You are on page 1of 109

1.

GIỚI THIỆU CHUNG


- Công trình: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy kính năng lượng mặt trời Flat
Việt Nam
- Địa điểm: Lô CN4.2 khu công nghiệp Đình Vũ phường Đông Hải 2, Quận Hải
An, TP Hải Phòng

2. CĂN CỨ LẬP ĐỀ CƯƠNG


- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Hợp đồng thí nghiệm vật liệu giữa đơn vị thi công và đơn vị thí
nghiệm.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

3. TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG

STT Nội dung công việc Tiêu chuẩn áp dụng

  Kiểm tra cát  


1 Kiểm tra thành phần hạt TCVN 7572-2 : 2006
2 Thí nghiệm khối lượng riêng của cát TCVN 7572-4 : 2006
3 Xác định hàm lượng bụi bẩn sét TCVN 7572-8 : 2006
4 Tạp chất hữu cơ
Kiểm tra đá dăm
5 Thí nghiệm khối lượng riêng của đá dăm TCVN 7572-4,5 : 06
6 Kiểm tra thành phần hạt TCVN 7572-2 : 2006
7 Xác định độ mài mòn LA TCVN 7572-12 : 2006
8 Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt TCVN 7572-13 : 2006
9 Xác định hàm lượng chung bụi, bùn, sét TCVN 7572-8 : 2006
  Kiểm tra xi măng  
10 Thí nghiệm ổn định thể tích của Xi măng TCVN 6017 : 15

1
STT Nội dung công việc Tiêu chuẩn áp dụng

11 Thí nghiệm thời gian đông kết của Xi măng TCVN 6017 : 95
12 Thí nghiệm mác xi măng TCVN 6016 : 11
13 Thí nghiệm khối lượng riêng của Xi măng TCVN 4030 : 03
14 Độ mịn của xi măng TCVN 4030 : 03
Kiểm tra nước
15 Xác định hàm lượng cặn không tan TCVN 4560:88
16 Xác định hàm lượng muối hòa tan TCVN 4560:88
17 Xác định độ pH TCVN 6492:11
18 Xác định hàm lượng ion clorua (Cl-) TCVN 6194:96
19 Xác định hàm lượng ion Sunfat (SO4-) TCVN 6200:96
20 Xác định hàm lượng chất hữu cơ TCVN 4565:88
Kiểm tra cường độ Bê tông  
Lấy mẫu và Thí nghiệm cường độ chịu nén của mẫu
21 TCVN 3118:93
đúc ở 28 ngày tuổi
Kiểm tra cường độ vữa  
Lấy mẫu và Thí nghiệm cường độ chịu nén của mẫu
22 TCVN 3121-11:03
vữa ở 28 ngày tuổi
Kiểm tra thép  
23 Gia công, xác định cường độ chịu kéo TCVN 197:2014
24 Gia công, xác định cường độ chịu uốn TCVN 198:2008
Đá granit lát hè TCVN 6074:1995
25 Xác định độ mài mòn lớp mặt TCVN 6065 : 1995
26 Xác định độ chịu lực xung kích TCVN 6065 : 1995
27 Xác định độ cứng lớp mặt TCVN 6074:1995
Gạch Tezzarro TCVN 7744:2007
28 Xác định độ hút nước TCVN 6355-3:1998
29 Xác định độ bền uốn TCVN 6355-2:1998
30 Xác định độ mài mòn lớp mặt TCVN 6065 : 1995
31 Xác định độ mài mòn sâu TCVN 6415-6:2005
Thí nghiệm mẫu đất và cọc xi măng đất
32 Khoan lấy mẫu TCVN 9437:2012
33 Xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng TCVN 4199:12

2
STT Nội dung công việc Tiêu chuẩn áp dụng

Xác định tính nén lún trong điều kiện không nở


34
hông TCVN 4200:12
35 Thí nghiệm nén 1 trục có nở hông ASTM D2166
Thí nghiệm Bentonite
36 Xác định khối lượng riêng TCVN 11893:2017
37 Xác định độ ổn định TCVN 11893:2017
38 Xác định độ nhớt TCVN 11893:2017
39 Xác định độ PH TCVN 11893:2017
40 Xác định lực cắt tĩnh TCVN 11893:2017
41 Xác định hàm lượng cát TCVN 11893:2017
42 Xác định độ dày áo sét TCVN 11893:2017
43 Xác định lượng tách nước TCVN 11893:2017
44 Xác định tỉ lệ keo TCVN 11893:2017
Thí nghiệm cọc khoan nhồi bê tông cốt thép
Xác định tính đồng nhất của bê tông cọc bằng
45 TCVN 9396:2012
phương pháp xung siêu âm
Thí nghiệm sức chịu tải của cọc bằng tải trọng tĩnh
46 TCVN 9393:2012
ép dọc trục
  Vải địa kỹ thuật  
47 Cường độ kéo ASTM D4595
48 Kích thước lỗ biểu kiến TCVN 8871-6:10
49 Độ thấm đơn vị ASTM D4491

Kiểm tra vật liệu các lớp nền, áo đường  

50 Kiểm tra thành phần hạt TCVN 7572-2-2006


51 Xác định chỉ tiêu giới hạn chảy, chỉ số dẻo TCVN 4197-2012
52 Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt TCVN 7572-13 : 06
53 Xác định chỉ tiêu độ mài mòn LA TCVN 7572-12 : 06
54 Xác định chỉ tiêu đầm nén tiêu chuẩn 22 TCN 333-06
55 Xác định chỉ tiêu CBR 22TCN 332-06
Đo độ chặt lu lèn tại hiện trường bằng phương pháp
56 22TCN 02-71
dao vòng
57 Độ chặt lu lèn tại hiện trường bằng pp rót cát 22 TCN 346-2006

3
STT Nội dung công việc Tiêu chuẩn áp dụng

Kiểm tra nhựa đường  


58 Độ kim lún TCVN 7495:2005
59 Độ kéo dài TCVN 7496:2005
60 Điểm hóa mềm TCVN 7497: 2005
61 Điểm chớp cháy TCVN 7498:2005
62 Tổn thất khối lượng sau gia nhiệt 5 giờ ở 163°C TCVN 7499:2005
63 Khối lượng riêng TCVN 7501:2005
64 Độ dính bám với đá TCVN 7504:2005

Kiểm tra chất bê tông nhựa sau khi thi công  

65 Khối lượng riêng của bê tông nhựa TCVN 8860-4:11


66 Khối lượng thể tích, độ chặt đầm nén TCVN 8860-5:11
67 Độ rỗng dư TCVN 8860-9:11
68 Độ ổn định, độ dẻo Marshall TCVN 8860-1:11
Kiểm tra chất lượng ống cống BTCT
Kiểm tra khả năng chịu tải theo phương pháp ép 3
69 TCVN 9113:2012
cạnh
70 Kiểm tra độ thấm nước TCVN 9113:2012
Kiểm tra chất lượng nắp ga gang
71 Kiểm tra sức chịu tải của nắp ga BS EN 124:94

4
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM CÁT XÂY DỰNG
1. Xác định thành phần hạt (TCVN 7572-2:06)
a) Thiết bị thử.
- Cân kỹ thuật, Bộ sàng có kích thước mắt sàng 10 ; 5 ; 2.5 ; 1.25 ; 0.63 ; 0.315 ; 0.14
b) Tiến hành thử
- Lấy 2.0 (Kg) mẫu sàng qua sàng 5mm sau đó sấy ở nhiệt độ 105  110 oC đến khối
lượng không đổi, để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Cân khối lượng còn lại
trên sàng 5mm.
Tính lượng còn lại trên sàng 5mm
M5
S5 
M
- Cân 1000(g) dưới sàng 5mm sàng qua bộ sàng có kích thước mắt sàng 2.5 ; 1.25 ; 0.63 ;
0.315 ; 0.14 mm thời gian kéo dài khi lượng cát lọt qua sàng không lớn hơn 0.1% khối
lượng mẫu thử trong 1 phút, cân lượng cát trên mỗi sàng
mi
- Lượng sót riêng biệt ai = x100
m
Trong đó : m khối lượng toàn bộ
mi khối lượng trên sàng thứ i
- Lượng sót tích luỹ Ai = a2.5 + a1.25 +a0.63 + .. ai
Môduyn độ lớn của cát
A 2.5  A 1.25  A 0.63  .. A 0.14
M= 100
2. Xác định khối lượng riêng; khối lượng thể tích và độ hút nước (TCVN7572-4:06)
2.1. Xác định khối lượng riêng
a) Thiết bị thử.
- Bình tỉ trọng.
- Bình hút ẩm.
- Bếp ga, tủ sấy, cân kỹ thuật chính xác 0,01 gam
b) Tiến hành thử
- Lấy 30 (g) mẫu sàng qua sàng 5mm sau đó sấy ở nhiệt độ 105  110oC đến khối lượng
không đổi, để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, trộn đều chia đôi và thử 2 lần
song song.

5
- Cân trọng lượng bình m1, đổ cát vào bình và cân được m2, đổ nước cất có nhiệt độ phòng
vào 2/3 bình rồi lắc đều, đun ở bếp cách cát đến sôi để khoảng 15  20 phút đến hết bọt
khí ra lau sạch bề mặt để nguội, đổ tiếp nước vào đến đầy bình đem cân được m 3, đổ sạch
cát và nước trong bình rửa sạch, đổ ngập nước cất vào bình và lau sạch đem cân được m 4
(m2  m1 ). n
C = (m4  m1 )  (m3  m2 )

Khối lượng riêng của cát là trung bình cộng của 2 lần thử
2.2. Xác định khối lượng thể tích
a) Thiết bị thử
- Dao gạt, ống đong thể tích, tủ sấy, cân kỹ thuật chính xác 0,01 gam.
b) Tiến hành thử
- Lấy 5,0 kg cát sấy đến khối lượng không đổi, để nguội đến nhiệt độ phòng, sàng qua
sàng 5mm
- Cân khối lượng của ống đong được m1, lấy cát đã chuẩn bị ở trên, đổ từ độ cao 10cm vào
ống đong cho đến khi đầy tạo thành hình chóp trên miệng ống, dùng dao gạt ngang miệng,
đem cân được m2
m2  m1
 
V
Trong đó : V thể tích ống đong (cm)
- Tính độ xốp của cát
 v .100
X0 = 1-
 .1000

Trong đó : v : Khối lượng thể tích xốp


 : Khối lượng riêng
2.3. Xác định độ hút nước
a) Thiết bị thử.
- Côn thử độ sụt, khay chứa, que chọc, thùng ngâm, phễu rót, khăn thấm nước
- Bình hút ẩm; sàng 5 mm, 140 m.
- Bếp ga, tủ sấy, cân kỹ thuật chính xác 0,01 gam
b) Tiến hành thử

6
- Lấy khoảng 0,5 kg cốt liệu nhỏ đã sàng bỏ loại cỡ hạt lớn hơn 5 mm và gạn rửa loại bỏ
cỡ hạt nhỏ hơn 140 m.
- Ngâm mẫu
- Làm khô bề mặt mẫu (đưa cốt liệu về trạng thái bão hoà nước, khô bề mặt).
- Cân mẫu (m1)
- Sấy khô mẫu hoàn toàn, cân mẫu (m4)
- Độ hút nước của cốt liệu (W), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến 0,1 %, xác
định theo công thức:
(m – m )
1 4
W= _______________  100 … (4)
m4
trong đó:
m1 là khối lượng mẫu ướt, tính bằng gam (g);
m4 là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g);

Kết quả thử độ hút nước của cốt liệu là giá trị trung bình cộng của hai kết quả thử song song.
Nếu chênh lệch giữa hai lần thử lớn hơn 0,2 %, tiến hành thử lần thứ ba và khi đó kết quả
thử là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất.
3. Xác định hàm lượng bùn, bụi sét (TCVN7572-8:06)
a) Thiết bị thử.
- Cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,1 % và cân kỹ thuật có độ chính xác 1 %;
- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 105 oC đến 110 oC;
- Thùng rửa cốt liệu
- Đồng hồ bấm giây;
- Tấm kính
- Que sắt nhỏ.
b) Tiến hành thử
- Cân 1000 g mẫu (m) sau khi đã được sấy khô, cho vào thùng rồi đổ nước sạch vào cho
tới khi chiều cao lớp nước nằm trên mẫu khoảng 200 mm, ngâm trong 2 giờ, thỉnh thoảng
lại khuấy đều một lần. Cuối cùng khuấy mạnh một lần nữa rồi để yên trong 2 phút, sau đó
gạn nước đục ra và chỉ để lại trên mẫu một lớp nước khoảng 30 mm.
- Tiếp tục đổ nước sạch vào và rửa mẫu theo qui trình trên cho đến khi nước gạn ra không
còn vẩn đục nữa.
- Sau khi rửa xong, mẫu được sấy đến khối lượng không đổi (m1)
m  m1
Sc = x100
m
Trong đó : m : khối lượng cát chưa rửa

7
mi : khối lượng cát sau khi rửa

4. Xác định hàm lượng sét cục (TCVN7572-8:06)


a) Thiết bị thử
- Bộ sàng, tủ sấy
- Tấm kính, que kim loại
- Cân chính xác 0,1g
b) Tiến hành thử.
- Rải các hạt cốt liệu có cỡ hạt từ 2,5 mm đến 5 mm và từ 1,25 mm đến 2,5 mm lên tấm
kính (hoặc tấm kim loại phẳng) thành một lớp mỏng và làm ẩm toàn bộ cốt liệu.
- Dùng kim sắt tách các hạt sét ra khỏi các hạt cốt liệu nhỏ (thông qua tính dẻo của sét).
Phần sét cục và các hạt cốt liệu nhỏ sau khi tách riêng được sấy khô đến khối lượng không
đổi và cân chính xác đến 0,1 g.
- Hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ (Sc), tính bằng phần trăm theo khối lượng, theo
công thức:
( S 2 ,5  a 2 ,5  S 1 ,25  a1 ,25 )
Sc 
100 (2)
trong đó:

a2,5 và a1,25 là lượng sót trên sàng tương ứng 2,5 mm và 1,25 mm, tính bằng phần trăm,
xác định được khi thí nghiệm thành phần hạt của cốt liệu theo tiêu chuẩn
TCVN 7572-2:2006;

S2,5 và S1,25 là hàm lượng sét cục của cỡ hạt từ 2,5 mm đến 5 mm và từ 1,25 mm đến 2,5
mm, tính bằng phần trăm theo khối lượng, xác định theo công thức:
m1
S 2 ,5   100
m 2  m1 (3)
m3
S 1 ,25   100
m4  m3 (4)
trong đó:
m1 và m3 : là khối lượng sét cục trong các cỡ hạt từ 2,5 mm đến 5 mm và từ 1,25mm 
2,5 mm, tính bằng gam (g);
m2 và m4 : là khối lượng cốt liệu nhỏ trong các cỡ hạt từ 2,5 mm đến 5 mm và từ 1,25
mm  2,5 mm, tính bằng gam (g).

8
5. Xác định tạp chất hữu cơ (TCVN 7572-9:06)
a) Thiết bị thử và thuốc thử.
- Bếp cách thuỷ, ống nghiệm 2 cái, dung dịch NaOH 0.3%, thang màu để so sánh
b) Tiến hành thử.
- Cân 250(g) cát đổ vào ống nghiệm đến mức 130 ml, đổ dung dịch NaOH 0.3% vào nước
200ml khuấy mạnh hỗn hợp và để yên trong 24 giờ, cứ 4 giờ khuấy 1 lần, sau đó đem so
với mầu thang chuẩn
c) Đánh giá kết quả.
- Sáng hơn mầu chuẩn
- Ngang mầu chuẩn 1
- Ngang mầu chuẩn
- Ngang mầu chuẩn 2
- Sẫm hơn mầu số 2
6. Xác định độ ẩm (TCVN 7572-7:06)
a) Thiết bị thử
- Cân kỹ thuật chính xác 0,1g
- Tủ sấy, thìa đảo mẫu

b) Tiến hành thử

- Cân 500g mẫu thử


- Đổ ngay vào khay và sấy đến khối lượng không đổi.
- Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân.
Độ ẩm (W) của cốt liệu, tính bằng phần trăm khối lượng chính xác tới 0,1 %, theo công
thức:
m1  m 2
W   100
m2
Trong đó:
m1 là khối lượng mẫu thử trước khi sấy khô, tính bằng gam (g);

m2 là khối lượng mẫu thử sau khi sấy khô, tính bằng gam (g).

Kết quả là giá trị trung bình cộng của kết quả hai lần thử.

7. Xác định khối lượng thể tích xốp

9
a)Thiết bị thử
- thùng đong bằng kim loại, hình trụ, dung tích 1 l; 2 l; 5 l; 10 l và 20 l, kích thước
quy định trong Bảng 1;
Bảng 1 - Kích thước thùng đong thí nghiệm

Thể tích thực của Kích thước bên trong thùng đong
thùng đong mm
l Đường kính Chiều cao

1 108 108

2 137 136

5 185 186

10 234 233

20 294 294
- cân kỹ thuật độ chính xác 1 %;
- phễu chứa vật liệu (xem Hình 1);
- bộ sàng tiêu chuẩn, theo TCVN 7572-2 : 2006;
- tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ đạt nhiệt độ sấy ổn định từ 105 oC đến 110 oC;
- thước lá kim loại;
- thanh gỗ thẳng, nhẵn, đủ cứng để gạt cốt liệu lớn.
Kích thước tính bằng miliimét
 
 
 
 
 
 
 
 
 

10
Chú dẫn:
1. Phễu chứa vật liệu hình tròn;
2. Cửa quay;
3. Giá đỡ 3 chân bằng sắt 10;
4. Thùng đong;
5. Vật kê.
Hình 1 – Mô tả dụng cụ xác định thể tích cốt liệu
b)Tiến hành thử
b.1 Mẫu thử được lấy theo TCVN 7572-1 : 2006. Trước khi tiến hành thử, mẫu được
sấy đến khối lượng không đổi, sau đó để nguội đến nhiệt độ phòng.
b.2 Đối với cốt liệu nhỏ: Cân từ 5 kg đến 10 kg mẫu (4.1) (tùy theo lượng sỏi chứa
trong mẫu) và để nguội đến nhiệt độ phòng rồi sàng qua sàng có kích thước mắt sàng 5
mm. Lượng cát lọt qua sàng 5 mm được đổ từ độ cao cách miệng thùng 100 mm vào
thùng đong 1 lít khô, sạch và đã cân sẵn cho đến khi tạo thành hình chóp trên miệng
thùng đong. Dùng thước lá kim loại gạt ngang miệng ống rồi đem cân.
b.3 Đối với cốt liệu lớn: Chọn loại thùng đong thí nghiệm tuỳ thuộc vào cỡ hạt lớn
nhất của cốt liệu theo quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 – Kích thước của thùng đong phụ thuộc vào kích thước hạt lớn nhất của
cốt liệu
Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu Thể tích thùng đong
mm l
Không lớn hơn 10 2
Không lớn hơn 20 5
Không lớn hơn 40 10
Lớn hơn 40 20
Mẫu thử được đổ vào phễu chứa, đặt thùng đong dưới cửa quay, miệng thùng cách cửa
quay 100mm theo chiều cao. Xoay cửa quay cho vật liệu rơi tự do xuống thùng đong
cho tới khi thùng đong đầy có ngọn. Dùng thanh gỗ gạt bằng mặt thùng rồi đem cân.
c) Tính kết quả
c.1 Khối lượng thể tích xốp của cốt liệu (x) được tính bằng kilôgam trên mét khối,
chính xác tới 10 kg/m 3, theo công thức:

                                                            … (1)
trong đó:

11
m1 là khối lượng thùng đong, tính bằng kilôgam (kg);
m2 là khối lượng thùng đong có chứa cốt liệu, tính bằng kilôgam (kg);
V là thể tích thùng đong, tính bằng mét khối (m 3).
Khối lượng thể tích xốp được xác định hai lần. Cốt liệu đã thử lần trước không dùng
để làm lại lần sau. Kết quả là giá trị trung bình cộng của kết quả hai lần thử.
chú thích Tùy theo yêu cầu kiểm tra có thể xác định khối lượng thể tích xốp ở trạng
thái khô tự nhiên trong phòng.
c.2 Độ hổng giữa các hạt của cốt liệu (VW), tính bằng phần trăm thể tích chính xác tới
0,1 %, theo công thức:

                                      … (2)
trong đó:
x   là khối lượng thể tích xốp của cốt liệu, tính bằng kilôgam trên mét khối (kg/m 3),
xác định theo điều 5.1;
vk    là khối lượng thể tích của cốt liệu ở trạng thái khô, tính bằng gam trên centimét khối
(g/cm3), xác định theo TCVN 7572-4 : 2006.
chú thích Tùy theo yêu cầu kiểm tra có thể xác định độ hổng giữa các hạt cốt liệu ở
trạng thái lèn chặt.

12
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM SỎI VÀ ĐÁ DĂM

1. Xác định khối lượng riêng của đá (TCVN7572-5:06)


a) Thiết bị thử
- Bình tỉ trọng, bình hút ẩm, bếp ga, tủ sấy, cân kỹ thuật chính xác 0,01 gam, cối chày
đồng
b) Tiến hành thử.
- Cân 1000 (g) đá dăm, chải sạch, đập thành các hạt lọt qua sàng 5mm, rút gọn mẫu
150(g), nghiền lọt qua sàng 1.25mm, rút gọn mẫu 30(g) nghiền mát tay thì thôi, cho vào
cốc thuỷ tinh sấy khối lượng không đổi, nguội đến nhiệt độ phòng, cân mỗi bình 10 (g).
- Cho 10 (g) bột vào bình tỉ trọng đổ nước cất vào không vượt quá 1/2 thể tích bình, đun
sôi 10 đến 15 phút cho bọt khí thoát ra, để nguội đến nhiệt độ phòng, lại đổ nước cất cho
đầy bình rồi lau sạch, đen cân.
- Tính kết quả.
 n .m
Khối lượng riêng của đá 
m1  m2  m3

Trong đó : m khối lượng mẫu khô trong bình


m1 khối lượng bình chứa đầy nước
m2 khối lượng bình chứa mẫu và đầy nước cất
2. Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hút nước của đá
2.1. Xác định khối lượng thể tích xốp (TCVN7572-6:06)
a) Thiết bị thử
- Dao gạt, ống đong thể tích, tủ sấy, cân thương nghiệp loại 50 kg
b) Tiến hành thử.
- Tuỳ thuộc kích thước Max của hạt vật liệu mà chọn thể tích thùng đong
- Đá dăm sấy khô khối lượng không đổi, để nguội, đổ vào phễu chứa, xoay cửa cho vật
liệu rơi xuống đến khi đầy có ngọn, dùng thanh gạt gạt bằng, đem cân
- Tính kết quả
m2  m1
 vx 
V
Trong đó : V thể tích thùng đong
m1 khối lượng thùng đong
m2 khối lượng thùng đong + đá dăm
13
2.2. Xác định độ hút nước (TCVN7572-5:06)
a) Thiết bị thử
- Cân kỹ thuật độ chính xác 0,01g
- Tủ sấy
- Thùng ngâm mẫu
- Bàn chải sắt
b) Tiến hành thử
- Lấy 5 viên đá 40-70mm tẩy sạch bằng bàn chải sắt sau đó sấy khô đến nhiệt độ không
đổi. Cân mẫu
- Cho mẫu vào thùng ngâm liên tục 48h. Nước ngập mẫu 20mm.
- Vớt mẫu lau ráo bề mặt bằng khăn khô rồi cân ngay.
3. Xác định thành phần hạt của đá (TCVN7572-2:06)
a) Thiết bị thử
- Cân kỹ thuật, tủ sấy, bộ sàng
b) Tiến hành thử.
Đá dăm sấy khô khối lượng không đổi, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi lấy theo bảng sau.
Kích thước lớn nhất của hạt Khối lượng mẫu không nhỏ hơn (kg)
10 5
20 5
40 10
70 30
70 50
Sàng như sàng cát
- Tính kết quả
mi
Lượng sót trên sàng ai = x100
 m

Trong đó : m khối lượng toàn bộ


mi khối lượng trên sàng thứ i
- Khối lượng trên sàng m = m3 + m5 +m10 + .. m70

4. Xác định hàm lượng bụi, bùn của đá (TCVN7572-8:06)

14
a) Thiết bị thử
- Thùng rửa, tủ sấy, cân kỹ thuật chính xác 0,01 gam
b) Tiến hành thử.
- Đá dăm sấy khô khối lượng không đổi, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân theo bảng
sau.
Kích thước hạt khối lượng mẫu(kg)
40 5.0
40 10.0

- Đổ mẫu thử vào thùng rửa cho nước ngập trên mẫu thử để yên 10 đến 15 phút cho sau đó
đổ nước ngập trên mẫu 200mm, khuấy đều, để 2 phút, xả nước ra. Khi xả phải để lại trong
thùng ngập trên vật liệu ít nhất 30mm. Sau đó lại cho nước vào rửa lại. Đến khi nào rửa
thấy trong thì thôi. Đem sấy khô khối lượng không đổi, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi
cân.
- Tính kết quả.
m  m1
Hàm lượng bụi bùn sét tính bằng: B = .100
m
Trong đó : m khối lượng mẫu ban đầu
mi khối lượng mẫu sau khi rửa
5. Xác định hàm lượng thoi dẹt của đá (TCVN7572-13:06)
a) Thiết bị thử
- Thước kẹp, tủ sấy, cân kỹ thuật thương nghiệp ( loại 30 kg), bộ sàng tiêu chuẩn
b) Tiến hành thử.
- Đá dăm sấy khô khối lượng không đổi, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi sàng qua bộ sàng
tiêu chuẩn, sau đó cân theo bảng sau.
Cỡ hạt ( mm) Khối lượng mẫu không nhỏ hơn(kg)
5 ÷ 10 0.25
10 ÷ 20 1.0
20 ÷ 40 5.0
40 ÷ 70 15
70 35

15
- Đầu tiên nhìn mắt thường chọn hạt có chiều dầy hoặc chiều ngang  1/3 chiều dài, hạt
nào nghi ngờ dùng thước kẹp đo sau đó cân lượng hạt thoi dẹt đó, cân hạt còn lại
d. Tính kết quả.
m1
- Hàm lượng thoi dẹt tính chính xác 1% T= .100
m1  m2

- Trong đó : m1 khối lượng hạt dẹt


m2 khối lượng hạt không dẹt
6. Xác định hạt mềm yếu và phong hoá (TCVN7572-17:06)
a) Thiết bị thử
- Kim sắt, búa con, bộ sàng, tủ sấy, cân kỹ thuật chính xác 0,01 gam
b) Tiến hành thử.
- Đá dăm sấy khô khối lượng không đổi, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi sàng qua bộ sàng
tiêu chuẩn, lấy ra từng cỡ hạt riêng biệt và lấy theo bảng sau.

Cỡ hạt ( mm) Khối lượng mẫu (kg)


5 ÷ 10 0.25
10 ÷ 20 1.0
20 ÷ 40 5.0
40 ÷ 70 15
70 35

Các hạt mềm yếu, phong hoá thường dễ bóp nát bằng tay, dễ vỡ khi đập nhẹ bằng búa con,
khi dùng kim sắt cạo lên bề mặt các hạt có vết để lại. Các hạt đá dăm gốc trầm tích có hình
mòn nhẵn, không có góc cạch, chọn xong rồi cân.
- Tính kết quả.
m1
Hàm lượng hạt mềm yếu tính chính xác 0.01% Mg = .100
m
Trong đó : m1 khối lượng mềm yếu
m khối lượng mẫu khô
7. Xác định giới hạn bền nén của đá nguyên khai (TCVN7572-10:06)
a) Thiết bị thử
- Máy ép thuỷ lực, máy mài, thước kẹp, máy cưa đá, thùng ngâm mẫu

16
b) Tiến hành thử.
- Từ hòn đá gốc khoan cắt lấy 5 mẫu hình trụ có đường kính và chiều cao từ 40 đến 50
mm hoặc hình khối có cạnh từ 40 đến 50 mm, hai mặt mẫu được đặt lực phải mài bằng
máy mài và phải luôn luôn song song với nhau, nếu đá có nhiều lớp thì phải tạo mẫu sao
cho hướng đặt lực thẳng góc với thớ đá.
- Dùng thước kẹp đo chính xác kích thước mẫu, ngâm mẫu bão hoà (ngâm 48 giờ) ngâm
xong vớt ra lau ráo mặt ngoài rồi ép. Lực tăng dần tới tốc độ từ 3  5.105N/m2 trong 1 phút
cho tới khi mẫu bị phá hoại.
- Tính kết quả.
- Giới hạn bền nén N của đá nguyên khai tính bằng N/m2 chính xác tới 10N/m2
P
N =
F
Trong đó : P Tải trọng phá hoại ( N )
F Diện tích mặt ngang mẫu ( m2 )
Giới hạn bền nén của đá nguyên khai được tính giá trị trung bình của 5 mẫu thử.
8. Xác định độ nén dập đá (TCVN7572-11:06)
a) Thiết bị thử
- Máy ép thuỷ lực 50 tấn, xi lanh thép có đáy rời đường kính 75mm và 150 mm bộ sàng
tiêu chuẩn, tủ sấy, cân kỹ thuật chính xác 0,01 gam, thùng ngâm mẫu.
b) Tiến hành thử.
- Đá dăm 5-10, 10-20, 20-40, đem sàng ứng cỡ hạt lớn nhất và nhỏ nhất, lấy loại trên sàng
nhỏ, nếu dùng xi lanh 75 mm thì lấy mẫu không ít hơn 0,5 kg. Nếu dùng xi lanh 150 mm
thì lấy mẫu không ít hơn 4,0kg.
- Nén dập trong xi lanh được tiến hành cả trạng thái bão hoà nước và trang thái khô.
- Mẫu khô sấy khô khối lượng không đổi, nếu ở trạng thái bão hoà thì phải ngâm trong
nước 2.0 giờ rồi sau đó vớt ra lau khô mặt ngoài rồi thử ngay.
- Dùng xi lanh đường kính 75 mm thì cân 400 (g) mẫu đã chuẩn bị trên, nếu dùng loại
đường kính 150 mm thì cân 3.0kg. Mẫu đá dăm đổ vào xi lanh ở độ cao 50mm sau đó dàn
phẳng đặt pittông và đưa lên máy ép.
Máy ép thang lực với tốc độ 100 đến 200 N/giây nếu dùng xi lanh đường kính 75mm thì
dừng ở 5 tấn, nếu dùng xi lanh đường kính 150 mm thì dừng ở 20 tấn, mẫu ép xong sàng
bỏ các hạt qua sàng với cỡ như sau.

17
Cỡ hạt Kích thước sàng (mm)
5 ÷ 10 1.25
10 ÷ 20 2.5
20 ÷ 40 5.0
- Tính kết quả.
m1  m 2
Độ nén dập tính chính xác 1%: Nd =
m1

Trong đó : m1 khối lượng mẫu thử


m2 khối lượng còn lại trên sàng
9. Xác định độ mài mòn của cốt liệu thô bằng máy Losangeles (TCVN7572-12:06)
a) Thiết bị thử
Máy thí nghiệm Losangeles, bộ sàng, tủ sấy, bi thép
b) Tiến hành thử.
- Chuẩn bị bi và mẫu:
- Bi
Mức độ mài Số lượng viên bi Tổng khối lượng bi(gam)
A 12 5000  25
B 11 4584  25
C 8 3330  20
D 6 2500  15
E 12 5000  25
- Mẫu thử.
Dùng sàng tách riêng từng cỡ hạt sau đó chuẩn bị như sau.
Lọt qua Sót lại A B C D E
76.2 63.5 2500
63.5 50.8 2500
50.8 38.1 5000
38.1 25.4 1250
25.4 19.1 1250
19.1 12.7 1250 2500
12.7 9.52 1250 2500
9.52 6.35 2500
6.35 4.75 2500 5000
Tổng cộng 5000 5000 5000 5000 10000

18
Vật liệu được sàng, rửa, sấy khô khối lượng không đổi, cân theo khối lượng trên.
- Mẫu thử và bi đã được chuẩn bị như ở trên cho vào máy quay 500 vòng ( Cấp phối
A,B,C,D) quay 1000 vòng ( Cấp phối E ) lấy VL ra, sàng tách bằng sàng 1.7 mm, lượng
hạt trên sàng 1.7mm, rửa, sấy khô khối lượng không đổi, cân.
- Tính kết quả.
w  wf
Độ mài mòn %: %= .100
w
Trong đó : W khối lượng mẫu trước khi thí nghiệm
Wf khối lượng sau khi thí nghiệm

19
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM CƠ LÝ XI MĂNG

1. Phương pháp xác định độ mịn (TCVN 4030-03).


a. Thiết bị thử.
Sàng có kích thước lỗ 0.08 mm
Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.01 g
Tủ sấy
b. Tiến hành thử.
Cân 50 g XM sấy ở nhiệt độ 105 đến 110 oC trong 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm đến
nhiệt độ phòng, đổ XM vào sàng.
Quá trình được kết thúc nếu mỗi phút XM lọt qua sàng không lớn hơn 0.05 g sau đó đem
cân phần còn lại trên sàng. Độ mịn XM tính chính Xác tới 0.1%
Trường hợp sàng bằng tay thì mỗi phút sàng 25 cái, cứ 25 cái xoay sàng đi 1 góc 60 o thỉnh
thoảng dùng chổi quét mặt sàng.
2. Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn và thời gian đông kết và tính ổn định thể
tích (TCVN 6017 - 95).
2.1 Xác định độ dẻo tiêu chuẩn:
a. Thiết bị thử.
Sàng có kích thước lỗ 0.08 mm
Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.1 g
Tủ sấy
Dụng cụ ViCa, bay, dao thép không rỉ, Tấm kim loại có đường kính 802 mm, ống
nghiệm có vạch chia.
b. Tiến hành thử.
Trước khi thử phải kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.
Cân 500g XM đổ vào chảo (chảo được lau sạch bằng vải ẩm) dùng bay làm hộc ở
giữa, đổ nước vào (nước phải ước lượng để có độ dẻo tiêu chuẩn) chỉ đổ có 1 lần, dùng
bay vun XM vào, sau 30 giây cho nước thấm hết vào XM dùng bay trộn đều, sau sát mạnh
theo chiều chéo góc, thời gian trộn là 5 phút kể từ lúc đổ nước, trộn xong dùng bay xúc
vào dụng cụ vica sau đó đập nhẹ tấm kim loại xuống bàn từ 3 đến 6 nhát dùng dao gạt
bằng miệng khâu và đặt khâu vào dụng cụ Vica hạ kim vica xuống sát mặt hồ rồi vặn vít

20
lại, sau đó tháo vít ra cho kim rơi tự do. Sau 30 giây từ khi tháo vít tính độ chọc sâu của
kim to trong hồ XM.
Hồ XM đặt được độ dẻo tiêu chuẩn khi kim to của dụng cụ vica rơi xuống đến tấm
kim loại khoảng 5 đến 7 mm, nếu độ dẻo chưa đạt tiêu chuẩn phải làm lại mẫu khác với
lượng nước khác.
Lượng nước tiêu chuẩn để xác định độ dẻo tiêu chuẩn được tính bằng % so với khối
lượng XM có độ chính xác 0.5%.
2.2. Xác định Thời gian đông kết.
a. Thiết bị thử.
Sàng có kích thước lỗ 0.08 mm
Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.1 g
Tủ sấy, đồng hồ bấm giây
Dụng cụ ViCa, bay, dao thép không rỉ, tấm kim loại có đường kính 802 mm, ống nghiệm
có vạch chia.
b. Tiến hành thử.
Trước khi thử phải kiểm tra dụng cụ thí nghiệm.
Dùng lượng nước tiêu chuẩn để trộn hồ XM. Cân XM đổ vào chảo và đổ nước vào
trộn như phần trên, được hồ XM bay xúc cho vào khâu làm như trên, đặt khâu chứa mẫu
thử vào dụng cụ vica, hạ kim nhỏ xuống sát mặt hồ vặn chặt vít lại, sau đó tháo vít ra cho
kim rơi tự do xuống mặt hồ ( Lúc đầu khi hồ XM còn ở trạng thái dẻo thì cho phép đỡ nhẹ
thanh chạy để kim khỏi rơi mạnh xuống tấm kim loại đáy khâu). Trong thời gian thử phải
di chuyển vành khâu để kim rơi lần sau không trùng vào lần trước, sau mỗi lần rơi phải lau
sạch kim, khi thử phải đặt khâu ở nơi không có gió thổi mạnh và không bị va chạm.
Thời gian bắt đầu đông kết là thời gian tính từ lúc đổ nước đến lúc rơi kim xuống hồ
XM còn cách tấm đế đạt 4±1 mm
Lật úp khâu đã sử dụng ở trên lên tấm đế của nó sao cho việc thử kết thúc đông kết
được tiến hành ngay trên mặt của mẫu mà lúc đầu đã tiếp xúc tấm đế.
Lắp kim có gắn sẵn vòng nhỏ. Ghi lại thời gian đo. Thời gian kết thúc đông kết tính từ
lúc đổ nước đến lúc kim chỉ lún 0,5mm vào mẫu. Đó chính là thời gian mà vòng gắn trên
kim lần đầu tiên không còn ghi dấu trên mẫu.
2.3. Xác định tính ổn định thể tích.
a. Thiết bị thử.

21
- Dụng cụ Le Chatelier.
- Thùng nước có dụng cụ đun nóng.
- Bay, dao thép không rỉ.
b. Tiến hành thử.
Chế tạo hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn. Đặt 1 khuôn Le Chatelier đã bôi 1 lớp dầu
mỏng lên tấm đễ cũng đã được quét dầu và đổ đầy ngay mà không lắc hoặc rung, chỉ dùng
tay và 1 dụng cụ cạnh thẳng để gạt bằng mặt vữa (nếu cần). Đậy khuôn lại bằng 1 đĩa đã
quét dầu. Đặt toàn bộ dụng cụ vào buồng ẩm. Giữ trong 24±0.5 giờ. Cuối thời gian trên đo
khoảng cách A giữa các điểm chóp của càng khuôn, chính xác 0,5mm. Giữ khuôn trong
nước, đun nước dần đến sôi, suốt trong 30 ± 5 phút và duy trì bể nước ở nhiệt độ sôi trong
3 giờ ± 5 phút. Cuối thời điểm kết thúc việc đun sôi đo khoảng cách B giữa 2 điểm chóp
của càng khuôn, chính xác 0,5mm. Để nguội đến 27 oC±2. Đo khoảng cách C giữa 2 điểm
chóp của càng khuôn, chính xác đến 0,5mm. Độ ổn định thể tích của mẫu xi măng được
tính bằng hiệu trung bình C - A, chính xác 0,5mm.
3. Phương pháp xác định giới hạn bền nén và uốn (TCVN 6016 - 95 ).
a. Thiết bị thử.
Sàng có kích thước lỗ 0.08 mm
Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.1 g
Tủ sấy, bình lọc mẫu, chảo chòm cầu
Thiết bị xác định giới hạn bền uốn, máy nén, tấm ép, đồng hồ bấm giây, bàn dung tạo
mẫu, khuôn 40 x 40 x160mm.
b. Tiến hành thử.
Mỗi mẻ trộn cho 3 mẫu thử gồm: 450g±2g XM; 1350g±5g cát tiêu chuẩn và 225g±1g
nước. Tiến hành đúc mẫu ngay sau khi chuẩn bị xong vữa. Dùng một xẻng nhỏ xúc 1 hoặc
2 lần để rải lớp vữa đầu tiên cho ngăn khuôn sao cho mỗi ngăn trải thành 2 lớp thì đầy.
Lèn lớp vữa đầu bằng cách dằn 60 cái. Đổ thêm lớp vữa thứ 2, dùng bay dàn đều mặt vữa
rồi lèn lớp vữa này bằng cách dằn thêm 60 cái. Dùng dao gạt vữa thừa miết phẳng bề mặt
trên của mẫu và dán tem, đưa vào bể dưỡng hộ 24 giờ  2 giờ, tháo khuôn đưa mẫu vào bể
ngâm mực nước phải ngập mẫu không nhỏ hơn 5mm.
+ Xác định giới hạn bền uốn.
Sau khi đặt mẫu thử vào đúng vị trí, tăng tải trọng từ từ với tốc độ 50 N/s±10N/s cho tới
khi mẫu gãy. (cần giữ ẩm cho các nữa mẫu cho đến khi đem thử độ bền nén)

22
Giá trị bền uốn được tính bằng công thức sau:
1,5Fu .l
Ru =
b3
Trong đó: Fu là tải trọng bẻ gẫy mẫu ( N )
l khoảng cách giữa các gối tựa ( mm )
b cạnh của tiết diện vuông lăng trụ ( mm )
+ Xác định giới hạn bền nén.
Diện tích làm việc của tấm ép 1600 mm2
Đặt nửa mẫu thử vào giữa 2 tấm ép sao cho mặt bên mẫu tiếp xúc toàn bộ diện tích tấm ép
và giá mẫu chắn của tấm ép tì vào đầu nhẵn của mẫu.
Sau khi đặt mẫu thử vào đúng vị trí, tăng tải trọng từ từ với tốc độ 2400N/s±200N/s cho
tới khi đạt tới khi mẫu bị phá hoại.
Giá trị bền uốn được tính bằng công thức sau:
Fn
Rn 
A
Trong đó: Fn là tải trọng tối đa lúc mẫu bị phá hoại (N)
A diện tích tấm ép (1600mm2)
Tính tuổi của mẫu thử từ lúc bắt đầu trộn XM và nước khi thử độ bền theo yêu cầu ở các
tuổi khác nhau, cần đảm bảo giới hạn sau:24 giờ  15 phút; 48 giờ  30 phút; 72 giờ  45
phút; 7 ngày  2 giờ; Bằng và lớn hơn 28 ngày ± 8 giờ

4. Xác định hàm lượng SO3 bằng phương pháp khối lượng (TCVN 141-08).
a Nguyên tắc của phương pháp .
Kết tủa sunfat dưới dạng barisunfat. Từ lượng barisunfat thu được tính ra lượng
anhidricsunfuaric.
b. Hóa chất:
Bariclorua 10%: Hòa tan 100g BaCl2.2H2O trong 1000ml. Nước rửa:
axitclohidric 2%.
c. Tiến hành thử
Lấy dung dịch lọc ở mục (3.4.3) xác định hàm lượng cặn không tan. Đun sôi
dung dịch này đồng thời đun sôi dung dịch bariclorua cho từ từ 10ml dung dịch
bariclorua khuấy đều, tiếp tục đun nhẹ trong 5 phút. Để yên dung dịch trong 4

23
giờ để kết tủa lắng xuống.
Lọc qua giấy lọc không tro băng xanh. Rửa kết tủa và giấy lọc bằng nước rửa
axitclohidric 2% đã đun nóng 5 lần và tiếp tục rửa với nước cất đun sôi cho đến
hết ionclorua (thử bằng AgNO3 0,5%). Cho kết tủa và giấy lọc vào chén sứ đã
nung đến khối lượng không đổi. Sấy và đốt cháy giấy lọc, nung ở nhiệt độ 800 -
8500C trong khoảng 1 giờ.
Để nguội trong bình hút ẩm, cân, nung lại ở nhiệt độ trên 15 phút rồi cân đến
khối lượng không đổi.
d. Tính kết quả:
Hàm lượng anhidricsunfuric (SO3), tính bằng phần trăm theo công thức:
0,343.( g1  g 2 )
SO3 = x100
g

Trong đó:
g1: Khối lượng chén có kết tủa, tính bằng gam;
g2: Khối lượng chén không, tính bằng gam;
g: Khối lượng mẫu lấy để phân tích tính bằng gam;
0,343: Hệ số chuyển từ BaSO4 sang SO3
Chênh lệch giữa hai kết quả xác định song song không lớn hơn 0,10%

24
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM HỖN HỢP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG NẶNG

1. Phương pháp thử độ sụt của hỗn hợp bê tông (TCVN 3106:93)
a) Thiết bị thử
- Côn thử độ sụt có kích thước sau: (Đơn vị tính mm)
N1: d = 100  2 D = 200  2 h = 300  2
N2: d = 150  2 D = 300  2 h = 450  2
- Thanh đầm thép tròn trơn 16, L = 600mm hai đầu múp tròn
- Thước lá kim loại chính xác 0,5cm
- Phễu đổ hỗn hợp.
b) Tiến hành thử
Côn được tẩy sạch bê tông cũ, dùng giẻ ướt lau mặt trong của côn và các dụng cụ khác
trong quá trình thử tiếp xúc với bê tông.
Đặt côn lên nền ẩm, cứng, phẳng không thấm nước. Dùng chân giữ chặt côn cố định trong
cả quá trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong côn.
Đổ hỗn hợp bê tông qua phễu vào côn làm 3 lớp. Sau khi đổ từng lớp dùng thanh đầm thép
chọc đều trên toàn bộ hỗn hợp bê tông từ xung quanh vào giữa (khi dùng côn L1 đầm 25
cái, L2 đầm 25 cái ) lớp đầu chọc suốt chiều sâu, lớp sau đầm xuyên vào lớp trước 2-3cm.
Ở lớp thứ L3 đầm 25 cái vừa chọc vừa cho thêm hỗn hợp bê tông luôn đầy hơn miệng côn.
Chọc xong lớp thứ 3 nhấc phễu ra dùng bay gạt phẳng miệng côn và dọn sạch xung quanh
đáy côn. Từ từ nhấc côn thẳng đứng trong khoảng 5-10 giây đặt côn sang cạnh khối hỗn
hợp và đo chênh lệch chiều cao giữa miệng côn và điểm cao nhất của khối hỗn hợp, chính
xác tới 0,5cm. Thời gian thử tính từ lúc mới bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông vào côn cho tới
thời điểm nhấc côn ra khỏi hỗn hợp phải được tiến hành liên tục và khống chế không quá
150 giây. Nếu hỗn hợp sau khi nhấc côn ra bị đổ hoặc khó đo thì phải làm lại.
2. Xác định giới hạn bền khi nén (TCVN 3118:93)
a) Thiết bị thử
- Máy nén
- Thước lá kim loại
- Đệm truyền tải
b) Tiến hành thử
- Mỗi tổ mẫu 3 viên. Mẫu khoan từ kết cấu có thể lấy 2 viên.
- Kích thước mẫu chuẩn 150x150x150mm, các kích thước khác sau khi nén được tính quy
đổi về viên mẫu chuẩn.

25
- Trước khi thử phải kiểm tra hai mặt chịu nén: Khe hở lớn nhất giữa mẫu với thước thẳng
không quá 0,05mm trên 100mm tính từ điểm tỳ thước. Khe hở lớn nhất giữa chúng với
thành thước kẻ vuông góc khi đặt thành kia áp sát các mặt kề bên của mẫu lập phương
hoặc các đường sinh của mẫu trụ không vượt quá 1mm trên 100mm tính từ điểm tỳ thước
trên mặt kiểm tra.
- Không lấy mặt đáy và mặt trên làm mặt chịu nén.
- Xác định diện tích chịu lực của mẫu
- Xác định tải trọng phá hoại của mẫu : Chọn thang lực phù hợp nằm trong khoảng 20-
80% thang lực máy.
- Đặt mặt chịu nén của mẫu đúng tâm thớt dưới của máy, tăng tải liên tục với vận tốc 6
đến 4daN/cm2 trong thời gian 1s cho tới khi mẫu bị phá hoại. (Quy đổi với mẫu lập
phương 15x15x15cm: tốc độ 4,5KN/s  22,5 KN/s ).

26
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MẪU VỮA (TCVN 3121:2003)
1. Quy trình thí nghiệm xác định cường độ
a) Chuẩn bị mẫu thử
Lấy khoảng 2 lít mẫu thí nghiệm, trộn đều lại bằng tay từ 10 giây - 20 giây trước khi
thử.
Với vữa sử dụng nhiều hơn 50 % chất kết dính thủy lực trong tổng khối lượng chất
kết dính: đổ mẫu vào khuôn có đáy kim loại làm 2 lớp, dùng chày đầm mỗi lớp 25 cái đối
với khuôn hình lăng trụ và 20 cái đối với khuôn hình lập phương. Dùng dao gạt vữa cho
bằng miệng khuôn. Đậy kín khuôn bằng tấm kính và bảo dưỡng mẫu theo thời gian và chế
độ quy định ở Bảng 1.
Với vữa sử dụng không nhiều hơn 50% chất kết dính thủy lực trong tổng khối lượng
chất kết dính: đặt khuôn không đáy lên tấm vật liệu không hút nước, trên tấm đã được phủ
2 lớp vải cotton
Bảng 1 – Thời gian và chế độ bảo dưỡng mẫu

Nhiệt độ bảo dưỡng 27oC ± 2oC

Độ ẩm tương đối, %
Loại vữa
95 ± 5 70 ± 10

Trong khuôn Ngoài khuôn Ngoài khuôn

- Vữa có nhiều hơn


50% chất kết dính 2 ngày 5 ngày 21 ngày
thủy lực

- Vữa có không
nhiều hơn 50% chất 5 ngày 2 ngày 21 ngày
kết dính thủy lực

Chú thích – Nếu sau thời gian trên mẫu vẫn chua tháo khuôn được thì tiếp tục giữ mẫu
trong khuôn. Thời gian giữ mẫu trong khuôn không được lớn hơn 7 ngày.

Đổ mẫu vào khuôn làm 2 lớp, dùng chày đầm mỗi lớp 25 cái. Dùng dao gạt vữa thừa
ngang miệng khuôn. Đặt 2 lớp vải cotton lên mặt khuôn rồi đặt tiếp theo 6 lớp giấy lọc lên
lớp vải cotton. Đậy tấm kính lên trên lớp giấy lọc. Sau đó lật úp khuôn xuống (đáy khuôn
lộn lên trên), bỏ tấm kính ra. Đặt 6 miếng giấy lọc lên trên lớp vải cotton và lại đậy tấm
kính lên trên. Lật lại khuôn về vị trí ban đầu và dùng vật nặng tạo lực đè lên mặt mẫu với
áp lực khoảng 26 g/cm2, tương đương 5 000 g. Lực đè được duy trì trong 3 giờ. Sau đó

27
tháo bỏ tải trọng, tấm kính, giấy lọc và miếng vải bên trên mặt khuôn. Đậy tấm kính và lật
lại khuôn để tháo bỏ miếng vật liệu không hút nước, giấy lọc và vải ra. Đậy lại tấm kính
lên trên bề mặt khuôn và bảo dưỡng mẫu thử nhu quy định trong Bảng 1.
b) Tiến hành uốn và nén mẫu
Thử uốn mẫu: Mẫu khi được bảo dưỡng nhu quy định ở Bảng 1,tiến hành tháo mẫu
ra khỏi khuôn,vệ sinh khuôn mẫu, quyét dầu, mẫu được lắp vào bộ gá uốn, sơ đồ hình 2.
Mặt tiếp xúc với các gối uốn là 2 mặt bên tiếp xúc với thành khuôn khi tạo mẫu. Tiến hành
uốn mẫu với tốc độ tăng tải từ 10 N/s - 50 N/s cho đến khi mẫu bị phá hủy. Ghi lại tải
trọng phá hủy lớn nhất.
Thử nén mẫu: Mẫu thử nén là 6 nửa viên mẫu gãy sau khi đã thử uốn. Đặt tấm nén
vào giữa thớt nén dưới của máy nén, sau đó đặt mẫu vào bộ tấm nén, sao cho hai mặt mẫu
tiếp xúc với tấm nén là 2 mặt tiếp xúc với thành khuôn khi tạo mẫu. Nén mẫu với tốc độ
tăng tải từ 100 N/s - 300 N/s cho đến khi mẫu bị phá hủy. Ghi lại tải trọng phá hủy lớn
nhất. Sau một khoảng thời gian (7.1.2), tiến hành tháo khuôn bằng búa cao su một cách
cẩn thận, không làm hư hại mẫu.
c) Tính toán kết quả
Cường độ uốn của mỗi mẫu thử (R u), tính bằng N/mm2, chính xác đến 0,05 N/mm 2, theo
công thức:

Ru =

Trong đó:
Pu là lực uốn gãy, tính bằng Niutơn;
l là khoảng cách giữa hai gối uốn, tính bằng milimét (10 mm);
b, h là chiều rộng, chiều cao mẫu thử, tính bằng milimét (40 mm và 40 mm).
Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, chính xác đến 0,1 N/mm 2. Nếu có
một kết quả sai lệch lớn hơn 10 % so với giá trị trung bình thì loại bỏ kết quả đó. Khi đó
kết quả thử là giá trị trung bình cộng của hai mẫu còn lại.
Cường độ nén của mỗi mẫu thử (Rn), tính bằng N/mm2, chính xác đến 0,05 N/mm2, theo
công thức:

Rn =

Trong đó:
Pn là lực nén phá hủy mẫu, tính bằng Niutơn;
A là diện tích tiết diện nén của mẫu, tính bằng milimét vuông.
Kết quả thử là giá trị trung bình cộng của 6 mẫu thử, chính xác đến 0,1 N/mm 2. Nếu kết
quả của viên mẫu nào sai lệch lớn hơn 15 % so với giá trị trung bình của các viên mẫu thì

28
loại bỏ kết quả của viên mẫu đó. Khi đó kết quả thử là giá trị trung bình cộng của các viên
mẫu còn lại.

29
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM CƠ LÝ THÉP

1. Phương pháp thử kéo (TCVN197:2014)


a) Thiết bị thử
- Máy kéo, uốn 1000KN
- Máy cắt thép
- Thước kẹp
- Bút dấu hoặc dũa
- Thước lá
b) Tiến hành thử
- Dùng máy cắt mẫu thử với chiều dài Lo = 5d+220mm (hoặc L0  5.65 F0 )
- Dùng bút dấu hoặc dũa đánh dấu chiều dài 1/2Lo lên mẫu thử. Đo chính xác đến 0.1mm
- Kẹp mẫu thử thẳng vào máy kéo
- Giới hạn chảy vật lý ch được xác định qua kim chỉ lực trên máy trong quá trình thử hoặc
bằng đồ thị kéo nhận được khi thử. Chế độ gia tải trong miền chảy 3 đến 30N/ mm2 giây.
- Khi xác định giá trị độ bền tức thời b tải trọng được tăng từ từ cho đến khi mẫu đứt. Giá
trị tải trước khi mẫu đứt tương ứng với độ bền tức thời của mẫu. Tốc độ bị biến dạng t-
ương đối ngoài giới hạn chảy không được quá ( 2 ± 10 ) phần trăm chiều dài tính toán
của mẫu trong một phút.
- Để tính chiều dài tính toán của mẫu sau khi đứt L1, ghép chặt hai phần bị đứt sao cho
trục của chúng nằm trên 1 đường thẳng và đo khoảng cách L1.
2. Phương pháp thử uốn (TCVN198:2008)
a) Thiết bị thử
- Máy kéo, uốn 1000KN
- Máy cắt thép
- Thước kẹp
- Bút dấu hoặc dũa
- Thước lá
- Gối uốn, gối đỡ.

b) Tiến hành thử

30
- Dùng máy cắt mẫu thử với chiều dài Lo = 6d+100mm ( hoặc theo đường kính gối uốn
của từng mác thép + 100mm )
- Chọn đường kính gối uốn phù hợp.
- Tiến hành gia tải:
- Uốn đến khi đạt được góc uốn cho trước.
- Uốn đến khi xuất hiện vết nứt đầu tiên trong miền bị kéo ứng với góc uốn cho trước.
- Uốn đến khi hai cạnh của mẫu thử song song với nhau.
- Uốn đến khi hai cạnh của mẫu tiếp xúc với nhau.

31
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ĐÁ GRANITE
1. Xác định độ mài mòn bề mặt
a) Dụng cụ, vật liệu và thiết bị thử
- Thước cặp kim loại, chính xác đến 0,01mm;
- Cân kĩ thuật, chính xác đến 0,1;
- Tủ sấy;
- Vật liệu mài: cát theo TCVN 139 : 1991;
- Máy mài có cấu tạo nguyên lí hoạt động theo sơ đồ hình 1.

b) Chuẩn bị mẫu
Mẫu mài được cưa ra từ 5 viên gạch, mỗi viên gạch chỉ cưa lấy một viên mẫu, với kích
thước la 50mm x 50mm hoặc 70mm x 70mm, tuỳ theo khuôn giữ mẫu của máy. Mẫu mài
được sấy khô 50oC – 60oC đến khối lượng không đổi, để nguội mẫu trong bình hút ẩm rồi
đem ra thử.
c) Tiến hành thử
Trước khi tiến hành mài, cân từng viên mẫu, chính xác đến 0,1g và đo chiều dài các cạnh
mẫu chính xác đến 0,1mm rồi tính diện tích mặt mài của mẫu. Lắp viên mẫu vào khuôn và
chất tải lên mẫu với lực nén 0,6 daN/cm 2. Đổ 20g cát mài vào phễu chứa cát và điều chỉnh
van phễu cát cho máy chạy và mẫu chịu mài mòn với chiều dài mài 30m và sao cho khi
máy dừng, cát trong phễu cũng rơi hết xuống đĩa mài. Quét lớp cát mài trên đĩa bỏ đi, đổ
20g cát mài khác vào và lại cho máy chạy để mẫu bị mài 30 mét nữa. Cứ như thế làm đủ 5

32
lần, tức là máy chạy để mẫu bị mài 150 mét thì dừng máy, lấy mẫu ra và cân chính xác
đến 0,1g.
Sau đó đặt mẫu vào khuôn máy nhưng xoay đi 90 o quanh trục thẳng đứng, rồi lại tiến hành
mài như quy trình trên. Lấy mẫu ra, cân, đặt lại và xoay đi 90o, rồi lại mài tiếp. Cứ như vậy
đủ 4 lần (tương ứng với 600 mét dài) thì kết thúc một viên mẫu thử.
d) Tính kết quả
Độ mài mòn lớp mặt (M), tính bằng g/cm2 chính xác đến 0,01g/cm2, theo công thức

M=

Trong đó:
mo là khối lượng mẫu trước lúc mài, tính bằng gam;
m1 là khối lượng mẫu sau khi mài, tính bằng gam;
F là diện tích mặt mài của mẫu, tính bằng centimét vuông.
Độ mài mòn của mẫu được tính bằng trung bình cộng kết quả 5 viên mẫu thử.
2. Xác định độ chịu lực va đập xung kích
a) Dụng cụ thử:
- Viên bi sắt hình cầu có đường kính 30mm, khối lượng 111g – 112g;
- Thước ống dài 1000mm, chính xác đến 1mm.
b) Tiến hành thử và đánh giá kết quả:
Mẫu không om vỡ được để ẩm tự nhiên. Kẻ 2 đường chéo bằng bút chì để xác định trọng
tâm mẫu. Đặt viên gạch lên lớp cát phẳng dầy 80mm. Thả viên bi sắt cho rơi tự do ở độ
cao 125mm xuống đúng trọng tâm viên gạch. Nếu viên gạch chưa vỡ thì thả lại viên bi, nh|
ng ở độ cao hơn lần trước 25mm. Cứ như vậy tăng dần độ cao thả bi, mỗi lần thêm 25mm
cho tới khi viên gạch bị vỡ (om).
Độ chịu lực va đập xung kích của mỗi viên gạch được tính bằng số lần thả bi theo độ cao
tăng dần cho đến khi viên gạch bị om vỡ. Độ chịu lực va đập xung kích của mẫu là trung
bình cộng kết quả thử trên 5 viên gạch, tính bằng số lần thả bi.
3. Kiểm tra độ cứng bề mặt
Độ cứng lớp mặt được xác định bằng cách dùng chìa vạch bằng đồng có lưỡi vạch
rộng 5mm, dày 05mm cạnh không sắc. Dùng chìa vạch lên bề mặt sản phẩm ở các vị trí
khác nhau. Mẫu được coi là đạt yêu cầu nếu sau khi vạch không để lại vết hằn trên bề mặt
sản phẩm.

33
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM GẠCH TEZZARRO

1. Xác định cường độ bền uốn


a) Thiết bị thử
- Máy thử uốn hoặc máy ép có phụ kiện để thử uốn gồm một gối đỡ lăn cố định, một gối
đở lăn di động và một gối lăng để truyền tải trọng, đường kính các gối lăn không lớn hơn
20mm, chiều dài gối lăng không nhỏ hơn chiều rộng mẫu thử
- Máy ép thuỷ lực để thử uốn có khả năng điều chỉnh tải trọng với sai số không lớn
hơn10daN.
- Thước đo bằng kim loại chính xác đến 1mm
- Bay, chảo để trộn vữa xi măng và làm mẫu thử.
b) Tiến hành thử
- Gối đặt và gối đỡ, mẫu thử phải được trát phẳng bằng hồ ximăg hoặc vữa xi măng cát
tiêu chuẩn với chiều dày lớp không lớn hơn 3mm và chiều rộng 25-30mm. Trước khi trát
phẳng, mẫu được nhúng nước không quá 5 phút.
- Trước khi thử phải tiến hành đo mẫu bằng thước kim loại với sai số các cạnh không lớn
hơn 1mm. chiều cao mẫu thử là trung bình cộng hai lần đo chiều cao 2 mặt cạnh. Chiều
rộng mẫu là giá trị trung bình cộng 2 lần đo chiều rộng mặt trên và mặt dưới.
- Đặt mẫu thử trên 2 gối tựa, khoảng cách L bằng 200 hoặc 180 mm. Lực uốn đặt vào
giữa thành mẫu, tốc độ tăng tải trọng phải đều, liên tục và bằng 15-20daN trong một giây
cho đến khi mẫu bị phá huỷ tức là khi kim đồng hồ đo lực quay trở lại.
2. Phương pháp xác định độ hút nước
a) Thiết bị thử
- Tủ sấy
- Cân kỹ thuật chính xác tới 1g;
- Thùng để ngâm gạch.
b) Tiến hành thử
- Trước khi tiến hành thử dùng bàn trải quét sạch và sấy khô mẫu thử đến khối lượng
không đổi ở nhiệt độ 105 - 1100C. Khối lượng không đổi của mẫu thử là khối lượng mà
hiệu số giữa hai lần cân kế tiếp nhau không lớn hơn 0,2% khối lượng mẫu, thời gian giữa
hai lần kế tiếp nhau không nhỏ hơn 3 giờ. Mẫu thử được cân sau khi đã để nguội đến nhiệt
độ trong phòng.

34
- Đặt mẫu thử đã sấy khô đến khối lượng không đổi vào thùng ngâm theo chiều thẳng
đứng. Mức nước trong thùng cao hơn mẫu thử không ít hơn 20mm.
- Ngâm mẫu thử trong 48 giờ. Sau đó lấy ra nhanh chóng dùng khăn ẩm lau qua mặt ngoài
mẫu thử rồi cân từng mẫu một. Lượng nước chảy từ mẫu thử ra cũng cân và tính vào
lượng nước ngấm vào mẫu thử.
Có khả năng làm việc ở 110oC ± 5oC;
Có thể sử dụng lò vi sóng, tủ hồng ngoại hoặc hệ thống làm khô khác cho kết quả tương đương.
3. Xác định độ bền mài mòn sâu
a) Chuẩn bị mẫu thử
Tiến hành thử ít nhất là 5 mẫu
Tiến hành thử trên viên mãu nguyên hoặc các miếng mẫu nhỏ kích thước phù hợp, sạch
khô. Trước khi thử, các miếng mẫu nhỏ phải được gắn khít với nhau trên một nền phẳng
lớn hơn.
b) Tiến hành thử
Đặt mẫu thử lên thiết bị (Hình 5) sao cho mặt mẫu thử tiếp tuyến với đĩa quay. Phải đảm
bảo cấp đều vật liệu mài (Hình 5a) vào vùng mài với lưu lượng 100 ± 10 g/100 vòng quay.
Cho đĩa quay 150 vòng. Lấy mẫu ra khỏi thiết bị và đo chiều dài rãnh L, chính xác đến
0,5mm. Trên mỗi mặt chính của mẫu, tiến hành thử ít nhất tại hai vị trí vuông góc với
nhau.
Đối với sản phẩm có bề mặt lồi lõm, phần lồi lên phải được mài phẳng trước khi thử, các
kết quả thử này sẽ không giống các kết quả thử các mẫu tương tự có bề mặt phẳng.
Không dùng lại vật liệu mài.
c) Tính kết quả
Độ chịu mài mòn sâu, biểu thị bằng thể tích V của vật liệu mất đi, tính bằng milimet khối,
trên cơ sở chiều dài rãnh L, theo công thức:

V=(

Với
Trong đó:
α là góc ở tâm đĩa quay xác định theo chiều dài rãnh, tính bằng độ;
h là chiều dày của đĩa quay, tính bằng mm;
d là đường kính của đĩa quay, tính bằng mm;
L là chiều dài của rãnh, tính bằng mm.
4. Xác định độ bền mài bề mặt (xem quy trình đá Granite)

35
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM CƠ LÝ ĐẤT

1. Phương pháp xác định khối lượng riêng (TCVN4195:2012)


a) Thiết bị thử
- Cân kỹ thuật độ chính xác 0,01g
- Bình tỷ trọng dung tích 100cm3, tỷ trọng kế
- Cối chày sứ, rây có lưới No2 (kích thước lỗ rây 2mm)
- Tủ sấy, bếp cát
- Dầu hỏa, phễu, nước cất
- Hộp nhôm
b) Tiến hành thử
- Tán nhỏ mẫu đất cho lọt hết qua sàng 2mm bằng cối, chày sứ
- Cân lấy một khối lượng lọt qua sàng 2mm và đã sấy khô. Khối lượng là G1
- Đổ đất và bình định mức cùng với 1 ít nước cất. Đun sôi để làm rời các hạt. Sau đó đổ
đầy nước cất ( hoặc đổ đầy nước tới vạch định mức )
- Cân xác định khối lượng (bình, nước, đất). Đồng thời xác định nhiệt độ của nước trong
bình
- Đổ hết đất và nước ra ngoài, tráng sạch. Đổ nước cất ở cùng nhiệt độ, cho đầy bình (hoặc
đổ đầy tới vạch định mức). Đem cân xác định khối lượng bình đựng đầy nước cất.
- Khối lượng riêng của đất:

- r: Khối lượng riêng g/cm3


- G1: Khối lượng đất khô (g)
- G2: Khối lượng bình + nước cất (g)
- G3: Khối lượng bình+đất+nước cất (g)
- n: Khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ thí nghiệm (g/cm3)
2. Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm (TCVN4196:2012)
a) Thiết bị thử
- Tủ sấy
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g
- Bình hút ẩm
- Hộp nhôm, rây có đường kính lỗ 1mm
- Cối sứ và chày sứ có đầu bọc cao su, khay men
b) Tiến hành thử

36
- Cho đất vào hộp đánh số đã sấy khô cân lấy khối lượng.
- Đưa hộp chứa đất vào tủ sấy, sấy tới khối lượng không đổi
- Độ ẩm được xác định:

- m : Khối lượng hộp nhôm có nắp (g)


- mo: Khối lượng của đất đã được sấy khô đến không đổi và hộp nhôm có nắp (g)
- m1: Khối lượng của đất ướt và cốc nhỏ có nắp (g)
- Độ hút ẩm được xác định:

- m : Khối lượng hộp nhôm có nắp (g)


- mo: Khối lượng của đất đã được sấy khô đến không đổi và hộp nhôm có nắp (g)
- m2: Khối lượng của đất ở trạng thái khô gió và hộp nhôm có nắp (g)
Chênh lệch các lần làm không > 1%
3. Phương pháp xác định giới hạn dẻo, giới hạn chảy (TCVN4197:2012)
a) Thiết bị thử
- Tấm kính mài mờ
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g
- Bộ dụng cụ Casagrande ( bát, dao, vạch tạo rãnh)
- Hộp nhôm tủ sấy
- Sàng 0,425mm, sàng 1mm
b) Tiến hành thử
Giới hạn dẻo:
- Đất hong khô gió được làm tơi vụn bằng chày cao su cho qua sàng 1mm( 0,425mm).
- Lấy lượng đất qua sàng khoảng 300g cho vào bát. Nhào trộn với nước cất thật đều. Đem
ủ mẫu 1ngày đêm.
- Lấy mẫu đã ủ tong ít lăn nhẹ trên 1 tấm kính. Khi lăn tới đường kính 3mm, thấy que đất
bị rạn nứt ngang và đứt thành đoạn ngắn từ 3 đến 10mm chứng tỏ que đất có độ ẩm bằng
giới hạn dẻo. Nhặt các que đất cho vào hộp. Làm như vậy cho tới khi có được 10g đất thì
tiến hành xác định độ ẩm của đất trong hộp. Kết quả tìm được đó là độ ẩm giới hạn dẻo.
Giới hạn dẻo:
- Dùng đất lọt qua sàng 1mm (0,425mm) sau khi trộn mẫu với nước cất và ủ xong.
- Cho đất và bát đến 1 chiều dày khoảng 10-12mm. Dùng dụng cụ tạo rãnh, vạch 1 rãnh
hình thang. Lắp bát vào bộ phận đập. Quay tay để nâng bát lên và để rơi tự do. Tốc độ
quay 2vòng/giây. Nếu sau 25 lần va đập mà đất ở đáy mép rãnh khép kín lại trên 1 khoảng

37
dài 13mm thì đất có độ ẩm phù hợp với yêu cầu. Lấy mẫu để xác định độ ẩm. Đó là độ ẩm
giới hạn chảy.
4. Phương pháp xác định thành phần cỡ hạt (TCVN4198:2014)
Phương pháp phân tích bằng sàng:
a) Thiết bị thử
- Bộ sàng tiêu chuẩn 10; 5; 2; 1; 0,5; 0,25 và 0,1mm
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g và 1g
- Cối sứ, chày bọc cao su, tủ sấy, bát, pipet, dao con
b) Tiến hành thử
- Hong khô gió mẫu đất. Dùng chày cao su và cối sứ làm tơi vụn các hạt đất. Sấy khô mẫu
đất đến khối lượng không đổi. Lấy mẫu thí nghiệm bằng phương pháp chia tư.
- Cho đất vào sàng, sàng từ sàng lớn cho đến sàng bé.
- Xác định khối lượng còn lại trên từng sàng. Cộng tất cả các khối lượng trên các sàng và
phần lọt sàng. Nếu chênh lệch với khối lượng ban đầu không >1% thì điều chỉnh lại khối
lượng cho các sàng. Nếu >1% thì làm lại.
Phương pháp dùng tỷ trọng kế:
Phương pháp này chỉ áp dụng cho cỡ hạt từ 0,1 đến 0,002mm
a) Thiết bị thử
- Tỷ trọng kế
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g và 1g
- Nhiệt kế, ống đong thủy tinh 1000cm3
- Bình tam giác
- Thuốc thử amôniắc
-Cối chày bọc đầu cao su
b) Tiến hành thử
- Hong khô đất: Dùng chày cao su nghiền tơi vụn mẫu đất trong cối sứ. Cho qua sàng
0,5mm. Phần trên sàng 0,5mm đem phân tích bằng phương pháp sàng.
- Phần lọt sàng 0,5mm được sấy khô
- Cân một khối lượng đất để làm thí nghiệm tỷ trọng kế chính xác tới 0,01g, đất sét lấy
20g, á sét lấy 30g, á cát lấy 40g.
- Kiểm tra xem mẫu đất có chứa muối hòa tan hay không. Nếu có chứa muối hòa tan thì
phải rửa sạch các muối hòa tan.
- Mẫu đất sau khi đã rửa sạch muối, cho vào bình tam giác đổ nước cất vào để ngâm trong
1 ngày đêm. Cho vào đó 1cm3 dung dịch amôniắc nồng độ 25%. Đun sôi trong 1 giờ. Để
nguội.

38
- Lọc huyền phù qua sàng 0,25 và 0,1mm. Lượng hạt còn lại trên sàng 0,25 và 0,1mm đem
sấy khô và xác định khối lượng
- Phần huyền phù lọt sàng 0,1mm cho vào ống đong 1000ml. Cho thêm nước cất để cho đủ
1000cm3
- Nhắc que khuấy ra để yên. Thả tỷ trọng kế vào ống đong đựng huyền phù ở các thời
điểm 30s, 1phút, 2 phút, 5; 15; 30; 60; 120 phút. Đọc trị số tỷ trọng của huyền phù ở các
thời điểm trên ( sau mỗi lần đọc tỷ trọng kế xong lại lấy tỷ trọng kế ra )
5. Phương pháp xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng (TCVN4199:95)
a) Thiết bị thử
- Máy cắt phẳng
b) Tiến hành thử
- Lấy mẫu vào dao vòng hình trụ gạt phẳng 2 đầu. Cho mẫu vào trong hộp cắt. Nén mẫu
dưới áp lực là 
- Nếu không cố kết trước thì tiến hành cắt mẫu ngay. Nếu là cắt nhanh thì cắt mẫu với tốc
độ 1mm/phút cho đến khi mẫu phá hoại.
- Nếu phải cố kết mẫu dưới áp lực  thì duy trì lực nén đó cho tới khi đạt yêu cầu về mức
độ cố kết. Sau đó tiến hành cắt như bình thường. Nếu quy định phải cắt chậm. Thì tốc độ
cắt là 0,01mm/phút cho tới khi mẫu bị phá hoại.
- Lực phá hoại mẫu là giá trị lớn nhất đọc được trên đồng hồ đo biến dạng.
- Tiến hành như vậy trên 3-4 mẫu, mỗi mẫu nén theo 1 cấp áp lực thẳng đứng khác nhau.
Vẽ biểu đồ sức chống cắt theo áp lực thẳng đứng. Qua đó xác định được lực dính C, tg
tính đựoc góc .
7. Phương pháp xác định tính nén lún trong điều kiện không nở hông (TCVN4200:2012)
a) Thiết bị thử
- Máy nén cố kết đòn bẩy
- Dao vòng lấy mẫu
- Đồng hồ đo biến dạng có độ chính xác tới 0,01mm
- Dụng cụ xác định khối lượng thể tích và độ ẩm
- Dụng cụ cắt gọt tạo mẫu
b) Tiến hành thử
- Lấy mẫu đất vào dao vòng xác định khối lượng thể tích và độ ẩm an đầu của mẫu đất.
- Lắp dao vòng vào hộp nén, mặt trên và mặt dưới của mẫu có lót 2 tờ giấy them nước.
- Đặt hộp nén lên máy lắp đồng hồ để theo dõi lún. Cho tải trọng tác dụng lên mẫu theo
từng cấp. Cấp ban đầu lấy bằng 0,5daN/cm2 hoặc 1daN/cm2 ( nếu đất quá yếu thì bằng
0,25daN/cm2 )

39
- Các cấp sau tăng dần. Số cấp tải trọng từ 4 đến 5 cấp. Cấp lực lớn nhất phải cao hơn cấp
tải trọng thiết kế 1 đến 2daN/cm2.
- Sau khi cho tải trọng tác dụng, theo dõi độ lún của mẫu ở các thời điểm
1,2,3,4,5,10,20,30,60 phút 2,3,6,12,24 giờ. Sau đó cứ 12 giờ đọc 1 lần cho đến khi ổn định
mới đặt cấp tải trọng tiếp theo. Được coi là ổn định trong khoảng 12giờ độ lún của mẫu
không vượt quá 0,01mm
- Sau cấp tải trọng cuối cùng sẽ lần lượt dỡ tải theo tong cấp và theo dõi sự hồi phục
biến dạng. Khi sự hồi phục ổn định mới được dỡ tải cấp tiếp theo.

40
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM CỌC XI MĂNG ĐẤT
1. Khoan lấy mẫu : (TCVN 9437:2012)
a) Thiết bị thí nghiệm
- Máy khoan: sử dụng máy khoan XY – 1, 4 số điều khiển
- Ống khoan: dùng ống khoan nòng đơn có lưỡi cắt là thép hợp kim
- Bộ cần: D46
- Các thiết bị khác: Bao gồm các thiết bị phụ trợ để có thể lấy mẫu như mỏlết, ống vách.....
b) Chuẩn bị trước khi khoan.
Công tác khoan lấy mẫu dọc thân cọc được thực hiện theo tiêu chuẩn 22TCN 259-2000.
Sử dụng mũi khoan D75mm khoan lấy mẫu để nhận được mẫu có đường kính trong phạm
vi từ 50-72mm, việc lấy mẫu phải thực hiện liên tục và đủ số liệu thí nghiệm yêu cầu và
đại diện đủ các lớp địa chất. Các mẫu khoan sau đó được bảo quản nguyên trạng (theo
TCVN 2683-2012) và giữ nguyên độ ẩm cho tới khi thí nghiệm. Các mẫu nén nở hông
được chế bị với khuôn mẫu bằng thép có số chiều cao bằng 2 lần đường kính và đường
kính tối thiểu D của mẫu là lớn nhất có thể lấy được từ mẫu khoan của vật liệu cọc và
đường kính tối thiểu D của khuôn là 40mm. Mặt mẫu trước khi thí nghiệm phải được làm
phẳng. Trong quá trình khoan lưu ý điểm thí nghiệm phải đảm bảo được thực hiện trong
phạm vi tiết diện cọc.
- Tổ chức đầy đủ nhân lực theo yêu cầu
- Kiểm tra dụng cụ trang thiết bị máy móc khoan: Máy khoan, máy phát lực, máy bơm và
các thiết bị khoan phải đồng bộ, các loại ống vách, ống lõi phải đúng quy cách
- Vận chuyển máy móc trang thiết bị đến hiện trường: Lựa chọn phương tiện vận chuyển
thích hợp an toàn cho người và trang thiết bị. Thiết bị vận chuyển được chằng buộc cố
định để chống xước, chống va đập, khi bốc xếp phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh ném, thả
rơi tự do. Phải lựa chọn dây đòn thiết bị nâng.
c) Xác định vị trí và cao độ của cọc khoan.
- Xác định vị trí lỗ khoan phải đúng theo tọa độ mặt bằng bản vẽ và thông tin về cọc
khoan. Dùng cọc tre ( hay thép) để đánh dấu vị trí lỗ khoan.
- Dựa vào bản vẽ thiết kế trước khi khoan phải tiến hành kiểm tra xác định cao độ hiện
trạng và cao độ thiết kế cọc khoan.
d) Tạo mặt bằng và lắp ráp thiết bị trước khi khoan.
- Sau khi xác định được tọa độ và cao độ của vị trí khoan ta tiến hành làm mặt bằng để kê
máy vào. Kích thước nền khoan phải đủ diện tích để đặt được đầy đủ các trang thiết bị.
Mặt bằng khoan phải cao ráo, bằng phẳng, chắc chắn, ổn định.
- Tiến hành đưa máy vào vị trí lỗ khoan, dùng nivo cân chỉnh máy và khởi động máy cho
chạy thử kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị.
e) Tiến hành khoan lấy mẫu và đóng gói mẫu

41
Sau khi các công tác chuẩn bị đã đầy đủ, máy khoan đã được đưa đúng vào vị trí tiến hành
vận hành khoan lấy mẫu. Trong quá trình khoan phải tiến hành kiểm tra cân máy thường
xuyên bằng thước nivo. Thao tác khoan lấy mẫu phải tiến hành nhẹ nhàng để mẫu lấy lên
được nguyên trạng không bị gãy nát. Mẫu sau khi được lấy lên phải cho ngày vào ống
nhựa và niêm phong và cuốn kín bằng băng keo để giữ mẫu được ở trạng thái nguyên
trạng trước khi đem thí nghiệm.
f) Vận chuyển và bảo quản mẫu
Mẫu sau khi được khoan lên và đóng gói niêm phong sẽ được vận chuyển về phòng để bảo
quản trước khi thí nghiệm.
Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp sao cho trong quá trình vận chuyển không có
tác động của động lực hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Mẫu sẽ được vận chuyển về để bảo.
Điều kiện môi trường bảo quản có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phòng dưỡng hộ.
2. Thí nghiệm nén một có trục có nở hông ( ASTM D2166- 06)
a) Thiết bị thí nghiệm
- Thiết bị nén: Máy nén WHY 300/10KN được kết nối trực tiếp với máy tính và được vận
hành trên máy tính. Trong quá trình nén các thông số về lực nén, tốc độ gia tải, chuyển vị
đều được hiển thị trên màn hình và khi kết thúc nén thì các thông số về kết quả nén đều
được tính toán tự động.
- Thiết bị đùn mẫu: là một thanh gỗ thẳng có tác dụng đẩy mẫu đất từ trong ống mẫu theo
cùng một hướng mà mẫu đất được đưa vào trong ống, với tốc độ đùn đều và làm mẫu bị
xáo động không đáng kể so với trạng thái ban đầu.
- Dụng cụ đo kích thước: Là thước kẹp bằng thép có độ chính 0.1% để đo chiều cao và
đường kính của mẫu.
- Cân: Dùng cân 6kg độ chính xác 0.1% dùng để xác định khối lượng của mẫu
- Các dụng cụ cần thiết khác: Bao gồm cả các dụng cụ cắt và gọt mẫu, bình đựng nước,
bảng ghi dữ liệu theo yêu cầu.
b) Chuẩn bị mẫu
Kích thước mẫu - Mẫu phải có đường kính tối thiểu là 30 mm (1.3 in) và cỡ hạt lớn nhất
trong mẫu phải nhỏ hơn một phần mười đường kính mẫu. Với các mẫu có đường kính 72
mm (2.8 in) hay lớn hơn, cỡ hạt lớn nhất phải nhỏ hơn một phần sáu đường kính mẫu. Nếu
sau khi kết thúc thí nghiệm qua quan sát bằng mắt nhận thấy có tồn tại hạt có kích cỡ lớn
hơn kích cỡ cho phép, ghi lại thông tin này trong phần nhận xét của mẫu báo cáo số liệu.
Tỷ số chiều cao chia cho đường kính mẫu là từ 2 đến 2.5. Xác định chiều cao và đường
kính trung bình của mẫu thí nghiệm. Đo chiều cao tối thiểu ba lần (cách nhau 120 độ) và
đo đường kính ít nhất ba lần tại các điểm cách nhau một phần tư chiều cao mẫu.
c) Trình tự thí nghiệm
Đặt mẫu vào thiết bị gia tải sao cho mẫu nằm đúng tâm tấm đế dưới. Điều chỉnh thiết bị
gia tải cẩn thận để tấm bản trên chỉ vừa tiếp xúc với mẫu. Chỉnh đồng hồ đo biến dạng về
không. Gia tải để tạo ra biến dạng tương đối dọc trục ở tốc độ từ 0.5 đến 2 phần trăm trong

42
một phút. Ghi lại tải trọng, biến dạng, và thời gian phù hợp để có thể định được hình dạng
của đường cong ứng suất – biến dạng tương đối (thường đường cong có được 10 đến 15
điểm là đủ). Tốc độ biến dạng tương đối nên chọn sao cho thời gian thí nghiệm đến phá
hoại không vượt quá 15 phút. Tiếp tục gia tải cho đến khi tải tác dụng giảm trong khi biến
dạng vẫn tăng hoặc khi biến dạng tương đối đạt đến 15 phần trăm. Xác định độ ẩm của
mẫu thí nghiệm theo TCVN4196-2012, sử dụng toàn bộ mẫu để xác định độ ẩm trong
phòng ngoại trừ khi một phần đất đại diện được cắt ra phục vụ thí nghiệm này.
d) Tính toán và báo cáo kết quả
Tính biến dạng dọc trục tương đối, 1 đến 0.1 phần trăm cho một cấp tải nào đó như
sau:
1 = L/Lo
trong đó:
L : sự thay đổi chiều dài của mẫu được đọc từ đồng hồ đo biến dạng, mm
Lo : chiều dài ban đầu của mẫu, mm.
Tính diện tích mặt cắt ngang trung bình A cho một cấp tải nào đó như sau:
A = Ao/(1 - 1)
Trong đó:
Ao : diện tích mặt cắt ngang trung bình ban đầu, mm2;
1 : biến dạng tương đối ở cấp tải tính.
Tính ứng suất nén, c đến ba số có nghĩa hoặc đến 1 kPa cho một cấp tải như sau:
1000 P
c 
A
trong đó:
P : tải trọng, N;
A : diện tích mặt cắt ngang trung bình tương ứng m2 .
Đồ thị - Nếu muốn có thể vẽ đồ thị quan hệ giữa ứng suất nén (tung độ) và biến
dạng dọc trục tương đối (hoành độ). Chọn ứng suất nén lớn nhất hoặc ứng suất nén ở 15
phần trăm biến dạng tương đối bất kể cái nào đạt trước để xác định là cường độ nén nở
hông tự do qu.

43
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM BENTONIE
(TCVN 11893:2017)
1. Phương pháp xác định khối lượng riêng.
a) Thiết bị, dụng cụ
Dụng cụ cân tỷ trọng - Có độ chính xác 0,01 g/cm3.
Dụng cụ cân tỷ trọng gồm các bộ phận sau:
- Hộp cân
- Quả cân
- Thang chia độ
- Bầu chứa betonite và nắp đậy

Dụng cụ cân tỷ trọng

b) Cách tiến hành


- Đặt dụng cụ cân tỷ trọng ở mức chuẩn, trên một nền phẳng.
- Rót đầy dung dịch bentonite vào bầu chứa khô, sạch, đậy nắp trên bầu chứa và xoay nắp
cho đến khi chặt (đảm bảo một ít dung dịch tràn qua lỗ trên nắp)
- Rửa hoặc lau dung dịch dính bên ngoài bầu chứa.
- Đặt cán cân vào giá đỡ và điều chỉnh quả cân trên thang đo cho đến khi cần thăng bằng
nằm ngang. Cán cân thăng bằng được đánh giá thông qua bọt cân bằng gắn trên cán cân.
Đọc chỉ số đo ở bên trái quả cân. Ghi lại kết quả đo.
2. Phương pháp xác định độ ổn định
a) Thiết bị, dụng cụ
Ống đong 1000 mL.

44
Dụng cụ cân tỷ trọng.
b) Cách tiến hành
- Sau khi trộn dung dịch bentonite xong, cho vào ống đong 1000 mL. Để dung dịch
bentonite ổn định trong ít nhất 16 giờ.
- Chia thể tích làm hai phần 500 mL, phần trên và 500 mL phần dưới bằng cách rót riêng
500 ml phần trên của dung dịch bentonite trong ống đong 1000 mL vào cốc chứa.
- Tiến hành xác định khối lượng riêng của 500 mL phần trên (a).
- Tiến hành xác định khối lượng riêng 500 mL phần dưới (b).
c) Tính toán
Độ ổn định được tính theo công thức (1):

c = b-a (1)

trong đó:
c là độ ổn định, g/cm3;
a là khối lượng riêng của 500 mL dung dịch phía trên, g/cm3;
b là khối lượng riêng của 500 mL dung dịch phía dưới, g/cm3.
3. Phương pháp xác định độ nhớt phễu Marsh
a) Thiết bị, dụng cụ
- Phễu Marsh (Hình 2) - Phễu Marsh bao gồm các bộ phận:
Phễu côn - Phễu côn có bề rộng 305 mm và có đường kính 152 mm, thiết bị có
sàng thô đặt tại đỉnh và một lỗ phía đáy. Dung tích chứa của phễu côn tính từ lỗ đáy đến
sàng thô phía đỉnh côn 1500 mL. Phễu côn có thể được làm từ nhựa, kim loại, hoặc các
loại vật liệu có độ cứng phù hợp theo yêu cầu.
Lỗ rót (vòi) phễu - Vòi phễu có độ dài 51 mm, đường kính bên trong là 4,75 mm.
Đường kính trong ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thử nghiệm phễu Marsh.
Sàng thô có kích thước lỗ sàng 3,2 mm. Sàng thô thường đặt tại vạch chia 1500 mL
của phễu. Cách mặt phẳng đỉnh phễu xấp xỉ 19 mm. Sàng thô được sử dụng để ngăn các
hạt lớn trong quá trình thử nghiệm.
- Cốc có vạch chia mức - Cốc có vạch chia mức có thể làm từ kim loại hoặc nhựa với dung
tích 946 mL.
- Đồng hồ bấm giờ - Có độ chính xác 0,5 s.
- Nhiệt kế thang đo 0oC đến 105 oC có độ chính xác 1 oC.
- Dụng cụ làm sạch.
b) Mẫu thử nghiệm
45
Tại hiện trường: Lấy 7,5 L mẫu đại diện của dung dịch thử nghiệm bằng gầu xúc, xô hoặc
dụng cụ lấy mẫu, hoặc các dụng cụ có thể sử dụng được tại hiện trường.
Trong phòng thí nghiệm: Pha dung dịch bentonite theo tỷ lệ yêu cầu của dự án, Ủ dung
dịch bentonite trong ít nhất 16 giờ trước khi tiến hành thử nghiệm.
Dung tích yêu cầu cho một lần thử nghiệm là 700 mL.
c) Cách tiến hành
- Cốc và phễu phải được làm sạch và khô.
- Dùng ngón tay bịt vòi phễu Marsh và đổ dung dịch mẫu theo phương thẳng đứng đến
sàng thô.
- Giữ phễu bên trên cốc vạch chia mức, bỏ ngón tay bịt ở vòi phễu và bắt đầu tính thời
gian.
- Đo thời gian đến khi dung dịch điền đầy cốc chia vạch đến vị trí vạch chia 500 mL.
- Lặp lại thử nghiệm ít nhất 3 lần và lấy kết quả trung bình.

Hình 2 - Dụng cụ phễu Marsh


4. Phương pháp xác định độ pH
a) Thiết bị, dụng cụ
- Thiết bị đo pH: Sử dụng thiết bị đo pH điện cực thủy tinh hoặc giấy quỳ phù hợp để xác
định độ pH trong phòng thí nghiệm hoặc tại công trường.
- Nước cất.
- Giấy mềm để thấm nước các điện cực.
- Nhiệt kế chính xác đến 0,5 oC.

46
b) Cách tiến hành
- Hiệu chuẩn máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Khi máy đo đã được hiệu chỉnh đúng, rửa nhẹ nhàng điện cực với nước cất, thấm khô
bằng giấy mềm. Đặt điện cực vào trong mẫu thử và khuấy đều mẫu. Đọc giá trị ổn định
sau 60 s đến 90 s.
- Ghi lại giá trị pH chính xác tới 0,1 đơn vị pH và nhiệt độ của mẫu.
- Rửa sạch và bảo quản điện cực trong cốc dựng dung dịch đệm có pH = 4. Không được để
điện cực bị khô.
5. Phương pháp xác định lực cắt tĩnh
a) Thiết bị, Dụng cụ
- Bộ dụng cụ Shearometer là dụng cụ để xác định lực cắt tĩnh của dung dịch bentonite. Bộ
dụng cụ gồm có:
Ống cắt trượt rỗng trong có chiều dài 89 mm, đường kính ngoài 36mm và chiều dày
0,2 mm
Cốc chứa mẫu thử có thang chia độ được gắn vào trung tâm của đế (đáy) cốc.
Thang chia độ (pound/100 ft2) đo lực cắt tĩnh.
- Đồng hồ bấm giây
b) Cách tiến hành
Đo lực cắt tĩnh ban đầu (1 min):
- Làm ướt ống cắt rỗng bên trong và lau khô nước thừa
- Cốc chứa mẫu thử cần phải sạch và khô trước lúc bắt đầu quá trình đo. Rót dung dịch
bentonite vào cốc (mức dung dịch cần phải ngang bằng với vạch cuối của thang chia độ ).
Ngay khi bề mặt dung dịch bằng phẳng, thả ống cắt trượt rỗng từ đỉnh của thang chia độ
xuống bề mặt của dung dịch bentonite.
- Buông ống cắt và để ống tự do trượt thẳng đứng xuống mẫu thử trong một min (tính từ
thời điểm ống được buông xuống).
- Sau một min, ghi lại số đọc ở thang chia độ ứng với phần đỉnh của ống cắt.
Đo lực cắt tĩnh sau 10 min:
- Làm ướt ống cắt rỗng bên trong và lau khô nước thừa
- Cốc chứa mẫu thử cần phải sạch và khô trước lúc bắt đầu quá trình đo. Rót dung dịch
bentonite vào cốc (mức dung dịch cần phải ngang bằng với vạch cuối của thang chia độ).
Để dung dịch bentonite ổn định trong 10 min, thả ống cắt trượt rỗng từ đỉnh của thang chia
độ xuống bề mặt của dung dịch bentonite.

47
- Buông ống cắt và để ống tự do trượt thẳng đứng xuống mẫu thử trong một min (tính từ
thời điểm ống được buông xuống).
- Sau một min, ghi lại số đọc ở thang chia độ ứng với phần đỉnh của ống cắt.

Ghi chú:
- Đường kính: 36 mm
- Chiều dài: 89 mm
- Chiều dày: 0.2 mm

Bộ dụng cụ Shearometer
c) Tính toán
Lực cắt tĩnh được tính theo công thức:

S = 4,89 x A

trong đó:
S là lực cắt tĩnh, mg/cm2;
A là số đọc trên thang chia độ, Ib/100ft2;
4,89 là hệ số chuyển đổi đơn vị từ Ib/100ft2 sang mg/cm2.

48
6. Phương pháp xác định hàm lượng cát
a) Thiết bị, dụng cụ
- Sàng có kích thước mắt lưới 75 µm, đường kính 50 mm.
- Phễu côn vừa với sàng và bình đo bằng thủy tinh.
- Bình đo bằng thuỷ tinh có chia vạch từ 0 % đến 20 % theo thể tích.

Dụng cụ xác định hàm lượng cát


b) Cách tiến hành
- Đổ dung dịch bentonite vào bình đến vạch quy định (vạch 1).
- Đổ thêm nước sạch đến vạch quy định kế tiếp (vạch 2).
- Đậy nắp bình đo và lắc đều bình.
- Đổ hỗn hợp vào sàng ướt, sạch.
- Loại bỏ chất lỏng đi qua sàng.
- Đổ thêm nước vào bình đo, lắc và đổ vào sàng. Lặp lại đến khi nước qua sàng trong.
- Rửa sạch cát giữ lại trên sàng.
- Gắn phễu vào đầu trên của sàng.
- Cẩn thận lật ngược bộ sàng-phễu và đặt đáy phễu vào miệng của bình đo thủy tinh.

49
- Phun nhẹ nước, rửa cát giữ lại trên sàng vào bình đo.
- Để cho cát lắng xuống.
- Đọc và ghi lại chỉ số thể tích cát trên bình đo.
- Rửa và làm khô các dụng cụ sau khi làm thử nghiệm.
7. Phương pháp xác định độ dày áo sét
a) Thiết bị, dụng cụ
- Cốc đựng có chia vạch hình trụ, cốc đựng dung tích (500 ± 5) mL, có vạch chia đến 10
mL, ống đo thủy tinh dung tích (25 ± 0,1) mL, có vạch chia 0,1 mL.
- Cốc chứa dung dịch bentonite - Cốc có chiều cao 180 mm, đường kính bên trong của
phần đỉnh là 97 mm và của phần đáy là 70 mm.
- Đồng hồ bấm giây loại cơ hoặc điện tử, có thể đo 30 min, đo hai khoảng thời gian và
chính xác đến ± 0.1 min.
- Máy ép lọc áp suất thấp/nhiệt độ thường. Máy ép lọc này bao gồm phần chính là bộ
phận hình trụ có đường kính bên trong là 76,2 mm và chiều cao ít nhất là 64,0 mm. Bộ
phận hình trụ này được làm từ vật liệu bên trong dung dịch kiềm, phù hợp với áp suất
trung bình và có thể dễ dàng đưa vào máy ép.
- Giấy lọc có đường kính 90 mm. Giấy lọc này có độ bền khi ướt cao, cho phép sử dụng
trong quá trình lọc áp suất cao. Giấy lọc có khả năng chống kiềm và axit

Hình 5 - Máy ép lọc áp suất

50
b) Cách tiến hành
- Đặt giấy lọc vào đáy bình chứa.
- Đổ đầy dung dịch bentonite vào bình chứa.
- Đặt bình vào giá đỡ, siết tăng đơ để đậy kín nắp bình.
- Nối nắp bình (gắn đồng hồ áp lực) với bình khí nén.
- Đặt ống đo thủy tinh bên dưới bình chứa.
- Mở van khí nén, duy trì áp lực 7 kg/cm2 trong 30 min.
- Lấy giấy lọc ra, đo độ dày lớp áo sét trên đó.
- Ghi kết quả.
8. Phương pháp xác định lượng tách nước
a) Thiết bị, dụng cụ
- Cốc đựng có chia vạch hình trụ, cốc đựng dung tích 500 ± 5mL, có vạch chia đến 10
mL, ống đo thủy tinh dung tích 25 ± 0,1 mL, có vạch chia 0,1 mL.
- Cốc chứa dung dịch bentonite - Cốc có chiều cao 180 mm, đường kính bên trong của
phần đỉnh là 97 mm và của phần đáy là 70 mm.
- Đồng hồ bấm giây loại cơ hoặc điện tử, có thể đo 30 min, đo hai khoảng thời gian và
chính xác đến ± 0.1 min.
- Máy ép lọc áp suất thấp/nhiệt độ thường.
- Giấy lọc có đường kính 90 mm.
- Nước cất
b) Cách tiến hành
- Lắp ráp bộ phận lọc khô với giấy lọc và miếng đệm, và ngay sau khi khuấy lại dung dịch
bentonite, đổ vào bộ phận lọc và lắp ráp bộ phận lọc vào máy. Đặt bộ phận lọc vào khung
lọc và đóng van an toàn. Đặt ống đong hình trụ dung tích 10 mL dưới ống dẫn của bộ phận
lọc.
- Đặt thời gian lần đầu là (7,5 ± 0,1) min, và lần hai là (30 ± 0,1) min. Bắt đầu bật đồng
hồ bấm giờ và hiệu chỉnh áp suất tác động lên bộ phận lọc là 7 at. Thời gian bắt đầu tính
giờ và tăng áp suất đến 7 at nên hoàn thành trong khoảng 15 s. Cung cấp áp suất bằng máy
nén khí, nitơ, heli hoặc CO2.
- Tại khoảng thời gian (7,5 ± 0,1) min đầu tiên, bỏ ống đong hình trụ và bất kỳ chất lỏng
dính trên ống dẫn bộ của bộ phận lọc. Ngay lập tức sử dụng một ống đong sạch dung tích
10 mL dưới ống dẫn của bộ phận lọc và chứa dung dịch chảy ra trong (22,5 ± 0,1) min là
lúc khoảng thời gian của đồng hồ bấm giây thứ hai kết thúc. Bỏ ống đong ra sau khi
khoảng thời gian thứ hai kết thúc, ghi lại thể tích dung dịch chảy ra đã thu được (V1).

51
c) Tính toán
Tính toán lượng nước tách ra theo mL bằng công thức:

V = 2.V1

trong đó:
V là lượng tách nước, mL;
V1 là lượng nước thu được trong 22,5 min, mL.
9. Phương pháp xác định tỷ lệ keo (độ trương nở)
a) Thiết bị, dụng cụ
Ống đong 1000 mL.
b) Cách tiến hành
- Sau khi trộn dung dịch bentonite xong, cho vào ống đong 1000 mL. Ủ bentonite trong ít
nhất 16 giờ.
- Đo thể tích nước bị tách ra khỏi dung dịch bentonite.
c) Tính toán
Tỷ lệ keo được tính theo công thức:

trong đó:
V2 là thể tích nước bị tách ra khỏi dung dịch bentonite (mL).

52
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM SIÊU ÂM CỌC KHOAN NHỒI
TCVN 9396:2012
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp
xung siêu âm truyền qua ống. Ngoài ra tiêu chuẩn còn được áp dụng cho các cấu kiện
móng bê tông khác nhau có đặt sẵn các ống đo siêu âm như: giếng chìm, tường trong đất,
cọc ba - ret và các móng khối bê tông chôn trong đất.
Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm là thực hiện phương
pháp kiểm tra không phá huỷ cho phép xác định tính đồng nhất và khuyết tật của bê tông
trong phạm vi từ điểm phát điểm thu.
Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp xung siêu âm có thể
được thực hiện ở hai giai đoạn: thi công cọc thử, thi công cọc đại trà.
Số lượng cọc cần tiến hành kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm được lựa chọn tuỳ
theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn thi công cọc đại trà số lượng cọc có đặt ống siêu âm
được quy định tối thiểu bằng 50% tổng số lượng cọc có trong công trình, trong đó số
lượng cọc cần tiến hành kiểm tra được xác định một cách ngẫu nhiên và lấy ít nhất bằng
25% tổng số lượng cọc có trong công trình.
Thời gian bắt đầu tiến hành thí nghiệm phương pháp xung siêu âm trên một cọc khoan
nhồi hoặc một cấu kiện móng chỉ có thể thực hiện được tối thiểu sau 7 ngày tính từ khi kết
thúc đổ bê tông ở cọc hoặc cấu kiện móng đó
2. Thiết bị thí nghiệm
2.1. Đầu đo
2.1.1 Đầu phát có khả năng biến đổi những dao động điện thành các dao động cơ học với
tần số cao.
2.1.2. Đầu thu có chức năng biến đổi những dao động cơ học do đầu phát phát ra thành
những tín hiệu điện.
2.1.3 Cả đầu phát và đầu thu thường có yêu cầu như nhau về kích thước (đường kính của
đầu đo từ 25 mm đến 30 mm), về khả năng chống thấm và tần số dao động. Thông thường
tần số xung của đầu đo nằm trong phạm vi từ 20 kHz đến 100 kHz.
2.2 Bộ phận đo chiều dài
2.2.1. Bánh xe đo tốc độ kéo có chức năng đo chiều dài của mỗi mặt cắt thí nghiệm theo
nguyên lý cảm ứng từ hoặc hiệu ứng quang điện. Khi thí nghiệm tốc độ kéo của đầu đo
được quy định phù hợp theo khả năng của mỗi loại máy khác nhau. Sai số cho phép của
phép đo độ sâu được chọn lấy giá trị nào lớn hơn trong hai giá trị sau: 1/500 chiều sâu ống
đo hoặc 5 cm.

53
2.2.2. Hai cuộn dây cáp tín hiệu nối với đầu phát và đầu thu để truyền tín hiệu từ đầu đo
lên khối máy chính trên suốt chiều dài mặt cắt thí nghiệm. Các cuộn dây cáp điện và cáp
tín hiệu còn lại nối bộ phận đo tốc độ kéo với khối máy chính.
2.3. Bộ phận lưu trữ và hiển thị số liệu
2.3.1. Khối máy chính là một máy tính gồm có: màn hình hiển thị số liệu, các đĩa cứng
chứa chương trình điều khiển và lưu trữ số liệu thí nghiệm, các nút điều khiển và bàn phím
thao tác.
2.3.2. Yêu cầu về dung lượng và bộ nhớ của máy phải đủ lớn, số liệu thí nghiệm phải được
tự động cập nhật và truyền tải qua máy tính để xử lý và lưu trữ lâu dài. Các thông tin thu
được ngay trong quá trình thí nghiệm phải được hiển thị dưới dạng biểu bảng hoặc đồ thị.
3. Tiến hành thí nghiệm
3.1. Công tác chuẩn bị thí nghiệm
3.1.1. Trước khi tiến hành thí nghiệm cần thu thập các thông tin liên quan đến cọc hoặc
cấu kiện móng thí nghiệm như sau:
a) Tên công trình, hạng mục;
b) Vị trí của cọc hoặc cấu kiện móng trên bản vẽ thi công;
c) Cao độ đáy và đỉnh cọc hoặc cấu kiện móng;
d) Diện tích mặt cắt ngang của cọc hoặc cấu kiện móng;
e) Ngày đổ bê tông;
f) Số lượng ống đo siêu âm được đặt trong một cọc hoặc cấu kiện móng;
g) Các sự cố trong quá trình đổ bê tông (nếu có).
3.1.2. Ống đo được cắt hở ra, đầu ống phía trên phải cao hơn mặt bê tông ít nhất là 0,2 m.
Cần kiểm tra độ thông suốt của các ống đo trước khi tiến hành thí nghiệm. Xác định cao
độ mép trên của các ống và khoảng cách giữa tâm các ống theo tổ hợp các mặt cắt cần tiến
hành thí nghiệm. Trong trường hợp không thể đo được trực tiếp khoảng cách giữa tâm các
ống thì cho phép xác định theo bản vẽ thiết kế . Vị trí của các ống phải được thể hiện trên
bản vẽ có đánh số thứ tự theo chiều kim đồng hồ và hướng bắc nam.
CHÚ THÍCH: Đối với cọc có đặt ống khoan lấy mẫu ở lõi đáy cọc, do đáy của ống khoan
lấy mẫu thường được đặt cách đáy cọc từ 1,0 m đến 2,0 m vì vậy chỉ sử dụng ống khoan
lấy mẫu làm ống đo siêu âm sau khi cọc này đã thực hiện xong công tác khoan lấy mẫu ở
lõi đáy cọc.
3.2. Cách tiến hành
3.2.1. Lắp đặt và kết nối thiết bị chuẩn bị cho thử nghiệm. Sau khi việc kết nối hoàn thành,
kiểm tra nguồn điện và khởi động máy.
3.2.2. Hiệu chỉnh tín hiệu thu phát khi bắt đầu thử nghiệm được đảm bảo theo hai điều
kiện sau:
a) Đầu thu và đầu phát được thả vào trong lòng ống đo, tại một độ sâu dự định để điều
chỉnh tín hiệu các đầu đo này phải luôn đặt cùng một cao độ;

54
b) Tín hiệu được điều chỉnh sao cho thời gian truyền xung siêu âm từ điểm phát điểm thu
là tối thiểu và biên độ thu được của tín hiệu xung là lớn nhất.
3.2.3. Trong quá trình thử nghiệm đầu đo dịch chuyển từ đáy lên đỉnh cọc (xem Hình 1).
Cả đầu thu và đầu phát cùng được kéo lên với một vận tốc tính trước phù hợp với chiều
dài cọc và khả năng của thiết bị, các ống đo phải đảm bảo luôn đầy nước, tín hiệu xung
siêu âm được hiển thị trên màn hình theo chiều dài của mỗi mặt cắt thí nghiệm và được
ghi lại thành tệp số liệu. Kết quả thí nghiệm thu được thông thường bao gồm các số liệu cơ
bản sau:
a) Thời gian truyền xung, tần số và biên độ xung tại các độ sâu thử nghiệm từ điểm phát
điểm thu;
b) Chiều dài của mỗi mặt cắt thử nghiệm.

CHÚ DẪN:
1 Máy đo siêu âm
2 Cáp tín hiệu
3 Ống đo siêu âm
4 Cấu kiện bê tông cần
kiểm tra
5 Đầu phát
6 Đầu thu
Hình 1 - Thử nghiệm siêu âm cọc khoan nhồi
4. Đánh giá kết quả thử nghiệm
4.1. Trên cơ sơ các kết quả đo khoảng cách giữa tâm hai đầu đo (khoảng cách giữa tâm hai
ống đo cùng một mặt cắt thử nghiệm) và thời gian truyền xung giữa hai đầu đo đó, vận tốc
truyền xung siêu âm trong bê tông tại một độ sâu thử nghiệm được tính theo công thức:
V = L/T
trong đó:
V là vận tốc truyền xung siêu âm, tính bằng mét trên giây (m/s);

55
L là khoảng cách giữa tâm hai đầu đo, tính bằng mét (m);
T là thời gian truyền xung siêu âm qua chiều dài L, tính bằng giây (s).
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp khoảng cách giữa tâm hai đầu đo ≤ 30 cm, cần chú ý giá
trị vận tốc truyền xung trong bê tông có thể bị ảnh hưởng đáng kể do sai số khi xung siêu
âm phải truyền qua môi trường nước và vật liệu làm ống siêu âm.
4.2. Sai số cho phép về thời gian truyền xung thu được theo các độ sâu khác nhau sau khi
đã hiệu chỉnh không vượt quá 1 %, sai số biên độ xung không vượt quá 5 %. Phần mềm để
xử lý kết quả phải có khả năng xử lý hoặc loại bỏ nhiễu trong kết quả thử nghiệm.
4.3. Tại hiện trường có thể sơ bộ đánh giá kết quả đo về tính đồng nhất của bê tông cọc
dựa theo biểu đồ tín hiệu thời gian hoặc vận tốc truyền xung siêu âm thu được theo suốt
chiều dài mặt cắt thí nghiệm. Khi thấy có sự giảm vận tốc truyền xung (giảm ≥ 20 %) hoặc
tăng thời gian truyền xung (tăng ≥ 20 %), thì phải thử nghiệm lại ở cao độ của vị trí đó để
khẳng định khuyết tật.
CHÚ THÍCH: Khi xác định tính đồng nhất của bê tông bằng phương pháp xung siêu âm
cần đánh giá kết hợp với kết quả thử nghiệm nén mẫu bê tông và chỉ xét cho phần mẫu bê
tông đạt yêu cầu về cường độ theo thiết kế.
4.4. Để đánh giá tính đồng nhất và vị trí khuyết tật của bê tông cọc khoan nhồi hoặc cấu
kiện móng thử nghiệm nên kết hợp các đặc trưng của xung siêu âm ghi nhận được như:
vận tốc, biên độ, năng lượng, thời gian truyền xung siêu âm.
5. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm được trình bày theo mẫu của Trung tâm

56
QUY TRÌNH NÉN TĨNH DỌC TRỤC CỌC
1. Mục đích thí nghiệm.
Thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục (Thí nghiệm nén tĩnh cọc) được tiến
hành nhằm xác định sức chịu tải và độ lún của cọc đối với tải trọng làm việc dự tính. Kết
quả thí nghiệm dùng để kiểm tra khả năng làm việc thực tế của cọc, kiểm tra số liệu thiết
kế móng cọc và làm căn cứ để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Phương pháp thí nghiệm.
Thí nghiệm nén tĩnh cọc được tiến hành bằng phương pháp gia tải và giảm tải theo
từng cấp, giữ tải trong thời gian quy định, đo độ lún đầu cọc dưới cấp tải trọng tương ứng.
Từ đó xác định mối quan hệ giữa độ lún, tải trọng và thời gian của cọc thí nghiệm.
3. Thiết bị thí nghiệm.
Thiết bị thí nghiệm bao gồm hệ gia tải, hệ phản lực và hệ đo đạc quan trắc.
a. Hệ gia tải.
Hệ truyền tải gồm kích thuỷ lực có sức nâng lớn hơn 150% tải trọng thí nghiệm,
dầm chính và các tấm đệm, có khả năng gia tải, giảm tải với cấp tải trọng phù hợp
với tải trọng thí nghiệm, có khả năng giữ tải ổn định không ít hơn 24 giờ, có hành trình đủ
để đáp ứng chuyển vị đầu cọc lớn nhất theo dự kiến cộng với biến dạng của hệ phản lực.
Phản lực tiếp nhận từ dầm chính thông qua kích thuỷ lực tác dụng lên cọc.
Toàn bộ hệ thống kích thuỷ lực, dầm chính và tấm đệm đầu cọc và đầu kích tạo
thành hệ truyền tải lên đầu cọc. Tấm đệm đầu cọc và đầu kích làm bằng thép bản có đủ
cường độ và độ cứng bảo đảm phân bố tải trọng đồng đều của kích lên đầu cọc.
b. Hệ phản lực.
Hệ phản lực có thể bằng rô bốt ép cọc hoặc dàn chất tải và đối trọng.
Nếu hệ phản lực bằng Rô bốt, Rô bốt phải đảm bảo đủ tải trọng để thí nghiệm, hơn
120% tải thí nghiệm.
Nếu hệ phản lực bao gồm dàn chất tải và đối trọng sẽ được lắp dung như sau:
Hai đầu dàn chất tải được kê cân bằng trên gối kê bê tông. Gối kê được đặt cách cọc
thí nghiệm một khoảng lớn hơn 3 lần cạnh lớn nhất của tiết diện ngang cọc thử ( không
nhỏ hơn 1,5m ) đảm bảo quy định tránh ảnh hưởng lún của chúng đến kết quả thí nghiệm.
Đối trọng bằng những khối bê tông cốt thép kích thước khác nhau được đặt lên dàn
chất tải. Tổng trọng lượng của hệ thống đối tải bao gồm: Trọng lượng tải trọng, dàn chất
tải, dầm thí nghiệm, kích và các tấm đệm đảm bảo lớn hơn 120% tải trọng thí nghiệm lớn
nhất.
c. Hệ đo đạc quan trắc.

57
Hệ đo đạc quan trắc bao gồm 01 áp kế làm việc, 02 đồng hồ đo biến dạng.
Áp kế làm việc dùng để đo tải trọng thí nghiệm và được lắp trực tiếp vào hệ thống
kích thuỷ lực.
Đồng hồ đo lún loại thiên phân kế có chiều dài chuyển vị 50mm và độ chính xác
0,01mm được gá chặt vào hai dầm chuẩn bằng nam châm từ.
Tất cả các đồng hồ đo và kích thuỷ lực đều được kiểm định và hiệu chỉnh theo định
kỳ. Trước khi thí nghiệm, các chứng chỉ kiểm định được trình báo với cơ quan thiết kế, Tư
vấn và Chủ đầu tư.
4. Chuẩn bị thí nghiệm.
Các cọc được cơ quan thiết kế chỉ định thí nghiệm cần được kiểm tra chất lượng
theo các tiêu chuẩn hiện hành về thi công và nghiệm thu cọc.
Việc tiến hành thí nghiệm chỉ được bắt đầu sau thời gian nghỉ của cọc BTCT (Tối
thiểu 7 ngày đêm).
Đầu cọc phải được làm bằng phẳng, vuông góc với trục của cọc. Nếu cọc phải cắt
bớt hoặc nối thêm phải gia cố đầu cọc đủ để không bị phá hoại cục bộ dưới tác dụng của
tải trọng thí nghiệm.
Chuẩn bị tải trọng cần thiết và hệ gia tải đủ để tiến hành thí nghiệm.
Hệ phản lực phải cân bằng và đối xứng qua trục của cọc, bảo đảm truyền tải trọng
dọc trục, chính tâm lên đầu cọc, đồng thời tuân thủ các quy định sau:
Nếu bằng rô bốt phải được cân chỉnh đúng tâm rô bốt, nếu bằng tải bê tông:
Dàn chất tải được lắp đặt trên các gối kê ổn định, hạn chế tối đa độ lún tối đa của
các gối kê.
Dầm chính và hệ dầm chịu lực phải được kê lên các trụ đỡ hoặc các gối kê.
Khi sử dụng nhiều dầm chính, các dầm nhất thiết phải được liên kết cứng với nhau
bằng hàn chịu lực, bảo đảm truyền tải trọng đồng đều lên đầu cọc.
Việc chất đối trọng phải cân bằng, nhẹ nhàng, tránh các xung lực.
Khi lắp dựng xong, đầu cọc không bị nén trước khi thí nghiệm.
Các dầm chuẩn được đặt song song hai bên cọc thí nghiệm, các trụ đỡ dầm được
chôn chặt xuống đất. Chuyển vị kế được lắp đối xứng hai bên đầu cọc và được gắn cố định
lên các dầm chuẩn, chân của chuyển vị kế được tựa lên dụng cụ kẹp đầu cọc hoặc tấm đệm
đầu cọc.
Kích đặt trực tiếp lên tấm đệm đầu cọc, chính tâm so với tim cọc.
5. Quy trình thí nghiệm.
a. Quy trình.

58
Trước khi thí nghiệm chính thức, tiến hành gia tải trước nhằm kiểm tra hoạt động của
thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa các thiết bị đầu cọc. Gia tải trước với tải trọng
bằng 5% tải trọng thiết kế sau đó giảm tải về 0 trong 10 phút, theo dõi hoạt động của các
thiết bị thí nghiệm. Điều chỉnh các đồng hồ về 0 để bắt đầu tiến hành thí nghiệm chính
thức.
Việc tăng tải phải được tiến hành đều và tránh các xung lực. Tăng tải theo
từng cấp bằng 25% tải trọng thiết kế.
Mỗi cấp tải trọng ghi lại các số đọc ở các thiết bị đo. Số đầu tiên ngay trong quá trình
tăng tải, 3 số tiếp theo cứ 10 phút đọc 1 lần, 2 số tiếp theo 15 phút đọc 1 lần, sau đó cứ 1
giờ đọc 1 lần cho tới khi độ lún đầu cọc đạt ổn định quy ước (Giá trị độ lún đầu cọc không
quá 0,25mm/h).
Cấp tăng, giảm tải, thời gian giữ tải và thời gian theo dõi độ lún được thực hiện theo
bảng sau :
% TẢI THỜI GIAN
TRỌNG LỰC THỜI GIAN QUAN TRẮC GIỮ TẢI
STT TỐI THIỂU GHI CHÚ
THIẾT KẾ (Tấn) (Phút)
(%P) (Phút)

TĂNG TẢI

1 25 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - - 60 -
2 50 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - - 60 -
3 75 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - - 60 -
4 100 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - - 60 -
5 125 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - - 60 -
6 150 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - - 60 -
7 175 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - - 60 -
8 200 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 - 120 - ... - 360 - 360 -
GIẢM TẢI
9 150 - 0 - 10 - 20 - 30 -... - 30 -
10 100 - 0 - 10 - 20 - 30 -... - 30 -
11 50 - 0 - 10 - 20 - 30 -... - 30 -
12 0 - 0 - 10 - 20 - 30 - 45 - 60 -... - 60 -

59
b. Điều kiện kết thúc thí nghiệm.
Kết thúc thí nghiệm khi một trong các điều kiện sau:
- Hoàn thành thí nghiệm theo quy trình đã nêu ở trên.
- Tổng độ lún của cọc vượt quá 0,1D
- Vật liệu làm cọc bị phá hoại.
c. Quy định về dừng thí nghiệm.
Thí nghiệm phải dừng khi phát hiện thấy một trong các hiện tượng sau:
- Hệ thống thiết bị thí nghiệm không ổn định.
- Cọc bị nén trước trước khi thí nghiệm.
- Đầu cọc thí nghiệm bị phá vỡ.
- Các mốc đo bị hỏng.
- Kích thuỷ lực hoặc đồng hồ đo lún bị hỏng.
6. Kết quả thí nghiệm.
- Số liệu thực tế ghi chép quan hệ giữa thời gian, độ lún và tải trọng tác dụng lên
cọc ngoài hiện trường.
-Xây dựng biểu đồ quan hệ giữa tải trọng và độ lún của cọc.
-Xây dựng biểu đồ quan hệ giữa thời gian và độ lún của cọc.
-Xây dựng biểu đồ quan hệ giữa thời gian và tải trọng.
- xây dựng biểu đồ quan hệ giữa tải trọng - độ lún - thời gian.

60
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM VẢI ĐỊA, BẤC THẤM

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU KÉO VÀ ĐỘ GIÃN DÀI


1 - Kích thước mẫu
- Mẫu thử dạng hình chữ nhật, kích thước mẫu được chế tạo như sau:
- Chiều rộng mẫu 100  2mm
- Chiều dài mẫu (100+2L)  1mm
Trong đó L là độ dài ngàm kẹp.
2 - Số lượng mẫu thử
- Số lượng mẫu thử ít nhất trong mọi trường hợp là 5 mẫu.
3- Cách thiết lập đo độ giãn dài của mẫu thử
- Xác định tâm điểm O của mẫu.
- Kẻ đường trung tâm đi qua tâm điểm và trùng với hướng lực kéo.
- Vị trí các điểm A, B nằm trên đường trung tâm và cách đều tâm điểm về hai phía 30mm.

4 - Cách tiến hành


- Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 ngàm kẹp 100  3mm.
- Đặt tốc độ kéo là 20mm/phút.
- Mẫu thử lắp vào ngàm kẹp theo chiều rộng mẫu, đường trung tâm mẫu phải trùng với
hướng lực kéo.
- Cho máy kéo đến khi mẫu đứt hoàn toàn.
- Độ giãn dài mẫu tính theo công thức:
e = 100 x L/L0 L = L1 - L0
Trong đó: L0 là khoảng cách ban đầu của các điểm đo A và B (mm)

61
L1 là khoảng cách điểm đo A và B tại lực kéo lớn nhất (mm)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM XUYÊN TCVN 8487 : 2010


1 - Kích thước mẫu
- Mẫu thử hình tròn có đường kính (D) phụ thuộc vào đường kính trong (d) của ống mẫu
và độ dài kẹp mẫu (L) theo đẳng thức sau:
D = d + 2L
2 - Số lượng mẫu thử
- Số lượng mẫu thử ít nhất trong mọi trường hợp là 05 mẫu.
3 - Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị đo độ thấm xuyên có dạng ống tròn hình chữ U.Sơ đồ nguyên lý thiết bị đo độ
thấm xuyên dưới cột nước không đổi được mô tả theo hình sau:

- Đường kính trong của ống chứa mẫu phải ≥50mm.


- Thiết bị phải có bộ phận cung cấp, khống chế và ổn định lưu lượng nước, đồng thời
có thể chỉnh vận tốc dòng chảy từ 0,00 m/s đến 0,035 m/s. Bộ phận này có thể là van điều
chỉnh vận tốc dòng chảy hoặc các phương tiện thay đổi chiều cao cột nước.
- Các ống đo áp pizomet bố trí trước và sau mẫu thử để đo chênh lệch cột nước.
3 - Cách tiến hành
- Xác định nhiệt độ của nước dùng vào thí nghiệm.
- Xác định sự tổn hao cột nước h vốn có của thiết bị khi chưa có mẫu ứng với vận
tốc Vt từ 0,00 m/s đến 0,035 m/s.
Thường chọn các vận tốc 0,005 m/s; 0,0075 m/s; 0,010 m/s; 0,015 m/s và 0,020 m/s.
Với 5 vận tốc đã chọn ta có 5 giá trị h tương ứng.
- Cho mẫu vào thiết bị, đo lưu lượng nước chảy qua mẫu và tính vận tốc theo công
thức sau:
v = Q x 1 / (A x t)
Trong đó:

62
v là vận tốc tính bằng m/s
Q là thể tích nước chảy qua mẫu tính bằng m3
A là diện tích mẫu chịu dòng chảy qua tính bằng m2
1 là hệ số điều chỉnh độ nhớt của nước theo nhiệt độ
- Xác định sự hao tổn cột nước ht trên mẫu thử với 5 vận tốc Vt khác nhau 0,005 m/s;
0,0075 m/s; 0,010 m/s; 0,015 m/s và 0,020 m/s.Giá trị ht = h1 - h2
- Độ thấm xuyên của mẫu thử tính theo công thức :
 = Q x 1 / (A x t x ht)

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM XUYÊN TCVN 8871 : 2011


1. Thiết bị
1.1. Thiết bị lắc
Máy lắc rây phải tạo ra sự chuyển động theo phương nằm ngang và thẳng đứng của rây để
các hạt trên rây vừa nẩy lên vừa xoay tròn, tạo ra các hướng khác nhau của chúng trên bề
mặt rây. Máy lắc rây phải là một thiết bị có tần số ổn định, sử dụng một "tay đòn" để tạo
sự chuyển động có qui luật cho các hạt thủy tinh.
Chú thích: Cần phải kiểm tra thường xuyên đối với điểm tiếp xúc bằng bấc hoặc cao su
trên các bộ lắc rây khi chuyển động thẳng đứng được tạo ra bởi tay đòn đập vào miếng bấc
hoặc cao su. Trên nắp rây miếng bấc hoặc cao su quá mòn sẽ ảnh hưởng tới sự chuyển
động của các hạt thủy tinh ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm.
1.2. Khay, nắp và khung rây đường kính 200 mm.
1.3. Hạt thủy tinh hình cầu với các cỡ đường kính hạt phù hợp với Bảng 1. Chuẩn bị
những cỡ đường kính hạt cần thiết cho loại vải ĐKT dự kiến thử nghiệm. Chuẩn bị ít nhất
50 gam mỗi cỡ đường kính hạt để sử dụng trước khi bắt đầu thử nghiệm.
Chú thích: Việc định cỡ tất cả các hạt cần phải được kiểm tra trước mỗi lần sử dụng bằng
cách rây trên những cặp rây được nêu ở Bảng 2.
Bảng 1: Cỡ hạt thủy tinh
Khoảng cỡ hạt
Quy định cỡ hạt
Lọt qua Giữ lại
mm Số hiệu rây mm Số hiệu rây mm Số hiệu rây
2,0 10 1,70 12 1,7 12
1,4 14 1,18 16 1,18 16
1,00 18 0,850 20 0,850 20
0,710 25 0,600 30 0,600 30
0,500 35 0,425 40 0,425 40

63
Khoảng cỡ hạt
Quy định cỡ hạt
Lọt qua Giữ lại
0,355 45 0,300 50 0,300 50
0,250 60 0,212 70 0,212 70
0,180 80 0,150 100 0,150 100
0,125 120 0,106 140 0,106 140
0,090 170 0,075 200 0,075 200
1.4. Cân có khả năng cân mẫu với độ chính xác tới ± 0,01 g.
1.5. Bộ phận khử tích điện, để phòng ngừa tích lũy điện tĩnh khi các hạt thủy tinh được
lắc đều trên bề mặt của mẫu thử có thể sử dụng thiết bị hoặc những chất phun "khử tĩnh
điện".
1.6. Tủ sấy
Thiết bị sấy có thể gia nhiệt theo yêu cầu.
1.7. Khay, để hứng hạt thủy tinh lọt qua rây.
CHÚ DẪN:
1) Nắp rây;
2) Rây chứa mẫu thử và hạt chuẩn;
3) Má kẹp dưới;
4) Để rây hứng hạt chuẩn;
5) Mẫu thử;
6) Hạt thủy tinh;
7) Đệm giảm chấn;
8) Thanh tạo lực đập theo chiều
thẳng đứng;
9) Bộ điều khiển thời gian đếm
ngược.
Sơ đồ  thiết bị thử nghiệm kích thước lỗ biểu kiến

2. Mẫu thí nghiệm


2.1. Chuẩn bị mẫu thử
2.1.1. Lấy mẫu và lựa chọn
a) Lấy mẫu đưa về phòng thử nghiệm
Lấy một đoạn vải có chiều rộng chiếm hết chiều khổ của cuộn vải và chiều dài khoảng 4,0
m theo chiều cuộn từ mỗi cuộn vải trong lô mẫu, loại bỏ không nhỏ hơn 2 m phần vải
ngoài cùng của cuộn vải (mẫu có thể được lấy từ nhà máy sản xuất, kho hoặc nơi bảo quản

64
ở hiện trường). Trong trường hợp tranh chấp, không sử dụng phần vải xung quanh lõi cuộn
vải để thử nghiệm.
b) Phạm vi lựa chọn cắt mẫu thử: cắt một số mẫu thử từ mỗi đoạn vải đã được xác định
theo từng hướng. Không lấy mẫu thử trong phạm vi 1 phần 20 chiều rộng của vải hoặc 150
mm tính từ mép vải (biên của cuộn vải).
2.1.2. Số lượng mẫu thử
2.1.2.1. Qui định thông thường
Trên mỗi đoạn vải cắt một tập mẫu thiểu 5 mẫu thử.
2.1.2.2. Khi có sự tranh chấp hoặc có qui định và thỏa thuận khác trong yêu cầu kỹ
thuật, số lượng mẫu thử trong tập mẫu thử đối với một chỉ tiêu sao cho có thể có được 95
% xác suất tin cậy của kết quả thử nghiệm với giá trị không vượt quá 5 % so với giá trị
trung bình của mỗi đoạn vải ứng với mỗi chiều cuộn và chiều khổ, xem TCVN 8222 :
2009 mục 6.
2.1.2.3. Gia công mẫu thử
Cắt các mẫu thử hình tròn có đường kính không nhỏ hơn 200 mm.
2.2. Xử lý mẫu thử
Đưa các mẫu thử về sự cân bằng độ ẩm trong khí quyển để thử nghiệm. Sự cân bằng đạt
được khi độ tăng khối lượng của mẫu thử trong những lần cân liên tiếp với khoảng thời
gian không dưới 2 giờ không vượt quá 0,1% khối lượng của mẫu thử.
Chú thích: Trong thử nghiệm thông thường có thể chỉ cần để mẫu thử ở điều kiện không
khí chuẩn trong khoảng thời gian hợp lý trước khi thử nghiệm. Phần lớn các trường hợp
đều cho thấy khoảng thời gian 24 giờ trong điều kiện phòng thử nghiệm là chấp nhận
được. Tuy nhiên, một số loại sợi của mẫu thử thể hiện tốc độ cân bằng độ ẩm chậm, khi
nhận được mẫu còn ướt. Trạng thái này của mẫu thử không được chấp thuận trong trường
hợp xảy ra tranh chấp.
2.3. Lưu mẫu
- Mẫu lưu có diện tích không nhỏ hơn 1 m2.
- Mẫu lưu và điều kiện tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 8222: 2009.
- Thời gian lưu mẫu tối thiểu là 28 ngày.
3. Quy trình thí nghiệm
3.1. Lắp đặt mẫu thử vào khung rây: Cố định mẫu thử căng và phẳng không để có nếp
nhăn hoặc chỗ lồi lõm. Vải ĐKT không được kéo căng qua mức hoặc biến dạng đến mức
làm thay đổi hoặc biến dạng các lỗ hổng trên vải.
3.2. Đặt khung dây lên trên khay hứng hạt thủy tinh.

65
3.3. Đổ (50 ± 0,05) g hạt thủy tinh theo từng từ cỡ bắt đầu từ nhỏ nhất đã được chuẩn bị
sẵn vào chính giữa của mẫu vải ĐKT.
3.4. Đậy nắp trên và đưa vào máy lắc.
3.5. Khởi động máy lắc và đập thời gian 10 phút.
3.6. Sau khi kết thúc quá trình lắc và đập:
- Lấy những hạt thủy tinh còn giữ lại trên mặt mẫu vào trong một chiếc khay;
- Lấy cả những hạt còn dính lại trên rây thu được bằng cách lật ngược mẫu thử lên và
gõ mép rây làm chúng bật ra.
Chú thích:  Bước này cung cấp thông tin về số lượng hạt được giữ lại trên vải ĐKT và số
lượng bị tổn thất trong thí nghiệm.
3.7. Cân những hạt thủy tinh lọt qua mẫu thử, độ chính xác ± 0,05 g và ghi lại số liệu.
3.8. Lắp mẫu thử tiếp theo để thử nghiệm với cỡ hạt lớn hơn một cấp đường kính (trình
tự thử nghiệm được lặp lại từ 8.1 đến 8.7). Quá trình thử nghiệm lặp lại cho đến khi khối
lượng của những hạt lọt qua mẫu thử không lớn hơn 5%.
Chú thích: Thực hiện các thử nghiệm sao cho tỷ lệ trọng lượng phần trăm hạt tiêu chuẩn
lọt qua giảm dần từ giá trị trên 5% xuống bằng hoặc nhỏ hơn 5%.
4. Đánh giá kết quả
4.1. Tính các giá trị của mẫu riêng lẻ
Đối với mỗi cỡ hạt được thử nghiệm với từng mẫu thử tính tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng
tới số nguyên gần nhất của cỡ hạt đã lọt qua mẫu thử bằng công thức:
B = 100 x                   (1)
Trong đó:
B là tỷ lệ phần trăm khối lượng hạt lọt qua mẫu thí nghiệm, %;
P là khối lượng hạt thủy tinh trong khay hứng, g;
T là tổng khối lượng hạt thủy tinh đã sử dụng, g.
Ghi lại các tính toán và tỷ lệ phần trăm số hạt lọt qua.
Gán cho mỗi mẫu thử kích thước lỗ hổng biểu kiến bằng cỡ hạt quy định tính bằng mm
của những hạt trong đó 5% trở xuống lọt qua mẫu thử.

4.2. Vẽ đồ thị
Từ kết quả thử nghiệm trên 5 mẫu thử, vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ lệ phần
trăm (%) khối lượng hạt lọt qua mẫu tương ứng với mỗi đường kính hạt (mm) trên hệ tọa
độ bán logarite.

66
CHÚ DẪN
- AB là đường thẳng có giá trị
hàm lượng hạt lọt sàng 5 %;
- B là giao điểm của đường AB
với đường cong thành phần hạt;
- BC là đường thẳng vuông góc
với trục hoành;
- C là giá trị đường kính hạt ứng
với lượng lọt sàng 5%.
Đường cong quan hệ giữa phần trăm lọt sàng và đường kính hạt

4.3. Xác định kích thước lỗ hỗng biểu kiến


Trên đồ thị (xem hình 2) xác định kích thước lỗ hổng biểu kiến theo các bước sau:
- Kẻ một đường thẳng qua điểm A có tung độ 5 % vuông góc với trục tung giao cắt
với đường đồ thị tại điểm B (giao điểm);
- Tại B, kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành, giao điểm C của đường thẳng BC
với trục hoành là giá trị đường kính hạt tương ứng với 5 % khối lượng hạt lọt qua mặt mẫu
thử. Giá trị tại điểm C trên trục hoành chính là kích thước lỗ hổng biểu kiến của mẫu thử,
tính bằng mm.

67
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU CÁC LỚP ÁO ĐƯỜNG

Quy trình thí nghiệm vật liệu bao gồm :


- Phương pháp xác định thành phần hạt, hàm lượng thoi dẹt, độ mài mòn của cốt
liệu thô bằng máy Los Angeles (TCVN7572:06) (Xem phần quy trình thí nghiệm đá
cho bê tông)
- Phương pháp xác định giới hạn dẻo, giới hạn chảy (TCVN 4197:2012)
- Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm (22 TCN 333 - 06)
- Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí
nghiệm (22 TCN 332 - 06)
1. Phương pháp xác định giới hạn dẻo, giới hạn chảy (TCVN4197:2012)
a) Thiết bị thử

- Tấm kính mài mờ

- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g

- Bộ dụng cụ Casagrande ( bát, dao, vạch tạo rãnh)

- Hộp nhôm tủ sấy

- Sàng 0,425mm, sàng 1mm

b) Tiến hành thử

Giới hạn dẻo:

- Đất hong khô gió được làm tơi vụn bằng chày cao su cho qua sàng
1mm( 0,425mm).

- Lấy lượng đất qua sàng khoảng 300g cho vào bát. Nhào trộn với nước cất thật đều.
Đem ủ mẫu 1ngày đêm.

- Lấy mẫu đã ủ tong ít lăn nhẹ trên 1 tấm kính. Khi lăn tới đường kính 3mm, thấy
que đất bị rạn nứt ngang và đứt thành đoạn ngắn từ 3 đến 10mm chứng tỏ que đất có
độ ẩm bằng giới hạn dẻo. Nhặt các que đất cho vào hộp. Làm như vậy cho tới khi có
được 10g đất thì tiến hành xác định độ ẩm của đất trong hộp. Kết quả tìm được đó là
độ ẩm giới hạn dẻo.

68
Giới hạn chảy:

- Dùng đất lọt qua sàng 1mm (0,425mm) sau khi trộn mẫu với nước cất và ủ xong.

- Cho đất và bát đến 1 chiều dày khoảng 10-12mm. Dùng dụng cụ tạo rãnh, vạch 1
rãnh hình thang. Lắp bát vào bộ phận đập. Quay tay để nâng bát lên và để rơi tự do.
Tốc độ quay 2vòng/giây. Nếu sau 25 lần va đập mà đất ở đáy mép rãnh khép kín lại
trên 1 khoảng dài 13mm thì đất có độ ẩm phù hợp với yêu cầu. Lấy mẫu để xác định
độ ẩm. Đó là độ ẩm giới hạn chảy.

2. Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

(22 TCN 333 - 06)

a) Thiết bị thử

- Máy đầm chặt

- Cối đầm (khuôn đầm): có hai loại cối đầm, cối nhỏ (có đường kính trong 101,6
mm) và cối lớn (có đường kính trong 152,4 mm).

- Tủ sấy: loại có bộ phận cảm biến nhiệt để có thể tự động duy trì nhiệt độ trong tủ
ở mức 110  5o C dùng để sấy khô mẫu, xác định độ ẩm.

- Cân kỹ thuật chính xác  1g

- Sàng: 2 sàng lỗ vuông loại 19,0 mm và 4,75 mm

- Dụng cụ trộn mẫu: gồm một số dụng cụ như chảo, bay, dao... dùng để trộn đều
mẫu với các hàm lượng nước khác nhau.

- Dụng cụ làm tơi mẫu: vồ gỗ, chầy cao su

b) Tiến hành thử

- Làm khô mẫu: nếu mẫu ẩm ướt, cần phải làm khô mẫu bằng cách phơi ngoài
không khí hoặc cho vào trong tủ sấy, duy trì nhiệt độ trong tủ sấy không quá 60 oC
cho đến khi có thể làm tơi vật liệu. Dùng vồ gỗ đập nhẹ để làm tơi vật liệu, dùng
chầy cao su nghiền các hạt nhỏ để tránh làm thay đổi thành phần hạt cấp phối tự
nhiên của mẫu.

69
- Sàng mẫu: mẫu thí nghiệm đầm nén phải được sàng để loại bỏ hạt quá cỡ. Căn cứ
phương pháp đầm nén quy định để sử dụng loại sàng thích hợp:

+ Với phương pháp I-A và II-A: vật liệu được sàng qua sàng 4,75 mm;

+ Với phương pháp I-D và II-D: vật liệu được sàng qua sàng 19,0 mm.

- Khối lượng mẫu cần thiết: căn cứ phương pháp đầm nén quy định, khối lượng mẫu
vật liệu tối thiểu cần thiết để thí nghiệm như sau:

+ Với phương pháp I-A và II-A: 15 kg (3 kg x 5 cối);

+ Với phương pháp I-D và II-D: 35 kg (7 kg x 5 cối).

- Tạo ẩm mẫu, mỗi phần cho một lượng nước thích hợp theo thứ tự tăng dần. Với
đất thời gian ủ là khoảng 12 giờ, cát và đá dăm cấp phối khoảng 4 giờ.

- Đầm 3 lớp (hoặc 5 lớp) tùy theo phương pháp tiêu chuẩn hay cải tiến.

- Đầm lớp thứ nhất: đặt cối tại vị trí có mặt phẳng chắc chắn, không chuyển vị trong
quá trình đầm. Cho một phần mẫu có khối lượng phù hợp vào cối, dàn đều mẫu và
làm chặt sơ bộ bằng cách lấy chầy đầm hoặc dụng cụ nào đó có đường kính khoảng
50 mm đầm rất nhẹ đều khắp mặt mẫu cho đến khi vật liệu không còn rời rạc và mặt
mẫu phẳng. Khi đầm, phải để cho chầy đầm rơi tự do và dịch chuyển chầy sau mỗi
lần đầm để phân bố các cú đầm đều khắp mặt. Sau khi đầm xong với số chầy quy
định, nếu có phần vật liệu bám trên thành cối hoặc nhô lên trên bề mặt mẫu thì phải
lấy dao cạo đi và rải đều trên mặt mẫu. Các lớp tiếp theo lặp lại như trên.

- Đầm nén xong gạt bằng 2 đầu đem cân xác định khối lượng và lấy mẫu xác định
độ ẩm.

3. Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí
nghiệm (22 TCN 332 - 06)

a) Thiết bị thử

- Máy nén CBR

- Đồng hồ đo biến dạng 50mm

70
- Cối CBR

- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01 và 0,1g

- Bộ thiết bị đầm chặt vật liệu

- Dụng cụ đo độ trương nở

- Tấm gia tải được làm bằng thép

- Tủ sấy, thùng ngâm mẫu

b) Tiến hành thử

- Mẫu vật liệu chuyển về phòng thí nghiệm được làm khô bằng cách tãi rời rồi hong
gió hoặc cho vào tủ sấy ở nhiệt độ không quá 60OC.

- Sàng và gia công mẫu.

- Thí nghiệm đầm nén mẫu mục đích là để tìm ra giá trị độ ẩm tốt nhất làm cơ sở
đầm tạo mẫu CBR và giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất làm cơ sở xác định giá
trị độ chặt đầm nén K của mẫu CBR.

- Chia 25 kg mẫu đã chuẩn bị thành 3 phần, mỗi phần khoảng 7 kg để đầm tạo mẫu
CBR. Tính lượng nước thích hợp cho vào 3 mẫu để đạt được độ ẩm tốt nhất

- Đầm mẫu: được thực hiện trong cối CBR. Công đầm quy định tương ứng với 3
mẫu là: mẫu 1: 65 chày/lớp; mẫu 2: 30 chày/lớp; mẫu 3: 10 chày/lớp.

- Ngâm mẫu trong 4 ngày đêm, khi ngâm phải dùng các vòng gia tải đè lên mặt
mẫu. Khối lượng vòng gia tải bằng 4,54kg. Khi ngâm mẫu lắp đồng hồ đo biến
dạng theo dõi độ trương nở của mẫu.

- Gia tải: bật máy để cho đầu nén xuyên vào mẫu với tốc độ quy định là 1,27
mm/phút

- Ghi lấy giá trị lực ứng với độ xuyên sâu là 0,64; 1,27; 1,91; 2,54; 3,75; 5,08 và
7,62 mm.

- Sau khi kết thúc thí nghiệm xác định độ ẩm của mẫu

71
XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG, ĐỘ ẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP DAO ĐAI

(22TCN 02 – 71)

1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm để xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật
liệu không lẫn sỏi sạn (cát, đất sét, đất cát pha, …) tại hiện trường bằng dao đai tròn theo
22 TCN 02 – 71 (tái bản).
Quy trình này mô tả các thiết bị và phương pháp thử chuẩn. Các thay đổi trong quy trình,
tiêu chí đánh giá và thiết bị không chỉ ra trong 22 TCN 02 – 71 (tái bản) có thể được sử
dụng sau khi có thỏa thuận với các bên liên quan, phải được hiệu chuẩn so với phương
pháp thử chuẩn. Trong trường hợp có khiếu nại hoặc tranh chấp, phải sử dụng thiết bị và
phương pháp thử chuẩn nêu ra trong tiêu chuẩn này. Sự thay đổi này phải được ghi lại
trong hồ sơ nghiệm thu
2. Quy định chung
2.1. Hệ số đầm chặt K được xác định trên cơ sở khối lượng thể tích khô xác định theo
quy trình này và khối lượng thể tích khô lớn nhất của mẫu vật liệu cùng loại xác định theo
“Quy trình thí nghiệm các định chỉ tiêu đầm tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm”.
2.2. Quy trình này chỉ áp dụng cho những lớp vật liệu cát, đất sét, đất pha cát, … không
lẫn cốt liệu lớn.
3. Tài liệu áp dụng
22 TCN 02-71 Phụ lục của “Quy trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của nền đất trong
ngành giao thông vận tải”
Yêu cầu kỹ thuật của dự án.
4. Nhân sự
Nhân sự thực hiện thí nghiệm phải được đánh giá và chứng nhận phù hợp với Quy trình
này.
Chỉ nhân viên được đánh giá và chứng nhận phù hợp yêu cầu của Trung tâm kiểm định
chất lượng xây dựng công trình sẽ thực hiện việc đánh giá kết quả kiểm tra để hoàn thiện
báo cáo.
5. Thiết bị
5.1. Bộ dao đai tròn gồm:
Các dao đai tròn bằng thép hay đồng dung tích 100cm 3 hay 200cm3, các dao đai phải được
đánh số và cân trước;
5.2. Cân kỹ thuật, cân được tới 10 kg, độ chính xác ± 0,1g.

72
5.3. Thanh kim loại hoặc dao gạt thật phẳng.
5.4. Một số hộp nhôm, khay nhôm.
5.5. Vadơlin hoặc mỡ để bôi trơn.
5.6. Chảo, bếp ga du lịch hoặc cồn đốt từ 900 trở lên.
5.7. Chổi quét, tấm kính phẳng, búa, túi nilong, bay xúc đất, bút, biên bản thí nghiệm.
6. Quy trình thí nghiệm
6.1. Cách tiến hành
6.1.1. Lấy mẫu đất và cân.
Bôi trơn bên trong lòng dao đai bằng một lớp mỡ mỏng;
Lắp dao dai (đã bôi trơn bên trong) vào với nắp, để dao đai theo phương vuồn góc với mặt
phẳng thí nghiệm, dùng chày đóng dẫn hướng đóng cho dao ngập sâu xuống đất, không
được để xuống nghiêng lệch;
Khi dao đă ngập hết nắp, sử dụng bay đào đất quanh dao lấy nguyên cả dao đai đầy đất
lên, bỏ nắp gạt bằng đầu rồi để tấm kính phẳng lên, tiếp tục lộn ngược dao gặt bằng mặt,
dùng chổi quyét sạch đất cát dính quanh dao và tấm kính. Nếu trong thao tác, mẫu đất bị
về phải làm lại thí nghiệm.
Cân dao đai đầy đất, tấm kính sau khi quyét sạch bên ngoài bằng cân (5.2), ghi lại giá trị
khối lượng chính xác tới 0,1g.
6.1.2. Tìm độ ẩm W của đất bằng phương pháp rang khô
Dùng cân (5.2) cân khối lượng khay kim loại, ghi lại giá trị khối lượng
Cho khoảng 500g mẫu đất trong dao đai vào khay kim loại, cân và ghi loại giá trị khối
lượng khay và đất trong khay
Sử dụng bếp ga du lịch rang đất trong khay tới khi khối lượng cân khay và đất trong khay
hai lần liên tiếp không lệch quá 1%. Chú ý không để rơi vãi vật liệu ra ngoài khay trong
quá trình rang.
Cân lại khối lượng khay và đất khô, ghi lại giá trị khối lượng.
6.2. Tính kết quả
6.2.1. Độ ẩm thực tế tại hiện trường của mẫu W, tính theo công thức:

W=

Trong đó:
W – Độ ẩm thực tế tại hiện trường của mẫu, %;

73
m1 – Khối lượng khay khô, cân chính xác đến 0,01g, tính bằng g;
m2 – Khối lượng khay khô có chứa mẫu ẩm, cân chính xác đến 0,01g, tính bằng g;
m3 – Khối lượng khay có chứa mẫu đã được rang khô, cân chính xác đến 0,01g, tính
bằng g.
6.2.2. Khối lượng thể tích tự nhiên γw, tính theo công thức:

γw =

Trong đó:
γw – Khối lượng thể tích tự nhiên thực tế tại hiện trường, tính bằng g/cm3;
g1 – Khối lượng dao đai đầy đất, tính bằng g;
g2 – Khối lượng dao đai, tính bằng g;
V – Dung tích dao đai tính bằng cm3.
6.2.3. Khối lượng thể tích khô γk, tính theo công thức:

γk =

Trong đó:
γk – Khối lượng thể tích khô thực tế tại hiện trường, tính bằng g/cm3;
γw – Khối lượng thể tích tự nhiên thực tế tại hiện trường, tính bằng g/cm3;
W – Độ ẩm thực thế tại hiện trường, tính bằng %.
6.2.4. Hệ số đầm chặt K
Hệ số đầm chặt K, tính theo công thức:

K=

Trong đó:
γk – Khối lượng thể tích khô thực tế tại hiện trường, tính bằng g/cm3;
γkmax – Khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả đầm nén trong phòng thí
nghiệm, tính bằng g/cm3.
7. Tiêu chi đánh giá
Yêu cầu về giá trị khối lượng thể tích khô thực tế tại hiện trường và hệ số đầm chặt được
căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật của dự án và các bên liên quan.

74
75
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM, KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH CỦA ĐẤT TRONG LỚP KẾT CẤU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP RÓT CÁT (22 TCN 346 : 2006)

1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô của lớp vật
liệu (đất. đất gia cố. đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên …) tại hiện trường
bằng phễu rót cát làm cơ sở xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền, móng đường theo 22
TCN 346 – 06.
Quy trình này mô tả các thiết bị và phương pháp thử chuẩn. Các thay đổi trong quy trình,
tiêu chí đánh giá và thiết bị không chỉ ra trong 22 TCN 346-06 có thể được sử dụng sau
khi có thỏa thuận với các bên liên quan, phải được hiệu chuẩn so với phương pháp thử
chuẩn. Trong trường hợp có khiếu nại hoặc tranh chấp, phải sử dụng thiết bị và phương
pháp thử chuẩn nêu ra trong tiêu chuẩn này. Sự thay đổi này phải được ghi lại trong hồ sơ
nghiệm thu.
2. Quy định chung
2.1. Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô của lớp
vật liệu (đất, đất gia cố, đá gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên...) tại hiện trường
bằng phễu rót cát làm cơ sở xác định hệ số đầm chặt K của lớp nền, móng đường.
2.2. Quy trình này chỉ áp dụng cho những loại vật liệu có không quá 50% lượng hạt
nằm trên sàng 19,0 mm.
2.3. Quy trình này không áp dụng trong những trường hợp sau đây:
- Khi thí nghiệm phát hiện có nước chảy vào hố;
- Thành hố đào bị biến dạng hoặc sập trong quá trình đào hố.
3. Tài liệu áp dụng
22 TCN 346-06 Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót
cát.
22 TCN 333-06 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm.
4. Nhân sự
Nhân sự thực hiện thí nghiệm phải được đánh giá và chứng nhận phù hợp với Quy trình
này.
Chỉ nhân viên được đánh giá và chứng nhận phù hợp yêu cầu của Trung tâm kiểm định
chất lượng xây dựng công trình sẽ thực hiện việc đánh giá kết quả kiểm tra để hoàn thiện
báo cáo.
5. Thiết bị

76
5.1. Bộ phễu rót cát: gồm có 3 phần là bình chứa cát, thân phễu, đế định vị.
5.1.1. Bình chứa cát: làm bằng nhựa hoặc kim loại, có ren ở miệng để có thể lắp chặt khít
với phễu. Bình chứa cát có thể tích tối thiểu là 4,0 lít.
5.1.2. Phễu: làm bằng kim loại. Cuống phễu có ren để lắp với bình chứa cát. Miệng phễu
có đường kính 165,1 mm, được chế tạo để có thể lắp khít với thành lỗ của đế định vị. Gần
cuống phễu có một cái van để cho cát chảy qua. Khi vặn theo chiều thuận kim đồng hồ
cho đến khi dừng, van sẽ được mở hoàn toàn, khi vặn theo chiều ngược lại cho đến khi
dừng, van sẽ được đóng kín hoàn toàn. Thành phễu tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc
60o để cát được phân bố đều trong phễu.
5.1.3. Đế định vị: là một tấm kim loại hình tròn (hoặc hình vuông) đáy phẳng, có đường
kính (hoặc cạnh bên) 304,8 mm. Đế được khoét một lỗ tròn ở giữa với đường kính 165,1
mm, thành lỗ có gờ để có thể lắp vừa với miệng phễu.
5.2. Cát chuẩn : là loại cát sạch, hạt cứng, khô, tơi; kích cỡ hạt lọt qua sàng 2,36 mm và
nằm trên sàng 0,3 mm; hệ số đồng nhất của cát (Cu = D60/D10) nhỏ hơn 2,0.
5.3. Cân: cần có 2 chiếc cân. Một chiếc cân có khả năng cân được đến 15 kg với độ chính
xác ± 1,0 g (để xác định khối lượng của mẫu từ hố đào). Một chiếc có khả năng cân được
đến 1500 g với độ chính xác ± 0,01 g (để xác định độ ẩm mẫu).
5.4. Tủ sấy: loại có bộ phận cảm biến nhiệt để có thể tự động duy trì nhiệt độ trong tủ ở
mức 110oC ± 5oC dùng để sấy khô mẫu.
5.5. Sàng: loại sàng mắt vuông, bao gồm 4 chiếc có kích cỡ 2,36, 1,18, 0,6 , 0,3 mm để
chế bị cát chuẩn và 2 sàng có kích cỡ là 4,75 mm và 19,0 mm để sàng hạt quá cỡ.
5.6. Các loại dụng cụ khác: dao, cuốc nhỏ, đục, xẻng nhỏ, thìa, đinh to, xô có nắp đậy,
hộp đựng mẫu độ ẩm, chổi lông,…
6. Công tác chuẩn bị trong phòng
6.1. Hiệu chuẩn bộ phễu rót cát: nhằm mục đích xác định khối lượng của cát chuẩn chứa
trong phễu và đế định vị. Khi đã biết khối lượng cát này, sẽ xác định được khối lượng cát
chuẩn nằm trong hố đào, là cơ sở để xác định thể tích hố đào. Việc hiệu chuẩn bộ phễu rót
cát theo hướng dẫn tại Phụ lục A.
6.2. Xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn
6.2.1. Mục đích: để xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn, từ đó có thể tính
được thể tích hố đào khi đã biết khối lượng cát chuẩn chứa trong hố đào.
6.2.2. Việc xác định khối lượng thể tích của cát chuẩn theo hướng dẫn tại Phụ lục
B, được tiến hành định kỳ mỗi tháng hoặc khi độ ẩm không khí thay đổi.
6.2.3. Sau mỗi lần xác định khối lượng thể tích của cát, phải tiến hành hiệu chuẩn

77
lại bộ phễu rót cát (Phụ lục A)
7. Quy trình thí nghiệm
7.1. Cách tiến hành
7.1.1. Đổ cát chuẩn vào trong bình chứa cát. Lắp bình chứa cát với phễu, khoá van. Cân
xác định khối lượng tổng cộng ban đầu của bộ phễu có chứa cát (ký hiệu là A), ghi lại giá
trị khối lượng.
7.1.2. Tại vị trí thí nghiệm, làm phẳng bề mặt để sao cho tấm đế định vị tiếp xúc hoàn
toàn với và bề mặt. Lấy đinh ghim đế xuống lớp vật liệu để giữ chặt đế định vị trong khi
thí nghiệm.
7.1.3. Đào một cái hố có đường kính khoảng 15 cm qua lỗ thủng của đế định vị.
Chiều sâu của hố đào phải bằng chiều dày lớp vật liệu đã được lu lèn. Hố đào có dạng hơi
côn, phần trên lớn hơn phần dưới, đáy hố phẳng hoặc hơi lõm. Cho toàn bộ vật liệu từ hố
vào khay và đậy kín.
Ghi chú 1:
Trong quá trình thi công, vật liệu có thể được lu lèn theo nhiều lớp và công tác thí nghiệm
phải được tiến hành riêng cho từng lớp. Mỗi thí nghiệm chỉ được đào hố có chiều sâu
trong phạm vi của một lớp và kết quả khối lượng thể tích thu được sau thí nghiệm chỉ có
giá trị cho lớp đó. Không được đào hố qua nhiều lớp vật liệu đã lu lèn để tính khối lượng
thể tích chung cho các lớp chỉ sau một lần thí nghiệm.
7.1.4. Quyét sạch miệng lỗ thủng của đế định vị và vật liệu rời rạc trong hố vào khay. Úp
miệng phễu vào lỗ thủng của đế định vị, xoay phễu đến vị trí điểm đánh dấu trên miệng
phễu và trên đế định vị trùng nhau (vị trí đã đánh dấu khi hiệu chuẩn phễu theo hướng dẫn
tại Phụ lục A). Mở van hoàn toàn cho cát chảy vào hố đào. Khi cát dừng chảy, đóng van
lại, nhấc bộ phễu rót cát ra.
7.1.5. Cân xác định khối lượng của bộ phễu và cát còn lại (ký hiệu là B).
7.1.6. Cân xác định khối lượng vật liệu lấy trong hố đào (ký hiệu là Mw).
7.1.7. Lấy mẫu để xác định độ ẩm
7.1.7.1. Trường hợp vật liệu ở hố đào không chứa hạt quá cỡ (theo quy định trong 22
TCN 333-06): trộn đều vật liệu lấy từ hố đào, sau đó lấy một lượng mẫu đại diện khoảng
500g đến 700g để xác định độ ẩm.
7.1.7.2. Trường hợp vật liệu ở hố đào chứa hạt quá cỡ: căn cứ vào quy trình đầm nén
đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm (22 TCN 333-06), lấy loại sàng thích hợp tách mẫu ra
thành 2 phần (phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ), xác định khối lượng tự nhiên và độ ẩm
của từng phần.

78
7.1.7.3. Khối lượng vật liệu cần thiết để xác định độ ẩm: tuỳ thuộc vào cỡ hạt lớn
nhất, theo quy định tại Bảng 1.
Ghi chú 2:
Để nước có trong mẫu vật liệu lấy từ hố đào không bị bay hơi nhiều làm ảnh hưởng đến
kết quả xác định độ ẩm của mẫu, toàn bộ các thao tác mô tả tại mục 7.1.7 phải được tiến
hành trong bóng râm, hoặc có dụng cụ che nắng, tránh ánh nắng trực tiếp. Việc thí nghiệm
phải được tiến hành khẩn trương sao cho khối lượng mẫu tự nhiên được xác định trong
vòng 10 phút tính từ lúc bắt đầu lấy mẫu
Bảng 1 – Khối lượng mẫu nhỏ nhất để xác định độ ẩm

STT Đường kính hạt lớn nhất, mm Khối lượng mẫu xác định độ ẩm nhỏ nhất, g

1 ≤ 4,75 100

2 19,0 500

3 25,0 750

4 50,0 1000

7.2. Tính kết quả


7.2.1. Thể tích hố đào được tính theo công thức sau:

Trong đó:
Vh: Thể tích hố đào, cm3 ;
A : Khối lượng bộ phễu có chứa cát chuẩn trước khi thí nghiệm, g;
B : Khối lượng bộ phễu có chứa cát chuẩn sau khi thí nghiệm, g;
C : Khối lượng cát chứa trong phễu và đế định vị, g (xem Phụ lục A);
: Khối lượng thể tích của cát, g/cm3 (xem Phụ lục B).
7.2.2. Khối lượng thể tích tự nhiên γw, tính theo công thức:

γwtt =

Trong đó:
γwtt – Khối lượng thể tích tự nhiên thực tế tại hiện trường, tính bằng g/cm3;
Mw–Khối lượng tự nhiên của toàn bộ mẫu, tính bằng g;

79
Vh–Dung tích dao đai tính bằng cm3.
7.2.3. Khối lượng thể tích khô γktt, tính theo công thức:

γktt =

Trong đó:
γktt – Khối lượng thể tích khô thực tế của mẫu tại hiện trường, tính bằng g/cm3;
γwtt – Khối lượng thể tích tự nhiên thực tế của mẫu tại hiện trường, tính bằng g/cm3;
Wtt – Độ ẩm thực thế của mẫu tại hiện trường, tính bằng %.
7.2.4. Độ ẩm của mẫu
7.2.4.1. Trường hợp vật liệu trong hố đào không chứa hạt quá cỡ, độ ẩm của mẫu
tính theo công thức sau:

Trong đó:
Wtt : Độ ẩm của mẫu, % ;
D : Khối lượng của mẫu ướt và hộp giữ ẩm, g, cân chính xác đến 0,01 g ;
E : Khối lượng của mẫu khô và hộp giữ ẩm, sau khi sấy đến khi khối lượng không
đổi, g , cân chính xác đến 0,01 g ;
F : Khối lượng của hộp giữ ẩm, g, cân chính xác đến 0,01 g .
7.2.4.2. Trường hợp mẫu có chứa hạt quá cỡ: lấy mẫu xác định khối lượng ướt và độ
ẩm của phần hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ như Mục 7.1.7.2, độ ẩm của mẫu (bao gồm cả
hạt tiêu chuẩn và hạt quá cỡ) được tính theo công thức sau:

(5)

Trong đó:
Ptc: Tỷ lệ hạt tiêu chuẩn, %;
Pqc: Tỷ lệ hạt quá cỡ, %;
Wtc: Độ ẩm của phần hạt tiêu chuẩn, %;
Wqc: Độ ẩm của phần hạt quá cỡ, %.
7.2.5. Tính hệ số đầm chặt K
7.2.5.1. Trường hợp vật liệu không chứa hạt quá cỡ, không cần hiệu chỉnh khối
lượng thể tích khô lớn nhất:

80
(6)

Trong đó:
K : Hệ số đầm chặt, %;
ktt : Khối lượng thể tích khô thực tế của mẫu tại hiện trường, g/cm3;
: Khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả đầm nén trong phòng (22 TCN
kmax

333-06), g/cm3.
7.2.5.2. Trường hợp phải hiệu chỉnh khối lượng thể tích khô lớn nhất thì áp dụng các
hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục B của 22 TCN 333-06.
Trong Phụ lục B của Quy trình 22 TCN 333-06, có hai phương pháp hiệu chỉnh. Về
nguyên tắc, hai phương pháp này có thể áp dụng tương đương nhau. Phương pháp hiệu
chỉnh thứ hai thường được áp dụng. Sau khi tiến hành tính toán và hiệu chỉnh, hệ số đầm
chặt K sẽ được tính như sau:
a. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ nhất:

(7)

trong đó:
K : Hệ số đầm chặt, %;
: Khối lượng thể tích khô thực tế của mẫu tại hiện trường, bao gồm cả hạt quá cỡ
ktt

và hạt tiêu chuẩn, g/cm3;


: Khối lượng thể tích khô lớn nhất hiệu chỉnh (có xét đến ảnh hưởng của lượng
kmaxhc

hạt quá cỡ), g/cm3; (Phụ lục B, 22 TCN 333-06).


b. Nếu hiệu chỉnh theo Phương pháp thứ hai:

(8)

trong đó:
K: Hệ số đầm chặt, %;
ktc : Khối lượng thể tích khô của phần hạt tiêu chuẩn tại hiện trường, g/cm3;
: Khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả đầm nén trong phòng (22 TCN
kmax

333-06), g/cm3.
8. Tiêu chi đánh giá
Yêu cầu về độ chặt thực tế tại hiện trường được căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật của dự án và
các bên liên quan.

81
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM NHỰA BITUM

1. Xác định độ kim lún.


1.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 7495:2005
1.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm :
- Máy đo độ kim lún, đông hồ bấm giây
- Nhiệt kế 50oC có độ chính xác 0.1oC
- Chậu nhôm đáy phẳng, đường kính 55mm cao 35mm
- Hộp nhôm đường kính 150mm cao 80mm
- Chậu đựng nước có dung tích 15 lít
Khi thí nghiệm phải chuẩn bị sẵn nước đá và nước sôi để điều chỉnh nhiệt độ.
1.3. Chuẩn bị mẫu :
- Mẫu đường thí nghiệm được đun nóng cẩn thận để không nóng cục bộ cho đến khi chảy
lỏng nhưng không được cao hơn 90oC so với nhiệt độ hóa mềm. Khuấy liên tục để tránh
tạo bọt khí và đun nóng không quá 30 phút.
- Rót nhựa đường vào cốc chứa mẫu cách miệng mẫu khoảng 5mm. Để nguội trong không
khí ở nhiệt độ không quá 30oC và không nhỏ hơn 15oC trong thời gian từ 1 đến 1,5 giờ đối
với cốc 90ml ; từ 1,5 đến 2 giờ với cốc mẫu 175ml.
- Duy trì mẫu ở nhiệt độ tiêu chuẩn : Dùng nước đá và nước sôi để duy trì nhiệt độ của
nước trong chậu là 25oC. Ngâm các cốc chứa nhựa đường vào chậu nước trong thời gian
từ 1 đến 1,5 giờ với cốc 90ml và từ 1.5 đến 2 giờ với cốc 175ml. Mặt mẫu ngập dưới nước
ít nhất 100mm và kê cách đáy chậu 50mm.
1.4. Trình tự thí nghiệm :
- Kiểm tra thiết bị xuyên ổn định, bằng phẳng. Lau sạch kim bằng giẻ mềm, lắp kim vào
trục, lắp quả gia tải để đảm bảo tổng tải trọng là 100g0,1g.
- Đổ nước có nhiệt độ 251 oC vào hộp nhôm và đặt chén vào trong hộp sao cho mặt mẫu
nằm dưới mặt nước trong hộp ít nhất 10mm
- Điều chỉnh máy đo độ kim lún cho bằng phẳng, đặt hộp nhôm có chứa chén mẫu ngâm
trong nước vào đế máy.
- Điều chỉnh cho kim vừa sát mặt mẫu và cách thành chén ít nhất 10mm.

82
- Điều chỉnh cho đầu nút của thước đo chạm sát vào đầu kim, điều chỉnh cho kim quay
trên bảng chỉ về số 0 và vặn chặt chốt giữ kim lại. Kiểm tra lại nhiệt độ nước.
- Ấn nút để kim rơi tự do vào mẫu, sau đúng 5 giây thì buông tay khỏi nút, kéo thước đo
cho chạm sát vào đầu kim rồi đọc trị số độ lún chỉ trên bảng.
- Lau sạch mũi kim bằng rẻ mềm, thấm ẩm dầu hỏa và lại tiếp tục làm lại như trên tại điểm
thí nghiệm khác cách nhau ít nhất 10mm (thí nghiệm ít nhất 3 mũi)
1.5. Kết quả thí nghiệm :
Độ kim lún, tính theo đơn vị 1/10mm, là trị số trung bình của các kết quả đọc được trong 3
lần đo đối với cùng một mẫu thử.
1.6. Biên bản thử nghiệm,báo cáo kết quả.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm: theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
2. Xác định độ kéo dài.
2.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 7496:2005
2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm :
- Máy kéo dài có tốc độ kéo dài 50,5cm/phút
- 3 khuôn mẫu bằng đồng.
- Nhiệt kế 50oC có độ chính xác 0,1oC
- Chậu đựng nước có dung tích 15l.
- Đèn cồn hay bếp ga, dao cắt nhựa.
Khi thí nghiệm phải chuẩn bị sẵn Vadolin, nước đá và nước sôi để điều chỉnh nhiệt độ.
2.3. Trình tự thí nghiệm :
- Xoa đều Vadolin vào khuôn.
- Đổ mẫu nhựa đã chuẩn bị và đã được đun nóng đến nhiệt độ quy định vào khuôn. Sau đó
để nguội ở nhiệt độ bình thường ít nhất trong 30 phút rồi dùng dao hơ nóng gọt phẳng mặt
nhựa ở khuôn.
- Đổ nước có nhiệt độ 250,5oC vào máy kéo dài, nước phải ngập trên khung kéo ít nhất
40mm. Nếu mẫu nhựa có trọng lượng riêng dưới 1 thì pha rượu vào nước. Nếu lớn hơn 1
thì pha muối ăn vào nước.
- Tháo hai tấm đệm phụ ở giữa khuôn ra, lắp mẫu vào máy để mẫu ngâm trong nước có
nhiệt độ 250,5oC ít nhất là 30 phút rồi mới bắt đầu thí nghiệm.
- Đóng công tác cho máy kéo dài làm việc, theo dõi để ghi lại trị số độ dài của mẫu.
2.4. Kết quả thí nghiệm :
83
Độ dãn dài, tính theo đơn vị cm, là kết quả trung bình của các kết quả đọc sau 3 lần thí
nghiệm với 3 mẫu thử.
2.5.Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
3. Xác định nhiệt độ mềm của nhựa.
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 7497:2005
3.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm :
- Hai khuôn mẫu để đổ nhựa.
- Hai viên bi tròn, nhẵn có đường kính 9,50,3mm và khối lượng 3,500,05g
- Khung treo để đặt khuôn mẫu và bi, bình thủy tinh hoặc cốc mở 1000ml.
- Dao cắt nhựa, nhiệt kế thủy ngân 200oC
- Đèn cồn hay bếp dầu hỏa điều chỉnh được nhiệt độ.
3.3. Trình tự thí nghiệm :
- Xoa dầu Vadolin trên mặt tấm đồng để đặt khuôn. Đổ nhựa đã chuẩn bị và được hâm
nóng đến nhiệt độ quy định rồi để nguội trong không khí ít nhất 1 giờ. Dùng dao đã hơ
nóng để gọt nhẵn mặt nhựa trên khuôn.
- Điều chỉnh lại khoảng cách bi rơi ở giá treo đúng kích thước quy định.
- Đổ nước lọc vào bình thủy tinh đến mức độ quy định, dùng nước đá để điều chỉnh nhiệt
độ đạt 5oC.
- Lắp khuôn mẫu và nhiệt kế vào giá treo. Đặt các viên bi vào giá đỡ gác ở trên mặt mẫu,
rồi nới các vít ở giá đỡ sao cho viên bi nằm đúng ở giữa mặt khuôn mẫu. Ngâm giá treo có
lắp khuôn mẫu và bi vào trong bình thủy tinh đựng nước lọc ở 5 oC ít nhất trong 15 phút
với mực nước trên mặt nhựa không dưới 5cm rồi đặt bình thủy tinh lên bếp dầu. Để giá
treo ổn định rồi bắt đầu gia nhiệt với tốc độ 5oC0,5 trong mỗi phút.
- Quan sát thí nghiệm và ghi lại nhiệt độ khi viên bi vừa rơi chạm mặt thanh đáy của giá
treo.
- Nếu mẫu nhựa có nhiệt độ mềm vượt quá 80 oC thì phải làm lại thí nghiệm bằng cách
dùng glexirin ở 32oC thay cho nước lọc ở 5oC. Trình tự thí nghiệm tương tự.
3.4. Kết quả thí nghiệm :
Nhiệt độ mềm của mẫu thử là trị số trung bình của nhiệt độ quan sát được khi 2 viên bi
lần lượt rơi khỏi 2 khuôn mẫu lắp trên giá treo.
84
3.5.Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm.
4. Xác định độ dính bám với đá.
4.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 7504:2004
4.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm :
- Cốc mỏ 1000ml, bếp điện hay bếp ga
- Đồng hồ bấm giây, tủ sấy, chỉ để buộc, giá treo mẫu
- Chuẩn bị 20 viên đá cỡ 20x40mm để nhúng vào nhựa.
4.3. Trình tự thí nghiệm :
- Mẫu đá nhúng nước rửa sạch sấy khô ở nhiệt độ 105oC
- Buộc dây vào từng viên đá đưa vào tủ sấy trong 1 giờ tới nhiệt độ làm việc của loại nhựa
thí nghiệm.
- Nhúng từng viên đá vào nhựa đường cũng đã được nung nóng tới nhiệt độ làm việc trong
thời gian 15 giây
- Treo những viên đá đã nhúng nhựa lên giá treo trong 15 phút để nhựa thừa chảy bớt và
đá nguội đi ở điều kiện trong phòng thí nghiệm
- Nhúng từng viên đá vào cốc mỏ có nước cất đun sôi trong 15 phút.
- Nhấc các viên đá ra và quan sát ngay từng viên, đánh giá độ dính bám của nhựa trên mặt
viên đá theo 5 cấp quy định.
5. Xác định nhiệt độ bắt lửa.
5.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 7498:2005
5.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm :
- Giá có vòng đỡ để đặt chén mẫu thí nghiệm
- Một chén sắt gồm hai chiếc để lồng vào nhau qua một lớp cát đệm ở giữa.
- Nhiệt kế 400oC, bếp ga, đồng hồ bấm giây
5.3. Trình tự thí nghiệm
- Đổ mẫu nhựa đã chuẩn bị sẵn và đã đun nóng đổ thành dạng lỏng vào chén nhỏ, mặt
nhựa thấp hơn miệng chén 12mm. Cắm nhiệt kế vào chén sao cho bình thủy ngân của
nhiệt kế nằm ở chính giữa mẫu nhựa. Sau đó để nguội ở nhiệt độ bình thường ít nhất là 1
giờ đối với loại nhựa đường lỏng, 30 phút với nhựa đường đặc.

85
- Đặt chén nhỏ đã đổ nhựa vào trong lòng chén lớn đựng cát. Chiều dày của lớp cát đệm
giữa hai chén vào khoảng 5-8mm và mặt lớp cát đệm quanh chén phải cao ngang với mặt
nhựa. Dặt bộ chén lên bếp để đun nhựa.
- Đun nhựa với tốc độ gia nhiệt 10oC/phút từ khi bắt đầu đun. Sau đó hạ lửa từ từ tăng
nhiệt với tốc độ tăng nhiệt 4oC/phút. Bắt đầu từ lúc đạt nhiệt độ 100oC thì cứ cách 35 giây
thì lại đọc nhiệt độ ở nhiệt kế và hơ que lửa là là sát mặt nhựa 1 lần. Cứ làm như vậy và
tiếp tục quan sát đến khi ngọn lửa đi qua mặt nhựa làm bốc lên một ngọn lửa xanh và khi
rút que lửa ra mà ngon lửa xanh tắt ngay thì ghi lại nhiệt độ, đó là nhiệt độ bắt lửa.
6. Xác định khối lượng riêng.
6.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 7501:2005
6.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm :
- Bình đo khối lượng thể tích nhựa đường
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0.01g, tủ sấy, nhiệt kế 100oC
- Chậu đựng nước có dung tích 15 lít
- Nước cất có nhiệt độ 25oC
- Nước đá và nước sôi để điều chỉnh nhiệt độ nước cất.
6.3. Trình tự thí nghiệm :
- Điều chỉnh để nước cất có nhiệt độ 25oC
- Sấy khô bình đo khối lượng thể tích ở nhiệt độ 50 oC-60oC trong tủ sấy rồi đem cân khối
lượng bình và nút.
- Đổ đầy nước cất ở 25oC vào bình đo đến vạch định mức rồi đem cân khối lượng bình
nước cất và nút. Đổ hết nước cất đi và sấy khô bình trở lại.
- Rót mẫu nhựa đã chuẩn bị sẵn và đã đun nóng để thành dạng lỏng vào khoảng 2/3 bình
rồi đem đặt vào trong tủ sấy ở nhiệt độ làm nhựa hóa lỏng trong khoảng từ 30 phút đến 60
phút để không khí còn lẫn trong mẫu thoát hết ra ngoài. Sau đó để bình đo và mẫu nguội
đến 25oC thì đem cân để xác định khối lượng.
Cân xong , đổ thêm nước cất có nhiệt độ 25oC vào bình đo, đến ngang vạch định mức.
Dùng vải mềm lau khô nước ở mặt ngoài bình đo rồi lại đem cân xác định khối lượng cả
bình, mẫu nhựa và nước cất chứa trong bình.
7. Xác định lượng tổn thất sau khi đun ở 163oC trong 5 giờ.
7.1. Tiêu chuẩn áp dụng : 22TCN 319 - 2004
7.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm :

86
- Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g, tủ sấy, nhiệt kế 300oC
- Đồng hồ, 3 chén nhôm đáy phẳng dày 1,5mm cao 35mm, đường kính 55mm
- Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm để xác định độ kim lún, dãn dài, hóa mềm
7.3. Trình tự thí nghiệm :
- Sấy thật khô chén nhôm, để nguội đến nhiệt độ không khí rồi đem cân khối lượng của
chén nhôm. Đổ 50g mẫu nhựa đã chuẩn bị sẵn và đun nóng vào chén nhôm để nguội đến
nhiệt độ phòng. Đem cân khối lượng chén nhôm và mẫu
- Đặt chén đựng mẫu vào tủ sấy và nâng từ từ nhiệt độ với tốc độ tăng là 10 oC trong 1 phút
lên đến 160oC rồi giữ nguyên ở nhiệt độ này đúng 5 giờ
Sau khi sấy đủ 5 giờ ở 160oC, lấy chén mẫu ra, để nguội đến nhiệt độ thường đem cân lại
khối lượng
7.4. Kết quả thí nghiệm :
Lượng hao tổn sau khi sấy tính chính xác đến 0,1% được xác định theo công thức :
BC
M x100%
BA

Trong đó :
A : khối lượng chén (g)
B : khối lượng chén + mẫu trước khi sấy (g)
C : khối lượng chén + mẫu sau khi sấy ở nhiệt độ 160oC trong 5 giờ (g)
7.5.Biên bản thử nghiệm,báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm

87
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM BÊ TÔNG NHỰA

1 .Xác định khối lượng thể tích của bê tông nhựa


1.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-5 :2011
1.2. Dụng cụ và thiết bị thử:
- Cân thuỷ tinh hoăc cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g kèm theo các phụ kiện để
cân trong nước.
- Chậu men hay chậu thuỷ tinh có dung tích 23 lít
1.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:
- Trước khi thí nghiệm, phải đúc sẵn 3 mẫu ở trong khuôn và lưu mẫu ở 20 20C theo như
quy định rồi lau nhẵn cho hết các hạt cát, sạn còn bám vào mẫu.
- Đem cân mẫu trong không khí với độ chính xác đến 0,01g rồi nhúng mẫu vào trong chậu
nước có nhiệt độ 2020C trong 30 phút. Lấy mẫu ra khỏi chậu nước, lau khô rồi cân trong
không khí .Sau đó, đem cân tiếp mẫu trong nước có nhiệt độ 2020C.
1.4. Tính kết quả
- Khối lượng thể tích của bê tông nhựa tính chính xác đến 0,01g/cm3, được xác định theo:
GoRN
  ( g / cm 3 )
G1  G2

G0:: khối lượng mẫu cân được trong không khí (g).
G1: khối lượng mẫu cân trong không khí sau khi nhúng nước 30 phút (g).
G2: khối lượng mẫu cân trong nước sau khi đã nhúng vào nước 30 phút (g).
RN :khối lượng riêng của nước, lấy bằng 1g/cm3.
- Kết quả thí nghiệm là trị số trung bình của các kết quả trong 3 lần thí nghiệm đối với
cùng một loại mẫu thử, độ chênh lệch giữa các kết quả trong các lần thí nghiệm không
được vượt quá 0,02g/cm3.
1.5. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
2.Xác định khối lượng thể tích và khối lượng riêng của các cốt liệu trong bê tông
nhựa
2.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-4 :2011

88
2.2.1 Trên cơ sở đã biết được khối lượng thể tích của bê tông nhựa (như ở mục 1.4 và biết
các hàm lượng của vật liệu khoáng chất và bitum trong hỗn hợp bê tông nhựa. Khối lượng
thể tích của các cốt liệu, tính chính xác đến 0,01g/cm3 được xác định theo:
  q0
0  ( g / cm 3 )
q0  q B

Trong đó:
0 khối lượng thể tích của bê tông nhựa.
q0: hàm lượng vật liệu khoáng chất trong bê tông nhựa tính theo % khối lượng hỗn hợp.
q B hàm lượng bitum trong hỗn hợp, tính theo tỷ lệ % của khối lượng vật liệu khoáng chất.
2.2.2 Trên cơ sở đã biết khối lượng riêng của từng thành phần cốt liệu trong bê tông nhựa,
thì khối lượng riêng trung bình của các cốt liệu trong bê tông nhựa, tính chính xác đến
0,01g/cm3 được xác định theo công thức:
100
 Ro  ( g / cm 3 )
q2 q q
 3  ...  n
 R2  R3  Rn

Trong đó:
R2, R3......Rn : khối lượng riêng của từng thành phần cốt liệu (đá, cát và bột khoáng) tính
theo g/cm3.
q2.q3....qn hàm lượng của từng thành phần cốt liệu trong hỗn hợp bê tông nhựa tính theo %
khối lượng hỗn hợp.
2.3. Biên bản thử nghiệm,báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
3. Xác định khối lượng riêng của bê tông nhựa, bằng phương pháp tỷ trọng kế và
bằng phương pháp tính toán
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860 :2011
3.2. Dụng cụ và thiết bị thử:
-Bình tỷ trọng (bình có khối lượng riêng có dung tích 250hay 500cm3)
-Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.
-Máy hút chân không.
-Nhiệt kế bằng thuỷ tinh có chia độ đến 10C.
-Chậu để rửa.

89
-ống nhỏ giọt.
-Nước cất.
-Dung tích có phụ gia thấm ướt.
3.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:
- Đập nhỏ các mẫu bê tông nhựa (lấy từ mặt đường, từ máy trộn hay từ phòng thí nghiệm
khi cần xác định thành phần phối hợp hợp lý của vật liệu) cho đến kích cỡ không lớn hơn
10cm rồi cân 2 mẫu thí nghiệm từ 50 đến 200g (tuỳ theo kích cỡ lớn nhất của vật liệu
khoáng chất) với độ chính xác đến 0,01g. Trước khi cân cũng phải đập nhỏ các loại hạt lớn
của mẫu đến kích cỡ giới hạn như trên
- Đổ nước cất có hoà thêm phụ gia thấm ướt vào bình đo đã được làm sạch và khô đến
vạch ngấn ở cổ bình và giữ bình ở nhiệt độ 2020C trong 30 phút nếu mức nước trong bình
thay đổi thì điều chỉnh mức nước trong bình cho đến vạch ngấn và cân lại lần thứ hai khối
lượng bình đó có chứa nước.
- Bỏ mẫu hỗn hợp bê tông nhựa vào bình đo đã được lau sạch và sấy khô rồi cho vào bình
0,4g (30 giọt) dung dịch chất phụ gia thấm ướt có nồng độ 50%. Sau đó, đổ nước cất có
hoà thêm chất thấm ướt (15g dung dịch 50% cho 1 lít nước) đến 1/3 dung tích bình đã
chứa mẫu. Lắc nhẹ bình đồi đặt vào trong máy hút chân không có áp suất còn lại là 10mm
thuỷ ngân trong 1 giờ. Lấy bình đo ra đổ thêm nước cất và hoá chất thấm ướt cho đến vạch
ngấn ở cổ bình và giữ bình ở nhiệt độ 2020C trong thời gian 30 phút rồi đem cân lại khối
lượng bình đo có chứa mẫu và nước.
3.4. Tính kết quả
- Khối lượng riêng của hỗn hợp bê tông nhựa, xác định bằng phương pháp tỷ trọng kế, tính
chính xác đến 0,01g/cm3 có giá trị như sau :
G0   RH
G RH  ( g / cm 3 )
G0  G1  G2

Trong đó:
RH : Khối lượng riêng của bê tông cát phần cần tìm
G0 : Khối lượng mẫu thử (đã đập nhỏ )(g).
G1 : Khối lượng bình có chứa nước đến vạch ngấn ở cổ bình (g).G2: khối lượng bình có
chứa mẫu và nước đến vạch ngấn ở cổ (g).
RN : Khối lượng bình của nước, lấy bằng 1g/cm3.

90
- Kết quả thí nghiệm là trị số trung bình của các kết quả của 2 mẫu thử, độ chênh lệch giữa
2 kết quả này không được vượt quá 0,01g/cm3 nếu vượt quá giới hạn này thì phải làm lại
thí nghiệm.
Chú ý:
+ Khi xác định khối lượng riêng của hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp tỷ trọng kế.
Cần dùng nước cất có phụ gia thấm ướt là một chất có hoạt tính bề mặt nhằm cải thiện
tính thấm ướt trên bề mặt của cả cốt liệu hỗn hợp. Nhưng chất phụ gia thấm ướt thường là
những chất có dạng nhão hay mềm thuộc loại ô pa noa (như 0/7-7-10...) trong bước đầu
chất phụ gia thấm ướt được pha chế với nước cất thành dung dịch có tỷ lệ 1:1
+ Khi cần xác định khối lượng riêng của bê tông nhựa, lấy từ mặt đường hay từ máy trộn
mang về, chỉ được phép thí nghiệm theo phương pháp tỷ trọng. Còn khi cân xác định khối
lượng riêng của bê tông nhựa để chế thử trong phòng thí nghiệm nhằm lựa chọn được
thành phần phối hợp hợp lý của vật liệu thì có thể dùng cả theo phương pháp tỷ trọng kế
hay tính toán trực tiếp ra kết quả.
+ Theo phương pháp tính toán trực tiếp, dựa trên cơ sở đã biết khối lượng riêng của các
cốt liệu trong bê tông nhựa (xác định theo 3.2.20), khối lượng riêng của bitum và hàm
lượng các vật liệu thành phần trong hỗn hợp thì khối lượng riêng của hỗn hợp bê tông
nhựa, tính chính xác đến 0,01g/cm2, được xác định theo:
q0  qB
' 
q0 q
 B
 RO  RB

Trong đó :
R0 : khối lượng riêng trung bình của các cốt liệu trong hỗn hợp bê tông nhựa (g/cm 3).
RB : khối lượng riêng của bitum (g/cm3) có thể lấy bằng 1.
q0 : hàm lượng bitum trong hỗn hợp bê tông nhựa (% theo khối lượng )
3.5. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
4. Xác định độ rỗng cốt liệu và độ rỗng dư của hỗn hợp bê tông nhựa ở trạng thái
đầm chặt
4.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-9,10 :2011

91
4.2.Trên cơ sở đã biết khối lượng thể tích và khối lượng riêng của các cốt liệu trong hỗn
hợp bê tông nhựa (xem lại 3.2.1và 3.2.2) độ rỗng cốt liệu. V RO của bê tông nhựa, tính
chính xác đến 0,01% thể tích, được xác định bằng tính toán theo:

VRO  (1  )x100(%)
 RH

Trong đó:
 : khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông nhựa (g/cm3).
RH : khối lượng riêng của hỗn hợp bê tông nhựa (g/cm3).
4.3. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
5. Xác định độ bão hoà của hỗn hợp bê tông nhựa
5.1. Tiêu chuẩn áp dụng : 22TCN 62 - 84.
5.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm.
-Cân thuỷ tinh hoặc cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,1g kèm theo các phụ kiện để cân
trong nước.
-Máy hút chân không
-Nhiệt kế thuỷ ngân bằng thuỷ tinh có chia độ đến 1C
-Chậu đựng nước có dung tích 2,5 đến 3lít .
5.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:
- Dùng tiếp các mẫu và các kết quả đã thí nghiệm về khối lượng thể tích của hỗn hợp bê
tông át phan để thực hiện thí nghiệm này.
- Ngâm mẫu vào trong chậu đựng nước có nhiệt độ 2020C mức nước trong chậu phải cao
hơn mặt mẫu quá 3cm
- Đặt chậu có mẫu ngâm dưới nắp thuỷ tinh của máy hút chân không rồi dùng bơm hút
không khí trong bình cho đến áp lực còn lại trong bình bằng 1015mm thuỷ ngân và giữ
nguyên trị số áp lực này trong 1 giờ 30 phút nếu mẫu thí nghiệm thuộc loại bê tông nhựa
nóng và ấm hay trong 30 phút nếu mẫu thuộc loại bê tông nhựa nguội.
- Sau đó, cho áp lực tăng trở lại bình thường và lưu mẫu tiếp ở trong chậu đựng nước có
nhiệt độ 2020C trong thời gian 1 giờ nếu mẫu thuộc loại bê tông nhựa nóng và ấm hay
trong 30 phút nếu mẫu thuộc loại bê tông nhựa nguội.
- Sau đó, lấy mẫu ra khỏi nước, dùng giẻ lau khô và cân mẫu trong không khí rồi cân trong
92
nước với mức độ chính xác đến 0,01g. Với việc cân mẫu bão hoà nước trong nước sẽ cho
phép xác định được thể tích mẫu bão hoà và tính được hệ số trương nở sau này .
- Các mẫu đã cân sau khi làm bão hoà nước trong chân không lại được ngâm vào nước có
nhiệt độ 2020C trong 1015 phút để sau đó tiến hành thí nghiệm về cường độ chịu nén
của mẫu.
5.4.Tính kết quả
- Độ bão hoà nước của bê tông nhựa, biểu thị tỷ lệ giữa thể tích nước do mẫu hấp thụ thêm
ở chế độ bão hoà nước quy định như ở trên so với mẫu thể tích ban đầu, được xác định
chính xác đến 0,1% theo công thức sau đây:
G3  G o
W  x100%
G1  G2

Trong đó:
G0: khối lượng mẫu khô (không bão hoà nước) cân trong không khí (g) đã xác định ở mục
1
G1: Khối lượng mẫu cân trong không khí sau khi ngâm mẫu vào nước 30 phút (g) đã xác
định ở mục 1
G2 : Khối lượng mẫu cân trong nước sau khi ngâm mẫu vào nước 30 phút như trên (g) đã
xác định ở mục 1
G3 : Khối lượng mẫu cân trong không khí đã ngâm mẫu bão hoà nước trong chân không
(g) xác định theo mục 5
- Kết quả thí nghiệm là trị số trung bình của các kết quả qua 3 lần thí nghiệm theo cùng
một mẫu thử. Trị số lớn nhất và bé nhất của 3 kết quả này không được chênh lệch nhau
quá 0,5% .
5.5. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm: theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm: theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
6. Xác định hệ số trương nở của bê tông nhựa sau khi bão hoà nước
6.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-12 :2011
6.2. Định nghĩa
Hệ số trương nở của bê tông nhựa, biểu thị tỷ lệ giữa độ tăng thể tích của mẫu sau khi bão
hoà nước so với thể tích ban đầu của mẫu, được xác định trực tiếp bằng tính toán thông
qua các kết quả thí nghiệm về khối lượng thể tích (mục 1) và độ bão hoà nước (mục 5) của

93
bê tông nhựa và thông qua việc tiếp tục cân trong nước mẫu thử để bão hoà nước trong
chân không (như đã nêu ở cuối mục 5).
6.3. Tính kết quả
Hệ số trương nở của bê tông nhựa, tính chính xác đến 0,1% được xác định theo:
(G3  G 4 )  (G1  G 2 )
H x100%
G1  G2

Trong đó :
G1,G2,G3: có ý nghĩa như đã nêu ở mục 5.4 trên đây.
G4: khối lượng mẫu cân trong nước sau khi đã ngâm bão hoà.
Kết quả thí nghiệm là trị số trung bình của các các kết quả đối với 3 mẫu thí nghiệm cùng
loại, độ chênh lệch giữa các kết quả cao nhất và thấp nhất không được vượt quá 0.2%
6.4. Biên bản thử nghiệm,báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
7. Xác định cường độ chịu nén của bê tông nhựa
7.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-1 :2011
7.2. Dụng cụ, thiết bị và vật tư thí nghiệm gồm có:
-Máy nén truyền động cơ học có công suất 5T+10T.
-Nhiệt kế có độ chia đến 10C.
-Bình để ổn định nhiệt khi lưu mẫu có dung tích 35 lít hoặc trên 5 lít.
-Chậu đựng nước có dung tích 38 lít.
-Nước đá (để điều chỉnh nhiệt độ ).
7.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:
-Trước hết, tạo mẫu và lưu mẫu thí nghiệm theo một trong các phương pháp quy định
-Thông thường, khi thí nghiệm về cường độ chịu nén cần đúc sẵn 9 viên mẫu: 1 tổ gồm 3
mẫu để thí nghiệm nén mẫu khô ở nhiệt độ 2020C, một tổ gồm 3 mẫu để thí nghiệm nén
mẫu sau khi ngâm bão hoà nước để khỏi phải đúc 3 mẫu sau cùng kể trên.
- Trước khi thí nghiệm, cần lưu mẫu ở nhiệt độ quy định (6020C hay 2020C, tuỳ theo
yêu cầu thí nghiệm, lưu mẫu trong chậu nước có dung tích 38 lít (tuỳ theo số lượng và
kích thước mẫu) trong 1 giờ nếu mẫu thuộc bê tông nhựa nóng và ấm hay lưu mẫu trong

94
bình để ổn định nhiệt bằng không khí có dung tích 38 lít trong 2 giờ nếu mẫu thuộc loại
bê tông nhựa át phan nguội.
- Khi không có bình để ổn định nhiệt chuyên dụng thì đặt mẫu vào trong 1 bình bằng gỗ
hay sứ đặt trong lòng 1 bình khác có kích thước lớn hơn rồi đổ nước có nhiệt độ 2020C
hoặc 6020C vào giữa thành của 2 bình này để lưu mẫu.
- Khi thí nghiệm về cường độ chịu nén tới hạn sau khi bão hoà nước thì tiếp tục đặt các
mẫu đã cân trong không khí và cân trong nước vào trong nước có nhiệt độ 2020C hoặc
6020C trong vòng 1015 phút và dùng vải mềm hoặc giấy thấm lau khô mẫu trước khi
đưa lên máy.
- Khi dùng máy nén truyền động cơ học với tốc độ biến dạng của mẫu là 30.5mm/phút để
ép mẫu, cần điều chỉnh cho tốc độ di động của tấm kẹp dưới của máy là 3mm/phút và cần
trang bị cho máy loại lực kế có thể xác định chính xác tải trọng phá hoại đến 0,5kg/cm 2
đối với mẫu có cường độ chịu nén tới hạn nhỏ hơn 15kg/cm 2 và đến 1,0kg/cm2 đối với
mẫu có cường độ chịu nén tới hạn lớn hơn 16kg/cm 2. Để duy trì được nhiệt độ cần thiết
của mẫu khi tiếp xúc với các tấm kim loại ép, cần đặt 2 tấm lót bằng giấy dài ở 2 đầu mẫu
để ngăn cách mẫu với tấm ép.
- Đặt mẫu thí nghiệm vào giữa tấm kẹp dưới của máy sau đó hạ tấm kẹp trên xuống cách
mặt trên của mẫu 1 đến 1,5cm (cũng có thể làm được việc này bằng cách nâng dần tấm
kẹp dưới lên). Sau khi đặt mẫu vào đúng vị trí cần thiết điều khiển động cơ điện cho máy
nén hoạt động để tăng tải trọng từ từ cho đến khi mẫu bị phá hoại thì hạ tải cho trở về số 0.
- Để nâng cao độ chính xác khi làm thí nghiệm nén mẫu, nên đặt thêm 1 tấm ép có khớp
bằng bi thép lên trên mặt mẫu để đảm bảo cho áp lực nén phân bố mẫu được đều đặn,
trong trường hợp mẫu hơi bị vát (hai mặt đáy mẫu không song song với nhau).
7.4. Tính kết quả
- Cường độ chịu nén tới hạn (R ép) của bê tông nhựa lấy chính xác đến 0,1kg/cm 2 được
xác định theo :
P
Rep  (kg / cm 3 )
F
Trong đó :
P :Tải trọng phá hoại (KG) lấy theo trị số lớn nhất do kim đồng hồ đo lực ghi được khi thí
nghiệm ở nhiệt độ 200C (hoặc 600C).
F :Diện tích mặt cắt ngang của mẫu (cm2).

95
- Kết quả thí nghiệm là trị số trung bình của các lần thí nghiệm đối với 3 mẫu thử cùng
loại. Các kết quả từng mẫu này không được chênh lệch nhau quá 10%
Ghi chú :
- Khi không có máy nén truyền động cơ học để khống chế được tốc độ, độ biến dạng của
mẫu không thay đổi, có thể dùng máy nén thuỷ lực có công suất tới 10T với tốc độ
chuyển dịch của pitông là 30,5mm/phút để thực hiện thí nghiệm, nhưng không được
phép dùng máy nén thuỷ lực truyền động bằng tay.
7.5. Biên bản thử nghiệm,báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
8. Xác định hệ số ổn định nước và ổn định nhiệt độ của bê tông nhựa .
8.1. Tiêu chuẩn áp dụng : 22TCN 62 - 84
8.2.Qua thí nghiệm về nén mẫu khô ở nhiệt độ 20 20C và nén mẫu bão hoà nước trong
chân không ở nhiệt độ 2020C hệ số ổn định nước của bê tông atphan tính chính xác đến
0,01,được xác định theo:
R B 20
KN 
R K 20

Trong đó :
RB20 : Cường độ chịu nén tới hạn của bê tông nhựa sau khi ngâm bão hoà nước trong chân
không ở 200C (kg/cm2 ).
RK20 : Cường độ chịu nén tới hạn của bê tông nhựa khô ở 20 0C(kg/cm2) . hệ số ổn định
nhiệt tính chính xác đến 0,01,được xác định theo :
RK 60
KT 
R K 20

Trong đó:
RK60 : Cường độ chịu nén tới hạn của bê tông nhựa khi ở 600C(kg/cm2 ).
RK20 : Cường độ chịu nén tới hạn của bê tông nhựa khô ở 200C.
8.3. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm

96
9. Xác định độ bền chịu nước của bê tông nhựa khi bão hoà nước
9.1. Tiêu chuẩn áp dụng : 22TCN 62 - 84
9.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
- Cân thuỷ tinh hoặc cân kỹ thuật có kèm theo các phụ kiện để cân trong nước.
- Máy hút chân không.
- Nhiệt kế thuỷ ngân có chia độ đến 10C.
- Máy nén truyền động cơ học có công suất lớn hơn 5T.
- Bình lưu mẫu ổn định nhiệt dung tích 35 lít.
- Chậu đựng nước có dung tích 35 lít.
9.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:
- Độ bền chịu nước của bê tông nhựa khi bão hoà nước là 1 chỉ tiêu cơ lý tổng hợp xác
định theo 3 đặc trưng hệ số trương nở, cường độ chịu nén tới hạn và hệ số ổn định nước
của mẫu thí nghiệm đã bão hoà trong chân không (như ở mục 5) và tiếp sau đó đã được
ngâm trong nước ở nhiệt độ 20 20C trong 15 ngày đêm. Vì vậy, đối tượng để thí nghiệm
chính là những viên mẫu đã dùng để thí nghiệm về độ bão hoà nước như ở phần trên.
- Sau khi đã cân mẫu khô trong không khí và trong nước để xác định khối lượng thể tích
(như ở 5) chuyển mẫu sang 1 chậu đựng nước có nhiệt độ khống chế trong khoảng 2020C
để tiếp tục ngâm mẫu trong 15 ngày đêm.
- Sau đó vớt mẫu ra, lau khô bằng vải mềm rồi đem cân mẫu trong không khí và trong
nước để xác định hệ số trương nở. Sau đó, lại đặt mẫu vào trong nước có nhiệt độ 2020C
trong khoảng 15 phút rồi vớt ra làm thí nghiệm nén để xác định cường độ chịu nén tới hạn
và hệ số ổn định nước.
9.4. Tính kết quả
9.4.1. Hệ số trương nở khi bão hoà nước lâu của bê tông nhựa tính chính xác đến 0,1%,
được xác định theo:
(G5  G6 )  (G1  G2 )
HL  x100%
G1  G2

Trong đó:
G1 : khối lượng cân trong không khí sau khi ngâm mẫu vào nước 30 phút đã xác định ở
mục 1 (g).

97
G2 : Khối lượng mẫu cân trong nước sau khi ngâm mẫu vào nước 30 phút đã xác định ở
mục1 (g).
G5: khối lượng mẫu cân trong không khí sau bão hoà nước và ngâm tiếp vào nước 15 ngày
đêm (g).
G6: khối lượng mẫu cân trong nước sau khi bão hoà nước và ngâm tiếp vào nước 15 ngày
đêm (g).
9.4.2. Cường độ chịu nén tới hạn khi bão hoà nước lau của bê tông nhựa, tính chính xác
đến 0,1kg/cm2 cần được xác định theo :

P
R BL  ( kg / cm 2 )
F
Trong đó :
P: Tải trọng phá hoại mẫu bão hoà và được ngâm tiếp vào nước 15 ngày đêm xác định
theo đồng hồ đo lực của máy nén (kg).
F: Diện tích mặt cắt ngang của mẫu (cm2).
9.4.3. Hệ số ổn định nước khi bão hoà nước lâu, của bê tông nhựa, tính chính xác đến 0,01
được xác định theo:
RBL
K NL 
RK 20

Trong đó :
RBLCường độ chịu nén tới hạn khi bão hoà nước lâu, xác định theo mục 9 ở trên (kg/cm2).
RB20: cường độ chịu nén tới hạn của mẫu bê tông nhựa khỏ 2020C xác định theo mục 7 ở
trên (kg/cm2 ).
9.5. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm

10. Xác định độ bền và độ dẻo của bê tông nhựa theo phương pháp Marshall

98
10.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-1 :2011
10.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm gồm có :
- Một máy nén chuyên dùng theo Marshall, hay máy nén 5T truyền động cơ học có thể
khống chế tốc độ nén 50mm/phút.
- Một khuôn gá mẫu theo Marshall có kèm đồng hồ đo độ dẻo.
- 1 chậu đáy bằng, có dung tích 810 lít cao 150mm.
- 1 nhiệt kế 1000 C có độ chính xác đến 0,10C.
- Nước sôi và nước lạnh để khống chế nhiệt độ.

10.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:


- Đặt mẫu Marshall đã chuẩn bị vào chậu nước có nhiệt độ 6010C đối với bê tông nhựa
có chất kết dính là nhựa đặc và 400C10C đối với bê tông nhựa dùng chất kết dính là nhựa
lỏng sao cho mẫu ngập hoàn toàn trong nước và cách mặt nước cũng như thành , đáy chân
ít nhất là 30mm, giữ mẫu như vậy trong 605 phút, sau đó lấy mẫu ra dùng giẻ lau nhẹ
cho khô nước trên mẫu.
-Vệ sinh khuôn gá bằng dầu hoả, bôi nhẹ dầu nhờn vào 2 trục dẫn để tăng độ linh động
của khuôn gá. Lắp đồng hồ đo độ dẻo. Đặt khuôn gá lên máy ép, sau đó đặt mẫu đã xử lý
vào khuôn gá sao cho mẫu tiếp xúc đều với cả 2 mặt khuôn. Điều chỉnh kim đồng hồ đo
độ dẻo về 0.
- Đặt máy nén ở tốc độ 50mm/phút. Mở máy và theo dõi đồng hồ đo lực của máy nén và
đồng hồ đo độ dẻo của khuôn gá ghi lại độ lớn của lực và độ chảy của mẫu khi mẫu bị phá
hoại .
- Quá trình thí nghiệm phải kết thúc trong vòng 90 giây kể từ lúc lấy mẫu ra khỏi chậu
dưỡng hộ .
10.4 Tính kết quả
10.4.1. Độ dẻo theo Marshall tính bằng (daN) là độ lớn của lực khi phá hoại mẫu có kích
thước tiêu chuẩn đo trực tiếp trên đồng hồ đo lực máy nén.
Kết quả thí nghiệm độ bền theo Mác san được làm tròn như sau :
Độ lớn bền theo
Trị số làm tròn
Marshall
Dưới 500 daN (kg) 10daN
500 1000  20
trên 1000  50

99
10.4.2. Độ dẻo theo Marshall, tính bằng 1/10 mm là độ lớn của mẫu bị dẹt lại khi mẫu bị
phá hoại trực tiếp trên đồng hồ đo độ dẻo lắp trên khuôn gá .
Độ cứng quy ước được tính theo công thức :
10P
A
1
Trong đó :
P : Độ bền Marshall (tải trọng phá hoại )(daN).
1: Độ dẻo (tính theo 1/10mm).
10.4.3. Độ bền và độ dẻo Marshall phải xác định theo kết quả trung bình của 3 lần thí
nghiệm đối với các mẫu cùng loại. Độ sai lệch giữa các lần thí nghiệm không được quá
10%.
Ghi chú:
- Nếu chiều cao của mẫu thí nghiệm khác với chiều cao của mẫu chuẩn thì độ bền theo
Marshall phải nhân với một hệ số hiệu chỉnh n lấy theo hình 10.

- Tra hệ số hiệu chỉnh theo bảng :

Chiều cao mẫu Hệ số hiệu Chiều cao mẫu Hệ số hiệu


mm chỉnh K mm chỉnh K
88,9 1,12 96,8 0,97
90,5 1,09 98,4 0,95
92,1 1,06 100,0 0,92
93,7 1,03 101,6 0,90
95,2 1,00

100
10.5. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
11. Xác định hàm lượng bitum trong hỗn hợp bê tông nhựa hay bê tông nhựa lấy từ
mặt đường bằng phương pháp chiết
11.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-2 :2011
11.2. Dụng cụ thí nghiệm và hoá chất gồm có :
- Dụng cụ xốc lét hoặc máy quay ly tâm
- Ống ngưng lạnh nghịch.
- Ổn định chân không (tủ sấy chân không).
- Bếp cát.
- Bếp thủy chưng.
- Chén sứ.
- Giấy lọc.
- Bông nõn.
- Các dung môi: Tricloroethylene C2HCl3; dung dịch Ammonium Carbonate (NH4)2CO3
bão hoà.
11.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:
11.3.1. Dùng ống Xốc lét
- Đổ hỗn hợp bê tông nhựa (hay bê tông nhựa được nghiền nhỏ lấy từ mặt đường về) vào
một vỏ bao hình trụ làm bằng 2-3 lớp giấy lọc đã sấy khô và cân trước (kể cả lượng bông
nõn dùng trong thí nghiệm ) với độ chính xác đến 0,01g, sau đó phủ bông nõn lên mặt hỗn
hợp rồi cân lại toàn bộ (với độ chính xác 0,01g) và đặt vào dụng cụ xốc lét.
- Đổ dung môi vào bình thuỷ tinh của dụng cụ.
- Đặt bao đựng hỗn hợp cần thiết vào trong ống chiết ở mức cao hơn miệng ống xi -phông
của ống chiết 1cm. Mỗi phần trên của ống chiết với ống ngưng lạnh nghịch và nối phần
dưới với bình thuỷ tinh có chứa dung môi.
- Đốt nóng bình đựng dung môi trên bếp cho đến nhiệt độ sôi của dung môi. Hơi dung môi
ngưng tụ trong ống ngưng lạnh chảy liên tục vào hỗn hợp bê tông nhựa để hoà tan bitum
và tách bitum ra khỏi hỗn hợp, sau khi chảy đầy ống chiết, dung môi sẽ chảy theo ống xi
phông xuống bình thuỷ tinh.

101
- Quá trình tách bitum kéo dài cho đến khi dung môi tích tụ trong ống chiết đã biến mầu .
Lấy phần lõi ra khỏi ống chiết và đem sấy khô trong tủ ổn định nhiệt ở nhiệt độ 50 600C
cho đến khi khối lượng không thay đổi.
- Sau khi ngưng chiết, đem chưng cất dung dịch hoà tan bitum trên bếp thuỷ chưng và sấy
phần còn lại trong tủ ổn định nhiệt độ ở 50600C hay trong tủ ổn định chân không ở nhiệt
độ 35400C cho đến khi khối lượng không đổi.

Tính kết quả


Khi so sánh với tỷ lệ 100% là khối lượng bê tông nhựa thì hàm lượng bitum q trong hỗn
hợp bê tông nhựa hay bê tông nhựa lấy từ mặt đường về, tính chính xác đến 0,1% được
xác định theo công thức:
G  G1
q x100%
g

Còn khi so sánh với tỷ lệ 100% là khối lượng phần khoáng vật trong bê tông nhựa thì lại
được xác định theo:
G  G1
q x100%
g  (G  G1 )

Trong đó :
g : khối lượng bê tông nhựa tính theo g.
G : khối lượng bình thuỷ tinh và cặn bitum sau khi chưng cất dung dịch và sấy khô , tính
theo g.
G1 : khối lượng bình không tính theo g.
Hàm lượng bitum là trị số trung bình của các kết quả 2 lần thí nghiệm đồng thời với cùng
một mẫu thử. Sai số giữa 2 kết quả thí nghiệm này không được vượt quá 0,2%.
Trong trường hợp các hạt khoáng vật nhỏ nhất của hỗn hợp bê tông nhựa lọt qua ống chiết
xuống dung dịch thì phải chắt cẩn thận dung dịch ra khỏi bình thuỷ tinh rồi đem rửa sạch
phần cặn còn lại bằng một lượng dung môi mới cho đến khi biến màu. Chuyển chất chứa
trong bình thuỷ tinh sang chén sứ đã cân trước khối lượng. Chắt cẩn thận dung dịch thừa
rồi đốt nóng ở nhiệt độ sôi của dung môi để làm bay hơi dung môi còn lẫn trong cặn.
Khối lượng các hạt nhỏ lọt qua giấy lọc được xác định bằng hiệu số giữa khối lượng chén
sứ có chứa cặn khối lượng chén không. Khối lượng các hạt nhỏ này phải được cộng thêm
vào khối lượng phần khoáng vật còn lại đã thu được sau khi tách bitum.

102
11.3.2. Dùng máy quay ly tâm
- Cân khối lượng mẫu đã được sấy khô q
- Cho mẫu vào máy quay ly tâm, đổ dung môi vào
- Cân giấy lọc, dùng giấy lọc đặt ngăn cách giữa thân máy và vỏ máy
- Đậy nắp máy, cho máy hoạt động, quá trình hoạt động thường xuyên bổ xung dung môi
để đảm bảo nhựa được tách ra khỏi hỗn hợp.
- Sau khi đã tách nhựa đường ra khỏi hỗn hợp, đem sấy khô giấy lọc và cốt liệu đến khối
lượng không đổi.
- Phần dung môi sau khi chiết khuấy đều, lấy khoảng 100 – 200ml đem đốt cháy hoàn
toàn.
Tính kết quả
Hàm lượng nhựa so với hỗn hợp qhh

1 2 Vd
g  GCL  (GGL  GGL )  GT x
Vdm
qhh  x100%
g

Hàm lượng nhựa so với cốt liệu qcl


qhh
qcl 
q
1  hh
100
Trong đó :
g : khối lượng bê tông nhựa tính theo g.
1 2
GGl , GGL : khối lượng giấy lọc sau và trước khi chiết đã được sấy khô, tính theo g.
Gt : khối lượng tro sau khi đốt dung môi
Vđ, Vdm : Thể tích dung môi đem đốt và sau khi chiết.
Hàm lượng bitum là trị số trung bình của các kết quả 2 lần thí nghiệm đồng thời với cùng
một mẫu thử. Sai số giữa 2 kết quả thí nghiệm này không được vượt quá 0,2%.
11.4. Biên bản thử nghiệm, báo cáo kết quả.
- Biên bản thử nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm
- Kết quả thí nghiệm : theo biểu mẫu thống nhất của Trung tâm

103
12. Xác định thành phần hạt cốt liệu của hỗn hợp bê tông nhựa sau khi chiết
12.1. Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 8860-3 :2011
12.2 .Dụng cụ thí nghiệm gồm có
- Bộ sàng vuông kích thước mắt sàng 31.5, 25 ,19,16,12.5, 8, 4, 2, 1, 0.5,0.3 , 0.16, 0.075
mm.
- Cân kỹ thuật.
- Bát sứ có đường kính 1525cm.
- Chày bịt đầu cao su.
- Tủ sấy.
- Chậu có dung tích 610 lít.
12.3. Chuẩn bị và tiến hành thử:
- Cân phần vật liệu khoáng chất đã sấy khô sau khi tách bitum (như ở mục 11) với độ
chính xác đến 0,1g. Đổ mẫu vật liệu vào bát sứ có xoa vadơlin ở đáy bát. Đổ một ít nước
vào bát và dùng chày bịt đầu cao su nghiền nhỏ vật liệu trong 23 phút. Đổ nước trong bát
có lẫn hạt lơ lửng qua sàng 0,075mm vào chậu, sau đó lại đổ nước sạch vào bát để nghiền
vật liệu khoáng chất và đổ nước đục qua sàng 0,075 xuống chậu. Cứ thế tiếp tục lặp lại
trình tự rửa sạch vật liệu nhiều lần như trên cho đến khi nào nước trong bát sau khi đã
nghiền vật liệu vẫn trong suốt thì thôi.
- Rửa xong, chuyển các hạt khoáng chất lớn hơn 0,075mm nằm trên sàng vào bát sứ có cặn
- Chắt bỏ phần nước còn lại trong bát sứ rồi đặt bát vào trong tủ sấy để sấy khô khoáng vật
ở nhiệt độ 1050C1100C cho đến khi số lượng không thay đổi.
- Không được rửa và nghiền vật liệu khoáng chất trực tiếp trên sàng 0,075mm, sau đó,
sàng mẫu vật liệu đã sấy khô qua cả bộ sàng, bắt đầu từ sàng có đường kính lỗ sàng lớn
nhất cho đến sàng cuối cùng có đường kính 0,075mm.
1) Nếu trên tờ giấy không có các hạt lọt qua sàng có đường kính 3mm và lớn hơn.
2) Nếu khối lượng các hạt lọt qua sàng có kích thước 1và 0,5 mm không vượt quá 0,05g
và lọc qua sàng 0,3 và 0,16 không vượt quá 0,02 g.
- Cuối cùng cân phần còn lại trên mỗi sàng để tính kết quả.
12.4 Tính kết quả
- Hàm lượng mỗi thành phần hạt được xác định theo tỷ lệ % giữa khối lượng loại hạt đó so
với khối lượng mẫu thí nghiệm với độ chính xác đến 0,1%.

104
- Hàm lượng các hạt nhỏ hơn 0,075mm, được xác định bằng cách lấy 100% trừ đi tổng số
phần trăm của các hạt còn lại trên các mặt sàng.
- Kết quả thí nghiệm được lấy theo trị số trung bình của 2 lần thí nghiệm liên tiếp đối với
cùng loại mẫu thử. Sai số về hàm lượng mỗi thành phần hạt của 2 lần thí nghiệm không
được vượt quá 2% (so với khối lượng chung của mẫu thử ) và sự hao hụt về khối lượng
của toàn bộ vật liệu khi sàng cũng không được vượt quá 2%.

105
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM ỐNG CỐNG BTCT

1. Kiểm tra khả năng chịu tải của ống cống:

Sơ đồ thí nghiệm:

k h u n g g ia t ¶ i

KÝc h t h ñ y l ù c

mÉu t h Ýn g h iÖm

Quy trình thí nghiệm

- Đặt mẫu thử vào vị trí hai gối kê và lắp đặt các thiết bị vào bị trí thí nghiệm.
- Vận hành máy cho lực tác dụng lên điểm giữa của thanh truyền lực, tăng tải từ từ đến
giá trị 10% lực ép quy định, giữ tải để kiểm tra toàn bộ hệ thống gá lắp đã vững chắc,
ổn định.
- Sau đó tiếp tục tăng tải với tốc độ 200KN/phút. Khi đạt đến giá trị lực không nứt
được quy định ứng với kích thước danh định của mẫu thử, thì giữ tải ở đó trong 1 phút
và quan sát để phát hiện vết nứt.
- Nếu không có vết nứt, thì tiếp tục tăng tải tới khi đạt lực làm việc, giữ tải ở đó trong
một phút và quan sát vết nứt.
- Nếu không xuất hiện vết nứt hoặc vết nứt nhỏ (chiều sâu không quá 2mm, hoặc bề
rộng không quá 0,25 mm - xác định bằng thước căn lá), thì lại tiếp tục tăng tải nhưng
chậm lại với tốc độ 44KN/phút cho đến khi phá hoại, ghi lại lực ép lớn nhất đạt được.

106
Bảng 1 - Ống cống bê tông cốt thép thoát nước - Cấp tải và tải trọng ép

Tải trọng thử theo phương pháp ép 3 cạnh, kN/m


Đường Ống cấp tải tiờu chuẩn
Ống cấp tải thấp (T) Ống cấp tải cao (C)
kính (TC)
danh
Tải Tải Tải Tải Tải Tải Tải Tải Tải
nghĩa,
trọng trọng trọng trọng trọng trọng trọng trọng trọng
mm
khụn làm phỏ khụng làm phỏ khụng làm phỏ
g nứt việc hoại nứt việc hoại nứt việc hoại
200
15 23 29 - - -
300
400 12 20 25 20 31 39 26 41 52
500 24 38 48 29 46 58
600 29 46 58 34 54 68
750 24 38 48 34 53 67 41 65 81
800* 27 42 53 37 60 74 47 75 94
900 29 46 58 42 67 84 53 85 106
1000* 31 49 61 45 71 90 57 91 113
1050 32 51 64 48 76 95 60 96 120
1200 36 58 72 55 87 109 69 110 138
1250* 38 61 76 57 91 114 73 116 146
1350 39 63 79 60 96 120 76 122 153
1500 69 87 104 130 132 14
43 65 82
1650 75 94 116 145 148 15
47 73 91
1800 82 103 124 155 158 16
51 78 99
1950 88 110 135 169 169 17
2000* 93 115 140 175 175 225
2100 96 120 146 183 184 230
2250 53 102 128 82 155 194 102 195 244
2400 108 135 165 207 210 263
2550 116 145 177 222 223 279
2700 57 124 155 86 186 233 109 235 294
2850 130 163 195 244 251 304
3000 135 169 207 259 260 326

107
2. Kiểm tra khả năng chống thấm nước của ống cống:
Dựng đáy ống cống trên nền cứng, phẳng, nằm ngang không thấm nước như tấm
thép, hoặc tấm tôn hoặc nền bê tông đó được gia công để không thấm nước. Đầu dưới của
ống cống phải áp chặt trên hoặc nền bê tông đó được gia công để không thấm nước. Đầu
dưới của ống cống phải áp chặt trên mặt nền. Khe hở giữa đầu cống và nền được trét kín
để nước trong ống cống không rũ rỉ qua khe ra ngoài.
Đổ nước vào ống cống đầy tới cách mép trên của ống cống 10 mm và giữ nước trong ống
cống sau một thời gian quy định tùy thuộc chiều dày của ống cống như trong Bảng 2
.
Bảng 2 - Thời gian giữ nước trong ống cống
Chiều dày thành ống cống, mm Thời gian giữ nước, h
< 80 36
160 48
200 60
240 72

Hết thời gian thử, quan sát mặt ngoài ống cống để xem nước có thấm ra ngoài
không.
- Nếu không có hiện tượng thấm nước thỡ ống cống đạt chất lượng về độ chống thấm.
- Nếu trong ba ống cống đem thử có một ống cống bị thấm thỡ phải chọn ba ống cống
khỏc để thử tiếp. Nếu lại có một ống cống bị thấm, thỡ lụ ống cống đó không đạt yêu cầu
về chống thấm. Đối với lô sản phẩm đó phải nghiệm thu từng sản phẩm.

108
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC
NẮP HỐ GA

1. Mục đích thí nghiệm


- Kiểm tra khả năng chịu lực của nắp hố ga theo cấp yêu cầu.
- Xác định độ ổn định của tâm nắp theo cấp thử tải
2. Thiết bị thí nghiệm
- 01 kích thuỷ lực có sức nâng lớn hơn 1,25 lần tải trọng thí nghiệm yêu cầu.
- Hệ dàn khung và các thiết bị đi kèm theo.
3. Tiến hành thí nghiệm.
- Chỉnh các đồng hồ đo về vị trí cân bằng.
- Tiến hành tăng tải với tốc độ gia tải từ 1kN á 5kN/s đến tải trọng 2/3 tải trọng của
cấp nắp hố ga theo quy định, giữ tải trọng đó trong 5s quan sát vết nứt sau đó giảm
tải về 0. Lặp lại 5 lần chu trình trên.
- Tăng tải đến 100% tải trọng quy định giữ trong 30s, quan sát vết nứt.
- Kết quả đạt yêu cầu khi nắp ga gang không xuất hiện vết nứt khi chịu 100% tải
trọng quy định.
- Các cấp tải trọng theo tiêu chuẩn gồm các loại như sau:

Tải thí nghiệm


Cấp tải
(kN)
A15 15
B125 125
C250 250
D400 400
E600 600
F900 900

109

You might also like