You are on page 1of 7

A.

Nội dung đề thi


1.Ngữ âm
2.Từ vựng
3.Ngữ pháp
4.Đọc hiểu
5.Viết
6.Nghe hiểu
Tổng điểm toàn bài 100 chia 10 qui về thang điểm
10
B. Cấu trúc đề thi
I. Ngữ âm: (5 câu hỏi tương đương 5 điểm)
1.Xác định đúng trọng âm của từ
2.Xác định đúng cách đọc các nguyên âm đơn,
nguyên âm đôi, phụ âm
3.Từ vựng: (15 câu hỏi tương đương 15 điểm)
4.Cấu tạo từ (Word formation)
5.Kết hợp từ (Collocation)
 III. Ngữ pháp: (15 câu hỏi tương đương 15 điểm)
1.Mạo từ
2.Danh từ
3.Đại từ
4.Động từ (Thời của động từ, dạng thức của
động từ, thể bị động)
5.Tính từ
Trạng từ
Giới từ
Liên từ
Câu đơn, câu phức, các mệnh đề trong câu phức
Lối nói trực tiếp, gián tiếp
Câu điều kiện
Từ hạn định
IV. Đọc hiểu: (30 câu hỏi tương đương 30 điểm)
Kiểm tra kỹ năng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh,
kỹ năng dự đoán ý, kỹ năng đọc lấy ý chính, lấy
thông tin cụ thể, chính xác, kỹ năng tóm tắt
ý….những đoạn văn có độ dài 200-300 từ theo các
chủ điểm đã học.
V. Viết: (20 điểm)
1.Diễn đạt một ý bằng những cấu trúc câu khác
nhau (Transformation)
2.Viết câu hoàn chỉnh dựa vào từ gợi ý
(Sentence building)
3.Viết đoạn văn (paragraph) có độ dài 100-150
từ theo chủ điểm
4.Nghe hiểu (15 điểm)
1. Nghe và xác định thông tin đúng,
sai (Decide whether the statements are True
or False. (5 points)
2. Nghe và điền từ vào ô trống (Fill in each
blank with word (s)/number. (5 points)
3. Nghe và trả lời câu hỏi. (Answer questions:
Multiple choice questions / Open – ended
questions.) (5 points)

C. Loại câu hỏi:


Đề thi bao gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết
hợp tự luận
D. Độ khó của đề thi:
60% cơ bản, 40% nâng cao
Tổng hợp những điều cần lưu ý khi thi chuyên
Anh:
Bên cạnh việc học từ vựng và cấu trúc trong sách
giáo khoa thì cần phải mở rộng và trau dồi thêm từ
vựng ở bên ngoài như đọc sách báo nước ngoài,
xem phim có phụ đề tiếng Anh… Rèn luyện nhuần
nhuyễn kỹ năng đọc hiểu, phân tích đoạn văn, khả
năng suy luận để đoán nghĩa của từ.
Một kỹ năng làm bài thi khá hiệu quả mà học sinh
cần nắm là Kỹ năng phỏng đoán và loại trừ. Trong
trường hợp có thời gian để suy nghĩ nhưng không
chắc chắn về câu trả lời thì có thể dùng phương
pháp loại trừ để tìm ra câu trả lời sai. Loại trừ được
càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được
câu trả lời đúng càng cao.
Kỹ năng làm bài nghe, thay vì tập trung vào làm bài
ngay, thí sinh nên dành thời gian đọc lướt thật
nhanh tất cả các câu hỏi và cố gắng dự đoán, suy
luận để đoán xem mình sẽ nghe những thông tin gì
để điền vào chỗ trống hoặc đoán xem loại từ gì.
Việc đưa ra phán đoán giúp bạn khoanh vùng được
câu trả lời và xác suất lựa chọn đáp án đúng nhiều
hơn.
Muốn làm tốt bài đọc, đọc trước câu hỏi để định
hướng nội dung cần tìm trong bài đọc hiểu là một kỹ
thuật các thí sinh dày dạn kinh nghiệm đi thi thường
xuyên sử dụng. Thí sinh cần nắm được một số kỹ
năng đọc cơ bản để áp dụng khi làm bài thi: đọc
lướt (Skimming), đọc lấy thông tin cụ thể (Scanning).
Về phần viết, có 3 dạng bài viết cơ bản trong đề thi
tiếng Anh: Viết lại câu, sắp xếp các từ thành câu
hoàn chỉnh và viết một đoạn văn theo chủ đề. Để
viết một đoạn văn mạch lạc, đủ ý: Trước tiên phải
viết câu chủ đề nêu khái quát ý của bài; kiểm tra lại
câu chủ đề để biết chắc trong câu có chủ đề (topic)
và ý chính (controlling idea).
Sau đó tìm ý để diễn giải ý chính bằng cách đặt các
câu hỏi mở đầu bằng từ nghi vấn như What, When,
Where, Why, How và sau đó tự trả lời để tạo thành
đoạn văn hoàn chỉnh. Khi đã có các câu trả lời cho
các câu hỏi bạn hãy ráp chúng lại thành một đoạn
văn hoàn chỉnh.
Mấu chốt ở bước này là bạn phải biết chắc mình
đang sử dụng trật tự nào để ráp nối các câu phát
triển ý và nhớ dùng từ nối để liên kết ý. Bước cuối
cùng là kiểm tra lại các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp có
thể có trong từng câu viết của bạn.

You might also like