You are on page 1of 6

Giới thiệu Xin chào cô và các bạn!

ạn! Chúc cô và các bạn có một buổi sáng t2 đầu tuần tràn đầy năng
lượng
Em tên là ….. Hôm nay em xin đai diện nhóm 6 thuyết trình về văn hóa, văn hoá giao tiếp
và đàm phán của đất nước Nhật Bản.
Trước tiên em xin phép được giới thiệu sơ qua về các thành viên của nhóm em gồm 6 bạn
…………………….

Chúng ta thường nghe và biết đến Nhật Bản –là một đất nước mặt trời mọc.
Nhật Bản theo tiếng Hán có nghĩa là “Mặt trời”
Nhắc đến Nhật Bản chúng ta không chỉ liên tưởng đến những địa điểm, địa danh nổi tiếng,
hùng vĩ mà Nhật Bản còn được ví như cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc với những con
người thân thiện , hiếu khách và nền khoa học tiên tiến. Đất nước, kinh tế và con người
Nhật Bản. Và để tìm hiểu sâu hơn, biết nhiều hơn về nền văn hóa, văn hoá giao tiếp và đàm
phán của Xứ sở mặt trời mọc, xin mời cô và các bạn cùng nhau theo dõi trên màn hình.
Slide 3 + 4 Điều đặc trưng đầu tiên khi nhắc đến Nhật Bản đó chính là quốc kỳ của đất nước,
Quốc kỳ Nhật Bản còn được gọi là Nisshoki – lá cờ mặt trời hay Hinomaru – vòng tròn mặt
trời, được thiết kế đơn giản với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở trung tâm. Trong đó,
màu trắng tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân
thành và nhiệt tình.
Giới thiệu chung về Nhật Bản: Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, nằm ở vùng
đông Á, châu Á trên biển Thái Bình Dương. Quốc gia này giáp với rìa đông của biển
Nhật Bản, Biển Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và vùng viễn đông của
Nga.
Diện tích: 377.829 km 2.
Nhật Bản có khoảng gần 7,000 hòn đảo với 4 hòn đảo lớn là Hokkaido,
Kyushu, Shikoku và Honshu. Còn lại là các đảo nhỏ. Do vậy, Nhật Bản chủ yếu là đồi
núi, rừng rậm và đồng bằng ven biển.
Nhật Bản có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt, tuy nhiên khí hậu của Nhật Bản lại có
sự khác biệt tương đối dựa theo chiều dọc địa hình đất nước.
Slide 5 Dân số hiện tại của Nhật Bản là 125.271.036 người vào ngày 13/02/2023 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp
hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Mật độ dân số của Nhật Bản là 344 người/km2.
Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 49,6 tuổi.
Slide 6 Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là Yên Nhật .
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi
dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ
trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh
chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955-
1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học
kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ
ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho
vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.

Slide 7 Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và
trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười lăm tuổi.
Nó bao gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ
sở), tiếp theo đó là 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học.
Với chế độ giáo dục đã giúp Nhật Bản là một trong những nuớc có trình độ dân
trí cao nhất thế giới, tỉ lệ người không biết đọc biết viết gần như 0%. Điều này đã tạo
cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ
hiện đại.
Slide 8 Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (đạo Shinto), có nguồn gốc từ thuyết vật
linh của người Nhật cổ. Qua Trung Quốc và Triều Tiên, Phật giáo được du nhập từ Ấn
Độ vào Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI. Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật
theo cả đạo Shinto và Phật giáo.
Slide 9 Xứ sở mặt trời mọc luôn biết cách thu hút trái tim của mọi người bởi những
điều thú vị và kỳ lạ. Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn, Nhật Bản còn nổi tiếng với
nền văn hóa đồ sộ và đa dạng. Mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng.
Như chúng ta đều biết, Nhật Bản là một quốc gia liên tục hứng chịu ảnh hưởng
của thiên tai như động đất, sóng thần , núi lửa,… Mặc dù vậy với ý chí kiên cường và
tinh thần đoàn kết, người Nhật đã đưa đất nước của mình vươn lên sánh ngang các
cường quốc hàng đầu khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Nhật Bản phát triển văn hóa từ khoảng cuối thế kỉ VII
Slide 10 1. Văn hoá Trà đạo: Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, Văn hóa trà đạo ở
Nhật Bản đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng
trong văn hóa Nhật Bản. Với chúng ta đó chỉ là một cốc trà xanh bình thường nhưng
với người Nhật cốc trà này lại rất đặc biệt vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời
rộng lớn.
Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể tìm thấy
được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được
biết đến qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”.
2. Văn hoá rượu Sake: Nhắc tới Nhật Bản, chúng ta chắc ai cũng biết đến loại
rượu đặc trưng có từ ngàn xưa của xứ sở Phù Tang phải không nào, đó chính là loại
rượu sake. Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công
đoạn lên men của người Nhật và đi kèm với khá nhiều quy tắc. Dựa vào những thời
điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. Trong văn
hóa Nhật Bản, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước va khi có người rót
rượu sake cho bạn, bạn cần phải giữ cốc rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới cốc để
thể hiện phép lịch sự.
3. Văn hoá trang phục truyền thống Kimono: Trong tiếng Nhật, từ “kimono”
có nghĩa là “đồ để mặc” – còn được gọi là hòa phục hay y phục của Nhật. Kimono có 2
loại : tay rộng và tay ngắn Cũng như áo dài của Việt Nam, kimono là quốc phục của
Nhật Bản, được sử dụng phổ biến trong suốt vài trăm năm.
Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập quốc tế cùng tính chất cuộc sống nên
Kimono không còn được sử dụng như thường phục mà chỉ được dùng trong những dịp
lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội. Ở Nhật Bản, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn
nam giới.
Slide 11  Văn hóa đặc trưng trong kiến trúc xây dựng nhà cửa
Người Nhật là người yêu thiên nhiên, nên kiến trúc xây của người Nhật không
tách rời không gian nội thất với ngoại thất, gắn liền giữa sân vườn và nội thất theo tính
liên tục và giao hòa với nhau.
Người Nhật đặc biệt chú ý đến tính phong thủy khi xây nhà và họ kiêng kị
nhiều điều trong việc chọn lựa đất, nước, hướng nhà…
Nội thất trang trí trong kiến trúc kiểu Nhật dựa trên tiêu chí càng ít càng tốt,
nghĩa là nội thất càng gọn gàng càng tốt, kết hợp với yếu tố về màu sắc và đường nét
kiểu dáng đồ đạc đơn giản và tinh tế giúp tiết kiệm không gian.
Slide 12  Du lịch Nhật Bản
Vì là nơi được mệnh danh là “ Xứ sở hoa Anh Đào” bên cạnh thời tiết ôn hòa
và ưu ái do mẹ thiên nhiên ban tặng thì Nhật Bản là một vùng đất của rất nhiều địa
điểm du lịch hung vĩ và đồ sộ.
1. Núi Phú Sĩ hay Núi Fuji nằm trên đảo Honshu là một ngọn núi cao nhất Nhật
Bản với độ cao 3.776,24 trên mực nước biển, là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại
châu Á và thứ 7 trên thế giới. Đây là một núi lửa dạng tầng đã ngưng hoạt động với lần
phun trào cuối vào năm 1707-1708. Là biểu tượng của đất nước và thường được mô tả
trong các sáng tác nghệ thuật cũng như được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới ghé
thăm khi tới Nhật Bản.
2. Đền Kinkaku-ji ở Kyoto: Là một công trình kiến trúc nổi tiếng vô cùng.Ngôi
đền vàng này có 3 tầng mang ba phong cách kiến trúc, văn hóa khác nhau gồm
Shinden, Bukkle và Trung Hoa, phía trước lại có một hồ nước điều hòa, khí hậu xung
quanh trong lành, thanh mát. Đền Kinkaku-ji ở Kyoto là một không gian thanh tịnh,
trầm mặc và tao nhã, sẽ hiện ra trước mắt bạn.
3. Lâu đài Himeji: Lâu đài được làm từ hơn 36 tấn gỗ và phủ thạch cao trắng
muốt như những cánh hạc tung bay trên bầu trời rộng lớn. Trải qua những trận chiến
khốc liệt với bom đạn trong thế chiến thứ 2 và trận động đất Kobe, nhưng lâu đài vẫn
đứng sừng sững và giữ trọn các giá trị kiến trúc, nghệ thuật lẫn văn hóa. Himeji đã
được UNESCO công nhận là di sản thế giới (văn hóa) vào năm 1993 và di tích lịch sử
đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều bộ phận khác nhau của thành Himeji đã được công nhận
là quốc bảo hoặc di sản văn hóa quan trọng của quốc gia.
Slide 13 Nhật Bản được biết đến với tư cách là một quốc gia luôn coi trọng về lễ nghĩa.
Đặc biệt điều đó được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của họ. điều đó lại là đặc trưng
nổi bật trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Hiện nay, rất nhiều quốc gia khác đang coi đó
là mô hình để học tập.
 Văn hóa cúi chào của người Nhật
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên”
trước.
Theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người
trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là
người trên...
Nghi thức cúi chào người Nhật gọi là Ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo
về phía trước. Trong thực tế có ba kiểu Ojigi sau:
1. Kiểu Eshaku: Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang
mình.
Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật
chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ
cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà
nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận
ngày nay.
2. Kiểu Keirei: Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt.
Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà
mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi
thấp cách sàn nhà 10-15cm.
3. Kiểu Saikeirei: Cúi 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu
hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình.
Slide 14  Văn hóa giao tiếp mắt
Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối
thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại. Họ thường nhìn vào
một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và
nhìn sang bên.
Slide 15  Sự im lặng trong giao tiếp
Người Nhật họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít
thì tốt hơn nói quá nhiều; và họ quan tâm nhiều đến hành động hơn là lời nói.
Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh
ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người
khác.
Slide 16  Trang phục thể hiện văn hóa giao tiếp
Ngày nay ở Nhật Bản, nam nữ ở mọi lứa tuổi sống ở các thành phố, thị trấn và
nông thôn đều mặc quần áo kiểu phương Tây vì nó thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
Trang phục nói chung và trang phục nơi công sở nói riêng không có nghĩa giấu
đi phong cách riêng mà phải tôn tạo vẻ ngoài lịch lãm, chuyên nghiệp của người mặc.
Thực tế cho thấy, những công ty doanh nghiệp Nhật dành nhiều mối quan tâm
cho vấn đề ăn mặc của nhân viên, nên công ty luôn được đánh giá cao và tạo được
thiện cảm từ phía các đối tác, nhà đầu tư.
Slide 17  Văn hóa tặng quà của người Nhật
Tặng quà là một cách thể hiện sự kính trọng và thái độ ngưỡng mộ giữa người với
người tại Nhật Bản. Thế nhưng việc tặng quà sao cho đúng mà không gây ra hiểu nhầm hay
sự khiếm nhã với đối phương trong văn hóa giao tiếp Nhật Bản lại là 1 điều mà chúng ta
cần học hỏi và lưu ý.
Bạn không nên: Tặng quà có số lượng 4 hoặc 9; tặng dao kéo hay các vật sắc nhọn;
tặng những món quà có hình con cáo; không tùy tiện biếu trà; tặng những đồ vật bằng thủy
tinh hay sành sứ và không tặng hoa cúc vào ngày lễ tết hay các loại hoa tối màu.
Nên: đặc sản mang tính vùng miền.
Slide 18  Vẫy tay khi gọi ai đó
Khi ai đó gọi bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng lòng bàn tay hướng xuống, sao
đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí được coi là cử chỉ
tục tĩu.
Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở
rộng bàn tay ngửa lên như đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.
Slide 19  Văn hoá gật đầu trong giao tiếp
Khi người Nhật lắng nghe người khác nói, họ có những nụ cười, cái gật đầu và
những câu chữ lịch sự mà ta sẽ không thể tìm thấy trong các ngôn ngữ khác.
Họ có ý khuyến khích bạn tiếp tục câu chuyện nhưng điều này thường bị người
phương Tây và người châu Âu hiểu nhầm rằng họ đồng ý. Gật đầu là một dấu hiệu rất phổ
biến thay cho “Yes”, nhưng đối với người Bulgari, điệu bộ này có nghĩa là “No”, còn đối
với người Nhật, nó chỉ thuần túy thể hiện phép lịch sự.
Slide 20  Văn hóa xin lỗi, cảm ơn
Ở Nhật, có rất nhiều từ, cụm từ mang ý nghĩa xin lỗi. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn
đề nghiêm trọng, xin lỗi với thái độ hối lỗi, xin lỗi vì muốn khiêm nhường, xin lỗi nguyên
câu, hoặc xin lỗi dạng lược bớt khi trong mối quan hệ thân mật… Đọc thêm: Mách nhỏ bạn
15 cách xin lỗi trong tiếng nhật giúp bạn tự tin giao tiếp
Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời
“cảm ơn", "xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu
tiên đến Nhật.
Slide Ngoài ra chúng ta cần chú ý một số quy tắc trong văn hoá giao tiếp như: không
21+22 để lại tiền tip, không lớn tiếng ở nơi công cộng, lưu ý về cách dùng đũa, nhận đồ bằng 2
tay, không xì mũi nơi công cộng, không nên uống cho đến khi những người ngồi cạnh nâng
ly chúc mừng.
Slide 23  Văn hóa đàm phán của người Nhật Bản:
Hiện nay Nhật là đối tác làm ăn lớn và có triển vọng ở thị trường Việt Nam.Việc
tìm hiểu văn hoá kinh doanh của người Nhật giúp ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm quý báu trong các phương thức, quan niệm và mô hình quản lý, làm việc hiệu quả
của họ… đặc biệt là lĩnh vực “đàm phán”.
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Xã hội Nhật Bản có
các nét đặc biệt về giao thiệp. Đầu tiên là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần giới thiệu hay
gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ
lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không được viết tay trên đó. Trong việc giao
thiệp, người Nhật thường không thích sự trực tiếp và việc trung gian đóng một vai trò quan
trọng trong cách giải quyết mọi hoàn cảnh khó khăn.
Xã hội Nhật Bản luôn được biết đến như là một xã hội chính thống, mọi người phải
có lễ nghi và trật tự thứ bậc trong quan hệ không chỉ trong gia đình mà còn trong cả các mối
quan hệ xã hội. Điều này cũng được thể hiện trong đàm phán giao dịch ngoại thương.
Người Nhật luôn tỏ ra lịch lãm ôn hòa không làm mất lòng đối phương, nhưng phía sau sự
biểu hiện đó lại ẩn chứa một phong cách đàm phán đúng nghĩa “ Tôi thắng anh bại”- điển
hình vô tình của người Nhật.
Phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản mang những đặc tính cơ
bản sau:
* Thao túng nhật trình của đối tác:
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi sang Nhật đàm phán thì doanh nghiệp Nhật
luôn tìm cách thao túng lịch trình của họ, để kéo dài thời gian đàm phán, lợi dụng tâm lý
không muốn về tay không của các doanh nghiệp nước ngoài mà buộc họ vào cuộc trong
tình trạng bất lợi.
* Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán:
Người Nhật trước khi bước vào đàm phán luôn quan niệm “trước hết tìm hiểu rõ đối tác
là ai, mới ngồi lại đàm phán” chứ không phải “ngồi vào bàn đàm phán trước, rồi mới làm rõ
đó là ai”. Đối với doanh nghiệp Nhật thì tìm hiểu đối phương kinh doanh như thế nào và ai
đang kinh doanh với họ điều rất quan trọng, có thể nói nó sẽ quyết định phần trăm thắng lợi
trong cuộc đàm phán.
* Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp:
Người Nhật luôn coi đàm phán như một cuộc đấu tranh nhưng đồng thời người Nhật lại
không thích tranh luận chính diện với đối thủ đàm phán. Khi họ cho rằng mình đúng mà đối
phương tiếp tục tranh luận thì họ nhất định sẽ không phát biểu thêm. Họ cũng tránh xung
đột bằng cách thỏa hiệp, co cụm và không áp dụng hành động nếu như họ cho rằng họ chưa
suy nghĩ được thấu đáo mọi vấn đề.
* Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại:
Đối với người Nhật thì đàm phán là một cuộc đấu tranh hoặc thắng hoặc bại, có thể nói
là họ theo chiến lược đàm phán kiểu cứng tuy nhiên khi họ đưa ra yêu cầu thì những yêu
cầu đó vừa phải đảm bảo khả năng thắng lợi cao xong cũng phải đảm bảo lễ nghi lịch sự
theo đúng truyền thống của họ.
* Lợi dụng điểm yếu của đối thủ:
Điểm quan trọng trong phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật là lợi dụng
điểm yếu của đối thủ. Bên ngoài tỏ ra khiêm nhường kính trọng nhưng bên trong mưa kế
tính toán, rất khó đối phó.
Họ mong muốn đối phương đưa ra vấn đề trước. Trong quá trình đàm phán có khi
họ im lặng trong thời gian dài, đó là tập quán của người Nhật, họ cảm thấy cần thời gian để
suy nghĩ.
Slide 24 Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe

You might also like