You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 11

01: Nếu phân loại động cơ đốt trong theo số hành trình của pit-tông trong một chu trình làm việc, có:
A. Động cơ 2 kì và 4 kì.
B. Động cơ xăng và động cơ điêzen.
C. Động cơ 1 xilanh và nhiều xianh.
D. Động cơ pit-tông và động cơ tuabin khí.
02: Nếu phân loại động cơ đốt trong theo nhiên liệu, có:
A. Động cơ xăng, động cơ điêzen và động cơ ga. B. Động cơ 2 kì và 4 kì.
C. Động cơ xăng và động cơ điêzen. D. Động cơ pit-tông và động cơ phản lực.
03: Cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm có:
A. Hai cơ cấu và bốn hệ thống. B. Bốn cơ cấu và hai hệ thống.
C. Hai cơ cấu và hai hệ thống. D. Hai cơ cấu và ba hệ thống.
04: Hệ thống nào sau đây chỉ có ở động cơ Xăng?
A. Hệ thống đánh lửa. B. Hệ thống khởi động.
C. Hệ thống bôi trơn. D. Hệ thống làm mát.
05: Động cơ 4 kì là loại động cơ mà một chu trình làm việc được thực hiện trong
A. 4 hành trình của pit-tông. B. 2 hành trình của pit-tông.
C. 3 hành trình của pit-tông. D. 1 vòng quay của trục khuỷu.
06: Điểm chết trên (ĐCT) là
A. điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
B. điểm chết mà tại đó pit-tông bắt đầu đi lên.
C. điểm chết mà tại đó pit-tông không đổi chiều chuyển động.
D. điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
07: Để hoàn thành 1 kì, trục khuỷu của động cơ quay
A. 0,5 vòng. B. 1 vòng. C. 1,5 vòng. D. 2 vòng.
08: Để hoàn thành 1 chu trình, trục khuỷu của động cơ Diesel 4 kì quay
A. 2 vòng. B. 1 vòng. C. 1,5 vòng. D. 4 vòng.
09: Thể tích buồng cháy(Vbc ) là thể tích xilanh
A. khi pit-tông ở ĐCT. B. được giới hạn bởi ĐCT và ĐCD.
C. được giới hạn bởi xilanh và ĐCD. D. khi pit-tông ở ĐCD.
10: Khi pit-tông thực hiện được 1 hành trình thì trục khuỷu quay được một góc
A. 1800. B. 3600. C. 900. D. 450.
11: Nhiên liệu được phun vào buồng cháy của động cơ Diesel 4 kì có đặc điểm?
A. nhiên liệu có dạng tơi(sương mù) và áp suất cao.
B. nhiên liệu có dạng tơi(sương mù).
C. nhiên liệu có áp suất thấp.
D. nhiên liệu có dạng tơi(sương mù) và áp suất thấp.
12: Khi động cơ Xăng 4 kì hoạt động, pit-tông ở vị trí ĐCTtương ứng với thời điểm nào sau đây?
A. Cuối kì nén. B. Cuối kì nạp.
C. Đầu kì nén. D. Cuối kì cháy- dãn nở.
13: Ở kì cháy – dãn nở của động cơ Xăng 4 kì, hai xupap ở trạng thái nào?
A. Cả 2 xupap đều đóng. B. Cả 2 xupap đều mở.
C. Xupap nạp đóng, xupap thải mở. D. Xupap nạp mở, xupap thải đóng.
14: Sự khác nhau cơ bản về nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 4 kì so với động cơ Diesel 4 kì là gì?
A. Ở động cơ Xăng 4 kì, kì 1 nạp hòa khí và cuối kì 2 bugi đánh lửa châm cháy hòa khí.
B. Ở động cơ Xăng 4 kì, kì 1 nạp không khí và cuối kì 2 bugi đánh lửa châm cháy hòa khí.
C. Ở động cơ Xăng 4 kì, kì 1 nạp hòa khí và cuối kì 2 vòi phun phun nhiên liệu.
D. Ở động cơ Xăng 4 kì, kì 2 nạp hòa khí và cuối kì 3 bugi đánh lửa châm cháy hòa khí.
15: Kì nào là kì sinh công của động cơ Xăng 4 kì ?
A. Kì 3. B. Kì 2. C. Kì 1. D. Kì 4.
16: Kì nào là kì không sinh công của động cơ Diesel 4 kì ?
A. Kì 1,2, 4. B. Kì 2,4. C. Kì 1,2. D. Kì 1,3.
17: Việc đóng, mở các cửa khí ở động cơ 4 kì được thực hiện nhờ sự chuyển động của
A. các xuppap. B. thanh truyền. C. pit-tông. D. trục khuỷu.
18: Ở kì nạp, động cơ Diesel 4 kì nạp
A. không khí vào xilanh động cơ. B. nhiên liệu vào xilanh động cơ.
C. dầu bôi trơn. D. hòa khí vào xilanh động cơ.
19: Ở cuối kì nạp của động cơ Xăng 4 kì, hai xupap ở trạng thái nào?
A. Cả 2 xupap đều đóng. B. Xupap nạp mở, xupap thải đóng.
C. Cả 2 xupap đều mở. D. Xupap nạp đóng, xupap thải mở.
20: Ở động cơ Diesel 4 kì, khi kì nén hoàn thành thì pit-tông đã thực hiện được mấy hành trình?
A. 2S. B. 1,5S. C. 1S. D. 0,5S.
21: Khi cơ cấu trục khuỷu thanh truyền hoạt động, pit-tông chuyển động
A. tịnh tiến trong xilanh. B. quay tròn.
C. vừa quay vừa tịnh tiến. D. lắc.
22: Cách lắp vòng găng dầu(xécmăng dầu) trên pit-tông như thế nào?
A. Lắp dưới vòng găng khí. B. Xen kẻ với vòng găng khí.
C. Lắp trên vòng găng khí. D. Tùy loại động cơ.
23: Đỉnh pit-tông của động cơ Xăng 2 kì thường có dạng ?
A. Lồi. B. Bằng. C. Lõm. D. Bằng hoặc lõm.
24: Phần nào của pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh?
A. Phần thân. B. Phần đỉnh.
C. Phần rãnh trên pittông. D. Phần đầu.
25: “Bao kín buồng cháy, ngăn cản dầu bôi trơn từ cácte lọt vào buồng cháy” là nhiệm vụ của
A. xécmăng dầu. B. nắp xilanh. C. xécmăng khí. D. pit-tông.
26: Chi tiết nào liên kết pit-tông với thanh truyền?
A. Chốt pit-tông. B. Chốt khuỷu. C. Cổ khuỷu. D. Bulông.
27: “Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công” là nhiệm vụ của:
A. Pit-tông. B. Xilanh. C. Trục khuỷu. D. Thanh truyền.
28: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm có:
A. 3 nhóm chi tiết. B. 2 nhóm chi tiết. C. 4 nhóm chi tiết. D. 5 nhóm chi tiết.
29: “Bao kín buồng cháy, ngăn cản khí cháy từ buồng cháy lọt xuống cácte” là nhiệm vụ của
A. xécmăng khí. B. pit-tông. C. xilanh. D. xécmăng dầu.
30: Khi cơ cấu trục khuỷu thanh truyền hoạt động, thanh truyền chuyển động
A. lắc(vừa quay vừa tịnh tiến). B. chéo.
C. quay tròn. D. tịnh tiến.
31: Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì, kì 1 gồm có quá trình nào?
A. Cháy - dãn nở, thải tự do và quét - thải khí. B. Cháy - dãn nở, lọt khí và thải tự do.
C. Cháy - dãn nở, nạp và nén. D. Nén và cháy.
32: Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì, kì 2 gồm có quá trình nào?
A. Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy. B. Lọt khí, nén và thải tự do.
C. Cháy - dãn nở, lọt khí và thải tự do. D. Quét thải khí, nén và cháy.

You might also like