You are on page 1of 11

Họ và tên: Nguyễn Hà Linh Mã sinh viên: 20CL73402010119

Khóa/Lớp: (tín chỉ) 58/09CL.1_LT1 (Niên chế) CQ58/09.01CLC


STT: 14 ID phòng thi: 581-058-2104
Ngày thi: 30/03/2022 Ca thi: 9h15

BÀI THI MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 03 ngày

BÀI LÀM
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN...........................2
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên......................2
1.2 Yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên..........................................................2
1.3 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên......................................3
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY............................4
2.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay..........................4
2.2 Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay...............................................4
2.3 Nguyên nhân...............................................................................................6
2.4 Giải pháp.....................................................................................................7
KẾT LUẬN...........................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................9
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là cái dây chuyền của của bộ máy. Nếu
dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng
tê liệt.” [1] Người cũng không ít lần khẳng định và nhấn mạnh vai trò của đội
ngũ cán bộ, đảng viên với cách mạng, với việc đưa cách mạng tới thành công.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên cũng như xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên chất lượng cao cũng nhận được sự quan tâm sâu sắc từ
người.
Ngày nay, vai trò “cái dây chuyền của bộ máy” của người cán bộ vẫn còn vẹn
nguyên, bởi đây vẫn là lực lượng cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân,
giúp đưa các chính sách vào đời sống cũng như giúp các chính sách gần hơn với
đời sống. Trước bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa như hiện nay, việc có một đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch
vững mạnh vì thế mà lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ đúng với thời kỳ cách mạng
kháng chiến, mà những giá trị của tư tưởng ấy vẫn còn vẹn nguyên tới hiện nay.
Bởi vậy, việc vận dụng nó sao cho phát huy tối đa hiệu quả và phù hợp với bối
cảnh hiện tại của đất nước là bài toán khó được đặt ra cho các cấp lãnh đạo, cho
Đảng và Nhà nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là nghiên cứu và làm rõ việc vận dụng quan
điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm hai chương:
 Chương 1: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
 Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
hiện nay
2

CHƯƠNG 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ


MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.” [2, Khoản 1, Điều 4]
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh vai trò của cán bộ, của công tác
đào tạo cánh bộ, bởi “cán bộ là gốc của mọi công việc” [3, tr.141], “muôn việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. [4, Sđd, t.5, tr309, 280]
Với vai trò cầu nối trung gian, người cán bộ cần phải hiểu rõ những chính sách
của Đảng, của Chính phủ, điều này lại càng quan trọng hơn khi họ đã đứng trong
hàng ngũ đảng viên. Vì họ chính là người trực tiếp đem những chính sách này
vào đời sống, phải giải thích cho người dân hiểu để thực hiện theo các chính sách
ấy. Không chỉ vậy, chính họ cũng là những người gần gũi, thân cận với người
dân, hiểu rõ tình hình thực tế nhất, từ đó có cơ sở báo cáo cho Đảng, cho Chính
phủ để điều chỉnh các chính sách sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhất.
Như vậy, ta có thể thấy rằng cán bộ, đảng viên với vai trò mắt xích giữa Đảng,
Chính phủ và Nhân dân là vô cùng quan trọng. Điều đó đòi hỏi cần phải xây
dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên có cả tài lẫn đức.
1.2 Yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên
Yêu cầu chung nhất đối với người cán bộ, đảng viên trước hết cần phải là những
người vừa có đức, vừa có tài. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu ra
những yêu cầu cụ thể đối với người cán bộ, đảng viên trong tư tưởng về xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Một là, “phải tuyệt đối trung thành với Đảng” [3, tr.137]. Đây có thể được coi là
yêu cầu tối quan trọng đối với mỗi người cán bộ, đảng viên. Người cán bộ, đảng
viên phải luôn giữ sự trung thành với Đảng, “đặt lợi ích của Đảng lên trên hết,
trước hết” [4, Sđd, t5, tr290-291]. Dù cho có đối lập với lợi ích cá nhân, có phải
hi sinh tới tính mạng của chính mình, người cán bộ cũng cần phải “vui lòng hi
sinh cho Đảng” [4, Sđd, t5, tr290-291]
3

Hai là, người cán bộ, đảng viên cần thực hiện Cương lĩnh, đường lối, quan điểm,
chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tác xây dựng Đảng với thái độ
nghiêm chỉnh.
Ba là, “luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng” [3, tr.138]
Bốn là, người cán bộ cần học tập nâng cao trình độ về mọi mặt một cách thường
xuyên để không bị lạc hậu với đời sống thực tại.
Năm là, “có mối liên hệ mật thiết với nhân dân”. Là cánh tay nối dài của Đảng,
người cán bộ cần phải gắn bó hơn với nhân, tránh mắc phải căn bệnh quan liêu,
giáo điều.
Sáu là, “phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo” [3, tr.138]
Bảy là, việc phòng và chống tiêu cực cũng luôn luôn cần những người cán bộ,
đảng viên thực hiện. Chỉ khi công tác này được thực hiện một cách hiệu quả,
Đảng ta, Chính phủ ta mới thực sự trong sạch, vững mạnh.
1.3 Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Chủ tịch Hồ Chính Minh yêu cầu “việc tuyển bổ công chức chỉ căn cứ vào năng
lực (thành tích, kinh nghiệm, trình độ văn hóa)” [6, Chương 3] và được xét bằng
cách vượt qua kì thi, xét theo học bạ, văn bằng hoặc theo đề nghị của Hội đồng
xét tuyển.
Để có một đội ngũ với chất lượng tốt, Người chỉ rõ trước hết cần phải “hiểu và
đánh giá đúng cán bộ” [3, tr.141]. Chỉ khi đó, mới có thể sắp xếp sao cho đúng
người, đúng việc, đúng năng lực. Bên cạnh đó, cần phải biết kết hợp cán bộ giữa
trung ương với địa phương, giữa già và trẻ để bổ sung những điểm mạnh, giảm
bớt những điểm yếu. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và giúp đỡ cán bộ tháo gỡ
vướng mắc cũng cần thực hiện thường xuyên. Từ đó, phát huy tối đa hiệu quả
của việc sử dụng cán bộ, hướng đến mục đích cuối cùng mà Đảng đã đề ra:
phụng sự cho lợi ích của nhân dân.
Công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, “huấn luyện một cách thiết thực, có hiệu
quả” cũng cần nhận được sự quan tâm đích đáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
nói: “Đào tạo cán bộ không được làm qua loa, đại khái... mà phải nuôi dạy cán
bộ như người làm vườn vun trồng cây cối quý”. Bởi đây chính là những thế hệ
kế cận, tiếp nối những giá trị cốt lõi, những mục tiêu đã đề ra của Đảng, của nhà
nước đã đề ra.
4

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG


ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
2.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
Ra đời trong thời kì cách mạng kháng chiến, nhưng những quan điểm Hồ Chí
Minh nói chung và quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn giữ
nguyên giá trị trong thời bình ngày nay. Qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay diễn ra một cách nhanh chóng tại đất nước ta. Điều này đòi hỏi cần có
những chính sách đưa ra kịp thời nhằm khắc phục những điểm hạn chế sự phát
triển và thúc đẩy những điểm mạnh cần được tiếp tục phát huy trong quá trình
phát triển.
Để làm được điều này, cần phải có một đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ tâm, đủ
tầm để có những chiến lược, chính sách phù hợp với tính chất của từng giai
đoạn, từng thời kỳ. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên
cơ sở vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh lại càng trở nên vô cùng quan trọng và
cấp thiết.
2.2 Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
2.2.1 Thành tựu
Trong suốt quá trình hoạt động kể từ khi được thành lập tới nay, Đảng ta đã đạt
được những thành tựu nhất định trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Một đội ngũ cán bộ, đảng viên có trí tuệ, có tư tưởng, lý luận, có ý thức tổ
chức kỷ luật và một lối sống giản dị, gương mẫu, uy tín được thực hiện bởi ngay
những người đứng đầu bộ máy Nhà nước.
Đa số cán bộ, đảng viên có phẩm chất tốt, tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý
thưởng của Đảng, luôn cố gắng trau dồi tu dưỡng đạo đức và kiến thức, thực
hiện lối sống văn minh, tôn trọng kỉ cương phép nước, thực hiện “cần, kiệm,
liêm, chính”. Cán bộ, đảng viên gần gũi với quần chúng, làm sát công việc thực
tế, xem xét mọi mặt, đi sâu vào vấn đề khi làm việc. Tiêu biểu là trong tình hình
bùng phát mạnh mẽ của Đại dịch COVID 19, Chính phủ ta đã đưa ra những kịch
bản, phương án ứng phó phù hợp và sát sao với các giai đoạn diễn biến của dịch
bệnh. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng tốt mặc cho những tác
động của tình hình dịch bệnh.
5

Chất lượng, hiệu quả làm việc, tính công tâm, minh bạch, uy tín của đội ngũ cán
bộ Nhà nước ngày càng được nâng cao và chuẩn hóa, giành được sự tín nhiệm
của nhân cũng như đáp ứng các yêu cầu về vận hành bộ máy Nhà nước. Theo
khảo sát của YouGov vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020, có đến 97% người Việt
Nam tin tưởng rằng dịch COVID 19 đang được Chính phủ Việt Nam xủ lý tốt.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được chú trọng, gắn liền với tình hình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ cũng được đa dạng hóa, tránh giao điều, trống rỗng. Cán bộ, đảng viên
cũng tích cực, hăng hái học tập, trau dồi lý luận gắn với thực tiễn trong công tác.
Công tác chống tham những, quan liêu ngày càng được đẩy mạnh và chú trọng
thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Trong giai đoạn 2013-2020, 86 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng,
phức tạp đã được đưa ra xét xử sơ thẩm nhận được sự quan tâm từ dư luận xã
hội. Trong số 814 bị cáo được đưa ra xét xử có 18 cán bộ đại diện Trung ương
quản lý bị xử lý hình sự.
2.2.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ta không thể không nhìn nhận lại những
hạn chế còn tồn đọng. Bởi chỉ khi nhìn nhận trực tiếp vào những vấn đề còn tồn
đọng, ta mới có thể tìm ra nguyên nhân và tìm ra những giải pháp khắc phục.
Thực tế chỉ rõ vẫn còn một bộ phận Đảng viên có nhận thức lệch lạc về tư tưởng,
lí luận xa rời chủ nghĩa Mác- Lênin, xa rời hệ tư tưởng của Đảng. Việc không có
một bản lĩnh chính trị vững vàng khiến những cá nhân này dễ bị những thế lực
thù địch tác động, dụ dỗ, lôi kéo, rơi vào tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”
trong chính nội bộ
Các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng cũng chỉ ra sự suy thoái trong lối
sống, tư tưởng chính trị trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên. Hiện tượng chạy chức
chạy quyền, lãng phí, vụ lợi,.. vẫn còn xảy ra trong nội bộ các cơ quan Chính
phủ. Điển hình là việc trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, nhiều cán bộ chủ chốt
của CDC Hà Nội bị khởi tố, bắt tạm giam vì khai khống giá máy xét nghiệm
chênh lệch ba lần với giá gốc giữa lúc dịch bệnh bùng pháp.
Bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều lỗ hổng, nhiều điểm hạn chế để các hành vi
tham ô, lạm dụng chức quyền,… diễn ra. Vụ án gian lận điểm thi THPT tại Sơn
La vào năm 2020 chính là một ví dụ điển hình cho hiện tượng này khi những cán
bộ có chức vụ cấp cao gian lận, nâng điểm cho các thí sinh để thu lợi cho mình.
6

Công tác đào tạo, sử dụng cán bộ tại nhiều nơi còn nhiều bất cập. Những người
có năng lực, nghiệp vụ tốt chưa được đánh giá đúng, sắp xếp vào những vị trí
phù hợp.
2.3 Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế kể trên, tuy nhiên có thể kể tới
một vài nguyên nhân chủ yếu như sau:
Thứ nhất, việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước chịu tác động nặng nề
của việc quản lý kế hoach hóa tập trung, bao cấp trong một thời gian dài. Một số
cấp ủy, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác lý luận chính trị, giáo dục lý
luận chính trị.
Thứ hai, mặt trái của nền kinh tế thị trường gây ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ
phận cán bộ, đảng viên. Do yếu kém về bản lĩnh chính trị, một bộ phận cán bộ
đảng viên mù quáng, vì chạy theo lợi ích cá nhân, theo đồng tiền mà sẵn sàng
lách luật, vi phạm quy định của đảng, của nhà nước.
Thứ ba, do sự chống phá của các thế lực thù địch làm bóp méo những giá trị tốt
đẹp của Đảng, của các chính sách Nhà nước đưa ra. Sự chống phá này không chỉ
đến từ bên ngoài mà còn từ những phần tử chống đối len lỏi vào bộ máy chính
trị, chống phá từ bên trong. Điều này đặt ra thách thức cho người cán bộ, đảng
viên phải kiên quyết chống lại sự chống phá của “thù trong giặc ngoài”, của
“diễn biến hòa bình”. Đây là kẻ thù vô cùng nguy hiểm bởi chúng lợi dụng
những lúc ta lơ là cảnh giác để tấn công bất ngờ.
Thứ tư, những yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, những sự thiếu đồng bộ
trong việc thực thi các chính sách cũng như những kẽ hở còn tồn đọng trong
chính hệ thống luật pháp nước ta cũng là một kẻ thù cần được lưu tâm. Những
thế lực chống phá, thù địch luôn tìm cách tìm ra những kẽ hở này để liên tục tấn
công, chống phá. Những cán bộ, đảng viên suy đồi về đạo đức cũng sẽ luôn tìm
cách luôn lách luật pháp để làm lợi cho chính mình.
Thứ năm, công tác giáo dục, đào tạo cán bộ chưa thực sự hiệu quả. Công tác bồi
dưỡng lý luận tại một số nơi còn mang nặng tính hình thức, lý luận xuông. Hệ
quả để lại chính là những cán bộ không vững vàng trong quan điểm chính trị, dễ
rơi vào suy thoái trong đạo đức và lối sống.
Thứ sáu, việc sử dụng cán bộ chưa hiệu quả, chưa đúng người đúng việc cũng
làm giảm đi sự hiệu quả của bộ máy nhà nước. Những cán bộ có thực lực không
được làm đúng nhiệm vụ chuyên môn của mình, không được phát huy đúng
7

chuyên môn và không được đãi ngộ đúng đắn lâu ngày sẽ nảy sinh chán nản,
không còn động lực phát huy tối đa năng lực của mình.
2.4 Giải pháp
Từ những hạn chế và nguyên nhân đã tìm được, ta cần có những giải pháp thích
hợp để nhanh chóng giải quyết các vấn đề, tháo gỡ những khó khăn trong công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trước hết, Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện, nâng cao hệ thống pháp luật, kịp
thời phát hiện và sửa chữa những lỗ hổng trong luật pháp. Công tác tuyên truyền,
giáo dục đạo đức cách mạng, truyền bá quan điểm Hồ Chí Minh về người cán
bộ, đảng viên cần được đẩy mạnh cả về phạm vi lẫn quy mô. Chú trọng việc tìm
kiếm bồi dưỡng và tạo điều kiện để những nhân tài phát huy hết khả năng, năng
lực của mình.
Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên cũng cần có cho mình ý thức kỷ luật cao, xây
dựng tinh thần phê bình, tự phê bình. Bên cạnh đó, việc giữ cho mình một thái
độ khiêm tốn, tinh thần ham học hỏi và nỗ lực học tập để nâng cao trình độ cũng
là điều mà bất kì cán bộ, đảng viên nào cũng cần phải thực hiện.
Công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng và thói quan liêu cũng cần được
thực hiện mạnh mẽ hơn nữa. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng cần thực
hiện một cách nghiêm túc để kịp thời phát hiện và loại bỏ những thành phần xấu,
gây hại đối với bộ máy của Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, cần tích cực tuyên
dương, khen thưởng những cán bộ, đảng viên gương mẫu, làm gương cho những
cán bộ khác noi theo.
Việc cảnh giác và đấu tranh đối với những quan điểm phản động cũng luôn cần
được thực hiện. Các thế lực thù địch, phản động luôn không ngừng chống phá,
đưa ra các luận điệu sai lạc, bóp méo những chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, gây
hoang mang dư luận. Mỗi người cán bộ không chỉ cần tỉnh táo trước những luận
điệu này mà còn cần phải biết cách bác bỏ chúng, biết cách tuyên truyền cho
người dân hiểu về những mục đích của các chính sách một cách đúng đắn nhất.
8

KẾT LUẬN
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là một di sản quý báu mà Người đã để lại cho
chúng ta. Đây “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại...” [7,
tr.83]
Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ có ý
nghĩa đối với thời ký cách mạng, kháng chiến cứu nước mà giữ nguyên giá trị
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Đây là chiếc “kim chỉ
nam” để Đảng và Nhà nước ta có những phương hướng đúng đắn và định hướng
rõ ràng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hiểu và vận dụng những quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên một cách khéo léo và phù hợp với từng thời kỳ và giai đoạn là nhiệm
vụ và thách thức được đặt ra cho Đảng và Chính phủ ta. Các cấp lãnh đạo luôn
phải nhắc nhở bản thân không được ngủ quên trên chiến thắng, cần thẳng thắn
nhìn nhận vào những sự thật về các khuyết điểm còn tồn đọng trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên cũng như công tác xây dựng đội ngũ này. Từ đó có những phương
án khắc phục hiệu quả, hợp lý và triệt để. Chỉ có như vậy, đội ngũ cán bộ, đảng
viên của Đảng ta mới thực sự trong sạch, vững mạnh.
9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Ban biên tập báo điện tử Phòng Không - Không quân (2019), “Cán bộ là cái
dây chuyền của bộ máy…”, Báo điện tử Phòng không - Không quân,
http://phongkhongkhongquan.vn/23375/%E2%80%9Ccan-bo-la-cai-day-chuyen-
cua-bo-may-%E2%80%9D.html, truy cập ngày 31/03/2022
[2] Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức năm 2008
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
[4] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội
[5] TH (tổng hợp) (2020), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, Trang
thông tin điện tử Liên đoàn Lao động Quảng Bình,
https://ldld.quangbinh.gov.vn/3cms/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cong-tac-can-
bo.htm, truy cập ngày 31/03/2022
[6] Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 76/SL ngày 20
tháng 5 năm 1950
[7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội

You might also like