You are on page 1of 40

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Kinh tế học của sự phát triển

Niên khoá 2006-2007 Bài đọc Ch. 3: Tăng trưởng và thay đổi về cơ cấu

CHƯƠNG 3

TĂNG TRƯỞNG VÀ
THAY ĐỔI VỀ CƠ CẤU

Có một quan điểm phổ biến cho rằng vấn đề chính của sự phát triển kinh tế là việc
khởi đầu quá trình đó. Một khi đã bắt đầu được thì việc trở thành một quốc gia công
nghiệp hiện đại ít nhiều tiếp diễn một cách tự động. Tương tự như một chiếc máy bay đòi
hỏi nhiều năng lượng và một người phi công thành thạo để cất cánh khỏi mặt đất, nhưng
một khi đã cất cánh lên rồi thì nó sẽ bay trên không một cách dễ dàng đến đích của nó.

Quan điểm cất cánh thường hay gặp trong sách vở nói về phát triển, và nó là trung tâm
về các giai đoạn tăng trưởng của Walt Rostow nhà lịch sử kinh tế (1). Khi thuật ngữ này
chỉ đơn thuần hàm ý một đất nước bước vào giai đoạn phát triển kinh tế hiện đại thì nó sẽ
gây ra một số vấn đề. Thường thường thuật ngữ này được dùng theo những cách thông
dụng hơn. Đặc biệt, nó thường bao hàm ý nghĩa rằng một khi sự phát triển đã bắt đầu, nó
sẽ tự động tiến theo những con đường đã có nhiều nước đi qua, đến khi quốc gia đó trở
thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại.

Vấn đề đầu tiên của quan điểm trên là, một khi đã bắt đầu thì sự phát triển kinh tế
không nhất thiết phải tiến lên mà không có dừng lại. Sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong
những giai đoạn đầu, có thể tạo ra căng thẳng lớn về chính trị và xã hội, và điều này có
thể phá hoại tính ổn định cần thiết cho sự phát triển. Một thí dụ điển hình trong giai đoạn
đầu của thế kỷ XX là trường hợp Achentina. Theo nhiều nhà quan sát trong những năm
1910, 1920, Achentina hình như đang tiến bước trên con đường để trở thành một quốc
gia công nghiệp hiện đại. Ở thời kỳ này, người ta cho rằng nó phát triển hơn Canada
nhiều. Nhưng khi việc công nghiệp hóa và đô thị hóa tiến triển, thì giai cấp công nhân
Achentina đang được phát triển trở nên ngày càng xa lánh với giới lãnh đạo quốc gia.
Joau Peron đã khai thác sự xa lánh này để lập ra một tổ chức chính trị và đã đưa ông ta
lên cầm quyền năm 1946. Nhưng để giữ được sự ủng hộ, Peron đã thi hành những biện
pháp, được lòng các cử tri của ông như là kiểm soát giá lương thực và mở rộng chi tiêu
quân sự, nhưng chúng lại bóp nghẹt sự tăng trưởng và phân chia xã hội thành những giai
cấp đấu tranh gay gắt. Và quan trọng hơn thế nữa, nhiều năm sau khi Peron dời bỏ chính
quyền, các lực lượng mà ông ta buông lỏng vẫn ngăn cản đất nước trong việc thiết lập sự
nhất trí bên cạnh chính phủ để có thể duy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng.

Những thí dụ gần đây hơn về sự liên quan tương tự giữa những giai đoạn đầu của phát
triển kinh tế và sự bất ổn về chính trị có thể thấy ở Pakistan và Iran. Trong những năm
1960, Pakistan đã tiến hành một thập kỷ công nghiệp hóa khá nhanh, nhưng công cuộc
công nghiệp hóa đã được tập trung chủ yếu ở nửa phía Tây của đất nước. Phía Đông
Pakistan chỉ thu được ít lợi lộc và người dân ở đó cảm thấy rằng phía Tây phát triển trên
mồ hôi nước mắt của họ. Điều này có phải Tây Pakistan bóc lột Đông Pakistan: nhân
dân ở phía Đông nhận thức được rằng họ là người thua thiệt. Kết quả là nội chiến và sự
rạn nứt sẵn có về địa lý đã chia nước này thành hai quốc gia với sự ra đời của
Bangladesh, và sau đó là sự mất ổn định và đình trệ kinh tế ở Bangladesh.
Iran là một dạng khác của cùng vấn đề này. Thu nhập về dầu lửa trong những năm
1950 và 1960 đã tạo điều kiện phát triển nhanh về công nghiệp, và càng tăng nhanh thêm

Malcolm Gillis et al. 1


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

sau khi giá dầu lửa tăng lên 4 lần vào năm 1973. Nhưng thu nhập dầu lửa cũng được
dùng quá nhiều vào việc mua vũ khí, vào những công trình đòi hỏi nhiều vốn như là
đường ngầm ở Teheran, và trong việc mua chuộc hối lộ trong giới quý tộc ở Iran. Của cải
mới của Iran, còn lâu mới đem lại sự ổn định, đã làm tăng thêm sự căm phẫn của phần lớn
dân chúng, những người cảm thấy rằng tài sản của quốc gia đang bị một ít kẻ tham nhũng
chiếm giữ. Cùng với sự bất bình sâu sắc khác của những người theo trào lưu chính thống
tôn giáo do Ayatollah Khomeini lãnh đạo, đã dẫn đến một năm hỗn loạn và các cuộc biểu
tình mà đỉnh cao là sự sụp đổ của chính quyền Shah và quân đội của ông ta.

Như vậy, một khi đã bắt đầu, sự phát triển kinh tế có thể bị dừng lại đột ngột. Ngay cả
khi sự phát triển của một quốc gia vẫn tiếp tục, nó cũng không nhất thiết phải tiến theo
con đường đã vạch sẵn. Vẫn tồn tại những con đường khác để phát triển. Trong khi sự
lựa chọn của một dân tộc giữa những con đường đó bị hạn chế, dân tộc đó vẫn có thể thay
đổi các con đường đó ít nhất ở một mức độ nào đấy.

Nhưng, có một số đặc điểm chung về quá trình phát triển cho tất cả các dân tộc. Các
phần sau của chương này sẽ giới thiệu dàn ý phân tích tại sao một số tỷ lệ tăng trưởng lại
cao hơn một số tỷ lệ tăng trưởng khác, và giải thích về việc chúng ta biết gì về những mô
hình phát triển đã xuất hiện trong quá khứ và có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Những
cố gắng để xuất hiện các nguồn cơ bản và mô hình đi theo hai hướng tiếp cận rất khác
nhau – một theo hướng thực nghiệm và một theo hướng lý thuyết. Một nhóm các nhà
kinh tế mà người đại diện ưu tú nhất là Simon Kuznets ở Harvard và Hollis Chenery của
Ngân hàng Thế giới, đã cố gắng để hiểu rõ các mô hình phát triển thông qua việc phân
tích số liệu về tổng sản phẩm quốc dân và cơ cấu các sản phẩm đó ở hàng chục nước trên
thế giới, trong thời gian qua. Người ta đã tìm hiểu những mô hình chung cho tất cả các
dân tộc, hoặc thực tế hơn, là cho một nhóm lớn các dân tộc.

Cách tiếp cận thứ hai là xây dựng lý thuyết về cơ cấu kinh tế của một nước sẽ như thế
nào để thay đổi được theo những điều kiện khác nhau đặt ra cho nước đó. Cách tiếp cận
lý thuyềt này đã có truyền thống lâu dài từ thời Adam Smith và David Ricardo trong thế
kỷ XVIII và XIX, đến những thập kỷ gần đây bao gồm các mô hình phát triển Roy
Harrod, Evsey Domar, Robert Solow, W. Arthur Lewis, John Fei, Gustav Rants và nhiều
người khác.

Trong kinh tế mục tiêu cuối cùng là phải phát triển lý luận mà tính đúng đắn của nó có
thể được thử nghiệm bằng các số liệu có thể có được. Thật vậy, các tiếp cận thực nghiệm
hay cách tiếp cận trên cơ sở số liệu và cách tiếp cận lý thuyết không phải là hai cách khác
nhau để xem xét một vấn đề cho trước, mà là hai phần của một cách tiếp cận thực tế duy
nhất. Nhưng trong lĩnh vực phát triển kinh tế, quá trình cần được nghiên cứu là rất tổng
hợp và việc lý thuyết hóa vẫn còn đang ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của
nó, vì thế người ta vẫn còn có thể nói đến 2 cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau về cách
phân tích các mô hình phát triển.

Đánh giá tổng sản phẩm quốc dân

Trước khi chúng ta nói về cách tiếp cận thực nghiệm đối với việc phân tích nguồn gốc
tăng trưởng và các mô hình phát triển rất cần thiết phải hiểu biết điểm mạnh, và đặc biệt

Malcolm Gillis et al. 2


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

là điểm yếu của các số liệu dùng để tính toán các mô hình đó. Về thực chất, việc phân
tích các mô hình phát triển bao hàm mối liên quan giữa các xu hướng của tổng sản phẩm
quốc dân tính theo đầu người và các xu hướng của các thành phần khác nhau trong tổng
sản phẩm quốc dân. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị của các sản phẩm
cuối cùng và dịch vụ đã được xã hội sản xuất ra trong một năm và không tính các sản
phẩm trung gian (các sản phẩm dùng để sản xuất các sản phẩm khác, như là thép dùng
trong ô tô, những bộ phận lắp vào máy tính điện tử). Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
cũng giống như GNP, nhưng không tính những thu nhập của các công dân của nước đó
sống ở nước ngoài, và có tính tất cả sản phẩm trong nước bao gồm các khoản trả về thu
nhập cho người ngoài nước.

Phần tỷ lệ của một khu vực hoặc thành phần của GNP như là ngành công nghiệp chế
tạo hoặc nông nghiệp được tính theo giá trị gia tăng do ngành đó đóng góp. Giá trị gia
tăng là phần thêm vào giá trị của sản phẩm ở một giai đoạn đặc biệt của sản xuất. Như
vậy giá trị gia tăng của ngành công nghiệp dệt vải bông là giá trị của những tấm vải khi
chúng rời khỏi nhà máy trừ đi giá trị của bông thô sử dụng để sản xuất bông thô. Như
vậy sẽ bằng các khoản trả cho các yếu tố của sản xuất: lương trả cho lao động cộng với
lợi nhuận, lợi tức, sự giảm giá của tư bản, tiền thuê nhà và đất đai.

Điểm mạnh nhất của khái niệm GNP là nó chứa đựng toàn bộ hoạt động kinh tế của
một đất nước trong một số ít số liệu thống kê tổng quát phù hợp lẫn nhau. Việc lựa chọn
cách mô tả sự phát triển bằng số tấn thép và số kilowatt giờ điện sẽ bỏ mất nhiều hoạt
động kinh tế hoặc nếu cố gắng để có tính bao quát, sẽ là một cuộc tranh cãi vô hy vọng về
hàng nghìn các sản phẩm riêng biệt. Sự phân tích các sản phẩm riêng biệt theo khía cạnh
vật chất có thể làm chệch hướng, đặc biệt khi tính toán đến sự thay đổi kinh tế rộng lớn
theo thời gian, Thí dụ, đầu ra của ngành dệt vải có thể giảm xuống theo thời gian nhưng
dệt vải từ sợi nhân tạo có thể tăng lên rất nhiều đủ để bù đắp mức giảm nói trên. Tổng
sản phẩm quốc dân cho ta một cách chắc chắn để ghép hai xu hướng khác nhau đó lại với
nhau.

Nếu như khái niệm tổng sản phẩm quốc dân có những lợi thế nhất định, thì nó
cũng có những hạn chế đáng kể, đặc biệt khi so sánh các mô hình phát triển ở nhiều nước
đang phát triển khác nhau. Một khó khăn là các nước nghèo thường có dịch vụ thống kê
kém: số liệu từ một số ngành nhất định của các nước nghèo, như nông nghiệp và thủ công
nghiệp là rất tồi. Các đánh giá tổng sản phẩm quốc dân của nhiều nước đang phát triển
hiện đang được dựa trên cơ sở các thống kê có thể tin cậy được về các xí nghiệp công
nghiệp hiện đại và khai thác mỏ, cùng với các đánh giá về ngành nông nghiệp dựa trên
các mẫu nhỏ hoặc hoàn toàn dự đoán.

Ngoài các hạn chế về số liệu, còn có các vấn đề về phương pháp luận cơ bản để có
các đánh giá đáng tin cậy.

Malcolm Gillis et al. 3


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

GNP bao gồm những gì?

Trước hết, có một vấn đề về định nghĩa tổng sản phẩm quốc dân. Cách đúng đắn
để tính GNP là cần cộng tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà đất nước sản xuất ra và sau
đó bán trên thị trường. Khi cộng thép và quả xoài, người ta có thể sử dụng giá mà thép và
quả xoài được bán trên thị trường (giá thị trường), hoặc có thể sử dụng chi phí của tất cả
yếu tố đầu vào (lao động, tư bản, đất đai) đã được dùng để sản xuất 1 tấn thép hoặc 1 giạ
xoài (Bushet = giạ, đơn vị đo lường thể tích = 36 lít). Cách sau là tính giá theo chi phí
sản xuất. Nhưng nhiều sự đóng góp có giá trị đối với xã hội bị loại trừ khỏi tổng sản
phẩm quốc dân. Thí dụ khi công việc gia đình hoặc trông nom trẻ em được thực hiện
bằng người phụ việc được trả tiền hoặc người làm thuê chăm sóc theo ngày, thì chúng
được tính vào GNP. Nhưng nếu chúng được thực hiện bằng những thành viên của gia
đình không được trả tiền thì chúng không có trong GNP. Ở các nước đang phát triển rất
nhiều loại hoạt động không có mặt trên thị trường. Nhiều thứ do ngành nông nghiệp sản
xuất ra, đây là một ví dụ quan trọng nhất, được tiêu dùng trong gia đình nông dân và
không bao giờ ra đến chợ. Nói một cách chính xác người ta không thể bàn cãi một cách
có ý nghĩa về phần tỷ lệ đang thay đổi của nông nghiệp trong GNP, mà chỉ là phần tỷ lệ
đang thay đổi của các sản phẩm nông nghiệp đã được bán trên trường trong GNP. Do
định nghĩa chính xác như vậy về GNP sẽ hạn chế phần nào tính có ích của việc so sánh sự
thay đổi cơ cấu giữa các quốc gia mà nông nghiệp là một ngành chỉ đạo, nên trong thực tế
cần phải tính các sản phẩm trang trại được người sản xuất tiêu thụ, theo định giá bằng giá
của sản phẩm đó trên thị trường. Trong khi làm cho GNP thành một chỉ số có ý nghĩa
hơn về khả năng sản xuất của một nền kinh tế đang phát triển, cách làm này làm cho GNP
trở thành một khái niệm hơi tùy tiện. Ví dụ nếu như các sản phẩm nông nghiệp không
bán trên thì trường cũng được tính, thì tại sao không tính cả dịch vụ trông trẻ em?

Vấn đề chuyển đổi tỷ giá hối đoái

Vấn đề phương pháp luận thứ 2 nổi lên khi cố gắng chuyển đổi GNP của một vài nước
khác nhau thành một loại tiền duy nhất. Để so sánh được sự thay đổi cơ cấu kinh tế của
một vài nước khi thu nhập tính theo đầu người tăng lên, người ta cần phải tính các số liệu
thu nhập tính theo đầu người theo một đồng tiền chung. Cách ngắn nhất để đạt được mục
tiêu trên là cần phải sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức giữa đô-la và đồng tiền của từng
nước. Thí dụ để chuyển đổi GNP của Bangladesh từ taka sang đôla, người ta sử dụng tỷ
giá hối đoái chính thức giữa taka và đôla (gần 28 taka ăn 1 đôla năm 1986). Một vấn đề
đặt ra của cách làm trên là các tỷ giá hối đoái, đặc biệt của các nước đang phát triển,
thường bị bóp méo rất nhiều. Những hạn chế về buôn bán đã làm cho tỷ giá hối đoái
chính thức về thực chất khác rất nhiều một tỷ giá được xác định khi buôn bán tự do.

Nhưng ngay cả cách đánh giá chính xác về tỷ giá hối đoái đang thịnh hành dưới chế độ
buôn bán tự do cũng không thể loại trừ được vấn đề này. Một phần quan trọng của GNP
được tạo ra bởi cái được gọi là hàng hóa và dịch vụ phi thương mại, tức là các hàng hóa
không và thường là không thể đưa vào buôn bán quốc tế. Thí dụ như điện năng chỉ có thể
nhập khẩu trong một số trường hợp hãn hữu từ những nước láng giềng gần gũi có thừa để
bán (thí dụ như nước Mỹ nhập khẩu một ít điện năng từ Canada). Phần lớn điện năng cần
được tạo ra từ trong nước, hoặc ít có ý nghĩa khi nói về thị trường quốc tế hay giá thị

Malcolm Gillis et al. 4


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

trường quốc tế về điện năng. Theo định nghĩa giao thông vận tải trong nước cũng không
thể buôn bán được, mặc dầu nhìn đầu vào của ngành này, như là xe tải có thể được nhập
khẩu. Thương nghiệp bán buôn và bán lẻ hay giáo viên của trường cấp hai cũng không
phải là dịch vụ buôn bán được. Lương của công nhân trong các dịch vụ phi thương mại
này ít bị ảnh hưởng của bất kỳ thị trường quốc tế nào.

Tổng sản phẩm quốc dân chuyển đổi ra đôla theo tỷ giá hối đoái mà được xác định bởi
luồng hàng hóa thương mại sẽ dẫn đến sự sai lạc khi so sánh, nếu tỷ số giá cả của các
hàng hóa phi thương mại so với giá cả của các hàng hóa thương mại là khác nhau trong
các nước cần so sánh. Cách thức đi cùng vấn đề này là cần lựa chọn một bảng giá thịnh
hành trong một nước và dùng bảng giá đó để định giá hàng hóa của tất cả các nước cần so
sánh. Thực chất của phương pháp này có thể diễn tả bằng một bài tập số học đơn giản
được trình bày trong bảng 3-1. Hai nền kinh tế trong bảng này được gọi là nền kinh tế
Mỹ và Ấn Độ, và mỗi một nền kinh tế sản xuất một loại hàng hóa thương mại (thép) và 1
dịch vụ phí thương mại (được tính bằng số người bán lẻ). Giá thép được tính bằng đôla
của Mỹ và rupi của Ấn Độ, và tỷ giá hối đoái dựa trên cơ sở tỷ số giá cả của hàng hóa
buôn bán (trong trường hợp này là thép). Giá trị dịch vụ của người bán lẻ được xác định
theo cách thông dụng nhất là tính giá trị của dịch vụ bằng lương của người làm dịch vụ.
Hai phương pháp chuyển đổi GNP của Ấn Độ ra đôla Mỹ được trình bày trong bảng. Rõ
ràng là sẽ nhận được kết quả rất khác nhau phụ thuộc vào phương pháp nào được sử
dụng.

Bảng 3-1. Tỷ giá hối đoái đối với phương pháp giá cả riêng biệt về chuyển đổi GNP
thành 1 đồng tiền duy nhất.

Mỹ Ấn Độ
Giá trị đầu ra

Giá trị đầu ra


(theo tỷ rupi)
Giá cả (theo

Giá cả (rupi)
(theo tỷ đôla
đôla Mỹ)
Số lượng

Số lượng
Mỹ)

Thép (triệu tấn) 100 200/tấn 20 8 1600/tấn 13


Số người bán lẻ 2 5000/người/năm 10 4 4000/người/năm 16
(triệu người)
Tổng cộng GNP (theo 30 29
tiền địa phương)

Tỷ giá hối đoái chính thức dựa trên giá thép


= 1600/200 hoặc
8 rupi = 1 đôla Mỹ
1. GNP của Ấn Độ theo đôla Mỹ được tính theo tỷ giá hối đoái chính thức
29
= 3,6 tỷ đôla Mỹ.
8

Malcolm Gillis et al. 5


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

2. GNP của Ấn Độ theo đôla Mỹ được tính bằng giá của Mỹ cho từng sản
phẩm và dịch vụ riêng biệt và áp dụng gia 1này cho các sản phẩm của
Ấn Độ
Thép 8 triệu x 200 đôla = 1,6 tỷ đôla
Số người bán lẻ 4 triệu x 5000 đôla = 20 tỷ đôla
GNP = 21,6 tỷ đôla

21,6
3. Tỷ số của B so với A: = 6,0
3,6

Thí dụ trong bảng 3-1, phóng đại sự khác nhau về kết quả nhận được theo hai cách khác
nhau chủ yếu là vì khu vực dịch vụ phi thương mại là tương đối lớn trong tổng GNP so
với trong trường hợp bình thường. Các đánh giá hệ thống sử dụng 2 phương pháp khác
nhau cho một nhóm nước tự lựa chọn trình bày trong bảng 3-2. Mặc dù sự khác nhau về
kết quả giữa 2 phương pháp không lớn như trong thí dụ trên, chúng vẫn có giá trị quan
trọng. Hơn nữa có mối tương quan hệ thống hợp lý giữa mức độ mà phương pháp chuyển
đổi giá hối đoái làm giảm GNP và mức độ phát triển của nước đó. Đối với Tây Đức và
Mỹ – những nước có GNP tính theo đầu người không khác mấy so với năm 1970, việc
chuyển đổi tỷ giá hối đoái là cách ước lượng cái nhận được một cách hợp lý khi chuyển
đổi GNP Tây Đức sang đôla bằng cách sử dụng phương pháp tốt hơn. Nhưng với Ấn Độ,
tỷ số giữa hai kết quả là 3,23. Với sự khác biệt lớn như vậy, chuyển đổi tỷ giá hối đoái sẽ
dẫn đến sai lệch.

Bảng 3-2. Tổng sản phẩm nội địa (a) tính theo đầu người năm 1975 theo đôla Mỹ.

Sử dụng tỷ giá hối Sử dụng giá đôla


Tỷ số
đoái chuyển đổi cho từng sản phẩm
(2) / (1)
chính thức riêng biệt
Mỹ 7.176 7.176 1,00
Tây Đức 6.797 5.953 0,88
Pháp 6.428 5.977 0,93
Nhật 4.474 4.907 1,10
Anh 4.134 4.588 1,11
Italia 3.440 3.861 1,12
Hungary 2.125 3.559 1,68
Colombia 568 1.609 2,83
Triều Tiên 583 1.484 2,54
Kenya 241 470 1,95
Ấn Độ 146 470 3,22

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, các bảng biểu của thế giới, tập 1, in lần thứ 3, số liệu kinh tế
(Nhà in Trường đại học Johns Hopkins, 1983) trang 568.

a) Tổng sản phẩm nội địa (GDP) cũng giống như tổng sản phẩm quốc dân
(GNP): GDP có thể nhận được từ GNP bằng cách trừ những khoản trả
cho các chi phí riêng của quốc gia (lao động và tư bản) từ nước ngoài
và cộng vào các khoản trả cho người đại diện nước ngoài ở nước

Malcolm Gillis et al. 6


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

ngoài. Nói tóm lại, GDP bao gồm tất cả những gì sản xuất trong nước
bất cứ ai có được thu nhập, nhưng không tính đến thu nhập của những
người thuộc quốc gia đó sống ở nước ngoài.

Các vấn đề số – chỉ số khác

Vấn đề đang được bàn bạc ở đây là một phần của một nhóm lớn các vấn đề thường được
coi là các Vấn đề số – chỉ số. Vấn đề số – chỉ số nảy sinh không chỉ trong sự so sánh 2
quốc gia sử dụng 2 loại tiền tệ khác nhau mà còn trong việc nghiên cứu sự tăng trưởng
của một quốc gia duy nhất trong một khoảng thời gian dài. Khi sự tăng trưởng xảy ra
thường xuất hiện sự thay đổi tương đối về giá cả – tức là giá của một số mặt hàng giảm
xuống trong khi giá của một số khác lại tăng lên. Nếu đất nước thường có lạm phát, tức
là phải chịu đựng sự tăng lên về mức giá chung, thì tất cả các giá đều tăng, nhưng một số
tăng nhanh hơn số khác làm cho giá tương đối cũng thay đổi. Để loại trừ ảnh hưởng của
lạm phát trong thống kê, các nhà kinh tế tính toán mức tăng thực tế (tăng trưởng thực tế)
hơn là mức tăng danh nghĩa (trong đó giá cả cũng tăng lên) trong GNP. Cách làm đúng
đắn là phải tính toán lại GNP cho từng năm và sử dụng giá của một năm duy nhất.
Nhưng người ta sẽ chọn năm nào? Các đánh giá về tỷ lệ tăng trưởng sẽ khác nhau nếu
người ta sử dụng giá của những năm khác nhau, giống như trường hợp tỷ số giữa GNP
của Ấn Độ và Mỹ sẽ khác nhau nếu người ta sử dụng giá của Ấn Độ để đánh giá GNP của
2 nước trong trường hợp này và dùng giá của Mỹ trong trường hợp khác.

Trong thí dụ này tỷ lệ tăng trưởng cao hơn đạt được khi sử dụng giá của năm gốc so
với khi sử dụng giá của năm hiện tại. Điều này xảy ra vì giá tương đối của sản phẩm
công nghiệp (vô tuyến truyền hình) trong năm gốc cao hơn so với năm hiện tại, và như
vậy số lượng sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn chiếm phần lớn hơn trong tổng sản
phẩm khi sử dụng giá của năm gốc. Ở phần lớn các nước ngành công nghiệp phát triển
nhanh hơn ngành nông nghiệp, như vậy một bảng giá làm cho ngành công nghiệp có tỷ
trọng lớn hơn trong sản phẩm quốc dân sẽ cho kết quả tỷ lệ tăng trưởng GNP cao hơn.

Một minh họa giả thiết về ảnh hưởng của năm gốc đối với giá của năm hiện tại được
trình bày ở bảng 3-3.

Bảng 3-3. Các tính toán giá cả của năm gốc so với năm hiện tại khi tính GNP

Năm gốc (1960) Năm hiện tại (1982)


Sản phẩm / năm Số lượng Giá (theo Số lượng Giá (theo
đôla Mỹ) đôla Mỹ)

Vô tuyến truyền hình (triệu chiếc) 1 300 50 100


Lúa mì (triệu tấn) 100 200 200 300

Malcolm Gillis et al. 7


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

1. Chỉ số GNP sử dụng giá của năm gốc:


(50 x300) + (200 x 200)
100 x = 271
(1x300) + (100 x 200)

2. Chỉ số GNP sử dụng giá của năm hiện tại:


(50 x100) + (300 x 200)
100 x = 216
(1x100) + (300 x100)

Như vậy, các vấn đề về số liệu xuất hiện khắp nơi khi người ta nghiên cứu về hiện trạng
chung của một nền kinh tế khi nó tiến triển theo thời gian hoặc khi so sánh hiện trạng
chung của 2 nền kinh tế khác nhau. Khi so sánh sản lượng thỏi thép của 2 nước ta có khả
năng nói một cách chính xác một nước sản xuất nhiều hơn bao nhiêu tấn thép so với nước
kia. Nhưng không có sự chính xác khi so sánh các tập hợp lớn hơn như là GNP. Một sự
không rõ ràng nhất định luôn có mặt khi những con số đó được dùng để đo nguồn gốc của
sự tăng trưởng hoặc để tìm kiếm sự giống nhau trong trong các mô hình phát triển của các
nước hoặc theo thời gian.

Các mô hình phát triển một khu vực

Từ chương 7 đến chương 14 chúng ta sẽ phân tích xem chất lượng và số lượng của lao
động, tiền tiết kiệm và đầu tư được huy động như thế nào để hỗ trợ phát triển kinh tế. Lý
thuyết giải thích mối quan hệ giữa các nguồn đầu vào đó và sự tăng trưởng trong sản
phẩm quốc dân được dựa trên hàm sản xuất. Ở một hãng tư nhân hoặc ở mức vi mô,
chức năng sản xuất sẽ nói được rằng sản lượng đầu ra của một công ty hay nhà máy, như
một số nhà máy dệt sẽ tăng bao nhiêu nếu số công nhân, hoặc số con suốt và máy dệt tăng
lên một số lượng cho trước. Đó là các biểu thức toán học, thường nhận được từ đặc tính
kỹ thuật, miêu tả mối tương quan giữa tổng số đầu vào cho trước và tổng số đầu ra có thể
sản xuất được bằng đầu vào đó. Thông thường để cho thuận tiện các hàm sản xuất kinh tế
vi mô thường được biểu diễn bằng tiền hơn là bằng số lượng vật chất.

Ở mức độ quốc gia hay nền kinh tế rộng lớn, các hàm sản xuất miêu tả mối quan hệ
giữa số lượng lao động và vốn tư bản của một quốc gia với mức tổng sản phẩm quốc dân
của quốc gia đó. Các mối quan hệ của nền kinh tế rộng lớn này được gọi là các hàm sản
xuất tổng hợp. Chúng đo sự tăng lên về giá trị của đầu ra hoặc sản phẩm quốc dân, khi
cho trước giá trị tăng lên về đầu vào như là vốn tư bản và sức lao động. Bởi vì cả đầu vào
và đầu ra được tính toán theo ý nghĩa gộp chung (vốn tư bản của quốc gia, GNP), các vấn
đề về chỉ số – số và các vấn đề về cách tính toán khác vừa mới miêu tả ở trên sẽ dẫn đến
một sự không rõ ràng nhất định trong khi giải thích về các hàm sản xuất của nền kinh tế
rộng lớn. Nhưng chúng ta hãy còn một công cụ để liên kết đầu vào và đầu ra ở mức quốc
gia trong một khuôn khổ kiên định. Vì lý do đó cần thiết xét xem hàm sản xuất tổng hợp
này có thể nói cho chúng ta biết được gì về việc đầu vào sẽ góp phần vào sự tăng trưởng
như thế nào trước khi chuyển sang các chương tiếp sau để biết cần huy động đầu vào như
thế nào.

Malcolm Gillis et al. 8


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Mô hình Harrod – Domar

Hàm sản xuất đơn giản nhất và nổi tiếng nhất được sử dụng trong phân tích về phát triển
kinh tế đã được các nhà kinh tế Roy Harrod ở Anh và Evsey Domar Ở MIT trình bày một
cách độc lập trong những năm 1940. Trước tiên để giải thích mối quan hệ giữa sự tăng
trưởng và thất nghiệp trong các xã hội tư bản(1). Nhưng mô hình Harrod – Domar còn
được dùng một cách rộng rãi trong các nước đang phát triển như là một phương pháp đơn
giản để xem xét mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và các nhu cầu về tư bản.

Mô hình này cơ bản cho là đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty,
một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế, sẽ phụ thuộc vào tổng số tư bản được
đầu tư cho đơn vị đó. Như vậy nếu ta gọi đầu ra là Y và vốn tư bản là K, thì đầu ra có
mối quan hệ sau đây với vốn tư bản
Y=K/k (3 – 1)
trong đó k là hằng số, được gọi là tỷ số tư bản – đầu ra. Để chuyển đổi biểu thức này
sang cách biểu diễn về sự tăng trưởng của đầu ra, chúng ta sử dụng ký hiệu ∆ để diễn tả
mức tăng lên của đầu ra và tư bản, ta có:
∆ Y = ∆K/k (3 – 2)

Tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra, g, là mức tăng lên của đầu ra chia cho tổng số đầu ra, ∆Y
/Y. Nếu chúng ta chia cả 2 vế của phương trình 3-2 cho Y, ta có:
g = ∆Y /Y = ∆K/Y . 1/k (3 – 3)

Đối với toàn bộ nền kinh tế, ∆K chính là đầu tư, I, và phải bằng mức tích lũy S. Từ đó
∆K/Y bằng I/Y và cũng bằng S/Y, và số sau cùng có thể biểu diễn bằng tỷ lệ tích lũy S,
và tỷ lệ % của sản phẩm quốc dân.

Như vậy phương trình 3-3 có thể chuyển thành


g = s/K (3 – 4)
đây là mối quan hệ cơ bản Harrod – Domar đối với 1 nền kinh tế.

Phương trình cơ bản này cho rằng tư bản được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà máy và
trang bị là nguồn xác định chính của sự tăng trưởng và số tiết kiệm của nhân dân hay của
các công ty chính là nguồn để có thể đầu tư. Tỷ số tư bản – đầu ra, đơn giản là một số đo
về năng lực sản xuất của tư bản hoặc đầu tư. Nếu như đầu tư 3.000 đôla dưới dạng nhà
máy mới và trang bị mới làm cho một xí nghiệp có khả năng tăng đầu ra thêm 1.000 đôla
một năm trong vòng một số năm trong tương lai, thì tỷ số tư bản – đầu ra trong trường
hợp đầu tư này là 3:1. Các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm tỷ số gia tăng tư bản –
đầu ra, viết tắt là ICOR, bởi vì khi nghiên cứu về sự tăng trưởng, người ta chủ yếu quan
tâm đến ảnh hưởng của phần tư bản cho thêm vào hay tư bản tăng thêm đến đầu ra. Tỷ số
gia tăng tư bản – đầu ra do khả năng sản xuất của phần tư bản cho thêm vào trong khi đó
tỷ số tỷ số tư bản – đầu ra (trung bình) nêu lên mối quan hệ giữa tổng số tư bản của một
quốc gia và tổng sản phẩm quốc dân của nước đó.

(1)
Roy F. Harrod, “Tổng quan về lý thuyết động” Tạp chí kinh tế (1939): 14-33; và Evsey Domar, “Mở rộng tư bản, tỷ lệ tăng trưởng
và công ăn việc làm”, Econometrica (1946): 137-47 và “sự mở rộng và công ăn việc làm”, Tạp chí kinh tế Mỹ 37(1947): 34-55

Malcolm Gillis et al. 9


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Đối với các nhà làm kế hoạch kinh tế, khi cho trước phương trình đơn giản này, thì
nhiệm vụ không phức tạp lắm. (Việc miêu tả chi tiết hơn về vai trò của công tác kế hoạch
hóa kinh tế được nêu trong chương 6). Bước đầu tiên là thử đưa ra một cách tính tỷ số
gia tăng tư bản – đầu ra (số k trong phương trình 3-3) cho một quốc gia mà kế hoạch của
nước đó được thảo ra. Có hai phương án lựa chọn cho bước tiếp theo. Hoặc là người lập
kế hoạch cần quyết định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (g), mà họ mong muốn đạt được, trong
trường hợp đó phương trình sẽ cho họ biết mức tiết kiệm và đầu tư cần thiết để đạt mức
tăng trưởng trên. Hoặc là người lập kế hoạch cần quyết định tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư có
thể thực hiện được hoặc đang mong ước, trong trường hợp đó phương trình sẽ cho những
người lập kế hoạch biết tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm quốc dân có thể đạt được.

Cách làm này có thể áp dụng vào toàn bộ nền kinh tế hoặc có thể sử dụng vào từng khu
vực hoặc từng ngành công nghiệp. Các tỷ số gia tăng tư bản – đầu ra có thể được tính
toán riêng biệt cho ngành nông nghiệp và công nghiệp. Một khi các nhà lập kế hoạch
quyết định sẽ đầu tư bao nhiêu cho từng khu vực thì phương trình Harrod – Domar sẽ xác
định tỷ lệ tăng trưởng mong đợi trong từng khu vực đó.

Các hàm sản xuất

Trung tâm của cách phân tích này là giả thiết cho rằng tỷ số gia tăng tư bản – đầu ra là
một số cố định. Giả định này gắn liền với 1 hàm sản xuất mà nó sử dụng các tỷ lệ cố định
của tư bản và lao động và tiền lãi cố định theo tỷ lệ như được vẽ trong hình 3-1. Đầu ra
trong hình vẽ này được biểu thị bằng các đường đẳng lượng là tổ hợp của các đầu vào
(trong trường hợp này là lao động và tư bản), mà sản xuất ra tổng số đầu ra bằng nhau.
Trong hình vẽ chỉ vẽ hai isoquant. Dạng chữ L của isoquant chỉ ra các quá trình sản xuất
sử dụng tỷ lệ cố định của tư bản và lao động. Thí dụ, cần 10 triệu đôla và 100 công nhân
để sản xuất 100 nghìn tấn xi măng. Nếu thêm vào một số công nhân nhưng không đầu tư
thêm tiền thì đầu ra sẽ không tăng hơn 100 nghìn tấn một năm. Bởi vì hình vẽ được vẽ
theo tỷ lệ lợi nhuận không đổi nên nếu như trong ngành công nghiệp xi măng tư bản được
tăng lên gấp đôi là 20 triệu đôla và lao động tăng lên gấp đôi là 200 người, thì đầu ra cũng
tăng lên gấp đôi là 200 nghìn tấn 1 năm.

Malcolm Gillis et al. 10


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Số lượng tư bản (triệu đôla)

$20
Đường cong II
(200.000 tấn xi măng)

$10
Đường cong I
(100.000 tấn xi măng)

100 200 Số lượng lao động (người năm)

Hình 3-1 – Hàm sản xuất với các hệ số cố định. Với tỉ lệ lợi nhuận không đổi isoquant
sẽ có dạng chữ L và hàm sản xuất sẽ là đường thẳng đi qua điểm tổ hợp thấp nhất.

Nhưng phần lớn các nhà kinh tế tin rằng hàm sản xuất của nhiều ngành công nghiệp và
của nền kinh tế như 1 tổng thể có dạng như được vẽ trong hình 3-2. Trong hình này, nếu
ta bắt đầu từ đầu ra là 100 nghìn tấn ở điểm a, sử dụng 10 triệu đôla tư bản và 100 công
nhân (không vẽ trên hình), thì ngành công nghiệp đó có thể mở rộng theo 1 trong 3 cách.
Nếu như những nhà lập kế hoạch của ngành quyết định mở rộng theo các tỷ lệ cố định
của các yếu tố và dịch chuyển đến điểm b ở isoquant II, thì tình hình sẽ giống như trường
hợp hợp tỷ lệ cố định trong hình 3-1. Nhưng việc sản xuất 200 nghìn tấn có thể đạt được
bằng cách sử dụng nhiều lao động và ít tư bản hơn, tức là phương pháp cần nhiều lao
động hơn như là điểm C trên isoquant II. Trong trường hợp này tỷ lệ gia tăng tư bản đầu
ra giảm xuống 1,4:1, nếu như giá xi măng là 50 đôla một tấn. Hoặc nếu như muốn sử
dụng phương pháp cần nhiều tư bản hơn, như là công nghệ sản xuất cho ở điểm d trên
isoquant II, ICOR sẽ tăng lên 2,8:1

Malcolm Gillis et al. 11


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

II
Số lượng tư bản (triệu đôla) I

d
$24
$20 b Đường cong II
$17 c (200.000 tấn)

$10 a
Đường cong I
(100.000 tấn)

Số lượng lao động (người năm)

Hình 3-2 – Hàm sản xuất cổ điển mới (tỷ lệ thay đổi). Thay đổi việc yêu cầu các tỷ lệ
cố định của các yếu tố như trong hình 3-1, đầu ra có thể đạt được bằng các tổ hợp khác
nhau của lao động và tư bản. Đây là hàm sản xuất cổ điển mới. Các isoquant là đường
cong, không phải là hình chữ L

Nếu như một quốc gia đang sử dụng với hàm sản xuất cổ điển mới, thì tỷ số tư bản – đầu
ra trở thành 1 biến số mà theo một số nghĩa nào đấy nằm trong quyền điều khiển của các
nhà soạn thảo chính sách trong chính phủ. Khi xem xét các hàm sản xuất như ở trong
hình 3-2 của ngành công nghiệp, các nhà soạn thảo chính sách trong các nước đang phát
triển khan hiếm tư bản có thể giới thiệu cho các nhà sản xuất công, nông nghiệp sử dụng
công nghệ cần nhiều lao động hơn. Như vậy với số tiền tiết kiệm và đầu tư cho trước, cả
sự tăng trưởng và tạo công ăn việc làm đều có thể tăng lên. Ở mức toàn bộ nền kinh tế,
chính sách sẽ khuyến khích các công nghệ cần nhiều lao động, cũng như khuyến khích
đầu tư vào các ngành công nghiệp cần nhiều lao động, giảm bớt nhu cầu đầu tư và tiết
kiệm. Các công cụ loại này mà các nhà soạn thảo chính sách có thể sử dụng để thực hiện
việc giảm bớt tỷ số tư bản – đầu ra được bàn luận sâu trong một số chương của cuốn sách
này, đặc biệt trong các chương 8, 13 và 17.

Tỷ số gia tăng tư bản – đầu ra thích hợp này sẽ khác nhau giữa các nước, và ngay với
cả riêng một nước theo thời gian. Các nước nghèo có tỷ lệ tiết kiệm thấp và lao động dư
thừa (không có việc làm hoặc làm việc một phần) có thể đạt được mức tăng trưởng cao
hơn bằng cách tiết kiệm tư bản và sử dụng càng nhiều lao động nếu có thể. Khi nền kinh
tế phát triển và thu nhập theo đầu người tăng lên, tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng tăng lên và
lao động dư thừa giảm đi. Như vậy ICOR dịch chuyển lên phía trên. Trong các nước
phát triển tỷ số này cao hơn so với các nước đang phát triển mà không phải hy sinh sự
tăng trưởng và các nước đang phát triển giàu tài nguyên, như là các nước xuất khẩu dầu
lửa có thể cho phép phát triển cần nhiều tư bản hơn là các nước chậm phát triển. Sự dịch
chuyển này của ICOR có thể xảy ra thông qua cơ chế thị trường bởi vì giá cả của tư bản
và lao động thay đổi do sự thay đổi của mức cung. Khi đã có tăng trưởng, thì số tiền tiết

Malcolm Gillis et al. 12


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

kiệm trở thành tương đối dư dật hơn và từ đó giá của tư bản giảm xuống trong khi việc
làm và lương tăng lên. Như vậy tất cả người sản xuất sẽ tăng tiết kiệm lao động và sử
dụng nhiều tư bản. Có một khuynh hướng khác trong các nền kinh tế kiểu Xô Viết và kế
hoạch hóa là các nhà lập kế hoạch có thể xác định đầu tư theo cách để có thể đưa nền kinh
tế đến một tỷ số ICOR thích hợp. Cuối cùng sự thay đổi công nghệ và “học thông qua
làm” có thể giữ một vai trò quan trọng. Cả hai có thể góp phần làm tăng năng lực sản
xuất của tất cả các yếu tố sản xuất, và việc đó sẽ làm giảm tỷ số ICOR.

Trong hình 3-1 và 3-2, năng lực các yếu tố sản xuất được tăng lên có thể miêu tả bằng
cách dịch chuyển từng isoquant về phía gốc.

Số liệu về tỷ số gia tăng tư bản – đầu ra của một số nước lựa chọn được trình bày ở
bảng 3-4. các tỷ số này thay đổi từ 3:1 đến 7:1 và thậm chí còn cao hơn. Một vài sự khác
nhau này có thể được giải thích bằng những điểm đã nói trước đây rằng một số quốc gia
giàu có như Mỹ, Nauy và Nhật có xu hướng có tỷ số cao hơn vì tư bản ít đắt so với lao
động hơn là ở các nước nghèo hơn ở những giai đoạn đầu phát triển. Nhưng một số sự
khác biệt nhau như giữa Triều Tiên và Ấn Độ không phải là sự khác biệt về sự khan hiếm
tương đối của tư bản. Các sự khác biệt này có lẽ là do kết quả của sự khác biệt về hiệu
quả trong quản lý tư bản và các đầu vào khác giữa các nước đó.

Bảng 3-4. Một số tỷ số gia tăng tư bản – đầu ra

Nước Tỷ số gia tăng tư bản – đầu ra (1970 – 1981)(a)

Mỹ 6,6
Nauy 6,7
Nhật Bản 7,4
Nam Triều Tiên 3,3
Indonesia 2,6
Ấn Độ 6,0
Achentina 3,3
Braxin 2,8
Venezuela 6,8
Bờ biển Ngà 4,2
Kenya 4,0
Tanzania 5,2

Malcolm Gillis et al. 13


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, các bảng biểu thế giới tập 1, in lần thứ 3, số liệu kinh tế
(Baltimore: Nhà in trường đại học Johns Hopkins, 1983) trang 9, 23, 39, 85, 87, 95, 101,
103, 123, 175, 239, 247, 257.

Nguồn gốc của sự tăng trưởng

Hàm sản xuất đơn giản Harrod – Domar không làm rõ một số điểm khác nhau cơ bản
trong sự tăng trưởng giữa các quốc gia. Người ta muốn hiểu rõ hơn về việc tại sao tỷ số
tư bản – đầu ra lại khác nhau nhiều như vậy. Để đạt được mục đích đó, một số nhà kinh
tế như Robert Solow và Eduard Demison đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng
trưởng bằng một dạng khác của hàm sản xuất, cho phép người phân tích tách riêng các
nguyên nhân khác nhau của sự tăng trưởng chứ không gộp tất cả các nguyên nhân này
vào trong tỷ số tư bản – đầu ra.

Hàm sản xuất sử dụng trong sự giải thích này là kiểu cổ điển mới giống như được vẽ
trong hình 3-2. Nhưng nhiều yếu tố của sản xuất được đưa vào hơn. Hàm số này nêu lên
mối quan hệ giữa sự tăng lên về đầu ra với sự tăng lên về đầu vào của tư bản, lao động
lành nghề và không lành nghề, và những biến số khác nũa. Phương pháp này cũng cố
gắng tách riêng phần đóng góp cho tăng hiệu quả sử dụng các nguồn đầu vào. Hàm sản
xuất sẽ có dạng sau:
J = f(K, L, T, A) (3-5)

trong đó J : đầu ra hay sản phẩm quốc dân


K: dự trữ tư bản
L: số lượng lao động
T: dự trữ về đất trồng trọt và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
A: sự tăng lên về năng suất hay hiệu quả sử dụng đầu vào

Bước tiếp theo là thay đổi hàm sản xuất này thành dạng có thể tính toán được phần đóng
góp của từng yếu tố đầu vào. Dạng mới nhận được của phương trình bao gồm các tính
toán và được trình bày trong phụ lục của chương này. Phương trình cuối cùng là:
gn = a + Wk . gk + Wl . gl + Wt . gt (3-6)

trong đó g : tỷ lệ tăng trưởng của các biến số


W: phần thu nhập trong đầu vào (tức là phần lương)
N : sản phẩm quốc dân
K : dự trữ tư bản
L : lao động
T : đất trồng trọt và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a : biến số do sự dịch chuyển trong hàm sản xuất là kết quả của việc
sử dụng có hiệu quả cao các đầu vào.

Số liệu cho từng biến số này có thể tìm thấy trong sổ tay thống kê của nhiều nước và vì
vậy sự đóng góp của từng biến số này cho sự tăng trưởng có thể tính toán được và nhận
dạng được.

Malcolm Gillis et al. 14


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Sau đây là một thí dụ bằng số đơn giản minh họa cách sử dụng phương trình trên. Giả
sử các biến số của phương trình nhận các giá trị sau:

gn = 0,06 (tỷ lệ tăng trưởng GNP là 6% một năm)


gk = 0,07 (vốn tư bản tăng 7% một năm)
gl = 0,02 (lực lượng lao động tăng 2% một năm)
gt = 0,01 (đất trồng trọt tăng 1% một năm)

Phần của lao động trong thu nhập quốc dân là 60% (WL = 0,6), phần của tư bản là 30%
(Wu = 0,3) và phần của đất đai là 10% (Wt = 0,1). Thay thế các số này vào phương trình
3-6, chúng ta có:

0,06 = a + 0,3 x 0,07 + 0,6 x 0,02 + 0,1 x 0,01


giải theo a, chúng ta có a = 0,026

Những con số này cho chúng ta biết rằng mức tăng năng suất là 2,6% một năm, và như
vậy bằng dưới một nửa của mức tăng tổng cộng của GNP là 6% một năm.

Tính toán độ tăng trưởng hay phân tích các nguồn gốc của sự tăng trưởng, hay người
ta gọi phương pháp này bằng tên như vậy, được rất nhiều nước thực hiện. Bởi vì có sự
khác nhau trong cách thức mà các nhà kinh tế thực hiện khi tính toán độ tăng trưởng, nên
không thể tổng kết các kết quả của các tính toán trên vào một bảng duy nhất. Có hai kết
luận nổi lên từ công tác thực nghiệm, làm cơ sở quan trọng cho nhiều phân tích trong các
chương tiếp theo.

Thứ nhất, phần lớn các cố gắng để tính toán nguồn gốc của sự tăng trưởng đã chỉ ra
rằng sự tăng lên về năng suất hay hiệu quả (biến số a trong phương trình 3-6) giải thích
cho một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn nhiều so với người ta dự tính. Sự tăng lên trong vốn tư
bản thường nhỏ hơn nhiều so với một nửa mức tăng sản lượng, đặc biệt ở các nước phát
triển nhanh. Thứ hai, trong khi tư bản không đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng như là
người ta đã giả thiết trong các mô hình tăng trưởng trước đây, thì tư bản có xu hướng giữ
một vai trò to lớn hơn trong sự tăng trưởng của các nước đang phát triển ngày nay so với
vai trò của nó đối với các quốc gia đã đạt được mức sản phẩm quốc dân tính theo đầu
người cao vào những năm 1980. Hơn thế nữa, một số mức tăng thêm trong hiệu quả hay
năng lực sản xuất bao hàm cả sự tiến bộ trong công nghệ được biểu hiện trong trang thiết
bị chủ yếu. Như vậy việc huy động vốn vẫn là mối quan tâm chính của các nhà hoạch
định chính sách ở các nước đang phát triển và là chủ đề của 4 chương trong cuốn sách
này (chương 11-14), nhưng sự huy động lao động và cải thiện chất lượng lao động cũng
rất quan trọng (chương 9-10). Và năng lực sản xuất của các đầu vào này hay hiệu quả sử
dụng chúng cũng có tầm quan trọng như vậyhoặc lớn hơn nữa. Nguồn gốc của sự khác
biệt về năng lực sản xuất và hiệu quả không chỉ là chủ đề của một chương duy nhất mà
còn là đề tài luôn được nhắc đến trong suốt cuốn sách này.

Sự thay đổi cơ cấu đầu ra

Sự thay đổi cơ cấu trong quá trình phát triển kinh tế bao hàm sự tăng lên về năng suất,
đồng thời cũng bao hàm sự tăng lên về vốn tư bản liên quan đến các đầu vào khác nhau

Malcolm Gillis et al. 15


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

như là lao động. Trong thí dụ bằng số ở trên, tỷ số gia tăng tư bản – lao động là 3,5:1
(0,07 / 0,02). Sự thay đổi cơ cấu còn bao hàm sự dịch chuyển chủ yếu giữa các khu vực
lập thành phía đầu ra của phương trình hàm sản xuất. Các dịch chuyển này trong cơ cấu
sản xuất hay của sản phẩm quốc dân là chủ đề của phần còn lại của chương này. Trong
chương này chúng ta chủ yếu quan tâm đến mối quan hệ giữa các khu vực đó khi có sự
tăng trưởng. Trong các chương sau này (nhất là chương 18-20) chúng ta sẽ xem xét sự
phát triển trong từng khu vực riêng biệt.

Một mẫu hình thay đổi cơ cấu kinh tế rõ ràng trong quá trình phát triển là khi thu nhập
theo đầu người tăng lên, thì phần của ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân
cũng tăng lên. Có thể nhận thức được tình trạng mà một quốc gia chuyển từ điều kiện
nghèo khổ sang điều kiện sung túc trong khi tập trung vào nông nghiệp, thì kiểu tăng
trưởng trên tuy thế vẫn cứ xảy ra. Tất cả các nước có thu nhập theo đầu người cao đều
phải trải qua thời kỳ di chuyển dân số - trong đó phần lớn chuyển từ vùng nông thôn và
trang trại đến các thành phố và nơi có việc làm công nghiệp. Tất cả các nước đều đã trải
qua thời kỳ có sự tăng lên về giá trị – thêm vào của công nghiệp trong tổng sản phẩm
quốc dân.

Có hai nguyên nhân cơ bản của sự việc này. Nguyên nhân thứ nhất là quy luật Engel.
Trong thế kỷ XIX Ernst Engel phát hiện ra rằng khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì
tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực
nông nghiệp là sản xuất lương thực thực phẩm, nên suy ra là nhu cầu về sản lượng nông
nghiệp sẽ không phát triển nhanh như nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp,
và do đó phần tỷ lệ của nông nghiệp trong sản phẩm quốc dân sẽ giảm xuống Mối quan
hệ này tồn tại ở tất cả các nước đã trải qua thời kỳ phát triển.

Nguyên nhân thứ hai làm tăng thêm ảnh hưởng của nguyên nhân thứ nhất: năng suất
trong khu vực nông nghiệp tăng lên khi mức tăng trưởng tăng lên. Người dân cần lương
thực thực phẩm để tồn tại, nhưng nếu một gia đình phải dốc toàn bộ năng lực của mình để
sản xuất đủ lương thực thực phẩm cho mình, thì gia đình đó sẽ không có thời gian dư thừa
để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoặc để có lương thực dư thừa đem trao đổi lấy
hàng công nghiệp. Nhưng trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc
và các phương pháp trồng trọt mới đã tạo điều kiện cho người nông dân cá thể phát triển
sản xuất, thí dụ như ở Mỹ, một người nông dân cá thể có khả năng sản xuất đủ lương thực
thực phẩm cho bản thân và có thể đủ nuôi từ 70 đến 80 người khác. Kết quả là chỉ có 3%
lực lượng lao động của Mỹ làm việc trong các trang trại, số còn lại được giải phóng để
sản xuất ở nơi khác.

Tỷ trọng công nghiệp tăng lên cũng giúp chúng ta giải thích tại sao tỉ lệ phần trăm số
dân sống ở thành phố của tất cả các nước đều lớn hơn ở những vùng nông thôn. Ở đây
tồn tại tính kinh tế của xí nghiệp với nhiều loại sản phẩm công nghiệp. Sự tồn tại của tính
kinh tế có nghĩa là sản lượng đầu ra trên một đơn vị đầu vào sẽ tăng lên nếu qui mô của
công ty lớn lên. Xa hơn nữa, điều này tạo nên khuynh hướng nhiều loại xí nghiệp công
nghiệp khác nhau sẽ tập trung lại ở cùng một chỗ, đến mức những phương tiện hỗ trợ
chung như: nhà máy điện, phương tiện vận tải, người bán buôn, cũng có thể hoạt động
một cách có hiệu quả. Kết quả là công nghiệp dẫn đến sự phát triển của các thành phố, tự

Malcolm Gillis et al. 16


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

nó có khuynh hướng làm tăng phần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và một số dịch vụ trong
tổng sản phẩm quốc dân.

Trong nền kinh tế nông nghiệp của các nước nghèo nhất quá trình chế biến lương thực
thực phẩm được làm ở gia đình và thường không được đưa vào trong các tính toán tổng
sản phẩm quốc dân. Còn ở các quốc gia đã đô thị hóa thì ngược lại, quá trình chế biến
lương thực thực phẩm thường được thực hiện trong các nhà máy lớn và giá trị gia tăng do
các nhà máy đó tạo ra được đưa vào phần của khu vực công nghiệp.

Mặc dầu phần của ngành công nghiệp ngày càng tăng thêm trong tổng sản phẩm quốc
dân và phần của ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi là một mô hình chung cho tất cả
các nước, nhưng từ đó không thể suy ra rằng các tỷ lệ thay đổi là giống nhau đối với mọi
nước. Trên thực tế những người lập kế hoạch trên toàn thế giới đã bị quấy rầy bởi câu
hỏi: Cần phải nhấn mạnh nông nghiệp đến mức độ nào so với công nghiệp trong
quá trình phát triển. Thí dụ, người Trung Quốc vào những năm 1950 cố gắng theo đuổi
mô hình Liên Xô – tập trung phần lớn nguồn đầu tư của họ vào công nghiệp, với hy vọng
rằng ngành nông nghiệp sẽ tự thu xếp được bằng cách nào đấy. Những vụ thu hoạch
thảm hại từ năm 1959 đến 1961 đã bắt buộc chính phủ phải tăng thêm nhiều nguồn lực
đặc biệt phân hóa học cho nông nghiệp, song các ngành công nghiệp cơ khí, thép và các
ngành công nghiệp có liên quan vẫn tiếp tục nhận được phần lớn các nguồn đầu tư. Sản
xuất lương thực có tăng lên, nhưng chỉ đủ để giữ mức tiêu thụ trên đầu người ổn định bởi
vì dân số tăng lên 2% mỗi năm. Khi lương và thu nhập của trang trại bắt đầu tăng vào
cuối những năm 1970, sản lượng tính theo đầu người không thay đổi được quan điểm cho
là chưa đủ và chính phủ lại một lần nữa phải tăng thêm nhiều phần đầu tư cho ngành nông
nghiệp. Trong những năm 1980 họ còn tiến một bước cấp tiến hơn nữa là xóa bỏ nền
nông nghiệp đã tập thể hóa và điều đó đã chứng tỏ bước tiến thành công để tăng sản xuất
nông nghiệp theo tỷ lệ nhanh hơn.

Một hoặc nhiều thập kỷ sau khi giành độc lập, một số quốc gia châu Phi cảm thấy nền
nông nghiệp đòi hỏi cần phải có một sự giúp đỡ dù là tương đối nhỏ. Bởi vì các nhu cầu
lương thực thực phẩm ngày càng tăng cần được đảm bảo bằng cách đơn giản là mở rộng
diện tích đất trồng trọt. Nhưng dân số tiếp tục tăng với tỷ lệ hơn 3% một năm ở nhiều
nước và nguồn dự trữ đất đai canh tác đã trở nên cạn kiệt. Ở biên giới của sa mạc Sahel
sự lạm dụng đất đai đã phá hủy sự cân bằng sinh thái và cùng với sự thay đổi về khí hậu
đã làm xảy ra nạn đói kém rộng lớn trong khu vực này.

Trên thực tế, hầu như mọi chính phủ trong thế giới đang phát triển đã đấu tranh với
vấn đề về mối quan hệ hợp lý giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Vậy việc nhận
thức tốt hơn về mối quan hệ lịch sử giữa nông nghiệp và công nghiệp ở các nước trong
quá trình phát triển có cải thiện được tình hình ở những nước đó hay không? Nếu như
những người lập kế hoạch biết rằng phần của nông nghiệp trong sản phẩm quốc dân luôn
ở mức trên 40% cho đến khi thu nhập tính theo đầu người tăng lên trên 500 đôla, thì có lẽ
họ sẽ có một mục tiêu để hướng tới. Mức đầu tư cho nông nghiệp cần được giữ ở mức
sao cho phần của nông nghiệp không tụt xuống thấp hơn 40%. Nhưng làm được gì nếu
như không có mô hình vững chắc ở các nước có cùng mức độ phát triển?

Malcolm Gillis et al. 17


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Hollis Chenery và các đồng tác giả của ông đã phát hiện ra rằng không có một mô hình
duy nhất đối với những thay đổi về các phần tỷ lệ, và để nói một cách có ý nghĩa về mô
hình vững chắc thì các nước trên thế giới cần phải chia thành 3 nhóm: các nước lớn tức là
những nước có số dân trên 15 triệu vào năm 1960; các nước nhỏ nhấn mạnh đến xuất
khẩu sản phẩm sơ cấp (nông nghiệp và khai khoáng); và các nước nhỏ nhấn mạnh đến
xuất khẩu hàng công nghiệp(1).

Nhưng ngay cả trong các nhóm nước này cũng có sự khác biệt rất lớn. Hình 3-3 so
sánh mô hình nước lớn của Chenery, đã đánh giá một loại gồm 19 nước, cùng với tình
hình thực tế của một số nước châu Âu và Nhật Bản. Ta thấy rõ ràng từ hình vẽ này tình
trạng trung bình của 9 quốc gia đã công nghiệp hóa này là giống như xu hướng mà
Chenery và Taylor đã ước tính, nhưng không một nước nào ở trên đường xu hướng đó.

Chenery và các đồng tác giả của ông thường nói về các xu hướng mà họ đã đánh giá
như là mô hình tiêu chuẩn của sự phát triển đối với các nước lớn (hay nhỏ).

(1)
H.B. Chenery và M. Syrguin, các mô hình phát triển, 1950-1970 (London, nhà in Trường đại học Oxford,
1975); và H.B. Chenery và L.S. Taylor “Các mô hình phát triển: giữa các nước và theo thời gian”, tạp chí
Kinh tế và thống kê (tháng 11 năm 1968): 391-416

Malcolm Gillis et al. 18


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Hình 3-3 – Các mô hình phát triển. Các mô hình nước lớn của Chenery được so sánh với tình hình lịch sử,
thực tế của 9 nước. Hình A vẽ phần tỷ lệ của khu vực sơ cấp, và hình B vẽ phần tỷ lệ của công nghiệp

Malcolm Gillis et al. 19


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Nguồn: H. Chenery và L. J. Taylor “Các mô hình phát triển”. Tạp chí kinh tế và thống
kê (tháng 11-1968) trang 401. GNP tính theo đầu người đã được chuyển đổi từ 1964 sang
giá 1983 theo tỷ số chuyển đổi là 3,2:1

Thuật ngữ này đã góp phần làm tăng hiểu lầm và dùng sai các kết quả. Những người lập
kế hoạch đã so sánh các xu hướng ước lượng này với tình hình thực tế của đất nước họ,
và nếu như phần công nghiệp của riêng nước họ phát triển nhanh hơn là xu hướng thì họ
có thể vui mừng vì tình hình tốt. Hoặc nếu như phần phát triển đó ở mức kém hơn đường
xu hướng chung thì họ rút ra kết luận là cần phải làm điều gì đó để điều chỉnh lại tình
hình. Trong cả hai trường hợp việc đi chệch khỏi đường xu hướng được xem như nguyên
nhân gây ra sự lo lắng. Nhưng các mô hình này chỉ là kết quả trung bình nhận được từ
việc so sánh nhiều mô hình khác nhau. Chúng không phải là sách chỉ dẫn mà một nước
cần phải làm theo. Có lẽ một ngày nào đó chúng ta có thể nói được rằng có một xu
hướng nào đó sẽ tạo ra cách sử dụng các nguồn lực của quốc gia hiệu quả hơn so với
những xu hướng khác hay dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng tổng thể nhanh hơn. Ngày nay cái
mà chúng ta có được là số liệu và các đánh giá cho chúng ta một khái niệm chung về xu
hướng mong đợi khi sự phát triển xảy ra. Trong hoàn cảnh này tốt hơn là bỏ thuật ngữ
mô hình tiêu chuẩn, mà nên nói là mô hình trung bình. Tính trung bình phần sản phẩm sơ
cấp (nông nghiệp và khai khoáng) trong GNP của các nước lớn giảm từ 32% ở mức 600
đôla trên đầu người (theo giá 1983) xuống 19% ở mức 1.600 đôla trên đầu người, nhưng
sự khác biệt xung quanh xu hướng này là rất lớn đến nỗi các mô hình này chỉ là những
chỉ dẫn thô thiển nhất cho những người lập kế hoạch.

Các mô hình hai khu vực

Rất lâu trước khi khái niệm về GNP được tìm ra, các nhà kinh tế đã có nhiều loại số liệu
thống kê để làm việc và họ đã nhận thức được tầm quan trọng cơ bản của mối quan hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn bản chất của mối quan hệ này, họ bắt
đầu thiết kế các mối quan hệ đơn giản để giải thích các mối quan hệ chủ chốt của hai khu
vực. Mô hình được biết đến nhiều nhất trong số các mô hình đầu tiên xuất hiện trong
cuốn sách của David Ricardo “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học về chế độ thuế”,
xuất bản năm 1817. Trong mô hình của mình, Ricardo đưa ra hai kiểu tiêu dùng cơ bản,
mà suốt từ đó chúng giữ một vai trò quan trọng trong mô hình hai khu vực. Trước tiên
ông giả thiết rằng khu vực nông nghiệp là đối tượng để giảm bớt lợi nhuận: với các mức
tăng cho trước ở đầu vào dẫn đến các mức tăng liên tục nhỏ hơn ở đầu ra. Nguyên nhân
là cây trồng yêu cầu phải có đất đai, mà đất đai thì bị hạn chế. Ricardo cảm thấy rằng để
tăng sản xuất, người nông dân cần phải sử dụng đến cả những đất đai đã ngày càng xấu
hơn, và như vậy chi phí sẽ ngày càng tăng lên khi sản xuất ra 1 tấn ngũ cốc. Thứ hai,
Ricardo đưa ra khái niệm mà ngày nay gọi là dư thừa lao động. Nước Anh vào thời kỳ
đầu thế kỷ XIX vẫn còn một lực lượng lao động nông nghiệp lớn, và Ricardo cảm thấy
rằng khu vực công nghiệp có thể lôi kéo số lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp
mà không làm tăng mức lương ở khu vực thành thị lẫn nông thôn.

Khái niệm về dư thừa lao động có mối quan hệ chặt chẽ với các khái niệm như là thất
nghiệp hay thất nghiệp một phần ở nông thôn hay thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp ở
nông thôn về hình thức giống như thất nghiệp ở thành phố. Khi có những người mong
muốn việc làm và tích cực đi tìm việc làm, nhưng không thể tìm được việc làm, họ được

Malcolm Gillis et al. 20


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

gọi là người bị thất nghiệp. Rất ít người trong khu vực nông thôn của các nước đang phát
triển bị thất nghiệp theo ý nghĩa trên. Trong khi phần lớn người dân ở nông thôn có việc
làm thì những việc làm đó không có hiệu suất cao. Trong nhiều trường hợp không có đủ
công việc để thuê toàn bộ lực lượng lao động theo đủ thời gian, thay vào đó tất cả các
thành viên của các gia đình ở trạng thái dành một phần thời gian để chia nhau những công
việc có ở đó. Các nhà kinh tế gọi hiện tượng này là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp
trá hình, bởi vì một số thành viên của lực lượng lao động nông thôn hoàn toàn có thể
chuyển đi mà không làm giảm mức sản xuất. Một số công nhân còn lại sẽ chuyển từ lao
động một phần thời gian sang lao động đủ thời gian.

Thất nghiệp một phần và những đặc trưng khác của thị trường lao động ở nước đang
phát triển sẽ được đề cập nhiều trong chương 8. Ở đây chủ yếu chúng ta quan tâm đến
việc khu vực nông nghiệp với lợi nhuận bị giảm và lao động dư thừa hay thất nghiệp một
phần có tác động như thế nào đến sự phát triển của khu vực công nghiệp. Nói cách khác,
nếu khu vực công nghiệp phát triển theo một tỷ lệ nhất định, thì khu vực nông nghiệp cần
phát triển nhanh đến mức nào để không cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp và sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế ? và việc dân số ngày càng tăng lên sẽ hỗ trợ hay làm
cho tình hình xấu đi? Để trả lời những câu hỏi này và những câu hỏi có liên quan, chúng
ta sẽ triển khai một mô hình đơn giản hai khu vực.

Lần đầu tiên W. Arthur Lewis đã đưa ra cách giải thích hiện đại về mô hình dư thừa
lao động hai khu vực(1). Lewis giống như Ricardo trước ông ta, đã đặc biệt lưu ý đến mối
quan hệ giữa lao động thừa với việc phân phối lợi nhuận, và do đó cách nhìn của Lewis
về mô hình lao động thừa là thích hợp nhất đối với việc bàn luận trong chương 4. Còn
mối quan tâm trong chương này là mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, và mối
quan hệ này đã được nghiên cứu đầy đủ hơn trong cách trình bày mô hình lao động thừa
được John Fci và Gustar Ranis phát triển(2) . Như vậy cách giải thích của Fci, Ranis về
mô hình này được sử dụng trong bàn luận ở chương này.

Hàm sản xuất

Điểm xuất phát của chúng ta là khu vực nông nghiệp và hàm sản xuất nông nghiệp. Hàm
sản xuất, như đã chỉ ra trước đây, cho chúng ta biết có thể nhận được bao nhiêu ở đầu ra
đối với tổng đầu vào cho trước. Trong hàm sản xuất nông nghiệp đơn giản của chúng ta,
ta giả thiết có hai đầu vào là lao động và đất đai, sản xuất một đầu ra, thí dụ là ngũ cốc.
Hàm sản xuất trong hình 3-4 khác hàm sản xuất trên hình 3-2, bởi vì thay cho việc biểu
diễn hai đầu vào là lao động và tư bản ở hai trục, ở đây chỉ biểu diễn đầu ra và một đầu
vào là lao động.

(1)
W. Arthur Lewis, Lý thuyết về phát triển kinh tế (Homewood, IM. Richard Irwin, 1955)
(2)
Gustar Ranis và John C.H. Fci, Sự phát triển trong nền kinh tế có lao động thừa (Homewood IM:
Richard Irwin, 1964)

Malcolm Gillis et al. 21


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Số lượng tổng sản lượng nông nghiệp


f

0 a b c g Số lượng lao động

Hình 3.4 – Hàm sản xuất. Trong hình này, sự tăng lên của lực lượng lao động từ a đến b sẽ dẫn
đến sự tăng lên của đầu ra từ d đến e, trong khi đó sự tăng lên của lao động bằng lần trước từ b
đến c sẽ dẫn đến sự tăng lên ít hơn của đầu ra. Ở điểm g sự tăng lên tiếp tục trong tổng số lao
động được sử dụng sẽ không dẫn đến một sự tăng lên nào cả ở đầu ra. Ngoài điểm g sản phẩm
giới hạn của lao động là bằng 0 hoặc là âm, như vậy lao động cho thêm vào không làm tăng, mà
làm giảm đầu ra. Bởi vì sự tăng lên về lao động cần phải kết hợp với số đất đai cố định hoặc với
đất đai có chất lượng giảm, hàm sản xuất chỉ ra sự giảm bớt lợi nhuận. Nói cách khác sản phẩm
giới hạn của lao động là giảm xuống, có nghĩa là một đơn vị lao động cho thêm vào sẽ sản xuất ra
một lượng đầu ra ngày càng ít hơn.

Bước tiếp theo trong xây dựng mô hình của chúng ta là cần chỉ ra mức lương nông
nghiệp được xác định như thế nào. Giả định chuẩn mực trong tất cả các mô hình lao động
thừa từ thời Ricardo đến nay chính là mức lương nông nghiệp không được giảm xuống
dưới mức tối thiểu. Như vậy dưới dạng tổng quát hơn khái niệm về lao động thừa không
chỉ bao hàm tình trạng mà sản phẩm giới hạn của lao động bằng 0, mà còn bao hàm cả
tình trạng mà sản phẩm giới hạn của lao động lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn mức tối thiểu là
mức mà mức lương nông nghiệp không được giảm xuống quá giới hạn đó. Trong mô
hình Fci Ranis và trong các lý thuyết khác về lao động thừa giả thiết thông thường là mức
lương nông nghiệp không được giảm xuống dưới sản phẩm trung bình của lao động nông
nghiệp trong các gia đình có lao động thừa. Lô gic của quan điểm này là một người lao
động trong một gia đình nông nghiệp sẽ không đi tìm việc làm ngoài gia đình, trừ phi anh
ta hay cô ta có thể kiếm đước ít nhất bằng cái anh ta nhận được khi ở nhà. Quan điểm
này dưới dạng sơ đồ được trình bày trong hình 3-5.

Malcolm Gillis et al. 22


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Mức sản phẩm giới hạn của lao động trong


nông nghiệp

Mức lương để tồn tại


h

Số lượng lao động trong nông nghiệp

Hình 3-5. Sự di chuyển theo hướng này tương ứng với việc giảm lực lượng lao động nông
nghiệp. Đây là điểm mà tất cả lao động nằm ở trong khu vực nông nghiệp, không có trong công
nghiệp.

Hình 3-5. Mức sản phẩm giới hạn của lao động trong nông nghiệp. Khi số lượng lao
động nông nghiệp giảm, thì mức sản phẩm giới hạn tăng.

Hình 3-5 có thể nhận được trực tiếp từ hình 3-4. Tổng sản phẩm trên một đơn vị lao động
trong hình 3-4 được chuyển thành mức sản phẩm giới hạn trên một đơn vị lao động trong
hình 3-5. Khái niệm lương tối thiểu (đường gạch gạch hi) sau khi được đưa vào sơ đồ.
Mức lương tối thiểu này đôi khi được gọi là mức lương do thể chế ấn định trái ngược với
mức lương được xác định bởi các lực lượng thị trường. Trong một thị trường hoàn toàn
có cạnh tranh, mức lương sẽ bằng mức sản phẩm giới hạn của lao động, vì những lý do sẽ
được đề cập tới trong phần lớn của chương 8. Như vậy một khi lao động được rút ra khỏi
ngành nông nghiệp ở điểm mà mức sản phẩm giới hạn tăng lên trên mức lương tối thiểu
(điểm h trong hình 3-5), thì mức lương trong nông nghiệp sẽ đi theo đường cong sản
phẩm giới hạn.

Để lôi kéo nhân công từ nông nghiệp, các nhà máy ở thành phố sẽ phải trả ít nhất số
tiền mà những người công nhân kiếm được ở nông thôn. Như vậy đường hij trong hình
3-5 có thể coi là đường cong cung cấp lao động hướng về ngành công nghiệp. Thực tế
người ta thường cho là đường cong lao động trong công nghiệp ở phía trên đường hij một
ít, bởi vì các nhà máy cần phải trả cho người nông dân một số tiền nhiều hơn một chút so
với số tiền họ nhận được trong ngành nông nghiệp để làm họ rời bỏ chỗ cũ.

Đặc trưng chủ yếu của đường cong cung cấp lao động này là khác với phần lớn các
đường cong thông thường, nó không tăng đều đặn khi nó di chuyển từ trái sang phải, mà
nó có một phần nằm ngang. Về mặt hình thức điều đó có nghĩa là đường cong cung cấp

Malcolm Gillis et al. 23


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

lao động đến tận điểm i là hoàn toàn co giãn. Tính co giãn (1) là một khái niệm thường
dùng để diễn tả sự thay đổi tỷ lệ % xảy ra trong một biến số (trong trường hợp này là sự
cung cấp lao động) đang tăng lên có sự thay đổi tỷ lệ phần trăm cho trước trong biến số
khác (trong trường hợp này là mức lương). Tính co giãn hoàn toàn xảy ra khi tỷ số của
hai số phần trăm này bằng vô cực. Theo quan điểm của khu vực công nghiệp, điều này có
nghĩa là khu vực này có thể thuê mướn bao nhiêu công nhân tùy ý, mà không phải tăng
lương cho đến khi tổng số lao động tăng lên ra ngoài điểm i.

Những bước cuối cùng là cần phải đưa ra đường cong nhu cầu của lao động trong khu
vực công nghiệp (hình 3-6) và sau đó tổ hợp 3 hình vẽ trên vào một mô hình duy nhất.
Như là ta thấy trên hình 3-6. Mô hình này có thể nhận được từ hàm sản xuất công
nghiệp.

Để đơn giản hóa mô hình của chúng ta, chúng ta bỏ bước đi này và chỉ vẽ đường mm:
Đường cung trong hình 3-6 nhận được từ hình 3-5. Đoạn OK trên hình 3-6 được giả thiết
là cao hơn một ít so với mức lương để tồn tại trên hình 3-5. Đường cung lao động cho
công nghiệp tăng lên cho đến khi lao động rút ra khỏi nông nghiệp không làm giảm đầu ra
của nông nghiệp (khi mức sản phẩm giới hạn của lao động tăng lên trên mức 0), bởi vì ở
điểm đó giá tương đối của sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên và bắt buộc phải tăng lương ở
thành thị lên tương ứng. Đường cầu lao động trong công nghiệp được xác định bởi mức
sản phẩm giới hạn của lao động trong công nghiệp và do đó đường cầu có thể nhận được
từ hàm sản xuất công nghiệp(1)

(1) Thuật ngữ tính co giãn diễn tả sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của một biến số do sự thay đổi tỷ lệ phần
trăm của một biến số khác, và nó được biểu thị dưới dạng 1 tỷ số. Trong trường hợp đang bàn luận ở
đây, tính co giãn là tỷ số của sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của việc cung cấp lao động (∆L/L) và sự thay
đổi tỷ lệ phần trăm của tỷ lệ tăng lương (∆W/W). Theo cách biểu diễn đại số, ta có: tính co giãn =
∆L / L ∆L W
= :
∆W / W ∆W L
Trong trường hợp có tính co giãn hoàn toàn, tỷ số này tiến tới vô cùng
(1)
Một chủ nhà máy trong điều kiện cạnh tranh sẵn sàng chi tiền ra nhưng không nhiều hơn mức đóng góp
của người lao động, cho mức tăng về khối lượng đầu ra của nhà máy. Sự tăng lên về giá trị đầu ra do người
lao động thuê cuối cùng đóng góp, theo định nghĩa, là sản phẩm thu nhập giới hạn của người lao động đó.

Malcolm Gillis et al. 24


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Đường cầu
k’
Mức lương

Đường cung
k

m’
0
Số lượng lao động trong công nghiệp

Hình 3-6 – Cung và cầu đối với lao động công nghiệp. Đường cung kk’ được vẽ trực tiếp từ hình
3-5. Đường cầu mới nhận được từ hàm sản xuất công nghiệp.

(--> sự chuyển dịch theo hướng này biểu thị sự tăng lên về độ lớn của lực lượng lao động
thành thị)

Để tổ hợp các hình 3-4, 3-5 và 3-6, cần biết thêm về số lượng lao động của quốc gia.
Nhiều mô hình sử dụng tổng số số dân chứ không phải lực lượng lao động, và như vậy ít
có hiệu quả nếu lực lượng lao động không có liên quan chặt chẽ với tổng số dân. Lực
lượng lao động trong hình 3-7 được biểu diễn bằng đường O-P như được đánh dấu trên
hình A. Để tổ hợp 3 hình vẽ trên, mối quan hệ của hình 3-4 với các hình khác sẽ rõ ràng
hơn nếu có sự thay đổi nhỏ là sự tăng lên về lao động được biểu thị bằng cách dịch
chuyển từ phải sang trái, hơn là theo hướng ngược lại. Theo cách như vậy, sự dịch
chuyển từ trái sang phải biểu thị cả sự giảm về lực lượng lao động nông nghiệp và sự tăng
về lực lượng lao động công nghiệp, tức là sự chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp.

Nếu như một nền kinh tế bắt đầu từ chỗ toàn bộ dân chúng làm nông nghiệp, nó có thể
chuyển phần lớn dân số (Pg) sang công nghiệp hoặc các việc làm khác mà không làm
giảm đầu ra của nông nghiệp. Ngành công nghiệp cần phải trả cho lao động đó một mức
lương cao hơn mức để tồn tại một chút (sự khác biệt giữa p”h và p’h) để làm cho nó di
chuyển, nhưng miễn là có một số cách để chuyển số lương thực thực phẩm mà số lao
động này tiêu dùng từ nông thôn lên thành thị, thì công cuộc công nghiệp hóa có thể được
tiến triển mà không đòi hỏi một nhu cầu nào từ nông nghiệp. Ngay cả khi nếu ngành
nông nghiệp bị đình đốn hoàn toàn, thì ngành công nghiệp vẫn có khả năng phát triển.
Nhưng khi ngành công nghiệp tiếp tục phát triển thì cuối cùng nó sẽ dùng hết dự trữ về
lao động thừa. Việc tiếp tục lấy thêm lao động từ nông nghiệp sẽ dẫn đến suy giảm về
đầu ra của nông nghiệp. Sự di chuyển cầu của công nghiệp đến mm sẽ bắt buộc ngành

Malcolm Gillis et al. 25


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

công nghiệp phải trả tiền nhiều hơn để mua lương thực thực phẩm cho người công nhân
của ngành mình, tức là điều kiện thương mại giữa công nghiệp và nông nghiệp sẽ bất lợi
cho công nghiệp và có lợi cho nông nghiệp. Sự dịch chuyển này theo thuật ngữ buôn bán
là số tiền trả cho phần tăng lên trong đường cung lao động giữa g” và i”. Ngành công
nghiệp phải trả nhiều hơn để nhận được số lương thực thực phẩm như cũ để nuôi sống
công nhân của nó.

Malcolm Gillis et al. 26


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

C – Thị trường lao động công nghiệp


C.
Mức lương công nghiệp n
s m’
s’ n’ k
m

k
n
m
s’ s m’ n’
t” p” tn
Số lượng lao động trong công
nghiệp 0’ 0

Chỉ sự gia tăng số lao động trong công nghiệp

B – Thị trường lao động nông thôn (nông nghiệp)

Hình 3-7. Mô hình lao động thừa hai khu vực. Giới hạn của dân số trong một
nước (từ O đến P trong hình A), cùng nối với hàm sản xuất nông nghiệp cho phép chúng
ta phân tích hiệu quả của mức lương công nghiệp trong kiểu pha trộn giữa lao động nông
nghiệp và công nghiệp.
thiểu) lao động trong nông nghiệp
Sản phẩm tới hạn của (lương tối

t’ p’ g’ i’
Số lượng lao động trong nông nghiệp

Chỉ sự gia tăng số lao động trong nông nghiệp

Malcolm Gillis et al. 27


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

A – Hàm sản xuất nông nghiệp


Tổng sản lượng nông nghiệp

t p g i 0
Số lượng lao động trong nông nghiệp

Mô hình Fci-Ranis có thể sử dụng để phát hiện ra mối liên quan giữa tăng trưởng dân
số và tăng năng suất lao động ngoài những vấn đề khác. Nói một cách đơn giản, nếu
người ta giả sử rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa dân số và lực lượng lao động, thì
một sự tăng lên về dân số, thí dụ từ p đến t sẽ không làm tăng thêm đầu ra gì cả. Phần co
giãn của cả 2 đường cong cung cấp lao động thành thị và nông thôn sẽ được mở rộng một
cách tương ứng bằng đoạn p’t’ và p”t”, như vậy sẽ làm chậm lại thời điểm mà công cuộc
công nghiệp hóa sẽ gây ra việc tăng lương(1). Điểm mà ở đó mức lương bắt đầu tăng đôi
khi được diễn tả như là điểm ngoặt. Điều quan trọng nhất là nếu dân số tăng lên mà
không có tăng lên về lương thực thực phẩm thì số lượng trung bình về lương thực thực
phẩm sẵn có tính theo đầu người sẽ giảm xuống. Theo quan điểm của mọi người, trừ một
số ông chủ muốn giữ mức lương thấp và lợi nhuận cao, thì sự tăng dân số hoàn toàn là
một tai họa. Mức lương có thể thực tế giảm ở khu vực thành thị, và phúc lợi của một số
lớn nông dân sẽ chắc chắn giảm đi. Đây là một mô hình, mà người dân thường có trong ý
nghĩa cho dù chỉ được hiểu một cách không đầy đủ khi họ nói về việc tăng dân số theo ý
nghĩa hoàn toàn bất lợi.

Việc sản xuất nông nghiệp cần phải tăng nhanh đến mức nào phụ thuộc vào điều gì
xảy ra với các biến số khác nhau. Thí dụ như nếu nhu cầu lao động của công nghiệp tăng
rất nhanh, thì năng suất nông nghiệp cần phải tăng đi nhanh để làm cho điều kiện buôn
bán không bất lợi nhiều đối với công nghiệp, tức là ảnh hưởng đến lợi nhuận công nghiệp
và làm chậm lại hay làm dừng lại sự tăng trưởng của công nghiệp(2). Mặt khác, chừng
(1)
Trong phần cung và cầu lao động của công nghiệp, hình C của hình 3-7 cũng cần phải dịch chuyển các
đường nhu cầu lao động sang phía trái, bởi vì điể O trên trục hoành đã được dịch chuyển sang trái. Do đó
các đường nhu cầu mới S’s’, m’m’ và n’n’ thực tế vẫn là đường SS, mm và nn. Tức là số lượng lao động
có nhu cầu ở bất cứ giá cho trước nào đối với S’S’ cũng giống như đối với SS, v.v...
(2)
Năng suất nông nghiệp trong mô hình được trình bày ở đây là sự biến đổi trong hàm sản xuất nông
nghiệp tạo ra một lượng lao động đầu vào cho trước để sản xuất ra một lượng đầu ra lớn hơn

Malcolm Gillis et al. 28


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

nào mà còn lao động thừa và không tăng dân số, thì có thể không cần coi trọng sự tăng
trưởng về năng suất nông nghiệp và tập trung các nguồn lực quốc gia vào công nghiệp.

David Ricardo, với nguyên nhân tương tự mặc dầu không thật là nguyên nhân chính,
đã quan tâm đến việc giảm sự tăng dân số để tránh phải sử dụng đất đai ngày càng nghèo
đi để có đủ mức cung cấp lương thực thực phẩm. Ông còn lo ngại đến ảnh hưởng của
việc tăng lương mà ông cho là sẽ dẫn đến tai họa kép. Đi theo Thomas Malthus, ông cho
rằng điều này dẫn đến sự việc là người công nhân có nhiều con hơn. Hơn thế nữa, mức
lương cao hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà lợi nhuận này là nguồn đảm bảo đầu tiên
cho đầu tư tư bản, và cho phép người lao động thừa ở nông thôn chuyển lên thành phố và
đảm bảo việc làm cho họ trong công nghiệp. Các nhà lý luận về lao động thừa hiện đại
có lẽ không đồng ý với cách diễn đạt chính sách thô thiển như vậy của Ricardo, nhưng có
lẽ cần xem xét các vấn đề mà các nước đang phát triển ngày nay đang phải đương đầu
dưới ánh sáng như vậy.

Mô hình cổ điển mới

Bằng cách thay đổi giả thiết của mô hình lao động thừa, có thể khám phá ra nhiều mối
liên quan của nó. Ở đây chúng ta đề cập đến các mối liên quan của 1 giả thiết, giả thiết về
lao động thừa. Nhiều nhà kinh tế không thống nhất rằng có lao động thừa tồn tại trong
các nước đang phát triển ngày nay, ngay cả ở Ấn Độ và Trung Quốc. Các nhà kinh tế này
đã triển khai một mô hình lựa chọn về 2 khu vực mà đôi khi còn được gọi là mô hình cổ
điển mới.

Sơ đồ được triển khai trong hình 3-7, cũng có thể sử dụng để phát hiện những mối liên
quan của giả thiết cổ điển mới. Một mô hình cổ điển mới đơn giản được trình bày ở hình
3-8.

Mối liên quan sự tăng dân số và tăng lực lượng lao động trong mô hình cổ điển mới rất
khác với mô hình lao động thừa. Một sự tăng lên nào đấy của dân số và lao động trong
nông nghiệp sẽ làm tăng đầu ra của nông nghiệp (xem đường gạch gạch t trong hình 3-
8A), và bất cứ sự di chuyển lao động nào khỏi nông nghiệp sẽ gây ra sự suy giảm đầu ra
của nông nghiệp. Như vậy trong mô hình cổ điển mới sự tăng dân số không phải là hiện
tượng bất lợi hoàn toàn. Sự tăng lên về lao động không phải là làm kiệt quệ việc cung
cấp lương thực bởi vì lao động có khả năng sản xuất ra nhiều hay toàn bộ các nhu cầu của
mình và không có lao động thừa để có thể chuyển sang khu vực khác mà không làm giảm
đầu ra của nông nghiệp.

Nếu ngành công nghiệp cần phát triển thành công thì thì đồng thời cần phải có cố gắng
để đảm bảo rằng ngành nông nghiệp cũng phát triển đủ nhanh để nuôi sống cả hai khu
vực nông thôn và thành thị ở mức tiêu dùng cao hơn và để ngăn cản điều kiện buôn bán
bất lợi đối với công nghiệp. Một khu vực nông nghiệp đình trệ, là một khu vực có ít đầu
tư hoặc công nghệ mới, sẽ làm cho mức lương của công nhân thành thị tăng nhanh và do
đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và quỹ dùng để phát triển công nghiệp. Có những chỗ mà
trong mô hình lao động thừa những người lập kế hoạch có thể không chú ý đến nông

Malcolm Gillis et al. 29


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

nghiệp cho đến khi số lao động dư thừa được sử dụng hết thì ở trong mô hình cổ điển mới
cần phải có cân bằng giữa công nghiệp và nông nghiệp ngay từ đầu.

Các mô hình hai khu vực kiểu lao động thừa và kiểu cổ điển mới có thể trở thành rất
chi tiết tỉ mỉ với hàng chục, có khi hàng trăm phương trình được sử dụng để mô tả các nét
khác nhau của nền kinh tế. Những phương trình và giả thiết bổ sung này cũng có ảnh
hưởng đến những đề nghị về chính sách mà một nhà kinh tế sẽ nhận được từ mô hình.
Nhưng trung tâm của các mô hình chi tiết này là các giả thiết về lao động thừa và giả thiết
cổ điển mới về bản chất của hàm sản xuất nông nghiệp.

C – Thị trường lao động công nghiệp

Đường cung lao động với điều kiện


trao đổi xấu hơn
n r
Tiền lương trong công nghiệp

Đường cung lao động không có


điều kiện trao đổi xấu hơn

n
r

Số lượng lao động trong công nghiệp

Hình 3-8. Mô hình “cổ điển mới” 2 khu vực. Cái khác nhau cơ bản giữa hình 3-7 và hình
3-8 là hàm sản xuất nông nghiệp (hình 3-8A). Nguồn đất đai bị hạn chế dẫn đến lợi
nhuận bị giảm bớt một chút ít trong khu vực nông nghiệp, nhưng đường cong không bao
giờ bị trải thẳng ra; tức là sản phẩm giới hạn của lao động không bao giờ giảm xuống
mức tồn tại tối thiểu, cho nên không có mức lương để tồn tại ở mức tối thiểu hay mức
lương chế định trong hình 3-8B. Thay vào đó, mức lương luôn được xác định bởi sản
phẩm giới hạn của lao động trong nông nghiệp. Cuối cùng, đường cung lao động cho
công nghiệp không có phần nằm ngang.

B – Sản phẩm tới hạn của lao động trong nông nghiệp

Malcolm Gillis et al. 30


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Sản phẩm tới hạn của lao động


i

trong nông nghiệp

i’

Số lượng lao động trong nông nghiệp


A – Hàm sản xuất nông nghiệp
Tổng sản lượng nông nghiệp

t i

Bởi vì sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp làm tăng sản phẩm giới hạn
của lao động còn lại trong nông nghiệp, nên khu vực công nghiệp cần phải trả một khoản
bằng sản phẩm giới hạn cộng với tiền thưởng để làm cho lao động chuyển đến thành phố.
Đường cung lao động cho công nghiệp còn tăng lên do nguyên nhân khác. Khi lao động
chuyển khỏi nông nghiệp, thì đầu ra của nông nghiệp giảm xuống; và để thu hút được đủ
lương thực thực phẩm từ khu vực nông nghiệp để trả cho công nhân của mình, khu vực
công nghiệp phải trả giá lương thực thực phẩm ngày càng cao. Chỉ khi nếu khu vực công
nghiệp ở vị trí nhập khẩu lương thực thực phẩm từ nước ngoài thì nó mới có khả năng
ngăn cản điều kiện buôn bán xấu đi.

Nếu không thể nhập khẩu được thì giá cả nông nghiệp ngày càng tăng sẽ dẫn đến sản
phẩm thu nhập tới hạn cao hơn, và do đó mức lương cao hơn đối với công nhân trong
nông nghiệp. Như vậy trong trường hợp thừa lao động, khu vực công nghiệp sẽ phải trả
mức lương cao tương ứng để thu hút lực lượng lao động.

Malcolm Gillis et al. 31


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Các điểm nêu trên có thể tìm ra bằng cách ít trừu tượng hơn khi xem xét các thí dụ của
Trung Quốc và châu Phi về mối quan hệ của công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình
phát triển kinh tế.

Lao động thừa ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc vào những năm 1950 phần lớn đất đai có thể trồng trọt được đã được canh
tác, và việc tăng dân số và lực lượng lao động sau này đã góp một phần rất ít vào việc làm
tăng đầu ra của nông nghiệp. Mức lương ở thành thị tăng lên vào đầu những năm 1950,
nhưng sau đó đã san bằng và không thay đổi trong vòng 20 năm từ 1957 đến 1977. Nếu
như được cho phép thì hàng chục triệu lao động nông thôn sẽ rất sung sướng di chuyển ra
các đô thị mặc dầu có sự đình đốn mức lương ở thành thị. Chỉ có những hạn chế luật
pháp về việc di dân giữa vùng nông thôn và thành thị, mới giữ được sự di chuyển này ở
dưới mức yêu cầu thu hút lao động thừa. Mức tăng trưởng dân số trung bình 2% một năm
cho đến tận giữa những năm 1970, tiếp tục làm tăng số những người quan tâm đến việc
rời bỏ quan tâm. Nói ngắn gọn, Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ vừa qua là một nước
thừa lao động.

Như đã nêu ra trước đây, Trung Quốc đã đầu tư vào nông nghiệp, nhưng chỉ đủ để duy
trì, chứ không tăng mức sản xuất lương thực tính theo đầu người. Sự di dân nông thôn –
thành thị đã xảy ra tuy không đủ nhanh để loại trừ hết lao động thừa ở nông thôn, nhưng
cũng đủ để đòi hỏi người nông dân bán các sản phẩm của họ nhiều hơn cho thành phố.
Như vậy giá trả cho sản phẩm của người nông dân dần dần tăng lên, trong khi đó giá mà
người nông dân trả để mua các sản phẩm của đô thị vẫn giữ nguyên hoặc giảm xuống, tức
là điều kiện buôn bán giữa thành thị – nông thôn đã thay đổi chậm nhưng có lợi rõ rệt cho
nông nghiệp.

Để ra khỏi tình trạng thừa lao động này, các nhà lập kế hoạch Trung Quốc vào cuối
những năm 1970 đã phải thúc đẩy quá trình chuyển người lao động làm việc ở nông thôn
ra thành thị, và đồng thời tự bổ sung thường xuyên để duy trì mức lao động thừa ở nông
thôn.

Việc khuyến khích các mặt hàng tiêu dùng cần nhiều lao động (vải vóc, điện tử v.v...)
và công nghiệp dịch vụ (cửa hàng ăn, taxi v.v..) làm tăng thêm việc làm ở thành phố. Để
nuôi sống số dân tăng lên trong thành phố chính phủ đã tăng nhập khẩu lương thức, tăng
vốn đầu tư cho nông nghiệp và cho phép tiếp tục cải thiện điều kiện buôn bán giữa thành
thị – nông thôn.

Để giữ mức lao động thừa ở nông thôn bằng cách tự bổ sung, các nhà lập kế hoạch làm
chậm lại những quá trình cơ giới hóa nào đó có tác động đến việc giảm nhu cầu lao động
nông nghiệp. Điều quan trọng nhất là các nhà lập kế hoạch tấn công vào nguồn gốc của
lao động thừa bằng nỗ lực giảm bớt tỷ lệ sinh đẻ của quần chúng. Năm 1980 tỷ lệ tăng
trưởng dân số ở Trung Quốc đã giảm từ 2% xuống 1,2% một năm. Trong những năm đầu
1980 Trung Quốc vẫn là một nước thừa lao động thế nhưng Nam Triều Tiên là nước đã
theo đuổi những chính sách tương tự và trong những điều kiện tương tự đã xóa bỏ lao

Malcolm Gillis et al. 32


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

động thừa vào giữa những năm 1960 và cũng vấn đề như vậy đã xuất hiện ở Nhật Bản
vào thời điểm sớm hơn nữa.

Lao động thừa ở châu Phi

Châu Phi, như đã nói trước đây, có mật độ dân số tương đối thấp so với tiềm năng về đất
trồng trọt. Ở các quốc gia như Kenya, việc tăng dân số có lẽ đã được giải quyết ổn thỏa
trong những năm 1950 và 1960 bằng cách khai phá đất mới hoặc bằng cách tăng cường
độ sử dụng đất (thí dụ từ đồng cỏ chuyển sang trồng ngũ cốc). Do vậy, dân số tăng lên đã
phù hợp nhiều hay ít với sự tăng lên của sản xuất nông nghiệp. Đầu ra và lương thực, ít
nhất trong các dân tộc giàu có hơn như là Kenya, đã theo kịp nhu cầu của tăng dân số ở
nông thôn và thậm chí nhu cầu còn tăng nhanh hơn của khu vực thành thị. Các nhà lập kế
hoạch cảm thấy có ít áp lực đối với việc cải thiện điều kiện buôn bán giữa nông thôn –
thành thị hoặc tăng đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp. Nói tóm lại, đến tận ngày nay
tình hình Kenya đã phù hợp tương đối hợp lý với các giả thiết của mô hình cổ điển mới.

Bởi vì nguồn đất đai của Kenya không phải là không có giới hạn và tỷ lệ tăng dân số
vẫn tiếp tục ở một mức độ đặc biệt cao, gần 4% một năm, nên đến cuối những năm 1970
Kenya đã có một số đặc điểm của một nền kinh tế có lao động thừa, và các nhà lập kế
hoạch đã phải điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến chính sách trong các điều kiện
mới này (đầu tư nhiều hơn và giá cả cao hơn đối với nông nghiệp, có cố gắng lớn hơn để
giảm tỷ lệ tăng dân số)

Cuộc bàn luận này đề ra những mối quan hệ giữa khu vực nông nghiệp và khu vực
công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế đã được triển khai đến mức mà chúng ta có
thể đạt được. Việc phân tích các mô hình phát triển có sử dụng số liệu về phần tỷ lệ của
hai khu vực trên trong GNP đã mở ra khả năng hiểu biết sâu sắc các mô hình đã xuất hiện
trong quá khứ có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Các mô hình hai khu vực đã tạo khả
năng tiến bước tiếp theo và thu được sự hiểu biết về một số nguyên nhân vì sao các mô
hình phát triển công nghiệp và nông nghiệp khác nhau có thể xuất hiện. Trong các
chương sau giá trị của hình thái lao động thừa trái ngược với hình thái cổ điển mới sẽ
được khai thác nhiều hơn đối với thế giới đang phát triển ngày nay. Sẽ mở rộng thêm các
cuộc bàn luận về bản chất và các vấn đề của phát triển công nghiệp và nông nghiệp, bao
gồm cả việc tiếp tục xem xét bản chất và những mối quan hệ giữa hai khu vực trên.

Các mô hình tăng trưởng công nghiệp

Việc hiểu biết một cách chính xác ngành công nghiệp nào sẽ phát triển trong từng giai
đoạn phát triển của một quốc gia có lẽ là một thông tin rất có giá trị đối với các nhà kinh
tế. Các kế hoạch cần được soạn thảo sao cho có thể tập trung sức lực của quốc gia cho
các ngành công nghiệp riêng biệt trong các giai đoạn riêng biệt. Thí dụ nếu như sự phát
triển công nghiệp bắt đầu từ ngành dệt, thì các nhà lập kế hoạch cần tập trung sự chú ý
của họ vào việc làm cho ngành công nghiệp dệt khởi động và lo lắng đến các khu vực
khác sau. Tương tư như vậy, nếu như một số quốc gia có thu nhập trên đầu người cao có
thể hỗ trợ cho việc sản xuất ôtô một cách hiệu quả, thì các nhà lập kế hoạch của các nước
bắt đầu phát triển đó sẽ biết bằng họ có thể tránh đầu tư nguồn lực vào ngành công nghiệp
ôtô cho đến một giai đoạn muộn hơn.

Malcolm Gillis et al. 33


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Các cách tiếp cận thực nghiệm

Chenery và Taylor(1) đã sử dụng các thuật ngữ các ngành công nghiệp giai đoạn đầu, giai
đoạn giữa và giai đoạn sau. Các ngành công nghiệp giai đoạn đầu là những ngành công
nghiệp cung cấp hàng hóa thiết yếu cho nhân dân các nước nghèo và sản xuất với quy
trình công nghệ, đơn giản sao cho việc sản xuất có thể được thực hiện trong nước nghèo.
Theo thuật ngữ thống kê thì phần tỷ lệ của các ngành công nghiệp đó trong GNP tăng lên
ở những nước thu nhập tính theo đầu người thấp. Nhưng tỷ lệ này không tăng nữa khi thu
nhập vẫn còn rất thấp và sau đó dừng lại hoặc giảm xuống. Điển hình của nhóm này là
ngành chế biến thực phẩm và dệt. Các ngành công nghiệp giai đoạn sau là những ngành
mà phần tỷ lệ của chúng trong GNP tiếp tục tăng ngay cả thu nhập tính theo đầu người ở
mức độ cao. Nhóm này bao gồm nhiều hàng tiêu dùng lâu bền (tủ lạnh, ôtô) cũng như
các sản phẩm kim loại. Các ngành công nghiệp giai đoạn giữa là các ngành nằm ở giữa
hai loại ngành trên.

Đáng tiếc là thường khó xác định một ngành công nghiệp nào đó thuộc nhóm nào. Đối
với nhiều ngành công nghiệp thì kinh nghiệm của thế kỷ XIX của châu Âu và của Mỹ là
một chỉ dẫn tồi bởi vì nhiều ngành công nghiệp hiện nay đang cần thiết thì lúc đó đã
không tồn tại. Thí dụ ngành công nghiệp năng lượng nguyên tử đã không tồn tại trước
chiến tranh thế giới lần thứ 2, và ngay cả ngành phân bón hóa học mà chúng ta thường
hay nghĩ đến ngày nay cũng không bắt đầu trước thế kỷ XX.

Số liệu theo khu vực đã giải thoát khỏi vấn đề đặc biệt này nhưng lại đưa ra nhiều vấn
đề khác. Trong một số quốc gia Ả Rập các khoản tiền về dầu hỏa chiếm phần lớn GNP
bởi vì các quốc gia này có nguồn tài nguyên dưới đất đặc biệt cao. Ở Malaysia đất đai và
khí hậu thích hợp để trồng cao su, dầu dừa và gỗ làm nhà. Singapore và Hồng Kông
không có tài nguyên thiên nhiên thì lại có ưu thế về kinh nghiệm rất phong phú trong việc
buôn bán với nước ngoài để phát triển ngành dệt, điện tử và các ngành công nghiệp khác
cho xuất khẩu. Nói ngắn gọn, phần tỷ lệ của các ngành công nghiệp riêng biệt trong GNP
của các nước riêng biệt được xác định bởi tiềm năng của các tài nguyên thiên nhiên, di
sản lịch sử về kinh nghiệm buôn bán, ngoại thương và nhiều yếu tố khác nữa. Không có
một mô hình duy nhất về phát triển công nghiệp hoặc là 2 hay 3 mô hình, mà tất cả các
quốc gia phải đi theo khi họ muốn thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn. Một vài ngành công
nghiệp mà kỹ thuật được sử dụng dễ điều khiển, như là ngành dệt, có thể dễ bắt đầu vào
những giai đoạn đầu của sự phát triển hơn là những ngành khác, như là sản xuất máy bay
để bán. Và có một số quy tắc trong các kiểu tiêu dùng của nhân dân khi họ chuyển từ thu
nhập thấp sang thu nhập cao hơn. Quy luật của Angel đã được nhắc đến như là một phần
của cách giải thoát về sự giảm bớt phần tỷ lệ của nông nghiệp trong GNP. Một quy
luật tương tự cần phải xem xét là tại sao phần tỷ lệ của ngành chế biến thực phẩm trong
khu vực công nghiệp giảm đi khi thu nhập tính theo đầu người tăng lên. Nhưng trước khi
các nhà lập kế hoạch có thể quyết định ngành công nghiệp nào phải đẩy mạnh trong một
nước, họ cần phải biết các điều kiện riêng biệt của nước đó và cần phải biết các mô hình
tổng quát này.

(1)
Chenery và Taylor “các mô hình phát triển”

Malcolm Gillis et al. 34


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Các cách tiếp cận lý thuyết

Các cuộc tranh luận của các nhà kinh tế về sự phát triển cân đối và không cân đối trước
đây đã để lại nhiều công trình định lượng về mô hình phát triển. Những người ủng hộ
phát triển cân đối như Ragnar Nurkse hay Paul Rosensten – Rodan(11) cho rằng các nước
cần phải phát triển nhiều ngành công nghiệp đồng thời nếu như họ muốn thành công để
đạt được sự tăng trưởng thực chất. Cái gì sẽ xảy ra trong sự phát triển không có cân đối
thường được minh họa bằng câu chuyện của một nước giả định đang cố gắng bắt đầu phát
triển bằng cách xây dựng nhà máy giầy. Nhà máy đã được xây dựng, công nhân đã được
thuê và được đào tạo, và nhà máy bắt đầu sản xuất giầy. Mọi người đều tốt cho đến khi
nhà máy thử bán những đôi giầy mình sản xuất ra. Chính công nhân nhà máy sử dụng thu
nhập đã tăng lên của họ để mua giầy mới do nhà máy sản xuất; nhưng tất nhiên là họ có
khả năng sản xuất nhiều giầy hơn số mà họ cần hoặc gia đình họ cần. Phần đông nhân
dân trong xã hội chủ yếu là những người nông dân nghèo, thu nhập của họ không tăng
thêm, và vì vậy họ không thể cố mua giầy do nhà máy sản xuất ra được. Họ tiếp tục đi
những đôi dép rẻ tiền sản xuất trong nước. Ngược lại nhà máy không có khả năng bán
sản phẩm của mình, đi đến phá sản và sự cố gắng để khởi đầu sự phát triển cũng chấm
dứt theo.

Cách giải quyết vấn đề này được đề nghị là phải xây dựng một số nhà máy đồng thời:
nếu như nhà máy dệt, nhà máy xay bột, nhà máy xe đạp và nhiều xí nghiệp khác nữa có
thể bắt đầu cùng thời gian đó thì nhà máy giầy có thể bán được giầy cho công nhân của
các nhà máy trên. Ngược lại, công nhân nhà máy giầy cũng có thể sử dụng thu nhập thêm
của họ để mua xe đạp, quần áo, bột mì và như vậy giúp cho các nhà máy mới khác có thể
trả được nợ. Kiểu phát triển này đôi khi được coi là phát triển cân đối dựa vào cầu bởi vì
các ngành công nghiệp cần phát triển được xác định bởi nhu cầu hay kiểu chi tiêu của
người tiên dùng (và người đầu tư). Sự phát triển cân đối cân đối dựa vào cung là sự cần
thiết phải xây dựng đồng thời một số ngành công nghiệp để ngăn cản sự xuất hiện của
những cái làm đình trệ sự cung cấp. Như vậy khi xây dựng nhà máy thép, những người
lập kế hoạch cần phải biết chắc chắn rằng mỏ sắt, mỏ than và các phương pháp luyện than
cốc cũng được phát triển, trừ phi có khả năng nhập khẩu các đầu vào này một cách dễ
dàng ở mức tổng thể hơn, cũng cần phải duy trì sự cân đối giữa phát triển công nghiệp và
nông nghiệp. Nếu không như đã chỉ ra trước đây, điều kiện buôn bán có thể bất lợi cho
công nghiệp, do đó làm cho sự phát triển dừng lại.

Một vấn đề nan giải của giả thuyết phát triển cân đối trong dạng thuần khiết của nó
chính là nó đề cập đến sự tuyệt vọng. Đối với một đất nước nghèo có ít ngành công
nghiệp hoặc không có công nghiệp người ta nói rằng nước đó cần bắt đầu khởi động
đồng thời nhiều ngành công nghiệp hoặc từ bỏ nó để tiếp tục tình trạng trì trệ đình đốn.
Chương trình to lớn này đôi khi được coi như là cú hích lớn hoặc cố gắng giới hạn tối
thiểu. Nhưng dưới bất kỳ cái tên như thế nào, đây là lời can ngăn đối với một dân tộc

(11)
Ragnar Nurkse, Những vấn đề hình thành tư bản trong các nước kém phát triển (New York: nhà in
Trường đại học Oxford, 1953); và Paul N. Rosenstein – Radan, “Các vấn đề về công nghiệp hóa của Đông
và Đông nam châu Âu”, Tạp chí kinh tế (tháng 6, tháng 9-1943); in lại trong kinh tế của sự chậm phát triển,
A.N.Agarunla và S.P. Singh, Eds. (New York: nhà in Trường đại học Oxford, 1963)

Malcolm Gillis et al. 35


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

nghèo khổ; đang cố gắng huy động các nguồn lực về quản lý, tài chính đến mức giới hạn
để khởi công một số ít nhà máy.

Tuy nhiên trong cuộc bàn luận về các mô hình phát triển công nghiệp chúng tôi đã chỉ
ra rằng có rất ít chứng cớ chứng tỏ rằng tất cả mọi quốc gia đều cần phải theo một mô
hình có sẵn. Một số quốc gia nhấn mạnh một số ngành công nghiệp nào đó, trong khi các
quốc gia khác lại tập trung vào các ngành khác hẳn. Những người đề nghị sự phát triển
không cân đối, đặc biệt là Albert Hirschman đã nhận ra những sự khác biệt đó và sử dụng
chúng để đề nghị một mô hình phát triển công nghiệp khác hẳn(1) họ nói rằng các quốc gia
có thể và cần tập trung sức lực của mình vào một số ít khu vực trong những giai đoạn đầu
của sự phát triển. Trong phần lớn các trường hợp, việc sản xuất nhiều giầy hơn là số có
thể bán được không có nguy hiểm gì lớn.

Các sản phẩm công nghiệp nhất định đã có sẵn thị trường, ngay cả trong những người
nông dân nghèo và ở nơi không có cú hích lớn để phát triển. Thí dụ một người công nhân
trong một nhà máy của thế kỷ XIX trong một ngày có thể sản xuất nhiều gấp 40 lần số sợi
bông mà một người nông dân sản xuất bằng guồng kéo sợi trong một túp nhà tranh tối
tăm ở nông thôn. Như vậy theo quan điểm của người nông dân, nên mua sợi của nhà máy
và tập trung nỗ lực của mình vào hoạt động có hiệu quả hơn như dệt sợi thành vải. Lúc
ban đầu nhiều loại sợi này được nhập khẩu vào các nước như Ấn Độ và Trung Quốc từ
các nhà máy của nước Anh, nhưng việc này không kéo dài trước khi những người thầu
khoán ở Trung Quốc và Ấn Độ đã phát hiện ra rằng sợi bông có thể sản xuất ra ở trong
nước rẻ hơn nhiều so với nhập khẩu. Vì vậy họ thay thế nhập khẩu bằng sản xuất trong
nước. Thay thế nhập khẩu quá trình này được gọi như vậy, là một cách để một quốc gia
có thể tìm ra thị trường có sẵn cho một trong những ngành công nghiệp của nó. Thị
trường đã có sẵn, có những cái mà những người lập kế hoạch của quốc gia cần phải làm là
đảm bảo cho công nghiệp trong nước có thể cạnh tranh có hiệu quả với sản phẩm nhập
khẩu. Cần phải thực hiện việc này như thế nào là một chủ đề mà chúng tôi sẽ quay lại
trong chương 16. Ở đây điểm cơ bản của việc thay thế nhập khẩu là một phương pháp để
bắt đầu công nghiệp hóa trên một cơ sở có giới hạn và có lựa chọn hơn là “cú hích lớn”
cân đối. Một phương pháp khác là dựa vào xuất khẩu như nước Anh đã làm trong cách
mạng công nghiệp. Nếu như không có khả năng bán tất cả sản phẩm của nhà máy ở trong
nước, thì thường có thể bán sản phẩm ở nước ngoài với giả thiết rằng sản phẩm đó cần
sản xuất ở mức giá cạnh tranh.

Sự kết hợp phía trước và phía sau

Những người ủng hộ phát triển không cân đối như Hirschman tuy vậy không tự hài lòng
với việc chỉ ra cách tránh khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà những người ủng hộ
phát triển cân đối đưa ra. Hirschman đã phát triển tư tưởng về sự phát triển không cân
đối thành sự giải thích tổng quát về quá trình phát triển cần phải tiến triển như thế
nào. Quan điểm trung tâm trong lý thuyết của Hirschman là sự kết hợp. Các ngành công
nghiệp này được kết hợp với các ngành công nghiệp khác theo cách để có thể lưu tâm tới
khi quyết định về chiến lược phát triển. Các ngành công nghiệp có sự kết hợp phía sau sử
dụng đầu vào từ các ngành công nghiệp khác. Thí dụ như ngành sản xuất ôtô sử dụng các

(1)
Albert O. Hirschman, Chiến lược phát triển kinh tế (New Howin: nhà in Trường đại học Yale, 1958)

Malcolm Gillis et al. 36


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

sản phẩm của nhà máy chế tạo máy và chế biến kim loại, còn các nhà máy này lại sử
dụng một số lượng lớn về thép. Như vậy việc xây dựng nhà máy sản xuất ôtô sẽ tạo ra
nhu cầu về thép và máy móc. Lúc ban đầu nhu cầu này có thể được đáp ứng bằng nhập
khẩu, nhưng cuối cùng các nhà thầu khoán địa phương sẽ thấy rằng họ đã có thị trường
sẵn có cho máy móc và thép sản xuất ở trong nước, và nhu cầu này khuyến khích họ
thành lập các nhà máy như vậy. Vì thế các nhà lập kế hoạch quan tâm đến sự phát triển
tổng thể, sẽ nhấn mạnh đến các ngành công nghiệp có mối liên hệ phía sau mạnh bởi vì
đó là những ngành công nghiệp kích thích sản xuất trong phần lớn các khu vực phụ trợ.

Sự kết hợp phía trước xuất hiện trong các ngành công nghiệp mà các sản phẩm hàng
hóa của họ sau đó trở thành đầu vào của các ngành công nghiệp khác. Thay cho việc bắt
đầu bằng ngành ôtô, các nhà lập kế hoạch có lẽ muốn bắt đầu từ phía bên kia bằng cách
thành lập một nhà máy thép. Khi nhận thấy rằng họ đã đáp ứng đủ nhu cầu về thép bằng
sản xuất trong nước thì lúc đó các nhà thầu khoán có thể khuyến khích thành lập các nhà
máy sẽ sử dụng số lượng thép đó. Bằng cách tương tự như vậy việc khoan dầu thành
công sẽ kích khích một quốc gia thành lập các nhà máy lọc dầu và các tổ hợp hóa dầu
riêng của mình, hơn là vận chuyển dầu thô đến các nước khác để chế biến.

Cả hai sự kết hợp trước và sau sẽ tạo ra áp lực dẫn đến thành lập các ngành công
nghiệp mới và các ngành này lại tạo ra áp lục phụ, và cứ thế gia tăng. Những áp lực này
có thể có dạng như có khả năng tạo lợi nhuận mới đối với những người thầu khoán tư
nhân, hoặc áp lực có thể được tạo ra thông qua quá trình chính trị và bắt buộc các chính
phủ phải hành động. Thí dụ các nhà đầu tư tư nhân có thể quyết định xây dựng nhà máy
ở một vị trí cho trước mà không cần phải đảm bảo các phương tiện về nhà ở thích hợp cho
những người công nhân mới đến hay về đường sá để đảm bảo cung cấp cho nhà máy và
vận chuyển sản phẩm đầu ra. Trong những trường hợp như vậy, các nhà lập kế hoạch của
chính phủ có thể cần phải đương đầu với việc xây dựng nhà ở công cộng và đường sá.

Nhìn bề ngoài thì lý luận về sự phát triển cân đối và không cân đối có vẻ như mâu
thuẫn cơ bản với nhau, nhưng khi định hình dưới dạng ít cực đoan hơn thì chúng có thể
xem như hai mặt của một đồng tiền. Phần lớn mọi người có lẽ đồng ý rằng không có một
mô hình duy nhất về công nghiệp hóa mà tất cả các quốc gia phải tuân theo. Mặt khác
các phân tích định lượng cho rằng có một số mô hình tương đối giống nhau giữa các
nhóm lớn các quốc gia. Trong khi các quốc gia có những khoản tiền lớn về buôn bán
ngoại thương có thể đi theo chiến lược không cân đối trong một khoản thời gian nào đó,
thì một quốc gia không thể chọn bất kỳ ngành công nghiệp nào hay một nhóm ngành
công nghiệp mà họ mong muốn và sau đó tập trung đặc biệt vào ngành công nghiệp đó
trong suốt thời kỳ phát triển của đất nước, đi theo có hiệu quả một dạng cực đoan của
chiến lược phát triển không cân đối. Chính quan điểm về sự kết hợp cho rằng sự mất cân
đối cực đoan kiểu này sẽ tạo ra áp lực bắt quốc gia đó lùi lại về phía con đường cân đối
hơn. Như vậy đối tượng cuối cùng là mức độ cân đối trong chương trình phát triển.
Nhưng các nhà lập kế hoạch có sự lựa chọn giữa việc cố gắng duy trì sự cân đối trong
suốt quá trình phát triển hoặc đầu tiên tạo ra sự mất cân đối nhưng với hiểu biết rằng áp
lực về sự kết hợp cuối cùng sẽ bắt buộc họ quay lại sự cân đối.

Malcolm Gillis et al. 37


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Sản lượng của khu vực A

Phần phát triển


cân đối

Phần phát triển không cân đối


a

0 Sản lượng của khu vực B

Hình 3-9 – Các con đường phát triển cân đối và không cân đối. Đường nét liền giữa điểm a và
điểm b ngắn hơn là đường chấm chấm, nhưng do ảnh hưởng của sự kết hợp một quốc gia đi theo
con đường chấm chấm có thể đi từ a đến b trong một khoảng thời gian ngắn hơn một quốc gia đi
theo con đường nét liền hay con đường phát triển cân đối.

Vấn đề là ở chỗ đi theo con đường cân đối vững chắc được biểu diễn bằng đường nét liền hay
theo con đường không cân đối biểu diễn bằng đường chấm chấm. Đường nét liền thì ngắn hơn,
nhưng trong một số điều kiện nhất định một quốc gia có thể đi đến một điểm bất kỳ cho trước
nhanh hơn theo con đường chấm chấm.

Phụ lục: Cách nhận được các nguồn của phương trình phát triển

Có 6 bước để nhận được các nguồn của phương trình phát triển từ hàm sản xuất tổng
hợp tiêu chuẩn. Để đơn giản hóa cách trình bày, chúng tôi giả định rằng chỉ có hai yếu
tố của sản xuất là tư bản và lao động.

1. Giả định hàm sản xuất tổng hợp


Y = F (K, L, t) (3-7)
là hàm liên tục và đồng nhất bậc một, trong đó:
Y: thu nhập hay sản phẩm quốc dân
K: dự trữ tư bản
t: thời gian (dịch chuyển trong hàm sản xuất cơ bản)
L: lực lượng lao động

2. Lấy vi phân hàm sản xuất này theo thời gian


dy ⎛ δ F dk ⎞ ⎛ δ F dL ⎞ ⎛ δ F dt ⎞
=⎜ * ⎟+⎜ : ⎟+⎜ ⎟ (3-8)
dt ⎜⎝ δ k dt ⎟⎠ ⎜⎝ δ L dt ⎟⎠ ⎜⎝ δ t dt ⎟⎠

Malcolm Gillis et al. 38


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

3. Chia cả hai vế cho y và thêm L và K vào phương trình


1 dy 1 ⎛ δ F dK 1 δ F dL 1 δF ⎞
= ⎜⎜ * *K * + *L* + ⎟ (3-9)
Y dt y ⎝ δ K dt K δ L dt L δ t ⎟⎠

4. Sắp xếp lại


dY / dt (δ F / δ K ) K dK / dt (δ F / δ L) L dL / dt δ F / dt
= * + * + (3-10)
Y Y K Y L Y

Trong đó:
Gy: (dY/dt) / Y tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
G k: (dK/dt) / K tỷ lệ tăng trưởng tư bản
Gl: (dL/dt) / L tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động
(δ F / δ K ) K
Wk: phần tỷ lệ của sản phẩm của tư bản trong thu
Y
nhập quốc dân
5. Giả sử có cạnh tranh hoàn toàn làm cho mức lương và tỷ lệ lợi nhuận bằng
sản phẩm giới hạn của lao động và tư bản,

δF
nếu : tỷ lệ lương
δL
(δ F / δ L) L
thì Wl = phần tỷ lệ của sản phẩm lao động trong thu nhập quốc dân
Y
δF
và nếu =i (tỷ lệ lợi tức)
δK

(δ F / δ K ) K
thì Wk =
Y
δ F / δt
và a= : mức tăng ở đầu ra như phần tỷ lệ của thu nhập không giải thích
Y
đường bằng sự tăng lên của các yếu tố

6. Thay thế Gy, Gl, Gk, Wl, Wk vào phương trình (3-10) sẽ cho một nguồn của
phương trình phát triển:

Gy = (Wk . Gk) + (Wl . Gl) + a (3-11)

Phương trình này có thể viết lại dưới dạng:

a = (số dư) = Gy - (Wk . Gk) - (Wl . Gl) (3-12)

Các nước có hệ thống thống kê tốt, hợp lý thường xuyên xuất bản số liệu về tỷ lệ tăng
trưởng sản phẩm quốc dân (Gy) và lực lượng lao động (Gl). Số liệu về tỷ lệ tăng trưởng
dự trữ tư bản (Gk) khó tìm thấy hơn bởi vì các đánh giá về dự trữ tư bản chỉ có thể có
trong các nước đã công nghiệp hóa.Vì thế những nhà kinh tế làm việc với các số liệu của
các nước đang phát triển đôi khi viết lại thành phần Wk.Gk trong phương trình (3-11).

Malcolm Gillis et al. 39


Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Kinh teá phaùt trieån Kinh teá hoïc cuûa söï phaùt trieån
Baøi ñoïc Ch. 3: Taêng tröôûng vaø thay ñoåi veà cô caáu

Bằng cách không thêm K vào phương trình (3-10), phần này của phương trình (3-10) trở
dF dK / dt
thành *
dK Y

dF dK / dt
Trong đó : tỷ lệ lợi tức như đã giả thiết trước đây và = 1 = phần tỷ lệ của
dK Y
tổng đầu tư trong nước trong tổng sản phẩm trong nước

Phần tỷ lệ của tổng đầu tư trong nước (I) hay sự hình thành tư bản trong tổng sản phẩm
trong nước thường thường được tính cho phần lớn các nước.

Số liệu về phần của thu nhập lao động trong thu nhập quốc dân (Wl) là tổng tiền lương
trả cho công nhân cộng với lương đầu vào của nông dân. Phần tỷ lệ của thu nhập tư bản
trong thu nhập quốc dân (Wk) được tạo ra từ thu nhập lợi tức và lợi nhuận. Trong mô
hình hai yếu tố, Wk bao gồm tất cả thu nhập về tài sản trong đó có tiền thuê đất.

Khi các nhà kinh tế như Echoard Denison tính toán nguồn của sự phát triển họ thường
sử dụng nhiều yếu tố sản xuất hơn. Thí dụ lao động thường được phân thành lao động
lành nghề và không lành nghề dưới nhiều dạng khác nhau. Các thu nhập trao đổi với
nước ngoài đôi khi được coi như một yếu tố riêng biệt của sản xuất, tách khỏi phần tư bản
v.v.... Người ta thường cố gắng tách số dư của mức tăng năng suất (a) thành các thành
phần khác nhau. Một số hiệu chỉnh như vậy có thể sử dụng trong khi đánh giá các nguồn
của sự phát triển trong các nước đang phát triển, nhưng một số hiệu chỉnh khác không thể
dùng được vì khả năng có các số liệu thích hợp của nước đang phát triển bị hạn chế.

Malcolm Gillis et al. 40

You might also like