You are on page 1of 6

1

TÀI CHÍNH - MARKETING


MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN

HỌC PHẦN: Triết học

Ngày làm bài: …24… /.12.../2021

Họ tên: Nguyễn Hà Đức Thiện

Mã số sinh viên: …...2121011662……………………….


Mã lớp học phần: …2111101113419….......................................................

Bài làm gồm: ………6.. trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu1 :

Văn bản thể hiện rõ nhất quy luật của phép biện chứng duy vật là : Quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật và hạt nhân quan trọng của phép biện
chứng,quy luật chỉ ra nguồn ,động lực của mọi sự vận động và phát triển .

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm những thuộc tính ,những tính quy
định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau .Các mặt đối lập nằm trong sự
liên hệ tác động qua lại lẫn nhau .Trong văn bản thì được phân tích trên hai mặt
phương diện là” người giàu bất hạnh và người nghèo hạnh phúc” .

Giàu được định nghĩa là sự sở hữu các của cải vật chất,tài sản có giá trị của một
cá nhân hay một tổ chức nào đó .Theo văn bản tác giả đã giả thuyết rằng
“Hãy tưởng tượng bạn có thu nhập hàng trăm nghìn đô la một năm,sở hữu ít
nhất một ngôi nhà và có khoản tài sản trị giá khoảng 1 triệu đôla .Rõ ràng đó
2

là dấu hiệu của sự thành công dựa trên chuẩn mực toàn cầu “.Nhưng những
khảo xác thực tế rằng điều đó không hoàn toàn đúng khi chỉ những người có
khối lượng tài sản trên 5 triệu đôla thì mới không nghĩ đến về tương lai.

Nghèo được định nghĩa là sự thiếu thốn về cơ hội có thể sống một cuộc sống ổn
định.Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay
đổi tùy theo địa phương và theo thời gian

Người giàu lại bất hạnh và người nghèo lại hạnh phúc là sự mâu thuẫn khi một
câu hỏi đặt ra rằng là người giàu tại sao lại bất hạnh khi có được những thành
công về tài sản không thiếu gì về vật chất ,người nghèo lại hạnh phúc khi họ lại
thiếu thốn về tài sản ,vật chất?

Trong cuộc sống con người luôn vận phát triển qua từng giai đoạn ,người giàu
mỗi một thành công của họ hôm nay không thõa mãn họ trong tương lai vì thế họ
luôn tạo ra đặt ra những mục tiêu thõa mãn tiếp theo cho họ :“Càng làm ra tiền
bao nhiêu thì bạn càng muốn nhiều tiền hơn bấy nhiêu_ nó giống như một cơn
nghiện” nó là nguồn gốc và là động lực giúp họ ngày càng phát triển.Người giàu
họ luôn có rất nhiều sự lựa chọn thuận lợi ,tiện nghi để đáp ứng nhu cầu cuộc
sống ,họ dùng những tài sản của mình để tạo ra sự hạnh phúc trong cuộc sống
của họ ,nhưng những mục tiêu chưa thõa mãn cho cuộc sống sẽ tạo ra sự đối
lập khi người giàu thành công lúc đầu nhưng sau đó thất bại thì sẽ sinh ra tính
ích kĩ ,vị kĩ,…Người giàu nếu họ đã thành công và thõa mãn với nhu cầu hiện có
thì họ có cuộc sống lành mạnh họ không nghĩ đến khó khăn không màn tới việc
thiếu thốn vật chất từ đó nãy sinh tính sa hoa ,họ xem thường những người
nghèo hơn họ,sinh ra tính cao ngạo.Nếu như người giàu lại đầy đủ về vật
chất ,tài sản thì người nghèo lại thiếu thốn và cần đến sự giúp đỡ của những
người giàu :”Tại các quốc gia đang phát triển, tuy một khoản tiền nhỏ cũng có
thể tạo nên một sự khác biệt lớn đối với cuộc sống của một người, mang lại cho
họ nhiều hơn nhu cầu thiết yếu, nhưng những người không có gì nhiều cũng
không quá sợ hãi sự mất mát” chính vì thế trong họ không có sự tính toán cho
sự mất mát thất bại .Khi có những biến cố xảy ra với người giàu thì họ thường
mất bình tĩnh khó thích nghi và chấp nhận bởi họ luôn sống trong một cuộc sống
yên bình,ngược lại thì người nghèo họ thích ứng nhanh và bĩnh tĩnh trong hoàn
3

cảnh đó:”Một cơn động đất có thể phá huỷ rất nhiều thứ, thế nhưng nhiều người
vẫn thấy vui vì họ không mất gia đình”.”Ở khu vực thành phố, nhiều người được
giáo dục lại tỏ ra lo lắng về cuộc sống hơn. Bố mẹ tôi không có tiền nhưng họ lại
hạnh phúc hơn tôi”.

Các mặt đối lập nương tựa thống nhất nhau:

Người giàu lấy mục tiêu thõa mãn mình làm động lực cho sự phát triển của họ
nói riêng và xã hội nói chung:”Khi trở nên giàu có hơn, con người ta thường trở
nên thoả mãn trong thời gian đầu, thế nhưng sự thoả mãn không kéo dài”.
Những người giàu không thõa mãn lâu dài mà là lấy đó là động lực nguồn gốc
cho sự phát triển,giàu bất hạnh tạo nên sự thống nhất ,người giàu xem những
bất hạnh là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển.Người nghèo họ hạnh phúc là khi
họ vượt lên trên nghịch cảnh về thiếu thốn vật chất lấy hạnh phúc hằng ngày là
tiền đề,động lực cho cuộc sống,nếu họ không có hạnh phúc thì cuộc của họ
càng rơi vào tồi tệ và khó khăn hơn lấy tinh thần hạnh phúc bù đắp cho bất hạnh
về sự nghèo khó :”Tự do và dân chủ khiến người dân cảm thấy hạnh phúc, thế
nhưng những điều này trở nên kém quan trọng hơn khi nhu yếu phẩm còn thiếu
thốn. Con người có thể phải đối mặt với sự thiếu thốn và vẫn lạc quan, hoặc có
tất cả, và vẫn bất hạnh”

Nhưng người nghèo không thể có suy nghĩ mãi rằng là sống trong nghèo khổ
mà phải có cho mình những mục tiêu phát triển tiên tiến hơn .Và người giàu
cũng cần có cho mình cuộc sống kết nối với nhau dựa vào nhau

Giàu bất hạnh và nghèo hạnh phúc đều chứa đựng những khuynh hướng tạo
nên sự mâu thuẫn .Sự thống nhất và đấu tranh của giàu bất hạnh và nghèo
hạnh phúc tạo ra năng lượng dẫn đến sự mất đi vốn có của giàu và tạo ra những
giá trị mới của nghèo. Đó là sự đủ đầy về vật chất nhưng tạo ra sự bất hạnh còn
một bên tuy có sự thiếu thốn về vật chất nhưng lúc nào cũng mang một sự lạc
quan hi vọng về cuộc sống tốt đẹp trong cuộc sống .Từ đây ta có thể nhận thức
rõ hơn quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.Hệ quả dẫn tới sự
mất đi cái cũ và sự ra đời cái mới của sự giàu bất hạnh và nghèo hạnh phúc.

Kết luận : Từ những vấn đề trên về sự giàu bất hạnh và nghèo hạnh phúc thấy
được qua quy luật mâu thuẫn là thì cần tạo cho mình niềm vui hạnh phúc trong
4

cuộc sống nhưng không mất đi tính cầu tiến cá nhân để phát triển bản thân
chung sống hòa đồng và hiểu thế giới ,có tinh thần lạc quan sống hạnh phúc
bình tĩnh trước biến cố của cuộc sống.

Câu 2 :

Trong cuộc sống,đời sống xã hội thì hai lĩnh vực vật chất và tinh thần được xem
như rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động xã hội.Trong triết học
Mác_ Lê Nin thì đây là hai phạm trù tồn tại xã hội và ý thức xã hội.Xã hội luôn
vận động theo thời gian chính vì thế vật chất và ý thức cũng thay đổi theo .

Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội. Tồn tại xã hội là một kiểu vật chất xã hội là các quan hệ xã hội là các
quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh.Trong văn bản tồn tại xã
hội là sự phân hóa giàu - nghèo được thể hiện trong xã hội.

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội là bộ phận hợp thành của văn
hóa tinh thần xã hội.Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng
của hình thái kinh tế - xã hội của các giai cấp đã tạo ra nó.Trong văn bản ý thức
xã hội là sự bất hạnh - hạnh phúc được thể hiện trong xã hội.

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng ý thức xã hội và tồn tại xã hội có mối
quan hệ biện chứng. Các hình thái ý thức xã hội không là những yếu tố thụ động
mà mỗi hình thái ý thức xã hội đều có sự tác động ngược lại tồn tại xã hội.Tồn
tại xã hội nào thì sẽ có ý thức xã hội ấy.Trong văn bản thì chúng ta thấy rõ được
tồn tại xã hội là sự phân hóa giàu - nghèo quyết định đến ý thức xã hội là sự bất
hạnh - hạnh phúc và đồng thời văn bản cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội là sự bất hạnh - hạnh phúc.

Trong thực tế, tồn tại xã hội giàu và nghèo luôn tồn tại song song với nhau và
luôn luôn thay đổi. Từ đó tồn tại xã hội sẽ quyết định nội dung ý thức của xã hội
qua từng giai đoạn lịch sử thay đổi giữa giàu và nghèo,tạo nên tâm lí về ý thức
bất hạnh và hạnh phúc khác nhau phản ánh sự tồn tại và thay đổi của giàu và
nghèo.Sự khác nhau về ý thức bất hạnh và hạnh phúc là do những yếu tố về
điều kiện vật chất về cuộc sống giàu nghèo quyết định.
5

Về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Sự bất hạnh và hạnh phúc nó không thể theo kịp với tốc độ thay đổi của sự

phân hóa giàu nghèo giữa các vùng trên thế giới và giữa con người với nhau.
Cho nên dẫn tới ý thức xã hội lạc hậu hơn tồn tại xã hội và đó cũng là nguyên
nhân dẫn đến các quan niệm truyền thống cũ là giàu thì phải hạnh phúc về vật
chất cùng với đó là tinh thần ,nghèo thì phải bất hạnh về vật chất cũng như tinh
thần. Nhưng nó đã lạc hậu với quan điểm và nghiên cứu phát triển của xã hội khi
cuộc sống thay đổi thì tồn tại xã hội về sự phân hóa giàu nghèo của các thế hệ
khác nhau cũng sẽ khác nhau thì giàu nghèo cũng thay đổi quan điểm ý thức xã
hội là “giàu bất hạnh nghèo hạnh phúc” với cuộc sống.

Ý thức về một cuộc sống đủ đầy ,hạnh phúc ở tương lai phía trước trên cái tồn
tại hiện nay là sự phân hóa giữa giàu và nghèo vẫn còn tồn tại .Họ sẽ hạn chế
vật chất để phục vụ cho đời sống tinh thần.

Sự bất hạnh và hạnh phúc của giàu và nghèo nó có sự tác động qua lại qua
đoạn văn sự bất hạnh của cuộc sống nghèo khó đã thôi thúc những người
nghèo những nước nghèo có cho mình tinh thần lạc quan để thay thế đi nỗi bất
hạnh bằng sự hạnh phúc để vượt lên trên số phận tiến tới tương lai tốt đẹp hơn
phía trước ,ngược lại thì các nước giàu và những người giàu lại cho mình cuộc
sống đủ đầy sinh ra tính kiu ngạo ,khó gần gũi và tiếp cận thì đây sẽ là nỗi bất
hạnh về cuộc sống xã hội với mọi người.Ý thức về đời sống tinh thần là do cách
mà lựa chọn và tiếp cận với môi trường và cách sống của mỗi cá nhân từ đó ảnh
hưởng lớn đến xã hội.

Sự phân hóa giàu nghèo ảnh hưởng rất lớn thông qua ý thức tồn tại xã hội của
mỗi vùng mỗi quốc gia trên thế giới và cả con người với nhau,nó được thể hiện
qua văn bản như sau : “Tự do và dân chủ khiến người dân cảm thấy hạnh phúc,
thế nhưng những điều này trở nên kém quan trọng hơn khi nhu yếu phẩm còn
thiếu thốn. Con người có thể phải đối mặt với sự thiếu thốn và vẫn lạc quan,
hoặc có tất cả, và vẫn bất hạnh” khi được tự do và có quyền dân chủ sẽ làm
người dân hạnh phúc khi người dân hạnh phúc thì sẽ tạo động lực và tích cực
cho sự phát triển về kinh tế ,văn hóa…Từ đó sẽ rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo của từng quốc gia từng khu vực từng cá nhân trên toàn xã hội.Đồng thời
6

ngược lại người có sự bất hạnh mất niềm tin vào cuộc sống và có những tư
tưởng tiêu cực lạc hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội từ đó kiềm hãm sự phát
triển đi lên của một quốc gia cũng như một cá nhân, gây ra khoảng cách giàu
nghèo ngày càng lớn .

Sự bất hạnh và hạnh phúc cũng giống như mọi ý thức xã hội khác đều có tính kế
thừa qua từng giai đoạn khác nhau.Bất hạnh qua đoạn văn dựa trên vòng quay
không bao giờ thõa mãn của người giàu ,hạnh phúc thì lại dựa trên tinh thần lạc
quan và vô tư suy nghĩ của người nghèo ,và tạo nên tính tiếp nối cho ý thức xã
hội thể hiện qua văn bản .

Kết luận : Từ những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội trên qua đoạn văn bản chúng ta thấy được sự phân hóa giàu nghèo
vẫn còn là một vấn đề lớn đồng thời thấy được tầm quan trọng của ý thức về sự
hạnh phúc trong cuộc sống và hậu quả mà bất hạnh ảnh hưởng đến con người
và thế giới.

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

You might also like