You are on page 1of 3

HỆ THỐNG BÀI GIẢNG VẬT LÝ 12

BÀI 9: SÓNG DỪNG


I. SỰ PHẢN XẠ CỦA SÓNG
Khi sóng truyền đi nếu gặp vật cản thì nó có thể bị phản xạ. Sóng phản xạ cùng biên độ,
tần số và cùng bước sóng với sóng tới.
1. Phản xạ của sóng trên một vật cản cố định:
Trên vật cản cố định, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới tại điểm phản xạ.

2. Phản xạ của sóng trên một vật cản tự do:


Trên vật cản tự do, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới tại điểm phản xạ.

II. SÓNG DỪNG


1. Định nghĩa: Là sóng có các điểm nút và điểm bụng cố định trong không gian.
- Sóng tới và sóng phản xạ truyền theo cùng một phương, thì có thể giao thoa với nhau, và
tạo ra một hệ sóng dừng.
- Trong sóng dừng có một số điểm luôn luôn đứng yên gọi là nút, và một số điểm luôn
luôn dao động với biên độ cực đại gọi là bụng sóng.
a) Hình ảnh sóng dừng với sợi dây hai đầu cố định:

b) Hình ảnh sóng dừng với sợi dây một đầu cố định một đầu tự do:

NĂM HỌC: 2021 – 2022 1


HỆ THỐNG BÀI GIẢNG VẬT LÝ 12

2. Sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định:

a) Hai đầu cố định P và Q là hai nút sóng.


b) Vị trí các nút:

- Các nút nằm cách đầu P và đầu Q những khoảng bằng một số nguyên lần nửa bước sóng: k
2

- Khoảng cách giữa 2 nút liền kề là .
2
c) Vị trí các bụng:
- Xen giữa hai nút là một bụng, nằm cách đều hai nút đó.

- Các bụng nằm cách hai đầu cố định những khoảng bằng một số lẻ lần
4

- Hai bụng liên tiếp cách nhau
2
d) Điều kiện để có sóng dừng:
Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng
một số nguyên lần nửa bước sóng.


l=k với k = 1;2;3;4....
2
+ Số bó = số bụng sóng = k:
+ Số nút sóng là (k + 1).
3. Sóng dừng trên sợi dây có một đầu cố định một đầu tự do:

NĂM HỌC: 2021 – 2022 2


HỆ THỐNG BÀI GIẢNG VẬT LÝ 12
- Đầu P cố định là nút, đầu Q tự do là một bụng


- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là .
2

- Xen giữa hai nút là một bụng khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp là.
2
- Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do là chiều dài của

sợi dây phải bằng một số lẻ lần
4


l = (2k − 1) ; k = 1;2;3;4....
4
Số nút sóng = số bụng sóng = k

4. Ứng dụng của sóng dừng: Đo tốc độ truyền sóng: v = .f =
T
 Chú ý:
1. Hai đầu đều là bụng sóng: Điều kiện có sóng dừng:


l=k ; k = 1;2;3;4....
2
+ số nút sóng = k; số bụng sóng = k+ 1
2. Điểm dao động cùng pha, ngược pha trên dây

- Các điểm dao động nằm trên cùng một bó sóng thì luôn dao động cùng pha hay các điểm
đối xứng qua bụng sóng thì luôn dao động cùng pha.
- Các điểm dao động thuộc hai bó liên tiếp nhau thì dao động ngược pha hay các điểm đối
xứng qua nút sóng thì luôn dao động ngược pha

NĂM HỌC: 2021 – 2022 3

You might also like