You are on page 1of 7

BÀI 5.

ĐI XEM HỘI
HỘI THOẠI
1. Trong quán giải khát
Chủ quán: Các anh, chị dùng gì ạ?
Jack (hỏi Harry và Helen): Mình uống nước cam, các cậu uống gì?
Harry: Mình không thích nước cam. Mình uống Coca - Cola.
Helen: Mình cũng uống nước cam nhưng không đường.
Jack (với chủ quán): Bác cho hai cam vắt, một có đường, một không đường và
một Coca - Cola.
Chủ quán: Có ngay!
2. Hà và gia đình mời ba bạn đến nhà ǎn cơm Việt Nam
Bên bàn ǎn
Mẹ Hà: Các cháu ǎn cơm đi! Chúc các cháu ǎn ngon!
Các bạn: Cám ơn bác ạ. Mời bác cùng ǎn cơm với chúng cháu.
Mẹ Hà: Bác chưa ǎn bây giờ. Các cháu với Hà cứ ǎn cơm trước đi.
Hà: Mời các bạn tự nhiên nhé. Chỉ có các món ǎn đơn giản và bình dân thôi.
Đây là món nem rán, còn gọi là nem Sài Gòn, ǎn với rau sống. Đây là món cá rán.
Còn đây là món gà hầm. Món này là giò lụa.
Helen: Món nem rán ngon lắm, ở Pháp mình đã được ǎn rồi. Các bạn biết
không, trong từ điển Larousse 1990 mới có thêm từ nem đấy.
Jack: Thật à?
Harry: Thế mà một người Việt Nam ở Mỹ lại bảo đó là món chả rán.
Hà: Cũng đúng. Ở miền Nam người ta gọi là chả rán, ở miền Bắc gọi là nem.
Các bạn dùng đũa quen rồi chứ? Có cần dao, dĩa không?
Jack: Không cần đâu! Phải tập ǎn bằng đũa cho quen chứ!
Helen: Hà nấu ngon lắm. Khi nào Hà dạy mình nấu một số món ǎn Việt Nam
nhé.
Hà: Sẵn sàng.
3. Hà và Helen đi mua hoa
Helen (với người bán hoa): Phǎng bán thế nào chị?
Người bán hoa: Chị mua đi, hai trǎm một bông.
Helen: Chị chọn 5 bông thật tươi.
Hà: Sao Helen không mua hồng?
Helen: Mình không thích lắm, hồng chóng tàn. Hà này, hoa trắng và cao kia có
phải tiếng Việt gọi là hoa huệ không? Sao ít thấy người mua?
Hà: Đúng đấy! ở Việt Nam người ta thường mua hoa huệ để thờ cúng.
Helen: Thế à?
Người bán hoa: Hoa của chị đây.
Helen: Chị đổi giúp bông trắng này lấy bông đỏ... Xin gửi tiền chị.
4. Đi xem biểu diễn âm nhạc
Bắc: Tối nay có đi dự cuộc thi ca nhạc nhẹ tổ chức tại Cung vǎn hoá Việt - Xô
không?
Nam: Không, mình không thích lắm.
Bắc: Sao thế! Cậu chỉ thích nhạc cổ điển thôi à?
Nam: Cổ điển hoặc dân ca cũng được. Hôm nào có biểu diễn ca nhạc dân tộc mình rủ
Harry đi nhé.
Bắc: Ừ, Harry, Jack và cả Helen đều rất thích dân ca Việt Nam.
NGỮ PHÁP
1........... đấy
a. Từ “đấy” đứng cuối câu hỏi, làm cho câu hỏi thêm thân mật
Ví dụ: -   Chị đi đâu đấy?
           -   Anh đang làm gì đấy? 
b. Từ “đấy” đứng cuối câu trần thuật, dùng để biểu thị ý thông báo.
Ví dụ: -   Đây là khách sạn Hà Nội đấy!
           -   Tuần trước tớ đi hội Lim đấy! 
2. A chứ không B / A chứ chưa B
Kết cấu này dùng để khẳng định nội dung của vế đứng trước (A) đồng thời phủ định
nội dung của vế đứng sau (B)
Mẫu:
Chủ ngữ + tính từ 1    + chứ không   + tính từ 2
                  động từ 1      chứ chưa        động từ 2
Ví dụ: - Bài tập này dễ chứ không khó.
- Trời sắp tạnh mưa chứ chưa tạnh hẳn
- Tôi gặp cô ấy chứ không gặp em cô ấy
3. Cả.... lẫn..... / Cả........... và............
Đây là cặp liên từ dùng để nhấn mạnh sự đẳng lập giữa hai người, 2 vật hoặc 2 sự vật.
Vì vậy, sau cảvà lẫn / và luôn luôn là các danh từ, không thể là động từ hay tính từ.
a. Nhấn mạnh chủ ngữ: 
Mẫu:
Cả + chủ ngữ1+ lẫn / và + chủ ngữ2 + tính từ/ động từ
Ví dụ: - Cả tôi lẫn em tôi đều học ở trường này.
- Cả tiếng Việt lẫn tiếng Nhật đều khó.
b. Nhấn mạnh bổ ngữ:
Mẫu:
Chủ ngữ + động từ+ bổ ngữ1 + lẫn / và + bổ ngữ 2 
Ví dụ: - Anh ấy học cả tiếng Anh lẫn tiếng Nga.
- Chúng tôi đã đi du lịch cả Pháp và Mỹ.
c. Nhấn mạnh trạng ngữ: 
Mẫu: 
Cả + trạng ngữ1+ lẫn / và + trạng ngữ 2 + chủ ngữ + đều + động từ / tính từ
Ví dụ: - Cả hôm qua lẫn hôm nay trời đều mưa.
- Cả khi đi học lẫn khi ở nhà, tôi đều buồn ngủ.
4. ...............không xuể
Cụm từ này có ý nghĩa: không thể làm xong việc gì đó vì số lượng / khối lượng công
việc quá lớn.
Mẫu:
- Chủ ngữ + động từ + không xuể
- Chủ ngữ + không + động từ + xuể
Ví dụ: - Nhiều bài tập quá, anh ấy làm không xuể.
- Tôi không ăn xuể chỗ thức ăn này.
5. ............ không nổi
Cụm từ này có ý nghĩa : không thể làm được việc gì đó vì việc ấy quá khó.
Mẫu:
- Chủ ngữ + động từ + không nổi
- Chủ ngữ + không + động từ + nổi
Ví dụ: - Vấn đề này quá phức tạp, tôi giải quyết không nổi.
- Tôi không ăn nổi món ăn cô ấy nấu.
BÀI LUYỆN
1. Dùng kết cấu “A chứ không B” để trả lời những câu hỏi sau: 
Mẫu: - Cô khóc đấy à?
→ - Không, cô ấy bị bụi vào mắt chứ không khóc.
a. Anh ấy là sinh viên à? 
.....................................................................................................................................
b. Em sắp đi thành phố Hồ Chí Minh phải không?
.....................................................................................................................................
c. Bà ấy có béo không?
.....................................................................................................................................
d. Hôm qua anh gọi điện cho em à?
.....................................................................................................................................
e. Anh có thích nước cam không?
.....................................................................................................................................
f. Anh về nước cuối năm nay phải không?
.....................................................................................................................................
g. Hội Lim ở Hà Nội phải không chị? 
.....................................................................................................................................
2. Dùng kết cấu “A chứ không B” để đặt câu với các từ dưới đây:
Mẫu: trẻ / già
→ Anh Nam trẻ chứ không già.
a. xem đá bóng – xem phim
.....................................................................................................................................
b. châu Âu – châu Á
.....................................................................................................................................
c. nắng – mưa
.....................................................................................................................................
d. khó - dễ
.....................................................................................................................................
e. cay – chua
.....................................................................................................................................
f. viêm họng - sốt
.....................................................................................................................................
g. cũ - mới
.....................................................................................................................................
h. ca sỹ Mỹ - ca sỹ Pháp
.....................................................................................................................................
i. kimono – áo dài
.....................................................................................................................................
k. bệnh viện – thư viện
.....................................................................................................................................
l. dấu huyền - dấu hỏi
.....................................................................................................................................
4. Dùng kết cấu “cả.... lẫn / và” để biến đổi các câu sau: 
Mẫu: - Tôi và cô ấy là giáo viên.
→ - Cả tôi và cô ấy đều là giáo viên.
a. Tôi và em gái tôi rất thích xem ca nhạc. 
.....................................................................................................................................
b. Năm ngoái tôi và bạn tôi đi nghỉ mát ở Sầm Sơn.
.....................................................................................................................................

c. Anh ấy có thể nói thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp.


.....................................................................................................................................
d. Anh Nam đi vắng. Anh Thịnh cũng đi vắng.
.....................................................................................................................................
e. Tuần trước chị ấy nghỉ học. Tuần này chị ấy cũng nghỉ học.
.....................................................................................................................................
f. Nhật Bản và Mỹ được coi là cường quốc kinh tế.
.....................................................................................................................................
g. Hương năm nay 20 tuổi. Thanh bằng tuổi Hương.
.....................................................................................................................................
h. Khi uống trà, anh John cho sữa và mật ong.
.....................................................................................................................................
i. Chúng tôi thuê tầng trên và tầng dưới ngôi nhà này.
.....................................................................................................................................
k. Lúc làm việc và lúc nghỉ ngơi, Hoàng đều nghĩ đến người yêu.
.....................................................................................................................................
4. Dùng “xuể” hoặc “nổi” để hoàn thành các câu sau:
a. Bài tập này khó quá, tôi làm không....................................................................... 
b. Vấn đề phức tạp quá, nó không hiểu..................................................................
c. Vì trong lớp quá ồn ào, tôi không nghe........................................ cô giáo nói gì.
d. Hôm nay tôi có rất nhiều việc phải làm, tôi lo là làm không................................
e. Trong cuộc họp, tôi đã gặp rất nhiều người. Tôi nhớ không................................
f. Cuốn từ điển trên giá cao quá, em ấy không với..................................................
g. Trời ơi, nhiều tiền quá! Cả nhà đếm cũng không.............................................
h. Chưa bao giờ nhà hàng đông như thế này. Nhân viên phục vụ không...................
i. Cô ấy rất khó làm quen. Tôi làm quen không....................................................
k. Hàng ngày, Đài Truyền hình Việt Nam nhận được rất nhiều thư, đọc không
...........................................................................
5. Sắp xếp các từ sau thành câu đúng:
Mẫu: tôi / cả / lẫn / anh / thích / đều / phim
→ Cả tôi lẫn anh đều thích phim.
a. học / Đại học Sư Phạm / anh tôi / lẫn / cả / chị tôi / đều 
.....................................................................................................................................
b. từ mới / xuể / nhớ / nhiều / tôi / không / quá
.....................................................................................................................................
c. thích / chứ / tôi / mùa đông / mùa hè / không thích
.....................................................................................................................................
d. viết / cho / thư / Tuấn / không / thư / cho / chứ / bạn Tuấn / viết / chị Tuấn
.....................................................................................................................................
e. truyện / quá / hiểu / khó hiểu / không / nó / nổi / này
.....................................................................................................................................
f. lẫn / nhạc sĩ / này / kia / ca sĩ / nổi tiếng / cả / đều
.....................................................................................................................................
g. đẹp / hoa hồng / hoa cúc / đều / và / cả
.....................................................................................................................................
6. Những câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai? Chữa lại những câu sai cho
đúng.
a. Cả tôi và chị ấy đều không nhớ địa chỉ của anh ấy. 
.....................................................................................................................................
b. Bài tập dễ quá, nó làm không nổi.
.....................................................................................................................................
c. Tôi không đếm xuể số xe máy trên đường.
.....................................................................................................................................
d. Cả hôm qua lẫn hôm nay đều trời mưa.
.....................................................................................................................................
e. Tôi biết anh chứ không biết bạn anh.
.....................................................................................................................................
f. Em gái tôi học tiếng Pháp. Chứ không học tiếng Anh.
.....................................................................................................................................
g. Chủ nhật là ngày nghỉ chứ không ngày làm việc.
.....................................................................................................................................
7. Hoàn thành cuộc hội thoại sau:
- Hùng ơi, ngày mai bọn tớ....................... hội đền Hùng, cậu có.............................?
- Ngày mai................................ ngày kia à?
- Ừ, vì ngày kia , nhiều.................................... đi hội lắm. Tớ sợ tắc đường.
- Đền Hùng............................ Hà Nội......................................?
- Khoảng 60 km.......................... đi..................................về là 120km. Đi nhé!
- Thế à? Bọn mình đi...................................?
- Ừ, bằng ô tô. 6 giờ sáng khởi hành.

You might also like