You are on page 1of 3

Chiều 3/1, trả lời báo chí, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đồng
Tháp cho biết, đến thời điểm hiện tại, phương pháp dùng máy khoan guồng
xoắn vẫn được ưu tiên để tập trung phá vỡ, làm tơi các phần đất xung quanh
trụ bê tông.

Hiện đang tiến tới độ sâu 23m trên tổng số chiều dài của cọc đã đóng xuống
là 35m. Khi tiến tới độ sâu 27m, đội cứu hộ sẽ dùng các loại dây cáp đặc biệt
để kết nối, cột lại đoạn ống chia thành 3 đoạn, sau đó cân bằng lực, trọng tâm
kéo trụ bê tông - nơi cháu trai mắc kẹt lên khỏi mặt đất. Công tác này do lực
lượng công binh Quân khu 9 đảm nhận.

“Dự kiến tiếp tục làm xuyên đêm nay", ông Đoàn Tấn Bửu nói.

Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp trả lời báo chí.

Hiện lực lượng cứu hộ, các đội thi công vẫn đang khẩn trương làm việc. Tại
hiện trường lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo một số sở ngành, liên quan vẫn đang túc
trực 24/24 để chỉ đạo công tác cứu hộ.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp đã tư vấn chuyên gia đưa thiết bị bơm xoáy
bằng áp lực nước đối với lớp đất ở tầng dưới, để đất tơi rã và máy hút đưa
lượng đất này ra khỏi ống thép, nhằm rút ngắn thời gian kéo trụ bê tông lên
mặt đất.

“Công tác cứu hộ sinh mạng con người là tiêu điểm và trên hết. Do đó, tỉnh
tập trung và quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ cứu hộ cháu trai. Đây
là trách nhiệm của chính quyền địa phương, của hệ thống chính trị, các lực
lượng mà UBND tỉnh huy động tham gia cứu hộ này. Chúng tôi làm chỉ hướng
đến mục tiêu là bảo vệ người dân, quyết tâm làm đến khi nào thực hiện thành
công việc cứu hộ mới ngơi nghỉ”, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Tháp chia sẻ.
Lúc 14h30 cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã làm sạch lượng bùn đất sâu
23m/35m bên trong lòng ống. Công tác khoan guồng xoắn vẫn tiếp tục thực
hiện đến độ sâu 27m, sau đó tiến hành buộc cáp vào 3 đoạn trụ bê tông. Lực
lượng cứu hộ tiếp tục khoan sâu đến cuối đầu trụ, khi không còn ma sát sẽ
nhổ trụ bê tông lên.

Hiện nay, quá trình xử lý đoạn còn lại đang gặp khó khăn do kết cấu đất chặt,
tuy nhiên lực lượng chức năng vẫn giữ các nhóm, tổ thực hiện xuyên đêm để
nhanh chóng cứu hộ cháu bé.

Công đoạn đóng ống lồng thép bao quanh trụ bê tông đã hoàn thành. (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh
Đồng Tháp)

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đang nghiên cứu áp dụng phương pháp
khoan xoáy nước để hỗ trợ cho việc cứu hộ, cứu nạn được nhanh hơn.
Phương tiện, máy móc, thiết bị và nhân lực vẫn đảm bảo cho công tác cứu
hộ. Trong tình huống xảy ra mưa lớn, đội cứu hộ sẽ sử dụng các biện pháp
che chắn, đồng thời áp dụng thoát dẫn tự nhiên và sử dụng máy bơm.

NhưVTC News đưa tin, khoảng 11h30 ngày 31/12, bé Thái Lý Hạo Nam (10
tuổi) cùng các bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (đường tỉnh lộ 857,
xã Phú Lợi) để nhặt sắt.
Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Nam lọt xuống trụ bê tông (đường
kính 25cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m).

Các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành.

Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai
nhiều phương án để cứu bé trai. Sau đó, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã huy
động hàng trăm người tham gia cứu hộ.
Ngày 3/1, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó Tư lệnh Quân khu 9 (Bộ Quốc phòng) đến hiện trường
vụ cháu bé 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m ở công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh
Bình).
Thông tin với báo chí, ngay khi hay tin cháu bé gặp nạn, Quân khu 9 đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Đồng Tháp sử dụng lực lượng tại chỗ gồm dân quân tự vệ, bộ đội đến hỗ trợ cho lực lượng cứu hộ.
Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình nạn nhân, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều cho biết, Quân khu 9
sẽ hỗ trợ gia đình 1 căn nhà.
"Sau khi vụ việc ổn định, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp, cùng các cơ quan có liên quan tiến hành
khảo sát, triển khai xây dựng nhà để gia đình sớm có nơi ở ổn định và đề xuất phương án hỗ trợ cho gia
đình có công ăn việc làm, sớm ổn định cuộc sống”, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều nói.

You might also like