You are on page 1of 4

Năm học 2021 - 2022 Học kỳ 1

KHOA: KTHK
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN/ MÔN HỌC
Môn: ĐỘNG CƠ PISTON Mã:
Bài tập lớn: 01 Lớp: 19ĐHKT Khoá: …...
Thời gian làm bài: 40 phút
Không sử dụng tài liệu Được sử dụng tài liệu X Nộp lại đề thi

NỘI DUNG
Đề Bài tập lớn gồm 30 câu trên 4 trang giấy.
I. LÝ THUYẾT (6 điểm / 20 câu)
CHỌN 01 ĐÁP ÁN ĐÚNG: Thí sinh trả lời trực tiếp vào giấy làm bài, chọn câu trả lời chính xác nhất; ví
dụ trả lời “1. c”
1. Máy bay sử dụng động cơ piston cánh quạt thì:
a. Có hiệu suất hoạt động cao ở vận tốc thấp.
b. Có hiệu suất hoạt động cao ở vận tốc cao.
c. Có hiệu suất hoạt động thấp ở vận tốc thấp.
2. Máy bay sử dụng động cơ piston cánh quạt thì:
a. Khả năng chở hàng hóa và người: lớn.
b. Khả năng chở hàng hóa và người: ngang với máy bay phản lực cùng kích cỡ.
c. Khả năng chở hàng hóa và người: nhỏ hơn máy bay phản lực cùng kích cỡ.
3. Máy bay sử dụng động cơ piston cánh quạt thì:
a. Chi phí sử dụng rất tốn kém.
b. Tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với máy bay phản lực.
c. Tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn so với máy bay phản lực.
4. Máy bay sử dụng động cơ piston cánh quạt thì:
a. Hoạt động ồn, bay ở vận tốc cao.
b. Ít tiếng ồn, hoạt động ở vận tốc thấp.
c. Ồn, hoạt động ở vận tốc thấp.
5. Máy bay sử dụng động cơ piston cánh quạt thì:
a. Bay nhanh trong những quãng đường tương đối dài.
b. Được dùng chủ yếu trong những dòng máy bay chiến đấu hiện đại.
c. Cánh quạt không hoạt động ở tốc độ cao.
6. So sánh giữa động cơ piston cho máy bay và ô tô:
a. Trục khuỷu của cả 2 động cơ đều dẫn động bánh xe chạy trên mặt đất.
b. Trục khuỷu động cơ máy bay dẫn động cánh quạt, trục khuỷu động cơ ô tô dẫn động bánh
xe.
c. Trục khuỷu động cơ máy bay dẫn động cánh quạt, trục khuỷu động cơ ô tô dẫn động các bộ
phận trên xe hơi.

1
7. So sánh giữa động cơ piston cho máy bay và ô tô:
a. Động cơ máy bay có khối lượng nhẹ hơn động cơ ô tô tương đương.
b. Động cơ máy bay có khối lượng nặng hơn động cơ ô tô tương đương.
c. Hai động cơ có khối lượng bằng nhau.
8. So sánh giữa động cơ piston cho máy bay và ô tô:
a. Động cơ máy bay bền hơn, có thể hoạt động trong khoảng thời gian lâu hơn nhiều so với
động cơ ô tô.
b. Động cơ máy bay bền hơn, có thể hoạt động trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với
động cơ ô tô.
c. Động cơ máy bay kém, phải kiểm tra định kì và sửa chữa thường xuyên.
9. So sánh giữa động cơ piston cho máy bay và ô tô:
a. Số lượng chi tiết động cơ của máy bay có dự phòng ít nhất 2 chi tiết: như bugi, đường dẫn
nhiên liệu.
b. Số lượng chi tiết động cơ của ô tô có dự phòng ít nhất 2 chi tiết: như bugi, đường dẫn nhiên
liệu.
c. Số lượng chi tiết động cơ của máy bay và của ô tô giống nhau để tiện lợi trong quá trình
sản xuất hàng loạt.
10. So sánh giữa động cơ piston cho máy bay và ô tô:
a. Môi trường làm việc giống nhau.
b. Môi trường làm việc luôn thay đổi cho nhau.
c. Môi trường làm việc khác nhau.
11. Sự khác biệt giữa động cơ piston cánh quạt và động cơ turbine khí là:
a. Động cơ piston sản sinh công suất (power); động cơ turbine khí tạo lực đẩy (thrust).
b. Động cơ piston sản sinh công suất nhỏ (power); động cơ turbine khí sản sinh công suất lớn
(power).
c. Động cơ piston tạo lực đẩy nhỏ (thrust); động cơ turbine khí tạo lực đẩy lớn (thrust).
12. Quy tắc đọc (đánh) số thứ tự động cơ như sau:
a. Động cơ số 1 luôn là động cơ đầu tiên ngoài cùng bên cánh phải, sau đó tăng dần theo thứ
tự về phía cánh trái.
b. Động cơ số 1 luôn là động cơ phụ, động cơ chính có số bắt đầu từ số 2 và đánh số theo quy
ước của hãng sản xuất.
c. Động cơ số 1 luôn là động cơ đầu tiên ngoài cùng bên cánh trái, sau đó tăng dần theo thứ tự
về phía cánh phải.
13. Thứ tự các thành phần chính của động cơ turbojet như sau:
a. Miệng hút, turbine, máy nén, buồng đốt, miệng xả.
b. Miệng hút, máy nén, turbine, buồng đốt, miệng xả.
c. Miệng hút, máy nén, buồng đốt, turbine, miệng xả.
14. Để có thể lực chọn loại động cơ phù hợp với mục đích sử dụng, các dòng máy bay trên
thế giới có thể được chia thành những loại nào sau đây:
a. Máy bay thương mại, máy bay thương gia, máy bay cứu thương.
b. Máy bay quân sự, máy bay cá nhân, máy bay thương mại, máy bay thử nghiệm.
2
c. Máy bay thí nghiệm, máy bay huấn luyện, máy bay thể thao, máy bay nông nghiệp.
15. Động cơ dùng cho máy bay thương mại hiện đại ngày nay thường sử dụng loại nào
trong các loại động cơ sau đây:
a. Động cơ piston cánh quạt.
b. Động cơ turbofan.
c. Động cơ Turbojet.
16. Động cơ dùng cho máy bay huấn luyện phi công (CPL) thường sử dụng loại nào trong
các loại động cơ sau đây:
a. Động cơ piston cánh quạt.
b. Động cơ turbofan.
c. Động cơ Turbojet.
17. Các thành phần chính cấu tạo nên máy bay gồm có:
a. Thân, vỏ, cánh chính, càng đáp.
b. Động cơ, thân, cánh chính, càng đáp.
c. Cánh đuôi, cánh chính, thân, động cơ.
18. Động cơ dùng cho máy bay chiến đấu thường sử dụng loại nào trong các loại động cơ
sau đây:
a. Động cơ piston cánh quạt.
b. Động cơ turbofan.
c. Động cơ Turbojet.
19. Để giảm tốc độ khi đã tiếp cận đường băng trong quá trình hạ cánh, máy bay sử dụng
động cơ piston cánh quạt thực hiện lực đẩy thổi ngược bằng cách nào:
a. Đổi chiều quay cánh quạt.
b. Xoay cánh quạt qua góc thổi ngược.
c. Không thực hiện được.
20. Để giảm tốc độ khi đã tiếp cận đường băng trong quá trình hạ cánh, máy bay sử dụng
động cơ turbofan thực hiện lực đẩy thổi ngược bằng cách nào:
a. Đổi chiều di chuyển của dòng khí bypass (secondary airflow).
b. Đổi chiều quay động cơ.
c. Không thực hiện được.

II. BÀI TẬP (4 điểm / 10 câu). Sinh viên ghi nội dung câu trả lời vào giấy.
GÓC LỆCH
0 độ -- 180 độ 180 độ -- 360 độ 360 độ -- 540 độ 540 độ -- 720 độ
SỐ XYLANH

1 NỔ I

2 IV

3 II

4 III

Bảng 1. Động cơ 4 kì, 4 xylanh thẳng hàng

3
21. Động cơ 4 kì, 4 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-3-4-2. Trong Bảng 1, vị trí
“I” đang hoạt động ở kì nào?
22. Động cơ 4 kì, 4 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-3-4-2. Trong Bảng 1, vị trí
“II” đang hoạt động ở kì nào?
23. Động cơ 4 kì, 4 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-3-4-2. Trong Bảng 1, vị trí
“III” đang hoạt động ở kì nào?
24. Động cơ 4 kì, 4 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-3-4-2. Trong Bảng 1, vị trí
“IV” đang hoạt động ở kì nào?

GÓC LỆCH
0 độ -- 120 độ 120 độ -- 240 độ 240 độ -- 360 độ 360 độ -- 480 độ 480 độ -- 600 độ 600 độ -- 720 độ
SỐ XYLANH
1 NỔ
2 I
3 II
4 VI III
5 IV
6 V

Bảng 2. Động cơ 4 kì, 6 xylanh thẳng hàng

25. Động cơ 4 kì, 6 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-5-3-6-2-4. Trong Bảng 2, vị
trí “I” đang hoạt động ở kì nào?
26. Động cơ 4 kì, 6 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-5-3-6-2-4. Trong Bảng 2, vị
trí “II” đang hoạt động ở kì nào?
27. Động cơ 4 kì, 6 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-5-3-6-2-4. Trong Bảng 2, vị
trí “III” đang hoạt động ở kì nào?
28. Động cơ 4 kì, 6 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-5-3-6-2-4. Trong Bảng 2, vị
trí “IV” đang hoạt động ở kì nào?
29. Động cơ 4 kì, 6 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-5-3-6-2-4. Trong Bảng 2, vị
trí “V” đang hoạt động ở kì nào?
30. Động cơ 4 kì, 6 xylanh thẳng hàng, có thứ tự đánh lửa là 1-5-3-6-2-4. Trong Bảng 2, vị
trí “VI” đang hoạt động ở kì nào?

You might also like