You are on page 1of 7

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN

HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Ngày làm bài: ……24 /....12/2021

Họ tên: Nguyễn Đăng Doanh

Mã số sinh viên: …2121011638......…………………………………….……...


Mã lớp học phần: …2111101113427….......................................................

Bài làm gồm: …6…….. Trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1 :

Văn bản thể hiện rõ nhất quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy
luật mâu thuẫn) của phép biện chứng duy vật

Khái niệm: Mặt đối lập lànhững mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những
tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau. Các mặt đối lập nằm
trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Sự tương tác ấy nằm trong hai khuynh
hướng.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập bài trừ, triệt tiêu nhau, phủ định lẫn nhau.

Sự thống nhất giữa các mặt đối lập, các mặt đối lập nương tựa vào nhau, mặt
này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình còn bao hàm cả sự "đồng nhất"
của các mặt đó. Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai
của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành mâu thuẫn.
2

Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập. Chúng liên hệ ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại,
thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, nhưng lại bài trừ
phủ định lẫn nhau.

Tính chất của mâu thuẫn, mang tính khách quan và tính phổ biến. Khách quan
vìmâu thuẫn là cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và tồn tại trong tất cả các
lĩnh vực, mâu thuẫn có tính phổ biến vìthế giới sự vật hiện tượng rất đa dạng về
nội dung cũng như hình thức, do đó mâu thuẫn cũng rất đa dạng và phức tạp. Mỗi
sự vật, mỗi lĩnh vực khác nhau thìcó những mâu thuẫn khác nhau và ngay bản
thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng lại bao hàm nhiều mâu thuẫn.

Nội dung quy luật: Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những
khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình. Sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động
và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

Ý nghĩa phương pháp luận: Vìmâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và
là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, do vậy trong nhận thức và
thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ
các mặt đối lập đề nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận
động và phát triển; Vìmâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc
nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là
biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù hợp.
Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí
của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định, những đặc
điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn
một cách đúng đắn nhất.

Từ nội dung văn bản ta có thể xác định được các mặt đối lập đó là giàu và nghèo,
bất hạnh và hạnh phúc và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập đó cũng chính là tiêu
đề của văn bản: giàu bất hạnh, nghèo hạnh phúc.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, từ thời phong kiến thì giữa giai cấp bị trị
(nghèo) và giai cấp thống trị (giàu) đã có những cuộc đấu tranh nhằm bài trừ, triệt
tiêu cũng như phủ định lẫn nhau.
3

Sự thống nhất của các mặt đối lập biểu hiện qua việc giàu và nghèo, bất hạnh
và hạnh phúc thì luôn song hành cùng nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho
sự tồn tại của nhau và đồng nhất là cùng hướng tới lợi ích tốt đẹp.

Mâu thuẫn biện chứng thể hiện ở chỗ giàu mà lại bất hạnh còn nghèo mà lại
hạnh phúc. Thực tế thì trong cuộc sống đa phần mọi người đều hướng tới cuộc
sống giàu có vì cho rằng điều đó sẽ đem lại hạnh phúc cho mình mà quên đi rằng
hạnh phúc tồn tại đầy rẫy xung quanh ta, bởi lẽ những điều nhỏ bé mà ấm áp như
ăn cơm với gia đình hay đi chơi đây đó, trải nghiệm cuộc sống, dành thời gian để
chăm sóc bản thân và gia đình thì đều mang đến cho ta những niềm hạnh phúc.
Theo tờ New York Times hồi tháng Hai năm 2017 đưa tin về những tỷ phú phải đi
trị liệu về tâm lý vì chính đồng tiền mà họ kiếm ra. Bà Jolanda Jetten – một giáo
sư về tâm lý xã hội tại Đại học Queensland của Úc, bà cho biết nhiều người có
thu nhập cao vẫn không đạt được sự thỏa mãn ngay cả khi họ ý thức rằng đã có
được một cuộc sống ổn định, giải thích cho điều đó bà nói do những người giàu
thường có tâm lý so sánh thu nhập với người giàu hơn thay vì so sánh với phần
lớn xã hội – những người có cuộc sống bình thường, mức thu nhập ổn và ngay
cả ở Thụy Điển – một quốc gia có nền dân chủ xã hội, coi trọng sự cân bằng giữa
công việc và cuộc sống thì vẫn có nhiều người tự so sánh mình với những người
có thu nhập cao trong khi hoàn toàn có thể chọn lựa những trải nghiệm, những
điều nhỏ bé ẩn chứa hạnh phúc.

Tính khách quan và tính phổ biến của mâu thuẫn trong đó tính khách quan thể
hiện ở chỗ mẫu thuẫn vốn tồn tại bên trong mỗi con người như mâu thuẫn giữa
thỏa mãn hay không thỏa mãn với mức sống hiện tại, nên tận hưởng cuộc sống
từ những niềm vui nhỏ bé hay lao đầu vào kiếm tiền cho đến cạn kiệt sức lực, còn
tính phổ biến thể hiện ở chỗ mỗi người trong chúng ta đều có những mâu thuẫn
khác nhau như trên và chúng luôn tồn tại xung quanh ta và vì mâu thuẫn vừa có
tính khách quan và phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp

Nội dung quy luật mâu thuẫn biểu hiện qua việc mỗi người đều chứa đựng
những mặt đối lập như lo sợ và lạc quan hay bất hạnh và hạnh phúc tạo nên
những mâu thuẫn bên trong mình sự thống nhất và đấu tranh giữa chúng dần phát
triển, điều này dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới như từ thời
4

xa xưa thì đã xuất hiên sự phân biệt giàu nghèo, cuộc sống luôn tồn tại những
người giàu và những người nghèo và từ sau các cuộc đấu tranh thì xã hội ngày
một tiến bộ, mâu thuẫn xã hội cũ mất đi thay thế bằng mâu thuẫn xã hội mới.

Tóm lại mâu thuẫn luôn tồn tại xung quanh ta và cả trong con người ta điều quan
trọng là ta phải biết vận dụng động lực từ mâu thuẫn để phát triển đồng thời phân
tích kỹ càng nguồn gốc, đặc điểm để tìm ra phương pháp giải quyết đúng đắn
nhất, những gì phù hợp với mình, học cách để có được những điều nhỏ nhất trong
cuộc sống dù bạn ở bất cứ đâu và hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình
đừng chỉ loay hoay với những trải nghiệm mới mẻ – trích lời bà Pia Webb.

Câu 2:

Tồn tại xã hội (TTXH) là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt
vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã
hội vật chất được ýthức xã hội phản ánh.

Ý thức xã hội (YTXH) là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành
của văn hóa tinh thần của xã hội. Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn
đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó.

Quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH:

TTXH quyết định YTXH: TTXH quyết định nội dung YTXH, YTXH phản ánh TTXH.

Tính độc lập tương đối của YTXH: YTXH thường lạc hậu hơn TTXH, YTXH có
thể vượt trước TTXH, YTXH có tính kế thừa trong quá trình phát triển, sự tác động
qua lại giữa các hình thái YTXH, YTXH tác động trở lại TTXH.

Từ nội dung văn bản TTXH chính là điều kiện sống, công việc, lối sống, giá trị tài
sản, mức thu nhập,… của mỗi người hay điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, mật
độ dân số,… của một quốc gia còn YTXH chính là tình cảm, tâm lý, quan niệm, tư
tưởng, tâm trạng, tri thức, thói quen, nếp sống,… trong mỗi người hay truyền
thống, phong tục, tập quán,.. của mỗi quốc gia.

TTXH quyết định YTXH, khi TTXH thay đổi sớm muộn gì YTXH cũng phải thay
đổi theo thể hiện ở chỗ khi mà con người ta thay đổi mức sống, mức thu nhập thì
tâm lý họ sẽ thay đổi theo như trong đoạn văn bản trên khi mức thu nhập của họ
tăng lên dần dần họ sẽ hình thành tâm lý lo sợ cho tương lai nếu gặp phải biến cố
5

nào đó làm họ mất đi mức thu nhập đã từng đạt được hay tâm lý không thỏa mãn
với những gì mình đang có đồng thời so sánh bản thân họ với những người có
mức thu nhập cao hơn, giàu có hơn rồi từ đó tạo áp lực lên chính họ hoặc khi mức
thu nhập ấy tăng lên đột ngột như trúng số chẳng hạn thì người ta cũng sẽ hình
thành tâm lý lo sợ tương lai, dè chừng,.. Ngoài ra khi mức thu nhập ấy đột ngột
giảm, thì cũng tạo nên cú sốc tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của họ.

Tính độc lập tương đối của YTXH cụ thể là YTXH thường lạc hậu hơn TTXH
chủ yếu là vì sự biến đổi của TTXH thường diễn ra với tốc độ nhanh làm cho YTXH
không phản ánh kịp nên trở thành lạc hậu cũng như việc con người ta giàu lên
quá nhanh hay thậm chí là sau một đêm thông qua trúng số hay chơi cổ phiếu,
chứng khoán, điều này dẫn đến việc tâm lý, thói quen không biến đổi kịp để thích
nghi với điều kiện sống mới và trở nên lạc hậu hoăc khi bị phá sản, thiên tai ảnh
hưởng,.. những chuyện xấu không lường trước được xảy ra tâm lý con người ta
rơi vào khủng hoảng, không kịp thích ứng với điều kiện sống mới.

YTXH có thể vượt trước TTXH như nghiên cứu của Jetten đã chỉ ra rằng những
người nghèo khổ, sống thiếu thốn, mức thu nhập thấp thì đã quen với việc tìm
niềm vui trong cuộc sống chẳng hạn như dành thời gian cho gia đình hoặc làm
công việc tình nguyện và niềm vui của họ vượt lên trên mức thu nhập, khối tài sản
của họ cũng như một số người giàu thì dù đã có mức thu nhập cao không phải lo
ăn lo mặc nhưng họ vẫn không được hạnh phúc vì lo lắng cho tương lai bởi lẽ khi
con người ta làm ra được nhiều tiền bao nhiêu thì lại càng muốn nhiều tiền hơn
bấy nhiêu – nó giống như một cơn nghiện, những tâm lý lo sợ, áp lực ấy đã vượt
lên trên tài sản mà họ sở hữu hay như đất nước Nepal dù trải qua trận động đất
lớn vào năm 2015 cướp đi 8000 sinh mạng và làm thiệt hại nặng nề về tài sản làm
ảnh hưởng đến đời sống người dân nghiêm trọng thì nước này vẫn vượt lên 8 bậc
để lên xếp thứ 99 trên 155 quốc gia trong Chỉ số Hạnh phúc Toàn cầu năm 2017,
trên cả Nam Phi, Ai Cập và Ấn Độ – những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn.

YTXH có tính kế thừa trong quá trình phát triển như việc con người ta dần dành
thời gian cho những trải nghiệm thay vì các hoạt động kiếm ra tiền khác như đầu
tư vào bất động sản hay chứng khoán bằng chứng là tại Hoa Kỳ, kể từ năm 1987
tỷ lệ tiêu dùng đối với các sự kiện và các hoạt động mang tính trải nghiệm trức
6

tiếp đã tăng 70% so với mức tiêu dùng đối với hàng hóa, điều này cho thấy rằng
sau nhiều thế hệ con người đã kế thừa những điều giản đơn tốt đẹp của thế hệ
trước và phát triển nó hơn.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH, mỗi hình thái YTXH phản ánh
một TTXH theo cách khác nhau nhưng chúng tại tác động qua lại lẫn nhau biểu
hiện ở chỗ mỗi trạng thái tâm lý sẽ phản ánh những lối sống, điều kiện sống khác
nhau như khi một người có trạng thái lạc quan, không quan trọng tiền bạc, có
những mối quan hệ tốt đẹp thì sẽ phản ánh cho ta thấy lối sống lành mạnh, không
quá sợ hãi sự mất mát hay khi một người ở trạng thái lo sợ, coi giá trị của bản
thân do đồng tiền quyết định thì sẽ phản ánh cho ta thấy lối sống không biết thỏa
mãn, coi trọng giá trị đồng tiền và những trạng thái tâm lý đó sẽ tác động qua lại
lẫn nhau.

YTXH tác động trở lại TTXH là biểu hiện rõ nét nhất của tính độc lập tương đối
của YTXH, YTXH có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của TTXH khi phản ánh đúng
quy luật vận động của TTXH và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của TTXH nếu
không phản ánh đúng quy luật vận động của TTXH như khi con người ta có quan
niệm, tư tưởng tiến bộ, thông thoáng, không lo sợ, suy nghĩa tiêu cực thì điều đó
sẽ làm cho bản thân mình phát triển hơn như lối sống tích cực hơn hay khi ta nâng
cao vốn tri thức, hiểu biết thì sẽ tác động đến điều kiện sống, tìm được công việc
tốt hơn với mức thu nhập cao hơn còn khi ta sống với tâm lý không biết thỏa mãn
với những gì đang có dẫn đến lao đầu vào kiếm tiền đến kiệt sức mà không biết
rằng hạnh phúc ẩn giấu trong những điều nhỏ nhặt xung quanh ta bởi lẽ chỉ đơn
giản là đi dạo đó đây hay ăn một bữa cơm với gia đình cũng đủ làm ta hạnh phúc.

Vì vậy ta không nên quá coi trọng giá trị đồng tiền mà hãy quan tâm nhiều hơn
đến tâm lý của bản thân, hãy chọn cho mình những điều tuy nhỏ bé mà mang lại
hạnh phúc thay vì chạy đua với người giàu có hơn, quay cuồng trong vòng xoáy
tiền bạc và hãy dành nhiều thời gian cho gia đình vì đó là điều ấm áp nhất ta có
thể mất tiền, mất nhà cửa nhưng nếu vẫn còn gia đình thì vẫn còn hạnh phúc.
7

You might also like