You are on page 1of 14

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

AN TOÀN THỰC PHẨM

Đề tài : Tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới đến
chất lượng ATTP của sản phẩm rau quả (Asen, Cadmi)

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Vĩnh Hoàng


Lớp : K64CNTPC
Nhóm môn học : 03
Nhóm sinh viên thực hiện : 06

Hà Nội 2021

1
Danh sách thành viên nhóm
STT Họ và tên Mã Sinh Viên Lớp Điểm đánh giá
1 Vũ Thị Hải Linh 642191 K64CNTPC 10
2 Bùi Thành Long 655406 K65CNSTHA 8,5
3 Lê Văn Long 642306 K64CNTPC 8,5
4 Phạm Văn Long 643130 K64CNTPC 8,5
5 Phạm Việt Long 645586 K64CNTPC 8,5
6 Lê Thị Luyến 645838 K64CNTPC 9,5
7 Hoàng Thị Lương 646982 K64CNTPC 9,5
8 Nguyễn Thị Hương Ly 645434 K64CNTPC 8,5
9 Vũ Thị Ly 643080 K64CNTPC 8,5
10 Lý Ngọc Mai 645545 K64CNTPC 10
11 Vũ Thị Nhật Mai 646988 K64CNTPC 10

2
I. Đặt vấn đề
Trong khi xã hội đang ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn uống của con người cũng
theo đó mà tăng lên và chúng ta ngày càng chú trọng về vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm. Một trong những thực trạng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là sử
dụng nguồn đất trồng và nước thải để trồng rau quả. Mặc dù tận dụng nguồn đất trồng và
nước thải để trồng cây, thì ngoài việc chúng có lợi về mặt chất dinh dưỡng thì tác hại của
nó lại lớn hơn rất nhiều. Bởi vì, trong đó có chứa các thành phần kim loại nặng như asen,
cadmi, chì, kẽm, thủy ngân,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người cũng
như môi trường sống xung quanh chúng ta. Những chất hữu cơ thì có thể tự phân hủy khi
ra ngoài môi trường nhưng những kim loại nặng thì lại không như thế. Chúng sẽ theo
nguồn nước thải đi vào đất trồng, đi vào những mạch nước ngầm khác. Tích tụ lâu dài ở
trong những nguồn thực phẩm mà chúng ta sử dụng thông qua việc tưới tiêu, trồng trọt
gây ra những hậu quả khó lường.
Để có cái nhìn rõ ràng hơn về sự ảnh hưởng của kim loại nặng ( cụ thể là Asen và
Cadmi ) đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu
chủ đề “ Tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới đến chất lượng ATTP của sản
phẩm rau quả ( Asen, Cadmi ) “

II. Khái quát chung về kim loại nặng


Kim loại nặng được chia làm 3 loại : Các kim loại độc ( Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As,
Co,….) ; những kim loại quý ( Pd, Pt, Ag,….) ; các kim loại phóng xạ ( U, Th, Ra,….).
Kim loại nặng không bị phân hủy sinh
học, không độc khi ở dạng nguyên tố tự
do nhưng nguy hiểm đối với sinh vật
sống khi ở dạng cation ( các ion dương )
do khả năng gắn kết với các chuỗi
cacbon ngắn dẫn đến sự tích tụ trong cơ
thể sinh vật sau nhiều năm.
Trong đó, các kim loại gây độc vẫn có
thể có trong cơ thể chúng ta nhưng với
một liều lượng rất thấp, nếu tích tụ nhiều
Hình 2.1 : Hình ảnh về kim loại nặng
và lâu đài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
ASEN
3
Asen là một á kim rất độc, được mệnh danh là “Vua của các chất độc” nó có thể giết chết
ngay một người trưởng thành nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô (bắp). Asen ở dạng
hợp chất hữu cơ ít độc hơn dạng hợp chất Asen vô cơ. Asen là một nguyên tố không chỉ
có trong nước mà còn có trong không khí, đất, thực phẩm. Asen và các hợp chất của nó
được sử dụng như là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và trong một loạt các
hợp kim.

Hình 2.2 : Hình ảnh về Asen

Liều gây ngộ độc: Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời 0,015 mg/kg
thể trọng (tính theo Arsen vô cơ) (theo QCVN 8-2: 2011/BYT); Liều gây ngộ độc cấp:
60mg As2O3
Liều chết người: 70 – 80mg As2O3. Canotte New Orleans Liều tối đa có thể chấp nhận
hàng ngày cho một người lớn: 0.05mg/kg thể trọng (theo GS -TS Trần Đáng).

Bảng : Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời

4
CADMI
Cadmi là một kim loại nặng hiện diện
trong đất, ít khi dưới dạng tinh chất ,
nhưng thường phối hợp với nhiều thành
phần khác, để cho ra nhiều dạng khác
nhau như cadmium oxide, cadmium
sulfate ,..
Cadimi là kim loại có độc tính cao đối
với động vật thủy sinh và con người.
Liều gây ngộ độc nghiêm trọng từ 10mg.
Nhiễm độc Cadimi xảy ra tại Nhật ở
dạng bệnh “itai itai” hoặc “Ouch Ouch”
làm xương trở nên giòn, ở nồng độ cao.
Cadimi còn gây đau thận, thiếu máu và
phá hủy tủy xương.
Hình 2.3 : Hình ảnh về Cadmi
III. Thực trạng hiện nay và nguyên nhân
Kim loại nặng trong nước ở rất nhiều nơi đang vượt quá nhiều lần so với tiêu chuẩn cho
phép. Nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt, nước thải của các sông
nhánh không xử lý. Quá trình sản xuất đóng góp một lượng đáng kể vào sự gia tăng hàm
lượng kim loại nặng trong nước.
Hiện nay ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường nước còn xảy ra khá nghiêm trọng ở
các làng nghề tái chế kim loại. Theo một số nghiên cứu thì hàm lượng các kim loại nặng
trong nước thải của các làng nghề tái chế kim loại đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép và
đều thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý. Đây là nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường đất và các nguồn nước mặt trong khu vực.
Ví dụ: Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy
nông Đan Hoài. Dọc theo sông Nhuệ còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghề thủ
công sản xuất và chế biến kim loại. Những kim loại này thường theo dòng chảy xuống
nước và lắng đọng xuống bùn ở đáy sông.

5
Hình 3.1 : Thực trạng về kim loại nặng trong ở các sông hồ

Một thực trạng diễn ra phổ biến hiện nay là người trồng rau thường dùng nước ô nhiễm
từ các dòng sông, nước thải sinh hoạt, nước cống rãnh bẩn để tưới cho rau. Nếu dùng
nguồn nước này tưới thường xuyên, lá và thân rau sẽ bị tích lũy kim loại nặng.
Một số khảo sát cho thấy 98% lượng cadimi ăn phải có nguồn gốc từ thực phẩm trên cạn,
1% là thực phẩm thủy sản, 1% từ nước uống.
Năm 2016: 8 tấn cá (cá mu, cá hồng…)
thạch tín. Trong khi đó, tại Việt Nam,
được đánh bắt từ vùng biển Hà Tĩnh và
năm 2014 một khảo sát, nghiên cứu của
Quảng Bình sau khi đưa mẫu đi kiểm tra,
một nhóm nhà khoa học thuộc Trường
kết quả cho thấy tất cả số cá này có hàm
ĐH Y Hà Nội: có tới 98% mẫu thủy sản
lượng kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng
ở các ao hồ Hà Nội bị nhiễm kim loại
cho phép. Rất may là phát hiện sớm và
nặng như chì, thủy ngân, asenic,
được tiến hành tiêu huỷ kịp thời. Đầu
cadmium… Trong đó đặc biệt là cua.
năm 2013, phát hiện 8 trong số 18 loại
gạo này có chứa một lượng lớn cadmi ở
Quảng Châu ( Trung Quốc). Đồng thời
kết quả kiểm tra các mẫu đất tại Trung
Quốc từ năm 2005-2013 cho thấy khoảng
16,1% diện tích đất nói chung và 19,4%
diện tích đất trồng trọt bị ô nhiễm. Theo
điều tra của Bộ Bảo vệ Môi trường, Bộ
Đất đai và Tài nguyên, hơn 80% đất đai ô
nhiễm là do chất độc vô cơ gây ra, trong
đó 3 chất phổ biến là cadmi, niken và Hình 3.2 : Thực trạng về kim loại nặng trong
rau quả
6
Cadimi, arsen là chất độc rất có hại cho sức khỏe của con người, vật nuôi. Những nguyên
tố trên có thể được tìm thấy trong các sản phẩm rau củ quả. Có nhiều nguồn gây nhiễm
khác nhau, có thể do bản chất tự nhiên của cây trồng, có thể do các hoạt động nhân sinh
của con người.
Nguyên nhân gây nhiễm kim loại nặng trong đất trồng
- Việc bón phân hóa học đã và đang cung cấp một lượng đáng kể kim loại nặng vào đất
trồng, Cadimi và asen tồn tại trong thành phần của phân hoặc có sẵn trong thành phần của
khoáng chất hoặc được đưa thêm vào như là một nguồn vi dinh dưỡng cho cây trồng và
vật nuôi.
Ngoài ra phân thải từ chăn nuôi công nghiệp có thể chứa hàm lượng nhất định kim loại
khác nhau.. Hàm lượng kim loại trong phân này phụ thuộc vào thức ăn chính hoặc chất
trộn cho gia súc. Cadmi trong phân gà công nghiệp chứa một hàm lượng đáng kể so với
các loại phân khác.Từ đó cho thấy kim loại nặng tồn tại trong phân nên hàm lượng trong
đất trồng thường tăng theo thời gian.
Ví dụ: xà lách có đặc tính rất thích thu Cadimi.

Hình 3.3 : Nguyên nhân gây nhiễm kim loại nặng trong đất trồng

- Kim loại nặng còn tích lũy một cách tự nhiên từ không khí và nước mưa, đặc biệt khi
chúng có nguồn gốc từ các khu khai thác mỏ, khu công nghiệp hoặc ở các khu vực nông
nghiệp thâm canh hoặc nước sông ở cuối dòng của các khu vực nói trên để tưới cho cây
trồng bởi vì đây là những nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn kim loại.
- Ngoài ra có một số loại rau quả có đặc tính thích thu các kim loại nặng khiến cho việc
lây nhiễm trở nên dễ dàng và mức độ lây nhiễm tăng cao.

7
Nguyên nhân gây nhiễm kim loại nặng trong nước

Hình 3.4 : Nguyên nhân gây nhiễm kim loại nặng trong nước

Do nước thải từ các hoạt động sản xuất của con người, chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa
đạt yêu cầu đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ khiến
các chất ô nhiễm thấm dần vào mạch nước ngầm, khiến nguồn nước bị nhiễm kim loại.
Do các yếu tố tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng, chứa các kim loại trong lòng đất.

IV. Biểu hiện, triệu chứng của tồn dư kim loại nặng trong đất trồng, nước
tưới ảnh hưởng đến chất lượng ATTP của sản phẩm rau quả
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp hiện đại,phân bón hóa học ngày càng
được sản xuất và mua bán nhiều. Người dân lợi dụng phân bón hóa học đối với cây trồng
một cách tối đa. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tồn dư kim loại nặng trong
đất tiêu biểu là asen và cadimi
Việc tồn dư kim loại nặng trong đất và nước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng an toàn
thực phẩm rau ,quả như: làm hư hỏng rau ,quả ; làm giảm vitamin có trong các loại rau
quả ( C,B,..); cây chậm phất triển, có màu tối hơn bình thường,..

Hình 4 : Hình ảnh về tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới

ASEN

8
Arsen được nhiều người biết đến do tính độc của một số hợp chất có trong nó. Sự có mặt
của Asen trong đất ảnh hưởng đến sự thay đổi pH, khi độc tố Asen tăng lên khiến đất
trồng trở nên chua hơn, nồng độ pH < 5 khi có sự kết hợp giữa các loại nguyên tố khác
nhau như Fe, Al. Chất độc ảnh hưởng từ Asen làm giảm đột ngột sự chuyển động trong
nước hay làm đổi màu của lá kéo theo sự chết lá cây, hạt giống thì ngừng phát triển. Cây
đậu và những cây họ Đậu rất nhạy cảm đối với độc tố Asen.
CADMI
Cadimi có trong đất và nước tích tụ vào trong cây trồng đi vào chuỗi thực phẩm. Thực
phẩm được xem là nguồn gây nhiễm cadimi chính đối với người không hút thuốc. Các
loại rau xanh, đậu phộng, đậu nành, hạt hướng dương, khoai tây và các loại ngũ cốc, tinh
bột. Một số cây trồng như lúa có thể chứa hàm lượng cadimi cao nếu được trồng trên đất
bị nhiễm cadimi nặng.
Nhiễm Cadimi từ nước uống thường không đáng kể so với các nguồn khác từ chế độ ăn
uống. Tuy nhiên, các tạp chất trong ống dẫn mạ kẽm, chất hàn trong các phụ kiện, các
bình nước nóng, nước lạnh và vòi nước đôi khi gây ra việc tăng hàm lượng cadimi trong
nước uống.

V. Hậu quả đối với con người


Các loại thực phẩm đặc biệt là các loại rau quả bị tích tụ lâu đến một hàm lượng nhất
định sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, giảm năng suất cây trồng. Theo đó
nguồn thực phẩm đi đến tay người tiêu dùng sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe con người theo
chiều hướng ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Đặc biệt là kim loại nặng Asen và
Cadmi.
Asen
Arsen là một trong những nguyên tố thuộc nhóm kim loại nặng, có chứa độc tố cực mạnh
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một lượng nhỏ Asen trong thực phẩm không gây
ra vấn đề sức khỏe ngay lập tức, nhưng nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây ra ung thư phổi,
thận, da, ung thư bàng quang, cản trở sản sinh estrogen và testosteronc cũng như với các
hormon điều tiết sự trao đổi chất và hệ thống miễn dịch.
Asen là một chất gây ô nhiễm rộng rãi xảy ra cả trong tự nhiên lẫn do hoạt động của con
người. Thực phẩm là nguồn tiếp xúc chính. Kim loại nặng Asen thường tích lũy nhiều
nhất trong các loại rau họ cải. Nhiễm độc Asen trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây

9
ung thư bàng quang, thận, gan và phổi. Asen còn gây ra những chứng bệnh tim mạch như
cao huyết áp, tăng nhịp tim và các vấn đề thần kinh.
Ví dụ : Asen vô cơ tồn tại trong đất rất thu hút các hợp chất lưu huỳnh trong rau cải, cùng
với các loại rau họ cải khác, bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ. Theo các nhà
nghiên cứu, hàm lượng asen ở những người thường ăn giá sống cao hơn 10,4% so với
những người không ăn hoặc ăn ít hơn một lần một tháng.

Hình 5.1: Hình ảnh về Asen ảnh hưởng đến con người

Người bị ngộ độc cấp tính bởi Asen sẽ có


triệu chứng như khát nước dữ dội, đau
bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu,
mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử
vong nhanh. Người uống nước ô nhiễm
asen lâu ngày sẽ có các đốm sẫm màu
trên thân thể hay đầu các chi, niêm mạc
lưỡi hoặc sừng hoá da, gây sạm và mất
sắc tố, bệnh Bowen (biểu hiện đầu tiên là
một phần cơ thể đỏ ửng, sau đó bị chảy
nước và lở loét); Bệnh sừng hoá da
thường xuất hiện ở tay, chân, lòng bàn
tay, gan bàn chân – phần cơ thể cọ xát
nhiều hoặc tiếp xúc ánh sáng nhiều lâu
ngày sẽ tạo thành các đinh cứng màu
trắng gây đau đớn. Bệnh đen và rụng Hình 5.2 : Hậu quả của Asen đến sức khỏe của
móng chân có thể dẫn đến hoại tử, rụng con người
dần từng đốt ngón chân.
Sau 15 – 20 năm kể từ khi phát hiện, người nhiễm độc Asen (thạch tín) sẽ chuyển sang
ung thư và chết.
10
Cadmi
Đối với kim loại Cadmi trong môi trường thường không
độc hại nhiều nhưng nguy hại chính đối với sức khỏe con
người từ Cadmi là sự tích tụ mãn tính của nó ở trong
thận. Ở đây, nó có thể gây ra rối loạn chức năng nếu tập
trung ở trong thận lên trên 200mg/kg trọng lượng tươi.
Thức ăn là con đường chính mà Cadmi đi vào cơ thể
nhưng việc hút thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm kim loại
nặng. Những người hút thuốc lá có thể thấm vào cơ thể
Hình 5.3 : Hậu quả của
lượng Cadmi dư thừa từ 20-35 mgCd/ngày.
Cadmi đến con người

Cadmi đã được tìm thấy trong protein ở trong các khối của cơ thể. Và những protein này
có thể tìm thấy trong nấm, lúa mì, cải bắp và các loại thực vật khác. Cd là một loai kim
loại nặng có hại vào cơ thể qua thực phẩm và nước uống, Cd dễ dàng chuyển từ đất lên
rau xanh và bám chặt ở đó. Khi xâm nhập vào cơ thể Cadmi sẽ phá hủy thận.
Nhiễm Cadmi sẽ gây các bệnh về xương như loãng xương, tạo các vết nứt ở cổ xương đùi
do rối loạn quá trình chuyển hóa canxi, xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh, gây đau dữ dội
ở xương chậu và hai chân. Rối loạn tiêu hóa, tạo các vết đổi màu trên da. Hít phải Cadmi
sẽ làm hỏng các tế bào phế nang, gây phù phổi và các bệnh về phổi. Gây tăng huyết áp,
ung thư (ung thư tinh hoàn, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi)

Hình 5.4 : Ảnh hưởng của Cadmi đến sức khỏe

VI. Biện pháp phòng ngừa

Giải pháp làm giảm tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới đến chất lượng
ATTP của sản phẩm rau quả ( Asen và Cadmi )
1. Đối với đất

11
Theo phương án thông thường, ở trường hợp ô nhiễm nhẹ hoặc mới bị lây nhiễm người ta
có thể :
+ Bón vôi : Đất chua ( độ pH thấp ) làm tăng tính di động của các kim loại trong đất. Bón
thêm vôi cho đất sẽ giảm đáng kể sự giải phóng Cadmi và những kim loại nặng khác từ
đất, từ đó giảm mức hấp thu của cây trồng cũng như sinh vật.

Hình 6.1 : Bón vôi

+ Bón thêm sét ( Đối với đất cát ) để rắc thêm đất sét làm giảm việc hấp phụ kim loại
bởi thực vật, đặc biệt nếu đất sét có tính kiềm.

Hình 6.2 : Bón thêm sét

Cày sâu : Canh tác đất sâu hơn làm tăng sinh khối của đất.
+ Tăng hàm lượng vật chất hữu cơ : Duy trì hoặc tăng hữu cơ sạch trong đất bằng cách
trả lại tàn dư thực vật, bón thêm các phân chuồng truyền thống, vùi rơm rạ cũng có thể

12
làm cho sự cố định kim loại nặng và hóa chất độc hại trong đất tốt hơn, hạn chế gây ô
nhiễm phân tán.

Hình 6.3 : Tăng hàm lượng chất hữu cơ

Đối với đất đã bị ô nhiễm các hóa chất độc hại cao thì nhất thiết không nên trồng các cây
lương thực và thực phẩm vì kim loại nặng hay hóa chất độc hại có thể không có trong sản
phẩm nhưng sự phơi nhiễm là rất cao cho người sản xuất, và chất độc hại có thể bị dính
bẩn ngay trên bề mặt sản phẩm.
2. Nước tưới sạch
- Sử dụng nước sạch đã qua xử lý để tưới
rau vì trong rau chứa 90% là nước nên
nước tưới ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng sản phẩm. Nên sử dụng nước
giếng khoan nhất là vùng ray xà lách và
rau thơm.
- Tuyệt đối không dùng nước thải công
nghiệp thành phố, bệnh viện, khu dân cư,
nước ao, mương. Hình 6.4 : Hình ảnh về tưới, phun nước sạch

3. Phân bón an toàn


- Nên bón lót bằng phân chuồng được ủ hoai mục và phân hữu cơ sinh học. Mỗi loại cây
có chế độ bón và lượng bón khác nhau.
- Tuyệt đối không được dùng phân chuồng chưa hoai mục để loại trừ vi sinh vật gây
bệnh, tránh nóng cho rễ cây và tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi
sinh vật trong thành phần vi sinh đang cần N ( nito ) để phân giải nốt phân chuồng tươi.

13
Hình 6.5 : Phân bón hữu cơ

4. Đối với thuốc bảo vệ thực vật


- Lưu ý không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật thuộc nhóm I và II. Tuyệt đối
không dùng các loại thuốc cấm và thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Nếu rất cần thiết
mới có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc với
ký sinh thiên dịch.
- Nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc chống phân hủy ít ảnh
hưởng tới các loài sinh vật có ích trên đồng ruộng, nằm trong danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng trên rau.
- Cần áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, luân canh cây trồng hợp lí,
bắt sâu bằng tay, dùng bẫy sinh học. Trường hợp sử dụng các chế phẩm sinh học, thường
xuyên vệ sinh, kiểm tra đồng ruộng để theo dõi phát hiện sâu bệnh tập trung phòng trừ
sớm.
VII. Kết luận
Kim loại nặng là nhóm độc tố đặc biệt thường tồn tại ở trạng thái bền ở môi trường , tuy
nhiên dạng thức hóa học của chúng có thể thay đổi bởi các yếu tố lý, hóa, sinh nên độc
tính cũng thay đổi đặc biệt là Asen và Cadmi. Khi chúng tích tụ lâu dài trong nguồn thực
phẩm mà chúng ta sử dụng sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Hiện nay người dân vẫn còn thờ ơ và chưa có những giải pháp canh tác thay thế khác để
làm giảm tồn dư kim loại nặng trong đất trồng và nước tưới đến chất lượng ATTP của
sản phẩm rau quả. Vì vậy các địa phương cần nâng cao kiến thức, các phương pháp canh
tác cho người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền cần có những phương pháp
khoa học để xử lý nguồn đất, nước bị ô nhiêm.

14

You might also like