You are on page 1of 82

Chương I

THIẾT KẾ BỘ CHỈNH LƯU

1.1. CÁC THAM SỐ CỦA CHỈNH LƯU VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT


1.1.1. Cấu trúc chỉnh lưu
Bộ chỉnh lưu (BCL) dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một
chiều cấp cho tải. Lĩnh vực ứng dụng của bộ chỉnh lưu rất rộng rãi vì chủng loại tải dùng
dòng điện một chiều rất đa dạng. Đó là các động cơ điện một chiều, cuộn hút nam châm
điện, rơle điện từ, bể mạ điện, thiết bị điện phân …Đại đa số các thiết bị điện tử cũng hoạt
động ở điện áp một chiều nên để lấy năng lượng từ lưới điện xoay chiều cũng phải thông
qua mạch chỉnh lưu. Sơ đồ cấu trúc của BCL như hình 1.1.

U1~ U2~ Ud
BAL MV LSB TẢI
Id

MĐK KHT

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc bộ chỉnh lưu


BAL – biến áp lực có chức năng chuyển cấp điện áp và số pha chuẩn của lưới điện
sang giá trị điện áp và số pha thích hợp với mạch chỉnh lưu – tải. Nếu cả điện áp và số pha
nguồn đã phù hợp với tải có thể không cần dùng BAL khi sử dụng sơ đồ đấu van kiểu cầu,
trường hợp dùng sơ đồ đấu van hình tia luôn bắt buộc phải có BA.
MV – mạch van, các van bán dẫn được đấu theo một kiểu sơ đồ nào đó, ở đây trực
tiếp thực hiện một sơ đồ biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Vì vậy
đây là một khâu không thể thiếu trong sơ đồ mạch chỉnh lưu.
MĐK – mạch điền khiển. Khi mạch van sử dụng van bán dẫn điều khiển được (như
thyristor ) sẽ có mạch này để thực hiện việc cho van dẫn dòng vào các thời điểm cần thiết
nhằm khống chế năng lượng đưa ra tải. Khi dùng van điốt sẽ không có mạch này. Tùy
thuộc van sử dụng mà các chỉnh lưu được phân thành ba loại sau:
 Nếu các van đều là thyristor thì gọi là chỉnh lưu điều khiển.
 Nếu van được dùng là điốt, gọi là chỉnh lưu không điều khiển.
 Nếu mạch van dùng cả điốt và thyristor, gọi là chỉnh lưu bán điều khiển.
LSB – mạch lọc san bằng. Khâu này nhằm đảm bảo điện áp hay dòng điện ra bằng
phẳng theo mong muốn của tải. Nếu điện áp sau MV đã đạt yêu cầu có thể bỏ khâu LSB.
HT – khối hỗ trợ, gồm các mạch giúp theo dõi và đảm bảo BCL hoạt động bình
thường, thí dụ như mạch tín hiệu, mạch đo lường điện áp và dòng điện, mạch bảo vệ, nguồn
một chiều ổn định cho mạch điều khiển và khống chế.
Nhiệm vụ của người thiết kế là xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật cụ thể của BCL để xây
dựng sơ đồ cấu trúc các khâu chức năng cần có. Từ đó tiến hành triển khai tính toán tỉ mỉ
từng khâu để có một BCL hoàn chỉnh. Trong chương này sẽ trình bày chi tiết trình tự thiết
kế BCL, trước tiên người thiết kế phải có hiểu biết những vấn đề cơ bản trong thiết kế BCL
được đề cấp trong các mục đầu tiên dưới đây.

1.1.2. Các tham số của mạch chỉnh lưu


Để phân tích và đánh giá BCL, thường dựa vào các tham số chính sau:
1. Điện áp nguồn xoay chiều định mức: U1đm (V)
2. Tần số điện áp nguồn định mức: f (Hz) và phạm vi biến thiên của nó.
3. Phạm vi biến thiên điện áp nguồn U1min, U1max hoặc độ biến thiên điện áp tương đối
so với điện áp định mức:
U1max  U1dm
Độ tăng điện áp a1 
U1dm
U  U1min
Độ giảm điện áp a1  1dm
U1dm
4. Điện áp đầu ra một chiều định mức Udđm (V)
5. Phạm vi điều chỉnh điện áp ra: Udmin, Udmax.
6. Dòng điện tải định mức của bộ chỉnh lưu Idđm.
7. Phạm vi biến thiên dòng điện tải Idmin, Idmax.
8. Biên độ đập mạch điện áp ra:U1max (đây là biên độ sóng hài cơ bản của điện áp một
chiều ở đầu ra theo khai triển Furier )
9. Hệ số đập mạch điện áp ra:
U1max
kdm  là tỉ số giữa biên độ sóng hài cơ bản và thành phần trung bình (hoặc
U0
không đổi ) của điện áp ra. Hệ số này càng nhỏ thì điện áp ra càng phẳng hơn.
U d
10. Nội trở của bộ chỉnh lưu: r  .
I d
dU d
11. Điện trở động của chỉnh lưu rd  , (tỉ số giữa độ biến thiên điện áp ra do sự đột
dI d
biến và dòng điện tải gây ra).
Pd
12. Hiệu suất bộ chỉnh lưu:   r  , trong đó Pd là công suất nhận được phía một
Pv
chiều, còn Pv là công suất tiêu thụ lấy từ nguồn điện xoay chiều.

1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật cần cho thiết kế


Để có thể thiết kế một BCL hoàn chỉnh cần biết trước các số liệu và yêu cầu kỹ thuật
sau:
1.1.3.1 Các số liệu và yêu cầu của nguồn xoay chiều cấp cho BCL
1. Giá trị định mức của điện áp xoay chiều: Uđm (V)
2. Số pha nguồn.
3. Tần số lưới (Hz).
4. Độ dao động điện áp nguồn: ∆U.
5. Độ dao động tần số ∆f.
6. Độ mất đối xứng giữa các pha.
7. Độ méo điện áp nguồn.
8. Sụt áp đột biến lớn nhất: ∆Umax và thời gian tồn tại sụt áp này t ∆Umax .
1.1.3.2 Các số liệu và yêu cầu từ phía tải của chỉnh lưu
1. Điện áp ra tải định mức (Giá trị trung bình): Udđm.
2. Phạm vi điều chỉnh điện áp và độ trơn điều chỉnh.
3. Phạm vi biến thiên của dòng điện tải: Itmin ÷ Itmax.
4. Quy luật thay đổi dòng điện tải(nhanh, chậm, đột biến…).
5. Dao động điện áp ra cho phép ∆Uracp khi điện áp nguồn thay đổi trong phạm vi tối
đa.
6. Nội trở nguồn chỉnh lưu hay ∆Ura khi dòng tải biến thiên từ Itmin ÷ Itmax.
7. Tổng sai số điện áp ra cho phép dưới tác động của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến
nó.
8. Điện trở động của nguồn hay (hay đặc tính tần số).
9. Điều kiện môi trường làm việc của bộ chỉnh lưu: nhiệt độ, độ ẩm, độ rung, độ va
đập…
10. Độ tin cậy của bộ chỉnh lưu, hệ số dự phòng.
11. Độ chính xác điều chỉnh.
12. Phương pháp làm mát.
13. An toàn lao động (đầu ra chỉnh lưu được nối với vỏ hay phải cách li vỏ).
14. Vấn đề bảo vệ quá áp cho tải.
15. Các mạch tín hiệu hóa cần có.
16. Thời gian khởi động nhỏ nhất, lớn nhất.
17. Các yêu cầu và kích thước và trọng lượng của thiết bị.
18. Phương thức theo dõi và kiểm tra điện áp và dòng điện ra tải.
19. Hiệu suất của thiết bị.
20. Hệ số đập mạch điện áp (hay dòng điện) ra tải cho phép.
21. Ngoài ra còn có các những đòi hỏi không được đề cập trong yêu cầu kỹ thuật
Song người thiết kế bắt buộc phải thực hiện (như bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ các sự
cố, phần chỉ thị trạng thái thiết bị…). Mặt khác nhiều khi người thiết kế phải tự xác định
hoặc đưa ra một số tham số theo kinh nghiệm mà người đặt hàng không nắm được do
không hiểu hết các vấn đề kỹ thuật đặt ra.

1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỚI THAM SỐ CHỈNH LƯU
Bộ chỉnh lưu công suất thường làm việc trong lưới điện công nghiệp nên phải chịu
ảnh hưởng của các phụ tải khác cùng chung nguồn với nó, hay những biến động do hệ
thống cung cấp điện đem tới. Mặt khác tải cũng có những ảnh hưởng đáng kể tới BCL. Vì
vậy cần biết điều này có thể tiên liệu các giải pháp phù hợp khi thiết kế.

1.2.1. Ảnh hưởng của điện áp nguồn


Điện áp nguồn thường có độ dao động quy chuẩn là ±5%, tuy nhiên trên thực tế ở
nhiều khu vực có độ dao động điện áp lớn hơn nhiều và có thể lên tới +10% và -20%.
Độ dao động điện áp này ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt đến điện áp ra của mạch chỉnh lưu
ngoài ra còn có tác động thêm của các yếu tố sau:
1. Sụt áp trên dây dẫn nguồn.
2. Biến áp nguồn cung cấp thường cho phép sai số về các mức điện áp ra.
3. Các mạch chỉnh lưu có nội trở nhất định, khi nguồn biến động dẫn đến điện áp ra
thay đổi làm dòng tải biến thiên, vì vậy điện áp trên nội trở sẽ thay đổi và tác động
trở lại điện áp ra.
4. Dòng tải thay đổi làm điện trở dây dẫn thay đổi.
Vì vậy ngay cả khi điện áp nguồn ổn định, không thay đổi thì các yếu tố trên đã làm
điện áp ra sai lệch từ 3% đến 15%. Nếu cộng thêm ảnh hưởng của nguồn thì sai số này lên
tới 10% đến 20%.
Khi sử dụng các mạch chỉnh lưu ba pha, độ mất đối xứng của điện áp nguồn sẽ làm
xuất hiện thêm sự sai lệch điện áp ra, mặt khác còn làm tăng thêm độ đập mạch.
Với các bộ chỉnh lưu công suất lớn (≥ 100 kW) lại ở xa trạm biến thế cần cố gắng sử
dụng cấp điện áp nguồn cao hơn để giảm chi phí về dây dẫn.
Khi các bộ chỉnh lưu làm việc trong một mạng cấp điện có các động cơ điện công
suất công suất lớn cần chú ý ảnh hưởng của chúng. Lúc các động cơ này khởi động sẽ làm
xuất hiện sụt áp trên mạng có thể lên tới 20%. Độ sụt áp này có thể làm cho bộ chỉnh lưu
ngừng hoạt động do tác động của mạch bảo vệ hay các phần tử khống chế (như rơle, công-
tắc-tơ bị nhả ra). Như vậy ta cần thiết kế mạch tác động trễ để tránh hiện tượng này. Còn
khi các động cơ đang chạy mà dừng sẽ gây ra các xung điện áp trong thời gian ngắn (thường
không quá vài giây), tuy nhiên nó có thể phá hỏng các phần tử nhập áp như các van bán
dẫn, tụ điện hoặc đánh thủng cách điện giữa các cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp.
Vì vậy khi thiết kế cần tính đến nó để chọn các phần tử có đủ độ dự trữ về điện áp.

1.2.2. Ảnh hưởng của tần số và dạng điện áp nguồn


Tần số cung cấp ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu về trọng lượng và kích thước bộ chỉnh
lưu. Đa số các bộ chỉnh lưu làm việc với tần số 50Hz; tuy nhiên cũng có một số làm việc
với tần số 400Hz, có khi tới 1- 2 kHz. Nếu so sánh hai bộ chỉnh lưu có cùng chỉ tiêu kỹ
thuật thì chỉnh lưu làm việc với tần số 400Hz có kích thước và trọng lượng nhỏ hơn 3÷ 4
lần so với loại làm việc ở tần số 50Hz. Về bộ lọc còn giảm đi tới vài chục lần. Tuy nhiên
bộ chỉnh lưu ở tần số cao hơn có tổn hao công suất và sụt áp trên dây dẫn lớn hơn, còn tụ
lọc ở tần số cao cũng có tổn thất cao hơn( và phải giảm độ đập mạch cho phép lên chúng).
Nếu nguồn xoay chiều có độ méo dưới 5 ÷ 6% thì có thể coi nguồn là hình sin. Khi
độ méo lớn hơn sẽ làm chỉ số của dụng cụ đo lường (kể cả đo trị số hiệu dụng và trung
bình) bị sai lệch nhiều. Điều này thường xuất hiện khi nguồn yếu hoặc trong mạng có nhiều
thiết bị sử dụng van thyristor hoặc các khuếch đại từ.

1.2.3. Ảnh hưởng của dòng điện tải


Bất cứ bộ chỉnh lưu nào cũng có nội trở, do đó khi dòng điện tải biến thiên sẽ làm
điện áp ra bị thay đổi. Vì vậy cần cố gắng giảm nội trở của bộ chỉnh lưu. Dây dẫn từ chỉnh
lưu tải cũng ảnh hưởng lớn đến nội trở chung, nhất là với các tải có điện áp làm việc thấp
và dòng tải lại lớn, trong những trường hợp này cần đặt bộ chỉnh lưu gần tối đa với tải.
Nếu dòng tải có khả năng biến đổi đột ngột sẽ làm tăng nỗi trở động của mạch
chỉnh lưu. Đặc biệt là khi có mạch lọc LC và lại rơi vào chế độ mà tần số xung dòng điện
bằng tần số dao động riêng của mạch LC sẽ dẫn đến điện trở động lớn hơn rất nhiều so
với nội trở tĩnh. Ngoài ra mạch lọc loại này cũng sẽ làm xuất hiện các biến động điện áp
khi đóng và ngắt tải.
1.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trong bộ chỉnh lưu có khá nhiều phần tử chịu ảnh hưởng của nhiệt độ: tụ hóa, điện
trở và nhất là linh kiện bán dẫn như điốt, thyristor, transitor…Để đảm bảo bộ chỉnh lưu
hoạt động tin cậy và lâu dài phải tính đến toàn bộ các yếu tố về nhiệt như: nhiệt độ môi
trường, nhiệt độ cục bộ, độ phát nhiệt trên các phần tử …sao cho các linh kiện và các phần
tử không làm việc ở gần mức giới hạn cho phép về nhiệt. Thông thường các linh kiện có
độ dự trữ tối thiểu sau:
 Điện trở phải có độ dự trữ 1,5 về công suất phát nhiệt.
 Tụ điện phải có độ dự trữ 1,7 về điện áp.
 Van bán dẫn phải có độ dự trữ 1,7 về điện áp.
Với môi trường nhiệt đới cần phải tăng độ dự trữ cao hơn nữa.

1.3. CÁC MẠCH CHỈNH LƯU CƠ BẢN VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG


1.3.1. Các sơ đồ chỉnh lưu chính
Số lượng sơ đồ mạch chỉnh lưu khá đa dạng, song chủ yếu là một số mạch cơ bản
xem trên hình 1.2, các tham số cơ bản để đánh giá chúng và làm cơ sở để tính toán phân
tích và thiết kế xem trong bảng 1.1. Các mạch chỉnh lưu cơ bản gồm 9 sơ đồ sau:
1. Chỉnh lưu một pha một nửa chu kì (chỉnh lưu hình tia một pha), hình 1.2a.
2. Chỉnh lưu một pha có điểm trung tính (chỉnh lưu hình tia hai pha), hình 1.2b.
3. Chỉnh lưu hình tia ba pha, hình 1.2c.
4. Chỉnh lưu cầu một pha điều khiển, hình 1.2d.
5. Chỉnh lưu cầu ba pha điều khiển, hình 1.2e.
6. Chỉnh lưu 6 pha có cuộn kháng cân bằng (đấu song song hai mạch chỉnh lưu hình
tia ba pha), hình 1.2g.
7. Chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển có thyristor đấu thẳng hàng, hình 1.2h.
8. Chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển với thyristor đấu katot chung, hình 1.2i.
9. Chỉnh lưu cầu ba pha bán điều khiển với thyristor đấu katot chung, hình 1.2k.
Hình 1.2. Các sơ đồ chỉnh lưu cơ bản
Trong các sơ đồ trên không trình bày mạch chỉnh lưu không điều khiển, vì chỉ cần
thay toàn bộ van thyristor bằng diode là có loại mạch này, trong khi mục đích chính của
chỉnh lưu là điều chỉnh được công suất ra tải theo yêu cầu thì chỉnh lưu diode không đáp
ứng được. Tuy nhiên khi tính toán, cần lưu ý rằng chỉnh lưu mang cùng tên thì dù là không
điều khiển (dùng toàn diode), chỉnh lưu điều khiển (dùng toàn thyristor), hoặc chỉnh lưu
bán điều khiển đều dùng chung một bảng tham số của kiểu đó, sự khác nhau chỉ thể hiện
ở:
 Chỉnh lưu diode không cho phép điều chỉnh điện áp ra.
 Chỉnh lưu điều khiển và bán điều khiển cho phép điều chỉnh điện áp ra, song với
quy luật khác nhau. Tuy nhiên, khi điều chỉnh lớn nhất có thể, thì hai loại điều khiển
cũng chỉ đạt được điện áp ra bằng với chỉnh lưu diode.
Chính vì vậy bảng 1.1 không có sự phân biệt về chỉnh lưu điều khiển hay không điều
khiển.
Bảng 1.1

Chú thích bảng 1.1:


Ud0 – trị số trung bình của điện áp chỉnh lưu diode hay chỉnh lưu điều khiển khi α=0.
U2 – trị số hiệu dụng của điện áp pha cuộn thứ cấp máy biến áp nguồn.
Iv – trị số trung bình của dòng điện qua van.
Ungmax – điện áp ngược lớn nhất mà van phải chịu khi làm việc.
I2 – trị số hiệu dụng dòng điện cuộn thứ cấp máy biến áp nguồn.
Id – trị số trung bình dòng điện tải ra.
I1- trị số hiệu dụng dòng điện cuộn sơ cấp máy biến áp nguồn.
kba – hệ số máy biến áp nguồn.
Sba – công suất tính toán máy biến áp nguồn.
Pd – công suất một chiều trên tải.
∆Uγ – sụt áp do điện cảm phía xoay chiều La gây ra. ∆Uγ=kγ2πf.LaId
mđm – số lần đập mạch của điện áp chỉnh lưu trong một chu kỳ lưới xoay chiều.
fđm – tần số sóng hài bậc 1 của điện áp chỉnh lưu, phụ thuộc vào sơ đồ chỉnh lưu theo quan
hệ: fđm=mđmf1, trong đó f1 là tần số lưới điện xoay chiều.
U1m
kđm – hệ số đập mạch của điện áp chỉnh lưu: kdm  , trong đó U1m là biên độ sóng hài
Ud
cơ bản của điện áp chỉnh lưu theo khai triển Furier.
hγ – hệ số sơ đồ để tính góc trùng dẫn γ theo biểu thức chung:
X I
cos(   )  cos   h a d
2U 2

1.3.2. Các dạng tải của chỉnh lưu


Tải cho chỉnh lưu có 3 dạng thường gặp như hình 1.3.

Hình 1.3. Các dạng tải của chỉnh lưu

1.3.2.1. Tải thuần trở Rd (hình 1.3a)


Dạng tải này được sử dụng để phân tích nguyên lý làm việc và tính toán các tham số
của mạch chỉnh lưu bảng 1.1. Dạng dòng điện tải id hoàn toàn giống với dạng điện áp nhận
được Ud. Trong thực tế ít gặp tải thuần trở.
1.3.2.2. Tải có tính cảm kháng RdLd (hình 1.3b)
Đặc điểm của tải dạng này là làm dạng dòng điện tải id không giống dạng điện áp Ud,
nếu điện cảm đủ lớn sẽ làm dòng điện trở lên bằng phẳng, nên các hình vẽ dưới đây đồ thị
dòng tải sẽ vẽ thẳng cho đơn giản. So với tải Rd thì tải này gặp nhiều hơn, như các cuộn
dây nam châm điện, cuộn kích từ động cơ một chiều, kích từ động cơ xoay chiều…
1.3.2.3. Tải vừa có RdLd vừa có sức điện động Ed (gọi là tải RLE) (hình 1.3c)
Đây là dạng tải gặp nhiều nhất trong thực tế như: bể điện phân, bể mạ, acquy, sức
điện động phần ứng của động cơ một chiều …Đặc điểm của dạng tải này có nhiều điểm
chung với tải RdLd, nhất là khi dòng điện tải phẳng, tuy nhiên Ed sẽ ảnh hưởng đến trị số
dòng tải vì thường có chiều chống lại điện áp chỉnh lưu Ud.
Nhìn chung các dạng tải trên của chỉnh lưu nêu trên, trong quá trình điều chỉnh điện
áp ra sẽ xảy ra hai trường hợp đối với dòng điện tải:
1. Dòng điện id bị gián đoạn, lúc có lúc mất, làm cho năng lượng không được cấp
thường xuyên cho tải, do vậy là không thuận lợi. Trường hợp này hay gặp ở tải
thuần trở hoặc tải có điện cảm Ld nhỏ.
2. Dòng điện tải liên tục, tải luôn nhận được năng lượng, và do đó là thuận lợi hơn.
Trường hợp này xảy ra khi điện cảm Ld đủ lớn. Vì dòng điện tải liên tục là chế độ
mong muốn nên thường tính toán để có chế độ này.

1.3.3. Chỉnh lưu một pha một nửa chu kỳ (hình 1.2a)
Đồ thị làm việc với tải thuần trở trên hình 1.5. Do các chỉ tiêu kỹ thuật kém (bảng
1.1), loại này chỉ dùng cho tải rất nhỏ (dưới 100mA), thường dùng phương pháp lọc bằng
tụ điện. Riêng khi mạch có thêm diode đệm D0 thì có thể dùng cho tải có tính điện cảm
lớn như cuộn hút nam châm, cuộn dây kích từ của máy phát điện, ly hợp điện từ, …với
dòng tải lớn đến vài chục ampe. Luật điều chỉnh là:
1  cos
U d  U do (1.1)
2
Trong đó:
- Udo là tham số tra trong bảng 1.1 có được Udo=0,45U2 (U2 là giá trị hiệu dụng của
điện áp xoay chiều đưa vào mạch van).
- α được gọi là “góc điều khiển” , hoặc “góc mở thyristor” (hình 1.4). Thực chất đây
là góc độ điện tương ứng với thời điểm có xung điều khiển xuất hiện kể từ khi điện áp giữa
hai cực A-K thyristor là dương.

b)
a)
Hình 1.4. Đồ thị minh họa góc điều khiển α
a

a) Tải thuần trở

b) Tải RL
Hình 1.5. Đồ thị chỉnh lưu một pha một nửa chu
- Udo là giá trị điện áp ra tải lớn nhất mà chỉnh lưu điều khiển có thể đạt tới, tức là nó
tương ứng với trường hợp điều khiển với α=0, đây cũng là giá trị điện áp của chỉnh lưu
diode. Như vậy có thể hiểu ký tự “o” vừa là điện áp Ud(α=0), vừa như điện áp của chỉnh
lưu “không” điều khiển.
Theo đồ thị với tải thuần trở ta thấy khi điều chỉnh điện áp ra thì dòng tải luôn bị gián
đoạn.

1.3.4. Chỉnh lưu hình tia hai pha (hình 1.2b)


Mạch này được sử dụng nhiều trong dải công suất nhỏ. Với cấp điện áp dưới 100V
vào dòng tải không lớn hơn vài ampe thường dùng lọc bằng tụ điện. Trường hợp dùng kiểu
lọc điện cảm thì dòng điện tải cho phép tăng đến hàng chục ampe. Loại chỉnh lưu này
chiếm ưu thế so với chỉnh lưu sơ đồ cầu khi điện áp ra tải thấp dưới 10V, do sụt áp trong
mạch van thấp hơn. Nhược điểm chính của chỉnh lưu hình tia là buộc phải có biến áp nguồn
để tạo điểm giữa cho mạch hoạt động được, mặt khác công suất máy biến áp lớn gấp 1,5
lần so với công suất một chiều cần thiết của tải. Hình 1.5 là đồ thị minh họa hoạt động của
các dạng tải, Ig là các xung dòng điện đưa vào cực điều khiển của các thyristor ở thời điểm
góc α quy định, xung của hai van cách nhau đúng một nửa chu kỳ điện áp nguồn (1800
điện).
- Với dạng tải thuần trở (hình 1.6a) dòng id đồng dạng với ud và cũng tuân theo luật
(1.1) với một sự khác biệt là Udo=0,9U2.
- Với tải RL hoặc RLE, với giả thiết là điện cảm Ld đủ lớn để coi dòng điện tải id liên
tục và phẳng (đồ thị hình 1.6b), sẽ có chung một quy luật điều chỉnh:
U d  U do cos - U
Trong đó ∆Uγ là sụt áp do chuyển mạch trùng dẫn.

b) Tải RL hoặc RLE (dòng liên tục)


a) Tải thuần trở
Hình 1.6. Đồ thị làm việc của chỉnh lưu hình tia hai pha
Sự khác biệt giữa hai dạng thể hiện ở biểu thức dòng tải:
U d
- Tải RL: I d 
Rd
U d  Ed
- Tải RLE: I d 
Rd

1.3.5. Chỉnh lưu cầu một pha (hình 1.2d)


Chỉnh lưu cầu được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế, nhất là với cấp điện áp ra từ
10V trở lên. Dòng tải có thể lên đến 100 ampe. Một trong những ưu điểm hơn hăn của nó
so với hình tia là không nhất thiết phải có biến áp nguồn: khi điện áp ra tải phù hợp với cấp
điện áp nguồn xoay chiều, ta có thể mắc trực tiếp mạch chỉnh lưu vào lưới điện. Do số
lượng van phải gấp đôi sơ đồ hình tia nên sụt áp trong mạch van cũng tăng gấp đôi, vì vậy
nó không thích hợp với tải cần dòng lớn nhưng điện áp ra lại nhỏ.
Quy luật điều chỉnh của chỉnh lưu cầu một pha với các dạng tải tương tự chỉnh lưu
hình tia hai pha.
a) Tải thuần trở (dòng điện gián đoạn)
b) Tải RL hoặc RLE (dòng tải liên
tục)
Hình 1.7. Đồ thị làm việc của chỉnh lưu cầu một pha

1.3.6. Chỉnh lưu ba pha hình tia (hình 1.2c)


Chỉnh lưu dạng này có đặc điểm tương tự như chỉnh lưu tia một pha: cần có biến áp
nguồn để có điểm trung tính đưa ra tải, công suất máy biến áp này lớn hơn công suất một
chiều 1,35 lần, tuy nhiên sụt áp trong mạch van nhỏ nên thích hợp với phạm vi điện áp làm
việc thấp. Vì sử dụng nguồn ba pha nên cho phép nâng công suất tải lên nhiều (đến vài
trăm Ampe), mặt khác độ đập mạch của điện áp ra sau mạch chỉnh lưu giảm đáng kể nên
kích thước bộ lọc cũng nhỏ đi.
Hình 1.8 là đồ thị làm việc với các dạng tải. Có một số lưu ý sau:
- Điểm tính góc điều khiển các van không phải qua 0 của điện áp nguồn, mà chậm
pha hơn một góc 300 điện, tương ứng với điểm giao nhau của điện áp pha nguồn. Xung
điều khiển các van lệch nhau 1/3 chu kỳ, tức 1200 điện.
- Giá trị Ud0 = 1,17U2.
- Với tải thuần trở có đồ thị hình 1.8a, có thể là:
 Dòng tải gián đoạn khi α > 300 với quy luật điều chỉnh:
1  cos( +300 )
U d  U do
3
 Dòng tải liên tục khi α < 300 với quy luật điều chỉnh:
U d  U do cos
- Với tải RL hay RLE (hình 1.8b) các quy luật tương tự như chỉnh lưu hình tia hai
pha

a) Tải thuần trở (dòng tải gián b) Tải RL hoặc RLE (dòng tải liên tục)
đoạn)
Hình 1.8. Đồ thị làm việc của chỉnh lưu hình tia ba pha

1.3.7. Chỉnh lưu cầu ba pha (hình 1.2e)


Đây là loại được sử dụng nhiều nhất trong thực tế.
Ưu điểm:
- Cho phép đấu thẳng vào lưới điện ba pha;
- Hệ số đập mạch rất nhỏ (5,7%);
- Công suất máy biến áp cũng xấp xỉ công suất tải, đồng thời gây méo lưới điện ít hơn
các loại trên.
Nhược điểm: sụt áp trên van gấp đôi sơ đồ hình tia vì luôn có hai van dẫn để đưa dòng
ra tải, nên sẽ không phù hợp với cấp điện áp ra tải dưới 10V.
Do có nhiều ưu điểm vượt trội như đã nêu, chỉnh lưu cầu ba pha được ứng dụng rộng
rãi với dải công suất rất rộng, từ nhỏ đến hàng nghìn kW.
Mạch van được đấu thành hai nhóm: nhóm van đánh số lẻ đấu chung katot, nhóm van
đánh số chăn đấu chung anot. Để điều khiển van, cần tuân thủ một số quy luật sau (xem
hình 1.9):
- Với thyristor của nhóm đấu katot chung, điểm mốc để tính góc điều khiển là điểm
giao nhau của các điện áp pha nguồn khi chúng ở nửa chu kỳ điện áp dương.
- Với thyristor của nhóm anot chung, điểm mốc để tính góc điều khiển là điểm giao
nhau của các điện áp pha nguồn khi chúng ở nửa chu kỳ điện áp âm.

a) Góc điều khiển và dạng xung mở van b) Đồ thị dòng điện


Hình 1.9. Đồ thị làm việc của chỉnh lưu cầu ba pha
- Xung điều khiển được phát lần lượt theo đúng thứ tự đánh số từ T1 đến T6 cách
nhau 600 điện, còn trong mỗi nhóm thì xung phát cách nhau 1200.
- Để thông mạch điện tải cần hai van cùng dẫn, trong đó mỗi nhóm phải có một van
tham gia, do đó hai van có thứ tự cạnh nhau phải được phát xung cùng lúc. Vì vậy dạng
xung là xung kép: xung thứ nhất được xác định theo góc điều khiển cần có, xung thứ hai
là đảm bảo điều kiện thông mạch, thực tế là xung của van khác gửi đến: ví dụ xung ig của
van T1 đồng thời gửi đến van T6, sau đó đến lần lượt xung của T2 sẽ gửi đến van T1…
Qui luật điều chỉnh:
- Giá trị Udo=2,34U2.
- Với tải thuần trở (đồ thị 1.9a), có thể là:
 Dòng điện tải gián đoạn khi α > 600 với quy luật điều chỉnh:
U d  U do 1  cos( +600 ) 

 Dòng tải liên tục khi α < 600 với quy luật điều chỉnh:
U d  U do cos
- Với tải RL hay RLE (hình 1.9b ở đó không vẽ ảnh hưởng của trùng dẫn) các quy
luật tương tự như chỉnh lưu hình tia hai pha.

1.3.8. Chỉnh lưu bán điều khiển (hình 1.2h, i, k)


Chỉ sơ đồ cầu có loại mang tên “bán điều khiển”, trong đó một nửa số van là điều
khiển (thyristor), nửa còn lại dùng van không điều khiển (diode).

a) Sơ đồ thyristor mắc thẳng hàng b) Sơ đồ thyristor mắc katot chung


Hình 1.10. Đồ thị làm việc của chỉnh lưu bán điều khiển một pha
Chỉnh lưu bán điều khiển có ưu điểm:
- Đơn giản hơn cả về lực và điều khiển.
- Cho phép đấu trực tiếp mạch điều khiển với mạch lực khi các thyristor chung katot
- Giá thành rẻ hơn.
- Tiết kiệm năng lượng hơn (hệ số cosφ cao hơn chỉnh lưu điều khiển). Điều này là
do có nhưng giai đoạn làm việc, dòng tải sẽ chảy quẩn qua hai van mắc thẳng hàng mà
không về nguồn, tức là năng lượng được giữ trong tải mà không mất về nguồn. Trên đồ thị
đó là các giai đoạn mà nếu với chỉnh lưu điều khiển thì điện áp ud âm, còn ở đây lại bằng
0, do các van thẳng hàng dẫn làm ngắn mạch đầu ra.
Nhược điểm chung của loại này là:
- Không thực hiện được quá trình nghịch lưu;
- Không ứng dụng được cho tải phải đảo chiều dòng tải (chỉnh lưu đảo chiều).
Trong thực tế chỉnh lưu bán điều khiển khá thông dụng cho các ứng dụng không đòi
hỏi đảo chiều dòng điện tải như các bộ điều chỉnh tốc độ cho động cơ điện một chiều, bộ
nạp acquy tự động…
Cần lưu ý rằng khi tính toán thiết kế, chỉnh lưu bán điều khiển được lấy theo tham số
của chỉnh lưu điều khiển (dùng tất cả van là thyristor) cùng loại mà không có bảng tham
số riêng.
Chỉnh lưu bán điều khiển thường làm việc ở chế độ dòng điện liên tục và có chung
qui luật điều chỉnh dạng:
1  cos
U d  U do
2
Luật phát xung điều khiển cho cầu bán điều khiển một pha tương tự cầu điều khiển
một pha. Hình 1.10 là đồ thị minh họa cho chỉnh lưu cầu một pha bán điều khiển với tải
RL hoặc RLE khi dòng tải là liên tục. Khoảng ngắn mạch đầu ra ở sơ đồ 1.10a là khi các
diode D1, D2 cùng dẫn, còn trong sơ đồ 1.10b là khi T1D1 hay T2D2 dẫn.
Với loại ba pha thì luật phát xung điều khiển thyristor mạch bán điều khiển khác mạch
điều khiển, mặc dù mốc tính góc điều khiển thì vẫn tương tự nhau. Ở đây không cần xung
kép mà chỉ dùng xung đơn là được, do các diode tự động dẫn ngay khi thyristor dẫn. Hình
1.11 là đồ thị minh họa hoạt động của sơ đồ này với dạng tải RL hoặc RLE và trong chế
độ dòng điện liên tục. Các thyristor thay nhau dẫn theo thứ tự, và các diode cũng vậy. Ta
thấy vẫn có những giai đoạn mà hai van thẳng hàng dẫn, làm ngắn mạch đầu ra: T1D1,
T2D2, T3D3. Có một điểm cần lưu ý trên đồ thị ud điện áp ra chỉ có ba lần đập mạch, chứ
không phải sáu lần như cầu điều khiển, do đó độ bằng phẳng điện áp ud của bán điều khiển
kém hơn.
Hình 1.11. Đồ thị của chỉnh lưu cầu ba pha bán điều khiển (dòng liên tục)
Trong thực tế, để có thể lấy được các ưu điểm của chỉnh lưu bán điều khiển, đôi khi
người ta đấu song song đầu ra chỉnh lưu điều khiển một diode D0 (xem hình 1.2a) gọi là
diode đệm, tác dụng của diode này làm cho mạch hoạt động tương tự như chỉnh lưu bán
điều khiển.

1.4. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI MẠCH ĐIỀU KHIỂN


Mạch điều khiển (MĐK) chỉnh lưu cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
1. Phát xung điều khiển ( xung để mở van ) đến các van lực theo đúng pha và với góc
điều khiển  cần thiết.
2. Đảm bảo phạm vi điều chỉnh góc điều khiển min  max tương ứng với phạm vi
thay đổi điện áp ra tải của mạch lực.
3. Cho phép bộ chỉnh lưu làm việc bình thường với các chế độ khác nhau do tải yêu
cầu như chế độ khởi động, chế độ nghịch lưu, các chế độ dòng điện liên tục hay gián đoạn,
chế độ hãm hay đảo chiều điện áp v.v...
4. Có độ đối xứng xung điều khiển tốt, không vượt quá 1  3 độ điện, tức là góc điều
khiển với mọi van không được lệch quá giá trị trên.
5. Đảm bảo mạch hoạt động ổn định và tin cậy khi lưới điện xoay chiều dao động cả
về giá trị điện áp và tần số.
6. Có khả năng chống nhiễu công nghiệp tốt.
7. Độ tác động của mạch điều khiển nhanh , dưới 1ms
8. Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ bộ chỉnh lưu từ phía điều khiển nếu cần như ngắt
xung điều khiển khi sự cố, thông báo các hiện tượng không bình thường của lưới và bản
thân bộ chỉnh lưu v.v...
9. Đảm bảo xung điều khiển phát
tới các van lực phù hợp để mở chắc
chắn van, có nghĩa là phải thoả mãn các
yêu cầu:
+ Đủ công suất (về điện áp và
dòng điện điều khiển Uđk, Iđk).
+ Có sườn xung dốc đứng để mở
van chính xác vào thời điểm qui định,
thường tốc độ tăng áp điều khiển phải
đạt 10V/ s, tốc độ tăng điều khiển
0,1A/ s. Hình 1.12. Các dạng xung điều khiển để
kích mở van thyristor
+ Độ rộng xung điều khiển đủ cho dòng qua van kịp vượt trị số dòng điện duy trì Idt
của nó, để khi ngắt xung van vẫn giữ được trạng thái dẫn. Thực tế độ rộng xung điều
khiển cần cỡ trên 500µs là đảm bảo mở van với các dạng tải.
+ Có dạng phù hợp với sơ đồ chỉnh lưu và tính chất tải. Có bốn dạng xung điều khiển
phổ biến là xung đơn, xung kép, xung rộng và xung chùm (hình 1.12).

1.5. ĐẶC TÍNH ĐIỀU KHIỂN CỦA THYRISTOR


1.5.1. Đặc điểm vùng điều khiển GK của Thyristor
Vùng giữa cực G (gate) và cực K (katot) là miền điều khiển mở thyristor: hình 1.13a
là cấu trúc bán dẫn và hình 1.13b là ký hiệu. Quá trình trong van chia thành ba giai đoạn.
 Đặc điểm khi thyristor đang khóa
Khi thyristor chưa dẫn dòng điện (Ia=0), miền điều khiển GK có thế thay thế bằng sơ
đồ hình 1.30c và có đặc tính dạng parabol (đường 1, hình 1.30d). Trong đó Rg đặc trưng
cho điện trở dọc theo lớp bán dẫn p2, Rs đặc trưng cho điện trở xuyên ngẫu nhiên giữa
GK (gọi là hiệu ứng shunt emiter), trị số Rg, Rs phụ thuộc cụ thể vào từng loại thyristor.
Miền quá độ p2-n2 đặc trưng bằng diode ổn áp chứ không phải bằng diode vì khi thyristor
chịu điện áp ngược thì nó sẽ thông ở mức điện áp 5 đến 20V.
 Đặc điểm khi thyristor vừa mới mở
Khi đặt điện áp thuận lên thyristor (UAK>0) và cho dòng điều khiển xuất hiện sẽ làm
thyristor mở ra, dòng Ia xuất hiện làm đặc tính miền này khác đi (đường 2, hình 1.30d) vì
qua quá độ còn có dòng van Ia đi qua. Càng tăng UGK thì dòng qua van càng lớn làm cho
điện trở động của miền quá độ giảm dần tới bằng không và sau đó là âm nữa. Khi đường
đặc tính tải (đường 3) của nguồn UAK tiếp tuyến với đặc tính của cực điều khiển (đường
2) thì thyristor chuyển từ trạng thái khóa sang dẫn, trên đồ thị là điểm M.

Hình 1.13. Đặc tính điều khiển của Thyristor


 Đặc điểm khi thyristor đã dẫn
Khi van đã dẫn hoàn toàn và trị số dòng điện qua van lớn hơn giá trị duy trì để van tự
giữ trạng thái mở của nó (Ia>Idt) thì:
- Điện áp rơi trên quá độ GK sẽ xấp xỉ điện áp rơi trên van ( UGK  U AK )
- Điện trở vùng GK còn lại bằng Rg

1.5.2. Ảnh hưởng của các phần tử nối song song với cực điều khiển
 Ảnh hưởng của điện trở nối song song với cực điều khiển.
Điện trở này ảnh hưởng rất lớn đến thyristor:
- Làm tăng giá trị dòng qua van Ia cần thiết để mở được và duy trì cho van dẫn vì điện
trở này rẽ nhánh dòng Ia qua nó.
- Hạn chế ảnh hưởng của tốc độ tăng áp du/dt, nó sẽ dẫn bớt dòng ký sinh có hại này
qua nó, giảm bớt tác động này đến cực điều khiển.
- Các thyristor có độ nhạy cao thường bắt buộc phải có điện trở này để dẫn dòng nhiệt
(dòng điện rò) qua nó, để tránh thyristor bị mở vì dòng này.
- Làm giảm hệ số khuếch đại vùng n1-p2-n2, dẫn đến làm tăng điện áp chuyển mạch
của van.
- Làm giảm được thời gian phục hồi tính chất khóa cho thyristor, vì nó tạo thành mạch
thoát cho các điện tích dư tích tụ trong p2-n2.
Nhìn chung để đánh giá chi tiết cần biết chi tiết giá trị Rg, Rs. Tuy nhiên quy luật
chung của các điện trở này là: thyristor càng nhỏ thì trị số Rs càng lớn (đôi khi coi Rs  
). Giá trị Rg phụ thuộc vào kích thước tinh thể bán dẫn, tinh thể càng lớn Rg càng nhỏ.
 Ảnh hưởng của tụ điện nối song song với cực điều khiển.
- Làm giảm ảnh hưởng của tốc độ tăng áp du/dt gần tương tự ảnh hưởng của điện trở,
tuy nhiên chỉ có tác dụng ở tần số cao, do đó khác với điện trở, tụ điện rất có ích để chống
nhiễu cao tần ảnh hưởng từ mạng điện lực tới mà không gây hậu quả ở khu vực tần số thấp,
nhất là với dòng ổn định một chiều.
- Làm giảm độ dốc của xung điều khiển mở van, dẫn đến kéo dài hơn thời gian mở
van, cũng như thời gian tăng dòng Ia, do đó không có lợi trong những mạch cần có tốc độ
tăng dòng lớn.
- Khi van đã dẫn, điện áp trên tụ này có trị số xấp xỉ điện áp trên van, cỡ (1÷2)V. Điện
áp này nói chung lớn hơn điện áp tối thiểu để mở van. Khi van khóa lại, sau đó lại có điện
áp dương trở lại, thì dòng điện phóng ra từ tụ điện này có thể làm van mở ra không cần có
dòng điều khiển thực nữa (ví dụ van làm việc ở tần số 50Hz, nếu tụ đủ lớn để kéo dài dòng
phóng 10ms sẽ làm van mở ngay ở nữa chu kỳ điện áp trên van dương trở lại). Như vậy tụ
điện không được có giá trị lớn, và phải đảm bảo được phóng hết qua điện trở trước khi van
có điện áp dương trở lại.
 Ảnh hưởng của điện áp âm đặt lên cực điều khiển.
Điện áp trên cực điều khiển không được âm quá trị số cho phép của từng loại van
(thường giới hạn ở mức -5V). Vì vậy khi van làm việc có khả năng xuất hiện điện áp âm
quá mức trên cực điều khiển, cần có biện pháp hạn chế trước, mà thông dụng nhất là đấu
thêm diode nối tiếp hoặc song với cực điều khiển.
 Ảnh hưởng của điện áp dương trên cực điều khiển khi điện áp trên van lại âm.
Điều này có thể dẫn đến sự phát nhiệt quá mức ở cực điều khiển làm hỏng van.
Nhìn chung nên hạn chế các tình trạng:
 UGK > 0 trong khi UAK < 0,
 UGK < 0 trong khi UAK > 0.
(Trong sổ tay tra cứu UGK thường lấy hai trị số là (-1) và khoảng +(0,5÷1)V)

1.6. CẤU TRÚC MẠCH ĐIỀU KHIỂN THYRISTOR


1.6.1. Các hệ điều khiển chỉnh lưu
Có hai hệ điều khiển cơ bản là hệ đồng bộ và không đồng bộ
1.6.1.1. Hệ đồng bộ
Trong hệ này góc điều khiển mở van α luôn được xác định xuất phát từ một thời điểm
cố định của điện áp mạch lực. Ví dụ trong chỉnh lưu một pha điểm mốc này thường lấy qua
điểm không của điện áp lực.Vì vậy trong mạch điều khiển (MĐK) phải có một khâu thực
hiện nhiệm vụ này gọi là khâu đồng bộ hay đồng pha để đảm bảo MĐK hoạt động theo
nhịp của điện áp lực.
1.6.1.2. Hê không đồng bộ
Trong hệ này góc α không xác định theo điện áp lực mà được tính dựa vào trạng thái
của tải chỉnh lưu và vào góc điều khiển của lần phát xung mở van ngay trước đấy. Do đó
MĐK dạng này không cần khâu đồng bộ. Tuy nhiên để bộ chỉnh lưu hoạt động bình thường
bắt buộc phải thực hiện điều khiển theo mạch vòng kín, không thể thực hiện với mạch hở.
Hệ đồng bộ có nhược điểm nhậy nhiễu lưới điện vì có khâu đồng bộ liên quan đến
điện áp lực, nhưng có ưu điểm hoạt động ổn định và dễ thực hiện.
Ngược lại, hệ không đồng bộ chống nhiễu lưới điện tốt hơn nhưng kém ổn định. Hiện
nay đại đa số các mạch điều khiển chỉnh lưu thực hiện theo hệ đồng bộ, vì vậy dưới đây
chỉ đề cập đến hệ này.

1.6.2. Các nguyên tắc điều khiển trong hệ đồng bộ


Có 2 nguyên tắc điều khiển sau:
1. Nguyên tắc điều khiển ngang. Hình 1.14a là sơ đồ cấu trúc và đồ thị minh họa ở
hình 1.15a. khâu đồng bộ ĐB thường tạo ra điện áp hình sin có góc lệch pha cố định so với
điện áp lực. Khâu dịch pha DF có nhiệm vụ thay đổi góc pha của điện áp ra dưới dạng tác
động của điện áp điều khiển Uđk. Xung điềukhiển được tạo thành ở khâu tạo xung TX vào
thời điểm khi điện áp dịch pha Uđf qua điểm 0. Xung này nhờ khâu khuếch đại xung được
tăng đủ công suất được gửi tới cực điều khiển của van. Như vậy góc điều khiển α hay thời
điểm phát xung mở van thay đổi được nhờ sự tác động của Uđk làm điện áp Udf di chuyển
theo chiều ngang của trục thời gian.

a)
Ulực UĐB URC Uss UDX UGK
ĐB Utựa SS DX KĐX

UĐK
b)
Hình 1.14. Các nguyên tắc điều khiển
a) Nguyên tắc điều khiển ngang; b) Nguyên tắc điều khiển dọc
2. Nguyên tắc điều khiển dọc. Sơ đồ cấu trúc và đồ thị minh họa như trên hình 1.14b
và 1.15b. Ở đây Utựa tạo ra điện áp dạng cố định (thường có dạng răng cưa, đôi khi có
dạng dạng SIN) theo chu kỳ do nhịp đồng bộ của Uđb. Khâu so sánh SS xác định điểm cân
bằng của hai điện áp Utựa và Uđk để phát động khâu tạo xung TX. Như vậy trong nguyên
tắc này thời điểm phát xung mở van hay góc điều khiển thay đổi do sự thay đổi trị số của
Uđk, trên đồ thị đó là sự di chuyển theo chiều dọc của trục biên độ.

(a)

b)
Hình 1.15. Đồ thị minh họa các nguyên tắc điều khiển
a) Kiểu ngang; b) Kiểu dọc

1.6.3. Mạch điều khiển (MĐK) một kênh và nhiều kênh


Các mạch chỉnh lưu công suất thường có số van điều khiển lớn hơn 1, vì vậy người
ta chia MĐK thành hai loại:
 Mạch điều khiển nhiều kênh (hình 1.16a)
Trong mạch này có nhiều kênh điều khiển giống nhau về sơ đồ cấu trúc và nguyên lý
làm việc, mỗi kênh này phụ trách phát xung mở cho một van hoặc hai van cùng pha của
mạch lực. Loại này rất thông dụng vì độ tác động nhanh, nhưng có độ đối xứng góc điều
khiển thấp: với cùng một giá trị Uđk góc α các kênh không bằng nhau, độ sai lệch lên tới
vài độ điện.
 Mạch điều khiển một kênh (hình 1.16b)
Mạch này chỉ có một khối xác định góc α cho các van, góc điều khiển chỉ được xác
định một hay hai lần trong một chu kỳ điện áp lực. Một bộ phân phối xung PPX đảm nhận
phát xung lần lượt đến các van bằng cách dịch xung đi một góc cần thiết (thường bằng 2π/n
với n là số van lực).

(a)
b)
Hình 1.16. Cấu trúc mạch điều khiển một kênh và nhiều kênh
a) Mạch điều khiển nhiều kênh, b) Mạch điều khiển một kênh
Các MĐK có thể sử dụng kỹ thuật tương tự (analog) hoặc kỹ thuật số (digital).
MĐK analog có độ tác động nhanh, dễ thực hiện song có nhược điểm nhậy nhiễu và
phải chỉnh định nhiều, khó đồng nhất các kênh điều khiển.
MĐK digital phức tạp, có độ tác động không nhanh bằng MĐK analog vì cần thời
gian để lấy mẫu, chuyển đổi AD/DA, tính toán …, song khả năng chống nhiễu tốt, mạch ít
phải chỉnh định và dễ đồng nhất các kênh nên thường có chất lượng điều khiển cao hơn.
Ngày nay với sự xuất hiện các vi xử lý mạnh, cho phép lập trình cho đối tượng cụ thể (mạch
nhúng - embeded) nên ứng dụng của mạch điều khiển số càng ngày càng phát triển và thay
thế dần các mạch điều khiển analog.

1.7. KHÂU ĐỒNG BỘ


Theo cấu trúc khâu này có 2 chức năng:
1. Đảm bảo quan hệ về góc pha cố định với điện áp của van lực nhằm xác định điểm
gốc để tính góc điều khiển α, và mạch có tên gọi là mạch đồng pha.
2. Hình thành điện áp có dạng phù hợp làm xung nhịp cho hoạt động của khâu tạo
điện áp tựa phía sau nó, mạch này mang tên mạch đồng bộ, hoặc mạch xung nhịp.

1.7.1. Mạch đồng pha


Với các chức năng nói trên thì dùng máy biến áp là phù hợp hơn cả, và vì vậy máy
biến áp hay được sử dụng cho mục đích này nhất, ngoài ra dùng máy biến áp còn cho phép
đạt thêm hai mục tiêu là:
- Chuyển đổi điện áp lực thường có giá trị cao sang giá trị phù hợp với MĐK thường
là điện áp thấp, theo quy chuẩn về an toàn là dưới 36V.
- Cách ly hoàn toàn về điện giữa MĐK và mạch lực. Điều này đảm bảo an toàn cho
người sử dụng cũng như cho các linh kiện điều khiển.
Trường hợp điện áp lực thấp có thể không dùng máy biến áp.
Tùy thuộc bộ chỉnh lưu loại một pha hay ba pha sẽ có khâu đồng pha là biến áp một
pha hay ba pha. Tuy nhiên vì trong MĐK còn có khâu khác cũng cần dùng máy biến áp
nên thường chỉ dùng chung một máy biến áp có nhiều cuộn dây thứ cấp, mỗi cuộn thực
hiện chức năng riêng, trong đó có cuộn dành cho khâu đồng bộ này.
Đồng pha cho chỉnh lưu một pha là đơn giản nhất vì chỉ cần dùng biến áp một pha.
Đồng pha cho chỉnh lưu ba pha phức tạp hơn, và trong thực tế hay mắc sai xót ở khâu
này dẫn đến chỉnh lưu chạy rối loạn, không điều chỉnh được điện áp ra theo yêu cầu.
Khi sử dụng biến áp đồng bộ ba pha cần lưu ý rằng cách đấu các cuộn dây sơ cấp ảnh
hưởng rõ rệt tới phạm vi điều chỉnh góc điều khiển, vì van không mở ngay được khi điện
áp pha lưới bắt đầu dương mà chậm hơn thời điểm này 30o.

a) b)
Hình 1.17. Biến áp đồng pha cho chỉnh lưu ba pha
a) Đấu ∆/Y, b) Đấu Y/Y
Khi cuộn sơ cấp đấu tam giác, thứ cấp đấu sao như hình 1.17a (kiểu ∆/Y); ta sẽ đạt
được phạm vi điều chỉnh α=(0o÷180o); vi điện áp đồng pha UđbA lấy theo điện áp dây AC,
do đó điểm qua 0 của điện áp này vào đúng điểm cắt nhau của hai điện áp pha A và C, mà
điểm này tương ứng với góc α=0o của van lực ở pha A+ (thyristor T1 ở chỉnh lưu tia hay
cầu ba pha).
Khi cuộn sơ cấp đấu sao và thứ cấp đều đấu sao như hình 1.17b (kiểu Y/Y), điện áp
đồng pha UđbA lấy theo điện áp pha A của lưới, do đó điểm qua 0 của điện áp này sớm pha
hơn 30o so với điểm tương ứng góc α=0o . Như vậy phạm vi điều chỉnh giảm xuống chỉ
còn 150o, tức là phạm vi điều chỉnh nằm trong khoảng α=(0o÷150o) và tồn tại một khoảng
không sử dụng được do điện áp trên van chưa dương. Muốn mở rộng phạm vi góc điều
khiển cần thêm một khâu dịch pha (trễ pha) đi một góc 30o.
Ngoài ra, có thể sử dụng mạch đồng pha bằng phần tử quang. Nguyên lý và đồ thị
như hình 1.18.

Hình 1.18. Đồng pha bằng phần tử quang

1.7.2. Mạch đồng bộ


Mạch đồng bộ nhằm tạo ra điện áp có hình dạng và tần số phù hợp theo yêu cầu hoạt
động của khâu tạo điện áp tựa. Thường chia thành đồng bộ một nửa chu kỳ và đồng bộ hai
nửa chu kỳ với các hình thông dụng như hình 1.19.

a) b)
Hình 1.19. Các dạng xung đồng bộ
a) Đồng bộ nửa chu kỳ ; b) Đồng bộ hai nửa chu kỳ
 Đồng bộ một nửa chu kỳ
- Kiểu đơn giản nhất là dạng hình sin (Ura1) mà thực chất chính là điện áp đồng pha
lấy trực tiếp với góc pha phù hợp (ở đây lệch pha 180o với pha của điện áp lực). Thường
được sử dụng cho mạch tạo răng cưa dùng transistor, đặc điểm là độ chính xác không cao
và bị ảnh hưởng khi điện áp lưới biến động.
- Để tạo nhịp không bị phụ thuộc vào điện áp lưới cần xác định chính xác điểm qua 0
của lưới điện, đấy là dạng xung chữ nhật (Ura2 và Ura3) nhờ sử dụng khuếch đại thuật
toán làm khâu phát hiện điểm chuyển đổi dấu của điện áp nguồn.
 Đồng bộ hai nửa chu kỳ
- Dạng đơn giản là Ura4, thực chất là dạng điện áp chỉnh lưu, do vậy tùy thuộc vào
sơ đồ chỉnh lưu mà biến áp đồng pha phải thích hợp, thí dụ nếu dùng chỉnh lưu tia hai pha
cần có cuộn dây đồng pha và điểm giữa. Dạng này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động
của điện áp lưới điện.
- Dạng xung nhịp ngắn xuất hiện vào khoảng qua 0 của điện áp nguồn (Ura5 và Ura6).
Tùy thuộc vào cách tạo xung mà có thể bị ảnh hưởng của lưới hay không.
Trong các dạng kể trên, để thực hiện mạch đồng bộ khá là đơn giản. Mặt khác, do
hoạt động của các dạng này gắn chặt với khâu điện áp tựa phía sau, nên sẽ được phân tích
để tính toán đồng thời khi xem xét khâu tạo điện áp tựa. Dưới đây chỉ trình bày mạch xung
nhịp đồng bộ hai nửa chu kỳ xung nhịp ngắn.
1.7.2.1. Mạch kết hợp chỉnh lưu với transistor

a) b)
Hình 1.20. Mạch tạo xung nhịp đồng bộ kết hợp chỉnh lưu và transistor
Mạch chỉnh lưu kiểu 2 nửa chu kỳ có điểm giữa (tia hai pha) dùng diode Đ1, Đ2 và
tải cho mạch chỉnh lưu này là điện trở R1. Điện áp ngưỡng Ung tạo từ biến trở R2. Nhiệm
cụ của R2 là dẫn dòng mở transistor Tr1, còn R1 là dẫn dòng khóa Tr1, vì vậy phải tính
toán chính xác mới đồng thời đảm bảo cho Tr1 đóng – ngắt đúng giai đoạn yêu cầu.
- Tính toán giá trị điện trở R1, R2
 Vào thời điểm θ1 Tr1 phải khóa, muốn vậy điện áp UBE của nó phải không dương.
E U dp (1 )  U D1

R2 R1
U BE 
1 1

R1 R2
Suy ra để UBE ≤ 0 cần có:
E U dp (1 )  U D1
 0
R2 R1
Từ đây rút ra quan hệ cần có giữa hai điện trở:
U ( )  U D1
R1  dp 1 R2  aR2 (1.2)
E

a) b)
Hình 1.21. Sơ đồ thay thế mạch
a) Transistor khóa, b) Transistor dẫn
 Đến thời điểm θ2 Tr1 mở ra để tụ C phóng hết điện, tức là bóng Tr1 phải mở bão
hòa, cần thỏa mãn điều kiện:
i E
iBbh  s C , với iC 
 R3
Sơ đồ thay thế trong trường hợp này ở hình 1.21b cho thấy ib=i2-i1 với:
E  U BE u  uD1  U BE udp
i2  ; i1  dp  , coi (uD1=UBE)
R2 R1 R1
Do đó có:
E  U BE udp
ib    I Bbh
R2 R1
Thay quan hệ theo (1.2) vào biểu thức này, ta rút ra được biểu thức xác định điện trở
R2 đảm bảo mở bóng Tr1 tại thời điểm θ2 là:
1
E  U BE  udp ( 2 )
R2  a
I Bbh
Từ đây chọn R2 rồi theo biểu thức (1.2) tính chọn ngược lại R1.
Lưu ý: giá trị uđp(θ2) phải khác uđp(θ1), mặc dù trên đồ thị hình 1.20b để đơn giản lấy
chúng bằng nhau, điều này là vì không thể ở cùng một giá trị uđp mà bóng lại vừa khóa lại
vừa mở bão hòa. Thông thường lấy sin(θ2)= sin(0,5.θ1)
Về ví dụ tính toán được đề cập ở phần tạo điện áp răng cửa sử dụng tạo tín hiệu đồng
bộ sử dụng transistor.
1.7.2.2. Mạch kết hợp chỉnh lưu với khuếch đại thuật toán

a) b)

Hình 1.22. Mạch tạo xung nhịp đồng bộ kết hợp chỉnh lưu và OA
Mạch chỉnh lưu kiểu 2 nửa chu kỳ có điểm giữa (tia hai pha) dùng diode D1, D2 và
tải cho mạch chỉnh lưu này là điện trở R0. Điện áp chỉnh lưu Ucl này được đưa tới cửa (+)
của khuếch đại thuật toán OA để so sánh với điện áp ngưỡng Ung lấy từ biến trở P1, điện
áp đồng bộ sẽ tuân theo quan hệ sau:
Uđb = A0 (U+ - U-) = A0 (Ucl - Ung)
Do đó: nếu Ucl > Ung thì Uđb dương và bằng điện áp bão hòa của OA: Uđb = +Ubh
tương tự nếu Ucl < Ung thì Uđb âm và Uđb = - Ubh
Vì vậy điện áp đồng bộ có dạng xung hình 1.22b, theo đồ thị làm việc có một số lưu
ý sau:
- Điểm giao nhau của Ucl và Ung là điểm chuyển trạng thái của điện áp ra, nếu chiếu
lên điện áp lực ta thấy hai điểm này xác định giới hạn của góc điều khiển  min và  max , do
đó:
 Thay đổi điện áp ngưỡng Ung làm thay đổi phạm vi điều chỉnh góc điều khiển.
 Điện áp lưới biến động cũng sẽ ảnh hưởng góc điều khiển.
 Có thể chuyển sang dạng xung ra với quy luật điện áp ra ngược dấu lại, nếu
đổi chéo cách đấu tín hiệu cửa vào OA: Ucl vào cửa (-) còn Ung vào cửa (+).
Ví dụ 1.1: Tính khâu đồng bộ hai nửa chu kỳ để đảm bảo phạm vi điều chỉnh
góc điều khiển bằng 170o, biết điện áp đồng pha Uđp=10V, tần số f=50Hz, E=±15V
Giải:
Nhóm chỉnh lưu tia hai pha với hai diode D1, D2 có điện áp vào là điện áp đồng pha
với số hiệu dụng 10V, nên điện áp ngược lớn nhất đặt lên van là:
C. Chọn diode cầu loại 1N4002 với tham số: Itb=1A, Ungmax=100V. Điện trở tải cho
chỉnh lưu chọn R0=1 kΩ
Mạch so sánh tạo xung đồng bộ. Chọn OA loại TL084 (tích hợp 4OA trong IC). Chọn
điện trở R1=15KΩ.
Để có phạm vi điều chỉnh góc điều khiển 1700, có nghĩa góc điều khiển nhỏ nhất phải
là:  min  0,5.(1800  1700 )  50 ; thì điện áp ngưỡng sẽ bằng:
U ng  2U dp sin  min  1, 414.10.sin 50  1, 23 V . Tuy nhiên nếu tính đến sụt áp trên diode
chỉnh lưu thì ngưỡng này phải giảm đi cỡ 0,5V do đó Ung sẽ có giá trị xấp xỉ 0,7V.
Chọn dòng qua phân áp (R2+P1) là 1 mA, vậy tổng trở của cả bộ phân áp:
E 12
R   3  12k 
 i 10
Từ đây chọn phân áp gồm điện trở R2=10KΩ và biến trở P1=2KΩ (cho phép điều
chỉnh ngưỡng từ 0 đến 2V).
Kết quả mô phỏng thể hiện trên hình 1.23 cho thấy kết quả phù hợp với tính toán.
Hình 1.23. Kết quả mô phỏng ví dụ 1.1.

1.8. KHÂU TẠO ĐIỆN ÁP TỰA


Hiện nay sử dụng chủ yếu hai dạng điện áp tựa là dạng hình sin và dạng răng cưa.
Trong khuôn khổ tài liệu chỉ trình bày dạng điện áp tựa dạng răng cưa, vì nó có nhiều ưu
điểm hơn dạng hình sin: ít bị ảnh hưởng của điện áp và tần số nguồn điện xoay chiều.
Điện áp tựa dạng răng cưa
Có thể chia làm hai loại chính là răng cưa phi tuyến (không thẳng) và răng cưa tuyến
tính (răng cưa thẳng). Có nhiều phương pháp tạo hàm răng cưa như:
- Dùng diode kết hợp với nhiều cuộn dây biến áp lệch pha nhau.
- Dùng diode và tụ điện.
- Dùng transistor và tụ điện.
- Dùng khuếch đại thuật toán và tụ điện.
Tuy nhiên hiện nay chỉ còn hai phương pháp sau cùng là được dùng, nên ở đây chỉ
trình bày hai phương pháp này.
Trong mạch điều khiển chỉnh lưu nếu dùng dạng răng cửa đi lên sẽ cho quan hệ điện
áp răng cưa và góc điều khiển α tỉ lệ thuận: điện áp này lớn thì góc α cũng lớn. Mặt khác
ta biết rằng quan hệ giữa góc điều khiển α và điện áp chỉnh lưu nhận được trên tải lại tuân
theo quy luật tỷ lệ nghịch (ví dụ: Ud=Ud0cosα) dẫn đến α tăng thì Ud lại giảm. Như vậy
tương ứng việc tăng điện áp điều khiển sẽ dẫn đến giảm điện áp chỉnh lưu, điều này nhiều
khi không thuận lợi cho mạch điều chỉnh tự động. Để quan hệ này thuận, nghĩa là tương
ứng giá trị điện áp điều khiển lớn thì điện áp chỉnh lưu cũng lớn, cần phải tạo răng cưa có
dạng đi xuống.
1.8.1. Mạch tạo răng cưa tuyến tính hai nửa chu kỳ sử dụng transistor

a)

b)
Hình 1.24. Tạo răng cưa tuyến tính hai nửa chu kỳ dùng transistor
Khi điện áp U2 tại điểm 2 dương sẽ làm Tr1 mở, dòng qua Tr1 phải chảy từ nguồn E
đi qua R3 và R4, gây sụt áp trên R3 tạo điện áp thuận mở Tr2 cho nên Tr2 cũng dẫn theo.
Dòng qua Tr2 sẽ nạp cho tụ C với với dòng iC không đổi. Tụ C được nạp cho đến trị số ổn
áp uDz thì dừng lại.
Khi điện áp U2 tại điểm 2 âm sẽ làm cho Tr1 khóa nên dòng qua Tr1 (cũng chính là
dòng qua R3, R4) bằng 0, do đó sụt áp trên R3 bằng 0, dẫn đến Tr2 cũng khóa theo. Như
vậy trạng thái của các transistor Tr1 và Tr2 luôn giống nhau. Từ lúc này tụ C phóng điện
qua Tr3. Bóng Tr3 đấu theo kiểu mạch êmite lặp: điện thế trên êmite sẽ lặp lại điện thế
bazơ nhưng thấp hơn 0,7V do có sụt áp trên quá độ bazơ – êmite, vì bazơ Tr3 nối với điểm
0V của mạch điều khiển nên điện thế êmite sẽ cố định và bằng -0,7V. Từ đây ta thấy rằng
điện áp trên điện trở R6 là (E-0,7)V, vậy dòng điện qua R6 cũng là dòng qua bóng Tr3 và
chính là dòng điện phóng của tụ C.
E  0, 7
iC  iETr 3 
R5
Giá trị dòng này là không đổi vì E và R6 là cố định. Đưa vào biểu thức tính điện áp
trên tụ, biết rằng tụ bắt đầu phóng từ giá trị Uc(0)=uDz, ta có:
1 1 E  0, 7 E  0, 7
uC (t )  uC (0)   iC dt  u Dz   ( )dt  u Dz  t
C C R6 R6C
Như vậy điện áp trên tụ giảm theo quy luật tuyến tính
Tính toán
Các số liệu đã biết hoặc tự chọn trước vẫn là nguồn E, điện áp đồng bộ uđb.
a. Chọn diode ổn áp Dz
Dựa vào giá trị nguồn E ta chọn biên độ điện áp răng cưa Ucmax, rồi chọn loại diode
ổn áp có trị số phù hợp. Khi cần ổn định điện áp chống ảnh hưởng của nhiệt độ, thường
người ta mắc nối tiếp với diode ổn áp một diode thường vì đặc tính nhiệt của chúng bù trừ
cho nhau.
b. Tính R6
Theo biểu thức điện áp trên tụ C, ta rút được biểu thức tính giá trị điện trở R6:
E  0, 7
R6  t
uDz C
Chọn tụ C trước với trị số (0,1 ÷1)µF, rồi theo biểu thức tính R6. Trị số của nó thường
cỡ (8÷15) kΩ để dòng qua nó xấp xỉ 1 mA.
c. Tính R5
Dòng điện qua R5 là tổng của ba dòng điện:
iR 5  iDz  iC  iR 6
Trong giai đoạn tụ mới nạp khi điện áp trên nó chưa bằng điện áp ngưỡng của diode
ổn áp Dz thì dòng iDz không đáng kể vầ có thể bỏ qua, lúc đó dòng nạp cho tụ là:
E  0, 7
iC  iR5  iR 6 , với iR 6 
R6
Như vậy nếu chọn không đúng R5 thì iC sẽ nhỏ (thậm trí bằng 0 khi iR5  iR 6 ) và tụ
C sẽ không nạp được hoặc nạp không đạt tới giá trị cần có, vì vậy phải chọn iR 5  iR 6 .
1 1 E  0, 7 E  0, 7 E  0, 7 E  0, 7 t
uC (t ) 
C  (iR5 iR6 )dt   (
C R5

R6
)dt  (
R5

R6
)
C
Trong thời gian nạp tn điện áp trên tụ phải vượt giá trị điện áp ổn áp.
E  0, 7 E  0, 7 tn
(  )  U Dz
R5 R6 C
Từ đây rút ra:
E  0, 7
R5 
C.U Dz E  0, 7

tn R6
d. Tính chọn các phần tử còn lại.
- Điện trở R4 tính xuất phát từ điều kiện đảm bảo bóng Tr2 mở bão hòa
iCTr 2
iBTr 2  s , ở đây hệ số bão hòa s thường lấy bằng 2
Tr 2
E  U BETr 2 E  U BETr 2
Ta có iBTr 2  và iCTr 2  . Đưa vào biểu thức trên ta được:
R4 R5
Tr 2 R5
R4 
s
- Điện trở R3 tính theo điều kiện khóa của Tr2, vì Tr1 khóa thực chất vẫn có dòng rò
chảy (dòng nhiệt) dẫn đến vẫn có sụt áp trên R3, nếu điện trở này lớn sẽ làm cho
bóng Tr2 mở lửng chứ không khóa được theo yêu cầu. Ngược lại, nếu R3 quá nhỏ
sẽ làm Tr2 khó mở bão hòa vì nó làm giảm dòng bazơ của Tr2.
Thường chọn R3=(0,2÷0,5)R4
Ví dụ 1.2: Tính toán mạch tạo răng cưa hình 2a. Biết E=±12V, tần số lưới 50Hz,
điện áp đồng pha Uđp=10V, biên độ răng cưa Urcmax=10V , phạm vi điều chỉnh góc
điều khiển khoảng 168o.
Giải:
Thời gian tụ C phóng chính là khoảng thời gian tương ứng phạm vi điều chỉnh góc
điều khiển α, nên 1680 quy đổi sang thời gian là:
1680.10ms
tp   9,33ms
1800
tn  10  9,33  0,67ms
a. Chọn diode ổn áp BZX79 có UDz với điện áp UDz =10V.
b. Tính điện trở R6
Chọn tụ C=220 nF.
E  0, 7 12  0, 7 105, 429
R6  t 6
.9,33.103   48(k )
uDz C 10.0, 22.10 2, 2.103
Chọn điện trở 27kΩ nối tiếp với một biến trở 20 kΩ để chỉnh định răng cưa.
c. Tính điện trở R5
Tính điện trở R5 theo biểu thức:
E  0, 7 12  0, 7
R5    3, 2(k ) . Chọn R5=2 kΩ
C.U Dz E  0, 7 0, 22.106.10 12  0, 7
 
tn R6 0, 67.103 48.103
d. Tính chọn các phần tử còn lại.
- Chọn bóng Tr2 loại PNP A1015, với Icmax=150 mA,Ucmax=50V,   70
- Chọn bóng Tr3 loại NPN C1815, với Icmax=150 mA,Ucmax=50V,   70 .
- Điện trở R4 tính xuất phát từ điều kiện đảm bảo bóng Tr2 mở bão hòa
Tr 2 R5 70.2.103
R4    70(k ) , chọn R4=56 kΩ.
s 2
- Lấy R3=0,3.R4=16,8 kΩ. Chọn R3=12 kΩ
- Tính R1, R2.
U dp (1 )  U D1
2.10sin 9o  0, 7
Ta có: R1  R2  R2  0,125R2
E 12
Chọn bóng Tr1 loại NPN C1815, với Icmax=150 mA,Ucmax=50V,   70 .
E  U BETr 2 12  0, 7
iCTr1  iBTr 2    0, 2(mA)
R4 56.103
iC 0, 2.103
Lấy dòng bazơ bão hòa là: iBbhTr1  s  5.  0, 014(mA)
 70
Lấy  2  5 , ta có:
0

1 1
E  U BE  udp ( 2 ) 12  0, 7  .10 2 sin 5o
a 0,125
R2    107,14(k )
I Bbh 0, 014.103
Chọn R2=62 kΩ.
Ta có R1 ≤ 0,1R2, chọn R1=5,6 kΩ

Hình 1.25. Kết quả mô phỏng cho ví dụ 1.2

1.8.2. Mạch tạo răng cưa tuyến tính hai nửa chu kỳ sử dụng khuếch đại thuật toán.
Nhược điểm chung của mạch tạo răng cưa dùng transistor là sự phụ thuộc khá rõ thời
điểm mở và khóa các bóng vào điện áp đồng pha, do vậy điện áp răng cưa cũng ít nhiều bị
biến động theo điện áp lưới điện xoay chiều. Điều này làm ảnh hưởng tới góc điều khiển α
cũng như phạm vi điều chỉnh. Mặt khác độ tuyến tính của răng cưa cũng không thật cao.
Hiện nay mạch tạo răng cưa sử dụng OA ngày càng được ứng dụng nhiều hơn, do khắc
phục được nhược điểm trên.

a)
b)
Hình 1.26. Tạo răng cưa tuyến tính hai nửa chu kỳ dùng OA
Về tính toán khâu đồng bộ đã được trình bày ở mục trước. Phần này trình bày phần
tính toán khâu tạo điện áp răng cưa:
Ở nửa chu kỳ điện áp Udb<0 (OA1 bão hòa âm: Udb= -Ubh), diode D3 dẫn. Sử dụng
đặc điểm của OA là điện thế giữa hai cửa (+) và (-) của nó bằng nhau, ta có điện thế điểm
(-) của OA2 bằng 0 do điểm (+) nối với 0V. Lúc này theo sơ đồ mạch ta thấy điện áp trên
tụ điện C bằng điện áp ở đầu ra của OA2: uc=urc.
Vậy ta có:
1 1 1  U  U D3 E   U  U D 3 E  tn
uc 
C  iC dt   (iR2  iR 3 )dt    bh
C C  R2
 dt   bh
R3   R2
 
R3  C
(1.3)

Từ biểu thức này điện áp trên tụ C cũng như đầu ra tăng tuyến tính. Khi điện áp này
đạt trị số ngưỡng của diode ổn áp Dz thì nó thông và giữ điện áp ra ở trị số ổn áp này (nếu
không có Dz thì điện áp tăng tới trị số bằng +Ubh).
Ở nửa chu kỳ sau Uđb>0 (OA1 bão hòa dương: Udb=+Ubh), diode D3 khóa nên dòng
qua R2 bằng 0. Lúc này dòng qua tụ C bằng dòng đi qua điện trở R3, dòng điện này ngược
chiều với dòng đi qua tụ C ở nửa chu kỳ trước, có nghĩa là tụ C phóng điện:
1 1 E E
urc  uC  U Dz   iR3 dt  U Dz   dt  U Dz  tp (1.4)
C C R3 CR3
Do đó tụ điện áp trên tụ C, cũng là điện áp ra, giảm xuống theo hàm tuyến tính. Khi
điện áp giảm đến 0 rồi âm xuống thì diode Dz dẫn theo chiều thuận như các diode thường,
giữ cho điện áp ở giá trị xấp xỉ sụt áp trên diode bằng -0,7V.
Từ đây mạch trở lại trạng thái ban đầu và điện áp nhận được trong một chu kỳ lưới
điện xoay chiều có dạng răng cưa đi xuống.
Tính toán:
Điện áp đồng pha udp thường có trị số hiệu dụng cỡ (10÷12) V, nên giá trị điện trở
R1 khoảng (10 ÷20) kΩ để dòng qua diode D1, D2 cỡ 1mA. Tụ C chọn (0,1÷0,2) µF. Diode
ổn áp Dz chọn theo biên độ điện áp răng cưa. Còn R3 tính theo (1.4):
Et p
R3 
U Dz C
Trong đó R3 không được chọn dưới 10 kΩ
Nếu không có hạn chế chặt chẽ về thời gian nạp tụ (tn) thì điện trở R2 lấy theo điều
kiện R2 = (0,1÷0,25)R3. Trường hợp thời gian nạp bị hạn chế ta cần tính từ biểu thức nạp
cho tụ (1.3).
Trong thời gian tn điện áp trên tụ phải vượt giá trị ổn áp, suy ra:
 U bh  U D 3 E  tn
    U Dz
 R2 R3  C
Từ đây rút ra R2 (lấy sụt áp trên Diode D1 là 0,7V):
U  0, 7
R2  bh
C.U Dz E

tn R3
Ví dụ 1.3: Tính toán giá trị mạch răng cưa hai nửa chu kỳ, hình 1.26a, biết
Urcmax=10V, E = ±12V, điện áp đồng pha Uđp=10V, tần số f=50Hz, phạm vi điều chỉnh
góc điều khiển khoảng 168o.
Giải:
Chọn OA loại TL082 chứa hai OA trong một vỏ IC
Thời gian tụ C phóng chính là khoảng thời gian tương ứng phạm vi điều chỉnh góc
điều khiển α, nên 1680 quy đổi sang thời gian là:
1680.10ms
tp   9,33ms .
1800
Chọn diode ổn áp BZX79 có UDz với điện áp UDz =10V.
Chọn tụ C=220 nF.
Tính R3:
E.t p 12.9,33.103
R3   6
 50,9.103 
U Dz .C 10.0, 22.10
Chọn một điện trở 39KΩ nối tiếp với một biến trở 20KΩ
Tính R2: Ta có thời gian tụ C nạp: tn  10ms  9,33ms  0,67ms
Điện áp bão hòa của OA là: Ubh=E-1,5=12-1,5=10,5V
U  0, 7 10,5  0, 7
R2  bh  6
 2, 79.103  . Chọn R2=2kΩ
C.U Dz E 0, 22.10 .10 12
 3

tn R5 0, 67.10 51.103

Hình 1.27. Kết quả mô phỏng cho ví dụ 1.3

1.9. KHÂU SO SÁNH


Khâu này có chức năng so sánh điện áp điều khiển với điện áp tựa để định thời điểm
phát xung điều khiển, thông thường đó là thời điểm khi hai điện áp này bằng nhau. Nói
cách khác, đây là khâu xác định góc điều khiển α.
Khâu so sánh có thể thực hiện bằng các phần tử như transistor hay khuếch đại thuật
toán OA. Sử dụng nhiều nhất hiện nay là các OA vì cho phép đảm bảo độ chính xác cao.
Khuếch đại thuật toán OA là phần tử so sánh lý tưởng vì những lý do sau đây:
- Tổng trở vào của OA rất lớn nên không gây ảnh hưởng đến các điện áp đưa vào so
sánh, nó có thể tách biệt hoàn toàn chúng để không tác động sang nhau.
- Tầng vào của OA cũng là khuếch đại vi sai, mặt khác số tầng nhiều nên hệ số khuếch
đại lớn (có thể lên đến một triệu). Vì thế độ chính xác rất cao, độ trễ không quá vài micrô
giây.
- Sườn xung dốc đứng nếu so với tần số 50 Hz.
Thực tế khi độ chênh lệch giữa ut và u đk chỉ cỡ vài mV thì điện áp đầu ra của nó đã
thay đổi hoàn toàn từ trạng thái bão hòa âm sang bão hòa dương hay ngược lại. Khâu so
sánh OA có hai kiểu đấu điện áp vào là so sánh hai cửa và so sánh một cửa.
Mạch so sánh hai cửa minh họa như hình 1.28. Điện áp ra sẽ tuân theo quy luật:
ura  K0 u  K0 (u   u  ) , K0 là hệ số khuếch đại của OA

a)

b)
Hình 1.28 So sánh hai cửa dùng khuếch đại thuật toán OA
Tùy thuộc vào điện áp tựa và điều khiển đưa vào cửa nào mà điện áp ra xuất hiện
xung âm hoặc dương ở thời điểm cân bằng giá trị giữa chúng.
a. Nếu điện áp điều khiển đưa vào cửa (+), còn điện áp tựa đưa vào cửa (-) như hình
1.67a thì điện áp ra là:
ura  K0 u  K0 (u   u  )  K0 (udk  utua )
Do đó khi uđk > ut thì ura = +Ubh; khi uđk < ut thì ura = -Ubh.
b. Nếu điện áp điều khiển đưa vào cửa (-), còn điện áp tựa đưa vào cửa (+) như hình
1.67b thì điện áp ra là:
ura  K0 u  K0 (u   u  )  K0 (utua  udk )
Do đó khi ut > uđk thì ura=+Ubh; khi ut < uđk thì ura=-Ubh.
Có hai điểm cần lưu ý khi sử dùng so sánh hai cửa.
- Một là các điện áp đưa vào so sánh phải cùng dấu (cùng dương hoặc cùng âm) thì
mới có hiện tượng thay đổi trạng thái đầu ra.
- Hai là độ chênh lệch tối đa giữa hai cửa trong khi làm việc không được vượt quá giá
trị cho phép của loại OA đã chọn.
- Các điện trở ở hai cửa vào của OA có thể không cần dùng, nếu OA cho phép chênh
lệch điện áp giữa các đầu vào của nó ∆uVOA lớn hơn chênh lệch điện áp lớn nhất của utựa
với uđk. Trong trường hợp (utựa – uđk) vượt quá mức cho phép của OA thì buộc phải có các
điện trở này, kết hợp với hai diode đấu song song - ngược để bảo vệ đầu vào cho OA.
Thực tế hiện nay các OA thường có ∆uVOAmax= ±18V nên có thể bỏ các điện trở đầu vào,
tuy nhiên để an toàn người ta vẫn mắc các điện trở này trong mạch thực.

1.10. KHÂU TẠO XUNG ĐƠN


Xung đơn là dạng xung điều khiển có độ rộng ngắn, thường dưới 100µs. Xung này
thích hợp với các mạch chỉnh lưu tải thuần trở hoặc tải có tính cảm kháng nhưng trị số điện
cảm nhỏ. Đôi khi cũng dùng cả cho tải sức điện động nhưng cần có khâu hạn chế góc điều
khiển phù hợp mới dễ điều chỉnh trơn, không bị hiện tượng nhảy điện áp ra. Ưu điển của
dạng xung đơn là công suất mạch điều khiển nhỏ, phần khuếch đại xung làm việc nhẹ
nhàng, kích thước gọn nên có thể vi mạch hóa, dễ truyền xung bằng biến áp.
Nhìn chung sau khâu so sánh ta nhận được xung có sườn dốc đứng, nhưng độ rộng
của nó lớn và thường phụ thuộc vào góc điều khiển. Để tạo xung đơn với thời gian vài chục
ms ta thể dùng mạch vi phân RC (hình 1.29), ngoài ra ta có thể dùng mạch tạo độ rộng
xung cố định bằng bộ đa hài đợi kích (mạch monostable).

a) b)
c) d)
Hình 1.29. Tạo xung đơn bằng mạch vi phân RC
Đây là mạch đơn giản, chỉ gồm một tụ điện và một điện trở mắc như hình 1.29a. Khi
điện thế từ khâu so sánh USS ở mức thấp –Ubh thì tụ C được nạp bằng nguồn âm theo
đường 0  R  C  OASS  (-E)  0 đến trị số bằng Ubh với đấu điện áp như hình
1.29c.
Khi USS chuyển lên mức cao +Ubh, ở thời điểm ban đầu trên điện trở R xuất hiện một
xung điện áp có giá trị bằng tổng điện áp có sẵn trên tụ (đang bằng Ubh) cộng với điện áp
ra của khâu so sánh (cũng bằng Ubh) do chúng mắc nối tiếp nhau nên sẽ là +2Ubh (hình
1.29d). Sau đó tụ C bắt đầu quá trình nạp đảo để cuối cùng lại đến trị số Ubh nhưng ngược
dấu ban đầu.
Quy luật biến thiên điện áp trên tụ:
t

uC (t )  U bh (1  2e ) , với τ=RC

Điện áp nhận ở đầu ra mạch vi phân chính là điện áp trên điện trở R:
t t
 
ura  uR  uss  uc  U bh  U bh (1  2e )  2U bh e
 

Suy ra dòng điện có quy luật:


2U bh t
i (t )  e
R
Như vậy điện áp suy giảm theo hàm mũ với hằng số thời gian τ, do đó sau thời gian
khoảng 3τ thì điện áp ra về đến không. Vậy độ rộng xung đơn là: tx=3τ.
Một số điểm cần lưu ý khi tính toán thiết kế.
a. Sau khâu tạo dạng xung (TDX) là khâu khuếch đại xung (KĐX) nên tải của khâu
dạng xung thường là tầng khuếch đại transistor T như hình 1.69a, lúc đó khi hoạt động điện
trở R mắc song song với điện trở Rb, vì vậy hằng số thời gian ở các biểu thức trên trở thành
τ=(R//Rb)C. Đồng thời cần diode bảo vệ điện áp ngược cho quá độ bazơ – êmite của bóng
T.
b. Xung tạo bằng mạch vi phân RC chỉ có sườn trước dốc đứng, còn sườn sau kéo dài
(còn gọi là xung kim). Điều này sẽ làm các transistor khâu KĐX đi qua vùng khuếch đại ở
giai đoạn tương ứng sườn sau (lúc bóng T khóa) cũng kéo dài gây phát nhiệt, vì thế không
nên tăng độ rộng xung quá lớn. Mặt khác đoạn cuối của xung có trị số gần không nên không
có tác dụng truyền công suất nữa, do đó độ rộng hiệu quả của xung mở van lực chỉ lấy cỡ:
tx=1,8τ.
c. Biểu thức dòng điện qua tụ cho thấy có giá trị lớn nhất ở thời điểm ban đầu bằng
(2Ubh/R). Chính dòng điện này đi qua OA khâu so sánh, do đó cần hạn chế để nó không
quá lớn, tức tổng trở tương đương R//Rb không được quá nhỏ (thường không nên dưới
500Ω). Ngược lại nếu tăng tổng trở này lên sẽ làm giảm dòng vào bazơ và cố thể không đủ
giữ transistor mở bão hòa. Như vậy R và Rb cần chọn cho hợp lý.
d. Có thể bỏ hẳn điện trở R nếu tụ C có đường phóng nạp chỉ qua Rb, ví dụ khi mắc
thêm diode Đ, tuy nhiên khi tụ nạp đầy điện thế bazơ sẽ lơ lửng, để khóa chắc bóng T cần
thêm điện trở khóa Rk nối xuống nguồn âm (có trị số lớn hơn nhiều lần Rb)
Ví dụ 1.4: Tính khâu tạo xung kim với tx=100µs. Biết khâu so sánh dùng OA với
nguồn E = ±12V, transistor đầu vào của KĐX cần dòng điều khiển mở bão hòa không
dưới 1mA.
Giải:
Với lưu ý b ở trên, lấy tx=1,8τ ; trong đó τ=RtđC= (R//Rb)C theo lưu ý a.
Để đảm bảo đến cuối xung dòng vào bóng T vẫn đạt giá trị yêu cầu 1mA, ta có:
2U bh  tx 2U bh 1,8
i (t  t x )  e  e  1mA
Rtd Rtd
Trong đó Ubh=E-1,5=12-1,5=10,5V. Từ đây rút ra:
2U bh 1,8 2.10,5
Rtd  e   3, 47(k )
i (t x ) 1.103 e1,8
Điện trở Rb phải nhỏ hơn nhiều so với điện trở R để đảm bảo dòng chủ yếu chảy vào
ba zơ bóng T, vì vậy nên chọn Rb gần với giá trị Rtd, ở đây chọn Rb=3,9kΩ, suy ra:
R.Rtd 3,9.103.3, 47.103
R   31, 47(k ) , chọn R=30kΩ.
R  Rtd 3,9.103  3, 47.103
Xác định giá trị tụ điện C từ hằng số thời gian của mạch τ=RtđC, trong đó vì đã chọn
ở trên quan hệ là tx=1,8τ=100µs, nên:
 tx 100.106
C   3
 16.109 F , chọn C=22nF
Rtd 1,8Rtd 1,8.3, 47.10
Hình 1.30. Kết quả mô phỏng cho ví dụ 1.4

1.11. KHÂU TẠO XUNG KÉP


Dạng xung kép là hai xung cách nhau 60o điện. Loại xung này chuyên dùng cho mạch
chỉnh lưu thông dụng nhất hiện nay là sơ đồ cầu ba pha. Do đặc điểm: dòng điện cấp từ
nguồn xoay chiều buộc phải đi qua hai van lực (một của katot chung, một của anot chung)
nên mạch điều khiển phải phát đồng thời vào hai van cần dẫn.Vì vậy để điều khiển mở cho
van lực cần hai xung, xung thứ nhất là xung chính được phát động theo góc điều khiển α,
xung thứ hai là xung phụ nhằm đảm bảo có hai van cùng dẫn. Trên hình đồ thị 1.31 ta thấy
rõ điều này.

Hình 1.31. Biểu đồ phát xung kép cho chỉnh lưu cầu ba pha
- Xung chính của van 2 là xung phụ của van 1, đảm bảo van 2 dẫn cùng van 1.
- Xung chính của van 3 là xung phụ của van 2, đảm bảo van 3 dẫn cùng van 2.
- Xung chính của van 1 là xung phụ của van 6, đảm bảo van 1 dẫn cùng van 6.
Vì các van dẫn lần lượt cách nhau đúng 60o nên xung thứ hai phải cách xung thứ nhất
cũng đúng 60o điện.
Dễ dàng thấy rằng để tạo dạng xung này trước tiên phải tạo được các xung chính
(xung thứ nhất) mà thực chất đây là dạng xung đơn. Sau khi đã có xung chính mới tiến
hành ghép các xung đơn thành xung kép bằng một trong hai cách thông dụng sau đây.

1.11.1. Ghép xung bằng mạch logic OR.


Đây là cách đơn giản nhất, tín hiệu sau khâu tạo dạng xung đơn TDX của một van sẽ
được phát đồng thời cho hai khâu KĐX, một của chính van đó, một của van đứng trước nó.
Kết quả là một van nhận được hai xung theo yêu cầu nêu trên.

1.11.2. Ghép xung bằng diode.


Khi đầu vào của KĐX là transistor, ta có thể ghép xung đơn thành xung kép bằng
diode. Thực chất nó cũng là mạch logic “OR” theo kiểu kết hợp giữa diode và transistor có
tên gọi là logic DTL (diode – transistor logic). Kiểu này thích hợp với nhiều loại TDX khác
nhau, kể cả mạch tạo xung kim, vì vậy được dùng khá nhiều trong thực tế

a) b)
Hình 1.32. Tạo xung kép từ xung đơn
a) Dùng mạch logic OR, b) Dùng diode
1.12. KHÂU TẠO XUNG CHÙM
Dạng xung chùm (XC) là dạng thông dụng nhất, vì cho phép mở tốt van lực trong
mọi trường hợp, với mọi dạng tải và nhiều sơ đồ chỉnh lưu khác nhau. Xung chùm thực
chất là một chùm các xung có tần số cao gấp nhiều lần lưới điện (f xc = 6  12 kHz). Độ
rộng của một chùm xung có thể được hạn chế trong khoảng (100÷130) độ điện, về nguyên
tắc nó phải kết thúc khi điện áp trên van lực mà nó điều khiển đổi dấu sang âm.
- Nguyên tắc tạo xung chùm thường dùng là coi tín hiệu do bộ so sánh đưa ra như
một tín hiệu cho phép hay cấm khâu khuếch đại xung được nhận xung tần số cao phát từ
một bộ tạo dao động xung tới nó.
- Một nguyên tắc khác: bộ tạo dao động đồng thời thực hiện chức năng khuếch đại
xung và do đó nó làm việc ở chế độ đợi kích (ví dụ bộ dao động nghẹt “blocking
generator”), song loại này khi làm việc dễ bị tự kích do nhiễu, hoặc ngược lại rất khó kích,
vì vậy thực tế hiện nay không dùng.
Dễ dàng nhận thấy rằng để thực hiện tạo XC theo nguyên tắc thứ nhất chỉ cần một
mạch logic và logic AND.
Có thể chia thành hai loại mạch tạo xung chùm.
1. Loại XC có độ rộng phụ thuộc vào góc điều khiển α có sơ đồ cấu trúc và đồ thị làm
việc như hình 1.33.

a) b)
Hình 1.33. Tạo xung chùm có độ rộng bằng (180o-α)
Do khâu so sánh nối tới cửa vào của logic AND nên chỉ trong khoảng điện áp của
USS ở mức cao tương ứng logic “1” xung từ bộ dao động tần số cao mới đi qua được mạch
AND để tới khâu KĐX. Bản thân mức “1” này phụ thuộc vào góc α nên kết quả ta có độ
rộng xung chùm bằng (180o-α).
Lúc này nhiệm vụ thiết kế là tính toán bộ tạo dao động và chọn mạch logic. Nhược
điểm chính của loại này thể hiện khi góc điều khiển α nhỏ, dẫn đến độ rộng XC quá lớn
làm ảnh hưởng rõ đến tầng khuếch đại xung (KĐX): phát nhiệt mạnh ở transistor công suất,
biên độ xung truyền qua biến áp xung suy giảm đi nhiều vì điểm làm việc bị đẩy lên vùng
bão hòa, có thể không kịp phục hồi điểm làm việc ban đầu cho biến áp xung, trước lần phát
xung tiếp theo.
2. Loại XC có độ rộng hạn chế cho phép khắc phục các nhược điểm kể trên vì độ rộng
xung tối đa θxc chỉ xấp xải 100o điện. Song muốn thực hiện điều này, không thể đưa thẳng
xung từ USS sang mạch logic mà phải đi qua một mạch hạn chế độ rộng. Mạch hạn chế có
chức năng tương tự như mạch tạo xung đơn, điểm khác biệt chỉ ở chỗ độ rộng xung lớn
hơn nhiều (vài nghìn µs). Tuy nhiên cần nhớ rằng mạch không nên tạo độ rộng XC cố định
trong toàn dải điều chỉnh α, vì cần đảm bảo nguyên tắc ngắt xung khi điện áp trên van lực
đổi sang âm, có nghĩa là:
Nếu (180o-α) > θxc thì độ rộng xung chùm bằng θxc.
Nếu (180o-α) < θxc thì độ rộng xung chùm bằng (180o-α).
Như vậy trong cả hai loại mạch đều chứa hai mạch giống nhau là bộ tạo dao động tần
số cao và mạch logic AND.

1.12.1. Các bộ tạo dao động (multivibrator)


Trong các mạch điều khiển hiện nay, việc tạo các dao động dạng xung với tần số cố
định được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau, tùy theo sở thích người thiết kế hoặc
theo xu hướng ứng dụng các phần tử giống nhau trong một mạch điều khiển (IC hóa, OA
hóa…). Trong kỹ thuật xung, các bộ tạo dao động được đề cập khá kỹ nên sau đây chỉ và
sẽ không phân tích nguyên lý hoạt động của chúng, chỉ dừng lại ở các sơ đồ thực dụng hiện
nay và cách tính toán chúng.
a) b)
Hình 1.34. Các mạch tạo dao động
a) Tạo dao động dùng OA; b) Tạo dao động dùng Timer 555
 Tạo dao động dùng OA (hình 1.34a)
Đây là mạch rất thông dụng hiện nay, OA được sử dụng như bộ so sánh hai cửa. Tụ
C liên tục được phóng – nạp làm cho OA đảo trạng thái mỗi lần điện áp trên tụ đạt trị số
của bộ chia điện áp R1, R2.
Chu kỳ dao động: T = 2RC.ln(1+2R1/R2)
Tổng trở bộ phân áp (R1+R2) khoảng 20 kΩ, điện trở R1 thường lấy nhỏ hơn R2 để
giảm độ chênh lệch giữa hai đầu vào OA. Cần lưu ý, để có sườn xung dốc đứng nên sử
dụng loại OA có tham số về tốc độ tăng áp lớn (như LF351) hoặc dùng comparator (như
LM301, LM339 …), loại thông dụng như UA741, LM324 cho xung không thật dốc với
khu vực tần số trên 10 kHz.
 Tạo dao động dùng time 555 (hình 1.34b)
Loại này cho xung ra không đối xứng, với t1>t2, vị tụ C phóng nạp với hằng số thời
gian khác nhau. Đường nạp qua nguồn E qua hai điện trở nối tiếp R1 và R2, còn đường
phóng chỉ qua R2 xuống đất qua cực 7 của Time 555.
Chu kỳ dao động: T=t1+t2=0,7(R1+R2)C+0,7R2C=0,7(R1+2R2)C, nếu lấy R1=R2=R
thì T=2,1RC.
Có thể cải thiện độ mất đối xứng bằng cách đấu diode song song điện trở R2, khi đó
đường nạp của tụ sẽ đi vòng qua diode mà không qua R2, vì vậy có thể coi gần đúng là
t1=t2. Trong trường hợp này, nếu cũng lấy R1=R2=R thì chu kỳ dao động sẽ là:
T=t1+t2=0,7(R1+R2)C=1,4RC
Tụ điện C0 không ảnh hưởng tới tần số dao động, lấy trong khoảng (20÷100)nF.
Ví dụ 1.5: Tính mạch dao động xung dùng các mạch khác nhau trên đây, tần số
dao động khoảng 8 kHz, điện áp nguồn E=12V.
Giải:
1 1
Tần số 8 kHz tương ứng với chu kỳ là: T    125(  s)
f 8.103
Chọn tụ C có trị số là 10 nF.
1. Mạch tạo dao động dùng OA
Chọn R2=2R1, với giá trị cụ thể R1=5,1 kΩ và R2 =10kΩ.
Ta có: T = 2RCln(1+2R1/R2)=2RC.ln2=1,4RC . Từ đây rút ra: R=9,1 kΩ.
2. Mạch tạo dao động dùng Timer 555.
Chọn phương án dùng diode và lấy R1=R2=R, nên biểu thức để tính chu kỳ là
T=1,4RC. Vậy trùng với biểu thức tính toán trên, do đó R=9,1 kΩ.

1.12.2. Mạch trộn xung có độ rộng (180o-α)


Mạch trộn xung thực hiện chức năng của mạch logic AND, do vậy chỉ cần các điện
áp vào, ở đây là điện áp so sánh và tạo dao động, thích hợp với logic yêu cầu là có thể chọn
loại IC tạo xung chùm.
Phương pháp trộn xung đơn giản nhất là sử dụng IC logic AND. Điểm chú ý khi sử
dụng các mạch IC logic là chúng chỉ làm việc với nguồn một cực tính, do đó:
1. Khi ghép IC logic với OA (nếu OA dùng nguồn nuối hai cực tính) phải chặn các
xung âm đưa từ OA đến cửa vào của IC nhờ mạch ghép RD (điện trở - diode):
Mạch hình 1.35a cho mức logic: “0”=-0,6V ; mức cao “1”=+Ubh.
Mạch hình 1.35b cho mức logic: “0”=0V ; mức cao “1”=(+Ubh-0,6).
Điện trở R có trị số khoảng 10kΩ, diode D dùng loại diode muỗi.
Hình 1.35. Mạch phân phối giữa đầu ra OA và đầu vào IC logic

2. Phải phối hợp cho đúng trị số nguồn cung cấp cho IC logic. Ví dụ nếu IC logic loại
TTL thì nguồn nuôi là 5V, vì vậy để phối hợp với OA làm việc với nguồn nuôi cao hơn
(12 hoặc 15V) có thể theo hai cách sau:
- Dùng loại OA cũng làm việc được với nguồn cung cấp một cực tính ở mức điện áp
thấp cho IC logic (như LM311, LM324,…), đồng thời tính đến điện áp ra của OA nói
chung thấp hơn điện áp nguồn nuôi từ 1 đến 1,5V.
- Hạn chế đầu vào IC xuống mức 5V nếu OA làm việc với nguồn cao hơn 5V cần
phải thực hiện ghép bằng các cách sau:
+ Dùng diode ổn áp theo hình 1.35c, lúc này mức “0=-0,5V; mức “1”=UDz.
+ Chia điện áp bằng điện trở như hình 1.35d và 1.35e, tổng điện trở cũng chọn cỡ trên
10 kΩ, còn trị số cụ thể R1, R2 tính theo mức điện áp “1” của logic so với điện áp +Ubh
của OA. Kiểu này ít dùng.

1.13. KHÂU TÁCH XUNG


Trong mạch điều khiển chỉnh lưu, điện áp tựa được tạo ra trong cả hai nửa chu kỳ
bằng một mạch duy nhất. Lúc này khâu so sánh sẽ xác định góc điều khiển cho cả hai van
thuộc cùng một pha của mạch lực: một van làm việc ở nửa chu kỳ dương, một van ở nửa
chu kỳ âm của lưới điện xoay chiều. Như vậy sau khâu tạo dạng xung (DX) ta nhận được
hai xung điều khiển ở cả hai nửa chu kỳ này. Tuy nhiên việc phát xung điều khiển cho van
khi điện áp trên van âm là có thể được nhưng không mong muốn. Để tránh điều này cần có
thêm một khâu tách xung (còn gọi là phân phối xung), lúc đó van lực chỉ nhận xung điều
khiển chỉ ở giai đoạn khi điện áp trên nó là dương uAK>0.
Thực tế có nhiều sơ đồ khác nhau thực hiện nhiệm vụ này. Nhưng tốt nhất cho mạch
tách xung là dùng OA hoặc comparator để phân biệt chính xác hai nửa chu kỳ điện áp lưới
khi nó qua điểm không. Mạch tách xung bằng OA như hình 1.36 có độ chính xác cao và
đảm bảo tính năng tách xung cho toàn bộ một nửa chu kỳ.

Hình 1.36. Mạch tách xung dùng OA

1.14. KHÂU KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT XUNG ĐIỀU KHIỂN


Mạch điều khiển chỉnh lưu thường làm việc trong điều kiện nhiễu mạnh do bản thân
mạch lực của nó gây ra. Các nhiễu này có thể truyền theo đường dây nguồn tới đầu vào
của MĐK và lan đến tận khâu khuếch đại xung (KĐX). Nếu KĐX có hệ số khuếch đại
lớn, đặc biệt nếu dùng mạch khuếch đại có phản hồi dương sẽ rất dễ gây ra hiện tượng
khuếch đại giả làm mở van không đúng thời điểm. Vì vậy nói chung không nên dùng mạch
khuếch đại với phản hồi dương mạnh (ví dụ như bộ dao động nghẹt). Thực tế thường dùng
mạch có hệ số khuếch đại không lớn để đảm bảo chống nhiễu tốt.
KĐX có nhiệm vụ tăng công suất do khâu tạo dạng xung DX hình thành đến mức đủ
mạnh để mở van lực. Đa số thyristor mở chắc chắn khi xung điều khiển có UGK=(5÷10)V,
và IG =(0,3÷1)A trong thời gian cỡ 100µs. Đầu ra của KĐX sẽ nối với cực G-K của
thyristor, còn đầu vào nối với khối tạo dạng xung. Do đó ta có thể sơ bộ xem xét hệ số
khuếch đại công suất KP=KU.KI thông qua hệ số khuếch đại điện áp KU và dòng điện KI
như sau:
1. Hệ số khuếch đại điện áp KU
Các tầng khuếch đại xung bao giờ cũng làm việc ở chế độ khóa, vì vậy điện áp ra tải
của nó luôn có thể đạt trị số nguồn công suất ECS cung cấp cho KĐX. Nguồn ECS luôn được
chọn có trị số trên 10V (trong phạm vi 15V đến 30V), đồng thời biên độ điện áp xung vào
do nguồn điều khiển quyết định cũng được chọn hơn 10V. Như vậy có thể coi hệ số KU=1
2. Hệ số khuếch đại dòng điện KI
Tạo dạng xung DX sử dụng chủ yếu là các loại IC, vì vậy chúng chỉ mang được tải
với dòng điện vài mA (giá trị hay dùng là 3mA). Đối chiếu với dòng Ig yêu cầu ta có:
Ig 0,3  0, 6
KI    (100  200)  1
Iv 3.103
Như vậy nhiệm vụ KĐX thực chất là khuếch đại dòng điện, vì KI khá lớn.
Với cỡ dòng điện Ig như trên cần phải dùng transistor làm chức năng khuếch đại, và
vì transistor thông dụng cỡ dòng 1A có hệ số khuếch đại β dưới 100 nên KĐX thường gồm
hai tầng khuếch đại. Khi cần dòng Ig mạnh hơn có thể phải dùng đến ba tầng khuếch đại,
ngược lại với Ig nhỏ hơn (các van mở nhạy hoặc van nhỏ) thậm chí có thể dùng KĐX chế
tạo sẵn dưới dạng vỏ IC. Sơ đồ KĐX có nhiều dạng và phụ thuộc cách ghép nối giữa MĐK
với van lực. Có ba phương pháp ghép chính: ghép trực tiếp, ghép qua biến áp xung và ghép
nhờ phần tử quang (opto).

1.14.1. Khuếch đại xung ghép trực tiếp


Kiểu ghép trực tiếp cho phép đưa tới van dạng xung điều khiển tối ưu, nhưng cũng
có nhược điểm cơ bản là không cho phép cách ly giữa mạch điều khiển và mạch lực, do đó
chỉ được sử dụng ở các bộ chỉnh lưu với điện áp tải dưới 40V (như các nguồn mạ điện, nạp
acquy…). Nếu chỉ cần hai tầng khuếch đại nên dùng hai transistor khác loại như hình 1.37a.
Khi điện áp khâu so sánh USS>0, bóng T1 dẫn làm T2 dẫn theo, lúc đó có sơ đồ thay
thế mạch điện như hình 1.37b, trong đó vùng điều khiển GK của van lấy theo sơ đồ thay
thế hình 1.13c. Giải mạch này ta thấy dạng dòng điện mở van có dạng như hình 1.37c.
Hình 1.37. Khuếch đại xung ghép trực tiếp
Tính toán
U g  0, 7
- Tính điện trở cực điều khiển: Rg 
Ig

- Chọn ECS. Vì phương pháp này mở van rất chắc chắc chắn nên điện áp nguồn cho
khuếch đại xung chỉ cần trên 10V.
- Điện trở R4 tính xuất phát từ dòng điều khiển mở tốt van:
ECS
R4   Rg
I gmax

Igmax có thể lấy gấp (2÷3) lần dòng điều khiển tra cứu.
- Điện trở R5: R5=(3÷4)R4
- Tụ C chọn theo thời gian quá độ từ Imax xuống Imin, thường bằng 100µs, lúc đó do
hằng số thời gian của mạch bằng C[R4//(R5+Rg)] nên:
100.106 ( R4  R5  Rg )
C
3R4 ( R5  Rg )

- Chọn bóng T2 theo áp và dòng như thường lệ để lấy hệ số khuếch đại β2.
- Điện trở R3 tính theo điều kiện mở bão hòa cho T2
 2 ( ECS  0, 7)
R3 
sI g max
0, 7 0, 05
- Điện trở R2 xác định từ hai điều kiện: R3  R2 
ECS  0, 7 I 0T 1
Trong đó I 0T 1 là dòng rò của bóng T1.
- Chọn bóng T1 theo dòng ICT1=ECS/R3 và điện áp bằng ECS, rồi tra hệ số β1
- Điện trở R1 tính từ điều kiện:
U SSmax U
 R1  1 SSmax
I SSmax sI cT 1
Ví dụ 1.6: Tính khâu KĐX để mở van T-160-1 trong sơ đồ chỉnh lưu ba pha hình
tia làm nguồn mạ 12V. Khâu so sánh dùng OA với nguồn E = ±12V
Giải:
Do điện áp lực thấp nên có thể dùng khâu khuếch đại công suất kiểu ghép trực tiếp.
Tra tham số của T-160 có Ug=5V, Ig=0,3A.
U g  0, 7 5  0, 7
- Tính điện trở cực điều khiển: Rg    14,3()
Ig 0,3

- Chọn ECS=15V.
ECS 15
- Điện trở R4: R4   Rg   14,3  10, 7()
I gmax 2.0,3

Chọn R4=10Ω.
- Điện trở R5: R5=(3÷4)R4=(30÷40)Ω. Chọn R5=33Ω.
100.106 ( R4  R5  Rg ) 100.106 (33  10  14,3)
- Tụ C: C    2,38.106 ( F ) ,
3R4 ( R5  Rg ) 3,33(10  14,3)

Chọn C=2µF
- Chọn bóng T2 loại pnp ký hiệu BC143 có Icmax=1A, Ucemax=60V, β2=30.
 ( E  0, 7) 30.14,3
- Điện trở R3: R3  2 CS   595,8() . Chọn R3=560Ω.
sI g max 1, 2.0, 6
0, 7 0, 7
- Điện trở R2 (bỏ qua dòng rò) : R2  R3  560  27, 4() .
ECS  0, 7 14,3
Chọn R2=100Ω
- Chọn bóng T1 theo dòng ICT1=ECS/R3=15/560=0,026A và điện áp 15V, lấy loại
BC337 có Icmax=0,5A, Ucemax=45V, β1=100.
U 10,5 U 100.10,5
- Điện trở R1 : SSmax   3,5k   R1  1 SSmax   33, 7 .
I SSmax 0, 003 sI cT 1 1, 2.0, 026
Chọn R1 = 10kΩ.

1.14.2. Khuếch đại xung ghép qua phần tử quang


Các phần tử quang mà ta có thể sử dụng cho ghép nối giữa KĐX và van lực trình bày
trên hình 1.38.

Hình 1.38. Khuếch đại xung ghép qua phần tử quang


a) Các phần tử quang; b) Sơ đồ ghép nối
Chúng có ưu điểm nổi bật: đảm bảo cách ly giữa mạch điều khiển và mạch lực, và
truyền được các xung có độ rộng tùy ý. Hiện nay công nghiệp chế tạo phần tử opto dạng
IC rất thuận tiện cho mạch điều khiển. Tuy nhiên do dòng điện tải mà nó chịu được chỉ vài
chục mA nên không đủ công suất để mở van lực, vì vậy vị trí của nó trong mạch điều khiển
phải ở trước tầng khuếch đại. Lúc đó tầng khuếch đại cuối đấu trực tiếp với van như hình
1.38b.
Nếu phần tử quang cũng như transistor công suất chịu được điện áp mạch lực, ta có
thể dùng bản thân điện áp lực là nguồn ECS.
Nếu transistor công suất không chịu được điện áp lực, ta buộc phải thiết kế nguồn ECS
độc lập, điều này thường gặp trong thực tế.

1.14.3. Khuếch đại xung ghép bằng biến áp xung


Phương pháp ghép này thông dụng nhất hiện nay vì dễ dàng cách ly mạch điều khiển
và lực, tuy nhiên do tính chất vi phân của biến áp nên không cho phép truyền các xung
rộng vài ms. Chính vì tính chất này mà người ta phải truyền xung rộng dưới dạng xung
chùm để biến áp xung hoạt động được bình thường. Để đơn giản mạch, đồng thời vẫn đảm
bảo hệ số khuếch đại dòng cần thiết, tầng khuếch đại thường đấu kiểu Dalintơn.
1.14.3.1. Xung điều khiển dạng xung đơn và xung kép
Hình 1.39a là sơ đồ tối giản cho loại này. Cả hai bóng T1, T2 đều chọn theo điều kiện
điện áp như nhau là chịu được trị số nguồn ECS. Về dòng điện, bóng T1 chọn theo dòng
Ig
điện qua cuộn sơ cấp I1 của biến áp xung: I c  I1 
k
Trong đó:
Ig – dòng điện mở van
k – tỉ số vòng dây giữa sơ cấp và thứ cấp biến áp xung, thường nằm trong phạm vi (1÷3).
Hình 1.39. Khuếch đại xung ghép bằng biến áp xung
a) Dạng xung đơn và xung kép; b) Dạng xung chùm
Sau khi chọn được T1 để có hệ số khuếch đại β1 sẽ chọn được T2 vì dòng qua colectơ
T2 chính là dòng qua bazơ T1, như vậy bóng T2 luôn nhỏ hơn T1 do chịu dòng nhỏ hơn
β1 lần. Vì độ rộng xung điều khiển nhỏ hơn nhiều chu kỳ phát xung nên công suất phát
nhiệt trên transistor không đáng kể và không phải quan tâm đến vấn đề này khi tính toán.
Điện trở R1 chọn từ điều kiện mở bão hòa tốt cho T1, T2 đồng thời không gây quá tải cho
tầng trước của khâu khuếch đại xung:
U v max  E
 R1  1 2 CS
I v max sI1max
Nếu điện áp vào khuếch đại xung có phần âm, cần phải mắc diode bảo vệ cho các
transistor (D1 trên hình 1.39a). Diode D2 hoặc diode ổn áp Dz nhằm chống quá áp gây gây
hỏng các bóng khi chúng chuyển từ dẫn sang khóa do ảnh hưởng của sức điện động tự cảm
trên cuộn dây sơ cấp biến áp xung.
1.14.3.2. Xung điều khiển dạng xung đơn và xung kép
Quá trình tính toán về cơ bản không khác trường hợp trên, tuy nhiên cần phải lưu ý
một số điểm sau đây:
- Công suất phát nhiệt trên transistor T1 lớn nên cần có tản nhiệt, mặt khác chọn độ
dự trữ dòng điện lớn hơn trường hợp xung đơn.
- Biến áp xung có tính chất vi phân nên phải có điện trở để kịp tiêu tán năng lượng
tích lũy ở các cuộn dây trong giai đoạn khóa của các bóng bán dẫn, nếu không biên độ của
các xung sẽ giảm đi đáng kể do điểm làm việc của lõi biến áp bị đẩy dần lên vùng bão
hòa.Vì vậy trên hình 1.39b có điện trở R2 làm nhiệm vụ này, khi T1 khóa dòng điện qua
biến áp xung sẽ chảy vòng qua D2-R2 nên năng lượng sẽ tiêu tán trên điện trở này. Giá trị
Ecs
R2 thường chọn từ khả năng dẫn dòng tối đa cho phép của T1: R2  .
I cp

- Tuy nhiên do R2 mắc nối tiếp với cuộn sơ cấp với biến áp xung nên khi dẫn R2 sẽ
làm giảm áp đặt vào biến áp xung, để vẫn giữ điện áp ban đầu trên biến áp xung bằng nguồn
ECS có thể đưa thêm tụ C vào, lúc đó giai đoạn T1 khóa tụ điện phải kịp nạp đến trị số bằng
nguồn, đây là điều kiện để tính trị số tụ điện này:
tn
C . (tn là thời gian nghỉ giữa hai xung liền nhau của xung chùm)
3R2

Ví dụ 1.7: Tính khối khuếch đại xung chùm hình 1.39b có fxc=10 KHz và chu kỳ
lặp lại là 20ms (một chùm xung trong một chu kỳ lưới điện) biết thyristor đòi hỏi điện
áp điều khiển 6V và dòng điều khiển 400mA.
Giải:
Chọn biến áp xung có tỉ số k=2, vậy tham số điện áp và dòng điện cuộn sơ cấp là:
U1 = U.k = 6.2=12 (V)
I1 = Ig/k = 0,4/2=0,2 (A)
Nguồn công suất phải có trị số lớn hơn U1 để bù sụt áp trên điện trở vì vậy chọn
ECS=18V. Từ hai giá trị ECS và I1 chọn bóng T1 loại BD135 có tham số Uce=45V;
Icmax=1,5A; tra bảng có β1=40.
Ecs 18
Ta có: R2    12() , chọn R2=15Ω.
I cp 1,5

Công suất điện trở này thường khoảng (2÷4)W do dòng qua nó lớn và thường xuyên,
giá trị lớn nhất tương ứng góc điều khiển nhỏ nhất.
Kiểm tra độ sụt áp trên điện trở này khi nó dẫn dòng:
UR2 = I1.R2 = 0,2.15 = 3V, suy ra điện áp còn trên biến áp xung phải là:
U1 = ECS - UR2 =18-3 = 15V và lớn hơn 12V nên đạt yêu cầu. Tuy nhiên để tăng mạnh
xung kích cho van dẫn, vẫn có thể dùng thêm tụ C tăng cường áp.
Tần số xung chùm 10KHz tương ứng chu kỳ một xung là:
1 1
Txc    100(  s)
f xc 10.103
Cho rằng xung đối xứng thì khoảng nghỉ bằng khoảng có xung, nghĩa là khoảng cách
giữa hai xung là tn=0,5Txc=50µs.
tn 50.106
Vậy ta có: C    1,1(  F ) . Chọn C=1µF.
3R2 3.15
Bóng T2 chọn loại BC107 có tham số Uce=45V; Icmax=0,1A; βmin=110. Vậy điện trở
đầu vào có trị số:
 E 40.110.18
R1  1 2 CS   55(k ) . Chọn R1=15kΩ.
sI1max 1, 2.1, 2

1.15. KHÂU TẠO ĐIỆN ÁP ĐIỀU KHIỂN


1.15.1. Tạo điện áp điều khiển
Khâu tạo điện áp điều khiển (hình 1.40a) liên quan chặt chẽ đến hệ thống lực của
chỉnh lưu vì nó phải đảm bảo đưa ra giá trị điện áp tác động tới góc điều khiển thông qua
khâu so sánh và do đó khống chế năng lượng ra tải theo đúng yêu cầu kỹ thuật và công
nghệ của máy sản xuất. Do vậy trong các hệ thống tự động nói chung, khâu này có ý nghĩa
quan trọng và thường là khâu xử lý các tín hiệu theo một quy luật hay thuật toán đã định
trước.

Hình 1.40. Tạo điện áp điều khiển.


a) Cấu trúc chung; b,c) Hệ hở; d) Hệ kín
Các tín hiệu cần thu nhận và xử lý phải là điện áp hoặc đã được chuyển đổi sang điện
áp, và được chia thành hai loại:
- Tín hiệu do yêu cầu công nghệ sản xuất đưa tới, gọi là lượng đặt hay điện áp đặt Uđ.
- Thông tin thu thập từ tải về gọi là lượng phản hồi hay điện áp phản hồi Uph. Điện
áp này thường tỷ lệ theo các đại lượng cần giám sát để xử lý (như dòng điện, điện áp, công
suất, nhiệt độ, áp suất, …).
Các hệ điều khiển được chia thành hai loại là: hệ hở và hệ kín.
1.15.1.1. Hệ thống hở
Hệ thống hở hoàn toàn không có tín hiệu phản hồi, mà chỉ có tín hiệu đặt, khâu tạo
điều áp điều khiển không phức tạp. Đơn giản nhất khi chỉ là một biến trở để điều chỉnh
điện áp theo ý muốn của người vận hành (hình 1.40b), phức tạp hơn nếu như điện áp này
phải thay đổi theo thời gian, tức là có quy luật biến thiên theo thời gian (hình 1.40c).
1.15.1.1. Hệ thống kín
Hệ thống kín có các tín hiệu phản hồi và mức độ phức tạp hơn, tùy theo số lượng tín
hiệu phản hồi về và luật xử lý giữa chúng với điện áp đặt. Mục đích của hệ kín là nhằm
điều khiển hệ thống theo một quy luật định trước, một đặc tính mong muốn y=f(x) của
công nghệ. Có ba đặc tính thường gặp thể hiện ở hình 1.41 là:
1. Đặc tính cứng (đường 1): đây là dạng thông dụng nhất trong thực tế, cho phép ổn
định giá trị cần thiết y với mọi biến động
của x. Ví dụ như ổn định tốc độ động cơ,
ổn định nhiệt độ lò điện trở, ổn định dòng
điện khi nạp acquy...
2. Đặc tính mềm (đường 2): có đặc điểm
lượng vào x càng tăng thì lượng ra y càng
phải giảm.Ví dụ như đặc tính U(I) của
máy hàn hồ quang để đảm bảo cho phép
làm việc ở chế độ mồi ngắn mạch.
Hình 1.41. Các dạng đặc tính tải
3. Đặc tính có ngắt (đường 3), thường có một vùng làm việc cho phép mà cần ổn
định tham số y, khi vượt ra ngoài phạm vi đó, đến một ngưỡng quy định cần
chuyển sang đặc tính giảm nhanh y về 0 (ngắt y).

Để đảm bảo các đặc tính trên cần có mạch xử lý tín hiệu, gọi là các điều chỉnh tự
động, thường gặp ba dạng điều chỉnh sau: mạch P(tỷ lệ - Proportional), mạch PI (tỷ lệ -
tích phân (I-Intergral)) và hay mạch tổng quát nhất là mạch PID (tỷ lệ - tích phân – đạo
hàm (D-Differential) (hình 1.40d).
1.15.1.3. Các bộ tự động điều chỉnh
Sau đây sẽ đề cập chi tiết hơn cho các bộ điều chỉnh tự động, tạo điện áp điều khiển
cho thiết bị chỉnh lưu sao cho đảm bảo được đặc tính làm việc theo yêu cầu, tuy nhiên các
nguyên tắc thực hiện là chung và có thể dựa vào mục này để ứng dụng để thực hiện khâu
này cho các chủng loại thiết bị điện tử công suất khác.
A. Bộ điều chỉnh tỷ lệ P
Để thực hiện có thể dùng sơ đồ mạch 1.42a hay 1.45.
Sơ đồ hình 1.42a là mạch thực hiện phép tính trừ, có quan hệ vào/ra như sau:
R01 R02  R2 R
udk  ud  02 u ph  k1ud  k2u ph ,
R2 R01  R1 R2
R0
nếu lấy R1  R2  R, R01  R02  R0  udk  (ud  u ph )  K P uv (1.5)
R
Tức là điện áp điều khiển tỷ lệ với Kp lần chênh lệch giữa hai điện áp vào Uđ và Uph.
Phụ thuộc vào hệ thống chỉnh lưu đang thiết kế cần làm việc theo đặc tính dạng tải
nào mà lựa chọn các tín hiệu vào và tính toán các tham số của mạch cho phù hợp.

Hình 1.42. Bộ điều chỉnh P và đặc tính làm việc


Thiết bị chỉnh lưu có đặc tính ngoài là một họ các đường thẳng song song với nhau
như hình 1.95b, mỗi đường thẳng thể hiện quan hệ Udα(Id) khi giữ góc điều khiển cố định
(hệ hở) theo biểu thức:
U d  U d 0cos - k S I d (1.6)
tuy nhiên nó không song song với trục hoành mà có độ dốc nhất định phụ thuộc vào các trị
số phần tử của mạch lực như tham số máy biến áp, điện trở dây dẫn, … được thể hiện ở hệ
số kS và là giá trị không đổi với thiết bị cụ thể.
1. Đặc tính điều chỉnh cứng
Để dễ hiểu, lấy trường hợp cụ thể cần hệ thống chỉnh lưu phải ổn định điện áp ra tải,
tức là có đặc tính cứng thể hiện bằng đường 1 trên đồ thị hình 1.41. Vì cần ổn định áp nên
tín hiệu phản hồi phải là điện áp tỷ lệ thuận điện áp chỉnh lưu.
- Khi không tải, giả sử điện áp là U d 1  U d 0cos1 (điểm cắt trục tung của đường đặc
tính ngoài với α1) tương ứng điện áp điều khiển Uđk1 (xem hính 1.42c thể hiện phương pháp
tạo góc α theo nguyên tắc điều khiển xung – pha đã nói ở mục trước.
- Khi có tải với trị số Id1, với hệ hở (không có phản hồi và mạch tự động điều chỉnh
P) do góc điều khiển không thay đổi được nên điểm làm việc sẽ dịch đến điểm x1 dẫn đến
điện áp sẽ bị giảm xuống trị số Ud1. Muốn điện áp giữ được giá trị ban đầu, theo đồ thị hình
1.42b dễ dàng thấy rằng điểm làm việc cần được chuyển từ x1 sang điểm x2, điểm này
tương ứng với đặc tính ngoài có góc điều khiển α2<α1. Quy chiếu sang đồ thị 1.42c phải
điều chỉnh điện áp điều khiển từ Uđk1 thành Uđk2
Như vậy nếu hệ hở khi điện áp được điều chỉnh bằng tay (hình 1.40b), muốn giữ điện
áp chỉnh lưu như trước ta phải tự điều chỉnh biến trở để có giá trị Uđk2. Nhưng với hệ kín
có phản hồi điện áp chỉnh lưu, mạch sẽ tự động điều chỉnh điện áp điều khiển để đạt được
hiệu quả đó, nguyên lý tác động như sau:
 Khi điện áp chỉnh lưu giảm đi , lập tức làm điện áp phản hồi giảm theo, dẫn đến
điện áp điều khiển tăng lên theo luật (1.5) của mạch điều chỉnh P:
U dk  K P (ud  u ph ) .
 Nếu ta chọn điện áp răng cưa đi xuống (hình 1.42c, đồ thị bên trên) thì điện áp điều
khiển uđk tăng sẽ làm góc điều khiển α giảm.
 Góc α giảm sẽ dẫn đến điện áp chỉnh lưu tăng trở lại theo (1.6).
Tương tự như vậy, khi dòng tải chuyển từ Id1 đến Id2 để điện áp chỉnh lưu giữ nguyên
được giá trị ban đầu, mạch phải tự động điều chỉnh để chuyển từ điểm x2 sang điểm x3 với
đặc tính tương ứng α3.
Như vậy mạch P đã tự động thực hiện việc chỉnh lại điện áp với sự biến động của tải:
với một lượng đặt uđ cố định, mọi biến động tải phản ánh qua tín hiệu phản hôi uph đều
kéo theo sự thay đổi điện áp điều khiển uddk, dẫn đến góc điều khiển α cũng thay đổi, và
kết quả là điện áp chỉnh lưu cũng thay đổi theo xu hướng khôi phục giá trị cũ.
Tuy nhiên mạch P này có khả năng đảm bảo điều chỉnh chính xác như yêu cầu ở phân
tích trên hay không? Câu trả lời là: về nguyên tắc mạch P không có khả năng điều chỉnh
về đúng giá trị ban đầu, vì theo biểu thức (1.5) cho thấy mạch P sẽ mất điện áp điều khiển
(uđk=0) khi có uph=uđ. Như vậy điện áp điều khiển chỉ tồn tại khi còn sự sai lệch giữa giá
trị mong muốn (lượng đặt uđ) và giá trị thực (thể hiện bằng lượng phản hồi uph).
Song hệ số Kp sẽ ảnh hưởng đến quyết định sự phục hồi điện áp chỉnh lưu, vì Kp
càng lớn thì với cùng một chệnh lệch ∆uv điện áp điều khiển thay đổi mạnh hơn. Trị số Kp
có thể xác định được khi khảo sát toàn hệ thống chỉnh lưu- tải theo các phương pháp tổng
hợp hệ thống tự động với các tham số cụ thể của hệ.
Trên đây là ví dụ với mạch ổn định điện áp, nếu cần ổn định đại lượng khác thì điện
áp phản hồi phải tỉ lệ với đại lượng này và điện áp đặt cũng trở thành lượng đặt của tham
số đó. Ví dụ như:
 Trong mạ điện, công nghệ đòi hỏi phải ổn định dòng điện mạ, vì vậy ở đây cũng
cần đặc tính cứng, nhưng trên đồ thị đặc tính ngoài của nó là đường song song với
trục tung như hình 1.43. Mặt khác cần lấy điện áp phản hồi tỷ lệ với dòng điện mạ
uph(I) và điện áp đặt là lượng đặt dòng
điện uđI để có luật điều chỉnh P ở dạng:
udk  K P (udI  u phI )
Giả sử ta cần ổn định dòng điện ở giá trị
Id1 và bể mạ đang làm việc ở điểm x1 với điện
áp Ud1 tương ứng đặc tính có góc điều khiển
α1. Nếu dòng điện bị tăng (ví dụ do điện trở
tải giảm) đến giá trị Id2 vì ban đầu góc điều
khiển chưa kịp thay đổi, thì để giảm dòng về
giá trị cũ Id1 cần phải điều chỉnh để có điểm
Hình 1.43. Hệ chỉnh lưu ổn định dòng tải
làm việc mới x2 với điện áp chỉnh lưu đã được giảm xuống còn Ud2 nhờ tăng góc điều
khiển lên đến trị số α2>α1.
Mạch P sẽ tự động thực hiện quá trình tăng góc điều khiển như sau: Khi dòng tải Id
tăng kéo theo điện áp phản hồi Uph=KIId tăng, dẫn đến điện áp điều khiển giảm đi do
udk  K P (udI  u phI ) . Vẫn chọn điện áp răng cưa dạng đi xuống (hình 1.42c) ta thấy điện
áp điều khiển giảm sẽ làm tăng góc điều khiển α, đây chính là xu hướng điều chỉnh cần
thiết.
Như vậy trong hệ ổn định dòng điện chỉnh lưu, với cùng một điện áp ra tải Ud, nhưng
tạo bằng góc điều khiển khác nhau cho dòng điện ra tải Id khác nhau. Điều này vì theo
(1.6)
U d  U d 0cos - k S I d , và U d  I d Rd
nên rút ra:
U d 0 cos
Id 
Rd  ks
biểu thức này cho thấy khi điện trở tải thay đổi mà giữ nguyên góc α (tử số giữ nguyên) sẽ
làm thay đổi dòng điện, vì vậy để giữ dòng điện không đổi buộc phải thay đổi α (điều chỉnh
tử số) tỉ lệ thuận với thay đổi điện trở tải.
 Một ví dụ khác. Để ổn định tốc độ động cơ điện một chiều cấp điện từ chỉnh lưu:
cần lấy uph tỉ lệ tốc độ (ví dụ dùng máy phát tốc có UFT=kω) để thành uphω, điện áp
đặt trở thành lượng đặt tốc độ uđω để điện áp điều khiển tuân theo luật
udk  K P (ud  u ph ) .
Lúc đó khi tốc độ động cơ bị ảnh hưởng bởi tải (momen cản trên trục động cơ thay
đổi) hay bởi những yếu tố khác đều được phản ánh qua điện áp phản hồi về bộ điều
chỉnh làm thay đổi điện áp điều khiển dẫn đến điện áp một chiều cấp cho động cơ
biến thiên đúng theo hướng để bù lượng sụt tốc độ vừa xuất hiện do tốc độ động cơ
tỉ lệ thuận với điện áp đặt vào phần ứng của nó.
2. Đặc tính điều chỉnh mềm
Hình 1.44 chỉ ra các dạng đặc tính làm việc của chỉnh lưu điều khiển, trong đó có hai
đặc tính cứng vừa xem xét nguyên lý hoạt động: đường 1 là đường thẳng mong muốn lý
tưởng phải song song trục hoành để luôn giữ điện áp không đổi, còn đường 3 nhằm ổn định
tham số là dòng điện tải với mong muốn phải song song trục tung.
Đường 2 ở hình 1.44 thể hiện đường đặc tính mềm, ở đây yêu cầu sự suy giảm khá
nhanh của điện áp khi dòng điện tải tăng. Bản chất chỉnh lưu theo (1.145) đã có quan hệ
suy giảm này nhưng không lớn, vì vậy vẫn phải sử dụng phản hồi dòng điện làm tăng thêm
độ dốc vồn có đó, sao cho ngay cả khi đầu ra chỉnh lưu bị ngắn mạch (Ud=0) thì giá trị
dòng điện vẫn nằm trong phạm vi cho phép hoạt động của thiết bị.
Có thể thấy điều này theo đồ thị đường 2:
 Khi không tải để có điện áp chỉnh lưu U1 cần
góc điều khiển α1.
 Với dòng tải I1 nếu vẫn giữ góc α1 thì điểm
làm việc ở x1, tuy nhiên đặc tính cần ở điểm
làm việc x2 do đó phải chuyển sang đặc tính
với α2>α1.
 Tương tự như vậy khi dòng tải tăng đến I2
cần điểm làm việc ở x3 và phải điều chỉnh để
Hình 1.44. Đặc tính ngoài chỉnh lưu
có góc điều khiển α3>α2.
 Với dòng ngắn mạch Inm cần đặc tính với góc α4>α3.
Như vậy có nguyên tắc điều chỉnh: khi dòng điện tải tăng cần tăng góc điều khiển α,
là giống nguyên tắc điều khiển ổn dòng (đường 3) vừa phân tích ở trên, điểm khác biệt ở
đặc tính mềm là không đòi hỏi giữ nguyên dòng điện Id mà cho phép tăng dòng chậm. Do
đó mạch điều chỉnh vẫn tuân theo luật udk  K P (udI  u phI ) và phản ứng của mạch là tương
tự nhau nhưng sẽ khác ở hệ số phản hồi: đặc tính mềm phải có hệ số phản hồi dòng điện
nhỏ hơn trường hợp đặc tính cứng. Tức là cùng một giá trị dòng tải, điện áp phản hồi của
đặc tính mềm nhỏ hơn dẫn đến điện áp điều khiển tăng ít hơn, do đó góc α cũng tăng ít hơn
nên điểm làm việc sẽ ở đặc tính cao hơn và nằm bên phải đường đặc tính cứng.
4. Đặc tính có ngắt
Nếu nhìn đặc tính ngắt ở hình 1.41 (đường 3) và đối chiếu với các đặc tính ở hình
1.44, có thể nhận thấy nó là sự kết hợp của đặc tính đường 1 và đường 3 ở hình 1.44 này,
trong đó phải có sự phân vùng tác động hoặc có tính chọn đặc tính làm việc theo điểm
chuyển đổi. Tùy theo tính chất tải mà điểm này được lựa chọn là dòng điện hay điện áp.
Ví dụ với mạch tự động nạp acquy, ban đầu cần chế độ nạp dòng điện không đổi
(đường 3 – đặc tính cứng theo dòng), sau đó khi điện áp acquy đạt điện áp gần định mức
thì chuyển sang đường 1 (đặc tính giữ áp không đổi), như vậy điểm chuyển đổi được lấy
theo ngưỡng điện áp acquy (điện áp tải) do công nghệ quyết định.
Một số trường hợp khác, ngưỡng chuyển đổi là dòng điện tải (như hệ thống nguồn
một chiều, hệ cần phải khống chế dòng tải khi khởi động máy …), hoặc đại lượng khác
như hệ kích thích của động cơ đồng bộ thì ngưỡng chuyển đổi lại lấy theo tốc độ động cơ.
Những hệ này thường đòi hỏi hạn chế về thời gian làm việc theo chế độ ổn dòng vì thường
vượt quá dòng định mức của thiết bị.
Như vậy khi hệ thống đòi hỏi hoạt động với nhiều đặc tính theo các đại lượng điều
chỉnh khác nhau, thường phải thực hiện nhiều bộ điều chỉnh độc lập và dùng một khâu để
chọn bộ điều chỉnh theo điều kiện chuyển đổi theo yêu cầu công nghệ.
Hình 1.45a cũng là bộ điều chỉnh dạng P thực hiện bằng sơ đồ khác, trong thực tế sơ
đồ này được dùng nhiều hơn sơ đồ hình 1.42a đã xét ở trên. Thực chất đây là mạch cộng
đảo dấu thực hiện phép toán sau:
R0 R
udk  ( ud  0 u ph )  ( K d ud  K ph u ph )
R1 R2
Hình 1.45. Bộ điều chỉnh P dùng mạch cộng đảo dấu
Tuy nhiên theo như phân tích ở trên mạch P phải thực hiện phép trừ, do đó ở sơ đồ
này hai điện áp vào phải ngược dấu nhau: ví dụ nếu lấy uđ<0 và uph>0 thì biểu thức này lại
trở về biểu thức gốc (1.5).
Ưu điểm của sơ đồ này so với sơ đồ hình 1.42a là ở chỗ dễ dàng thay đổi hệ số Kđ,
Kph và mặt khác có thể đưa nhiều tín hiệu phản hồi vào cùng một lúc để xử lý đồng thời
trên một OA như hình 1.45c, biểu thức điện áp ra của sơ đồ này như sau:
n
R0 R0 R0 R0
udk   ud  ( u ph1  u ph 2  ...  u phn )   K d ud   K phj u phj
R R1 R2 Rn j 1

Chú ý: trong các phân tích trên luôn phải chọn điện áp răng cưa dạng đi xuống để
điện áp điều khiển phản ứng đúng hướng điều chỉnh cần thiết: uđk tăng thì góc α giảm và
có điện áp chỉnh lưu Ud tăng. Nếu chọn điện áp răng cưa đi lên sẽ có quy luật ngược lại:
uđk tăng thì góc α tăng (xem hình 1.42c đồ thị bên dưới) dẫn đến điện áp chỉnh lưu Ud
giảm, như vậy không thích hợp luật điều chỉnh tự động đã phân tích. Vì vậy khi sử dụng
răng cưa đi lên để đảm bảo đúng hướng phục hồi điện áp phải thay đổi mạch điều chỉnh
đơn giản nhất là dùng thêm bộ điện trở treo áp R3 và R4 phía sau mạch P như hình 1.45b.
B. Bộ điều chỉnh kiểu PI
Lý thuyết điều khiển cho thấy mạch điều khiển P luôn tồn tại sai số điều chỉnh, để
loại trừ sai số cần dùng mạch PI (mạch vô sai). Hình 1.46a là mạch PI dạng đơn giản, có
quan hệ vào/ra tuân theo quy luật:
 R R 1 1 
ura  udk   ( 0 ud  0 u ph )   ( ud  u ph )dt  U (0) 
 R1 R2 C1R1 C1R2 
Nếu cần ổn định tham số vẫn phải tuân theo các yêu cầu nói trên, ví dụ nếu lấy uđ âm
suy ra uph phải âm và để đơn giản chọn R1=R2 thì biểu thức trở thành:
R 1
C1 R1 
ura  udk  0 (ud  u ph )  (ud  u ph )dt  U (0)  K p uv  K I  uv dt  U (0)
R
Như vậy điện áp điều khiển uđk đã bao gồm hai thành phần, ngoài phần P tác động
theo sai lệch giữa hai đại lượng đầu vào ∆uv như bộ điều chỉnh tỉ lệ nói trên với hệ số Kp,
còn thêm thành phần tích phân sai lệch với hệ số Ki. Chính thành phần này sẽ tiếp tục tác
động chừng nào vẫn còn sai lệch lượng đặt uđ và lượng thực uph , cho đến khi sai số bằng
không mới dừng, tức là tích phân chỉ dừng tích lũy điện áp ở đầu ra mạch PI khi
uv  ud  u ph  0 nhưng điện áp điều khiển vẫn khác không do mạch đã tích lũy được giá
trị uđk mới , đây là điểm khác biệt nữa so với mạch P.
Hình 1.46. Bộ điều chỉnh PI (a) và PID đơn giản (b)
Thành phần tích phân của mạch PI sẽ gây hiện tượng trễ điều chỉnh vì cần thời gian
vì cần thời gian để tích phân, trong đó giá trị tụ C1 ảnh hưởng quyết định đến độ tác động
nhanh của hệ thống (R1 đã tham gia trong thành phần Kp nên không dùng để hiệu chỉnh
Ki), vì vậy tùy theo quán tính của hệ thống thực để chọn C1
C. Bộ điều chỉnh kiểu PID
Khi hệ thống mà phụ tải có khả năng đột biến lớn thì mạch PI với bản chất trễ đương
nhiên không thể phản ứng kịp, mặc dù vẫn đạt hệ điều chỉnh vô sai, song thời gian để hệ
thống ổn định lại kéo dài. Để khắc phục nhược điểm này của mạch PI cần đưa thêm thành
phần phản ứng nhanh chỉ với các đột biến tải, đó chính là thành phần đạo hàm D, như vậy
bộ điều chỉnh trở thành PID. Trên hình 1.46b tụ CD có tác dụng như vậy, vì tụ điện này nối
song song với điện trở R2 nên khi có đột biến của điện áp phản hồi (do tải đột biến gây ra)
thì dòng điện vào mạch điều chỉnh sẽ tắt qua tụ CD mà không cần qua R2 và gây thay đổi
ngay điện áp ra, tức là mạch phản ứng nhanh và mạnh với các đột biến. Sau đó tụ CD mất
tác dụng và chỉ còn mạch PI phản ứng tiếp tục như đã nói ở trên.
Chú ý: Bộ điều chỉnh PI và PID không tạo được đặc tính mềm.
Ví dụ 1.8. Chỉnh lưu điều khiển ba pha hình tia làm việc ở chế độ ổn định điện
áp ra. Biết U2=86V, đặc tính ngoài chỉnh lưu có ks=0,08, tham số định mức: Ud=70V,
Id=100A.
1. Xác định góc điều khiển khi không tải và tải định mức cho các trường hợp
sau: điện áp nguồn định mức, điện áp nguồn bị sụt giảm 15%.
2. Biết điện áp răng cưa có dạng tuyến tính đi xuống với biên độ 10V, hãy tính
điện áp điều khiển để đảm bảo các góc điều khiển ở mục a.
Giải:
Chỉnh lưu tia ba pha có Ud0=1,17U2=1,17.86=100,62 (V)
Đặc tính ngoài theo (1.145) với ks=0,08: ud  U d 0cos - ks I d  100,62.cos  0,08.I d
1. Xác định góc điều khiển
 Điện áp nguồn định mức: U2=86V.
Trường hợp không tải: Id=0, nên cũng từ (1.145) có:
Ud 70
cos    0, 696    45,920
U d 0 100, 62
Trường hợp tải định mức Id=100A:
U d  k s I d 70  0, 08.100
cos    0, 775    39,180
Ud0 100, 62
 Điện áp nguồn sụt 15% tức là điện áp nguồn chỉ còn: U2=0,85.86=73,1 (V), do đó
điện áp Ud0=1,17U2=1,17.73,1=85,53 (V).
Trường hợp không tải: Id=0:
Ud 70
cos    0,818    35, 07 0
U d 0 85,53
Trường hợp tải định mức Id=100A:
U d  k s I d 70  0, 08.100
cos    0,912    24, 220
Ud0 85,53
2. Xác định điện áp điều khiển. Với điện áp răng cưa có biên độ URCmax=10V, ta có
quan hệ giữa góc điều khiển và điện áp điều khiển như sau:

udk  U RCmax (1  )
1800
đưa các giá trị α tính được ở mục (a) có các điện áp điều khiển tương ứng là:
 45,920
  45,920  udk  uRCmax (1  0
)  10.(1  )  7, 45(V ) ,
180 1800
tính tương tự như vậy ta có:   39,180  udk  7,82(V ) ;   35, 070  udk  8, 05(V ) ;
  24, 220  udk  8, 65(V )
Ví dụ 1.9. Chỉnh lưu ở ví dụ 1.8 làm việc ở chế độ ổn dòng và đang ở chế độ định
mức với Id=100A thì cần chuyển sang ổn định dòng với Id=40A.
1. Xác định góc α và điện áp điều khiển uđk để chuyển dòng.
2. Xác định góc điều khiển để đảm bảo dòng giữ ở 40A khi đầu ra bị ngắn mạch,
biết điện trở ngắn mạch của thiết bị là 0,02Ω. Tính giá trị dòng ngắn mạch khi hệ bị
mất phản hồi, trở thành hệ hở.
3. Xác định điện trở tải lớn nhất có thể.
Giải:
U dm 70
Điện trở tải định mức: Rddm    0, 7()
I ddm 100
1. Khi biết điện trở tải và dòng điện tải thì theo (1.145) và với quan hệ Id=(Udα/Rd)
có:
( Rd  ks ) I d (0, 7  0, 08).40
cos =   0,31    71,940 ,
Ud 0 100, 62
 71,94
từ đây tính được uđk: udk  U RCmax (1  0
)  10.(1  )  6(V ) .
180 180
2. Để giữ dòng ở giá trị 40A khi ngắn mạch, vẫn theo biểu thức ở mục (a) cần có:
( R  ks ) I d (0, 02  0, 08).40
cos min = dnm   0, 04    87, 7 0  udk  5,1V
Ud 0 100, 62
Với hệ hở góc điều khiển vẫn giữ ở góc 71,940, do đó dòng ngắn mạch bằng:
U d 0 cos71,940 100, 62.0,31
I nm    312( A) , lớn hơn 8 lần khi hệ kín.
Rnm  ks 0, 02  0, 08
3. Khi điện trở tải tăng mà giữ dòng điện thì điện áp chỉnh lưu buộc phải tăng, tuy
nhiên giá trị tối đa có thể đạt tới chỉ bằng Ud0 khi cosα=1, từ các điều kiện này rút ra:
( R  ks ) I d U 100, 62
cos  d  1  Rd  d 0  k s   0, 08  2, 44()
Ud0 Id 40
Ví dụ 1.10. Vẫn mạch chỉnh lưu ở hai ví dụ trên cần làm việc với đặc tính mềm
với các điểm đặc trưng: điểm không tải 60V, điểm ngắn mạch dòng 80A (R+=0,02Ω).
1. Xác định góc điều khiển và điện áp điều khiển cho điểm này.
2. Tìm luật điều khiển P thỏa mãn yêu cầu đặc tính đi qua hai điểm đặc trưng
trên.
Giải:
1. Hai điểm đặc trưng:
 Điểm không tải tương ứng dòng bằng không, do đó theo (1.145) có:
Ud 60  53,39
cos =   0,596    53,390  udk  uRCmax (1  0
)  10(1  )  7, 03(V )
U d 0 100, 62 180 180

 Điểm ngắn mạch tính như mục (b) của ví dụ 1.38:


( R  ks ) I d (0, 02  0, 08).80
cos min = dnm   0, 08    85, 440  udk  5, 25V
Ud0 100, 62
2. Luật điều khiển P đã biết: udk  K P (ud  u ph )  K P (ud  K I I d ) , đơn giản lấy Kp=1.
 Điểm không tải: Vì Id=0 nên uđk = ud, mục (b) đã tính được uđk=7,5V. Vậy lượng
đặt cho đặc tính này là uđk=7,5V.
 Ở điểm ngắn mạch đã tính cần có uđk=5,25 V, do đó:
u  udk 7,5  5, 25
udk  ud  K I I d  K I  d   0, 02225(V )
I nm 80
 Vậy luật điều chỉnh P là: udk  ud  0,02225I d
 Trong thực tế quy luật thường phức tạp hơn do tính chất phi tuyến của các hệ thống
thực.

1.15.2. Mạch hạn chế góc điều khiển


Hạn chế góc điều khiển là nhằm khống chế điện áp chỉnh lưu trong phạm vi định
trước. Để thực hiện điều này người ta tác động vào điện áp điều khiển vì điện áp này xác
định góc điều khiển α. Như vậy thực chất mạch hạn chế α là mạch hạn chế điện áp điều
khiển.
Thông dụng nhất là sơ đồ hình 1.47a, điện áp điều khiển lớn nhất được đặt bằng điện
trở P1, còn điện áp điều khiển nhỏ nhất đặt bằng P2. Tùy dấu điện áp cần hạn chế là dương
hay âm mà các nguồn E cũng có dấu tương tự. Với dấu E trên sơ đồ thì Umin sẽ âm, còn
Umax là dương. Nguyên lý hoạt động khá đơn giản, nếu coi diode là lý tưởng.
 Nếu điện áp vào Uđkv lớn hơn giá trị đặt hạn chế Umax thì diode D1 dẫn, làm cho Ura
= Umax, từ đây với mọi Ura > Umax điện áp ở đầu ra sẽ luôn giữ ở trị số này Uđk =
Umax.
 Nếu điện áp vào Uđkv nhỏ hơn giá trị đặt hạn chế Umin thì diode D2 dẫn, sẽ chốt điện
áp ra ở giá trị Umin này với mọi Ura < Umin.
Do đó ta có đặc tính vào/ra dạng lý tưởng là đường nét đậm ở hình 1.47a.
Tuy nhiên trong thực tế không được như vậy, mà uđk ra ngoài phạm vì Umin và Umax
sẽ có đường nét đứt ở hình 1.47a.
Hình 1.47. Mạch hạn chế điện áp
Độ sai lệch ∆U1, ∆U2 khỏi đường lý tưởng là do quan hệ các điện trở nhánh tạo điện
áp hạn chế với R và do diode D1,D2 là các phần tử không lý tưởng mà có sụt áp khi dẫn
và có đặc tính VA phi tuyến. Nếu việc bù lại sụt áp trên diode tiến hành đơn giản bằng cách
hiệu chỉnh P1, P2 xuống giá trị thấp hơn, thì loại trừ ảnh hưởng của các điện trở khó khăn
hơn.
Đồ thị trên hình 1.100a tương ứng với mức ngưỡng đặt ở ±5V với giá trị biến trở là
500Ω còn điện trở R=1kΩ, nếu tăng điện trở lên gấp 20 lần trị số biến trở thì đường đặc
tính sẽ gần với đường lý tưởng.
Mạch này chưa xét tới điện trở tải, nếu có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng mạnh đến đặc tính
vào/ra, vì vậy trong thực tế thường dùng mạch lặp OA ở đầu ra trước khi đưa đến các mạch
khác.
Để cải thiện đặc tính hạn chế, có thể dùng mạch theo hình 1.47b, lúc đó đặc tính đạt
được độ bằng phẳng tốt và kết hợp được thay đổi độ dốc của đặc tính vào/ra nhờ quan hệ
điện trở R0/R1.
1.15.3. Mạch hạn chế gia tốc điện áp
Trong quá trình điều chỉnh nếu lượng
điện áp đặt biến thiên quá nhanh (như xoay
triết áp điều chỉnh nhanh từ vị trí min→max)
thường làm điện áp chỉnh lưu tăng vọt theo,
dòng tải cũng đột biến có thể dẫn đến những
hậu quả có hại cho thiết bị và cho tải. Để tránh
hiện tượng này, phải đặt khâu hạn chế tốc độ
tăng điện áp. Khâu này thường sử dụng khâu
trễ bằng tụ điện và có nhiều sơ đồ khác nhau,
hình 1.48 là một sơ đồ dạng này. Hình 1.48. Mạch hạn chế gia tốc điện áp
Trong đó thời gian trễ được tính theo công thức:
  1, 4 RCuvao (uvào là đột biến điện áp đầu vào tối đa)

1.16. NGUỒN CUNG CẤP CHO MẠCH ĐIỀU KHIỂN


1.16.1. Giới thiệu chung
Đa số mạch điều khiển đòi hỏi nguồn cung cấp là điện áp một chiều, trị số điện áp và
độ ổn định tùy thuộc từng khâu trong mạch. Năng lượng cấp cho các nguồn này thông
thường vẫn lấy từ lưới điện nhờ biến áp điều khiển. Cấu trúc thông thường của bộ nguồn
mạch điều khiển như hình 1.49.
Uđp~ +Ud0
- +Ecs
- +Ecc
-

+Ech
BIẾN ÁP CHỈNH LƯU LỌC ĐIỆN -
ỔN ÁP 1 ỔN ÁP 2
U1~ ĐIỀU KHIỂN DIODE DUNG
U2~

Hình 1.49. Cấu trúc nguồn cung cấp cho mạch điều khiển
Có thể chia thành ba loại nguồn chính:
1. Nguồn không đòi hỏi độ ổn định cao. Loại này cấp cho khu vực các rơle điều
khiển (12V hoặc 24V) và khâu khuếch đại công suất (trị số xấp xỉ 20V). Độ dao động điện
áp cho phép đến 10% hoặc hơn nữa, song có đặc điểm là tiêu thụ dòng lớn, có thể lên đến
vài Ampe. Vì vậy ở đây hay sử dụng mạch chỉnh lưu chỉ lọc bằng tụ điện và không cần ổn
áp, do đó điện áp này sẽ thay đổi theo độ dao động của lưới điện thông qua biến áp điều
khiển.
2. Nguồn một chiều ổn áp có giá trị theo cấp chuẩn. Loại này cấp nguồn cho các
mạch bán dẫn, vi mạch (OA, IC logic…) đòi hỏi độ ổn định điện áp, sai số không quá 2%
với mọi ảnh hưởng (nguồn lưới, biến động tải, …). Vì vậy nguồn này thực chất là mạch ổn
áp. Trị số điện áp phụ thuộc vào linh kiện được dùng và tuân theo quy chuẩn chung, thông
dụng nhất là các cấp quy chuẩn điện áp ±5V, ±12V và ±15V.
3. Nguồn điện áp chuẩn. Loại này chỉ cung cấp cho một khâu cần độ ổn định điện
áp rất cao (0,1%) gọi là nguồn chuẩn. Tuy vậy trị số điện áp không được quy chuẩn mà
phụ thuộc cụ thể của yêu cầu kỹ thuật và thiết kế, tuy nhiên thường không quá 10V.
Loại nguồn một chiều không ổn áp (loại 1) thực chất là mạch chỉnh lưu diode có lọc.
Nhiệm vụ chính khi tính nguồn này là xác định các tham số Ud, Id, Pd làm cơ sở cho tính
toán biến áp điều khiển. Do đó cách tính toán về cơ bản tương tự như mạch chỉnh lưu lực,
tuy nhiên được lược giản nhiều vì nói chung giá thành các phần tử mạch này (diode, tụ lọc,
…) .
Dưới đây chỉ trình bày về nguồn một chiều ổn áp theo cấp chuẩn.

1.16.2. Nguồn một chiều ổn áp theo cấp chuẩn


Mạch ổn áp yêu cầu điện áp vào phải là điện áp một chiều đã được lọc sơ bộ, tức là
nguồn vào cho ổn áp là nguồn loại 1. Vì vậy có thể dùng nguồn cho KĐX cấp chung cho
mạch ổn áp khi công suất điều khiển không lớn. Tùy thuộc các tham số cụ thể của tải ổn
áp, có thể dùng các linh kiện như diode ổn áp, transistor hay các IC chuyên dụng để thực
hiện mạch ổn áp.
Với những mạch yêu cầu dòng tải không quá vài chục mili Ampe và độ ổn định điện
áp ra vài phần trăm có thể dùng diode ổn áp (hình 1.50a). Tuy nhiên kiểu ổn áp này không
phù hợp nếu điện áp vào biến động trong phạm vi lớn vì lúc đó điện trở và diode ổn áp sẽ
bị phát nóng quá mức, hoặc mạch dễ ra ngoài phạm vi ổn định điện áp.
Mạch dùng transistor kết hợp với diode ổn áp cho phép tăng dòng tải lên vài Ampe,
song hiện nay ít dùng vì không tiện, dùng IC ổn áp chuyên dụng có giá thành rẻ và tham
số tốt hơn.
Hình 1.50. Nguồn ổn áp một chiều
a) Dùng diode ổn áp; b) Dùng IC chuyên dụng
c);d) Tăng khả năng chịu tải cho nguồn ổn áp dương và âm
 Ổn áp kiểu bù dùng các vi mạch chế tạo sẵn.
Phần lớn nguồn ổn áp cho mạch điều khiển dùng IC ổn áp chế tạo sẵn, trong đó seri
78xx và 799xx thông dụng nhất hiện nay. Chúng có sơ đồ cơ bản như hình 1.50b. Seri này
được chế tạo công nghiệp với các cấp điện áp ra chuẩn và thể hiện bằng hai số cuối cùng:
- Loại 78xx có các chuẩn điện áp ổn định đầu ra là: 5V, 6V, 8V, 10V, 12V, 15V, 18V
và 24V.
- Loại 79xx có các chuẩn điện áp ổn định đầu ra là: -5V; -5,2V; -8V; -12V; -15V; -
18V và -24V.
Điện áp đầu vào tối đa là 35V cho các chuẩn thấp dưới 20V, và 40V cho hai chuẩn
điện áp ra là 20V và 24V.
Dòng tải cho phép của loại này là 1,5A (phải có tản nhiệt), và nói chung thỏa mãn
hầu hết các mạch điều khiển thông dụng.
Trường hợp cần nâng khả năng chịu dòng tải hơn nữa có thể dùng thêm transistor
công suất (có tản nhiệt) như hình 1.50c,d. Giá trị điện trở R được tính theo biểu thức sau:
U BE
R
I
I oa  c

Trong đó:
- UBE – sụt áp trên ba zơ – ê mi te transistor T, thường lấy bằng 0,7.
- Iôa – phần dòng cho đi qua IC ổn áp.
- Ic – phần dòng cho đi qua transistor T
- β – hệ số khuếch đại của transistor T
Công nghiệp cũng chế tạo một số loại IC ổn áp dòng tải lớn đến 8A, song không
thông dụng vì cỡ dòng này nên dùng nguồn theo nguyên tắc băm xung PWM.
Loại 78xx và 79xx có sai số điện áp tối đa do chế tạo 4% và tổng sai lệch do các yếu
tố bên ngoài (biến động điện áp vào, tải, nhiệt độ, …) có thể tới 0,2V. Vì vậy nếu cần nguồn
ổn áp có độ chính xác cao hơn người ta dùng IC ổn áp loại LM337 (hìn 1.51) cho phép
điều chỉnh trong dải rộng từ 2V đến 37V nhờ biến trở R2 và có độ ổn định trung bình 0,5%.

Hình 1.51. Cách đấu mạch IC ổn áp LM337


Lưu ý chung: Để các IC ổn áp hoạt động bình thường phải tính chọn sao cho trong
quá trình hoạt động, điện áp đầu vào không cao quá trị số cho phép của từng loại (tính ở
chế độ điện áp lưới điện cao nhất và mạch ổn áp không tải) và cũng không thấp hơn mức
tối thiểu cần thiết (tương ứng khi điện áp lưới thấp nhất và mạch ổn áp mang tải lớn nhất),
mức thiểu này khoảng (2,5÷3)V.

1.17. VÍ DỤ MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHỈNH LƯU


1.17.1. Mạch phát xung đơn không có khâu tách xung
Sơ đồ điều khiển phát xung đơn không có khâu tách xung cho chỉnh lưu tia hai pha
hoặc chỉnh lưu cầu bán điều khiển một pha có sơ đồ nguyên lý như hình 1.52a.
a)

b)
Hình 1.52. a) Mạch điều khiển hai nửa chu kỳ không có khâu tách xung
b) Ví dụ ứng dụng cho chỉnh lưu bán điều khiển một pha

Sơ đồ hình 1.52b là một ví dụ ứng dụng cho sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha bán điều
khiển thyristor đấu thẳng hàng. Mạch điều khiển này cũng áp dụng được cho chỉnh lưu
hình tia hai pha.
Với sơ đồ điều khiển không có khâu tách xung, mỗi thyristor lực nhận được xung
điều khiển trong cả hai nửa chu kỳ của điện áp xoay chiều. Như vậy ngay cả khi điện áp
trên thyristor là âm, xung vẫn được đưa đến cực điều khiển của van, điều này là không thật
tốt cho van, do có thể làm giảm khả năng chịu điện áp ngược của thyristor. Do đó để thuận
lợi khi làm việc với điện áp nguồn xoay chiều cao, nhất là khi van được mắc trực tiếp với
điện áp lưới là nơi dễ có các đột biến điện áp theo đường dây đưa đến mạch chỉnh lưu.
Hình 1.53. Đồ thị điện áp cho mạch hình 1.52

1.17.2. Mạch phát xung chùm, có khâu tách xung


Sơ đồ điều khiển phát xung chùm, có khâu tách xung cho chỉnh lưu tia hai pha hoặc
chỉnh lưu cầu bán điều khiển một pha có sơ đồ nguyên lý như hình 1.54 và có sơ đồ như
hình 1.55.
a)

b)
Hình 1.54. Mạch điều khiển thyristor phát xung chùm, có khâu tách xung
Hình 1.55. Đồ thị mô phỏng mạch điều khiển 1.51a

Hình 1.56. Đồ thị mô phỏng mạch điều khiển 1.51b


Sơ đồ dạng hình 1.55 cho phép điều khiển hai van lực của cùng một pha nguồn xoay
chiều, ứng dụng cho bất kỳ tải nào đều được.
1.16.3. Mạch điều khiển chỉnh lưu ba pha
Sơ đồ điều khiển chỉnh lưu hình tia ba pha có sơ đồ nguyên lý như hình 1.57

Hình 1.57. Mạch điều khiển chỉnh lưu hình tia ba pha

Sơ đồ điều khiển chỉnh lưu cầu ba pha phát xung kép có sơ đồ nguyên lý như hình
1.58, điều khiển phát xung chùm như hình 1.59.
Hình 1.58. Mạch điều khiển chỉnh lưu hình cầu ba pha, phát xung kép
Hình 1.59. Mạch điều khiển chỉnh lưu hình cầu ba pha, phát xung chùm

You might also like