You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


- o0o -

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN


NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CỦA TRUNG QUỐC
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nhóm 6


Lớp: QH 2019-E KTPT 2
Học phần: Hoạch định chính sách phát triển
Giảng viên hướng dẫn: Lê Quỳnh Trang

Hà Nội – Tháng 11 năm 2022


1
Mục Lục
1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................................................... 3
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................... 3
1.2. Một số khái niệm liên quan ................................................................................................................... 3
1.2.1. Nhân lực khoa học công nghệ...................................................................................................... 3
1.2.2. Phát triển nhân lực khoa học công nghệ ...................................................................................... 3
1.2.3. Chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ....................................................... 3
2. Bối cảnh kinh tế- xã hội của Trung Quốc .................................................................................................. 4
3. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của Trung Quốc ................................... 4
3.1 Tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước .......................................... 4
3.2 Xây dựng nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng ................................................................. 5
3.2.1 Xây dựng nhân lực khoa học công nghệ bằng cách đầu tư giáo dục ............................................ 5
3.2.2 Xây dựng nhân lực KH-CN bằng cách thu hút nguồn nhân lực Hoa Kiều hồi hương ................. 5
4. Kinh nghiệm .............................................................................................................................................. 6
5. Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................................... 7

2
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển không ngừng cùng với sự hiện đại hóa ngày càng cao của xã hội hiện đại, nguồn
nhân lực khoa học công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất kỳ quốc gia và dân
tộc nào. Việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ sẽ là yếu tố quan trọng trong việc
giúp các quốc gia khai thác tốt các nguồn lực khác. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã có những chính
sách phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong nước và thu hút nguồn nhân lực khoa học công
nghệ từ các quốc gia khác. Đặc biệt ở nhiều quốc gia Châu Á, phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ đã và đang là một vấn đề ưu tiên, bởi trong thời đại hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực khoa học
công nghệ sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của quốc gia. Một quốc gia sở hữu nguồn nhân lực khoa học
công nghệ được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức sẽ đóng góp vô cùng lớn cho sự phát triển cho chính
quốc gia đó. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác nhau thì phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.
Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế năm 1978, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh
nhất thế giới, với tốc độ phát triển thần kỳ trung bình 10% trong vòng ba thập kỷ liên tiếp và trở thành
quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trung
Quốc có nguồn tài nguyên giàu có và nguồn lực con người lớn nhưng nếu những nguồn tài nguyên này
được phân bổ cho 1,4 tỷ dân số của Trung Quốc sẽ là rất ít. Nếu như không có nguồn nhân lực khoa học
công nghệ để khai thác hiệu quả tài nguyên thì sẽ không khắc phục được mặt hạn chế về nguồn lực tự
nhiên của Trung Quốc. Do đó, Chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc trong những năm gần đây
không ngừng nâng cao và tìm kiếm nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Nguồn nhân lực khoa học công
nghệ trở thành nguồn lực cần thiết và đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển của Trung Quốc.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Nhân lực khoa học công nghệ
Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ theo OECD (1995): "Nguồn nhân lực KH&CN” của
một quốc gia/vùng lãnh thổ bao gồm toàn bộ những người hoàn thành bậc giáo dục đại học hoặc những
người tuy chưa được đào tạo chính quy như trên, nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi
hỏi trình độ tương đương bậc 5-8.
1.2.2. Phát triển nhân lực khoa học công nghệ
Theo Tổ chức công nghiệp Liên Hợp Quốc: “Phát triển nhân lực khoa học công nghệ là sự phát
triển con người một cách hệ thống như là chủ thể và khách thể của sự phát triển quốc gia, nó bao gồm
toàn bộ các khía cạnh kinh tế và công nghệ, trong đó đề cập đến sự nâng cao khả năng của con người,
nâng cao năng lực sản xuất, khả năng sáng tạo, khuyến khích các chức năng lãnh đạo thông qua giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu”.
1.2.3. Chiến lược phát triển đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ
Theo Nguyễn Thị Ngọc Hiền (2018), “chiến lược phát triển nhân lực khoa học công nghệ là tập
hợp những quyết định và chương trình, kế hoạch hành động của cơ quan nhà nước có liên quan đến việc
phát triển lực lượng lao động tham gia làm việc trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, nhằm đạt được
mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu”.

3
2. Bối cảnh kinh tế- xã hội của Trung Quốc
Trung Quốc với dân số hơn 1,4 tỷ người, diện tích tự nhiên 9.597 km2, hiện đang là nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới. Năm 2013, các chuyên gia về Trung Quốc Damien Ma và William Adams đã chỉ ra
những hạn chế mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong những thập kỷ tới, bao gồm sự khan hiếm lương
thực, tài nguyên, nhà ở và có thể là sự mất đoàn kết chính trị (Ma & Adams, 2013). Đã có những sự kiện
chứng thực cho những dự đoán của họ. Sự khan hiếm quan trọng nhất của Trung Quốc sẽ là nguồn nhân
lực. Mặc dù chính sách một con đã được thay thế bằng chính sách hai con, nhưng tỷ lệ sinh ở nước này
vẫn ở mức rất thấp. Kết quả của hàng chục thập kỷ kiểm soát dân số là số lượng người trong độ tuổi lao
động ở quốc gia lớn nhất thế giới đã bắt đầu giảm dần.
Tổng số dân trong độ tuổi từ 15 đến 60 của Trung Quốc bắt đầu giảm vào năm 2012, và tiếp tục
giảm khoảng 5,4 triệu người vào năm 2017. Một số dự báo cho rằng số người trong độ tuổi lao động của
Trung Quốc sẽ giảm gần một phần tư vào năm 2050, điều này cho thấy xu hướng lão hóa dân số đang xảy
ra một cách nhanh chóng. Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ sở hữu một lực lượng lao động già và kém
hiệu quả hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng chậm hơn, như những gì đã xảy ra ở Nhật Bản.
Năm 2016, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới chỉ tăng 6,7%, mức tăng chậm nhất trong 26 năm. Sau
đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 của Trung quốc đạt 6,9%, đóng góp 30% vào sự tăng trưởng toàn
thế giới (Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc - NBS). Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành nước hiện đại và
phát triển. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, một mặt nhấn mạnh yếu tố tự lực tự cường, mặt khác
không ngừng tìm tòi và áp dụng các công nghệ tiên tiến và các phương pháp quản lý tiên tiến của nước
khác, trong đó phải kể đến sự nhấn mạnh về phát triển nguồn nhân lực. Sau giải phóng năm 1949, với gần
70 năm phát triển, Trung Quốc đã từ một nước phổ biến mù chữ trở thành một nước lớn về nhân tài trên
thế giới. Do người dân Trung Quốc không ngừng tri thức hóa và chuyên môn hóa nên đã giải phóng được
rất nhiều sức sản xuất và phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của con người.
Trong giai đoạn 2020 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm rõ rệt. Dịch
bệnh COVID-19 làm cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bị “co lại” lần đầu tiên kể từ những năm 70 của
thế kỷ XX. Nếu như tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt 6,1% (năm 2019) - chạm mức thấp nhất
trong vòng 29 năm (1990 - 2019) - thì sự bùng phát bất ngờ của dịch bệnh COVID-19 đã tiếp thêm đòn
giáng mạnh vào nền kinh tế nước này khiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ
lục.
3. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của Trung
Quốc
3.1 Tập trung đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước
Trong quá khứ, Trung Quốc đã dành vài thập kỷ để xây dựng năng lực về khoa học, công nghệ kỹ
thuật. Trung Quốc phát triển đất nước dựa trên đổi mới sáng tạo, được xây dựng dựa trên nhiều thập kỷ nỗ
lực nâng cấp công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ quốc tế và hiện đại hóa hệ thống phục vụ
nghiên cứu và phát triển trong nước. Một nỗ lực chính hỗ trợ cho định hướng phát triển này là “Kế hoạch
trung và dài hạn cho sự phát triển khoa học và công nghệ 2005-2020”. Kế hoạch đã khuyến khích các ý
tưởng phát triển và cung cấp một loạt các dự án R&D lớn nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước
ngoài và tạo điều kiện cho mở rộng nghiên cứu KH-CN trong nước. Một loạt các ý tưởng về công nghệ
của Trung Quốc có thể kể tới như: Linh kiện điện tử cốt lõi, chip gốc cao cấp, công nghệ sản xuất vi
mạch, máy móc và công nghệ sản xuất được điều khiển bằng kỹ thuật số tiên tiến,...
Năm 2021, trong khi nhiều quốc gia đang đối đầu với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới, Trung
Quốc hướng tới một năm tăng trưởng kinh tế vững chắc với mục tiêu tăng trưởng GDP 6%. Trung Quốc
đã dựa vào năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc
ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Trung Quốc đã bắt đầu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ
14 (2021-2025). Trung Quốc tăng gấp đôi cam kết đối với nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ như
một phương tiện để đương đầu với những thách thức. Họ cũng đã đưa ra một kế hoạch trung và dài hạn
mới về phát triển khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo vị thế của Trung Quốc trong các ngành công
4
nghiệp của tương lai và mang đến các giải pháp công nghệ mới cho các vấn đề xã hội lớn. Trung Quốc
đang đứng thứ 14 về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) sau nhiều năm liền liên tục tăng hạng. Nước
này cũng đã đạt mức đầu tư 2,4% GDP cho nghiên cứu và phát triển trong năm 2020. Tuy nhiên, để có
những kết quả như vậy, Trung Quốc đã có những nỗ lực từ lâu trong quá khứ và cho tới ngày nay họ đang
phát triển đất nước dựa vào đổi mới sáng tạo, tập trung đẩy mạnh khoa học công nghệ.
3.2 Xây dựng nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng
3.2.1 Xây dựng nhân lực khoa học công nghệ bằng cách đầu tư giáo dục
Bắt đầu từ khi cải cách, tái tạo hệ thống giáo dục được xem là một trong những biện pháp được
tiến hành nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại Trung Quốc. Hiện đại hóa và nâng cấp
hệ thống giáo dục đại học được coi là một trong số những yếu tố quan trọng nhất trong sự chuẩn bị kỹ
lưỡng của Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu trong tương lai. Để thay đổi nguồn nhân lực, Trung Quốc đã
chú ý đến việc tạo ra, mở rộng và đặt mục tiêu hướng tới sự xuất sắc quốc tế trong những lĩnh vực quan
trọng tại trường đại học được lựa chọn và hình thành các trường đại học đẳng cấp quốc tế. Cuộc cải cách
đã nhận được nhiều kết quả: tăng số lượng người đăng ký vào chương trình giáo dục đại học từ 5 triệu lên
23 triệu người, số người tham gia trong độ tuổi 18-22 tăng từ 10% lên 22%, mở rộng số lượng các tổ chức
giáo dục đại học từ 1.054 năm 1995 lên 1.731 năm 2004. Những nỗ lực này đã đưa Trung Quốc lên vị trí
thứ 2 trong xếp hạng thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (OECD, 2008).
Một trong những dự án tiêu biểu về nâng cao giáo dục của Trung Quốc có thể nhắc đến là Dự án
211 được Chính phủ Trung Quốc khởi xướng vào năm 1995, tên gọi phản ánh mục tiêu xây dựng 100
trường đại học đẳng cấp hàng đầu với các ngành học then chốt trong thế kỷ 21. Dự án dành gần hai mươi
tỷ USD của ngân sách nhà nước cho các trường dự thầu các hạng mục đầu tư. Khoảng 100 trường được
chấp thuận giao cho ngân sách bổ sung để nâng cấp trang thiết bị và chương trình đào tạo. Nhà nước cũng
xây dựng 80 lĩnh vực học thuật và 602 chuyên ngành trọng điểm qua mạng lưới các trường này. Những
tiêu chí trọng yếu khác gắn với Dự án 211 là việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, cải cách việc
quản lý điều hành nhà trường, và củng cố hợp tác giao lưu quốc tế. Dự án được thực hiện nhằm đào tạo
một nguồn nhân lực chuyên nghiệp để thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế và xã hội, dự án
đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến giáo dục đại học, thúc đẩy nhanh tiến trình kinh tế quốc dân,
đẩy mạnh sự phát triển khoa học, công nghệ và văn hóa, tăng cường năng lực tổng thể và khả năng cạnh
tranh quốc tế của Trung Quốc và đặt nền tảng cho đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp có trình độ cao
chủ yếu ở các cơ sở giáo dục trong nước. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã xây dựng diễn đàn
phục vụ cho các nhà nghiên cứu sáng tạo hàng đầu cấp nhà nước, triển khai các hoạt động cho họ lập
nghiệp như các khóa huấn luyện đầu tư cho các nhân lực ưu tú lập nghiệp trong lĩnh vực khoa học công
nghệ, các lớp huấn luyện dành cho các CEO sáng tạo khoa học công nghệ, các lớp hướng dẫn lập nghiệp
khoa học công nghệ.
3.2.2 Xây dựng nhân lực KH-CN bằng cách thu hút nguồn nhân lực Hoa Kiều hồi
hương
Thứ nhất, Trung Quốc xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ, đãi ngộ để kêu gọi các nhân
tài Hoa Kiều có năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trở về làm việc trong
nước. Các địa phương cũng tích cực đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ đối với nhân tài khoa học & công
nghệ hồi hương như trợ cấp mua nhà, miễn giảm các loại thuế, mở trường dành riêng cho con em Hoa
Kiều, tìm việc cho vợ/chồng, cấp giấy phép thường trú,...Có thể kể đến thành phố Thẩm Quyến, chính
quyền đã đưa ra quy định cho Hoa Kiều hồi hương về các đặc khu kinh tế được cư trú hợp pháp, mua nhà
giá rẻ, được phép cất giữ ngoại tệ, thành lập doanh nghiệp và hưởng quyền ưu tiên sử dụng “Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ”.
Thứ hai, nỗ lực thu hút nhân tài Hoa Kiều trong lĩnh vực khoa học & công nghệ tại các trường đại
học và viện nghiên cứu. Các trường đại học và cơ quan nghiên cứu Nhà nước được Chính phủ Trung
Quốc tài trợ 20% kinh phí để thu hút nhân tài nước ngoài, đặc biệt là Viện Khoa học Trung Quốc và 9
trường đại học hàng đầu. Trung Quốc tạo cơ hội tuyển dụng cởi mở hơn cho những tài năng sáng tạo tầm

5
cỡ, từng bước mở rộng việc tuyển dụng các vị trí cấp cao cho các ứng viên quốc tế, bao gồm giám đốc
phòng thí nghiệm, lãnh đạo khoa học của các viện nghiên cứu lớn, đảm nhiệm vị trí phụ trách trong các
hạng mục nghiên cứu khoa học trọng điểm của nhà nước, có thể xin hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên
cứu khoa học công nghệ từ nhà nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khuyến khích Hoa Kiều trở về nước
trong thời gian ngắn để tham gia các dự án hợp tác và giảng dạy.
4. Kinh nghiệm
Một là, Trung Quốc họ coi nhân lực khoa học công nghệ là lực lượng đầu tàu của nền kinh tế
trong tương lai, chính phủ không ngừng gia tăng nguồn đầu tư tài chính cho lĩnh vực này. Cùng với một
chiến lược rõ ràng, chính phủ Trung Quốc cũng xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật quản lý nhất
quán về chế độ tài chính, quy hoạch,...Từ đó, Việt Nam cần học hỏi Trung Quốc trong việc chú trọng hơn
nữa tới việc xây dựng những chính sách liên quan đến đội ngũ này, cần xác định mục tiêu chiến lược cụ
thể, nhất quán; cần xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng cơ quan thực thi theo một trình tự
logic,... Nước ta cần gia tăng chi tiêu ngân sách nhiều hơn nữa trong lĩnh vực này, thực hiện chế độ tuyển
dụng và quản lý người tài một cách công bằng, loại bỏ mọi hành vi gian lận trong tuyển dụng, xây dựng
cơ chế khích lệ, khen thưởng mới cho nhân tài đáp ứng được 3 yếu tố: vinh danh, kinh phí và chính sách.
Ngoài ra, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm tạo điều kiện tốt cho nguồn nhân lực trẻ tài năng. Thế hệ trẻ là
tương lai của mỗi quốc gia. Cần quan tâm, phát huy những tiềm năng hiện có và tăng cường năng lực cho
đội ngũ “lao động chất xám”, từ đó hình thành đội ngũ các nhà khoa học giỏi, góp phần nâng cao chất
lượng nghiên cứu, giáo dục đào tạo.
Hai là, Trung Quốc đã chứng minh một hướng đi đúng trong việc phát triển nguồn nhân lực để
phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là tăng trưởng kinh tế gắn với giáo dục đào
tạo. Có thể vận dụng bài học hữu ích từ kinh nghiệm của Trung Quốc từ việc nâng cấp các trường đại học
và hiện đại hóa chương trình giảng dạy. Hiện nay giáo dục tại Việt Nam tuy đã được chú trọng đầu tư
nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Các chính sách, dự án, quy định trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay
vẫn nằm trong chữ “ thử”, thử để tìm ra cái mang lại hiệu quả nhưng việc đó dẫn đến giáo dục của chúng
ta gây tranh cãi và mang tính tạm thời, hao phí từ con người, thời gian đến vật chất. Rõ ràng, từ đội ngũ
giảng dạy đến cơ sở vật chất giảng dạy về lĩnh vực khoa học công nghệ Việt Nam còn rất yếu : thiếu giảng
viên có chuyên môn cao, thiếu cơ sở vật chất hiện đại đi kịp với xu thế của thế giới dẫn đến thiếu nguồn
nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ, Yêu cầu đặt ra hiện nay là một chính sách rõ ràng và dài
hạn trong giáo dục. Nhà nước cần chú trọng đầu tư để phát triển giáo dục đại học của quốc gia, phải thực
sự coi giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu, cần đầu tư từ cốt lõi, nâng cao, cải tổ lại cả hệ thống giáo
dục, thay đổi từ tư duy người học để đảm bảo giáo dục có hiệu quả. Đặc biệt các trường đại học nên có sự
phân ngành rõ ràng, truyền dạy không chỉ lý thuyết mà còn thực tế với những thiết bị khoa học công nghệ
đi kịp với thế giới cho sinh viên; tăng cường kết hợp giáo dục đào tạo với sản xuất, kinh doanh, xây dựng
đề án phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Bên cạnh đó nên có những
chính sách đãi ngộ, cơ hội với người đạt thành tích, chuyên môn trong khoa học công nghệ để giữ chân họ
tránh chảy máu chất xám.
Ba là, bài học đối với việc thu hút Kiều dân có năng lực trong lĩnh vực khoa học & công nghệ hồi
hương. Từ sự thành công của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài đã mang đến nhiều bài học kinh
nghiệm thiết thực cho Việt Nam để có thể giải quyết tốt vấn đề “chảy máu chất xám” hiện nay. Việt Nam
đã ban hành rất nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút Việt kiều hồi hương phát triển khoa học công nghệ
của đất nước, tuy nhiên, những chính sách ấy còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết hiệu quả dẫn đến việc
nước ta thiếu nguồn nhân lực khoa học & công nghệ chất lượng. Chúng ta cần học hỏi ở Trung Quốc việc
thu hút nhân tài về nước, đồng thời làm thế nào để giữ chân họ lại gắn bó lâu dài với đất nước. Nước ta
nên tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất đối với nhân tài, ngoài những quyền lợi được hưởng như
ưu đãi về lương, nhà ở thì Việt Nam nên có cơ chế ưu đãi cho gia đình nhân tài như tìm kiếm việc làm cho
vợ/chồng, khuyến khích các đại phương xây dựng trường cho con em theo học hoặc tạo cơ hội cho con em
nhân tài được theo học tại các cơ sở giáo dục uy tín và được miễn giảm học phí. Tại các cơ sở giáo dục đại
học và viện nghiên cứu, người đứng đầu nên sắp xếp chức vụ xứng đáng với năng lực của nhân tài và tạo
mọi cơ hội cho họ phát huy hết năng lực của bản thân. Qua những chính sách đãi ngộ, Nhà nước đã tỏ rõ
6
thiện chí ghi nhận và tôn vinh đối với giá trị của nhân tài khoa học công nghệ, tạo một niềm tin vững vàng
để những Việt kiều quyết tâm trở về đóng góp cho quê hương.
5. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Ngọc Hiền, (2018). Phát triển đội ngũ khoa học- công nghệ của Trung Quốc và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học kinh tế -ĐHQGHN

You might also like