You are on page 1of 5

Chương IV CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IIIA (Al – Ga – In – Tl)

IV.1. Đặc điểm chung các nguyên tố nhóm IIIA


Cho một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm IIA trong bảng dưới đây:
Nguyên tố B Al Ga In Tl

Số thứ tự 5 13 31 49 81
Cấu hình electron [He]2s22p1 [Ne]3s23p1 [Ar]3d104s24p1 [Xe]4d10 5s25p1 [Kr]4f145d10 6s26p1
Bán kính nguyên tử, antron 0,83 1,43 1,36 1,66 1,71
Bán kính ion M3+, antron 0,20 0,57 0,62 0,92 1,05
Năng lượng ion hóa, I1 801,0 576,4 578,3 558,1 559,0
kJ/mol I2 2427,0 1814,1 1969,3 1811,2 1958,7
I3 3660,2 2741,4 2950,0 2698,3 2862,8
I1+I2+I3 6888,2 5131,9 5497,6 5067,6 5380,5
Độ âm điện theo Paulinh 1,5 1,6 1,7 1,8
Thế khử chuẩn, V M3+/M - 1,62 - 0,53 - 0,34 + 0,71
+
M /M - 0,2 - 0,25 - 0,34

1- Hãy cho nhận xét và giải thích về các đặc điểm sau đây của các nguyên tố nhóm IIIA:
- Đặc điểm lớp electron hóa trị và lớp electron thứ hai từ ngoài vào.
- Sự biến thiên bán kính nguyên tử, I, tính kim loại. Các tính chất có biến thiên một chiều
như các nguyên tố nhóm IA và IIA? Tại sự bất thường lại xảy ra ở Al đến Ga, In đến Tl?
- Tại sao các nguyên tố nhóm IIIA là những nguyên tố có độ âm điện trung bình nhưng lại
có xu hướng tạo thành các hợp chất cộng hóa trị?
2- Tại sao tổng năng lượng ion hóa (I1+I2+I3) của các kim loại IIIA khá lớn nhưng các ion Al3+,
Ga3+, In3+ lại dễ hình thành trong dung dịch?
3- Trạng thái oxi hóa đặc trưng? Tại sao từ B-Tl, độ bền trạng thái oxh +3 giảm dần, còn trạng
thái oxi hóa +1 tăng dần (trạng thái phổ biến nhất của Tl là +1)?

V.2. Boron và một số hợp chất quan trọng của nó


V.2.1. Boron
4. Hãy cho biết trạng thái tự nhiên, thành phần đồng vị, các dạng thù hình của B?
5. Nêu tính chất lý-hoá và phương pháp điều chế B? Tại sao B lại có tính chất khác nhiều với các
nguyên tố trong cùng nhóm mà có xu hướng giống với tính chất của Si như tạo acidic oxide,
oxide có cấu trúc polime, tạo hydride thể khí?
V.2.1. Hợp chất của boron

1
6. Cho biết cấu trúc của BX3 (X: H, halogen). NX các số liệu trong bảng trên và giải thích? Tại
sao BX3 tồn tại được ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí nhưng BH3 chỉ tồn tại ở thể khí và có xu hướng
đime?
7. Theo thuyết Lewis thì BX3 là acid hay base?
8. Cho biết cấu trúc và nêu phương pháp điều chế, ứng dụng của B2O3? Viết phương trình của
B2O3 với nước, KOH.
9. Cho biết cấu trúc của acid boric B(OH)3 và muối borac Na2B4O7.10H2O. Viết phương trình
xảy ra khi hoà tan muối borac vào nước, và phản ứng với HCl.
Na2B4O7.10H2O hay Na2[B4O5(OH)4].8H2O là 1 bazo trung bình:
B4O5(OH)4]2- + 5H2O -> B(OH)3 hay H3BO3 + 2 OH-
V.3. Nhôm và hợp chất
V.3.1. Nhôm
Trạng thái tự nhiên, thành phần đồng vị
10- Nêu nhận xét chung về trạng thái tồn tại và hàm lượng của nhôm trong tự nhiên? Cho biết
các đồng vị tự nhiên và % số nguyên tử mỗi đồng vị của nhôm?
11- Trong tự nhiên nhôm tồn tại ở các loại khoáng vật chính nào? Loại khoáng vật nào thường
được dùng để luyện nhôm?
12- a) Viết phương trình phản ứng điều chế Al và nêu điều kiện của phản ứng? Nêu vai trò của
criolit trong quá trình điều chế Al?
b) Tại sao không thể điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân dung dịch? Khi điều chế nhôm
theo phương pháp điện phân nóng chảy, có thể thay Al2O3 bằng AlCl3 được không? Tại sao?
c) Tìm hiểu quá trình tái chế Al
13- Trình bày quá trình tinh chế Al2O3 từ quặng boxit (chứa Al2O3.xH2O và các tạp chất SiO2,
Fe2O3). Viết các ptpư xảy ra.
Tính chất vật lí
14- a) Nêu nhận xét đặc điểm bên ngoài của nhôm và các tính chất vật lý của Al.
b) Tại sao nhôm thường được dùng làm dây điện và các máy trao đổi nhiệt?
Tính chất hóa học
15. Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của Al. Al có thể phản ứng với các loại hợp chất nào?
16- a) Viết các phương trình phản ứng của nhôm với S, P, C, N2, O2, halogen?
b) Vì sao Al có ái lực rất lớn với oxi. Nêu ứng dụng về tính chất này của nhôm?
17. b) Tại sao Al không tan trong nước ở nhiệt độ thường mặc dù E(Al3+/Al) < -0,413v? Làm thế
nào để Al có thể tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?

2
c) Nhôm tan được trong dung dịch kiềm và axit. Viết phương trình chứng minh. Có thể nói rằng
nhôm là kim loại lưỡng tính không?
18. Nhôm phản ứng thế nào với các dung dịch sau: Na2CO3; HgCl2; CuCl2; HNO3 loãng?
V.3.2. Hợp chất của nhôm
Nhôm oxide.
19. Nêu các dạng đa hình của Al2O3. Dạng nào bền và bền nhất trong tự nhiên, nêu tính chất vật
lý của dạng bền nhất.
20. Nêu tính chất hoá học chung và các ứng dụng của Al2O3
21- Corunđum là gì? Viết các phương trình phản ứng khi nung nóng corunđum với các chất sau:
KOH; KHSO4 ; K2S2O7 ; Na2CO3.
Nhôm (III) hydroxide:
Al(OH)3 = Al3+ + 3OH- Tt = 3,1.10-32
HAlO2.2H2O = H+ + AlO2-.2H2O Ka = 1,6.10-13
22. Nêu tính chất vật lý và hoá học chung của Al(OH)3 ?
Muối nhôm (III):
Phức chất: [Al(OH)4]- [Al(SO4)2]- [AlF6]3- [Al(C2O4)3]3- [Al(EDTA)]-
Kkb 1.10-33 7,9.10-6 2,1.10-21 5,0.10-17 3,1.10-17
23- Cho NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3, sau đó cho sục dòng khí cacbonic vào dung dịch thu
được. Nêu hiện tượng và viết ptpư.

24- a) Có hiện tượng gì xảy ra khi cho phèn nhôm -amoni tác dụng với xođa.
b) Giải thích tại sao khi cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với tinh thể K2CO3 lại có khí CO2
thoát ra? Cho Tt Al(OH)3 = 3,1.10-32 ; Ka1(H2CO3) = 4,16.10-7; Ka2(H2CO3) = 4,84.10-11.
c) Tại sao khi sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat lại xuất hiện kết tủa keo Al(OH)3? Nếu
thay CO2 bằng NH4Cl tinh thể thì có xuất hiện kết tủa không? Tại sao?
Cho biết: Kb(NH3) = 1,8.10-5 ; K1(H2CO3) = 4,2.10-7 ; Ka (Al(OH)3)= 1,6.10-13.
25- a) Tại sao các AlX3 (X=Cl, Br, I) dễ hình thành hợp chất dime Al2X6? Cho biết khuynh
hướng dime hóa trong dãy trên tăng dần hay giảm dần?
b) Vẽ cấu trúc của phân tử Al2Cl6.
c) Tại sao AlCl3 ở trạng thái rắn dẫn điện tốt hơn ở trạng thái nóng chảy?
26- Phèn là gì? Viết công thức phân tử và ứng dụng của phèn nhôm-kali? Cơ sở khoa học của
các ứng dụng đó?
V.4. Các nguyên tố Ga-In-Tl và hợp chất
V.4.1. Các nguyên tố Ga-In-Tl
Tính chất vật lý
27. Nêu tóm tắt một số tính chất vật lý của Ga-In-Tl
Tính chất hóa học
28. a) Nhận xét chung về hoạt tính hóa học của các nguyên tố Ga, In, Tl.
b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa:

3
- Ga với H2SO4
- Tl với HNO3 đặc nóng, HNO3 loãng nguội; HCl
- Ga, In, Tl với dung dịch NaOH.
V.4.2. Hợp chất Ga(III)-In(III)-Tl(III)
Lí thuyết:
1- Oxide.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, độ tan.
- Tính chất hóa học: + Độ bền nhiệt: + Tính axit, bazơ
2- Hydroxide:
- Trạng thái, màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: + Độ bền nhiệt: + Tính bazơ: + Tính axit:
3- Muối Ga(III)- In(III)-Tl(III)
- Màu sắc, tính tan.
- Tính chất hóa học: + Phản ứng thủy phân + Khả năng tạo phức:
Phức chất: [In(OH)4]3- [In(C2O4)3]3- [In(EDTA)]- [In(SO4)3]3- [In(CH3COO)4]-
Kkb 6,3.10-36 2,0.10-15 5,0.10-26 1.10-3 1,2.10-9
Phức chất: [Ga(OH)4]3- [Ga(OH)6]3- [Ga(EDTA)]- [GaF4]-
Kkb 5,0.10-35 5,0.10-41 3,1.10-21 3,1.10-12

Phức chất: [TlCl4]- [TlBr6]3- [TlI4]- [Tl(SO4)2]- [Tl(S2O3)4]5- [Tl(EDTA)]-


Kkb 1,9.10-18 1,6.10-26 1,5.10-32 1,8.10-4 1.10-41 1,6.10-38
Câu hỏi:
29- Nêu sự biến thiên tính chất axide bas và độ bền nhiệt trong dãy Ga(OH)3- In(OH)3-Tl(OH)3?
30- Trong nước, các ion M3+ tồn tại ở dạng phức aquơ và tham gia vào cân bằng thuỷ phân với
hằng số cân bằng Ka:
[M(H2O)6]3+ [M(H2O)5(OH)]2+ + H+
Ka(Al) =1,12.10-5; Ka(Ga) =2,5.10-3; Ka(In) =2.10-4; Ka(Tl) = 7.10-2
a) Giải thích sự biến đổi hằng số Ka trong dãy trên.
b) Đánh giá mức độ thuỷ phân của các muối M(III) trong dung dịch? Tại sao các muối M(III)
của các axit yếu không tồn tại?
c) Vì sao các muối M(III) khi kết tinh từ dung dịch đều dễ tạo ra dạng hidrat hoá? Viết công thức
các muối ngậm nước: AlCl3.6H2O ; Al2(SO4)3.18H2O?
31- Trong hai muối: AlCl3 và InCl3, muối nào dễ bị thủy phân hơn? Giải thích?
V.4.3. Hợp chất Tl(I)
Lí thuyết:
1- Oxide.
- Tính chất vật lí: - Trạng thái, màu sắc, độ tan.
- Tính chất hóa học:

4
+ Tính khử: khi đun nóng trong không khí hoặc oxi.
+ Tính oxi hóa: Tl2O cũng bị H2, CO khử thành kim loại.
2- Hydroxide: Trạng thái, màu sắc, tính tan.
3- Muối Tl(I): Một số muối ít tan của Tl(I) như sau:
Hợp chất TlCl TlBr TlI TlBrO3 TlIO3 TlClO4 Tl2PtCl6
-4 -6 -8 -4 -6 -2
Tt 1,7.10 3,9.10 5,8.10 1,7.10 3,1.10 4,0.10 4,0.10-12
Hợp chất Tl2CO3 Tl2C2O4 Tl3PO4 Tl2S Tl2SO4 Tl2S2O3 Tl2CrO4
-3 -4 -8 -21 -3 -7
Tt 4,0.10 2,0.10 6,7.10 5,0.10 4,0.10 2,0.10 9,8.10-13

32- a) Tìm các dẫn chứng chứng minh hợp chất Tl(I) vừa giống với kim loại kiềm, vừa giống Ag?
b) Tại sao ion Tl+ lại có khả năng tạo phèn giống như các ion kim loại kiềm?
c) Tại sao Tl(I) lại rất độc?
33. Trong hai muối: Tl(NO3)3 và TlNO3, muối nào dễ bị thủy phân hơn? Giải thích?

You might also like