phát triển nhất
hình thành - Hoạt động giao lưu kinh tế - văn hóa với
Trung Quốc, Ấn Độ.
Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam,… Pa-gan, Chân Lạp,…
tiêu biểu

3. Kinh tế, văn hóa Đông Nam Á thời sơ kì và phong kiến

Lĩnh vực Thành tựu


- Nông nghiệp trồng lúa nước.
Kinh tế - Thủ công nghiệp: luyện kim, dệt, làm gốm…
- Thương mại đường biển.
- Tín ngưỡng bản địa: thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa, tín ngưỡng phồn thực.
- Tôn giáo được du nhập: Ấn Độ giáo, Phật giáo.
Văn hóa - Chữ viết: tạo ra chữ riêng trên cơ sở chữ Ấn Độ và Trung Quốc.
- Văn học: ảnh hưởng nhiều từ văn học Ấn Độ, Trung Quốc.
- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng đậm nét của Ấn Độ giáo và Phật giáo.

 Tác động của giao lưu thương mại đến kinh tế, văn hóa Đông Nam Á:
- Kinh tế:
+ Thúc đẩy kinh tế ở Đông Nam Á phát triển.
+ Nhiều thương cảng sầm uất xuất hiện như Óc Eo (Phù Nam), Đại Chiêm (Chăm-pa), …
- Văn hóa:
Tiếp thu các thành tựu văn hóa nước ngoài như tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc,… để làm
đa dạng, phong phú nền văn hóa của khu vực. Ví dụ: kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Ấn Độ giáo và Phật giáo như Ăng-co-vát, tháp Chăm,…
II. NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC

1. Sự ra đời nước Văn Lang – Âu Lạc


Nước Văn Lang Nước Âu Lạc
Hoàn - 3 yếu tố dẫn đến sự ra đời nước Văn Lang: - Quân Tần tấn công nước Văn Lang.
cảnh + Sự phân hóa xã hội cuối thời nguyên thủy. - Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc
ra đời + Nhu cầu cùng làm thủy lợi. Việt đánh bại quân Tần xâm lược.
+ Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.  Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua,
 Thế kỉ VII TCN, nước Văn Lang ra đời. gọi là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc.
Kinh đô Phong Châu (Việt Trì - Phú Thọ) Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
Phạm vi Lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Lãnh thổ mở rộng hơn so với nước Văn Lang.
lãnh thổ Trung Bộ nước ta hiện nay.
Tổ chức nhà nước giống nhau
Điểm
giống
nhau

Điểm - Đứng đầu là Hùng Vương. - Đứng đầu là An Dương Vương.


khác - Kinh đô là Phong Châu (Phú Thọ). - Kinh đô là Cổ Loa (Hà Nội).
nhau - Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, quân
đội hùng mạnh, vua có quyền cao hơn
nước Văn Lang.

2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc
Đời sống vật chất Đời sống tinh thần

- Kinh tế: trồng lúa nước, luyện kim. - Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên và các thần tự nhiên.
- Cư trú: nhà sàn - Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, làm
- Thức ăn: gạo nếp, gạo tẻ, cá, rau,… bánh chưng bánh giầy
- Trang phục: Nam đóng khố; nữ mặc váy, yếm.

 Đặc điểm đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:
-Đời sống phong phú, đa dạng.
-Mang dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp.
-Còn phụ thuộc vào thiên nhiên.
 Ý nghĩa những thành tựu đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:
- Tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
- Góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Việt Nam.

You might also like