You are on page 1of 4

Chuyển giao tài liệu Hóa học

BỘ 20 ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT VÀ NÂNG CAO


ÔN THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút – Mã đề 002

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;
P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65.

Câu 1: Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. HCl. B. KNO3. C. MgCl2. D. NaCl.
Câu 2: Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaOH và Na2CO3. B. Cu(NO3)2 và H2SO4.
C. CuSO4 và NaOH. D. FeCl3 và NaNO3.
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng với nước sinh ra khí H2?
A. K2O. B. Ca. C. CaO. D. Na2O.
Câu 4: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. NaCl và Ca(OH)2. B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. Na2CO3 và HCl.
Câu 5: Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy,
sợi. Công thức của natri cacbonat là
A. MgCO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. CaCO3.
Câu 6: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Ag+. B. Cu2+. C. Fe2+. D. Au3+.
Câu 7: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozơ axetat, visco, nilon-6,6?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 8: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?
A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH. B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH. D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.
Câu 9: Chất nào sau đây tác dụng với dd NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. HCl. B. Na2SO4. C. K2SO4. D. KNO3.
Câu 10: Công thức axit stearic là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C17H35COOH. D. HCOOH.
Câu 11: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: CO2, SO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một
cách có hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. CaCl2.
Câu 12: Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí oxi là
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. Al(NO3)3.
Câu 13: Axit amino axetic tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaCl. C. HCl. D. Na2SO4.
Câu 14: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là
A. 5. B. 12. C. 11. D. 22.

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 1


Chuyển giao tài liệu Hóa học

Câu 15: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là


A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.
Câu 16: Công thức hóa học của sắt(II) sunfat là
A. FeCl2. B. Fe(OH)3. C. FeSO4. D. Fe2O3.
Câu 17: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol metylic?
A. HCOOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 18: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại
nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe.
Câu 19: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?
A. Al. B. K. C. Ag. D. Fe.
Câu 20: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để
giảm sưng tấy?
A. Vôi tôi. B. Giấm ăn. C. Nước. D. Muối ăn.
Câu 21: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được m gam glucozơ. Giá trị m là
A. 54. B. 27. C. 72. D. 36.
Câu 22: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa
đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
Câu 23: Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl
dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là
A. 7. B. 11. C. 5. D. 9.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Poliacrylonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.
D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.
Câu 25: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là
A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. D. fructozơ, saccarozơ và tinh bột.
Câu 26: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dd H2SO4 10%, thu được
2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 101,48 gam. B. 101,68 gam. C. 97,80 gam. D. 88,20 gam.
Câu 27: Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có
phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 6.
Câu 28: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tác dụng
với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)2 và KNO3. D. Fe(NO3)3 và KNO3.
Câu 29: Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X ⎯⎯ → Y + CO2;
0
t

(b) Y + H2O ⎯⎯ → Z;

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 2


Chuyển giao tài liệu Hóa học

(c) T + Z ⎯⎯ → R + X + H2O;
(d) 2T + Z ⎯⎯ → Q + X + 2H2O.
Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. KOH, K2CO3. B. Ba(OH)2, KHCO3. C. KHCO3, Ba(OH)2. D. K2CO3, KOH.
Câu 30: Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra
phản ứng cộng H2) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hidrocacbon) có tỉ khối so với H2 là
14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,08. C. 0,04. D. 0,1.
Câu 31: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Lấy vào hai ống nghiệm, mỗi ống một ít phenol.
Bước 2: Thêm vào 1 – 2 mL H2O vào ống nghiệm thứ 1, 2 mL dung dịch NaOH đặc vào ống thứ
2. Lắc đều cả hai ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2: Cả hai ống nghiệm mẩu phenol tan hết.
(b) Sau bước 2: Trong ống thứ nhất, mẫu phenol hầu như không thay đổi. Trong ống thứ hai,
mẩu phenol tan hết.
(c) Thí nghiệm trên chứng tỏ phenol có tính axit. Tính axit của phenol rất yếu: dung dịch phenol
không làm đổi màu quỳ tím.
(d) Thí nghiệm trên chứng tỏ nhóm –OH ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của vòng benzen.
(e) Phenol hầu như không tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và etanol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y có tỉ lệ mol tương ứng là 3: 2: 1. Đốt
cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và 35,64 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ
với 120 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp chỉ chứa hai muối. Khối
lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là
A. 12,87. B. 12,48. C. 32,46. D. 8,61.
Câu 33: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,3M và NaCl 1M (điện cực trơ, màng ngăn
xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước)
với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối
lượng giảm 9,56 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là
A. 27020. B. 30880. C. 34740. D. 28950.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(b) Muối đinatri glutamat là thành phần chính của mì chính (bột ngọt).
(c) Tơ nilon-6,6 được dùng dệt vải may mặc, bện dây dù, đan lưới.
(d) Xenlulozơ điaxetat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.
(f) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 35: Cho X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối
amoni của đipeptit. Cho 8,91 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dd NaOH, thu
được sản phẩm hữu cơ gồm 0,05 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và
không là đồng phân của nhau) và m gam hai muối. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 3


Chuyển giao tài liệu Hóa học

A. 9,0. B. 8,5. C. 10,0. D. 8,0.


Câu 36: Cho 10,08 lít khí CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và K2CO3 0,8M thu được
dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem
nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 146,88. B. 215,73. C. 50,49. D. 65,01.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
(b) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
(c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.
(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(f) Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 38: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được
hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dd NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672
lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dd H2SO4
(đặc, nóng), thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (đktc). Biết
SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,28. B. 8,04. C. 6,96. D. 6,80.
Câu 39: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 2NaOH ⎯⎯ → Y + 2Z
(2) F + 2NaOH ⎯⎯ → Z + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo
thành từ axit cacboxylic và ancol.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở.
(b) Chất Y tác dụng với dung dịch HCl sinh ra axit axetic.
(c) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.
(e) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 40: Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ
axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,0 mol CO2. Xà phòng
hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có
cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và 26,96 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với
kim loại Na dư, thu được 0,2 mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 0,2 mol
CO2. Khối lượng của Y trong m gam T là
A. 2,92 gam. B. 5,92 gam. C. 2,36 gam. D. 3,65 gam.

Chuyển giao bộ 20 đề ôn TN THPT QG 4

You might also like