You are on page 1of 16

Ý NGHĨA NẠP ÂM CỦA NGŨ HÀNH

Contents
I – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH MỘC..................................................................................................................................3
1. Tang Đố Mộc - Cây dâu tằm.......................................................................................................................3
2. Tùng Bách Mộc - cây tùng già....................................................................................................................3
3. Đại Lâm Mộc - cây trong rừng....................................................................................................................3
4. Dương Liễu Mộc - Cây dương liễu.............................................................................................................4
5. Thạch Lựu Mộc - Cây thạch lựu.................................................................................................................4
II – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH HỎA.................................................................................................................................5
1. Tích Lịch Hỏa - Lửa sấm sét.......................................................................................................................5
2. Lư Trung Hỏa - Lửa trong lò......................................................................................................................5
3. Phúc Đăng Hỏa - Lửa đèn chụp..................................................................................................................6
4. Thiên thượng Hỏa - Lửa trên trời................................................................................................................6
5. Sơn Hạ Hỏa - Lửa dưới núi.........................................................................................................................6
6. Sơn Đầu Hỏa - Lửa đầu núi........................................................................................................................6
III – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH THỔ.................................................................................................................................7
1. Lộ Bàng Thổ – Đất trục đường lộ...............................................................................................................7
2. Bích Thượng Thổ – Đất trên tường.............................................................................................................7
3. Thành Đầu Thổ – Đất trên thành.................................................................................................................8
4. Sa Trung Thổ – Đất trong cát......................................................................................................................8
5. Đại Trạch Thổ – Đất nền nhà......................................................................................................................8
6. Ốc Thượng Thổ – Đất trên mái...................................................................................................................8
IV – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH KIM...............................................................................................................................10
1. Hải Trung Kim - Vàng dưới biển..............................................................................................................10
2. Kim Bạc Kim - Vàng pha bạc...................................................................................................................10
3. Bạch Lạp Kim - Vàng chân đèn................................................................................................................11
4. Sau Trung Kim - Vàng trong cát...............................................................................................................11
5. Kiếm Phong Kim - Vàng mũi kiếm...........................................................................................................11
6. Thoa Xuyến Kim - Vàng trang sức...........................................................................................................11
V- Ý NGHĨA NGŨ HÀNH THỦY...............................................................................................................................13
1. Giản Hạ Thủy - Nước khe suối.................................................................................................................13
2. Đại Giản Thủy - Nước suối lớn.................................................................................................................13
3. Trường Lưu Thủy - Nước sông dài...........................................................................................................14
4. Thiên Hà thủy - Nước trên trời..................................................................................................................14
5. Tỉnh Tuyền Thủy - Nước trong giếng.......................................................................................................14
6. Đại Hải Thủy - Nước biển lớn..................................................................................................................15
I – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH MỘC
Nạp âm của ngũ hành Mộc gồm 6 đại diện Bình Địa Mộc, Đố Tang Mộc, Thạch Lựu Mộc,
Dương Liễu Mộc, Đại Lâm Mộc, Tùng Bách Mộc.
 

"Bình Địa Mộc trung chỉ nhất sinh

Bất phùng Kim giả bất năng thành

Ngũ ban biệt Mộc kỵ Kim loại

Nhược ngộ đương nhiên bất đắc sinh"

Mộc gặp Mộc tất sinh Kim, mà trở thành cầu nối.

Ngũ hành Mộc sinh Hỏa, Hỏa nhiều thì Mộc lụi tàn, mà Mộc mạnh thì được Hỏa, phát tiết
mạnh mà đạt tới độ trung hòa. Mộc khắc Thổ, Thổ nhiều thì Mộc gẫy, Thổ mạnh thì bồi đắp
cho Mộc, tất nguy hại. Mộc ỷ vào Thủy để sinh, Thủy nhiều thì Mộc tiêu tán, Thủy có thể sinh
Mộc mà Mộc nhiều thì Thủy lại bị thu hẹp.

1. Tang Đố Mộc - Cây dâu tằm

Đào Tông Ngại viết: "Nhâm Tý, Quý Sửu là Tang Đố Mộc, Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ,
Thủy mới sinh Mộc, Thổ thì dưỡng Mộc nên gọi là cây dâu tằm". Lá dâu có thể nuôi tằm, dâu
tằm là nguyên liệu dệt may, vỏ cây có thể dùng làm nguyên liệu nhuộm. Mộc này kiên định, đa
tài, có tác dụng to lớn.

2. Tùng Bách Mộc - cây tùng già


 Đào Tông Ngại viết: "Canh Dần, Tân Mão là Tùng Bách Mộc, Mộc lâm quan vào Dần vượng
đế cho Mão, nên Mộc sinh vượng không thể yếu đuối, hình dung thành cây tùng già". Tùng
Bách Mộc trong ngũ hành Mộc vị cứ chính Đông, là hướng chính vị của Mộc nên rất vượng.
Mộc này cứ chiếm Canh Tân Kim lại có phương vị hưng vượng phía Đông nên rất quý hiếm.
Mộc này sống nơi rừng thiêng nước độc mà vẫn sinh tồn thịnh vượng có thể một tay che trời
đất, không sợ sấm sét lôi phong, hoàn cảnh càng xấu thì càng kiên cường vững chãi.

3. Đại Lâm Mộc - cây trong rừng

Đào Tông Ngại viết: "Mậu Thìn, Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc, Thìn là căn nguyên của thiên nhiên,
Tỵ là lục dương, Mộc tới lục dương thì đâm chồi nảy lộc lại còn ở giữa thiên nhiên nên gọi là
cây trong rừng". Đại Lâm Mộc tức là rừng cây hoang dã, các tán cây cùng vui đùa với gió mây,
cây cao tới tận mặt trăng, vươn cao ngọn lá xanh tươi lên mây xanh. Đại Lâm Mộc do nhiều
cây mà thành rừng nên cây cối trong rừng ngưng tụ rất nhiều ánh sáng mặt trời, vươn cao vươn
xa, mở rộng tán rừng che chở con người và động vật bên dưới. Cũng giống như một người luôn
tràn đầy tình yêu, tình đồng loại, thích giúp đỡ người khác, vừa ấm áp vừa gần gũi.

4. Dương Liễu Mộc - Cây dương liễu


Đào Tông Ngại viết: "Nhâm Ngọ, Quý Mùi là Dương Liễu Mộc, Mộc tử ở Ngọ, mộ ở Mùi, nên
Mộc này là tử mộ. Mặc dù có thiên can Quý sinh Thủy nhưng không thể chống lại tử mộ mà
cuối cùng yếu nhược nên gọi là cây dương liễu". Dương Liễu Mộc thẳng thắn mà cứng cỏi nên
gọi là dương, cành mềm mại nên gọi là liễu, dương liễu một cây hai chủng loại; mềm mại yếu
đuối, cành rủ xuống đu đưa trong gió nhưng cũng rất dẻo dai không dễ dàng đứt đoạn. Chính vì
sự yếu đuối của mình mà Dương Liễu Mộc thường xuyên bị ngoại cảnh tác động làm thay đổi
chính mình.

5. Thạch Lựu Mộc - Cây thạch lựu


Đào Tông Ngại viết: "Canh Thân, Tân Dậu Thạch Lựu Mộc, thân là tháng 7 Dậu là tháng 8 lúc
này Mộc tất tuyệt, chỉ có Thạch Lựu Mộc mới tồn tại được trong hoàn cảnh này". Canh Tân can
ngũ hành thuộc kim, Thân Dậu chi ngũ hành cũng thuộc kim, kim trong ngũ vị thuộc Tân nên
mộc tính đều thuộc Tân thì chỉ có cây lựu mà thôi. Canh Thân Tân Dậu đều thuộc kim mà nạp
âm lại thuộc mộc thì mộc vẫn bị thay đổi chỉ có Thạch Lựu Mộc có thể trường sinh. Thạch Lựu
Mộc rất cứng cỏi mạnh mẽ không dễ bị đổ vì thế dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn kiên định
không thay đổi, có điều vì sự chắc chắn của mình mà trở nên thô ráp.

6. Bình Địa Mộc - Cây đồng bằng 

Đào Tông Ngại viết: "Mậu Tuất, Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc, Mậu là gốc hoang dã, Hợi sinh
Mộc, phu Mộc sinh trên đất hoang nên gọi là cây đồng bằng". Bình Địa Mộc tại Mậu Tuất Kỷ
Hợi khí tụ tàng phục, âm dương bưng bít, vì vậy Mộc ví về căn phục trong Thổ. Nó cũng là một
loại vật liệu để xây nhà trong dân gian, Mậu Tuất là cột, Kỷ Hợi là kèo. Tuy nhiên Bình Địa
Mộc mới đơm chồi nảy lộc nên không thích phong ba bão táp mà chỉ thích mưa nhỏ tươi tắm
hàng đêm. Bình Địa Mộc trong ngũ hành Mộc có Hợi là Mộc trường sinh địa khiến cây cối phát
triển thuận lợi, lại có bình địa tự nhiên bao bọc nên vô cùng thích thú.
II – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH HỎA

Nạp âm của ngũ hành Hỏa gồm 6 đại điện là Lư Trung Hỏa, Phúc Đăng Hỏa, Tích Lịch Hỏa,
Sơn Hạ Hỏa, Thiên Thượng Hỏa, Sơn Đầu Hỏa.

Phúc Đăng, Lư Trung dữ Sơn Đầu

Tam Hỏa nguyên lai phách Thủy lưu

Thiên Thượng, Tích , Sơn hạ Hỏa

Thủy trung nhất ngô cân vương hầu

Ngũ hành Hỏa vượng thì được Thủy nên danh lợi lưỡng toàn. Hỏa sinh Thổ, Thổ nhiều thì
Hỏa mờ mịt, Hỏa mạnh thì sinh Thổ như vậy mới hạn chế được ngọn lửa. Hỏa khắc Kim, Kim
nhiều thì Hỏa lụi, Kim yếu thì gặp Hỏa, đều có thể tiêu tan. Hỏa sinh nhờ Mộc, Mộc nhiều thì
Hỏa thêm vượng, Mộc có thể sinh ra Hỏa nên Hỏa nhiều thì Mộc diệt.

1. Tích Lịch Hỏa - Lửa sấm sét


Đào Tông Ngại viết: "Mậu Tý, Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa, Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy
cứ chính vị mà nạp âm vẫn thuộc Hỏa, trong Thủy có Hỏa thì chỉ có Long Thần nên gọi thành
Lửa sấm sét". Hỏa cứ trên Thủy thì chỉ có sấm sét mới xuất hiện hiện tượng này, xưng là Tích
Lịch tức là đột nhiên phát ra âm thanh vang động. Tích Lịch Hỏa vừa phát ra ánh chớp trên trời
cao hiệu lệnh cửu thiên khắp trời toàn rắn trắng, mây vần vũ như thiết mã. Nhưng Hỏa này phải
có nước, gió, lửa, lôi tương trợ thì mới có thể biến hóa. Chỉ cần nghe thấy Tích Lịch Hỏa là có
thể liên tưởng tới tốc độ nhanh như gió, sức mạnh thần thánh, tuy nhiên đến nhanh mà đi cũng
rất nhanh giống như một kẻ khẩu xà tâm phật vậy, phát tiết nhanh rồi trôi qua như mây gió.

2. Lư Trung Hỏa - Lửa trong lò


Đào Tông Ngại viết về phần này trong ngũ hành Hoả: "Bính Dần, Đinh Mão là Lư Trung Hỏa,
Dần là Tam dương, Mão là Tứ dương nên Hỏa này được đất tương sinh, lại được Mộc của Dần
và Mão nuôi dưỡng, lúc này thiên địa khai lửa, vạn vận sinh sôi nên gọi thành Lửa trong lò".
Dần là trường sinh Hỏa, Dần Mão đều có phương vị phía Đông Hỏa khí phát tán dần dần nên
lửa trong lò càng đốt càng cháy mãnh liệt, lấy thiên địa làm lò, lấy âm dương lưỡng khí làm
than thì mới huy hoàng cháy sáng khắp vũ trụ càn khôn.Lửa trong lò thì không thể một khắc
bùng cháy mà phải nuôi dưỡng từ mồi lửa nhỏ rồi thêm củi Mộc khiến nó trở ấm nóng rồi thế
lửa mới phát huy hết được công dụng . Cũng giống như một người trầm tĩnh, tự tin làm việc có
kế hoạch biết tích luỹ kinh nghiệm vậy.
3. Phúc Đăng Hỏa - Lửa đèn chụp
Đào Tông Ngại viết: "Giáp Thìn, Ất Tỵ là Phúc Đăng Hỏa, Thìn là thực thời, Tỵ là ấu, tướng
của nhật ánh sáng âm tuyệt chiếu rọi thiên hạ nên gọi thành Lửa đèn chụp". Phúc Đăng Hỏa lấy
nhật nguyệt làm đèn, ánh sáng phủ khắp nơi thì đèn này lớn nếu là loại đèn đế thường thì ánh
sáng bị hạn chế nên đèn này, lửa này nhỏ. Sử chép: “Giáp thiên, Ất Tỵ khí hình thượng đất thế
nhất định cao, chế độ cha truyền con nối nên là Phúc Đăng Hỏa". Lại có nghe "Phúc Đăng Hỏa
kim đài ngự sáng, ngọc đài thổ tuyệt, chỉ chiếu nhật nguyệt không chiếu tứ phương, vào lúc trời
chưa sáng tỏ lúc này Hỏa là Hỏa giữa nhân gian u tối”. Loại lửa bị chia cách bởi chụp đèn nên
chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng mà không nhìn được ngọn lửa nhiệt huyết, ngọn lửa bi thương
bên trong giống như sự hi sinh âm thầm của một người vậy.

4. Thiên thượng Hỏa - Lửa trên trời


Đào Tông Ngại viết: "Mậu Ngọ, Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất vượng của Hỏa,
trong Mùi có Mộc có thể phục sinh Hỏa, Hỏa tính nhạt dần lại gặp sinh địa nên gọi là Lửa trên
trời". Lửa trên trời có hai loại: 1. Mậu Ngọ đại diện cho Nguyệt Đức của Thái Dương, dương
đức cao quý, chiếu rọi thiên không nên còn gọi là dương cương Hỏa. 2. Kỷ Mùi đại diện cho
Nguyệt Đức của Thái Âm, âm đức hiền hoà, ánh sáng trắng lan toả dân gian nên gọi âm nhu
hòa (bản tính của Mùi là Thổ nhưng lại tàng Ất Mộc). Thiên Thượng Hỏa chỉ thái dương, ánh
sáng chiếu rọi dương gian chí công vô tư, ban phát ân huệ, chiếu sáng tâm can con người, ai
cũng bình đẳng cùng nhau chung sống chan hòa giống như luồng chính nghĩa quang minh
chính đại, hào sảng yêu thích giúp đỡ mọi người vậy. 

5. Sơn Hạ Hỏa - Lửa dưới núi


Đào Tông Ngại viết: "Bính Thân, Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa; Thân là nhà là đất, Dậu là ngày vào
cửa, lúc đó ánh sáng le lói che giấu nên gọi là Lửa dưới núi". Sơn Hạ Hỏa có thể lí giải đơn
giản như ánh mặt trời sắp rơi xuống chân núi phía Tây, khí của nó sắp tàn, hình của nó sắp lụi,
sức mạnh thế lực cùng vì thế mà yếu dần, đối vị với Quy Túc(tức Dậu Cung) sức nhỏ thể yếu,
ánh sáng le lói. Chiều Hán phía Đông được dựng lên như ánh sáng ảo ảnh của con thiêu thân,
huy hoàng như đám cỏ lau chân núi. Nói như vậy không có nghĩa Sơn Hạ Hỏa không có tính
chất đặc biệt của lửa mặt trời, mà ngược lại Sơn Hạ Hỏa rất mạnh mẽ, tính chủ quan cao, có thể
bảo vệ bản thân và người khác chỉ là có tìm được người hiểu và thưởng thức nó hay không thôi.

6. Sơn Đầu Hỏa - Lửa đầu núi

Đào Tông Ngại viết: "Giáp Tuất, Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, lửa chiếu
thiên môn phát ra thứ ánh sáng cao quý chói lòa nên gọi thành Lửa đầu núi". Sơn Đầu Hỏa
dùng núi để ẩn náu, bên trong sáng lạn, rõ ràng bên ngoài ẩn giấu bí hiểm khó lường. Ẩn mà
không lộ, ánh sáng bay cao đầu vào càn (Càn chính là cung Tuất Hợi) rồi nghỉ ngơi. Sơn Đầu
Hỏa là ngọn lửa hoang dã, sinh giữa chốn thiên nhiên nên kéo rất dài chiếu rất xa, khi tàn thì
như ánh hoàng hôn đang lặn, như ngày rơi xuống ánh sáng phía Tây kia vậy. Lửa trong ngũ
hành Hỏa từ trên núi nhìn vừa xa vừa cao, mặc dù khi bốc lên vô cùng mãnh liệt và hung dữ thì
khi mất đi lại vô cùng dễ dàng biến mất không chút tàn tích. 

III – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH THỔ


Nạp âm của ngũ hành Thổ gồm 6 đại diện Lộ Bàng Thổ, Đại Trạch Thổ, Sa Trung Thổ,
Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ, mỗi nạp âm là một bình diện khác
nhau về thuộc tính Thổ. Cùng xem boi tu vi 2017 nêu ý nghĩa của ngũ hành này nhé.
Ngũ hành Thổ gặp Mộc thì khá Thủy, chỉ có thể hanh hao thông. Thổ sinh Kim, Kim đa dạng
thì Thổ tất biến, Thổ mạnh thì phải chăng Kim thì mới khống chế khá điểm chính yếu của nó.
Thổ gặp Thủy thì khắc, Thủy phổ biến thì Thổ xói mòn, Thủy yếu thì Thổ phải chăng bồi đắp
tất chặn khá Thủy. Thổ ỷ lại vào Hỏa, Hỏa phổ quát thì Thổ khô cằn, cạn kiệt, Hỏa cũng với thể
sinh Thổ, Thổ phổ biến thì Hỏa lụi tàn.

1. Lộ Bàng Thổ – Đất trục đường lộ


Theo như Đào Tông Ngại viết: “Canh Ngọ Tân Mùi, Mộc trong Mùi sinh Hỏa của Ngọ. Hỏa
vượng tạo hình cho Thổ, Thổ mới sinh chưa đủ sức để nuôi dưỡng vạn vật nên gọi là Lộ Bàng
Thổ”. Lộ Bàng Thổ (đất con đường lộ) không sợ Mộc, vì cây không sống giữa đường dòng
quan hay trên bãi cát, đầm lầy. Cả ba hành Thổ này giả dụ gặp Mộc không bị khắc dù Mộc
khắc Thổ, Thổ hao Mộc lợi, trái lại còn mang đường công danh, tài lộc thăng tiến ko ngừng.

Đặc biệt  xem tu vi hang ngay cho rằng Hỏa vượng, Thổ thành hình, đất cứng do đó tâm chất
quật cường mà quá nóng tính, tâm tư thẳng thắn nhưng lại không chín chắn để phân biệt cho rõ
ràng thiện ác dễ dàng hay không tiện lợi. Lộ Bàng Thổ đất rộng, trải dài miên viễn cần có Thủy
cho đất hết khô để cây cỏ mọc. Lộ Bàng Thổ trong ngũ hành Thổ vào nghiên cứu, học thức sẽ
như chất Thủy tưới cho Thổ phát triển thành hữu ích.
Lộ Bàng Thổ thiếu khả năng khiến cho con người hành động để xoay chuyển thời thế nên đứng
vị thế một lý thuyết gia hay hơn. Canh Ngọ, Ngọ thuộc Hỏa, Hỏa sinh Thổ làm cho mất nguyên
khí sức đề kháng hung vận không bằng Tân Mùi, vì Mùi ở vào chính vị Thổ nên nhẫn nại kiên
trì hơn.

2. Bích Thượng Thổ – Đất trên tường


Đào Tông Ngại viết: “Canh Tý, Tân Sửu thuộc Bích Thượng Thổ, Sửu là chính vị gia Thổ mà
Tý lại là đất vượng Thuỷ, Thổ gặp phổ quát Thuỷ trở thành đất sét nên gọi là Đất trên tường”.
Bích Thượng Thổ hướng nội lại kín kẽ, nội ngoại không tương thông. Bích Thượng Thổ phải
mang cột để dựa thì mới cứng cáp, mới thịnh gia môn. Sở hữu thể hạn chế hot nhưng bên trong
thiếu lửa, tránh phải chăng chiếc lạnh của hàn khí. Bích Thượng Thổ phải dựa vào tường, vách,
núi thì mới ổn định, thành công chính yếu dựa vào sự thêu dệt hay che đậy bên ngoài tường
giống như một cô gái phải giả trang mới dám ra khỏi cửa vậy.

3. Thành Đầu Thổ – Đất trên thành


Đào Tông Ngại viết: “Mậu Dần, Kỷ Mão là Thành Đầu Thổ, thiên can Mậu Kỷ thuộc Thổ, Dần
là Cấn sơn, Thổ tích luỹ thành núi, Cấn là Sơn sở hữu ý nghĩa giới hạn lại, núi ngoài thành với
ý nghĩa ngăn chặn nên gọi là Đất trên thành”. Đất này với thể nuôi dưỡng vạn vật phát huy căn
gốc, kiên cố sừng sừng chung thuỷ sắc son. Thành Đầu Thổ mang thể gọi là ngọc bích trên trời,
là đế kinh dát vàng của hoàng đế, sở hữu thế rồng hạ nên đất này khi là bức tường kiên cố lúc
lại là vụn đá chân tường cả 2 đều mang sự độc đáo riêng của nó. Tường thành vốn được dùng
để ngăn chặn quân địch, vì thế vị trí Thành Đầu Thổ là vị trí cao nhất, là nơi bệ hạ cao quý
đứng, cũng là nơi sản sinh ra dã tâm, hi vẳng cai trị của con người.

4. Sa Trung Thổ – Đất trong cát


Đào Tông Ngại viết: “Bính Thìn, Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ, kho Thổ của Thìn làm Tỵ tuyệt tự
mà trong thiên can Bính Đinh lại là Hỏa, làm Thìn nhỏ bé dần, Tỵ lâm Quan tức tuyệt khố,
vượng Hỏa lại phục sinh nên gọi là Đất trong cát”. Sa Trung Thổ kế thừa dương khí, lúc dương
khí qua đi thì khí chất ngưng tụ chờ đợi mai sau. Sa Trung Thổ phiêu bạt mịt mùng mà phát
triển thành thảm cát bao la, đất này trong sạch là nơi Long Sà ẩn núp, nơi lăng cốc thiên biến
vạn hoá, hình thế dị kì. Cát thiếu nước nên ko mang sức ngưng tụ chỉ cần 1 trận gió là tiêu điều
tản mạn.

5. Đại Trạch Thổ – Đất nền nhà


Đào Tông Ngại viết: “Mậu Thân, Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ, thân là Càn, Càn là địa, Dậu là Đoài
tức trạch, khe, Mậu Kỷ thuộc Thổ lại thêm trạch Càn biểu trưng cho đất thì chỉ với nền đất
mỏng mảnh trên nền nhà mà thôi”. Đại Trạch Thổ khí đã hạ, vạn vận lui về ngơi nghỉ, rùa rút
đầu vào vỏ, mĩ lệ mà vô tư lự. Đại Trạch Thổ tuyến phố đường chính chính, anh dũng kiên
cường khắp năm châu không chỗ nào không mang, mà còn với phương vị Càn nên phúc đức
phần đông, đổi thay trời đất, gánh trên mình trọng trách lớn lao. Nó giống như 1 vùng đất bằng
hoang sơ ko biên thuỳ nhìn ra xa chỉ thấy mông mênh đất trời.

6. Ốc Thượng Thổ – Đất trên mái


Đào Tông Ngại viết: “Bính Tuất, Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ, Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi
là Thiên Môn, Hỏa tất nhạt thì Thổ sẽ tốt sinh ra nên gọi là đất trên mái”. Ốc Thượng Thổ khí
của nó trong ngũ hành Thổ thành thiết bị, là một đồ vật toàn mĩ lại theo vòng tuần hoàn âm
dương, vị thế nằm giữa âm dương đất trời. Ốc Thượng Thổ hình thành trong khoảng Thủy,
Thủy Hỏa dung hòa lại tích luỹ trong khoảng sương tuyết, trải qua mưa gió mà thành đất (ngói)
vĩnh hằng. Thổ hòa trộn có Thủy trải qua Hỏa đoàn luyện trở thành một thứ Thổ vững chắc, có
thể cản khá mưa gió, tuyết, sương con người mới sở hữu thể ngơi nghỉ. tuy vậy trải qua một
cuộc dâu bể nhưng Ốc Thượng Thổ lại ko cứng cáp, rơi là đổ vỡ nát giống như một người
mang tấm lòng bác ái, thường xuyên hi sinh bản thân vì người khác vậy nên tính ỷ lại, tính chờ
đợi của họ cũng rất lớn.
IV – Ý NGHĨA NGŨ HÀNH KIM

Nạp âm của ngũ hành Kim có 6 đại diện là Sa Trung Kim, Kiếm Phong Kim, Kim Bạc Kim, Bạch Lạp Kim, Thoa
Xuyến Kim, Hải Trung Kim.

Kiếm, Sa Kim phong lưỡng ban kim

Mộc mệnh nhược phòng tức khắc hiềm

Ngoại hữu tứ Kim giải kỵ Hỏa

Kiếm sa vô Hỏa bất thành hình.

Ngũ hành Kim gặp Hỏa thì thành Thủy mà trở thành đồ dùng hữu dụng. Kim gặp Thủy thì
sinh, Thủy nhiều thì Kim chìm, mà Kim mạnh thì thành Thủy, danh lợi lưỡng toàn. Kim khắc
Mộc, Mộc nhiều thì Kim khuyết, Mộc yếu thì Kim mạnh tất trở nên sắc bén. Kim sống nhờ vào
Thổ, Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp, Thổ sinh Kim mà Kim nhiều thì Thổ tất thay đổi.

1. Hải Trung Kim - Vàng dưới biển


Đào Tông Ngại viết: "Giáp Tý, Ất Sửu là Hải Trung Kim, Tý thuộc Thủy lại là hồ nên vượng
Thủy, lại có thêm Kim tử bởi Tý, mộ của Sửu nên Thủy vượng mà Kim tử vì thế gọi là Vàng
dưới biển". Hải Trung kim giấu khí, có tên mà vô hình, giống như một bào thai trong bụng mẹ,
tên có Kim nhưng thực chất lại không có Kim, bị vùi lấp giữa đại dương mênh mông. Giống
như Long Cung cất giấu bảo vật, hoài thai long tru trong bụng đang đợi người đến khai thác,
phát hiện thì mới thành bảo ngọc. Hải Trung Kim trong ngũ hành Kim còn mang ý nghĩa
khoáng kim bị cất giấu dưới đáy biển, thi thoảng sẽ phát ra những ánh sáng óng ánh nhưng vì
giữa đại dương xa xôi nên còn chờ người có duyên mới phát hiện được.
 

2. Kim Bạc Kim - Vàng pha bạc

Đào Tông Ngại viết: "Nhâm Dần, Quý Mão là Kim Bạc Kim, Dần Mão vượng Thổ, Thổ vượng
Kim tất suy, nay Kim lại tuyệt tự tại Dần, hoài thai tại Mão nên Kim bất lực còn gọi Vàng pha
bạc". Kim Bạc Kim được rèn luyện mà trở thành những tấm kim mỏng manh, vừa mỏng vừa
yếu nên sức dẻo dai rất mạnh, thường được dùng để dán ở tượng Phật hoặc các loại vũ khí
khiến vẻ bề ngoài trở nên đẹp đẽ lung linh và cũng làm tăng lên giá trị của đồ vật đó.Giống như
một người thích mua thể diện, trang trí vẻ tài lộc bên ngoài của mình vậy, có chút hư vô, xa hoa
không chân thật.
 

3. Bạch Lạp Kim - Vàng chân đèn

Đào Tông Ngại viết: "Canh Thìn, Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim, Kim được dưỡng từ Thìn, sinh từ
Tỵ hình thành sơ chất Kim ban đầu nên chưa thể cứng rắn nên gọi là Vàng chân đèn". Bạch Lạp
Kim là Kim trong khoáng, Kim khí vừa hình thành nên còn yếu, Bạch Lạp Kim còn là hợp kim
từ kim cương nên có thể xuyên qua những đồ thuộc Kim. Bạch Lạp Kim như viên thạch ngọc
trải qua rèn rũa trong khoáng thạch “đắm chìm trong ánh sáng của nhật nguyệt, tụ khí âm
dương đất trời” nên hình thành thể ánh sáng là màu thuần chất của Kim.
 

4. Sau Trung Kim - Vàng trong cát

Đào Tông Ngại viết: "Giáp Ngọ, Ất Mùi là Sa Trung Kim, Ngọ là đất vượng Hỏa, Mùi là đất
tang Hỏa, Hỏa tang thì Kim nhỏ giọt, bại mà nhỏ bé không thể thịnh vượng nên gọi là Vàng
trong cát". Vàng trong cát do Kim khí mà thành chỉ có thể trà trộn vào cát, Kim chất cứng hơn
cát chất, hai loại hòa trộn nên nếu chỉ có Kim thì khiêm tốn nhỏ bé, không thể mạnh mẽ mà có
thêm cát thì bạc nhược yếu mềm, chỉ một cơn gió là xóa nhòa tất cả.Sa Trung Kim thực chất
không ổn định  vì có quá nhiều tư duy vụn vặt, như một người cá tính hay thay đổi vậy.
 

5. Kiếm Phong Kim - Vàng mũi kiếm

Đào Tông Ngại viết trong ngũ hành Kim: "Nhâm Thân, Quý Dậu là Kiếm Phong Kim, Thân
Dậu là Kim chính vị, lại kiêm thêm Quan, Thân là vượng đế, Dậu Kim sinh vượng trở nên cứng
rắn vô địch như kiếm, nên gọi là Vàng mũi kiếm". Trong ngũ hành nạp âm thì Kiếm Phong
Kim có Kim khí thịnh nhất nên rất sắc bén, sắc đến độ lộ phong khí. Kiếm Phong Kim sắc bén
nên cũng kinh qua trăm đao ngàn trảm, ánh kiếm vung vạn trượng, kiếm khí bức chết người.
Một thanh kiếm vị trí sắc bén nhất chính là mũi kiếm, trong đó chính vị của Kim là Thân Dậu
cũng chính là nơi sắc bén nhất, Kim vượng thì mới mạnh giống như một người háo thắng, thích
lấn lướt tranh luận, chỉ cần vui vẻ là có thể hòa nhập.
 

6. Thoa Xuyến Kim - Vàng trang sức


Đào Tông Ngại viết: "Canh Tuất, Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim, Kim bức Tuất thành tang, bức
Hợi thành bênh, Kim mang bệnh tật mà trở nên yếu đuối nên gọi là Vàng trang sức".Thoa
Xuyến Kim là trang sức làm từ Kim, nên có Kim khí ẩn giấu, chỉ có hình thù biến đổi không
còn là Kim ương ngạnh nữa. Thoa là vòng tay vòng cổ, Xuyến là trang sức chuyên cho khuê
các nhà giàu dùng từ xưa, tất cả đều tịnh, thanh, mang khí chất thanh tú diễm lệ. Như một tiểu
thư khuê các nhìn có vẻ yếu đuối nhưng bên trong lại mạnh mẽ kiên cường.
V- Ý NGHĨA NGŨ HÀNH THỦY

Nạp âm của ngũ hành Thủy có 6 đại diện là Giản Hạ Thủy, Đại Giản Thủy, Đại Hải Thủy,
Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, Tỉnh Tuyền Thủy.

Đại Hải Thủy, Thiên Hà Thủy lưu

Nhị ban bất dữ Thổ vi cửu

Ngoại giả đô lai toàn kỵ Thổ

Phùng chi y lộc tất nan cầu.

Ngũ hành Thủy vượng thì thành đầm lầy, sông nước. Thủy sinh Mộc, Mộc nhiều thì Thủy mất
đi, Thủy mạnh thì Mộc sinh tồn mà phát huy hết thế mạnh của nó. Thủy khắc Hỏa, Hỏa nhiều
thì Thủy khô kiệt, Hỏa yếu thì gặp Thủy tất diệt. Thủy sinh Kim, Kim nhiều thì Thủy đục, Kim
sinh Thủy, Thủy nhiều thì Kim chìm. 
 

1. Giản Hạ Thủy - Nước khe suối


Đào Tông Ngại viết: "Bính Tý, Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy, Thủy vượng tại Tý, tang tại Sửu,
vượng tương phản với tang nên không thể tung hoành trên sông lớn nên thành nước khe hẹp".
Giản Hạ Thủy không phải là sông lớn nhưng lại hình thành nên sông, nơi tụ hội những dòng
chảy nhỏ mà thành, khi mưa xuống nước bằng chảy siết vùng lên thành sóng lớn. Nước từ Nam
chí Bắc cùng tụ hội, bản thân cũng không chia phương hướng mà chảy lúc Đông lúc Bắc thật
bất định. Giản Hạ Thủy thanh tịnh, chỉ vang mà không vọng, róc rách đêm ngày, nhìn mà
không bắt được nông sâu. 
 

2. Đại Giản Thủy - Nước suối lớn


Đào Tông Ngại viết: "Giáp Dần, Ất Mão là Đại Hải Thủy, Dần là Đông Bắc, Mão là chính
Đông, nước chảy chính Đông tất thuận, xuyên qua khe chảy thành dòng lớn tụ lại thành khe
nước to nên gọi là Nước suối lớn”. Đại Hải Thuỷ toạ Đông Bắc và chính Đông, nước sông chảy
theo hướng Đông, trăm sông đổ ra biển lớn nên thuận theo tự nhiên.Đại Hải Thuỷ thượng trên
núi cao, thế nước mạnh, đổ dồn dập thành sóng lớn, bao trùm vạn dặm phủ khắp giang sơn.
Dòng nước mạnh mẽ lúc rẽ phải lúc quặt trái biến đổi khó lường hướng trực tiếp ra biển vì thế
Đại Hải Thuỷ mang tính chất đa biến, cá tính trầm mặc và có lúc rất hiện thực vô tình.
 
3. Trường Lưu Thủy - Nước sông dài

Đào Tông Ngại viết: "Nhâm Thìn, Quý Tỵ là Trường Lưu Thủy, Thìn là kho nước, Tỵ là Kim
nơi sinh sôi nảy nở, Kim sinh thì Thủy tính tất tồn tại, kho Thủy làm trường sinh Kim nên
nguồn nước mãi mãi không dừng thì gọi là Nước sông dài”. Trường Lưu Thủy trong Ngũ hành
Thủy xuất hiện từ đầu nguồn nên dòng chảy đẹp đẽ giống như một người không có dã tâm, tất
cả đều phơi bày hết dưới ánh sáng. Trường Lưu Thủy dường như cái gì cũng muốn nhưng lại
không cần nhiều thứ cao cấp, luôn dễ dàng tự thỏa mãn.
 

4. Thiên Hà thủy - Nước trên trời

Đào Tông Ngại viết: "Bính Ngọ, Đinh Mùi là Thiên Hà Thủy; có Bính Đinh thuộc hành Hỏa,
Ngọ là đất vượng Hỏa mà nạp âm vẫn thuộc Thủy, Thủy tự Hỏa mà ra thì chỉ có ngân hà mới
có nên gọi là Nước trên trời". Thiên Hà Thủy bắt nguồn từ phía Nam là đất vượng Hỏa, Thủy
sinh từ Hỏa thì chỉ có sông trên trời mới có. Hệ ngân hà là hệ sao của thái dương nơi các vì tinh
tú tụ hội xung quanh, có một tầng mây khói che phủ khiến hành tinh nằm giữa sản sinh Hỏa
vượng, cũng tương thích với nghiên cứu của khoa học hiện đại và nước sông ngân hà này thời
cổ đại đã được coi là vùng đất của lửa.
 

Thiên Hà Thủy này do chảy từ sông ngân hà nên có thể vươn khắp năm châu bốn bể, phân bố
nghìn dặm, là cam lộ của trời đất, sinh ra vạn vật. Thiên Hà Thủy chảy từ vùng đất sinh ra lửa.
Ngọn lửa cháy bập bùng đó nhìn thì nhiệt tình ấm áp nhưng khi chảy xuống hạ giới lại vô cùng
lạnh lùng ác độc. Nếu không cẩn thận sẽ bị vẻ về ngoài đẹp đẽ đó đốt cháy thành tro bụi.
 

5. Tỉnh Tuyền Thủy - Nước trong giếng

Đào Tông Ngại viết: "Giáp Thân, Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thủy, Kim lâm quan, Thân Dậu đều
vượng, Kim tất vượng, nhờ có Thổ mà sinh ra Thủy nhưng sức mạnh không lớn nên gọi là
Nước trong giếng". Nước trong giếng sức mạnh tiêu điều nhưng không bao giờ mất đi, có thể
dùng bất cứ lúc nào, hết lại đầy; nếu như không sử dụng thì lúc nào cũng sóng sánh đầy nhựa
sống nên khó mà biết được sức mạnh của nó.
 

Tỉnh Tuyền Thủy vốn trong xanh, mát lạnh là nguồn sống của vạn vật dân cư. Vì nước nằm sâu
trong lòng đất, không bao giờ bị sóng gió thời tiết ảnh hưởng, cũng không bị nước từ bên ngoài
xâm chiếm tấn công nên lúc nào cũng yên bình lặng lẽ. Tỉnh Tuyền Thủy luôn yên bình, dùng
mắt thường không thể đoán biết được nông sâu, giống như một vị quan chức lạnh lùng khó
đoán biết thái độ vậy.
 

6. Đại Hải Thủy - Nước biển lớn

Đào Tông Ngại viết: "Nhâm Tuất, Quý Hợi là Đại Hải Thủy, nước nhỏ giọt đem Tuất tới Hợi,
nước nhỏ giọt từ từ tạo nên sức mạnh hùng hậu, mà Hợi còn là căn của sông nước nên gọi là
Nước biển lớn". Đại Hải Thủy trong Ngũ hành Thủy là nơi tụ hội của trăm nghìn con sông, nơi
tụ hội của Thủy nên Thủy thế hưng vượng, tượng khí hùng vĩ, khí thế oai phong tự cổ chí kim.
Đại Hải Thủy còn là nơi thu hút mọi ánh sáng của nhật nguyệt, có thanh có đục, Nhâm Tuất
còn có Thổ khí nên đục, Quý Hợi can chi thuần Thủy lại có nạp âm là Thủy nên thanh tịnh.
 

Mỗi khi biển bằng dậy sóng lại kích thích mây vần sóng vũ có thể nhấn chìm cả một con
thuyền to, Đại Hải Thủy chính là có thể nhấn chìm hàng nghìn con thuyền lớn nhỏ nhưng cũng
vô cùng bao dung độ lượng. Vừa thân quen lại vừa xa cách, không loại trừ những gì kì dị khác
lạ nhưng cũng không tỏ vẻ tâm tư luôn thông suốt. Phàm gặp chuyện gì cũng chuyện to hóa nhỏ
không hề mang tâm địa, tính dung hòa cực lớn chính là Đại Hải Thủy.

You might also like