You are on page 1of 39

Đánh giá tổng quan về tác động

kinh tế - xã hội của quá trình


chuyển dịch năng lượng
Các kết quả mang tính định lượng từ các
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
Thông tin ấn phẩm
Đơn vị phát hành
Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ)

Trụ sở đã đăng ký
Bonn và Eschborn, Đức

Địa chỉ:
Dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng
Phòng 041, tầng 4, tòa nhà Coco
14 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ,
Hà Nội, Việt Nam
T + 84 (0)24 39 41 26 05
F + 84 (0)24 39 41 26 06
office.energy@giz.de
www.giz.de/viet-nam
www.gizenergy.org.vn

Thời điểm lập


Tháng 3/2022

Nội dung
Tiến sĩ David Jacobs
GIZ chịu trách nhiệm về nội dung của ấn phẩm này.
3

Mục lục
Tóm tắt tổng quan .........................................................................................................7
Khai thác các cơ hội về mặt kinh tế - xã hội từ chuyển dịch năng lượng ........................ 7
Chuẩn bị cho quá trình chuyển dịch tại những khu vực và ngành sử dụng nguồn năng
lượng chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch .............................................................................. 7
Chương 1: Các khía cạnh kinh tế - xã hội của quá trình chuyển dịch năng
lượng ............................................................................................................................10
1.1 Không chỉ góp phần bảo vệ khí hậu: Những tác động kinh tế - xã hội của quá trình
chuyển dịch năng lượng ............................................................................................10
1.2 Xây dựng chiến lược toàn diện về tăng trưởng xanh ...............................................12
Chương 2: Tổng quan về các tác động kinh tế - xã hội của quá trình chuyển
dịch năng lượng ..........................................................................................................14
2.1. Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế.........................................................14
2.2. Tăng cường an ninh năng lượng và giảm chi phí nhập khẩu năng lượng .............................17
2.3. Cơ hội việc làm .........................................................................................................20
2.4. Giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm chi phí cho hệ thống y tế công cộng ........26
2.5. Các cơ hội kinh tế liên quan đến nền kinh tế hydro xanh........................................29
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................34
4

Danh mục từ viết tắt


CGE Mô hình cân bằng tổng thể
CO Carbon monoxide

CO2 Carbon Dioxide


DALY Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật
EU Liên minh Châu Âu

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam


EUR Đồng Euro

GDP Tổng sản phẩm quốc nội


GH2 Hydrogen xanh

KNK Khí nhà kính

GIZ Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ)


IEA Cơ quan Năng lượng Quốc tế

IRENA Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế


LCOE Chi phí sản xuất điện quy dẫn (tương đương với LEC)

LCR Giá thành điện quy dẫn (tương đương với LCOE)

LNG Khí tự nhiên hóa lỏng


Bộ TC Bộ Tài chính

Bộ CT Bộ Công Thương
MW Megawatt

NOx Các ôxít nitơ (NOx)


OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PDP Quy hoạch phát triển điện lực

TTCP Bụi (PM)


NLTT Năng lượng tái tạo

SO2 Lưu huỳnh đi-ô-xít

USD Đô la Mỹ
WETO Triển vọng Chuyển dịch Năng lượng Thế giới (Kịch bản của IRENA)

WHO Tổ chức Y tế Thế giới


5

YLL Số năm tuổi thọ bị mất đi


6

Tóm tắt tổng quan


7

Tóm tắt tổng quan

Trong những thập kỷ trước, khi thảo luận về các biện pháp bảo vệ khí hậu, chúng ta thường nhắc tới
nội dung "chia sẻ gánh nặng". Trong vòng 10 năm gần đây, câu chuyện và quan điểm nêu trên đã có
nhiều thay đổi. Các cơ hội và lợi ích liên quan tới chuyển dịch năng lượng hiện đang trở thành
tâm điểm.

Quá trình chuyển dịch năng lượng sang các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo không
chỉ giảm phát thải khí nhà kính mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.

Khi các chính sách được cấu trúc tốt, chuyển dịch năng lượng có thể kích hoạt thêm nhiều lợi ích
kinh tế - xã hội khác nhau cho Việt Nam, trong đó bao gồm tăng cường an ninh năng lượng, cải
thiện cán cân thương mại do giảm nhập khẩu năng lượng, tạo việc làm, giảm ô nhiễm không khí và chi
phí y tế liên quan, tăng đầu tư và GDP, v.v.

Khai thác các cơ hội về


mặt kinh tế - xã hội từ
chuyển dịch năng lượng
Trong khuôn khổ báo cáo ngắn gọn này, những
hiệu quả kinh tế - xã hội của quá trình chuyển dịch
năng lượng chỉ được nêu tóm tắt do đã được lượng
hóa cụ thể ở nhiều quốc gia trên thế giới như Đức,
Ấn Độ, Canada, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile và
những quốc gia khác. Việt Nam cũng có thể khai
thác được những lợi ích này.
sách vẫn cần dự tính và chuẩn bị cho quá trình
Các cơ hội được xác định theo các khía cạnh sau: chuyển dịch cho những khu vực còn phụ thuộc
nhiều vào nhiên liệu hóa thạch và các ngành
• Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế
công nghiệp liên quan.
• Tăng cường an ninh năng lượng và giảm chi
phí nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch Để thực hiện chuyển dịch năng lượng tại các
• Cơ hội việc làm khu vực có các ngành công nghiệp nhiên liệu
• Giảm ô nhiễm không khí và chi phí y tế (cộng hóa thạch, có thể triển khai nhiều chính sách
đồng) cấp ngành nhau, ví dụ như:
• Các cơ hội kinh tế liên quan đến nền kinh tế
• Thành lập các đặc khu kinh tế dành cho các
hydro xanh
công nghệ năng lượng sạch
Báo cáo này cũng giải thích các phương pháp • Tổ chức các chương trình đấu thầu dành riêng
khoa học khác nhau được sử dụng nhằm cho năng lượng tái tạo ở những khu vực này
lượng hóa những tác động kinh tế - xã hội này. Để chuyển dịch lực lượng lao động hiện đang
làm việc trong ngành nhiên liệu hóa thạch, cần
Chuẩn bị cho quá trình chú trọng chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi
chuyển dịch tại những khu bằng cách:
vực và ngành sử dụng • Đánh giá kỹ năng hiện có của người lao động
và cung cấp các cơ hội đa dạng nhằm đào tạo
nguồn năng lượng chủ yếu
lại và chuyển đổi kỹ năng cho họ
là nhiên liệu hóa thạch • Đánh giá cơ cấu tuổi của người lao động và
Trong quá trình chuyển dịch, mặc dù hầu hết cân nhắc đưa ra các kế hoạch nhằm đưa lao
các cơ hội đều mang lại lợi ích lớn hơn chi phí động lớn tuổi vào nhóm đủ điều kiện nghỉ hưu
(chuyển tiếp) nhưng các nhà hoạch định chính sớm
8

Hình 1: Các cơ hội kinh tế - xã hội liên quan đến quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam (Nguồn: IET)

• Tăng cường an ninh • Hưởng lợi từ việc số


năng lượng tại Việt lượng lao động và việc
Nam bằng các nguồn làm ngày càng tăng
năng lượng tái tạo trong ngành năng
trong nước lượng
• Giảm rủi ro địa chính • Tối đa hóa tiềm năng
trị đối với Việt Nam tạo việc làm bằng cách
• Giảm rủi ro lạm phát tạo ra các chuỗi giá trị
• Tiết giảm chi phí trong nước
nhập khẩu nhiên liệu • Giảm thiểu tác động
hóa thạch tiêu cực đối với các
ngành và lao động liên
quan đến nhiên liệu
hóa thạch

An ninh Cơ hội việc


năng lượng làm

Giảm ô
Phát triển và
nhiễm
tăng trưởng
không khí và
công nghiệp
chi phí y tế

• Tạo ra một nền công • Giảm chi phí về mặt tài


nghiệp năng lượng chính cho hệ thống y tế
sạch quốc gia • Cải thiện sản lượng
• Tránh được các chi kinh tế quốc gia
phí kinh tế do không • Giảm số lượng tử vong
hành động bảo vệ khí sớm
hậu, bao gồm tránh
được tình trạng mắc
kẹt tài sản
• Tăng GDP quốc gia
9

01
Các khía cạnh kinh tế - xã hội
của quá trình chuyển dịch
năng lượng
10

Chương 1: Các khía cạnh kinh tế - xã hội của


quá trình chuyển dịch năng lượng

Các nhận định chính dành cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam:
Bên cạnh việc góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính, quá trình chuyển dịch năng lượng
sang các nguồn năng lượng sạch và tái tạo còn mang tới nhiều lợi ích khác.
Khi các chính sách được cấu trúc tốt, quá trình chuyển dịch năng lượng có thể kích hoạt thêm
nhiều lợi ích kinh tế - xã hội khác nhau cho Việt Nam, trong đó bao gồm tăng cường an ninh năng
lượng, cải thiện cán cân thương mại do giảm nhập khẩu năng lượng, tạo việc làm, giảm ô nhiễm không
khí và chi phí y tế liên quan, tăng đầu tư và GDP, v.v.
Tuy nhiên, để khai thác những lợi ích này, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách và
các cơ chế hỗ trợ khác nhau (ví dụ như chính sách phát triển năng lượng, chính sách công
nghiệp, chính sách lao động, v.v.) như là một phần trong chiến lược tăng trưởng xanh tổng thể
của quốc gia.
Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cần lường trước các tác động tiêu cực tiềm ẩn về kinh tế
- xã hội đối với những ngành hoặc khu vực phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất và có số
lượng việc làm liên quan đến nhiên liệu hóa thạch lớn nhất.

1.1 Không chỉ góp phần bảo vệ khí hậu: Những tác động kinh tế - xã
hội của quá trình chuyển dịch năng lượng
Để duy trì một lộ trình phát triển an toàn về khí hậu, trong những thập kỷ tới nền kinh tế toàn cầu sẽ cần
phải giảm mạnh lượng khí thải carbon, đầu tư vào năng lượng tái tạo, tiết kiệm và sử dụng năng lượng
hiệu quả và các công nghệ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng khác. Trong những thập kỷ trước, khi thảo
luận về các biện pháp bảo vệ khí hậu, chúng ta thường nhắc tới nội dung “chia sẻ gánh nặng”. Các
biện pháp bảo vệ khí hậu từng bị coi là tốn kém và chỉ khả thi đối với các nước phát triển hơn hoặc những
nước có mức độ công nghiệp hóa cao hơn.

Trong vòng mười năm gần đây, câu chuyện và quan điểm nêu trên đã thay đổi: các cơ hội và lợi ích
liên quan tới quá trình chuyển dịch năng lượng hiện đang trở thành tâm điểm. Khi việc giảm phát
thải carbon là yêu cầu bắt buộc đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như hệ thống năng lượng ở tất cả các
quốc gia nhằm duy trì khí hậu ổn định và thuận lợi cho sự sống của toàn nhân loại, câu hỏi đặt ra là làm
thế nào để các quốc gia có thể tối đa hóa lợi ích từ quá trình chuyển đổi này.

Trong những năm qua, các tổ chức nghiên cứu và chính phủ trên thế giới đã phân tích, lượng hóa những
tác động kinh tế - xã hội đến từ quá trình chuyển đổi trong ngành năng lượng. Kết quả đã liệt kê một số
“lợi ích chung” của quá trình chuyển dịch năng lượng, bao gồm các khía cạnh liên quan đến an ninh nguồn
cung, việc làm, phát triển công nghiệp và kinh tế, môi trường, sức khỏe, các nội dung chính trị và xã hội,
cũng như khả năng tiếp cận năng lượng (xem Hình 2 phía dưới).

Một số nhà phân tích và nghiên cứu cho rằng không nên gọi những tác động đó là “lợi ích chung” vì đối với
một số quốc gia trên thế giới, các cơ hội phát triển công nghiệp, đảm bảo an ninh năng lượng, cải thiện
tiếp cận năng lượng và những tác động khác có ý nghĩa chính trị quan trọng hơn so với việc giảm phát thải
khí nhà kính.
11

Lợi ích về an Lợi ích về việc Lợi ích về kinh tế Lợi ích về môi Lợi ích về sức Lợi ích chính trị Lợi ích về tiếp
ninh nguồn cung làm và công nghiệp trường khỏe và xã hội cận năng lượng

•Hệ thống năng • Tăng số lượng • Phát triển kinh •Bảo vệ khí hậu •Giảm các bệnh •Tính bao trùm •Điện khí hóa
lượng linh hoạt, việc làm trong tế xanh •Giảm lượng đường hô hấp và quá trình dân vùng sâu vùng
có khả năng ngành năng • Các cơ hội đầu nước tiêu thụ •Giảm tử vong chủ hóa của hệ xa
phục hồi tốt hơn lượng tư và gia tăng •Bảo vệ tài sớm thống năng • Phát triển kinh
• Giảm rủi ro địa • Việc làm thỏa GDP nguyên (bảo tồn •Giảm chi phí về lượng tế nông thôn
chính trị đáng và an toàn •Kiến tạo giá trị tài nguyên hữu mặt tài chính •Sự chấp nhận (cho mục đích
• Giảm nhập • Gia tăng cơ hội quốc gia và địa hạn) cho hệ thống y của cộng đồng sản xuất)
khẩu nhiên liệu việc làm ở các phương •Bảo vệ đa dạng tế quốc gia đối với chính •Tác động tới
hóa thạch vùng nông thôn • Đổi mới sáng sinh học •Cải thiện sản sách năng lượng ngân sách công
• Giảm rủi ro lạm • Thêm nhiều các tạo và các hiệu •Không khí trong lượng kinh tế do •Sự tham gia của (nguồn thuế cho
phát cơ hội việc làm ứng lan tỏa lành hơn giảm được số cộng đồng các cộng đồng
•Bình ổn giá điện bình đẳng giới ngày làm việc nông thôn)
•Các cơ hội xuất
(dự phòng khả hơn khẩu kém năng suất • Trao quyền cho
năng nhiên liệu • Cơ hội đào tạo phụ nữ trong
• Thu hút đầu tư
hóa thạch tăng lại kỹ năng cộng đồng nông
từ khu vực tư
giá) thôn
nhân
• Sử dụng các • Trao quyền cho
• Hiệu ứng từ xếp
công nghệ ít rủi người bản địa và
hạng nguồn các nhóm dễ bị
ro năng lượng tổn thương
(giảm giá trên
thị trường bán
buôn)

Hình 2: Tổng quan về lợi ích kinh tế - xã hội liên quan đến quá trình chuyển dịch năng lượng (Nguồn: IET)
12

1.2 Xây dựng chiến lược toàn diện về tăng trưởng xanh
Để khai thác được các cơ hội kinh tế - xã hội đa dạng nêu trên, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược tăng
trưởng xanh tích hợp. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách và các cơ chế hỗ trợ khác nhau
(ví dụ, chính sách năng lượng, chính sách công nghiệp, chính sách lao động, v.v.) để xây dựng tương lai
nền kinh tế Việt Nam dựa trên các công nghệ xanh. Một nền kinh tế dựa trên tăng trưởng xanh vừa tạo
điều kiện cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các tài sản thiên nhiên tiếp tục
cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường phục vụ cho con người (OECD 2011). Các chiến lược
tăng trưởng xanh cũng thường được đề cập dưới nhiều tên gọi khác như nền kinh tế xanh, thỏa thuận
xanh, chuyển dịch công bằng, v.v.

Vào năm 2020, khối lượng giao dịch toàn cầu về công nghệ xanh trong tất cả các lĩnh vực đã lần đầu tiên
vượt ngưỡng 4 nghìn tỷ euro. Vào năm 2030, phân khúc này của nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng lên gần 10
nghìn tỷ euro, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,3% (BMU 2020).

Nghiên cứu điển hình: Tăng trưởng xanh ở Đức

Nước Đức đã và đang gặt hái nhiều thành công trong quá trình chuyển sang một nền kinh tế xanh. Tổng
khối lượng giao dịch các công nghệ xanh của Đức đã đạt 392 tỷ Euro. Đến năm 2030, dự kiến giá trị này
sẽ tăng lên 856 tỷ euro với mức tăng trưởng hàng năm là 8,1%. Điểm nhấn trong thành quả này nằm
ở lĩnh vực tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, hiện đang đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế xanh
của Đức với khối lượng giao dịch hàng năm đạt 117 tỷ Euro. Vận tải bền vững đứng vị trí thứ hai với 91
tỷ Euro. Trên thế giới, chuyển dịch năng lượng thường là động lực chính trong việc xanh hóa nền kinh
tế. Trong lĩnh vực năng lượng sạch, tăng trưởng thị trường hàng năm có thể đạt tới 8,5% (BMU 2021).

Công nghệ xanh đang đóng góp 15% sản lượng kinh tế của Đức và tạo ra 1,5 triệu việc làm. Đến năm
2025, tỷ trọng này dự kiến sẽ tăng lên gần 20% (BMU 2018). Trong khi Đức chỉ đóng góp 3% vào sản
lượng kinh tế toàn cầu, các công ty công nghệ môi trường và hiệu quả tài nguyên của nước này nắm giữ
tới 14% thị phần toàn cầu (BMU 2021).
13

02
Tổng quan về các tác động
kinh tế - xã hội của quá trình
chuyển dịch năng lượng
14

Chương 2: Tổng quan về các tác động kinh tế -


xã hội của quá trình chuyển dịch năng lượng
Việc chuyển dịch sang năng lượng sạch và tái tạo mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội khác nhau (xem
Hình 2). Những tác động quan trọng nhất sẽ được làm rõ trong chương này, bao gồm:

• Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế


• Tăng cường an ninh năng lượng và giảm chi phí nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch
• Cơ hội việc làm
• Giảm ô nhiễm không khí và chi phí y tế (cộng đồng)
• Các cơ hội kinh tế liên quan đến nền kinh tế hydro xanh

Báo cáo này cũng giải thích các phương pháp khoa học khác nhau được sử dụng nhằm lượng hóa những
tác động kinh tế - xã hội này. Ngoài việc phân tích các tác động kinh tế - xã hội ở Đức, nội dung chương này
cũng trình bày bài học kinh nghiệm từ từ một số nước khác trên thế giới (ví dụ: Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn
Độ, Chile, v.v.) cũng như các kinh nghiệm và xu hướng trên toàn cầu.

2.1. Phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế

Các nhận định chính dành cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam:

Đầu tư vào năng lượng sạch hàng năm trên toàn thế giới sẽ cần tăng thêm gấp 3 lần, đạt khoảng 4
nghìn tỷ USD.

Để tối đa hóa việc tạo ra các giá trị khu vực, cần phối hợp chính sách năng lượng với một chính
sách công nghiệp xanh nhất quán.

Quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực đến GDP toàn cầu, đặc biệt là khi
tính đến các chi phí do không hành động bảo vệ khí hậu.

Việc mô hình hóa các tác động của quá trình chuyển dịch năng lượng lên GDP đòi hỏi sử dụng các mô
hình phức tạp (các Mô hình cân bằng tổng thể) và kết quả tạo ra có độ nhạy cao đối với một lượng
lớn các loại thông số đầu vào.

Ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam đối với GDP quốc gia vẫn chưa
được mô hình hóa. Để thực hiện việc này, cần xây dựng một Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) công
phu và toàn diện nhằm phản ánh các quan hệ tương tác trong nền kinh tế Việt Nam.

2.1.1. Tăng cường đầu tư và tạo ra giá trị cho khu vực
Việc chuyển đổi theo hướng các công nghệ năng lượng sạch sẽ đòi hỏi quy mô đầu tư chưa từng có vào
lĩnh vực năng lượng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tới năm 2030, đầu tư hàng năm vào năng
lượng sạch sẽ cần tăng gấp hơn 3 lần, đạt khoảng 4 nghìn tỷ USD (IEA 2021). Mức đầu tư này bằng khoảng
5% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (IRENA 2022). Ở những quốc gia như Việt Nam, quá trình chuyển
đổi này của ngành năng lượng cùng với nhu cầu đầu tư kèm theo cũng là cơ hội để gia tăng lượng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.

Để tối đa hóa việc tạo ra các giá trị trong nước từ các khoản đầu tư này, hoạt động hoạch định chính sách
năng lượng cần phải gắn với một chính sách nhất quán về ngành năng lượng sạch. Bên cạnh đó, để thu hút
15

được các ngành công nghiệp xanh, các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam cũng cần có các chính sách công
nghiệp được thiết kế tốt. Ở nhiều quốc gia đang phát triển nhưng thiếu chính sách ngành có mục tiêu, việc
làm chủ yếu được tạo ra ở lĩnh vực tiêu dùng, chứ chưa tạo ra được loại việc làm bền vững hơn trong lĩnh
vực sản xuất (GIZ 2021).

Hiện Việt Nam cũng đang nhập khẩu khối lượng tương đối lớn các công nghệ liên quan đến năng lượng,
chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu các công nghệ năng lượng tái tạo (xem Hình 3).
Khối lượng nhập khẩu, tỷ đô la

Đo lường, kiểm soát, điều tiết Năng lượng tái tạo Sử dụng năng lượng hiệu quả Chuyển đổi năng lượng Quy trình và sản phẩm hiệu quả

Hình 3: Tình hình nhập khẩu các công nghệ liên quan đến năng lượng tại Việt Nam (Nguồn: GWS 2020

Các chiến lược thiết lập chuỗi cung ứng quốc gia về công nghệ năng lượng sạch có thể được điều chỉnh
phù hợp và đưa vào Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Nghiên cứu điển hình: Đầu tư vào năng lượng tái tạo, các cơ hội tạo ra giá trị cho địa phương và xuất
khẩu (Đức)

Quá trình chuyển dịch năng lượng của Đức sẽ đòi hỏi quy mô đầu tư chưa từng có vào hệ thống
năng lượng quốc gia. Để đạt được các chỉ tiêu khí hậu, Đức cần đầu tư khoảng 320 tỷ Euro từ nay
cho tới năm 2030 (BDEW 2020). Tổng mức đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo đã đạt 11 tỷ
Euro vào năm 2020. Đầu tư vào tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả cũng đạt khoảng 43 tỷ
Euro vào năm 2018 (UBA 2021). Nhưng các mức đầu tư hàng năm này sẽ cần phải tăng gấp ba
trong thập kỷ tới. Ví dụ, Đức sẽ cần tăng quy mô triển khai quang điện hàng năm từ mức 2 GW
trong những năm qua lên 16 GW hoặc cao hơn.

Trong những thập kỷ trước, Đức đã tăng được tỷ trọng xuất khẩu của các sản phẩm liên quan đến năng
lượng. Năm 2000, các mặt hàng này chỉ chiếm hơn 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2018 tỷ
trọng này đã tăng lên gần 9%. Chỉ riêng trong năm nay, Đức đã xuất khẩu được 114 tỷ Euro các sản
phẩm liên quan đến năng lượng (GWS 2020).

Điểm đáng chú ý là một phần lớn trong lượng vốn đầu tư sẽ tạo ra giá trị khu vực. Tùy thuộc vào dự
án, khoảng từ một phần ba đến hai phần ba việc tạo ra giá trị trong nước vẫn sẽ tiếp tục tồn tại ở nơi dự
án năng lượng được thực hiện (BDEW 2020).
16

2.1.2. Tăng GDP


Đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công nghệ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng khác có thể dẫn đến tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Đã có nhiều phân tích tập trung vào những tác động có thể có của quá trình
chuyển dịch năng lượng đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế
(IRENA) cung cấp góc nhìn quốc tế về vấn đề này thông qua hoạt động mô hình hóa thường xuyên các tác
động của chuyển dịch năng lượng. Báo cáo Triển vọng Chuyển dịch Năng lượng Thế giới (WETO) mới nhất
cho thấy quá trình chuyển dịch nhanh hơn có thể giúp GDP toàn cầu tăng thêm 2,4% trong thập kỷ tới.
Kết quả so sánh này dựa trên hai kịch bản chính đã được phân tích, đó là Kịch bản năng lượng theo kế
hoạch và Kịch bản 1,5°C (IRENA 2021a). Một nghiên cứu khác gần đây tại Đức cũng chỉ ra rằng quá trình
chuyển dịch năng lượng nhanh hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn. Một báo cáo từ GWS nhấn mạnh,
từ nay đến năm 2030 có thể đạt được mức tăng GDP là 74 tỷ Euro (GWS 2021).

Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng hầu hết các lợi ích kinh tế sẽ chỉ thu được sau năm 2050, trong khi về
trung hạn, các nỗ lực giảm phát thải carbon trong hệ thống năng lượng thực tế có thể khiến GDP toàn cầu
giảm nhẹ. Một nghiên cứu gần đây của Wood Mackenzie đưa ra nhận định rằng GDP toàn cầu có thể giảm
2% vào năm 2050. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần do các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa
thạch bị ứ đọng và do nhu cầu vốn đầu lớn cho giai đoạn đầu của các giải pháp năng lượng sạch thay thế.
Tuy nhiên, theo phân tích này, sản lượng kinh tế mất đi sẽ phục hồi trước cuối thế kỷ này, tức là trước
năm 2100 (Wood Mackenzie 2022).

Như đã minh họa thông qua hai nghiên cứu đề cập ở trên, việc mô hình hóa những diễn biến dài hạn của
GDP sẽ gặp thách thức do cần cân nhắc rất nhiều biến số đầu vào.
- Khi nào thì cần phải thực hiện một khoản đầu tư nhất định?
- Chênh lệch chi phí giữa các lựa chọn sử dụng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng sạch là gì?
- Giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong tương lai?
Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng việc giảm phát thải carbon trong hệ thống năng lượng chắc chắn
sẽ có ưu thế hơn về mặt kinh tế khi so sánh với chi phí quá lớn phải trả cho việc không hành động bảo vệ
khí hậu. Tuy nhiên, giữa các nghiên cứu có chênh lệch về khung thời dự kiến khi sản lượng kinh tế sẽ tăng
trở lại – trong ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.

Mô hình cần áp dụng: Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để tính toán diễn tiến của GDP

Để mô hình hóa các tác động đối với GDP đến từ hoạt động đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công
nghệ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng khác, thông thường cần có một mô hình Cân bằng tổng thể (CGE)
công phu và toàn diện. Các mô hình CGE này là những mô hình số học quy mô lớn, liên kết dữ liệu kinh
tế thực tế với lý thuyết kinh tế để phân tích tác động của các chính sách, công nghệ mới hoặc các yếu tố
bên ngoài khác. Các mô hình này cố gắng phản ánh các tương tác trong toàn bộ nền kinh tế, không chỉ
bó hẹp trong các tác động thuộc lĩnh vực năng lượng.

Do vậy, các mô hình CGE rất phức tạp. Kết quả mô hình hóa có độ nhạy cao với một số lượng lớn các
thông số đầu vào (ví dụ: thời điểm cần tiến hành một khoản đầu tư nhất định, tỷ lệ tạo ra giá trị trong
nước ở một số ngành nhất định, các phỏng đoán tương lai về giá nhiên liệu, giá điện và giá các mặt hàng
khác, v.v.).
17

Nghiên cứu điển hình: Phân tích chi phí kinh tế của việc không hành động bảo vệ khí hậu (Đức)

Bên cạnh việc mô hình hóa tác động của quá trình chuyển dịch năng lượng đối với tăng trưởng kinh tế,
ngày càng có nhiều nghiên cứu cũng đang lượng hóa tác động của việc không hành động bảo vệ khí hậu.
Việc các nhà hoạch định chính sách không hành động đủ nhanh để giảm nhẹ được những tác động lớn
nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ mang đến những hệ quả tài chính gì?

Khi thực hiện đánh giá tác động của quá trình chuyển dịch năng lượng đối với tăng trưởng kinh tế, cũng
cần tính đến các tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc không giảm phát thải carbon trong nền kinh tế. Chi
phí kinh tế của việc không hành động bảo vệ khí hậu có thể rất cao. Chẳng hạn ở Đức, nền kinh tế có
thể mất tới 730 tỷ Euro vào năm 2070 nếu không thực hiện chuyển dịch sang nền kinh tế xanh
(Deloitte 2021). Các vấn đề biến đổi khí hậu sẽ khiến GDP hàng năm sụt giảm 0,6% so với trường hợp
không có biến đổi khí hậu. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn do biến đổi khí hậu cũng sẽ làm giảm tới
470.000 việc làm.

Nghiên cứu trên phân tích các khía cạnh khác nhau có thể gây giảm sản lượng kinh tế do biến đổi khí
hậu, bao gồm:
- Sốc nhiệt / Kiệt sức vì nhiệt (mất năng suất lao động do nhiệt độ quá cao)
- Nước biển dâng (mất đất sản xuất)
- Thiệt hại vốn (năng suất và đầu tư đình trệ)
- Sức khỏe con người (tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong)
- Tổn thất du lịch (dòng chảy tiền tệ toàn cầu bị gián đoạn)
- Tổn thất nông nghiệp (giảm sản lượng nông nghiệp do hình thái khí hậu thay đổi)

2.2. Tăng cường an ninh năng lượng và giảm chi phí nhập khẩu năng lượng

Các nhận định chính dành cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam:

Việt nam có thể cải thiện an ninh năng lượng thông qua triển khai các nguồn năng lượng tái tạo
sẵn có trên toàn quốc.

Do hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch chỉ tập trung đến từ một số các quốc gia, tình trạng phụ
thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch dẫn tới rủi ro địa chính trị cao.

Giá nhiên liệu hóa thạch tăng có thể kéo theo tỷ lệ lạm phát tăng, sẽ làm chậm trễ nhiều mục tiêu
chính sách dài hạn quan trọng của Việt Nam, chẳng hạn như phát triển công nghiệp, giảm phát thải
carbon, phát triển kinh tế và xã hội.

Việt nam có thể tiết giảm chi phí nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và do đó cải thiện được cán cân
thương mại quốc gia.

Giải pháp trọng tâm giúp cải thiện an ninh năng lượng của các chính phủ trên thế giới hiện nay là triển
khai năng lượng tái tạo và áp dụng các biện pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Ở các quốc
gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu, những rủi ro liên quan đến tính sẵn có và mức độ biến
động giá của nhiên liệu hóa thạch là cực kỳ rõ ràng. Trên thế giới, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập
khẩu ở nhiều nước rất cao, trong đó có Việt Nam và Đức.
18

Để đánh giá an ninh năng lượng của một quốc gia, cần cân nhắc nhiều thông số khác nhau, bao gồm:
• Rủi ro địa chính trị tổng thể liên quan đến hoạt động nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch
• Rủi ro kinh tế vĩ mô liên quan đến lạm phát gia tăng
• Tiết giảm lượng năng lượng nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại

2.2.1. Rủi ro địa chính trị liên quan đến tình trạng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
Hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch hiện đang do một số ít quốc gia trên thế giới thống lĩnh. Đối với
khí tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), chỉ riêng ba quốc gia xuất khẩu lớn nhất đã chiếm hơn 50%
lượng xuất khẩu toàn cầu (Nga, Qatar, Na Uy). Đối với than đá, ba nước xuất khẩu lớn nhất (Indonesia,
Australia, Nga) chiếm hơn 75% lượng xuất khẩu toàn cầu. Đối với dầu thô, tuy mức độ tập trung của các
thị trường xuất khẩu có thấp hơn nhưng sáu nước xuất khẩu lớn nhất vẫn chiếm hơn 50% lượng xuất
khẩu toàn cầu (IEA 2020). Do tình trạng phụ thuộc vào số lượng rất ít các nhà cung cấp này, chính sách
năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch luôn phải được nhìn nhận dưới góc độ địa chính trị. Rủi ro nguồn
cung nhiên liệu hóa thạch luôn luôn cao.

Nền kinh tế thế giới dựa trên năng lượng tái tạo và công nghệ năng lượng sạch sẽ thay đổi đáng kể cơ cấu
quyền lực toàn cầu và tăng cường an ninh năng lượng khi năng lượng được sản xuất phi tập trung hơn và
công nghệ năng lượng tái tạo phổ biến hơn (IRENA 2019). Đối với nguồn hydro (xanh), tình trạng khu vực
hóa các mối quan hệ năng lượng có thể xảy ra ở quy mô lớn hơn trong những thập kỷ tới, xuất phát từ chi
phí vận chuyển cao của hydro (IRENA 2022). Một phân tích ở Bồ Đào Nha cho thấy việc triển khai năng
lượng tái tạo đã làm giảm 20% mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu trong giai đoạn 2004-2011
(Gouveia và cộng sự. 2014).

Nghiên cứu điển hình: Sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt nhập khẩu từ Nga và những rủi ro địa chính
trị đi kèm

Đức là quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, và hiện phải nhập tới 93% than
cứng, 94% khí tự nhiên và 98% dầu thô (GWS 2018b). Riêng đối với than non, Đức có sản lượng sản
xuất trong nước đáng kể. Những hệ lụy của tình trạng quá phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ một
quốc gia duy nhất đã được thể hiện rõ tại Đức trong thời gian gần đây. Đức hiện đang nhập khẩu 50%
lượng khí tự nhiên từ Nga. Do không có các cảng LNG, Đức không dễ dàng thay thế nguồn cung từ Nga
bằng nguồn nhập khẩu từ các nước khác.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine và theo đó là những căng thẳng địa chính trị cũng cho thấy rõ nguy cơ địa
chính trị của tình trạng quá phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Trong những tháng qua,
giá khí đốt trên thị trường Đức tăng vọt hơn 500% (xem Hình 4). Đợt tăng giá mạnh này không chỉ
có tác động đối với người dân Đức (khí tự nhiên chủ yếu phục vụ sưởi ấm) mà còn đối với các ngành
sản xuất của Đức.

Hình 4: Giá khí tự nhiên trên thị trường EGIX của Đức (Nguồn: Frontier Economic/EGIX)
19

2.2.2. Rủi ro kinh tế vĩ mô liên quan đến nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và gia
tăng lạm phát
Một yếu tố khác liên quan đến an ninh năng lượng là những rủi ro kinh tế và kinh tế vĩ mô của tình trạng
tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Giá nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng, đặc biệt là giá dầu
tăng, dẫn đến lạm phát cao hơn. Điều này thường buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất, làm
giảm lượng đầu tư và khiến cho việc đầu tư vào các dự án và các quỹ đầu tư trên toàn bộ nền kinh tế trở
nên khó khăn hơn. Tất cả các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế cũng như các hộ
gia đình đều chịu thiệt hại do lãi suất ngân hàng cao hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế
và có thể tạo thành rủi ro nghiêm trọng cho các mục tiêu chính sách lớn trong dài hạn, chẳng hạn như phát
triển công nghiệp, giảm phát thải carbon, và phát triển kinh tế xã hội.

Nghiên cứu điển hình: Nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu và nguy cơ lạm phát (Thổ Nhĩ Kỳ)

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong các thập kỷ qua, nhiều công trình khác nhau đã nghiên cứu và phân tích tác động
của các loại nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, cụ thể là dầu, khí đốt và than đá lên tình hình lạm phát và
chỉ số GDP (Kargi 2014, IPC 2020, IPC/IET 2022). Các nghiên cứu trên đã chỉ ra một mối tương quan
rõ ràng giữa sự gia tăng của chi phí nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và gia tăng lạm phát. Tác
động nặng nề của tình trạng giá năng lượng tăng đối với lạm phát được thể hiện rất rõ vào năm 2021
và đầu năm 2022.

Trong năm 2022, giá điện đã tăng tới 125% đối với người dùng điện thương mại và khoảng 50%
đối với các hộ gia đình. Giá khí tự nhiên cũng tăng 25% đối với khu vực hộ gia đình và 50% đối với khu
vực công nghiệp (Reuters 2022a). Vào năm 2021, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên 36,1% (Reuters 2022b).

2.2.3. Tiết giảm năng lượng hóa thạch nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại
Ở nhiều nước, chi phí nhiên liệu hóa thạch chiếm một phần lớn trong cán cân thương mại quốc gia (âm).
Nói cách khác, triển khai năng lượng tái tạo, giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch có thể giúp cải thiện cán
cân thương mại của một quốc gia và do đó cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô tổng thể. Mức tiết giảm nhập
khẩu nhiên liệu hóa thạch đạt được có thể rất cao ở các nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Thời gian 12 tháng vừa qua đã cho thấy giá nhiên liệu hóa thạch có thể biến động rất cực đoan. Ở châu Âu,
giá than đã tăng 70% vào năm 2021 và giá khí tự nhiên tăng gần 500%. Do đó, việc triển khai năng lượng
tái tạo cũng có thể được coi là một chiến lược phòng ngừa nguy cơ tăng giá của nhiên liệu hóa thạch. Phân
tích ở nhiều quốc gia khác nhau đã lượng hóa được lợi ích của việc cắt giảm nhập khẩu năng lượng cũng
như những tác động tích cực đến cán cân thương mại quốc gia.

Nghiên cứu điển hình: Tiết giảm nhập khẩu năng lượng (Đức)

Như đã nêu ở trên, Đức phụ thuộc rất lớn vào năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Do đó,
việc chuyển hướng sang các nguồn năng lượng tái tạo cũng làm giảm chi phí cho năng lượng nhập khẩu.
Tổng mức tiết giảm được từ việc giảm lượng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu đã tăng từ 13 tỷ
Euro vào năm 2016 lên 17 tỷ Euro năm 2017 và 24 tỷ Euro năm 2018. Việc các khoản tiết giảm
được tăng lên nhanh chóng chủ yếu đến từ việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng
hiệu quả và giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao (GWS 2020).
20

Nghiên cứu điển hình: Cải thiện cán cân thương mại (Thổ Nhĩ Kỳ)

Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Trên 98% lượng khí tự nhiên và
42% lượng than là nhiên liệu phục vụ phát điện và đến từ các nguồn nhập khẩu (EPDK 2019). Những
biến động giá nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu gần đây đang là mối đe dọa đối với an ninh năng lượng
của Thổ Nhĩ Kỳ. Chi phí năng lượng nhập khẩu cao cũng tạo ra tác động tiêu cực lên cán cân tài khoản
vãng lai. Từ năm 2013 đến năm 2017, tổng thâm hụt tài khoản vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ là 220 tỷ
USD, trong đó hơn 85% (188 tỷ USD) đến từ lĩnh vực năng lượng (IPC 2020).

Một số kịch bản đã được tính toán để ước tính tiềm năng tiết giảm từ việc giảm nhập khẩu nhiên liệu
hóa thạch dựa trên nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống điện. Khi so sánh kịch bản cơ
sở với kịch bản tỷ trọng năng lượng tái tạo cao (55% tổng nhu cầu điện) mức tiết giảm đạt được có
thể lên tới 2,1 tỷ USD (IPC 2020).

2.3. Cơ hội việc làm

Các nhận định chính dành cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam:

Các hệ thống năng lượng tương lai dựa trên nguồn năng lượng tái tạo và tiết kiệm, sử dụng năng
lượng hiệu quả sẽ cần nhiều lao động hơn hệ thống năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch. Do
vậy, ta có thể dự đoán rằng số lượng việc làm thực tế (hiệu số việc làm mới tạo ra và việc làm cũ
mất đi) sẽ tăng trong vài thập kỷ sắp tới.

Việc khai thác năng lượng tái tạo và các biện pháp tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả đều
được xem là yếu tố thúc đẩy số việc làm trong tương lai.

Tại Việt Nam, một phân tích về tổng tác động về việc làm của ngành năng lượng tái tạo đã được
thực hiện dựa trên phương pháp tính hệ số việc làm. Các phương pháp luận phức tạp hơn (phương
pháp phân tích đầu vào-đầu ra và mô hình Cân bằng tổng thể) cũng giúp mô hình hóa các tác động lên
số lượng việc làm thực tế của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Các tác động tiêu cực đối với ngành nhiên liệu hóa thạch và các khu vực phụ thuộc vào nhiên liệu
hóa thạch cảm thể được giảm thiểu thông qua tầm nhìn chính trị xa rộng.

Quá trình chuyển dịch năng lượng toàn cầu sẽ làm tăng số lao động làm việc trong ngành năng lượng, ngay
cả khi tính đến tác động tiêu cực đối với các ngành nhiên liệu hóa thạch. Theo kịch bản Phát thải ròng bằng
không vào năm 2050 (NZE) của IEA, có thể sẽ có thêm khoảng 14 triệu việc làm mới được tạo ra vào năm
2030. Cũng trong khoảng thời gian đó, số việc làm mất đi trong ngành nhiên liệu hóa thạch có thể lên tới
5 triệu, do đó số lượng việc làm thực tế tăng là 9 triệu (IEA 2021). Tuy nhiên, con số này chỉ tính đến các
công việc trực tiếp. Khi xem xét cả tác động của việc làm gián tiếp và việc làm phái sinh, có thể sẽ có thêm
khoảng 100 triệu việc làm được tạo ra vào năm 2030 (IRENA 2020b).
21

Định nghĩa các loại việc làm: Việc làm trực tiếp, gián tiếp, phái sinh

Có thể phân loại việc làm thành ba loại: Việc làm trực tiếp, gián tiếp, phái sinh.

Việc làm trực tiếp là những việc làm có liên quan trực tiếp đến các dự án cụ thể về năng lượng tái tạo
hoặc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Ví dụ trong một dự án năng lượng tái tạo, việc làm trực
tiếp có thể là thiết kế nhà máy, triển khai mặt bằng, quyết toán tài chính, quản lý dự án, cung cấp nhiên
liệu (trong trường hợp phát triển điện sinh khối), xây dựng/lắp đặt cũng như vận hành và bảo trì các
nhà máy điện.

Việc làm gián tiếp là các cơ hội việc làm trong các ngành thứ cấp đóng vai trò cung cấp thiết bị cho các
dự án cụ thể về năng lượng tái tạo hoặc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Loại công việc này liên
quan đến việc sản xuất thiết bị và vật liệu được sử dụng cho hoạt động trực tiếp của nhà máy điện, bao
gồm sản xuất tuabin, máy phát điện, nồi hơi, tấm pin quang điện và hệ thống gió cho các nhà máy điện.

Việc làm phái sinh được tạo ra khi người lao động sử dụng tiền lương kiếm từ các ngành sơ cấp và thứ
cấp (xem ở trên) và do đó, khoản tiền này đi vào nền kinh tế rộng hơn. Ví dụ, tiền lương của lao động
của nhà máy điện được dùng để mua thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng, trả tiền thuê nhà,
v.v. nhờ đó tạo ra thêm việc làm trong các ngành này (CEEW và cộng sự, 2019).

Nghiên cứu điển hình: Tác động của lộ trình phát thải ròng bằng không lên tình trạng việc làm (Đức)

Khi triển khai lộ trình hướng tới nền kinh tế phát thải ròng bằng không, Đức có thể tạo ra thêm một
lượng việc làm đáng kể. Đến năm 2030, sẽ có thêm 359.000 việc làm mới (xem Hình 5), chủ yếu
nhờ các khoản đầu tư bổ sung vào các nguồn năng lượng tái tạo và hạ tầng lưới điện (GWS 2021).

Hình 5: Số lượng việc làm được tạo ra nhờ lộ trình phát thải ròng các bon bằng không tại Đức (nghìn người) (Nguồn: GWS 2021)

Tại Đức, theo dự đoán, quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ chủ yếu có ảnh hưởng tiêu cực đến
việc làm trong ngành giao thông vận tải. Khi chuyển từ xe chạy động cơ đốt trong (điểm mạnh truyền
thống của Đức với nhiều công ty sản xuất xe hơi) sang xe chạy điện, số việc làm hiện có sẽ giảm, đặc biệt
là trong ngành cung ứng sản xuất linh kiện cho động cơ đốt trong. Việc các công ty xe hơi của Đức chậm
trễ trong việc điều chỉnh để thích nghi thực tế mới đang phát triển “hệ thống giao thông điện” có thể sẽ
là lý do chính dẫn đến tình trạng mất việc làm trong ngành giao thông vận tải (GRW 2021). Cần lưu ý
rằng sự điều chỉnh muộn màng này một phần là bởi các chính sách cũ và lạc hậu đã cố gắng “bảo vệ”
22

ngành công nghiệp xe hơi của Đức khỏi quá trình chuyển đổi tất yếu theo hướng giảm phát thải các bon
của ngành giao thông vận tải, đồng thời gây cản trở những điều chỉnh cơ cấu cần thiết trong ngành.

Việc phát triển kỹ năng sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong việc chuẩn bị cho một tương lai cần đến hàng
nghìn chuyên gia năng lượng sạch mới. Việc xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp có
thể giúp tránh hoặc giảm thiểu khoảng cách về kỹ năng, vấn đề có thể xảy ra ở các quốc gia có thị trường
năng lượng phát triển nhanh chóng như Việt Nam (GIZ 2021).

Nghiên cứu điển hình: Yêu cầu về đào tạo và phát triển kỹ năng ở Việt Nam

Một báo cáo phân tích các yêu cầu về kỹ năng cho ngành năng lượng tái tạo tương lai ở Việt Nam đã chỉ
ra rằng do công suất lắp đặt của nhà máy quang điện và điện gió hiện nay còn thấp nên nhu cầu và trình
độ chuyên môn kỹ thuật trong nước vẫn còn hạn chế. Do hiện nay ở Việt Nam không có nhiều lựa chọn
về đào tạo chuyên ngành, các nhà phát triển dự án thường đào tạo lại người lao động tại chỗ với sự hỗ
trợ của các chuyên gia nước ngoài.

Điều này có thể làm giảm đáng kể tiềm năng tạo ra giá trị cho địa phương và tiềm năng tạo việc làm. Lao
động có tay nghề cao để triển khai dự án quang điện và điện gió vẫn thường được “nhập khẩu” vào Việt
Nam. Các công ty NLTT của Việt Nam nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng tuyển dụng lao động có tay nghề cao
tại địa phương, với điều kiện chương trình đào tạo của các trường đại học và trường kỹ thuật ở Việt
Nam phù hợp với các kỹ năng kỹ thuật mà ngành NLTT yêu cầu.

Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng và trường kỹ thuật chưa có chương trình đào tạo chính quy để
đáp ứng yêu cầu kỹ năng kỹ thuật của ngành NLTT. Mặc dù có một số lượng lớn các kỹ sư điện đã tốt
nghiệp từ các trường đại học của Việt Nam, nhưng những kỹ sư này vẫn thường thiếu kiến thức cụ thể
về các công nghệ và hệ thống NLTT. Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề vẫn chưa được trang bị để
cung cấp chương trình đào tạo chuyên biệt về NLTT (IASS và cộng sự, 2019).

2.3.1. Cơ hội việc làm trong ngành năng lượng tái tạo
Quá trình triển khai dự án năng lượng tái tạo đã tạo ra hàng triệu việc làm mới trên toàn thế giới trong vài
thập kỷ qua. Tính trên toàn cầu, ngành năng lượng tái tạo sử dụng khoảng 12 triệu lao động vào năm 2020.
Con số này có thể tăng lên hơn 38 triệu vào năm 2030 và 43 triệu vào năm 2050 (IRENA 2021b).

Mô hình cần áp dụng: Hệ số việc làm, mô hình đầu vào-đầu ra, mô hình Cân bằng tổng thể

Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để lượng hóa tác động lên tình trạng việc làm. Phương
pháp đơn giản nhất là sử dụng hệ số việc làm. Các hệ số việc làm này thường được xây dựng dựa trên
khả năng tạo ra việc làm trong chuỗi giá trị của một công nghệ nhất định (được biểu thị bằng các
công việc tương đương toàn thời gian/MW/năm). Hệ số việc làm thường cần được xây dựng cho từng
quốc gia riêng biệt, vì khả năng tạo ra giá trị trong chuỗi giá trị (ví dụ, trong ngành sản xuất) có thể có
sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia. Theo nghiên cứu, hệ số việc làm cho Việt Nam đã được xây dựng
(IASS và cộng sự, 2019) (xem Hình 6).
23

Hình 6: Hệ số việc làm của các công nghệ phát điện khác nhau ở Việt Nam (Nguồn: IASS và cộng sự, 2019)

Các phương pháp phức tạp hơn để mô hình hóa tác động lên tình hình việc làm bao gồm phân tích
đầu vào-đầu ra (I-O) và mô hình Cân bằng tổng thể (CGE). Phương pháp phân tích đầu vào-đầu ra cho
phép lượng hóa tổng số việc làm, đồng thời tính toán các tác động kinh tế vĩ mô (ví dụ: tổng giá trị gia
tăng đóng góp vào GDP). Mô hình CGE phức tạp hơn cho phép ước tính mức tác động lên số lượng
việc làm thực tế của toàn bộ nền kinh tế (IEA-RETD 2011).

Mức tác động về việc làm từ các công nghệ năng lượng tái tạo đã được mô hình hóa ở nhiều quốc gia trên
thế giới, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ, Nam Phi, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary, Tunisia và nhiều quốc
gia khác (COBENEFITS 2022).

Nghiên cứu điển hình: Tác động đối với việc làm của ngành năng lượng tái tạo (Ấn Độ)

Dựa trên hệ số việc làm được xây dựng cho các công nghệ phát điện khác nhau, tác động về việc làm
trong ngành điện của Ấn Độ đã được tính toán theo nhiều kịch bản khác nhau cho đến năm 2050. Theo
phân tích, các công nghệ năng lượng tái tạo sử dụng nhiều lao động hơn so với các công nghệ năng lượng
thông thường. Khi so sánh các hệ thống năng lượng tái tạo quy mô nhỏ và quy mô lớn, các hệ thống
năng lượng tái tạo phân tán như thủy điện quy mô nhỏ, điện mặt trời mái nhà và sinh khối tạo ra số việc
làm tối đa cho mỗi MW công suất lắp đặt. Hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà sử dụng 24 lao động,
hệ thống thủy điện nhỏ sử dụng 13 lao động, sinh khối sử dụng 16 lao động để xây dựng và vận hành
nhà máy có công suất một megawatt (xem Hình 7).

Hình 7: Hệ số việc làm của các công nghệ phát điện khác nhau tại Ấn Độ (Nguồn: CEEW và cộng sự, 2019)
24

Theo nghiên cứu này, Ấn Độ có thể tăng gần gấp đôi số lao động trong ngành điện vào năm 2030 nếu đi
theo lộ trình có tỷ trọng năng lượng tái tạo rất cao (kịch bản IRENA REMap). Năng lượng sinh khối và năng
lượng mặt trời sẽ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy tạo ra việc làm, với con số lần lượt 2 triệu lao
động (sinh khối) và 1,1 triệu lao động (năng lượng mặt trời) vào năm 2050 (CEEW và cộng sự, 2019).

2.3.2. Tác động đối với việc làm liên quan đến biện pháp tiết kiệm và sử dụng
năng lượng hiệu quả
Các biện pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả đều tạo ra nhiều cơ hội việc làm, mặc dù số liệu
hiện nay chưa thể hiện rõ như NLTT. IEA ước tính rằng số việc làm trong hoạt động tiết kiệm và sử dụng
năng lượng hiệu quả dao động từ 1-3 triệu ở châu Âu (tùy thuộc vào kỹ thuật ước tính), 2,4 triệu ở Hoa
Kỳ, hơn 700.000 ở Trung Quốc và gần 500.000 ở Canada.1 Ở hầu hết các quốc gia, phần lớn lao động làm
việc về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả là do các biện pháp và các hoạt động liên quan trong
ngành xây dựng.

Nghiên cứu điển hình: Việc làm liên quan đến hiệu quả năng lượng (Đức)

Tại Đức, hầu hết việc làm trong lĩnh vực tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả đều liên quan đến
ngành xây dựng. Trong những năm qua, hơn 500.000 người được tuyển dụng để triển khai các dự án
cải tạo theo hướng tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả. Số việc làm liên quan đến tiết kiệm và sử
dụng năng lượng hiệu quả trong các ngành khác thấp hơn nhiều. Có khoảng 6000 người được tuyển
dụng để tư vấn cho các công ty và hộ gia đình về các biện pháp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu
quả. Khoảng 25.000 người được tuyển dụng vào mảng hợp đồng năng lượng (UBA 2021).

2.3.3. Tác động về việc làm trong các ngành nhiên liệu hóa thạch và các chính
sách để giảm thiểu các tác động tiêu cực

Quá trình chuyển dịch năng lượng có thể tạo tác động tiêu cực lên người lao động trong ngành nhiên liệu
hóa thạch. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng một hệ thống năng lượng giảm phát thải các bon
sẽ mang lại số lượng việc làm thực tế nhiều hơn so với các hệ thống năng lượng hiện tại (hiện chủ yếu là
hệ thống dựa trên nhiên liệu hóa thạch) nhưng vẫn cần giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với ngành
nhiên liệu hóa thạch.

Đặc biệt là ở những khu vực tạo ra giá trị cao thông qua nhiên liệu hóa thạch, các giải pháp hỗ trợ cụ thể
về chính sách sẽ là cần thiết. Có một số biện pháp và chính sách được coi là “phương pháp tốt nhất” cho
các quốc gia hiện đang có kế hoạch loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt đối với giai đoạn loại bỏ than đá,
Việt Nam có thể rút ra các bài học kinh nghiệm quan trọng từ các quốc gia khác (xem thêm GIZ 2021). Các
biện pháp chuẩn bị và quản lý quá trình chuyển dịch lao động ngành nhiên liệu hóa thạch bao gồm:

1 https://www.iea.org/reports/energy-efficiency-2020/energy-efficiency-jobs-and-the-recovery
25

Ước tính
Đánh giá (cập nhật) số lao động trong các mảng Giảm số việc làm mới trong ngành nhiên liệu hóa
khác nhau của ngành nhiên liệu hóa thạch. thạch vào những năm 2030 và 2040

Lập kế hoạch nghỉ hưu sớm


Xây dựng kế hoạch nghỉ hưu (sớm) hoặc các
Đánh giá tuổi của người lao động nhằm dự đoán cơ
chương trình đào tạo lại kỹ năng cho lao động
cấu tuổi tại thời điểm nhà máy điện ngừng hoạt động.
ngành nhiên liệu hóa thạch.

Mang đến các cơ hội tái sử dụng kỹ năng


Thực hiện đánh giá các kỹ năng có thể chuyển giao từ ngành nhiên liệu hóa thạch sang ngành năng
lượng tái tạo, qua đó xác định số người lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp trong ngành năng lượng.
Hình 8: Các biện pháp chuẩn bị và quản lý quá trình chuyển dịch lao động của ngành nhiên liệu hóa thạch (Nguồn: IET)

Bên cạnh đó, nhà nước có thể cần đưa ra các chính sách ngành cụ thể và các biện pháp khác đối với các
khu vực thực hiện chuyển dịch năng lượng (xem thêm IASS/IET/CSIR 2022), bao gồm:

Ước tính
Đánh giá cơ cấu kinh tế ở các khu vực thực hiện chuyển dịch năng lượng (ví dụ: tỷ trọng của nhiên liệu hóa
thạch trong cơ cấu tạo giá trị của địa phương, thế mạnh của các ngành khác, v.v.)

Quy hoạch các dự án NLTT


Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo ở các khu Lập kế hoạch các vòng đấu thầu năng lượng tái tạo
vực khai thác than dành riêng cho các khu vực đó

Quy hoạch các ngành năng lượng sạch


Hoạch định các chính sách ngành để thiết lập các ngành năng lượng sạch ở những vùng này (đặc khu kinh tế, v.v.)

Hình 9: Các biện pháp chuẩn bị và quản lý quá trình chuyển dịch ở các vùng chuyển dịch năng lượng (Nguồn: IET)
26

Nghiên cứu điển hình: Giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội ở các khu vực khai thác
than (Nam Phi)

Hiện nay, Nam Phi vẫn phụ thuộc rất nhiều vào than. Khoảng 80% sản lượng điện đến từ các nhà máy
nhiệt điện than. Thêm vào đó, hầu hết tất cả các nhà máy nhiệt điện than đều nằm ở tỉnh Mpumalanga.
Ở một số vùng của tỉnh Mpumalanga, hơn 60% giá trị kinh tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
ngành than.

Một phân tích gần đây về Nam Phi đã chỉ ra rằng bằng cách chuyển hướng đầu tư và triển khai năng
lượng tái tạo tại những khu vực có ngành than phát triển mạnh, có thể bù đắp phần lớn những tác động
tiêu cực của quyết định loại bỏ than về mặt số lượng việc làm (thực tế) và khả năng tạo giá trị. Nếu triển
khai lộ trình ngành điện với tỷ trọng năng lượng tái tạo cao và để sản xuất hydro, Nam Phi có thể tạo ra
hơn 70.000 việc làm trong khu vực và tăng lượng vốn đầu tư lên ít nhất gấp ba lần.

Để đạt được điều này, sau đây là một số biện pháp chính sách được đề xuất:

- đấu thầu năng lượng tái tạo trong khu vực với các chỉ tiêu quy mô công suất hàng năm rõ ràng,
- mở rộng lưới điện truyền tải, nội địa hóa việc tạo ra giá trị thông qua các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa,
- thành lập các đặc khu kinh tế
- các chương trình phát triển kỹ năng cho ngành năng lượng tái tạo ở cấp khu vực (IASS/IET/CSIR 2022).

2.4. Giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm chi phí cho hệ thống y tế
công cộng

Các nhận định chính dành cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam:

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguồn chính gây ô nhiễm không khí và làm tăng đáng kể chi
phí y tế.

Quá trình thay thế nhiên liệu hóa thạch - đặc biệt là than đá - bằng các nguồn năng lượng tái tạo có thể
giảm tỉ lệ tử vong sớm, giảm chi phí tài chính cho các hệ thống y tế quốc gia, nâng cao sản
lượng kinh tế nhờ giảm số ngày làm việc kém năng suất.

Việc lồng ghép chi phí y tế do nhiên liệu hóa thạch vào quy hoạch hệ thống điện tích hợp có thể
làm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và các công nghệ không phát thải khác.

Phương pháp nghiên cứu để lượng hóa các ảnh hưởng đến sức khỏe tương đối phức tạp.

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch góp phần lớn gây ô nhiễm không khí. Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện
than và khí có chứa một số thành phần độc hại như sulfur dioxide (SO2), nitơ oxit (NOx), và carbon
monoxide (CO), và bụi mịn (PM). 2

2Bụi mịn thường được phân biệt thành các hạt có đường kính nhỏ hơn 10µm và 2,5 µm (lần lượt là PM10 và
PM2.5).
27

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tính toán rằng ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời là nguyên nhân
gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn thế giới (WHO, 2020). Trong số đó, khoảng 65%
ca tử vong có thể là do ô nhiễm không khí từ khí thải liên quan đến nhiên liệu hóa thạch (Lelieveld và cộng
sự, 2019), tức là khoảng 4,5 triệu ca tử vong sớm hàng năm. Ở châu Âu, việc sử dụng nhà máy nhiệt điện
than để phát điện khiến gần 34.000 người tử vong sớm mỗi năm (Kushta và cộng sự, 2021). Ở Ontario,
Canada, các mối lo ngại về sức khỏe là yếu tố then chốt khi quyết định loại bỏ than, thậm chí còn đóng vai
trò quan trọng hơn những lo ngại về khí hậu. Chi phí cho hệ thống y tế được ước tính vào khoảng 4,4 tỷ
CAD vào đầu những năm 2000 là do các nhà máy nhiệt điện than (IISD 2015).

Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hạn chế phát thải các khí thải độc hại liên quan có thể mang đến
một số lợi ích như sau:
o Giảm tử vong sớm
o Giảm chi phí cho hệ thống y tế quốc gia
o Cải thiện sản lượng kinh tế bằng cách giảm số ngày làm việc kém năng suất

Mô hình cần áp dụng: Một phương pháp lượng hóa chi phí y tế phức hợp

Phương pháp nghiên cứu nhằm lượng hóa các tác động sức khỏe (tử vong sớm, số năm tuổi thọ bị mất
(YLL), số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY), chi phí kinh tế cho hệ thống y tế công
cộng, tác động đến năng suất (lực lượng lao động bị ốm, làm việc kém năng suất) là tương đối phức tạp.

Thông thường, các nghiên cứu về ô nhiễm không khí và chi phí y tế cần có năm bước sau (xem thêm tài
liệu WHO 2016):
1. Đánh giá mức phát thải ô nhiễm không khí của các ngành khác nhau (dựa trên các kịch bản khác nhau)
2. Mô hình hóa sự phân tán của các chất ô nhiễm trong không khí
3. Tính toán tỷ lệ dân số tiếp xúc với các mức độ ô nhiễm không khí khác nhau
4. Ước tính mức độ thay đổi trong tỷ lệ mắc bệnh dự kiến có liên quan đến việc tiếp xúc với ô
nhiễm bằng cách sử dụng các hàm phản ứng phơi nhiễm
5. Tính chi phí cho các bệnh khác nhau, qua đó biết được tổng tác động đến sức khỏe

Hình 10: Phương pháp luận cho các nghiên cứu về chất lượng không khí và chi phí y tế (Nguồn: Prime Africa/IET/IASS 2019)

2.4.1. Giảm chi phí cho hệ thống y tế

Mặc dù rất khó để xác định chi phí cho ô nhiễm không khí – ví dụ như việc phòng tránh một ca tử vong
trước tuổi trưởng thành và một ca nhập viện sẽ mang đến giá trị kinh tế gì? - một số nghiên cứu quốc tế
đã thực hiện những phân tích này. Theo một nghiên cứu, chi phí kinh tế do ô nhiễm không khí từ nhiên
liệu hóa thạch ước tính lên tới 2,9 nghìn tỷ USD vào năm 2018, tương đương 3,3% GDP toàn cầu (CREA
2020).
28

Nghiên cứu điển hình: Chi phí do tình trạng ô nhiễm không khí (Ấn Độ)

Cũng tương tự như nhiều nước ở (Đông - Nam) Châu Á, ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí ngoài trời là một
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vào đầu năm 2022, Delhi đứng đầu danh sách các thành phố lớn bị ô
nhiễm nhất thế giới, gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng và sâu rộng trên cả nước
(Tiêu chuẩn Kinh doanh 2022).

Ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ sức khỏe đứng thứ hai ở Ấn Độ, góp phần đáng kể vào gánh nặng
bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính và nhiễm trùng đường hô hấp dưới của quốc gia này. Nồng độ
PM2.5 trung bình cao hơn 5 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (10 µg/m3). Theo Hội đồng
Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), ô nhiễm không khí là nguyên nhân của hơn 4% tổng số ca tử vong ở
Ấn Độ (TERI, 2019) và hơn 6% số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALY) của cả nước.

Điều thú vị là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu do việc sử dụng than và sinh khối trong
ngành công nghiệp, dân dụng. Tác động góp phần từ ngành giao thông vận tải và ngành điện tương đối
thấp do các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe.

Nếu không có bất kỳ thay đổi nào trong các chính sách hiện tại ở Ấn Độ, sẽ có gần 500.000 ca tử vong
sớm do tiếp xúc với bụi mịn PM10). Con số này sẽ tăng lên 600.000 ca trong năm 2030 và 830.000 ca
vào năm 2050 (TERI 2019).

Tác động tiêu cực đến sức khỏe con người ở Ấn Độ cũng sẽ gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể. Nếu lộ trình
cơ sở không có bất cứ sự điều chỉnh nào, thiệt hại kinh tế liên quan đến chi phí y tế có thể tăng từ 4,6
nghìn tỷ INR (64,6 tỷ USD) vào năm 2020 lên 47 nghìn tỷ INR (660,3 tỷ USD) vào năm 2050. Tuy nhiên,
nếu giảm tỷ trọng than trong cơ cấu điện và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, Ấn Độ có thể giảm thiểu
thiệt hại kinh tế tới 12 nghìn tỷ INR vào năm 2050 (168,6 tỷ USD) (TERI 2019).

2.4.2. Lồng ghép các yếu tố ngoại sinh tác động tiêu cực đến sức khỏe do các
nhà máy nhiệt điện than vào quy hoạch hệ thống điện

Khi quy hoạch hệ thống điện và cơ cấu phát điện tối ưu, nhà nước thường áp dụng quy hoạch hệ thống
điện có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, nhiều phân tích chi phí tối thiểu không tính đến chi phí môi trường,
sức khỏe, xã hội của các phương án khác nhau mà chỉ tập trung vào chi phí hệ thống điện. Trong những
năm gần đây, các mô hình này cũng đã xem xét các thông số khác để tính toán cơ cấu phát điện hợp lý.

Nghiên cứu điển hình: Các yếu tố ngoại sinh do than làm ảnh hưởng đến sức khoẻ (Nam Phi)

Khoảng 80% sản lượng điện của Nam Phi được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện than. Do vậy, các yếu
tố ngoại sinh tác động tiêu cực đến sức khỏe là một chỉ số chi phí cần xem xét. Theo một phân tích từ
năm 2019, các yếu tố ngoại sinh tác động tiêu cực đến sức khỏe (không bao gồm yếu tố bên ngoài liên
quan đến khí hậu) gây tốn kém lên tới gần 1 USD/cent mỗi kWh (5-15 Rand Cent mỗi kW) (Prime
Africa/IET/IASS 2019). Khi đưa các giá trị này vào quy hoạch hệ thống điện có chi phí tối thiểu, tỷ trọng
than sẽ bị giảm và tỷ trọng của các công nghệ phát điện khác với lượng phát thải chất ô nhiễm thấp hơn
sẽ tăng lên.
29

2.5. Các cơ hội kinh tế liên quan đến nền kinh tế hydro xanh

Các nhận định chính dành cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam:

Vì hydro (xanh) và các dẫn xuất của hydro sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống năng
lượng trên toàn thế giới trong tương lai, việc nắm được vai trò người đi trước trong lĩnh vực này
có thể mang lại những lợi ích kinh tế xã hội quan trọng cho Việt Nam liên quan đến việc tạo việc
làm và cơ hội đầu tư.

Hầu hết các chiến lược hydro đều khởi đầu bằng cách tập trung phục vụ thị trường trong nước
(ví dụ như sản xuất amoniac) trước khi xem xét các chiến lược xuất nhập khẩu. Hoạt động giao dịch
hydro hiện vẫn trong giai đoạn sơ khai, các công nghệ điện phân có thể sẽ giảm giá thành nhanh chóng
trong những năm tới.

Vì thế, kế hoạch nắm bắt các cơ hội xuất khẩu hydro cần được lồng ghép trong một chiến lược chung về
hydro có quy mô lớn hơn. Đầu tiên, chính phủ Việt Nam cần có các chính sách và quy định hỗ trợ sản
xuất và sử dụng hydro xanh trong nội địa (đáp ứng nhu cầu trong nước). Tiếp theo, tận dụng động lực
tăng trưởng có được qua quá trình ứng dụng hydro xanh trong nước để lập kế hoạch xuất khẩu.

Do chi phí vận chuyển và chi phí vốn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá thành sản xuất
hydro, yếu tố chính quyết định xuất khẩu hydro xanh thành công sẽ là tiếp cận nhanh tới thị trường
xuất khẩu và chi phí tài chính. Về vấn đề này, Việt Nam nên xem xét các biện pháp nhằm hỗ trợ cắt
giảm hơn nữa chi phí vốn cho đầu tư vào năng lượng tái tạo và hydro xanh.

Bên cạnh năng lượng tái tạo và tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả, gần đây một số công nghệ thúc
đẩy chuyển dịch năng lượng khác cũng đang dần được chú trọng hơn 3, trong đó có hydro xanh. Mặc dù
điện năng (từ các nguồn tái tạo) vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng,
nhưng không phải tất cả các lĩnh vực đều có thể dễ dàng điện khí hóa. Ở một số “lĩnh vực khó cắt giảm
nhiên liệu hóa thạch” (như ngành thép, hóa chất, xi măng, vận tải biển và hàng không), việc ứng dụng
hydro xanh (GH2) và các dẫn xuất GH2, là các sản phẩm chứa hydro chuyển hóa từ điện năng thông qua
các quá trình Power-to-X (PtX) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một nền kinh tế cân bằng
phát thải carbon.

Trong bối cảnh hydro xanh và các dẫn xuất PtX khác sẽ sớm được giao dịch trên phạm vi toàn cầu, ngày
càng có nhiều các quốc gia tiến hành phân tích các chiến lược và chính sách ngành nhằm chiếm lĩnh vị trí
dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đây là cách các nền kinh tế thực hiện chuyển dịch sớm đón đầu khai thác
những lợi ích kinh tế - xã hội liên quan đến nền kinh tế hydro xanh. Theo dự đoán của IEA, khối lượng
hydro sử dụng trên toàn cầu sẽ tăng từ 90 triệu tấn năm 2020 lên 530 triệu tấn vào năm 2050 (IEA 2021).

3 Các công nghệ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quan trọng khác là công nghệ pin và sinh khối thế hệ thứ hai/thứ ba.
30

Hình 11: Các quốc gia đang triển khai chiến lược hydro (xanh) (Nguồn: Hội đồng Năng lượng Thế giới 2020)

2.5.1. Các chiến lược hydro quốc gia: Các nước nhập khẩu
Trên thế giới sẽ có nhiều quốc gia phải dựa vào nhập khẩu hydro (xanh) để đạt được nền kinh tế cân bằng
phát thải carbon. Do mật độ dân số cao và những hạn chế về tài nguyên năng lượng mặt trời, những nước
này sẽ không sản xuất đủ lượng năng lượng tái tạo cần thiết trong nước.

Nghiên cứu điển hình: Chiến lược của các nước nhập khẩu hydro xanh trong tương lai (Đức)

Tại Đức, theo ước tính của Chiến lược Hydro, nhu cầu đối với các sản phẩm GH2/PtX sẽ tăng từ 1,67
triệu tấn (55 TWh) trong năm 2020 lên khoảng 2,7 đến 3,3 triệu tấn (90-110 TWh) vào năm 2030 và
11,5 triệu tấn (380 TWh) vào năm 2050 (BMWi 2020).

Chiến lược hydro của Đức được thiết lập theo cách tiếp cận kép. Trong giai đoạn đầu tiên, quốc gia này
sẽ phát triển “thị trường trong nước” nhằm chiếm lĩnh vị trí tiên phong chế tạo thiết bị sản xuất hydro.
Để đáp ứng một phần nhu cầu hydro trong nước bằng các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có, chiến lược
hydro quốc gia đã đặt chỉ tiêu công suất 5 GW cho điện gió trên bờ và ngoài khơi vào năm 2030. Theo
kế hoạch, cho đến năm 2035 quốc gia này sẽ triển khai bổ sung thêm 5 GW công suất điện gió (BMWi
2020).

Trong giai đoạn hai, Đức sẽ cần chuẩn bị nhập khẩu hydro xanh. Việc nhập khẩu (toàn bộ) hydro xanh
là cần thiết để đạt được các chỉ tiêu khí hậu vào năm 2030 và hoàn thành trung hòa khí nhà kính vào
năm 2045. Đến năm 2030, các nhà máy sản xuất hydro trong nước hiện có sẽ chỉ sản xuất được 14TWh
trong tổng nhu cầu 90-110 TWh (xem Hình 12).
31

Hình 12: Nhu cầu nhập khẩu hydro của Đức vào năm 2030 (Nguồn: Kearney/Uniper 2021)

Hiện nay, Đức và Liên minh châu Âu đang nghiên cứu các chiến lược nhập khẩu hydro xanh. Nguy cơ phụ
thuộc quá mức vào một số ít nước xuất khẩu (như đối với nhiên liệu hóa thạch) phải được giảm thiểu bằng
cách đa dạng hóa các nước hợp tác xuất khẩu trên phạm vi toàn thế giới. Đây cũng là lý do Đức đang tích
cực hỗ trợ các quốc gia có tiềm năng trở thành nước xuất khẩu hydro xanh trong tương lai.

2.5.2. Các chiến lược hydro quốc gia: Các nước xuất khẩu
Do sẽ có nhiều quốc gia phải dựa vào nhập khẩu hydro xanh như trường hợp của Đức, những quốc gia
khác hiện đang xây dựng chiến lược hydro quốc gia, đặt trọng tâm vào các cơ hội xuất khẩu. Nhóm này
bao gồm các nước có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, diện tích đất lớn và mật độ dân số thấp (do yêu
cầu công suất phát điện gió và mặt trời rất lớn). Đồng thời, khả năng tiếp cận nguồn vốn có chi phí thấp sẽ
là yếu tố thiết yếu để các dự án điện gió và quang điện đạt được chi phí sản xuất điện quy dẫn thấp hơn
nữa. Các quốc gia được nghiên cứu là Chile, Morocco và Australia.

Nghiên cứu điển hình: Chiến lược của các nước xuất khẩu hydro xanh trong tương lai (Chile)

Chile đã công bố chiến lược hydro xanh vào năm 2020 (Gobierno de Chile 2020). Quốc gia này có điều
kiện lý tưởng để trở thành một nước xuất khẩu hydro xanh khi có điều kiện bức xạ mặt trời cao nhất
thế giới (đạt hệ số công suất tới 35%) tại khu vực phía bắc và các địa điểm rất phù hợp cho điện gió ở
khu vực phía nam (đạt hệ số công suất tới 60%).

Ở Chile, định hướng xuất khẩu hydro xanh là một phần của chiến lược hydro với quy mô lớn hơn. Trên
thực tế, trong giai đoạn đầu của chương trình (2020-2025), Chile sẽ tập trung vào việc mở rộng thị
trường trong nước để xây dựng phương thức phát triển và năng lực chuyên môn nhằm phục vụ thị
trường xuất khẩu. Trong giai đoạn hai, nước này sẽ thiết lập một ngành công nghiệp quốc gia về sản
xuất và xuất khẩu amoniac xanh. Trong giai đoạn ba, Chile dự định trở thành quốc gia dẫn đầu về xuất
khẩu hydro xanh và các dẫn xuất của hydro xanh.

Công suất lắp đặt cần thiết của các công trình năng lượng tái tạo và quy mô đầu tư kèm theo là rất lớn.
Chile đang dự kiến sẽ lắp đặt 40 GW công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030, 200 GW vào năm 2040
và 300 GW vào năm 2050. Tương ứng, quy mô đầu tư vào các công nghệ năng lượng tái tạo sẽ lên tới
32

45 tỷ USD vào năm 2030, 220 tỷ USD vào năm 2040 và 330 tỷ USD vào năm 2050 (xem Hình 13). Khoảng
70% khối lượng giao dịch của thị trường này sẽ là các hoạt động xuất khẩu.

Hình 13: Dự báo thị trường hydro xanh và các sản phẩm phái sinh của Chile (Nguồn: Gobierno de Chile 2020)
33

Tài liệu tham khảo


34

Tài liệu tham khảo


BDEW (2020), Konjunkturimpulse der Energiewirtschaft (Kế hoạch kích thích kinh tế ngành năng
lượng) https://www.bdew.de/media/documents/Stn_20200616_Konjunkturimpulse.pdf

BMU (2018), Schulze: "GreenTech ist Modernisierungstreiber unserer Wirtschaft", Press release BMU
072/18 (GreenTech là động lực hiện đại hóa của nền kinh tế)
https://www.bmuv.de/pressemitteilung/schulze-greentech-ist-modernisierungstreiber-unserer-
wirtschaft/

BMU (2021), GreenTech made in Germany 2021 - Environmental Technology Atlas for Germany
(GreenTech sản xuất tại Đức 2021 - Atlas Công nghệ Môi trường cho
Đức)https://www.bmuv.de/fileadmin/Daten_BMU/Pools/Broschueren/greentech_atlas_2021_en_bf.pd
f

BMWi (2020), The National Hydrogen Strategy (Chiến lược Hydro quốc
gia)https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/Energie/the-national-hydrogen-
strategy.pdf?__blob=publicationFile&v=6

BMWi (2021), Renewable energy sources in figures National and International Development, 2020 (Các
nguồn năng lượng tái tạo theo số liệu phát triển trong nước và quốc
tế)https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/Energie/renewable-energy-sources-in-figures-
2020.pdf?__blob=publicationFile&v=4

Business Standard (2022), Delhi air 'very poor', capital tops list of world's most polluted cities (Chất
lượng không khí Delhi 'rất tệ’, thủ đô đứng đầu các thành phố ô nhiễm nhất thế
giới)https://www.business-standard.com/article/current-affairs/delhi-air-very-poor-city-again-tops-
list-of-world-s-most-polluted-cities-122011800154_1.html

CEEW và cộng sự, (2019). Future skills and job creation with renewable energy in India (Các kỹ năng
tương lai và khả năng tạo việc làm từ năng lượng tái tạo tại Ấn Độ) https://www.cobenefits.info/wp-
content/uploads/2019/10/COBENEFITS-Study-India-Employment.pdf.

COBENEFITS (2022), Renewable energy, employment opportunities and skill requirements - Socio-
economic assessment tools, key findings and expert contacts (Năng lượng tái tạo, cơ hội việc làm và yêu
cầu kỹ năng - các cong cụ đánh giá kinh tế - xã hội, các kết quả nghiên cứu chính và thông tin liên hệ
chuyên gia)https://www.cobenefits.info/wp-content/uploads/2021/11/Co-Benefits-
Factsheets_Employment_2021-2022.pdf

CREA (2020), Quantifying the Economic Costs of Air Pollution from Fossil Fuels (Lượng hóa chi phí kinh
tế của tình trạng ô nhiễm không khí do nhiên liệu hóa thạch) https://energyandcleanair.org/wp/wp-
content/uploads/2020/02/Cost-of-fossil-fuels-briefing.pdf

DoE (2022), America’s Strategy to Secure the Supply Chain for a Robust Clean Energy Transition. US
Department of Energy (Chiến lược đảm bảo nguồn cung của Hoa Kỳ nhằm phục vụ chuyển dịch năng
lượng bền vững. Bộ Năng lượng Hòa Kỳ) https://www.energy.gov/sites/default/files/2022-
02/America%E2%80%99s%20Strategy%20to%20Secure%20the%20Supply%20Chain%20for%20a%
20Robust%20Clean%20Energy%20Transition%20FINAL.docx_0.pdf

EPDK, 2019. Energy Market Regulatory Authority. Elektrik Piyasası 2018 yılı Piyasa Gelişim Raporu
[Electricity Market 2016 Progress Report]. Ankara: TEİAŞ, 2019 (Báo cáo thị trường điện 2018. Ankara:
Tập đoàn truyền tải điện Thổ Nhĩ Kỳ TEIAS, 2019)

GIZ (2021). Viet Nam and the Global Energy Transition - Research study on sustainable energy
transition and energy infrastructure development opportunities for Viet Nam; Lead Authors: Dr. David
Jacobs (IET – International Energy Transition GmbH) and Toby D. Couture (E3 Analytics), Thorsten
35

Schlößer, Leonard Hülsmann, (Energynautics GmbH). (Việt Nam và quá trình Chuyển dịch năng lượng
toàn cầu - Nghiên cứu về chuyển dịch năng lượng bền vững và các cơ hội phát triển hạ tầng năng lượng
cho Việt Nam).

Gouveia, João Pedro, Luís Dias, Inês Martins, and Júlia Seixas. 2014. "Effects of renewables penetration
on the security of Portuguese electricity supply.” Applied Energy 123:438-447. (Ảnh hưởng của việc
tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo đối với an ninh cung cấp điện của Bồ Đào Nha)

GWS (2018a), Zur Berechnung der durch den Ausbau erneuerbarer Energien und durch Energieeffizienz
verminderten Importe fossiler Brenn- und Kraftstoffe Methode und Ergebnisse für die Jahre 2000 bis
2015. GWS Research Report 18/3. (Phương pháp và kết quả tính toán lượng giảm nhập khẩu giai đoạn
2000 tới 2015 đối với chất cháy và nhiên liệu do phát triển năng lượng tái tạo và tiết kiệm và sử dụng
năng lượng hiệu quả - Báo cáo nghiên cứu của GWS ngày 18/3) https://papers.gws-os.com/gws-
researchreport18-3.pdf

GWS (2018b), Vorteile der Energiewende über die gesamtwirtschaftlichen Effekte hinaus - eine
literaturbasierte Übersicht. (Lợi ích vượt ngoài hiệu quả kinh tế vĩ mô của quá trình chuyển dịch năng
lượng - đánh giá tài liệu tổng
quan)https://www.bmwi.de/Redaktion/DE/Publikationen/Studien/vorteile-der-energiewende-ueber-
gesamtwirtschaftlichen-effekte-hinaus.pdf?__blob=publicationFile&v=8

GWS (2020), Analyse der deutschen Exporte und Importe von Technologiegütern zur Nutzung
erneuerbarer Energien und anderer Energietechnologiegüter. GWS Research Report 2020/02. (Phân
tích xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ của Đức phục vụ ứng dụng năng lượng tái tạo và các mặt
hàng công nghệ năng lượng khác - Báo cáo nghiên cứu của GWS tháng 2/2020)
https://www.bmwi.de/Redaktion/DE/Publikationen/Studien/analyse-der-deutschen-exporte-und-
importe-von-technologieguetern.pdf?__blob=publicationFile&v=22

GWS (2021), Arbeitsmarkteffekte eines klimaneutralen Langfristpfads bis 2030, Zusammenfassung der
Ergebnisse. (Labor market effects of a climate-neutral long-term path up to 2030, summary of the
results (Tác động đối với thị trường lao động của lộ trình dài hạn tới năm 2030 hướng tới trung hòa khí
hậu, tổng hợp các kết quả)https://www.stiftung-klima.de/app/uploads/2021/05/2021-05-
18_Arbeitsmarkteffekte_KNDE.pdf

GWS/Greenpeace (2021), Jobmotor Klimaschutz Beschäftigungseffekte durch ambitionierten


Klimaschutz. Gesellschaft für Wirtschaftliche Strukturforschung (GWS) mbH. (Chuyển dịch lao động bảo
vệ khí hậu, tác động về việc làm của chương trình bảo vệ khí hậu giàu tham vọng - Viện Nghiên cứu cấu
trúc kinh tế (GWS))
https://www.greenpeace.de/sites/default/files/publications/studie_jobmotor_klimaschutz_2.pdf

IASS et al., (2019), Future skills and job creation through renewable energy in Vietnam. Potsdam/Hanoi.
(Các kỹ năng và khả năng tạo việc làm trong tương lai thông qua phát triển năng lượng tái tạo tại Việt
Nam - Postdam/Hà Nội) https://www.cobenefits.info/wp-content/uploads/2020/08/COBENEFITS-
Vietnam_Employment_Vietnamese_Exec-Report.pdf

IASS/IET/CSIR. 2022. From coal to renewables in Mpumalanga: Employment effects, opportunities for
local value creation, skills requirements, and gender inclusiveness. Assessing the co-benefits of
decarbonising South Africa’s power sector. Potsdam/Pretoria. (Từ than đá tới năng lượng tái tạo tại
Mpumalanga: Tác động về việc làm, cơ hội tạo giá trị cho địa phương, yêu cầu kỹ năng và hòa nhập giới.
Đánh giá các yếu tố đồng lợi ích của quá trình giảm phát thải carbon ngành điện Nam Phi.
Postdam/Pretonia) https://www.cobenefits.info/wp-content/uploads/2022/01/COBENEFITS-
Study_From-coal-to-renewables-in-Mpumalanga.pdf

IEA (2020), Statistics report, Key World Energy Statistics 2020. (Báo cáo thống kê, Số liệu thống kê năng
lượng chính của thế giới, 2020)https://iea.blob.core.windows.net/assets/1b7781df-5c93-492a-acd6-
01fc90388b0f/Key_World_Energy_Statistics_2020.pdf

IEA (2021), Net Zero by 2050 – A Roadmap for the Global Energy Sector. (Không phát thải vào năm
2020 - Lộ trình cho ngành năng lượng toàn cầu)
36

IEA-RETD (2011), Methodological guidelines for estimating the employment impacts of using renewable
energies for electricity generation. (Hướng dẫn phương pháp ước tính tác động việc làm của việc phát
điện bằng năng lượng tái tạo)http://iea-retd.org/wp-content/uploads/2011/11/EMPLOY-task-1.pdf

IISD (2015), The End of Coal: Ontario’s coal phase-out. (Hồi kết của than: Quá trình loại bỏ than tại
Ontario) https://www.iisd.org/system/files/publications/end-of-coal-ontario-coal-phase-out.pdf

IRENA (2019), A New World The Geopolitics of the Energy Transformation. (Một thế giới mới: Đặc điểm
địa chính trị của quá trình chuyển đổi năng lượng)https://www.irena.org/-
/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2019/Jan/Global_commission_geopolitics_new_world_2019.
pdf

IRENA (2020a), Post-COVID recovery: An agenda for resilience, development and equality. (Phục hồi
hậu COVID: Chương trình hành động vì khả năng chống chịu, phát triển và bình đẳng)
https://www.irena.org/-/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2020/Jun/IRENA_Post-
COVID_Recovery_2020.pdf

IRENA (2020b). Measuring the socio-economics of transition: Focus on jobs, International Renewable
Energy Agency, Abu Dhabi. (Đo lường các yếu tố chính trị - xã hội của quá trình chuyển dịch: Trọng tâm
là việc làm, Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, Abu Dhabi). Có tại https://www.irena.org/-
/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2020/Feb/IRENA_Transition_jobs_2020.pdf

IRENA (2021a), World Energy Transitions Outlook: 1.5°C Pathway, International Renewable Energy
Agency, Abu Dhabi. (Triển vọng chuyển dịch năng lượng thế giới: Lộ trình 1,5°C, Cơ quan Năng lượng tái
tạo Quốc tế, Abu Dhabi)https://irena.org/-
/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2021/Jun/IRENA_World_Energy_Transitions_Outlook_2021.
pdf

IRENA (2021b), Renewable Energy and Jobs - Annual Review 2021. (Năng lượng tái tạo và việc làm -
Báo cáo đánh giá thường niên 2021)https://www.irena.org/-
/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2021/Oct/IRENA_RE_Jobs_2021.pdf

IRENA (2022), Geopolitics of the Energy Transformation: The Hydrogen Factor, International
Renewable Energy Agency, Abu Dhabi. (Các yếu tố địa chính trị của quá trình chuyển đổi năng lượng:
Nhân tố Hydro, Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, Abu Dhabi) https://irena.org/-
/media/Files/IRENA/Agency/Publication/2022/Jan/IRENA_Geopolitics_Hydrogen_2022.pdf

IPC 2020. Securing Turkey’s energy supply and balancing the current account deficit through renewable
energy. Assessing the co-benefits of decarbonizing the power sector. Potsdam/Istanbul. (Đảm bảo
nguồn cung năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ và khắc phục cán cân tài khoản vãng lai bằng năng lượng tái tạo.
Đánh giá các yếu tố đồng lợi ích của quá trình giảm phát thải carbon ngành điện)
https://www.cobenefits.info/wp-
content/uploads/2020/12/COBENEFITS_Turkey_SupplySecurity_ExecReport2021.pdf

IPC/IET (2022, forthcoming), Reducing electricity prices and increasing economic competitiveness - The
impact of renewable energy deployment on the industry sector in Turkey. IPC/IASS/IET (forthcoming).
(Giảm giá điện và tăng tính cạnh tranh kinh tế - Tác động của việc triển khai năng lượng tái tạo trong khu
vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. IPC/IASS/IET (sắp phát hành)

Kargi (2014), The Effects of Oil Prices On Inflation and Growth: Time Series Analysis In Turkish
Economy For 1988:01-2013:04 Period Aksaray University, MPRA Paper No. 55704. (Tác động của giá
dầu đối với lạm phát và tăng trưởng: Phân tích chuỗi thời gian trong nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cho giai
đoạn 01/1988-04/2013, Đại học Aksaray, tài liệu lưu trữ MPRA số 55704.) https://mpra.ub.uni-
muenchen.de/55704/1/MPRA_paper_55704.pdf

Kearney/Uniper (2021), Competitiveness of green hydrogen import pathways for Germany in 2025.
(Tính cạnh tranh trong lộ trình nhập khẩu hydro xanh của Đức vào năm 2025)https://emvg.energie-
und-
37

management.de/filestore/newsimgorg/Illustrationen_Stimmungsbilder/Studien_als_PDF/Competitiven
ess_of_green_hydrogen_import_pathways_for_Germany_in_2025.orig.pdf

Kushta, J., et al. (2021). "Disease burden and excess mortality from coal-fired power plant emissions in
Europe.” Environmental Research Letters 16(4): 045010. (“Gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong cao từ
khí thải các nhà máy điện than tại châu Âu. Tạp chí Environmental Research Letters số 16(4): 405010)
Deloitte (2021), Germany’s turning point: Accelerating new growth on the path to net zero, October
2021. (Bước ngoặt của Đức: Đẩy nhanh bước tăng trưởng mới trong lộ trình hướng tới không phát thải,
Tháng 10/2021) https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/global/Documents/821098-
02_Germany's-Turning-Point.pdf

Lelieveld, J., et al. (2019). "Effects of fossil fuel and total anthropogenic emission removal on public
health and climate.” Proceedings of the National Academy of Sciences 116(15): 7192-7197. (“Ảnh hưởng
của quá trình loại bỏ phát thải từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn nhân tạo đối với sức khỏe cộng đồng
và khí hậu”. Kỷ yếu 116(15): 7192-7197 của Viện hàn lâm khoa học quốc gia)

O’Sullivan, M. & Edler, D. (2020): Gross Employment Effects in the Renewable Energy Industry in
Germany – an Input-Output Analysis from 2000 to 2018. Sustainability 12(15), 6163. (Tác động việc làm
tổng thể trong ngành năng lượng tái tạo của Đức - Báo cáo phân tích đầu ra-đầu vào giai đoạn 2000-
2018) https://doi.org/10.3390/su12156163.

OECD (2011), Fostering Innovation for Green Growth. (Thúc đẩy đổi mới sáng tạo vì Tăng trưởng
Xanh)https://www.oecd.org/sti/inno/fosteringinnovationforgreengrowth.htm#:~:text=Green%20gro
wth%20means%20fostering%20economic,is%20key%20to%20green%20growth.

Prime Africa/IET/IASS (2019), Improving health and reducing costs through renewable energy in
South Africa. (Cải thiện sức khỏe và giảm chi phí y tế thông qua phát triển năng lượng tái tạo ở Nam
Phi)https://www.cobenefits.info/wp-content/uploads/2019/10/COBENEFITS-Study-South-Africa-
Health.pdf

Reuters (2022a), Turkey hikes energy prices; Istanbul monthly inflation highest in decade. (Giá năng
lượng tăng cao tại Thổ Nhĩ Kỳ; chỉ số lạm phát hàng tháng cao nhất thập kỷ của
Istanbulhttps://www.reuters.com/markets/europe/turkey-hikes-energy-prices-istanbul-monthly-
inflation-highest-decade-2022-01-01/

Reuters (2022b), Turkish inflation soars to 36%, highest in Erdogan era. (Lạm phát tăng tới 36%, cao
nhất trong kỷ nguyên Erdogan)https://www.reuters.com/world/middle-east/turkey-inflation-surges-
361-amid-lira-crisis-highest-since-2002-2022-01-03/

TERI (2019), Improving health and reducing costs through renewable energy in India. (Cải thiện sức
khỏe và giảm chi phí y tế thông qua phát triển năng lượng tái tạo ở Ấn Độ)
https://www.cobenefits.info/wp-content/uploads/2019/10/COBENEFITS-Study-India-Health.pdf

UBA (2021), Ökonomische Indikatoren von Maßnahmen zur Steigerung der Energieeffizienz –
Aktualisierung 2021. (Chỉ báo kinh tế của các biện pháp tăng cường tiết kiệm và sử dụng năng lượng
hiệu quả - cập nhật
2021)https://www.umweltbundesamt.de/sites/default/files/medien/5750/publikationen/2021-03-
22_uib_04-2021_indikatoren_energieeffizienz.pdf

Wood Mackenzie (2022), No pain, no gain: The economic consequences of accelerating the energy
transition. (Hy sinh vì tương lai: Hệ lụy kinh tế khi đẩy nhanh chuyển dịch năng lượng)
https://www.woodmac.com/horizons/no-pain-no-gain-the-economic-consequences-of-accelerating-
the-energy-transition/

World Energy Council (2020), International hydrogen strategies - A study commissioned by and in
cooperation with the World Energy Council – Germany, Executive Summary, September 2020. (Các
chiến lược hydro trên thế giới - Nghiên cứu do Hội đồng Năng lượng Thế giới ủy quyền và hợp tác thực
hiện - CHLB Đức, Báo cáo tóm lược, tháng 9/2020)https://www.weltenergierat.de/wp-
content/uploads/2020/10/WEC_H2_Strategies_Executive-Summary_final.pdf
38

WHO (2016), Health risk assessment of air pollution. General principles. World Health Organization.
(Đánh giá tác động đối với sức khỏe của tình trạng ô nhiễm không khí. Các nguyên tắc tổng quát. Tổ chức
Y tế Thế giới) https://www.euro.who.int/en/publications/abstracts/health-risk-assessment-of-air-
pollution.-general-principles-2016
39

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ (ESP)



Phòng 042A, Tầng 4, Tòa nhà Coco T: + 84 (0)24 39 41 26 05 E office.energy@giz.de
14 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Việt Nam F: + 84 (0)24 39 41 26 06 W www.giz.de, www.gizenergy.org.vn

You might also like