You are on page 1of 27

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................2

I. Tìm hiểu về xen-xin và hệ thống xen-xin.................................3


1. Khái niệm.............................................................................3
2. Hoạt động của hệ thống xen-xin..........................................3

II. Tìm hiểu về TCA 785...............................................................12


1. Đặc trưng của TCA 785.......................................................12
2. Kí hiệu và chức năng của TCA 785.....................................12
3. Các thông số của TCA 785..................................................14
4. Biểu đồ xung........................................................................17

III. Tổng quan về thyristor..............................................................21


1. Cấu tạo của thyristor............................................................21
2. Đặc tuyến Volt – Ampere của thyristor...............................22
3. Các biện pháp mở thyristor.................................................22
4. Các biện pháp khóa thyristor..............................................23

Page1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

LỜI MỞ ĐẦU.

Ngày nay trong hầu hết các ngành kinh tế, kĩ thuật, nhất là các ngành
công nghiệp đều áp dụng kĩ thuật tự động hóa. Có thể nói tự động hóa đã
làm thay đổi diện mạo nhiều ngành sản xuất, dịch vụ. Ở nhiều nước đã bắt
đầu xuất hiện các nhà máy không có công nhân, văn phòng không có giấy...
Khắp nơi đã xuất hiện các thuật ngữ như Thương mại điện tử, Chính phủ
điện tử, máy thông minh, thiết bị thông minh...

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật và công nghệ bán dẫn
điện, ngày nay điện tử công suất đã giữ một vai trò quan trọng trong kĩ
thuật điện nói chung. Môn học Điện tử công suất đã trở thành môn học
quan trọng bắt buộc đối với sinh viên các ngành kĩ thuật điện tự động hóa.

Điện tử công suất là công nghệ biến đổi điện năng từ dạng này sang
dạng khác trong đó các phần tử bán dẫn công suất đóng vai trò trung tâm.

Bộ biến đổi điện tử công suất còn gọi là bộ biến đổi tĩnh (static
converter) để phân biệt với máy điện truyền thống (electric machine) biến
đổi điện dựa trên nguyên tắc biến đổi từ trường. Điện tử công suất được
ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại. Có thể kể
đến các ngành kĩ thuật mà trong đó có những ứng dụng tiêu biểu của các bộ
biến đổi công suất như: truyền động điện, giao thông đường sắt, nấu luyện
thép, gia nhiệt cảm ứng, điện phân nhôm từ quặng mỏ, trong rất nhiều thiết
bị công nghiệp và dân dụng khác... Trong những năm gần đây, công nghệ
chế tạo các phần tử bán dẫn công suất đã có những tiến bộ vượt bậc và ngày
càng trở nên hoàn thiện đã dẫn đến việc chế tạo các bộ biến đổi ngày càng
nhỏ gọn, nhiều tính năng và dễ sử dụng.

Trong thời gian thực tập tại Học viện kĩ thuật quân sự, em đã được
học cách ứng dụng các cảm biến xen-xin trong việc điều khiển các hệ thống
bám, đo vị trí góc quay và sai lệch góc trên khoảng cách nhất định. Đồng
thời ứng dụng vi mạch tích hợp TCA785 trong điều khiển động cơ điện một
chiều kích từ độc lập. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Chí Thanh và
các thầy cô trong bộ môn tự động đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều
kiện để em hoàn thành thực tập với kết quả tốt nhất.

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Page2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Vũ Đình Nghĩa

NỘI DUNG THỰC TẬP:

I. Tìm hiểu về xen-xin và hệ thống xen-xin:

1. Khái niệm:

Xenxin (сельсин) là một máy điện xoay chiều loại nhỏ, được dùng
trong các hệ truyền động bám hoặc truyền đồng bộ để đo vị trí góc quay
hoặc sai lệch góc trên một khoảng cách lớn.

Thực chất, xenxin là một biến áp quay có số pha khác nhau trên cuộn
dây rôto và stato (thường là một pha và ba pha, bố trí lệch nhau 120 độ):

Xenxin theo cấu trúc được chia thành 2 loại:

- Xenxin tiếp xúc: Trong rôto có bố trí cuộn dây một pha hoặc ba pha.
Điện áp đưa vào (hoặc lấy ra) trên cuộn dây rôto phải thực hiện qua các
vòng tiếp xúc. Do sự thay đổi điện trở tiếp xúc này nên làm giảm độ chính
xác và độ tin cậy trong quá trình làm việc.

- Xenxin không tiếp xúc: Rôto được làm bằng lõi sắt từ và không bố trí
các cuộn dây trên nó. Các cuộn dây một pha hoặc ba pha đều được bố trí
trên stato. Độ chính xác và độ tin cậy cao hơn xenxin tiếp xúc nhưng có kích
thước và khối lượng lớn hơn.

2. Hoạt động của hệ thống xen-xin:

Để thực hiện việc đo sai lệch góc quay trên một khoảng cách lớn, các
xenxin được nối với nhau thành hệ thống xenxin. Có hai chế độ hoạt động
chính của hệ thống xenxin:

- Chế độ biến áp;

- Chế độ chỉ thị.

a. Hệ thống xenxin trong chế độ biến áp

Sơ đồ nối các cuộn dây của các xenxin trong chế độ biến áp thể hiện
trên hình 1-1

Page3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

XXphát I1 XXthu

FKT Ey Uy RH
E E E E
2 1 2 1
UKT
E3
I3 E
3

a I2
b
Hình 1-1. Hệ thống xenxin chế độ biến áp

Sơ đồ nối các cuộn dây trong chế độ này:

- Xenxin phát: Cuộn dây 1 pha được nối với điện áp kích thích xoay
chiều, trục rôto của xenxin được nối với trục quay điều khiển (trục chủ
động – trục đặt).

- Xenxin thu: Trục rôto được nối với trục quay được điều khiển (trục
chấp hành), trên cuộn dây 1 pha nhận được điện áp ra tỷ lệ với sai lệch góc
quay giữa trục chủ động và trục chấp hành.

- Các cuộn dây 3 pha của hai xenxin được nối từng cặp với nhau.

Nguyên tắc hoạt động

Điện áp U KT xoay chiều đặt vào cuộn dây 1 pha của xenxin phát tạo ra
từ thông đập mạch F KT , từ thông này cảm ứng trên các cuộn dây 3 pha các
sức điện động, tỷ lệ với góc quay a trục điều khiển:

e1  kF KT cos a  Em sin t cos a




 
e2  kF KT cos a  120  Em sin t cos a  120
0 0
  (1.1)

 
e3  kF KT cos a  240  Em sin t cos a  240
 0 0
 
trong đó:

 - tần số của điện áp xoay chiều kích thích;

a - góc quay trục điều khiển;

Page4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

k - hệ số tỷ lệ;

E m - giá trị sức điện động lớn nhất, đạt được khi trục cuộn dây kích
thích trùng với trục cuộn dây của từng pha trong cuộn dây 3 pha.

Các sức điện động này tạo ra các điện áp trên các đầu ra cuộn dây 3
pha xenxin phát: e12  e2  e1 , e23  e3  e2 , e31  e1  e3

Giá trị hiệu dụng các điện áp này:

 E1  E cos a


 E2  E cos a  120
0
 (1.2)


 E3  E cos a  2400 
Ở đây E - giá trị hiệu dụng lớn nhất.

Các điện áp này đưa đến các cuộn dây 3 pha của xenxin thu. Dòng
điện trong các cuộn dây 3 pha của hai xenxin tạo ra do các điện áp này:
E1 E2 E3
I1  ; I2  ; I3  (1.3)
Z12 Z12 Z12

Trong đó Z12 là tổng trở các cuộn dây 3 pha của 2 xenxin (tổng trở
giữa hai điểm 0 và 0* ).

Các dòng điện I1 , I 2 , I 3 tạo nên từ thông biến thiên F1 , F2 , F 3 trong


các cuộn dây 3 pha của xenxin thu. Các từ thông này sẽ tạo ra sức điện động
cảm ứng trên cuộn dây 1 pha của xenxin thu:

 E1'  XI1 cos b



 '

 E2  XI 2 cos b  120
0
 (1.4)
 '

 E3  XI3 cos b  240
0

trong đó X - điện trở cảm ứng, sinh ra do tác động tương hỗ giữa cuộn dây
3 pha và cuộn dây 1 pha của xenxin thu; b - góc quay trục rôto xenxin thu.

Sức điện động tổng cộng trên cuộn dây 1 pha của xenxin thu:

E y  E1'  E2'  E3' (1.5)

Page5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Kết hợp các công thức (1.1)  (1.4), nhận được:

cosa  b   E ym cos 
3 XE
Ey  (1.6)
2 Z 12

Điện áp trên hai đầu cuộn dây 1 pha của xenxin thu:

U y  U m cos (1.7)

Đặc tính tĩnh của hệ thống xenxin hoạt động trong chế độ biến áp:

Từ công thức (1.7) thấy rằng, khi góc sai lệch  giữa hai trục rôto
của xenxin phát và xenxin thu bằng không (   00 ) thì điện áp sai lệch đầu
ra là lớn nhất. Đây là điều không mong muốn đối với một phần tử đo lường
sai lệch góc. Để đảm bảo cho điện áp đầu ra bằng không khi góc sai lệch
bằng không cần phải quay cơ khí một trong hai xenxin đi một góc ban đầu
bằng 900 , khi đó:

 
U y  U m cos   900  U m sin  (1.8)

Như vậy, điện áp đầu ra trong hệ thống xenxin chế độ biến áp tỷ lệ


với sai lệch góc quay giữa trục chủ động (nối với rôto xenxin phát) và trục
chấp hành (nối với rôto xenxin thu) theo quy luật hàm sin (hình 1-2).

Từ hình 1-2, nhận thấy rằng, trong một chu kỳ của góc sai lệch  , sẽ
có hai vị trí mà điện áp đầu ra hệ thống xenxin nhận được giá trị bằng
không (tương ứng với góc sai lệch   00 và   1800 ). Vị trí   00 được gọi
là vị trí cân bằng ổn định (vì điện áp đầu ra xung quanh điểm này có cực
tính, được sử dụng trong hệ truyền động bám, sẽ có xu hướng đưa góc sai
lệch quay trở lại giá trị bằng không); vị trí   1800 được gọi là vị trí cân
bằng không ổn định (vì điện áp đầu ra xung quanh điểm này có cực tính,
được sử dụng trong hệ truyền động bám, sẽ có xu hướng tiếp tục đưa góc
sai lệch rời khỏi điểm này). Trong quá trình lắp đặt hệ thống xenxin cần
phải căn chỉnh và hiệu chuẩn để xác định được điểm cân bằng ổn định.

Page6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Uy

0 90 180 270 360

Hình 1-2. Đặc tính tĩnh hệ thống xenxin biến áp

Khi sai lệch góc  là nhỏ, có thể coi như:

U y    U m sin   U m  K xx (1.9)

và hàm truyền (hệ số truyền) của hệ thống xenxin:


Uy
K XX  [V 0
] (1.10)

Như vậy, trong một giới hạn góc sai lệch  nhỏ, hệ thống xenxin
trong chế độ biến áp có thể được xem như một khâu khuếch đại với hệ số
truyền K XX

b. Hệ thống xenxin 2 rãnh

Do hàm số truyền K XX của hệ thống xenxin là khá nhỏ, cũng như sai
số đo góc sai lệch của hệ thống xenxin là khá lớn (từ 0,1 đến 0,75 độ tùy theo
cấp chính xác của loại xenxin) nên trong thực tế thường dùng hệ thống xen
xin 2 rãnh (hình 2-3).

Hệ thống xenxin 2 rãnh bao gồm rãnh sơ bộ vả rãnh chính xác. Trục
điều khiển và trục chấp hành của 2 rãnh này được liên hệ cơ khí với nhau
qua bộ giảm tốc cơ khí với tỷ số truyền là q ( q  1 ). Các điện áp đầu ra của
rãnh sơ bộ và rãnh chính xác được đưa vào cơ cấu chuyển mạch (hình 2-4).
Phụ thuộc vào giá trị điện áp tương ứng góc sai lệch mà cơ cấu chuyển
mạch sẽ đưa điện áp lấy từ đầu ra rãnh sơ bộ hoặc điện áp đầu ra rãnh
chính xác đến các thiết bị tiếp theo.

Page7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

I1

Ucx RH
UKT
I3
qb
qa I2

q q
I1

Uss RH
UKT
I3

I2
a b

Hình 1-3. Hệ thống xenxin hai rãnh

Làm việc của xenxin rãnh sơ bộ tương tự như hệ thống xenxin một
rãnh. Đối với rãnh sơ bộ nhận được điện áp đầu ra:

U ySB    U m sin   U m  K XXSB (1.11)

và hệ số truyền rãnh sơ bộ:


U ySB
K XXSB  (1.12)

Đối với rãnh chính xác, do aCX  q.a SB và bCX  q.b SB , do đó:

U yCX    U m sin CX  U m sin aCX  bCX   U m sin q   qU m (1.13)

và hệ số truyền rãnh chính xác:


U yCX
K XXCX   qK XXSB (1.14)

Page8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Như vậy, hệ số truyền rãnh chính xác lớn gấp q lần hệ số truyền rãnh
sơ bộ. Trong quá trình hoạt động, ban đầu khi góc sai lệch lớn, hệ thống làm
việc với điện áp sai lệch lấy từ rãnh sơ bộ và giảm dần góc sai lệch. Khi góc
sai lệch giảm đến một giá trị nào đó, thiết bị chuyển mạch sẽ làm việc và hệ
thống làm việc với điện áp lấy từ rãnh chính xác (hình 1-5). Do độ dốc đặc
tuyến rãnh chính xác lớn gấp q lần đặc tuyến rãnh sơ bộ nên giá trị điện áp
sai lệch được tăng lên và hệ thống nhanh chóng khử bỏ góc sai lệch, thực
hiện bám đồng bộ.
Ucx Uss
o
90
q
Ucx

o o
0 180 360

Uss

Hình 1-4. Đặc tính tĩnh rãnh sơ bộ và rãnh chính xác

U
Uss

Ucx
0

o
90

Hình 1-5. Chuyển đổi điện áp sai lệch từ rãnh sơ bộ sang rãnh chính xác

Rõ ràng rằng, để thực hiện việc bám đồng bộ thì yêu cầu bộ chuyển
900
mạch làm việc khi góc sai lệch   .
q

Page9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

c. Hệ thống xenxin trong chế độ chỉ thị

Chế độ chỉ thị của hệ thống xenxin được dùng để quay đồng bộ và
chỉ thị giá trị góc quay trên một khoảng cách lớn (hình 1-6).

Trong chế độ chỉ thị, các cuộn dây 1 pha và 3 pha của xenxin phát và
xenxin thu được nối như sau:

- Các cuộn dây 1 pha của xenxin phát và xenxin thu được kích thích
bởi cùng một điện áp xoay chiều (trong hình12-6 là cuộn dây stato)

- Các cuộn dây 3 pha của 2 xenxin được nối với nhau từng đôi một
(trong hình vẽ là 3 cuộn dây rôto)

XXPhát XXThu
~U KT

FKT FKT

a b
I1

0 0

I2

I3

Hình 1-6. Hệ thống xenxin chế độ chỉ thị

Nguyên tắc hoạt động

Do cách nối dây của 2 xenxin như vậy nên sức điện động trên mỗi
cặp cuộn dây trong cuộn dây 3 pha là hiệu số các sức điện động đó trên
từng cuộn dây của xenxin phát và xenxin thu:

Page10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

 a b a b
E1  E1  E1  E cos b  E cos a  2 E sin
'
sin
 2 2

   
E2  E2  E2  E cos b  120  E cos a  120  2 E sin 
' 0 0 a  b
 2

 1200  


 a  b 
 sin   1200 
  2  (1.15)

   
E3  E3  E3  E cos b  240  E cos a  240  2 E sin 
' 0 0 a  b
 2

 2400  


 a  b 
 sin   2400 
  2 

Các sức điện động này sinh ra dòng cân bằng trong các cuộn dây 3
pha trong rôto của 2 xenxin. Tác động tương hỗ của thành phần nằm ngang
của lực từ hóa tổng cộng của rôto và dòng từ thông stato của xenxin thu tạo
ra mômen điện từ đồng bộ. Khi góc sai lệch   a  b có giá trị nhỏ, giá trị
mômen được xác định :

M  M m sin   M m (1.16)

Giá trị lớn nhất của mômen đồng bộ:

E2 Xq
M m  0,7 (1.17)
 rq2  X q2

trong đó E - giá trị lớn nhất sức điện động hiệu dụng trên 1 pha; rq và X q -
thuần trở và cảm kháng của cuôn dây rôto xenxin thu theo trục ngang.

Mômen điện từ này làm quay rôto xenxin thu theo hướng đưa góc sai lệch
về giá trị bằng không, tức là làm đồng bộ vị trí rôto của 2 xenxin.

Page11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

II. Tìm hiểu về TCA 785:

TCA 785 là vi mạch tích hợp do hãng Siemens chế tạo, được dùng để
điều khiển các thiết bị chỉnh lưu, các thiết bị điều khiển dòng xoay chiè u.
Đây là vi mạch tích hợp thực hiện bốn chức năng của một mạch điều khiển:
tề đầu điện áp đồng bộ, tạo điện áp răng cưa đồng bộ, so sánh và tạo xung
răng cưa.

1. Đặc trưng của TCA 785:


- Dễ phát hiện việc chuyển qua điểm không.
- Phạm vi ứng dụng rộng rãi.
- Có thể dùng làm chuyển mạch điểm không.
- Tương thích LSL.
- Có thể hoạt động ba pha (3 ICs).
- Dòng điện ra 250 mA.
- Miền dốc dòng lớn.
- Dải nhiệt độ rộng.

IC điều khiển pha này có thể điều khiển được thyristo,


triac,transisto. Xung kích mở được các góc từ 00 - 1800. Ứng dụng tiêu biểu
trong các mạch chuyển đổi, cá bộ điều khiển AC và các bộ điều khiển dòng
ba pha.

IC này thay thế cho các IC trước đây là TCA 780 và TCA 780D.

2. Kí hiệu và chức năng của TCA 785:

Page12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Hình 2-1:sơ đồ chân TCA 785

Hình 2-2: Cấu trúc TCA 785

Page13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Chân Kí hiệu Chức năng


1 GND Nối đất
2 q2 Đầu ra 2 đảo

3 qu Đầu ra U

4 q1 Đầu ra 1 đảo
5 VSYNC Điện áp đồng bộ
6 I Tín hiệu cấm

7 QZ Đầu ra Z
8 VREF Điện áp chuẩn

9 R9 Điện trở tạo mạch răng cưa

10 C10 Tụ tạo mạch răng cưa

11 V11 Điện áp điều khiển

12 C12 Tụ tạo độ rộng xung

13 L Tín hiệu điều khiển xung ngắn, xung dài


14 Q1 Đầu ra 1

15 Q2 Đầu ra 2
16 VS Điện áp nguồn nuôi

3. Các thông số của TCA 785:

Thông số Kí hiệu Giá trị giới hạn Đơn vị


Min Max
Điện áp cung cấp VS - 0.5 18 V

Dòng điện ra tại chân 14, 15 IQ - 10 400 Ma

Điện áp giới hạn V6 - 0.5 VS V


Điện áp điều khiển V11 - 0.5 VS V

Điện áp ngắn xung V13 - 0.5 VS V

Page14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Dòng điện vào đồng bộ V5 - 200 ±200 µA

Điện áp ra tại chân 14, 15 VQ VS V

Dòng ra tại chân 2, 3, 4, 7 IQ 10 Ma


Điện áp ra tại chân 2, 3, 4, 7 VQ VS V

Nhiệt độ tiếp giáp TJ - 55 150 0C

Nhiệt độ cất giữ Tstg 125 0C

Trở nhiệt hệ thống – môi Rth SA 18 K/W


trường

 Dải hoạt động:

Điện áp cung cấp VS 8 18 V


Tần số làm việc F 10 500 HZ

Nhiệt độ môi trường TA -25 85 0C

 Đặc tính:
8  VS  18;-25  C  TA  85  C ;f =50 HZ

Thông số Kí Giá trị giới hạn Đơn vị Mạch


hiệu Min Typ Max kiểm tra
Tiêu thụ dòng cung cấp IS 4.5 6.5 10 Ma 1
V11=0V
C10=47nF, R9=100KΩ
Chân đồng bộ 5 T5 rms 30 200 µa 1
Dòng vào điện áp bù khi
R2 biến đổi ∆V5 30 75 Mv 4
Chân điều khiển
Dải điện áp điều khiển V11 0.2 15 V10 V 1
Điện trở vào R11 KΩ 5

 Mô tả chức năng:

Page15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Tín hiệu đồng bộ có được qua trở kháng cao từ điện áp dây (V5). Bộ
phát hiện điện áp không sẽ xác định các điện áp không và chuyển chúng đến
thanh ghi đồng bộ.

Thanh ghi đồng bộ này điểu khiển bộ tạo dốc (làm dốc xung tín hiệu
điều khiển), tụ C10 trong bộ tạo dốc đó được nạp với dòng cố định (xác định
bởi R9). Nếu điện áp dốc (điện áp răng cưa, tam giác) V10 vượt quá điện áp
điều khiển V11 (góc mở 𝜑) thì tín hiệu điện chuyển thành dạng Logic phụ
thuộc vào độ lớn của điện áp điều khiển V11 mà góc mở có thể được dịch
chuyển trong khoảng từ (00 => 1800)

Với mỗi ½ phần sóng một xung dương cứ 30s lại xuất hiện các đầu
ra Q1, Q. Giữ sự tồn tại xung có thể đạt 1800 qua tụ C12. Nếu chân 12 nối mass
cá xung trong khoảng góc (00 => 1800) sẽ xuát hiện.
 
Các đầu ra Q 1, Q 2 cung cấp tín hiệu ngược với Q1, Q2. Tín hiệu tại
𝜑+1800 có thể được dùng điều khiển một bộ Logic ngoài có tại chân 3.

Một tín hiệu tương ứng với liên kết NOR của Q1, Q2 có sẵn tại cửa Qz
(chân 7).

Cổng vào hạn chế có thể được dùng để loại trở hoạt động của các
 
cổng ra Q1,Q2 Q 1, Q 2.
 
Chân 13 có thể dùng để mở rộng các đầu ra Q 1, Q 2 nhằm lấp đầy độ
rộng xung (1800 - 𝜑).

4. Biểu đồ xung:

Page16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

V5 § iÖn ¸ p ®ång bé

V10 § iÖn ¸ p ®Ønh dèc


V10 § iÖn ¸ p dèc
V11 § iÖn ¸ p ®iÒu khiÓn
V10 § iÖn ¸ p dèc min
0V

V15 .Q 2

V14 .Q1

V15 .Q 2 Ch©n 12 tí i ®Êt

V14 .Q1 Ch©n 12 tí i ®Êt

V2 .Q 2 Ch©n 13 tí i ®Êt

V4 .Q1 Ch©n 13 tí i ®Êt

V3 .QU

V7 .QZ

 Phạm vi hoạt động :

Điện áp cung cấp VS 8 18 V

Tần số hoạt động F 10 500 Hz

Nhiệt độ môi trường TA -25 85 0C

 Những đặc trưng:

8 VS 18 V; – 25 °CTA 85 °C; f = 50 Hz

Page17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Tham số Kí Những giá trị giới hạn Đơn Kiểm


hiệu Min. Typ. Max. vị tra
mạch

Cung cấp tiêu thụ hiện thời IS 4.5 6.5 10 mA 1


S1...S6 mở
V11=0V
C10=47nF, R9=100KΩ
Chân đồng bộ hóa 5
Dòng đưa vào I5 rms 30 200 µA 1
R2 thay đổi
Điện áp Mầm ∆V5 30 75 mA 4
Chân điều khiển 11
Phạm vi điện áp điều khiển V11 0.2 V10 V 1
Nhập vào sự chống cự R11 15 peak KΩ 5

Đặc trưng:
8  Vs  18 ;  250 C  TA  850 C ;f=50 Hz

Tham số Kí hiệu Những giá trị giới hạn Đơn Kiểm


vị tra
mạch
Bộ biến đối
Dòng thay đổi I10 10 1000 µA
Điện áp max V10 V2-2 V 1
Điện áp bão hòa trên tụ V10 100 225 350 mV 1.6
Biến trở R9 3 300 KΩ 1
Thời gian hồi áp xung tf 80 µS 1
răng cưa
Chân hãm chân 6
Chuyển mạch chân 7
Ngắt đầu ra V6L 3.3 2.5 V 1
Cho phép đầu ra V6H 4 3.3 V 1
Thời gian chuyển tín tr 1 5 µS 1
hiệu I6H 500 500 µA 1
Dòng vào

Page18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

V6=8V -I6L 80 150 200 µA 1


Dòng vào
V6=1.7V
Sự chênh lệch của I0 I10 -5 5 % 1
R9=const
VS=12; C10=47nF
Sự chênh lệch I10 I10 -20 20 % 1
R9=const
VS=8V tới 18V
Sự chênh lệch của điện
áp thay đổi ở nửa chu kì
sau VS=const ∆V10 max ±1 %
Xung dài khi chân 13
được nối với S8
Xung ngắn ở (tại) đầu ra V13H 3.5 2.5 V 1
Xung dài đầu ra V13L 2.5 2 V 1
Nhập vào hiện thời I13H 10 µA 1
V13 = 8V
Nhập vào hiện thời -I13L 45 65 100 µA 1
V13 = 1.7V
Chân đầu ra 2, 3, 4, 7
Dòng ngược ICE0 10 µA 2.6
V0 = Vs
Điện áp bão hòa Vsat 0.1 0.4 2 V 2.6
I0 = 2mA

 Những đặc trưng (tiếp):

8 VS 18 V; – 25 °C TA 85 °C; f = 50 Hz

Page19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Tham số Kí Những giá trị giới hạn Đơn Kiểm


hiệu Min. Typ. Max. vị tra
mạch
Chân đầu ra 14, 15
Điện áp H đầu ra V14/15 VS – 3 VS –2.5 VS-1.0 V 3.6
-IQ = 250mA H
Điện áp L đầu ra 0.3 0.8 2 V 2.6
IQ = 2mA V14/15L
Độ rộng xung (xung 20 30 40 µS 1
ngắn) tp
S9 mở 530 620 760 µS/ 1
Độ rộng xung (xung tp nF
ngắn)
Với C12
Điều khiển điện áp trong
Điện áp tham khảo VREF 2.8 3.1 3.4 V 1
Kết nối song song (có
thể) của 10 Ics
TC của điện áp tham αREF 2x10-4 5x10-4 1/K 1
khảo

Page20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

III. Tổng quan về thyristor:


1. Cấu tạo của thyristor:

Thyristor còn được gọi là SCR (Sillcon – Controlled - Rectifier) là loại


linh kiện 4 lớp P – N đặt xen kẽ nhau.

Sơ đồ cấu trúc, kí hiệu, sơ đồ tương đương và cấu tạo thyristor được


trình bày trong hình 3-1:

H.3.1a. H.3.1b H.3.1c H.3.1d

A: anot

K: katot

G: cực điều khiển

J1, J3: mặt tiếp giáp phát điện tích

J2: mặt tiếp giáp trung gian

H.3.1a : sơ đồ kí hiệu SCR

H.3.1b : sơ đồ cấu trúc 4 lớp SCR

Page21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

H.3.1c : sơ đồ mô tat cấu tạo SCR

H.3.1d : sơ đồ tương đương SCR

2. Đặc tuyến Volt – Ampere của thyristor:

H.3.2 – Đặc tuyến volt-ampere của thyristor

Ith max : giá trị cực đại dòng thuận

Uth : điện áp thuận

Ung : điện áp ngược

Udt : điện áp đánh thủng

Ing : dòng ngược

I0 : dòng rò qua thyristor

Idt : dòng duy trì

∆U : điện áp rơi trên thyristor

3.Các biện pháp mở thyristor:


Page22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

3.1 Nhiệt độ:

Nếu nhiệt độ thyristor tăng cao, số lượng điện tử tự do sẽ tăng lên,


dẫn đến dòng điện rò I0 tăng lên. Sự tăng dòng rò này làm hệ số truyền điện
tích α1, α2 tăng và thyristor được mở. Mở thyristor bằng phương pháp này
thường không điều khiển được sự chạy hỗn loạn của dòng nhiệt nên
thường được loại bỏ.

3.2 Điện thế cao:

Nếu phân cực thyristor bằng một điện thế lớn hơn điện áp đánh
thủng Udt thì thyristor mở. Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm thyristor bị
hỏng nên không áp dụng

3.3 Tốc độ tăng điện áp (du/dt):

Nếu tốc độ tăng điện áp thuận đặt lên Anod và Katot thì dòng điện
tích của tụ điện tiếp giáp có khả năng mở thyristor. Tuy nhiên dòng điện
tích lớn này có thể phá hỏng thyristor và các thiết bị bảo vệ. Thông thường
tốc độ tăng điện áp du/dt thường do nhà sản xuất quy định.

3.4Dòng điểu khiển cực G:

Khi thyristor đã phân cực thuận ta đưa dòng điều khiển dương đặt
vào hai cực G & K thì thyristor dẫn, dòng IG càng tăng thì Udt càng
giảm.

4.Khóa thyristor:

Khóa thyristor tức là trả nó về trạng thái ban đầu trước khi mở với
đầy đủ các tính chất có thể diều khiển được của nó. Có hai phương pháp
khóa thyristor:

- Giảm dòng điện thuận hoặc cắt nguồn cung cấp.


- Đặt điện áp ngược lên thyristor.

Quá trình khóa thyristor như sau:

Page23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Khi đặt điện áp ngược lên thyristor (H.3.3a) tiếp giáp J1, J3 chuyển
dịch ngược, còn J2 chuyển dịch thuận. Do tác dụng của điện trường ngoài
các lỗ trống trong lớp P2 chạy qua J3 về catod và trong lớp N1 các lỗ trống
chạy qua J1 về anod tạo nên dòng điện ngược chạy qua tải, giai đoạn này tử
t0 - t1 (H.3.3b). Khi các lỗ trống bị tiêu tán hết thì J1 và J3 (chủ yếu là J1) ngăn
cản không cho điện tích tiếp tục chảy qua, dòng điện bắt đầu được giảm
xuống, từ t1 – t2 gọi là thời gian khóa thyristor.

Thời gian khóa này thường kéo dài gấp 8 – 10 lần thời giàn mở.

Page24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

5. Mạch điều khiển động cơ điện kích từ độc lập:

Page25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

KẾT LUẬN.

- Sau thời gian thực tập tại Học viện kĩ thuật quân sự, dưới sự hướng
dẫn tận tình của thầy Nguyễn Chí Thanh, em đã đúc kết cho mình
được một số kiến thức cũng như là kinh nghiệm trong công việc thực
tế, cũng như là phương thức làm việc nhóm,bố trí công việc cho từng
người trong nhóm.
- Qua việc thực nghiệm em nhận thấy việc tính toán lý thuyết và làm
thực tế tuy có khác rất nhiều nhưng lý thuyết vẫn là nền tảng rất cần
thiết để ta thực hiện trên thực tế.
- Tuy trong thời gian thực tập em cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn
chưa đạt được kết quả mà thầy cũng như em mong muốn, nên em
biết mình sẽ phải cố gắng hơn trong những công việc tiếp theo.
- Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Chí Thanh và các
thầy trong bộ môn tự động trong thời gian qua đã chỉ bảo và hướng
dẫn em để em hoàn thành công việc của mình.

Page26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Vũ Đình Nghĩa - ĐKCN6

Page27

You might also like