You are on page 1of 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

---------------o0o---------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI

DESIGNING MANAGEMENT SUPPORT SYSTEMS AND


ANALYZING DATA FOR MEDICAL CLINICS

THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ

VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHO PHÒNG KHÁM

GVHD:Th.S Nguyễn Đức Hoàng

SVTH : Nguyễn Văn Nhật Duy

MSSV :1710802

TP. HỒ CHÍ MINH -THÁNG 6 NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:   ______ /BKĐT -----✩-----  -----✩-----
Khoa: Điện – Điện tử
Bộ Môn: Điện Tử

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


1. HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN VĂN NHẬT DUY MSSV: 1710802

2. NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA.

3. ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỖ TRỢ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHO


PHÒNG KHÁM.

4. NHIỆM VỤ (Yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):

Tìm hiểu lý thuyết về các dấu hiệu sống của con người như huyết áp, nhip tim,
nhiệt độ và nồng độ oxi trong máu.

Tiến hành thiết kế và xây dựng các mạch điện để đọc, xử lý và lọc nhiễu cho các
tín hiệu huyết áp, nhịp tim, nồng độ oxi trong máu.

Tiến hành thiết kế lấy dữ liệu khách hàng và kết nối với các thành phần trong
mạch truyền thông lên Webserver và phân tích số liệu đưa ra cảnh báo.

5.

Ngày giao nhiệm vụ luận văn:   9/02/2022

Ngày hoàn thành nhiệm vụ:       2/6/2022

Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn

`` ................................................................. .....................................

................................................................. ..................................... ``

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ Môn.

Tp.HCM, ngày…... tháng….. năm 20


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:

Người duyệt (chấm sơ bộ):.......................

Đơn vị:......................................................

Ngày bảo vệ : ...........................................

Điểm tổng kết: .........................................

Nơi lưu trữ luận văn: ............................…


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.Trong suốt thời gian kể từ
khi nghiên cứu đề tài đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Bách Khoa Hồ Chí
Minh, đã tạo điều kiện cho em làm đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng đã tận tâm hướng dẫn em bằng tất cả tâm
huyết của mình, tạo mọi điều kiện em làm đề tài này và đóng góp ý kiến trong suốt
thời gian làm đề tài.

Làm việc với thầy em được học hỏi rất nhiều điều bổ ích để áp dụng vào công
việc mai sau cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Điện - Điện Tử đã
truyền đạt cho em những kiến thức hay và bổ ích, để em có hành trang bước vào đời.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2022    

Xác nhận của người hướng dẫn Sinh viên

Duy

Nguyễn Văn Nhật Duy


TÓM TẮT LUẬN VĂN
IoT vẫn còn là khái niệm khá mới với nhiều người. Nói một cách đơn giản,
IoT là một hệ thống kết nối mọi thứ xung quanh chúng ta lại với nhau qua Internet,
như xe hơi, các vật dụng trong nhà và thậm chí những hệ thống lớn phức tạp như đèn
giao thông hay các cảm biến thời tiết. Chúng ta có thể điều khiển, quản lý hoặc thu
thập các thông tin từ chúng một cách dễ dàng qua các thiết bị cầm tay.

IoT đã và đang làm thay đổi cả thế giới, tại Việt Nam trong khoảng 4 năm trở
lại đây, IoT đã từng bước được ứng dụng trong một số lĩnh vực của cuộc sống, tuy
nhiên chỉ dừng lại ở mức rời rạc, chưa đồng bộ. Những lợi ích và tiềm năng phát triển
của IoT là rất lớn, ở đâu có kết nối Internet ở đó đều có khả năng xuất hiện các thiết bị
IoT mang đến giá trị thông qua việc truyền tải và trao đổi thông tin, dữ liệu.

Đề tài này với mục tiêu đặt ra là hệ thống thu thập các thông tin khách hàng và
thông số sức khỏe như huyết áp, nhịp tim và nồng độ oxi trong máu với sự vận dụng
công nghệ IoT để kiểm soát và xử lý các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân từ xa thông
qua Webserver, từ đó phân tích các thông tin cần thiết cung cấp cơ sở để điều chỉnh
cho phòng khám.

Các hệ thống y tế thông minh đang là một trong những xu thế của công nghệ.
Những công nghệ tiên tiến đang được áp dụng cho những thiết bị y tế nhằm phục vụ
tốt hơn nhu cầu về sức khỏe của con người. Chúng em mong muốn mình có thể góp
một phần sức lực của mình để ứng dụng những kiến thức mà mình học được vào việc
chăm sóc sức khỏe cho con người.
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2

1.1.Tổng quan 2

1.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2

1.3. Sự cấp thiết cần có của đề tài 3

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT 3

2.1. HUYẾT ÁP 3
2.1.1. Huyết áp là gì ? 3
2.1.2. Dụng cụ đo và phương pháp đo 4
2.1.3. Chẩn đoán dựa trên huyết áp 5

2.2. NHỊP TIM 6


2.2.1. Khái niệm nhịp tim 6
2.2.2. Đánh giá chỉ số nhịp tim 7
2.2.3. Các phương pháp đo nhịp tim 8

2.3. NỒNG ĐỘ OXI TRONG MÁU (SpO2) 9


2.3.1. Khái niệm nồng độ Oxi trong máu (SpO2) 10
2.3.2. Tác dụng và sự cần thiết của việc theo dõi chỉ số SpO2 10
2.3.3. Đánh giá nồng độ Oxi trong máu (SpO2) 11
2.3.4. Nồng độ Oxi trong máu bất thường nói lên điều gì ? 11
2.3.5. Phương pháp đo SpO2 dựa vào mạch đập 12

2.4. TỔNG QUAN VỀ VI ĐIỀU KHIỂN, CẢM BIẾN 14


2.4.1. Vi điều khiển ESP32 14
2.4.1.1. Giới thiệu về ESP32 14
2.4.1.2 Cấu hình ESP32 15
2.4.1.3 Sơ đồ chân, chức năng 17
2.4.2. Cảm biến MPS20N0040D 22
2.4.2.1. Tổng quan về cảm biến MPS20N0040D 22
2.4.2.2. Thông số kỹ thuật của cảm biến MPS20N0040D 23
2.4.2.3. Sơ đồ cảm biến MPS20N0040D 23
2.4.2.4. Khuếch đại điện áp ngõ ra cho cảm biến MPS20N0040D 24
2.4.3. Cảm biến nhịp tim và nồng độ oxi trong máu MAX30102 25
2.4.3.1 Cảm biến MAX30102 25
2.4.3.3 Sơ đồ chân 29
2.4.3.4. Các đèn LED_thu và LED_nhận trong cảm biến MAX30102 30

2.5. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ WEBSERVER, CƠ SỞ DỮ LIỆU, Database.


30
2.5.1. Webserver 30
2.5.1.1. Webserver là gì? 30
2.5.1.2 Đặc điểm của một webserver 32
2.5.1.3.Truyền dữ liệu giữa webserver và client 34
2.5.2. Cơ sở dữ liệu. 34
2.5.2.1. Cơ sở dữ liệu là gì? 34
2.5.2.2. Tác dụng của sử dụng cơ sở dữ liệu 35
2.5.2.3. Các vấn đề của cơ sở dữ liệu. 36
2.5.3. Database. 36
2.5.3.1 Database là gì? 36
2.5.3.2. Các loại database. 37
2.5.3.3. Thành phần database. 38

CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG 39

3.1. THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP 39


3.1.1. Nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp 39
3.1.2. Sơ đồ các khối phần cứng của máy đo huyết áp 39
3.1.3. Thiết kế mạch khuếch đại vi sai 39
3.1.3.1. Mạch khuếch đại vi sai 39
3.1.3.2. Xây dựng mạch vi sai cho máy đo huyết áp 40
3.1.4.  Thiết kế mạch lọc thông dãi sử dụng một opam 41
3.1.4.1. Mạch lọc thông dãi sử dụng một opam 41
3.1.4.2. Xây dựng mạch lọc thông dãi cho máy đo huyết áp 42
3.1.5. Thành phần AC coupling 44

3.2. THIẾT KẾ TỔNG THỂ PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG 44


3.2.1. Mạch nguồn cho máy huyết áp và kết nối vi điều khiển 44
3.2.2. Kết nối cảm biến nhịp tim và oxi trong máu MAX30100 với vi điều khiển
ESP32 46
3.2.3. Sơ đồ kết nối toàn hệ thống 46

CHƯƠNG 4:THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN MỀM 47

4.1. YÊU CẦU ĐẶT RA CHO PHẦN MỀM 47


4.1.1. ESP32 47

4.2. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT HỆ THỐNG 47

4.3. LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT CHƯƠNG TRÌNH 49


4.3.1.Lưu đồ giải thuật cho máy đo huyết áp 50

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 52

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1.Tổng quan

IoT (Internet of Thing) là một mạng lưới mà mỗi đồ vật, con người được cung
cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin,
dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người
với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không
dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. IoT đã được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y
tế để theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.

Những thiết bị y tế là những công cụ đắc lực hỗ trợ bác sĩ, y tá hoặc thậm chí là
người nhà bệnh nhân trong việc chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên các
thiết bị này hiện nay còn bị giới hạn bởi khoảng cách, chưa phù hợp với nhu cầu chăm
sóc tại nhà. Thêm vào đó cũng cần cập nhật tình trạng hiện tại của cơ sở phòng khám
để có những điều chỉnh chính xác. Vì lẽ đó, em đã thực hiện “ hệ thống hỗ trợ và phân
tích cho phòng khám ” ứng dụng công nghê IoT để có thể giúp bác sĩ hay người nhà
bệnh nhân theo dõi các chỉ số sức khỏe này ở bất kỳ đâu có kết nối internet, và thu
nhận những dữ liệu khách hàng thực để từ đó đưa ra một vài thống kê, phân tích có ích
cho việc điều chỉnh cơ sở vật chất.

1.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 

Nhìn chung, các thiết bị được sử dụng trong y tế ở nước ta hiện nay chỉ đơn
thuần cung cấp những thông số về sức khỏe. Do đó đòi hỏi phải có sự túc trực của
những y tá và người thân để cảnh báo cho các bác sĩ khi chỉ số sức khỏe của bệnh nhân
trở nên bất thường. Điều này đòi hỏi phải có những giải pháp tiên tiến và hiệu quả hơn
trong việc giám sát sức khỏe của bệnh nhân.

Trên thế giới, công nghệ IoT đã được ứng dụng cho các thiết bị y tế và khắc phục
các nhược điểm về khoảng cách, đồng thời giúp bác sĩ có thể quản lý được nhiều bệnh
nhân thông máy tính hay điện thoại có kết nối internet.

Ở nước ta, thiết bị y tế thông minh tích hợp IoT cũng đã được nghiên cứu và sử
dụng trong các bệnh viện lớn và tiên tiến, tuy nhiên vẫn chưa phổ biến do giá thành.
Việc nghiên cứu giảm giá thành và cải thiện chất lượng sẽ giúp công nghệ này phổ
biến và cải thiện cuộc sống của người dân.

1.3. Sự cấp thiết cần có của đề tài

Một tình trạng đang diễn ra phổ biến hiện nay là: hầu hết các vụ tai nạn giao
thông đều tử vong trước khi đến bệnh viện. Để lý giải điều này các bác sỹ và các nhà
khoa học đầu ngành đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do chậm trễ sơ cứu trong
khi đợi xe cứu thương. Ngoài ra còn một trường hợp phổ biến là các bệnh nhân có tiền
sử mắc các bệnh cao huyết áp, các bệnh tim mạch hay các bệnh nhân mới phẫu thuật
cần theo dõi, các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm mà cần theo dõi thường xuyên. Các
thống kê chỉ ra rằng, các đối tượng trên vào ban đêm khi đi ngủ thường có tình trạng
như là ngừng thở đột ngột hay tim ngừng đập, tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột. Tình
trạng trên nếu không có các biện pháp cứu chữa kịp thời thì bệnh nhân có thể dẫn tới
tình trạng đột quỵ hay tai biến mạch máu não và có thể dẫn đến tử vong.

Qua những dẫn chứng cụ thể trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc
phát hiện sớm được sự thay đổi đột ngột của bệnh nhân bằng cách đo thông số nhịp
tim. Từ các thông số này ta có thể đưa ra các cảnh báo các chuẩn đoán một cách nhanh
nhất có thể, để hướng dẫn nhân viên y tế hay người nhà bệnh nhân sơ cứu kịp thời
trong khi chờ xe cứu thương đến, từ đó giảm thiểu thương vong đáng tiếc xảy ra.

Chính vì sự nhận ra sự cần thiết đó, các thiết bị di động đo các thông số sinh tồn
mọi lúc mọi nơi, hay các thiết bị theo dõi, cảnh báo tình trạng bệnh nhân ra đời như
một tất yếu.
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT 

2.1. HUYẾT ÁP

2.1.1. Huyết áp là gì ?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi
nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Nhờ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch
mà huyết áp được tạo ra. Huyết áp bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Huyết áp tâm thu là huyết áp tối đa, đây là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu.
Biểu thị chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm
trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, đây là huyết áp thấp nhất trong lòng mạch
máu xảy ra giữa những lần co bóp, thường là áp lực máu lên thành động mạch khi tim
giãn ra.

Huyết áp được biểu thị bằng một phân số mà tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp
lực tâm trương, đơn vị áp lực là milimet thủy ngân (mmHg), ví dụ: 140/90.

2.1.2. Dụng cụ đo và phương pháp đo

● Dụng cụ đo: 

Dụng cụ đo huyết áp gồm nhiều loại như máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo
huyết áp đồng hồ, máy đo huyết áp điện tử.

● Quy trình đo huyết áp:

Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh tối thiểu 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.

Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng
trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được đo
huyết áp ở các tư thế nằm, đứng. Người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường nên đo
huyết áp ở tư thế đứng nhằm xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.

Ta có thể thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Khử nhiễm cho tay của người đo

Bước 2: Kiểm tra Huyết áp kế : đảm bảo rằng nó đang hoạt động tốt và đã được
bảo dưỡng.
Bước 3: Chọn một vòng bít có kích thước phù hợp: vòng bít bơm hơi phải quanh
ít nhất 80% cánh tay, nhưng không quá 100%

Bước 4: Đặt vòng bit vừa khít và gọn gàng lên cánh tay của bệnh nhân, cao hơn
2cm trên động mạch cánh tay, căn chỉnh điểm đánh dấu chỉ số động mạch trên vòng bít
với động mạch cánh tay.

Bước 5:Tiến hành đo huyết áp gần bệnh nhân. Nó phải đứng thẳng đứng và
ngang tầm mắt của bạn.

Bước 6: Ước tính huyết áp tâm thu, tâm trương, sờ nắn động mạch cánh tay, bơm
hơi vòng bít và ghi lại

Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 – 2 phút. Nếu số đo
huyết áp giữa 2 lần chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại một vài lần sau khi đã cho
bệnh nhân nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp được ghi nhận là phép chia trung bình của
2 lần đo cuối cùng.

Ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp
tâm trương (ví dụ 130/90 mmHg). Người ghi lại trị số huyết áp không làm tròn số quá
hàng đơn vị và cần thông báo ngay kết quả cho người được đo.

2.1.3. Chẩn đoán dựa trên huyết áp

● Chỉ số huyết áp bình thường:

Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp của bạn là bình thường nếu nó là
120/80 mmHg hoặc thấp hơn. 

● Huyết áp thấp: 

Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương
< 60 mmHg.

Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan nhất
là những cơ quan ở xa và trên cao như não có thể có biểu hiện như: hoa mắt, chóng
mặt, buồn nôn....

● Huyết áp cao: 

Huyết áp tâm thu dao động từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới
80 mmHg. Huyết áp tăng cao có xu hướng trở nên tồi tệ theo thời gian trừ khi thực
hiện các bước để kiểm soát huyết áp.

● Phân độ tăng huyết áp theo Hiệp hội tim mạch và huyết áp Hoa kỳ năm
2018:

+Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80
mmHg.

+Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương 80-84 mmHg.

+Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương 85-89 mmHg.

+Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương 90-99 mmHg.

+Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg hoặc huyết áp tâm
trương 100-109 mmHg.

+Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥
110 mmHg.

+Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm
trương < 90 mmHg.

2.2. NHỊP TIM

2.2.1. Khái niệm nhịp tim

Nhịp tim (hoặc chỉ số nhịp tim) là nhịp đập của tim, được xác định bằng số lần co
thắt của tim trong thời gian 1 phút. Đơn vị của nhịp tim ký hiệu là nhịp/phút hoặc bpm
(beat per minute - nhịp mỗi phút).

Sự biến thiên nhịp tim (HRV) là sự dao động trong khoảng thời gian giữa các
nhịp tim liền kề. HRV là một đặc tính nổi bật của các hệ thống quy định phụ thuộc lẫn
nhau hoạt động trên quy mô thời gian khác nhau để giúp ta thích ứng với những thử
thách về môi trường và tâm lý. HRV phản ánh sự điều hòa cân bằng, huyết áp(HA),
trao đổi khí, ruột, tim và trương lực mạch máu, đề cập đến đường kính các mạch máu
điều chỉnh HA và có thể cả cơ mặt.

2.2.2. Đánh giá chỉ số nhịp tim

Tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được thể hiện một phần thông qua nhịp tim.
Chính vì vậy, việc biết nhịp tim bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp, bao nhiêu là tốt
nhất là điều hết sức cần thiết.

● Nhịp tim bình thường

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim bình thường của người trưởng thành
là khoảng 60 - 100 bpm lúc nghỉ ngơi (ví dụ nhịp tim 90 bmp). Tuy nhiên, khi ngủ,
nhịp tim của con người thường có xu hướng chậm đi. Nếu nhịp tim khi ngủ ở khoảng
40 đến 60 bpm thì vẫn được coi là bình thường. Theo Cơ quan y tế quốc gia tại Anh,
chỉ số nhịp tim lý tưởng cho từng độ tuổi như sau:

+Nhịp tim trẻ sơ sinh: 120 - 160 nhịp/phút

+Nhịp tim trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi: 80 - 140 nhịp/phút

+Nhịp tim trẻ em từ 1 đến 2 tuổi: 80 - 130 nhịp/phút

+Nhịp tim trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75 - 120 nhịp/phút

+Nhịp tim trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: 75 - 110 nhịp/phút

+Nhịp tim người từ 18 tuổi trở lên: 60 - 100 nhịp/phút

+Nhịp tim vận động viên: 40 - 60 nhịp/phút

● Nhịp tim cao

Khi nhịp tim của bạn quá nhanh, nó được gọi là nhịp tim nhanh. Đối với người
lớn, nhịp tim nhanh được định nghĩa trên 100 bpm

Nhưng những gì được coi là quá nhanh cũng có thể phụ thuộc vào tốc độ và sức
khỏe tổng thể của bạn.

Có một số loại nhịp tim nhanh như:


+ Tâm nhĩ đa tiêu

+ Tâm thất

+ Xoang

Phân loại của chúng dựa trên nguyên nhân và phần tim của chúng ta ảnh hưởng.
Trải qua nhịp tim nhanh có thể chỉ là tạm thời.

● Nhịp tim thấp

Khi nhịp tim của bạn quá chậm, nó được gọi là nhịp tim chậm. Nhịp tim chậm
thường được định nghĩa là nhịp tim dưới 60 bpm.

Đối với các vận động viên và những người tập thể dục thường xuyên, nhịp tim
dưới 60 bpm là bình thường và thậm chí là khỏe mạnh.

Một số nguyên nhân có thể gây ra nhịp tim chậm bao gồm:

+ Tác dụng phụ của thuốc

+ Mất cân bằng điện giải

+ Khó thở khi ngủ

+ Một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn là một người lớn tuổi

+ Vấn đề với hệ thống dẫn truyền của tim

+ Biên giới hoặc nhịp tim chậm không thường xuyên có thể không cần điều trị

2.2.3. Các phương pháp đo nhịp tim 

● Phương pháp đo nhịp tim bằng quang học 

Phương pháp quang học (được gọi là quang phổ) đo nhịp tim bằng cách cảm
nhận những thay đổi trong lưu lượng máu qua ngón tay trỏ. Biểu đồ cho sự thay đổi
này được ghi lại theo thời gian được đặt tên là dạng sóng photoplethysmographic

(PPG).

Hình 1. Dạng sóng photoplethysmographic (PPG)

● Nguyên lý của cảm biến quang trong phương pháp quang học 

Loại cảm biến nhịp tim quang học không xâm lấn bao gồm một mạch điện tử
theo dõi nhịp tim bằng cách kẹp vào đầu ngón tay. Nó thực hiện điều này bằng cách
chiếu ánh sáng vào (hoặc xuyên qua) ngón tay và đo lượng ánh sáng bị phản xạ (hoặc
hấp thụ). Điện áp thu được sẽ tăng lên và hạ xuống khi máu được bơm qua ngón tay,
nhờ đó, ta sẽ đo được nhịp tim.

Hình 2. Đo nhịp tim bằng quang

2.3. NỒNG ĐỘ OXI TRONG MÁU (SpO2)


2.3.1. Khái niệm nồng độ Oxi trong máu (SpO2)

Oxy được hút vào cơ thể từ khí quyển bằng cách thở. Mỗi lá phổi bị ngập bởi
ước tính khoảng 300 triệu phế nang, được bao bọc bởi nhiều mao mạch máu. Thành
phần phế nang và thành mao mạch máu cực kỳ mỏng, do đó, oxy đi vào phế nang lập
tức khuếch tán vào mạch máu. Phần lớn oxy khuếch tán vào máu tự liên kết với các
phần tử hemoglobin có trong tế bào hồng cầu tạo thành oxyhemoglobin.

SpO2 chỉ mức độ bão hoà oxy trong máu, dịch ra là Saturation of peripheral
oxygen. Chỉ số này dễ dàng được đo qua da bằng một loại thiết bị đầu dò được kẹp ở
dái tai, ngón tay hoặc ngón chân.

Độ bão hòa oxy đo được bằng máy đo oxy dựa vào mạch đập (SpO2) thấp hơn
khoảng 3% so với độ bão hòa oxy thực tế (SaO2). Thử nghiệm đo SpO2 nhiều lần và
liên tục trên cùng một bệnh nhân ổn định cho thấy kết quả không khác nhau, điều này
chứng tỏ thông số SpO2 có mức độ đáng tin cậy cao.

2.3.2. Tác dụng và sự cần thiết của việc theo dõi chỉ số SpO2

Khi vận động, cơ thể sẽ cần lượng oxy nhiều hơn để duy trì hoạt động. Nếu đột
ngột bị gián đoạn hay không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, tế bào não sẽ chết dần,
dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy ổn và không còn khó thở, nhưng
đồng thời bạn có thể có nồng độ oxy trong máu thấp, một tình trạng được gọi là thiếu
oxy thầm lặng cũng liên quan đến CoViD-19.

Đừng chỉ dựa vào việc tự đo nồng độ oxy và tự đánh giá các triệu chứng: hãy
luôn hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn cảm thấy có điều gì đó không ổn.

Ngoài ra, việc đo SpO2 còn được ứng dụng đối với những người yêu thích leo
núi, thám hiểm. Càng lên cao, lượng oxy cơ thể hít vào cơ thể càng ít, lúc này người
dùng có thể theo dõi giá trị SpO2 để ra quyết định đi tiếp hoặc trở về để đảm bảo an
toàn.

2.3.3. Đánh giá nồng độ Oxi trong máu (SpO2)


Hầu hết các phân tử Hb sẽ gắn với oxy khi chúng đi qua phổi. Một người khỏe
mạnh bình thường khi thở ở không khí trên mực nước biển sẽ có độ bão hòa oxy động
mạch là 95% - 100%.

● Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 97% - 99%: oxy trong máu
tốt.

● Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 94% - 96%: oxy trong máu
trung bình – cần cho thở thêm oxy.

● Nếu lượng oxy trong máu hòa tan ở khoảng 90% - 93%: oxy trong máu
thấp – nên có y tá hoặc bác sĩ theo dõi hoặc đến bệnh viện gần nhất.

● Nếu SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: đây là các
dấu hiệu suy hô hấp rất nặng.

Độ bão hòa oxy thấp hơn 90% là một cấp cứu trên lâm sàng.

Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn: trên 94%. Nếu chỉ số SpO2
của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ can
thiệp kịp thời.

2.3.4. Nồng độ Oxi trong máu bất thường nói lên điều gì ?

Mức độ bão hòa oxy trong máu có thể nói lên những điều như sau:

● 90% trở xuống: Đây là vùng màu đỏ, bạn cần phải xem xét tham khảo ý
kiến bác sĩ của bạn.
● 91 đến 94%: Tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình của dân số. Nó đòi hỏi
bạn phải theo dõi tình hình của mình chặt chẽ.
● 95 đến 100%: Đây là mức trung bình của phần lớn dân số, giá trị bình
thường SPO2. Mức này cho thấy các tế bào hồng cầu của bạn chứa nhiều
oxy, có nghĩa chúng đang được vận chuyển đi khắp cơ thể một cách đầy
đủ và hiệu quả.

Mức độ bão hòa oxy trong máu nằm ngoài phạm vi từ 95 đến 100% có thể gây ra
một số triệu chứng. Một số trong số chúng như sau:

● Khó thở
● Tăng nhịp tim
● Đau đầu
● Sự hoang mang
● Tức ngực

Mức SpO2 thấp cấp tính và dai dẳng dẫn đến tình trạng gọi là Hạ oxy máu. Hạ
oxy máu có thể mở đường cho các vấn đề sức khỏe khác nhau bao gồm suy các cơ
quan. Mức oxy thấp cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như bệnh phổi và
chứng ngưng thở khi ngủ. Những tình trạng này có thể cần thêm oxy để duy trì hoạt
động lành mạnh của các tế bào và ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho chúng. Tình trạng
thiếu oxy cũng có thể do hen suyễn, khí phế, viêm phổi, các vấn đề về tim và thiếu
máu.

Trong khi tập thể dục, mức SpO2 đo lượng oxy đến các cơ trong quá trình tập
luyện thường xuyên. Đây là lý do tại sao điều cực kỳ quan trọng là phải biết mức
SpO2 ngay sau bất kỳ loại hoạt động nào. Nồng độ oxy trong máu cao cho thấy cơ thể
sẽ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể với tốc độ nhanh hơn, do đó sẽ giúp cho việc tập
luyện trở nên hiệu quả và cường độ cao. Nồng độ oxy trong máu thấp đồng nghĩa với
việc cơ thể sẽ vận chuyển oxy đến các cơ với tốc độ chậm hơn, điều này sẽ gây ra tình
trạng mệt mỏi và khiến việc tập luyện kém hiệu quả. Về cơ bản, độ bão hòa oxy trong
máu đo chất lượng sức khỏe của tim và phổi. Các kết quả thấp hơn cho thấy người thử
nghiệm không đủ sức khỏe hoặc bị ốm đau.

Ngoài ra, một trong những ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất đến sức khỏe của phổi là
hút thuốc. Những người hút thuốc có xu hướng cải thiện mạnh mẽ cả sức khỏe tinh
thần và thể chất nếu họ có thể kiểm soát được thói quen của mình hoặc hạn chế hoàn
toàn nó. Những thay đổi bao gồm điều chỉnh tâm trạng tốt hơn, tăng dung tích phổi,
cải thiện mức độ thể dục và tăng mức năng lượng tổng thể.

2.3.5. Phương pháp đo SpO2 dựa vào mạch đập

Một thiết bị ở một bên của đầu dò phát ra ánh sáng đỏ (660nm) và hồng ngoại
(940nm). Đầu dò (photodetecter) sẽ đặt quanh ngón tay để thu nhận ánh sáng. Dựa vào
sự hấp thụ của hai loại tế bào hemoglobin với các bước sóng khác nhau, ta xác định
được thông số SpO2.
Hình 3. Đo SpO2 bằng quang

● Tính hấp thụ quang của tế bào Hemoglobin

HbO2 hấp thụ nhiều tia hồng ngoại hơn và để cho nhiều tia sáng đỏ đi qua hơn.
Hb thì hấp thụ nhiều tia sáng đỏ hơn, và để cho nhiều tia hồng ngoại đi qua hơn.

Hình 4. Tính hấp thụ quang


Sau khi các cảm biến quang đã nhận được các tia sáng đỏ(R) và tia hồng
ngoại(IR), tỉ lệ R/IR sẽ được đem ra so sánh với bảng tra cứu chuẩn được các nhà thiết
kế máy đo dựng sẵn để chuyển đổi sang giá trị SpO2 tương ứng.

Ví dụ: Khi tỉ số R/IR bằng 0.5 thì chỉ số SpO2 là 100%. 

           Khi tỉ số R/IR bằng 1.0 thì chỉ số SpO2 là 82%. 

           Khi tỉ số R/IR bằng 2.0 thì chỉ số SpO2 là 0%.

2.4. TỔNG QUAN VỀ VI ĐIỀU KHIỂN, CẢM BIẾN

2.4.1. Vi điều khiển ESP32

2.4.1.1. Giới thiệu về ESP32

Hình 5: ESP32

ESP32 là một series các vi điều khiển trên một vi mạch giá rẻ, năng lượng thấp
có hỗ trợ WiFi và dual-mode Bluetooth. Dòng ESP32 sử dụng bộ vi xử lý Tensilica
Xtensa LX6 ở cả hai biến thể lõi kép và lõi đơn, và bao gồm các công tắc antenna tích
hợp, RF, bộ khuếch đại công suất, bộ khuếch đại thu nhiễu thấp, bộ lọc và module
quản lý năng lượng. ESP32 được chế tạo và phát triển bởi Espressif Systems, một
công ty Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải, và được sản xuất bởi TSMC bằng cách
sử dụng công nghệ 40 nm. ESP32 là sản phẩm kế thừa từ vi điều khiển ESP8266.

2.4.1.2 Cấu hình ESP32


Hình 6: Sơ đồ khối ESP32

● Bộ xử lý:

CPU: Bộ vi xử lý Xtensa lõi kép (hoặc lõi đơn) 32-bit LX6, hoạt động ở tần số
160 hoặc 240 MHz và hoạt động ở tối đa 600 DMIPS.

Bộ đồng xử lý (co-processor) công suất cực thấp (Ultra low power, viết tắt:
ULP).

● Bộ nhớ trong:

448 KB bộ nhớ ROM cho việc booting và các tính năng lõi.

520 KB bộ nhớ SRAM trên chip cho dữ liệu và tập lệnh.

● Kết nối không dây:

Wi-Fi: 802.11 b/g/n.

Bluetooth: v4.2 BR/EDR và BLE (chia sẻ sóng vô tuyến với Wi-Fi).

● 34 GPIO pad vật lý với các giao diện ngoại vi:


ADC SAR 12 bit, 18 kênh

DAC 2 × 8-bit

10 cảm biến cảm ứng (touch sensor) (GPIO cảm ứng điện dung)

4 SPI

2 giao diện I²S

2 giao diện I²C

3 UART

SD/SDIO/CE-ATA/MMC/eMMC host controller

SDIO/SPI slave controller

Ethernet MAC interface cho DMA và IEEE 1588 Precision Time Protocol (tạm
dịch: Giao thức thời gian chính xác IEEE 1588)

CAN bus 2.0

Bộ điều khiển hồng ngoại từ xa (TX/RX, lên đến 8 kênh)

PWM cho điều khiển động cơ

LED PWM (lên đến 16 kênh)

Cảm biến hiệu ứng hall

Bộ tiền khuếch đại analog công suất cực thấp (Ultra low power analog
pre-amplifier)

● Bảo mật:

Hỗ trợ tất cả các tính năng bảo mật chuẩn IEEE 802.11, bao gồm WFA,
WPA/WPA2 và WAPI.

Secure boot (tạm dịch: khởi động an toàn)

Mã hóa flash

1024-bit OTP, lên đến 768-bit cho khách hàng


Tăng tốc mã hóa phần cứng: AES, SHA-2, RSA, elliptic curve cryptography
(ECC, tạm dịch: mật mã đường cong ellip), trình tạo số ngẫu nhiên (random number
generator, viết tắt: RNG)

● Quản lý năng lượng:

Bộ ổn áp nội với điện áp rơi thấp (internal low-dropout regulator)

Miền nguồn riêng (individual power domain) cho RTC

Dòng 5 μA cho chế độ deep sleep

Trở lại hoạt động từ ngắt GPIO, timer, đo ADC, ngắt với cảm ứng điện dung

2.4.1.3 Sơ đồ chân, chức năng

Hình 7: Sơ đồ chân ESP32

● GPIO từ 34 đến 39 là GPI - chân chỉ đầu vào.

Các chân này không có điện trở kéo lên hoặc kéo xuống bên trong. Chúng không
thể được sử dụng làm đầu ra, vì vậy chỉ sử dụng các chân này làm đầu vào:

GPIO 34

GPIO 35

GPIO 36

GPIO 39
● SPI flash tích hợp ESP-WROOM-32

GPIO 6 (SCK/CLK)

GPIO 7 (SDO/SD0)

GPIO 8 (SDI/SD1)

GPIO 9 (SHD/SD2)

GPIO 10 (SWP/SD3)

GPIO 11 (CSC/CMD)

● GPIO cảm ứng điện dung‎

ESP32 có ‎10 cảm biến cảm ứng điện dung bên trong‎‎. Chúng có thể cảm nhận
được các cử chỉ trong mọi thứ gì có điện tích, như da người. Vì vậy, nó có thể phát
hiện các cử chỉ khi chạm vào GPIO bằng ngón tay. Các chân này có thể dễ dàng tích
hợp vào miếng đệm điện dung và thay thế các nút cơ học. Các chân cảm ứng điện
dung cũng có thể được sử dụng để đánh thức ESP32 từ chế độ sleep.

T0 (GPIO 4)

T1 (GPIO 0)

T2 (GPIO 2)

T3 (GPIO 15)

T4 (GPIO 13)

T5 (GPIO 12)

T6 (GPIO 14)

T7 (GPIO 27)

T8 (GPIO 33)

T9 (GPIO 32)

● Bộ chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số (ADC)‎

ESP32 có ‎các kênh đầu vào ADC 18 x 12 bit‎‎(trong khi ESP8266 chỉ có ADC 1x
10 bit).
ADC1_CH0 (GPIO 36)

ADC1_CH1 (GPIO 37)

ADC1_CH2 (GPIO 38)

ADC1_CH3 (GPIO 39)

ADC1_CH4 (GPIO 32)

ADC1_CH5 (GPIO 33)

ADC1_CH6 (GPIO 34)

ADC1_CH7 (GPIO 35)

ADC2_CH0 (GPIO 4)

ADC2_CH1 (GPIO 0)

ADC2_CH2 (GPIO 2)

ADC2_CH3 (GPIO 15)

ADC2_CH4 (GPIO 13)

ADC2_CH5 (GPIO 12)

ADC2_CH6 (GPIO 14)

ADC2_CH7 (GPIO 27)

ADC2_CH8 (GPIO 25)

ADC2_CH9 (GPIO 26)

● Chuyển đổi kỹ thuật số sang tương tự (DAC)‎

Có các ‎kênh DAC 2 x 8bit trên ESP32 để chuyển‎‎ đổi tín hiệu kỹ thuật số thành
đầu ra tín hiệu điện áp tương tự.

DAC1 (GPIO25)

DAC2 (GPIO26)

● RTC GPIOs

RTC_GPIO0 (GPIO36)
RTC_GPIO3 (GPIO39)

RTC_GPIO4 (GPIO34)

RTC_GPIO5 (GPIO35)

RTC_GPIO6 (GPIO25)

RTC_GPIO7 (GPIO26)

RTC_GPIO8 (GPIO33)

RTC_GPIO9 (GPIO32)

RTC_GPIO10 (GPIO4)

RTC_GPIO11 (GPIO0)

RTC_GPIO12 (GPIO2)

RTC_GPIO13 (GPIO15)

RTC_GPIO14 (GPIO13)

RTC_GPIO15 (GPIO12)

RTC_GPIO16 (GPIO14)

RTC_GPIO17 (GPIO27)

● PWM

ESP32 LED PWM‎‎có ‎16 kênh độc lập có thể được cấu hình để tạo tín hiệu PWM
với các thuộc tính khác nhau. Tất cả các chân có thể hoạt động như đầu ra có thể được
sử dụng làm chân PWM ‎(GPIOs 34 đến 39 không thể tạo PWM‎‎).‎

Để đặt tín hiệu PWM, cần xác định các tham số này trong mã:

+ Tần số tín hiệu Signal’s frequency

+ Chu kỳ nhiệm vụ-Duty cycle

+ Kênh PWM-PWM channel


+ GPIO được chọn khi bạn muốn xuất tín hiệu.

● I2C

ESP32 có hai kênh ‎I2C và bất kỳ pin nào cũng có thể được đặt ‎là SDA‎‎ hoặc
‎SCL‎‎. Các chân I2C mặc định là.:

GPIO 21 (SDA)

GPIO 22 (SCL)

● SPI

Theo mặc định các chân được sử dụng cho module SPI:

Hình 8.

● Ngắt

Tất cả các chân đều có thể cấu hình thành ngắt.

● Chân cấu hình chế khởi động

GPIO 0

GPIO 2

GPIO 4

GPIO 5 (phải CAO trong khi khởi động)

GPIO 12 (phải THẤP trong khi khởi động)

GPIO 15 (phải CAO trong khi khởi động)


Chúng được sử dụng để đặt ESP32 vào bộ nạp khởi động hoặc chế độ nhấp
nháy. 

● Chân ở mức cao khi khởi động

Một số GPIO thay đổi trạng thái của nó thành tín hiệu CAO hoặc đầu ra khi khởi
động hoặc đặt lại. Điều này có nghĩa là nếu bạn có đầu ra được kết nối với các GPIO
này, bạn có thể nhận được kết quả không mong muốn khi đặt lại hoặc khởi động
ESP32.

GPIO 1

GPIO 3

GPIO 5

GPIO 6 đến GPIO 11 (được kết nối với bộ nhớ flash SPI tích hợp ESP32 – không
nên sử dụng).

GPIO 14

GPIO 15

● Chân kích hoạt (EN)

Chân EN là chân kích hoạt của bộ điều chỉnh 3.3V. Nó được kéo lên, vì vậy kết
nối với mặt đất để vô hiệu hóa bộ điều chỉnh 3.3V. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử
dụng chân này được kết nối với một nút bấm để khởi động lại ESP32 của bạn như một
nút reset.

● Giới hạn dòng điện trên các chân GPIO

Dòng điện tối đa tuyệt được cung cấp trên mỗi GPIO là 40mA theo phần
Recommended Operating Conditions.

● Cảm biến Hall tích hợp ESP32

ESP32 cũng có cảm biến hiệu ứng hội trường tích hợp giúp phát hiện các thay
đổi trong từ trường trong môi trường xung quanh.

2.4.2. Cảm biến MPS20N0040D

2.4.2.1. Tổng quan về cảm biến MPS20N0040D


Cảm biến áp suất MPS20N0040D dùng để đo áp suất của không khí, chất lỏng.
Ứng dụng để đo áp suất khí quyển, các máy nén khí, đồng hồ đo áp suất, đo mực chất
lỏng. Sử dụng công nghệ MEMS (Micro Electro Mechanical Systems) nên đo áp suất
độ chính xác cao. Phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng, ít bị sai số nhiệt độ.

Hình 9. Cảm biến MPS20N0040D

2.4.2.2. Thông số kỹ thuật của cảm biến MPS20N0040D

Điện áp hoạt động: 5VDC

Dải áp suất: 0 – 40KPa

Trở kháng đầu vào 4 – 6 KΩ

Trở kháng đầu ra 4 – 6 KΩ

Độ chính xác tuyến tính: 0.25% FS

Nhiệt độ hoạt động -40 – 85°C

Hoạt động trong môi trường, khí sạch, khô, không ăn mòn

Điện áp đầu ra cực đại 50-100 mV

2.4.2.3. Sơ đồ cảm biến MPS20N0040D


Hình 10. Sơ đồ của cảm biến MPS20N0040D

2.4.2.4. Khuếch đại điện áp ngõ ra cho cảm biến MPS20N0040D

  Do điện áp ngõ ra của cảm biến rất nhỏ và hầu như không thể xử lý bằng vi điều
khiển nên chúng ta cần khuếch đại tín hiệu ngõ ra cho cảm biến.

  Có nhiều cách để khuếch đại một tín hiệu, nhưng để đơn giản hóa mạch và giảm
chi phí, ta sẽ sử dụng mạch khuếch đại vi sai.
Hình 11. Sơ đồ mạch khếch đại vi sai

Hệ số khuếch đại sau tính toán:

Vout = V2 (Rf+R1 RgRg+R2 R1) – V1 (RfR1)

Để đơn giản, người ta chọn R1 = R2 và Rf = Rg, và khi đó:

             Vout  = A(V 2 – V1 ) với A = R f / R1

Giá trị Vout sau khi được khuếch đại sẽ được đưa vào vi điều khiển để xử lý và
đưa ra giá trị áp suất.

2.4.3. Cảm biến nhịp tim và nồng độ oxi trong máu MAX30102

2.4.3.1 Cảm biến MAX30102

Module tích hợp Cảm biến MAX30102 của hãng Maxim, có khả năng đo được
nồng độ Oxy trong máu và nhịp tim. Đó là một cảm biến quang học, nó phát ra hai
bước sóng ánh sáng từ hai đèn LED - một LED đỏ và một LED hồng ngoại - sau đó đo
sự hấp thụ của xung huyết (pulsing blood) bằng cách thu tín hiệu thông qua một bộ
cảm biến ánh sáng (photodetector). Sự kết hợp màu LED đặc biệt này được tối ưu hóa
để đọc dữ liệu ở đầu ngón tay.

Cảm biến nhịp tim và Oxy trong máu MAX30102 được ứng dụng nhiều trong
lĩnh vực y sinh, cảm biến sử dụng phương pháp đo quang phổ biến hiện nay, với thiết
kế và chất liệu mắt đo từ chính hãng Maxim cho độ chính xác và độ bền cao, độ nhiễu
thấp. Ngoài ra, cảm biến sử dụng giao tiếp I2C rất dễ tiếp cận với Arduino.

Cảm biến nhịp tim MAX30102 được tích hợp 16-bit sigma delta ADC và bộ xử
lý tín hiệu tương tự với độ nhiễu thấp giúp cảm biến hoạt động chính xác và ổn định
cao. Đồng thời được thiết kế nhỏ gọn có thể sử dụng làm thiết bị đeo tay và dễ dàng
giao tiếp với các MCU, Arduino và Raspberry Pi.

MAX30102 là giải pháp cảm biến đo nhịp tim tích hợp. Nó kết hợp 2 đèn LED
gồm 1 LED thu và 1 LED phát. MAX30102 có vi xử lý tín hiệu tương tự với độ nhiễu
thấp, nhờ những ưu điểm như vậy nên việc phát hiện xung đo nồng độ oxy và đọc tín
18 hiệu nhịp tim một cách chính xác và ổn định. MAX30102 hoạt động từ các nguồn
cấp điện 1,8V và 3,3V và có thời gian chờ không đáng kể, cho phép nguồn điện luôn
được kết nối. Ứng dụng thực tế của thiết bị có thể là thiết bị trợ lý thể dục và thiết bị
giám sát y tế. Những lợi ích và tính năng của cảm biến như đèn LED tích hợp gồm bộ
cảm biến hình ảnh và hiệu năng tương tự cao-thấp. Kích thước nhỏ gọn thể tích 5,6mm
x 2,8mm x 1,2mm các hệ thống nâng cao quang học. Với mức năng lượng hoạt động
thấp làm tăng tuổi thọ hoạt động của thiết bị. Tỷ lệ mẫu có thể lập trình và dòng điện
LED tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng. Dòng tải cực thấp khoảng 0,7 µA. Ngoài ra còn
có các chức năng nâng cao cải thiện hiệu suất đo đạc của thiết bị như SNR cao cung
cấp khả năng phục hồi chuyển động mạnh mẽ (SRN là Signal-to Noise-Ratio là một
thông số đo đạc giữa tín hiệu suất ra và tín hiệu nhiễu nếu SRN càng cao thì càng tốt).
Hạn chế tối đa các xung ánh sáng nhiễu xung quanh. Tỷ lệ khả năng lấy mẫu cao cùng
khả năng xuất dữ liệu nhanh chóng.

Hình 12: Sơ đồ nguyên lý của cảm biến MAX30102

MAX 30102 là một hệ thống cảm biến nhịp tim hoàn chỉnh và khá nhạy được
thiết kế như là một bộ phận cấu thành nằm trong các thiết bị đo đạc nhịp tim. MAX
30102 cung cấp giải pháp đo nhịp tim hoàn hảo với diện tích bề mặt khá nhỏ mà
không làm tiêu hao hiệu suất quang học và hiệu suất tiêu thụ điện. MAX 30102 có thể
cấu hình đầy đủ thông qua phần mềm và dữ liệu đầu ra kỹ thuật số được lưu trữ ở mức
sâu 16 FIFO trong thiết bị. FIFO cho phép MAX 30102 được kết nối với vi điều khiển
hoặc bộ khối vi xử lý. Ngoài ra cảm biến còn có 2 chức năng đặc biệt khác:
- Cảm biến nhiệt độ (temperature sensor) trên chip để (tùy chọn) hiệu chỉnh sự
phụ thuộc nhiệt độ của hệ thống phụ SpO2. Thuật toán SpO2 tương đối không nhạy
cảm với bước sóng của đèn LED_IR, nhưng khá nhạy cảm với bước sóng của đèn
LED_R và rất quan trọng để điều chỉnh việc giải thích, phân tích dữ liệu.

- Và trình điều khiển LED của MAX30102 tích hợp các trình điều khiển LED_R
và LED_IR để điều khiển dòng. Các xung LED cho phép đo SpO2 và nhịp tim. Đèn
LED có thể được lập trình từ 0 mA đến 50mA với điện áp cung cấp thích hợp. Độ rộng
xung LED có thể được lập trình từ 200 µs đến 1,6 ms để tối ưu hóa độ chính xác đo
lường và mức tiêu thụ điện năng dựa trên về các trường hợp sử dụng.

Hình 13: Sơ đồ khối mô tả một cách đơn giản hoạt động của cảm biến

- FIFO (First-In-First-Out) là một khối nhớ đệm đặc biệt, rất hay ứng dụng trong
các hệ thống truyền dẫn số, dùng làm các khối đệm trong các thiết bị lưu trữ… Như
tên gọi của nó thì dữ liệu nào ghi vào trước thì được đọc ra trước. Đối với FIFO không
còn khái niệm địa chỉ mà chỉ còn các cổng điểu khiển đọc và ghi dữ liệu. Khi được cho
phép ghi, dữ liệu bên ngoài sẽ ghi vào bộ nhớ đệm. Khi có tín hiệu cho phép đọc, dữ
liệu sẽ được đọc từ bộ nhớ đệm ra ngoài theo thứ tự đã ghi. Tùy theo yêu cầu cụ thể
mà FIFO có thể được thiết kế bằng các cách khác nhau. Sơ đồ đơn giản và tổng quát
nhất của FIFO là sơ đồ sử dụng khối RAM đồng bộ hai cổng đọc ghi độc lập.
Hình 14: Hình vẽ mô tả sơ đồ nguyên lý hoạt động của FIFO2.4.3.2 Thông số kỹ thuật

- IC: MAX30102
- Điện áp hoạt động: 1.8V - 3.3V (DC)
- Ultra-Low Shutdown Current (0.7µA)
- 16-deep FIFO được tích hợp bên trong thiết bị
- 16-bit sigma delta ADC
- Tốc độ đọc dữ liệu 50Hz to 1kHz
- Cảm biến quang: IR, led hồng ngoại & bộ tách sóng quang
- Hỗ trợ giao tiếp I2C với chân INT
- Nhiệt độ hoạt động: -40°C đến +85°C

2.4.3.3 Sơ đồ chân

Hình 15: Hình vẽ mô tả sơ đồ nguyên lý hoạt động của FIFO


Bảng 1: Chức năng các chân MAX30102

Thứ tự chân Ký hiệu Loại Mô tả

1 VIN Power Nguồn cấp 1.8V - 5.5V (khuyên dùng 5V)

2 SCL Input I2C SCL

3 SDA I/O I2C SDA

4 INT Output Chân INT của MAX30102

5 IRD Chân IR_DRV của MAX30102

6 RD Chân R_DRV của MAX30102

7 GND Power Điện áp đất 0V

Chân VIN là nguồn cung cấp năng lượng hoạt động cho cảm ứng. Chân SCL là
chân clock, có tác dụng đồng bộ hóa việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị, và việc tạo
xung clock đó là do thiết bị chủ (master). Chân SDA là chân truyền dữ liệu (DATA).
Hai chân này luôn hoạt động ở chế độ mở, vì vậy để sử dụng được cần phải có trở.
Tức là nối +5v - trở - I2C bởi các thiết bị trên giao tiếp I2C hoạt động ở mức thấp.
Chân INT là chân ở chế độ trở kháng thấp cho phép dòng điện đi ra. Chân IRD là chân
của LED hồng ngoại. Chân RD là chân của LED đỏ thường. Chân GND là chân nối
đất của cảm biến.

2.4.3.4. Các đèn LED_thu và LED_nhận trong cảm biến MAX30102

Với xung một chu kỳ ngắn để tiết kiệm năng lượng, và các dòng xung có thể gây
ra thất thoát đỉnh sóng trong nguồn điện LED. Để đảm bảo các xung này không
chuyển thành tín hiệu nhiễu quang tại đầu ra LED, nguồn điện phải được thiết kế để xử
lý dòng điện thất thoát tại đỉnh song của đầu ra LED. Đảm bảo rằng điện trở và điện
cảm từ nguồn điện (pin, bộ chuyển đổi DC / DC hoặc LDO) các chân LED của thiết bị
có giá trị nhỏ hơn so với 1Ω, và có ít nhất 1µF sai số điện dung được bỏ qua trong các
dòng điện có trở kháng thấp. Ở chế độ chỉ có nhịp tim, đèn LED màu đỏ không hoạt
động và chỉ có đèn LED hồng ngoại được sử dụng để thu thập dữ liệu quang và xác
định nhịp tim. Chế độ này cho phép tiết kiệm năng lượng do đèn LED.

2.5. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ WEBSERVER, CƠ SỞ DỮ LIỆU, Database.

2.5.1. Webserver

2.5.1.1. Webserver là gì?

Web server hay còn gọi là máy chủ web, trong đó được kết nối và liên kết mạng
máy tính mở rộng. Máy chủ web được cài đặt các chương trình để phục vụ ứng dụng
web, chứa toàn bộ dữ liệu và nắm quyền quản lý. Web server có thể lấy thông tin
request từ phía trình duyệt web và gửi phần hồi tới máy khách thông qua HTTP hoặc
giao thức khác.

Hình 16.

● Về mặt phần cứng

Web server là một máy tính lưu trữ các file thành phần tạo nên một website (ví
dụ: HTML, images, CSS, và file javascript...) và truyền chúng tới người dùng cuối. 
Web server được kết nối đến internet và truy cập thông qua một domain giống
như mozilla.org. 

● Về mặt phần mềm

Web server bao gồm một số phần kiểm soát người dùng web truy cập đến file
host tại tối thiểu một HTTP server. Một HTTP server là một phần của phần mềm nó
hiểu là URLs(web address) và HTTP (là phương thức để trình duyệt của bạn hiển thị
trang web) Ở mức cơ bản nhất, bất cứ một trình duyệt nào cần một file host trên một
web server, trình duyệt đó sẽ request file đó thông qua HTTP. Khi một yêu cầu được
gửi đến địa chỉ web server đúng thì HTTP server gửi trở lại một yêu cầu thông qua
HTTP. 

Hình 17.

2.5.1.2 Đặc điểm của một webserver

Một máy chủ Web có thể lưu trữ một trang web hoặc nhiều trang web sử dụng
cùng tài nguyên phần mềm, về phần cứng, được gọi là virtual hosting (lưu trữ ảo). Các
webserver cũng có thể giới hạn tốc độ phản hồi cho các máy khách khác nhau nhằm
ngăn một khách hàng chiếm hết các tài nguyên.

Mỗi Webserver đều có một địa chỉ IP hoặc một domain name. Bất kì máy tính
nào đều có thể trở thành một Webserver bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần
mềm server software và sau đó kết nối vào Internet.
Web Server càng mạnh sẽ càng giúp cho quá trình lưu trữ dữ liệu, tốc độ lưu
chuyển thông tin trên website được thuận tiện hơn, phục vụ cho quá trình truy cập của
người dùng.

Bước 1: Web server lưu trữ các file của website – Hosting file

Web server lưu trữ các file của website (bao gồm các tài liệu HTML, ảnh file
CSS, fonts, video, file JavaScript). Người dùng hoàn toàn có thể lưu trữ chúng trên
máy tính của mình nhưng khi lưu trên máy chủ web sẽ có những lợi ích sau:

● Luôn sẵn sàng – up and running

● Luôn kết nối tới mạng internet

● Địa chỉ IP cố định

● Được bảo dưỡng và bảo vệ bởi nhà cung cấp

Bước 2:  Giao tiếp qua HTTP

Web server sẽ hỗ trợ giao thức truyền phát siêu văn bản – HTTP. HTTP là tập
hợp các quy tắc kết nối giữa hai máy tính bao gồm Textual và Stateless.

● Textual: Mọi lệnh đều là văn bản thuần túy và người dùng có thể đọc được nó.

● Stateless: Khi cả người dùng và máy chủ không nhớ kết nối trước đó.

HTTP có quy tắc rõ ràng về giao tiếp giữa client và server như sau:

● Duy nhất client có thể tạo ra yêu cầu HTTP đến server. Các server chỉ có thể
đáp trả yêu cầu HTTP của client.

● Client phải cung cấp URL của file khi yêu cầu file đó thông qua HTTP.

● Tất cả yêu cầu HTTP sẽ được web server trả lời.

HTTP có trách nhiệm xử lý và trả lời các yêu cầu đến qua các bước:

● Khi nhận được một yêu cầu, HTTP sẽ kiểm tra URL được yêu cầu có khớp với
file hiện có không?

● Nếu trùng khớp, máy chủ web sẽ gửi nội dung file trả lại trình duyệt. Trường
hợp không trùng khớp, một Application server sẽ tạo ra file được yêu cầu.
● Web server sẽ gửi trả lại một thông điệp lỗi cho trình duyệt (phổ biến nhất là
404 Not Found) nếu nó không thể xử lý được.

Hình 18. Web server lưu trữ các file của website

2.5.1.3.Truyền dữ liệu giữa webserver và client

Chức năng chính của mô hình client-server là sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu.
Client và Server là mô hình hỗ trợ các máy tính giao tiếp, truyền tải dữ liệu cho nhau.
Hai từ khóa này đã quá quen thuộc khi nhắc đến mảng lập trình web. Về bản chất,
Client và Server là sự giao tiếp và truyền tải dữ liệu cho nhau từ hai máy tính. Khi sử
dụng máy tính, con người thường có xu hướng chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Server đóng vai trò là máy chủ, có nhiệm vụ cung cấp tài nguyên, dịch vụ đến
các hệ thống máy trạm trong hệ thống mạng, đảm bảo cho các hệ thống trạm luôn hoạt
động trơn tru, hiệu quả.

Client thường đóng vai trò là máy trạm, tạo ra thông tin, dữ liệu khi client sử
dụng. Client sẽ thực hiện việc truy xuất vào website cụ thể, tìm hiểu về những thông
tin cần thiết để thực hiện những tác vụ theo nhu cầu.
Hình 19:Hình ảnh giữa server với các client

2.5.2. Cơ sở dữ liệu.

2.5.2.1. Cơ sở dữ liệu là gì?

Một cơ sở dữ liệu (CSDL) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được
lưu trữ trên máy tính, có nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình. Hay
nói cách khác, CSDL là một bộ các dữ liệu tác nghiệp được lưu trữ lại và được các hệ
ứng dụng của một đơn vị cụ thể nào đó sử dụng.

Ví dụ, để quản lý việc học tập trong một môi trường đại học, các dữ liệu là các
thông tin về sinh viên, về các môn học, điểm thi... Các dữ liệu đó được tổ chức thành
các bảng và lưu giữ chúng vào sổ sách hoặc sử dụng một phần mềm máy tính để lưu
trữ chúng trên máy tính. Ta có một tập các dữ liệu có liên quan đến nhau và mang
nhiều ý nghĩa, đó là một cơ sở dữ liệu.

● Mô hình cơ sở dữ liệu

Mô hình dữ liệu là một khuôn dạng của dữ liệu cho phép người dùng nhìn thấy
dữ liệu dưới cấu trúc thuật ngữ để diễn tả mà ta gọi là lược đồ (scheme). Nó cho ta biết
cấu trúc của cơ sở dữ liệu, bao gồm hai thành phần:

+ Hệ thống ký hiệu để mô tả dữ liệu.

+ Tập hợp các phép toán thao tác trên dữ liệu đó.

2.5.2.2. Tác dụng của sử dụng cơ sở dữ liệu

Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, nhiều quy trình, công đoạn hay các hệ
thống quản trị đều được mã hóa và vận hành bởi các thiết bị, phần mềm nhằm giúp
doanh nghiệp đạt được hiệu suất làm việc tốt nhất. Trên cơ sở đó, các hệ thống quản trị
cơ sở dữ liệu ra đời và đóng vai trò quan trọng trong xử lý và kiểm soát nguồn thông
tin. Cụ thể, hệ thống quản trị CSDL có các chức năng chính như sau:

Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu: Hệ quản trị CSDL đóng vai trò cung
cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để mô tả, khai báo kiểu dữ liệu,
các cấu trúc dữ liệu.

Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu: Hệ quản trị CSDL cung cấp cho
người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để diễn tả các yêu cầu, các thao tác cập nhật và
khai thác cơ sở dữ liệu. Thao tác dữ liệu bao gồm: Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu),
Khai thác (tìm kiếm, kết xuất dữ liệu).

Cung cấp các công cụ kiểm soát, điều khiển các truy cập vào cơ sở dữ liệu nhằm
đảm bảo thực hiện một số yêu cầu cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu. Bao gồm: (1) Đảm bảo
an ninh, phát hiện và ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp. (2) Duy trì tính nhất quán
của dữ liệu. (3) Tổ chức và điều khiển các truy cập. (4) Khôi phục cơ sở dữ liệu khi có
sự cố về phần cứng hay phần mềm. (5) Quản lí các mô tả dữ liệu.

2.5.2.3. Các vấn đề của cơ sở dữ liệu.

Để đạt được các ưu điểm trên, CSDL đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Đó là

Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng: Do có nhiều
người được phép khai thác CSDL một cách đồng thời nên cần phải có một cơ chế bảo
mật và phân quyền khai thác CSDL.

Tranh chấp dữ liệu: Nhiều người được phép truy cập vào cùng một tài nguyên
dữ liệu (Data Source) của CSDL với những mục đích khác nhau: Xem, thêm, sửa hoặc
xóa dữ liệu. Do đó, cần phải có một cơ chế ưu tiên truy cập dữ liệu cũng như cơ chế
giải quyết tình trạng khóa chết (Dead Lock ) trong quá trình sử dụng dữ liệu. Cơ chế
ưu tiên có thể được thực hiện bằng việc cấp quyền(hay mức độ ) ưu tiên cho từng
người khai thác - người nào được cấp quyền hạn ưu tiên cao hơn thì được ưu tiên truy
cập trước.

Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố: Việc quản lý dữ liệu tập trung có thể làm tăng khả
năng mất mát hoặc sai lệch thông tin khi có sự cố như mất điện đột xuất, một phần đĩa
lưu trữ CSDL bị hư hỏng…Một số hệ điều hành mạng có cung cấp dịch vụ sao lưu (cơ
chế sử dụng đĩa cứng dự phòng-RAID), tự động kiểm tra và khắc phục lỗi khi có sự
cố, tuy nhiên, bên cạnh dịch vụ của hệ điều hành, để đảm bảo CSDL luôn luôn ổn
định, một CSDL nhất thiết phải có một cơ chế khôi phục dữ liệu khi có sự cố bất ngờ
xảy ra.

2.5.3. Database.

2.5.3.1 Database là gì?

Database là một tập dữ liệu có tổ chức được lưu trữ và truy cập điện tử. Cơ sở dữ
liệu nhỏ có thể được lưu trữ trên một hệ thống tệp, trong khi cơ sở dữ liệu lớn được
lưu trữ trên các cụm máy tính hoặc lưu trữ đám mây. Việc thiết kế cơ sở dữ liệu, lưu
trữ và biểu diễn dữ liệu hiệu quả, ngôn ngữ truy vấn, bảo mật và quyền riêng tư của dữ
liệu nhạy cảm cũng như các vấn đề máy tính phân tán bao gồm hỗ trợ truy cập đồng
thời và khả năng chịu lỗi.

Chúng hỗ trợ lưu trữ điện tử và thao tác dữ liệu. Cơ sở dữ liệu giúp quản lý dữ
liệu dễ dàng. Ví dụ: Danh bạ điện thoại trực tuyến sử dụng cơ sở dữ liệu về người, số
điện thoại và các chi tiết liên lạc khác. Nhà cung cấp dịch vụ điện của bạn sử dụng cơ
sở dữ liệu để quản lý các vấn đề liên quan đến thanh toán, khách hàng, xử lý dữ liệu
lỗi,…

2.5.3.2. Các loại database.

● Cơ sở dữ liệu đám mây:

Cơ sở dữ liệu đám mây là cơ sở dữ liệu được tối ưu hóa hoặc xây dựng cho một
môi trường ảo hóa như vậy. Cơ sở dữ liệu đám mây có rất nhiều ưu điểm, một số ưu
điểm có thể trả cho dung lượng lưu trữ và băng thông. Nó cũng cung cấp khả năng mở
rộng theo yêu cầu, cùng với tính khả dụng cao.

● Kho dữ liệu:

Data Warehouse là để tạo điều kiện cho một phiên bản sự thật duy nhất cho một
công ty để đưa ra quyết định và dự báo. Kho dữ liệu là một hệ thống thông tin chứa dữ
liệu lịch sử và dữ liệu giao hoán từ một hoặc nhiều nguồn. Khái niệm Kho dữ liệu đơn
giản hóa quá trình báo cáo và phân tích của tổ chức.
● Cơ sở dữ liệu NoSQL:

Cơ sở dữ liệu NoSQL được sử dụng cho các bộ dữ liệu phân tán lớn. Có một số
vấn đề về hiệu suất dữ liệu lớn được cơ sở dữ liệu quan hệ xử lý hiệu quả. Loại cơ sở
dữ liệu máy tính này rất hiệu quả trong việc phân tích dữ liệu phi cấu trúc kích thước
lớn.

● Cơ sở dữ liệu đồ thị:

Cơ sở dữ liệu hướng đồ thị sử dụng lý thuyết đồ thị để lưu trữ, ánh xạ và truy
vấn các mối quan hệ. Các loại cơ sở dữ liệu máy tính này chủ yếu được sử dụng để
phân tích các kết nối. Ví dụ: một tổ chức có thể sử dụng cơ sở dữ liệu biểu đồ để khai
thác dữ liệu về khách hàng từ phương tiện truyền thông xã hội.

● Cơ sở dữ liệu OLTP:

OLTP một loại cơ sở dữ liệu khác có thể thực hiện xử lý truy vấn nhanh và duy
trì tính toàn vẹn của dữ liệu trong môi trường đã truy cập.

● Cơ sở dữ liệu cá nhân:

Cơ sở dữ liệu cá nhân được sử dụng để lưu trữ dữ liệu được lưu trữ trên máy
tính cá nhân nhỏ hơn và dễ quản lý. Dữ liệu chủ yếu được sử dụng bởi cùng một bộ
phận của công ty và được truy cập bởi một nhóm người nhỏ.

● Cơ sở dữ liệu đa phương thức:

Cơ sở dữ liệu đa phương thức là một loại nền tảng xử lý dữ liệu hỗ trợ nhiều mô
hình dữ liệu xác định cách tổ chức và sắp xếp các kiến thức và thông tin nhất định
trong cơ sở dữ liệu.

● Cơ sở dữ liệu tài liệu / JSON:

Trong cơ sở dữ liệu hướng tài liệu, dữ liệu được lưu giữ trong các bộ sưu tập tài
liệu, thường sử dụng các định dạng XML, JSON, BSON. Một bản ghi có thể lưu trữ
bao nhiêu dữ liệu bạn muốn, ở bất kỳ kiểu (hoặc các kiểu) dữ liệu nào bạn muốn.

2.5.3.3. Thành phần database.

Phần cứng: Đây là thiết bị vật lý mà phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên đó. Phần
cứng cơ sở dữ liệu bao gồm máy tính, máy chủ và ổ cứng.
Phần mềm: Phần mềm hoặc ứng dụng cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng
quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu. Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) được sử
dụng để quản lý và điều khiển cơ sở dữ liệu.

Dữ liệu: Đây là thông tin thô mà cơ sở dữ liệu lưu trữ. Người quản trị cơ sở dữ
liệu tổ chức dữ liệu để làm cho nó có ý nghĩa hơn.

Ngôn ngữ truy cập dữ liệu: Đây là ngôn ngữ lập trình điều khiển cơ sở dữ liệu.
Ngôn ngữ lập trình và DBMS phải hoạt động cùng nhau. Một trong những ngôn ngữ
cơ sở dữ liệu phổ biến nhất là SQL.

Các thủ tục: Các quy tắc này xác định cách hoạt động của cơ sở dữ liệu và cách
nó xử lý dữ liệu.
CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG 

3.1. THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN CỨNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP

3.1.1. Nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp

Để thực hiện quá trình đo huyết áp, ta sẽ dựa trên nguyên lý của huyết áp cơ, ta
sử dụng một vòng bit và một vật dùng để cung cấp hơi, khi ta bơm vòng bit một lượng
hơi nhất định nó sẽ bị căng và gây một áp suất nhất định với cảm biến áp suất. Khi ta
xả khí dần, từ lần đầu tiên áp suất dao động và lần cuối dao động sẽ xác định được lần
lượt các giá trị tuyến tính với huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương theo một công
thức nhất định.

3.1.2. Sơ đồ các khối phần cứng của máy đo huyết áp

Hình 20. Sơ đồ khối phần cứng máy đo huyết áp

3.1.3. Thiết kế mạch khuếch đại vi sai

3.1.3.1. Mạch khuếch đại vi sai

     Mạch khuếch đại vi sai dùng để khuếch đại hiệu số, hoặc sai số giữa 2 điện áp
mà mỗi điện áp có thể được nhân với một vài hằng số nào đó. Các hằng số này xác
định nhờ các điện trở.

Hình 21. Mạch khuếch đại vi sai

Tính toán thông số mạch:


(𝑅𝑓+𝑅1)𝑅𝑔 𝑅𝑓
Điện áp ngõ ra:  V0 = V2 ( (𝑅𝑔+𝑅2)𝑅1 ) – V1( 𝑅1 )

Tổng trở vi sai Zin ( giữa 2 chân đầu vào ): Zin = R1 + R2

3.1.3.2. Xây dựng mạch vi sai cho máy đo huyết áp

Điện áp ngõ ra của cảm biến áp suất trong máy đo huyết áp rất nhỏ, do đó cần
phải có mạch khuếch đại tín hiệu trước khi kết nối với vi điều khiển. Dựa theo tính
chất của cảm biến áp suất, ta chọn hệ số khuếch đại trong khoảng 60-100 lần.

Dựa theo biểu thức điện áp ngõ ra V0 của mạch vi sai, nếu ta chọn R1 = R2 và Rf
=  Rg thì giá trị điện áp ngõ ra V0 là:
𝑅𝑓
V0 = 𝑅1
(V2 – V1)

Tiến hành chọn Rf = 100KΩ, R1 = 1.2KΩ => V0 = 83(V2 – V1 ).

Kết nối V+ và V- của cảm biến áp suất vào mạch vi sai và kết nối ngõ ra ADC0
với vi điều khiển.
Hình 22. Mạch khếch đại vi sai cho máy do huyết áp

3.1.4.  Thiết kế mạch lọc thông dãi sử dụng một opam

3.1.4.1. Mạch lọc thông dãi sử dụng một opam

Hình 23.

Mạch lọc thông dãi sử dụng một opam được dùng để khuếch đại và giữ lại tín
hiệu AC trong dãi tần số đã được thiết kế.
Ngõ ra của mạch lọc thông dãi:

Hình 24. Ngõ ra của mạch lọc thông dãi


𝑅𝑓
Chỉ số khuếch đại của mạch: G = - 𝑅𝑖

1
Tần số cắt thấp: fcL = 2π𝑅𝑖𝐶𝑖

1
Tần số cắt cao: fcH = 2π𝑅𝑓𝐶𝑓

3.1.4.2. Xây dựng mạch lọc thông dãi cho máy đo huyết áp

Chúng ta sẽ xây dựng một bộ lọc thông dải cho máy đo huyết áp bằng cách kết
hợp 2 tầng mạch lọc thông dải để tạo ra độ khuếch đại lớn hơn và cải thiện được nhiễu
điện áp ảnh hưởng đến tín hiệu của máy đo huyết áp. Sơ đồ được xây dựng như sau: 
Hình 25. Hai tầng mạch lọc thông dải

Dựa trên nhịp tim của con người, chúng ta nhận thấy tần số của huyết áp sẽ dao
động trong khoảng 0.7 Hz đến 3 Hz. Do đó ta sẽ chọn các linh kiện để tần số cắt trong
khoảng này.
● Thiết kế bộ lọc tầng một: 
1 1
Tần số cắt thấp fcL = 2π𝑅5𝐶5
= 2π∗10𝑘Ω∗47𝑢𝐹
= 0.339 Hz ( Chọn R5 = 10k, C5 =

47uF)
1 1
Tần số cắt cao fcH = 2π∗𝑅3∗𝐶3
= 2π∗120𝑘Ω∗224𝑛𝐹
= 5.92 Hz (Chọn R3 = 120kΩ,

C3 =224nF)
𝑅3
Độ lợi G1 = - 𝑅5 = -12

● Thiết kế bộ lọc tầng hai:


1 1
Tần số cắt thấp fcL = 2π𝑅6𝐶1
= 2π∗10𝑘Ω∗47𝑢𝐹
= 0.339Hz ( Chọn R6 = 10k, C1 =

47uF)
1 1
Tần số cắt cao fcH = 2π𝑅4𝐶4
= 2π∗330𝑘Ω∗224𝑛𝐹
= 2.15 Hz ( Chọn R4 =330kΩ, C4

= 224nF )
𝑅4
Độ lợi G2 = - 𝑅6 = -33

Hai mạch lọc được ghép nối tiếp nên cuối cùng ta có độ lợi tổng cộng là 396 và
tần số cắt phù hợp để dạng sóng huyết áp qua mạch lọc được rõ ràng hơn.

3.1.5. Thành phần AC coupling

Do mức dao động ngõ ra của máy huyết áp khá gần với mức điện áp 0, do đó để
dễ dàng quan sát, ta sử dụng mạch AC coupling.

Hình 26. Mạch AC coupling

Dựa vào các thành phần của mạch, ta có thể thấy một điện áp là 2.5V được cộng
vào ngõ ra của mạch huyết áp.
𝑅2
Vplus =  5V * 𝑅1+𝑅2
= 2.5V

Do đó, dạng sóng sẽ được dời lại gần mức 2.5V để chúng ta có thể dễ dàng quan
sát trên vi điều khiển.

3.2. THIẾT KẾ TỔNG THỂ PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG

3.2.1. Mạch nguồn cho máy huyết áp và kết nối vi điều khiển
Mạch sử dụng các tụ để lọc nhiễu điện áp và bảo vệ mạch điện, điện trở được sử
dụng để hạn dòng cho led báo hiệu. Ngõ ra điện áp từ máy huyết áp là ADC0 và
ADC1 sẽ được kết nối với vi điều khiển ESP32 để tính toán và theo dõi huyết áp.

Hình 27. Mạch nguồn cho máy huyết áp

Hình 28. Kết nối ngõ ra điện áp ADC của máy huyết áp với vi điều khiển

3.2.2. Kết nối cảm biến nhịp tim và oxi trong máu MAX30100 với vi điều
khiển ESP32
Cảm biến MAX30100 cũng sử dụng giao thức truyền dữ liệu I2C nên chúng ta
vẫn kết nối 2 chân SCL và SDA với vi điều khiển và cấp thêm năng lượng cho 2
đường dây.

Hình 29. Kết nối cảm biến MAX30100 với vi điều khiển ESP32

3.2.3. Sơ đồ kết nối toàn hệ thống 

Hệ thống có 2 vi điều khiển ESP để thu dữ liệu từ các cảm biến và giao tiếp với
nhau thông qua UART.

Hình 30. Sơ đồ toàn hệ


CHƯƠNG 4:THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN PHẦN MỀM

4.1. YÊU CẦU ĐẶT RA CHO PHẦN MỀM

4.1.1. ESP32

Hệ thống bao gồm 2 vi điều khiển ESP32 cho nhiệm vụ thu thập và xử lý dữ liệu:

ESP32 làm nhiệm vụ chính là sẽ thu nhận thông tin từ các cảm biến, tiến hành xử
lý và đưa lên webserver, có tác dụng loại bỏ các tín hiệu nhiễu

Hai vi điều khiển ESP32 giao tiếp với nhau bằng UART, do đó cần đảm bảo dữ
liệu được truyền đi nguyên vẹn giữa hai vi điều khiển.

4.2. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT HỆ THỐNG

Hình 31. Sơ đồ khái quát hệ thống

ESP32 chính sẽ thu thập dữ liệu nhịp tim và oxi trong máu từ cảm biến
MAX30102, dữ liệu nhiệt độ và huyết áp từ ESP. Các thông số sức khỏe sau khi tính
toán cũng sẽ được gửi lên Webserver thông qua giao thức HTTP. 

4.2.1. Webserver

Nhiệm vụ của webserver là thu nhận thông tin của khách hàng như tên, tuổi,
email, ngày sinh,… để lưu trữ lại, sẽ được quản lý và xử lý, phân tích tùy theo những
mục đích của phòng khám.Việc thu thập thông tin và xây dựng một chuỗi hệ thống
thông tin khách hàng có vai trò cốt lõi và quyết định tỷ lệ bán hàng các doanh nghiệp.
Data khách hàng giúp lưu trữ thông tin mới nhất về khách hàng, đây là yếu tố cần thiết
để điều chỉnh các chương trình, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.

Hình 32: Thông tin khách hàng lưu ở google sheet.

Như vậy, ta có thể thu thập được những thông tin đáng tin cậy từ nguồn data khi
khách hàng tham gia khám bệnh. Từ đó, ta có thể tạo nên các thông kê giúp nhìn nhận
rõ các vấn đề mà chúng ta đang mong muốn, đây là yếu tố cần thiết để điều chỉnh
chương trình, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng.
Hình 33: Biểu đồ phân tích số liệu.

4.3. LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT CHƯƠNG TRÌNH 

4.3.1.Lưu đồ giải thuật cho máy đo huyết áp


Hình 34. Lưu đồ giải thuật máy đo huyết áp

Cách hệ thống làm việc: Đầu tiên, bơm hoạt động và bơm lên tới ngưỡng áp suất
10mmHg rồi bắt đầu xả từ từ xuống. 

Trong quá trình này, Khi hệ thống bắt được giao động quanh ngưỡng huyết áp
tâm thu thì hệ thống sẽ ghi nhận huyết áp tại thời điểm này, đó chính là huyết áp tâm
thu và tiếp tục bắt ngưỡng của huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, nếu thất bại trong việc
tìm huyết áp tâm thu, hệ thống sẽ cần phải đo lại và không có giá trị huyết áp nào được
ghi nhận.

Nếu huyết áp tâm thu được ghi nhận, quá trình sẽ tiếp tục. Khi hệ thống bắt được
giao động quanh ngưỡng huyết áp tâm trương thì hệ thống sẽ ghi nhận áp suất tại thời
điểm này, đó chính là huyết áp tâm trương và quá trình đo kết thúc thành công.

4.3.2 Lưu đồ giải thuật cho việc thu thập và xử lý data khách hàng

Hình 35: Sơ đồ giải thuật

Khi khách hàng tham gia khám bệnh, mỗi người tham gia sẽ được cung cấp một
mã QRCode cá nhân để lưu trữ thông tin cá nhân. Những thông tin này sau khi được
nhập sẽ được lưu trữ về google sheet, đây là một trong những dịch vụ của google tính
bảo mật rất cao.

Chúng sẽ sử dụng thêm một dịch vụ của google nữa là google data studio, dịch
vụ này có cùng chức năng với Power Bi, một công cụ giúp ta phân tích, tổng hợp dựa
trên các dữ liệu thu được và đặc biệt là sẽ được cập nhật khi cơ sở dữ liệu của chúng ta
thay đổi.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN

5.1 Mạch in.

Hình 36 Mạch PCB

5.2. Kết quả thi công

Hình 37 : Sản phẩm gia công


5.3. Webserver.

Hình 38. Giao diện đăng nhập.

Hình 39. Giao diện xem các thông số đo.


Hình 40. Giao diện thu thập thông tin khách hang

Hình 41. Giao diện phân tích thông tin.


5.4 Kết quả đo.

Kết quả đo trên máy thương mại Kết quả đo trên mô hình

STT
Nhịp tim SPo2 Huyết áp Nhịp tim SPo2 Huyết áp
(BPM) (%) (mmHg) (BPM) (%) (mmHg)

1 55 98 126/85 53.68 96 120/90

2 57 97 127/81 61.06 97 125/79

3 58 97 129/80 61.24 97 131/90

4 61 98 131/87 63.98 96 139/90

5 59 98 128/82 62.76 96 130/84

Bảng 1: Kết quả đo.

Đánh giá sai số (%)
STT
Nhịp tim SPo2 Huyết áp

1 2.4 2.04 4.76/5.88

2 7.12 0 1.57/2.47

3 5.59 0 1.55/12.5

4 4.89 2.04 6.11/3.45

5 6.37 2.04 1.56/2.44

Sai số trung bình 5.274 1.1224 3.11/5.348

Bảng 2: Sai số đo
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

Sau một quá trình nghiên cứu học hỏi, được sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn
Đức Hoàng trong việc thực hiện báo cáo môn học của em và sau đây là kết quả em đã
đạt được trong quá trình làm báo cáo môn học: 

⮚ Hiểu rõ về kiến trúc thành phần của một hệ thống IOT cơ bản.

⮚ Bổ sung thêm kiến thức về các chip nhúng, các cảm biến.

Từ những kết quả đạt được em mong muốn sẽ phát triển và khai thác thêm các đề
tài lớn hơn đối với IOT, để có thể giải quyết những bài toán, và ứng dụng thực tế, thiết
thực hơn trong đời sống.

Mặc dù em đã nỗ lực và cố gắng để hoàn thiện báo cáo môn học một cách tốt
nhất, nhưng em vẫn không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm báo cáo, rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn trong khoa để hoàn thiện báo cáo
môn học tốt hơn… Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô đã dạy bảo nhóm trong
suốt quá trình học tập môn học và các thành viên ĐT1- khoa Điện đã giúp em hoàn
thành tốt báo cáo môn học này.    

Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

● Tống Văn On (05/2007), “Thiết kế mạch số với VHDL & Verilog”, Nhà
xuất bản Lao động - Xã Hội.
● Mesidas, “Tổng quan về Web server, Web page, Nhúng Web cho thiết bị”,
https://mesidas.com/web-server/
● Phú Ngọc Lê (2018), “Dự án Máy đo huyết áp với Arduino”, đăng tại
website: http://arduino.vn/tutorial/6241-may-do-huyet-ap-voi-arduino
● Bizfly Cloud – Tech Blog (18-05-2018). “Web Server là gì? Tìm hiểu cơ
chế vận hành của web server ”–
https://bizflycloud.vn/tin-tuc/tat-tat-kien-thuc-co-ban-ve-web-server-ban-p
hai-biet-20180515115521302.htm
● BSCK II Nguyễn Quốc Việt-Khoa Khám bệnh & Nội khoa- Bệnh viện Đa
Khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, “Huyết áp là gì”,
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/huyet-ap-la-gi/
● ThS.BS Trần Văn Hùng, “Một số rối loạn nhịp tim thường gặp và dấu
hiệu nhận biết”,
https://suckhoedoisong.vn/mot-so-roi-loan-nhip-tim-thuong-gap-va-dau-hi
eu-nhan-biet-169220208183553477.htm
● Ths.BS Huỳnh Thanh Kiều (24-03-2021), Bệnh viện đa khoa Tâm Anh,
“Tăng huyết áp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách phòng ngừa”,
https://tamanhhospital.vn/tang-huyet-ap/
● Luật sư Nguyễn Văn Dương (11-03-2022), “Cơ sở dữ liệu là gì? Vai trò,
phân loại và tầm quan trọng của database”,
https://luatduonggia.vn/co-so-du-lieu-la-gi-vai-tro-phan-loai-va-tam-quan-
trong-cua-database/
● Paroda VN (2021), “Data khách hàng là gì? Cách quản lý data khách hàng
hiệu quả cho doanh nghiệp”, https://paroda.vn/quan-ly-data-khach-hang/
● ITNavi (2020), “Android là gì- Tổng quan về hệ điều hành di động số 1”,
https://itnavi.com.vn/blog/android-he-dieu-hanh-di-dong-dan-dau-tren-the
-gioi

Tiếng Anh

● Altera Corp., “SDRAM Controller for Altera’s DE2/ DE1 boards”,


www.altera.com
● Phil Jevon (2020), “Blood pressure 2: procedures for measuring blood
pressure”,https://www.nursingtimes.net/clinical-archive/assessment-skills/
blood-pressure-2-procedures-for-measuring-blood-pressure-15-05-2020/
● Mayo Clinic Study , “Elevated blood pressure”-
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prehypertension/diagnosi
s-treatment/drc-20376708
● Fred Shaffer and J.P.Ginsberg (2017), “An overview of Heart rate
variability Metrics and Norms ”, National Library of Medicine.
● Jill Seladi-Schulman, Ph.D., CRNA (2022), “Normal vs. Dangerous Heart
Rate: How to Tell the Difference ”,
https://www.healthline.com/health/dangerous-heart-rate
● Michael Twyne (2018), “SPO2 – Blood Oxygen Saturation”,
https://www.bernod.com/spo2-blood-oxygen-saturation/.

You might also like