You are on page 1of 3

Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo GV: Hà Lê Yến Anh SĐT: 0919406360

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP HIĐROCACBON
Câu 1: Chọn định nghĩa đúng về anken.
A. Anken là hiđrocacbon có với công thức phân tử CnH2n ( n≥2 ).
B. Anken là hiđrocacbon không no mà phân tử chứa một liên kết đôi C=C.
C. Anken là hiđrocacbon mà phân tử chứa một liên kết đôi C=C.
D. Anken là hiđrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa một liên kết đôi C = C.
Câu 2: Khi nói về tính chất vật lý của anken, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhiệt độ sôi và nhiệt nóng chảy của các anken tăng dần theo phân tử khối.
B. Các anken không tan trong nước và nặng hơn nước.
C. Khối lượng riêng của anken không khác nhiều so với ankan tương ứng.
D. Ở điều kiện thường, các anken từ C2 đến C4 là chất khí.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Đun etanol với H2SO4 đặc ở 1700C. B. Đề hiđro hóa etan.
C. Cracking butan. D. Thủy phân canxi
cacbua.
Câu 4: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH3–CH=CHBr. B. CH3–C C–CH3. C. CH3–CH=CH2. D. CH3–C(CH3)=CH –CH3.
Câu 5: Hỗn hợp anken nào sau đây khi cộng với nước (xúc tác H2SO4) tạo ra hỗn hợp có ba ancol ?
A. propen và but–2–en. B. eten và 2,3–đimetylbut–2–en.
C. propen và but–1–en. D. eten và but–2–en.
Câu 6: Hidrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện thích hợp) thu được sản phẩm chính là
A. 2-metylbutan-2-ol B. 2-metylbutan-3-ol
C. 3-metylbutan-2-ol D. 3-metylbutan-1-ol
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a). Ankađien liên hợp là hidrocacbon không no, mạch hở, phân tử có 2 liên kết đôi xen giữa 1 liên kết
đơn.
(b). Chỉ có ankađien mới có công thức chung CnH2n-2.
(c). Ankađien có thể có 2 liên kết đôi liền kề nhau.
(d). Isopren là một ankađien.
(e). Chất C5H8 có 2 đồng phân là ankađien liên hợp.
Các phát biểu đúng là
A. (a), (b), (c). B. (a), (b), (d). C. (a), (c), (d), (e). D. 1,2,3,4.

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 X Y Z


Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức cấu tạo thu gọn của Z là
A. CH2=CH-CHBr-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH2Br. C. CH3-CH=CH-
CH2Br. D. CH3-CBr=CH-CH3.
Câu 9: Số đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với CTPT C4H6 là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 10: Chất ứng với CTPT (CH3)2CH-C C-CH3 có tên thay thế (theo IUPAC) là
A. 4-metylpent-2-in. B. 3-metylbut-2-en.
C. 4-metylpent-2-en. D. 2-metylpent-3-in.
Câu 11: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên.
Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là
A. có kết tủa trắng. B. dung dịch bị nhạt màu.
C. có kết tủa đen. D. có kết tủa vàng.
Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo GV: Hà Lê Yến Anh SĐT: 0919406360
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 12: Cho các chất sau đây: but-1-in, đimetylaxetilen, vinylaxetilen, propilen, axetolen. Số chất tác
dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 13: Sơ đồ: X Y Z T. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Al4C3, CH4, C2H4, C6H6. B. Al4C3, CH4, C2H2, C6H6.
C. CH3COONa, CH4, C2H2, C4H4. D. CaC2, C2H2, C2H4, C4H4.
Câu 14: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở (X) được butan (CH3-CH2-CH2-CH3). Số công thức
cấu tạo có thể có của X (không kể đồng phân hình học) là
A. 9. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 15: Một ankylbenzen (X) có chứa 90,566% cacbon về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 16: Chất X có cấu tạo như hình bên.

X có tên gọi là
A. o-xilen. B. m-xilen. C. p-xilen. D. 1,5-đimetylbenzen.

Câu 17: Tính chất nào sau đây không phải của ankylbenzen?
A. Không tan trong nước. B. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Không màu sắc. D. Không mùi vị.
Câu 18: Benzen không có phản ứng nào sau đây ?
A. H2 (xt: Ni). B. Brom khan (Fe).
C. dung dịch KMnO4 (đun nóng). D. HNO3 (xt: H2SO4, to).
Câu 19: Stiren không phản ứng được với
A. dung dịch HCl. B. Brom khan, xt:Fe, to.
C. dung dịch KMnO4, t .o
D. dung dịch NaOH.
Câu 20: Cho phản ứng: benzen + X → etylbenzen. Vậy X là
A. Axetilen. B. Etilen. C. etylclorua. D. Etan.
Câu 21: Chọn phát biểu sai về ứng dụng của hidrocacbon thơm.
A. Benzen được sử dụng làm dung môi.
B. Sản phẩm đồng trùng hợp stiren với isopren dùng để sản xuất cao su buna-S.
C. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT.
D. Từ benzen có thể điều chế phenol, anilin, ... dùng để tổng hợp dược phẩm, thuốc trừ dịch hại, ...
Câu 22: Cho các chất sau: isopren, toluen, stiren, etilen, axetilen. Số chất làm mất màu dung dịch thuốc
tím ở điều kiện thường là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 23: Cho chất thơm: C6H5–X tác dụng với Br2 khan (tỉ lệ mol 1: 1; xúc tác: bột Fe) thu được sản
phẩm hữu cơ có dạng: o-Br-C6H4-X. Vậy X là nhóm
A. –NO2. B. –CHO. C. –CH2CH3. D. –COOH.
Câu 24: Cho sơ đồ :

Các nhóm X,Y phù hợp với sơ đồ trên là


A. X(-NH2), Y(-CH3). B. X(-NO2), Y(-CH3).
C. X(-CH3) và Y(-NH2). D. X(-CH3), Y(-NO2).
Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo GV: Hà Lê Yến Anh SĐT: 0919406360
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 25: Sơ đồ: CaC2 X Y Z. Chất Z sẽ là


A. nitrobenzen. B. 1,3-đinitrobenzen.
C. 1,3,5 –trinitrobenzen. D. 1,2,4-trinitrobenzen.
Câu 26: Khi tiến hành thí nghiệm với dung dịch KMnO4 của 3 hiđrocacbon X, Y, Z thì thu được kết quả
như sau:
+ X chỉ làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
+ Y làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay ở nhiệt độ thường
+ Z không phản ứng.
Dãy các chất X, Y, Z phù hợp là
A. toluen, stiren, benzen. B. stiren, toluen, benzen.
C. etilen, axetilen, metan. D. axetilen, etilen, metan.
Câu 27: Cho ba hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (M X<MY<MZ<62) có cùng số nguyên tử cacbon trong
phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư.
Trong các phát biểu sau:
(a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, to).
(b) Chất Z có đồng phân hình học.
(c) Chất Y có tên gọi là but-1-in.
(d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 28: Cho 5,25 gam anken X tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 thu được 25,25 gam sản phẩm Y.
Công thức phân tử của anken X là
A. C5H10. B. C4H8. C. C2H4. D. C3H6.
Câu 29: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau vào bình đựng dung dịch
brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Công thức phân tử của hai anken là
A. C4H8 và C5H10. B. C2H4 và C3H6. C. C5H10 và C6H12. D. C3H6 và C4H8.
Câu 30: Hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3
trong NH3, thu được 28,80 gam kết tủa. Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H 2. Giá trị của a

A. 0,24. B. 0,22. C. 0,46. D. 0,34.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm metan, propen và isopren. Đốt cháy hoàn toàn 15,0 gam X cần vừa đủ 36,96 lít
O2 (đktc). Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,1 mol brom. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,30. D. 0,10.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6 thu được 6,272 lít CO2
(đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác, 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của
a là
A. 0,15. B. 0,25. C. 0,10. D. 0,06.
Câu 33: Hỗn hợp X (có tỉ khối so với H2 là 27,25) gồm butan, but -1- en và vinylaxetilen. Đốt cháy hoàn toàn
0,15 mol hỗn hợp X thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là m gam. Mặt khác, khi dẫn 0,15 mol hỗn
hợp X trên vào bình đựng dung dịch brom dư thấy có a gam brom phản ứng. Giá trị m và a lần lượt là
A. 43,950 và 42.  B. 35,175 và 42.
C. 35,175 và 21.  D. 43,950 và 21.
Câu 34: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp
Y (chỉ chứa ba hidrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung
dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,10.
Câu 35: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời
gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ
với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
A. 0,10 mol. B. 0,20 mol. C. 0,25 mol. D. 0,15 mol

You might also like