You are on page 1of 5

BÀI TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Bài mẫu:

Ví dụ 1. Một hộp gồm 6 quả cầu trắng, 4 quả cầu đen. Lấy ngẫu nhiên 2 quả. Tìm xác suất
các biến cố sau đây:
- Lấy được 2 quả đen
- Lấy được 2 quả khác màu
- Lấy được ít nhất 1 quả đen
Ví dụ 2. Có 3 khách hàng không quen biết nhau cùng đi mua hàng ở một trung tâm thương
mại có 5 cửa hàng lớn. Giả sử khách hàng chọn cửa hàng 1 cách ngẫu nhiên và chỉ chọn 1 cửa
hàng để mua sắm. Tính xác suất các biến cố sau đây:
- Cả ba người cùng vào 1 cửa hàng
- Ba khách vào ba cửa hàng khác nhau
- Có 2 người vào cửa hàng 1
- Có 2 người cùng vào 1 cửa hàng
Ví dụ 3. Cuộc chiến tivi
Điều tra sở thích xem tivi của các cặp vợ chồng cho thấy có 30% các bà vợ thường xem
chương trình thể thao, 50% các ông chồng thường xem chương trình thể thao. Tuy nhiên nếu vợ
xem cùng thì sẽ có 60% các ông chồng cùng xem. Lấy ngẫu nhiên một cặp vợ chồng.Tính xác
suất:
- Cả hai cùng xem
- Có ít nhất một người xem
- Không có ai xem
- Nếu chồng xem thì vợ xem cùng
- Nếu chồng không xem thì vợ vẫn xem
Ví dụ 4. Hai thùng hàng
Hai thùng hàng cơ cấu các quả cầu như sau: T1 (6 trắng, 4 đỏ), T2 (5 trắng, 5 đỏ). Người ta
lấy ngẫu nhiên 2 quả từ thùng 1 bỏ sang thùng 2 rồi từ đó lấy ra 1 quả ở thùng 2.
- Tìm xác suất để lấy được quả đỏ.
- Giả sử lấy được quả đỏ. Tìm xác suất quả đó thuộc thùng 1?
- Giả sử lấy được quả trắng. Tính xác suất hai quả bỏ sang thùng 2 đều là hai quả đỏ?

Bài tập tính xác suất theo định nghĩa cổ điển


Bài 1: Một lớp sinh viên có 50% học tiếng Anh, 40% học tiếng Pháp, 30% học tiếng Đức,
20% học tiếng Anh và tiếng Pháp, 15% học tiếng Anh và tiếng Đức, 10% học tiếng Pháp và
tiếng Đức, 5% học cả 3 ngoại ngữ. Lấy ngẫu nhiên một sinh viên để hỏi, tính xác suất:
- Sinh viên đó học ít nhất 1 trong 3 ngoại ngữ trên.
- Chỉ học tiếng Anh và tiếng Đức
- Chỉ học tiếng Pháp
Bài 2: Số lượng nhân viên của công ty A được phân loại theo độ tuổi và giới tính như sau:
Giới tính
Độ tuổi Nam Nữ
Dưới 30 120 170
30-40 260 420
Trên 40 400 230

Tìm xác suất để phỏng vấn một nhận viên của công ty đó thì được:

Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất Page 1


BÀI TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ

- Nhân viên từ 40 tuổi trở xuống


- Nhân viên nam trên 40 tuổi
- Nữ nhân viên
Bài 3: Trong bữa tiệc ở xứ sở thần tiên, 5 nàng công chúa nổi tiếng Snow white, Cinderela,
Rapulzen, Merida, Tiana ngồi ngẫu nhiên vào một chiếc ghế dài. Tính xác suất để:
- Rapulzen ngồi chính giữa
- Snow white và Tiana ngồi ở 2 đầu ghế
Bài 4: Ba chị em Lọ Lem thay nhau rửa bát. Giả sử 3 người này đều “khéo léo” như nhau.
Trong 1 tháng bà mẹ kiểm tra lại thấy có 4 cái bát bị vỡ. Tính xác suất:
- Lọ Lem đánh vỡ 1 cái, chị cả đánh vỡ 3 cái
- 1 trong 3 người đánh vỡ 3 chén
- 1 trong 3 người đánh vỡ 4 chén
Bài 5: Cho hai thùng ký hiệu T1 có 6 quả cầu trắng, 4 quả cầu đen và T2 có 5 quả cầu trắng,
5 quả cầu đen. Kích thước các quả cầu đều như nhau. Từ T1 lấy ra 2 quả và từ T2 lấy ra 1 quả.
Tìm xác suất các biến cố sau đây:
- Cả 3 quả lấy ra đều là đen
- Trong 3 quả lấy ra có đúng 2 quả đen
- Trong 3 quả lấy ra có ít nhất 1 quả đen
Bài 6: Chia đôi số quả cần có trong thùng T(8T,6Đ) thành 2 phần đều nhau. Tìm xác suất:
- Cả hai phần có số quả Đ như nhau
- Có một phần tất cả đều là quả Đ
Bài 7: Chiếc hộp có các viên bi như sau: 6T, 4D, 10X. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên bi. Tính xác
suất:
- Lấy được 1 viên bi D
- Lấy được ít nhất 2 bi cùng màu
Bài 8: Chiếc hộp có các viên bi như sau: 6T, 4D, 10X. Lấy ngẫu nhiên ra 4 viên bi. Tính xác
suất:
- Lấy được 2 bi D và 2 bi T
- Lấy được đủ cả ba màu
Bài 9: Chiếc hộp có các viên bi như sau: 6T, 4D, 5X. Lấy ngẫu nhiên ra 7 viên bi. Tính xác
suất:
- Lấy được 2 màu
- Lấy được mỗi màu có ít nhất một bi=lấy được 3 màu
Bài 10: Tung 2 con xúc xắc đồng thời. Tính các xác suất sau:
- Tổng số chấm 2 mặt xúc xắc bằng 7
- Tổng số chấm không nhỏ hơn 10
- Tổng số chấm lẻ
- Có nhiều nhất 1 mặt 6 chấm
- Được xuất ngựa (có 1 mặt 6 chấm)

Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất Page 2


BÀI TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Bài tập kẻ bảng loại 1 (định lí cộng, nhân)


Bài 1. Một người làm hai bài tập kế tiếp. Xác suất làm đúng bài thứ nhất là 0,6. Nếu làm
đúng bài thứ nhất thì khả năng làm đúng bài thứ hai là 0,9 nhưng nếu làm sai bài thứ nhất thì khả
năng đúng bài thứ hai còn 0,3. Tính xác suất:
- Làm đúng ít nhất một bài
- Làm đúng chỉ 1 bài
- Làm đúng bài 1 biết rằng làm đúng bài 2
- Làm đúng cả hai, biết rằng có làm đúng ít nhất một bài
Bài 2. Một người đấu thầu hai dự án. Xác suất trúng thầu dự án thứ nhất và thứ hai lần lượt
là 0,5 và 0,4; xác suất trúng thầu cả hai là 0,1. Viết biến cố, lập bảng, và tính xác suất:
- Trúng thầu ở ít nhất một dự án
- Trúng thầu ở đúng một dự án
- Trúng thầu dự án thứ hai, biết rằng trúng thầu dự án thứ nhất
- Trúng thầu dự án thứ hai, biết rằng không trúng thầu ở dự án thứ nhất
Bài 3: Hai công ty A và B cùng kinh doanh một mặt hàng. Xác suất để công ty A thua lỗ là
0,2 còn công ty B có xác suất thua lỗ là 0,4. Tuy nhiên trên thực tế khả năng hai công ty cùng
thua lỗ chỉ là 0,1. Tìm xác suất các biến cố sau: chỉ có một công ty thua lỗ, có ít nhất 1 công ty
làm ăn không thua lỗ.
Bài 4: Hai người cùng bắn vào một mục tiêu, khả năng chỉ có một người bắn trúng là 0,38.
Tìm xác suất bắn trúng của người 1 biết rằng xác suất bắn trúng của người 2 là 0,8.
Bài 5: Tại một siêu thị, hệ thống phun nước chữa cháy được lắp với hệ thống báo động hỏa
hoạn. Khả năng hệ thống phun nước bị hỏng là 0,1; hệ thống báo động hỏng với xác suất 0,1;
còn khả năng cả hai cùng hỏng chỉ là 0,04. Tình xác suất:
- Có ít nhất 1 hệ thống hoạt động bình thường
- Cả hai hệ thống hoạt động bình thường
- Hệ thống phun nước hỏng trong khi hệ thống báo động hoạt động bình thường
- Chỉ hệ thống báo động hỏng

Bài tập kẻ bảng loại 2 (CT Xác suất đầy đủ và Bayes)


Bài 1: Cho hai thùng T1(6 trắng, 4 đỏ) và T2( 5 trắng, 5 đỏ). Lấy ngẫu nhiên 2 quả từ T1 và 1
quả từ T2. Sau đó chọn ngẫu nhiên 1 quả từ 3 quả trên. Tìm xác suất chọn được quả đỏ.
- Giả sử chọn được quả đỏ rồi. Tìm xác suất cả ba quả lấy ra đều là quả đỏ.
- Giả sử chọn được quả đỏ rồi. Tìm xác suất quả lấy ra được là từ thùng 1.
Bài 2: Tỷ lệ người bị bệnh Ebola ở Nigeria là 5%. Việc chẩn đoán được tiến hành qua hai
bước là chẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm toàn bộ. Nếu chẩn đoán lâm sàng kết luận có bệnh thì
mới xét nghiệm toàn bộ. Khả năng chẩn đoán lâm sàng đúng với người bị bệnh là 80% và sai với
người không bị bệnh là 3%. Khả năng kết luận này sai là bao nhiêu? (Rủi ro khi bị chẩn đoán
nhầm là bao nhiêu?)
Bài 3: Chuyện Tấm Cám
Để không cho Tấm tham dự lễ hội nhà vua tổ chức, mẹ con nhà Cám bèn nghĩ ra cách trộn các
hạt thóc lép và các hạt thóc chắc với nhau. Sau đó bắt Tấm phân loại 2 loại ra riêng nhau. Bao

Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất Page 3


BÀI TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ

lúa thứ nhất nặng 20kg có tỉ lệ hạt lép là 1%; bao lúa thứ hai 30kg và 2% hạt lép; bao thứ ba
50kg và 3% hạt lép. Trộn cả ba bao lúa vào bao thứ tư rồi bốc ra 1 hạt.
- Tính xác suất hạt lúa bốc ra là hạt lép.
- Giả sử hạt lúa bốc ra không lép, tính xác suất hạt lúa này là của bao thứ 2.
(Lưu ý không được dùng nước để phân loại vì hạt lép sẽ nổi lên trên, cũng không được nhờ vả ai,
cũng không được khóc lóc để Bụt hiện lên giúp nhá. Thế này thì có mà tập xác định mút chỉ mới
được dự lễ hội.)
Bài 4: Công chúa và mụ phù thủy
Trên chiếc bàn giữa căn phòng, mụ phù thủy đã chuẩn bị sẵn 2 giỏ rất lớn những hạt dẻ mà nàng
công chúa yêu thích. Giỏ thứ nhất có 30% là những hạt dẻ màu đỏ, 20% màu vàng và 50 % màu
đen; trong số đó mụ phù thuỷ đã tẩm thuốc độc 50% hạt dẻ màu đỏ, 70% hạt dẻ màu vàng và
40% hạt dẻ màu đen. Đối với giỏ thứ hai các tỷ lệ tương ứng là 40%, 30%, 30% và 20%, 50%,
60%.
Công chúa rất mừng rỡ khi lại gần chiếc bàn và nàng bắt đầu chọn những hạt dẻ.
1) Giả sử công chúa chọn tùy ý một hạt dẻ ở giỏ thứ hai. Tính khả năng hạt dẻ đó bị nhiễm độc?
không bị nhiễm độc?
2) Công chúa chọn một hạt dẻ ở giỏ thứ hai và biết rằng hạt đó đã bị nhiễm độc. Khả năng cao
nhất hạt dẻ đó có màu gì?
3) Giả sử công chúa chọn tùy ý ở mỗi giỏ một hạt dẻ. Tính xác suất:
- cả hai hạt dẻ cùng không bị nhiễm độc?
- chỉ có một hạt dẻ bị nhiễm độc?
4) Nếu công chúa chọn ngẫu nhiên một hạt dẻ ở một trong hai giỏ trên. Tính xác suất hạt dẻ đó bị
nhiễm độc? không bị nhiễm độc?
Bài 5: Ba kiện hàng đều có 20 sản phẩm với số sản phẩm tốt tương ứng là 15, 12 và 10. Lấy
ngẫu nhiên 1 kiện hàng (khả năng như nhau), rồi từ kiện hàng đó chọn ngẫu nhiên ra 1 sản phẩm.
- Tính xác suất sản phẩm chọn ra là tốt.
- Giả sử sản phẩm chọn ra không tốt, tính xác suất sản phẩm này thuộc kiện hàng thứ ba.
Bài 6: Một vườn lan trồng hai loại lan Ngọc điểm chưa nở hoa, loại I có hoa màu trắng điểm
hoa cà và loại II có màu trắng điểm tím đỏ. Biết số cây lan loại I bằng 7/3 số cây lan loại II và tỉ
lệ nở hoa tương ứng là 95%, 97%. Người mua vào vườn lan này và chọn ngẫu nhiên 1 cây Ngọc
điểm.
- Tính xác suất để cây lan này nở hoa.
- Giả sử cây lan này không nở hoa, tính xác suất cây lan này có hoa màu trắng điểm tím đỏ.
Bài 7: Một người buôn bán bất động sản đang cố gắng bán một mảnh đất lớn. Ông ta tin rằng
nếu nền kinh tế tiếp tục phát triển, khả năng mảnh đất được mua là 80%; ngược lại nếu nền kinh
tế ngừng phát triển, ông ta chỉ có thể bán được mảnh đất đó với xác suất 40%. Theo dự báo của
một chuyên gia kinh tế, xác suất nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng là 65%. Tính xác suất để người
đó bán được mảnh đất.
Bài 8: Thống kê cho thấy tỉ lệ cặp trẻ sinh đôi khác trứng có cùng giới tính là 50%, cặp trẻ
sinh đôi cùng trứng thì luôn có cùng giới tính. Biết rằng tỉ lệ cặp trẻ sinh đôi cùng trứng là p (tính
trên tổng số các cặp trẻ sinh đôi). Nếu biết 1 cặp trẻ sinh đôi có cùng giới tính thì xác suất chúng
được sinh đôi cùng trứng là 1/3, hãy tính p?

Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất Page 4


BÀI TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Bài 9: Có 30 thùng hàng giống nhau gồm 3 loại: 18 thùng loại I, 7 thùng loại II và 5 thùng
loại III. Mỗi thùng hàng có 15 sản phẩm và số sản phẩm tốt tương ứng cho mỗi loại lần lượt là
11, 9 và 7. Chọn ngẫu nhiên 1 thùng hàng và từ thùng đó lấy ra 5 sản phẩm.
- Tính xác suất có 2 sản phẩm lấy ra là tốt.
- Tính xác suất có 2 sản phẩm lấy ra là tốt và của thùng hàng loại III.
- Giả sử có 2 sản phẩm lấy ra là tốt, tính xác suất 2 sản phẩm này là của thùng hàng loại III.

Bài tập khác (dùng các Công thức xác suất)


Bài 1: Trong trận không kích ở Trân Châu Cảng, mỗi chiếc máy bay có nhiệm vụ lần lượt phá
hủy các cứ điểm của quân Đồng minh. Mỗi lần thả chỉ được một quả bom xuống các cứ điểm,
biết rằng cứ trúng bom đều phá hủy hoàn toàn các cứ điểm. Tìm xác suất máy bay phá hủy được
một cứ điểm mà tốn không quá 2 quả bom. Biết xác suất ném bom trúng mục tiêu các lần đều
như nhau và bằng 0,7.
Bài 2: Một chi tiết được lấy ngẫu nhiên có thể là chi tiết loại 1 (ký hiệu là A) hoặc chi tiết loại
2 (ký hiệu là B) hoặc chi tiết loại 3 (ký hiệu là C). Mô tả các biến cố sau đây:
a. A + B b. AB + C c. A+ B d. AC
Bài 3: Bắn một viên đạn vào hai mục tiêu, xác suất trúng đạn mục tiêu 1 là 0,5, mục tiêu 2 là
0,3. Sau khi bắn đài quan sát báo có mục tiêu trúng đạn. Tính xác suất mục tiêu 1 trúng đạn (giả
thiết là đạn không thể trúng cùng một lúc cả hai mục tiêu).
Bài 4: Gieo 1 đồng xu 6 lần Tìm xác suất để số lần được mặt sấp nhiều hơn mặt ngửa, xác suất
để số lần mặt sấp và ngửa như nhau.
Bài 5: Xác suất để động cơ thứ nhất của máy bay bị trúng đạn là 0,2; động cơ thứ hai là 0,3 và
phi công trúng đạn là 0,1. Tìm xác suất để máy bay rơi biết rằng 2 bộ phận động cơ hoạt động
độc lập với nhau.
Bài 6: Trong quân đội khi truyền tin người ta sử dụng ký hiệu Mooc – xơ (mật mã) và để đảm
bảo thông tin được truyền đến nơi thì một tín hiệu được phát 3 lần với xác suất thu được của mỗi
lần đều là 0,4. Tìm xác suất để nguồn thu nhận được thông tin sau 3 lần phát?
Nếu muốn xác suất thu được thông tin lên đến 0,99 thì phát ít nhất bao nhiêu lần hoặc phải cải
tiến thiết bị thu tín hiệu lên xác suất là bao nhiêu lần mà chỉ cần 3 lần phát vẫn truyền được tin?
Bài 7: Bắn liên tiếp vào một mục tiêu đến khi nào viên đạn đầu tiên trúng đích thì dừng. Tìm
xác suất phải bắn đến 6 viên biết xác suất trúng đích của các lần độc lập nhau và bằng 0,2.
Bài 8: Một nhân viên bán hàng mỗi ngày đi chào hàng ở 10 nơi với xác suất bán được hàng
ở mỗi nơi đều là 0,2. Tìm xác suất để trong một ngày người đó bán được hàng ở 2 nơi, bán được
hàng ở ít nhất 5 nơi, không bán được hàng.
Bài 9:Tỷ lệ phế phẩm của 1 nhà máy là 5%. Tìm xác suất để trong 12 sản phẩm do nhà máy
sản xuất ra có 2 phế phẩm, có không quá 2 phế phẩm.
Bài 10. Một dự án cần qua hai vòng thẩm định độc lập và liên tiếp nhau (qua vòng 1 mới
được sang vòng 2), xác suất dự án bị trượt ở hai vòng lần lượt là 0,3 và 0,4.
- Tính xác suất dự án bị loại
- Xác suất dự án được thông qua bằng bao nhiêu?

Chương 1. Biến cố ngẫu nhiên và xác suất Page 5

You might also like