You are on page 1of 12

SÓNG Sóng dừng

SÓNG DỪNG

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT


1. Sự phản xạ sóng
- Sóng đang truyền trong một môi trường mà gặp vật cản thì bị phản xạ.
- Sóng phản xạ có cùng tần số và bước sóng với sóng tới.
- Nếu đầu phản xạ cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới.
- Nếu đầu phản xạ tự do thì sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.
2. Sóng dừng
- Khi sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương, chúng giao thoa với
nhau, trong đó có những điểm đứng yên (không dao động) gọi là các nút và những điểm dao
động với biên độ cực đại gọi là các bụng. Đó là hiện tượng sóng dừng.
- Sóng dừng là sóng có các nút và các bụng cố định trong không gian.
+ Những nút và bụng xen kẽ, cách đều nhau. 
u 2
+ Khoảng cách giữa hai nút kế tiếp bằng t 2

khoảng cách giữa hai bụng kế tiếp và bằng .
2 B
+ Khoảng cách giữa một bụng và một nút gần N x
 t + ∆t  
nhau nhất là . +
4 2 4

3. Điều kiện để có sóng dừng trên sợi dây dài l, số bụng sóng và số nút sóng
 v Một đầu cố định, một đầu tự
Hai đầu cố định: l = n = n 1
2 2f do: 
1
2
/2   1 v 2
l = n + = n+ 
2 4  22f 2
1 2 n n +1 n
1 2 n
n
n +1
Số nút = n + 1, số bụng = n . Số nút = n + 1 = số bụng. n +1

* Một số tính chất của sóng dừng


+ Đầu cố định hoặc đầu dao động nhỏ là nút sóng.
+ Đầu tự do là bụng sóng.
+ Các phần tử ở cùng một bó (múi) sóng thì dao động cùng pha, hai phần tử thuộc hai bó
sóng liền kề thì dao động ngược pha.
+ Hai điểm đối xứng với nhau qua nút sóng luôn dao động ngược pha.
+ Hai điểm đối xứng với nhau qua bụng sóng luôn dao động cùng pha.
+ Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là nửa chu kì.
4. Phương trình sóng dừng
• Chọn gốc O trùng nút sóng thì phương • Chọn gốc O trùng bụng sóng thì phương
trình sóng dừng có dạng trình sóng dừng có dạng
2 x 2 x
u ( x, t ) = 2asin cos(t +  ) . u ( x, t ) = 2acos cos(t +  ) .
 
• Biên độ dao động của phần tử cách nút • Biên độ dao động của phần tử cách bụng
sóng đoạn x là sóng đoạn x là
2 x 2 x
A = 2a sin . A = 2a cos .
 

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 16
SÓNG Sóng dừng
Lược đồ con cá

a 3 2a 2a 3 2a 3
2a 2a 2a
a 2 2 2a 2a 2
a 2 2
2 2
 /12    /12  /12    /12  /12    /12
24 24 24 24 24 24

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP


DẠNG 1. TÍNH TỐC ĐỘ SÓNG, BƯỚC SÓNG, TẦN SỐ SÓNG,
SỐ NÚT VÀ SỐ BỤNG CỦA SÓNG DỪNG
 v Một đầu cố định, một đầu tự
Hai đầu cố định: l = n = n 1
2 2f do: 
1
2
/2    1 v 2
l = n + = n+ 
2 4  22f 2
1 2 n n +1 n
1 2 n
n
n +1
Số nút = n + 1, số bụng = n . Số nút = n + 1 = số bụng. n +1

Bài 1. Trên một sợi dây dài l = 2 m đang có sóng dừng với tần số f = 100 Hz , người ta thấy
ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 60 m/s. B. 80 m/s. C. 40 m/s. D. 100 m/s.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2007)
Bài giải:
Theo đề, trên dây có sóng dừng mà ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng
yên nên sóng dừng trên dây này có 5 nút sóng và 4 bụng sóng như hình bên.
Do đó, chiều dài của dây phải bằng 4 lần nửa bước sóng và nhờ đó ta tính được bước sóng của
sóng truyền trên dây là
 l 2 /2 /2 /2 /2
l = 4 →  = = =1 m .
2 2 2
Tốc độ truyền sóng trên dây là l
v =  f = 1.100 = 100 m/s .
Bài 2. (Bài tập tự giải) Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m , hai đầu cố định, đang có sóng
dừng với 6 bụng sóng. Sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz . Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 20 m/s. B. 600 m/s. C. 60 m/s. D. 10 m/s.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2009)
Bài 3. Một sợi dây AB dài l = 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một
nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số f = 40 Hz . Trên dây AB có một sóng dừng ổn
định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là v = 20 m/s . Kể cả A và B , trên
dây có mấy nút sóng và mấy bụng sóng?

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 17
SÓNG Sóng dừng
A. 5 nút và 4 bụng. B. 3 nút và 2 bụng. C. 9 nút và 8 bụng. D. 7 nút và 6 bụng.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010)
Bài giải:
Sóng dừng trên dây với hai đầu dây là 2 nút sóng thì chiều dài l của dây phải bằng một số
nguyên lần nửa bước sóng
 v
l=n =n
2 2f
với n là số nguyên và cũng chính là số bụng sóng, còn số nút sóng thì bằng n + 1.
Suy ra trên dây có số bụng sóng và số nút sóng lần lượt là
2lf 2.1.40
n= = = 4 bụng sóng,
v 20
n + 1 = 4 + 1 = 5 nút sóng.
Bài 4. (Bài tập tự giải) Một sợi dây dài 2 m với hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Sóng
truyền trên dây với tốc độ 20 m/s. Biết rằng tần số của sóng truyền trên dây có giá trị trong
khoảng từ 11 Hz đến 19 Hz. Tính cả hai đầu dây, số nút sóng trên dây là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
(Đề thi Tham khảo năm 2018)
Bài 5. Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài l = 1, 2 m với hai đầu cố
định, người ta quan sát thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 2 điểm khác trên dây không dao
động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là t = 0, 05 s . Tốc độ
truyền sóng trên dây là
A. 16 m/s. B. 4 m/s. C. 12 m/s. D. 8 m/s.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2008)
Bài giải:
Sóng dừng trên sợi dây mà ngoài 2 đầu cố định còn có 2 điểm khác không dao động được mô
tả như hình bên.
Trong trường hợp này chiều dài sợi dây bằng ba lần nửa   

bước sóng, tức là l = 3 , nên suy ra bước sóng của sóng T T 2 2 2
2
4 4
truyền trên dây là
2l 2.1, 2 l
= = = 0,8 m .
3 3
Trên dây có sóng dừng, trừ các điểm nút là các điểm đứng yên, còn các điểm khác trên dây
đều dao động với cùng một chu kì T và đó chính là chu kì sóng. Thời gian t giữa hai lần liên
tiếp sợi dây duỗi thẳng chính là thời gian để một phần tử trên dây đi từ vị trí cân bằng ra đến biên
T T T
rồi trở về vị trí cân bằng, tức là t = + = . Do đó, chu kì của sóng truyền trên dây là
4 4 2
T = 2t = 2.0, 05 = 0,1 s .
Vậy tốc độ truyền sóng trên dây là
 0,8
v= = = 8 m/s .
T 0,1
Bài 6. (Bài tập tự giải) Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm có một đầu cố định và một đầu tự do
đang có sóng dừng. Kể cả đầu dây cố định, trên dây có 8 nút. Biết rằng khoảng thời gian giữa 6
lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0, 25 s . Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 1,2 m/s. B. 2,9 m/s. C. 2,4 m/s. D. 2,6 m/s.
(Đề thi THPT Quốc gia năm 2017)

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 18
SÓNG Sóng dừng
DẠNG 2. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG DỪNG VÀ BIÊN ĐỘ SÓNG
• Chọn gốc O trùng nút sóng thì phương • Chọn gốc O trùng bụng sóng thì phương
trình sóng dừng có dạng trình sóng dừng có dạng
2 x 2 x
u ( x, t ) = 2asin cos(t +  ) . u ( x, t ) = 2acos cos(t +  ) .
 
• Biên độ dao động của phần tử cách nút • Biên độ dao động của phần tử cách bụng
sóng đoạn x là sóng đoạn x là
2 x 2 x
A = 2a sin . A = 2a cos .
 

Bài 7. Trên một sợi dây đàn hồi CD có sóng dừng với hai đầu dây đều là nút sóng. Sóng tới
truyền từ đầu C sang đầu D , còn sóng phản xạ lần một truyền từ đầu D trở về đầu C . Chọn
trục Ox có gốc O  C , chiều dương từ C đến D . Chỉ xét sóng tới và sóng phản xạ lần một,
biên độ sóng tới và sóng phản xạ đều là a , tần số góc của sóng là  và bước sóng là  .
a) Hãy viết phương trình sóng dừng tại phần tử dây có tọa độ x .
b) Tìm theo  tọa độ của các nút sóng và tọa độ của các bụng sóng.
Bài giải:
a) Ta chọn gốc thời gian t = 0 sao cho sóng tới tại đầu C của dây (tại gốc tọa độ O ) có
phương trình là
u1O = acos(t ) . OC x D
Khi đó phương trình sóng tới tại phần tử /2 /2 /2
dây có tọa độ x là
u1 ( x, t ) = a cos(t − kx)
2 /4
−1
với k = gọi là số sóng, có đơn vị là m .

Sóng phản xạ chạy theo chiều âm của trục Ox và ngược pha với sóng tới nên phương trình
sóng phản xạ tại phần tử dây có tọa độ x là
u2 ( x, t ) = −a cos(t + kx) .
Phương trình sóng tổng hợp hay phương trình sóng dừng tại phần tử dây có tọa độ x là
u ( x, t ) = u1 ( x, t ) + u2 ( x, t ) = a cos(t − kx) − cos(t + kx)  .
 −  +  −  −
Dùng công thức cos  − cos  = −2sin sin , chú ý sin = − sin ta được
2 2 2 2
u ( x, t ) = 2a sin(kx)sin(t )
hay
 
u ( x, t ) = 2a sin( kx)cos  t −  .
 2
Từ phương trình sóng tổng hợp ở trên ta thấy li độ u không phải là một hàm của (t − kx)
hoặc (t + kx) , như vậy sóng tổng hợp không phải là một sóng chạy. Việc viết tách ra một thừa
số sin(t ) không phụ thuộc x cho thấy pha dao động không truyền đi từ điểm này sang điểm
khác.
b) Từ phương trình sóng dừng ở trên ta viết ra được biểu thức tính biên độ dao động của phần
tử dây có tọa độ x là
A( x) = 2a sin(kx) .
• Các nút sóng là những phần tử đứng yên, tức là có biên độ dao động bằng không
A( x) = 2a sin(kx) = 0 ,

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 19
SÓNG Sóng dừng
sin(kx) = 0 ,
2
xn = n , n  Z ,


xn = n , n = 0, 1, 2, 3, ...
2

Từ đây ta thấy hai nút sóng kế tiếp nhau thì cách nhau đoạn .
2
• Các bụng sóng là những phần tử dao động với biên độ cực đại, tức là có biên độ bằng 2a
A( x) = 2a sin(kx) = 2a ,
sin(kx) = 1 ,
2 
xb = + b , b  Z ,
 2
 1
xb =  b +  , b = 0, 1, 2, 3, ...
 2 2

Từ đây ta cũng thấy hai bụng sóng kế tiếp nhau thì cách nhau đoạn .
2
Kết hợp với kết quả trên ta thấy các bụng sóng và các nút sóng có vị trí xen kẻ nhau và cách

nhau đều đặn, nút sóng và bụng sóng kế tiếp nhau thì cách nhau đoạn .
4
2 x
Từ phương trình sóng dừng u ( x, t ) = 2a sin(kx)sin(t ) ta thấy hàm sin(kx) = sin chỉ đổi

dấu (từ âm sang dương hoặc từ dương sang âm) khi đi qua nút sóng. Điều đó cho thấy các phần
tử dây ở trong cùng một bó sóng (múi sóng) dao động đồng pha với nhau và dao động ngược pha
với các phần tử dây ở bó sóng (múi sóng) kế cận.
Bài 8. (Bài tập tự giải) Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng
dừng. M và N là hai phần tử dây dao động điều hòa có vị trí cân bằng cách đầu A những đoạn lần
lượt là 16 cm và 27 cm . Biết sóng truyền trên dây có bước sóng là 24 cm . Tỉ số giữa biên độ
dao động của M và biên độ dao động của N là
3 6 3 6
A. . B. . C. . D. .
2 2 3 3
(Đề thi THPT Quốc gia năm 2018)
Bài 9. Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, N là một
điểm nút, B là một điểm bụng gần N nhất, C là trung điểm của NB , với NB = 10 cm . Biết
khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ dao
động của phần tử tại C là t = 0, 2 s . Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 0,25 m/s. B. 0,5 m/s. C. 2 m/s. D. 1 m/s.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2011)
Bài giải:
u
Nút sóng và bụng sóng gần nhau nhất B
2a
thì cách nhau một phần tư bước sóng. Đề T /8 T /8
C
cho N là một điểm nút, B là một điểm bụng a 2
gần N nhất nên suy ra bước sóng của sóng
truyền trên dây là
 = 4 NB = 4.10 = 40 cm . ON
x
Gọi a là biên độ của sóng tới và sóng
phản xạ. Chọn trục Ox có gốc O  N ,
hướng dọc theo sợi dây, chiều dương từ

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 20
SÓNG Sóng dừng
N → B thì biên độ dao động của phần tử dây cách N đoạn x là
2 x
A( x) = 2a sin ( kx ) = 2a sin .


Với bụng sóng B thì xB = nên biên độ dao động của phần tử dây tại bụng sóng B là
4

2
AB = 2a sin 4 = 2a .

NB 
Còn với phần tử dây tại C thì xC = NC = = 5 cm = nên biên độ dao động của phần tử
2 8
dây tại C là

2
AC = 2a sin 8 = 2a = a 2 .
 2

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử tại B bằng biên độ
dao động của phần tử tại C đó chính là khoảng thời gian để phần tử tại B đi từ li độ u = a 2
đến li độ u = 2a (biên) rồi trở về li độ u = a 2 như hình bên.
T
Phần tử dây tại B đi từ li độ u = a 2 đến li độ u = 2a (biên) tốn thời gian và từ li độ
8
T
u = 2a (biên) trở về li độ u = a 2 tốn thời gian nên kết hợp với đề cho ta có
8
T T T
t = + = . Từ đây ta tính được chu kì của sóng truyền trên dây là
8 8 4
T = 4t = 4.0, 2 = 0,8 s .
Vậy tốc độ truyền sóng trên dây là
 0, 4
v= = = 0,5 m/s .
T 0,8
Bài 10. (Bài tập tự giải) Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng
dừng, B là phần tử dây tại điểm bụng thứ hai tính từ đầu A, C là phần tử dây nằm giữa A và B.
Biết A cách vị trí cân bằng của B và vị trí cân bằng của C những khoảng lần lượt là 30 cm và
5 cm , tốc độ truyền sóng trên dây là 50 cm/s . Trong quá trình dao động điều hoà, khoảng thời
gian ngắn nhất giữa hai lần li độ của B có giá trị bằng biên độ dao động của C là
1 2 2 1
A. s. B. s . C. s. D. s .
15 5 15 5
(Đề thi Tham khảo năm 2018)
Bài 11. Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Không xét các
điểm bụng hoặc nút, quan sát thấy những điểm có cùng biên độ và ở gần nhau nhất thì có vị trí
cân bằng đều cách đều nhau đoạn d = 15 cm . Bước sóng trên dây có giá trị bằng
A. 90 cm. B. 60 cm. C. 45 cm. D. 30 cm.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2012)
Bài giải:
Trên hình bên, các phần tử M 1 , M 2 , M 3 , M 4 , … dao động với cùng biên độ A và có vị trí
cân bằng đều cách đều nhau đoạn d = 15 cm trên sợi dây đang có sóng dừng. Kí hiệu x là
khoảng cách từ vị trí cân bằng của một trong số các phần tử đó đến một nút sóng gần nó nhất thì

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 21
SÓNG Sóng dừng

khoảng cách từ vị trí cân bằng của nó đến vị trí cân bằng của bụng sóng gần nó nhất là −x,
4
với  là bước sóng của sóng truyền trên dây.
/4
M1 M2 M5 M6
 
A A x −x −x A A
x 4 4

A A
M3
M4
Theo đề ta có
 
2 x = 2  − x  = d = 15 cm →  = 60 cm .
4 
Ghi nhớ: + Các phần tử là bụng sóng thì chúng có biên độ cực đại bằng 2a và hai bụng

sóng liền kề cách nhau .
2
+ Các phần tử không phải là bụng sóng mà có biên độ dao động bằng nhau và

cách đều nhau thì chúng có biên độ a 2 và hai phần tử liền kề cách nhau .
4
Bài 12. (Bài tập tự giải) Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Trên dây, những điểm dao
động với cùng biên độ A1 có vị trí cân bằng liên tiếp cách đều nhau một đoạn d1 và những điểm
dao động với cùng biên độ A2 có vị trí cân bằng liên tiếp cách đều nhau một đoạn d 2 . Biết
A1  A2  0 . Biểu thức nào sau đây đúng?
A. d1 = 0,5d 2 . B. d1 = 4d 2 . C. d1 = 0, 25d 2 . D. d1 = 2d 2 .
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2015)
Bài 13. * Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút
sóng liên tiếp là d = 6 cm . Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số f = 5 Hz và
biên độ lớn nhất là Amax = 3 cm . Gọi N là vị trí của một nút sóng; C và D là hai phần tử trên
dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 10,5 cm và 7 cm. Tại thời điểm t1 ,
phần tử C có li độ uC (t1 ) = 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm
79
t2 = t1 + s , phần tử D có li độ uD (t2 ) bằng bao nhiêu?
40
A. – 0,75 cm. B. 1,50 cm. C. –1,50 cm. D. 0,75 cm.
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014)
Bài giải:
Trên dây có sóng dừng thì khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng nửa bước sóng nên ta
tính được bước sóng của sóng truyền trên dây là
 = 2d = 2.6 = 12 cm .
Biên độ dao động lớn nhất chính là biên độ dao động của các phần tử tại bụng sóng
Amax = 2a = 3 cm .
Chọn trục Ox có gốc O  N , hướng dọc theo dây, chiều dương từ N → D . Khi đó phần tử
C và D có tọa độ lần lượt là xC = −10,5 cm và xD = 7 cm và do đó phương trình dao động của
phần tử C và D tương ứng có dạng như sau

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 22
SÓNG Sóng dừng
2 xC
uC (t ) = Amax sin cos(t ) = 1,5 2cos(10 t ) (cm) ,

2 xD
uD (t ) = Amax sin cos(t ) = −1,5cos(10 t ) (cm) .

Từ phương trình dao động của hai phần tử C và D ta thấy chúng dao động ngược pha nhau.
Lúc t1 thì phần tử C có li độ uC (t1 ) = 1,5 cm  0 và đang đi về vị trí cân bằng tức là đang đi
theo chiều âm của trục Ou , ta có
 1
 uC (t1 ) = 1,5 cm cos(10 t1 ) = 
  2  10 t1 = + k 2 , k  Z .
vC (t1 ) = uC (t1 )  0  sin(10 t )  0 4
 1

79
Lúc t2 = t1 + s thì phần tử D có li độ là
40
  79    79 
uD (t2 ) = −1,5cos 10  t1 +   = −1,5cos 10 t1 + 10 
  40    40 
 79 
= −1,5cos  + k 2 + 10 
4 40 
= −1,5 cm.
Bài 14. (Bài tập tự giải) * Trên một sợi dây OB căng
ngang, hai đầu cố định đang có sóng dừng với tần số f
xác định. Gọi M, N và P là ba điểm trên dây có vị trí cân
bằng cách B lần lượt là 4 cm, 6 cm và 38 cm. Hình vẽ
bên mô tả hình dạng sợi dây tại thời điểm t1 (đường 1)
11
và t2 = t1 + (đường 2). Tại thời điểm t1, li độ của
12 f
phần tử dây ở N bằng biên độ của phần tử dây ở M và
tốc độ của phần tử dây ở M là 60 cm/s. Tại thời điểm t2 ,
vận tốc của phần tử dây ở P là
A. 20 3 cm/s . B. 60 cm/s . C. −20 3 cm/s . D. −60 cm/s .
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2015)
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì
A. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị dừng lại.
B. trên dây có cả sóng tới và sóng phản xạ nhưng hai sóng này không truyền đi.
C. trên dây có những điểm dao động với biên độ cực đại xen kẽ những điểm không dao động.
D. các điểm trên dây đều ngừng dao động vì sóng tới và sóng phản xạ triệt tiêu nhau.
Câu 2: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng thì khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề bằng
A. một bước sóng. B. một nửa bước sóng.
C. một phần tư bước sóng. D. hai lần bước sóng.
Câu 3: Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng  . Hai
phần tử dây tại hai bụng sóng liên tiếp có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn bằng
 
A. 2 . B.  . C. . D. .
2 4
Câu 4: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai đầu dây cố định. Phần tử trên dây có vị
trí cân bằng cách một đầu dây một đoạn bằng một phần tư bước sóng là
A. nút sóng. B. bụng sóng. C. phần tử đứng yên. D. nguồn sóng.
Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 23
SÓNG Sóng dừng
Câu 5: Để có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây đều là nút sóng thì chiều dài
sợi dây phải bằng
A. một phần tư bước sóng. B. một số nguyên lần nửa bước sóng.
C. một số bán nguyên lần nửa bước sóng. D. một số nguyên lẻ lần nửa bước sóng.
Câu 6: Một sợi dây đàn hồi có chiều dài l với một đầu tự do và một đầu cố định. Để có sóng
dừng trên dây với bước sóng  thì l phải liên hệ với  theo biểu thức
 1 
A. l =  k +  với k = 0, 1, 2, ... B. l = k với k = 1, 2, 3, ...
 4 2 2
 1 
C. l =  k +   với k = 0, 1, 2, ... D. l = ( 2k + 1) với k = 0, 1, 2, ...
 2 4
Câu 7: Một sợi dây đàn hồi dài l , hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng dài nhất là
l l
A. . B. . C. l . D. 2l .
4 2
Câu 8: Một sợi dây đàn hồi dài l , một đầu cố định, một đầu tự do. Sóng dừng trên dây có bước
sóng dài nhất là
l
A. l . B. . C. 2l . D. 4l .
2
Câu 9: Trên một dây đàn dài 60 cm với hai đầu dây cố định có sóng dừng ở tần số 100 Hz với
tổng cộng 3 bó sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây đàn là
A. 20 m/s. B. 40 m/s. C. 20 cm/s. D. 40 cm/s.
Câu 10: Một dây đàn với hai đầu dây cố định phát ra một âm có tần số f thì khi đó thấy trên dây
đàn có 3 bó sóng. Người ta tăng sức căng của dây đàn mà vẫn không thay đổi chiều dài của nó và
làm cho nó phát ra âm có tần số 3f thì khi đó thấy trên dây đàn có
A. 1 bó sóng. B. 3 bó sóng. C. 6 bó sóng. D. 9 bó sóng.
Câu 11: Một dây đàn hồi bằng kim loại dài 2 m được căng nằm ngang với hai đầu dây cố định.
Đặt một từ trường đều có phương thẳng đứng vào tại trung điểm của dây. Cho một dòng điện
xoay chiều có tần số 50 Hz chạy qua dây thì thấy có sóng dừng với tất cả 6 nút sóng. Tốc độ
truyền sóng trên dây là
A. 40 m/s. B. 80 m/s. C. 33 m/s. D. 67 m/s.
Câu 12: Một dây thép dài 60 cm với hai đầu dây cố định được kích thích cho dao động bằng
một nam châm điện nuôi bằng mạng điện xoay chiều có tần số 50 Hz . Khi đó trên dây thép có
sóng dừng với 5 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây thép là
A. 6 m/s. B. 12 m/s. C. 15 m/s. D. 24 m/s.
Câu 13: Trên một dây đàn dài 60 cm với hai đầu dây cố định có sóng dừng ở tần số 100 Hz với
tổng cộng 3 bó sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây đàn là
A. 20 m/s. B. 40 m/s. C. 20 cm/s. D. 40 cm/s.
Câu 14: Trên một sợi dây đàn hồi dài 180 cm với một đầu dây cố định và một đầu dây tự do có
sóng dừng với 5 nút sóng. Sóng truyền trên dây với tốc độ 40 m/s. Tần số dao động của dây là
A. 25 Hz. B. 50 Hz. C. 75 Hz. D. 100 Hz.
Câu 15: Trên một dây đàn dài 60 cm với hai đầu dây cố định có sóng dừng ở tần số tần số
200 Hz . Tốc độ truyền sóng trên dây là 40 m/s . Sóng dừng trên dây có mấy bó sóng?
A. 4. B. 6. C. 8. D. 9.
Câu 16: Một dây đàn hồi AB dài 180 cm được căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn
vào một cần rung. Cho cần rung rung với tần số 100 Hz thì thấy trên dây có sóng dừng với 6 bó
sóng và đầu A coi như một nút sóng. Bước sóng, tốc độ truyền sóng trên dây lần lượt là
A. 30 cm, 30 m/s. B. 60 cm, 60 m/s. C. 30 cm, 60 m/s. D. 60 cm, 30 m/s.
Câu 17: Sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi dài 20 cm với hai đầu dây cố định và bước
sóng bằng 8 cm thì trên dây có mấy bụng sóng, mấy nút sóng?

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 24
SÓNG Sóng dừng
A. 5 bụng sóng, 5 nút sóng. B. 6 bụng sóng, 6 nút sóng.
C. 5 bụng sóng, 6 nút sóng. D. 6 bụng sóng, 5 nút sóng.
Câu 18: Sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi dài 11 cm với một đầu dây cố định, một đầu
dây tự do và bước sóng bằng 4 cm thì trên dây có mấy bụng sóng, mấy nút sóng?
A. 5 bụng sóng, 5 nút sóng. B. 6 bụng sóng, 6 nút sóng.
C. 5 bụng sóng, 6 nút sóng. D. 6 bụng sóng, 5 nút sóng.
Câu 19: Một sợi dây đàn hồi AB dài 50 cm có đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo ra sóng
ngang truyền trên dây với tốc độ 25 cm/s , còn đầu B được giữ cố định. Để trên dây AB có sóng
dừng với đầu A coi là một nút sóng thì tần số rung f của dụng cụ phải có giá trị là
A. f = 0,5k (Hz), k = 1, 2, 3, ... B. f = 0, 25k (Hz), k = 1, 2, 3, ...
C. f = 0,5(k + 0,5) (Hz), k = 1, 2, 3, ... D. f = 0, 25(k + 0,5) (Hz), k = 1, 2, 3, ...
Câu 20: Một sợi dây đàn hồi AB dài 50 cm có đầu A được rung nhờ một dụng cụ để tạo ra sóng
ngang truyền trên dây với vận tốc 75 cm/s , còn đầu B được để tự do. Để trên dây AB có sóng
dừng với đầu A coi là một nút sóng thì tần số rung f của dụng cụ phải có giá trị là
A. f = 0, 75k (Hz), k = 1, 2, 3, ... B. f = 1,5k (Hz), k = 1, 2, 3, ...
C. f = 0, 75(k + 0,5) (Hz), k = 0, 1, 2, ... D. f = 1,5(k + 0,5) (Hz), k = 0, 1, 2, ...
Câu 21: Một sợi dây đàn hồi AB có đầu B cố định và đầu A được rung với tần số 20 Hz thì trên
dây có sóng dừng mà ngoài hai nút sóng ở hai đầu dây còn có 3 nút sóng khác. Để trên dây AB
có sóng dừng với đầu A coi là một nút sóng và trên dây có 2 bụng sóng thì đầu A phải được rung
với tần số
A. 5 Hz. B. 10 Hz. C. 20 Hz. D. 40 Hz.
Câu 22: Một sợi dây đàn hồi AB có đầu B cố định và đầu A gắn với một cần rung dao động theo
phương trình u = 5sin(50 t ) (mm) , t tính bằng giây (s). Sóng truyền trên dây với tốc độ 10 m/s .
Trên dây có sóng dừng với đầu A coi là một nút sóng. Chiều dài của dây không thể là
A. 20 cm. B. 50 cm. C. 40 cm. D. 100 cm.
Câu 23: Trên một sợi dây đàn hồi AB dài 288 cm với hai đầu dây cố định có sóng dừng với 4
bụng sóng. Biên độ dao động điều hoà của phần tử trên dây ở bụng sóng là 2 cm. Phần tử trên
dây có biên độ dao động 1 cm và ở gần A nhất thì có vị trí cân bằng cách A một đoạn bao nhiêu?
A. 6 cm. B. 36 cm. C. 18 cm. D. 12 cm.
Câu 24: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai đầu dây cố định và số bụng sóng là số
chẵn. Các điểm trên dây (trừ các nút sóng) dao động điều hòa với biên độ và tần số không thay
đổi theo thời gian. Gọi I là trung điểm của sợi dây. Xét hai điểm M và N trên dây, M và N đối
xứng nhau qua I, M và N không là nút sóng. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. M và N luôn cùng tốc độ. B. M và N dao động cùng pha.
C. M và N dao động ngược pha. D. M và N dao động cùng biên độ.
Câu 25: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai đầu dây cố định và số bụng sóng là số lẻ.
Các điểm trên dây (trừ các nút sóng) dao động điều hòa với biên độ và tần số không thay đổi
theo thời gian. Gọi I là điểm cách đều hai đầu sợi dây. Xét hai điểm M và N trên dây, M và N
cách đều I, M và N không là nút sóng. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. M và N luôn cùng vận tốc. B. M và N dao động cùng pha.
C. M và N dao động ngược pha. D. M và N dao động cùng biên độ.
Câu 26: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai đầu dây cố định. Các điểm trên dây (trừ
các nút sóng) dao động điều hòa với tần số 2,5 Hz . Có những thời điểm mà sợi dây duỗi thẳng
(tất cả các điểm trên dây cùng nằm trên một đường thẳng). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai
lần sợi dây duỗi thẳng là
A. 0,4 s. B. 0,2 s. C. 0,8 s. D. 0,1 s.
Câu 27: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng hình sin thì
A. các phần tử trên dây nằm giữa hai nút sóng liền kề dao động cùng pha.
B. hai phần tử dây ở hai bụng sóng liền kề dao động vuông pha.

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 25
SÓNG Sóng dừng
C. hai phần tử dây đối xứng nhau qua một nút sóng dao động cùng pha.
D. hai phần tử dây ở hai bụng sóng liền kề dao động cùng pha.
Câu 28: Một sợi dây đàn hồi dài 2 m treo thẳng đứng, đầu trên gắn với một nguồn dao động
điều hòa với tần số 15 Hz , đầu dưới tự do. Trên dây có sóng dừng với 8 nút sóng mà đầu trên
được coi là một nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là không đổi. Hỏi tần số của nguồn
phải bằng bao nhiêu để trên dây có sóng dừng với 10 nút sóng?
A. 19 Hz. B. 9 Hz. C. 11 Hz. D. 21 Hz.
Câu 29: Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu tự do. Thay đổi tần số dao động của
sợi dây thì thấy trên dây có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 30 Hz và 50 Hz . Tần số nhỏ
nhất để có sóng dừng trên dây là
A. 40 Hz. B. 20 Hz. C. 10 Hz. D. 30 Hz.
Câu 30: Phương trình sóng dừng trên một sợi dây là u = 6sin(0, 25 x) cos(20 t + 0,5 ) , trong
đó u và x tính bằng cm, t tính bằng s. Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là
A. 6 cm. B. 2 cm. C. 8 cm. D. 4 cm.
Câu 31: Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định và một đầu được rung cho dao động điều hòa
với biên độ a . Trên dây có sóng dừng với bước sóng  . Biên độ dao động của phần tử trên dây

có vị trí cân bằng cách nút sóng một đoạn là
6
3
A. a. B. 2a . C. 3a . D. a .
2
Câu 32: Trên một sợi dây dài 75 cm với hai đầu dây cố định có sóng dừng với 3 bụng sóng. M
3
và N là hai phần tử gần nhau nhất trên dây có biên độ dao động bằng biên độ dao động của
2
phần tử dây ở bụng sóng. P là phần tử dây cách đều hai phần tử M và N. Tốc độ truyền sóng trên
dây là 100 cm/s . Nhận xét nào sau đây là đúng về dao động của phần tử P?
A. P có biên độ dao động bằng không.
B. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp P có cùng li độ dao động với M và N là 0,25 s.
C. P dao động ngược pha với M và N.
D. P không thể có cùng li độ với M và N ở cùng một thời điểm nào đó.
Câu 33: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với biên độ dao động điều hoà của phần tử dây
ở bụng sóng là 2a . Tốc độ truyền sóng trên dây là 300 cm/s . Khoảng thời gian ngắn nhất giữa
hai lần sợi dây duỗi thẳng là 0,1 s . Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên sợi dây mà hai
điểm này dao động cùng pha với nhau và có cùng biên độ 3a là
A. 10 cm. B. 20 cm. C. 5 cm. D. 25 cm.
Câu 34: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với biên độ dao động điều hoà của phần tử dây
ở bụng sóng là 2a . Tốc độ truyền sóng trên dây là 300 cm/s . Hai phần tử M và N trên dây và
 
đối xứng nhau qua một nút sóng có phương trình dao động lần lượt là uM = a 3 cos  20 t + 
 2
 
và u N = a 3 cos  20 t −  , t tính bằng s. Khoảng cách giữa M và N có giá trị bé nhất bằng
 2
A. 5 cm. B. 15 cm. C. 10 cm. D. 30 cm.
Câu 35: Trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với biên độ dao động điều hoà của phần tử dây
ở bụng sóng là 2a . M và N là hai phần tử dây dao động với cùng biên độ và có vị trí cân bằng
cách nhau đoạn 5 cm . Biết biên độ dao động của những phần tử dây nằm giữa M và N không
nhỏ hơn 3a và thời gian ngắn nhất giữa hai lần phần tử dây ở bụng sóng có li độ bằng biên độ
1
của M và N là s . Tốc độ truyền sóng trên dây là
24

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 26
SÓNG Sóng dừng
A. 120 cm/s. B. 60 cm/s. C. 240 cm/s. D. 80 cm/s.
Câu 36: Xét M và N là hai phần tử nằm trên một sợi dây đàn hồi có sóng dừng. Biết M và N đối
xứng nhau qua một nút sóng, M và N cách nhau đoạn 5 cm khi sợi dây duỗi thẳng, M và N có tốc
độ cực đại bằng một nửa tốc độ cực đại của phần tử dây ở bụng sóng, thời gian ngắn nhất giữa
hai lần M và N xa nhau nhất là 0, 25 s . Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 120 cm/s. B. 60 cm/s. C. 40 cm/s. D. 80 cm/s.
Câu 37: Một sợi dây đàn hồi dài 50 cm treo thẳng đứng, đầu trên gắn với một cần rung dao
động điều hòa, đầu dưới tự do. Tốc độ truyền sóng trên dây là 5 m/s . Tăng từ từ tần số rung của
cần rung từ 25 Hz đến 50 Hz thì tạo ra được bao nhiêu lần có sóng dừng trên dây? Coi đầu dây
gắn với cần rung là một nút sóng khi có sóng dừng.
A. 3. B. 6. C. 10. D. 5.
x   
Câu 38: Phương trình sóng dừng trên một sợi dây là u = 4sin   cos  20 t +  , trong đó u
 30   2
và x tính bằng centimet (cm), t tính bằng giây (s). Trên sợi dây, xét hai phần tử M và N dao động
cùng pha mà khoảng cách giữa chúng luôn luôn bằng 10 cm , giữa M và N không còn phần tử
nào khác dao động cùng biên độ với M và N. Biên độ dao động của M và N là
A. 2 3 cm . B. 2 2 cm . C. 2 cm . D. 1 cm .

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 27

You might also like