You are on page 1of 74

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CƠ ĐIỆN TỬ


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CỬA THÔNG
MINH

Giáo viên hướng dẫn : ThS. LÊ VĂN NGHĨA


Sinh viên thực hiện : MSV
Nguyễn Phi Hùng 2019607164

Nguyễn Tiến Hòa 2019601895

Nguyễn Mạnh Hùng 2019607019

Nhóm :3

Hà Nội - 2022

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 2

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................4

MÔ TẢ THIẾT BỊ........................................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CỬA THÔNG MINH..........................7

1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CỬA THÔNG MINH..................7

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................10

1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..........................................................10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................13

2.1. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHỐI CHO HỆ THỐNG..............................................13

2.2. TỔNG QUAN VỀ VÂN TAY.........................................................................14

2.2.1 Công nghệ sinh trắc....................................................................................14

2.2.2 Tìm hiểu về vân tay....................................................................................15

2.3. HỆ THỐNG CƠ KHÍ.......................................................................................17

2.3.1. Truyền chuyển động..................................................................................17

2.3.2. Vít me đai ốc.............................................................................................20

2.4. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN..............................................................................23

2.4.1. Vi điều khiển.............................................................................................23

2.4.2. Hệ thống điều khiển..................................................................................25

2.5. CẢM BIẾN......................................................................................................26

2.5.1. Tổng quan về cảm biến.............................................................................26

2.5.2. Cảm biến vân tay.......................................................................................28

2.6. ĐỘNG CƠ ĐIỆN.............................................................................................32

2.6.1. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều..............................................................32

2.6.2. Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều.......................................33

2.6.3. Ưu nhược điểm và ứng dụng của động cơ điện 1 chiều.............................33

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG....................35


2
3.1. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG VÍT.....................................35

3.1.1 Tính toán lựa chọn trục vít me....................................................................35

3.2. TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ.................................................................................38

3.2.1. Xác định công suất cần thiết động cơ........................................................38

3.2.2. Xác định sơ bộ số vòng quay đồng bộ của động cơ...................................39

3.3. LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG.....................................................40

3.3.1. Lựa chọn cảm biến....................................................................................40

3.3.2. Lựa chọn bộ điều khiển.............................................................................44

3.3.3. Lựa chọn module sim:...............................................................................47

3.3.4. Lựa chọn Keypad......................................................................................48

3.3.5. Màn hình hiển thi(LCD)............................................................................49

3.3.6. Lựa chọn thiết bị báo động........................................................................52

3.4 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN....................................................................54

3.5 XÂY DỰNG LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN...........................................................62

3.5.1. Lưu đồ thuật toán điều khiển.....................................................................62

3.6. THIẾT KẾ CƠ KHÍ VÀ MÔ HÌNH TỔNG THỂ............................................63

3.6.1. Bản vẽ.......................................................................................................63

3.6.2. Cơ cấu truyền động...................................................................................63

3.6.3. Mô hình tổng thể của hệ thống cửa thông minh........................................63

3.7. MÔ PHỎNG....................................................................................................64

3.7.1. Mô phỏng hệ thống trên proteus................................................................64

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.............................................68

4.1. KẾT LUẬN......................................................................................................68

4.2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG.................................................................................68

4.3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO HỆ THỐNG.....................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69

PHỤ LỤC...................................................................................................................69
3
LỜI NÓI ĐẦU
Công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra theo sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trước tình hình đó đã có khá nhiều yêu cầu cấp
bách và cũng có những thách thức đặt ra cho giới tri thức.
Điện tử là lĩnh vực mới mà ở nước ta đang nghiên cứu và từng bước phát
triển để ứng dụng vào quá trình sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.

Do vậy là sinh viên với chuyên ngành kỹ thuật cơ điện tử cần phải nắm
vững kiến thức và kĩ năng từ đơn giản đến phức tạp như: biết cách sử dụng
thành thạo các loại cảm biến kết nối với hệ thống để thu nhận tín hiệu. Rèn
luyện kỹ năng lập trình trên các hệ thống sử dụng vi điều khiển trong các hệ
thống công nghiệp và các ứng dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự nỗ lực của nhóm chúng
em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế mô hình cửa thông minh mở khóa bằng dấu
vân tay. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn cơ điện tử đã
giúp đỡ tận tình, và đặc biệt cảm ơn thầy hướng dẫn Lê Văn Nghĩa. Mô hình
không tránh khỏi những thiếu xót, chúng em mong được sự chỉ bảo của các thầy
để sản phẩm hoàn thiện hơn và có thể ứng dụng vào thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn!

4
MÔ TẢ THIẾT BỊ
1. MÔ TẢ NHIỆM VỤ CÔNG NGHỆ

Hệ thống cửa thông minh có thể tự động mở cửa bằng mật mã, hoặc vân tay.
Khi người dùng muốn mở cửa thì yêu cầu phải nhập chính xác vân tay hoặc mật khẩu
đã lưu trước đó, khi vân tay hay mật khẩu được nhập đúng hoặc sai thì sẽ có tín hiệu
báo cụ thể. Công nghệ mật mã có những dãy số từ 1 tới 9 được cài đặt trên hệ điện tử
giúp người tiêu dùng có thể mở khóa dễ dàng, nhanh chóng và ngăn chặn không cho
người khác mở cửa khi chưa được phép. Nếu phát hiện số lần nhập không thành công
hơn 5 lần thì hệ thống sẽ dừng hoạt động 180s và có hệ thống thống cảnh báo cho chủ
nhà (gọi về điện thoại chủ nhà, còi báo động).

Hệ thống sử dụng cảm biến vân tay hoạt động dựa trên cơ chế xác thực bằng
dấu vân tay. Mỗi người sẽ có một dấu vân tay khác nhau, tỷ lệ trùng lặp là 1/7 tỉ. Do
dấu vân tay có tính độc nhất vô nhị và khả năng làm giả là rất khó. Các nhà khoa học
đã nghiên cứu các công nghệ nhận dạng dấu vân tay. Hệ thống nhận dạng: là hệ thống
xác thực một cá nhân bằng cách tìm kiếm và đối sánh đặc tính sinh trắc của người này
với toàn bộ các mẫu sinh trắc được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu. (Hình 1).

2. CẤU TRÚC THIẾT BỊ

Thiết bị Loại sử dụng


Động cơ điện Động cơ điện một chiều
Bộ truyền vít - đai ốc Vít me đai ốc bi
Khớp nối Khớp nối bulong đai ốc
Ổ lăn Ổ lăn trơn
Công tắc hành trình Công tắc hành trình khí nén
Module Cảm biến vân tay Cảm biến vân tay R305
Driver L298 motor driver
Bộ điều khiển arduino Arduino Uno R3
Màn hình LCD Module LCD 16x2
Module I2C Module I2C 16x2
Bàn phím keypad Bàn phím keypad mềm 4x4
Led Led đục 5mm
5
Còi Buzzer

3. ĐẶC TÍNH KĨ THUẬT


Thông số Giá trị
Kích thước cửa 2200(high) x 800(legth)x40(width) mm (1 cánh)
Tải trọng cánh cửa Max 60kg
Kiểu mở Một chiều 120 độ
Điện áp 110V/220V AC

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CỬA THÔNG

MINH

1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CỬA THÔNG MINH


Ngày nay tự động hóa và bảo mật ngày càng được ứng dụng nhiều và đặc biệt
nền công nghệ tự động hóa nhận dạng đang trở nên phổ biến trong đời sống cũng như
trong công nghiệp. Điều này đã thôi thúc các nhà thiết kế, chế tạo ra những sản phẩm
đáp ứng những tiện nghi, thông minh đó. Một trong số đó cần kể tới là cửa thông
minh. Với các nước phát triển thì nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến, còn ở các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì đang có xu hướng tìm cho mình tiện
nghi thông minh đó. Vì vậy nhóm em chọn đề tài “Nghiên cứu và thiết kế cửa thông
minh mở khóa bằng vân tay”. Với mục đích góp phần nhỏ vào việc giới thiệu về công
nghệ mở khóa bằng cảm biến vân tay R305 tới mọi người và thiết kế một mô hình
thực tế của cảm biến vân tay R305.

Từ buổi bình minh của nền văn minh loài người, tổ tiên của chúng ta đã có nhu
cầu giữ thực phẩm, đồ đạc một cách an toàn. Tiền thân của khóa cửa là những chiếc
dây hoặc vài vật liệu khác được sử dụng như những chiếc bẫy để phát hiện nếu có ai
trộm cắp tài sản hoặc xâm nhập trái phép… Thời gian qua đi, những ổ khóa thực sự
đầu tiên được làm từ gỗ, rồi kim loại, chúng dần được sử dụng trên toàn thế giới.

* Những ổ khóa đầu tiên trên thế giới

- Các nhà khảo cổ phát hiện từ 6000 năm trước tại Ai Cập cổ đại, những ổ khóa cửa đã
ra đời và được sử dụng một cách đơn giản, chúng được làm hoàn toàn từ gỗ. Những
thanh gỗ được khoét lỗ và có then cài tương ứn. Phải đến giữa năm 870-900 ổ khóa
bằng kim loại đầu tiên mới xuất hiện và được cho là do các thợ thủ công người La Mã
chế tạo. Những gia đình La Mã giàu có thường giữ các vật có giá trị trong các chiếc
hộp an toàn, và những chiếc hộp này được trang bị ổ khóa bảo vệ. Bằng cách sử dụng
ổ khóa sắt, người La Mã cuối cùng đã có thể bảo vệ chặt chẽ tài sản của mình tránh

7
khỏi các cuộc tấn công của trộm cướp, đây cũng là lần đầu tiên những chiếc chìa khóa
kim loại được họ đem theo bên người như một loại trang sức quan trọng.

- Sau khi đế chế La Mã sụp đổ, lịch sử của ổ khóa đã có một bước ngoặt mới.
Các thợ khóa Trung Âu đã chế tạo thêm các kỹ thuật bảo vệ mới, thay vì một
chiếc khóa đơn giản họ đã tạo ra nhiều cơ chế quan trọng và phức tạp hơn ở bên
trong ổ khóa để tăng tính bảo mật cho nhà ở, tài sản.
* Khóa cửa hiện đại chính thức ra đời

- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XVIII đã giúp
ngành cơ khí phát triển hơn nữa. Ổ khóa và chìa khóa kim loại được sản xuất với sự
phức tạp và tinh tế chưa từng có trước đó.

- Năm 1778 Robert Barron hoàn thiện kiểu khóa nâng (kiểu đòn bẩy). Đến năm 1818,
Jeremiah Chubb đã cải thiện kỹ thuật của khóa nâng rất nhiều. Nguyên nhân là do một
vụ trộm cắp tài sản đã xảy ra tại thành phố Portsmouth Dockyard đã khiến Chính phủ
Anh công bố một cuộc thi để sản xuất ra loại khóa có thêm chức năng báo động cho
chủ sở hữu tài sản. Vào năm 1824, Chubb tiếp tục thực hiện những cải tiến khác nhau
trên mẫu khóa nâng của mình để tăng cường tính năng chống trộm cho sản phẩm này.

8
- Năm 1861, Linus Yale đã lấy cảm hứng từ kiểu khóa cũ để sáng chế ra kiểu
chìa khóa kim loại mới với các răng cửa được bố trí dài ngắn khác nhau được sử
dụng cho ổ khóa của các căn hộ.
- Mặc dù có một số cải tiến trong thiết kế chính tuy nhiên phần lớn các ổ khóa
hiện nay vẫn là các biến thể của các mẫu thiết kế được phát minh bởi Bramah,
Chubb và Yale.
* Khóa cửa điện tử
- Với những tiến bộ và thành quả đạt được cảu khoa học kỹ thuật, ngày nay
khóa cửa đã chuyển dần từ khóa vật lý sang khóa tự động, điện tử. Các
dòng khóa điện tử ngày nay không còn dùng chìa để thao tác mở cửa. Chúng
được áp dụng những công nghệ hiện đại vào xác thực và đóng mở cửa hoàn
toàn tự động. Điển hình là 3 loại khóa điện tử hàng đầu: khóa vân tay, khóa thẻ
từ và khóa cửa từ.
+ Khóa vân tay áp dụng công nghệ sinh trắc học, lấy mã vân tay là phương thức
xác thực để đóng mở cửa. Khóa vân tay được dùng chủ yếu tại các hộ gia đình,
công ty.
- Sinh trắc học hay Công nghệ sinh trắc học (tiếng Anh: Biometric) là công
nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân
như vân tay, mống mắt, khuôn mặt… để nhận diện. Đây được coi là công cụ
xác thực hiệu hữu nhất mà sử dụng phổ biến nhất vẫn là nhận dạng vân tay bởi
tính ổn định và độc nhất cho đến hiện nay. Nhận dạng bằng dấu vân tay được
xem là một trong những phương pháp sinh trắc tin cậy nhất.

- Công nghệ nhận dạng vân tay hoạt động theo nguyên tắc: Khi đặt ngón tay lên trên 1
thiết bị đọc dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó và đưa
vào hệ thống. Đồng thời hệ thống sẽ xử lý dấu vân tay chuyển sang dạng dữ liệu số rồi
đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống. Nếu
dấu vân tay này khớp với dữ liệu sẽ cho phép hệ thống thực hiện các chức năng tiếp
theo.

9
Việc thiết kế ra một loại cửa tiện ích hơn, đa năng hơn, phục vụ tốt hơn cho đời sống
con người là tất yếu và vô cùng cần thiết. Do vậy, cần thiết kế ra một loại cửa tự động
khắc phục tốt những nhược điểm của cửa thường. Xuất phát từ yêu cầu đó, cửa thông
minh được thiết kế là để tạo ra loại cửa vừa được duy trì những yêu cầu trước đây, vừa
khắc phục những nhược điểm của cửa thông thường.

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Nghiên cứu, chế tạo ra mô hình cửa tự động này giúp cho sinh viên có những
hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực điều khiển thông minh và có thể nắm bắt được nhiều kiến
thức về ngành như: điện tử, điện, cơ khí…

Thiết kế hệ thống mở cửa bằng vân tay và có thể mở khóa bằng mật mã, công
nghệ mật mã có những dãy số từ 1 tới 9 được cài đặt trên hệ điện tử giúp người tiêu
dùng có thể mở khóa dễ dàng, nhanh chóng và ngăn chặn không cho người khác mở
cửa khi chưa được phép, hệ thống chạy một cách chính xác, ổn định, gọn gàng, dễ lắp
đặt, giá cả hợp lí.

Cho phép người dùng có thể lưu trữ trước vân tay vào cảm biến, mỗi khóa vân
tay có thể lưu trữ được từ 30 đến 100 vân tay tùy từng loại.

Khi người dùng muốn mở cửa thì yêu cầu phải nhập chính xác vân tay đã lưu
trước đó, khi vân tay được nhập đúng hoặc sai thì sẽ có tín hiệu báo cụ thể.

Nếu phát hiện số lần nhập không thành công hơn 5 lần thì hệ thống sẽ dừng
hoạt động 180s và có hệ thống thống cảnh báo cho chủ nhà (còi, gọi về điện thoại chủ
nhà).

Việc tạo ra mô hình hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học
tập và nghiên cứu một cách thực tế là một cơ hội rất tốt giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi
làm việc thực tế.

1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


- Tìm hiểu tổng quan về đề tài (thông qua mạng, sách báo…)
 Mục tiêu xây dựng
 Yêu cầu

- Phân tích dựa trên lý thuyết

10
 Phân tích thành phần cấu tạo của hệ thống
 Nguyên lý hoạt động của hệ thống
 Xác định các vấn đề cơ bản của hệ thống

Xây dựng và phát triển hệ thống trên cơ sở lý thuyết

- Thiết kế cụ thể (Tính toán lựa chọn thiết bị)

 Xây dựng các bước thiết kế cụ thể


 Tích hợp hệ thống

Đưa ra ý tưởng và lựa chọn giải pháp

- Hoàn thiện đề tài

 Lập trình
 Thiết kế mô hình sản phẩm
 Lưu đồ tiến trình

- Phân công thực hiện

- Dựa trên phương pháp và nhiệm vụ

 Đầu tiên các thành viên phải tìm hiểu về đề tài cùng nắm rõ mục tiêu cũng như
yêu cầu
 Tiếp theo trên cơ sở lý thuyết: các thành viên phần công theo các nhiệm vụ trên
cuối cùng tổng hợp xây dựng và phát triển hệ thống trên cơ sở lý thuyết.
 Từ những nhiệm vụ trên lập ra các bước thiết kế (1 người thực hiện) đồng thời
tính toán và tích hợp các thành phần riêng lẻ của hệ thống
 Cả nhóm đưa ra ý tưởng và lựa chọn giải pháp tối ưu
 Phần cuối cùng được thực hiện trên toàn bộ kiến thức cũng như quá trình hoạt
động nhóm nên cần tham gia các buổi thảo luận chung

- Dựa trên cơ sở thực tế

 Ngoài những phân công nếu bất kì nội dung hay nhiệm vụ có giai đoạn nào gặp
khó khăn khúc mắc có thể đồng thời bàn luận giải quyết qua các buổi làm việc
nhóm chung

11
 Phân công công việc và nhiện vụ có tính linh động để đáp ứng các vấn đề cơ
bản của đề tài và chỉ tiêu công việc không bị động

12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHỐI CHO HỆ THỐNG

KHỐI TRUYỀN
ĐỘNG

Hình 2.1. Sơ đồ khối của hệ thống

Mô tả sơ đồ khối:

 Khối nguồn: Cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống.


 Khối cảm biến: cảm biến nhận dạng vân tay.
 Khối phím nhấn: bàn phim keypad để nhập mật khẩu mở khóa.
 Khối báo động: Báo động cho người dùng biết trạng thái mở khóa (thành công,
thất bại) và báo động khi nhập quá số lần mở khóa (5 lần).
 Khối hiển thị: Hiển thị mật khẩu lên LCD.
 Khối xử lý trung tâm: Lấy tín hiệu từ cảm biến hoặc phím nhấn để xử lý rồi từ
đó phát tín hiệu điều khiển, màn hình LCD, còi…
 Khối truyền động: Động cơ quay để đóng mở cửa.

13
2.2. TỔNG QUAN VỀ VÂN TAY
2.2.1 Công nghệ sinh trắc
Sinh trắc vân tay hay tên Tiếng anh còn được gọi là Dermatoglyphics là
một hệ thống thông tin có mục đích thống kê, phân tích sự liên quan mật thiết
giữa cường độ vân tay với sự phát triển của não bộ. Công nghệ sinh trắc dấu vân
tay cho chúng ta biết về tỉ lệ phân bố tế bào thần kinh, nhóm tính cách, chỉ số
thông minh của con người… Từ đó, giúp chúng ta có định hướng tốt hơn về
cuộc sống cũng như định hướng sự nghiệp trong tương lai.
2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sinh trắc học vân tay
Mặc dù công nghệ Sinh trắc vân tay mới được du nhập và phát triển tại
Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, tuy nhiên bộ môn này đã trải qua lịch sử phát
triển lâu dài trên thế giới, được cả y học và cả di truyền học áp dụng.
2.2.1.2 Giai đoạn phát triển 
Năm 1985, Tiến sĩ Chen Yi Mou (đại học Harvard) nghiên cứu sinh trắc vân
tay dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của tiến sĩ Howard Gardner. Đây là lần đầu tiên
công nghệ Sinh trắc vân tay được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục.

Năm 2004: Trung tâm IBMBS đã xuất bản hơn 7000 luận án chi tiết về Sinh
trắc vân tay. Đây là nguồn tài liệu vô cùng giá trị chứng minh cho tính xác thực của
công nghệ này.

Năm 2010: ADRC – Asian Dermatoglyphics Research Centre – Trung tâm


Sinh trắc học dấu vân tay Châu Á đã được thành lập, từ đây, hệ thống máy vi tính hiện
đại đã được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình thống kê, nghiên cứu về vân tay.

2.2.1.3 Tác dụng và lợi ích của Sinh trắc vân tay

Bằng tính năng hiện đại được nghiên cứu bởi những chuyên gia khoa học trong
các lĩnh vực y học, sinh trắc học, di truyền học, Sinh trắc vân tay sẽ cung cấp những
thông tin cụ thể chi tiết nhất về tính cách, tiềm năng nổi bật của bạn. 

Không chỉ vậy, Sinh trắc vân tay còn cung cấp những đặc điểm trong phương
thức tư duy, tiếp nhận thông tin, độ nhạy bén trong phản xạ ....

14
Với những kết luận đó, bạn sẽ xác định được đâu là thế mạnh của mình, từ đó
tìm cách phát huy chúng, chọn cho mình lối đi phù hợp trong tương lai.

Bất cứ ai cũng có ưu, nhược điểm riêng, và chỉ khi hiểu rõ bản thân, hiểu rõ
những ưu nhược điểm ấy để tìm cách tối ưu hoặc khắc phục, chúng ta mới có thể trở
nên tốt đẹp hơn.

Công nghệ Sinh trắc vân tay ra đời chính là cơ hội tuyệt vời để bạn, chứ không
ai khác, tìm ra, thấu hiểu, thay đổi và phát triển bản thân, dẫn lối tới một tương lai tươi
sáng.

2.2.1.4 Ứng dụng của công nghệ Sinh trắc vân tay trong đời sống

Ứng dụng của công nghệ sinh trắc vân tay là để cung cấp cho cá nhân một bài
báo cáo về năng lực bẩm sinh thông qua dấu vân tay. Việc khám phá năng lực tiềm
ẩn của bản thân sẽ giúp cá nhân có một cái nhìn tổng quát về bản thân mình, từ đó tự
tin xây dựng và phát triển bản thân theo niềm đam mê và khát vọng của bản thân.

2.2.2 Tìm hiểu về vân tay


2.2.2.1 Giới thiệu
* Vân tay là gì?
 Mô hình của các đường biểu bì trên ngón tay, lòng bàn tay được gọi là dấu vân
tay đầu tiên- là một phần cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó được đặc
trưng bởi các đường vân gần như song song tạo thành các cấu hình có thể phân
biệt được. Trên đầu ngón tay có ba kiểu mẫu chính được phân biệt đó là: vân
xoáy, vân móc, vân cung.
 Các vân móc xuất hiện như vòng trụ và các vòng tròn hướng tâm. Các cấu hình
này được liên kết thành bộ ba. Bộ ba này bao gồm ba hệ thống đỉnh chóp hội tụ
với nhau theo góc 120 độ. Các mô hình phức tạp hơn được gọi là tai nạn nhưng
xảy ra tương đối hiếm. Hơn nữa, mô hình thể hiện nhiều khiếm khuyết (thường
được gọi là những chi tiết chính xác về dấu vân tay) như trật khớp. Những chi
tiết này đã nhận được sự chú ý đáng kể của khoa học pháp y bởi vì chúng làm
cho mọi dấu vân tay của con người trở nên độc đáo và không thay đổi trong
cuộc sống. Các nghiên cứu trước đây cho thấy các ứng dụng của dấu vân
tay như chẩn đoán các khiếm khuyết di truyền nhất định và các nghiên cứu dân

15
tộc mặc dù chúng dường như trở nên lỗi thời do sự ra đời của các phương pháp
DNA.

Hình 2.1: Dấu vân tay

2.2.2.2 Lịch sử
Từ lâu người ta đã biết rằng có một mối liên hệ giữa mô hình chóp và các cấu
trúc giải phẫu được gọi là miếng đệm lòng bàn tay. Các miếng đệm này xuất hiện tạm
thời của da lòng bàn tay vào khoảng tuần thứ 7 ở đầu ngón (miếng đệm đỉnh), ở phần
xa của lòng bàn tay giữa ngón và gan bàn tay. Các miếng đệm lòng bàn tay trở nên ít
nổi bật vào khoảng tuần thứ 10 và sau đó biến mất trong phôi thai.

Các sự kiện quan trọng cho việc thiết lập mô hình sườn bì diễn ra từ tuần thứ
10 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Ở tuần thai thứ 10, da lòng bàn tay phôi thai bao gồm
lớp biểu bì xếp lớp trên lớp hạ bì sợi vô định hình. Lớp trong cùng của lớp biểu bì tại
giao diện với lớp hạ bì được gọi là lớp cơ bản và bao gồm các tế bào có trục vuông
góc với bề mặt da. Sau đó, người ta quan sát thấy trong phôi thai của tuần thứ 10 đến
tuần thứ 13 thì lớp cơ bản này trở nên gợn sóng.

Những gợn sóng nhanh chóng nổi bật hơn và hình thành các nếp gấp của lớp
biểu bì vào lớp hạ bì. Các nếp gấp này được gọi là các đường gờ chính. Chúng được
thiết lập mô hình bề mặt vào tuần thứ 16. Bởi vì các mô hình dấu vân tay được mã hoá
tại giao diện giữa lớp hạ bì và lớp biểu bì nên chúng sẽ không bị phá huỷ bởi những
vết thương ngoài da. Quá trình này sẽ tiếp tục và kết thúc trong khoảng tuần 19-24 của
thai kỳ.

Sự hình thành các đỉnh nguyên sinh không xảy ra đồng thời trên bề mặt lòng
bàn tay. Ví dụ: sự hình thành đỉnh trên đầu ngón tay và lòng bàn tay xảy ra trước sự
16
hình thành đỉnh trên ngón chân và gan bàn chân. Hơn nữa, sự hình thành này bắt đầu
tại một khu vực nhất định ở giữa miếng đệm của lòng bàn tay và dọc theo rãnh móng
tay, và dọc theo nếp gấp uống con liên sườn. Diện tích của đỉnh thường trùng với tâm
của các vòng. Bằng cách này, sẽ có ba hệ thống trên đầu ngón tay bắt đầu từ rãnh
đỉnh, rãnh móng và nếp gấp uốn cong rồi từ từ lan rộng trên đầu ngón tay.

2.3. HỆ THỐNG CƠ KHÍ


2.3.1. Truyền chuyển động
Máy hay các thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy
thường đặt xa nhau và có tốc độ quay không giống nhau song đều được dẫn động từ
một chuyển động ban đầu.

Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù
hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

2.3.1.1. Bộ truyền chuyển động

 Truyền động ma sát – truyền động đai

a. Bộ truyền động đai:

- Truyền động ma sát là là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa
các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

- Gồm 3 bộ phận chính:

 Bánh dẫn
 Bánh bị dẫn
 Dây đai

17
Hình 2.2. Cấu tạo truyền động đai

b. Nguyên lí làm việc


 Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, khi bánh dẫn quay thì bánh bị dẫn
quay theo.

Hình 2.3. Nguyên lí làm việc

 Tỉ số truyền:

 với:
o i là tỷ số truyền

o nd, n  là tốc độ (vòng/phút) của bánh dẫn


1

18
o nbd, n  là tốc độ (vòng/phút) của bánh bị dẫn
2

o D : đường kính bánh dẫn


1

o D : đường kính bánh bị dẫn


2

 Tốc độ quay tỉ lệ nghịch với đường kính


 Bánh có đường kính lớn thì quay chậm và ngược lại
 Hai nhánh đai mắc song song thì 2 bánh quay cùng chiều.
 Hai nhánh đai mắc chéo nhau thì 2 bánh quay ngược chiều.

c. Ứng dụng

Cấu tạo đơn giản; làm việc êm; ít ồn; có thể truyền chuyển động giữa các trục ở
cách xa nhau; được sử dụng rộng rải như: máy khâu, máy tiện, ô tô vv...
Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trược
nên tỉ số truyền bị thay đổi
Để khắc phục sự trượt của chuyển động đai người ta dùng chuyển động ăn
khớp.
 Truyền động ăn khớp
o Truyền động bánh răng
o Truyền động xích

Hình 2.4. Truyền động xích Hình 2.5. Truyền động bánh răng

a. Cấu tạo

19
 Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau
trên bánh này phải bằng khoảng giữa hai răng kề nhau trên bánh kia
 Để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ xích phải tương ứng
 Bánh răng: Bánh dẫn và bánh bị dẫn
 Xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích

b. Tính chất

Hình 2.6. Nguyên lí làm việc

Bánh răng 1 có số răng là Z , tốc độ quay n , Bánh răng 2 có số răng là Z , tốc


1 1 2

độ quay n  thì tỉ số truyền i:


2

c. Ứng dụng

Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các
trục song song hoặc vuông góc với nhau; có tỉ số truyền xác định; được dùng nhiều
trong trong hệ thống truyền động như đồng hồ, hộp số xe máy vv...

Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau; tỉ
số truyền xác định được sử dụng xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển vv...

2.3.2. Vít me đai ốc


Vít me đai ốc hay trục vít me đai ốc là hệ thống truyền chuyển động được gia
công một cách chính xác, có nhiệm vụ biến đổi chuyển động quay thành chuyển động

20
tịnh tiến theo cơ chế con vít đai ốc bi. Việc tiếp xúc giữa trục vít và đai vít bởi một lớp
bi thép có tác dụng giảm triệt để lực ma sát trượt khi chuyển động, đem lại những
chuyển động chính xác cao, trơn tru, mượt mà, bền bỉ, liên tục và ổn định trong thời
gian dài.

Hình 2.7 Vít me đai ốc

Hiện nay, có 2 loại vít me đai ốc đó là vít me đai ốc thường và vít me đai ốc bi.
Nếu như trục vitme đai ốc thường là loại vitme và đai ốc có dạng tiếp xúc mặt thì vít
me đai ốc bi lại có dạng tiếp xúc lăn. Nhờ sự khác biệt này mà vít me đai ốc bi được
ứng dụng rộng rãi và phổ biến hơn, đem lại hiệu quả chuyển động cao hơn.

 Nguyên lý làm việc của trục vít me đai ốc

Nguyên lý làm việc của trục vít me đai ốc được hoạt động dựa trên sự biến đổi
chuyển động từ chuyển động quay sang chuyển động tuyến tính.

21
  Cụ thể, khi trục vít me đai ốc quay, các viên bi có sự đổi hướng trong ống
lệch hướng rồi đi vào ống hồi bi. Ở vị trí đó, các viên bi có thể di chuyển liên
tục đến phía cuối của đai ốc và ra khỏi ống hồi bi rồi đi vào rãnh đai ốc và vít
me, đem lại những chuyển động trơn tru, liên tục, chính xác.

 Đặc điểm tiêu chuẩn của cơ cấu trục vít me đai ốc bi

Hình 2.8 Trục vit me đai ốc bi

Một cơ cấu trục vít me đai ốc bi tiêu chuẩn đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ những
đặc điểm, tính năng sau đây:

o Ma sát trượt không đáng kể

Tiêu chuẩn trục vít me đai ốc chất lượng cao phải hạn chế tối đa lực ma sát trượt
trong quá trình biến đổi chuyển động, đem lại hiệu suất làm việc vượt trội, những
chuyển động chính xác, trơn tru, nhẹ nhàng, ít tiếng động.

o Không có độ rơ, độ cứng cao

Bộ vít me chất lượng sẽ không tồn tại khe hở trong mối ghép, không có độ rơ khi
vít me bi đảo chiều quay. Đồng thời, các viên bi tạo áp lực đồng đều trên toàn bộ bề
mặt trục vít, đảm bảo độ cứng vững cao, cho phép tạo ra lực căng ban đầu hiệu quả .

o Cho phép hoạt động hiệu quả với tốc độ cao

22
Sử dụng vít me đai ốc bi đem lại hiệu suất truyền động cao, nhiệt độ thấp, có thể di
chuyển với tốc độ cao mà không ảnh hưởng đến chất lượng chuyển động.

 Phạm vi ứng dụng bộ truyền vít me đai ốc

Nhờ những ưu điểm, tính năng vượt trội kể trên, bộ truyền vít me đai ốc có phạm
vi ứng dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Chúng dùng
để làm vít me bi máy plasma, vít me bi máy laser, máy điều khiển tự động, máy công
cụ, thiết bị y tế, thiết bị năng lượng xanh, các loại robot công nghiệp…

2.4. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN


2.4.1. Vi điều khiển
Vi điều khiển giống như một máy tính được tích hợp trên một con chip và được sử
dụng để điều khiển các thiết bị điện tử. Nó là một hệ thống nhúng khép kín với các
thiết bị ngoại vi, bộ xử lý và bộ nhớ. Nó được ứng dụng trong việc chế tạo khá nhiều
thiết bị điện tử dân dụng như điện thoại, xe hơi, thiết bị đèn led, máy đo nhiệt độ môi
trường…

Hình 2.6. Vi điều khiển

Có nhiều loại vi điều khiển khác nhau, chúng được phân loại dựa theo các
thông số như Bits, kích thước bộ nhớ RAM, Flash, số lượng dòng đầu vào và đầu ra…
Để vi điều khiển có thể cung cấp đúng dữ liệu mà mình cần người dùng có thể điều
chỉnh các thông số kỹ thuật trong bộ lọc thông số.

23
2.4.1.1 Cấu tạo vi điều khiển
Về cơ bản vi điều khiển có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
 CPU: đây được coi là bộ não của vi điều khiển. Nó có chức năng tìm nạp và
giải mã lệnh.
 Cổng đầu ra/đầu vào: được sử dụng để điều khiển và giao tiếp với các thiết bị
như màn hình, đèn LED, máy in,…
 Bộ nhớ: trong vi điều khiển bộ nhớ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và chương
trình.
 Cổng nối tiếp: là bộ phận nối tiếp giữa vi điều khiển và các thiết bị ngoại vi
khác ở bên ngoài.
 Bộ chuyển đổi ADC và DAC: Bộ chuyển đổi ADC Dùng để chuyển đổi tín
hiệu dạng analog sang digital. Ngược lại DAC dùng để chuyển đổi tín hiệu
digital sang dạng analog.
 Bộ đếm thời gian và bộ đếm: có chức năng đếm thời gian và đếm trong vi điều
khiển.
 Mạch dao động,…

2.4.1.2 Đặc điểm của vi điều khiển

Hình 2.7. Đặc điểm của vi điều khiển

Cấu tạo bên trong của vi điều khiển chứa đầy đủ các tính năng cần thiết của
một hệ thống máy tính. Nó cũng có thể đảm nhiệm chức năng như một máy tính mà
không cần thêm các thiết bị kỹ thuật số bên ngoài. Các chân trong vi điều khiển có thể
được lập trình bởi người dùng. Số lượng chân có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vi

24
điều khiển. Nó có tốc độ xử lý cao và khả năng xử lý các hàm logic. Đây cũng là thiết
bị có thể dễ thiết kế với mức chi phí không quá cao.

2.4.1.3 Ứng dụng của vi điều khiển


Vi điều khiển được ứng dụng trong việc chế tạo nhiều thiết bị điện tử khác
nhau. Hầu hết các thiết bị liên quan đến lưu trữ, đo lường, điều khiển hay tính toán
đều được cấu tạo có vi điều khiển bên trong. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực:

 Trong công nghiệp chế tạo ô tô nó được sử dụng để kiểm soát và điều chỉnh
công suất của động cơ.
 Trong các thiết bị điều khiển như chuột máy tính, máy in và một số thiết bị
ngoại vi khác cũng được cấu tạo từ vi điều khiển.
 Dùng để chế tạo các thiết bị như máy ảnh kỹ thuật số, màn hình LED hay LCD.

Hình 2.8. Một số ứng dụng của vi điều khiển

Các loại vi điều khiển được sử dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay như:
8051, AVR, PIC, ARM. Các dòng vi điều khiển từ đơn giản đến phức tạp rất đa dạng
tùy vào yêu cầu kỹ thuật và giá thành của sản phẩm mà chọn loại vi điều khiển thích
hợp cho việc thiết kế và lập trình sản phẩm.

25
2.4.2. Hệ thống điều khiển
2.4.2.1 Bộ điều khiển
Bộ điều khiển là một thiết bị giám sát và tác động vào các điều kiện làm việc
của một hệ thống động học cho trước. Các điều kiện làm việc đặc trưng cho các biến
đầu ra của hệ thống được tác động bởi việc điều chỉnh các biến đầu vào đã biết.

Có hai dạng điều khiển chính:


 Vòng hở: Điều khiển vòng hở có thể tránh được sự chậm chạp của điều khiển
phản hồi. Ở điều khiển vòng hở các nhiễu được đo lường và tính toán trước khi
chúng có thời gian để tác động vào hệ thống. Tuy nhiên, tác động của nhiễu lên
hệ thống phải được dự đoán chính xác, và không được có bất kỳ nhiễu nào
không đo lường được.
 Phản hồi: Điều khiển phản hồi thường cho kết quả trong các giai đoạn trung
gian nơi các biến điều khiển không ở điểm đặt mong muốn, gây ra phản ứng
chậm khi phản hồi lại bộ điều khiển để điều chỉnh kịp thời

2.4.2.2. Vai trò và chức năng


Bộ điều khiển có chức năng là giao tiếp với bộ điều hành, thông qua các số liệu
thu thấp được tiến hành điều chỉnh các thiết bị máy móc theo chế độ hoạt động đã
được cài đặt từ trước.

Bộ điều khiển tự động thu thập, xử lý thông tin và tác động lên hệ thống để đáp
ứng các hoạt động của hệ thống theo yêu cầu. Điều khiển tự động là quá trình điều
khiển mà không cần sự tác động của con người.

Bộ điều khiển tạo các tín hiệu điều khiển giúp các lệnh được thực hiện một
cách tuần tự.

Bộ điều khiển tiếp nhận tín hiệu, số liệu từ đó đưa ra phán đoán và phương
pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề thông qua các lập trình có sẵn cho máy trong
từng tình huống khác nhau.

26
2.5. CẢM BIẾN
2.5.1. Tổng quan về cảm biến
2.5.1.1. Giới thiệu
Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý hay
hóa học ở môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu để thu thập thông tin về
trạng thái hay quá trình đó.

Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi
trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi gắn
gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin, hay trong điều khiển các quá
trình khác.

Cảm biến thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hay đầu
dò (Test probe), có thể có kèm các mạch điện hỗ trợ, và nhiều khi trọn bộ đó lại được
gọi luôn là "cảm biến". Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì thuật ngữ cảm biến ít
dùng cho vật có kích thước lớn. Thuật ngữ này cũng không dùng cho một số loại chi
tiết, như cái núm của công tắc bật đèn khi mở tủ lạnh, dù rằng về mặt hàn
lâm núm này làm việc như một cảm biến.

2.5.1.2. Phân loại cảm biến


Theo tính chất thì chia cảm biến thành hai nhóm chính:

 Cảm biến vật lý: nhiệt độ, âm thanh, áp suất, hồng ngoại, tử ngoại, sóng điện
từ, ánh sáng, tia X, tia gamma, hạt bức xạ, rung động, khoảng cách, chuyển
động, gia tốc, từ trường…
 Cảm biến hóa học: độ PH, độ ẩm, khói, các ion, hợp chất đặc hiệu…

Theo nguyên lý hoạt động:


 Các loại cảm biến tiệm cận hay cảm biến khoảng cách: là loại cảm ứng dùng
để phát hiện ra vật ở phía trước nó. Cảm biến điện từ cũng thuộc nhóm này.
Khi nhắc đến cảm biến từ là gì thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nó có thể
phát hiện vật mang từ tính mà không cần tiếp xúc.
 Cảm biến điện trở: Hoạt động dựa trên việc di chuyển con chạy hoặc theo góc
quay biến trở hay sự thay đổi điện trở do vật dẫn thực hiện co giãn.

27
 Các loại cảm biến quang: dùng chất phát quang thứ cấp để phát hiện mức bức
xạ năng lượng cao hơn.
 Cảm biến điện dung: Khi khoảng cách hay góc đến vật bằng kim loại thay đổi
thì dẫn đến điện dung của cảm biến cũng thay đổi theo.
 Cảm biến nhiệt độ: Các loại cảm biến nhiệt độ được áp dụng vào đời sống một
cách phổ biến. Đa số được ứng dụng để đo nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cơ
thể…
 Ngoài ra, còn có thêm các loại cảm biến siêu âm, cảm biến từ giảo, cảm biến
điện hóa, cảm biến hồng ngoại, cảm biến dòng xoáy, cảm biến áp suất…Các
hiện tượng cảm biến rất đa dạng, cũng như phong cách chế ra các cảm biến, và
những cảm biến mới liên tục phát triển

Hình 2.2. Một số loại cảm biến

2.5.2. Cảm biến vân tay


2.5.2.1. Giới thiệu

Cảm biến vân tay là loại cảm biến sử dụng công nghệ sinh trắc học để
quét vân tay của người dùng với nhiều loại sóng riêng biệt. Chúng sẽ quét, sau
đó lưu lại sự lồi lõm và cả lớp da tay để giúp nhận biết, phân biệt giữa những
dấu vân tay khác nhau. Từ đó giúp tăng tính bảo mật cho thiết bị.
Hiện nay, công nghệ cảm biến vân tay là một trong những công nghệ hiện đang
rất phổ biến trên những thiết bị di động. Điều này góp phần quan trọng giúp bảo mật
tất cả dữ liệu và tính an toàn cho smartphone của người tiêu dùng.

28
* Có mấy loại cảm biến vân tay được sử dụng hiện nay?
Sau khi đã tìm hiểu về cảm biến vân tay là gì, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu về
các loại cảm biến vân tay để hiểu hơn về công nghệ này nhé. Hiện tại, loại cảm biến
vân tay được chia thành 3 loại cảm biến chính và đang được áp dụng rộng rãi trên các
loại thiết bị di động. Cụ thể:

 Loại 1: Cảm biến quang học


o Đây là một trong những công nghệ được xem là lâu đời nhất được hoạt
động dựa trên việc chụp ảnh quang học và nhận dạng dấu vân tay.  Loại
cảm biến này thường được sử dụng cho camera có độ phân giải cao với
mục đích để sao lưu lại vân tay.
o Từ đó sẽ giúp phân tích và lưu trữ các điểm trên ngón tay như: bề mặt
lồi lõm để có thể sử dụng được lần nữa. Tuy nhiên, loại cảm biến này có
một nhược điểm nhỏ đó là độ chính xác không được cao và việc xác
nhận kết quả khá lâu.

Hình 2.3: Cảm biến vân tay quang học AS608

 Loại 2: Cảm biến điện dung


o Khác với cảm biến quang học, cảm biến điện dung được sử dụng tụ
điện để từ đó tiến hành tái tạo lấy mẫu vân tay thông qua ngón tay
của người dùng. Việc tái tạo này sẽ được xử lý một cách thận
trọng, chi tiết và kỹ càng hơn nên kết quả nhận được sẽ chính xác
hơn rất nhiều.
o Loại cảm biến này được xem là cảm biến vân tay cao cấp nên phải
mất khá nhiều kinh phí để có thể sản xuất ra và sử dụng được.

29
Hình 2.4: Cảm biến vân tay điện dung

 Loại 3: Cảm biến sóng siêu âm


o Hiện nay công nghệ cảm biến sóng siêu âm là công nghệ vẫn đang
được nghiên cứu. Loại cảm biến này thường sẽ phát ra nhiều loại
sóng với mục đích để phân tích và xác nhận ngón tay. Việc sử
dụng sóng siêu âm sẽ có thể chạm tới được từng điểm của ngón
tay. Từ đó sẽ khắc khoa lại nguyên vân tay và trả về kết quả rất
chính xác.
o Tuy nhiên, công nghệ này hiện nay vẫn đang là công nghệ nghiên
cứu, chính vì vậy chỉ có một vài loại điện thoại di động được áp
dụng thử nghiệm mà thôi

* Ưu điểm của cảm biến vân tay


Không phải tự nhiên mà cảm biến vân tay lại được ứng dụng phổ biến
trên các thiết bị smartphone như hiện nay. Tất cả đều bởi chúng sở hữu những
ưu điểm nổi bật sau đây:

 Người dùng có thể mở khóa thiết bị một cách dễ dàng và nhanh chóng chỉ
bằng một lần chạm tay.
 Vì sử dụng vân tay của người dùng là duy nhất và các vân tay đều khác
biệt nên độ bảo mật thông tin trong thiết bị rất cao. Đặc biệt là công nghệ
cảm biến vân tay tay chỉ hoạt động khi ngón tay đó là của người còn sống
và không bị cắt rời. Chính vì thế, tính bảo mật được xem là gần như tuyệt
đối.

30
 Hệ thống có thể nhận dạng nhiều loại vân tay khác nhau nên người dùng
có thể sử dụng thiết bị với một hoặc nhiều ngón tay.

* Nhược điểm của cảm biến vân tay


Ngoài những ưu điểm tuyệt vời mà công nghệ cảm biến vân tay mang lại
thì chúng cũng có một số nhược điểm nhất định như:

 Công nghệ cảm biến vân tay chỉ có trách nhiệm giúp xác thực thông tin,
nếu khi bạn ngủ mà người khác lấy vân tay của bạn thì vẫn sẽ mở được
khóa thiết bị và truy cập vào dữ liệu của bạn.
 Nếu vân tay của bạn bị biến dạng thì chắc chắn sẽ không thể mở được
thiết bị.
 Nếu ngón tay đang bị bẩn hoặc dính nước sẽ không mở được thiết bị.

* Ứng dụng cảm biến vân tay


Ngày nay với công nghệ bảo mật cao cảm biến vân tay được ứng dụng
rộng rãi trong đời sống như:

 Điện thoại thông minh Smart Phone.


 Hệ thống khóa cửa vân tay.
 Két sắt an toàn.
 Hệ thống máy chấm công.
 Kiểm soát vào ra.
 Ứng dụng an ninh quốc phòng.
 Ứng dụng trong y tế

2.5.2.2. Cấu tạo


Thiết bị gồm bộ phát và thu sóng siêu âm. Khi ngón tay đặt lên cảm biến,
chúng sẽ được “quét” toàn diện. Bằng việc đo sóng phản xạ lại, hệ thống có thể
nhận biết những đặc tính chi tiết duy nhất trên mỗi dấu vân tay.

Nhờ cảm biến thông minh, máy dễ dàng tái tạo phiên bản 3D đầy chân
thực với độ nông, sâu rất chi tiết. Đây giống như bản nâng cấp của cảm biến
điện dung nhằm tăng tính bảo mật cho thiết bị.
31
2.5.2.3. Nguyên lí hoạt động
Công nghệ nhận dạng vân tay hoạt động theo nguyên tắc: Khi đặt ngón
tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ quét hình
ảnh ngón tay đó và đưa vào hệ thống. Hệ thống sẽ xử lý dấu vân tay, chuyển
sang dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã
được lưu trữ trong hệ thống.

Nếu dấu vân tay này khớp với dữ liệu hệ thống thì các chức năng tiếp
theo sẽ được thực hiện. Trên lý thuyết, nhận dạng vân tay sẽ cho phép loại bỏ
hoàn toàn các loại mật khẩu song vẫn đảm bảo tính bảo mật khi người dùng
đăng nhập vào thiết bị.

Hình 2.5: Cấu trúc cơ bản của hệ thống nhận dạng vân tay

2.6. ĐỘNG CƠ ĐIỆN


Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của “Direct Current Motors”) được
điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói cách khác thì đây là loại động cơ
chạy bằng nguồn điện áp DC – điện áp 1 chiều.

2.6.1. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều


Thường gồm những bộ phận chính như sau:

 Stator: là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện

32
 Rotor: phần lõi được quấn các cuộn dây để tạo thành nam châm điện
 Chổi than (brushes): giữ nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp
 Cổ góp (commutator): làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia nhỏ nguồn điện cho các
cuộn dây trên rotor. Số lượng các điểm tiếp xúc sẽ tương ứng với số cuộn dây
trên rotor.

Hình 2.6 Cấu tạo động cơ điện 1 chiều

Căn cứ vào phương pháp kích từ, có thể chia động cơ điện 1 chiều thành những
dòng chính như sau:

o Động cơ điện 1 chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu


o Động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập
o Động cơ điện 1 chiều kích từ nối tiếp
o Động cơ điện 1 chiều kích từ song song
o Động cơ điện 1 chiều kích từ hỗn hợp bao gồm 2 cuộn dây kích từ, 1 cuộn
được mắc nối tiếp với phần ứng, 1 cuộn được mắc song song với phần ứng.

2.6.2. Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều


Stato của motor điện 1 chiều thường là 1 hoặc gồm nhiều cặp nam châm vĩnh
cửu, (có thể dùng bằng nam châm điện), còn rotor có các cuộn dây quấn và được nối
với nguồn điện 1 chiều. Đồng thời, bộ phận chỉnh lưu có nhiệm vụ là làm đổi chiều
dòng điện trong khi chuyển động quay của rotor là chuyển động liên tục. Bộ phận này
sẽ gồm có 1 bộ cổ góp và 1 bộ chổi than được mắc tiếp xúc với cổ góp của động cơ.

33
Khi trục quay của một động cơ điện 1 chiều được kéo bằng 1 lực tác động từ
bên ngoài, động cơ sẽ hoạt động tương tự như 1 chiếc máy phát điện 1 chiều để nhằm
tạo ra một sức điện động cảm ứng có tên là Electromotive force (EMF). Trong hoạt
động, phần rotor quay sẽ phát ra 1 điện áp (hay còn gọi là sức phản điện động) có tên
là counter EMF (CEMF) hoặc còn được gọi là sức điện động đối kháng. 

Sức điện động này hoạt động tương tự như sức điện động được phát ra khi
động cơ được sử dụng với chức năng giống như 1 chiếc máy phát điện. Lúc này, điện
áp đặt trên động cơ sẽ gồm 2 thành phần chính là: sức phản điện động cùng với điện
áp giáng tạo ra do điện trở ở bên trong của các cuộn dây phần ứng. 

Dòng điện chạy qua motor DC lúc này sẽ được tính bằng công thức sau: 

I = (Vnguon - Vphandiendong)/ Rphanung

Và công suất cơ sẽ được tính bằng công thức:

P = I * Vphandiendong

2.6.3. Ưu nhược điểm và ứng dụng của động cơ điện 1 chiều


 Ưu điểm của động cơ điện 1 chiều
o Ưu điểm nổi bật của động cơ điện 1 chiều là có moment mở máy lớn, do đó
sẽ kéo được tải nặng khi khởi động.
o Khả năng điều chỉnh tốc độ và quá tải tốt.
o Tiết kiệm điện năng
o Bền bỉ, tuổi thọ lớn
 Nhược điểm của động cơ điện 1 chiều
o Bộ phận cổ góp có cấu tạo phức tạp, đắt tiền nhưng hay hư hỏng trong quá
trình vận hành nên cần bảo dưỡng, sửa chữa cẩn thận, thường xuyên.
o Tia lửa điện phát sinh trên cổ góp và chổi than có thể sẽ gây nguy hiểm,
nhất là trong điều kiện môi trường dễ cháy nổ.
o Giá thành đắt mà công suất không cao.

Ứng dụng của động cơ điện 1 chiều cũng rất đa dạng trong mọi lĩnh vực của
đời sống: trong tivi, máy công nghiệp, trong đài FM, ổ đĩa DC, máy in- photo, đặc

34
biệt trong công nghiệp giao thông vận tải, và các thiết bị cần điều khiển tốc độ
quay liên tục trong phạm vi lớn.......

35
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH HÓA HỆ
THỐNG
3.1. TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ TRUYỀN ĐỘNG VÍT
3.1.1 Tính toán lựa chọn trục vít me
Để hệ thống được hoạt động ổn định và chính xác trong quá trình chuyền
động thì lựa chọn trục vít me là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Các số liệu cần thiết
thường dùng để tính thiết kế như sau: Fa (N) hoặc T (Nmm), với Fa là lực dọc trục tác
dụng lên đai ốc, T là mô men xoắn tác dụng lên trục.

3.1.1.1 Chọn vật liệu trục vít và đai ốc


Chỉ tiêu chủ yếu về khả năng làm việc của truyền động vít đai ốc thường là độ
bền, độ chịu mòn và độ ổn định. Vì thấy vật liệu chế tạo ra hệ truyền động vít
phải phù hợp với những yêu cầu trên.

- Vật liệu vít: Vít không nhiệt luyện chế tạo từ thép C45, C50,… Trường hợp
dùng vít nhiệt luyện chế tạo từ thép tôi 65 Mn, 40Cr, 40CrMn,… hoặc thép
thấm Nitơ như thép 18CrMnTi,… Thép thấm nito có độ chịu mòn cao và ít bị
biến dạng khi nhiệt luyện.

- Vật liệu đai ốc: Để giảm ma sát và mòn ren, đai ốc được chế tạo từ các loại
đồng thanh hoặc gang giảm ma sát.

3.1.1.2 Tính toán, thiết kế cho chuyền động của hệ thống


a. Tính toán đường kính trung bình của ren.

Ta có khối lượng các chi tiết là:

- Khối lượng trục vít – đai ốc: 2 kg


- Khối lượng cánh cửa: 50 kg
- Tay dẫn: 1 kg
 Tổng khối lượng của hệ thống: m = 2 + 50 + 1= 53 (kg)
 Tổng khối lượng tác động lên bộ truyền vít: m1 = 50 + 1 = 51 (kg)

Ta có lực dọc trục Fa tác dụng lên bộ truyền trục vít là m1

36
=> Fa = m1.g = 51 . 9,8 = 499,8 (N)

 Đường kính trung bình của ren trên trục vít được tính theo công thức:

d2 ≥ √ Fa
π . ψH . ψh .[q]
Trong đó: Fa là lực dọc trục tác dụng lên bộ truyền vít (N)

ψH = H/d2 – hệ số chiều cao đai ốc (với H – chiều cao đai ốc). Đối với đai
ốc nguyên thường chọn ψH trong khoảng 1,2  2,5, còn đối với đai ốc ghép thường

chọn ψH trong khoảng 2,5  3,5. Ở đây ta chọn đai ốc nguyên với ψH = 2

Ψh = h/p – hệ số chiều cao ren, với h – chiều cao làm việc của ren, p – bước
ren, ren hình thang – chọn Ψh = 0,5.
[q] – áp suất cho phép, phụ thuộc vật liệu vít và đai ốc. Ta có vật liệu vít –
đai ốc là thép và đồng nên chọn [q] = 10(Mpa)
Từ các thông số chọn được ở trên ta có:

d2 = √ 499,8
3,14 .2 . 0,5 .10
= 3,99 (cm)

=> Chọn đường kính trung bình d2 theo giá trị tiêu chuẩn với d2 = 40,5(mm). Dựa vào
giá trị của d2 ta cũng xác định được các thông số khác như đường kính ngoài d, đường
kính trong d1 và bước ren p. Với d = 42 mm, d1 = 39 mm và p = 3 mm.
 Chọn các thông số của vít và đai ốc

Theo công dụng của bộ truyền và yêu cầu về tự hãm, chọn số đầu mối ren Zh: Trường
hợp cần đảm bảo tính tự hãm, chọn số mối ren Zh = 1. Trái lại nếu yêu cầu vít thực
hiện hành trình lớn hơn sau một vòng quay thì chọn ren nhiều đầu mối (Zh >1).
Chọn Zh = 4 để phù hợp với hệ thống:

Ta có bước vít: Ph = Zh . p = 4.3 = 12(mm)

Ph 12
Và góc vít γ = arctg [ ] = arctg [ ] = 50
( π . d 2) (3,14.50,5)

f
Sau khi xác định được góc vít ta kiểm tra điều kiện tự hãm ρ = arctg ( )
cos φ

37
Trong đó φ là góc nghiêng của cạnh ren làm việc, ren hình thang nên chọn φ = 150.

f là hệ số ma sát, phụ thuộc vào cặp vật liệu của vít và đai ốc, với thép – đồng thanh
không thiếc, f = 0,4.

0,4
ρ = arctg( ) = 22,50.  γ < ρ
cos 15

- Xác định chiều cao đai ốc: H = Ψh . d2 = 2 . 40,5 = 81(mm).

 Tính kiểm nghiệm về độ ổn định

Với các vít dài trong hệ thống cửa thông minh thì cần phải tiến hành kiểm nghiệm về
uốn dọc trục nhằm đảm bảo điều kiện ổn định. Ta có công thức tính kiểm nghiệm có
dạng:

So = Fth / Fa ≥ [So]

Trong đó: So – hệ số an toàn về ổn định.

Fth – tải trọng tới hạn.

Fa – tải trọng dọc trục.

[So] – hệ số an toàn cho phép.

Để xác định tải trọng tới hạn Fth của trục vít cần phải dựa vào độ mềm của vít theo

công thức: λ = µl/i


Trong đó: µ - hệ số chiều dài tương ứng. Vì cả 2 đầu vít được cố định bằng bản lề nên
chọn µ = 1.

l - chiều dài tính toán của vít.


2
i = J /( π d 1 ) - bán kính quán tính của tiết diện vít.
4

π d 12 d 3,14 .39 2 42
Với J = (0,4+0,6 )= (0,4 +0,6 ) = 78 mm
64 d1 64 39

 λ = µl/i = 1. 1600/78 = 20,51

38
Do λ < 60 nên trục vít bảo đảm độ bền ổn định cho hệ thống.

3.2. TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ


Chọn động cơ điện để dẫn động máy móc hoặc các thiết bị công nghệ là giai
đoạn đầu tiên trong quá trình tính toán thiết kế máy. Trong trường hợp dùng hộp giảm
tốc và động cơ biệt lập, việc chọn đúng loại động cơ ảnh hưởng rất nhều đến việc lựa
chọn và thiết kế hộp giảm tốc cũng như các bộ truyền ngoài hộp. Muốn chọn đúng
động cơ cần hiểu rõ đặc tính và phạm vi sử dụng của từng loại đồi thời cần chú ý đến
các yêu cầu làm việc cụ thể của thiết bị cần được dẫn động.

Chọn động cơ điện tiến hành theo các bước sau đây:

 Tính công suất cần thiết của động cơ;


 Xác định sơ bộ số vòng quay đồng bộ của động cơ;
 Dựa vào công suất và số vòng quay đồng bộ kết hợp với các yêu cẩu về quá tải,
mômen mở máy và phương pháp lấp đặt động cơ để chọn kích thước động cơ
phù hợp với yêu cầu thiết kế.

3.2.1. Xác định công suất cần thiết động cơ


Công suất trên trục động cơ điện được xác định theo công thức

Pct = Pt/ƞ (2.1)

trong đó: Pct - công suất cần thiết trên trục động cơ (kW)

Pt - công suất tính toán trên trục máy công tác (kW)

ƞ - hiệu suất truyền động (ƞ = ƞ1. ƞ2. ƞ3…)

với ƞ1, ƞ2, ƞ3 là hiệu suất của các bộ truyền và của các cặp ổ trong hệ thống dẫn
động.
Như vậy muốn xác định công suất động cơ cẩn biết công suất tính toán P t, Trị

số của Pt, và do đó công suất của động cơ được xác định tùy thuộc vào chế độ làm
việc của động cơ và tính chất tải trọng:

Trường hợp tải trọng không đổi: công suất tính toán là công suất làm việc trên
trục máy công tác: Pt = Plv

39
F.v
Plv – công suất làm việc. Plv = (F – lực kéo của trục vít (N) v – Vận
1000
tốc chuyển dọc trục vít(m/s) )

60500.0,3
 Pt = Plv = = 1,81(kW)
1000

Ta có: ƞ = ƞ1. ƞ2. ƞ3… = ƞol.ƞk.ƞtv = 0,99.0.99.0.9= 0.88

Với ƞol – hiệu suất 1 cặp ổ lăn, ƞk – hiệu suất của khớp nối, ƞtv – hiệu suất của
trục vít.

1,81
Từ công thức (2.1)  Pct = = 2,06 (kW).
0,88

3.2.2. Xác định sơ bộ số vòng quay đồng bộ của động cơ


Khi số vòng quay đồng bộ của động cơ càng tăng thì khuôn khổ, khối lượng và
giá thành động cơ càng giảm (vì số đôi cực p giảm), trong khi đó hiệu suất và hệ số
công suất(cosφ) càng tăng. Vì vậy người sử dụng mong muốn dùng động cơ có số
vòng quay cao.

Tuy nhiên dùng động cơ với số vòng quay cao lại yêu cầu giảm tốc nhiều hơn,
tức là phải sử dụng hệ thống dẫn động với tỉ số truyền lớn hơn, kết quả là kích thước
và giá thành các bộ truyền tăng lên. Vì vậy trong thiết kế nên phối hợp cả hai yếu tố.
Đồng thời cần căn cứ vào sợ đồ của hệ thống dẫn động cần thiết kế để chọn số vòng
quay thích hợp cho động cơ.

Số vòng quay sơ bộ của động cơ được tính theo công thức:

nsb = nlv.ut (2.2)

trong đó: nlv – số vòng quay của trục máy công tác
ut – tỉ số truyền của hệ thống dẫn động.
v
Số vòng quay của trục máy công tác: nlv = 60000. 3,14. D

0,3
=> nlv = 60000. 3,14.52 = 110(vòng/ph)

Tỉ số truyền toàn bộ ut của hệ thống dẫn động được tính theo công thức:
ut = u1.u2.u3…

40
Trong đó u1.u2.u3 là tỉ số truyền của từng bộ truyền tham gia vào hệ thống dẫn
động.
=> ut = utv = 15 (chọn tỉ số truyền trục vít utv = 15).
Từ công thức (2.2)  Số vòng quay sơ bộ của động cơ là nsb = 110.15 = 1650
(vòng/ph).
Chọn số vòng quay đồng bộ của động cơ nđb = 1500 vòng/ph.
Với Pct = 2,06(kW) và nđb = 1500 vòng/ph thì ta dùng động cơ 4AX90L4Y3 có
Pđc = 2,2kW, nđc = 1420 vòng/ph.

3.3. LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG


3.3.1. Lựa chọn cảm biến
Có nhiều loại cảm biến vân tay trên thị trường và hay gặp nhất là cảm biến
quang học, cảm biến vân tay siêu âm. Trong đó cảm biến vân tay quang học R305
được cho là phổ biến nhất được do dễ tiếp cận đến những người mới bắt đầu tìm hiểu
về cảm biến.

Hình 3.2. Cảm biến vân tay R305

41
Hình 3.3. Mô hình cảm biến R305 trên fritzing
Thông số kỹ thuật:

 Điện áp nguồn: DC 4.2 ~ 6.0V


 Dòng điện làm việc:
o Dòng điện làm việc: 110mA (giá trị tiêu biểu)
o Dòng điện cực đại: 140mA
 Thời gian nhập hình ảnh vân tay: <0,3 giây
 Kích thước đầu cảm biến vân tay: 15 x 19 mm
 Phương pháp kết hợp:
o Phương pháp so sánh (1: 1)
o Phương pháp tìm kiếm (1: N)
 Tệp tính năng: 256 byte
 Tệp mẫu: 512 byte
 Dung lượng lưu trữ: 980 vân tay
 Cấp độ bảo mật: năm cấp độ (thấp đến cao: 1, 2, 3, 4, 5)
 Tỷ lệ sai (FAR): <0,001%
 Tỷ lệ từ chối (FRR): <1,0%
 Thời gian tìm kiếm: <1,0 giây (trung bình 1: 1000)
 Giao tiếp: UART \ USB1.1
 Các tốc độ truyền (UART): (9600 N) bps trong đó N = 1 ~ 12 (giá trị mặc
định N = 6, tức là, 57600bps)

42
 Môi trường làm việc:
o Nhiệt độ: -20 – + 40 độ C
o Độ ẩm tương đối: 40% rh đến 85% rh (không ngưng tụ)
 Môi trường lưu trữ:
o Nhiệt độ: -40 + 85 độ C
o Độ ẩm tương đối: <85% H (không ngưng tụ)
Nguyên lí hoạt động:
Cảm biến vân tay R305 hoạt động gồm 2 bước chính:
 Xác nhận dữ liệu hình ảnh vân tay: Khi đăng kí ghi danh các mẫu vân tay vào
thư viện, hình ảnh vân tay sẽ được hệ thống xác nhận 2 lần thông qua cảm biến
quang học và xử lý hai hình ảnh đó để tạo ra một mẫu hoàn chỉnh.
 Tổng hợp dữ liệu để cho ra mẫu vân tay: Sau khi có hình ảnh vân tay, quá trình
tổng hợp sẽ diễn ra. Hệ thống sẽ kết hợp hai vân tay của hai lần quét thành một
mẫu sau đó sẽ lưu trữ vào thư viện vân tay.
 Hệ thống sẽ xử lý và sau đó nhận dạng dựa vào 2 quá trình đó là xử lý hình ảnh
và so sánh.
Xử lý hình ảnh trong nhận diện vân tay:

Hình 3.4: Sơ đồ quá trình xử lý ảnh


Giải thích các bước:
 Đầu tiên là tăng cường hình ảnh, hình ảnh vân tay sẽ được làm rõ sau khi lấy
mẫu từ đầu vào thiết bị quét. Nhiều lúc các hình ảnh được lấy từ các thiết bị
quét vân tay không được tốt hoặc do người dùng trong lúc nhập vân tay bị
thiếu, đứt đoạn hoặc dơ bẩn, cho nên, bước đầu tiên này là bước quan trọng

43
nhất của quá trình xưt lý ảnh, khi bước này thực hiện tốt thì mới đủ điều kiện
thực hiện các bước kế tiếp.
 Tiếp theo là phân tích ảnh, sau khi được phân tích, hình ảnh được loại đi các
thông tin vô ích, các thông tin làm nhiễu, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
 Bước thứ ba là nhị phân ảnh, ảnh vân tay lúc này sẽ được nhị phân hóa thành
ảnh trắng đen để phục vụ cho bước làm mỏng tiếp theo.
 Tiếp theo là làm mỏng, những đường vân lồi của hình ảnh vân tay sẽ được làm
mỏng lại.
 Bước cuối cùng trong quá trình xử lý hình ảnh là rút trích ra được các đặc trưng
cần thiết để tiếp tục quá trình so sánh vân tay.

So sánh vân tay:

Hình 3.5: Sơ đồ quá trình so sánh vân tay

Giải thích quá trình so sánh vân tay dựa trên rút trích từ quá trình đầu tiên:
 Đầu tiên là phân tích đặc trưng tức là trước khi tiến hành việc so sánh vân tay
ta phải phân tích được những đặc điểm quan trọng, cần thiết của các đặc trưng.
 Tiếp theo là kiểm tra tương đương cục bộ, để so sánh các vân tay thì thiết bị sẽ
sử dụng các thuật toán xử lý dựa trên các đặc trưng gồm tọa độ, góc, phương,
hướng để nhận biết được sự giống nhau của hai vân tay được so sánh.

44
 Kiểm tra tương đương toàn cục, khi tìm được các đặc trưng vân tay giống nhau,
thuật toán sẽ tiếp tục so sánh toàn cục.
 Tính các điểm so sánh. Tính toán được độ giống nhau, các tỷ lệ để biết được độ
giống nhau của hai hình ảnh vân tay là bao nhiêu.

3.3.2. Lựa chọn bộ điều khiển

Arduino UNO R3 có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8,


ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều
khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo
nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD… hay những ứng dụng khác

Hình 3.6. Ardunino Uno R3

Hình 3.7. mô hình arduino trên proteus

Arduino UNO R3 có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ
có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi
45
chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328
(mặc định thì các điện trở này không được kết nối).

Hình 3.8. sơ đồ chân Arduino Uno R3

Một số chân digital có các chức năng đặc biệt:

- 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive
– RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông
qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối
Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2
chân này nếu không cần thiết
- Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ
phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 2 8-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm
analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở
chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những
chân khác.

46
- Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK).  Ngoài các
chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao
thức SPI với các thiết bị khác.
- LED 13: Trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm
nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số
13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.

Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10bit
(0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên board,
bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu bạn
cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp
trong khoảng từ 0V  → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.

Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp
I2C/TWI với các thiết bị khác.

Thông số kỹ thuật

Bảng 3.1. Bảng thông số kỹ thuật ArduinoUno

Vi điều khiển ATmega328P

Chip nạp và giao tiếp UART ATmega16U2


Điện áp hoạt động 5 VDC
Số chân Digital I/O 14
Số chân PWM Digital I/O 6
Số chân Analog Input 6
Dòng điện DC Current trên mỗi chân I/O 20 mA
Dòng điện DC Current chân 3,3V:50 mA
Bộ nhớ Flash 32 KB(ATmega328P)
SRAM 2 KB(ATmega328P)
EEPROM 1 KB(ATmega328P)
Tần suất hoạt động 16 MHz
LED_BUILTIN 13
Kích thước 68,6 x 53,4 mm

47
3.3.3. Lựa chọn module sim:

SIM900D là một môđun GSM/GPRS Quad-band hoàn chỉnh trong loại


SMT và được thiết kế với một bộ xử lý chip đơn cực mạnh kết hợp lõi
AMR926EJ-S, cho phép bạn tận dụng các kích thước nhỏ và các giải pháp hiệu
quả về chi phí.
Các tính năng chung

 Quad-Band 850/900/1800/1900 MHz


 GPRS khe cắm nhiều lớp 10/8
 Trạm điện thoại di động GPRS B
 Tuân thủ GSM giai đoạn 2/2 +
 Loại 4 (2 W @ 850/900 MHz)
 Loại 1 (1 W @ 1800 / 1900MHz)
 Kích thước: 33 x 33 x 3mm
 Trọng lượng: 6.2g
 Điều khiển qua các lệnh AT (GSM 07.07, 07.05 và SIMCOM tăng cường các
lệnh AT)

Bộ công cụ ứng dụng SIM

 Cung cấp điện áp khoảng: 3.2 ... 4.8V


 Tiêu thụ điện năng thấp: 1.0mA (chế độ nghỉ)
 Nhiệt độ hoạt động: -40 đến 85°C

Hình 3.10. Module sim 900D


48
Hình 3.11. Mô hình mudule sim 900D trên Proteus

3.3.4. Lựa chọn Keypad


Bàn phím mềm 4×4 keypad có thiết kế nhỏ gọn, dễ kết nối và sử dụng, các
chân của 16 phím được nối theo ma trận, tín hiệu khi nhấn phím sẽ là tín hiệu GND
(0VDC) hoặc Vcc (5VDC) tùy vào cách quét phím của các bạn kích vào chân Vi điều
khiển, bàn phím còn tích hợp vị trí để lắp thêm tụ chống dội (chống nhiễu), phù hợp
cho các ứng dụng điều khiển bằng phím bấm.
Bàn phím tích hợp trong nhiều module mạch điện tử như kit phát triển, kit học
tập giao tiếp các vi điều khiển như Pic, 8051, AVR, STM,…..

Thông số kỹ thuật:

 Module bàn phím ma trận 4x4 loại phím mềm.


 Độ dài cáp: 88mm.
 Nhiệt độ hoạt động 0 ~ 70oC.
 Đầu nối ra 8 chân.
 Kích thước bàn phím 77 x 69 mm

49
Hình 3.12. Keypad

3.3.5. Màn hình hiển thi(LCD)


3.3.5.1 Mô-đun LCD 16x2
LCD 16×2 có 16 Cột và 2 Hàng. Có rất nhiều kết hợp có sẵn như 8×1, 8×2,
10×2, 16×1, v.v. Nhưng loại được sử dụng nhiều nhất là LCD 16 x 2. Tất cả các màn
hình LCD được đề cập ở trên sẽ có 16 Chân và cách tiếp cận lập trình cũng giống
nhau.

Hình 3.14 Mô tả chân LCD 16x2

Hình 3.15 Mô hình LCD 16x2 trên proteus


50
Chức năng các chân

Bảng 3.2. Chức năng các chân của LCD 16x2



Chân Mô tả
hiệu
Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
1 Vss
GND của mạch điều khiển
Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này
2 VDD
với VCC=5V của mạch điều khiển
3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD.
Chân chọn thanh ghi (Register select). Nối chân RS với logic
“0” (GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi.
+ Logic “0”: Bus DB0 DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của
4 RS LCD (ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của
LCD (ở chế độ “đọc” - read)
+ Logic “1”: Bus DB0 DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR
bên trong LCD.
Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân R/W với
logic
5 R/W
“0” để LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặc nối với logic “1” để
LCD ở chế độ đọc.
Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên
bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung
cho phép của chân E. + Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được
6 E LCD chuyển vào (chấp nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát
hiện một xung (high to-low transition) của tín hiệu chân E. +
Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0 - DB7 khi
phát
DB0 - Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với
7 - 14 DB7 MPU.Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này :
+ Chế độ 8 bit : Dữ liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit
51
MSB là bit DB7.
+ Chế độ 4 bit : Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới
DB7, bit MSB là DB7
15 - Nguồn dương cho đèn nền
16 - GND cho đèn nền

Thông số kỹ thuật:

- LCD 16x2 có 16 chân trong đó 8 chân dữ liệu (D0 - D7) và 3 chân điều khiển
(RS, RW, EN).
- 5 chân còn lại dùng để cấp nguồn và đèn nền cho LCD 16x2.
- Các chân điều khiển giúp ta dễ dàng cấu hình LCD ở chế độ lệnh hoặc chế độ
dữ liệu.
- Chúng còn giúp ta cấu hình ở chế độ đọc hoặc ghi.
- LCD 16x2 có thể sử dụng ở chế độ 4 bit hoặc 8 bit tùy theo ứng dụng ta đang
làm.

3.3.5.2. Mô-đun 12C Aduino

Hình 3.16. Mô-đun Aduino LCD 16x2

LCD có quá nhiều nhiều chân gây khó khăn trong quá trình đấu nối và chiếm
dụng nhiều chân trên vi điều khiển. Module I2C LCD ra đời và giải quyết vấn để này.
Thay vì phải mất 6 chân vi điều khiển để kết nối với LCD 16×2 (RS, EN, D7, D6, D5
và D4) thì module IC2 bạn chỉ cần tốn 2 chân (SCL, SDA) để kết nối.

Module I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780 (LCD 16×2, LCD
20×4, …) và tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay.

52
Thông số kĩ thuật:

- Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC.


- Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780).
- Giao tiếp: I2C.
- Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2).
- Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt.
- Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD.

3.3.6. Lựa chọn thiết bị báo động


3.3.6.1. Còi báo động (Buzzer)
Âm thanh được tạo ra ở buzzer bằng cách cho UnoX tạo ra những sóng điện có
tần số và thời gian nhất định để truyền đến Buzzer. Để tạo ra nhiều âm điệu, ta cần
cung cấp nhiều tần số nhạc khác nhau, vì vậy, nên sử dụng 1 file để lưu tần số các nốt
nhạc. Thời gian phát ra sóng điện sẽ ảnh hưởng đến trường độ nốt nhạc.

Hình 3.18. Buzzer

Thông số kỹ thuật:

 Điện áp hoạt động: 3V DC hoặc 5V DC tùy phiên bản.


 Dòng tiêu thụ: ~ 25 mA
 Tần số: 2300 ± 500 Hz.
 Kích thước: Đường kính 12 mm. Cao: 9.5 mm (không kể chân). Khoảng cách
giữa 2 chân: 7.6 mm.
 Lưu ý: Sử dụng thêm trở 100Ω để hạn dòng cho Buzzer.

53
3.3.6.2. Đèn báo (Đèn LED)

Hình 3.19. Led đục

Thông số kỹ thuật:

 Đường kính led 5mm


 Màu sắc: Vàng
 Điện áp sử dụng: 2-3V
 Chiều dài chân: 28 mm - 29 mm

54
3.4 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN

Hình 3.20. Mạch điều khiển hệ thống trên proteus

Khối xử lý trung tâm

Bo mạch arduino R3 :

Bảng Thông Số

Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit


Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)
Tần số hoạt động 16 MHz
55
Dòng tiêu thụ khoảng 30mA
Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC
Điện áp vào giới hạn 6-20V DC
Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)
Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA
32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng
Bộ nhớ flash
bởi bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328)
EEPROM 1 KB (ATmega328)
Các chân năng lượng

GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn dùng các
thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối với
nhau.

5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.

3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.

Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực dương của
nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.

IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo ở
chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không được lấy nguồn 5V từ
chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn.

RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương đương với việc
chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.

Các cổng vào/ ra

2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive – RX)
dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân

56
này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không dây. Nếu
không cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết

Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân
giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite(). Nói
một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến
5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.

Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK).  Ngoài các chức
năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI
với các thiết bị khác.

LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút
Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi
chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.

Khối hiển thị:

Màn hình lcd

+ Thông số kĩ thuật :

- Điện áp MAX : 7V

- Điện áp MIN : - 0,3V

- Hoạt động ổn định : 2.7-5.5V

- Điện áp ra mức cao : > 2.4

- Điện áp ra mức thấp : <0.4V

- Dòng điện cấp nguồn : 350uA - 600uA


57
- Nhiệt độ hoạt động : - 30 - 75 độ C

+ Chức năng của từng chân

Chân số 1 - VSS : chân nối đất cho LCD được nối với GND của mạch điều khiển

- Chân số 2 - VDD : chân cấp nguồn cho LCD, được nối với VCC=5V của mạch điều
khiển

- Chân số 3 - VE : điều chỉnh độ tương phản của LCD

- Chân số 4 - RS : chân chọn thanh ghi, được nối với logic "0" hoặc logic "1":

  + Logic “0”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở chế độ “ghi” -
write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” - read)

   + Logic “1”: Bus DB0 - DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong LCD

- Chân số 5 - R/W : chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write), được nối với logic “0” để
ghi hoặc nối với logic “1” đọc

- Chân số 6 - E : chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus DB0-
DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của chân này như sau:

   + Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào thanh ghi bên trong khi phát
hiện một xung (high-to-low transition) của tín hiệu chân E

   + Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện cạnh lên
(low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến khi nào chân E xuống
mức thấp

- Chân số 7 đến 14 - D0 đến D7: 8 đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin
với MPU. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này là: Chế độ 8 bit (dữ liệu được truyền
trên cả 8 đường, với bit MSB là bit DB7) và Chế độ 4 bit (dữ liệu được truyền trên 4
đường từ DB4 tới DB7, bit MSB là DB7)

- Chân số 15 - A : nguồn dương cho đèn nền

- Chân số 16 - K : nguồn âm cho đèn nền

Virtual Terminal ( Kiểm tra tin nhắn )

58
Chân TXD dùng để truyền dữ liệu

Chân RXD dùng để nhận dữ liệu

Khối nút nhấn:

Khối vân tay

59
+ OUT: Chân nối đầu ra sau khi sử dụng vân tay

+ GND: Chân nối đất

+ VCC: Chân nối nguồn

Khối giao tiếp: I2C

Thông số kĩ thuật

Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC

Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780)

Giao tiếp: I2C

Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2)

60
Kích thước: 41.5mm(L)x19mm(W)x15.3mm(H)

Trọng lượng: 5g

Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt

Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD

+ Sơ đồ chân :

Khối động cơ:

Sử dụng hiển thị mô phỏng thay cánh cửa với 1 chân nối đất, 1 chân nối nguồn và 1
chân nối trực tiếp vào khối xử lý trung tâm Arduino

Khối truyền nhận SMS:

61
Nối TXD của thiết bị với TXD của GSM ( thông tin di động )

Nối RXD của thiết bị với GXD của GSM ( thông tin di động )

62
3.5 XÂY DỰNG LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN
3.5.1. Lưu đồ thuật toán điều khiển

Hình 3.21. Lưu đồ thuật toán điều khiển

63
3.6. THIẾT KẾ CƠ KHÍ VÀ MÔ HÌNH TỔNG THỂ
3.6.1. Bản vẽ

Hình 3.22. Bản vẽ trục vít me


3.6.2. Cơ cấu truyền động

Hình 3.24. Cơ cấu truyền động

3.6.3. Mô hình tổng thể của hệ thống cửa thông minh

64
Hình 3.21. Mô hình tổng thể của hệ thống

3.7. MÔ PHỎNG
3.7.1. Mô phỏng hệ thống trên proteus

Khi hệ thống chưa cấp nguồn: Hệ thống chưa hoạt động (Đèn, còi ở trạng thái
tắt, màn hình LCD không hiển thị).

65
Hình 3.22. Mô phỏng hệ thống khi chưa cấp nguồn

66
Khi người dùng nhập đúng vân tay hoặc mật khẩu, màn hình lcd thông báo mật khẩu
chính xác, đèn xanh sẽ sáng, động cơ quay và cửa sẽ được mở.

Hình 3.23. Hệ thống khi nhập đúng vân tay hoặc mật khẩu

Khi số lần nhập mật khẩu hoặc vân tay không đúng trên 2 thì hệ thống sẽ bị
khóa, led đỏ sáng, còi kêu và module thực hiện lệnh gọi đến chủ nhà.

Hình 3.24. Hệ thống khi bị khóa

67
Hiện tại hệ thống có thể được áp dụng trong hộ gia đình, văn phòng làm việc,
công xưởng. Tương lai hệ thống có thể kết hợp thêm với camera hoặc internet để phát
hiện, kiểm tra, đưa ra cảnh báo một cách hiệu quả hơn nữa.

68
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.1. KẾT LUẬN

Với sự hỗ trợ tận tình từ giảng viên hướng dẫn về cơ bản đã hoàn thành được
những mục tiêu đề ra là nghiên cứu và thiết kế hệ thống cửa thông minh. Trong
quá trình thực hiện, tuy gặp không ít khó khăn từ phần cứng đến phần mềm.
Nhưng nhóm đã cố gắng nghiên cứu vượt qua và tích lũy cho mình một số kinh
nghiệm mới, kiến thức mới để hoàn thành đề tài. Cơ bản đã hoàn thành được
những công việc ban đầu nhóm đề ra đó là thiết kế thi công một khóa cửa thông
minh có sử dụng vân tay, tìm hiểu được về các module linh kiện, biết cách viết
code. Mô hình hoạt động ổn định, tuy còn một vài lỗi nhỏ nhưng có thể bỏ qua.
Các module hoạt động ổn định, hoạt động tốt. Đề tài có tính áp dụng thực tiễn
cao. Có thể nghiên cứu phát triển sâu hơn cho các nghiên cứu khoa học hoặc đồ
án tốt nghiệp.

4.2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG


4.2.1. Ưu điểm

Hệ thống hoạt động khá tốt đúng với yêu cầu đặt ra. Mở cửa khi nhập đúng vân
tay hoặc mật khẩu.

Hệ thống phản hồi khá nhanh và chính xác.

Cảm biến vân tay R305 hoạt động khá tốt, ổn định với điện áp ra của Arduino,
đáp ứng được yêu cầu khi xây dựng hệ thống chống trộm với tầm quét rộng.
4.2.2. Nhược điểm

Hệ thống phản ứng còn chậm.

Nhóm chưa thiết kế được mạch in cho hệ thống


4.3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO HỆ THỐNG

Trong tương lai, nhóm sẽ cố gắng đưa công nghệ nhận diện khuôn mặt vào hệ thống
để cải thiện mức độ bảo mật.

Hiện tại hệ thống có thể được áp dụng trong hộ gia đình, văn phòng làm việc,
công xưởng. Tương lai hệ thống có thể kết hợp thêm với camera hoặc internet để phát
hiện, kiểm tra, đưa ra cảnh báo một cách hiệu quả hơn nữa.

69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Chất - Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí. Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Sổ tay hệ thống Cơ điện tử, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phương - PGS.TS. Nguyễn
Trường Thịnh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2016
3. Vi Điều Khiển Và Ứng Dụng Hướng Dẫn Sử Dụng Arduino, PGS TS. Trường Đình
Nhơn & KS. Phạm Quang Huy, Nhà xuất bản Thanh Niên, 11-2018

PHỤ LỤC
Chương trình điều khiển:

#include <SoftwareSerial.h>
#include <Servo.h>
#include <Keypad.h>
const int ROW_NUM = 4; // four rows
const int COLUMN_NUM = 4; // four columns
char keys[ROW_NUM][COLUMN_NUM] = {
{'7','8','9', 'A'},
{'4','5','6', 'B'},
{'1','2','3', 'C'},
{'*','0','#', 'D'}
};
byte pin_rows[ROW_NUM] = {13, 12, 11, 10}; // connect to the row pinouts of
the keypad
byte pin_column[COLUMN_NUM] = {9, 8, 7,4}; // connect to the column pinouts
of the keypad
Keypad keypad = Keypad(makeKeymap(keys), pin_rows, pin_column,
ROW_NUM, COLUMN_NUM );
#include <LiquidCrystal_I2C.h>
#include <Wire.h>
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 16, 2);
SoftwareSerial mySerial(A0, A1);
int ledRed = 3;
int ledGreen = 2;
70
int pinSpeaker = 1;
int inputPin = 6;
int val = 0;
int cursorColumn=0;
char code[4];
int count =0;
int keycount = 0;
Servo myservo;
void setup() {
pinMode(ledRed,OUTPUT);
pinMode(ledGreen,OUTPUT);
pinMode(pinSpeaker,OUTPUT);
digitalWrite(pinSpeaker,LOW);
Serial.begin(9600);
lcd.init();
lcd.backlight();
lcd.begin(16,2);
// put your setup code here, to run once:
myservo.attach(5);
pinMode(inputPin, INPUT);
myservo.write(90);
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print("Enter Password");
}

void loop() {
val = digitalRead(inputPin);
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print("Enter Password");
char key = keypad.getKey();
if(val==HIGH){
myservo.write(0);

71
digitalWrite(ledGreen, HIGH);
delay(1000);
digitalWrite(ledRed, LOW);
}
else{
myservo.write(90);
digitalWrite(ledGreen, LOW);
}
if(key && (keycount<4) && (key != 'A') && (key != 'B') && (key != 'C') &&
(key != 'D') && (key!='*') && (key!='#')){
lcd.setCursor(cursorColumn, 1); // move cursor to (cursorColumn, 0)
lcd.print('*'); // print key at (cursorColumn, 0)
cursorColumn++; // move cursor to next position
code[keycount] = key;
keycount++;
}
if(key =='*'&&keycount==4){
if(code[0]=='1' && code[1]=='2' && code[2]=='3' && code[3]=='4'){
lcd.clear();
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print("correct");
delay(1000);
digitalWrite(ledGreen, HIGH);
delay(1000);
digitalWrite(ledRed, LOW);
myservo.write(0);
delay(1000);
myservo.write(90);
cursorColumn = 0;
keycount =0;
code[keycount] ='3';
count =0;

72
}
else{
lcd.clear();
lcd.print("incorrect");
delay(1000);
digitalWrite(ledRed, HIGH);
delay(1000);
digitalWrite(ledRed, LOW);
myservo.write(90);
cursorColumn = 0;
keycount =0;
code[keycount] =' ';
count++;
}
}
if(key=='*'&& keycount>0 && keycount<4){
lcd.clear();
lcd.print("incorrect");
delay(1000);
digitalWrite(ledRed, HIGH);
delay(1000);
digitalWrite(ledRed, LOW);
cursorColumn = 0;
keycount =0;
code[keycount] =' ';
count++;
myservo.write(90);
}
if(count>=2){
lcd.clear();
mySerial.begin(9600);
mySerial.println("SDT: 0942787402");

73
delay(500);
mySerial.println("Your smart door device has been hacked");
delay(1000);
lcd.print("System is clock");
digitalWrite(ledRed, HIGH);
tone(pinSpeaker,1000);
delay(5000);
digitalWrite(ledRed, LOW);
digitalWrite(ledGreen, LOW);
noTone(pinSpeaker);
myservo.write(90);
lcd.clear();
count=0;
}
}

74

You might also like