You are on page 1of 2

Câu 1 (NHÓM 7): Tại sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử mà không phải là giai cấp

khác?
Bởi vì sứ mệnh lịch sử của một giai cấp không phải do ý muốn chủ quan quy định mà nó
được quy định bởi những điều kiện khách quan của lịch sử; đồng thời cũng chính điều kiện
lịch sử khách quan đó là cơ sở khách quan tạo cho giai cấp có được những đặc điểm chính
trị - xã hội mang tính cách mạng có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy. Và GCCN thì
thỏa mãn những điều kiện khách quan ấy như chúng mình vừa làm rõ ở bài thuyết trình vậy
nên gccn có smls mà ko phải bất kỳ gc nào khác
Câu 2 (NHÓM 7): Tại sao chỉ có giai cấp công nhân mới có sức mạnh xóa bỏ tận gốc chế
độ người bóc lột người?
Do bản chất giai cấp vốn có, giai cấp tư sản khi đã thành giai cấp thống trị luôn luôn dùng
mọi thủ đoạn để bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động nói
chung. Chủ nghĩa dân tộc do giai cấp tư sản khởi xướng đã trở thành chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, phân biệt kỳ thị dân tộc.
Giai cấp tư sản không thể đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân và của toàn thể dân tộc.
Cùng với việc tạo ra và thúc đẩy nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp tư sản “không
những đã rèn đúc những vũ khí sẽ giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy
chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản”.
Giai cấp công nhân là giai cấp có khả năng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp mình, vừa
đại diện cho lợi ích của các dân tộc và của toàn thể nhân loại.
Công cuộc giải phóng dân tộc phải luôn luôn đặt trong mối quan hệ với giải phóng giai cấp,
giải phóng loài người. Cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản khởi
xướng sẽ hướng tới mục tiêu là: “Thay thế cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối
kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người
là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Do đó, chỉ có giai cấp công nhân
mới có sức mạnh xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người.

Câu 3 (NHÓM 8): Theo nhóm bạn thì trong quá trình CNH HĐH đất nước, GCCN Việt
Nam vẫn còn có những hạn chế nào ?
Với những yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế thì GCCN Việt Nam còn
không ít hạn chế, bất cập:
Thứ nhất, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân lao động còn thấp so
với yêu cầu phát triển đất nước và đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ
thuật giữa các bộ phận công nhân.
Thứ hai, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân chưa được đảm bảo, môi trường làm
việc độc hại, quyền lợi không được giải quyết một cách thỏa đáng... đã dẫn đến các cuộc
đình công. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy
đủ các quy định của pháp luật bảo đảm quyền lợi an toàn cho công nhân.
Thứ ba, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân còn yếu.
Ý thức chính trị, nhận thức về luật pháp của công nhân còn hạn chế. Tỷ lệ đảng viên, đoàn
viên công đoàn trong công nhân lao động còn thấp.
Thứ tư, vai trò của tổ chức đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp chưa đáp ứng được
sự phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu của GCCN. Công tác phát triển đảng trong
công nhân chậm. Ở hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư
nhân đều không muốn hoặc không quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng.
Câu 4 (NHÓM 6): Như nhóm bạn đã đề cập ở mục giải pháp là cần nâng cao trình độ của
gccn, vậy nhóm có thể kể một vài chương trình mà Nhà nước đã có để nhằm nâng cao kỹ
năng cũng như tay nghề của công nhân?
Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam với Bộ Giáo dục và Đào tạo
về nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động giai
đoạn 2014 – 2020 (gọi là Chương trình 1583), Tổng LĐ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 231/QĐ-TT ngày
13/02/2015 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao
động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”.
Qua đó, nhiều tỉnh, thành phố đã tiến hành truyền thông, khảo sát mặt bằng trình độ công
nhân lao động, vận động doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân lao động học tập, chỉ
đạo phong trào ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi nâng bậc thợ hằng năm… Một
số tỉnh đã hỗ trợ kinh phí nhất định để các cấp Công đoàn triển khai thực hiện, góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương.
Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức triển khai có hiệu quả các phong
trào thi đua như: “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay
nghề, thi thợ giỏi”…; phong trào “Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay
nghề”. Kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong học tập, đào tạo, rèn tay nghề, trong các phong trào thi đua, qua đó góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, nâng cao bản lĩnh cho công nhân, người
lao động.
Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên
và người lao động” gắn với tuyên truyền, phối hợp triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh
các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ”. Đồng thời
huy động mọi nguồn lực để tập trung đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề, chuyển đổi nghề
cho công nhân, người lao động.

You might also like