You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HK2 NĂM HỌC 2022–2023

MÔN HÓA HỌC KHỐI 11

CHƯƠNG 6: HYDROCACBON KHÔNG NO


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1: Hợp chất propen có công thức phân tử là
A. C3H6. B. C2H4. C. C3H4. D. C3H8.
Câu 2: Hợp chất axetylen có công thức phân tử là
A. C2H6. B. C2H4 C. CH4. D. C2H2.
Câu 3: Công thức tổng quát của anken, ankin lần lượt là
A. CnH2n (n ≥ 2); CnH2n–2 (n ≥ 3). B. CnH2n (n ≥ 2); CnH2n–2 (n ≥ 2).
C. CnH2n–2 (n ≥ 2); CnH2n (n ≥ 2). D. CnH2n–2 (n ≥ 3); CnH2n+2 (n ≥ 2).
Câu 4: Hợp chất hữu cơ nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng anken?
A. C10H22. B. C8H16. C. C6H6. D. CnH2n–2.
Câu 5: Ankadien là hợp chất hiđrocacbon không no, mạch hở có
A. hai liên kết đôi. B. một liên kết đôi. C. liên kết đơn. D. một liên kết ba.
Câu 6: Phân tử một anken có 14 nguyên tử H thì phải có bao nhiêu nguyên tử cacbon?
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 7: Anken X có đặc điểm: trong phân tử có 8 liên kết xích ma, công thức phân tử của X là
A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.
Câu 8: Hợp chất nào trong số các chất sau có 9 liên kết xích ma và 2 liên kết π?
A. Buta–1,3–đien. B. Penta–1,3– đien. C. But–2–en. D. Vinyl axetilen.
Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là 4–metylhex–2–in. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3C≡ CCH(CH3)CH3. B. CH3C≡CCH2CH(CH3)CH3.
C. CH3CH(C2H5)C≡CCH3. D. (CH3)2CHC ≡CCH3.
Câu 10: Hợp chất 2,4–đimeylhex–1–en ứng với công thức cấu tạo nào dưới đây?

A. B.

C. D.
Câu 11: Anken X có công thức cấu tạo: CH3CH2C(CH3)=CHCH3. Tên của X là
A. isohexan. B. 3–metylpent–3–en. C. 3–metylpent–2–en. D. 2–etylbut–2–en.
Câu 12: Công thức chung: CnH2n–2 (n ≥ 2) là công thức của dãy đồng đẳng
A. anken. B. ankađien. C. ankin. D. cả ankin và ankadien.
Câu 13: Để điều chế axetilen người ta dùng chất nào sau đây?
A. Nhôm cacbua. B. Đất đèn. C. Natri axetat. D. Ancol etylic.
Câu 14: CH2=C(CH3)CH=CH2 có tên gọi thay thế là
A. isopren. B. 2–metyl–1,3–butađien. C. 2–metyl–butađien–1,3. D. 2–metylbuta–1,3–đien.
Câu 15: Polietilen được tạo thành từ phản ứng trùng hợp chất hữu cơ nào sau đây?
A. Axetilen. B. Propilen. C. vinylaxetilen. D. Etilen.

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU


Câu 16: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 2–clopropen. B. But–2–en. C. 1,2–đicloetan. D. But–2–in.
Câu 17: Hợp chất C4H8 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 18: Hợp chất C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken mạch không nhánh?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 19: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C4H6?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Tổng số đồng phân mạch hở của C4H6 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 21: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 22: Trùng hợp buta–1,3–đien tạo ra cao su buna có cấu tạo là
A. (C2H–CH–CH–CH2)n. B. (CH2–CH=CH–CH2)n. C. (CH2–CH–CH=CH2)n. D. (CH2–CH2–CH2–CH2)n.
Câu 23: Khi cho but–1–en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Mac–côp–nhi–côp sản phẩm nào sau đây là sản phẩm
chính?
A. CH3CH2CHBrCH2Br. C. CH3CH2CHBrCH3. B. CH2BrCH2CH2CH2Br. D. CH3CH2CH2CH2Br.
Câu 24: Hiđrat hóa hai anken chỉ tạo thành hai ancol. Hai anken đó là
A. 2–metylpropen và but–1–en. B. propen và but–2–en.
C. eten và but–2–en. D. eten và but–1–en.
Câu 25: Cho phản ứng: C2H2 + H2O X . Vậy X là chất nào dưới đây?
A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 26: Chất vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3)

A. propen. B. propan. C. propin. D. etan.
Câu 27: Hóa chất dùng để phân biệt etan và etylen là
A. dung dịch brom. B. dung dịch HBr. C. dung dịch KCl. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 28: Hóa chất dùng để phân biệt propen và propin là
A. dung dịch brom. B. dung dịch HCl. C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 29: Hóa chất dùng để phân biệt but–1–in và but–2–in là
A. dung dịch brom. B. dung dịch HBr. C. dung dịch AgCl. D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 30: Cho phản ứng giữa Buta–1,3–đien và HBr ở –80oC (tỉ lệ 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH2BrCH2CH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH3CHBrCH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 31: Cho phản ứng giữa buta–1,3–đien và HBr ở 40 C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
o

A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.


Câu 32: Ankađien X + brom (dung dịch) CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy X là
A. 2–metylpenta–1,3–đien. B. 2–metylpenta–2,4–đien.
C. 4–metylpenta–1,3–đien. D. 2–metylbuta–1,3–đien.
Câu 33: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 34: Cho dãy các chất: metan, etylen, axetylen, propan, buta–1,3–đien, benzen. Số chất có khả năng làm mất màu dung
dịch brom là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 35: Cho dãy các chất: etan, etylen, axetylen, propin, buta–1,3–đien, but–1–in, but–2–in, benzen. Số chất phản ứng
dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP


Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam ankin cần 12,32 lít oxi (đktc). Công thức phân tử của ankin là
A. C3H6. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.
Câu 37: 10,4 gam ankin tác dụng tối đa với 17920 ml H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử ankin là
A. C2H4. B. C3H4. C. C2H2. D. C4H6.
Câu 38: 5,2 gam ankin tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch brom 1,0M. Công thức phân tử ankin là
A. C2H4. B. C3H4. C. C2H2. D. C4H6.
Câu 39: 11,2 gam anken tác dụng đủ với 4480 ml H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử anken là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H6. D. C4H8.
Câu 40: 21 gam anken tác dụng đủ với 300 gam dung dịch brom 16%. Công thức phân tử anken là
A. C5H10. B. C3H6. C. C4H8. D. C4H6.
Câu 41: 2,8 gam anken X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất.
X có tên là
A. etilen. B. but–2–en. C. hex– 2–en. D. 2,3–đimetylbut–2–en.
Câu 42: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but–1–en và but–2–en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản
ứng thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam.
Câu 43: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình
brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,05 và 0,1. B. 0,1 và 0,05. C. 0,12 và 0,03. D. 0,03 và 0,12.
Câu 44: Đốt cháy m gam hỗn hợp C2H6, C3H4, C3H8, C4H10 được 35,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O. Giá trị của m là
A. 14,4. B. 10,8. C. 12,0. D. 56,8.
Câu 45: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X tổng khối
lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 18,60 gam. B. 18,96 gam. C. 20,40 gam. D. 16,80 gam.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO


Câu 46: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có
tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%.
Câu 47: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản
ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là
A. 5,23. B. 3,25. C. 5,35. D. 10,46.
Câu 48: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a

A. 0,3. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,1.
Câu 49: Hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H8, C4H6 và H2. Cho 3,74 gam hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư
thấy có 16 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X thu được 45,76 gam CO2
và m gam nước. Giá trị của m là
A. 22,32. B. 21,06. C. 20,70. D. 20,88.
Câu 50: Hỗn hợp X chứa nhiều hiđrocacbon mạch hở và H2. Cho 6,26 gam hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư
thấy có 0,16 mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,315 mol hỗn hợp X thu được 29,04 gam gam
CO2 và m gam nước. Giá trị của m là
A. 12,6. B. 13,23. C. 16,46. D. 20,88.

II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế các chất có công thức phân tử sau:
a) anken C4H8. b) anken C5H10.
c) C4H6 (mạch hở). d) C5H8 (mạch hở).
Câu 2:Viết phương trình phản ứng theo chuỗi sau, ghi rõ điều kiện nếu có:

a) Butan etilen etyl clorua etilen 1,2–đibrometan etanol.


b) Khí cacbonic etilen etan etyl clorua.
c) Etilenglicol etilen nhựa PE.
d) Propan metan axetilen vinyl axetilua đivinyl 1,4–đibrombut–2–en.

e) Bạc axetilua axetilen benzen.


f) Đivinyl cao su buna.
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí sau:
a) Metan, eten và etin (bằng 2 cách).
b) Butan, but–1–en, but–1–in, but–2–in.
c) Propen, axetilen, buta–1,3–đien, metan.
Câu 4: X, Y là hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Cho 13,44 lít hỗn hợp trên qua một bình đựng dung dịch brom dư
thấy bình tăng 28 gam.
a) Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của hai anken.
b) Biết rằng khi cho hỗn hợp anken tác dụng với HCl thì thu được tối đa ba sản phẩm. Xác định tên gọi cho hai anken đó.
Câu 5: Một hỗn hợp gồm axetylen, propilen, metan. Đốt 11,0 gam hỗn hợp, thu được 12,6 gam nước. Còn 11,2 lít hỗn hợp
(đktc) phản ứng vừa đủ với một dung dịch chứa 100 gam brom. Hãy xác định thành phần phần trăm thể tích của hỗn hợp
ban đầu.
Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom
phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,
thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của các chất có trong X?

CHƯƠNG 7: HYDROCACBON THƠM


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là
A. CnH2n–6 (n > 7). B. CnH2n–6 (n 7). C. CnH2n+6 (n 6). D. CnH2n–6 n 6).
Câu 2: Công thức cấu tạo thu gọn của etylbenzen là
A. C6H5CH2CH3. B. C6H5C≡CH. C. C6H5CH3. D. C6H5CH=CH2.
Câu 3: Công thức cấu tạo thu gọn của stiren là
A. C6H5CH2CH3. B. C6H5C≡CH. C. C6H5CH3. D. C6H5CH=CH2.
Câu 4: Công thức cấu tạo thu gọn của toluen là
A. C6H5CH3. B. C6H5CH2CH3. C. C6H5CH=CH2. D. C6H6.
Câu 5: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là
A. propylbenzen. B. propylbenzen. C. iso–propylbenzen. D. đimetylbenzen.
Câu 6: Cấu tạo của 4–cloetylbenzen là

A. . B. . C. . D. .
Câu 7: Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là
A. thế, cộng. B. cộng, nitro hoá. C. cháy, cộng. D. cộng, brom hoá.
Câu 8: Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa?
A. HNO3 đậm đặc. B. HNO2 đặc/H2SO4 đặc.
C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc. D. HNO3 đặc / H2SO4 đặc.
Câu 9: Benzen không phản ứng với
A. Br2 (to, Fe). B. H2 (Ni, to ). C. dung dịch brom. D. Cl2 (ánh sáng).
Câu 10: Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch thuốc tím trong H2SO4?
A. Có kết tủa trắng. B. Dung dịch KMnO4 bị mất màu.
C. Có sủi bọt khí. D. Không có hiện tượng gì.
Câu 11: Toluen không phản ứng với
A. Br2 (to, Fe). B. Cl2 (ánh sáng). C. dung dịch KMnO4, to. D. dung dịch Br2.

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU


Câu 12: Chất làm mất màu dung dịch brom là
A. styren. B. toluen. C. benzen. D. etylbenzen.
Câu 13: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Cho benzen + Cl2 (ánh sáng) ta thu được dẫn xuất clo có công thức là
A. C6H5Cl. B. m–C6H4Cl2. C. C6H6Cl6. D. p–C6H4Cl2.
Câu 15: Cho benzen + Cl2 (bột Fe) ta thu được dẫn xuất clo có công thức là
A. C6H5Cl. B. m–C6H4Cl2. C. C6H6Cl6. D. p–C6H4Cl2.
Câu 16: Cho benzen + 3H2 ( Ni, t ) thu được sản phẩm có công thức là
A. C6H12. B. C6H10. C. C6H8. D. C6H14.
Câu 17: X + 4H2 etyl xiclohexan. Cấu tạo của X là
A. C6H5CH2CH3. B. C6H5CH3. C. C6H5CH2CH=CH2. D. C6H5CH=CH2.
Câu 18: Toluen + Cl2 (ánh sáng) xảy ra phản ứng
A. cộng vào vòng benzen. B. thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.
C. thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4. D. thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP


Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam một ankyl benzen X thu được 30,8 gam CO2. Công thức phân tử của X là
A. C6H6. B. C8H10. C. C7H8. D. C9H12.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam một ankyl benzen X thu được 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C6H6. B. C8H10. C. C7H8. D. C9H12.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ X, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân
tử của X là
A. C9H12. B. C8H10. C. C7H8. D. C10H14.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của CxHy là
A. C7H8. B. C8H10. C. C10H14. D. C9H12.
Câu 23: Cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột sắt). Nếu hiệu suất của phản ứng là 80% thì khối lượng
clobenzen thu được là bao nhiêu?
A. 18 gam. B. 19 gam. C. 20 gam. D. 21 gam.
Câu 24: Khi cho clo tác dụng với 78 gam benzen (bột sắt làm xúc tác) người ta thu được 78 gam clobenzen. Hiệu suất của
phản ứng là
A. 69,33%. B. 71,00%. C. 72,33%. D. 79,33%.
Câu 25: Đốt cháy hết m gam hai đồng đẳng của benzen X, Y thu được 4,05 gam H2O và 7,728 lít CO2 (đktc). Giá trị của
m và số tổng số mol của X, Y là
A. 4,59 và 0,04. B. 9,18 và 0,08. C. 4,59 và 0,08. D. 9,14 và 0,04.
Câu 26: Đốt cháy hết 9,18 gam hai đồng đẳng của benzen X, Y thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V

A. 15,654. B. 15,465. C. 15,546. D. 15,456.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO


Câu 27: Khi phân tích nguyên tố của hiđrocacbon Y cho kết quả 9,44%H; 90,56%C. Y chỉ tác dụng với brom theo tỉ lệ
mol 1:1 đun nóng có bột sắt làm xúc tác. Y có công thức phân tử là
A. C8H8. B. C8H10. C. C9H12. D. C6H6.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 26,5 gam một ankylbezen X cần 294 lít không khí (đktc). Oxi hoá X thu được axit benzoic.
Giả thiết không khí chứa 20% oxi và 80% nitơ. X là
A. toluen. B. o–metyltoluen. C. etylbenzen. D. o–etyltoluen.
Câu 29: Cho 6,9 gam một ankylbenzen X phản ứng với brom (xúc tác Fe) thu được 10,26 gam hỗn hợp hai dẫn xuất
monobrom. Biết mỗi dẫn xuất monobrom đều chứa 46,784% brom trong phân tử.
a) X, Y là:
A. toluen; p–bromtoluen và m–bromtoluen. B. toluen; p–bromtoluen và o–bromtoluen.
C. etylbenzen; p–brometyletylbenzen và m–bromtoluen. D. etylbenzen; p–brometyletylbenzen và o–bromtoluen.
b) Hiệu suất chung của quá trình brom hoá là
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 85%.
Câu 30: X, Y, Z là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7% với tỉ lệ khối lượng mol tương
ứng là 1:2:3. Từ X có thể điều chế Y hoặc Z bằng một phản ứng. Z không làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol Y rồi dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư.
a) Khối lượng bình tăng hoặc giảm bao nhiêu gam?
A. Tăng 21,2 gam. B. Tăng 40 gam. C. Giảm 18,8 gam. D. Giảm 21,2 gam.
b) Khối lượng dung dịch tăng hoặc giảm bao nhiêu gam?
A. Tăng 21,2 gam. B. Tăng 40 gam. C. Giảm 18,8 gam. D. Giảm 21,2 gam.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử: C7H8, C8H10, C9H12.
Câu 2: Viết phương trình hóa học theo chuỗi sau ghi rõ điều kiện nếu có :
CaCO3 CaO CaC2 C2H2 C6H6 C6H5CH3 C6H5COOH C6H5COONa C6H6
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch sau:
a) Benzen, toluen, stiren.
b) Hexan, hex–1–en, hex–1–in, toluene.

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1: Chất hữu cơ tên gọi rượu etylic có công thức là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C2H6O.
Câu 2: Phenol có công thức là
A. C6H5CH2OH. B. C3H7OH. C. C2H6O. D. C6H5OH.
Câu 3: Etylen glycol có công thức phân tử là
A. C2H6O2. B. C3H6O2. C. C2H6O. D. C2H4O2.
Câu 4: Số nguyên tử H trong phân tử glyxerol là
A. 3. B. 6. C. 8. D. 10.
Câu 5: Ancol no, đơn chức, mạch hở có 10 nguyên tử H trong phân tử, vậy số nguyên tử cacbon của ancol là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 6: Hợp chất m–metylphenol có số H trong phân tử là
A. 7. B. 8. C. 10. D. 9.
Câu 7: Chất hữu cơ CH3CH(CH3)CH2OH có tên gọi là
A. 2–metylpropan–2–ol. B. etanol. C. 2–metylpropan–1–ol. D. metanol.
Câu 8: Tên quốc tế (IUPAC) của hợp chất có công thức: CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 3–metylpentan–2–ol. B. 3–etylhexan–5–ol. C. 2–etylbutan–3–ol. D. 4–metylpentan–2–ol.
Câu 9: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5OH. B. C2H6. C. CH3OCH3. D. C2H4.
Câu 10: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH?
A. Propan–1,2–điol. B. Glixerol. C. Ancol benzylic. D. Ancol etylic.
Câu 11: Các ancol (CH3)2CHOH, CH3CH2OH, (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 2. C. 2, 1, 3. D. 2, 3, 1.
Câu 12: Số đồng phân cấu tạo ancol có công thức phân tử C3H8O là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C3H8O là
A. 1. B. 3 C. 2. D. 4.
Câu 14: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C4H10O là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 15: Số đồng phân của C4H9Br là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU


Câu 16: Đun sôi dẫn xuất halogen X với nước một thời gian, sau đó thêm dung dịch AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa. X

A. CH2=CHCH2Cl. B. CH3–CH2CH2Cl. C. C6H5Cl. D. CH2=CHCl.
Câu 17: Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là
A. 2–metylbut–2–en. B. 3–metylbut–2–en. C. 3–metyl–but–1–en. D. 2–metylbut–1–en.
Câu 18: Sự tách hiđrohalogenua của dẫn xuất halogen X có công thức phân tử C4H9Cl cho ba olefin đồng phân, X là chất
nào trong những chất sau đây?
A. butyl clorua. B. sec–butyl clorua. C. iso–butyl clorua. D. tert–butyl clorua.
Câu 19: Cho hợp chất thơm: Cl–C6H4CH2–Cl + dung dịch KOH (loãng, dư, t ) ta thu được chất nào?
o
A. HO–C6H4–CH2– OH. B. Cl–C6H4–CH2 –OH. C. HO–C6H4–CH2–Cl. D. KO–C6H4–CH2 –OH.
Câu 20: Cho hợp chất thơm: Cl–C6H4–CH2–Cl + dung dịch KOH (đặc, dư, t , p) ta thu được chất nào?
o

A. KO–C6H4–CH2– OK. B. HO–C6H4–CH2 –OH. C. Cl–C6H4–CH2–OH. D. KO–C6H4–CH2 –OH.


Câu 21: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là
A. Na, CuO, HBr. B. NaOH, CuO, HBr. C. Na, HBr, Mg. D. CuO, HBr, K2CO3.
Câu 22: Khi đun nóng butan–2–ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. but–2–en. B. đibutyl ete. C. đietyl ete. D. but–1–en.

Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa: but–1–en X Y Z. Tên của Z là


A. propen. B. đibutyl ete. C. but–2–en. D. isobutilen.
Câu 24: Khi oxi hoá ancol X thu được anđehit đơn chức, vậy công thức cấu tạo của X có dạng
A. ROH. B. RCH(OH)R’. C. CnH2n+1CH2OH. D. RCH2–OH.
Câu 25: Chất nào sau đây bị oxi hóa tạo sản phẩm là anđehit?
A. (CH3)3COH. B. CH3–CH2–OH. C. CH3CHOHCH3. D. C6H4(OH)CH3.
Câu 26: Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton?
A. propan–2–ol. B. butan–1–ol. C. 2–metyl propan–1–ol. D. propan–1–ol.
Câu 27: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2CH2OH. (b) HOCH2CH2CH2OH.
(c) HOCH2CH(OH)CH2OH. (d) CH3CH(OH)CH2OH.
(e) CH3CH2OH. (f) CH3OCH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).
Câu 28: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2CH2OH. (b) HOCH2CH2CH2OH.
(c) HOCH2CH(OH)CH2OH. (d) CH3CH(OH)CH2OH.
(e) CH3CH2OH. (f) CH3OCH2CH3
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là
A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).
Câu 29: Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol, phenol là
A. Na, dung dịch brom. B. dung dịch brom, Cu(OH)2.
C. Cu(OH)2, dung dịch NaOH. D. dung dịch brom,quỳ tìm.
Câu 30: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5– trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH. B. Na kim loại. C. nước Br2. D. H2 (Ni, nung nóng).
Câu 31: Ba hợp chất thơm X, Y, Z đều có công thức phân tử C7H8O. X tác dụng với Na và NaOH; Y tác dụng với Na,
không tác dụng NaOH; Z không tác dụng với Na và NaOH Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là
A. C6H4(CH3)OH, C6H5OCH3, C6H5CH2OH. B. C6H5OCH3, C6H5CH2OH, C6H4(CH3)OH.
C. C6H5CH2OH, C6H5OCH3, C6H4(CH3)OH. D. C6H4(CH3)OH, C6H5CH2OH, C6H5OCH3.
Câu 32: Cho dãy các chất: phenol, glixerol, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 33: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH2=CHCH2OH. Số chất trong
dãy phản ứng được với nước brom là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6
Câu 34: Cho các chất sau : metanol, glixerol, phenol, etanol. Số chất chỉ tác dụng với Na không tác dụng với NaOH là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 35: Thuốc thử để phân biệt etanol và phenol là
A. quỳ tím. B. dung dịch brom. C. dung dịch KMnO4 D. Cu(OH)2.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP


Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam etanol. Thể tích khí cacbonic và hơi nước thoát ra (đktc) là
A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 22,4 lít. D. 13,44 lít.
Câu 37: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành
ancol etylic là
A. 40%. B. 80%. C. 54%. D. 60%.
Câu 38: Cho m (gam) phenol C6H5OH tác dụng với natri dư thấy thoát ra 0,56 lít khí H2 (đktc). Khối lượng m cần dùng là
A. 4,7 gam. B. 9,4 gam. C. 7,4 gam D. 4,9 gam
Câu 39: Cho nước brom dư vào dung dịch phenol thu được 6,62 gam kết tủa trắng (phản ứng hoàn toàn). Khối lượng phenol
có trong dung dịch là
A. 18,8 gam. B. 1,88 gam. C. 37,6 gam. D. 3,76 gam.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn một ancol no đơn chức mạch hở cần 20,16 lít O2 (đktc) và thu 13,5 gam H2O. Công thức phân
tử ancol là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no đơn chức mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO 2 và 8,1 gam nước.
Công thức phân tử của ancol no đơn chức là
A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. CH3OH. D. C4H9OH.
Câu 42: Khử nước hoàn toàn 9,2 gam một ancol đơn chức X bằng H2SO4 đặc ở 170 C, người ta thu được 4,48 lít (đktc)
o

một anken. Vậy công thức nào cho dưới đây là công thức đúng của ancol?
A. CH4O. B. C2H6O2. C. C2H6O. D. C3H8O.
Câu 43: Cho 51,8 gam ancol X no, đơn chức, mạch hở phản ứng với Na (dư) thu được 7,84 lít khí H 2 (đktc). Công thức
phân tử của X là
A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. CH3OH. D. C4H9OH.
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức X được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam. B. 2 gam. C. 2,8 gam. D. 3 gam.
Câu 45: Cho 14 gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng của
etanol là
A. 9,4 gam. B. 4,6 gam. C. 9,2 gam. D. 2,3 gam.

MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO


Câu 46: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2
(đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic
trong X là
A. 46%. B. 16%. C. 23%. D. 8%.
Câu 47: Cho 9,48 gam hỗn hợp X gồm phenol, etanol và nước tác dụng với natri (dư), sau phản ứng thấy có 1,792 lít H 2
(đktc) sinh ra. Mặt khác, 14,22 gam hỗn hợp X cho tác dụng với Br2 dư, thì lượng kết tủa thu được là 24,825 gam. Tính
thành phần phần trăm khối lượng etanol trong hỗn hợp X?
A. 48,52%. B. 49,58%. C. 51,48%. D. 50,42%.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 140ºC, thu được
13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol
trong X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C3H5OH và C4H7OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 49: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức, mạch hở là X và Y (MX < MY), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Cho m gam T
vào bình đựng Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 5,60 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 26,7 gam. Đun nóng m
gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba ete (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng
ancol dư. Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
A. 20% và 40%. B. 40% và 30%. C. 30% và 30%. D. 50% và 20%.
Câu 50: Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai
phần bằng nhau:
– Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
– Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu
được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất của phản ứng tạo ete
của X, Y lần lượt là
A. 30% và 30% B. 25% và 35% C. 40% và 20% D. 20% và 40%
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết tất cả công thức cấu tạo các đồng phân và gọi tên thay thế các chất có công thức phân tử sau: C3H7Cl, C4H9Cl,
C3H5Cl, C3H8O, C4H10O, C7H8O (đồng phân có nhân thơm).
Câu 2: Viết phương trình hóa học theo chuỗi sau ghi rõ điều kiện nếu có:

a) But–1–en A B C D E F.

b) CaCO3 CaO CaC2 C2H2 C6H6 C6H5Cl C6H5ONa C6H5OH C6H2Br3OH.


Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau:
a) Ba chất lỏng: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua.
b) Bốn chất lỏng: phenol, stiren, glixerol, ancol etylic.
c) Bốn chất lỏng: benzen, etanol, etylen glycol, phenol.
Câu 4: Cho 30 gam ancol đơn chức X tác dụng hết với natri tạo ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức phân tử, công
thức cấu tạo của X?
Câu 5: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một ancol đơn chức, no A phản ứng với Na thì thu được 8,96 lít khí (đktc).
Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Xác định công thức của A, viết công thức
cấu tạo các đồng phân của A và gọi tên thay thế.
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp A gồm etanol và phenol tác dụng với Na vừa đủ thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Mặt khác,
cho m gam hỗn hợp A trên cho tác dụng vừa đủ với 48 gam Br2 thu được a gam kết tủa. Giả sử các phản ứng đều xảy ra
hoàn toàn. Tính m, a và thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A?

You might also like