You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA TIẾNG HÀN

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN GIỚI THIỆU VÀ TRẢI NGHIỆM
NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên : NGÔ PHƯƠNG ANH

Lớp : FKL45

Mã SV : 22013347

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
I. Giới thiệu chung:.......................................................................................................4
1. Giới thiệu sơ lược về bản thân:..........................................................................4
2. Tổng quan chung về học phần:..........................................................................4
II. Nội dung:................................................................................................................5
1. Nội dung, hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm:.................................5
2. Nội dung, hoạt động yêu thích nhất:.................................................................5
3. Định hướng nghề nghiệp cho bản thân:............................................................6
4. Đề xuất, kiến nghị cho nghề nghiệp tương lai của bản thân:...........................9
III. Kết luận:...............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................12

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế kỉ 21, với sự phát triển vượt bậc của nhân loại cùng sự toàn cầu hóa, tự do
thương mại đã và đang là xu thế chung của thế giới, ngoại ngữ có lẽ là thứ mà mỗi người
nên trang bị cho chính bản thân mình để có thể phát triển và hội nhập với quốc tế. Đồng
thời ngoại ngữ cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó góp phần
làm hình thành nên bản sắc văn hóa và tập quán sinh hoạt đa dạng trong đời sống con người,
đồng thời ghi nhận và lưu giữ chúng vào lịch sử. Tuy nhiên, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia lại có
một ngôn ngữ riêng. Điều này vô hình trung trở thành một bức tường ngăn cách giữa các dân
tộc, các quốc gia với nhau. Đã đến lúc những người sống trong thời kỳ toàn cầu hóa phải tìm
cách phá vỡ bức tường ấy bằng cách học ngôn ngữ của nhau. Hiện có khoảng từ 77 triệu đến
78,8 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng tiếng Hàn. Tiếng Hàn đứng ở khoảng vị trí từ
thứ 12 đến 20 trên thế giới về số lượng người sử dụng. Nó là ngôn ngữ chính thức tại Hàn
Quốc, Bắc Triều Tiên, đồng thời được bộ phận kiều bào của hai nước này sử dụng. Ngày
càng có nhiều người nước ngoài muốn được học và thông thạo tiếng Hàn như một ngoại ngữ
thứ hai. Bên cạnh ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới là tiếng Anh thì tiếng Hàn cũng là
một tấm vé thông hành, là cánh cửa tiếp nối với thế giới hiện đại, kết nối con người với nhau.
Với sự trang bị đầy đủ cả về kiến thức lẫn kĩ năng giao tiếp, những người giỏi tiếng Hàn có
thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường đa văn hóa, đảm nhiệm cho mình nhiều vị trí công
việc khác nhau, học được những điều mới mẻ mà ở đất nước, môi trường học tập, làm việc
hiện tại chưa thể đem lại cho bản thân. Chính vì ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ
trong thời đại hội nhập ngày nay, nhiều bạn sinh viên có năng khiếu, đam mê đã lựa chọn
chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc để có thể lĩnh hội thêm nhiều kiến thức và được tìm hiểu
rõ hơn về các nét văn hóa của đất nước Hàn Quốc và đặc biệt là có được khả năng giao tiếp
để làm việc trong môi trường quốc tế.

3
I. Giới thiệu chung:

1. Giới thiệu sơ lược về bản thân:

- Họ và tên: Ngô Phương Anh.

- Ngày sinh: 19/11/2004.

- Hiện đang là sinh viên năm 1 ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc – Trường Đại học
Phenikaa.

- Ưu điểm: năng động, hòa đồng, hoạt bát, thích giao lưu, ham học hỏi, nhiệt
tình trong mọi việc.

- Nhược điểm: cả thèm chóng chán, nổi hứng nhưng cũng dễ mất hứng nếu đấy
không phải việc bản thân thật sự yêu thích và đam mê.

- Sở thích: thích xem phim Hàn và nghe nhạc K-pop, đây cũng là lí do chính
khiến bản thân muốn tìm hiểu rõ hơn về xứ sở kim chi.

2. Tổng quan chung về học phần:

- Cung cấp kiến thức tổng quát về khoa và ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

- Nắm được và hiểu rõ về các môn học liên quan đến nội dung và chuẩn đầu ra
của chương trình.

- Hiểu, nắm bắt được những vấn đề chung và các kĩ năng cần thiết liên quan
đến các định hướng chuyên ngành Biên phiên dịch và tiếng Hàn thương mại.

- Nắm được các kĩ năng học tập cần thiết cho bốn năm học tập tại khoa.

4
II. Nội dung:

1. Nội dung, hoạt động đã được giới thiệu và trải nghiệm:

- Trải nghiệm và định hướng nghề nghiệp.

- Chương trình học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

- Buổi Talkshow online “Tài chính thông minh tuổi 20” với khách mời là diễn
giả Đào Anh Sơn – giám đốc điều hành trục sản phẩm bất động sản
VNDIRECT.

- Chuỗi sự kiện dành cho tân sinh viên:

+ Kỹ năng giao tiếp qua Email.

+ Bí kíp cân bằng giữa học tập và tham gia CLB sinh viên.

+ Bí kíp học tập và nghiên cứu khoa học dành cho tân sinh viên.

- Được phát sổ tay sinh viên 2022.

- Buổi trao đổi với chuyên gia Biên phiên dịch qua hình thức online + offline.

- Chương trình giao lưu văn hóa và âm nhạc – Phenikaa, Aloha!, giữa sinh
viên Phenikaa và tình nguyện viên quốc tế.

- Chuỗi sự kiện giao lưu văn hóa với Đoàn sinh viên Đại học Hoseo, Hàn
Quốc.

2. Nội dung, hoạt động yêu thích nhất:

- Chương trình “Phenikaa, Aloha!” và chuỗi sự kiện giao lưu văn hóa với Đoàn
sinh viên Đại học Hoseo, Hàn Quốc có lẽ là hoạt động để lại trong em ấn
tượng nhất. Bởi hoạt động diễn ra trong khuôn khổ tuần trao đổi sinh viên,
trường đã cho bọn em được trải nghiệm văn hóa thư pháp, trang phục truyền
thống Hàn Quốc. Bên cạnh đó sinh viên Phenikaa, các anh chị khóa trên còn
được trở thành những “hướng dẫn viên” giới thiệu những cảnh quan, địa

5
điểm, những nét văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tới sinh
viên Đại học Hoseo. 2 hoạt động này đã khiến sinh viên bọn em có thể mở
rộng kĩ năng giao tiếp của bản thân, tăng khả năng tự tin, giúp sinh viên học
thêm được nhiều kĩ năng mới từ bạn bè quốc tế.
3. Định hướng nghề nghiệp cho bản thân:

a) Xác định nghề nghiệp cho bản thân:

- Nghề nghiệp là một phần yếu tố quan trọng trong mỗi cuộc đời chúng ta, vì
vậy định hướng nghề nghiệp cho bản thân là điều mà ai cũng nên chuẩn bị.
Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển như hiện nay việc giao lưu
giữa các quốc gia ngày càng được quan tâm, vậy nên việc học ngoại ngữ là
một điều rất cần thiết và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc sau này. Khi học
phần “Giới thiệu và trải nghiệm nghề nghiệp” kết thúc, em cảm thấy môn học
đã truyền cảm hứng cho em, khiến em muốn theo đuổi ngành này đến cùng.
Sau thời gian 4 năm học tập tại khoa, em mong rằng mình có thể theo đuổi
ước mơ của mình đó chính là trở thành một phiên dịch viên.

- Phiên dịch chính là 1 công việc trong lĩnh vực biên – phiên dịch. Phiên dịch
là dịch các loại văn bản, thông tin từ ngôn ngữ A sang ngôn ngữ B và ngược
lại, trong quá trình chuyển đổi không được làm thay đổi ý nghĩa, nội dung
của văn bản hay thông tin đó. Phiên dịch viên là những người làm công việc
chuyển một văn bản viết hoặc nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, giúp
những người sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau có thể hiểu nhau. 
- Người làm phiên dịch viên cần thông thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, có kiến thức
nền tốt về các lĩnh vực cần phiên dịch, nắm và hiểu rõ nền văn hóa của một
số nước, thành thạo các kỹ năng phiên dịch, có trí nhớ tốt và phản ứng nhanh
nhạy, linh hoạt trong tiếp nhận và xử lý tình huống, luôn nêu cao đạo đức
nghề nghiệp.

- Với mức phát triển xã hội như hiện nay, nhu cầu thông thương, trao đổi hàng
hóa, kinh doanh quốc tế thì ngôn ngữ lại càng trở nên cần thiết hơn, điều này

6
tạo điều kiện cho cơ hội việc làm phiên dịch viên phát triển hơn. Bên cạnh
đó, phiên dịch được ví như nghề nghiệp “đáng mơ ước”, không chỉ có mức
lương cao mà còn được làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp
cùng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hấp dẫn.

b) Những cơ hội và thách thức của nghề phiên dịch viên:

- Những cơ hội:

+ Học được những điều mới: được làm việc cho nhiều công ty, dự án khác
nhau, được đi nhiều nơi trên thế giới, có cơ hội để phát triển bản thân, trau
dồi thêm kiến thức về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

+ Thu nhập cao và ổn định: mức thu nhập của ngành nghề này hiện nay được
xếp vào mức tương đối cao và ổn định so với mặt bằng chung hiện nay.
Nhưng bên cạnh mức thu nhập đó là một môi trường làm việc có tính cạnh
tranh và đào thải lớn. Điều đó sẽ thúc đẩy bản thân không ngừng trau dồi kỹ
năng và phát triển bản thân.

+ Phát triển bền vững, lâu dài: đến một độ tuổi nhất định, sức khỏe không
cho phép bản thân có thể tham gia các hoạt động nhiều và tham gia trực tiếp
ở các sự kiện lớn, khi đó bạn có thể chuyển sang các công việc như dịch sách
báo, tài liệu hay còn có thể dịch phim,... hoặc tham gia vào ngành giáo dục để
giảng dạy cho những thế hệ trẻ sau này.

- Những thách thức:

+ Phải liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức và am hiểu nhiều lĩnh vực: mỗi
ngành, mỗi chuyên môn đều có những thuật ngữ chuyên ngành khác nhau.
Trước mỗi buổi phiên dịch, phiên dịch viên cần chuẩn bị trước rất nhiều, tìm
hiểu trước chủ đề, thu thập thông tin, tìm hiểu nghĩa từ mới,...

+ Cần hiểu tâm lý người nói: khi dịch, bạn phải vừa dịch vừa quan sát thái
độ, cử chỉ của người nói để lựa chọn từ ngữ, lời nói thích hợp. Điều này vô

7
cùng quan trọng vì khi nắm rõ được tâm lý của người nói, thông tin của bạn
mới được truyền tải một cách tốt nhất.

+ Công việc nhiều áp lực: thường chịu sức ép từ nhiều phía, sức ép và căng
thẳng của việc dịch song song ( vừa nghe vừa dịch ), sức ép của dịch đuổi,
sức ép về kiến thức và thông tin mới,... áp lực nhất có lẽ là phải dịch thật
chuẩn xác ý của người nói và người viết thành một bản dịch hay, đúng ý, hấp
dẫn và dễ tiếp hiểu nhất.

c) Mục tiêu học tập của bản thân:

- Khi bước vào ngưỡng cửa đại học chúng ta phải tự lập cho cuộc sống của
mình và chủ động trong mọi sinh hoạt cũng như việc học của bản thân. Việc
xác lập mục tiêu và viết ra kế hoạch học tập cho bản thân khi mới bước chân
vào môi trường đại học là điều rất cần thiết.
- Năm thứ nhất, vì khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều nên:
+ Cố gắng học chăm chỉ các môn học đại cương đại loại khá trở lên.
+ Học thêm các kỹ năng mềm và ngoại ngữ.
+ Học cách tổ chức công việc.
+ Dành thời gian rảnh rỗi để mở rộng các mối quan hệ xã hội.
+ Tham gia các hoạt động, các câu lạc bộ để làm đẹp CV sau này.
- Năm thứ hai:
+ Ôn luyện và nâng cao khả năng, trình độ ngoại ngữ tiếng Hàn, tiếng Anh.
+ Bắt đầu tìm hiểu rõ hơn về văn hóa Hàn Quốc.
+ Tìm công việc làm thêm, tích lũy kinh nghiệm và gia tăng thu nhập cho bản
thân.
+ Lựa chọn tiếng Anh hoặc tiếng Trung là ngoại ngữ 2 để học thêm.
+ Trau dồi và cải thiện những kĩ năng khác như: thuyết trình, tin học, tư duy
phản biện, giải quyết tình huống,…
+ Nếu có cơ hội, nên tham gia vào các hoạt động xã hội, các buổi tọa đàm do
nhà trường tổ chức để có kinh nghiệm tích lũy cho công việc sau này.
8
- Năm thứ ba: thời điểm học chuyên sâu hơn:
+ Tập trung chính vào môn chuyên ngành để học tập thật tốt, để đạt được kết
quả tốt nhất.
+ Cố gắng cân bằng giữa môn chuyên ngành và ngoại ngữ 2.
+ Tiếp tục ôn luyện và thi các chứng chỉ tiếng Hàn, tiếng Anh.
+ Tìm được một công việc thực tập tốt để phát huy và củng cố thêm khả năng
ngoại ngữ.
+ Đăng kí các khóa học online miễn phí trên các nền tảng học online hoặc
đầu tư vào các khóa học trả phí của nước ngoài để khai thác, phát triển và
làm đẹp CV.
- Năm thứ tư: là năm quyết định nhất trong bốn năm đại học:
+ Chuẩn bị khóa luận tốt nghiệp và hoành thành CV.
+ Thi chứng chỉ tiếng Anh với bằng TOEIC 450-550.
+ Thi chứng chỉ tiếng Hàn với bằng TOPIK 5.
+ Chuẩn bị cho bản thân một trạng thái tốt nhất để đi phỏng vấn xin việc.
+ Tìm kiếm một công việc chính thức, ổn định.

4. Đề xuất, kiến nghị cho nghề nghiệp tương lai của bản thân:
a) Đối với nhà trường:
- Trường nên nghiên cứu việc dạy, bổ sung thêm các khóa ngoại ngữ và việc
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách chính xác để bọn
em biết bản thân đang yếu kém ở đâu để phấn đấu, cố gắng đạt kết quả tốt
hơn.
- Trường nên chú trọng thêm đến việc liên kết, liên hệ với các cơ quan, doanh
nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam, giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm,
có thêm nhiều kinh nghiệm khi được thực tập và làm việc tại doanh nghiệp.

9
- Nhà trường nên đẩy mạnh thêm các hoạt động đưa sinh viên đi tham quan,
tạo thêm nhiều trải nghiệm trong quá trình học tập tại trường.
- Có thể tạo thêm nhiều điều kiện cho sinh viên được cọ xát những kiến thức
đã học với thực tế.
- Tổ chức thêm các cuộc hội thảo, giao lưu giữa các sinh viên trong, ngoài
trường và với các bạn sinh viên quốc tế ( nếu điều kiện cho phép ).
- Tạo ra nhiều sân chơi, nhiều hoạt động, các câu lạc bộ để mọi người cùng
khoa trao đổi và học hỏi, nâng cao kĩ năng giao tiếp.
- Liên kết thêm với các khoa tiếng Hàn của những trường Đại học khác để sinh
viên 2 bên có thể giao lưu, học hỏi thêm.
b) Đối với khoa:
- Xây dựng chương trình học một cách hợp lý, khoa học và cho sinh viên thực
hành nhiều hơn.
- Khảo sát tâm lý của sinh viên trong quá trình theo học tại trường, về chương
trình học ( có khó không, có cảm thấy chương trình học nhanh không, có phù
hợp với bản thân không,...).
- Kịp thời tiếp nhận, bổ sung, điều chỉnh thêm nội dung bài giảng cho phù hợp
với sự thay đổi của môi trường, xã hội.
- Tổ chức thêm nhiều sự kiện, các buổi trao đổi, chia sẻ về các phương pháp
học tập, làm sao để học tốt tiếng Hàn hơn.
c) Đối với bản thân, gia đình:
- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động, sự kiện mà trường và khoa tổ
chức.
- Em mong rằng bản thân có thể kiên trì với lựa chọn mà bản thân mình đã
chọn, dù khó cũng sẽ không bỏ cuộc và luôn cố gắng, nỗ lực, phát triển
không ngừng để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
- Trong 4 năm học tập tại trường và khoa, em sẽ luôn mang cho mình một tâm
thế sẵn sàng học học, tiếp thu những kiến thức mới, tích lũy cho mình thêm
nhiều bài học có ích cho công việc tương lai sau này.

10
- Em mong rằng dù sau này em có lựa chọn con đường như nào thì gia đình
vẫn như bây giờ. Sẽ luôn tin tưởng, đồng hành, động viên, dõi theo và đi
cùng với em trên những cột mốc lớn trong cuộc đời.

III. Kết luận:

Trong quá trình học tập, tìm hiểu về học phần “Giới thiệu và trải nghiệm nghề
nghiệp” nhờ sự giảng dạy, dẫn dắt của cô Vũ Thanh Hải đầy nhiệt tình và tâm
huyết, em đã có cái nhìn rõ hơn về chuyên ngành mà mình đã lựa chọn học,
được định hướng rõ ràng ngay từ khi mới bắt đầu bước chân vào đại học. Với
tình hình xã hội việc nay, định hướng nghề nghiệp là một phần rất quan trọng
và cô Hải đã là người giúp em có những nền móng đầu tiên, những định hướng
đầu tiên về cơ hội việc làm, những công việc phù hợp mà sau này em có thể
hướng đến. Qua từng bài giảng trên lớp của cô, em đã hiểu rõ hơn về việc mình
đang thiếu xót ở đâu, cần cải thiện những gì, cùng với những kinh nghiệm cô
đã từng trải qua, những điều mà cô đúc kết được,... Tất cả những chia sẻ, kinh
nghiệm đó đối với em là điều rất bổ ích và quan trọng, những điều đó sẽ giúp
em có thể định hướng rõ hơn về nghề nghiệp cho tương lai sau này. Cuối cùng,
em mong rằng cô Hải cũng như tất cả những thầy, cô, giảng viên các bộ môn
khác sẽ luôn giữ sức khỏe, giữ lửa đam mê để tiếp tục sự nghiệp trồng người,
tiếp nối kinh nghiệm cho những thế hệ sau.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://world.kbs.co.kr/service/archive_view.htm?
lang=v&id=index&board_seq=142#:~:text=Hi%E1%BB%87n%20c
%C3%B3%20kho%E1%BA%A3ng%20t%E1%BB%AB%2077,hai%20n
%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C3%A0y%20s%E1%BB%AD%20d%E1%BB
%A5ng.

2. https://www.topcv.vn/phien-dich-vien-la-gi

3. https://horizonedu.vn/tin-tuc/nhung-loi-ich-va-thach-thuc-khi-lam-phien-dich-
vien/#:~:text=C%C3%B4ng%20vi%E1%BB%87c%20phi%C3%AAn%20d
%E1%BB%8Bch%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng,%C3%BD%20m%E1%BA
%ADp%20m%E1%BB%9D)%20th%C3%A0nh%20m%E1%BB%99t

12

You might also like