You are on page 1of 8

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH LẠNG SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 952/BC-HĐND-VHXH Lạng Sơn, ngày 24 tháng 11 năm 2021


BÁO CÁO
Kết quả giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND
ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Lạng Sơn

Thực hiện Kế hoạch số 840/KH-ĐGS -VHXH ngày 15/10/2021, Ban Văn


hóa- Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát trực tiếp tình hình thực hiện Nghị
quyết số 53/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh quy định khoảng
cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về
nhà trong ngày; quy định tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh trường
phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học
sinh là đối tượng được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số
116/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (viết tắt là Nghị quyết 53) đối với Sở
Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Tràng Định; giám sát qua báo cáo đối với
UBND các huyện, thành phố1 và khảo sát thực tế tại 02 trường học trên địa bàn xã
Hữu Lễ, huyện Văn Quan, kết quả cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT
1. Công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tích cực, chủ động tham mưu ban hành văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách quy định Nghị định
116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ: Nghị quyết 53, Quyết định số
28/2017/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết số 53; các
quyết định phê duyệt danh sách địa bàn, khoảng cách làm căn cứ thực hiện Nghị
định 116/2016/NĐ-CP; danh sách học sinh được hưởng chế độ theo Nghị định số
116… kịp thời, phù hợp với thực tế của tỉnh; phối hợp với các sở, ban, ngành,
UBND các huyện chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết 53 nghiêm
túc, đầy đủ thông qua nhiều hình thức đến các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên, học sinh theo quy định2. Căn cứ danh sách địa bàn, khoảng cách
được phê duyệt, các huyện chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện rà soát, xét
duyệt học sinh đủ điều kiện được thụ hưởng chế độ, chính sách quy định tại Nghị
định 116/2016/NĐ-CP trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Các đơn vị

1Thành phố Lạng Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Lãng, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Đình Lập.
2Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 02/11/2017 phê duyệt danh sách địa bàn học sinh được hưởng chính sách bán trú theo
quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP năm học 2017 – 2018; Quyết định số 2115/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 năm học
2017 – 2018; Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày 20/11/2018 năm học 2018 – 2019; Quyết định số 1765/QĐ-UBND ngày
12/9/2019 năm học 2019-2020; Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 26/02/2020 phê duyệt bổ sung Danh sách địa bàn học sinh
năm học 2019-2020. Công văn số 1867/SGDĐT-GDTrH ngày 04/8/2017 xác định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định
học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; Công văn số 2798/SGDĐT-GDTrH ngày 05/11/2018 báo cáo kết
quả rà soát, chuẩn hóa địa bàn học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP; Công văn số
1931/SGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2018, Công văn số 1672/SGDĐT-GDTrH ngày 11/7/2019, Công văn số 1895/SGDĐT-
GDTrH ngày 21/7/2020, Công văn số 1887/SGDĐT-GDTrH ngày 24/6/2021; Công văn số 2046/SGDĐT-GDTrH ngày
06/7/2021.
2

trường học xây dựng kế hoạch xét duyệt, công bố kết quả công khai đảm bảo
đúng quy định3.
2. Công tác thông tin, tuyên truyền triển khai Nghị quyết
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến triển khai Nghị quyết 53 được
thực hiện thông qua nhiều hình thức (ban hành văn bản, tổ chức các cuộc họp, học
tập, nghiên cứu ở các nhà trường…) đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, phụ huynh,
học sinh trên địa bàn. Thực hiện điều chỉnh khu vực của các xã, thôn theo Quyết
định số 861/QĐ-TTg, Quyết định số 612/QĐ-UBDT, khu vực thụ hưởng chế độ
theo Nghị định 116, Nghị quyết 53 có sự thay đổi, ngành giáo dục đào tạo đã phối
hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện rà soát địa bàn thụ hưởng; gặp gỡ,
đối thoại, tuyên truyền để Nhân dân hiểu và thực hiện theo quy định.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1. Công tác rà soát, xác định khoảng cách, địa bàn học sinh được
hưởng chính sách bán trú ở các cấp học
Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với UBND các huyện, hướng dẫn các
phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường rà soát khoảng cách, điều tra địa bàn
ở các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn đến các trường học; tổng hợp, rà
soát, xây dựng danh mục địa bàn, khoảng cách theo từng cấp học và trình UBND
tỉnh phê duyệt danh sách học sinh được hưởng chính sách bán trú ở các cấp học
theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.
Căn cứ danh sách địa bàn, khoảng cách được phê duyệt, UBND các huyện chỉ đạo
các trường THCS, trường tiểu học thực hiện quy trình xét duyệt học sinh đủ điều
kiện được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP; tổ chức xét duyệt, phê
duyệt danh sách học sinh tiểu học, THCS được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy
định. Đối với học sinh THPT, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, chỉ đạo triển
khai rà soát, xác định khoảng cách, địa bàn học sinh được hưởng chính sách, trình
UBND tỉnh phê duyệt danh sách học sinh được hưởng chế độ theo Nghị định
116/2016/NĐ-CP.
2. Kết quả thực hiện các chính sách đối với học sinh bán trú
Thực hiện Nghị quyết số 53, từ năm học 2017– 2018 đến nay, toàn tỉnh có
114.656 lượt học sinh được hưởng chế độ về tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ gạo…theo
quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP (trung bình 28.664 học sinh/năm học).
Tổng kinh phí chi chế độ chính sách từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2020 –

3 Năm học 2017 – 2018: Số trường PTDTBT 98 (Tiểu học: 39; THCS:44; Tiểu học và THCS: 15); trường phổ phông có học
sinh bán trú 204 (Tiểu học: 111; THCS: 86; Tiểu học và THCS: 7); số học sinh hưởng theo Nghị định 116 là 37 346 (Tiểu
học:17. 542; THCS:12. 746; Tiểu học và THCS:7. 058); Năm học 2018 – 2019: Số trường PTDTBT 98 (Tiểu học: 38;
THCS:40; Tiểu học và THCS: 20); trường PT có học sinh bán trú 115 (Tiểu học:87; THCS:70; Tiểu học và THCS: 23); số học
sinh hưởng theo Nghị định 116 là 25 581 (Tiểu học:17.063; THCS:11.843; Tiểu học và THCS:8. 006); Năm học 2019 – 2020:
Số trường PTDTBT 98 (Tiểu học: 36; THCS: 38; Tiểu học và THCS: 24); trường phổ phông có học sinh bán trú 115 (Tiểu học:
86; THCS:66; Tiểu học và THCS:30); số học sinh hưởng theo Nghị định 116 là 25 803 (Tiểu học: 18.208; THCS:10. 983; Tiểu
học và THCS: 7.676); Năm học 2020 – 2021: Số trường PTDTBT 98 (Tiểu học: 36; THCS: 37; Tiểu học và THCS: 25);
trường PT có học sinh bán trú 106 (Tiểu học: 71; THCS: 58; Tiểu học và THCS: 35); số học sinh hưởng theo Nghị định 116 là
25 926 (Tiểu học: 18.466; THCS: 10. 980; Tiểu học và THCS: 7.805);
3

2021 là 1.045.265,3 triệu đồng (trung bình 261.316,3 triệu đồng/năm học) 4. Tổng
số gạo cấp cho học sinh là 42.770,3 tấn5. Căn cứ tình hình thực tế, các nhà trường
tổ chức nấu ăn cho học sinh trong trường hoặc phát gạo, tiền ăn cho học sinh (tỷ
lệ các trường nấu ăn giảm theo từng năm6).
Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị: từ năm học 2017– 2018 đến nay có
225 nhà bếp- nhà ăn các trường bán trú7 được bổ sung trang thiết bị đồ dùng; 14
nhà ăn- nhà bếp tạm, xuống cấp được sửa chữa. Trong năm 2021, có 86 công trình
cấp nước và vệ sinh (trong đó 84 hoàn thành, 02 đang thực hiện) thuộc Chương
trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn; trang bị dụng cụ thể dục,
thể thao và các vật dụng cần thiết khác cho bán trú. Bố trí kinh phí lập tủ thuốc
dùng chung cho khu bán trú; đảm bảo việc khám, chữa bệnh kịp thời cho học sinh
bán trú; bố trí kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh bán trú theo quy định tại Nghị
định 116/2016/NĐ-CP.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết
Sở Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lồng ghép các đợt thanh tra, kiểm tra
tình hình thực hiện chế độ chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, Nghị
quyết 53 trong các cuộc thanh tra, kiểm tra trong các năm học (02 lần/năm); kiểm
tra chuyên đề công tác giáo dục dân tộc.
UBND các huyện thực hiện kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết
lồng ghép trong các cuộc kiểm tra chuyên ngành (UBND huyện Văn Quan thực
hiện 07 cuộc kiểm tra; UBND huyện Bình Gia thực hiện 32 cuộc kiểm tra đối với
các trường học). Kết quả kiểm tra, cơ bản các nhà trường thực hiện các chế độ
chính sách đảm bảo đúng quy định (riêng huyện Bắc Sơn kiểm tra 03 cuộc tại 16
trường học, phát hiện việc chi trả chế độ cho học sinh không đúng quy định, đã
thu hồi nộp ngân sách nhà nước).
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Nghị quyết số 53 của HĐND tỉnh sau khi ban hành đã được UBND tỉnh,
ngành giáo dục và đào tạo, các sở, ban, ngành, UBND các cấp tích cực tham mưu,
tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác rà soát, xét duyệt, phê duyệt
danh sách địa bàn học sinh được hưởng chính sách bán trú ở các cấp học quy định
tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ được thực hiện
đúng đối tượng, đảm bảo quy trình quy định. Việc chi trả chế độ (tiền ăn, tiền nhà
ở, hỗ trợ gạo...) được thực hiện đúng đối tượng, đầy đủ, kịp thời; kinh phí hỗ trợ
thuê khoán nấu ăn được thực hiện đúng quy định; việc nấu ăn đảm bảo dinh

4 Năm học 2017–2018: 303.115.317đồng; Năm học 2018 – 2019: 235.413.571 đồng; Năm học 2019 – 2020: 241.541.194 đồng;
Năm học 2020 – 2021: 265.195.261 đồng.
5 Năm học 2017 – 2018:10.026.532 kg; Năm học 2018 – 2019: 10.581.738 kg; Năm học 2019 – 2020: 11150 853 kg; Năm học

2020 – 2021:11.011.136 kg.


6 Số trường PTDTBT PT tổ chức nấu ăn cho HSBT: Năm học 2017 – 2018: 122/302 trường; Năm học 2018 – 2019: 75/213

trường ; Năm học 2019 – 2020: 66/210 trường; Năm học 2020 – 2021: 65/204 trường.
7 Quyết định số 2246/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng Nhà bếp cho Trường mầm

non, Nhà bếp liền kề nhà ăn cho Trường phổ thông dân tộc bán trú.
4

dưỡng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng học
sinh bán trú. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ gạo cho học
sinh đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh yên tâm
học tập, góp phần giữ vững và duy trì tỷ lệ học sinh ra lớp, nhất là vùng đặc biệt
khó khăn và triển khai hiệu quả dạy học 02 buổi/ngày, qua đó góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
2. Một số khó khăn, hạn chế
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa bàn chia cắt, đường giao thông đến các
trường phổ thông DTBT không thuận lợi, nhất là vào mùa mưa lũ nên ảnh hưởng
đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường (việc tổ chức dạy 02
buổi/ngày, việc tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú... ).
- Cơ sở vật chất được quan tâm, tuy nhiên các nhà trường còn thiếu phòng
chức năng, nhà công vụ, sân chơi, bãi tập cho học sinh; điều kiện chỗ ăn, chỗ ở
của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu (thiếu phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng tắm
cho học sinh lưu trú tại trường). Công trình nước sạch chưa đảm bảo, thiếu nước
mùa khô ảnh hưởng đến sinh hoạt, tổ chức nấu ăn cho học sinh. Nhiều trường có
học sinh được hưởng chế độ nhưng chưa tổ chức nấu ăn tập trung do thiếu bếp ăn
và phòng ở bán trú. Một số bếp ăn của các nhà trường chưa được xây dựng theo
quy trình một chiều (các trường: tiểu học Đào Viên, phổ thông DTBT Tân Minh,
Chí Minh, Khánh Long, Bắc Ái 2, huyện Tràng Định); nơi tổ chức ăn cho học sinh
diện tích còn hạn chế, chưa có nhà kho bảo quản gạo khi được cấp phát để tổ chức
nấu ăn hàng ngày cho học sinh...
- Việc tổ chức nấu ăn, chất lượng bữa ăn của học sinh bán trú chưa thực sự
đảm bảo, nhất là ở một số điểm trường lẻ không đủ số lượng học sinh/1 nhân viên
nấu ăn (nhân viên nấu ăn phải nấu ở điểm chính và vận chuyển vào điểm trường
lẻ cho các em học sinh), hoặc có đơn vị trường không tổ chức nấu ăn ở điểm
trường được do không thỏa thuận hợp đồng được với nhân viên nấu ăn, nên nhà
trường đã chi trả kinh phí hỗ trợ bằng tiền mặt cho phụ huynh học sinh dẫn đến
chất lượng các bữa ăn trưa do phụ huynh chuẩn bị của học sinh còn nhiều hạn chế
(huyện Tràng Định, năm 2019: 09 điểm trường chi trả kinh phí hỗ trợ bằng tiền
mặt cho phụ huynh học sinh; năm 2020:08 điểm trường chi trả kinh phí hỗ trợ
bằng tiền mặt cho phụ huynh học sinh).
- Một số trường bán trú nằm trên địa bàn cách xa trung tâm, đường giao
thông đi lại khó khăn, 100% học sinh ở nội trú (ăn 03 bữa/ngày tại trường), trong
khi định mức hỗ trợ kinh phí thấp nên việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của học
sinh gặp nhiều khó khăn (02 trường phổ thông DTBT tiểu học và THCS Mẫu
Sơn, huyện Lộc Bình; phổ thông DTBT tiểu học và THCS Công Sơn, huyện Cao
Lộc).
- Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết
định số 612/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc, một số địa bàn không còn thuộc
vùng đặc biệt khó khăn, việc không được thụ hưởng chế độ theo Nghị định số
116/2016/NĐ-CP đã ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống, việc học tập của học sinh,
5

nhất là học sinh con em hộ nghèo, cận nghèo. Việc tham gia bảo hiểm y tế của
một số học sinh không còn thuộc diện hưởng chính sách bán trú còn hạn chế (tại
trường phổ thông DTBT tiểu học xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan: có 10/29 học sinh
tham gia BHYT; trường phổ thông DTBT THCS xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan: có
12/21 học sinh tham gia BHYT đến ngày 31/12/2021; năm 2022: 02/21 học sinh
tham gia BHYT).
- Một số học sinh là con em dân tộc thiểu số thường trú tại các thôn đặc biệt
khó khăn không được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 116/2016/NĐ-
CP vì đang học tập tại các trường thuộc vùng I, mặc dù vẫn đảm bảo quy định về
khoảng cách.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, còn có
tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhà nước, cho con em đi học để thụ hưởng chế độ, chính
sách của Nhà nước, gây áp lực cho chính quyền, nhà trường khi con em không
còn được hưởng chế độ hộ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP.
- Công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa của các nhà trường có
tổ chức nấu ăn cho học sinh bán trú nói riêng còn hạn chế do điều kiện kinh tế của
Nhân dân còn nhiều khó khăn, trên địa bàn không có các doanh nghiệp lớn...
- Do sự điều chỉnh về địa bàn thụ hưởng Nghị định 116/2016/NĐ-CP, công
tácrà soát, xác định khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể
đi đến trường và trở về nhà trong ngày, có lúc có nơi chưa kịp thời, còn lúng túng
dẫn đến ảnh hưởng tiến độ tham mưu ban hành danh sách địa bàn học sinh được
hưởng chính sách bán trú theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP trên
địa bàn tỉnh,ảnh hưởng đến việc cấp phát kinh phí và tổ chức nấu ăn cho học sinh
bán trú theo quy định.
- Văn bản về chế độ, chính sách trong thời điểm chuyển đổi chưa kịp thời
dẫn đến lúng túng, khó khăn trong quá trình thực hiện.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Đối với UBND tỉnh
(1) Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ:
Xem xét điều chỉnh điểm c, khoản 1, Điều 4 của Nghị định 116/2016/NĐ-
CP "Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường
trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học
tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực II vùng dân tộc và miền
núi” thành “Là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu
thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi
đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc vùng dân tộc và miền
núi” để các em học sinh có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt
khó khăn khi đi học tại các trường thuộc các xã ở khu vực I cũng được hưởng
chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP.
Kiến nghị Ủy ban Dân tộc sửa tên một số thôn đã đổi tên khi sáp nhập
trong thực tế để đảm bảo chế độ, chính sách cho Nhân dân, cán bộ, giáo viên và
6

học sinh theo quy định hiện hành, cụ thể: tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày
16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc, huyện Tràng Định có 03 thôn không đúng tên hiện
tại (Quyết định đã ban hành vẫn theo tên thôn trước khi sáp nhập là thôn Bản Dỉ,
Lũng Toòng xã Quốc Khánh và thôn Khuổi Vai xã Đề Thám). Nay các thôn đã
sáp nhập và đổi tên như sau: xã Quốc Khánh các thôn Bản Dỉ, Bản Dảo sáp nhập
thành thôn Đoàn Kết; thôn Lũng Toòng, Bản Phạc sáp nhập thành thôn Bản
Phạc. Xã Đề Thám: thôn Khuổi Tó, Khuổi Vai, Pò Có sáp nhập thành thôn Bắc
Ái).
(2) UBND tỉnh xem xét ban hành chính sách hỗ trợ học sinh diện hộ nghèo,
cận nghèo được thụ hưởng theo Quyết định số 582/QĐ-TTg (hiện không được
hưởng chế độ theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định 612/QĐ-UBDT)
được hưởng chế độ bán trú đến hết năm 2021.
(3) UBND tỉnh ban hành hướng dẫn cụ thể việc điều chỉnh chính sách đối
với các nhà trường, học sinh, giáo viên đang học tập và công tác tại các trường
phổ thông DTBT chuyển từ vùng III sang vùng I và vùng II theo Quyết định số
861/QĐ-TTg, Quyết định số 612/QĐ-UBDT.
(4) Tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đảm
bảo các điều kiện sinh hoạt, học tập cho học sinh bán trú tại các trường phổ thông
DTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh (phòng ở, phòng
học, phòng chức năng, nhà kho bảo quản gạo...).
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
(1) Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chế độ,
chính sách quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, Nghị quyết số 53 của
HĐND tỉnh đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tại các trường
bán trú đảm bảo quy định.
(2) Chỉ đạo các nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội
dung các chính sách quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, Nghị quyết số
53 đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh, đảm
bảo không bỏ sót các đối tượng được thụ hưởng chính sách…
(3) Phối hợp chặt chẽ với UNND các huyện rà soát, xác định khoảng cách,
địa bàn làm căn cứ xác định danh sách học sinh được hưởng chính sách bán trú,
trình phê duyệt danh sách địa bàn học sinh được hưởng chính sách bán trú ở các
cấp học tiểu học, THCS, THPT kịp thời vào đầu năm học để các đơn vị thực hiện
Nghị định 116/2016/NĐ-CP đúng thời gian quy định; tiếp tục rà soát nắm bắt các
đối tượng học sinh bị tác động của Quyết định số 861/QĐ-TTg,Quyết định số
612/QĐ-UBDT, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tỉ lệ huy động học sinh ra
lớp; có giải pháp tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh tham gia BHYT và
các loại quỹ trong nhà trường đảm bảo theo quy định.
(4) Chỉ đạo rà soát cơ sở vật chất các trường phổ thông DTBT và trường
phổ thông có học sinh bán trú để tham mưu cho tỉnh bố trí nguồn lực đầu tư xây
dựng, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường phổ thông DTBT (phòng học,
7

phòng ở, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình nước sạch, trang thiết bị…), đảm
bảo điều kiện phục vụ sinh hoạt, học tập cho học sinh bán trú.
(5) Thực hiện giải pháp vận động xã hội hóa giáo dục; tổ chức nấu ăn, nâng
cao chất lượng, khẩu phần ăn của học sinh bán trú nhằm cải thiện, nâng cao các
điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sinh hoạt và học tập của học sinh, nhất
là đối với các trường nằm trên địa bàn cách xa trung tâm, đường giao thông đi lại
khó khăn, có đông học sinh ở bán trú trong trường (ăn 03 bữa/ngày tại trường)
như trường phổ thông DTBT tiểu học và THCS Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình), phổ
thông DTBT tiểu học và THCS Công Sơn (huyện Cao Lộc).
(6) Tham mưu cho tỉnh đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ cho học sinh con
em hộ nghèo, cận nghèo ở các xã, thôn chuyển từ vùng đặc biệt khó khăn sang
vùng thuận lợi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, Quyết định số 612/QĐ-UBD
(trước mắt được hưởng chế độ đến hết năm 2021).
(7) Nghiên cứu tham mưu sửa đổi, bổ sung khoản 4, Nghị quyết số 53, về
tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh ở các điểm trường có số lượng
không đủ 30 em để việc tổ chức nấu ăn và chất lượng bữa ăn của học sinh bán trú
đảm bảo chất lượng, hiệu quả; nghiên cứu thực hiện cơ chế khoán định mức đối
với nhân viên nấu ăn, do hiện nay cơ bản các nhà trường số lượng học sinh đều
đạt tối đa 05 lần định mức khoán kinh phí phục vụ nấu ăn, tuy nhiên do thu nhập
thấp, thời gian làm cả ngày, nên xem xét khoán công việc để người lao động tăng
thêm thu nhập.
(8) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số
53, kịp thời phát hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp khắc
phục, đảm bảo thực hiện Nghị quyết số 53 đạt hiệu quả. Hàng năm tổ chức đánh
giá rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp thực hiện cho các năm tiếp theo đạt hiệu quả
cao hơn.
4. Đối với UBND các huyện, thành phố
(1) Tăng cường công tác tuyên truyền về việc thực hiện các chế độ chính
sách đối với học sinh bán trú quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP, Nghị
quyết 53 để các nhà trường, phụ huynh, học sinh hiểu, thực hiện đúng.
(2) Tiếp tục rà soát, nắm thông tin các đối tượng học sinh bị tác động của
Quyết định số 861/QĐ-TTg, Quyết định số 612/QĐ-UBDT, kịp thời tháo gỡ khó
khăn, đảm bảo tỉ lệ huy động học sinh ra lớp.
(3) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát, xác định khoảng cách,
địa bàn làm căn cứ xác định danh sách học sinh không thể đi đến trường và trở về
nhà trong ngày, phê duyệt danh sách địa bàn học sinh được hưởng chính sách bán
trú đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng thời gian quy định.
(4) Hằng năm rà soát, thống kê, báo cáo thực trạng cơ sở vật chất các nhà
trường; tăng cường xã hội hóa giáo dục; quan tâm bố trí ngân sách xây dựng cải
tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập cho
học sinh bán trú trên địa bàn.
8

(5) Tăng cường công tác kiểm tra việc rà soát, thẩm định, xét duyệt, chi trả
các chế độ, chính sách cho học sinh nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc, đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 53.
Trên đây là báo cáo của Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh về kết quả giám
sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của
HĐND tỉnh./.
TM. BAN VĂN HÓA - XÃ HỘI
Nơi nhận: TRƯỞNG BAN
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- UBND tỉnh;
- Ủy viên Ban VHXH HĐND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- TT HĐND, UBND các huyện, TP;
- VP ĐĐBQH và HĐND tỉnh;
- Phòng CTHĐND, phòng HC-TC-QT;
- Lưu: VT, KT. Hoàng Thị Kim Vân

You might also like