You are on page 1of 6

Tiết 1 Sinh hoạt dưới cờ

LAO ĐỘNG VỆ SINH TRƯỜNG LỚP


I. Yêu cầu cần đạt
* Kiến thức, kĩ năng
- Biết được lợi ích và ý nghĩa của việc giữ vệ sinh trường lớp
- Biết thực hiện những công việc vừa sức mình để giữ vệ sinh trường lớp.
- Có thái độ vui vẻ, hào hứng và tích cực tham gia giữ vệ sinh trường lớp.
* Phẩm chất, năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
- Năng lực riêng: Nhận thức được sự quan trọng của việc giữ vệ sinh trường
lớp.
II. Các đồ dùng dạy học
Giáo viên chuẩn bị video bài hát Không xả rác
III. Các hoạt động dạy và học
1.Chà o cờ
2.Nhậ n xét thi đua: Giá o viên nêu và nhậ n xét kết quả thi đua trong tuầ n
vừ a qua củ a lớ p. GV tuyên dương nhữ ng họ c sinh thự c hiện nề nếp tố t, nhắ c
nhở họ c sinh thự c hiện tố t nộ i quy lớ p, trườ ng.
3.Hoạ t độ ng trả i nghiệm: Lao độ ng vệ sinh trườ ng lớ p
- GV mở bài hát Không xả rác từ thiết bị phát nhạc và tổ chức cho Hs múa hát,
vận động theo bài hát.
Hoạt động 1: Xác định những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh
khi tham gia các hoạt động ở trường
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về những việc làm nên làm và không nên
làm khi lao động giữ vệ sinh trường lớp và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên
và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường trong mỗi
hình.
Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường học
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời lời các câu hỏi:
+ Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường.
+ Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng những dụng cụ đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời một số học sinh trả lời.
- GV phân công các nhóm thức hiện việc thu gom rác ở một số khu vực phù hợp
trong sân trường và tổ chức cho HS thực hành thu gom rác.
- GV nhắc nhở HS sau khi thực hành hoạt động, rửa tay bằng xà phòng, nước
sạch, nhận xét và tuyên dương tinh thần làm việc của HS.
- HS hát bài Không xả rác.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời:
- Những việc nên làm:
+ Hình 2: Lớp học gọn gàng sạch sẽ.
+ Hình 3: Bạn nữ vứt vỏ chuối vào thùng rác.
+ Hình 4: Các bạn thu gom rác sau khi vui liên hoan đón tết Trung thu.
+ Hình 6: Các bạn xếp dọn sách vở và làm vệ sinh sau giờ học trong thư viện.
- Những việc không nên làm:
+ Hình 1: HS đánh rơi sách vở, bút xuống sàn nhưng không nhặt lên phải để cô
giáo nhắc nhở.
+ Hình 3: Bạn nam vứt rác ra sân.
+ Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm bàn trong thư viện.
- HS trả lời: Những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở
trường:
+ Không vẽ bậy lên bàn ghế.
+ Vào thư viện đọc sách phải trả sách đúng chỗ.
+ Lau bảng sạch đẹp khi bắt đầu tiết học.
+ Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên.
+ Lau dọn cửa phòng học.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời:
+ Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường: khẩu trang, găng
tay, túi đựng rác.
+ Cần phải sử dụng những dụng cụ đó: Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn,
bảo vệ sức khỏe; găng tay tránh tay bị bẩn trong quá trình thu gom rác; túi đựng
rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí.
- HS thực hành hoạt động thu gom rác tại sân trường.
- HS rửa tay sạch sẽ.

Tiết 2 Hoạt động giáo dục theo chủ đề


BÀI 23: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.
-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV
gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ
chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.
- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy và học
1.Khởi động:
− GV đọc bài thơ về Cáo.
− GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó
sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi
vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”.
– GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời:
+ Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ?
+ Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không?
+ Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình
có dễ bị lạc không?
- GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên
đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc.
2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc.
- GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến
và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy:
-Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè…?
Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa?
-Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không?
-Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không?
-Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc?
-Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì?
Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát,
tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay
mải mê chơi mình rất dễ bị lạc.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
-GV mời cả lớp quan sát:
+ Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ
+ Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết.
-Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những
chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt.
Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
-Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có
những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ: Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng
xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ,…

Tiết 3 Sinh hoạt lớp


CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt
* Sơ kết tuầ n:
- HS có thêm cơ hộ i để hiểu thầ y cô củ a mình hơn, cả lớ p sẽ yêu thương
nhau hơn.
- Tạ o tình cả m gầ n gũ i, yêu thương giữ a cá c thà nh viên trong lớ p và thầ y cô
giá o.
- HS nhớ lạ i nhữ ng việc mình đã thự c hiện đượ c trong tuầ n. GV hướ ng dẫ n
HS nhữ ng việc cầ n thự c hiện trong tuầ n tiếp theo.
* Hoạ t độ ng trả i nghiệm:
- HS có thêm ý thức quan sát, ghi nhớ chi tiết để tránh bị lạc; rèn luyện kĩ năng
tìm kiếm sự trợ giúp khi bị lạc.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tivi chiếu bài. Thẻ chữ: ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ, BÌNH TĨNH.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạ t độ ng Tổ ng kết tuầ n.
a. Sơ kết tuầ n 23:
- 1 số HS nhậ n xét về việc thự c hiện nề nếp khi họ c củ a mình.
- GV nhậ n xét chung cá c hoạ t độ ng trong tuầ n.
* Ưu điểm:
- Duy trì tốt tổ chức, nền nếp lớp học.
- Các hoạt động của lớp của trường đều được các em tham gia đầy đủ và đạt
hiệu quả tốt.
- Phong trào tự quản của lớp đã đi vào nề nếp
- HS đã thực hiện tốt các mặt hoạt động
* Tồn tại:
- Thực hiện nề nếp và các quy định của nhà trường và của lớp:
+ Một số HS chưa mặc đồng phục vào các ngày trong tuần, chưa thực hiện đúng
nề nếp ra vào lớp
+ Vẫn còn hiện tượng HS đi học chưa đúng giờ
- Nề nếp tự học, tự quản:
+ Một số HS còn chưa tích cực trong hoạt động nhóm
+ Một số bạn còn quên sách vở và đồ dùng học tập làm ảnh hưởng tới việc tiếp
thu bài.
b. Phương hướ ng tuầ n 24:
- Tiếp tụ c ổ n định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tụ c thự c hiện tố t cá c nộ i quy củ a lớ p, nhà trườ ng đề ra.
- Tích cự c họ c tậ p để nâ ng cao chấ t lượ ng.
- Tiếp tụ c duy trì các hoạ t độ ng: cá c biện phá p phò ng chố ng Covid và ý thứ c
nó i lờ i hay, là m việc tố t ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- HS cùng nhau đọc lại bài thơ “Mẹ cáo dặn” để nhắc lại các “bí kíp” phòng
tránh bị lạc.
b. Hoạt động cặp đôi
GV hướng dẫn HS: Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc.
− GV lần lượt đưa ra các tình huống để HS sắm vai giải quyết:
+ Một bạn nhỏ đi chơi phố bị lạc mẹ. Một người lạ đến gần hứa sẽ giúp đỡ và rủ
đi cùng người ấy.
+ Một bạn nhỏ đi siêu thị, bị lạc. Một chú nhân viên đến gần hỏi thăm.
+ Một bạn nhỏ đi cùng bố mẹ trong công viên, mải ngắm đu quay, ngẩng lên
không thấy bố mẹ đâu, bạn chạy lung tung để tìm,…
− GV gợi ý câu hỏi thảo luận:
+ Hãy đoán xem nếu bố mẹ bị lạc mất con, khi ấy bố mẹ sẽ làm gì? Bố mẹ có lo
lắng, có đi tìm con không?
+ Bố mẹ đang đi tìm mình, mình có nên chạy lung tung để tìm bố mẹ hay đứng
yên tại chỗ để chờ đợi? Vì sao? Nếu chạy lung tung, ta có thể sẽ đi các con
đường khác, không gặp được nhau. Nếu mình đứng một chỗ, chắc chắn bố mẹ
sẽ quay trở lại tìm mình.
+ Em nên nhờ một người lạ hay một chú công an, chú bảo vệ đưa đi tìm mẹ. Vì
sao?
Kết luận: Hãy luôn tin rằng BỐ MẸ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON.
Hãy ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ và giữ BÌNH TĨNH (thẻ chữ), tìm kiếm sự trợ
giúp từ những người tin cậy như cô chú cảnh sát, công an, người bảo vệ,… nếu
em bị lạc.
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS vẽ bàn tay của mình lên tờ
bìa ấy để làm “Bàn tay thông tin”. Sau đó, với mỗi ngón tay sẽ ghi một thông
tin: Địa chỉ lớp và trường của em; Gần nhà em có gì?; Số điện thoại mẹ; Số điện
thoại bố; Địa chỉ nhà mình.

You might also like