You are on page 1of 12

QUY TRÌNH TƯ VẤN GIÁM SÁT CỌC KHOAN NHỒI

1. Tiêu chuẩn nghiệm thu

- TCVN 5308:1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.


- TCVN 9395:2012, Thi công cọc khoan nhồi- thi công và nghiệm thu
- TCVN 9393:2012, Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.
- TCVN 9396:2012, Cọc khoan nhồi - Phương pháp xung siêu âm xác định tính
đồng nhất của bê tông.
- TCVN 9397:2012, Cọc - Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động
biến dạng nhỏ.
- TCVN 4453:1995- Bê tông cốt thép toàn khối
- TCVN 1651: 2008 – Cốt thép cán nóng
- TCVN 9398:2012 - Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chung.

2. Trình tự các bước thi công và nghiệm thu

Nội dung Căn cứ, phương pháp, Tiêu chí đánh giá, nghiệm thu
thực hiện dụng cụ kiểm tra

GIÁM SÁT VẬT LIỆU

Thép TCVN 1651: 2008 - Loại thép sử dụng trên công trường tuân thủ theo
Tiêu chí kỹ thuật của đúng chủng loại hồ sơ thiết kế đã chỉ định.
dự án - Cốt thép nhập về công trường phải có đủ chứng
chỉ chất lượng của nhà sản xuất. Số lô, ngày sản
xuất phải trùng với mác thép thực tế.
- Thép phải đảm bảo còn mới, không bị hoen rỉ làm
ảnh hưởng đến chất lượng.
- Cốt thép được kiểm tra theo phiếu giao hàng, mỗi
lô thép nhập về theo phiếu giao hàng phải được lấy
mẫu tại hiện trường đưa về kiểm tra tại các phòng
thí nghiệm vật liệu xây dựng có tư cách pháp nhân
(có dấu LAS hoặc VILAS ) nếu đạt các yêu cầu kỹ
thuật của hồ sơ thiết kế mới được phép đưa vào sử
dụng. Số lượng mẫu thử tuân thủ theo đúng TCVN
1651 : 2008. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra sẽ
được TVGS chỉ định đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
trong hồ sơ thiết kế.
- Thép được nghiệm thu khi:
+ Có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất phù

1
hợp với yêu cầu thiết kế;
+ Có hình dạng, mẫu mã, kí hiệu đúng với quy định
của nhà sản xuất;
+ Có kết quả thí nghiệm kiểm tra phù hợp với các
tiêu chuẩn hiện hành và tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm do nhà sản xuất công bố;
+ Được bảo quản tốt, không bị hoen rỉ hoặc hư
hỏng.

Bê tông - TCVN 4453:1995 Bê tông sử dụng cho cọc khoan nhồi là bê tông
thương phẩm có độ sụt cao. Công tác kiểm tra vật
- TCVN 9345:2012
liệu bê tông bao gồm:
- TCVN 9336:2012
- Kiểm tra năng lực nhà cung cấp bê tông
- TCVN 9395:2012
+ Đơn vị thi công phải trình Chủ đầu tư, TVGS các
- Tiêu chí kỹ thuật dự trạm bê tông thương phẩm sẽ sử dụng (tối thiểu 2
án, trạm), trong đó phải đầy đủ hồ sơ của trạm trộn
- BPTC gồm:
 Giấy phép đăng ký kinh doanh.
 Hồ sơ năng lực của trạm trộn.
 Giấy kiểm định của trạm trộn.
 Thiết kế cấp phối.
+ Tư vấn giám sát sẽ tiến hành kiểm tra năng lực
thực tế trạm trộn về thiết bị, khả năng cung cấp…
- Kiểm tra thiết kế cấp phối bê tông:
+ Lập biên bản lấy mẫu thí nghiệm các thành phần
hỗn hợp: Xi măng, cát, đá…. Kiểm tra phụ gia sử
dụng.
+ Chứng kiến công tác trộn, kiểm tra độ sụt và duy
trì độ sụt, lấy mẫu thí nghiệm.
+ Kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông R7, R28
Sau khi kiểm tra hồ sơ, hiện trường và có kết quả
thí nghiệm thành phần vật liệu, mẫu bê tông cấp
phối… TVGS lập biên bản kiểm tra, trình chủ đầu
tư phê duyệt nhà cung cấp bê tông nếu kết quả kiểm
tra đạt yêu cầu. Bê tông chỉ được sử dụng khi có sự
phê duyệt của chủ đầu tư.

Dung - TCVN 9395:2012 - Dung dịch khoan được sử dụng phải có đầy đủ
dịch - Tiêu chí kỹ thuật dự tên, nhà sản xuất, đặc tính kỹ thuật, chứng chỉ chất

2
khoan án, lượng đúng và đảm bảo các yêu cầu về loại vật tư
qui định.
- BPTC
- Dung dịch bentonite đưa vào công trình phải được
thí nghiệm kiểm tra chất lượng thỏa mãn các chỉ
tiêu theo bảng 1 – Chỉ tiêu tính năng ban đầu của
dung dịch Bentonite, tiêu chuẩn TCVN 9395:2012
- Trong quá trình thi công, công tác kiểm tra thí
nghiệm dung dịch khoan thường xuyên

Các vật - Theo tiêu chuẩn vật - Các vật liệu khác bao gồm: Roăng chống thấm,
liệu khác liệu của đối tượng ống siêu âm, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra ứng
nghiệm thu, suất, O-cell…
- Tiêu chí kỹ thuật dự - Vật liệu trước khi nhập về công trường phải được
án, CĐT phê duyệt chủng loại, màu sắc…
- BPTC - Phải có chứng chỉ chất lượng lô hàng của nhà sản
xuất kèm theo công bố chất lượng của cơ quan quản
lý nhà nước.
- TVGS kiểm tra khối lượng nhập về theo đợt.
- TVGS tiến hành lập biên bản lấy mẫu vật liệu đem
thí nghiệm kiểm tra chất lượng và tiến hành lấy
mẫu theo yêu cầu hoặc nghi ngờ chất lượng.

GIÁM SÁT TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG

Định vị - TCVN 9395:2012 - Chủ đầu tư lập biên bản bàn giao mốc giới, mặt
tim cọc, - Tiêu chí kỹ thuật dự bằng thi công cho nhà thầu thi công cùng sự chứng
tường vây kiến của TVGS, TVTK. Nhà thầu thi công có trách
án.
nhiệm kiểm tra sự chính xác và bảo quản mốc giới
- BPTC trong suốt quá trình thi công.
- Dựa trên các mốc được giao, nhà thầu phải lập tọa
độ cho các cọc, tường vây trình TVGS kiểm tra.
- Sử dụng máy toàn đạc để định vị vị trí tim cọc,
tường vây cần khoan.
- TVGS kiểm tra tọa độ tim cọc trước khi khoan
- Nhà thầu thi công có trách nhiệm gửi mốc, khoan
tạo lỗ và hạ casing vào vị trí lỗ khoan.
- TVGS kiểm tra tọa độ, cao độ casing và xác nhận
vào hồ sơ cọc. Sai số tọa độ cho phép là ±2cm nếu
không có chỉ định khác.
- Casing phải đảm bảo ổn định suốt quá trình

3
khoan.

Khoan - TCVN 9395:2012 - Kiểm tra vị trí khoan:


tạo lỗ, vét - Tiêu chí kỹ thuật dự + Khoan trong đất bão hoà nước khi khoảng cách
lắng án, BPTC mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1.5m nên tiến hành cách
quãng 1 lỗ, khoan các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê
tông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc
đổ bê tông.
- Kiểm tra công tác hạ ống casing:
+ Ống chống tạm được chế tạo thường từ 6  10m
trong các xưởng cơ khí chuyên dụng, chiều dày ống
thường từ 6  16mm.
+ Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao
nhất tối thiểu 0.3 m. Cao độ chân ống đảm bảo sao
cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động
của đất nền và hoạt tải thi công phía bên ngoài.
+ Kiểm tra tim casing, cao độ casing và độ thẳng
đứng của casing.
- Kiểm tra dung dịch khoan:
+ Cao độ dung dịch khoan cần cao hơn mực nước
ngầm ít nhất là 1.5 m. Khi có hiện tượng thất thoát
dung dịch trong hố khoan nhanh thì phải có biện
pháp xử lý kịp thời.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu : Độ PH, Hàm lượng cát, độ
nhớt, tỷ trọng.
- Kiểm tra công tác khoan:
+ Kiểm tra độ thẳng đứng của cọc (Sử dụng thiết bị
koden test).
+ Kiểm tra chiều sâu cọc bằng thước dây.
+ Kiểm tra địa chất trong quá trình khoan. Nếu có
sai khác với hồ sơ thiết kế cần báo cho các bên để
xử lý.
- Công tác khoan chỉ được hoàn thành khi:
+ Đảm bảo về chiều sâu thiết kế, chiều dày ngậm
sỏi (nếu yêu cầu).
+ Đảm bảo độ thẳng đứng.
+ Đảm bảo về độ ổn định của thành hố khoan
(không có hiện tượng lở thành, chất lượng dung
dịch khoan tốt…)

4
Ghi chú: Các thông số kiểm tra cho phép xem chi
tiết tiêu chuẩn TCVN 9395:2012 hoặc tiếu chí kỹ
thuật của dự án

Vét lắng - TCVN 9395:2012 - Sau khi kết thúc khoan, dừng khoan 30 đến 45
hố khoan - Tiêu chí kỹ thuật dự phút chờ lắng và đo độ lắng trong thời gian chờ
lắng. Nếu độ lắng vượt quá quy định thì thực hiện
án,
công tác vét lắng
- BPTC
- Quy định của độ lắng theo tiêu chuẩn TCVN
9395:2012
+ 5cm đối với cọc chống
+ 10 cm đối với cọc chống và ma sát
- Ngoài ra cần tuân thủ yêu cầu về độ lắng của tiêu
chí kỹ thuật.

Gia công - TCVN 9395:2012 - Kiểm tra công tác Bảo quản cốt thép :
lồng thép
- Tiêu chí kỹ thuật dự Cốt thép tại công trường trước và sau khi gia công
án, phải được che phủ, bảo quản đảm bảo không bị han
gỉ, bám bẩn … Nếu cốt thép bị bám bẩn, han gỉ nhà
- BPTC
thầu phải có biện pháp làm vệ sinh, đánh gỉ trước
khi tổ chức nghiệm thu.
- Kiểm tra công tác Gia công cốt thép bao gồm :
+ Kiểm tra sự tuân thủ yêu cầu thiết kế về đường
kính, số lượng, bước cốt đai.
+ Kiểm tra số lượng lồng, chiều dài lồng cuối.
+ Kiểm tra các chi tiết biện pháp ổn định lồng thép,
vị trí móc cẩu. Đảm bảo ổn định trong cẩu lắp.
+ Kiểm tra chiều dày lớp bảo vệ, số lượng con kê
theo quy định.
+ Kiểm tra chiều dài mối nối, vị trí mối nối theo hồ
sơ thiết kế và tiểu chuẩn TCVN 4453:1995.
+ Kiểm tra công tác vệ sinh thép, mức độ han rỉ…
+ Kiểm tra vị trí đặt ống siêu âm.
+ Kiểm tra sai số trong lắp dựng. Sai số không được
vượt quá quy định tại bảng 9 TCVN 4453:1995.

Hạ lồng - TCVN 9395:2012 - Công tác hạ lồng thép chỉ được thực hiện khi :
thép - Tiêu chí kỹ thuật dự + Đã nghiệm thu công tác gia công lồng thép.
án, + Đã kiểm tra công tác vét lắng đạt yêu cầu

5
- BPTC - Công tác hạ lồng phải tuân thủ :
+ Thứ tự các lồng hạ tuân thủ thiết kế.
+ Chiều dài nối lồng phải đảm bảo yêu cầu thiết kế
và nối chắc chắn đảm bảo (Đối với các lồng thép
trọng lượng nặng cần có biện pháp nối cóc, hàn
điểm…).
+ Ống siêu âm phải được hàn kín, sau khi hàn phải
đổ nước kiểm tra.
+ Cao độ đỉnh lồng phải đảm bảo cao độ thiết kế,
lồng phải được treo ổn định trong suốt quá trình thi
công.

Thổi rửa - TCVN 9395:2012 - Sau khi hạ lồng thép, chiều sâu hố khoan được
đáy hố - Tiêu chí kỹ thuật dự kiểm tra và làm sạch. Việc làm sạch đáy hố khoan
khoan có ý nghĩa quyết định đến khả năng chịu tải của
án,
cọc, tường vây.
- BPTC
- Bentonite trong quá trình thổi rửa chỉ được phép
thu hồi khi có máy lọc cát đạt yêu cầu.
- Phải bổ sung bentonite mới vào hố khoan khi
dung dịch betonite tụt khoảng 1,5m so với cao độ
đỉnh ống casing.
- Công tác thổi rửa đáy hố khoan cần phải đặc biệt
lưu ý. Công suất của máy nén khí phải đủ mạnh để
thời gian thổi rửa không quá lâu dể gây sạt lở thành
hố . Phải có biện pháp để thổi rửa làm sạch tối đa
diện tích đáy hố khoan.
- Kiểm tra chất lượng dung dịch khoan tại vị trí đáy
hố khoan theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN
9395:2012 hoặc tiêu chí kỹ thuật dự án.
- Kiểm tra chiều sâu hố khoan sau khi thổi rửa,
chiều sâu phải đảm bảo nằm trong sai số cho phép
về độ lắng quy định tại mục 3 Vét lắng hố khoan.

Đổ bê - TCVN 9395:2012 - Kiểm tra các công tác chuẩn bị trước khi đổ bê
tông - Tiêu chí kỹ thuật dự tông
án, + Kiểm tra công tác thổi rửa làm sạch hố khoan đạt
yêu cầu.
- BPTC
+ Kiểm tra công tác lắp dựng ống đổ bê tông đủ
chiều dài và có tổ hợp các ống đổ.
+ Kiểm tra phiễu đổ và quả cầu ngăn cách bê tông

6
và dung dịch khoan cho lần đổ đầu tiên.
+ Kiểm tra hệ thống thu hồi dung dịch khoan, hoạt
động bình thường của hệ thống bơm.
+ Kiểm tra đường thi công, gia cường tấm tôn đảm
bảo không bị lầy trong quá trình đổ làm tăng thời
7auk hi7 công.
- Kiểm tra chất lượng bê tông.
+ Bê tông về công trường phải kiểm soát được:
Khối lượng, thời gian bắt đầu trộn, mác bê tông trộn
được thể hiện trên phiếu bê tông. Kiểm tra sự tuân
thủ về thời gian cho phép, mác bê tông thiết kế theo
hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn hiện hành.
+ Kiểm tra độ sụt của bê tông theo đúng hồ sơ thiết
kế
+ Bê tông được lấy mẫu hiện trường, số lượng tổ
mẫu cho 01 cọc là 03 tổ.
- Kiểm tra trong quá trình đổ bê tông.
+ Đổ bê tông cọc khoan nhồi và tường vây phải
tuân theo các quy định về đổ bê tông dưới nước.
Đáy ống đổ bê tông phải luôn ngập trong bê tông
không ít hơn 1.5 m.
- Bê tông được đổ không được gián đoạn trong thời
gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan
(thông thường là 4 giờ). Các xe bê tông đều được
kiểm tra độ sụt đúng quy định để tránh tắc ống đổ
do vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao
độ bê tông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1m
( để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi
thi công đài cọc).
- Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của
bê tông trong lỗ cọc, ghi vào hồ sơ để vẽ đường đổ
bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích
thước lỗ cọc theo lý thuyết không được vượt quá
20%. Khi tổn thất bê tông lớn phải kiểm tra lại biện
pháp giữ thành hố khoan.

Hạ cọc - TCVN 9395:2012 - Công tác hạ cọc thép chống được thực hiện khi:
thép - Tiêu chí kỹ thuật dự + Đã nghiệm thu thép hình về kích thước hình học,
chống án, chi tiết đinh tán, bản mã trên thép hình (nếu có)
(trường
hợp thi - BPTC + Ngay sau khi thực hiện việc đổ bê tông cọc xong,

7
công tầng tiến hành công tác lắp dựng giá dẫn hướng trên ống
hầm theo cassing. Kiểm tra giá dẫn hướng phải đảm bảo đúng
phương vị trí, tọa độ đặt cọc chống, đảm bảo liên kết chắc
pháp chắn, đảm bảo độ thẳng đứng.
topdown) - Sau đó tiến hành hạ cọc thép chống vào giá dẫn
hướng, dùng máy toàn đạc để kiểm tra cao độ, độ
thẳng đứng của cọc trong suốt quá trình hạ cọc
thép.

Rút ống - TCVN 9395:2012 - Ống chống được rút lên sau khi đổ bê tông. Đối
chống - Tiêu chí kỹ thuật dự với các cọc có cắm cọc thép hình thì sau khi cường
độ bê tông đủ để giữ ổn định cột thép hình thì mới
án,
tiến hành rút giá dẫn hướng và rút ống chống (thông
- BPTC thường là sau 24 giờ).
- Trong quá trình rút ống chống phải đảm bảo ống
chống được giữ thẳng đứng và đồng trục với cọc.
- 8Sau khi ống chống được rút cần kiểm tra khối
lượng bê tông và cao độ đầu cọc nhằm đảm bảo tiết
diện cọc không bị thu nhỏ và bê tông không bị lẫn
với bùn đất xung quanh do áp lực cuả áp lực đất,
nước, mùn khoan… Trong trường hợp cần thiết
phải bổ sung ngay bê tông trong quá trình rút ống.
- Những cọc sau khi thi công xong mà cốt cao độ bê
tông không đảm bảo đúng theo yêu cầu của thiết kế
(thấp hơn so với cao độ thiết kế) phải có kiểm định
chất lượng bê tông đầu cọc để có cơ sở cho công tác
nghiệm thu quản lý chất lượng của công trình.

Lấp đầu - TCVN 9395:2012 - Công tác lấp đất đầu cọc được thực hiện sau khi
cọc - Tiêu chí kỹ thuật dự rút ống chống và kết thúc thời gian ninh kết bê
tông, với khối lượng đất lấp lớn cần có thời gian đủ
án,
cường độ bê tông yêu cầu.
- BPTC
- Trước khi lấp, dung dịch khoan và bùn phải được
hút ra ngoài hố khoan để đảm bảo ổn định nền sau
khi lấp.
- Vật liệu lấp phải tuân thủ yêu cầu thiết kế và tiêu
chuẩn quy định, trong trường hợp thông thường đất
lấp được sử dụng từ đất đào hố khoan để đảm bảo
kinh tế.

Khoan - TCVN 9395:2012 Công tác khoan, thổi rửa và đổ vữa xi măng làm
thổi và - Tiêu chí kỹ thuật của sạch mũi cọc chỉ được thực hiện khi thiết kế yêu
làm sạch cầu. Nội dung kiểm tra gồm :

8
mũi cọc dự án, - Kiểm tra công tác chuẩn bị:
- BPTC + Kiểm tra xác định cao độ đầu ống chờ khoan lấy
lõi bằng máy thủy bình.
+ Xác định cọc đã thực hiện công tác siêu âm hoặc
không siêu âm.
+ Kiểm tra thiết bị làm sạch mũi cọc ( Thông số kỹ
thuật, kiểm định máy còn hiệu lực...).
- Kiểm tra công tác khoan thổi rửa bơm vữa mũi
cọc:
+ Kiểm tra, xác nhận chiều sâu khoan theo chiều
dài cần khoan.
- Kiểm tra chất lượng làm sạch mũi cọc. Cọc được
rửa sạch bằng nước bơm áp lực cao. Độ sạch của
mũi cọc được đánh giá bằng độ sạch của nước rửa
trào lên đầu ống.
- Kiểm tra tỷ lệ trộn vữa theo yêu cầu thiết kế. Vữa
được trộn đều bằng máy theo đúng tỷ lệ của thiết
kế.
- Kiểm tra công tác bơm vữa đáy cọc. Vữa được
bơm xuống mũi cọc bằng bơm áp lực cao. Sau khi
vữa trào lên đầu ống được xem đã hoàn thành.

GIÁM SÁT CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC, TƯỜNG
VÂY

Nén tĩnh - TCVN 9393:2012 - Chuẩn bị thí nghiệm:


- Tiêu chí kỹ thuật của + Kiểm tra năng lực nhà thầu, chủ trì thí nghiệm và
dự án. các cán bộ thực hiện.
- Đề cương thí nghiệm + Kiểm tra đề cương thí nghiệm phù hợp với yêu cầu
thí nghiệm của đơn vị thiết kế và tiêu chuẩn TCVN
9393:2012.
+ Kiểm tra bề mặt cọc, mặt bằng kê gối đỡ tải thí
nghiệm:
+ Kiểm tra thiết bị thí nghiệm. Bao gồm:
 Kích thủy lực: Giá trị lực kích tối đa và ổn
định, kiểm định chất lượng còn hiệu lực (Tổng
giá trị lực kích đạt 140% giá trị tải thí nghiệm).
 Đồng hồ đo chuyển vị: Các đồng hồ đo
chuyển vị phải đảm bảo độ chính xác 0,01mm và

9
chiều dài tối đa là 50 mm
 Máy thủy bình: Máy thủy bình phục vụ công
tác kiểm tra chuyển vị của hệ dầm chuẩn.
 Cẩu lắp dỡ tải.
+ Kiểm tra hệ dầm, tải thí nghiệm, gối kê, cọc chuẩn
và dầm chuẩn: Phải tuân thủ đề cương được duyệt và
tiêu chuẩn thí nghiệm.
+ Kiểm tra các bảng biểu ghi chép của nhà thầu thí
nghiệm: Phải tuân thủ đề cương được duyệt và tiêu
chuẩn thí nghiệm.
Ghi chú: Kết quả kiểm tra sẽ được thể hiện trên biên
bản kiểm tra được các bên xác nhận làm cơ sở tiến
hành thí nghiệm.
- Giám sát quá trình thí nghiệm
+ Kiểm tra công tác làm bằng bằng, gối kê và lắp
dựng hệ tải trọng.
+ Giám sát nhà thầu thực hiện quy trình thí nghiệm
tuân thủ theo đề cương thí nghiệm và TCVN
9393:2012 Cọc - Phương pháp thí nghiệm hiện
trường: Ghi chép số liệu theo bảng biểu khách quan,
trung thực, cấp gia tải đúng đề cương được duyệt.
Xác nhận các số liệu trong quá trình thí nghiệm
+ Kiểm tra công tác an toàn của hệ gia tải, gối kê:
Kiểm tra độ nghiêng, biến dạng của nền đất để đảm
bảo an toàn trong quá trình thí nghiệm.
+ Kiểm tra chuyển vị của hệ dầm chuẩn: Kiểm tra
dịch chuyển của dầm chuẩn để phán ánh chính xác
kết quả thí nghiệm.
Ghi chú: Các công tác thí nghiệm trên hiện trường sẽ
được lập thành biên bản và là cơ sở để kiểm tra báo
cáo kết quả thí nghiệm sau này.

Siêu âm - TCVN 9396:2012 - Chuẩn bị thí nghiệm:


- Tiêu chí kỹ thuật của + Trước khi tiến hành công tác thí nghiệm siêu âm
dự án. cần phải làm vệ sinh sạch mặt cọc (tường vây) có thí
nghiệm siêu âm, cắt ống siêu âm tới vị trí cần thiết,
- Đề cương thí nghiệm
cho thả thử quả sắt có gắn dây mềm làm công tác
thông ống.
+ Máy thí nghiệm và các thiết bị phụ kiện: dây, đầu
dò, giá, ròng rọc ... phải được kiểm định thường

10
xuyên, định kỳ và còn trong thời gian kiểm định cho
phép.
+ Kiểm tra xác định cao độ các đầu ống siêu âm,
chiều sâu của từng ống và đối chiếu với hồ sơ cọc để
đánh giá đủ chiều sâu thí nghiệm.
- Quy trình thí nghiệm:
+ Quy trình thí nghiệm cần tuân thủ theo TCVN
9396 :2012 Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu
âm xác định tính đồng nhất của bê tông
+ Các công tác thí nghiệm trên hiện trường sẽ được
lập thành biên bản và là cơ sở để kiểm tra báo cáo kết
quả thí nghiệm sau này.

PIT - Tiêu chí kỹ thuật của - Chuẩn bị thí nghiệm:


dự án. Trước khi tiến hành công tác thí nghiệm đầu cọc phải
- Đề cương thí nghiệm được làm sạch hoặc đập đến lớp bê tông rắn chắc và
vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
- Qui trình thí nghiệm:
+ Quy trình thí nghiệm cần tuân thủ theo đề cương
thí nghiệm được duyệt và tiêu chí kỹ thuật dự án.
+ Các công tác thí nghiệm trên hiện trường sẽ được
lập thành biên bản và là cơ sở để kiểm tra báo cáo kết
quả thí nghiệm sau này.

HỒ SƠ NGHIỆM THU

Nhật ký Mẫu nhật ký - Các công tác kiểm tra đều được xác nhận lên nhật
cọc KN, ký cọc, tường vây. Nội dung nhật ký cọc, tường vây
tường vây được lập dựa trên hồ sơ thiết kế, các bước thi công và
tiêu chí kỹ thuật.
- Mẫu nhật ký cọc, tường vây tham khảo phụ lục, chỉ
được sử dụng khi các bên thống nhất ban hành.

Hồ sơ cọc, Phụ lục C TCVN - Hồ sơ cọc được lập tại văn phòng dựa trên số liệu từ
tường vây 9395:2012 nhật ký cọc.
- Mẫu hồ sơ cọc sử dụng mẫu tại phụ lục C tiêu
chuẩn TCVN 9395:2012.

Biên bản Thông tư 10/2013/TT- Cọc, tường vây được nghiệm thu sau khi có đầy đủ
nghiệm BXD căn cứ nghiệm thu. Cụ thể :
thu một + Hồ sơ cọc, tường vây được các bên xác nhận các
cọc,

11
tường vây bước thi công đạt yêu cầu.
+ Kết quả thí nghiệm kiểm định chất lượng cọc,
tường vây đạt yêu cầu.
+ Kết quả nén mẫu bê tông của 03 tổ mẫu đạt yêu
cầu.
+ Và các căn cứ khác theo Thông tư 10/2013/TT-
BXD

12

You might also like