You are on page 1of 18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Chính sách về quản lý an toàn lao động:


1.1. Các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động:
a. Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động:
An toàn lao động, vệ sinh lao động là có liên quan trực tiếp đến đến sức khỏe,
tính mạng của người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Nhà nước quy định
nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức
thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương
trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành hệ
thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các đơn
vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị
minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra
lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được
xếp hàng đầu.
b. Thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Nguyên tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động
thể hiện trên các mặt sau :
 An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các
khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
 An toàn lao động và vệ sinh lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử
dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng
của bản thân và môi trường lao động…
 Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động… thì ở đó phải có an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
c. Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực
hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do
vậy chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng của bảo vệ quyền và lợi ích của
người lao động của tổ chức công đoàn.
Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham
gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh
lao động cũng như xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 1
tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động,
vệ sinh lao động. Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp
hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động…
1.2. Lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện:
  Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý đến các công nhân ở vị trí quan
trọng như công nhân điều khiển máy và công nhân lắp ráp các giàn giáo là những
người nếu để xảy ra sai sót sẽ đặc biệt gây nguy hiểm tới những người khác;
- Các phương pháp làm việc an toàn cho những loại công việc nguy hiểm: người
công nhân trước khi thực hiện những công việc nguy hiểm đó cần được chuẩn bị trước;
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của đốc công và công nhân ở vị trí then chốt;
- Phổ biến các thông tin về an toàn và vệ sinh lao động cho mọi người;
- Thành lập hội đồng bảo hộ lao động;
- Lựa chọn và kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có).
Việc tổ chức an toàn lao động trên công trường xây dựng được xác định bởi quy
mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức dự án. Các hồ sơ về
an toàn và sức khoẻ cần được lưu giữ thuận tiện cho việc xác định và xử lý các vấn đề
về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường.
Trong các dự án xây dựng có sử dụng các nhà thầu phụ cần chỉ định rõ nghĩa vụ,
trách nhiệm và các biện pháp về an toàn lao động cần thiết cho đội ngũ lao động của
nhà thầu phụ. Nó có thể bao gồm việc cung ứng và sử dụng các thiết bị an toàn,
phương án thực thi nhiệm vụ một cách an toàn, thanh tra và sử dụng các công cụ thích
hợp. Người chịu trách nhiệm tại công trường cần đảm bảo vật liệu, thiết bị và công cụ
mang vào công trường phải đạt những tiêu chuẩn an toàn tối thiểu.
Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đốc công đến công nhăn. Các
nhà thầu phụ và công nhân của họ cũng phải được huấn luyện chu đáo các thủ tục về an
toàn lao động vì có thể nhóm công nhân làm công việc này lại có thể gây ảnh hưởng
lớn đến sự an toàn của nhóm khác.
Cần có hệ thống thông tin nhanh cho người quản lý công tnròng về những việc
làm mất an toàn và những khiếm khuyết của máy móc, thiết bị.
Phân công đầy đủ nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động cho từng người cụ thể.
Một số ví dụ về nhiệm vụ cần tiến hành có thể liệt kê như sau:
- Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an toàn như đường vào, lối đi bộ,
rào chắn và phương tiện bảo vệ trên cao;
- Xây dựng và cài đặt hệ thống tín hiệu an toàn;
- Cung cấp các thiết bị an toàn đặc biệt cho mỗi loại hình công việc;
- Kiểm tra các thiết bị nâng như cần trục, thang máy và các chi tiết nãng như dây
cáp, xích tải;
Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
Page 2
- Kiểm tra và hiệu chỉnh các phương tiện lên xuống như thang, giàn giáo;
- Kiểm tra và làm vệ sinh các phương tiện chăm sóc sức khoẻ như nhà vệ sinh, lều
bạt và nơi phục vụ ăn uống (căng tin);
- Chuyển giao những phần có liên quan trong kế hoạch về an toàn lao động cho
từng nhóm công tác;
- Kế hoạch cấp cứu và sơ tán.
Những điểm cần nhớ
Không thể thực thi kế hoạch hay chính sách về an toàn lao động nào nếu không
giao nhiệm vụ cụ thể:
- Cho một người cụ thể;
- Thời điểm cụ thể để hoàn thành.
- Chính sách và kế hoạch về an toàn phải được giao tới tận công nhân, vì chính kế
hoạch đó là để đảm bảo an toàn cho họ.

2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các bên
có liên quan.
* Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng – Phó Giám đốc Công ty.
- Phó chủ tịch Hội đồng – Trưởng phòng kỹ thuật.
- Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng – Cán bộ phụ trách an toàn lao động
trên công trình.
* Trách nhiệm:
- Tổ chức huấn luyện, kèm kặp, hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc
mới chuyển đến làm việc tại công trường về ATVSLĐ khi giao việc cho họ.
- Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo, đã được huấn luyện và
đã qua sát hạch kiến thức ATVSLĐ đạt yêu cầu.
- Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các đội thi công và mọi người thực hiện tiêu
chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và các quyđịnh về BHLĐ.
- Tổ chức thực hiện đầy đủcác nội dung kế hoạch BHLĐ, xử lý kịp thời các thiếu
sótđược phát hiện qua kiểm tra, qua các kiến nghị của các đội thi công, các đoàn thanh
tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của công trường và báo cáo với cấp trên
những vấn đề ngoài khảnăng giải quyết của Ban chỉ huy công trường.
- Thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động xẩy ra trong công trường theo quy
địnhcủa nhà nước và phân cấp của doanh nghiệp.
- Phối hợp với chủ tịch công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức kiểm tra về BHLĐ ở
đơn vị,tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên của công trường hoạt động có
hiệu quả.

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 3
3. Quy định về tổ chức huấn luyện về an toàn lao động:
3.1. Bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người phụ trách công tác an
toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động; Kế hoạch
huấn luyện.

HL định kỳ Thực hiện việc HL


HL lần đầu
Đối tượng
(thời gian) Thời Thời
Tổ chức Cấp giấy
hạn gian
Nhóm 1

Người quản lý phụ


trách công tác
ATVSLĐ bao gồm:

- Người đứng đầu đơn


vị, cơ sở sản xuất,
kinh doanh và phòng, Tổ chức HL
ban, chi nhánh trực ≥ 16 giờ, bao 50% Tổ chức cấp giấy
thuộc; phụ trách bộ gồm cả thời 2 năm lần hạng A[1], chứng nhận
phận sản xuất, kinh gian kiểm tra. đầu B[2], C[3] HL, thời hạn
doanh, kỹ thuật; quản 02 năm
đốc phân xưởng hoặc
tương đương;

- Cấp phó của người


đứng đầu theo quy
định trên được giao
nhiệm vụ phụ trách
công tác ATVSĐ.

Nhóm 2 ≥ 48 giờ, bao 2 năm 50% Tổ Tổ chức HL


Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
Page 4
HL định kỳ Thực hiện việc HL
HL lần đầu
Đối tượng
(thời gian) Thời Thời
Tổ chức Cấp giấy
hạn gian

Người làm công tác


ATVSLĐ

- Chuyên trách, bán


chuyên trách về an
toàn, vệ sinh lao động
của cơ sở.

gồm cả thời cấp giấy


- Người trực tiếp giám gian HL lý lần chức hạng chứng nhận
sát về an toàn, vệ sinh thuyết, TH và đầu C HL, thời hạn
lao động tại nơi làm kiểm tra. 02 năm
việc.

- Người trực tiếp giám


sát về an toàn, vệ sinh
lao động tại nơi làm
việc.

Nhóm 3

≥  24 giờ, bao 50% Tổ NSDLĐ cấp


Người lao động làm
gồm cả thời 2 năm lần chức hạng Thẻ AT, thời
công việc có yêu cầu
gian kiểm tra. đầu B, C hạn 02 năm
nghiêm ngặt về
ATVSLĐ
Nhóm 4 ≥ 16 giờ, bao 50% Tổ NSDLĐ vào
1 năm
gồm cả thời lần chức hạng sổ theo dõi
Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
Page 5
HL định kỳ Thực hiện việc HL
HL lần đầu
Đối tượng
(thời gian) Thời Thời
Tổ chức Cấp giấy
hạn gian

Người lao động


không thuộc các
nhóm 1, 2, 3 và 5, bao
gồm cả người học
nghề, tập nghề và thử gian kiểm tra. đầu A, B, C công tác HL
việc để làm việc cho hoặc DN tự của DN
người sử dụng lao HL[4]
động

≥ 56 giờ, bao


gồm cả thời
gian kiểm tra.
Trong đó, thời Tổ chức HL
Tổ
gian HL cấp cấp giấy
chức hạng
Nhóm 5 Chứng chỉ Chứng chỉ
50% A, B, C  và
chứng nhận chứng nhận
2 năm lần cơ sở y
chuyên môn y chuyên môn
đầu tế[5]bảo
tế LĐ ít nhất là về y tế lao
đảm thêm
40 giờ, nội dung động có thời
điều kiện[6]
HL cấp giấy hạn 05  năm
chứng nhận
ATVSLĐ ít
nhất là 16 giờ

Người làm công tác y


tế.
Nhóm 6 ≥ 4 giờ ngoài 2 năm 50% Tổ Tổ chức HL
  nội dung đã lần chức hạng cấp giấy

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 6
HL định kỳ Thực hiện việc HL
HL lần đầu
Đối tượng
(thời gian) Thời Thời
Tổ chức Cấp giấy
hạn gian

AT, vệ sinh viên theo


quy định tại Điều 74
được HL đầu A, B, C chứng nhận
Luật ATVSLĐ
ATVSLĐ. HL, thời hạn
02 năm
4. Quy định về các chu trình làm việc đảm bảo an toàn lao động:
Chu trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đối với các công việc
có yêu cầu cụ thể.
- Hằng ngày: Cán bộ phụ trách an toàn lao động trên công trường kiểm tra, đôn đốc
nhân viên thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. Phát hiện các vấn đề không dảm bảo an
toàn lao động, vệ sinh lao động. Đình chỉ thi công khi phát hiện các vấn đề không đảm
bảo an toàn, vệ sinh lao động này.
- Hàng tuần: Họp Ban chỉ huy công trường, gửi Ban Giám đốc Công ty báo cáo
kèm hình ảnh về công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường.
- Hàng tháng: Ban chỉ huy công trường đưa ra các kế hoạch thực hiện an toàn lao
động, phối hợp TVGS và gửi báo cáo Chủ đầu tư.

5. Hướng dẫn kỹ thuật về an toàn lao động:


5.1 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã;
Biện pháp tổ chức
Yêu cầu đối với người làm việc trên cao
a) Tuổi và sức khỏe
- Tuổi từ 18 trở lên;
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe do cơ quan y tế cấp;
- Định kỳ hàng năm phải được kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần;
- Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, mạch, điếc hoặc mắt kém không được làm
việc trên cao;
b) Có giấy chứng nhận đã được huấn luyện về an toàn lao động do chủ nhiệm công
trình xác nhận
c) Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm
việc theo chế độ quy định

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 7
d) Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật và nội quy an toàn lao động khi làm việc
trên cao:
- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã quy định;
- Việc đi lại và di chuyển chỗ làm việc phải được thực hiện đúng nơi, đúng tuyến
quy định. Cấm leo trèo để lên xuống các tầng giáo hoặc tầng nhà. Cấm đi lại trên mặt
tường, mặt rầm, thanh giàn hoặc các kết cấu lắp ghép khác;
- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn;
- Không được đi dép không có quai hậu, guốc, giày cao gót khi  làm việc;
- Trước và trong quá trình làm việc không được uống rượu, bia hoặc hút thuốc;
- Công nhân phải có túi dụng cụ và đồ nghề cá nhân. Cấm vứt hoặc ném các loại
dụng cụ và đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống phía dưới;
- Khi trời tối, mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 6 trở  lên, không được
làm việc trên giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc rầm cầu, mái nhà hai
tầng trở lên;
- Cần bố trí công việc hợp lý, sao cho công nhân không phải đi lại hoặc di chuyển
vị trí công tác nhiều lần trong ca làm việc.
Thực hiện giám sát, kiểm tra an toàn khi làm việc trên cao
- Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo thi công, đội trưởng sản xuất và cán  bộ chuyên trách an
toàn lao động có trách nhiệm thường xuyên giám  sát  và kiểm tra tình hình an toàn lao
động đối với những công việc làm ở trên cao để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những
hiện tượng làm việc thiếu an toàn.
- Hàng ngày, trước khi làm việc, phải kiểm tra an toàn tại vị trí làm việc của công
nhân, bao gồm kiểm tra tình trạng giàn giáo, sàn thao tác, thang, lan can an toàn và các
phương tiện làm việc trên cao khác.
- Phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân.
- Kiểm tra thường xuyên việc sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân như
dây an toàn, mũ bảo hộ, giày và quần áo bảo hộ lao động.
- Khi kiểm tra hoặc trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy có tình trạng nguy
hiểm như sàn công tác yếu, giàn giáo bị quá tải,.... thì phải cho ngừng công việc và tiến
hành khắc phục, sửa chữa ngay. Sau khi thấy đã bảo đảm an toàn mới cho công nhân
tiếp tục làm việc.
- Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công nhân chấp hành đúng kỷ luật lao động và
nội quy an toàn lao động khi làm việc trên cao. Trường hợp đã nhắc nhở mà công nhân
vẫn tiếp tục vi phạm nội quy an toàn lao động thì phải cho học tập và sát hạch lại về an
toàn lao động, hoặc xử lý theo quy định.
Biện pháp kỹ thuật

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 8
Các biện pháp an toàn để phòng ngừa ngã cao phải được nghiên cứu, đề xuất và
lập cùng với việc thiết kế các biện pháp thi công. Để phòng ngừa tai nạn ngã cao, biện
pháp cơ bản nhất là phải trang bị lan can an toàn, các trang thiết bị bảo hộ cá nhân,
hoặc giàn giáo để tạo ra điều kiện làm việc an toàn.
Khi không sử dụng giàn giáo:
- Tại vị trí làm việc trên cao mà không có lan can an toàn thì công nhân phải được
trang bị dây an toàn, ví dụ khi làm việc trên mái nhà. Dây an toàn cũng như các đoạn
dây để nối dài thêm, trước khi sử dụng lần đầu phải được thử nghiệm độ bền với một
lực khoảng 300 KG trong thời gian 5 phút, nếu bảo đảm an toàn mới phát cho công
nhân. Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ sáu tháng một lần hoặc khi có nghi ngờ về chất
lượng dây (ải, mục hoặc bị sờn nhiều vì cọ sát,...).
- Hệ thống thang nối phải được giữ chân một cách chắc chắn xuống nền để không
cho thang lật đổ khi có tải trọng ngang bất ngờ xuất hiện (do gió lớn hoặc xe, máy va
chạm vào) và bánh xe ở chân thang phải có hệ thống phanh.
- Khi dựng thang tựa, góc nghiêng của thang so với phuơng  ngang khoảng 750,
hay tỉ lệ giữa chiều cao và bề rộng khi dựng thang là 4:1, là hợp lý nhất.
- Chân thang luôn được đặt trên nền cứng, ngang bằng và phải được cố định chắc
chắn. Không để dầu mỡ, đất, cát hay bùn bẩn ở vị trí đặt thang.
- Đầu thang cũng phải được cố định hoặc tì một cách chắc chắn  vào công trình.
- Lưu ý vị trí đặt thang không bị ảnh hưởng bởi xe hoặc máy di chuyển trên công
trường (như bị chạm phải); không bị đẩy bất ngờ tại vị trí cửa ra vào hoặc của sổ. Nếu
không khắc phục được thì phải có người cảnh giới phía dưới.
- Luôn xem xét và cân nhắc khả năng thang bị quá tải do người và dụng cụ làm
việc, như thang bị võng, bị nứt,...
- Khi làm việc, không nên đứng trên 3 bậc trên cùng của  thang.
- Không nên làm việc trong tư thế bị với. Luôn giữ cho người được thẳng theo vị
trí các bậc thang trong khi làm việc.
- Tuyệt đối tránh trường hợp đứng làm việc ở trên thang như trên hình 1.a) vì khi
đó, người làm việc có thể bị mất thăng bằng và ngã. Nên xoay lại thang hoặc dùng loại
thang khác phù hợp, sao cho toàn bộ phía trước của người làm việc hướng về phía công
việc, như trong hình 1.

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 9
Hình 1: Cách đứng làm việc trên thang

Khi sử dụng giàn giáo


- Đối với những công việc làm ở trên cao phải sử dụng các loại giàn giáo tùy theo
dạng công việc, vị trí, độ cao và kinh phí mà chọn loại giàn giáo sử dụng phù hợp như
giáo tre, thép ống hoặc giáo treo.
- Khi lắp dựng giàn giáo, mặt đất hay mặt nền phải bằng phẳng, ngang bằng, ổn
định và không lún sụt. Trong nhiều trường hợp phải san phẳng, đầm chặt và đặt các
tấm gỗ kê dưới các chân giáo. Yêu cầu của nền là phải chịu được ít nhất 4 lần tải trọng
tại một chân giáo.
- Dựng hoặc đặt các cột hoặc khung giàn giáo phải bảo đảm thẳng đứng và bố trí
đủ các giằng neo theo yêu cầu của thiết kế. Tuyệt đối không được neo vào các bộ phận
kết cấu kém ổn định như lan can, ban công, mái đua, hoặc ống thoát nước công trình.
- Giàn giáo bắt buộc phải có hệ thống giằng chéo để giữ ổn định cho cả hệ giàn
giáo.
- Phải có lưới hay ván gỗ để ngăn không cho vật liệu rơi xuống người làm việc ở
dưới.

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 10
- Hệ giàn giáo phải cách xa các đường dây điện ít nhất là 6m.
- Sàn thao tác có độ cao từ 1,5m trở lên so với nền phải có lan can an toàn, đặc
biệt là ở các tầng giáo. Lan can an toàn phải có chiều cao tối thiểu 1m so với mặt sàn
công tác và có ít nhất 2 thanh ngang để phòng ngừa người ngã cao.
- Sàn làm việc bằng gỗ thì phải dày ít nhất là 30mm, không mục, mọt hoặc nứt
gãy.
- Khe hở của các tấm ván sàn làm việc nếu lớn hơn 10mm thì phải có tấm đậy, tốt
nhất là không để chúng lớn hơn 10mm.
- Các lỗ trống trên sàn làm việc phải có lan can chắn xung quanh.
- Để đảm bảo an toàn cho công nhân đi lại, lên xuống giữa các tầng nhà, cũng
như lên xuống các tầng trên giàn giáo phải có cầu thang tạm. Trường hợp tốt nhất là thi
công tầng nào làm luôn cầu thang ở tầng đó để công nhân có lối lên, xuống các tầng,
hoặc phải bắc thang tạm vững chắc.
- Mặt sàn thao tác không được trơn trượt. Nếu sàn làm việc là kim loại thì phải sử
dụng loại có gân tạo nhám.
- Không được làm việc đồng thời trên hai tầng sàn giàn giáo theo cùng một
phương thẳng đứng mà không có biện pháp bảo đảm an toàn.
- Khi vận chuyển vật liệu lên giàn giáo bằng cần trục, không được để cho vật liệu
va chạm vào giàn giáo. Khi vật liệu còn cách mặt sàn thao tác khoảng 1m, phải hạ vật
từ từ và đặt nhẹ nhàng lên mặt sàn làm việc.
- Khi trời mưa to, giông bão hoặc gió mạnh cấp 6 trở lên, không được làm việc
trên giàn giáo.
- Lúc tối trời hoặc vào ban đêm, chỗ làm việc và lối đi lại phải bảo đảm được
chiếu sáng đầy đủ.
- Hệ giàn giáo cao làm bằng kim loại, nhất thiết phải có hệ thống chống sét được
tính toán bởi những người có chuyên môn.
- Đối với hệ giàn giáo treo và nôi treo, phải lắp đặt và cố định dây treo vào các bộ
phận kết cấu vững chắc của công trình. Hệ thống này phải được tính toán bởi kỹ sư
công trường hoặc tuân theo qui định của nhà sản xuất hệ giáo treo.

5.2 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật hay, vật rơi các biện pháp ngăn
ngừa tai nạn liên quan đến sập, đổ kết cấu;
- An toàn đề phòng tai nạn vật rơi, đổ trên công trường xây dựng Công trường
xây dựng phải có các phương án thi công, các biện pháp an toàn lao động đề phòng tai
nạn vật rơi đổ. Khi làm việc trên cao phải có túi đựng dụng cụ thi công, không được bỏ
trong túi quần áo. Sử dụng dụng cụ đồ nghề, máy móc thiết bị, phương tiện bảo vệ cá
nhân (như nón bảo hộ lao động),… đúng chủng loại có chất lượng tốt đảm bảo an toàn
Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
Page 11
phù hợp với công việc và điều kiện làm việc. Không đùa nghịch, tung ném dụng cụ, vật
liệu hay bất cứ vật gì trong khu vực thi công.
- Khi giàn dáo cao hơn 6m, phải có ít nhất hai tầng sàn. Sàn thao tác bên trên,
sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời làm việc trên hai sàn thì giữa hai sàn có
sàn hay lưới bảo vệ. Sàn công tác bên trong nhà để xây, thì bên ngoài nhà phải đặt rào
hoặc biển cấm, cách chân tường 1,5m nếu xây ở độ cao không hơn 7m hoặc cách chân
tường 2m nếu xây ở độ cao lớn hơn 7m. không được thi công cùng một lúc ở hai tầng
hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho
người làm việc ở dưới. 
- Khi tháo dỡ coffa phải tháo dỡ theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng
coffa rơi hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ, phải có rào chắn và biển báo các lỗ
hổng của công trình. Coffa sau khi tháo dỡ phải được nhổ đinh và xếp vào nơi qui định,
không để coffa lên sàn công tác, chiếu nghỉ của cầu thang, ban công, các mặt dốc, các
lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình hoặc ném coffa từ trên cao
xuống. 
- Các hố cầu thang, mép sàn tầng, lổ tường……phải có lan can, rào chắn, biển
báo, luới bảo vệ che đậy. Các lối đi qua lại phìa dưới giàn dáo và giá đỡ phải có che
chắn bảo vệ phía trên, Trong phạm vi có người thường làm việc gần các khối nhà cao
tầng phải có sàn, lưới bảo vệ bên trên để tránh vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi vào
người. 
- Khi chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao trên 3m xuống phải có máng
trượt hoặc các thiết bị nâng khác. Miệng dưới máng trượt đặt cách mặt đất không quá
1m. không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi bên dưới chưa có rào chắn,
chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới. Các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có
biện pháp chống lăn, trượt theo mái dốc, kể cả trường hợp do tác động của gió. Không
xếp tải lên giàn dáo, giá đỡ, thang, sàn công tác……không đúng nơi qui định. 
- Không đi vào vùng nguy hiểm, nơi đã ngăn rào, giăng dây hoặc biển báo……
trường hợp làm việc trong vùng nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp an toàn thích
ứng. Trong quá trình cẩu lắp, không được để người đứng, bám trên kết cấu, cấu kiện đi
qua phía trên đầu người. Sau khi buộc móc, phải nâng tải lên đến độ cao 20cm rồi dừng
lại kiểm tra mức độ cân bằng và ổn định của tải. 
5.3 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng
trong thi công xây dựng công trình:
Biện pháp về tổ chức
Tổ chức tốt việc quản lý máy
Thủ trưởng đơn vị sử dụng quyết định bằng văn bản cho đơn vị và cá nhân chịu
trách nhiệm quản lý và sử dụng máy, bao gồm: Quản lý hồ sơ, lý lịch, thuyết minh,
Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
Page 12
hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, bảo quản và sử dụng an toàn; thực hiện đăng kiểm với cơ
quan chức năng nhà nước những máy thuộc diện đăng kiểm; thực hiện bảo dưỡng và
sửa chữa định kỳ theo kế hoạch. Khi có sự cố hay hư hỏng máy, phải thực hiện sửa
chữa, đại tu, chạy thử và thử nghiệm theo quy chế của nhà sản xuất.
Tuyển chọn và sử dụng thợ vận hành
Người vận hành máy phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe do cơ quan y tế cấp.
- Có văn bằng, chứng chỉ về đào tạo chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Có thẻ hoặc giấy chứng nhận đã được huấn luyện về an toàn lao động.
- Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp  với công việc
thực hiện.
Bảo đảm chất lượng máy tốt, an toàn khi vận hành
Có đầy đủ các thiết bị an toàn phù hợp, hoạt động chính xác và bảo đảm độ tin
cậy
Theo chức năng và công dụng, các thiết bị an toàn được phân thành các nhóm
chủ yếu sau: thiết bị an toàn tự động, thiết bị phòng ngừa và thiết bị phát tín hiệu khi có
nguy hiểm.
- Thiết bị an toàn tự động có tác dụng làm ngừng hoạt động của một bộ phận nào
đó khi nó làm việc đến mức giới hạn cho phép (ví dụ:  thiết bị không chế quá tải ở cần
trục) hoặc làm giảm tác động của yếu tố nào đó đã vượt qua giới hạn cho phép (ví dụ:
van giảm áp của thiết bị chịu áp lực,….).
- Thiết bị phòng ngừa có tác dụng báo hiệu mức độ làm việc của máy (ví dụ: thiết
bị chỉ sức nâng của cần trục ở tầm với tương ứng hoặc áp kế ở thiết bị chịu áp lực,….).
- Thiết bị phát tín hiệu khi có nguy hiểm như ánh sáng, màu sắc hoặc âm thanh.
Kiểm tra, thử nghiệm độ bền và độ tin cậy của các bộ phận, cơ cấu chuyển động
và các chi tiết máy:
- Kiểm tra độ bền của dây cáp hoặc dây xích: Không để dây cáp hay dây xích bị
kéo căng quá lực căng cho phép.
- Trong quá trình sử dụng, dây cáp hoặc dây xích sẽ bị hư mòn, có thể bị đứt
trong quá trình làm việc và gây nguy hiểm, do đó phải tiến hành kiểm tra để loại bỏ khi
không còn bảo đảm tiêu chuẩn.
- Kiểm tra thử nghiệm các bộ phận kết cấu: Tất cả các máy móc thiết bị sau khi
lắp đặt, sửa chữa lớn hay sau một quá trình làm việc phải được kiểm tra thử nghiệm
theo quy định của nhà sản xuất. Một trong những phương pháp kiểm tra là thử quá tải.
Thử quá tải thường áp dụng với cần trục hoặc thiết bị chịu áp lực….
- Kiểm tra phanh: Phanh là một cơ cấu rất quan trọng để bảo đảm an toàn khi
vận hành máy, tác dụng của nó là dùng để giảm hoặc ngừng chuyển động của một bộ
Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
Page 13
phận nào đó. Luôn kiểm tra để đảm bảo mômen do phanh sinh ra thắng được mômen ở
trục quay của máy. Khi phanh không còn tác dụng thì phải loại bỏ ngay.
Bảo đảm sự ổn định của máy
Sự ổn định của bất kỳ loại máy xây dựng nào đều là điều kiện cần thiết để sử dụng máy
an toàn. Sự ổn định cần được bảo đảm đối với máy đặt cố định ở một chỗ, khi di
chuyển, trong lúc máy làm việc hoặc khi không làm việc.
Cần chú ý một số nguyên tắc chính như sau:
- Không cẩu quá tải làm tăng mômen lật.
- Không đặt cần trục lên nền hoặc đường ray có độ dốc lớn.
- Không phanh đột ngột khi hạ vật cẩu.
- Không quay cần trục hay tay cần nhanh.
- Không nâng hạ tay cần nhanh.
- Không làm việc khi có gió lớn (trên cấp 6).
Lắp đặt các thiết bị che chắn và rào ngăn vùng nguy hiểm của máy
Thiết bị che chắn và rào ngăn có tác dụng ngăn cách các bộ phận cơ thể của người làm
việc xâm phạm vùng nguy hiểm của máy để không xảy ra tai nạn lao động. Tất cả các
loại thiết bị che chắn và rào ngăn đều phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm lên người. Thiết bị
che chắn tay người làm việc chạm phải lưỡi cưa máy.
- Phải bền chắc dưới các tác động của cơ, nhiệt hoặc hoá năng vì các tác động
này có thể gây biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn máy.
- Không gây cản trở cho việc quan sát, xem xét, làm vệ sinh hoặc tra dầu mỡ các
bộ phận được che chắn.
- Luôn khóa máy (để ngắt nguồn năng lượng) khi dùng xong để tránh những
người không có trách nhiệm thao tác máy.
Thực hiện các biện pháp đề phòng sự cố tai nạn điện
Đề phòng bị điện giật khi chạm vào các phần mang điện
- Đảm bảo cách điện tốt cho các thiết bị và đường dây. Thường xuyên kiểm tra
chất cách điện (ít nhất một năm một lần). Nếu dòng điện dò vượt quá 10mA đối với
dòng điện xoay chiều và 50mA đối với dòng điện một chiều thì phải thay thế chất cách
điện.
- Bao che, ngăn cách các bộ phận mang điện.
- Nếu vỏ máy, dây điện bị vỡ, hở hoặc thủng thì phải thay ngay.
- Cầu dao, công tắc điện của máy phải để trong hộp kín có khóa ở những nơi
khô ráo và thuận tiện cho thao tác.
- Khi đang làm việc mà mất điện thì phải ngắt điện cho các máy khỏi lưới điện.

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 14
Đề phòng bị giật điện khi chạm vào vỏ máy bị chạm mát
Thực hiện nối đất từ vỏ máy. Điện trở nối đất là cọc sắt hoặc nhôm có điện trở
Rnđ nhỏ hơn 4 Ω. Trường hợp a) nối vỏ máy qua dây trung tính, áp dụng trong trường
hợp máy sử dụng nguồn điện có dây trung tính nối đất (thường là từ lưới điện quốc
gia); trường hợp b) nối vỏ máy trực tiếp xuống đất, áp dụng trong trường hợp máy sử
dụng nguồn điện mà không có dây trung tính (thường là từ máy phát điện chạy xăng
hoặc dầu).
5.4 Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn;
Người thợ hàn phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu quy định về hàn, như: Chứng
nhận nghề, sức khoẻ, huấn luyện, trang bị đầy đủ phương tiện an toàn…v..v..
- Máy hàn điện phải được nối đất hoặc nối không bảo vệ.
- Kiểm tra trước khi (làm việc) hàn:
Hệ thống điện phục vụ máy hàn điện đảm bảo an toàn;
Tình trạng đường ống dẫn khí, các chai chứa khí, cơ cấu an toàn, van điều áp, van dập
lửa tạt lại.
Độ kín của các mối liên kết ống, giữa ống với thiết bị.
Dọn sạch các chất dễ cháy xung quanh bán kính cách vị trí hàn là 5m;
- Khoảng cách giữa các chai khí với vị trí hàn là 10m.
- Không dùng cột sắt, bãi tiếp địa làm cực âm khi hàn;
- Khi hàn, cắt trong các khoang, thùng hoặc phòng kín phải đảm bảo tốc độ gió từ
0,3 – 1,5m/s.
- Để đảm bảo AT phải xúc, rửa hoặc có biện pháp làm sạch thiết bị, thùng, hầm…
có chứa các chất dễ cháy, nổ trước khi hàn. Cấm hàn, cắt các thiết bị đang chịu áp lực;
các thiết bị chứa chất cháy nổ.
- Khi hàn trong khu vực có nguy cơ điện giật cao, đèn chiếu sáng di động nên dùng
điện áp thấp 12V.
- Hàn hơi trong lúc di động, cấm quấn ống dẫn khí trên vai; không đóng, mở van
chai khí quá nhanh.
- Phải che, chắn bảo vệ AT cho những người xung quanh; có hệ thống khử hơi khí
độc hại cho những vị trí hàn cố định.
5.5. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới
mặt nước:
- Công trìnhthi công trên cạn nên không lập kế hoạch.
5.6. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm; các
biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ:
* Cần nắm được các thông tin sau:
- Đặc điểm của đất nền và những điều cần chú ý khi làm việc tại vị trí đó.
Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động
Page 15
- Thông tin nhân sự và máy móc được phép làm việc.
- Tại nơi đào đất có những công trình kết cấu ngầm nào cần né tránh.
- Phần đất được đào lên phải đổ cách miệng hố đào ít nhất là 0,5m. Đất đổ lên
miệng hố phải có độ dốc ít nhất là 450 theo mặt phẳng nằm ngang.
Phải làm mương rãnh thoát nước và có biện pháp chống xói lở về mùa mưa cho
khu vực đang đào đất. Trong khi đào phải chú ý quan sát tình trạng của đất để kịp thời
chủ động ngăn chặn hiện tượng lở đất.
- Khi hố đào đạt tới độ sâu 0,5m phải làm bậc hay dùng thang (có tay vịn) cho
công nhân lên xuống, bậc phải có kích thước tối thiểu là 0,75m theo chiều dài và 0,40m
theo chiều rộng. Cấm bám vào các thanh chống vách của hố đào để lên xuống.
- Cấm ngồi nghỉ ( nhất là tụ tập đông người ) tại cạnh hố đào hoặc thành đất đắp
đề phòng sụt lở đất.
- Khi hố đào đạt tới độ sâu 2,0m phải bố trí ít nhất 2 người cùng làm việc để có
thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ.
- Nghiêm cấm đào đất theo kiểu hàm ếch trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu phát
hiện có vật thể ngầm phải dừng thi công ngay và người lao động phải dời đến nơi an
toàn. Chỉ được thi công tiếp sau khi đã phá bỏ “hàm ếch” hoặc vật thể ngầm.
- Xung quanh khu vực đang đào đất phải đặt rào cản hay biển báo nguy hiểm.
- Kết thúc ca làm việc phải thu dọn và làm vệ sinh dụng cụ; làm vệ sinh cá nhân
trước khi ra về.
- Trong thời gian xe cuốc hoạt động mọi người không được đi lại trên mái dốc tự
nhiên cũng như trong phạm vi bán kính hoạt động của máy.
- Khi di chuyển xe cuốc trên đoạn đường có độ dốc lớn hơn 15 độ phải có sự hỗ
trợ của máy kéo hoặc tời. Khi di chuyển không được để gầu xúc mang tải; gầu phải đặt
dọc theo hướng di chuyển của máy, đồng thời hạ gàu cách mặt đất từ 0,5 m đến 0,9 m.
- Khi điều khiển gầu xúc để đổ đất vào thùng xe ôtô, phải quay gầu qua phía sau
thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất. Không
được điều khiển gầu xúc qua buồng lái. Lái xe không được ngồi trong buồng lái khi
máy xúc đang đổ đất vào thùng xe.
- Khi vận hành và di chuyển máy xúc, phải thực hiện đầy đủ các quy định chung
tại 2.6 (kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn, phanh hãm, tín hiệu, âm
thanh, cho máy chạy thử không tải, bàn giao tình trạng máy sau mỗi ca làm việc, di
chuyển máy dưới đường dây điện cao thế).
- Khi đào hố sâu hơn 2 m phải bố trí ít nhất là 2 NLĐ cùng làm việc, nhưng phải
đứng cách xa nhau để có thể cấp cứu kịp thời khi xảy ra tai nạn bất ngờ.

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 16
- Khi đang đào đất nếu thấy xuất hiện hơi, khí độc hại phải lập tức ngừng thi công
và người lao động phải rời khỏi khu vực nguy hiểm cho đến khi có các biện pháp khử
hết hơi khí độc hại.
- Chiều sâu bảo đảm sự ổn định của bờ hố đào.
5.7. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận:
Khi xây dựng công trình, Nhà thầu không được xâm phạm đến quyền, lợi ích
hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
Trường hợp cần phá dỡ công trình cũ, phương án phá dỡ phải được thông báo
cho các chủ hộ liền kề và các chủ công trình lân cận để có sự đồng thuận. Nếu các chủ
hộ liền kề hoặc chủ các công trình lân cận không có khả năng xem xét để thoả thuận
giải pháp phá dỡ, chủ đầu tư có thể mời các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để
giúp xem xét giải pháp phá dỡ này. 
Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ
rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép; không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi
trường khi vận chuyển vật liệu xây dựng; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải
khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định tại Điều
40 Luật Bảo vệ môi trường.
Nhà thầu thi công phải có biện pháp che chắn công trình, quản lý và kiểm soát
bụi, khí thải; hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ theo đúng quy định tại các
Điều 83, 85 Luật Bảo vệ Môi trường…
Khi thi công phải có biện pháp chống sạt lở đất, lún, nghiêng, nứt, chấn động
cho công trình liền kề; đặc biệt đối với công trình  có móng bè, móng sâu hoặc có tầng
hầm, cần kết hợp với đơn vị thiết kế lập bản vẽ thiết kế thi công và phương án thi công
đảm bảo hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến kết cấu của công trình kế cận. 
Nhà thầu phải che chắn toàn bộ chu vi công trình đang thi công, vật liệu che
chắn không được chắp vá và làm mất mỹ quan… và có biện pháp bảo đảm vệ sinh môi
trường trong quá trình thi công xây dựng, cũng như có biện pháp thu gom phế liệu xây
dựng (đất bùn, xà bần, rác xây dựng…), đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và đảm
bảo không ảnh hưởng tới giao thông khu vực. 
Nước thải từ hố móng hoặc nước thải của thiết bị thi công, nước rửa vật liệu xây
dựng không được thải vào cống thoát nước của TP nếu chưa được cơ quan quản lý
thoát nước đô thị kiểm tra và cho phép.

6. Tổ chức mặt bằng công trường:


6.1. Các yêu cầu chung; đường đi lại và vận chuyển;
6.2. Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt
bằng công trường khác có liên quan.
- Nguyên vật liệu được tập kết gọn gàng vào kho bãi, có người trông coi. Có biển tên
ghi loại vật liệu.

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 17
7. Quy định về quản lý an toàn lao động đối với dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá
nhân
7.1 Mũ bảo hộ;
7.2 Đai, áo an toàn;
7.3 Phương tiện bảo vệ cho mắt, tai, mặt, tay, chân; áo phao;
7.4 Mặt nạ thở, phòng độc;
7.5 Hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan.

8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động


Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động và
các hệ thống khác có liên quan đến quản lý sức khỏe và môi trường lao động

9. Ứng phó với tình huống khẩn cấp


Mạng lưới thông tin liên lạc, các quy trình ứng phó với tình huống khẩn cấp có
liên quan.

10. Hệ thống theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột
xuất:
10.1 Theo dõi và báo cáo việc thực hiện kế hoạch tổng thể về an toàn lao động;
10.2 Báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình;
10.3 Chia sẻ thông tin về tai nạn, sự cố để nâng cao nhận thức của người lao động

Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động


Page 18

You might also like