You are on page 1of 9

CÓBÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP

Chương 1: Tổng quan về kế toán


1. Phát biểu nào sau đây là đúng và tương đối đầy đủ so với khái niệm kế toán
a. Kế toán là một công việc ghi nhận số tiền vào sổ sách
b. Kế toán là một hệ thống thông tin
c. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
d. Kế toán chính là việc ghi nhận số tiền chi ra, thu vào
2. Đối tượng nào sau đây sử dụng các thông tin kế toán
a. Những cá nhân có mua cổ phiếu của công ty
b. Tổng giám đốc một tập đoàn
c. Quốc hội
d. Tất cả các đối tượng trên
3. Khác biệt cơ bản giữa kế toán tài chính - kế toán quản trị là:
a. Kế toán tài chính chủ yếu phục đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài DN; kế toán
quản trị chỉ phục vụ đối tượng sử dụng thông tin ở bên trong DN.
b. Kế toán tài chính phải bắt buộc thực hiện theo các quy định của luật pháp; kế toán
quản trị thì không.
c. Kế toán tài chính chỉ cung cấp thông tin có tính lịch sử; kế toán quản trị chỉ cung cấp
thông tin có tính định hướng.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
4. Cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay là:
a. Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam;
b. Chính phủ;
c. Quốc hội;
d. Bộ Tài chính.
5. Vào ngày 31/12/201x, tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp là 4.320 trđ; vốn
chủ sở hữu là 2.200 trđ. Vậy, số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các bên liên quan
là bao nhiêu?
a. 5.020 trđ
b. 2.260 trđ
c. Không thể xác định từ các thông tin trên
d. Kết quả khác: ………..
6. Trong các cách thể hiện phương trình kế toán, cách nào dưới đây là không thể
chấp nhận?
a. Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả
b. Nợ phải trả = Tài sản - Vốn chủ sở hữu
c. Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
d. Tài sản = Nguồn vốn
Chương 2: Báo cáo tài chính
1. Công ty Nhà Xanh, một nhà cung cấp dịch vụ giặt ủi cao cấp ở thành phố Hồ Chí
Minh. Giả sử trong tháng 8 năm 20X6, Nhà Xanh cung cấp dịch vụ cho khách hàng
với giá 5.000 triệu đồng nhưng chưa thu tiền. Phương trình kế toán của Nhà Xanh
bị ảnh hưởng như thế nào?
a. Tài sản và vốn chủ sở hữu cùng tăng 5.000 triệu đồng
b. Tài sản và nợ phải trả cùng tăng 5.000 triệu đồng
c. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng tăng 5.000 triệu đồng
d. Không ảnh hưởng đến phương trình kế toán
2. Giả sử tổng chi phí của Nhà Xanh trong tháng 8 năm 20X6 là 2.700 triệu đồng.
Điều này ảnh hưởng như thế nào đến phương trình kế toán của doanh nghiệp?
a. Tài sản và vốn chủ sở hữu cùng tăng
b. Tăng tài sản và giảm nợ phải trả
c. Tài sản và vốn chủ sở hữu cùng giảm
d. Giảm tài sản và tăng nợ phải trả
3. Kết hợp ảnh hưởng của các giao dịch của câu 1 và 2, kết quả kinh doanh của Nhà
Xanh trong tháng 8 năm 20X6 là:
a. Chưa thể xác định từ các thông tin đã cho
b. Lãi thuần: 2.300 triệu đồng
c. Lỗ thuần: 2.300 triệu đồng
d. Lãi thuần: 2.000 triệu đồng
4. Bảng cân đối kế toán báo cáo về:
a. Tình hình tài chính tại một thời điểm
b. Kết quả hoạt động tại một thời điểm
c. Tình hình tài chính của một thời kỳ
d. Kết quả hoạt động của một thời kỳ
5. Báo cáo kết quả kinh doanh báo cáo về:
a. Tình hình tài chính tại một thời điểm
b. Kết quả hoạt động tại một thời điểm
c. Tình hình tài chính của một thời kỳ
d. Kết quả hoạt động của một thời kỳ

Chương 3: Tài khoản và ghi sổ


1. TK kế toán là:
a. Phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán.
b. Phương pháp phân loại các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng kế toán.
c. Phương pháp ghi nhận giá trị của các đối tượng kế toán.
d. Tất cả đều đúng.
2. Nguyên tắc phản ánh trên các TK Tài sản:
a. Bên nợ: phản ánh số tài sản tăng trong kỳ.
b. Bên có: phản ánh số tài sản giảm trong kỳ.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
3. Điều nào sau đây đúng với kết cấu các TKNợ phải trả:
a. Bên nợ: phản ánh số nợ phải trả tăng trong kỳ.
b. Bên có: phản ánh số tài sản giảm trong kỳ.
c. Có kết cấu tương tự với các TK chi phí
d. Có kết cấu tương tự với các TK vốn chủ sở hữu
4. Hãy cho biết cách tính số dư cuối kỳ trên TK Tài sản:
a. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng số phát sinh Nợ - Tổng số phát sinh
Có.
b. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng số phát sinh tăng - Tổng số phát sinh
giảm.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
5. Hãy cho biết công thức nào sau đây không đúng với TK Nợ phải trả:
a. Số dư cuối kỳ - Số dư đầu kỳ = Tổng số phát sinh Nợ - Tổng số phát sinh Có.
b. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng số phát sinh tăng - Tổng số phát sinh
giảm.
c. Số dư cuối kỳ - Số dư đầu kỳ = Tổng số phát sinh Có - Tổng số phát sinh Nợ.
d. Tất cả đều đúng với TK Nợ phải trả.
6. Phát biểu nào sau đây đúng với TKVốn chủ sở hữu:
a. Phát sinh Nợ phản ánh vốn chủ sở hữu giảm xuống.
b. Phát sinh Có phản ánh vốn chủ sở hữu giảm xuống.
c. Là TK có số dư cuối kỳ bên Nợ.
d. Tất cả đều sai.
7. Ghi sổ kép là phương pháp:
a. Ghi số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ vào sổ kế toán.
b. Ghi số tiền của nghiệp vụ kế toán vào mộtTK.
c. Ghi số tiền của các nghiệp vụ kế toán vào các TK có liên quan.
d. Ghi số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, số dư cuối kỳ vào TK liên quan.
8. Trong một TK thì có sự cân đối nào sau đây:
a. Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có.
b. Số dư Nợ = số dư Có.
c. Số dư đầu kỳ + Tổng phát sinh giảm trong kỳ = Số dư cuối kỳ + Tổng phát
sinh tăng trong kỳ.
d. Số dư đầu kỳ +Tổng phát sinh tăng trong kỳ = Số dư cuối kỳ + Tổng phát
sinh giảm trong kỳ.
9. Hãy chỉ ra các loại cân đối nào sau đây có liên quan đến phương pháp ghi
sổ kép:
a. Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
b. Tổng số dư bên Nợ các TK = Tổng số dư bên Có các TK.
c. Tổng phát sinh Nợ các TK = Tổng phát sinh Có các TK.
d. Cả a,b,c đều liên quan.
10. TK nào sẽ được ghi bên Có từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh: DN nhận khoản
tiền mặt do ngân hàng cho vay ngắn hạn?
a. Phải thu khách hàng
b. Tiền mặt
c. Vay ngắn hạn
d. Tiền gởi ngân hàng
11. Để theo dõi sự biến động của obán hàng, kế
toán sử dụng:
a. Tài khoản doanh thu bán hàng
b. Tài khoản Lợi nhuận chưa phân phối
c. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
d. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
12 Tháng 5/20XX, công ty An Phượng bán một lô quần áo cho công ty Hoàng
Mai với giá bán là 120 triệu đồng, giá vốn của lô hàng là 90 triệu đồng. Công ty
Hoàng Mai sẽ thanh toán tiền mua hàng vào tháng 6/20XX. Kế toán công ty An
Phượng ghi nhận nghiệp vụ:
a. Nợ TK Tiền mặt 120 triệu đồng / Có TK Doanh thu bán hàng 120 triệu đồng
b. Nợ TK Phải thu khách hàng 120 triệu đồng / Có TK Doanh thu bán hàng 120
triệu đồng
c. Nợ TK Phải thu khách hàng 120 triệu đồng / Có TK Lợi nhuận chưa phân phối 120
triệu đồng
d. Nợ TK Phải thu khách hàng 120 triệu đồng / Có TK Lợi nhuận chưa phân phối 90 triệu
đồng / Có TK Hàng hóa 30 triệu đồng
13. Ông Thân góp vốn vào công ty Tuấn Kiệt 500 triệu đồng bằng tiền gửi ngân
hàng. Biết rằng số tiền góp vốn này, ông Thân vay của ngân hàng ANZ. Kế
toán công ty Tuấn Kiệt ghi nhận nghiệp vụ:
a. Nợ TK Vay ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Phải trả ông Thân 500 triệu đồng
b. Nợ TK Vay ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Vốn góp chủ sở hữu 500 triệu
đồng
c. Nợ TK Tiền gửi ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Vay ngân hàng 500 triệu
đồng
d. Nợ TK TK Tiền gửi ngân hàng 500 triệu đồng / Có TK Vốn góp chủ sở hữu 500
triệu đồng
14. Cửa hàng Ngọc Ngà kinh doanh buôn bán sỉ và lẻ gạo, có tình hình kinh
doanh trong tháng 1/20XX như sau: bán gạo cho doanh nghiệp Mai An 150kg
* 20 000đ/kg, Ngọc Ngà đã thu 1/2 bằng tiền mặt. Bán gạo cho khách lẻ 220kg
* 15 000đ/kg, Ngọc Ngà đã thu đủ bằng tiền mặt Xác định số dư cuối tháng
trên TK “Doanh thu bán hàng”:
a. 6.300.000 đồng
b. 4.800.000 đồng
c. Không có số dư cuối tháng
b. 0 đồng
15. Công ty ngọc ngà có 4 nhà cung cấp A, B, C và D Tính đến ngày 31/12/20XX,
công ty M&N còn nợ nhà cung cấp A 92 triệu đồng, thiếu nợ nhà cung cấp B
157 triệu đồng, nợ nhà cung cấp C 213 triệu đồng và công ty cũng đã trả nợ
cho nhà cung cấp D 78 triệu đồng. Tại ngày 31/12/20XX, trên TK Phải trả
người bán:
a. Số dư bên Có của TK là 384 triệu đồng
b. Số dư bên Có của TK là 462 triệu đồng
c. Số dư bên Có của TK là 462 triệu đồng và số dư bên Nợ của TK là 78 triệu đồng
d. Số dư bên Nợ của TK là 384 triệu đồng

Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán


1. Phương pháp tính giá nào cho ra giá trị hàng tồn kho cuối kỳ gần với giá thị
trường tại thời điểm cuối kỳ nhất:
a. Phương pháp giá thực tế đích danh
b. Phương pháp FIFO
c. Phương pháp giá bình quân gia quyền
d. Không có phương pháp nào
2. Điều gì dưới đây là biểu hiện việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán
hàng tồn kho:
a. DN phải áp dụng nhất quán phương pháp tính giá mà DN lựa chọn
b. DN phải khai báo đầy đủ về phương pháp kế toán HTK, PP tính giá được áp
dụng
c. DN phải báo cáo HTK theo giá thấp hơn giữa giá gốc với giá trị thuần có thể
thực hiện được
d. Giá vốn hàng bán phải được ghi nhận cùng kỳ mà doanh thu được ghi nhận.
3. Vào ngày 31/12/200x, Công ty Hoàng Hưng báo cáo HTK cuối kỳ cao hơn thực tế
400 trđ. Sai sót này ảnh hưởng như thế nào đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận
thuần năm 200x?
a. Giá vốn hàng bán bị báo cáo cao hơn và lợi nhuận thuần bị báo cáo thấp hơn
thực tế
b. Giá vốn hàng bán bị báo cáo thấp hơn và lợi nhuận thuần bị báo cáo cao hơn
thực tế
c. Cả hai chỉ tiêu này đền bị báo cáo cao hơn thực tế
d. Cả hai chỉ tiêu vẫn được báo cáo đúng vì các sai sót sẽ tự triệt tiêu nhau
4. Trong năm 201x, Công ty Liên Hoa đạt doanh thu tiêu thụ là 9.363 trđ, giá vốn
hàng bán cả năm là 6.110 trđ, tổng chi phí hoạt động là 2.734 trđ, giá trị hàng tồn
kho vào ngày cuối năm là 966 trđ. Lợi nhuận thuần trước thuế mà Liên Hoa đạt
được trong năm 201x là:
a. 519 trđ
b. 3.253 trđ
c. 5.663 trđ
d. Kết quả khác: …………………….. trđ.
5. Công ty Anh Quân bắt đầu kỳ kế toán tháng 6/201x với 10 đơn vị hàng hóa tồn
kho, trị giá 190.000.000 đồng. Trong tháng 7/201x, số liệu mua vào, bán ra như
sau:
Ngày Nội dung Số lượng Đơn giá (đồng)
8/7 Mua 30 20.000.000
14/7 Bán 25 32.000.000
22/7 Mua 20 22.000.000
27/7 Bán 30 32.600.000
Giả sử công ty Anh Quân kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên và
tính giá theo phương pháp FIFO. Giá vốn của số hàng bán vào ngày 14/7 là:
a. 800.000.000 đ
b. 490.000.000 đ
c. 500.000.000 đ
d. Kết quả khác: ……………………………………….. đ
6. Với số liệu của công ty Anh Quân ở câu 5, nếu công ty này tính giá HTK theo PP
bình quân gia quyền thì bút toán ghi sổ nghiệp vụ bán hàng ngày 14/7 sẽ là:
a) Phải thu khách hàng 800.000.000
Hàng hóa 800.000.000
b) Phải thu khách hàng 800.000.000
Doanh thu bán hàng 800.000.000
c) Giá vốn hàng bán 493.750.000
Hàng hóa 493.750.000
d) Cả b và c
7. Giả sử Công ty Anh Quân (trong câu 6) kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê
định kỳ và tính giá theo PP bình quân gia quyền, giá trị hàng tồn kho ngày 31/7 sẽ
là:
a. 102.500.000 đ
b. 105.200.000 đ
c. 110.000.000 đ
d. Kết quả khác: ……………………………….. đ
8. DN thương mại kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp
bình quân gia quyền cuối tháng. Có số liệu về hàng hóa X:
 Tồn kho đầu tháng: 2.000 kg, giá trị: 40.500.000 đ
 Mua vào nhập kho trong tháng: 9.500 kg, đơn giá mua (chưa thuế GTGT):
21.100đ/kg; chi phí thu mua 550.000đ.
 Tồn kho cuối tháng: 3.000 kg
 Giá bán 25.000đ/kg (chưa thuế GTGT)

Lợi nhuận gộp từ tiêu thụ hàng hóa X trong kỳ là:


a. 178.500.000đ
b. 34.000.000 đ
c. 212.500.000đ
d. Kết quả khác: ....................................

Chương 5:
1. Chứng từ kế toán là:
a. Những giấy tờ và vật liên quan đến các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp.
b. Những giấy tờ, tài liệu để làm căn cứ ghi sổ kế toán.
c. Những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã
hoàn thành, làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
d. Tất cả đáp án trên đều đúng.
2. Chứng từ mệnh lệnh dùng để:
a. Làm căn cứ ghi sổ kế toán trong kỳ.
b. Dùng để chỉ dẫn các chỉ tiêu đặc trưng của đơn vị.
c. Ghi nhận lệnh sản xuất kinh doanh đã được thực hiện.
d. Truyền đạt các lệnh sản xuất kinh doanh hoặc công tác nhất định
3. Chứng từ kế toán được xử lý theo quy trình nào sau đây:
a. Hoàn chỉnh, kiểm tra, tổ chức luân chuyển, lưu trữ - bảo quản.
b. Tổ chức luân chuyển, kiểm tra, hoàn chỉnh, lưu trữ - bảo quản.
c. Kiểm tra, tổ chức luân chuyển, lưu trữ - bảo quản, hoàn chỉnh.
d. Kiểm tra, hoàn chỉnh, tổ chức luân chuyển, lưu trữ - bảo quản.
4. Nếu phân loại sổ sách kế toán theo phương pháp ghi chép thì sổ Nhật ký
chung thuộc loại:
a. Sổ ghi theo thứ tự thời gian.
b. Sổ liên hợp.
c. Sổ ghi theo hệ thống.
d. Sổ tổng hợp.
5. Liên hệ trực tiếp đến chứng từ kế toán, một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu
hiệu yêu cầu:
a. Mọi nghiệp vụ ghi chép sổ sách phải dựa trên chứng từ.
b. Chứng từ phải được xét duyệt trước khi thực hiện.
c. Chứng từ phải được lưu trữ và bảo quản một cách an toàn và bảo mật.
d. Cả ba câu trên đều đúng.
6. Phát biểu nào sau đây không phản ảnh đúng ưu điểm của Nhật ký chuyên
dùng:
a. Cung cấp số liệu nhanh chóng, thuận lợi về một loại giao dịch xảy ra thường
xuyên.
b. Thuận tiện trong việc phân công trong bộ phận kế toán.
c. Cung cấp thông tin về từng đối tượng chi tiết của một tài khoản.
d. Giảm nhẹ khối lượng ghi chép kế toán.
7. Trong hình thức Nhật ký chung, báo cáo tài chính được lập dựa trên các sổ kế
toán sau:
a. Sổ cái.
b. Sổ cái, Sổ Nhật ký, Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối tài khoản.
c. Sổ cái, Bảng tổng hợp chi tiết và Bảng cân đối tài khoản.
d. Sổ cái, Sổ chi tiết và Bảng cân đối tài khoản.
8. Hình thức kế toán gồm nội dung nào sau đây:
a. Số lượng sổ và kết cấu các loại sổ.
b. Trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ.
c. Mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau.
d. Tất cả đều đúng.
9. Khi tổ chức một bộ máy kế toán cho một đơn vị cần phải xem xét:
a. Quy mô của đơn vị.
b. Đặc điểm, điều kiện của đơn vị.
c. Cả hai đặc điểm a và b.
d. Không cần phụ thuộc vào điều kiện nào.
10. Nội dung nào dưới đây thuộc phạm vi công việc của tổ chức công tác kế toán:
a. Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán.
b. Tổ chức bộ máy kế toán.
c. Tổ chức hệ thống TK kế toán.
d. Bao gồm tất cả các nội dung trên.
11 Kế toán lập phiếu chi tiền mặt cho một nghiệp vụ chi tạm ứng Phiếu chi tiền
mặt được phân loại là:
a. Chứng từ gốc
b. Chứng từ ghi sổ
c. Chứng từ mệnh lệnh
d. Chứng từ gốc và chứng từ mệnh lệnh
12 Chứng từ nào sau đây được ghi vào sổ Nhật ký chung (trong hình thức sổ
sách kế toán Nhật Ký Chung):
a. Chứng từ mệnh lệnh
b. Chứng từ ghi sổ
c. Chứng từ chấp hành
d. Thẻ tài sản cố định
13. Trong hình thức Nhật Ký Chung, kế toán sẽ tham chiếu chứng từ (hoặc sổ
kế toán) nào để ghi vào sổ Cái:
a. Sổ chi tiết
b. Thẻ kế toán
c. Chứng từ kế toán
d. Sổ Nhật ký chung
14 Nội dung nào sau đây không cần thể hiện trên Hóa đơn mua hàng?
a. Chữ ký của người mua
b. Thời gian lập hóa đơn
c. Số hiệu của hóa đơn
d. Tên của người mua
15 Sổ cái kế toán nào sau đây giúp theo dõi sự biến động của hàng tồn kho ở cấp
độ tổng hợp?
a. Sổ nhật ký chung
b. Sổ nhật ký kho tổng hợp
c. Sổ cái TK hàng tồn kho
d. Sổ cái và sổ chi tiết hàng hóa

Thêm :
1.Khi ghi nhận một khoản doanh thu, thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có
liên quan tới việc tạo ra doanh thu đó, là nội dung của nguyên tắc :
A. Phù hợp
2.Một trong những mục đích của bảng cân đối kế toán là :
A. Theo dõi biến động tài sản và nguồn vốn
3.Khoản mục nào sau đây thuộc Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp :
Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính

You might also like