You are on page 1of 124

11-2022 NĂM THỨ 61 ISSN 2734-9888

tapchixaydung.vn

TẠP CHÍ CỦA BỘ XÂY DỰNG JOURNAL OF CONSTRUCTION 61thYear


ISSN 2734-9888 11.2022 1
MỤC LỤC CONTENT
tapchixaydung .vn

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC: TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG


TS Lê Quang Hùng (Chủ tịch hội đồng) KTS TRẦN NGỌC CHÍNH 4 Tìm giải pháp cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị
PGS.TS Vũ Ngọc Anh (Thường trực Hội đồng) bền vững
GS.TS Nguyễn Việt Anh PGS.TS VŨ NGỌC ANH 7 Đổi mới Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quy hoạch và quản lý phát
GS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng triển đô thị
GS.TS Trịnh Minh Thụ GS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG 10 Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững: Thực
GS.TS Phan Quang Minh trạng và giải pháp
GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi PGS.TS.KTS NGUYỄN HỒNG THỤC 18 Để các siêu đô thị Việt Nam trở thành các cực tăng trưởng kinh tế bền vững
PGS.TS Phạm Minh Hà TS NGUYỄN NGỌC HIẾU 24 Đô thị "nén" và chiến lược phát triển theo thời gian tiếp cận
PGS.TS Lê Trung Thành PGS.TS PHẠM HÙNG CƯỜNG 30 “Đô thị xốp” - khả năng thích ứng trong phát triển của đô thị lớn
TS Nguyễn Đại Minh TS.KTS PHẠM TRẦN HẢI VÀ CÁC CỘNG SỰ 36 Chuyển quyền phát triển không gian (TDR): Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp
TS Lê Văn Cư dụng tại Việt Nam
TS TẠ THỊ HOÀNG VÂN 42 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển nông thôn ven
TỔNG BIÊN TẬP: đô (Trường hợp các nước châu Á và khu vực Đông Nam Á)
Nguyễn Thái Bình PHẠM HỮU THƯ 48 Hải Phòng hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị đẳng cấp quốc tế
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: PGS.TS.KTS HOÀNG VĨNH HƯNG 54 Thúc đẩy đào tạo quy hoạch tích hợp ở các trường đại học
Phạm Văn Dùng THANH NGA - THU THẢO 58 Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà

TÒA SOẠN: QUẢN LÝ NGÀNH


37 LÊ ĐẠI HÀNH, Q.HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI NGUYỄN MẠNH KHỞI 60 Những điểm mới trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Ban biên tập (tiếp nhận bài): 024.39740744
Email: banbientaptcxd.bxd@gmail.com GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN
Văn phòng đại diện TP.HCM: NGUYỄN HOÀNG LINH 64 Chung cư dịch vụ và chung cư…“ban ơn”!
14 Kỳ Đồng, Quận 3, TP.HCM
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Giấy phép xuất bản: AN NHIÊN 66 Quy hoạch đô thị đương đại
Số 728/GP-BTTTT ngày 10/11/2021
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ISSN: 2734-9888 TS.KTS NGUYỄN HOÀNG MINH 67 Công cụ kiểm soát ngưỡng mật độ dân số tại các đô thị lớn ở Việt Nam
THS.NCS TỐNG THỊ HẠNH, TS.KTS NGUYỄN HOÀNG MINH 72 Đô thị hóa và sự mở rộng đô thị tại Việt Nam
Tài khoản: 113000001172 TS NGUYỄN QUỐC TOẢN 78 Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân sự làm nhiệm vụ giám sát,
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội NGUYỄN THANH TRÚC, PGS.TS HÀ DUY KHÁNH 83 Lựa chọn phương án thiết kế hệ đỡ giàn giáo bao che bằng phân tích thứ bậc phân
cấp (AHP)
Thiết kế: Thạc Cường PGS.TS NGUYỄN TRÍ TÁ, KS HÀ DUY TÂN 90 Nghiên cứu ảnh hưởng độ cứng của nền đến áp lực của sóng xung kích trên mặt
đất bằng phần mềm Abaqus
In tại: Công ty TNHH In Quang Minh TS PHẠM THANH HÙNG, PGS.TS CHU THỊ BÌNH 94 Tính toán sàn liên hợp thép - bê tông trong điều kiện cháy theo tiêu chuẩn châu Âu
Địa chỉ: 418 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội NCS NGUYỄN THỊ HOÀI, PGS.TS NGHIÊM VÂN KHANH 100 Bộ tiêu chí xếp loại dự án đầu tư xây dựng công trình thăm dò, khai thác, chế biến
than tại Quảng Ninh theo hướng phân khu quy hoạch
Ảnh bìa 1: Một góc Khu đô thị Vinhomes VÕ VĂN ĐẤU, VÕ PHÁN, TRẦN VĂN TUẨN, 104 Nghiên cứu thực nghiệm về sự phân bố tải trọng của cọc trong móng bè cọc
Smart City - Hà Nội. TRẦN NHẬT LÂM
TS TRẦN BÁ VIỆT, THS ĐẶNG VĂN HIẾU, 108 Nghiên cứu công nghệ bê tông siêu tính năng (UHPC) ứng dụng để thiết kế chế tạo
Giá 55.000 đồng KS LÊ HOÀNG PHÚC, KS LƯƠNG TIẾN HÙNG, KS TRẦN BÁ TÚ dầm cầu tiết diện chữ U, nhịp 30m, phân đốt căng sau

DOANH NGHIỆP 4.0


PV 113 LILAMA gia công chế tạo và tổ hợp mô-đun thiết bị cho nhà máy sản xuất hydro
tại Mỹ
THS.KTS TRẦN THANH TÙNG 114 Thiết kế nội thất xanh: Hướng tới chu kỳ vòng đời sản phẩm
118 Trường Cao đẳng Nghề xây dựng: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực

2 11.2022 ISSN 2734-9888


11.2022

FROM POLICY TO LIFE SCIENTIFIC COMMISSION:


TRAN NGOC CHINH 4 Find solutions for planning, construction, management and sustainable urban Le Quang Hung, Ph.D
development (Chairman of Scientific Board)
VU NGOC ANH 7 Renovating the system of standards and technical regulations in urban Ass.Prof Vu Ngoc Anh, Ph.D
development planning and management (Standing Committee)
NGUYEN TO LANG 10 Improving the quality of urban planning to meet the requirements of Prof. Nguyen Viet Anh, Ph.D
sustainable development: Current status and solutions Prof. Nguyen To Lang, Ph.D
NGUYEN HONG THUC 18 Let Vietnam's megacities become sustainable economic growth poles Prof. Trinh Minh Thu, Ph.D
NGUYEN NGOC HIEU 24 Compact city and development strategies over time approach Prof. Phan Quang Minh, Ph.D
PHAM HUNG CUONG 30 "Porous urban" - adaptability in the development of large cities Prof Doan Minh Khoi, Ph.D
PHAM TRAN HAI 36 Transfer of Development Rights (TDR): International experience and Ass.Prof Pham Minh Ha, Ph.D
applicability in Vietnam Ass.Prof Le Trung Thanh, Ph.D
TA THI HOANG VAN 42 International experience in construction planning management and suburban Nguyen Dai Minh, Ph.D
rural development (In the case of Asian countries and Southeast Asia) Le Van Cu, PhD
PHAM HUU THU 48 Hai Phong aims to build a world-class urban area
HOANG VINH HUNG 54 Promoting integrated planning training in universities EDITOR-IN-CHIEF:
THANH NGA - THU THAO 58 Ensure indoor air quality standards Nguyen Thai Binh
DEPUTY-EDITOR-IN-CHIEF:
INDUSTRY MANAGEMENT Pham Van Dung
NGUYEN MANH KHOI 60 New points in the Draft Housing Law (amended)
OFFICE:
PERSPECTIVE TO PRACTICAL 37 LE DAI HANH, HAI BA TRUNG, HANOI
NGUYEN HOANG LINH 64 Serviced apartment and resettlement apartment Editorial Board: 024.39740744
Email: banbientaptcxd.bxd@gmail.com
ABOUT NEW BOOK Representative Office in Ho Chi Minh City:
AN NHIEN 66 Contemporary urban planning No. 14 Ky Dong, District 3, Ho Chi Minh City

SCIENTIFIC RESEARCH Publication:


NGUYEN HOANG MINH 67 Tool to control population density thresholds in large cities in Vietnam No: 728/GP-BTTTT date 10th, November/2021
TONG THI HANH, NGUYEN HOANG MINH 72 Urbanization and urban expansion in Vietnam
NGUYEN QUOC TOAN 78 Solutions for improving the professional qualifications for staff of monitoring ISSN: 2734-9888
and evaluation of Construction investment projects using State capital
NGUYEN THANH TRUC, HA DUY KHANH 83 Selecting the alternatives of support system for scaffoldings covering building Account: 113000001172
projects using Analytic Hierarchy Process (AHP) Joint Stock Commercial Bank of Vietnam
NGUYEN TRI TA, HA DUY TAN 90 Research on the effect of soil surface hardness on pressure of shock waves on Industrial and Commercial Branch,
the ground by using Abaqus software Hai Ba Trung, Hanoi
PHAM THANH HUNG, CHU THI BINH 94 Calculations of steel-concrete composite slabs in fire conditions according to
Eurocodes Designed by: Thac Cuong
NGUYEN THI HOAI, NGHIEM VAN KHANH 100 The set of criterias for classifying the onstruction investment projects on
exploring, mining and processing coal works in Quang Ninh in the directions of Printed at Quang Minh Company Limited
planning area Address: 418 Bach Mai - Hai Ba Trung - Hanoi
VO VAN DAU, VO PHAN, TRAN VAN TUAN, 104 Experimental research on axial load distribution on piles in pile raft foundation
TRAN NHAT LAM
TRAN BA VIET, DANG VAN HIEU, 108 Ultra High Performance Concrete (UHPC) technology to manufacture bridge
LE HOANG PHUC, LUONG TIEN HUNG, TRAN BA TU girders with Usection, 30m span, post-tensioned segmentation

ENTERPRISE 4.0
PV 113 LILAMA manufactures and assembles equipment modules for hydrogen
plants in the US
TRAN THANH TUNG 114 Green interior design: Towards the product life cycle
118 Vocational College of Construction: Innovating and improving the quality
of human resource training

ISSN 2734-9888 11.2022 3


TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Tìm giải pháp cho công tác lập quy hoạch,


xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững
> KTS TRẦN NGỌC CHÍNH*

Đô thị hóa đúng hướng là một nhiệm vụ quan trọng giúp quốc gia, đô thị phát triển
bền vững hơn. Quy hoạch đô thị chính là nền tảng để định hướng thúc đẩy quá trình
đô thị hóa phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái…

HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách
Sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thức trong quá trình phát triển.
cũng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, hệ thống Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị
đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc cả còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đô thị còn thấp. Phát triển đô thị còn
về số lượng và chất lượng. dàn trải, gây lãng phí về đất đai. Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng
Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị. Các
2021. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại còn
tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng chưa nhiều.
bộ và hiện đại; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước Việc chỉnh trang, cải tạo các đô thị trung tâm, đô thị cũ,
được cải thiện. Hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch và các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính
phát triển đô thị, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Ô nhiễm môi
đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ. trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến
Kinh tế khu vực đô thị liên tục tăng trưởng ở mức cao, phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
trung bình từ 12 - 15%, gấp 1,5 - 2 lần so với bình quân chung, Phát triển đô thị và tư duy khai thác đô thị mới chỉ đáp
hằng năm đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Một số đô thị ứng nhu cầu trước mắt, thiếu tầm nhìn về đầu tư dài hạn. Sự
lớn như Hà Nội, TP.HCM đã hình thành nhiều khu đô thị văn chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trong cư dân đô thị ngày
minh, hiện đại, nhất là những trung tâm về khoa học, công càng gia tăng dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận và
nghệ, giáo dục và đào tạo. Đô thị cũng đã khẳng định vai trò hưởng thụ phúc lợi xã hội. Mâu thuẫn giữa phát triển với việc
là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa lịch sử đô thị diễn ra gay gắt…
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, mỗi Việc sử dụng đất đai, dân số, lao động nhằm tăng cường
vùng và cả nước. chất lượng, tính hiệu quả, khả thi và bền vững của đô thị
trong các đồ án quy hoạch còn có nhiều bất cập; Công tác
NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA quy hoạch quản lý sử dụng không gian ngầm và hệ thống
Tuy nhiên, đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước ta công trình ngầm đô thị chưa được chú trọng.
Bên cạnh đó, phương pháp luận về lập quy hoạch, quy
(*)
Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam chuẩn, tiêu chuẩn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được

4 11.2022 ISSN 2734-9888


yêu cầu đầu tư phát triển rất nhanh của đô thị hóa. Theo một thiếu tính khoa học và khả thi; quy hoạch thiếu gắn kết các
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Bộ KH&ĐT cho thấy: chương trình dự án đầu tư, xây dựng công trình và kết cấu hạ
Mô hình kinh tế đô thị, mô hình quản lý đô thị Việt Nam đến tầng kỹ thuật, thiếu nội dung thiết kế đô thị; quy hoạch, cung
nay không còn phù hợp, đã bộc lộ các hạn chế làm cản trở cấp thông tin quy hoạch chưa công khai, kịp thời, thường
quá trình phát triển kinh tế; vai trò đầu tàu, tác động đến sự xuyên và rộng rãi; chính quyền đô thị chưa chủ động ban
phát triển của các vùng và trong liên kết vùng chưa thật rõ hành các văn bản điều hành, chuyển hóa các nội dung quy
rệt… hoạch thành các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng,
Hệ thống pháp luật về quy hoạch, phát triển đô thị, đầu phát triển đô thị phù hợp từng thời kỳ, thiếu sự phối hợp giữa
tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng, nhà ở... còn chưa thống các cơ quan có liên quan trong lập và thẩm định quy hoạch.
nhất, không đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Quy trình Việc chưa ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy
phức tạp và sản phẩm cứng nhắc của các đồ án quy hoạch hoạch cấp trên, trong khi hiện nay các tỉnh đồng loạt triển
đang tạo ra cản trở lớn cho các nhà đầu tư. Khả năng tiếp khai lập Quy hoạch tỉnh đã làm ảnh hưởng đến nội dung Quy
cận thị trường của đồ án quy hoạch đô thị hiện nay còn rất hoạch tỉnh khi được phê duyệt và triển khai trong quá trình
hạn chế. Từ đó dẫn đến thực trạng để đáp ứng và thu hút các thực hiện.
dự án đầu tư, chính quyền địa phương thường xuyên phải Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng
tiến hành điều chỉnh cục bộ các quy hoạch cấp trên liên quan nguyên nhân chủ quan là chủ yếu: Nhận thức về đô thị hoá
(quy hoạch chung, quy hoạch phân khu) theo một quy trình và phát triển đô thị bền vững chưa đầy đủ và chưa được quan
phức tạp và mất nhiều thời gian, điều này làm ảnh hưởng lớn tâm đúng mức; công tác quy hoạch đô thị chậm đổi mới,
đến cơ hội đầu tư và chi phí chung của doanh nghiệp. thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp…
Các công cụ quản lý phát triển đô thị còn thiếu; Công
tác kiểm tra, giám sát quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị TÌM GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ
chưa được thực hiện thường xuyên và phát huy hiệu quả. Hệ HÓA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
thống thông tin, dữ liệu, số liệu cần thiết để phục vụ công tác Tại Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022, trong khuôn khổ
lập quy hoạch còn thiếu. của hội thảo chuyên đề “Quy hoạch xây dựng và quản lý phát
Ở địa phương, chất lượng đồ án quy hoạch đô thị chưa triển bền vững đô thị Việt Nam”, các chuyên gia, nhà khoa
đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tầm nhìn còn hạn chế, dự báo còn học đi sâu phân tích, đánh giá và tìm ra những giải pháp chủ

ISSN 2734-9888 11.2022 5


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

yếu cho công tác lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát tảng của công nghệ số và chuyển đổi số. Phát triển đô thị
triển đô thị bền vững theo quan điểm và tinh thần của Nghị thông minh và xây dựng mô hình đô thị thông minh (Smart
quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị. Đó là đổi mới tư duy, lý City) trên nền tảng của công nghệ số
luận và phương pháp quy hoạch đô thị; bảo đảm quy hoạch Thứ bảy, đề xuất mô hình chính quyền đô thị; phân cấp,
đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại, lấy con ủy quyền quản lý quy hoạch và phát triển đô thị cho các địa
người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm; văn hóa và phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị.
văn minh đô thị làm nền tảng phát triển; kết hợp hài hoà giữa Thứ tám, làm rõ vai trò của cộng đồng trong công tác
quá trình đô thị hoá, phát triển đô thị với công nghiệp hoá, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, giám sát đầu tư phát triển
hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại nền kinh đô thị.
tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hội thảo cũng là dịp quan trọng để các Bộ ngành, các
Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải địa phương, nhất là những người làm công tác quy hoạch
đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển quán triệt sâu sắc, toàn diện chủ trương, quan điểm và nội
đô thị. Hội thảo tập trung thảo luận một số vấn đề chính: dung của Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị về việc Quy
Thứ nhất, đánh giá về cơ chế, chính sách trong quá trình hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt
đô thị hoá, công tác quy hoạch, quản lý, kiểm soát việc xây Nam; nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vai trò, vị trí quan
dựng đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt và trọng công tác quy hoạch đô thị trong sự nghiệp phát triển
phát triển đô thị bền vững. đô thị Việt Nam theo hướng xanh, thông minh và bền vững.
Thứ hai, đánh giá việc thực thi quy hoạch bao gồm: Hoạt Với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học
động triển khai và kết quả của thực thi quy hoạch; nguồn lực trong và ngoài nước, cùng với sự tham gia của các Bộ, ngành
(đất đai, tài chính, con người, thể chế), hiệu quả và tác động. Trung ương và sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ,
Thứ ba, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch có nhiều ý kiến thiết thực và hiệu quả, gợi mở, tháo gỡ những
đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị hạn chế trong phát triển đô thị, có cơ sở, căn cứ để ban hành
bền vững. Đồ án quy hoạch đô thị phải được coi là văn bản các cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô
pháp quy, có tính bắt buộc phải tuân thủ. thị góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống đô thị quốc gia bền vững và nhanh và bền vững. Giúp cho đất nước có một nền kinh tế
đồng bộ về mạng lưới. phát triển ổn định và bền vững, hệ thống đô thị phù hợp với
Thứ năm, giải pháp phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi
mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị. trường, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao của
Thứ sáu, giải pháp phát triển đô thị bền vững trên nền người dân.

6 11.2022 ISSN 2734-9888


Đổi mới Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật trong quy hoạch và quản lý
phát triển đô thị

> PGS.TS VŨ NGỌC ANH* có sự chuyển đổi từ xã thành phường, thị trấn của nhiều địa

T
phương góp phần chuyển 7,7 triệu người đang là cư dân
ính đến thời điểm hiện nay, các tiêu chuẩn quy chuẩn nông thôn thành cư dân thành thị, tương đương gần 22,6%
kỹ thuật thuộc lĩnh vực quy hoạch xây dựng trong hệ dân số thành thị của cả nước năm 2020.
thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam đã bao trùm Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương tốc độ tăng trưởng đô
lên hầu hết các khía cạnh. Tuy nhiên, cấu trúc cụ thể thị nhanh nhất cả nước, tiếp đó là các tỉnh Bình Dương, Đồng
của từng phần còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu vực đô thị đã thực sự trở thành
động lực phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước,
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM đóng góp khoảng 70% GDP, chiếm tỷ trọng chi phối trong
Tính đến năm 2020, cả nước có 862 đô thị, bao gồm 2 đô thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp.
thị đặc biệt, 23 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, Điều này cũng được chứng minh thông qua thu nhập bình
90 đô thị loại IV và 668 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ quân đầu người của dân cư đô thị, bình quân mỗi năm trong
30,5% năm 2010 lên 40% năm 2020. Đô thị hoá tăng nhanh thời kỳ 2016 - 2020, thu nhập bình quân người/tháng ở khu
ở các thành phố lớn, lan toả và phân bố tương đối đồng đều vực thành thị đạt 5,538 triệu đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu
trên cả nước. Hạ tầng đô thị từng bước phát triển đáp ứng vực nông thôn.
yêu cầu.
Tốc độ đô thị hóa nhanh do số dân thành thị tăng nhanh CÁC VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ
chóng, đạt hơn 34 triệu người vào cuối năm 2020. Tỷ lệ tăng TÁC ĐỘNG TỪ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ
dân số bình quân khu vực thành thị giai đoạn 2011-2020 là QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
2,64%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số của cả nước và Công tác quy hoạch đô thị là cơ sở cho việc quản lý phát
gấp 6 lần tỷ lệ tăng dân số khu vực nông thôn. Trong đó, yếu triển đô thị. Tuy nhiên hiện nay, quy hoạch đô thị còn một số
tố di cư góp phần làm dân số khu vực thành thị tăng thêm bất cập cần được giải quyết: như tính dẫn hướng cho công
1,3 triệu người, chiếm 3,8% dân số thành thị. Đặc biệt, nhờ tác quản lý phát triển đô thị của sản phẩm quy hoạch còn
chưa đảm bảo vừa có tính chặt chẽ, có tầm nhìn dài hạn của
(*)
Vụ trưởng Vụ KHCN&MT, Bộ Xây dựng

ISSN 2734-9888 11.2022 7


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

phương án quy hoạch vừa có tính linh hoạt, phù hợp với biến này hàng năm.
động liên tục của các yếu tố thị trường và tác động của biến Hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Quy
đổi khí hậu và nước biển dâng, quy hoạch chưa thực sự là tài hoạch xây dựng, Hạ tầng kỹ thuật hiện tại chủ yếu được
liệu phục vụ quản lý phát triển đô thị hiệu lực và hiệu quả, xây dựng bằng cách rà soát và chuyển đổi các Quy chuẩn,
dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, quy hoạch hạ Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng
tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Một phần trước đây. Các tiêu chuẩn này có thể có hoặc không được sửa
trong những bất cập này đến từ thực tế hệ thống tiêu chuẩn, đổi, bổ sung nội dung khi chuyển đổi thành Quy chuẩn kỹ
quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Một số lĩnh vực mới cũng đã và đang được
thuật đô thị hiện nay. Các vấn đề có thể kế đến như: nghiên cứu và ban hành như: nhà cao tầng, công trình ngầm,
Các chỉ tiêu về đất đai: đất dân dụng, đất đơn vị ở, đất cây tiết kiệm năng lượng, an toàn sinh mạng, biến đổi khí hậu
xanh sử dụng công cộng… vẫn sử dụng các quy định đã có và nước biển dâng, công trình xanh. Nhìn chung về mặt hệ
trước đây và quy định theo cấp loại đô thị. thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Quy hoạch xây
Các chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất mới chỉ khống chế chỉ dựng, Hạ tầng kỹ thuật về bố cục và cách thể hiện đã tiếp
tiêu lớn nhất, chưa quy định cụ thể được cho các khu vực đặc cận, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và nhiều nước trên thế
trưng trong đô thị. giới. Tuy nhiên, do chưa có một kế hoạch tổng thể nên các
Các chỉ tiêu về khoảng cách an toàn về môi trường của nội dung các quy chuẩn này còn có những trùng lặp, thậm
các nhà máy xí nghiệp cũng như của một số công trình đầu chí mâu thuẫn với nhau. Các vấn đề này đã dần được nhận ra
mối hạ tầng như: cấp nước, xử lý nước thải, xử lý rác thải, và đã được chỉnh sửa hoặc có kế hoạch chỉnh sửa thông qua
nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ… các dự án rà soát, chỉnh sửa các quy chuẩn hiện nay. Theo
Một số khái niệm còn bỏ ngỏ: loại đất, diện tích chiếm Quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành
đất… cần được hướng dẫn tại các tiêu chuẩn thiết kế. Xây dựng, hệ thống Quy chuẩn đã được xác định và từng
Các quy định, chỉ tiêu đối với các khu chức năng (trừ khu bước được rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện. Cho đến nay, cơ
công nghiệp). bản hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật đã được rà soát, chỉnh sửa.
Trong đó các quy chuẩn có liên quan trực tiếp đến công tác
ĐỔI MỚI TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ Quy hoạch xây dựng gồm Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD về
QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Quy hoạch xây dựng đã được soát xét, chỉnh sửa hoàn thiện
Tính đến thời điểm hiện nay, các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ và ban hành năm 2021, Quy chuẩn QCVN 07:2016/BXD về các
thuật thuộc lĩnh vực quy hoạch xây dựng trong hệ thống tiêu công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được rà soát, chỉnh sửa và
chuẩn xây dựng của Việt Nam đã bao trùm lên hầu hết các dự kiến sẽ được ban hành vào cuối năm 2022.
khía cạnh. Tuy nhiên cấu trúc cụ thể của từng phần còn chưa Đối với hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam lĩnh vực Quy hoạch
đầy đủ, chưa đồng bộ, nội dung của nhiều tiêu chuẩn đã lạc xây dựng, các tiêu chuẩn lĩnh vực Quy hoạch xây dựng hiện
hậu, nhiều tiêu chuẩn có nội dung như một văn bản pháp nay không còn phù hợp với những quy định mới trong Luật
quy, bao gồm cả các quy định về quản lý hành chính. Trong Xây dựng 2014, Luật Quy hoạch đô thị 2009... về cả nội dung
khi đó hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động và trình tự lập quy hoạch. Các tiêu chuẩn lĩnh vực Quy hoạch
xây dựng đang dần dần được hoàn thiện như Luật Xây dựng, được biên soạn từ lâu, nguồn tài liệu tham khảo chính là hệ
Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Quy hoạch đô thị, thống tiêu chuẩn của Liên Xô được xây dựng từ trước những
Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh năm 1980 nên cũng không còn phù hợp trong hoạt động đầu
bất động sản... và hàng loạt Nghị định hướng dẫn kèm theo tư xây dựng. Trong khi đó, hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật
đã được ban hành. Điều này đã làm cho nội dung của một số về Hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng có nhiều nội dung cần phải
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực Quy hoạch xây thay đổi phù hợp với hệ thống quy định hiện hành cũng như
dựng, hạ tầng kỹ thuật không còn phù hợp, cần phải soát xét, thực tế công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và vận hành
bổ sung hoặc thay thế. hiện nay. Hầu hết các tiêu chuẩn thiết kế đã được xây dựng từ
Để khắc phục tồn tại này, Bộ Xây dựng đã xây dựng Đề lâu, nhiều nội dung không còn phù hợp với tình hình hiện tại,
án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây đặc biệt là sau khi Luật Quy hoạch đô thị được ban hành, cũng
dựng, đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết như Luật Xây dựng được sửa đổi. Vì vậy, do nhu cầu quản lý,
định số 198/QĐ/TTg ngày 09/02/2018. Trên cơ sở đó, Bộ Xây các vấn đề trên do hệ thống tiêu chuẩn quy định đã được
dựng triển khai lập danh mục hệ thống quy chuẩn kỹ thuật lồng vào trong các quy định của các quy chuẩn, dẫn đến một
xây dựng tới năm 2025 và lập quy hoạch hệ thống tiêu chuẩn số quy định trong quy chuẩn trở nên cứng nhắc, không tạo
quốc gia ngành Xây dựng tới năm 2030; thành lập các Ban tư điều kiện cho sự phát triển đô thị trong thời đại mới. Hai tiêu
vấn kỹ thuật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Xây dựng chuẩn quan trọng nhất đối với công tác Quy hoạch xây dựng
gồm các chuyên gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm trong và Hạ tầng kỹ thuật đô thị nông thôn là TCVN 4449:1987 Quy
lĩnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn. Đồng thời xây hoạch đô thị: Tiêu chuẩn thiết kế đang được soát xét chỉnh
dựng kế hoạch rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và xây dựng mới sửa theo hướng tách thành các tiêu chuẩn thành phần, TCVN
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng quản lý 4454-2012 Quy hoạch xây dựng nông thôn - Tiêu chuẩn thiết
và tổ chức nghiên cứu, soạn thảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kế đang được soát xét chỉnh sửa và dự kiến ban hành vào

8 11.2022 ISSN 2734-9888


năm 2022 – 2023. Các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng Ngoài ra, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu
theo từng khu chức năng cũng đang được nghiên cứu, xây chuẩn cơ sở cũng chưa được thực sự được quan tâm, xây
dựng (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, dựng. Cụ thể là trong lĩnh vực Quy hoạch xây dựng, Hạ tầng
khu kinh tế, khu du lịch…); các tiêu chuẩn thiết kế về các đối kỹ thuật chưa có quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn
tượng, nội dung khác trong quy hoạch xây dựng như: đơn cơ sở nào được ban hành, ngoại trừ TP Hà Nội đang triển khai
vị ở, không gian xanh, cây xanh đô thị, phân vùng sử dụng xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch kiến trúc cho 4
đất, thiết kế đô thị, lựa chọn đất xây dựng, dự báo dân số, quận nội thành. Các cơ quan quản lý địa phương, các cơ quan
đánh giá tác động hạ tầng, giao thông đô thị, cao độ nền, nghiên cứu khoa học khác chưa có xu hướng xây dựng các
cấp nước, thoát nước, chất thải rắn… cũng đang từng bước quy chuẩn địa phương hay tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng trên
được xây dựng mới hoặc soát xét, chỉnh sửa, bổ sung theo địa bàn hoặc nội bộ đơn vị. Tuy nhiên một số mầm mống
kế hoạch đặt ra đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện hệ thống ban đầu của các tiêu chuẩn cơ sở đã được hình thành qua các
tiêu chuẩn cốt lõi về quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật Hướng dẫn kỹ thuật, Sổ tay thiết kế do các đơn vị nghiên cứu
đô thị. khoa học thuộc Bộ Xây dựng đã được ban hành.
Trong giai đoạn tới, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật sẽ tiếp tục được hoàn thiện, đồng thời với việc liên tục KẾT LUẬN
rà soát, đánh giá hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẫn kỹ thuật đã Công tác hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn quy chuẩn
được ban hành để có chỉnh sửa, bổ sung kịp thời giải quyết kỹ thuật thuộc lĩnh vực quy hoạch xây dựng trong hệ thống
được các vấn đề tồn tại khi triển khai áp dụng tiêu chuẩn, quy tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam đã và đang được thực
chuẩn kỹ thuật trong thực tế công tác nghiên cứu thiết kế, hiện một cách tích cực, khẩn trương, nhằm đáp ứng yêu
quản lý quy hoạch và phát triển đô thị. cầu của công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
Hơn nữa cũng cần phải tính đến nhu cầu xây dựng đồng Việc đổi mới hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ
thời hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với những quy thuật thuộc lĩnh vực Quy hoạch xây dựng còn nhiều khó
định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản khăn, thách thức cần vượt qua, nhất là phải phù hợp với hệ
lý phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con thống văn bản pháp quy liên quan đến quy hoạch và quản
người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích lý đô thị cũng đang được nghiên cứu, sửa đổi hoặc xây dựng
và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,
yêu cầu thiết yếu khác và hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia với Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển
những quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng đô thị... Bộ Xây dựng đang từng bước khắc phục khó khăn
làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng và hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác hoàn thiện hệ
của sản phẩm, đối tượng… (Điều 2, Luật Tiêu chuẩn và Quy thống các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực
chuẩn kỹ thuật) Quy hoạch xây dựng.v

ISSN 2734-9888 11.2022 9


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG:

Thực trạng và giải pháp


> GS.TS.KTS NGUYỄN TỐ LĂNG*

Bài viết tập trung vào thực trạng quy hoạch đô thị và đề xuất một vài giải pháp nâng
cao chất lượng quy hoạch đô thị theo yêu cầu phát triển bền vững, nhằm góp phần xây
dựng hệ thống đô thị Việt Nam ngày càng phát triển.

1. MỞ ĐẦU định trong Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 [8]. Bài viết này
Ngày 24/01/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06- tập trung vào chất lượng quy hoạch đô thị, trình bày vài nét
NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền về thuật ngữ và yêu cầu của phát triển đô thị bền vững; thực
vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. trạng quy hoạch đô thị và đề xuất một vài giải pháp nâng
Một trong 6 nhiệm vụ và giải pháp được Nghị quyết nêu ra cao chất lượng quy hoạch đô thị theo yêu cầu phát triển bền
là “Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu vững, nhằm góp phần xây dựng hệ thống đô thị Việt Nam
xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững” [1]. Điều đó ngày càng phát triển.
cho thấy chất lượng quy hoạch đô thị được quan tâm rất lớn
trong công tác xây dựng và phát triển đô thị ở Việt Nam. 2. VÀI NÉT VỀ YÊU CẦU CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN
Phát triển đô thị bền vững là xu thế của phát triển đô thị VỮNG
trên toàn thế giới và các đô thị Việt Nam cũng không nằm Phát triển bền vững là mục tiêu và xu hướng phát triển
ngoài xu thế đó trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Phát của nhân loại. Theo Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát
triển đô thị bền vững là yêu cầu thiết yếu cho phát triển định triển của Liên Hợp Quốc, "Phát triển bền vững là sự phát
cư con người, cung cấp mọi nhu cầu và sự cần thiết cho nhân triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không
loại; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đô thị có làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ
cấu trúc hợp lý và tính thẩm mỹ cao; và đô thị phát triển bền tương lai”, khái niệm này được đưa ra năm 1987 trong báo
vững cũng có những yêu cầu nhất định. cáo Brundtland “Tương lai của chúng ta”.
Hệ thống đô thị nước ta phát triển nhanh chóng trong Phát triển đô thị bền vững, một bộ phận của “Phát triển
những năm gần đây và đạt được nhiều thành tựu đáng kể bền vững” là xu thế cho phát triển các đô thị trên toàn thế
trong công cuộc xây dựng và phát triển đô thị, trong đó có giới đã từ mấy thập kỷ và các đô thị Việt Nam cũng nằm trong
công tác nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị. Tuy nhiên xu thế đó. Theo Hội nghị lần thứ II của LHQ về Định cư con
bên cạnh đó, nhiều hạn chế về chất lượng quy hoạch đô thị người ở Istanbul năm 1996 thì các mục tiêu và nguyên tắc
còn tồn tại. của phát triển đô thị bền vững trong “The Habitat Agenda”
Khái niệm “Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, [9] bao gồm: i) Phát triển đô thị bền vững là điều thiết yếu
kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng cho việc phát triển định cư con người, cung cấp mọi nhu cầu
kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi và sự cần thiết để đạt được việc phát triển kinh tế, cơ hội công
trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, ăn việc làm và tiến bộ xã hội, hoà nhập với môi trường; ii)
được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị” được xác Chất lượng cuộc sống của mọi người phụ thuộc vào các nhân
tố kinh tế, xã hội và môi trường, phụ thuộc vào các điều kiện
Nguyên Vụ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng thường trực Ban Chỉ
(*)

đạo quy hoạch và Đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, kiêm Phó thực tế và các đặc trưng không gian của các làng xóm và các
hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. đô thị; iii) Bố cục và thẩm mỹ của đô thị, mô hình sử dụng đất,

10 11.2022 ISSN 2734-9888


mật độ dân số và xây dựng, giao thông và các dịch vụ cơ bản Đô thị bền vững là một khu vực định cư con người có các
cũng như các phương tiện công cộng có ý nghĩa quan trọng yếu tố kinh tế - xã hội như sau: Có một nguồn dân cư ổn định,
đối với việc định cư con người. khoẻ mạnh, có thái độ đúng đắn về chỗ ở của mình, có trách
Bàn về đô thị bền vững, Nigel Richardson cho rằng phát nhiệm với lịch sử và toàn cầu; Có ý thức tập thể về bảo tồn
triển đô thị bền vững là một quá trình chuyển đổi môi trường văn hoá và nguồn tài nguyên tự nhiên cho các thế hệ mai
xây dựng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong khi bảo sau; Đảm bảo mục tiêu cung cấp các cơ hội công bằng về
tồn nguồn tài nguyên và khuyến khích, củng cố sức khoẻ của chất lượng sống cao hơn cho mọi người trong cộng đồng; Có
mỗi cá nhân, cộng đồng và hệ sinh thái [7]. một nguồn dân cư luôn cố gắng học tập về sự cần thiết phải
Đô thị có thể được xem xét như là hệ sinh thái con người thay đổi phù hợp với thời gian.
với các đặc trưng tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Tuy Có rất nhiều khái niệm về phát triển đô thị bền vững từ
nhiên, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng có xu hướng ổn định, các học giả trên thế giới. Tuy nhiên có thể tóm lại như sau:
trong khi các đô thị có tính đa dạng về các hoạt động, cơ hội Đô thị bền vững là một đô thị được phát triển ổn định với
kinh tế và các nguồn trí tuệ, linh hoạt trong cách xử sự của các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó mọi người
dân cư đối với các nhân tố bên ngoài. Nhiều tài liệu cho rằng dân hiện tại và các thế hệ tương lai đều có được cuộc sống
một trong những đòi hỏi ban đầu cho phát triển đô thị bền hạnh phúc, đầy đủ phúc lợi và các dịch vụ công cộng cơ bản,
vững là khả năng tồn tại lâu dài hoặc mức độ tổ chức định cư có sức khoẻ, được đảm bảo an toàn, giáo dục và đối xử công
con người nhằm củng cố các chức năng cần thiết, các nhu bằng. Họ còn được tận hưởng các bản sắc văn hoá dân tộc,
cầu về sinh thái và khả năng của con người. Các yếu tố cơ bản lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh
trong việc tạo ra khả năng tồn tại lâu dài gồm Phương tiện quan và môi trường.
sinh sống (sự đầy đủ về nước, thực phẩm, không khí, năng Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát
lượng và chất thải), An toàn (không có chất độc, bệnh tật và triển năm 1992, Uỷ ban Phát triển bền vững của LHQ đã xây
các mối nguy hiểm trong môi trường), Hài hoà (mức độ của dựng một tập hợp gồm 58 tiêu chí phát triển bền vững theo
mỗi cá nhân cảm nhận sự tiện lợi đối với môi trường xung 15 chủ đề. Bộ tiêu chí này được sử dụng cho các quốc gia trên
quanh). cơ sở tự nguyện và cần phù hợp với các điều kiện riêng của
Một số điểm quan trọng được xem xét ở quan niệm đô thị mỗi nước, LHQ yêu cầu các quốc gia tự xây dựng cho mình
bền vững liên quan đến quy hoạch đô thị [6] có thể là: Hình những tiêu chí phù hợp. Cũng như nhiều nước trên thế giới,
dáng cấu trúc của đô thị liên hệ chặt chẽ với tính đa dạng cao Việt Nam đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền
hơn về sử dụng; Đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng (xe vững trên cơ sở bộ tiêu chí của LHQ. Thông qua một Dự án
buýt, tàu điện) là hình thức cơ bản của giao thông; Sự liên kết quốc tế vào năm 2005, Bộ Xây dựng đã xác định xu hướng và
cao hơn giữa các khu vực tự nhiên và khu vực xây dựng bằng 10 nhóm với 51 tiêu chí cho phát triển đô thị bền vững [11].
các dải cây xanh và khu vực bảo vệ. Liên quan đến quy hoạch đô thị, những nội dung sau đây

ISSN 2734-9888 11.2022 11


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

được coi là những yêu cầu cho phát triển đô thị bền vững ở Toàn bộ 883 đô thị ở Việt Nam đã được lập quy hoạch chung,
Việt Nam: đây là những định hướng để chỉ đạo các đô thị phát triển
- Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý trong tương lai, đồng thời làm cơ sở cho các đồ án quy hoạch
và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường; phân khu và quy hoạch chi tiết. So với tổng diện tích đất xây
- Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống; dựng tại các đô thị trên cả nước, quy hoạch phân khu đô thị
- Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị như nhà ở, cây xanh, các loại đạt khoảng 70 - 90% đối với các đô thị loại đặc biệt và loại I,
công trình giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, khoảng 40 - 50% đối với các đô thị loại II, III, IV. Tỷ lệ lập quy
giải trí, sinh hoạt văn hóa, mở mang trí tuệ đầy đủ, ổn định và hoạch chi tiết đạt khoảng 40% so với diện tích đất xây dựng
phát triển bền vững; đô thị [2].
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như giao thông, cấp nước, Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch
thoát nước, xử lý chất thải, năng lượng, thông tin truyền qua hệ thống cấp nước tập trung ước đạt 92,8%; tỷ lệ thất
thông đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững, tiếp cận kịp thoát thất thu nước sạch giảm còn 17%; tỷ lệ tổng lượng nước
thời các yêu cầu về kỹ thuật hạ tầng và công nghệ đô thị tiên thải được thu gom và xử lý đạt khoảng 15%; diện tích bình
tiến; quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 25,2 m2 sàn/người [2].
- Có sự lồng ghép quy hoạch môi trường vào quy hoạch Các số liệu này đều tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2021 và
đô thị; những năm trước đây.
- Huy động được sự tham gia của cộng đồng, người dân Bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua,
đô thị trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị; một số hạn chế vẫn còn tồn tại trong công tác quy hoạch
- Hợp tác, phối hợp điều hành vùng hợp lý, hiệu quả, đô thị.
cùng có lợi và cùng phát triển nhằm bảo vệ môi trường, đảm Quy hoạch đô thị ở Việt Nam được lập trên cơ sở của
bảo cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái đô thị. phương pháp quy hoạch tổng thể triển khai từ những năm
Để phù hợp cho giai đoạn phát triển mới, năm 2015 tại Trụ 1960, khi nước ta còn phát triển với cơ chế kinh tế kế hoạch
sở LHQ, Hội nghị Thượng đỉnh đã thông qua Chương trình tập trung. Nhiều học giả trên thế giới đã nhận xét, đánh giá
nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Ở Việt Nam, Thủ tướng phương pháp quy hoạch này (khi còn Liên Xô và hệ thống
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện XHCN) với khá nhiều hạn chế, bao gồm: i) Quy hoạch phát
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững theo triển theo từng ngành riêng biệt và độc lập; ii) Quy hoạch
Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017. Trong số 17 mục tiêu tách rời sự phát triển thực tế; iii) Quy hoạch chủ yếu dựa
Phát triển bền vững, mục tiêu 11 đề cập đến Xây dựng các đô vào các đặc điểm của đô thị lý tưởng (cái gì nên làm); iv) Các
thị và cộng đồng dân cư hiệu quả, an toàn, đồng bộ và bền phương án phát triển đô thị căn cứ vào luật lệ, tiêu chuẩn và
vững. Theo đó đến năm 2030, liên quan đến quy hoạch đô mục tiêu; v) Quá nhiều luật lệ nhưng việc điều hành không
thị, Việt Nam đảm bảo cung cấp quyền tiếp cận hệ thống giao tốt; vi) Nghĩa vụ, trách nhiệm và tính rõ ràng cho thực hiện
thông an toàn, trong khả năng chi trả; tăng cường quá trình công việc được xác định không tốt; vii) Cơ sở dữ liệu và khả
đô thị hóa bền vững và nâng cao năng lực tham gia; tăng năng quản lý kém; viii) Thị trường đất và tài chính chưa phát
cường các nỗ lực để bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa và triển; ix) Tiếp thị đô thị và sự tiếp cận với vốn địa phương
thiên nhiên; chú ý đặc biệt đến chất lượng không khí và quản cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kém.
lý chất thải đô thị; cung cấp quyền tiếp cận không gian công Bên cạnh đó là một số vấn đề cụ thể [5]:
cộng; tận dụng vật liệu địa phương trong xây dựng. - Dự báo phát triển không chính xác; dân số đô thị thường
vượt xa dân số dự báo dẫn đến những khó khăn chính về vấn
3. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THEO YÊU CẦU đề nhà ở và dịch vụ xã hội. Sai lầm khi dự báo một cách chính
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG xác sự phát triển kinh tế của một số đô thị đã dẫn đến việc rất
Quy hoạch đô thị là một quá trình, từ xác định nhu cầu nhiều lĩnh vực khác của Quy hoạch tổng thể trở nên lạc hậu
phát triển đô thị, lựa chọn địa điểm, lập quy hoạch - tổ chức và thiếu chính xác;
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (kể cả việc áp dụng - Sự mở rộng các khu vực kinh tế đô thị đã làm gia tăng
các cơ chế chính sách, đánh giá hiện trạng, dự báo phát triển, gánh nặng cho hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, v.v.
định hướng phát triển) đến thực hiện quy hoạch, khai thác sử Sự mất cân đối của việc cung cấp hệ thống hạ tầng xã hội/
dụng và quản lý đánh giá thực hiện quy hoạch. Trong khuôn cộng đồng khi phải phục vụ cho lượng dân cư tăng lên;
khổ, bài viết này tập trung chủ yếu vào giai đoạn lập quy - Sự mở rộng không gian quá mức của đô thị lấn chiếm
hoạch. vào các khu cây xanh/đất nông nghiệp ở khu vực ranh giới
Thời gian vừa qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành đô thị/nông thôn;
tựu đáng kể trong công tác quy hoạch đô thị. Nhiều văn bản - Quy hoạch tổng thể cần phải điều chỉnh và thay đổi
quy phạm pháp luật được ban hành, nhiều đồ án quy hoạch thường xuyên nhằm phản ảnh những sự phát triển đô thị đã
đô thị được thiết lập, nhiều khu vực đô thị được xây dựng, xảy ra hoặc chưa được thể hiện trên hồ sơ khi chúng xuất hiện;
chất lượng nhiều đô thị được nâng cao, kể cả nhà ở, hệ thống - Sự bất lực của Quy hoạch tổng thể khi được sử dụng như
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội. một công cụ cho giải quyết các vấn đề tồn tại ở đô thị. Tồn tại
Đến tháng 6/2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41%. của Quy hoạch tổng thể tác động vào các kế hoạch khác làm

12 11.2022 ISSN 2734-9888


Hình 1. Bản đồ Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050
(Nguồn: VIAP - HUPI - PPJ).

giảm đi tầng bậc của quản lý đô thị; Các hạn chế về quy hoạch đô thị có thấy rõ trong nhiều
- Thiếu sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng khác nhau khía cạnh, từ phương pháp, quy trình đến nội dung quy
thực hiện quy hoạch ở các mức độ khác nhau trong tầng bậc hoạch, kể cả công tác đánh giá hiện trạng, áp dụng văn bản
quản lý đô thị. quy phạm pháp luật và dự báo phát triển:
Ở Việt Nam, trong Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày Quy hoạch đô thị là một loại hình của Hệ thống quy hoạch
24/01/2022, Bộ Chính trị đã chỉ ra những bất cập cơ bản như quốc gia. Theo Luật Quy hoạch 2017 thì quy hoạch đô thị
“Công tác quy hoạch đô thị chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng
chất lượng thấp; việc triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, và quy hoạch tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay sau gần 3 năm thực
nhiều nơi việc điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện” [1]; trong hiện Luật Quy hoạch, hầu hết các loại quy hoạch này chưa
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và được phê duyệt gây khó khăn cho việc định hướng lập quy
phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 hoạch đô thị, và các quy hoạch đô thị có nhiều khả năng phải
của Bộ Xây dựng tại Hội nghị sơ kết tháng 7/2022, một số điều chỉnh sau khi các quy hoạch cấp trên được phê duyệt.
tồn tại, hạn chế trong Ngành đã được chỉ ra, như: công tác Mối liên kết giữa các đô thị Việt Nam chưa tạo thành một hệ
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn chồng chéo, thống đồng bộ, chưa đảm bảo sự kết nối giữa đô thị và vùng,
đôi khi chưa chặt chẽ, khoa học, chưa hiệu quả; việc sửa đổi nhất là về hạ tầng khung.
các quy định của pháp luật và ban hành các quy chuẩn, tiêu Quy hoạch tổng thể thiếu tính tích hợp. Các quy hoạch
chuẩn còn chậm, chưa nắm bắt kịp thời những bức xúc, ngành được xây dựng độc lập, ít có sự phối hợp với nhau,
vướng mắc trong thực tiễn; chất lượng một số đồ án quy thậm chí có lúc chồng chéo, mâu thuẫn. Bên cạnh đồ án quy
hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tại một số địa phương hoạch đô thị còn rất nhiều đồ án quy hoạch của các chuyên
chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc điều chỉnh cục ngành khác, ví dụ quy hoạch sử dụng đất của ngành Tài
bộ quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết chưa chặt chẽ [2]. nguyên & Môi trường; quy hoạch hệ thống trường học của

ISSN 2734-9888 11.2022 13


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

ngành Giáo dục & Đào tạo; quy hoạch hệ thống trung tâm các quy định đôi khi không sát với thực tiễn. Một điểm nữa,
thương mại, chợ của ngành Công Thương. nhiều quy định trong Quy chuẩn xây dựng căn cứ vào loại đô
Quy hoạch sử dụng đất là nội dung cơ bản trong quy thị trong khi quy mô, đặc điểm của các đô thị cùng loại cũng
hoạch đô thị, tuy nhiên hiện nay việc quản lý sử dụng đất không thống nhất (do nhiều đô thị khi nâng loại không đủ
đô thị còn nhiều bất cập do có sự chồng chéo trong áp dụng tiêu chuẩn, nhất là dân số và được cho “nợ”), kể cả việc phân
hệ thống văn bản pháp luật giữa ngành Tài nguyên & Môi loại đô thị được quy định mới theo Nghị quyết số 26/2022/
trường và ngành Xây dựng (theo Luật Đất đai và Luật Quy UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sửa đổi, bổ sung
hoạch đô thị); bất cập trong việc phân loại đất đô thị; bất cập một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về Phân
trong việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất [4]. loại đô thị [10], khi 6 vùng khác nhau có tiêu chuẩn khác nhau.
Về nội dung và loại hình quy hoạch đô thị. Hệ thống quy Hạn chế trong đánh giá hiện trạng tác động đến chất
hoạch đô thị ở Việt Nam có 3 loại: Quy hoạch chung, Quy lượng của giải pháp và tính khả thi của quy hoạch. Để nghiên
hoạch phân khu và Quy hoạch chi tiết. Theo quy định, quy cứu quy hoạch đô thị, hiện tại nước ta đang thiếu công cụ
hoạch chi tiết cụ thể hóa quy hoạch phân khu hoặc quy đánh giá, thiếu phương pháp phù hợp để nghiên cứu hiện
hoạch chung, quy hoạch phân khu cụ thể hóa quy hoạch trạng [4]; khó khăn trong việc thu thập số liệu, thiếu hệ thống
chung. Một khi các quy hoạch cấp trên thay đổi thì các quy cơ sở dữ liệu: thiếu số liệu về kinh tế - xã hội dẫn tới việc xây
hoạch cấp dưới phải thay đổi theo và khi có những dự án mới dựng các đô thị thiếu đặc trưng, thiếu số liệu về kinh tế đô thị
ở cấp dưới được bổ sung thì quy hoạch chung sẽ phải cập dẫn tới việc không thể xác định được nguồn lực triển khai,
nhật, điều chỉnh cục bộ. thiếu số liệu về địa chất thủy văn dẫn đến việc khó khăn khi
+ Quy hoạch chung (như ví dụ ở Hình 1) được thực hiện bố trí, xây dựng công trình ngầm…
theo phương pháp tổng thể, theo tầm nhìn dài hạn, không Dự báo phát triển dựa trên các thông tin thống kê hiện
xác định được nguồn lực thực hiện nên khả năng thực thi trạng, tuy nhiên nhìn chung chưa được nghiên cứu thấu đáo
không cao. Nhiều đồ án quy hoạch chung được triển khai rất và thiếu thông tin dẫn tới các kết quả dự báo không phù hợp,
chi tiết cho giai đoạn dài hạn (như xác định hệ số sử dụng đất, thiếu chính xác, không đảm bảo tính khoa học cho quá trình
mật độ xây dựng cho từng lô đất ở giai đoạn dài hạn, khoảng lựa chọn phương án phát triển phù hợp, lựa chọn các chỉ tiêu
20 năm sau) là khó khả thi, thậm chí là rào cản cho các quy tính toán hợp lý. Công tác dự báo phát triển trong quy hoạch
hoạch cấp dưới. Mô hình phát triển đô thị tại các vùng, miền, đô thị còn yếu kém hiện nay dẫn tới hạn chế về chất lượng
địa phương khác nhau nơi có đặc điểm riêng khác nhau chưa các đề xuất giải pháp quy hoạch, làm quy hoạch không phù
được đề xuất rõ ràng, định hướng cụ thể và có sự lựa chọn hợp với phát triển kinh tế - xã hội, phải thường xuyên thay
thích hợp. Vấn đề biến đổi khí hậu nhiều khi chưa được quan đổi, điều chỉnh [4].
tâm thích đáng. Công tác điều chỉnh quy hoạch đang thường xuyên diễn
+ Quy hoạch phân khu (như ví dụ ở Hình 2) được thực ra, với các quy mô và mức độ khác nhau ở các loại đồ án quy
hiện với việc quy định cụ thể về chức năng sử dụng đất trên hoạch đô thị. Việc điều chỉnh này do dự báo phát triển chưa
nền tảng hiện trạng và dự án đã có. Kết quả cho thấy quy phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của thực tiễn;
định về sử dụng đất tương đối cứng nhắc, thiếu linh hoạt dẫn thông tin số liệu hiện trạng về quy hoạch, đất đai, dự án...
tới việc liên tục phải điều chỉnh cục bộ, hệ thống hạ tầng xã không đầy đủ và thiếu hệ thống. Quy hoạch chi tiết tại nhiều
hội rất thiếu do khống chế quy mô dân số thấp so với thực địa phương bị điều chỉnh tùy tiện, không đúng quy trình, thủ
tế phát triển, không quy định rõ ràng về không gian và cảnh tục, thường có xu hướng tăng tầng cao, mật độ xây dựng và
quan đô thị dẫn tới không gian đô thị rất lộn xộn, công trình hệ số sử dụng đất trong khi giảm diện tích công cộng và cây
cao tầng phát triển khắp nơi trong đô thị [4]. xanh, điều này dẫn đến việc quá tải lên hệ thống kết cấu hạ
+ Quy hoạch chi tiết (như ví dụ ở Hình 3) có sản phẩm tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong các khu đô thị.
thường không đủ mức độ chi tiết để quản lý, thiếu các công Quá trình lập quy hoạch thiếu sự tham gia của cộng đồng,
cụ chỉ dẫn cụ thể, các quy định tương đối cứng nhắc (ví dụ thiếu sự đồng thuận của các bên liên quan, nhiều nơi giải
trong bản vẽ về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan thể pháp quy hoạch phát triển mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng
hiện các mặt bằng công trình) gặp mâu thuẫn trong triển địa phương, gây ra các vấn đề xã hội rất phức tạp [4].
khai đầu tư, không phù hợp với nguồn lực và khả năng thực Công tác lập, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch
hiện. Quy hoạch chi tiết các khu vực đô thị hiện hữu khá lúng tại một số đô thị còn chậm và thiếu đồng bộ, công tác quản
túng, không có biện pháp phù hợp do thiếu hệ thống quy lý chưa kiểm soát được sự phát triển của đô thị, một số nội
chuẩn, tiêu chuẩn hỗ trợ, do phương thức quản lý đô thị chưa dung không theo quy hoạch, kế hoạch; vấn đề lồng ghép các
hoàn thiện và chế tài quản lý đô thị chưa đầy đủ [4]. tiêu chí bền vững vào phát triển đô thị chưa được thực hiện
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đang được áp dụng hiệu quả.
thống nhất trên toàn quốc, mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về Quy hoạch xây dựng - QCVN 01:2021/BXD [3] đã lưu ý 4. MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY
đến đặc trưng miền núi, hải đảo để giảm một số chỉ tiêu cho HOẠCH ĐÔ THỊ THEO YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
các loại đô thị, tuy nhiên, các đô thị ở miền núi nói chung Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính
cũng rất khác nhau trên phạm vi cả nước, do đó việc áp dụng trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững

14 11.2022 ISSN 2734-9888


Hình 2. Bản đồ Quy hoạch phân khu
Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM
(Nguồn: UBND TP.HCM).

đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã Về phương pháp và nội dung quy hoạch, cần đổi mới theo
nêu 5 quan điểm chỉ đạo và 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu. định hướng quy hoạch chiến lược, thay vì cách làm theo quy
Liên quan đến quy hoạch đô thị, quan điểm chỉ đạo nhấn hoạch tổng thể với những yêu cầu cơ bản là: i) Quy hoạch
mạnh vào việc đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy phát triển theo hướng đa ngành và hợp nhất; ii) Liên kết với
hoạch đô thị; tính đồng bộ và hiện đại trong quy hoạch đô thị; sự phát triển thực tế, quản lý sự thay đổi,; iii) Quy hoạch dựa
tính tiên phong của quy hoạch đô thị; xoá bỏ tư duy nhiệm vào cơ sở thực thi của đô thị; iv) Các phương án phát triển đô
kỳ và tình trạng “quy hoạch treo”… trong quy hoạch đô thị. thị căn cứ vào việc quản lý tài nguyên; v) Linh hoạt trong việc
Một trong 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là “Nâng cao sử dụng các văn bản quy phạm; vi) Tận dụng cơ sở dữ liệu
chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản với khả năng quản lý tốt; vii) Dự báo chính xác các xu hướng
lý phát triển đô thị bền vững”. Theo đó những nội dung cơ phát triển.
bản Nghị quyết đưa ra là: i) Đổi mới toàn diện về phương Cần có sự liên kết đô thị giữa các vùng, miền; quan tâm
pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch; ii) Tổ chức đầy đủ đến yếu tố biến đổi khí hậu. Quan tâm đến các loại
quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, vùng đô thị; iii) Bảo hình chức năng đô thị và không gian đô thị, kể cả không gian
đảm phân loại đất đô thị gắn với quy hoạch đô thị và mục ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị.
đích sử dụng đất; iv) Tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu về Việc lựa chọn mô hình đô thị phát triển thích hợp cho
phát triển đô thị theo quy hoạch; v) Tăng cường vai trò tham từng vùng, miền là hết sức cần thiết nhằm xây dựng các đô
gia của cộng đồng trong quy hoạch đô thị [1]. thị có được bản sắc và tận dụng triệt để các đặc điểm phát
Trên tình hình thực tế của quy hoạch đô thị và yêu cầu của triển. Hiện tại bên cạnh các đô thị truyền thống, các mô hình
phát triển đô thị bền vững, dưới đây là một vài đề xuất cụ thể phát triển đô thị bền vững đang được quan tâm và có thể
nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu áp dụng ở Việt Nam có thể kể đến là: Đô thị thông minh, Đô
phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam. thị sinh thái, Đô thị xanh, Đô thị ít các-bon, Đô thị nén, Đô

ISSN 2734-9888 11.2022 15


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

thị sinh thái - kinh tế. Ngoài ra còn một số mô hình đô thị linh hoạt áp dụng QCVN 01:2021/BXD cần quan tâm đặc biệt
khác như: Đô thị phát triển theo định hướng giao thông công đến dân số và đất đai, đương nhiên những linh hoạt này cần
cộng, Đô thị thiết kế định hướng cho người đi bộ, Đô thị với được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, tốt nhất từ
các khu vực bảo tồn di sản, Đô thị với các khu vực phát triển giai đoạn lập nhiệm vụ quy hoạch.
du lịch. Mỗi một đô thị nên lựa chọn một hoặc kết hợp một Để có được hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về quy hoạch
vài mô hình phát triển. đô thị, cần xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc, ứng dụng
Quy hoạch đô thị cần được lập theo hướng đa ngành và rộng rãi hệ thống thông tin địa lý và công nghệ số, nền tảng
hợp nhất. Tất cả các lĩnh vực về phát triển kinh tế - xã hội số, cung cấp được theo nhu cầu của công tác quy hoạch
(của cả 3 khu vực kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp; thương mại, đô thị; thiết lập các công cụ và phương pháp thích hợp để
dịch vụ; công nghiệp và xây dựng), định hướng phát triển nghiên cứu, đánh giá hiện trạng.
giao thông, sử dụng đất, tài nguyên, môi trường, hạ tầng kỹ Dự báo chính xác các xu hướng phát triển. Cần quy định
thuật, hạ tầng xã hội... cần được hợp nhất trong một hồ sơ các phương pháp dự báo nhằm thống nhất các lĩnh vực phát
quy hoạch, do chủ nhiệm đồ án tổng hợp. Các nội dung này triển, đặc biệt là dân số và đất đai; cần xác định được số dân
có thể được đề xuất bởi các lĩnh vực chuyên môn, các chuyên ở từng giai đoạn cho các đô thị, kể cả lượng dân cư dao động
ngành khác nhau nhưng không có các quy hoạch riêng, được theo kiểu con lắc và dân cư quy đổi như khách du lịch, người
thống nhất bởi tất cả các ngành, lĩnh vực trong hồ sơ tổng lao động thời vụ. Ban hành hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn
hợp, trước khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. chi tiết làm cơ sở cho dự báo; các kết quả dự báo cần có cơ
Xác định được xu thế phát triển trên thực tế của các đô quan có thẩm quyền thẩm tra đánh giá để đảm bảo chất
thị theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển. Quy hoạch lượng quy hoạch đô thị.
cần dựa vào cơ sở thực thi của đô thị và tôn trọng quy luật Huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã
thị trường, chỉ quy hoạch những cái gì có thể làm được, kể cả hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư với
tính khả thi về tổ chức không gian và nguồn tài chính thực nhiều thành phần như nhóm người có cùng văn hóa, cùng
hiện. Trong đồ án quy hoạch chung đô thị không nên quy lối sống, cùng khu vực định cư, cùng nghề nghiệp, cùng hiệp
định những chỉ tiêu cứng nhắc, chỉ nên quy định những điều hội, cùng có hành động chung vì những mục đích cụ thể.
được khuyến khích làm và những điều phải ngăn cấm. Đối Cộng đồng có thể tham gia vào công tác quy hoạch đô thị
với các quy hoạch phân khu và chi tiết các khu vực cụ thể, cần từ việc cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến vào các phương án,
chọn những hành động cụ thể để thực hiện, căn cứ vào nhu giám sát việc triển khai, thực hiện đúng các đồ án quy hoạch
cầu và nguồn lực của các nhà đầu tư phát triển đô thị, cho đến việc đóng góp vào nguồn vốn đầu tư cho quá trình xây
một thời gian nhất định. dựng đô thị nói chung và nhà ở đô thị nói riêng.
Các phương án phát triển đô thị căn cứ vào việc sử dụng
và quản lý tài nguyên. Nguồn tài nguyên cần được xác định 5. KẾT LUẬN
cụ thể trong các đồ án quy hoạch, việc khai thác tài nguyên Cùng với các đô thị trên toàn thế giới, hệ thống đô thị Việt
cho giai đoạn hiện tại và tương lai, khai thác triệt để những Nam đang phát triển theo xu thế đô thị bền vững. Đô thị phát
nguồn tài nguyên có thể tái chế và hạn chế sử dụng những triển bền vững đảm bảo và nâng cao chất lượng sống của
nguồn tài nguyên không tái tạo được. Việc sử dụng tài con người về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, cho hôm
nguyên cần giới hạn trong ngưỡng cho phép. nay và các thế hệ mai sau. Để đáp ứng được định hướng phát
Quy hoạch đô thị phải tuân thủ các quy hoạch cấp trên, triển bền vững, những yêu cầu nhất định trong quy hoạch
ưu tiên thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị theo các đô thị gồm việc quy hoạch phải phù hợp với các vùng địa
chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường; có cấu
tốt việc sử dụng đất, nhất là kiểm soát việc mở rộng đô thị và trúc đô thị hợp lý; có hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đầy đủ,
chuyển đổi đất nông thôn thành đất đô thị. Tất cả các đồ án ổn định và phát triển bền vững; huy động được sự tham gia
quy hoạch đô thị cần được công khai, công bố rộng rãi trong của cộng đồng…
xã hội. Trong thời gian qua, Việt Nam đạt được rất nhiều thành
Linh hoạt khi có sự thiếu thống nhất giữa các loại văn bản tựu đáng kể trong công tác quy hoạch đô thị như số lượng
đối với lập đồ án quy hoạch do hiện tại nước ta đang có nhiều lớn đô thị được lập quy hoạch và xây dựng, chất lượng các
loại văn bản cần đáp ứng. Trên thực tế, nhiều khi các quy đô thị được nâng cao về mọi mặt: hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
chuẩn, tiêu chuẩn quy định chung về các chỉ tiêu kỹ thuật cho xã hội và nhà ở. Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số
các loại đô thị nhưng nhìn chung quy mô, tính chất, đặc điểm hạn chế vẫn còn tồn tại, như Phương pháp, quy trình và nội
của các đô thị lại khác nhau, việc linh hoạt trong áp dụng các dung lập quy hoạch đô thị chưa tiên tiến; việc áp dụng các
văn bản là cần thiết, phù hợp hơn với thực tiễn xã hội. Với các văn bản quy phạm pháp luật còn có lúc bất cập; hệ thống
quy hoạch đô thị theo từng loại hiện nay được lập, trên cơ cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ và chất lượng của công tác dự báo
sở Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về Phân phát triển chưa cao.
loại đô thị và Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 Để triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Sửa đổi, bổ sung một của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển
số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, trong việc bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

16 11.2022 ISSN 2734-9888


Hình 3. Bản đồ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội (Nguồn: Viện Quy hoạch Xây dựng
Hà Nội).

2045, các giải pháp cần được nghiên cứu toàn diện và đồng phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 của Bộ Xây dựng. Hà
bộ với sự tham gia của mọi tổ chức, mọi thành phần trong nội, 14/7/2022.
xã hội. Đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng quy hoạch đô 3. Bộ Xây dựng. QCVN 01:2021/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch
thị, bài viết này đề xuất một số giải pháp: các quy hoạch cần xây dựng. Hà Nội, 2021.
được lập theo hướng đa ngành và hợp nhất; cần có sự liên kết 4. Lưu Đức Cường (chủ biên). Đổi mới phương pháp lập quy hoạch đô thị ở Việt
đô thị giữa các vùng, miền với việc lựa chọn các mô hình đô Nam. NXB Xây dựng, Hà Nội 2021.
thị thích hợp cho mỗi địa phương; việc xác định xu thế phát 5. Denis J.B. Shaw. The Soviet Urban General Plan and Recent Advances in
triển trên thực tế của các đô thị cần căn cứ vào việc quản lý và Soviet Urban Planning. Urban Studies, vol.20. 1983.
sử dụng tài nguyên; cần nâng cao chất lượng của hệ thống cơ 6. Dianna Colnett. Sustainable Development, Urbanization and Environmental
sở dữ liệu và chất lượng của công tác dự báo phát triển; huy Impact Assessment. University of Winnipeg, Manitoba 1993.
động tối đa sự tham gia của cộng đồng. 7. Nigel Richardson. Sustainable Cities: Urbanization and the Environment in
Với sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân và các giải pháp International Perspective. Canada, 1992.
nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị hợp lý, toàn diện, công 8. Quốc hội. Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12. Hà Nội 2009.
tác quy hoạch đô thị sẽ góp phần đưa hệ thống đô thị nước 9. United Nations Conference on Human Settlements. The Habitat Agenda,
ta ngày càng phát triển bền vững.v Habitat II, 1996.
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO tháng 5 năm 2016 về Phân loại đô thị và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21
1. Ban Chấp hành Trung ương. Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của tháng 9 năm 2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/
Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt UBTVQH13.
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 11. Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn, Bộ Xây dựng. Tiêu chí, chỉ tiêu và chỉ số
2. Bộ Xây dựng. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và phát triển bền vững đô thị của Việt Nam. Dự án VIE-01-021. Hà Nội, 2005.

ISSN 2734-9888 11.2022 17


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Để các siêu đô thị Việt Nam trở thành


các cực tăng trưởng kinh tế bền vững
> PGS.TS.KTS NGUYỄN HỒNG THỤC*

Trung bình, khoảng 75% các hoạt động sản xuất kinh tế trên toàn cầu diễn ra tại các đô
thị, và tỷ lệ này đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển. Ở nhiều nước
đang phát triển, tỷ lệ đóng góp của khu vực đô thị vào GDP quốc gia đã vượt quá 60% và
tại Việt Nam là khoảng 70% chủ yếu ở 2 thành phố cực lớn là Hà Nội và TP.HCM.

C
ách tiếp cận mới nhất về đô thị hóa dựa trên hai khái tính tập trung kinh tế mật độ cao ở đô thị, tức là một tập hợp
niệm then chốt và theo đó, có thể đổi mới tư duy đô các cơ sở sản xuất ở cả các khu vực kinh tế chính thức (và cả phi
thị hóa trên phạm vi toàn cầu: (1) Mức độ đô thị hóa, và chính thức). Người ta thường đặt câu hỏi: Đâu là động cơ dẫn
(2) Đổi mới các khu vực chức năng, để đô thị là động lực đến sự bùng nổ đô thị hóa như vậy? Ở hầu hết các khu vực trên
phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều đó cho thấy các xu hướng thế giới, đô thị hóa luôn luôn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
đô thị hóa gần đây và tương lai, phải vừa tăng chất lượng sống của các quốc gia. Tính trung bình, khoảng 75% các hoạt động
đô thị, đồng thời chuyển hóa để đô thị là nơi phản ánh mối sản xuất kinh tế trên toàn cầu diễn ra tại các đô thị, và tỷ lệ này
quan hệ giữa phát triển kinh tế và hệ thống cư trú đô thị một cách đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển (Ngân
bền vững (Báo cáo chính sách đô thị 2018-OECD). hàng Thế giới 2009). Ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ đóng
Như vậy có thể định nghĩa “Đô thị hóa kiểu mới” như sau: góp của khu vực đô thị vào GDP quốc gia đã vượt quá 60%
Là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - (Ngân hàng Thế giới 2009) và tại Việt Nam là khoảng 70% chủ
xã hội - văn hóa - không gian - môi trường sâu sắc gắn với các yếu ở 2 thành phố cực lớn là Hà Nội và TP.HCM.
cuộc cách mạng công nghiệp và trí thức, tạo đà thúc đẩy sự Các đô thị trở thành cực tăng trưởng: Lý thuyết về cực
phân công xã hội, chuyển đổi và hình thành các nghề nghiệp tăng trưởng đô thị xuất hiện vào khoảng những năm 1990 -
mới, tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị lớn và là 2000, chỉ rõ các liên kết hiện đại hoá với các lĩnh vực khác nhau
động lực để tăng trưởng kinh tế, làm điểm tựa cho các thay trong lãnh thổ đô thị và cả vùng đô thị. Cực tăng trưởng được
đổi bộ mặt xã hội. Đô thị hóa kiểu mới tạo sự cân bằng động thiết lập sẽ tạo ra các điều kiện cần thiết mang lại sự đổi mới
giữa môi trường xây dựng, môi trường kinh tế - xã hội và môi trong toàn bộ vùng lãnh thổ. Lý thuyết về cực tăng trưởng đã
trường tự nhiên để xây dựng đô thị thông minh, bền vững và phát triển về mặt lý luận về hệ thống đổi mới và mạng lưới
chống chịu biến đổi khí hậu”. Một số luận điểm sau khẳng định như là những gì mà nó tác động cả về tính đổi mới và tính
đô thị cần trở thành những cực tăng trưởng kinh tế để phát cạnh tranh của các đô thị và lãnh thổ (Andreosso-O’Callaghan
triển xã hội. và Nenihan, 2008; Wojnicka, 2004). Nó có những đặc điểm rất
Đô thị, đặc biệt các đô thị cực lớn, cũng đồng thời là: cụ thể: Từ việc tối thiểu hóa chi phí giao dịch và sự chuyển giao
Một không gian vật thể; Một không gian kinh tế mạnh: Bởi một mạng lưới có thể mang lại khả năng nâng cao hiệu suất
(*)
Đại học Quốc gia Hà Nội tăng trưởng vùng và hệ thống đô thị trong vùng.

18 11.2022 ISSN 2734-9888


Những năm 2015 đến nay, sự xuất hiện của các cực tăng cho phép truy cập qua quyền sở hữu.
trưởng bằng cách nhấn mạnh các doanh nghiệp sáng tạo, các + Nền kinh tế hợp tác: Nền kinh tế được xây dựng trên mạng
ngành mũi nhọn, các ngành công nghiệp phụ trợ, và mối quan lưới phân tán của các cá nhân và cộng đồng được kết nối với
hệ giữa các ngành trong kết nối và lan tỏa vùng chính là vai các thể chế tập trung, biến đổi cách chúng ta có thể sản xuất,
trò của sự đổi mới mô hình phát triển. Chính vì vậy, các nhà đô tiêu dùng, tài chính và học hỏi.
thị học đang nhắm vào các hình thái kinh tế giá trị gia tăng cao Những định nghĩa này chắc chắn phù hợp với nhiều mô
trong các siêu đô thị trên 10 triệu dân như Hà Nội và TP.HCM để hình kinh tế học mới đã trở nên phổ biến trong khoảng 5 - 8
chuyển đổi mô hình kinh tế mới. năm qua, nhưng một thuật ngữ mạnh mẽ hơn bao hàm bản
Bài viết này điểm qua một số loại hình kinh tế như vậy để chất dân chủ của tư duy được trình bày trong thuật ngữ “nền
góp phần thay đổi bộ mặt cho đô thị Việt Nam tương lai gần. kinh tế đám đông”. Các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế đám
đông được neo vào nguồn cung ứng cộng đồng. Đó là sức
1. KINH TẾ ĐÁM ĐÔNG mạnh tổng hợp của các yếu tố, như đám đông có mạng lưới,
Epi Ludvik Nekaj (2017) đưa ra lập luận rằng, tất cả những tập hợp tư duy dân chủ, tự nhận thức, các vấn đề theo cấp số
tương tác trong một nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) nhân cần hành động tập thể và những tiến bộ công nghệ đã
không chỉ là chia sẻ hay cộng tác mà nằm dưới một khái niệm biến nền kinh tế đám đông thành một hệ sinh thái có giá trị và
bao hàm hơn do con người trợ lực được gọi là nền kinh tế đám có mục đích hơn. Điều rất quan trọng là phải neo mình vào các
đông. Kinh tế học dân chủ mới đã phát triển với một số định nguyên tắc cơ bản thực sự của nguồn cung ứng cộng đồng,
nghĩa khác nhau mà Rachel Botsman (2013): để tối đa hóa các cơ hội của nền kinh tế đám đông. Nền kinh
+ Kinh tế chia sẻ: Mô hình kinh tế chia sẻ các nguồn lực chưa tế đám đông rộng lớn được đặc trưng bởi năm nguyên tắc cơ
được sử dụng. bản - con người, mục đích, nền tảng, tham dự và hiệu quả (còn
+ Kinh tế ngang hàng: Thị trường giao dịch giữa người với gọi là nguyên tắc 5P).
người tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ và giao dịch trực + Nguyên tắc con người (people): Nền kinh tế đám đông đang
tiếp các tài sản được xây dựng trên sự tin tưởng ngang hàng. trao quyền, bao trùm, đột phá và lấy con người làm trung tâm.
+ Tiêu dùng hợp tác: Một mô hình kinh tế dựa trên chia sẻ, Các giá trị lấy con người làm trung tâm cần được đưa vào các
hoán đổi, mua bán hoặc cho thuê các sản phẩm và dịch vụ, ứng dụng hướng tới nền kinh tế đám đông mà cộng đồng là

ISSN 2734-9888 11.2022 19


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

điểm xuất phát. Nền kinh tế đám đông hay hành động tập thể cần xem xét các tài sản có đòn bẩy, như xe của Uber và phòng
không phải là về hành vi của đám đông mà là các giải pháp của Airbnb, những tài sản này đã cho phép các công ty mở
hợp tác có mục tiêu nhằm giúp cộng đồng cải thiện cuộc sống rộng quy mô với tốc độ nhanh. Các mô hình kinh tế đám đông
của họ. Các nền tảng do con người hỗ trợ đang giả mạo các này cũng dựa trên việc cung cấp nhân viên theo yêu cầu, cung
kết nối này giữa những người dùng đang phá vỡ rào cản giữa cấp cho công ty sự nhanh nhẹn cần thiết để thích ứng với môi
người sáng tạo, nhà sản xuất và người dùng cuối. Bằng cách trường thay đổi nhanh chóng. Và đó là tất cả mọi thứ từ những
trao quyền cho mọi người, các tổ chức đang tìm ra những con người đảm nhiệm những công việc lao động vi mô đằng sau
đường và giải pháp mới, chưa từng được hình dung trước đây Amazon’s Mechanical Turk ở cấp thấp, đến các dịch vụ theo
cho các vấn đề phức tạp. yêu cầu của nhà khoa học dữ liệu của Kaggle ở cấp cao.
+ Nguyên tắc mục đích (purpose): Nền kinh tế đám đông tạo Ví dụ điển hình nhất là Airbnb đã trở thành “chuỗi khách
ra những trải nghiệm có ý nghĩa và giá trị được chia sẻ. Nền kinh sạn” lớn nhất trên thế giới, nhưng nó không sở hữu một
tế đám đông là hiện thân của văn hóa tạo ra giá trị chung và phòng khách sạn nào. Thay vào đó, nó tận dụng (nghĩa là cho
trách nhiệm xã hội, khác biệt với lối suy nghĩ và thực hành một thuê) tài sản (phòng ngủ dự phòng) của đám đông, với hơn
chiều truyền thống của nền kinh tế cũ. Các sáng kiến do con 6 triệu phòng, căn hộ và nhà ở tại hơn 81.000 thành phố trên
người thúc đẩy thường thể hiện một sứ mệnh lớn hơn là tạo ra toàn cầu.
các giải pháp phù hợp với và với tất cả các bên liên quan. Có
nhiều hơn một kênh giao tiếp và quan niệm rằng mọi người có 2. KINH TẾ ĐÊM
thể xa hơn mục đích của mình là thay đổi cuộc sống. Hiệp hội chính quyền địa phương Anh (Local Government
+ Nguyên tắc nền tảng (platform): Đám đông cần một phương Association) định nghĩa “thuật ngữ kinh tế ban đêm được sử
tiện để tương tác và tạo ra kết quả. Trụ cột của nền kinh tế đám dụng để mô tả một loạt các hoạt động từ một chuyến đi đến
đông này đã thể hiện dưới dạng công nghệ, kết nối và mạng rạp hát hoặc một bữa ăn gia đình, đến một đêm đi chơi ở câu
di động. Chẳng bao lâu nữa, internet kết nối vạn vật (IoT) góp lạc bộ. Nền kinh tế hoạt động vào ban đêm là một phần quan
phần vào phương tiện này, khuếch đại các tương tác của con trọng của các thị trấn và thành phố của chúng tôi và ước tính
người với dữ liệu mạnh mẽ. Các nền tảng như Airbnb và Uber mang lại hơn 60 tỷ bảng Anh cho nền kinh tế Vương quốc Anh
đã trở thành đồng nghĩa với các thị trường ngang hàng và dẫn mỗi năm” 2.
đến việc hình thành các mô hình kinh doanh mới. Ở Anh, “nền kinh tế đêm” được định nghĩa là các ngành
+ Nguyên tắc tham dự (participation): Đồng sáng tạo và tham Công nghiệp Tiêu chuẩn Phân loại 2007 (SIC 2007): Hoạt động
dự được nhấn mạnh trong nền kinh tế đám đông và cộng đồng văn hóa và giải trí; các hoạt động hỗ trợ các hoạt động văn hóa
đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng tương lai tích cực. Sức và giải trí vào ban đêm; các dịch vụ xã hội cá nhân và sức khỏe
mạnh của sự tham dự để thúc đẩy sự đổi mới được nhìn thấy rõ 24 giờ; các hoạt động hỗ trợ các hoạt động kinh tế và xã hội
nhất thông qua huy động vốn từ cộng đồng, điều này đã cho rộng lớn hơn.
phép các ý tưởng ban đầu có được bước khởi đầu. Phán quyết Alessia Cibin (2021) quan niệm kinh tế đêm diễn ra trong
của đám đông là rất quan trọng để xác thực các kế hoạch và một không gian thời gian đầy tranh cãi và gây tranh cãi, nơi
ý tưởng kinh doanh và làm việc với chúng chỉ mang lại hỗ trợ nhiều nền kinh tế chính thức và không chính thức hoạt động từ
tài chính mà còn đánh giá cao quá trình đầu vào và lặp lại sản 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng tương ứng với các cách trải nghiệm
phẩm. đêm đô thị khác nhau. Ví dụ bao gồm các bữa tiệc không chính
+ Nguyên tắc hiệu quả (productivity): Nền kinh tế đám đông thức, lĩnh vực nhạc sống, lĩnh vực khách sạn, ngành công
thúc đẩy các quy trình nhanh hơn, rẻ hơn, tốt hơn và hiệu quả nghiệp tình dục, lễ hội, nền tảng phân phối đồ ăn và rượu, sự
hơn về tài nguyên. Các ứng dụng đám đông kỹ thuật số cho kiện kỹ thuật số, giao dịch 24h, các doanh nghiệp kinh doanh
các hoạt động dân sự, cứu trợ thảm họa và công tác nhân đạo ban đêm vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh đêm theo
đang tạo ra tác động rộng rãi. Giúp đỡ và tham gia đến với định hướng thương mại và quy mô lớn.
chúng tôi một cách tự nhiên và web nối mạng đã chắp cánh Kinh tế đêm bao hàm các hoạt động như: (1) Ăn uống - nhà
cho tư duy này. hàng, quán cà phê, đồ ăn mang đi; (2) Uống rượu - quán rượu
Từ đó, Nekaj đi đến định nghĩa nền kinh tế đám đông là một và quán bar; (3) Văn hóa và giải trí - nhà hát, rạp chiếu phim,
hệ sinh thái năng động bao gồm những người làm việc hiệu quả nhạc sống và sự kiện hài kịch, bowling, trượt băng; (4) Các môn
tham gia thông qua một nền tảng với mục đích đạt được các mục thể thao dành cho khán giả bao gồm bóng đá, bóng bầu dục
tiêu cùng có lợi. và đua chó săn thường diễn ra vào buổi tối, đặc biệt là trong
Peter H. Diamandis (2020) đã đề xuất 7 mô hình kinh doanh các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu; (5) Chăm sóc sức khỏe, cảnh
sẽ thống trị thập niên tới, trong đó có nền kinh tế đám đông. sát và cứu hỏa…
Ông định nghĩa nền kinh tế đám đông là nguồn lực cộng + Ưu điểm của kinh tế đêm: Giải trí cho mọi người, thường
đồng, huy động vốn từ cộng đồng, phát hành tiền mã hóa được chào đón sau khi kết thúc công việc trong ngày; tăng
lần đầu (ICO), tài sản đòn bẩy và nhân viên theo yêu cầu - về việc làm do chi tiêu địa phương; giảm sự loại trừ xã hội và tăng
cơ bản, tất cả những phát triển thúc đẩy hàng tỷ người đã và sức sống trong đô thị.
đang trực tuyến 1. + Một số hạn chế của kinh tế đêm: Ô nhiễm tiếng ồn; tội
Tất cả đã cách mạng hóa cách chúng ta kinh doanh. Chỉ phạm và/hoặc hành vi gây mất trật tự xã hội, đặc biệt khi có

20 11.2022 ISSN 2734-9888


Hình 1: Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế đám đông.

Hình 2: 14 thành tố định nghĩa kinh tế đám đông.

Hình 3: Mô hình kinh doanh của Airbnb.

liên quan đến chất cồn; ùn tắc giao thông. vực có ý nghĩa quốc tế hoặc quốc gia; NT2 - Các khu vực có ý
Kinh tế đêm hiện nay được xác định là một hướng phát nghĩa cấp vùng hoặc tiểu vùng; NT3 - Các khu vực có ý nghĩa
triển nhằm thu hút và phát triển du lịch và văn hoá. Hiện tại, hơn cả địa phương. Nền kinh tế đêm của London có vai trò cực
các thành phố du lịch nổi tiếng nhất thế giới hiện đều là cách kỳ quan trọng đối với sự thành công của London và vai trò của
thành phố phát triển kinh tế ban đêm rất mạnh như Pattaya nó như một thành phố hoạt động 24/7. London chiếm tới 40%
(Thái Lan), New York (Mỹ), Macau (Trung Quốc), London trong số ước tính 66 tỷ bảng Anh cho tổng nền kinh tế ban
(Anh)… Các thành phố này đều nằm trong Top 10 thành phố đêm của Vương quốc Anh. Một khi bao gồm cả các tác động
thu hút nhiều khách du lịch lớn nhất thế giới. Và đặc biệt nổi cấp số nhân, đóng góp tổng thể của nền kinh tế hoạt động
tiếng với những con phố ẩm thực, tiệc tùng, mua sắp, giải trí vào ban đêm của London chỉ là hơn 40 tỷ bảng Anh. Hoạt
hoạt động thâu đêm. động kinh tế này hỗ trợ trực tiếp cho 723 nghìn việc làm - một
Anh là nước thực thi chính sách kinh tế đêm một cách hiệu phần tám ở Thủ đô.
quả mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách. Nền kinh tế
đêm của Anh tạo ra trung bình 66 tỷ bảng (~ tỷ USD) doanh 3. KINH TẾ CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA SÁNG TẠO
thu hàng năm và là nền công nghiệp đứng thứ 5 của toàn nền Theo định nghĩa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
kinh tế. Điển hình trong Dự thảo Kế hoạch London xác định hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), công nghiệp sáng tạo bao gồm
ba hạng mục phân loại nền kinh tế ban đêm: NT1 - Các khu những sản phẩm mang tính sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa

ISSN 2734-9888 11.2022 21


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Hình 4: Mô hình kinh tế văn


hóa của UNESCO.
Nguồn: Khung thống kê văn
hóa UNESCO, 2009

và nghệ thuật. Đó là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ kinh tế mâu thuẫn với việc bảo tồn các giá trị xã hội và việc xác
năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải, thực nó không nên được liên kết với thành công kinh tế của nó
việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ. (O'Connor & Gu, 2014).
Công nghiệp sáng tạo bao gồm các chu trình, sản phẩm và Kinh tế phức hợp tích hợp/bao hàm cả kinh tế đám đông,
dịch vụ rộng lớn mà ở đó sự sáng tạo là trung tâm. Hiện nay, kinh tế đêm và kinh tế công nghiệp văn hóa - sáng tạo. Một
11 ngành đã được coi là thuộc về công nghiệp sáng tạo gồm: đặc trưng của kinh tế phức hợp là gắn chặt với văn hóa:
quảng cáo, kiến trúc, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và thủ + Cơ sở vật chất văn hóa đóng vai trò là chất xúc tác cho đầu
công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, phim ảnh và video, in ấn xuất tư và các hoạt động. Cơ sở vật chất văn hóa (chẳng hạn như lễ
bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và hội, địa điểm nghệ thuật và điểm đến lịch sử,…) có tác động
phần mềm vi tính. gợn sóng theo nghĩa kinh tế, ngụ ý rằng nó có thể giúp tạo
UNESCO cũng quan niệm công nghiệp văn hóa là một ra các hoạt động kinh tế phi văn hóa khác bằng cách thu hút
phần của công nghiệp sáng tạo, và định nghĩa cả hai là “những du khách, người dân và khách du lịch chi tiêu trong nhà hàng,
lĩnh vực hoạt động có tổ chức với mục tiêu chính là sản xuất khách sạn và phương tiện giao thông công cộng,… Bằng cách
hoặc tái sản xuất, quảng bá, phân phối hoặc thương mại hóa này, các điểm đến văn hóa đóng vai trò như một chất xúc tác
hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động có nội dung bắt nguồn từ cho đầu tư và hoạt động. Các khu văn hóa không thể biểu diễn
nguồn gốc văn hóa, nghệ thuật hoặc di sản” 3. nếu không có các hoạt động hỗ trợ văn hóa và phi văn hóa
Trong Khung thống kê văn hóa (UNESCO framework for khác. Nền kinh tế phức hợp này nên đa dạng, tốt nhất là ở quy
cultural statistics - FCS), UNESCO đã định nghĩa lĩnh vực văn mô vừa và nhỏ, với mục tiêu là thúc đẩy kinh tế của khu vực và
hóa nhằm mục đích đo lường các hoạt động văn hóa, hàng giúp tạo ra tăng trưởng tự duy trì. Khái niệm này cũng có thể
hóa và dịch vụ được tạo ra từ các quá trình công nghiệp và phi tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác công – tư, để cùng
công nghiệp. lúc khu vực công cung cấp các dịch vụ văn hóa; khu vực tư
Do đó, có thể định nghĩa nền kinh tế văn hóa - sáng tạo nhân đóng góp với các phòng trưng bày tư nhân khác và các
và nghệ thuật là nền kinh tế tích hợp phát triển dựa trên sức dịch vụ hỗ trợ.
mạnh của các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo để phát + Các hoạt động văn hóa làm cơ sở cho nền kinh tế ban đêm.
huy hiệu quả các nguồn lực của kinh tế lẫn văn hóa. Các hoạt động văn hóa có khả năng tạo ra nền kinh tế ban đêm
và mang lại sức sống cho các khu vực đang hồi sinh. Điều này
4. KINH TẾ PHỨC HỢP (MIXED-USE) có thể nhận thấy ở nhiều khu vực đã lạc hậu và do sự chèn ép
Việc thúc đẩy một nền kinh tế phức hợp đích thực gắn liền của các hoạt động đó; họ có thể trở lại vai trò tích cực của nó.
với việc duy trì “các hoạt động hiện có và thu hút một nhóm đa Các nhà quy hoạch và chính quyền thành phố nên thúc đẩy và
dạng các hoạt động kinh tế mới, người dân và người sử dụng quản lý nền kinh tế làm việc vào ban đêm như một phần trong
(Dalmas và những người khác, 2015). Sự tích hợp của các hoạt cách tiếp cận của họ để hỗ trợ đóng góp kinh tế của các hoạt
động văn hóa, thương mại, sản xuất và giải trí theo mô hình động văn hóa. Điều này đòi hỏi phải chú ý đến việc quản lý an
làm việc - sống - học - chơi (Peck, 2005) phù hợp với bản chất ninh, khả năng tiếp cận và vận chuyển.
kết hợp của một cụm sáng tạo, và lợi ích của việc chuyển giao + Tạo ra một loạt các hoạt động và kết hợp sử dụng (mixed-
kiến thức và phát triển các mối quan hệ xã hội (Keane, 2009; use). Rõ ràng là văn hóa có thể giúp cung cấp khối lượng quan
Yang, Hao & Cai, 2015). Sự hiểu biết “sáng tạo” này về các giá trị trọng về số lượng và quy mô thời gian của hoạt động, tạo điều

22 11.2022 ISSN 2734-9888


Hình 5: Ý nghĩa của công nghiệp của văn hóa. Hình 6: Các yếu tố hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp văn hóa và
sáng tạo.

kiện cho hoạt động kinh tế và xã hội của một khu vực. Điều lịch sử, văn hóa, chất lượng địa điểm, sự đa dạng, lối sống... Địa
này có thể đạt được bằng cách khuyến khích một loạt các hoạt điểm văn hóa có thể ảnh hưởng hoàn toàn đến thương hiệu
động và kết hợp các mục đích sử dụng trong một khu vực, thành phố.
điều này củng cố lẫn nhau và giúp tăng cường sự liên kết trong
một khu vực thông qua việc sử dụng có mục đích các tài sản LỜI KẾT
cho mục đích sử dụng văn hóa. Do đó, các khu văn hóa được Năm 2008 là mốc đánh dấu kỷ nguyên của đô thị đã tới, các
tạo ra. thành phố thực sự là nơi sinh sống của hơn 50% dân số toàn
+ Văn hóa có khả năng hình thành ý thức về bản sắc và ý cầu. Năm 2019, OECD - Tổ chức phát triển kinh tế thế giới đã
nghĩa của một địa điểm. Văn hóa cũng có vai trò quan trọng ra tuyên bố: Các đô thị đang đóng vai trò dẫn dắt kinh tế thế
trong việc cung cấp nội dung cho hoạt động để tạo ra các khu giới khi chúng là những trung tâm lớn của hoạt động kinh tế và
đô thị sống động. Các sự kiện trong không gian công cộng, đổi mới.
công viên và quảng trường giúp mang lại ý nghĩa và do đó, Như vậy, đô thị hóa hiện nay đang là cơ hội để phát triển
nâng cao tính cạnh tranh của những không gian đó. Bằng cách kinh tế, đô thị hóa tạo ra bối cảnh phát triển thúc đẩy sự đổi
này, văn hóa kết hợp với môi trường được xây dựng sẽ giúp tạo mới của các cụm kinh tế, dẫn đến sự thay đổi lớn trong các
ra cảm giác về ý nghĩa và bản sắc của địa điểm. hoạt động kinh tế và mô hình việc làm từ nông nghiệp sang
+ Văn hóa có thể cung cấp thông tin cho quá trình thiết kế đô công nghiệp và dịch vụ, đổi mới sáng tạo, đi kèm với đa dạng
thị. Điều quan trọng là khu vực công cộng đô thị phải có bản hóa kinh tế trong các ngành cốt lõi để xây dựng các mô hình
sắc địa phương tạo nên tính đặc trưng và đặc trưng của không kinh tế mới. Sự tập trung sản xuất kinh tế tại các vùng đô thị
gian, quảng trường và đường phố. Nếu bắt nguồn từ nền tảng lớn và các cụm đô thị là điều đặc biệt quan trọng để đảm bảo
văn hóa của khu vực, kiến trúc và thiết kế đô thị có thể phát công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại Việt Nam.
triển kinh nghiệm đặc biệt của con người, nền kinh tế mạnh Và cũng nhiều mong muốn cho đô thị Việt Nam, nhất là
mẽ và hòa nhập nhạy cảm hơn với cộng đồng. Thiết kế đô thị các siêu đô thị có khả năng chuyển đổi theo các mô hình kinh
cần phải có lương tâm và ý thức văn hóa để thành công. Sự tế mới, đô thị thông minh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
đan xen giữa văn hóa và khu vực công cộng đô thị sẽ dẫn đến sáng tạo.v
sự kết nối tích cực của thành phố thông qua những phát triển 1
https://www.diamandis.com/blog/7-business-models-for-2020s. Truy
mới, các kế hoạch phục hồi và nghệ thuật công cộng. cập ngày 31/10/2022
+ Xây dựng thương hiệu cho địa điểm và các sản phẩm của 2
https://www.local.gov.uk/publications/approaches-managing-night-
nó. Các hoạt động văn hóa, nếu tồn tại, có khả năng biến địa time-economy. Truy cập ngày 31/10/2022.
điểm từ một địa điểm đơn thuần thành một điểm đến mà mọi 3
https://en.unesco.org/creativity/sites/creativity/files/digital-library/
người muốn đến thăm, sinh sống và làm việc. Điều đáng nói What%20Do%20We%20Mean%20by%20CCI.PDF. Truy cập ngày
là các thành phố có thương hiệu thành công đã có thể tiếp thị 29/10/2022.

ISSN 2734-9888 11.2022 23


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Đô thị "nén" và chiến lược phát triển


theo thời gian tiếp cận

> TS NGUYỄN NGỌC HIẾU* thu nhập [1-3].


Đô thị nén không đơn thuần là xây dựng hơn mà là tăng
TÓM TẮT: trưởng thông minh hơn. Khái niệm đô thị “nén” (compact) không
chỉ là một kết quả cụ thể mà là một quá trình điều chỉnh cách thức
Việc xây dựng đô thị nén và tránh dàn trải là một nội dung quan trọng tăng trưởng thông minh hơn (smart growth) với mục tiêu xây
trong chiến lược đô thị tăng trưởng xanh quốc gia; tuy nhiên, đây là dựng các đô thị nhỏ gọn, hiệu quả từ sử dụng đất cho tới đi lại
chủ đề rộng có nhiều cách hiểu và cách làm. Bài viết thảo luận về chiến nhằm nâng cao khả năng tiếp cận đến các trung tâm công cộng,
lược phát triển đô thị nén trên cả không gian và theo thời gian tiếp cận. nhà ở, và việc làm với chi phí và cự ly di chuyển hợp lý, giảm thiểu
Thông qua đó, tác giả gợi ý việc áp dụng chiến lược này trong bối cảnh chi phí hạ tầng và dịch vụ công, giảm chi phí kinh doanh cho
doanh nghiệp, giảm thiểu tác động của quá trình đô thị hóa lên
các đô thị lớn ở Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng cùng thách thức môi trường tự nhiên, và giảm bất bình đẳng xã hội [4].
chuyển đổi từ lệ thuộc xe máy sang lệ thuộc xe hơi. Các khu vực được “nén” thường là trung tâm dịch vụ, dọc
Từ khóa: phát triển dàn trải, đô thị nén, tăng trưởng thông minh, quản hành lang giao thông công cộng nơi có thể khai thác phương
lý tích hợp, đô thị phát triển theo thời gian tiếp cận. thức đi lại phi cơ giới như đi bộ và xe đạp. Đô thị nén đúng cách
dành thêm không gian công cộng, cho cây xanh, và mặt nước,
A. ĐÔ THỊ NÉN KHÔNG CHỈ LÀ "CAO TẦNG" tăng khả năng tiếp cận đến tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe
Khái niệm về đô thị nén hay “nhỏ gọn” ra đời trong bối cảnh cộng đồng. Khu vực “nén” luôn tạo điều kiện để tạo sự đa dạng
các thành phố mở rộng dàn trải cùng với bùng nổ của xe hơi. trong hệ sinh thái định cư, đem nhiều việc làm đến gần chỗ ở và
Nhiều khu ngoại vi thành phố lớn trở thành các thị trấn chỉ để các nhóm thu nhập xích lại gần nhau hơn .
ngủ (bed town) còn dịch vụ ngày càng xa nơi có việc làm. Người Việc làm cho các đô thị hiệu quả có hai cách tiếp cận là tập
dân phải di chuyển ngày càng xa hơn để đi làm với sự lệ thuộc trung vào tổ chức không gian và tổ chức đi lại. Trước tiên chúng
vào xe hơi cá nhân là biểu hiện của các đô thị dàn trải (urban ta bàn về “nén” dựa vào các giải pháp tổ chức không gian.
sprawl).
Đô thị hóa dàn trải dựa trên nền tảng xe hơi đã được chứng B. XÂY DỰNG CÁC ĐÔ THỊ NÉN THEO TIẾP CẬN KHÔNG
minh thiếu tính bền vững. Khi kết nối lệ thuộc vào xe ô tô cá GIAN
nhân, ách tắc giao thông là tất yếu tại các cửa ngõ trung tâm và Kiểm soát theo tổ chức đất đai và mật độ xây dựng là cách
các trục chính. Các khu đô thị ngoại vi mật độ ở thấp làm tăng làm phổ biến để đảm bảo đô thị nhỏ gọn. Mật độ nào được coi
cự ly di chuyển, tăng phát thải khí nhà kính và khí gây ô nhiễm là phù hợp, trên thực tế không nên quá cao. Để duy trì tính hiệu
môi trường, và đặc biệt là tăng chi phí cho xã hội do tắc nghẽn, quả của vận tải công cộng, các mô hình tính cho thấy mật độ
tốn kém nhiên liệu, và đất đai. Mật độ thấp làm tăng chi phí bảo dân cư cần đạt tối thiểu 50 người/ha trên phạm vi toàn thành
trì hạ tầng đè nặng lên ngân sách địa phương và suy giảm tính phố (5.000 người/km2 - khu trung tâm kinh doanh có thể cao
gắn kết xã hội do các mô hình ở ngày càng biệt lập theo nhóm hơn). Tham khảo mật độ dân số ở các thành phố lớn trên thế
giới cho thấy khu vực xây dựng chỉ cần 211 người/ha đã là một
(*)
Trường Đại học Việt Đức

24 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 2: Xếp hạng mật độ dân số ở các đô thị và vùng trên thế giới.
Xếp hạng Thành phố/Vùng Quốc gia Dân số Diện tích khu vực xây Mật độ dân cư/ha
theo mật độ đô thị dựng tập trung
1 Dhaka Bangladesh 9,196,964 165.63 555.30
2 Hong Kong China 5,179,089 97.63 530.50
3 Mumbai India 16,161,758 370.90 435.70
4 Saidpur Bangladesh 233,478 7.59 307.40
5 Rajshahi Bangladesh 599,525 20.26 295.90
6 Milano Italy 17,335,085 635.17 273.80
7 Casablanca Morocco 3,004,505 114.31 262.80
8 Cairo Egypt 13,083,621 569.17 229.90
9 Baku Azerbaijan 2,067,017 90.15 229.30
10 Addis Ababa Ethiopia 2,510,904 118.65 211.60
Nguồn: Viện Lincoln - trích lại từ [4]
Chú ý: Đô thị càng lớn và nén càng cao ở trung tâm cần có vùng ngoại vi càng rộng để dự trữ nước, để làm nông nghiệp đô thị,
và không gian sinh thái rừng và đất ngập nước đảm bảo cân bằng sinh thái.

trong số 10 đô thị có mức độ nén cao nhất thế giới (xem Bảng TP.HCM. Chỉ có điều chúng ta chưa có Metro và tỷ lệ đất dành
dưới). Như vậy, để coi là “nén” không phải khó và để đạt độ nén cho giao thông chỉ từ 7 - 10% còn khu trung tâm đất dành cho
cao ở quy mô toàn bộ đô thị có thể không cần thiết, mà vấn đề giao thông hiện dưới 20%, có nghĩa là đã nén hơn nhiều so với
là sự phân bố không gian (công viên và giao thông) đã bố trí để “chuẩn” quốc tế.
khai thác tối ưu như thế nào. Việc tính toán tỷ lệ “nén” theo khả năng chất tải của hạ tầng
Mức độ nén ở khu vực trung tâm cần đi kèm với không gian giao thông sử dụng công cụ đánh giá tác động giao thông
công cộng. Các khu vực chức năng như trung tâm thương mại, (Traffic Impact Assessment - TIA). Công cụ này giúp quy đổi nhu
nhà ở, đầu mối giao thông, logistics, hay khu công nghiệp cần cầu đi lại khi xây dựng công trình và từ đó ràng buộc các công
chỉ số nén về xây dựng - tức là hệ số sử dụng đất chứ không trình xây dựng giảm thiểu tác động tới giao thông khu vực .
đo bằng dân số. Khu trung tâm (CBD) có thể kết hợp ở và mức Công cụ trên là một bộ phận hệ thống quản lý phát triển tích
độ nén cao để phục vụ kinh doanh nhưng cũng cần nhiều hợp giữa quản lý xây dựng và quản lý hạ tầng giao thông. Mục
không gian dành cho giao thông và công trình công cộng. Các tiêu hướng tới là quản lý xây dựng phù hợp với năng lực phục vụ
thành phố có tính cạnh tranh cao như Barcelona, New York, hay của hạ tầng giao thông (gồm cả đường bộ, vận tải hành khách
Brussels dành tới 35% diện tích và công trình công cộng khác là công cộng), đồng thời định hướng và giảm thiểu tác động tiêu
15% tại khu trung tâm [4] để đảm bảo phục vụ cộng đồng tập cực lên hạ tầng hiện hữu [14].
trung. Tại các khu vực khác, công viên, không gian mở, không Mô hình nhà ở có tác động lớn tới mức độ nén tổng thể của
gian chức năng như thể thao, trường học, bệnh viện cũng được đô thị. Do không gian dành cho nhà ở có thể chiếm tới 50% diện
bố trí để tiếp cận trong thời gian ngắn. Các đô thị có chất lượng tích đất đô thị, cách thức xây dựng nhà ở có tác động lớn tới
sống tốt (livable) đều có thời gian tiếp cận từ nơi ở đến khu vực mật độ xây dựng. Lựa chọn giữa xây nhà biệt thự với chung cư
cây xanh tập trung là 15 phút đi bộ và tổng diện tích cây xanh thấp tầng có thể giúp diện tích đô thị giảm 6 lần. Một thành phố
chiếm từ 10 - 30% diện tích đất đô thị . Với diện tích cây xanh bán kính 2 km có thể chứa được 1 triệu dân nếu xây dựng nhà
bình quân đầu người ở TP.HCM và Hà Nội đều dưới 1 m2/người ở chung cư thấp tầng, còn nếu xây toàn biệt thự thì bán kính
thì đô thị nén trước hết cần giúp tăng diện tích cây xanh đạt thành phố sẽ lên tới gần 10 km, và diện tích tăng 15 lần. Nhà ở
chuẩn (9 m2/người) nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị. thấp tầng đã đem lại hệ số “nén” cao mà không cần xây nhà ở
Tỷ lệ nén ở khu vực trung tâm có mật độ cao phụ thuộc vào cao tầng (hay trên 6 tầng). Điều này giải thích rất nhiều quốc gia
năng lực hệ thống hạ tầng giao thông và vận tải hành khách - ví dụ CHLB Đức chỉ cần xây dựng nhà ở dưới 6 tầng (cao không
công cộng. Về cơ bản, khu vực CBD cần giới hạn mức độ nén bởi quá 22 m) đã đạt được mục tiêu tiết kiệm đất, tiết kiệm chi phí
giá đất cao làm các chủ đầu tư sẽ thâm dụng vị trí. Tuy nhiên, xây dựng, thuận tiện cho cứu hỏa, và tạo sự gắn kết cộng đồng.
việc xây quá mức sẽ không chỉ quá tải giao thông mà còn làm
hỏng cảnh quan đô thị. Giới hạn độ nén ở New York FAR là <10 C. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NÉN THEO CHIẾN LƯỢC TIẾP
hoặc cá biệt theo vị trí có thể lên tới 15 tại các vị trí ven công CẬN THỜI GIAN
viên trung tâm và có tiếp cận hệ thống Metro. Trên thực tế, hệ Những năm gần đây, chiến lược tiếp cận theo thời gian trở
số 10 - 12 cũng đã được áp dụng tại nhiều vị trí tại Hà Nội và thành trào lưu mới. Chiến lược này giúp thực thi các mục tiêu

ISSN 2734-9888 11.2022 25


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

tăng trưởng thông minh thông qua các giải pháp định hướng
theo tham số thời gian - ví dụ 15, 20, hay 45 phút. Chiến lược thời
gian vốn đã là nền tảng để thiết kế các đô thị nông nghiệp có
khu trung tâm dịch vụ tiếp cận phi cơ giới theo mô hình “nén”.
Với sự lên ngôi của xe hơi, các thành phố mất dần cấu trúc “nén”
cùng đường cao tốc và phòng cách sống ngoại vi biệt lập. Khi
các đô thị tổ chức lại theo phương thức tiếp cận việc làm và dịch
vụ, mỗi đô thị sẽ có các giới hạn về cấu trúc không gian gắn với
phương tiện chủ lực [15]. Mỗi thành phố sẽ có thể lựa chọn do sự
chi phối của cấu trúc kinh tế - xã hội, hình thái đô thị, điều kiện
và khả năng quản lý phát triển hạ tầng và vận tải công cộng [16].
Chiến lược thời gian được lựa chọn phụ thuộc vào mật độ,
khả năng tương tác trong kết nối gần, tính đa dạng và khả năng
chuyển đổi số. Mật độ đem tới khả năng tối đa hóa các dịch vụ
đô thị cho nhu cầu ngày càng cao. Các kết nối gần giúp giảm
khoảng cách di chuyển để đáp ứng yêu cầu kết nối xã hội và sử
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu Hình 1: Sơ đồ minh họa tính toán mức độ nén theo khả năng
ô nhiễm và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Sự đa dạng về phân phục vụ của hạ tầng giao thông. Nguồn: Tác giả.
bố mục đích sử dụng dụng đất giúp nuôi dưỡng nền kinh tế
địa phương gắn với hệ sinh thái cộng sinh cho tất cả các nhóm
thu nhập. Đổi lại, mật độ và sự gần gũi củng cố sức hấp dẫn của Vấn đề là các thành phố lớn ở Việt Nam cần vận dụng cách tiếp
thành phố từ sự đa dạng của nó. cận trên như thế nào trong bối cảnh phát triển hiện nay. Sau đây
Phát triển đô thị nhỏ gọn và hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe, là một số vấn đề cần cân nhắc.
giảm khí nhà kính và giảm ô nhiễm được phát huy trong nền 1. "Nén" ở các đô thị đặc biệt
kinh tế số, trong kỷ nguyên “thế giới nhanh”, “thế giới phẳng” Những năm vừa qua, nhà cao tầng và đường cao tốc, đường
và thách thức sau đại dịch Covid cũng như biến đổi khí hậu [16] trên cao đã trở thành lựa chọn nổi bật cho cả Hà Nội và TP.HCM.
[17]. Những nơi đáp ứng yêu cầu về sức khỏe chính là nơi có tính Tuy nhiên, nếu nhà cao tầng thiếu kết nối với hệ thống giao
cạnh tranh cao hơn, hấp dẫn đối với các tài năng hơn [18]. thông công cộng, việc các gia đình có điều kiện ở ngoại vi và đi
Kinh nghiệm thực thi các chiến lược tiếp cận theo thời gian làm, đón con ở trung tâm bằng xe hơi sẽ làm cho tình hình tắc
cho thấy cơ hội cải thiện là rất đa dạng. TP Paris, Milan, hay nghẽn trầm trọng hơn. Hệ số sử dụng đất cao tại các khu đô thị
Barcelona sử dụng thương hiệu 15 phút để tổ chức lại không mới không giúp người dân bỏ xe hơi để tiếp cận gần đến dịch
gian ưu tiên cho đi lại bằng xe đạp trong gian phố đã được xây vụ là thất bại về cả quy hoạch và tổ chức giao thông.
dựng từ kỷ nguyên đi lại phi cơ giới [19]. Trong khi đó, TP Bogota Nhìn rộng hơn, có nhiều vấn đề cần điều chỉnh về tích hợp
(Colombia) tập trung vào kết nối chuỗi các thành phố chia sẻ quy hoạch giao thông và đô thị. Nhìn từ đường Khuất Duy Tiến
tầm nhìn và kế hoạch tích hợp các giải pháp đầu tư hạ tầng kết ở Hà Nội 8 làn dưới đất và 4 làn trên cao nhưng vẫn tắc bởi các
nối chung [20, 21]. TP Thượng Hải (Trung Quốc) tích hợp chiến nhà cao tầng mọc lên dọc tuyến này và sự phát triển nhà cao
lược này vào Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2017 - 2035 để đưa tầng gần đây chủ yếu nhắm tới tiếp cận bằng đường bộ và xe
mục tiêu "các cộng đồng kết nối trong phạm vi 15 phút". TP hơi cá nhân. Có thể biện minh rằng nhà cao tầng đã xây nhưng
Portland (Hoa Kỳ) chọn giải pháp xây dựng các “tuyến phố hoàn chưa có tàu điện ngầm. Nhưng khi có rồi thì sao? Nếu đo thử
thiện" để cư dân có thể tiếp cận với hầu hết các dịch vụ trong phạm vi phục vụ của các ga trên mạng lưới MRT theo quy hoạch
vòng 20 phút bằng cách sử dụng đi bộ và đặc biệt là xe đạp [22] ở Hà Nội và TP.HCM, chúng ta sẽ thấy mới có 16% dự án nhà ở
Tại Singapore, quá trình di chuyển đến nơi làm việc theo cao tầng cùng các tòa tháp hỗn hợp nằm trong phạm vi đi bộ
hai cấp (20 phút đến nơi có dịch vụ và 45 phút đến trung tâm kết nối tới các ga. Điều này dẫn tới tỷ lệ sử dụng MRT có thể
thành phố). Các giải pháp này tháo gỡ nhiều vướng mắc trong không cao và dẫn tới giảm sút cùng hiệu quả khai thác hệ thống
tiếp cận đến nơi có giao thông công cộng, đến nơi có dịch vụ, MRT nói chung. Nói cách khác, còn nhiều việc phải làm để làm
và nhiều vướng mắc khác với sự tổ hợp hệ thống hai cấp gồm để có thể nén được hiệu quả khi các tòa nhà cao tầng cần được
các tuyến đường được phục vụ linh hoạt (DRS -Dynamic Routed xây kết nối với các ga tốt hơn.
Services), các tuyến đường xe đạp riêng, các hành lang ưu tiên Dù hệ thống Metro là cơ hội lớn, cần chú ý các phương tiện
vận tải công cộng (Transit Priority Corridors - TPC), và chương khác cũng có thể giúp “nén” từ xe đạp tới xe máy. Cấu trúc lại
trình kết nối thẳng không qua trung chuyển (Point-to-Point - không gian vùng đô thị theo dạng “nén” theo mô hình TOD là
P2P) [25][13]. đương nhiên; song cấu trúc hiện tại ở TP.HCM hay Hà Nội cũng
là nén nhưng trên nền tảng thiếu vắng kết nối nhanh bằng
D. MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ ĐÔ THỊ ‘NÉN’ Ở VIỆT NAM đường sắt đô thị. Để có 8 đường Metro TP.HCM hay Hà Nội có
Lợi ích của việc xây dựng “nén”, “nhỏ gọn”, hay “tăng trưởng lẽ cần chờ 2 - 3 thập kỷ. Vấn đề là chúng ta làm gì trong hai thập
thông minh” cũng như chiến lược tiếp cận theo thời gian đã rõ. kỷ tới để chuyển từ mô hình "nén" một cực thành mô hình nén

26 11.2022 ISSN 2734-9888


20-Minute Towns 45-Minute City

Hình 3 chiến lược phát triển thành phố theo thời gian tiếp cận ở Singapore
Nguồn: [25].

giúp mọi người có thể tiếp cận nhanh và thuận lợi đến các trung (land value capture ) [31]. Thành phố sẽ có các trung tâm công
tâm công cộng mà không phải đi xa? cộng mới để giảm tải cho trung tâm, giảm cự ly di chuyển tới
Giải pháp cho các vấn đề trên là chiến lược tạo các trung tâm nơi làm việc, kiềm chế dịch chuyển sang xe hơi và thay thế bằng
dịch vụ hoàn thiện hơn để có thể tiếp cận hai cấp độ tới việc làm, phương tiện thân thiện với môi trường hơn.
dịch vụ bằng các phương tiện tối ưu trong điều kiện hạ tầng và Các khu vực khác cần được quản lý xây dựng hiệu quả. Chỉ
năng lực quản lý hiện có. Phương tiện chiến lược cho các giải cho phép xây dựng các công trình thu hút nhu cầu đi lại (cao
pháp này là hạn chế chuyển sang đi lại bằng xe hơi và thay thế ốc và các trung tâm công cộng lớn) tích hợp trên các hành lang
bằng tổ chức không gian ưu tiên kết nối gần, tổ chức giao thông đủ năng lực phục vụ. Hạn chế xây dựng cao ốc không kết nối
ưu tiên cho xe máy điện, xe đạp trợ lực điện để tiếp cận dịch vụ thuận tiện với hệ thống Metro và hạn chế xây dựng chỗ đỗ xe
hiệu quả theo từng khu vực nhỏ và cho phạm vi cả thành phố. Ví hơi trong các khu vực tắc nghẽn không cải thiện được về kết nối
dụ sau đây làm rõ hơn tính khả thi của chiến lược tiếp cận theo (bằng thu phí cao xây dựng các chỗ đỗ xe hoặc “bán” đấu giá
thời gian với lựa chọn phương tiện xe đạp trợ lực điện. các vị trí đỗ xe với giá thị trường xứng đáng). London hay Hong
Áp dụng thử mô hình này ở TP.HCM, với đề xuất chia không Kong, Singapore đều hạn chế chỗ đỗ xe theo khu vực, đồng thời
gian thành phố thành 27 vùng “dịch vụ” (Zone) có bán kính 5 km cấp quota đăng ký xe mới hàng năm. Chúng ta có thể thu được
ở nội thị và 10 km ở ngoại vi. Mô hình này cho phép mỗi vùng phí xây dựng bãi đỗ xe gần tương đương với tiền sử dụng đất
có thể tiếp cận hầu hết các khu vực trong vòng 5 km hoặc 20 nếu nhìn vào giá chỗ đỗ xe ở Hong Kong, London, hay New York
phút bằng xe tay ga. Nếu di chuyển đến trung tâm thành phố từ có thể lên tới gần 1 triệu USD mỗi vị trí .
ngoại vi hoặc ngược lại, khoảng cách sẽ là 20 km hoặc 40 phút Nhìn chung, cần phát triển các mô hình hợp tác trong quản
(với tốc độ di chuyển 30 km/h). Mỗi khu vực dao động từ 1.000 lý phát triển. Các giải pháp thực thi quy hoạch “nén” có thể bao
ha (trung tâm đô thị) đến 10.000 ha (nông thôn hoặc ngoại ô) gồm thí điểm sử dụng công cụ chuyển nhượng quyền phát
để làm nơi ở cho 200 - 500 nghìn cư dân. triển (Transferable Development Rights - TDR ) và điều chỉnh
Trong mô hình trên, những người đi làm ở Zone 2 bằng đất đai (Land Pooling & rReadjustment - LPR ) để cải tạo các khu
phương tiện xe đạp trợ lực điện vẫn có thể tiếp cận tới phạm nhà thấp tầng xập xệ, giảm phân mảnh và sử dụng đất hiệu quả.
vi có 400 nghìn dân và tới cả khu trung tâm tài chính ở quận 1 Ngoài ra, quá trình thực thi còn cần hợp tác như tạo cơ chế để
(CBD) và sân bay Tân Sơn Nhất nơi cung cấp đủ việc làm và dịch cộng đồng cải thiện các điều kiện đi lại bằng xe đạp (làm xanh
vụ từ cao cấp cho tới thiết yếu trong thời gian 20 phút. mái nhà và các bức tường green roof & green wall).
Những khu vực chuẩn bị khai thác đường sắt đô thị có thể Việc áp dụng các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi phương tiện
đẩy nhanh các giải pháp phát triển nén như lập quy hoạch riêng cần nhiều nỗ lực phối hợp. Lợi thế của phương tiện “xanh” luôn
theo cơ chế “nén”. Các khu vực đặc thù này cần tổ chức thi tuyển có những rào cản do sự chèn ép hoặc tác động của các phương
các giải pháp cải tạo tối ưu, đồng thời thu nạp và tạo đồng thuận tiện khác. Người lựa chọn đi xe đạp hay đi bộ cần cải thiện về độ
trong tái phát triển trước khi thông qua. Các giải pháp phát triển an toàn, tính tiện dụng, và giảm rủi ro sức khỏe do ô nhiễm và
không chỉ phát triển nhà ga (station plaza) mà còn kết nối và tối thời tiết nắng nóng. Để giải quyết những lo ngại này, cần tích
ưu hóa không gian kề cận nhằm khai thác hiệu quả nguồn đầu hợp giải quyết các vấn đề bao gồm:
tư cũng như bổ sung nguồn lực đóng góp thông qua các công - Cải thiện các khu vực dịch vụ (việc làm, nhà ở và mạng lưới
cụ thu lại giá trị gia tăng từ đất và không gian được xây thêm dịch vụ) thông qua các giải pháp quy hoạch (cho phép điều

ISSN 2734-9888 11.2022 27


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

chỉnh quy hoạch sử dụng đất và hệ số xây dựng). tổ chức thực hiện, như lựa chọn thông minh trong mở rộng và
- Cải thiện điều kiện đi lại trên các hành lang giao thông “xanh” cải tạo, tổ chức sử dụng đất hỗn hợp và bảo vệ tài nguyên, tích
(bổ sung làn đường xe đạp, quản lý các giao lộ, và bố trí thuận tiện hợp quy hoạch giao thông và đô thị để tạo các cụm trung tâm
nơi giữ xe đạp) thông qua phương pháp quản lý giao thông. dịch vụ để khai thác các phương tiện thân thiện với môi trường,
- Cải thiện môi trường (cải thiện về bóng mát cây xanh và ô tổ chức không gian của nơi ở và nơi có việc làm để rút ngắn cự
nhiễm do phương tiện theo khu vực) thông qua các giải pháp ly di chuyển, phát triển vận tải công cộng và nhà cao tầng, quy
quản lý môi trường. hoạch cho người đi bộ và phi cơ giới, bảo vệ hạ tầng “xanh” và
2. Đô thị "nén" ở các đô thị loại I chống bê tông hóa bề mặt.
Các đô thị loại I (dân số nội thành từ 500 nghìn người) cũng Xây nhà cao tầng và dự án công cộng lớn cần đảm bảo các
cần các chính sách phát triển nén. Các giải pháp về quy hoạch điều kiện đi kèm. Dù nhà cao tầng giúp “nén” đô thị về chiều
giao thông và đô thị tích hợp, sử dụng đất hỗn hợp, hay phát triển đứng; tuy nhiên, nếu xây dựng nhà chung cư cao tầng thiếu gắn
các trung tâm dịch vụ và nhà cao tầng theo các hành lang kết nối kết với Metro hay BRT thì nén vẫn làm gia tăng nhu cầu sử dụng
thuận lợi với giao thông công cộng như xe buýt và xe buýt nhanh xe hơi cá nhân. Bên cạnh đó, nếu tiếp tục xây nhà cao tầng theo
vẫn cần được chú ý. Các giải pháp giữ không gian, kết nối gần với mô hình cải tạo bóc lõi và không hạn chế xe hơi vẫn thất bại. Chỉ
thiên nhiên, giảm nhà biệt thự, tăng nhà chung cư thấp tầng và cần 6 tầng thôi nhưng nếu trên diện rộng cũng đã đủ độ “nén”
nhà liên kế cũng là những giải pháp cần được xem xét. để khai thác vận tải hành khách công cộng, chi phí nhà ở thấp,
Về lâu dài, các đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm sẽ an toàn, và gắn kết xã hội.
kết nối với nhau để trở thành một chùm đô thị (cluster). Mô hình Chiến lược tiếp cận thời gian cần được sớm nghiên cứu và
này dẫn tới các đô thị loại I, II hay III cũng có những trung tâm áp dụng tại các vùng đô thị lớn. Các chiến lược tiếp cận theo
TOD dựa trên đường sắt. Các khu vực này cho phép “nén” cao thời gian giúp định hướng và phối hợp các hành động trên diện
hơn, trở thành trung tâm công cộng, nhà ở cho thuê, và tạo việc rộng và có tính linh hoạt cao sẽ tiết kiệm nguồn lực cho việc ứng
làm dịch vụ. Vùng ngoại vi sẽ có mật độ thấp hơn và có các mẫu phó với những bất ổn khó lường hiện nay. Tính hiệu quả của các
hình nhà ở phù hợp. phương tiện như xe đạp trợ lực điện sẽ đáp ứng khả năng chi trả
3. Đô thị nén ở các đô thị nhỏ hơn của cả khu vực công và tư cho tới khi chúng ta có đủ sức nuôi
Nhu cầu ‘nén’ ở các đô thị loại II trở xuống (dân số dưới 100 được đường sắt đô thị. Công nghệ hiện nay cũng giúp phối hợp
nghìn người) vẫn cần tránh phát triển dàn trải. Vấn đề phát triển trên diện rộng để chứng tỏ hiệu quả và giám sát việc lạm dụng
dàn trải ở các đô thị trung bình có thể chưa cấp thiết; tuy nhiên sử dụng xe hơi ở các khu vực quá tải.
cần tránh xu hướng dàn trải phát triển từ các quy định và đồ án Để nén được cần xây dựng thể chế tạo nền tảng hợp tác, tự
quy hoạch. Một số đồ án quy hoạch nhằm mục tiêu nâng loại chủ, và sáng tạo. Các giải pháp hợp tác phát triển hay chuyển
đô thị dựa vào sáp nhập vùng ven dẫn phải phát triển dàn trải đổi mô hình đi lại cần đổi mới tổ chức, quy định, và nâng cao
theo bề rộng, vừa có thêm dân số và cơ hội để chuyển đổi mục năng lực quản lý. Phát triển nhỏ gọn cần động lực để sáng tạo
đích sử dụng và “bán” đấu giá. Tuy nhiên, tầm nhìn “to và rộng” và cấp có thẩm quyền phải có đủ thẩm quyền và trách nhiệm để
sẽ phù hợp hơn ở các vùng kinh tế trọng điểm nơi có tốc độ gia làm việc sáng tạo hơn trong bố trí vốn, tạo nguồn thu và thúc
tăng dân số theo vùng lớn hơn; còn các khu vực có tốc độ tăng đẩy quá trình phát triển theo cơ chế hợp tác.
trưởng thấp nên chăng ưu tiên “nén” theo mô hình nhỏ gọn và Có lẽ vấn đề đầu tiên vẫn là nhận thức và quyết tâm chính
hiệu quả. trị. Tuy nhiên, khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và nguồn tài
Cơ hội để phát triển nén và thông minh hơn ở các đô thị chính đi vay dần cạn kiệt, nguồn tài nguyên con người, nguồn
trung bình và nhỏ vẫn tồn tại. Tốc độ tăng trưởng trung bình vốn xã hội sẽ thúc đẩy cả khu vực công và tư sáng tạo hơn,
và chậm ở các thành phố nhỏ là lợi thế để các lựa chọn có thời thông minh hơn.v
gian để cân nhắc. Các thành phố ở ĐBSCL phát triển theo hướng  
thích ứng với nguồn nước, giao thông thủy, và tài nguyên nông TÀI LIỆU THAM KHẢO
nghiệp có đặc điểm lan tỏa dọc các kênh và lộ. Dù đây là nhược 1. CASA, U., Unearthing the Roots of Urban Sprawl: A Critical Analysis of Form,
điểm vì không tập trung, song với quy mô và cự ly di chuyển, Function and Methodology, in 47. 2002: London, UK.
chi phí di chuyển đường sông thấp thì việc tối ưu hóa sử dụng 2. Dieleman, F.M. and M. Wegener, Compact city and urban sprawl. Built
không gian đô thị đối với các đô thị dựa vào giao thông thủy sẽ Environment, 2004. 30(4): p. 308-323.
có những đặc điểm riêng mà khái niệm nhỏ gọn có khác. Có thể 3. Wiewel, W., J. Persky, and M. Sendzik, Private benefits and public costs: Policies
tổng diện tích khu vực vẫn lớn vì phát triển theo hình tia không to address suburban sprawl. Policy Studies Journal, 1999. 27(1): p. 96.
khép kín, nhưng diện tích thực bê tông hóa vẫn thấp, vẫn đảm 4. Vaggione, P. and e. al, Urban planning for city leaders, ed. n. edition. 2013: UN-
bảo tiếp cận chi phí thấp tới nơi ở và việc làm, với dịch vụ công HABITAT.
cộng thì đô thị vẫn “thông minh” và bền vững. 5. Cervero, R., Jobs-Housing Balancing and Regional Mobility. Journal of the
American Planning Association, 1989. 55(2): p. 136-150.
E. KẾT LUẬN 6. Calthorpe, P. and W. Fulton, The Regional City. Planning for the End of Sprawl.
Xây dựng đô thị “nén” thực ra là quá trình quản lý tăng 2001, Washington: Island Press.
trưởng “thông minh hơn” theo cả không gian và thời gian tiếp 7. JICA and HPC, TOD guideline. 2015: Hanoi.
cận. Để phát triển “nén” thành công cần thay đổi về cả tư duy lẫn 8. Kane, L. and M.R. Del, Changes in transport planning policy: Changes in transport

28 11.2022 ISSN 2734-9888


Hình 6: Mô hình phân khu theo thời gian tiếp cận trong 20 phút ở TP.HCM. Nguồn: [30].

planning methodology? Transportation, 2003. 30(2): p. 113. 25. Authority, S.s.L.T., Land Transport Master Plan 2040. 2019.
9. Hine, J., T. Rye, and M. Hulse, Using land-use planning to manage transport 26. Government, V.S., 20-minute neighborhoods.
demand: A survey of Scottish experience. Local Environment, 2000. 5(1): p. 33. 27. Government, V.S., Plan Melbourne 2017-2050.
10. Levine, J., et al., Accessibility-Based Evaluation of Transportation and Land-Use 28. Bertaud, A., Hanoi urban structure: Spatial Development Issues and Potential,
Planning: From Laboratory to Practice. 2016, NEXTRANS Project No. 135UMY2.1: US. A. Bertaud, Editor. 2011: Hanoi.
11. Cervero, R., Integration of urban transport and urban planning, in The Challenge 29. Son, P.T. and H.T.M. Tri, Catchment area analysis for future metro system in Ho
of Urban Government, S.R. Freire M., Editor. 2001, World Bank Institute: Washington DC. Chi Minh City: findings and propositions, in Modern Metro systems for Environmental
p. 407-427. Friendly Mega Cities. 2015: VGU campus,Binh Duong, Vietnam.
12. Corrigan, M.B., et al., Ten Principles for Smart Growth on the Suburban Fringe. 30. Hieu, N., N. Anh, and P. Son, Twenty minutes to health-oriented city, in
2004, Washington D.C. USA: ULI. Innovative and Inclusive Growth Models for Sustaining Urban Development, H. Vien,
13. Engineers, I.o.T., Transportation Impact Analyses for Site Development: An ITE Editor. 2022, Vietnamese German University: Binh Duong, Vietnam.
Recommended Practice. 2010: Institute of Transportation Engineers. 31. Hiroaki Suzuki, J.M., Yu-Hung Hong, Beth Tamayose, Financing Transit-
14. Caltrans, Guide for the traffic impact studies. 2002: California, USA. Oriented Development with Land Values: Adapting Land Value Capture in Developing
15. Deloitte, Urban Future With a Purpose: 12 trends shaping the future of cities Countries. Financing Transit-Oriented Development with Land Values: Adapting Land
by 2030. Value Capture in Developing Countries. 2015.
16. Introducing the “15-Minute City”: Sustainability, Resilience and Place Identity 32. Smolka, M., Implementing land value capture in Latin America - policies and
in Future Post-Pandemic Cities. Smart Cities, 2021. tools for urban development. Implementing land value capture in Latin America, ed. M.
17. Green Mobility and Well-Being. . 2021. Smolka. 2013, Cambridge, M.A., USA: Lincoln Land Institute.
18. Active mobility in historical centres: towards an accessible and competitive city. 33. Hong, G.K.I.Y.-H., Value capture and and policies. 2012, Cambridge, MA: The
Transportation Research Procedia, 2022. Lincoln Land Institute.
19. Moro, A., Co-design of public spaces for pedestrian use and soft-mobility in the 34. Hieu, N.N., Cong cu TDRs de phat trien khong gian mo khong gian xanh o do thi.
perspective of communities reappropriation and activation. Transportation Research Quy hoach do thi, 2011. 03(1+2).
Procedia, 2022. 35. Nelson, A.C., R. Pruetz, and D. Woodruff, The TDR handbook. 1993: Island Press.
20. Bloomberg, Bogotá Is Building its Future Around Bikes. 36. Souza, F.F.D., T. Ochi, and A. Hosono, Land Readjustment: Solving Urban Problems
21. Akinfenwa, G., Covid-19: Lagos creates makeshift food markets in schools, in Through Innovative Approach. 2018, Tokyo, Japan: JICA Research Institute. 255.
The Guardian. 2020. 37. Mulnoz-Gielen, D., Urban governance, property rights, land readjustment and
22. 15-Minute City: Decomposing the New Urban Planning Eutopia. Sustainability, 2021. public value capturing. European Urban and Regional Studies, 2014. 21(1): p. 60-78.
23. Analysis and optimization of 15-minute community life circle based on supply 38. Larsson, G., Land readjustment: a tool for urban development. Habitat-
and demand matching: A case study of Shanghai. 2021. International, 1997. 1997. 21/2, 141-152.: p. 152.
24. Administ, S.U.P.A.L.R., Shanghai Master Plan 2017-2035 - Striving for The 39. MOC, W. Bank, and JICA. Land pooling and land readjustment Conference. in
Excellent Global City. 2017. Land pooling and land readjustment.

ISSN 2734-9888 11.2022 29


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

“ Đô thị xốp ”-
khả năng thích ứng trong phát triển
của đô thị lớn
> PGS.TS PHẠM HÙNG CƯỜNG*

Bài viết phân tích một số xu hướng phát triển của các thành tố trong đô thị lớn ở Việt
Nam, với trường hợp cụ thể của Hà Nội, qua đó cho thấy, hơn 25 năm phát triển sau
Đổi mới, xu thế đô thị đang ngày càng buộc phải “xốp” hơn và dường như tính chất
“xốp” ấy phần nào đã thích ứng được với bối cảnh kinh tế xã hội rất đặc trưng của
Việt Nam.

ĐẶT VẤN ĐỀ tế xã hội rất đặc trưng của Việt Nam.


Đô thị lớn ở các nước châu Á như Hà Nội, TP.HCM (Việt Nam), Qua bài viết này cũng đề xuất một số nguyên tắc phát triển
Bankok (Thai land), Jacarta (Indonesia) đang phát triển với một theo mô hình “đô thị xốp”, có thể vận dụng trong quá trình phát
hình thái riêng, khác biệt khá lớn so với các nước phát triển. Sự triển đô thị lớn của các nước châu Á.
đa dạng về hình thái, đa trung tâm, tính phi tầng bậc mang đậm Từ khóa: đô thị xốp, cấu trúc đô thị (porous city, urban structure)
dấu ấn của văn hóa và bối cảnh kinh tế xã hội đặc thù châu Á.
Đối với Việt Nam, các đô thị lớn đang chịu tác động mạnh KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ HẤP THỤ LỚN
của quá trình đô thị hóa, chịu sự chi phối của đầu tư nước ngoài, “Đô thị xốp” là đô thị mà các thành tố với các chức năng khác
của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ cao, nhau có sự biến đổi và dung nạp ngay bên trong bản thân các
các nhân tố tạo thị luôn tiềm ẩn sự biến động. thành tố và được đặt cạnh nhau trong mối tương tác mềm. Tính
Đô thị lớn với dòng dịch cư nghề nghiệp, nông thôn - đô thị đặc trưng nội dung là sự dung nạp và đặc trưng hình thái là các
vẫn là chủ yếu, đô thị đang liên tục mở rộng ra vùng ngoại ô, các khoảng rỗng phân bố tương đối đều trong hệ thống.
mâu thuẫn kinh tế, xã hội giữa đô thị - nông thôn, đô thị - vùng Có thể hình dung nó như một miếng bọt biển, có thể hút
ven, giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, giữa phát triển kinh vào, thải ra các loại vật chất khác nhau mà vẫn có một hình thái
tế và gìn giữ môi trường đang ngày càng gay gắt.(1) tổng thể ổn định.
Đô thị càng phát triển thì hy vọng tạo lập tính ổn định và Khả năng dung nạp nhiều thành phần, nhiều chức năng
trật tự của đô thị dường như ngày càng khó khăn. Các khu đô (tính xốp chức năng) trong một khu vực đô thị đang trở thành
thị mới đa dạng, kiến trúc đô thị nhìn chung lộn xộn, giao thông một nhu cầu, một xu thế tất yếu. Nếu như các đô thị hiện đại
tắc ngẽn và môi trường suy giảm đang đặt ra câu hỏi liệu những phương Tây có sự rạch ròi về chức năng bao nhiêu thì các đô
đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội có thể tìm ra những hướng phát thị châu Á tính hỗn hợp lại nổi trội bấy nhiêu. Sản xuất - ở -
triển tốt hơn trong tương lai. dịch vụ đã ngày càng gần nhau tới mức hòa trộn. Chính công
Đô thị hiện nay đang phản ánh rõ những quyền lực khách nghệ cao và công nghệ thông tin hiện đại đã tạo nên cơ hội
quan của bối cảnh lịch sử, nền tảng văn hóa - kinh tế - xã hội tác cho các ngành sản xuất tồn tại bên cạnh khu dân cư bởi văn
động tới đô thị, vượt lên trên mong muốn hay những ý tưởng phòng điều hành xuyên quốc gia đôi khi đơn giản chỉ trong
cho dù được thiết lập công phu nhất của các nhà quy hoạch. một chiếc máy tính.
Bài viết này phân tích một số xu hướng phát triển của các Sự thay thế, chuyển đổi tính chất chức năng là xu thế phổ
thành tố trong đô thị lớn ở Việt Nam, với trường hợp cụ thể của biến trong các khu vực đô thị. Các nhân tố tạo thị như công
Hà Nội, qua đó cho thấy, hơn 25 năm phát triển sau Đổi mới, xu nghiệp, dịch vụ thay đổi chóng mặt, khoảng thời gian ổn định
thế đô thị đang ngày càng buộc phải “xốp” hơn và dường như của các khu chức năng đô thị ngày càng ngắn hơn. TP Hà Nội
tính chất “xốp” ấy phần nào đã thích ứng được với bối cảnh kinh mặc dù được quy hoạch bài bản từ năm 1977 cũng đang chịu
(*)
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. các tác động này. Những năm 1986 - 1990 những ngôi nhà tự

30 11.2022 ISSN 2734-9888


xây mặt phố mới chỉ là 2 tầng, hiện nay đã được cơi nới hoặc hấp thụ lớn. Có thể thấy hiện tượng này cả ở các đô thị nhỏ hơn
xây mới với tầng cao trung bình phổ biến 4 - 5 tầng và trở thành như Hải Phòng, Hải Dương.
những tuyến phố sầm uất. Thậm chí ở một số khu vực trung Có một câu hỏi là tại sao Hà Nội không xuất hiện các khu
tâm Hà Nội các tòa nhà 5 tầng mới xây năm 1995 giờ đây đã bị ổ chuột (nếu so sánh với các khu nhà ổ chuột tại Mombay,
đập đi để xây các tòa nhà 20 - 30 tầng, thường là các tổ hợp đa NewDehli - Ấn Độ) trong khi chính sách nhà ở xã hội chậm chạp
chức năng. và sự đầu tư về nhà ở đang phạm sai lầm là chỉ tập trung cho các
Tính hỗn hợp chức năng và thay thế, chuyển đổi đang phổ căn hộ quy mô lớn giá hàng trăm ngàn USD? Câu trả lời là chính
biến trong các khu chung cư cũ. Các căn hộ ở tầng trệt bao giờ các làng xã đô thị hóa đã dung nạp tất cả các thành phần bị
cũng kiêm luôn chức năng dịch vụ. Cũng trong khu vực này khi đặt ngoài các chính sách phát triển về nhà ở và cho họ một môi
một sô toà nhà được xây dựng lại các căn hộ đã được mua và trường tạm được chấp nhận và khả dĩ nhất với điều kiện kinh
cho thuê làm văn phòng. Tiêu biểu là khu tập thể cũ Kim Liên, tế của mỗi người. Đây là thuận lợi của Hà Nội mà không nhiều
Giảng Võ và ngay cả trong tòa nhà ở mới như tòa chung cư M3, thành phố lớn châu Á có được.
M4 cao 19 - 25 tầng tại đường Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Tính “xốp xã hội” thể hiện cả về sự hỗn hợp trong lối sống
Kháng, khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính… và thói quen. Những khu đô thị mới hiện đại với các siêu thị và
Khả năng dung nạp đa dạng các thành phần xã hội (tính những người dùng thẻ tín dụng đi mua sắm cũng không thể
“xốp xã hội”) cũng là một đặc điểm khá đặc trưng của các đô thay thế hoàn toàn chợ truyền thống. Nếu không có chợ thì sẽ
thị Việt Nam. Với Hà Nôi, khu vực có khả năng dung nạp xã hội có hiện tượng các dịch vụ bán lẻ hình thành tự phát ngay ở chân
lớn nhất chính là các làng xã đô thị hoá, làng ven đô. Với cấu cầu thang của các toà nhà, từ dưa cà tới rau, trái cây, gà vịt từ
trúc chặt chẽ và một truyền thống văn hóa lâu đời của lối sống vùng ven mang tới.
cộng đồng, mật độ khá dày khoảng 1,5 km2/làng, không làng Rõ ràng những khu làng xã cũ như Định Công, Gíap Bát, khu
nào bị xóa bỏ trong quá trình đô thị hoá mà nó chỉ biến đổi theo tập thể cũ như Kim Liên, Giảng Võ (Hà Nội)... với khả năng dung
hướng mật độ cao hơn, dung nạp nhiều hơn với khả năng đáng nạp chức năng, xã hội đa dạng đang là những nhân tố quan
kinh ngạc. Mật đô dân số khu vực từ khoảng 150 người/ha có trọng để góp phần tạo nên sự cân bằng trong phát triển đô thị
thể lên tới 300 - 500 người/ha, gấp khoảng 2,5 - 3 lần so với khi chứ không chỉ là những khu đô thị mới như Trung Hòa, Nhân
chưa bị đô thị hóa và điều quan trọng hơn, nó chứa đựng đa Chính hay Ciputra, Time City.
dạng các thành phần: Những người dân làng cũ, dân mới nhập Những mô hình phát triển “cứng” về xã hội (chỉ cho một
cư, lao động thời vụ, sinh viên trọ, bán hàng rong và cả những tầng lớp xã hội nhất định, số dân ổn định theo tính toán), “đóng”
người thu nhập trung bình như các kỹ sư, cán bộ viên chức. Điều về không gian không phải là mô hình duy nhất cần nhân rộng
đáng mừng là không có những xung đột xã hội nào đáng kể dù trong đô thị của các nước đang phát triển. Thậm chí chính những
có đa dạng các thành phần như vậy trong cùng một khu vực. (2) người dân tại các khu vực được cho là cao cấp đó lại ghen tỵ và
Làng xã đô thi hóa như một miếng bọt biển với khả năng thấy lẻ loi khi nhìn về các khu tập thể cũ với đầy ắp sức sống cho

ISSN 2734-9888 11.2022 31


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Ảnh 1: Trong khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, có nhiều Ảnh 2: Làng Định Công (phường Định Công, Q. Hoàng Mai)
căn hộ trong các tòa nhà ở đã chuyển đổi thành văn phòng. một trong những khu vực đô thị hóa cao của Hà Nội, chứa
đựng đa dạng các thành phần dân cư. Có khoảng 300 nhà trọ
(khoảng 3.000 người) trong làng khoảng 15.000 dân. (2019).

dù có bề bộn. tĩnh. Có lẽ trong vòng 20 năm tới, các khu vực đô thị này vẫn
Như vậy tính “xốp” chức năng và xã hội trong thực tế đã thay đổi, các chức năng mới liên tục thay thế các chức năng cũ,
chứng minh là đô thị cần phải có những khoảng rỗng để các (các khoảng rỗng luôn tồn tại và được thay đổi) hịên tượng thu
chức năng khác có thể đan xen, có thể chuyển đổi, thay thế, các gom - tái phát triển vẫn diễn ra và có thể đây lại là cơ hội để các
thành phần xã hội đa dạng cùng sinh sống. Sự thay thế, đan xen khu vực có thể được cải thiện mật độ xây dựng khi nó đã đạt
này không tĩnh, phần đặc này sau một thời gian lại có thể trở đến mức nào đó. Tức là tính chu kỳ mật độ thấp - cao - thấp liên
thành phần rỗng và cấu trúc đó sẽ liên tục biến đổi. tục xảy ra chứ không hoàn toàn theo xu thế kín đặc hiểu theo
Điều này đặt ra một cách nhìn về quy định chức năng và mật nghĩa “ nén”.
độ dân cư cho một khu vực trong công tác quy hoạch. Không có Tính xốp không gian
một chức năng nào thuần tuý tuyệt đối mà chỉ có thể là một khu Đây là yêu cầu rất quan trọng để tránh những nhược điểm
vực có tính hỗn hợp với các tỷ trọng các thành phần, được biến của sự biến đổi thiếu kiểm soát. Sự dung nạp xã hội nhiều cũng
thiên cho phép trong một khoảng nào đó, có một chức năng có thể dẫn đến mật độ dân cư quá cao, mật độ xây dựng cao,
chủ đạo và các chức năng phụ trợ. Cũng như mật độ, quy mô các không gian công cộng thiếu, chất lượng môi trường giảm
dân cư cần có sự dao động nhất định, kể cả trong quy hoạch và sút. Như vậy tính “xốp xã hội” cũng cần đi kèm với tính “xốp
quá trình hình thành nên nó. không gian”. Đó là đô thị cần có các khoảng xanh, không gian
Có thể dự báo là ngay cả các khu đô thị mới đang được xây mở, không gian công cộng phân bố nhiều và đều hơn là sự tập
dựng rất bài bản theo quy hoạch của Hà Nội cũng sẽ phải điều trung theo một khu vực nhằm đáp ứng sự biến động của các
chỉnh trong tương lai. Một lý do là quy mô căn hộ quá lớn, đa chức năng chính, chức năng cứng.
phần từ 100 - 150 m2 và gía cả gấp 20 - 30 lần thu nhập của Trong các đồ án quy hoạch chung (master plan) cấu trúc
người dân hàng năm. Sẽ chỉ có khoảng 30% người dân thực sự và các khu vực chức năng đều được định hình (các không gian
có khả năng ở đó, vậy phần còn lại chắc chắn sẽ phải có điều cứng), thực tế cho thấy trong bối cảnh này đô thị càng cứng bao
chỉnh về kiến trúc để phù hợp với sức mua. nhiêu khả năng bị phá vỡ cấu trúc càng lớn bấy nhiêu. Tính biến
Lập luận này có vẻ cổ xuý cho sự thiếu trật tự về chức năng động của các nhân tố tạo thị luôn làm thay đổi các hình thái
và mâu thuẫn với mục tiêu quy hoạch. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển và các dự kiến về hệ thống cấu trúc có thể biến đổi
không phải chỉ là việc lập trật tự mà còn phải chứng minh khả bất cứ lúc nào.
năng kiểm soát sự trật tự đó. Không thể hy vọng có một chính TP Hà Nội có một thực tiễn là nhiều lần lập quy hoạch nhưng
quyền “bàn tay sắt” để xếp đặt mọi thứ theo đúng quy hoạch. quy hoạch chưa được thực hiện hoàn chỉnh đã lại thay đổi, dẫn
Bản thân chính quy hoạch không thể dự báo hết các biến đổi đến nhiều thành phần quan trọng trong cấu trúc chưa được
chỉ trong 5 - 10 năm tới và phải chấp nhận điều chỉnh bởi đó là định hình như mong muốn. Có rất nhiều lý do trong đó có tăng
nhu cầu thực tiễn. Cho dù nó không hoàn toàn như mong muốn trưởng kinh tế, đô thị hoá tăng tương ứng, sự thay đổi của các
nhưng nó được dự báo trước, được điều chỉnh và kiểm soát để xu hướng đầu tư nước ngoài, sự mở rộng địa giới hành chính…
giảm thiểu các xung đột khác thì cũng đã là một quy hoạch tốt. và các quan điểm khác.
Đô thị “xốp” cần hiểu rất khác với tính chất “nén” hướng tới Các trung tâm thương mại hình thành khá ngẫu nhiên ở mọi
một thực thể cô đặc. Mặc dù mật độ tăng nhưng nó không hề tuyến phố. Các khu công nghiệp bố trí trong giai đoạn trước

32 11.2022 ISSN 2734-9888


Ảnh 3. Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu, trước đây là Ảnh 4: Hình thái tổng thể phản ánh Hà Nội là thành phố
đất của nhà máy cơ khí. không có quy hoạch cấu trúc không gian rõ ràng (ảnh chụp
khoảng năm 2016).

đang trở thành lọt vào nội đô và phải di chuyển ra khỏi vị trí mẫu của các nước phát triển mà cần sự thích ứng của hệ
cũ. Sự thay thế các khu vực nhà máy cũ thành các trung tâm thống giao thông hỗ trợ tương ứng để không làm tắc ngẽn
thương mại cũng tạo nên những cực hút thương mại ngoài dự các dòng luân chuyển.
kiến trong cấu trúc.
Trên các tuyến phố, sự thu gom các ngôi nhà mặt tiền nhỏ ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH KHÔNG GIAN CỦA ĐÔ THỊ XỐP
thành trung tâm dịch vụ lớn hơn chưa có trong quy hoạch. Ví Như vậy, cần có một cái nhìn lại về tính định hướng của quy
dụ sự hình thành của tuyến phố thương mại Chùa Bộc, Trung hoạch phát triển không gian đô thị hiện nay. Chính vì xu hướng
tâm thương mại Vincom (đường Bà Triệu) đều là những sự hình phi cấu trúc, cấu trúc mờ của đô thị hiện nay đòi hỏi một tính
thành mới chưa từng được xuất hiện trong các bản quy hoạch xốp không gian để dung nạp. Đó cũng là yêu cầu của sự cân
chung của Hà Nội trước đó. Cho đến nay chưa có trung tâm bằng không gian giữa đặc - rỗng, âm - dương, mềm - cứng.
quận nào của Hà Nội được định hình ổn định như quy hoạch Phần cứng là các khu vực xây dựng và phần mềm là các không
chung dự kiến. gian mở. Tuy nhiên cái mà chúng ta cần thiết lập sớm tạo nên
Các khu đô thị mới hiện đại ngoài vành đai 3 đang được khung cho sự phát triển đô thị lại phải là các không gian mở
quảng cáo hàng ngày đều hướng tới những trung tâm đa chức và cần cương quyết bảo vệ nghiêm ngặt. Các không gian mở
năng, hệ thống dịch vụ có quy mô lớn mong muốn phục vụ cho thường trực trong cấu trúc xốp chính là sự hỗ trợ tốt nhất cho
cả đô thị chứ không riêng cho các khu đô thị đó, như là cấp đơn dạng phát triển phi cấu trúc này.(4)
vị ở. Rõ ràng, với mục tiêu như vậy mỗi chủ đầu tư đang kiểm Khoảng mềm luôn được duy trì bên cạnh khoảng cứng là
soát từng khúc riêng lẻ của mạng lưới công trình công cộng chứ nguyên lý không gian của cấu trúc “xốp”. Các khoảng đệm tạo
không hoàn toàn theo một hệ thống chung. nên không gian cho các mối tương tác, giảm xung đột giữa các
Nhận định một cách cô đọng, cơ bản Hà Nội là thành phố thành phần, tạo khoảng mở giữa chúng để chúng có thể hòa
“phi cấu trúc”, hay có cấu trúc “mờ” tức là quy hoạch có sự hướng trộn và thích ứng.
tới chứ chưa đạt được trong thực tiễn. (3) Khoảng mềm là khu cây xanh, công viên, là ao hồ, mặt nước,
Như vậy, tính hỗn hợp và biến đổi chức năng hình thành nên là các khu sân chơi, sinh hoạt cộng đồng… với ý nghĩa công
tính “xốp” về cấu trúc không gian đô thị, biểu hịên chính là cơ cộng tuyệt đối. Chúng cần được đặt ở các vị trí kề giữa các khu
cấu phi tầng bậc và cấu trúc luôn biến động. Đặc điểm này hình vực chức năng nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính và liên kết
thành có tính khách quan trong bối cảnh kinh tế thị trường mới không gian.
chuyển đổi, đa dạng các thành phần kinh tế. Tương quan khoảng mềm và khoảng cứng thay đổi từ khu
Đó cũng là một đặc điểm chung của nhiều đô thị châu vực trung tâm ra đến ngoại ô. Khu vực trung tâm là tương quan
Á. Sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, sự phân tán của hệ giữa các tuyến phố với các công viên, vườn hoa, ao hồ. Tương
thống trung tâm (trung tâm đa cực - phi tầng bậc) có ưu điểm quan vùng giáp ranh nội đô là khu vực làng xã, nhà vườn với đất
tạo sự thuận lợi cho người dân, cuộc sống cộng đồng đô thị nông nghiệp, các đô thị sinh thái, tương quan vòng ngoài là các
gần gũi, sôi động và chúng chỉ gây bất tiện khi không có hệ đô thị vệ tinh và các công viên rừng, khu nghỉ cuối tuần…(5)
thống hạ tầng và giao thông tĩnh tương ứng song hành. Vì Tính hỗn hợp cũng khác biệt trong từng khu vực, khu vực lõi
vậy, vấn đề không phải là cố xếp đặt chúng lại theo như hình trung tâm tính chất chủ đạo là thương mại, văn phòng, yêu tố

ISSN 2734-9888 11.2022 33


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Trung tâm dịch


vụ công cộng

Khoảng mềm
Không gian mở

Hình 1.Cấu trúc tầng bậc trong đồ án thực tế đã biến thành cấu trúc mạng, Hình 2.Tương quan khoảng mềm và cứng
phi tầng bậc và cần các khoảng mềm (không gian mở) để tạo sự cân bằng thay đổi từ khu vực trung tâm ra ngoại ô
trong chức năng hoạt động và chất lượng môi trường.

Hình 3: Hình thái của Đô thị xốp

phụ là ở, khu vực vùng ven tính chất cơ bản là đất nông nghiệp, thiên về liên kết đa chiều hơn là bị định dạng theo một số
công viên sinh thái, nghỉ dưỡng, tính chất đô thị là thứ yếu. khung, tuyến kiểu vành đai và hình tia nhất định. Trong khi
Ví dụ với làng xã đô thị hóa, việc giữ lại được các không giao thông của Hà Nội và TP.HCM đi vào giải quyết xây dựng
gian mở như đình, chùa, ao làng, đài liêt sỹ...đã trở thành những các khung, trục chính, có phần coi nhẹ liên kết nội bộ và các
không gian mở lý tưởng và góp phần nâng cao chất lượng sống điểm kết nối thì việc mở rộng các tuyến đường trục (rất tốn
của khu vực. Những không gian mở này do lịch sử để lại được kém) càng khuyến khích sự gia tăng hoạt động vào các trục
phân bố đều theo từng thôn từ 500 - 1.000 m và có hiệu quả sử chính và làm cho các trục chính, đường vành đai trở thành
dụng rất cao, đó là nơi thờ cúng, giao tiếp cộng đồng, sinh hoạt các tuyến đường thường xuyên bị áp lực giao thông tắc
văn hóa và cả một cảnh quan đặc sắc. ngẽn, không thể mở rộng kịp.
Với các khu đô thị mới, sự mở và nhu cầu tiếp cận vùng biên Tuyến vành đai xuyên suốt đô thị nên sử dụng đúng vai
quan trọng hơn là sự hướng tâm của từng khu đô thị. Trong trò đường chạy nhanh của đô thị, tránh tiếp cận trực tiếp các
khi các dịch vụ hướng ra vùng biên thì bên trong rất cần các chức năng sử dụng hai bên, hai bên đường nên là các tuyến
khoảng mở trong tư thế dự trữ để đảm bảo môi trường và cũng cây xanh và chỉ kết nối với mạng đường đô thị ở các điểm
là không gian để hỗ trợ hạ tầng cho các phát triên của các công đầu, cuối của tuyến và tới các khu công nghiệp vùng ven đô.
trình dịch vụ vùng biên. Các tuyến đường trên cao xuyên qua khu vực không cần bám
Lý tưởng hơn nữa là các khu vực phát triển được định hướng theo đường chính mà theo các không gian mở. Thực tế đã
như những “ tế bào sinh thái”, có nghĩa là có khả năng tự cân thấy những công trình như bến xe khách Mỹ Đình, Bảo tàng
bằng (hoặc ở một tỷ lệ nào đó) về năng lượng, việc làm, xử lý Hà Nội, Trung tâm Hội nghi Quốc gia đặt cạnh đường vành
nước thải, rác thải. đai 3 Hà Nội là sự cản trở rất lớn đến sự lưu thông của tuyến
Giao thông trong đô thị “xốp” đường chính này.
Nhược điểm cấu trúc đô thị lớn hiện nay là sự gượng ép giữa Giao thông công cộng
hệ thống giao thông liên kết kiểu cứng, tầng bậc với thực thể Cũng tương tự là hệ thống giao thông công cộng phải được
cấu trúc chức năng lại ở dạng xốp, phi tầng bậc. hình thành đúng với tính chất “xốp” của đô thị. Đặc điểm của
Cấu trúc ‘xốp” cần một hệ thống giao thông dạng mạng, cấu trúc ‘xốp” chính là sự liên kết mạng và đa chiều. Điều này

34 11.2022 ISSN 2734-9888


Ảnh 5. Hồ Quang Trung, hồ Thanh Nhàn, hồ Quỳnh trong Phần nội đô Hà Nội được phát triển tốt hơn nhờ các khoảng
các làng xã đã lọt vào nội đô là những không gian mở rất không gian mở là hồ nước, sông nhỏ phân bố khá đều - ảnh
quý giá. từ Internet.

dẫn tới phương tiện giao thông cá nhân chưa thể giảm trong KẾT LUẬN
thời gian tới vì các khu mật độ cao giao thông công cộng khó Mô hình kinh tế, đặc điểm văn hoá, xã hội, bối cảnh toàn cầu
hoạt động. Một hệ thống giao thông công cộng thống nhất sẽ hóa, công nghệ cao... tác động đến các nước đang phát triển,
khó khả thi vì tính tiếp cận kém. tới các đô thị lớn, chi phối cấu trúc quy hoạch và các dạng phát
Đặc điểm của đô thị Hà Nội cho thấy cần tồn tại 2 hệ thống triển đô thị. Cấu trúc “Đô thị ‘xốp” đã manh nha hình thành trên
giao thông công cộng: Hệ thống nhỏ như các xe cỡ 5 - 12 chỗ (kể thực tế của Hà Nội như một sự ứng xử có tính thích nghi của các
cả xe ôm) và hệ thống thông thường. Chúng kết nối với nhau tại đô thị lớn ở Việt Nam.
vùng đệm. Những hệ thống nhỏ có thể dùng các phương tiện Các luận điểm chính của “đô thị xốp” là:
tiết kiệm năng lượng như điện, xăng sinh học để giảm giá thành. - Một khu vực đô thị có khả năng dung nạp nhiều chức năng,
Và đây cũng có thể huy động các cá nhân và xã hội hóa dịch vụ các chức năng này có thể điều chỉnh, thay thế theo nhu cầu của
giao thông công cộng trong phạm vi khu vực nhất định. xã hội đang có sự biến động rất nhanh.
Các tuyến đường sắt trên cao sẽ đóng vai trò tích cực quan - Sự biến đổi chức năng tất yếu dẫn theo các thay đổi về
trọng bởi chúng không nhất thiết phải song hành với giao không gian, phần thay đổi ở đây lại chính là các công trình (phần
thông chính trong các khu vực tập trung và nó đảm bảo được cứng) chứ không phải ở các không gian mở (không gian mềm).
tính chất kết nối giữa các điểm quan trọng của đô thị, duy trì - Các không gian mềm, không gian mở phải được bố trí đan
được tốc độ dòng vận chuyển mà không bị tác động của các xen với phần cứng, được duy trì, được đảm bảo như một khung
giao cắt. để phát triển bền vững, thích ứng với sự thay đổi của phần cứng.
Hình thái kiến trúc của đô thị ‘xốp” - Tương quan giữa phần cứng, phần mềm, sự dung nạp,
Không thể có một hình thái trật tự cho toàn đô thị như các thích ứng thể hiện cả trên khía cạnh hình thái, không gian, giao
nước đã phát triển, kiểu như là tập trung cao tầng ở trung tâm thông và hạ tầng. Tương quan này thay đổi từ phần lõi đô thị tới
và thấp dần ra ngoại ô, mô hình đô thị nén, ví dụ như tại nhiều vùng biên đô thị.
thành phố của Úc như Sidney, Brrisbane. Đô thị ‘xốp” châp nhận Đây chỉ là lý luận bước đầu về một mô hình lý thuyết dựa trên
sự đa dạng hình thái ở mọi khu vực cũng như không có tính sự nhận diện đô thị trên một quan điểm động. Vẫn cần được
đồng nhất, độ mịn trong một phạm vi lớn. Thực tế hình thái đô nghiên cứu sâu hơn nữa. Từ việc nhận diện những mô hình, xu
thị tại Hà Nội và TP.HCM đang chấp nhận một hình thái này. thế hình thành khách quan này có thể điều tiết lại các chính sách
Sự trật tự trong không gian toàn cảnh đang là một hạn phát triên cũng như các phương án quy hoạch phù hợp.v
chế, các không gian mở chính là yếu tố có thể định dạng
hình thái tổng thể đô thị. Tuy có thể không đạt được trên tầm TÀI LIỆU THAM KHẢO:
nhìn chim bay nhưng các không gian mở trên các tầm nhìn 1. Phạm Hùng Cường. Đô thị hoá với những tác động của công nghệ cao và toàn cầu
thông thường khi đi bộ, ôtô… cũng có thể là yếu tố đạt hiệu hoá. Tạp chí Quy hoạch xây dựng. Số 26 (2). Tr 39-41. Năm 2007
quả thẩm mỹ không gian tốt. Đô thị cũng không nên quá 2. Phạm Hùng Cường. Những vấn đề về sự chuyển biến cấu trúc khu ở trong các
chú trọng các điểm nhấn, nút hoành tráng. Sự phân tán của làng xã vùng ven Hà Nội. Tạp chí Kiến trúc. Số 1. Tr 38-39. Năm 2000.
không gian theo mô hình xốp đặt các công trình điểm nhấn 3. Phạm Hùng Cường. Thành phố phi cấu trúc. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Số 2. Tr
ở vị trí tương đối nhỏ hơn nhưng nó lại có cơ hội để tiếp cận 30-34. Năm 2007.
với cộng đồng hơn. 4. Phạm Hùng Cường. Đơn vị cộng đồng và việc áp dụng mô hình cấu trúc: Đơn vị ở
Xin nhắc lại quan điểm là cần thiết phải dùng yếu tố thiên có ranh giới là không gian mở. Tạp chí Kiến trúc. Số 2. Tr 38-40. Năm 2000.
nhiên, yếu tố mềm để dịnh dạng không gian toàn đô thị mới là 5. Vũ Thị Hồng. Xây dựng mô hình phát triển cho làng xã truyền thống trong khu
triết lý phát triển và kiểm soát hình thái không gian phù hợp cho vực hành lang xanh theo quy hoạch thành phố Hà Nội mở rộng 2030 tầm nhìn 2050.
đô thị trong bối cảnh hiện nay. Luận văn thạc sỹ ĐHXD. 2011.

ISSN 2734-9888 11.2022 35


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

CHUYỂN QUYỀN PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN (TDR):

Kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng


tại Việt Nam

> TS.KTS PHẠM TRẦN HẢI và các cộng sự 1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Các đô thị lớn tại Việt Nam đã và đang đối mặt với các vấn
đề đặc trưng: ùn tắc giao thông, ngập nước, thiếu công viên
TÓM TẮT: cây xanh và không gian mở, phá dỡ di sản đô thị do các dự
Cơ chế chuyển quyền phát triển không gian (Transfer of án đầu tư xây dựng… Hai nguyên nhân quan trọng của các
Development Rights - TDR) cho phép quyền phát triển không gian vấn đề trên được cho là: (i) thiếu sự đồng thuận từ các thành
(được tính bằng mét vuông sàn xây dựng) được chuyển từ địa điểm phần xã hội (chính quyền, doanh nghiệp và người dân) trong
này đến địa điểm khác thông qua các hình thức mua bán, trao đổi, phát triển đô thị; từ đó, (ii) khó có thể huy động tối đa nguồn
lực (đất đai và tài chính) phục vụ phát triển đô thị. Cơ chế TDR
cho nhận… khi quyền phát triển không gian này không được sử cho phép quyền phát triển không gian (được tính bằng mét
dụng hoặc bị hạn chế sử dụng nhằm bảo tồn các công trình di sản, vuông sàn xây dựng) được chuyển từ địa điểm này đến địa
kiến tạo các không gian mở, bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi điểm khác thông qua các hình thức mua bán, trao đổi, cho
trường và sinh thái… hoặc do địa điểm trên được thu hồi để lấy đất nhận… khi quyền phát triển không gian này không được sử
phục vụ việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. dụng hoặc bị hạn chế sử dụng nhằm bảo tồn các công trình
di sản, kiến tạo các không gian mở, bảo vệ các khu vực nhạy
Cơ chế TDR được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm khắc cảm về môi trường và sinh thái… hoặc do địa điểm trên được
phục hai nguyên nhân chính làm phát sinh các vấn đề đặc trưng thu hồi để lấy đất phục vụ việc xây dựng các công trình kết
của đô thị lớn: (i) thiếu sự đồng thuận từ các thành phần xã cấu hạ tầng. Cơ chế TDR được xem là một giải pháp hiệu quả
hội (chính quyền, doanh nghiệp và người dân) trong phát triển nhằm khắc phục hai nguyên nhân trên để giải quyết căn cơ
vùng và đô thị; từ đó, (ii) khó huy động tối đa nguồn lực (đất các vấn đề đặc trưng của đô thị lớn.
1.1. Sự hình thành và lan tỏa của cơ chế TDR trên thế
đai và tài chính) nhằm giải quyết các vấn đề trên. Hiệu quả trên giới
được minh chứng bằng kết quả thực tiễn của việc áp dụng cơ Cơ chế TDR từ khá lâu, đánh dấu bằng việc ban hành Nghị
chế TDR ở các đô thị tại các quốc gia trên thế giới. Nội dung bài quyết phân khu năm 1916 ở TP New York (Hoa Kỳ) với Cơ chế
viết này gồm 03 phần: (i) Đặt vấn đề; (ii) Kinh nghiệm áp dụng ZLM (chuyển nhượng quyền phát triển trong phạm vi một ô
cơ chế TDR trên thế giới; và (iii) Khả năng áp dụng cơ chế TDR phố). Tuy nhiên, cơ chế TDR thực sự được biết tới vào thập
niên 1960 và lan tỏa thông qua trường hợp Công ty Penn
tại Việt Nam. Central, khi đó là chủ sở hữu của Nhà ga Grand Central (một
Từ khóa: Chuyển quyền phát triển không gian, TDR, phát triển công trình di sản được chỉ định vào năm 1967 trong khuôn
vùng và đô thị khổ Luật Bảo tồn lịch sử), khởi kiện Chính quyền TP New

36 11.2022 ISSN 2734-9888


York khi Penn Central không được cho phép sử dụng quyền ứng với bối cảnh và nhu cầu mang tính địa phương.
phát triển không gian chưa được sử dụng của Nhà ga Grand 1.2. Vai trò và tác động của cơ chế TDR trong quản lý
Central để xây dựng một Tòa tháp văn phòng được thiết kế phát triển vùng và đô thị
để xây dựng phía trên công trình di sản này. Từ thực tiễn ở Từ định nghĩa về quyền phát triển không gian và cơ chế
TP New York, cơ chế TDR được áp dụng rộng rãi ở các vùng TDR, có thể thấy rõ vai trò của cơ chế này trong quản lý phát
và đô thị khác tại Hoa Kỳ: Los Angeles, San Francisco, San triển vùng và đô thị như sau:
Diego, New Orleans, Nashville, Denver, Dallas, Minneapolis, - Bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu của địa điểm không
Pittsburgh và West Palm Beach... (NYCPlanning, 2015; Nelson được sử dụng/bị hạn chế sử dụng quyền phát triển không
et al, 2012) nhằm các mục đích: bảo tồn khu vực lịch sử và gian do các quy định về bảo tồn các công trình di sản, kiến
công trình di sản, cải tạo và chỉnh trang đô thị, nâng cấp công tạo các không gian mở, bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi
trình kết cấu hạ tầng, phát triển nhà ở, bảo vệ các khu vực trường sinh thái… hoặc do địa điểm được thu hồi để lấy
nhạy cảm về mặt môi trường và sinh thái, bảo vệ các khu vực mặt bằng phục vụ việc xây dựng các công trình kết cấu hạ
đất nông nghiệp… tầng. Quyền phát triển không gian của địa điểm này sẽ được
Cơ chế TDR cũng đã được áp dụng tại nhiều vùng và đô chuyển thành các giá trị khác khi được bán, trao đổi, tặng…
thị khác nhau trên thế giới. Theo Pruetz (2016), tính đến năm cho địa điểm khác trong khuôn khổ quy định pháp luật về
2016, hơn 320 thành phố trên khắp thế giới đã áp dụng cơ quy hoạch.
chế TDR, 283 trong số đó ở Mỹ, số còn lại ở 11 quốc gia khác - Thu hồi chi phí đầu tư công trình kết cấu hạ tầng từ việc
(Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil, Mexico…). Trong đó, huy động nguồn lực từ các chủ sở hữu của địa điểm lân cận
hơn một nửa trong số các cơ chế TDR được xây dựng nhằm hưởng lợi về quyền phát triển không gian (hay là hệ số sử
giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên dụng đất) được tạo ra hoặc tăng thêm do việc đầu tư xây
(Nelson et al., 2012); thậm chí, Cơ quan Bảo vệ môi trường dựng công trình kết cấu hạ tầng mang lại.
Hoa Kỳ (US-EPA) đã khuyến nghị áp dụng cơ chế TDR cho các Với vai trò đó, cơ chế TDR đã tác động đến các thành phần
khu vực ven biển bằng cách chỉ định chúng là khu vực gửi xã hội trong quá trình phát triển vùng và đô thị như sau:
(Titus, 2011). Cơ chế TDR được áp dụng tại các quốc gia, vùng - Đối với chính quyền:
lãnh thổ có quy định về sở hữu đất đai khác nhau (sở hữu tư + Giúp thúc đẩy việc thực hiện các quy định về bảo tồn
nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể…) và quy định về quy các khu vực lịch sử và công trình di sản, kiến tạo các không
hoạch - kiến trúc khác nhau. Theo Nelson et al (2012), không gian mở, bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường và sinh
có một mô hình chung hoặc ràng buộc mang tính pháp lý cụ thái… với sự đồng thuận của chủ các địa điểm có quyền phát
thể nào khi áp dụng cơ chế TDR, mà sự thành công hoặc thất triển không gian bị hạn chế sử dụng do các quy định trên
bại của cơ chế TDR phụ thuộc vào mức độ chi tiết, sự thích (quyền phát triển không gian này được bảo đảm và chuyển

ISSN 2734-9888 11.2022 37


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

sang địa điểm khác). đảm quyền lợi của chủ sở hữu các địa điểm này, chủ sở hữu
+ Giúp thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các công trình các địa điểm sẽ sử dụng nguồn tài chính từ việc bán quyền
kết cấu hạ tầng do: (i) việc thúc đẩy nhanh công tác bồi phát triển không gian cho việc bảo tồn (không sử dụng ngân
thường, giải phóng mặt bằng với sự đồng thuận của chủ sách nhà nước).
các địa điểm có quyền phát triển không gian không được - Thứ hai, để bảo vệ không gian xanh, không gian mở và
sử dụng do địa điểm được thu hồi để lấy mặt bằng phục vụ các khu vực nhạy cảm với môi trường, sinh thái, từ thập niên
việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (quyền phát 1970, cơ chế TDR cũng đã hỗ trợ việc dịch chuyển quyền phát
triển không gian này được bảo đảm và chuyển sang địa triển không gian ra khỏi các địa điểm này.
điểm khác); và (ii) việc huy động nguồn lực để đầu tư xây - Thứ ba, để linh hoạt trong quy hoạch, thiết kế đô thị,
dựng các công trình kết cấu hạ tầng từ các chủ sở hữu của nhiều thập niên qua, chính quyền các thành phố lớn trên thế
địa điểm lân cận hưởng lợi về quyền phát triển không gian giới (trường hợp tiên phong và tiêu biểu là Thành phố New
được tạo ra hoặc tăng thêm do công trình kết cấu hạ tầng York) đã sử dụng cơ chế TDR nhằm đạt được hiệu quả của thị
mang lại. trường bất động sản.
- Đối với các doanh nghiệp (chủ sở hữu các địa điểm, nhà 1.3.2. Các hạn chế của cơ chế TDR
phát triển bất động sản, nhà phát triển kết cấu hạ tầng đô Theo NYCPlanning (2015) và Soumya (2013), có thể thấy
thị…): được các hạn chế của cơ chế TDR:
+ Thúc đẩy việc thực hiện các dự án bảo tồn các công - Trước hết và quan trọng nhất, có thể có sự mâu thuẫn
trình di sản, kiến tạo các không gian mở… hoặc đầu tư xây giữa: (i) các nguyên tắc trật tự cơ bản trong quy hoạch và
dựng các công trình kết cấu hạ tầng (theo hình thức đối tác sử dụng đất, sự ổn định và khả năng dự đoán trong quy
công - tư) với sự đồng thuận của chính quyền và người dân. định về hình khối; và (ii) sự cho phép chuyển dịch khối tích
+ Đưa vào khai thác quyền phát triển không gian chưa theo những cách không thể dự đoán được theo cơ chế TDR.
được sử dụng hoặc chưa được sử dụng tối đa, nhằm mang lại Việc áp dụng cơ chế TDR một cách quá tự do có thể làm ảnh
hiệu quả kinh tế. hưởng đến trách nhiệm của chính quyền thành phố trong
- Đối với người dân: việc quản lý phát triển vùng và đô thị theo quy hoạch.
+ Đối với chủ sở hữu các địa điểm: bảo đảm một phần - Thứ hai, các quy định về quyền phát triển không gian/
quyền lợi hợp pháp khi không được sử dụng/bị hạn chế sử hệ số sử dụng đất phải bảo đảm chất lượng môi trường sống
dụng quyền phát triển không gian do các quy định áp dụng của cộng đồng. Quyền phát triển không gian không thể được
đối với địa điểm nhằm mục tiêu bảo tồn các khu vực lịch sử tạo ra và bán để tạo doanh thu ngoài nguyên tắc: hệ số sử
và công trình di sản, kiến tạo các không gian mở, bảo vệ các dụng đất phải phù hợp với năng lực phục vụ của các công
khu vực nhạy cảm về môi trường sinh thái… hoặc do địa trình kết cấu hạ tầng của khu vực.
điểm được thu hồi để lấy mặt bằng phục vụ việc xây dựng - Thứ ba, việc áp dụng cơ chế TDR sẽ bị hạn chế nếu các
các công trình kết cấu hạ tầng. công cụ cơ bản khác có thể thực hiện các mục tiêu mà cơ
+ Đối với cộng đồng dân cư trong khu vực áp dụng cơ chế TDR hướng tới; ví dụ: công cụ tái phân vùng. Nếu việc
chế TDR: bảo đảm chất lượng cuộc sống trong khu vực (kiểm tăng hệ số sử dụng đất trong một khu vực nhất định là phù
soát các vấn đề đặc trưng của một đô thị cực lớn: ùn tắc giao hợp, việc sử dụng công cụ tái phân vùng để tăng hệ số sử
thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, …) với sự cân đối dụng đất cho toàn khu vực thông thường sẽ có ý nghĩa hơn
giữa năng lực kết cấu hạ tầng kỹ thuật và mật độ phát triển việc tăng hệ số sử dụng đất (quyền phát triển không gian)
không gian xây dựng trong khu vực. đối với một số địa điểm nhất định trong khu vực. Nếu việc
1.3. Các bài học kinh nghiệm giới hạn hệ số sử dụng đất trong một khu vực nhất định là
1.3.1. Các lợi ích của cơ chế TDR cần thiết, việc sử dụng công cụ tái phân vùng để giới hạn hệ
Theo Soumya (2013), các lợi ích mà cơ chế TDR đem lại: số sử dụng đất cho toàn khu vực thông thường sẽ có ý nghĩa
- Bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các chủ sở hữu các hơn việc giới hạn hệ số sử dụng đất (quyền phát triển không
địa điểm gửi quyền phát triển không gian. gian) chưa được sử dụng đối với một số địa điểm nhất định
- Bảo vệ các giá trị văn hóa, môi trường mà địa điểm này trong khu vực.
mang lại cho xã hội. - Thứ tư, ngay cả khi được thiết kế để phù hợp hơn với
- Hướng nguồn lực đầu tư phát triển đến các địa điểm các mục tiêu quy hoạch và sử dụng đất, các cơ chế TDR phải
nhận quyền phát triển không gian phù hợp. đáp ứng các quy định pháp lý. Về mặt pháp lý, quyền phát
- Hỗ trợ chính quyền đầu tư phát triển/nâng cấp các công triển không gian do cơ chế TDR tạo ra cần phải có địa điểm
trình kết cấu hạ tầng với chi phí tối thiểu và không cần thu tiếp nhận trên thực tế. Một trong những thử nghiệm ban
hồi đất. đầu của Chính quyền TP New York với cơ chế TDR bị thất bại
Các lợi ích mà cơ chế TDR đem lại được nêu cụ thể theo là vụ Công ty đầu tư Fred F. (Pháp) 1.
từng lĩnh vực sau đây: 1.3.3. Các yếu tố thúc đẩy sự thành công trong áp dụng cơ
- Thứ nhất, để bảo tồn khu vực lịch sử và công trình di sản, chế TDR
cơ chế TDR hỗ trợ việc dịch chuyển quyền phát triển không Theo Li (2008), Nelson et al (2012), Puertz (2016) và Soumya
gian chưa được sử dụng ra khỏi các địa điểm cần bảo tồn, bảo (2013), các yếu tố thúc đẩy sự thành công trong áp dụng cơ

38 11.2022 ISSN 2734-9888


Hình 1. Nguyên tắc của cơ chế TDR - nguồn: Soumya (2013)

chế TDR được nhận diện như sau: dụng hiệu quả cơ chế TDR:
- Cần có nhu cầu cao của các nhà phát triển bất động sản + Kết hợp cơ chế TDR với các công cụ/chính sách khác
về bổ sung quyền phát triển không gian trong các khu vực trong một “gói” công cụ / chính sách: hạn chế phát triển
nhận; đồng thời, không có các công cụ khác có thể thay thế trong các khu vực gửi và khuyến khích hình thành các khu
cơ chế TDR để có thể bổ sung quyền phát triển không gian. vực lưu trữ nước mưa tạm thời…
- Cần tuân thủ theo Quy hoạch tổng thể và chỉ định một + Tăng cường năng lực địa phương trong quản lý quy
cách cẩn thận các khu vực nhận dựa trên năng lực phục vụ hoạch, đất đai và điều phối thị trường bất động sản.
của hệ thống công trình kết cấu hạ tầng của khu vực này. + Nâng cao năng lực liên quan cho các tổ chức cộng đồng
- Cần có các cơ quan quản lý phát triển mang tính tổng tại địa phương.
hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ chế TDR, 1.3.4. Các yếu tố khiến việc áp dụng cơ chế TDR thất bại
bởi lẽ, cơ chế này thường hướng tới đa mục tiêu. Tổng hợp từ các trường hợp áp dụng cơ chế TDR trên thế
- Cần định giá quyền phát triển không gian và xác định giới (NYC Planning, 2015; …), các yếu tố khiến việc áp dụng cơ
cấu trúc thị trường quyền phát triển không gian một cách chế TDR thất bại được nhận diện như sau:
chính xác. - Các yêu cầu về thủ tục hành chính khi áp dụng cơ chế
- Cần cung cấp thông tin, dữ liệu về cơ chế TDR đến chủ TDR là những thách thức cho việc giải phóng và mở rộng
các địa điểm gửi và các nhà phát triển bất động sản một cách thị trường TDR; tuy nhiên, nếu không có sự kiểm soát và
đầy đủ và chính xác; sự bất cân xứng về thông tin, dữ liệu và giám sát đầy đủ việc dịch chuyển diện tích sàn giữa các
năng lực đàm phán có thể dẫn đến một số ít các nhà đầu tư địa điểm, thậm chí cần Giấy phép đặc biệt trong một số
độc quyền thị trường TDR và làm chệch các mục tiêu chính trường hợp nhất định, có thể xảy ra hậu quả về chất lượng
sách ban đầu. phát triển đô thị, như trường hợp một tổ chức dân sự nổi
- Cần giảm thiểu các chi phí và thời gian phát sinh trong tiếng gần đây đã phát hành một báo cáo đặt nghi vấn về
quá trình thực hiện thỏa thuận về chuyển nhượng quyền việc sử dụng cơ chế ZLM nhằm xây dựng các căn hộ cao
phát triển không gian để khuyến khích chủ các địa điểm gửi cấp “siêu cao tầng” ở phía Nam của Công viên Trung tâm
và các nhà phát triển bất động sản tham gia thị trường TDR. New York.
- Cần thành lập ngân hàng TDR, nơi có thể bán, ký gửi - Thị trường TDR khó có khả năng phát triển nếu khu vực
quyền phát triển không gian phát sinh từ các địa điểm gửi và gửi và khu vực nhận bị hạn chế và có quy mô nhỏ.
mua các quyền này cho các địa điểm tiếp nhận; đây là một - Thị trường TDR khó vận hành nếu các khoản trợ cấp từ
điều kiện quan trọng để thúc đẩy thị trường TDR. chính quyền làm giảm chênh lệch giá đất trên thị trường bất
- Cần các chính sách từ chính quyền địa phương để áp động sản.

ISSN 2734-9888 11.2022 39


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ TDR TẠI VIỆT NAM


2.1. Bối cảnh Việt Nam
Hiện nay, công tác quản lý phát triển vùng và đô thị
tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, khó khăn
trong bố trí nguồn lực (tài chính và đất đai) phục vụ đầu
tư phát triển:
- Về tài chính, ngân sách dành cho đầu tư xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng (giao thông, chống ngập nước,
công viên cây xanh…) và bảo tồn các khu vực lịch sử và
công trình di sản ngày càng hạn hẹp.
- Về đất đai, nguồn lực đất đai đang ngày càng hạn
chế, do đó, việc khai thác nguồn lực đất đai theo hướng
tăng hệ số sử dụng đất là nhu cầu cấp thiết.
Thứ hai, khó khăn trong việc tìm tiếng nói đồng thuận
giữa chính quyền, doanh nghiệp, người dân trên cơ sở
bảo đảm các quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các
Hình 2. Nguyên tắc của cơ chế TDR - nguồn: NYCPlanning thành phần xã hội này.
(2015) 2.2. Sự cần thiết phải áp dụng cơ chế TDR tại Việt
Nam
Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng cơ chế TDR tại
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cơ chế này
được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề nêu trên trong
quản lý phát triển vùng và đô thị tại Việt Nam; cụ thể như
sau:
- Tạo sự đồng thuận (hỗ trợ chủ sở hữu các địa điểm bị
hạn chế sử dụng được quyền phát triển không gian vì lợi
ích công cộng) trong bảo tồn các khu vực lịch sử và công
trình di sản, bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường
và sinh thái, và giữ gìn và phát triển các không gian xanh
và không gian mở.
- Tạo nguồn lực cho phát triển vùng và đô thị (điều tiết
giá trị quyền phát triển không gian phát sinh do đầu tư
xây dựng hạ tầng) nhằm: đầu tư phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng (nhất là kết cấu hạ tầng giao thông), chỉnh
trang các khu vực xung quanh hệ thống nhà ga metro
theo mô hình TOD, và nâng cấp đô thị, cải tạo các khu ở
lụp xụp.
Việc áp dụng cơ chế TDR là cần thiết, có thể giúp đáp
ứng nhiều nhu cầu, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng
và mang tính cấp bách trong phát triển vùng và đô thị tại
Việt Nam.
Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, các thách thức sau cần
được nghiên cứu giải quyết:
- Định lượng mối quan hệ giữa năng lực hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật và khả năng phát triển không gian
của một khu vực nhất định.
- Định lượng giá trị của DR phù hợp với từng khu vực
đô thị, tại từng thời điểm thích hợp.
- Xác định ranh giới cụ thể các khu vực gửi và khu vực
nhận; xác định giá trị của hệ số giá trị quyền phát triển
không gian giữa khu vực gửi và khu vực nhận.
- Kiểm soát sự chuyển đổi tự do hình thái không gian
trong khu vực nhận.
Về mặt chính sách, các thách thức sau cần được
Hình 3. Mô tả cơ chế TDR được áp dụng đối với Nhà ga nghiên cứu giải quyết:
Grand Central – nguồn: Nelson et al (2012)

40 11.2022 ISSN 2734-9888


- Bảo đảm sự chính xác, công khai, minh bạch của (i) số 93 năm 2018.
hệ thống thông tin về quy trình chuyển và nhận quyền - Nguyễn Hoàng Linh (2018). Quyền phát triển đất đai: Khái niệm và mô
phát triển không gian và (ii) hệ thống dữ liệu về các khu hình. Tạp chí Kiến trúc, số 07 năm 2018.
vực gửi và khu vực nhận quyền phát triển không gian. - Phạm Thúy Loan (2015). Khu phố cổ Dadaocheng - Bài học bảo tồn
- Bảo đảm sự vận hành thông suốt, minh bạch và hiệu và quản lý di sản của Đài Loan. Tạp chí Quy hoạch Đô thị, số 20 năm 2015.
quả của ngân hàng TDR, sàn giao dịch TDR. - HĐND TP.HCM (2018). Tài liệu phục vụ Tọa đàm Chuyển nhượng quyền
- Bảo đảm sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản phát triển bất động sản - Khả năng áp dụng tại TP.HCM.
lý nhà nước đối với việc chuyển và nhận TDR. Tài liệu bằng tiếng Anh
2.3. Lộ trình đề xuất để áp dụng cơ chế TDR tại Việt - Chen et al (2020). “Dipiao”, Chinese Approach to Transfer of Land
Nam Development Rights: The Experiences of Chongquing. Land Use Policy,
Trên cơ sở những phân tích trên đây, việc áp dụng cơ 99(2020).
chế TDR tại Việt Nam cần tiếp cận theo lộ trình từng bước - Collaborative for The Advancement of The Study of Urbanism through
với một đề xuất sau đây. Mixed Media - CASUMM (2007). Background of Transfer of Development
- Rà soát về khung pháp lý liên quan đến cơ chế TDR: Rights (TDRs).
xác định rõ các điểm vướng mắc về pháp lý (chưa được - Ke F., Shunai C., Shichuan W. & Zhangwei L. (2008). Application of
quy định, hoặc được quy định nhưng chưa rõ ràng, hoặc Transferable Development Rights in Cultivated Land Protection in China.
được quy định rõ ràng và quy định đó mâu thuẫn với China Population, Resources and Environment.
nguyên tắc của cơ chế TDR) nhằm: - Li P. (2008). Transfer of Development Rights Approach: Striking The
+ Đề xuất các định hướng giải quyết các vấn đề vướng Balance between Economic Development and Historic Preservation in Hong
mắc. Kong. Surveying & Built Environment, vol.19(1), 38-53.
+ Đề xuất loại văn bản pháp luật để hướng dẫn xử lý - Modhwadia C. B. & Padhya H. J. (2016). TDR as a Tool for Sustainable
các vấn đề vướng mắc. and Compact Development. International Journal for Scientific Research
+ Đề xuất loại văn bản pháp luật để hướng dẫn áp and Development.
dụng thí điểm việc xử lý các vấn đề vướng mắc. - Nelson, A. C. et al (2012). TDR Handbook: Designing and Implementing
- Xây dựng kế hoạch để áp dụng thí điểm cơ chế TDR, Transfer of Development Rights Programs. Washington: Island Press.
bao gồm việc xác định: - New York City Department of City Planning - NYCPlanning (2015). A
+ Phạm vi địa lý được áp dụng thí điểm: khu vực nhận Survey of Transferable Development Rights Mechanism in New York City.
và khu vực gửi. - Nikken Sekkei Ltd. TDR in Tokyo: Air Right Transfer from The Tokyo
+ Các lĩnh vực nhất định được áp dụng thí điểm. Station ‘Heritage’ Building.
+ Thời gian được áp dụng thí điểm. - Pruetz R. & Standridge, N. (2009). What Makes Transfer of Development
+ Phương pháp đánh giá kết quả thí điểm. Rights Work? Journal of the American Planning Association, 75:1.
- Thể chế hóa và ban hành các chính sách để thúc đẩy - Smolka M. O. (2013). Implementing Value Capture in Latin America:
việc áp dụng rộng rãi cơ chế TDR: Sau khi đánh giá việc Policies and Tools for Urban Development. Lincoln Institute of Land Policy.
thí điểm, nếu đạt được các kết quả tích cực, cần nghiên - Soumya D. (2013). Land Value Capture in Urban DRM Program. EAP
cứu để thể chế hóa và ban hành các chính sách để thúc DRM Knowledge Notes - Disaster Risk Management in East Asia and the
đẩy việc áp dụng cơ chế TDR; trước hết, cơ chế TDR nên Parcific. World Bank Working Paper Series no.26.
được áp dụng giữa các khu vực trong phạm vi đô thị, sau - Suzuki H., Murakami J., Hong Y. H. & Tamayose B. (2015). Financing
đó, có thể mở rộng giữa đô thị và nông thôn trong phạm Transit-Oriented Development with Land Values: Adapting Land Value
vi vùng. Capture in Developing Countries. World Bank Group.
- Taipei City Urban Regeneration Office - TCURO (2018). Conservation
TÀI LIỆU THAM KHẢO and Regeneration of Historical District - The Case of Dadaocheng District.
Tài liệu bằng tiếng Việt - Wang B., Li F., Feng S. & Shen T. (2020). Transfer of Development
- Huỳnh Thế Du (2018). Các cách thức khai thác giá trị từ đất cho phát Rights, Farmland Preservation, and Economic Growth: A Case Study of
triển hạ tầng đô thị. Kỷ yếu Hội thảo Chuyển nhượng quyền phát triển bất Chongqing’s Land Quotas Trading Program.
động sản (TDR): Kinh nghiệm thực tiễn và khả năng áp dụng tại TP.HCM do
Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức vào ngày 07 tháng 12 năm 2018
tại TP.HCM.
- Phạm Trần Hải (2016). Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công 1
Năm 1972, trước khi cơ chế TDR được chấp nhận hoàn toàn,
tác bảo tồn. Đề án trong khuôn khổ Chương trình hành động trong công tác Chính quyền Thành phố New York đã cấp cho Công ty đầu tư
bảo tồn cảnh quan, kiến trúc trên địa bàn TP.HCM. Fred F. quyền phát triển không gian để đổi lấy việc Công ty phải
- Tống Thị Hạnh (2020). Hoàn thiện pháp luật về quyền phát triển chuyển hai trong số các lô đất của mình từ khu dân cư mật độ
không gian đô thị trong bối cảnh triển khai thi hành quy định về quyền bề cao (R10) sang chức năng công viên công cộng. Công ty đầu tư
Fred F. (Pháp) kiện Chính quyền TP New York và Tòa phúc thẩm
mặt tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Tạp chí Quy hoạch đô thị, số 41 năm 2020.
New York đã phản đối tính chất bắt buộc của việc trao đổi và
- Nguyễn Hoàng Minh (2018). Chuyển nhượng quyền phát triển không cho thấy rằng quyền phát triển không gian sẽ là một khoản bồi
gian (TDR) - Công cụ quản lý không gian đô thị. Tạp chí Quy hoạch xây dựng, thường vô giá trị nếu không có địa điểm nhận.

ISSN 2734-9888 11.2022 41


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý quy hoạch


xây dựng và phát triển nông thôn ven đô
(TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC CHÂU Á VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á)

> TS TẠ THỊ HOÀNG VÂN*

Đô thị hóa ven đô đang là một thách thức lớn đối với các nước châu Á nói chung và
khu vực Đông Nam Á nói riêng. Trên thế giới, rất nhiều nước đã khá thành công mô
hình nông thôn mới. Các mô hình này diện tích đất nông nghiệp tuy không nhiều,
nhân công ít nhưng sản phẩm tạo ra lại dư thừa nhu cầu trong nước và mang lại
giá trị xuất khẩu cao.

Đ
ô thị hóa ven đô đang là một thách thức lớn đối với 1. KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC - PHÁT HUY GIÁ TRỊ
các nước châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG QUẢN LÝ VÙNG VEN
nói riêng. Quá trình gia tăng dân số cơ học và tốc độ ĐÔ
tập trung cao dân cư trong các đô thị lớn và siêu lớn Xuất phát từ một nước nông nghiệp, đại bộ phận người lao
đang tạo ra sức ép rất lớn đến khu vực ven các đô thị đó, nơi động tại Trung Quốc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên cải
có diện tích đất nông nghiệp lớn và tình trạng quản lý đất đai cách kinh tế ở nông thôn là một khâu đột phá quan trọng trong
không được chặt chẽ như trong nội đô. Đô thị hóa ven đô đang cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Từ đầu những năm 80 của
diễn ra mạnh mẽ tại khu vực xung quanh các đô thị lớn tại Đông thế kỷ 20, Trung Quốc đã chọn hướng phát triển mô hình nông
Nam Á do quá trình chuyển đổi nhanh chóng về mặt kinh tế thôn mới đặc biệt tại các vùng ven đô với tên gọi “Đô thị làng
- xã hội trong các khu vực này, từ lối sống nông thôn sang lối quê”. Bằng cách phát huy nội lực để cải tạo hạ tầng sống và hạ
sống thành thị. Quá trình đó cũng được đặc trưng bởi sự biến tầng sản xuất ở nông thôn hướng đến gắn kết và trở thành một
đổi không gian trộn lẫn giữa chức năng đô thị và nông thôn. bộ phận hữu cơ với đô thị, mô hình này thực sự hữu hiệu tại các
Khu vực ven đô và đô thị hóa ven đô đã được các nhà nghiên làng ven đô và cũng có thể là một bài học tốt cho trường hợp
cứu quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu trong nhiều thập ở Việt Nam.
kỷ qua. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích các Trung Quốc cũng là một quốc gia có tốc độ thành lập các đô
hình thái không gian và quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội ẩn thị mới tại nhiều cấp với tốc độ chóng mặt. Sự phân hóa mạnh
chứa sau đó. Các tác động của quá trình này đối với không gian giữa đô thị và các vùng nông thôn lân cận dẫn đến những vấn
nông nghiệp, nông thôn bao gồm: Việc chuyển đổi mục đích sử đề cấp thiết đồng bộ hóa toàn bộ diện tích của một đô thị bao
dụng đất, chủ yếu từ đất nông nghiệp sang các loại hình khác gồm cả vùng nông thôn. Chính sách nhất quán của Trung Quốc
như: đất ở, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, hậu cần, hạ tầng coi khu vực nông thôn và ngoại thành là khu vực hỗ trợ không
kỹ thuật; Thay đổi không gian xây dựng với sự xuất hiện của các thể tách rời với đô thị. Khu vực ven đô luôn được quy hoạch gìn
loại hình xây dựng đô thị như khu nhà ở tập trung, đô thị vệ giữ là khoảng xanh bao quanh đô thị, cung cấp các sản phẩm
tinh và các loại hình xây dựng khác; Gia tăng của dân số nhập nông sản cho đô thị trung tâm, là nơi phát triển kinh tế sản xuất
cư; Chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm; Thay đổi tập quán lối hộ gia đình mang lại các giá trị kinh tế xã hội cao. Trong tương
sống từ nông thôn sang thành thị; Thay đổi về cảnh quan, môi lai, mục tiêu chính sau khi hoàn thành xây dựng đô thị làng quê
trường; Các vấn đề phát sinh về thể chế quản lý. ở Trung Quốc tiến tới xây dựng chất lượng cuộc sống ở các vùng
Có thể thấy rõ những vấn đề trên đã được các nước châu Á nông thôn sẽ không thua kém gì các khu vực nội đô, thậm chí
và khu vực ĐNA giải quyết bằng thiết chế quản lý phù hợp và có một số các tiêu chí vượt trội như mật độ xây dựng thấp, môi
hiệu quả. trường tốt cho sức khỏe.
Biết tận dụng một cách triệt để các lợi thế đã có là có một nền
sản xuất hàng hóa trải rộng, trên cơ sở liên kết các xưởng sản xuất
(*)
Trưởng phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Kiến trúc Quốc gia

42 11.2022 ISSN 2734-9888


Nông thôn mới ở Trung Quốc.

hộ gia đình nằm trong các khu dân cư, chính quyền các thành phố tăng sản lượng lương thực và thu nhập của nông dân.
mới đã có những chính sách điều chỉnh về quy hoạch kiến trúc, quy Xây dựng mô hình đô thị làng quê nông thôn mới. Đô thị hóa
hoạch kinh tế - xã hội rất cụ thể. Chính sách quy hoạch và quản lý nông thôn hướng đến xây dựng cần phải trở thành nhận thức
mang tính mềm dẻo này đã phần nào khiến người dân yên tâm và chung là không chỉ là sự mở rộng về quy mô, và tăng trưởng
sản xuất, tránh phải chuyển đổi nhiều, tránh được những xáo động về dân số huyện lỵ, thị trấn mà còn là sự tăng trưởng phát triển
mạnh trong phát triển kinh tế. cân đối phồn vinh về kinh tế, tiến bộ toàn diện về xã hội, môi
Đối với những vùng nông thôn có các ngành nghề sản xuất trường và văn hóa. Công cuộc xây dựng đô thị hóa nông thôn
hàng truyền thống cần bảo tồn và phát huy. Việc tái thiết và quy cần mang màu sắc riêng của Trung Quốc. Khi xây dựng các thị
hoạch lại cũng được thực hiện trên tinh thần bảo tồn các giá trị sản trấn nhỏ, cần phải áp dụng phương châm kết hợp cảnh quan
xuất truyền thống nhưng vẫn hiện đại hóa nông thôn. Các làng cổ xưa của các điển hình kiến trúc và mở mang cảnh quan nhân
nghề này cũng được quy hoạch. Các giá trị văn hóa truyền thống ở văn, thể hiện bản sắc riêng của Trung Quốc.
đây có những chính sách phát huy để đây sẽ trở thành những giá trị Quy hoạch xây dựng thị trấn nhỏ phải theo hướng đô thị
phi vật thể, là cái hồn và giá trị riêng cho mỗi cộng đồng. hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa và cố gắng nâng cao chất lượng
Các khu vực nông thôn thuần nông, chính sách quy hoạch môi trường sinh thái. Để thích ứng với quá trình đô thị hóa bố
nhắm đến việc tổ chức lại hệ thống sản xuất, quy hoạch gắn với đề cục xây dựng thị trấn cần phải tập trung môt cách khoa học hợp
xuất các mô hình canh tác mới, gắn với sản xuất nông nghiệp hiện lý thể hiện đầy đủ tính kinh tế của đất xây dựng thị trấn cho đủ
đại kỹ thuật cao, trở thành vùng chuyên canh sản xuất nông sản các loại công trình.
phục vụ trực tiếp cho bản thân đô thị tại chỗ. Hiện đại hóa chủ yếu thể hiện ở sự hiện đại hóa các công
Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra trình kết cấu hạ tầng, quan niệm hiện đại hóa trong đô thị hóa
các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm chú trọng cả 3 mặt: công trình hài hòa với thiên nhiên, môi
mẫu đường. Chính phủ hỗ trợ, nông dân xây dựng. Với mục tiêu trường tốt đẹp tỷ lệ cây xanh từ 30 - 40% và hiện đại hóa biện
“ly nông bất ly hương”, Trung Quốc đã thực hiện đồng thời 3 pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin. Không rập khuôn
chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn: các thành phố trung tâm là xây dựng nhiều nhà cao tầng biến
- Chương trình đốm lửa hướng đến trang bị cho hàng triệu mỗi thị trấn nông thôn thành một “tấm bê tông lớn”. Xã hội hóa
nông dân các tư tưởng tiến bộ khoa học, tạo ra một động lực mạnh mẽ ở 2 khía cạnh cụ thể là xã hội hóa các công trình phục
tiềm năng thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp với thành thị. vụ và xã hội hóa phương thức xây dựng.
- Chương trình được mùa giúp đại bộ phận nông dân áp Tăng cường cải cách, hoàn thiện chính sách là sự bảo đảm
dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát cho công tác thí điểm đô thị hóa nông thôn. Cần triệt để phá bỏ
triển nông nghiệp, nông thôn. sự ngăn cách về thể chế giữa thành thị và nông thôn, tạo môi
- Chương trình giúp đỡ vùng nghèo với mục tiêu là nâng cao trường thoáng rộng cho các thị trấn nhỏ phát triển. Đất đai là tài
mức sống của các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, nguyên cho con người sinh tồn, nó không thể tái sinh. Tiết kiệm

ISSN 2734-9888 11.2022 43


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

đất xây dựng, bảo vệ đất đai canh tác là trách nhiệm của chúng sản xuất nông nghiệp, hiểu biết sâu về sản phẩm, ứng dụng
ta. Kinh doanh mở rộng đất đai là nguồn tiền vốn chủ yếu xây thành thạo khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản
dựng các thị trấn nhỏ. xuất hàng hóa, họ còn được cung cấp những kiến thức về kinh
Trung Quốc đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa doanh, về nghệ thuật marketing để có thể tự xây dựng các
nhưng vẫn triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới với chiến lược kinh doanh, cạnh tranh sản phẩm của mình. Họ còn
mục tiêu môi trường cảnh quan từng địa phương phải được nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương,các
đảm bảo truyền thống lịch sử văn hóa được giữ gìn nhưng có doanh nghiệp bằng những chính sách hiệu quả.Nhờ đó, họ tạo
đời sống sinh hoạt ngang thành thị. Chính phủ sẽ ưu tiên xây được những sản phẩm có thương hiệu như: Chanh Kobosu; thịt
dựng các cơ sở hạ tầng cần cấp thiết cho đời sống nông dân. bò Bungo; nấm Oita (nấm shiitake) là loại nấm thượng hạng ở
Xét về khía cạnh phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam và Trung Nhật Bản, chiếm 28% thị trường nấm trên toàn quốc; hàng gỗ
Quốc có rất nhiều điểm tương đồng. Đây chính là những bài học mỹ nghệ ở thị trấn Yufuin; cam, cá khô ở làng Yonouzu; chè và
kinh nghiệm quý báu để có thể áp dụng xây dựng một chính măng tre ở làng Natkatsu… Trong 20 năm (1979 - 1999), phong
sách điều tiết quá trình đô thị hóa và phát triển nông thôn ven trào OVOP đã tạo ra được 329 sản phẩm với tổng doanh thu là
đô một cách toàn diện, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội và 141 tỷ yên/năm (1,1 tỷ USD).
TP.HCM. Phong trào OVOP như một điển hình của việc phát triển
ngành nghề nông thôn trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa
2. NHẬT BẢN – “CÁI NÔI” CỦA MÔ HÌNH MỖI LÀNG phương. Phong trào đã lan tỏa trên khắp đất nước Nhật Bản,
MỘT SẢN PHẨM là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) do GS triển thần kỳ của ngành nông nghiệp nói riêng cũng như nền
Hiramatsu Morihiko - Chủ tịch tỉnh Oita khởi xướng từ năm 1979 kinh tế Nhật Bản nói chung.
tại Nhật Bản như một điển hình của việc phát triển ngành nghề Nhờ áp dụng từ kinh nghiệm OVOP của Nhật Bản, các nước
nông thôn, trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương đã đã tận dụng tốt các nguồn lực của địa phương, phát huy sức
mang lại hiệu quả lớn. Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” mạnh cộng đồng, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền
khuyến khích nỗ lực của người dân địa phương trong việc tận thống… thu được những thành công nhất định trong phát triển
dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, nông nghiệp thôn.
bảo tồn các làng nghề truyền thống và thu hẹp khoảng cách Kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”
giữa thành thị và nông thôn. - OVOP được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc
1. Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” là cách thức đưa rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia
nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng và phát triển theo kịp với sự có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là
phát triển chung của đất nước. Đây cũng được coi là chìa khóa phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước
thành công của nhiều làng nghề ở Nhật Bản mình.
Phong trào OVOP được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc Tại Trung Quốc có các phong trào, như: “Mỗi nhà máy một
chính: sản phẩm”, “Mỗi thành phố một sản phẩm”, “Mỗi làng một báu
Một là, “Từ địa phương tiến ra toàn cầu”. Nguyên tắc này thể vật”; Thái Lan có chương trình OTOP; Philippine có phong trào
hiện mục tiêu cao nhất của sản xuất hàng hóa nông nghiệp “Mỗi thị trấn một sản phẩm”; Malaysia có phong trào “Mỗi làng
Nhật Bản là chiếm lĩnh thị trường nông sản thế giới. Sản phẩm một sản phẩm”, "Mỗi làng một nghề”; Hàn Quốc có chương trình
của OVOP được xác định ngay từ đầu là không những phục vụ "Mỗi làng một nhãn hiệu”; Indonesia (Đông Java) có phong trào
cho nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, trong nước mà còn để “Trở lại làng quê”.
cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác trên thị trường thế Bản chất của OVOP nằm ở giá trị gia tăng cho các sản phẩm
giới. Do đó, chất lượng nông sản phải không ngừngđược nâng địa phương để tạo ra thu nhập cho cộng đồng địa phương,
cao, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu và tiêu chuẩn trong nước cũng như trong việc chuyển đổi môi trường địa phương để làm
cũng như quốc tế. Cùng với đó, các hoạt động xúc tiến thương cho chúng hấp dẫn cho cư dân địa phương và khách du lịch. Về
mại, quảng bá sản phẩm cũng được tăng cườngtại hầu khắp các vấn đề vận hành nó phù hợp với các lực đẩy hướng tới phát triển
nước trên thế giới. kinh tế địa phương và việc bổ sung giá trị mới đang được thúc
Hai là, “Tự tin - Sáng tạo”. Phong trào OVOP quan tâm đến tất đẩy thông qua Chương trình. OVOP là một phương pháp đặc
cả các khâu của chu trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khuyến biệt để phát triển cộng đồng nông thôn, trong đó tiềm ẩn sự
khích những cách làm sáng tạo bao gồm việc nghiên cứu mẫu sáng tạo của cộng đồng địa phương và các tiềm năng này được
mã, chất liệu, quy cách đóng gói bao bì; cách tiếp thị, quảng bá, kích hoạt, thông qua phát triển lãnh đạo địa phương và nguồn
đưa sản phẩm ra thị trường sao cho ấn tượng, thu hút khách nhân lực có hiệu quả, và hướng vào phục hồi của cộng đồng
hàng… Chất lượng nông sản được đảm bảo cùng với nhiều cách thông qua phát triển các sản phẩm độc đáo có sức hấp dẫn thị
thức bán hàng, tiếp cận người tiêu dùng độc đáo đã giữ vững và trường mạnh mẽ. Mục tiêu tổng thể của nó là phát triển và củng
mở rộngthị trường tiêu thụ nông sản Nhật Bản được, kinh tế của cố khả năng tự tổ chức địa phương cho phát triển bền vững của
các hộ nông dân, của làng xã ở Nhật Bản ngày càng thịnh vượng. địa phương và xóa đói giảm nghèo.
Ba là, “Tập trung phát triển nguồn nhân lực”. Tại Nhật Bản, Dựa trên 3 nguyên tắc: (i) tự lực và sáng tạo (ii) phát triển
nông dân không những được đào tạo bài bản, cókiến thức về nguồn nhân lực, và (iii) tư duy địa phương nhưng hoạt động

44 11.2022 ISSN 2734-9888


Nông thôn mới Đài Loan.

Một góc làng nông thôn mới Đài Loan. Nông thôn mới ở Nhật - mỗi làng một sản phẩm.

toàn cầu, người dân địa phương đi đầu, độc lập với các tác động việc đào tạo con người của Tái thiết nông thôn, thông qua 4 khóa
từ bên ngoài vào sự sáng tạo của riêng mình và tự chủ để làm học thích hợp và để cho các cư dân phụ trách việc xây dựng của
cho sản phẩm độc đáo từ các nguồn lực địa phương cho tốt của mình và rút ra một tầm nhìn cho các cộng đồng nông thôn.
riêng mình và để nắm bắt thị trường bên ngoài để địa phương - Tiếp sau là xây dựng dự án Tái thiết nông thôn. Dự án Tái
của họ. Trong quá trình đó họ phát triển chuyên môn thông qua thiết nông thôn được các tổ chức và các nhóm địa phương lập
sản xuất các sản phẩm cạnh tranh, cải thiện đời sống của họ do kế hoạch dựa trên nhu cầu của cư dân trong cộng đồng nông
thu nhập tăng, và cộng đồng phát triển gắn bó với nhau hơn thôn, sử dụng các cộng đồng nông thôn như phạm vi dự án và
thông qua các hoạt động này. Khái niệm phát triển cộng đồng đạt được sự đồng thuận thông qua thảo luận chung, sau đó đề
nông thôn OVOP đã được thực hiện theo nhiều cách khác nhau xuất các chiến lược phát triển cộng đồng và kế hoạch hành động.
tại từng địa phương cụ thể, tùy thuộc vào mục tiêu và hoàn Ở Đài Loan, phong trào 4H (Head - Cái đầu, Heart - Trái tim,
cảnh riêng của mỗi nước. Hands - Bàn tay, Health - Sức khoẻ), một phong trào quốc tế với
sự hưởng ứng của 70 nước nhằm thay đổi nông nghiệp với sự
3. ĐÀI LOAN - TÁI THIẾT NÔNG THÔN, XÂY DỰNG tham gia của giới trẻ được hưởng ứng rộng khắp 1.
NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN MÔI Các thành viên của Câu lạc bộ 4H là đầu tàu trong chương
TRƯỜNG CẢNH QUAN SINH THÁI trình tái thiết nông thôn. Mô hình nông thôn được chính quyền
Chương trình Tái thiết nông thôn lấy nông nghiệp sinh thái phổ biến gồm các mục tiêu chính:
làm trụ cột chính của nội dung phát triển nông thôn. Tuy nhiên Ngôi làng của sức sống: Để tạo cảm hứng cho cuộc cách
cách làm của họ khác của ta mặc dù cũng là do Nhà nước hỗ trợ mạng tinh thần của cộng đồng cư dân nông thôn; Để thu hút
cộng đồng phát triển. Mục tiêu của chương trình là để chăm sóc những người trẻ tuổi trở về nhà hoặc ở lại thị trấn nông thôn và
nông dân, ngư dân ở các làng nông nghiệp và nuôi cá trên khắp tăng cường sản xuất nông nghiệp; Để tạo ra một môi trường
Đài Loan tạo ra các ngôi làng. Chương trình thực hiện với 3 tiêu sống tốt và an toàn.
chí: Sức sống nhằm thu hút thanh niên từ thành phố về nông Ngôi làng của sức khỏe: Để phát triển nông nghiệp xanh, sinh
thôn, bằng môi trường sống tốt; Sức khỏe nhằm tạo một nền thái; Để có sự cùng tồn tại hài hòa giữa con người và đất; Để
nông nghiệp sinh thái, an toàn, phát thải thấp tốt cho sức khỏe triển khai xây dựng cộng đồng carbon thấp.
của mọi người và Hạnh phúc nhằm bảo tồn phát huy các giá trị Ngôi làng của hạnh phúc: Để tăng cường chăm sóc con
văn hóa, tinh thần của các cộng đồng. người; Để làm sống lại các tài sản nhân văn; Để thúc đẩy phổ
Về phương thức thực hiện, họ tập trung vào điều quan trọng biến và chia sẻ các giá trị của khu vực nông thôn.
nhất trong việc tái thiết nông thôn là con người, cho rằng chỉ có Chiến lược tái thiết nông thôn dựa vào sức mạnh của cộng
thông qua sự gia tăng tự nhận thức của người dân, sau đó mới đồng, phục hồi các sản phẩm và ngành nghề truyền thống,
có thể thay đổi: phát triển sản phẩm nông sản hữu cơ sinh thái với các nguyên
- Chương trình Trao quyền cho cộng đồng là bước đầu tiên của tắc chính như sau:

ISSN 2734-9888 11.2022 45


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Phương pháp tiếp cận từ dưới lên: Coi các cư dân của cộng vùng ven’ (peri-urbanisation). Cùng với sự phát triển của xe hơi
đồng nông thôn là cơ sở chính và thiết lập sự phát triển đồng và phương tiện cá nhân cơ giới, cư dân có thể ở xa hơn nơi làm
thuận tương lai theo các nhu cầu phát triển và điều kiện các việc và các nhà phát triển đáp ứng bằng cách phát triển lan tỏa
nguồn tài nguyên. mang tính cơ hội. Kết quả là hình thành các khu định cư mới lỗ
Kế hoạch - định hướng: Thông qua chương trình trao quyền, chỗ và sử dụng đất không liền khoảnh. Đây là dấu hiệu của xu
và sử dụng các khái niệm phát triển bền vững, hướng dẫn các hướng phát triển phát triển tràn lan phân tán (urban sprawl) đã
cộng đồng để đề xuất tầm nhìn phát triển tổng thể. Dựa trên được chứng kiến từ đầu và giữa thế kỷ 20 ở các nước phát triển
việc xây dựng chung của cộng đồng nông thôn để định dạng và gần đây là các nước đang phát triển. Xu hướng này được coi là
các kế hoạch tái thiết nông thôn và xây dựng một ngôi làng thiếu tính bền vững, làm gia tăng chi phí đi lại và sử dụng năng
nông thôn với cả chất lượng của cuộc sống hiện đại và đặc điểm lượng, tốn kém đầu tư và duy trì các tiện ích đô thị, khó bảo vệ
của làng nghề truyền thống. đất nông nghiệp và không gian mở.
Cộng đồng tự chủ: Khuyến khích cộng đồng để thiết lập Ranh giới đô thị và kiểm soát vùng ven đô.
một hành động liên kết, tự quản lý sự phát triển và thành tích Sử dụng công cụ vành đai xanh nhằm kiểm soát phát triển theo
của cộng đồng, duy trì các đặc tính và phong cách văn hóa địa ranh giới giữa khu vực ven đô và trung tâm.
phương. c. Coi trọng phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp
Áp dụng cùng lúc hai chiến lược phần cứng và phần mềm: Mục tiêu cao nhất của Chương trình nông thôn mới là xây
Nhấn mạnh vào con người và tái tạo tinh thần nông thôn, tập dựng nông thôn thành những miền quê đáng sống, để đời sống
trung vào nền văn hóa địa phương và các di sản cũng như người dân thực sự được nâng lên. Cần chú trọng nguồn nhân lực
sự đổi mới của nghệ thuật bản địa, để tạo ra một không gian chất lượng cao cho khu vực nông thôn, xây dựng chương trình
sống thích hợp và duy trì môi trường sinh thái. Nhiều dự án đào tạo linh hoạt, thiết thực hơn để cán bộ địa phương, người
của chương trình tái thiết nông thôn tập trung phát triển nông dân có các chuẩn yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, học đi đôi
nghiệp hữu cơ 2. Mô hình thung lũng nông nghiệp hữu cơ kết với hành, học bằng các mô hình cụ thể để triển khai nông thôn
hợp du lịch nông thôn là mô hình khá phổ biến và thành công ở mới tốt hơn. Tầm quan trọng của nông nghiệp thông minh,
Đài Loan. Nhiều dự án của chương trình tái thiết nông thôn tập nông nghiệp xanh. Để đạt được mục tiêu này thì cần chú trọng
trung phát triển nông nghiệp hữu cơ. Mô hình thung lũng nông đào tạo nguồn nhân lực đặc thù, đáp ứng được sự đổi mới.
nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch nông thôn là mô hình khá phổ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông
biến và thành công ở Đài Loan. thôn mới ở nước ta đạt được những kết quả tích cực: Một là,
nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng
4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO VIỆT năng suất, chất lượng và hiệu quả; kim ngạch xuất khẩu nông,
NAM TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG lâm, thủy sản tăng nhanh. Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
THÔN VEN ĐÔ nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công
a. Áp dụng các mô hình nông thôn mới phù hợp với các nghiệp chế biến và thị trường. Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
khu vực hội ở nông thôn được quan tâm xây dựng; ứng dụng các thành
Trên thế giới, rất nhiều nước đã cho ra đời khá thành công tựu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,
mô hình nông thôn mới. Trong đó phải kể đến mô hình “Mỗi hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường
làng một nghề” của Nhật Bản, mô hình làng nông nghiệp ở Israel trong nước và quốc tế. Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(Ki-bút và Mô-sáp) hay tại Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống vật chất
Hà Lan. Các mô hình này diện tích đất nông nghiệp tuy không và tinh thần của người dân ở nông thôn.
nhiều, nhân công ít nhưng sản phẩm tạo ra lại dư thừa nhu cầu Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, còn những
trong nước và mang lại giá trị xuất khẩu cao. khó khăn, nghịch lý trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
Về lý thuyết, các nghiên cứu về Desakota (nông thôn - thành đại hóa, tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn: Một là, tình trạng
phố) cho khu vực châu Á (từ các nghiên cứu làng ở Indonesia, “được mùa rớt giá” vẫn xảy ra do chúng ta chưa thực sự làm
McGee 1991) đã được nhiều nhà nghiên cứu phát triển khá sâu chủ thị trường đầu ra; số lượng và giá nông sản xuất khẩu
rộng rất đáng để chúng ta học tập. Các làng đô thị được nhìn không ổn định. Hai là, khó tiếp cận vốn đầu tư đối với hầu
nhận hữu cơ hơn với đô thị, nông thôn không tách rời sự phát hết các hộ nông dân, mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ
triển của đô thị trên cả khía cạnh kinh tế, môi trường sinh thái, của Nhà nước. Ba là, thu nhập bình quân của người nông dân
hạ tầng và đời sống xã hội. Điều này không phải không được thấp hơn đáng kể so với lao động trong lĩnh vực công nghiệp
nhận thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế các quy hoạch và dịch vụ; nông nghiệp chiếm khoảng 47% số lao động,
phát triển đô thị, kiểm soát, quy định các vấn đề nông thôn chưa nhưng chỉ đóng góp 19% giá trị vào tổng sản phẩm nội địa,
được nhìn nhận song hành với vấn đề đô thị. tức là năng suất lao động hay thu nhập bình quân của người
b. Quản lý và kiểm soát vùng ven đô gắn với mở rộng nông dân chưa bằng 1/3 thu nhập bình quân của người lao
đô thị động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Vùng ven đô là quỹ đất dự trữ cho mở rộng đô thị: Các quốc gia d. Phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của
trải qua giai đoạn đô thị hóa nhanh đều đối mặt với vấn đề phát người dân
triển nóng ở vùng ven đô hay còn gọi là hiện tượng ‘đô thị hóa Phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng, sự tham gia

46 11.2022 ISSN 2734-9888


của cộng đồng có vai trò quan trọng, huy động được sự tham gia thấp điểm của ngành du lịch. Bên cạnh góp phần phát triển
tự nguyện của cộng đồng vào việc thực hiện các nội dung khác kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, du lịch nông nghiệp
nhau quyết định đến việc thực hiện thành công, đến khả năng còn hạn chế khuynh hướng ly hương, thúc đẩy hội nhập và
triển khai trên diện rộng của chương trình phát triển nông thôn xuất khẩu tại chỗ.
cấp cơ sở. Ngược lại để có thể triển khai trên diện rộng, cần thực Kinh nghiệm triển khai du lịch nông thôn trên thế giới cho
hiện phân cấp và phải giao được quyền làm chủ cho cộng đồng. thấy tùy thuộc vào bản chất và đặc trưng các loại hình tài nguyên
e. Phát triển du lịch nông thôn hiện có mà các quốc gia lại lựa chọn phương thức phối hợp khác
Xây dựng nông thôn mới là chính sách được Đảng và Nhà nhau giữa 3 nhóm sinh thái, lịch sử - văn hoá và sự tham gia của
nước quan tâm nhằm làm thay đổi toàn diện nông thôn cả cộng đồng dựa trên nguyên tắc vận dụng lý thuyết và tham vấn
về chất và lượng. Trong đó phát triển kinh tế và cải thiện đời cộng đồng.v
sống nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng của
chính sách xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, trong tổng TÀI LIỆU THAM KHẢO
thu nhập của người dân nông thôn, thu nhập từ sản xuất 1. Đề tài NCKH “Phát triển nông nghiệp đô thị ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp
nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt hơn cho người nông dân” do Quỹ Châu Á và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%. Do đó, phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 31/8/2016).
để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thông 2. Đề tài NCKH cấp Nhà nước thuộc Chương trình KHCN phục vụ xây dựng NTM giai
trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, hoạt đoạn 2011-2015: Xây dựng mô hình quy hoạch kiến trúc làng xã nông thôn mới vùng
động sản xuất khó đạt được giá trị gia tăng cao, ngoài việc đồng bằng sông Hồng, Trung du, miền núi phía Bắc do Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây
tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, cần phải đa dạng hóa ngành dựng).
nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong đó phát triển du lịch 3. Hội thảo khoa học “Quy hoạch đô thị Hà Nội định hướng phát triển kiến trúc - Quy
là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, khai thác giá hoạch khu vực phía Bắc sông Hồng”, Viện Kiến trúc Quốc gia và UBND huyện Đông Anh
trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn. Những khu vực đồng tổ chức (2017).
ven đô chiếm nhiều lợi thế trong kết nối về hạ tầng và tiếp 4. Doãn Minh Khôi, Sức mạnh của làng ven đô, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
cận tới các điểm du lịch giữa nông thôn - thành thị. 5. Michael Leaf, Những biên giới đô thị mới: Quá trình đô thị hóa vùng ven đô và
Có thể có nhiều loại hình du lịch khác nhau (du lịch sinh thái, (tái) lãnh thổ hóa ở Đông Nam Á, VNH3.TB10. - Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba:
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm…) gắn với tính đa dạng Việt Nam hội nhập và phát triển, 2008.
về môi trường, kinh tế và lịch sử của mỗi vùng nông thôn; Có 6. Nguyễn Văn Sửu, Phân tích so sánh về tác động của quá trình công nghiệp hóa
tính liên ngành và liên vùng cao. và đô thị hóa đến sự chuyển đổi phương thức sống ở hai làng ven đô Hà Nội, Kỷ yếu diễn
Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải đàn kinh tế và tài chính Pháp - Việt lần thứ 9 “Phát triển bền vững vùng ven các đô thị
bảo đảm các nguyên tắc sau: (i) Bảo đảm tính công bằng cho các tại Việt Nam”, 2012.
chủ thể tham gia; (ii) Đem lại lợi ích cho người dân địa phương 7. Nguyễn Ðăng Sơn, Phát triển bền vững vùng ven đô TP.HCM, Hội thảo chuyên
và phát huy nội lực ở từng địa phương; (iii) Bảo tồn, phát huy đề "Đô thị hóa và cuộc sống đô thị trong tương lai ở Việt Nam - Bàn về không gian công
vốn di sản và bảo vệ môi trường; (iv) Luôn đổi mới và tạo sự khác cộng trong đô thị" IUSID, 2005.
biệt; tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để 8. Tạ Văn Thành (1994), Văn hóa nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa,
làm phong phú thêm sản phẩm; (v) phát triền bền vững và duy Tạp chí Khoa học Xã hội, số 2.
trì được các tính nông thôn đặc trưng. 9. Terry Mc Gee (2009), Revisiting the urban fringe: reassessing the challenges of the
Du lịch nông nghiệp (agri-tourism) là loại hình du lịch tạo mega-urbanization process in Southeast Asia, Hội thảo quốc tế Trends of Urbanization
ra sản phẩm phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của and Suburbanization in Southeast Asia, TP.HCM.
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mô hình này giúp người 10. Tạ thị Hoàng Vân (2021), Khai thác giá trị không gian kiến trúc cảnh quan đặc
nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang trưng trong xây dựng nông thôn mới bền vững. T/c Kiến trúc Việt Nam (12/2021).
nông nghiệp kết hợp giải trí, mang lại hiệu quả cao cho cả 11. Vũ Thị Vinh (2019), Tổng quan về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy
hai ngành Nông nghiệp và Du lịch. Tham gia hình thức du hoạch xây dựng ở Việt Nam. Hội thảo giữa Viện FES & CHLB
lịch này, du khách được trải nghiệm hoạt động sản xuất nông 12. Đức và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Hà Nội, 2019.
nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt 13. UN-Habitat (2008), Vietnam Country Programme Document 2008 - 2009,
động sản xuất nông nghiệp tạo ra. Nairobi: United Nations Human Settlements Programme.
Theo các chuyên gia, có bốn thành tố để được gọi là du
lịch nông nghiệp: (i) Kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; (ii) 1
(http://nongnghiep.vn/tai-thiet-nong-thon-dai-loan-post211341.html)
Thu hút du khách đến tham quan các hoạt động liên quan
2
Năm 2014, đã có 6.071 ha đất sản xuất nông nghiệp do 3.038 hộ nông
đến nông nghiệp; (iii) Tăng thu nhập cho nông dân; (iv) Tạo dân quản lý được chứng nhận là những khu ruộng sản xuất sản phẩm
hữu cơ nông nghiệp. Trong đó có 642 ha đất sản xuất theo nông nghiệp
cho du khách cơ hội giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và
hữu cơ được quản lý bởi các nhóm doanh nghiệp nhà nước và trong
tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống khi 357 ha được quản lý bởi các nhóm hộ nông dân và doanh nghiệp tư
nhà nông. Việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp có nhân. Các sản phẩm hữu cơ được bán thông qua 103 cửa hàng, 18 trang
tác dụng giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch hỗn trại. Việc sản xuất và bán các sản phẩm hữu cơ có thể giúp phát triển
hợp cho du khách, gia tăng luồng du khách đến các vùng các loại rau, quả đặc sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ và các thực
nông thôn; kéo dài mùa vụ du lịch trong những thời gian phẩm chế biến.

ISSN 2734-9888 11.2022 47


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Hải Phòng hướng tới mục tiêu


xây dựng đô thị đẳng cấp quốc tế
> PHẠM HỮU THƯ*

Ngày 24/1/2019, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 45 về xây dựng và phát triển Hải
Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt ra tầm nhìn đến năm
2045 Hải Phòng phải “trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các
thành phố hàng đầu châu Á và thế giới”. Bài viết này cung cấp cách nhìn tổng quan về
sự phát triển của các thành phố hiện nay trong đó có các thành phố hàng đầu châu Á và
thế giới; đồng thời gợi mở một số giải pháp xây dựng và phát triển Hải Phòng, thực hiện
tầm nhìn đến năm 2045.

MỘT SỐ NÉT TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA thị có dân số đến trên 30 triệu người. Bên cạnh đó, trong
CÁC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CHÂU Á xu thế toàn cầu hóa, một số loại hình phát triển đô thị mới
Ngày nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa và đang trở thành xu thế tất yếu, chủ đạo, đó là: thành phố
toàn cầu hóa, dân số ở khu vực đô thị đang tăng lên đáng toàn cầu (global city), thành phố xanh (green city), thành
kể, năm 2022 đã đạt 4,3 tỷ người 1, chiếm trên 50% dân số phố thông minh (smart city), thành phố sáng tạo (creative
toàn cầu. Đáng chú ý là do trọng tâm tăng trưởng kinh tế city)... Những thành phố này vừa có chức năng là một đô
thế giới đã dịch chuyển từ Tây sang Đông, châu Á trở thành thị theo tính chất truyền thống; vừa là những trung tâm
khu vực có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong nhiều thập chính trị, kinh tế, trung tâm đổi mới sáng tạo, kết nối mạng
kỷ qua. Trong đó, Trung Quốc đã tiếp tục là nền kinh tế lớn lưới xuyên quốc gia, kết nối những dòng chảy về vốn, công
nhất châu Á và lớn thứ 2 thế giới, sau đó là Nhật Bản; Ấn Độ nghệ, hàng hóa, dân số và các lĩnh vực văn hóa - xã hội
ở vị trí thứ 8và Hàn Quốc, xếp thứ 12 trên thế giới tính theo trong nước, khu vực và thế giới.
GDP danh nghĩa. Trong bối cảnh các quốc gia đang hội nhập vào sân chơi
Chính vì vậy, quá trình đô thị hóa ở các quốc gia khu vực toàn cầu thì mô hình thành phố toàn cầu (global city), đôi
châu Á cũng diễn ra với tốc độ nhanh hơn các khu vực khác khi còn gọi là thành phố quốc tế (international city) đã được
trên thế giới. Thế kỷ 21 còn được gọi là thế kỷ của các thành các quốc gia rất coi trọng vì vai trò và vị trí địa chính trị -
phố 2 với các đô thị được mở rộng với tốc độ chưa từng có kinh tế của chúng với thế giới. Các thành phố này có những
trong tiền lệ. Sự thay đổi diện mạo các đô thị châu Á đem lại vai trò như sau:
những cơ hội mới cho phát triển, đồng thời cũng kèm với (i) Là trung tâm tài chính quốc tế: Đây là nơi tập trung
những thách thức lớn trên các bình diện: kinh tế, văn hóa, các tổ chức tiền tệ, nhất là các ngân hàng lớn xuyên quốc
dân số, năng lượng, giao thông, môi trường, đặc biệt là dịch gia, tích tụ khối lượng rất lớn tài sản và tiền vốn; có vai trò
bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. chi phối thị trường tiền tệ toàn cầu.
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với sự bùng (ii) Là trung tâm chi phối và trung tâm quyết sách về
nổ của làn sóng đô thị hóa đã hình thành những thành phố hoạt động chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó là sự có mặt
cực lớn, gọi là những siêu đô thị (megacity) hay vùng đô của các tổ chức chính trị quốc tế chi phối ảnh hưởng các
vấn đề chính trị quốc tế; các tập đoàn xuyên quốc gia và các
(*)
Liên hiệp các Hội KHKT Hải Phòng

48 11.2022 ISSN 2734-9888


ngân hàng chi phối các hoạt động sản xuất, thương mại, đổi hiện đầu tiên ở Vũ Hán, một thành phố có dân số 12 triệu
mới sáng tạo và đầu tư. người, trung tâm công nghiệp quan trọng của Trung Quốc.
(iii) Là đầu mối giao thông vận tải và trung chuyển hàng Virus SARS-CoV-2 từ đây đã nhanh chóng “phủ sóng” hầu
hóa quốc tế lớn. khắp các thành phố trên thế giới, gây ra cái chết cho hàng
(iv) Là trung tâm thông tin và văn hóa quốc tế: Đây là triệu người, gây thiệt hại vô cùng lớn về kinh tế và nhiều vấn
nơi tập trung nhiều cơ quan phát thanh, truyền hình, xuất đề khác cho con người nhất là ở các đô thị lớn. Mới đây, Tổ
bản hiện đại; nơi có các trường đại học, các viện nghiên cứu chức Định cư Con người của Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat)
khoa học; nơi diễn ra nhiều sự kiện, hội nghị quốc tế quy đã công bố Báo cáo về các thành phố trên thế giới năm
mô lớn... 2022 trong đó đã nêu ra 5 bài học 4 cho các đô thị trong bối
Qua xếp hạng của Tổ chức toàn cầu hóa và các thành cảnh đối phó với đại dịch Covid-19, đó là:
phố thế giới GaWC (Globalization and World Cities Research (i) Đại dịch dễ dàng vượt qua biên giới lãnh thổ bất chấp
Network) trong hơn 20 năm qua (1998 -2020) cho thấy sự việc đóng cửa biên giới. Đại dịch có khả năng lây lan cao
gia tăng nhanh chóng các thành phố toàn cầu. Các thành cho thấy rằng mối đe dọa ở bất cứ đâu cũng là mối đe dọa
phố loại α (thành phố kết nối lớn với kinh tế thế giới) tăng từ ở khắp mọi nơi.
10 lên 50 thành phố, gấp 5 lần. Các thành phố loại β (thành (ii) Đại dịch nhắc nhở chúng ta rằng, các thành phố được
phố có kết nối trung bình với kinh tế thế giới) tăng từ 10 lên quy hoạch tốt có thể quản lý lây lan tốt hơn với mật độ dân
91 thành phố, gấp 9 lần. Các thành phố loại γ (thành phố cư không quá đông. Quy hoạch đô thị tổng hợp mang đến
kết nối nhỏ với kinh tế thế giới) tăng từ 35 lên 83 thành phố, sự bình đẳng về không gian xã hội và các khu dân cư xanh,
tăng 2,3 lần. Đặc biệt, trong tốp 10 thành phố hàng đầu thế đáp ứng yêu cầu về sức khỏe và hạnh phúc của con người là
giới là: New York, London, Singapore, Bắc Kinh, Thượng Hải, rất quan trọng để thích ứng với đại dịch và khả năng phục
Hồng Kông, Paris, Tokyo, Dubai và Sydney thì đã có 6 thành hồi trong tương lai.
phố ở châu Á. Còn ở Việt Nam, TP.HCM và Hà Nội được xếp (iii) Không một cấp chính quyền nào và không một bộ,
trong nhóm β 3. ban hoặc cơ quan nào có thể tự mình giải quyết đại dịch.
Tuy nhiên, không thể không nhắc một thảm họa đối với Quản lý đô thị hiệu quả đã cho thấy vai trò của quản trị đa
các đô thị trong 2 năm qua, đó là đại dịch Covid-19. Xuất cấp với sự hợp tác của nhiều bên liên quan từ cấp vi mô

ISSN 2734-9888 11.2022 49


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Hình 1 Hình 2
(Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê Hải Phòng)
Bảng 1. So sánh tăng trưởng GRDP và tăng dân số của Hải Phòng với Hà Nội và TP.HCM giai đoạn 1995 - 2021
Thành phố Năm Dân số GDP Ghi chú
(ngàn người) (giá thực tế, tỷ đồng)
Hà Nội 2021 8.246,5 1.020.000 Dân số tăng 3,5 lần GRDP tăng 70 lần
1995 2.335,4 14.499
TP. Hồ Chí Minh 2021 9.077.158 924.367 (giá ss) Dân số tăng 1,95 lần GRDP tăng 30,4 lần
1995 4.640, 32.596 (giá ss)
Hải Phòng 2021 2.072,4 315.700 Dân số tăng 1,29 lần GRDP 51,4 lần
1995 1.608,2 6.138
(Nguồn: Niên giám Thống kê các địa phương trên)

(vùng lân cận) đến cấp trung bình (ngành) đến vĩ mô cấp độ gần 11%/năm, cao hơn 1,6 lần mức tăng bình quân chung
(khu vực đến toàn cầu). cả nước (6,03%). Đặc biệt là trong 5 năm gần đây (1996 -
(iv) Đại dịch cho thấy ngoài lĩnh vực y tế, các vấn đề về 2020), tăng với tốc độ cao, bình quân trên 14%/năm. Đáng
kinh tế, môi trường chính trị và môi trường sống có thể chú ý là trong 2 năm qua, đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng
làm trầm trọng thêm rủi ro và tính dễ bị tổn thương. Sự bất nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của cả nước và thế
bình đẳng trong cung cấp dịch vụ cho thấy những điểm giới, nhưng GRDP của thành phố vẫn tăng cao: Năm 2020
yếu trong việc kiềm chế sự lây lan của vi rút. Việc thu hẹp tăng 11,22%, năm 2021 tăng 12,38%/năm, cao nhất cả nước.
khoảng cách trong giải quyết vấn đề nghèo ở đô thị và sự (Hình 1)
bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước, chăm sóc sức Quy mô nền kinh tế thành phố năm 2021 theo giá hiện
khỏe cơ bản, vấn đề nhà ở và ứng dụng chuyển đổi số là hành ước đạt 315.700 tỷ đồng (tương đương 13,5 tỷ USD),
rất quan trọng để xây dựng một tương lai đô thị bền vững. tăng trên 50 lần so với khi thành phố bắt đầu thực hiện chủ
(v) Thành phố sau đại dịch không giống với thành phố trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đáng chú ý là mặc dù
trong tương lai. Quá trình phản ứng khẩn cấp đối phó với quy mô nền kinh tế tăng gấp trên 50 lần nhưng dân số Hải
đại dịch đã cho chúng ta thấy có sự thay đổi căn bản trong Phòng chỉ tăng gần 1,3 lần (tăng gần 500 ngàn người). Điều
cuộc sống đô thị hàng ngày. Môi trường xanh, phát triển này khẳng định rằng tăng trưởng của Hải Phòng không phụ
toàn diện, bền vững cho tương lai đô thị sẽ cần sự quan thuộc vào tăng dân số cơ học. (Bảng 1)
tâm trong thời gian dài, phù hợp chặt chẽ với nhu cầu của Đây là điều khá khác biệt của Hải Phòng so với 2 đô thị
bối cảnh địa phương và được hỗ trợ bởi các nguồn lực thích lớn nhất cả nước nếu so sánh trong cùng thời kỳ 1995 -2021:
hợp. GRDP của Hà Nội tăng 70 lần trong khi dân số tăng 3,5 lần
(tăng gần 6 triệu người); GRDP của TP.HCM tăng 30 lần
MỘT SỐ THÀNH QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG trong khi dân số tăng gần 2 lần (tăng gần 4,5 triệu người).
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA HẢI PHÒNG Thực tế cho thấy khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Hải Phòng đã
Trong những thập niên qua, thực hiện mục tiêu đẩy kiểm soát tốt đại dịch trong khi vẫn tăng trưởng kinh tế ở
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc 2 con số. Với sự gia tăng dân số chóng mặt của Hà Nội và
tế, Hải Phòng đã giành được những thành tựu có ý nghĩa TP.HCM trong những năm qua đã gây ra nhiều vấn đề về
hết sức quan trọng. Tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình phát triển đô thị của hai trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước
của Hải Phòng trong cả thời kỳ 1996 - 2021 tăng bình quân (xem bảng so sánh trên).

50 11.2022 ISSN 2734-9888


Nhờ có tốc độ tăng trưởng liên tục trong thời gian dài, hàng hóa qua cảng tăng từ 4,6 triệu tấn năm 1995 lên 143
GRDP bình quân đầu người của Hải Phòng đã tăng từ trên triệu tấn vào năm 2020, tăng 31 lần so với năm 1995, giữ
400 USD năm 1995 lên 6.546 USD năm 2021, đạt mức thu vững vai trò, vị trí là “cửa ngõ” của phía Bắc.
nhập trung bình khá cao theo tiêu chí phân loại của Ngân Bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi rõ nét, quy
hàng Thế giới. Chỉ số phát triển con người HDI của Hải mô đô thị được mở rộng. Tỷ lệ dân số khu vực đô thị tăng
Phòng ở mức cao, tăng từ 0.745 điểm năm 2016 lên 0.782 từ 32% năm 1995 lên 45,4% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động
điểm năm 2020, xếp thứ 4 sau Hà Nội (0.799), TP.HCM (0.795), phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, gần 80% lực lượng lao
Bà Rịa - Vũng Tàu (0.793) 5. động toàn thành phố. 100% số xã hoàn thành chương trình
Cơ cấu kinh tế thành phố có sự chuyển dịch theo hướng nông thôn mới. Tuổi thọ bình quân đạt 74,7 tuổi, cao hơn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng khu vực nông tuổi thọ bình quân chung cả nước (73,7 tuổi). Số hộ nghèo
nghiệp giảm đáng kể, từ 20,8% năm 1995 xuống còn dưới chỉ còn chiếm 0,22% theo chuẩn nghèo mới. Các tiêu chí về
4% năm 2021; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ môi trường như tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp
26,9% năm 1995 lên mức gần 53% vào năm 2021, góp phần vệ sinh, các khu công nghiệp, bệnh viện có khu xử lý nước
chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng ở mức cao của thành phố. thải cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra.
(Hình 2)
Mô hình công nghiệp hóa theo hướng vừa tiêu dùng XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TP HẢI PHÒNG HƯỚNG
trong nước vừa xuất khẩu, với sự hình thành một số ngành TỚI ĐÔ THỊ ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ
công nghiệp mới như: Công nghiệp điện tử (tivi thế hệ mới, Những thành quả quan trọng đạt được nêu trên đã
điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, máy photocopy, công nghiệp mang đến những nhận thức mới về mục tiêu xây dựng và
ôtô (ôtô Vinfast). Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đã phát triển của thành phố Cảng. Năm 2008, lần đầu tiên mục
đạt 26 tỷ USD, tăng gấp 130 lần so với năm 1995. tiêu về xây dựng Hải Phòng theo hướng thành phố quốc
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được nâng cấp tế đã được UBND TP Hải Phòng đề ra trong Quyết định số
và hiện đại hóa, nhất là hạ tầng giao thông với nhiều công 66/QĐ-UBND ngày 11/01/2008 phê duyệt “Đề án về phát
trình lớn đi vào hoạt động, kết nối trong nước và quốc tế. triển công tác đối ngoại TP Hải Phòng đến năm 2020”. Sau
Sân bay Cát Bi được nâng cấp trở thành sân bay quốc tế. đó, Nghị quyết XIV Đại hội Đảng bộ TP Hải Phòng nhiệm
Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện có thể cho tàu trọng kỳ 2010 - 2015 đã xác định Hải Phòng từng bước phấn đấu
tải tới trên 130 ngàn tấn ra vào, góp phần nâng sản lượng trở thành thành phố quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ

ISSN 2734-9888 11.2022 51


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

thành phố lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục khẳng Hiện đại hoá và mở rộng các dịch vụ hàng không, tài chính,
định “xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, ngân hàng; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các dịch
văn minh hiện đại”, “mang tính quốc tế cao”. Như vậy có thể vụ thương mại, du lịch, xây dựng Hải Phòng sớm trở thành
thấy rằng, Đảng bộ thành phố đã đổi mới tư duy và có cách Trung tâm hội chợ, triển lãm mang tầm quốc gia và quốc tế.
tiếp cận mới, thích ứng với xu thế phát triển chung của các Bên cạnh đó cần tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới
đô thị trên thế giới. Đặc biệt, Nghị quyết 45 của Bộ Chính như nghiên cứu xây dựng khu thương mại tự do hoặc trong
trị lần này đặt ra cho Hải Phòng những mục tiêu phấn đấu lĩnh vực dịch vụ tiên tiến, chất lượng cao.
với yêu cầu rất cao và rất cụ thể: Đến 2025, hoàn thành mục Ba là, đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2030 trở thành bộ, hiện đại và phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng “3
thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, trong 1”: vừa là đô thị toàn cầu (quốc tế), vừa là đô thị thông
tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; và đến năm 2045 trở thành minh và đô thị xanh. Đô thị toàn cầu nhằm phát huy vai trò
thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành lợi thế của thành phố cảng, nâng cao năng lực cạnh tranh,
phố hàng đầu châu Á và thế giới”. Ở đây, cần thấy rằng các khả năng kết nối nhằm thu hút các “đại bàng” - tập đoàn
thành phố hàng đầu châu Á và thế giới là những thành phố lớn đến đầu tư, làm ăn lâu dài. Đô thị thông minh giúp tăng
trong tốp 10 như đã nêu ở phần trên. cường hiệu lực, hiệu quả quản trị và phát triển đô thị; đô thị
Đặc biệt, Nghị quyết 06 ngày 24/01/2022 của Bộ Chính xanh hướng tới mục tiêu phát triển xanh, giảm thiểu phát
trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững thải khí nhà kính, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền
đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, vững.
trong đó đã yêu cầu: “…lấy con người và chất lượng cuộc Bên cạnh việc hình thành khu đô thị Bắc sông Cấm cùng
sống làm trung tâm; văn hóa và văn minh đô thị làm nền Trung tâm hành chính - chính trị mới, hiện đại, cần thành
tảng phát triển; kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hoá, lập thêm một số quận mới để nâng cao tỷ lệ và mức độ
phát triển đô thị với công nghiệp hoá, hiện đại hoá…. Quy đô thị hóa. Cần rất chú trọng việc nghiên cứu kinh nghiệm
hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi thành công cũng như không thành công của những thành
trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển phố trên để quy hoạch, thiết kế đô thị, đảm bảo tính tương
đô thị. Bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hoà giữa cải tạo, thích mềm dẻo với mọi thay đổi của đô thị theo thời gian,
chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, bảo đảm bảo chất lượng sống và làm việc tốt, bảo vệ môi trường
đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn sống trước các tác động thiên nhiên hoặc nhân tạo, chia sẻ
hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy”. Nghị quyết cũng các lợi ích công cộng cho người dân một cách công bằng.
đã đề ra tầm nhìn đến năm 2025 phải xây dựng được ít nhất Một quy hoạch tốt với mật độ dân cư phù hợp sẽ không gây
5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế. những tác hại và đối phó có hiệu quả với nguy cơ đại dịch
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 45, Nghị quyết 06 của Bộ mới sẽ xuất hiện. Cần sớm nghiên cứu xây dựng hệ thống
Chính trị đã đề ra cho Hải Phòng trong khoảng thời gian hơn giao thông ngầm hoặc trên cao để giảm thiểu tác hại của
20 năm tới, theo tôi cần quan tâm, chú ý những vấn đề sau: tắc nghẽn giao thông, kết nối thuận lợi với trung tâm mới
Một là, thành phố cần giữ vững và phát huy những của thành phố.
thành quả đã đạt được trong những năm qua, quyết tâm Đặc biệt là coi trọng việc bảo tồn, giữ gìn khu đô thị
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm duy trung tâm cũ, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển
trì nhịp độ tăng trưởng ở mức cao, bình quân từ 12 - 14%/ vì đây là hồn cốt và bản sắc mang đậm dấu ấn kiến trúc và
năm trong một thời gian dài. Mặt khác cũng cần thấy rõ Hải văn hóa Hải Phòng. Cần hình thành ở đây một không gian
Phòng đang nằm ở vị trí nào trên bản đồ các thành phố văn hóa đa sắc màu, sống động, dấu ấn lịch sử hào hùng,
của thế giới để từ đó có những cơ chế, chính sách đột phá, tạo thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và
bảo đảm tính khả thi cho những mục tiêu đã đề ra. Báo cáo quốc tế.
Năng lực cạnh tranh đô thị toàn cầu của UN-Habitat năm Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng
2020 - 2021 đã đánh giá, xếp loại Hải Phòng là thành phố yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
có năng lực cạnh tranh kinh tế đạt 0.559 điểm, xếp thứ 669; Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo trên
năng lực cạnh tranh bền vững đạt 0.248 điểm, xếp thứ 693 địa bàn. Xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân
trong tổng số 1.006 thành phố được UN-Habitat xếp hạng 6. lực, nhất là nhân lực cho các khu công nghiệp, khu kinh tế;
Như vậy, vị trí xếp hạng của Hải Phòng còn có khoảng cách đẩy mạnh hơn các hoạt động xúc tiến, khuyến khích đầu
xa so với các thành phố trong khu vực và thế giới. tư quốc tế vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đầu tư nâng cấp,
Hai là, tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ hoàn thiện Trường Đại học Hải Phòng, Trường Đại học Hàng
“nâu” sang “xanh” dựa trên cơ sở phát triển các ngành sản hải, Trường Đại học Y Hải Phòng, xây dựng đại học quốc tế.
xuất trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao sản xuất Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề, phát
các sản phẩm điện tử, điện tử viễn thông, ô tô điện, năng triển các trường dạy nghề. Xúc tiến, khuyến khích, hỗ trợ
lượng tái tạo... Hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, nhất là cho việc hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo chất lượng
dịch vụ cảng biển, để Hải Phòng trở thành trung tâm dịch cao của nước ngoài. Thực hiện đào tạo nghề trình độ cao
vụ cảng, vận tải biển, logistics lớn của cả nước và quốc tế. theo chuẩn quốc tế, hình thành đội ngũ lao động có trình

52 11.2022 ISSN 2734-9888


độ cao, đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp nhìn đến năm 2045.
trong và ngoài nước. Quan tâm xây dựng nhà ở gắn với các 3. Ban Chỉ đạo Trung ương (2018), Báo cáo đề án tổng kết 15 năm thực hiện
tiện ích sinh hoạt cho người lao động trong các khu công Nghị quyết số 32 của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng
nghiệp tập trung. trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Năm là, phát huy các giá trị văn hóa nhất là các lễ hội, 4. Thành ủy Hải Phòng (2010), Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ TP Hải
sản phẩm văn hóa truyền thống giàu bản sắc, là di sản văn Phòng, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, Lễ hội 5. Thành ủy Hải Phòng (2015), Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ TP Hải Phòng
Minh Thề, Lễ hội Xa Mã - Hoàng Châu...) và cùng với không nhiệm kỳ 2015 - 2020.
gian văn hóa khu vực dải trung tâm thành phố để Hải Phòng 6. Thành ủy Hải Phòng (2020), Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ TP Hải Phòng
không chỉ là một thành phố công nghiệp mà còn là một nhiệm kỳ 2020 - 2025.
thành phố văn hóa. Nâng cao chỉ số phát triển con người 7. Tổng cục Thống kê: Báo cáo chỉ số phát triển con người của Việt Nam giai
(HDI) Hải Phòng, xây dựng con người Hải Phòng phát triển đoạn 2016 - 2020.
toàn diện cả về trí lực và thể lực với các đặc trưng năng 8. GaWC: The World According To GaWC 2000, 2004, 2008, 2010, 2012, 2016,
động, sáng tạo thân thiện, có tầm nhìn xa; thích ứng với cơ 2018, 2020 ((http://www.lboro.ac.uk/gawc).
chế thị trường và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu của sự 9. UN-Habitat, World Cities Report 2022: Envisaging the future of cities.
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kiến tạo môi trường 10. Phạm Quang Minh, Nguyễn Văn Sửu, Ien Ang, Gay Hawkins (Chủ biên)
sống và làm việc thuận lợi, có tính cạnh tranh cao để thu hút (2016), Toàn cầu hóa và biến đổi đô thị, NXB Tri thức, Hà Nội.
các công dân toàn cầu đến sinh sống và làm việc, tận dụng
kinh nghiệm và chất xám của họ làm cầu nối, xúc tiến quá 1
https://www.worldometers.info/world-population
trình kết nối, đầu tư của các doanh nghiệp, chọn thành phố
2
Phạm Quang Minh, Nguyễn Văn Sửu, Ien Ang, Gay Hawkins (Chủ
là điểm đến lý tưởng để làm ăn lâu dài và sinh sống.v biên) (2016), Toàn cầu hóa và biến đổi đô thị, NXB Tri thức, Hà
Nội, tr.26.
3
GaWC: The World according to GaWC 2020 (https://www.lboro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ac.uk/microsites/geography/gawc/world2020.html)
1. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 4
UN-Habitat, World cities report 2022: Envisaging the future of
24/01/2019 về xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn cities, Page 6
đến năm 2045. 5
Tổng cục Thống kê: Báo cáo chỉ số phát triển con người của Việt
2. Bộ Chính trị, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của về quy hoạch, Nam giai đoạn 2016-2020
xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm 6
UN-Habitat, Global Urban Competitiveness Report 2020 - 2021

ISSN 2734-9888 11.2022 53


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Thúc đẩy đào tạo quy hoạch tích hợp


ở các trường đại học
> PGS.TS.KTS HOÀNG VĨNH HƯNG*

Đẩy mạnh giảng dạy về quy hoạch tích hợp trong trường đại học của ngành Xây
dựng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của trường đại học, gắn
đào tạo với nhu cầu của xã hội và xa hơn nữa là giúp định hướng quá trình đô thị
hoá và tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

đặt ra yêu cầu lớn về không gian vật chất và nguồn lực tài
TÓM TẮT:
chính, gây nhiều áp lực cho chính quyền các thành phố,
Quy hoạch tích hợp là một trong những cách tiếp cận tổng
các tỉnh. Trong rất nhiều tình huống, các giải pháp quy
hợp và là một phương pháp hợp lý và cần thiết do tính chất
hoạch theo từng ngành riêng lẻ không còn khả thi vì quy
ngày một phức tạp của các hiện tượng không gian và các hoạt
mô và mức độ phức tạp của các vấn đề hiện tại cũng như
động kinh tế trong phạm vi không gian đó. Quy hoạch tích hợp là
các thách thức trong tương lai. Những thách thức phức tạp
cơ chế cần thiết để hoạch định chính sách phát triển một vùng
đòi hỏi các phương pháp tiếp cận thực sự toàn diện và bao
lãnh thổ hay một đô thị và xây dựng khuôn khổ thể chế để thực
trùm cũng như các giải pháp thực sự mang tính chuyển
thi chính sách nhằm đạt được sự phù hợp, hài hoà về không
đổi và sáng tạo. Cần làm sáng tỏ các nhu cầu phụ thuộc
gian, kinh tế, xã hội và môi trường. Đẩy mạnh giảng dạy về quy
lẫn nhau, khác nhau và kết nối những nhu cầu này theo
hoạch tích hợp trong trường đại học của ngành Xây dựng là
những cách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của trường đại
Các thành phố hay các vùng lãnh thổ hiện nay cần một
học, gắn đào tạo với nhu cầu của xã hội và xa hơn nữa là giúp
cách tiếp cận tích hợp hơn đối với quy hoạch không gian
định hướng quá trình đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế theo
với mục tiêu đề xuất được các giải pháp tổng hợp.
hướng phát triển bền vững. Để thực hiện tốt điều này, cần có
Các chuyên gia quy hoạch đã tự đổi mới phương pháp
sự phối hợp của các bộ chủ quản, các trường đào tạo về quy
lập quy hoạch và tìm ra quy hoạch tích hợp. Quy hoạch
hoạch, kiến trúc, xây dựng, xã hội, môi trường và kinh tế. Bên
tích hợp là một trong những cách tiếp cận cơ bản tiếp
cạnh đó, cần có sự tham gia một cách chủ động và sáng tạo của
sau quy hoạch hiện đại và là một phương pháp hợp lý
nhà trường và giảng viên trong việc xây dựng chương trình và
và cần thiết do tính chất ngày một phức tạp của các hiện
môn học.
tượng không gian và các hoạt động kinh tế trong phạm vi
không gian đó [3]. Quy hoạch tích hợp là cơ chế cần thiết
1. QUY HOẠCH TÍCH HỢP
để hoạch định chính sách phát triển một vùng lãnh thổ
Trong hơn nửa thế kỷ qua, phương pháp quy hoạch đô
hay một đô thị và xây dựng khuôn khổ thể chế để thực thi
thị hiện đại đã giúp cho quá trình đô thị hoá ở nhiều nước
chính sách (ở tất cả các cấp) nhằm đạt được sự phù hợp,
diễn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong hơn một thập
hài hoà về không gian, kinh tế và môi trường [4]. Mục tiêu
kỷ gần đây, nhiều vướng mắc xuất hiện khi áp dụng quy
chính của quy hoạch tích hợp là đưa ra giải pháp để giải
hoạch đô thị hiện đại. Những khó khăn vướng mắc trong
quyết các vấn đề một cách tổng thể. Bản chất đa lĩnh vực
quy hoạch đô thị hiện đại là rất lớn, xuất hiện ở nhiều khía
của các giải pháp đảm bảo rằng các giải pháp này có khả
cạnh và có mối liên hệ với nhau. Những thách thức này
năng ứng phó với những thách thức bất ngờ và có tính
(*)
Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia linh hoạt để thích ứng với các tình huống mới. Bên cạnh

54 11.2022 ISSN 2734-9888


đó, sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan (chính quyền điều này tạo thành sự hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thực hiện
các cấp, nhà đầu tư, cộng đồng dân cư, các nhà quy hoạch các dự án, nhất là các dự án phát triển đô thị.
và các chuyên gia) vào quá trình nghiên cứu, đề xuất các Trọng tâm của quy hoạch tích hợp là sự hợp tác của các
giải pháp quy hoạch một cách toàn diện sẽ làm tăng tính ngành, thay vì đàm phán. Trong khi đàm phán luôn dẫn
khả thi cho việc thực hiện các dự án phát triển. đến mức trung bình - với việc mọi người nhượng bộ một
Quy hoạch đô thị tích hợp không còn sử dụng các quy chút cho đến khi đạt được mức trung bình - thì sự hợp tác
tắc quy hoạch đô thị hiện đại để thực sự giải quyết một không nhằm vào mức trung bình mà là giá trị tối đa. Sự
thách thức trong tất cả sự phức tạp của nó. Mục tiêu chính hợp tác được thúc đẩy bởi quyết tâm gia tăng giá trị cho
của quy hoạch đô thị tích hợp là “xác định các cơ hội để tất cả mọi người [4]. Tính liên kết và tính phức tạp của các
giải quyết các vấn đề một cách tổng thể” [3]. Để đáp ứng thách thức có nghĩa là giá trị gia tăng của các giải pháp này
các yêu cầu hiện tại và tương lai trong các lĩnh vực hoạt dẫn đến nhiều lợi ích cho các lĩnh vực khác nhau và trên
động chính của đô thị như giao thông, nhà ở, sử dụng các quy mô khác nhau.
năng lượng… các không gian sẵn có phải được sử dụng
một cách cân bằng, vào mục tiêu phát triển chung, với 2. QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH TÍCH HỢP VÀ ĐÀO
trọng tâm sử dụng hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực. TẠO ĐẠI HỌC
Thách thức của quy hoạch đô thị tích hợp là cách tái Khía cạnh quan trọng của quy hoạch tích hợp là sự
tổ chức không gian sống của người dân theo cách mà các hợp tác, phối hợp của các ngành. Tính liên kết và tính
chức năng tăng cường chia sẻ lẫn nhau, có cơ hội phát phức tạp của các thách thức làm tăng giá trị của các giải
triển và không cản trở nhau. Quy hoạch đô thị tích hợp là pháp quy hoạch, tạo ra nhiều lợi ích cho các lĩnh vực
một cách tiếp cận mới, kết nối chặt chẽ với tính chất phức khác nhau và trên các quy mô khác nhau (từ các đô thị
tạp của các đô thị và sự cần thiết của việc tạo ra các khu đến những vùng lãnh thổ rộng lớn). Trong quá trình đó,
định cư bền vững và có khả năng phục hồi [2]. các trường đại học tổng hợp nói chung hay các trường /
Các hệ thống càng toàn diện thì chúng càng bền vững khoa đào tạo về quy hoạch có vai trò quan trọng trong
[3]. Các giải pháp lập quy hoạch tích hợp về nhiều mặt là việc định hình sự phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực
những giải pháp mạnh mẽ. Bản chất đa lĩnh vực của các của những thành phố hay vùng lãnh thổ. Nhiều chuyên
giải pháp đảm bảo rằng các giải pháp này có khả năng gia phân tích coi các trường đại học là động lực thúc đẩy
chịu đựng những thách thức bất ngờ và có tính linh hoạt sự phát triển tổng thể của đô thị hay các vùng. Các các
để thích ứng với các tình huống mới. Hơn nữa, một loạt trường đại học này đóng góp vào những thay đổi của đô
các bên liên quan, các nhà quy hoạch và chuyên gia cùng thị và tham gia vào việc nâng cao năng lực của các nhà
suy nghĩ, phân tích để đề xuất các giải pháp toàn diện, lãnh đạo và người dân để các thành phố phát triển bền

ISSN 2734-9888 11.2022 55


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

vững hơn, tạo được chất lượng cuộc sống ngày một tốt nghiệp hoá, hiện đại hoá là không cao. Chương trình đào
hơn cho người dân, đáp ứng nhu cầu phong phú của các tạo còn có những điểm cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nặng lý
hoạt động kinh tế. thuyết, nhẹ thực hành, chậm hội nhập. Cơ cấu ngành nghề
Các trường đại học nói chung và trường/khoa đào đơn điệu. Phương pháp dạy và học lạc hậu, quy trình đào
tạo về quy hoạch có thể trở thành một trung tâm sáng tạo đóng kín, cứng nhắc, thiếu mềm dẻo và liên thông [1].
tạo về công nghệ mới và các giải pháp hiện đại cho phép Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung
thành phố phát triển cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội và đô thị hoá nói riêng ở Việt Nam, đối tượng sinh viên
một cách bền vững. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự (đại học và trên đại học) có thể và cần phải đóng một vai
phát triển tổng hợp của đô thị là nguồn lực con người. Sản trò quan trọng. Cần khuyến khích các trường (có chuyên
phẩm cuối cùng của giáo dục đại học - những sinh viên tốt ngành đào tạo về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, công
nghiệp có trình độ đại học - có ảnh hưởng tích cực đến thị nghệ và kinh tế) xây dựng các mục tiêu, chương trình đào
trường lao động địa phương. Vì thế, các trường đại học tạo tạo, nghiên cứu và thực hành về quy hoạch tích hợp. Việc
ra nguồn nhân lực có chất lượng, là một yếu tố quan trọng thu hút giáo viên và sinh viên tham gia vào các chương
ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của các tỉnh, thành trình này mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, giáo viên và
phố. Sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành những chuyên cơ sở đào tạo cũng như tạo tiền đề phổ biến và nâng cao
gia, khi làm việc tại một thành phố, có thể tạo ra các giải kiến thức, thực hành quy hoạch tích hợp ra toàn xã hội.
pháp sáng tạo và hữu ích trong lĩnh vực quy hoạch, quản
lý phát triển đô thị, quản lý các lĩnh vực khác (như kinh 3. CÁC LỢI ÍCH CỦA VIỆC GIẢNG DẠY QUY HOẠCH
tế, năng lượng…) để thành phố được vận hành một cách TÍCH HỢP TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
thông minh. Quá trình học tập giúp sinh viên quen với bối Đào tạo về quy hoạch tích hợp trong trường đại học
cảnh địa phương, nhận thức rõ nhu cầu của người dân và mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các bên tham gia cũng
khả năng của thành phố, đồng thời kiến thức họ có được như toàn xã hội.
trong quá trình giáo dục đại học cho phép họ tiếp cận chủ Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên
đề một cách hợp lý. Học tập các kiến thức và thực hành về quy hoạch tích
Đổi mới tri thức và chuyển giao công nghệ là những hợp giúp sinh viên tiếp cận với định hướng phát triển bền
chất xúc tác quan trọng khác cho sự phát triển do vị trí vững tiên phong trên thế giới. Thông qua các phương
quan trọng của các trường đại học trong thành phố. Các pháp quy hoạch tích hợp áp dụng trong các giải pháp phát
nhà khoa học và giảng viên đại học cũng hoàn thành triển đô thị, phát triển vùng kinh tế - xã hội, sinh viên sẽ
vai trò của họ trong bối cảnh xã hội như là tiếng nói của phát triển sự hiểu biết về quy hoạch, xây dựng, công nghệ,
những công dân thông minh, có hiểu biết và kinh nghiệm. môi trường, kinh tế và phát triển kỹ năng làm việc hiện đại.
Chuyên môn của họ có thể giúp ích đặc biệt cho một Đây là nền tảng giúp sinh viên thành công trong một thị
thành phố đang tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho người trường việc làm ngày càng cạnh tranh sau khi ra trường.
dân khi xây dựng các chương trình, chính sách và các văn Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng thực hành về quy hoạch
bản chiến lược khác. tích hợp trong trường đại học sẽ giúp sinh viên trong việc lấy
Tại Việt Nam, việc áp dụng quy hoạch tích hợp chỉ thực được các chứng chỉ chuyên gia quy hoạch trong nước hay
sự diễn ra khi các quy hoạch được lập theo Luật Quy hoạch quốc tế. Các chứng chỉ này là minh chứng cho việc sở hữu
2017. Nhận thức của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ kiến thức cơ bản và kỹ năng quy hoạch tích hợp. Đây là chìa
quan lập quy hoạch và các bên liên quan về nội dung, khóa để sinh viên sau khi ra trường sẽ tham gia trực tiếp vào
mức độ và phương pháp lập quy hoạch tích hợp còn chưa thị trường lao động chất lượng cao trong nước và quốc tế.
thống nhất. Ngay cả trong giới chuyên môn về quy hoạch, Nâng cao kinh nghiệm giảng dạy kết hợp thực hành của
quy hoạch xây dựng, các hiểu biết về quy hoạch tích hợp giảng viên
vẫn có sự khác nhau giữa các chuyên gia. Bằng cách kết hợp kiến thức và kinh nghiệm từ dự án
Thực tế này đòi hỏi việc đào tạo kiến thức, thực hành quy hoạch thực tế vào các môn học của mình, giảng viên
quy hoạch tích hợp ở Việt Nam phải được chú trọng từ có thể chứng minh làm thế nào để áp dụng các bài học lý
giới chuyên môn về quy hoạch, quy hoạch xây dựng kiến thuyết trên lớp học với thực tế cuộc sống. Bản thân giảng
trúc, xây dựng, công nghệ và cả kinh tế, trong đó đào tạo viên cũng được tham gia vào một quá trình làm việc mang
đại học chiếm một vị trí then chốt. Sau khi các sinh viên ra tính hợp tác với các chuyên gia đến từ nhiều ngành. Điều
trường, với việc áp dụng các kiến thức về quy hoạch tích này giúp mở rộng tầm hiểu biết, thúc đẩy sự sáng tạo và
hợp vào công trình thực tế, họ sẽ góp phần hướng công tăng cường tính cạnh tranh trong nghiên cứu, giảng dạy
tác quy hoạch, quy hoạch xây dựng của Việt Nam theo các và thực hành.
giá trị phổ quát (toàn cầu). Xây dựng danh tiếng và sức hút cho trường đại học
Hiện tại, khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục đại Cũng như các dự án quy hoạch trong thực tế, các môn
học đối với yêu cầu đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công học về quy hoạch tích hợp là các môn liên ngành và tích

56 11.2022 ISSN 2734-9888


hợp. Đây là cơ hội để các giảng viên và sinh viên từ các hướng dẫn sinh viên cách thức áp dụng các bài học trên lớp
khoa khác nhau và cả các doanh nghiệp cùng làm việc học với các dự án thực tế. Tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp
hướng tới một mục tiêu chung cho một xã hội bền vững. xúc với phương pháp làm việc mang tính hợp tác và thúc
Các trường đại học thúc đẩy phát triển bền vững thông đẩy sự sáng tạo giữa nhiều chuyên gia trong quá trình lập
qua giảng dạy về quy hoạch tích hợp có thể nhận được quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch.
danh tiếng về cách giảng dạy lồng nghép và sáng tạo, góp Đề cao sáng tạo trong dạy và học: Các dự án quy hoạch
phần thu hút giảng viên hàng đầu và sinh viên đến với tích hợp vốn liên quan đến nhiều ngành, mang lại cơ hội
trường trong tương lai. làm việc cùng nhau giữa các khoa – trường khác nhau,
giữa giáo viên, sinh viên và cộng đồng chuyên gia và giới
4. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC XÂY doanh nghiệp bên ngoài trường đại học để cùng làm việc
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUY HOẠCH TÍCH hướng tới một mục tiêu chung về phát triển bền vững.
HỢP Cần tổ chức nhằm thúc đẩy và thông qua quá trình tích
Lợi ích của việc giảng dạy quy hoạch tích hợp trong hợp này để cổ vũ các sáng tạo trong công tác dạy, học,
trường đại học vừa lâu dài vừa cụ thể. Vấn đề là với hoàn nghiên cứu và thực hành. Sử dụng các kết quả trong đào
cảnh của Việt Nam, việc xây dựng các chương trình đào tạo tạo và thực hành về quy hoạch tích hợp để tạo danh tiếng
và các môn học nên được bắt đầu từ đâu, hướng tới mục về giảng dạy sáng tạo cho trường đại học.
tiêu gì? Sau khi đã xác định rõ mục tiêu, cần đề ra các yêu Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các chuyên
cầu và nguyên tắc xây dựng chương trình. Trên cở sở các gia quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, công nghệ, kinh tế, xã
định hướng chiến lược này các trường đại học sẽ phối hợp hội, môi trường cũng như cộng đồng: Sử dụng giảng viên,
với nhau xây dựng lộ trình và chương trình cụ thể cho mình kiến thức và cơ sở vật chất của các trường đại học để đào
đảm bảo được sự liên thông, khả năng lồng nghép và phối tạo bổ xung và cập nhật kiến thức về quy hoạch tích hợp
hợp giữa các khoa trong trường và giữa các trường. cho các chuyên gia trong ngành, cộng đồng doanh nghiệp
Mục tiêu và người dân. Thông qua công tác tổ chức đào tạo, tập
Định hướng quá trình đô thị hoá hay tăng trưởng kinh tế huấn để tạo được các cơ hội cho cộng đồng chuyên gia và
theo hướng phát triển bền vững thông qua việc cung cấp sinh viên cộng tác làm việc, chia sẻ thông tin để cập nhật
các kiến thức về quy hoạch tích hợp và khuyến khích sinh kiến thức cho giới chuyên môn và cộng đồng cũng như
viên (đại học và trên đại học) và các nhà chuyên môn tham thu hẹp khoảng cách giữa đạo tạo và thực hành.
gia tìm hiểu kho tàng kiến thức này một cách năng động.
Các yêu cầu cần đạt được 5. KẾT LUẬN
Nâng cao hiểu biết trong sinh viên về quy hoạch tích Đẩy mạnh giảng dạy về quy hoạch tích hợp trong
hợp như một sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. trường đại học là giải pháp quan trọng để nâng cao chất
Đổi mới chương trình, nâng cao hiệu quả học tập về lượng của trường, thu hút thêm sinh viên và xa hơn nữa
quy hoạch tích hợp. là giúp định hướng quá trình đô thị hoá và tăng trưởng
Thúc đẩy sáng tạo trong dạy và học. kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Để thực hiện tốt
Thiết lập môi trường thuận lợi cho sự tham gia của các điều này, cần có sự phối hợp của các bộ chủ quản, các
chuyên gia quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, công nghệ, trường đào tạo về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, xã hội,
kinh tế, xã hội và môi trường. môi trường và kinh tế. Bên cạnh đó cần có sự tham gia
Các nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo một cách chủ động và sáng tạo của nhà trường và giảng
Giới thiệu về quy hoạch tích hợp như một sự lựa chọn viên trong việc xây dựng chương trình và môn học cụ thể.
nghề nghiệp cho tương lai: Cung cấp thông tin, phân tích Mục tiêu lâu dài của việc đào tạo này là làm sao để khi các
so sánh để thuyết phục sinh viên về các nhu cầu nghề sinh viên ra trường, với việc áp dụng các kiến thức về quy
nghiệp trong tương lai liên quan đến quy hoạch tích hợp. hoạch tích hợp vào công trình thực tế, họ sẽ góp phần
Giảng viên cần giúp sinh viên nhận thức được khả năng hướng quá trình đô thị hoá ở Việt Nam theo hướng phát
thành công của nghề nghiệp liên quan đến quy hoạch tích triển bền vững.v
hợp trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày càng phức
tạp, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu và thị TÀI LIỆU THAM KHẢO
trường việc làm ngày càng thu hẹp. 1. Bộ GD&ĐT. Đề án đổi mới giáo dục Việt Nam 2006 - 2020. 2006.
Nâng cao hiệu quả học tập về quy hoạch tích hợp: Xây 2. Hoang Vinh Hung. Integration of disaster risk management and urban
dựng chương trình, môn học mới về quy hoạch tích hợp. planning for resilient communities – Policy implications. PhD thesis, Kyoto
Cung cấp cho sinh viên trong ngành các kỹ năng quy hoạch, University, Japan, 2007.
thiết kế, xây dựng, công nghệ, kinh tế, môi trường và quản 3. Peter Hall. The City of Tomorrow, Third edition. Blackwell Publishing,
lý thông qua việc học tập, nghiên cứu và thực hành. Kết hợp 2002.
học tập chính khoá, ngoại khoá gắn với các dự án thực tế để 4. Pier Carlo Palermo. Innovation in Planning. APROpress, 2006.

ISSN 2734-9888 11.2022 57


T Ừ C HÍN H S Á C H Đ Ế N C UỘC S Ố NG

Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng không khí


trong nhà
> THANH NGA - THU THẢO

Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 về nhà ở và nhà công cộng - Các thông số chất lượng
không khí trong nhà mới ban hành cuối tháng 8/2022 được kỳ vọng bảo đảm các điều
kiện tiện nghi, sức khỏe cho người dân Việt Nam.

ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN TIỆN NGHI, SỨC KHỎE xung quanh nhưng quy chuẩn về chất lượng không khí trong
Theo ông Nguyễn Công Thịnh - Phó vụ trưởng Vụ KHCN&MT nhà chưa có; việc thử nghiệm, kiểm tra các chỉ tiêu của VOCs,
(Bộ Xây dựng), tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà của tòa Formaldehyde, nấm mốc trước khi đưa công trình vào vận hành
nhà công cộng trước đây đã có ở các tiêu chuẩn liên quan đến hoặc sau khi công trình được cải tạo cũng chưa có; hay quy định
điều kiện vi khí hậu, chất lượng không khí phòng làm việc và các về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn E0, E1 đối với các vật liệu có
tiêu chuẩn chất lượng có liên quan. Sau quá trình nghiên cứu từ phát thải Formaldehyde đặc biệt là từ ván sàn gỗ, sơn vecni, từ gỗ
năm 2017 đến nay, Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 về nhà ở và nhà công nghiệp… chưa có yêu cầu kiểm soát. Tất cả những vấn đề
công cộng - Các thông số chất lượng không khí trong nhà vừa này đang chủ yếu dựa vào sự quan tâm, tự nguyện của các doanh
được ban hành tháng 8/2022, là một trong những nội dung quan nghiệp sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu sản phẩm.
trọng trong thiết kế, thi công, quản lý vận hành các công trình bảo Ông Nguyễn Công Thịnh kỳ vọng, cùng với việc ban hành
đảm các điều kiện tiện nghi, sức khỏe cho người sử dụng. Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 cũng như các quy định liên quan đến
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn là vấn đề nhãn sinh thái trong quy định của Luật Bảo vệ môi trường
tự nguyện áp dụng. Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 có một số chỉ năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/TT-
tiêu rất mới đối với thị trường Việt Nam như các chỉ tiêu liên quan BTNMT cũng như văn bản quy phạm pháp luật sắp ban hành của
đến kiểm soát nấm mốc, VOCs hay Formaldehyde. Bộ Xây dựng về dán nhãn xanh cho VLXD, dán nhãn năng lượng
Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu các chuyên gia, tiêu cho vật liệu tiết kiệm năng lượng, thì Việt Nam có thêm các đơn
chuẩn, phương pháp thử, các công cụ và đặc biệt là các vị nghiên cứu, tư vấn, chứng nhận, thử nghiệm các chỉ tiêu liên
phòng thử nghiệm cũng như điều kiện về mặt kỹ thuật, quan đến chất lượng không khí trong nhà cũng như các chỉ tiêu
kinh tế để có thể đo đạc, lấy mẫu, quan trắc, giám sát, thử phục vụ công bố môi trường đối với sản phẩm, hàng hóa VLXD.
nghiệm… phục vụ đánh giá các chỉ tiêu này. Hiện nay, đã có Bộ Xây dựng cam kết sẽ có các hoạt động phổ biến, tăng
một số cơ sở có khả năng đánh giá các chỉ tiêu này nhưng số cường năng lực, nâng cao nhận thức; sau một vài năm áp dụng
lượng chưa nhiều, chi phí cao. Một số doanh nghiệp đưa ra Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 có thể nghiên cứu đưa vào các
nước ngoài thử nghiệm và công bố các chỉ tiêu. quy chuẩn để mang tính bắt buộc áp dụng cao hơn.
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam mới chỉ quan tâm đến điều hòa
không khí, còn vấn đề về thông gió, đặc biệt là cấp gió tươi trong TÍNH THỰC TIỄN VÀ KHẢ THI CAO
trao đổi không khí, có nhiều công trình chưa tuân thủ. Theo TS Phạm Thị Hải Hà - Trưởng Bộ môn Kiến trúc môi
Qua kiểm toán năng lượng ở gần 300 công trình của 2 Dự trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, sau khi được Bộ
án do USAID thực hiện năm 2014 - 2017 và Dự án của EECB Xây dựng giao Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam (VACEE)
thực hiện năm 2016 - 2021, cũng như một số dự án khác và số thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát đánh giá hiện
liệu đo đạc của Panasonic Việt Nam ở một số công trình nhà trạng môi trường không khí trong các nhà văn phòng” phục
ở cho thấy, vấn đề về thông gió trong các công trình ở Việt vụ cho việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn về chất lượng
Nam còn nhiều hạn chế, không đảm bảo lượng trao đổi khí không khí trong nhà, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một số
tươi và điều kiện vệ sinh cho công trình. tòa nhà văn phòng điển hình tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Việt Nam mới chỉ có quy chuẩn về chất lượng không khí Các tòa nhà bao gồm cả tòa nhà cũ được xây dựng từ năm

58 10.2022 ISSN 2734-9888


những năm 1990, các tòa nhà văn phòng xây vào thời điểm gia đình trồng nhiều cây xanh trong nhà. Tổng nấm mốc đều xuất
năm 2000 và các tòa nhà văn phòng hiện đại xây dựng những hiện vào thời điểm mùa xuân, mùa nồm ở TP Hà Nội, nhưng đến
năm gần đây. Các tòa nhà đều có đặc điểm chung được tích mùa hè thì hầu như không còn do đã được thông gió tự nhiên và
hợp giữa thông gió tự nhiên và điều hòa không khí… nắng chiếu vào bên trong nhà.
Trong mỗi tòa nhà sẽ lựa chọn 2 căn phòng đặc trưng, mỗi GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Chủ tịch danh dự VACEE cho biết,
căn phòng sẽ có một điểm đo chất lượng không khí trong nhà. theo báo cáo của Trung tâm An toàn sức khỏe dân cư Canada
Các thông số khảo sát bao gồm loại bụi PM2.5, TSP, TVOC, CO2, năm 1998, hoạt động sống của con người diễn ra ở trong nhà
SO2, NO2, Ozon, VOCs, tổng vi khuẩn, tổng nấm mốc. chiếm tới 86,9%, ở ngoài nhà chỉ chiếm 7,6% và trên phương tiện
Với đặc điểm của TP Hà Nội có khí hậu nhiệt đới và hai mùa giao thông chiếm khoảng 5,5%. Vì vậy, chất lượng không khí
nóng, lạnh rõ rệt, nhóm khảo sát chọn khảo sát vào mùa lạnh trong nhà có tác động rất lớn tới sức khỏe của con người.
(tháng 1, 2) và mùa nóng (tháng 7, 8, 9). Tại TP Đà Nẵng, nhóm Theo báo cáo của Liên minh Toàn cầu về sức khỏe và ô
khảo sát chọn thời điểm tháng 7; TP.HCM vào tháng 4; tất cả đều nhiễm năm 2019, tổng số người chết do ô nhiễm môi trường ở
được chọn thời điểm nóng nhất trong ngày theo dự báo thời tiết. Việt Nam năm 2017 là 71.365 người, trong đó chết do ô nhiễm
Ngoài ra, nhóm khảo sát còn khảo sát cả loại hình nhà ở không khí là 70,4%, chết do ô nhiễm nước là 4,4%, chết do ô
hiện hữu vào mùa nóng và mùa lạnh năm 2020; khảo sát và nhiễm chì là 11,5% và chết do ô nhiễm nghề nghiệp là 12,6%.
bổ sung thêm các thông số Formaldehyde, VOCs ở các công Thấy rõ tầm quan trọng của chất lượng không khí trong
trình nhà ở vừa xây dựng xong, mới đưa vào vận hành. nhà, nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật Chất lượng
Kết quả tổng hợp các thông số cho thấy, thực trạng và không khí trong nhà từ 20-30 năm về trước, việc Việt Nam
mức độ ô nhiễm không khí ở trong và ngoài nhà khác nhau; ban hành TCVN 13521:2022 tại thời điểm này chậm hơn các
Thông số PM2.5, bụi PM10 rất cao; Nồng độ CO đều trong nước trên thế giới khoảng 20 - 30 năm.
ngưỡng cho phép và máy không phát hiện ra. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng khẳng định: Tiêu chuẩn TCVN
Hầu hết các tòa nhà đều đạt yêu cầu nồng độ CO2, chỉ riêng 13521:2022 được biên soạn dựa trên kết quả khảo sát môi trường
một số căn được khảo sát có nồng độ CO2 cao vượt ngưỡng cho thực tế 4 năm liên tục ở Việt Nam kết hợp với tham khảo các tiêu
phép vì bị đóng kín cửa, có nhiều người hoạt động trong cùng chuẩn có liên quan của một số nước trên thế giới. Nhóm nghiên
một phòng và sử dụng nhiều thiết bị. Nồng độ khí ôzon, NO2 đều cứu đã nghiên cứu, khảo sát môi trường trong nhà ở, nhà làm
ở trong ngưỡng cho phép. SO2 cũng có nồng độ cao, có thể do khí việc ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với đầy đủ các số liệu về hiện
thải từ các phương tiện giao thông đưa vào. trạng môi trường không khí trong nhà. Do đó, Tiêu chuẩn TCVN
Riêng TVOC ở các tòa nhà đều có nồng độ rất cao, nguyên 13521:2022 vừa có tính hiện đại, hòa nhập quốc tế, vừa có tính
nhân chính là do người dân có thói quen đốt hương. thực tiễn, tính khả thi ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, ở những căn hộ mới xây thường có nồng Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 có nội dung hướng dẫn
độ Formaldehyde rất cao do sử dụng gỗ ván ép mdf lõi xanh, chống ô nhiễm không khí trong các nhà ở có bàn thờ cúng
sơn tường. thường xuyên đốt hương nhang. Nội dung này không có
Tổng vi khuẩn và tổng nấm mốc được tìm thấy nhiều ở các trong bất cứ tiêu chuẩn tương tự nào của bất kỳ nước nào
căn nhà văn phòng cũ, nhà sử dụng thảm trải sàn hoặc đối với các trên thế giới.v

ISSN 2734-9888 10.2022 59


Q U Ả N LÝ N G À N H

Những điểm mới trong


Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
> NGUYỄN MẠNH KHỞI*

Với việc sửa đổi, bổ sung 8 nhóm chính sách lớn tại Dự thảo Luật Nhà ở lần này nhằm
mục tiêu quy định đầy đủ, cụ thể và điều chỉnh kịp thời các nội dung liên quan trong lĩnh
vực nhà ở, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy phát triển nhà ở.

N
gày 25/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật Nhà ở 2014. đổi) để thay thế cho Luật Nhà ở 2014. Theo đó, việc sửa đổi, bổ
Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện Luật Nhà ở, lĩnh vực sung Luật Nhà ở hiện hành chủ yếu tập trung vào một số nhóm
nhà ở đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các quy chính sách như sau:
định của pháp luật nhà ở đã tạo cơ sở pháp lý để thúc
đẩy phát triển nhà ở, nhất là phát triển nhà ở theo dự án, phát triển 1. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ SỞ HỮU NHÀ Ở
nhà ở xã hội để phục vụ cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở; Qua theo dõi việc thực hiện Luật Nhà ở cho thấy, việc triển khai
góp phần hạn chế tối đa việc đầu tư xây dựng nhà ở theo phong thực hiện chính sách về sở hữu nhà ở là nội dung đặc biệt quan
trào, không theo quy hoạch, kế hoạch, từng bước đưa hoạt động trọng, có liên quan đến quyền sở hữu tài sản của các tổ chức, cá
đầu tư xây dựng và quản lý nhà ở đi vào nề nếp, đây cũng là căn nhân được quy định trong Hiến pháp, pháp luật dân sự. Tuy nhiên,
cứ pháp lý giúp Nhà nước điều tiết và quản lý thị trường nhà ở nói các quy định về sở hữu nhà ở được nêu trong Luật Nhà ở còn phân
riêng và thị trường bất động sản nói chung trong thời gian vừa tán tại các chương mục khác nhau, nhiều nội dung được quy định
qua. trong văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, một số quy định
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được nêu trên, lĩnh còn chưa rõ ràng. Vì vậy, cần thiết phải sắp xếp, sửa đổi, bổ sung để
vực nhà ở cũng đã xuất hiện một số tồn tại, vướng mắc, gây khó bảo đảm hiệu lực pháp lý trong vấn đề sở hữu nhà ở.
khăn trong quá trình thực hiện như: Một số vấn đề đã được Luật Đặc biệt, trong dự thảo lần này đã đề xuất bổ sung quy định
Nhà ở điều chỉnh nhưng lại chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc áp mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư. Theo đó, thời hạn sở hữu
dụng pháp luật chưa thống nhất tại các địa phương; một số tình nhà chung cư được căn cứ vào thời hạn sử dụng nhà chung cư
huống liên quan mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được theo cấp công trình được xác định trong hồ sơ thiết kế và thực
quy định trong Luật hoặc chỉ được quy định trong các văn bản tế sử dụng nhà ở này (xác định thời hạn sở hữu theo tuổi thọ của
dưới Luật chưa bảo đảm tính pháp lý cao; cũng có một số nội công trình). Xuất phát từ yêu cầu nhà chung cư có đặc điểm là
dung được nêu trong Luật Nhà ở nhưng trong thời gian vừa qua công trình có quy mô lớn, tập trung nhiều người, các hư hỏng,
cơ quan có thẩm quyền đã sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác có xuống cấp về chất lượng của nhà chung cư sẽ ảnh hưởng nghiêm
liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… nên cũng cần thiết trọng đến tài sản, tính mạng của người dân đang sinh sống tại nhà
phải nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung của Luật chung cư. Từ thực trạng hoạt động cải tạo, xây dựng chung cư cũ
Nhà ở để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với (như các vấn đề về trong thời gian vừa qua cho thấy, cần phải có quy định về thời hạn
đất đai, đầu tư, đấu thầu…). Do vậy, việc rà soát, cập nhật và sửa sở hữu nhà chung cư để có thêm cơ sở pháp lý khi xử lý các tồn
đổi, bổ sung Luật Nhà ở là hết sức cần thiết, bảo đảm tính đồng bộ tại này. Đề xuất quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được
chung của hệ thống pháp luật. căn cứ vào tình hình thực tiễn công tác cải tạo, xây dựng lại nhà
Xuất phát từ các lý do nêu trên, Bộ Xây dựng đang được Chính chung cư trong những năm vừa qua chưa đạt kết quả như mong
phủ giao chủ trì nghiên cứu và xây dựng dự thảo Luật Nhà ở (sửa muốn, do người dân đều cho rằng quyền sở hữu nhà chung cư là
vĩnh viễn nên quyền phá dỡ để xây dựng lại nhà ở này là quyền
(*)
Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) của người dân, mặc dù pháp luật hiện hành đã có quy định về thời

60 11.2022 ISSN 2734-9888


hạn sử dụng nhà chung cư cũng như việc phá dỡ nhà ở này để ra trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
xây dựng lại khi hết hạn sử dụng. Mặt khác, Hiến pháp cũng quy Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung quy định thống nhất, cụ thể
định cho phép các đạo luật được quy định hạn chế các quyền của việc xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở
người dân khi các quyền này có thể có ảnh hưởng đến lợi ích của trong Luật Nhà ở lần này nhằm mục tiêu nâng cao vai trò của chiến
cộng đồng, quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với Bộ luật Dân lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong giai đoạn mới
sự khi quy định quyền sở hữu bị chấm dứt khi tài sản bị tiêu hủy để đảm bảo việc cân đối cung - cầu nhà ở. Tăng cường công tác
hoặc theo quy định của luật. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến quản lý nhà nước về nhà ở của các cơ quan quản lý nhà nước về
rộng rãi của người dân, nhất là những đối tượng đang sinh sống nhà ở ở trung ương và địa phương. Việc xác định các chỉ tiêu phát
trong các nhà chung cư về nội dung này, trên cơ sở tổng hợp các triển cho từng loại nhà ở nhằm mục đích quản lý, theo dõi việc
ý kiến góp ý gửi về, Bộ Xây dựng sẽ cân nhắc thận trọng, để đề hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong chương trình, kế hoạch phát
xuất cơ quan có thẩm quyền quyết định trên cơ sở đảm bảo tính triển nhà ở, đồng thời là cơ sở để phê duyệt các dự án phát triển
hợp hiến, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên nhà ở trong từng giai đoạn để đảm bảo việc phát triển nhà ở trên
quan, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. cơ sở cân đối cung - cầu; mặt khác, đây cũng là cơ sở để đảm bảo
tính kết nối, đồng bộ với các quy định về quy hoạch liên quan.
2. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ CHIẾN LƯỢC,
CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở 3. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, các địa phương có trách (BAO GỒM CÁC LOẠI NHÀ Ở THƯƠNG MẠI, TÁI ĐỊNH CƯ,
nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trên địa NHÀ Ở CÔNG VỤ, NHÀ Ở CỦA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH)
bàn làm cơ sở để điều tiết quan hệ cung - cầu thị trường cũng như Theo số liệu tổng hợp các địa phương cho thấy, từ năm 2014
thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Mặc dù trong thời gian vừa qua, đến nay, cả nước có tổng số 3.823 dự án xây dựng nhà ở đã được
hầu hết các địa phương đã ban hành chương trình, kế hoạch phát phê duyệt, trong đó có 1.216 dự án nhà ở thương mại chiếm khoảng
triển nhà ở, tuy nhiên trên thực tế việc phát triển nhà ở tại một số 66,6% tổng số lượng dự án, có 350 dự án nhà ở tái định cư chiếm
địa phương cũng chưa tuân thủ nội dung chương trình, kế hoạch 9,15% tổng số lượng dự án. Qua rà soát chính sách phát triển nhà
đã được phê duyệt. Từ đó dẫn đến một số thực trạng như: giá nhà ở cho thấy, vẫn còn tồn tại một số bất cập, như: pháp luật về đầu
ở vẫn ở mức cao, diễn biến phức tạp, nhất là tại các đô thị lớn; tình tư, xây dựng đã có sự thay đổi mà trong đó có một số nội dung liên
trạng phát triển nhà ở thiếu quy hoạch và kế hoạch còn diễn ra quan, tác động đến các quy định của Luật Nhà ở như điều kiện làm
phổ biến, dẫn đến quan hệ cung - cầu, cơ cấu sản phẩm nhà ở nhà chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, khái niệm dự án đầu tư xây dựng
ở chưa đảm bảo sự cân đối và ổn định (thiếu nhà ở có quy mô vừa nhà ở, hình thức sử dụng đất để xây dựng nhà ở. Đối với nhà ở tái
và nhỏ, có giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc định cư thì một số quy định còn chưa cụ thể nên các địa phương
biệt là nhà ở xã hội, cho các đối tượng chính sách như người thu gặp nhiều vướng mắc trong triển khai thực hiện; một số dự án nhà ở
nhập thấp, công nhân...). Việc phát triển nhà ở hiện nay chưa bảo tái định cư được xây dựng chưa dựa trên nhu cầu thực tế về tái định
đảm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội đã đặt cư của người dân dẫn đến một số quỹ nhà ở phục vụ tái định cư

ISSN 2734-9888 11.2022 61


Q U Ả N LÝ N G À N H

đã hình thành đầu tư xây dựng nhưng đến nay không còn nhu cầu nhà ở xã hội tại các dự án.
sử dụng gây lãng phí tài sản Nhà nước. Về phát triển nhà ở của hộ Ngoài ra, pháp luật về nhà ở hiện hành chưa có hình thức phát
gia đình, cá nhân thì còn thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng triển nhà ở riêng cho công nhân khu công nghiệp; lực lượng vũ
dẫn tới nhiều nhà ở có phần diện tích sử dụng vào mục đích kinh trang; chưa có quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia
doanh không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, hạ tầng làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; một số quy định về hình thức
kỹ thuật.., ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của người dân và gây phát triển nhà ở chưa đồng bộ với pháp luật mới được sửa đổi,
mất mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy một số các chủ sở bổ sung trong thời gian vừa qua như pháp luật về đầu tư công,
hữu chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư, xây dựng… Các
hữu nhà ở đối với các căn hộ trong nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội còn chung
hộ ở dẫn đến hạn chế các quyền của chủ sở hữu nhà ở khi thực hiện chung, chưa khuyến khích sự cạnh tranh giữa các chủ đầu tư trong
các giao dịch liên quan đến nhà ở này. việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong đầu tư xây dựng nhà ở;
Nhằm khắc phục các tồn tại nêu trên, dự thảo Luật đã đưa ra đề chưa thống nhất với pháp luật về đầu tư công, đầu tư, thuế giá trị
xuất sửa đổi bổ sung chính sách về phát triển nhà ở với một số nội gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; chưa khuyến khích doanh
dung cơ bản để đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật liên nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội...
quan trong việc phát triển nhà ở thương mại (như lựa chọn chủ Mặt khác, quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có
đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, hình thức sử dụng đất, liên quan trong việc phát triển nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm
các bước thực hiện dự án nhà ở...); bảo đảm phát triển và quản lý 2014 chưa thể hiện toàn diện, rõ ràng các nội dung về quyền, trách
sử dụng hiệu quả nhà ở tái định cư, nhà ở công vụ; tạo cơ sở pháp nhiệm của Nhà nước (đặc biệt là vai trò chủ đạo của cơ quan quản
lý cho cá nhân, hộ gia đình phát triển nhà ở và thực hiện các quyền lý nhà nước cấp Trung ương là Bộ Xây dựng) trong việc thực hiện
nghĩa vụ đối với nhà ở. chính sách nhà ở xã hội.
Từ những tồn tại nêu trên, trọng tâm sửa đổi chính sách nhà
4. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ ở xã hội của Luật Nhà ở lần này sẽ tập trung vào phát triển nhà ở
Ở XÃ HỘI xã hội, nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho lực
Nhà ở xã hội là một trong những chính sách quan trọng được lượng vũ trang có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình
Đảng và Nhà nước quan tâm. Luật Nhà ở 2014 đã dành riêng một có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của công nhân, người
Chương để quy định nội dung này. Theo số liệu tổng hợp của lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, rà soát,
Bộ Xây dựng, đến nay, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 301 quy định cụ thể nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước
dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng
nghiệp, quy mô xây dựng khoảng hơn 155.800 căn, với tổng diện chính sách xã hội; đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai đô
tích hơn 7,79 triệu m2. Đang triển khai 401 dự án, với quy mô xây thị, trong đó có đất ở đô thị; mỗi đối tượng sẽ có chính sách riêng
dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22,718 triệu và cụ thể, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và đủ điều
m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn đang thực hiện kiện cũng như các chính sách ưu đãi phù hợp, hạn chế việc phát
thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang triển nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công; thực hiện chính sách đa
đầu tư xây dựng. Có thể thấy rằng, chính sách phát triển nhà ở xã dạng hóa nguồn cung nhà ở xã hội thông qua việc bổ sung thêm
hội trong thời gian qua đã giúp cho hàng triệu hộ gia đình khu vực các hình thức phát triển nhà ở xã hội phù hợp với thực tiễn và đẩy
đô thị không có khả năng chi trả nhà ở theo cơ chế thị trường có mạnh khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
cơ hội tạo lập và cải thiện nhà ở (đặc biệt là các đối tượng là người tế tham gia phát triển nhà ở xã hội.
có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo khu vực nông thôn;
người thu nhập thấp khu vực đô thị; cán bộ, công chức, viên chức 5. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ CẢI TẠO, XÂY
và công nhân khu công nghiệp), đảm bảo thực hiện chính sách an DỰNG LẠI CÁC NHÀ CHUNG CƯ CŨ
sinh xã hội. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng thì hiện nay, tại các đô
Tuy nhiên, bên cạnh các mặt đã đạt được thì cũng phải nhìn thị trên cả nước có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây
nhận rằng, công tác phát triển nhà ở xã hội còn gặp nhiều khó dựng từ trước năm 1994 (tương đương khoảng hơn 3 triệu m² sàn)
khăn, số lượng nhà ở xã hội hoàn thành việc xây dựng trong thời với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống, chủ yếu tập trung tại
gian qua còn rất khiêm tốn so với nhu cầu thực tế. Một số bất cập một số địa phương như: Hà Nội có 1.579 nhà chung cư, TP.HCM có
cụ thể như việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, xác định diện tích đất ở 575 nhà chung cư, Hải Phòng có 205 nhà chung cư, Quảng Ninh
dành để xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở có 60 nhà chung cư... Mặc dù vừa qua, Chính phủ đã ban hành
thương mại, khu đô thị còn chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung
sử dụng đất; quy hoạch đô thị; chương trình, kế hoạch phát triển cư, trong đó đã có những quy định mới đột phá nhằm đẩy nhanh
nhà ở; điều kiện kinh tế - địa lý của từng vùng, miền, địa phương và tiến độ việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên các địa phương
nhu cầu nhà ở thực tế của người dân. Thiếu các mô hình dự án nhà trong cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có
ở xã hội quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để số lượng nhà chung cư cũ lớn nhưng đến nay, sau gần 2 năm triển
đảm bảo cung cấp số lượng lớn nhà ở xã hội cho người dân tại các khai thực hiện chính sách mới này vẫn chưa đạt được kết quả như
thành phố lớn, tập trung nhiều dân cư trong đó có người thu nhập yêu cầu đặt ra, tại TP.HCM đã có một vài dự án được triển khai thực
thấp, công nhân, người lao động nhập cư. Thiếu quy định về quản hiện theo cơ chế mới, còn tại TP Hà Nội thì mới đang triển khai
lý, sử dụng nguồn tiền thu được từ các chủ đầu tư đối với nghĩa vụ công tác chuẩn bị như lập quy hoạch, kế hoạch, ban hành tiêu chí

62 11.2022 ISSN 2734-9888


lựa chọn nhà đầu tư... Theo thống kê, trên cả nước hiện nay có khoảng 4.500 nhà
Trên thực tế, việc thực hiện chính sách cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (trong đó có 2.467 chung cư cũ, 2.133 chung cư thương
chung cư hiện nay vẫn áp dụng cho cả nước, trong khi tại TP Hà mại, tái định cư), tập trung chủ yếu tại TP Hà Nội (2.498 chung cư,
Nội có nhiều quỹ nhà chung cư cũ (trên 1.500 nhà) và có những trong đó có 1.579 chung cư cũ và 919 chung cư thương mại) và
điều kiện khác biệt so với cả nước như mật độ dân cư đông, hầu TP.HCM (1.440 chung cư, trong đó có 867 chung cư thương mại và
hết các nhà chung cư cũ đều bố trí ở các quận khu vực nội đô, 573 chung cư cũ). Theo báo cáo của các địa phương, có hơn 90%
người dân lại không muốn di chuyển ra các khu vực khác sinh số lượng nhà chung cư hiện nay đang được quản lý, vận hành an
sống do có it thuận lợi hơn so với khu vực đang sinh sống, mức độ toàn, ổn định, không xảy ra các tranh chấp, khiếu nại.
hài lòng của người dân khi thực hiện các dự án cải tạo, xây dựng Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý sử dụng
lại nhà chung cư chưa được quan tâm đặt ra, quỹ nhà ở để bố trí nhà chung cư cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm
tạm cư chưa được quan tâm... Do đó, thực tế đang gặp rất nhiều giải quyết. Đây là mô hình nhà ở mới được phát triển trong những
vướng mắc khi thực hiện chính sách này tại TP Hà Nội và cần phải năm gần đây, thay đổi tư duy từ nhà ở thấp tầng, liền kề sang sở
tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ, bổ sung đưa vào quy định của dự án hữu căn hộ chung cư cao tầng. Điều này cũng kéo theo những bất
Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này. cập mới nảy sinh do đặc thù của nhà chung cư là có các diện tích
Ngoài ra, vẫn còn có một số nội dung quy định trong Luật Nhà sử dụng chung của các chủ sở hữu. Do đó, một số tranh chấp liên
ở 2014 cần phải sửa đổi, bổ sung thì mới có thể tạo cơ sở pháp lý quan đến sở hữu chung, sử dụng chung cũng phát sinh và thậm
thúc đẩy công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, đặc biệt là chí một số tranh chấp khá gay gắt như quản lý sử dụng kinh phí
quy định về vần đề lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện dự án, vấn bảo trì phần sở hữu chung, cách xác định diện tích căn hộ nhà
đề phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các hộ gia đình chung cư, tổ chức Hội nghị nhà chung cư, quyền trách nhiệm của
và nhất là chính sách xử lý đối với trường hợp nhà chung cư khi hết Ban quản trị... Việc sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý sử dụng
thời hạn sở hữu theo quy định. Do đó, việc luật hóa đưa các quy nhà ở nói chung và quản lý sử dụng nhà chung cư sẽ góp phần
định của Nghị định 69/2021/NĐ-CP vào dự thảo Luật và sửa đổi bổ giảm bớt tranh chấp khiếu kiện, tạo cơ sở pháp lý cho công tác
sung một số quy định liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý đầy quản lý sử dụng nhà ở, nâng cao chất lượng sống của người dân.
đủ, đồng bộ trong việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bảo đảm
việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư gắn với cải tạo, chỉnh trang 8. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ NHÀ
đô thị, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người NƯỚC VỀ NHÀ Ở
dân theo định hướng ưu tiên tái định cư tại chỗ có chất lượng Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong thực thi chính sách
nhà ở tốt, hạ tầng xã hội đầy đủ. Việc sửa đổi các nội dung này nhà ở là hết sức quan trọng trong việc thực hiện các chính sách về
cũng sẽ bảo đảm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền nhà ở. Nhà nước thông qua công cụ chiến lược, chương trình, kế
địa phương trong việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư vừa đảm hoạch phát triển nhà ở để điều tiết kiểm soát cũng như thúc đẩy
bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị văn minh phát triển các loại hình nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Tuy nhiên,
hiện đại và cân bằng được lợi ích 3 bên: Nhà nước - doanh nghiệp có thể thấy rằng các quy định tại Luật Nhà ở 2014 còn chưa đầy đủ,
- người dân. do đó, dẫn đến vai trò của Nhà nước trong quản lý nhà ở còn mờ
nhạt, thiếu hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước
6. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ TÀI CHÍNH CHO trong việc huy động nguồn lực của xã hội trong công tác xã hội
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở hóa lĩnh vực nhà ở, nhất là nhà ở cho các đối tượng khó khăn trong
Chính sách tài chính cho phát triển nhà ở là một trong những từng thời điểm còn chưa được phát huy hết. Mặt khác, vẫn còn
chính sách quan trọng và cần thiết nhằm điều tiết các hoạt động có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ ngành có liên
huy động nguồn vốn cho phát triển nhà ở thương mại, cũng như quan trong thủ tục đầu tư, đất đai, nhà ở, tài chính, tín dụng, quy
khuyến khích phát triển nhà ở xã hội và các nhà ở chính sách khác hoạch, xây dựng.
theo quy định. Về cơ bản, Luật Nhà ở 2014 đã tạo hành lang pháp Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này sẽ tập trung quy định cụ thể trách
lý để huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính linh nhiệm của cơ quan nhà nước (từ cấp Trung ương đến địa phương)
hoạt của hệ thống tài chính nhà ở. Tuy nhiên, hệ thống tài chính trong việc quản lý phát triển nhà ở, bảo đảm phân cấp, phân
cho phát triển nhà ở vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng huy quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước nhằm giảm bớt thủ tục
động vốn để phát triển nhà ở trong khi nguồn lực của trung ương hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá
và địa phương vẫn còn hạn chế. Do đó, việc sửa đổi chính sách này nhân khi tham gia lĩnh vực nhà ở.
tại dự thảo sẽ góp phần tạo lập hệ thống tài chính nhà ở vận hành Có thể nói rằng, với việc sửa đổi, bổ sung 8 nhóm chính sách
ổn định và dài hạn, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, đồng lớn tại dự thảo Luật Nhà ở lần này nhằm mục tiêu quy định đầy đủ,
thời đảm bảo nguồn vốn phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho các cụ thể và điều chỉnh kịp thời các nội dung liên quan trong lĩnh vực
đối tượng chính sách; đảm bảo tỷ lệ phân bổ hợp lý nguồn vốn nhà ở, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy phát triển nhà ở,
dành cho nhà ở từ ngân sách trung ương và địa phương từ nguồn đặc biệt là phát triển mạnh mẽ nhà ở xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ
tiền thu được thông qua hoạt động phát triển nhà ở và tăng cường cho các đối tượng khó khăn về nhà ở, bảo đảm an sinh xã hội, nâng
hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn phát triển nhà ở. cao chất lượng sống của người dân, góp phần thể chế hóa đường
lối chủ trương chính sách của Đảng trong việc chăm lo, hỗ trợ cải
7. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VỀ QUẢN LÝ, SỬ thiện nhà ở cho người dân, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh
DỤNG NHÀ CHUNG CƯ tế - xã hội phát triển.v

ISSN 2734-9888 11.2022 63


GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN

Chung cư dịch vụ và
chung cư…“ban ơn”!
> NGUYỄN HOÀNG LINH xã hội đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu, tuy

C
nhiên, so với yêu cầu đặt ra vẫn chưa đạt được như mong
âu chuyện bắt đầu từ một sự kiện mà chương trình muốn. Đến nay mới đạt được 7,79 triệu m2 nhà ở xã hội so với
Chào buổi sáng của VTV1 hôm 5/11 vừa rồi đã phản yêu cầu là 12,5 triệu m2. Quỹ đất dành cho nhà ở xã hội hiện
ánh, đó là bức xúc của nhiều cư dân là công nhân nay mới chỉ đáp ứng được 36,34%, việc chưa đạt được mục
thuê nhà tại khu nhà ở công nhân thôn Bầu, Kim tiêu này do một số tồn tại vướng mắc.
Chung (Đông Anh, Hà Nội) vì những khốn khổ không đáng Thôi thì có vướng mắc thì các cấp quản lý tầm quốc gia
có đã xảy ra trong việc vận hành, quản lý tòa nhà. cùng ngồi với nhau nghiên cứu, bàn bạc để tìm cách tháo
Tại đây, người dân tòa nhà chung cư CT1A đã phải đi bộ gỡ làm sao đất nước ngày càng có nhiều nhà ở cho những
nhiều tháng lên đến tận tầng 15 bởi thang máy hỏng mà đối tượng này. Thế nhưng chuyện ở đây lại nằm ở một góc
không ai sửa chữa, và thậm chí nếu có người muốn tham gia độ khác, đó là đã có nhà rồi mà người dân vẫn gặp khốn khó.
sửa chữa cũng… không được! Theo tường thuật của báo Lao Động, trước đó, từ khoảng
Nghe chuyện này không khỏi nghĩ đến kỳ họp Quốc hội giữa tháng 1/2021, cả 2 thang máy của tòa CT1A đều dừng
đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Nguyễn Thanh hoạt động. Đến ngày 18/2, sau khi báo chí vào cuộc, một
Nghị đã khẳng định, trong những năm gần đây, việc chăm lo thang máy đã hoạt động trở lại; chiếc còn lại vẫn bất động.
giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước Đến ngày 9/3, chiếc thang máy đang hoạt động lại bị hỏng.
ta quan tâm, đặc biệt là đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội Chiều 10/3, người của Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở
để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp xã hội xuống khắc phục, thang máy hoạt động trở lại. Nhưng
khu vực đô thị cũng như công nhân khu công nghiệp. đến sáng 11/3, thang máy lại không nhúc nhích khiến nhiều
Theo Bộ trưởng, trong thời gian qua, việc đầu tư nhà ở cư dân tại đây lại phải leo bộ từ tầng cao xuống, rất vất vả.

64 11.2022 ISSN 2734-9888


Người dân ở đây cho hay, nhiều phụ nữ mang thai sắp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
đến tháng sinh, người già, trẻ nhỏ khoác những chiếc cặp Nhà ở.
nặng trĩu sách vở… đều phải leo bộ như vậy. Còn Trưởng phòng Quản lý nhà tái định cư - nhà ở xã hội
Rồi cho đến nay là cuối năm 2022, trước ống kính truyền của công ty là ông Bùi Quốc Dũng cho biết cụ thể hơn, Thông
hình của VTV1, thảm cảnh của những người dân ở đây vẫn tư 124 của Bộ Tài chính quy định, các nguồn thu từ hoạt động
diễn ra trước mắt của hàng triệu người xem, mặc dù họ vẫn kinh doanh phải nộp ngay, không được giữ lại. Trước khi có
đóng tiền thuê nhà và phí dịch vụ hằng tháng “đều như vắt Thông tư, tiền thuê nhà, hoạt động kinh doanh tầng 1 được
tranh” vậy! công ty giữ lại; việc quản lý, sửa chữa thì lấy từ nguồn này,
Một câu hỏi đặt ra, liệu khi chính sách Nhà nước đã mở sau đó cuối năm quyết toán. Nay Thông tư 124 tập trung
ra, chiến lược phát triển nhà ở xã hội được thực hiện, đã có nguồn vốn Nhà nước lại, Nhà nước quản lý, chi tiêu cái gì thì
nhà ở cho công nhân và các đối tượng có thu nhập thấp khác phải có kế hoạch, thực hiện theo quy trình. Hỏng phải xin,
rồi, vậy khâu dịch vụ tiếp theo sẽ là gì để hoàn thiện cho một lập phương án, dự toán trình Sở Xây dựng, báo cáo với Sở Tài
chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước? chính, phê duyệt mới triển khai. Những khâu thủ tục đó kéo
Trước khi bàn vấn đề này, ta nên tìm hiểu xem khái niệm dài thời gian, gây ra bất cập dẫn đến việc sửa chữa hư hỏng
dịch vụ là gì và yêu cầu của nó như thế nào? không được kịp thời, dẫn đến việc người dân phải chờ đợi.
Theo các nhà phân tích thì có nhiều định nghĩa khác nhau Từ đó đến nay, quy định ấy đến nay vẫn còn hiệu lực, và
về dịch vụ. Nhưng nhìn chung các định nghĩa đều thống chính vì thế, những chiếc thang máy khốn khổ kia vẫn ì ạch,
nhất: dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới sống thoi thóp cùng với những cư dân ở đây!
dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, Chẳng thế, có một câu nói của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ
nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên Đức Phớc đã được VTV1 xếp vào một trong những lời phát
theo nghĩa hẹp, sản phẩm dịch vụ lại là các hoạt động có ích ngôn ấn tượng tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Đó là khi
của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn việc Luật Đầu tư công quy định: "Dự án đầu tư phải được phê
tại được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc duyệt trước ngày 30/10 thì mới được bố trí vốn đầu tư công".
sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu. Thế nhưng vẫn có thể Ông cho biết, tiền sửa chữa các công trình, như nhà ở, đường
đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu sá, xe cộ… đều phải dựa Luật Đầu tư công: “Vậy gần như các
cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội. cơ quan, đơn vị rất bế tắc. Khi nhà bị hỏng, bị sập, hàng rào
Với các tòa nhà chung cư thì việc cung ứng điện, nước, sập cần phải xây lại, không có vốn thì rất bí. Muốn thay một
vận hành thang máy, các hoạt động y tế, giáo dục, vui chơi bóng đèn của thiết bị bệnh viện cũng phải lập dự án”!
giải trí… đều là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống mà Đến đây, ai cũng có thể ngầm hiểu rằng, quản lý tài sản
khi thiết kế, quy hoạch bất cứ một khu dân cư nào cũng phải công xưa nay vốn rất chặt chẽ, bởi lơi lỏng một chút là xảy ra
chăm sóc chu đáo và hoàn hảo. thất thoát, lãng phí, hoặc bởi sự tắc trách buông lỏng quản
Khi các phóng viên đi tìm hiểu nguyên nhân sự việc xảy ra lý, hoặc do thiếu kiến thức và non kém kinh nghiệm, hoặc do
tại đây thì mới phát hiện ra nguyên nhân chính là do một khái lòng tham của những cán bộ thừa hành…
niệm dịch vụ mới xuất hiện, đó là dịch vụ… ban ơn! Ở dịch vụ Tuy nhiên, không thể vì thế mà để các hoạt động dịch
này không có chuyện ngang giá, thuận mua vừa bán mà hiển vụ công bị trì trệ, ách tắc và thiếu hiệu quả, khiến chúng trở
hiện một bên là sự áp đặt và một bên là sự chịu đựng! thành như một dịch vụ ban phát ơn huệ.
Theo phản ánh của Báo điện tử Xây dựng từ cách đây đã hơn Chắc hẳn sẽ không thừa khi nhắc lại việc Bộ trưởng
2 năm, chung cư CT1A này có hơn 100 căn hộ và có 2 thang máy Nguyễn Thanh Nghị đã thẳng thắn chỉ rõ tại kỳ họp Quốc
phục vụ việc đi lại cho cư dân. Thế nhưng một thang máy đã hội, việc phát triển nguồn cung nhà ở xã hội thời gian qua
bị hỏng 6 tháng, thang máy còn lại luôn trong tình trạng hoạt chưa đạt yêu cầu và nêu một số nhiệm vụ, giải pháp để thúc
động thiếu ổn định… Đặc biệt vào mỗi buổi sáng, cả chiếc đẩy phát triển trong thời gian tới:
thang máy còn lại và cư dân đều “kiệt sức” vì quá tải. Thứ nhất, đối với các bộ ngành, cần tập trung hoàn thiện
Khi đó, ông Bùi Minh Tuân - Giám đốc Xí nghiệp Quản lý hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở, đặc biệt là nhà ở
và Phát triển nhà ở xã hội (thuộc Công ty TNHH Một thành xã hội để tháo gỡ các vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận
viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) cho biết: Công ty là lợi cho đảm bảo tăng nguồn cung nhà ở xã hội như sửa Luật
đơn vị tiếp nhận lại các toà nhà chung cư này từ tháng 9/2014. Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Quy hoạch đô thị cũng như hệ thống
Trước đây, khi chưa có Thông tư 124/2016/TT-BTC của Bộ Tài quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.
chính, công ty được tạm giữ khoảng 40% diện tích cho thuê Thứ hai, tiếp tục rà soát nhận diện để tháo gỡ những khó
dịch vụ để xử lý tất cả tình huống sự cố. Từ năm 2016, toàn bộ khăn vướng mắc trong các dự án đang triển khai thực hiện.
tiền thuê nhà thu được, công ty phải thực hiện theo Thông tư Thứ ba, tập trung triển khai có hiệu quả đề án phát triển
124. Thông tư này hướng dẫn về quản lý số tiền thu được từ ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và
cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; công nhân.
thanh toán tiền chênh lệch khi thuê nhà ở công vụ và quản Thứ tư, đối với các địa phương, tiếp tục tăng cường cải
lý tiền thu được từ cho thuê nhà ở công vụ theo quy định tại cách thủ tục hành chính để tạo quỹ đất cũng như tháo gỡ
Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.v

ISSN 2734-9888 11.2022 65


GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Quy hoạch đô thị


đương đại
> AN NHIÊN

Cuốn sách thảo luận về các hoạt động quy


hoạch/lập kế hoạch ở Hoa Kỳ nhưng lại cho
thấy một bức tranh tổng thể của hoạt động
quy hoạch đô thị đương đại, trong đó có một
vài nhấn mạnh đặc biệt về chính trị, kinh tế, hệ
tư tưởng, luật pháp trong các quyết định cụ
thể.

NXB Xây dựng vừa tái bản lần thứ 11 cuốn sách “Quy hoạch nhập thấp; lo lắng tại các khu vực giàu có, giá cả cao đến mức
đô thị đương đại” của tác giả John M.Levy - Giáo sư danh dự con cái của chính các hộ gia đình này không thể trang trải
tại Viện Bách khoa Virginia và Đại học Bang ở Blackburg, VA, cuộc sống tại nơi họ lớn và sinh ra…
Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi giá nhà giảm mạnh vào thời kỳ đại suy
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc phần giới thiệu thực thoái những nỗi lo lắng này đã thay đổi. Khi đó, nỗi lo lắng lại
tế và chuyên sâu về các yếu tố lịch sử, kinh tế, chính trị, luật dành cho những người chủ sở hữu đang phải vật lộn với tài
pháp, hệ tư tưởng và môi trường ảnh hưởng tới quy hoạch sản thế chấp của mình.
đô thị ngày nay; tầm quan trọng của việc cân nhắc người Bên cạnh đó, khi giá nhà giảm, mọi người cảm thấy nghèo
thắng và người thua trong việc đưa ra quyết định quy hoạch. hơn, do đó, họ chi tiêu ít đi, điều này khiến tình trạng suy
Đặc biệt, cuốn sách cung cấp thông tin liên quan đến giải thoái kéo dài. Khi giá nhà tăng lên đó cũng là dấu hiệu nền
quyết các vấn đề cấp bách của phát triển đô thị, bao gồm kinh tế đang được củng cố…
việc hướng tới tái đô thị hóa, nhà ở cho người thu nhập thấp Lý thuyết về quy hoạch cũng là một trong nhiều nội dung
và các nhu cầu nhà ở cụ thể của dân số già, sự phát triển mà John M.Levy đề cập, trong đó nêu rõ sự khác biệt giữa
mới trong quy hoạch giao thông công cộng, chính sách và quy hoạch của nhà nước và quy hoạch của tư nhân. Quy
công nghệ, các tiêu chuẩn cho công trình xanh, chính sách hoạch giữa hai khu vực công - tư có nhiều điểm giống nhau,
môi trường và quy hoạch năng lượng cũng như sự phát triển tuy nhiên, có ít nhất một điểm khác nhau quan trọng, đó là
nhanh chóng và quan trọng trong các lĩnh vực quy hoạch quy hoạch công thường khó hơn quy hoạch tư.
ứng phó thiên tai. KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển
John M.Levy viết, vấn đề nhà ở là vấn đề quan trọng nhất đô thị Việt Nam (VUPDA), nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng
trong quy hoạch đô thị. Trong quy hoạch, hầu như không có viết, tri thức là vốn quý và thuộc về nhân loại. Những người
hoặc nếu có thì rất ít vấn đề có tác động sâu sắc đến hầu hết chưa am hiểu nhiều về đô thị đương đại, kể cả giới chuyên
người dân như điều kiện của khu vực mà họ đang sinh sống môn tại Việt Nam sẽ rất hạnh phúc và cảm ơn tác giả John
vì đây là nơi người dân dành nhiều thời gian nhất. Nhà ở là M.Levy khi được cầm trên tay cuốn sách “Quy hoạch đô thị
tài sản lớn nhất của một gia đình, tài sản đắt nhất mà hầu hết đương đại” bằng tiếng Việt để đọc, hiểu hơn về đô thị đương
mọi người sở hữu và cũng là bất động sản lớn nhất mà một đại trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang tăng
người để lại cho con, cháu thừa kế. rất nhanh.
Trong nhiều năm, các nhà quy hoạch trong đó có John NXB Xây dựng phát hành cuốn sách “Quy hoạch đô thị
M.Levy, đã có nhiều lo lắng: lo lắng nhà ở có giá quá đắt đỏ; đương đại” dưới 2 hình thức sách in và sách điện tử tại địa chỉ:
họ cũng dành nhiều mối quan tâm đến nhà ở cho người thu nxbxaydung.com.vn.v

66 11.2022 ISSN 2734-9888


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
nNgày nhận bài: 16/8/2022 nNgày sửa bài: 12/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 07/10/20225

Công cụ kiểm soát ngưỡng mật độ dân số tại


các đô thị lớn ở Việt Nam
Tool control of urban population density in big cities in Vietnam
> TS.KTS NGUYỄN HOÀNG MINH
Phó trưởng Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

TÓM TẮT: ABSTRACT:


Từ giữa thế kỷ 20, ở Mỹ, vấn đề Mật độ đô thị (urban density) là Since the middle of the 20th century, in the United States, the
một chủ đề đã có nhiều nghiên cứu do sự suy giảm mật độ đô issue of urban density has been a subject of much research due
thị, sự suy giảm mật độ dân số thành phố hoặc một khu vực là to the decline in urban density or the decrease in the urban
bất lợi nếu nhìn theo khía cạnh thúc đẩy kinh tế tiêu dùng của population density. Which is a disadvantage from the
nền kinh tế tích tụ. Mặc dù vậy, không có ngưỡng phân bố dân cư perspective of promoting of the agglomeration economy?
nào được áp dụng thống nhất tại các quốc gia, đặc biệt tại các However, there is no high level of urban population density
đô thị lớn, giá trị tuyệt đối về mật độ dân số tại mỗi khu vực distribution that is applied across all countries, especially in
khác nhau tạo nên hình thái đô thị đặc trưng phân bố dân cư có large cities; the value of population density in each area is
thể nhận biết dựa trên định hướng quy hoạch. Mật độ đô thị tại different, creating a new urban form of population distribution
Việt Nam là khá cao xét trên diện tích xây dựng nhưng thấp về characteristics based on the planning orientation. Urban density
tổng thể do các “khu vực trống” là các khu vực chưa đô thị hóa. in Vietnam is quite high in terms of built-up area but low overall
Bài viết chia sẻ quan điểm, khái niệm và khuyến nghị của quốc tế because the “undevelopment areas” are unurbanized areas.
về mật độ phân bố dân cư và hình thái đô thị cũng như khả năng This article shares some international views, concepts and
ứng dụng trí thông minh nhân tạo AIIPU1, trong kiểm soát phân recommendations of urban population density and urban form
bố dân cư gắn với hình thái đô thị tại các thành phố lớn ở Việt as well as the applicability of artificial intelligence AIIPU in
Nam. population distribution control in the big cities in Vietnam.
Từ khóa: Dân số (POP); mật độ dân số (POD); mật độ nhà ở (DU- Keywords: Population (POP); population Density (POD); dwelling
Dwelling Units); hệ số sử dụng đất (FAR - Floor Area Ratio); hình Units (DU-Dwelling Units); floor Area Ratio (FAR - Floor Area Ratio);
thái đô thị (Urban Form); đơn vị đô thị (Urban unit); khu chức urban Form; urban Unit; urban functional area
năng đô thị.
 
1
AIIPU- là một ứng dụng phần mềm được đề xuất bổ sung trong nghiên cứu của tác giả và đồng nghiệp thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đánh giá khả năng áp dụng trí thông
minh nhân tạo (AI) và học sâu (DL) nhằm đánh giá thực trạng và kiểm soát ngưỡng mật độ dân số tại một khu vực bất kỳ trong đô thị dựa trên xử lý ảnh vệ tinh (hoặc ảnh chụp trên
không) kết hợp với dữ liệu điều tra dân số. AIIPU xây dựng thuật toán, các tính toán quy đổi, cho phép người dùng lựa chọn các phương án, kịch bản phát triển của một khu vực dựa
trên lựa chọn hình thái phát triển dựa trên các chỉ tiêu hệ số sử dụng đất (FAR) hoặc số lượng căn hộ (DU) khác nhau với chỉ tiêu kiểm soát gốc là ngưỡng dân số và mật độ dân số tối
đa.

1. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ HÌNH THÁI ĐÔ THỊ khi châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ phân bố dân cư khác nhau
TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ 03 ĐÔ THỊ LỚN Ở VIỆT từ dưới 10%-40% dân số phân bố tại các thành phố lớn. Một số
NAM. quốc gia - như Mông Cổ, Paraguay, Uruguay, Liberia, Senegal và
Về mật độ dân số quốc gia, năm 2019, Việt Nam xếp thứ 44 Afghanistan - nơi hơn một nửa dân số đô thị của đất nước sống
trên thế giới (thống kê của Việt Nam là khoảng 290 người/km2 trong thành phố lớn nhất. Ở Việt Nam, TP Hà Nội và TP.HCM là hai
trong khi số liệu quốc tế là 310 người/km2) thuộc nhóm các nước đô thị lớn nhất cả nước, theo thống kê (2019) có tổng dân số hơn
có mật độ 250-500 người/km2, so với một số quốc gia trong khu 17 triệu, dân số đô thị là 10,5 triệu người, chiếm tỷ trọng hơn 30%
vực như: Singapore (3), Philipin (35) Nhật Bản (39), Hàn Quốc (25), dân số đô thị toàn quốc (khoảng hơn 33 triệu).
Trung Quốc (81), Thái Lan (90). Có thể thấy sự mở rộng quy mô đô thị là yếu tố thúc đẩy của
Dân số phân bố tại các thành phố lớn trên thế giới có xu thế nền kinh tế tích tụ, theo OECD các vùng đô thị và thành phố năng
lớn hơn ở các nước thuộc châu Phi và Mỹ Latinh (30-50%), trong động cỡ vừa có tiềm năng lớn trong tạo việc làm và sáng tạo, là

ISSN 2734-9888 11.2022 67


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

trung tâm cửa ngõ mạng lưới toàn cầu như thương mại hay giao vậy, cần xem xét giá trị mật độ dân số để xem xét tương quan giữa
thông vận tải. Hà Nội và TP.HCM là các đô thị lớn nhất ở Việt Nam các thành phố.
có tổng thu nhập cao hơn 04 lần trung bình toàn quốc và gấp 03 - Về mật độ dân số, Hà Nội có mật độ dân số cao thứ hai của cả
lần của 03 thành phố trực thuộc trung ương còn lại (Hải Phòng, Đà nước (2.398 người/km2), sau TP.HCM (4.292 người/km2) và thấp
Nẵng, Cần Thơ). Theo thống kê TĐTDS và nhà ở năm 2019 (Tổng hơn gần một nửa và cao gấp 1,27 lần TP Đà Nẵng (1.883
cục thống kê), cả nước đã có 6,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên là người/km2).
người di cư, con số này chiếm khoảng 7,3% tổng dân số thấp hơn Tổng hợp dữ liệu về dân số và mật độ dân số tại 03 thành phố lớn
số dân năm 2009 (6,7 triệu người di cư, chiếm 8,5% dân số). Xu Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng năm 20193
hướng di cư tăng liên tục trong giai đoạn 1989-2009 đến nay đã Hà Nội Hồ Chí Minh Đà Nẵng
thay đổi theo hướng giảm cả số tuyệt đối và tương đối, cho thấy DT đô thị (ha) 335.860 209.511 62.443
bức tranh thu hút lao động mạnh từ các khu công nghiệp không DS đô thị (Người) 8.053.662 8.993.077 1.175.509
còn chủ đạo. MDDS đô thị (Người/ha) 23,98 42,92 18,83
DT nội đô (ha) 30.771 49.402 23.462
DS nội đô 3.590.242 7.004.324 1.032.935
MĐDS nội đô (Người/ha) 116,7 141,8 44
Quận có MĐDS lớn nhất Q. Đống Đa:
Q.Thanh Khê:
(Phường có MĐDS lớn 372,4 Q. 04: 419,5
195,4 (P. Tân
nhất trong Quận) (P. Trung Phụng: (P.08: 954,6)
Chính: 343,7)
(Người/ha) 706,3)
Q. 09: 34,9 Q. Ngũ Hành
Quận có MĐDS nhỏ nhất Q. Long Biên: 53,7
(P. Long Sơn: 22,4 (P. Hòa
(Người/ha) (P. Cự Khối: 20,6)
Phước: 4,8) Quý: 13,2)
P. Hàng Đào P. 08 P. Tân Chính
Phường có MĐDS lớn nhất
(Q. Hoàn Kiếm): (Quận 04): (Q. Thanh Khê):
(Người/ha)
806,8 954,6 343,7
P. Liên Mạc P. Hòa Hiệp Bắc
Phường có MĐDS nhỏ nhất P. An Khánh
(Q. Bắc Từ Liêm): (Q. Liên Chiểu):
(Người/ha) (Q. 02): 1,1
16 3,4
Nhân khẩu bình quân mỗi
3,4 3,51 3,6
hộ (Người/hộ)
Tỷ lệ dân số đô thị sống tại các thành phố trên thế giới năm 2021 Diện tích tách thửa tối
30 36 100
Ba đô thị trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM thiểu (m2)
là các đô thị lớn ở Việt Nam, trong đó, Đà Nẵng đại diện cho hệ Khi xét trong phạm vi nhỏ hơn thuộc khu vực nội đô gồm các
thống các đô thị khoảng 1 triệu người2 (là nguyên nhân chủ yếu quận thì mật độ dân số có sự khác biệt lớn, cụ thể mật độ dân số
đến sự gia tăng mật độ dân số đô thị trên toàn cầu) ở Việt Nam có nội đô TP Hà Nội (năm 2019) là 116,7 người/ha lớn gần gấp 03 lần
mức độ dày đặc thấp hơn Hà Nội và TP.HCM, cụ thể: so với dân số nội đô TP Đà Nẵng (44người/ha) và thấp hơn TP.HCM
- Về quy mô dân số, Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai của (141,78 người/ha). Mặc dù dân số nội đô TP.HCM gấp đôi TP Hà
cả nước sau TP.HCM, năm 2009, dân số thành phố là 6.451.909 Nội, diện tích chỉ lớn hơn 1,5 lần diện tích Hà Nội cho thấy mức độ
(người), giai đoạn 10 năm 2009-2019, quy mô dân số thành phố phân bố dân cư dày đặc củaTP.HCM. Một chỉ tiêu khác cho biết
năm 2019 là 8.053.662 người, tăng 1.601.753 người, trung bình mức độ dày đặc của TP.HCM là chỉ tiêu cây xanh công cộng của
tăng hơn 16 vạn người/năm, thấp hơn TP.HCM (22 vạn người/năm) thành phố chỉ đạt 0,56m2/người4 so với tiêu chuẩn 7m2/người cho
và cao gấp 08 lần so với TP Đà Nẵng (2,3 vạn người/năm). Trong đô thị đặc biệt.
đó, dân số tăng trưởng khu vực nội đô (các quận nội thành) chiếm Mật độ dân số ở phạm vi cấp Quận và Phường có sự khác biệt
hơn 50%, khoảng 8,3 vạn người/năm và gần 8 vạn dân cư tăng lớn và không đồng đều giữa các quận và các phường có chỉ số lớn
trưởng được phân bố nhiều xung quanh khu vực đô thị trung tâm, nhất và thấp nhất, ở cấp Quận có sự chênh lệch từ 6-12 lần, ở cấp
tại các thị trấn, các xã vùng ven, các khu đô thị mới ở vùng ven đô Phường chênh lệch hơn 50 (lớn nhất là phường 8, quận 4: mật độ
thị (thuộc ranh giới hành chính của các xã). 954,6 người/ha). Sự chênh lệch này cho thấy mức độ đô thị hóa và
- Về mặt phân bố dân cư đô thị - nông thôn, TP Hà Nội có tỷ lệ phân bố dân cư tại các Phường có sự khác nhau rõ rệt. Dựa trên sơ
dân số nội đô (các quận) năm 2019 là 44,6%, thấp nhất trong 03 đồ dưới đây, có thể phân tích được về tăng trưởng dân số và mật
thành phố, so với TP.HCM (77,9%), TP Đà Nẵng có tỷ lệ dân cư khu độ dân số và mức độ gia tăng phân bố dân cư tại các khu vực
vực thành thị cao nhất đạt 87,9%. Tỷ lệ này thống kê dựa vào ranh phường của TP Hà Nội,TP.HCM.
giới hành chính đô thị (quận, phường) - nông thôn (xã) nhưng + Biểu đồ (1a) (2a) cho thấy có biến động lớn về quy mô các
không phản ánh được hoàn toàn bức tranh phát triển đô thị, khu Quận của TP Hà Nội so với TP.HCM, trong đó quy mô các quận cũ
vực phát triển mở rộng đô thị tại các xã vùng ven. Tỷ lệ này phản có quy mô khoảng 500ha-1000ha (5-10km2), các quận mới có quy
ánh mối quan hệ với diện tích của các đô thị và tỷ lệ đô thị hóa, các mô lớn ở 02 thành phố khoảng từ 2000-5000ha (20-50km2)
thành phố có quy mô lớn có xu thế ít hơn như TP Hà Nội
 
(3358,6km2), TP.HCM (2095,11km2) và Đà Nẵng (624,43km2). Do 3
Dữ liệu do Viện Nghiên cứu Quy hoạch và thiết kế đô thị nông thôn (IPU) tổng hợp và
  cung cấp
2
Tại Việt Nam, các thành phố có dân số trên 01 triệu người là các đô thị loại I, thành
4
Cục hạ tầng kỹ thuật đô thị - Hội thảo khoa học: Phát triển vườn hoa, công viên, cây
phố trực thuộc trung ương (NQ1210, NQ1211), là các đô thị lớn gồm: Hà Nội, Hải xanh ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp – Hiệp hội công viên cây xanh Việt Nam, ngày
Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ. 22/10/2022.

68 11.2022 ISSN 2734-9888


(NQ1211 quy định Quận: > 35km2 và >150.000 người), quy mô lớn + Sơ đồ (1c) (2c) cho thấy mức độ tập trung dân số tại các
nhất TP.HCM là quận 9 (11.400ha) lớn gần gấp đôi quận Long Biên phường, các chỉ số tính toán theo mật độ dân số có thể không
(5.900ha) của Hà Nội. Xu thế chung các quận có quy mô diện tích phản ánh chính xác mức độ tập trung dân số rất cao tại một số khu
lớn hơn thì mật độ thấp hơn. vực. Theo UN-Habitat (2012) đánh giá ngưỡng mật độ dân số trung
bình từ 40-120ng/ha, từ 120-500ng/ha là cao, trên 500ng/ha là rất
cao. Sơ đồ cho thấy tỷ lệ lớn các phường khu vực lõi đô thị của 02
thành phố có mật độ cao và rất cao.
+ Sơ đồ (1d), 2(d) cho thấy diễn biến tăng trưởng dân số và xu
thế phân bố dân cư tại hai thành phố giai đoạn 2009-2019. Các khu
vực (màu đỏ) có mức tăng dân số 2 vạn - 5 vạn người (2.000-
5.000ng/năm) được thúc đẩy bởi quá trình gia tăng hình thái phát
triển cao tầng mật độ cao (phường Hoàng Liệt tăng 5,3 vạn người)
hoặc thấp tầng kết hợp xây xen cao tầng. Khu vực lõi đô thị thuộc
các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình hay các quận 1,4,5,6, Phú Nhuận…có
dân số giảm giai đoạn 2009-2019, cho thấy có sự dịch chuyển ra
Khu dân cư Phường 8 (954ng/ha). Quận 4 có mật độ cao nhất TP.HCM (420 người/ha)
khỏi khu vực lõi trung tâm đô thị, tuy nhiên cũng tạo nên các thách
(Google Earth)
thức về di chuyển giữa nơi làm việc (trung tâm) và nơi ở, gây ra
+ Sơ đồ (1a) (2b) và đối chiếu với sơ đồ (1c) (2c) cho thấy mức
hiện tượng giao thông con lắc tại các đô thị, gây ách tắc giao
độ quy mô phân bố dân số của các Phường và mật độ dân số các
thông.
Phường năm 2019. Cho thấy mức độ đô thị hóa không đồng đều
Mức tăng trưởng dân số cũng cho thấy xu thế, mô hình phân
tại các phường, hầu hết các phường khu vực trung tâm có mật độ
bố khu vực nội đô với các quận cũ có hình thái ở thấp tầng là chủ
cao hơn các phường mới vùng ven đô thị được chuyển từ khu vực
yếu và mật độ lớn tại các khu đô thị mới tại các quận vùng ven có
nông thôn (xã) thường có quy mô đất dự trữ phát triển lớn hơn.
hình thái ở cao tầng và đan xen kết hợp cao tầng - thấp tầng. Xu
Các quỹ đất (nông nghiệp) trống lớn tạo ra mật độ thấp trong giai
thế này phản ánh định hướng, mô hình quy hoạch đô thị vành đai
đoạn chưa đô thị hóa. Sự phát triển mô hình đô thị hóa đặc trưng
hướng tâm tại 02 thành phố lớn ở Việt Nam. Tại TP Hà Nội, các
theo kiểu vết dầu loang, thiếu kiểm soát sẽ tạo nên các thách thức
quận cũ Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Cầu Giấy Có dân số
cung ứng dịch vụ hạ tầng và bài toán lựa chọn kịch bản đô thị hóa
mật độ cao, với hình thái thấp tầng là chủ yếu, là những nơi có mật
tại các khu vực đang có mật độ thấp với các ngưỡng kiểm soát dân
độ dân số cao nhất của thành phố. Những quận mới thành lập như
số và hình thái đô thị nào?
Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Hà Đông có hình thái
phát triển đan xen thấp tầng - cao tầng và xây chen cao tầng có
mức độ thu hút dân số lớn, tốc độ tăng nhanh, đã trở thành những
địa bàn có những khu vực xây dựng mới có mật độ dân cư đông
đúc.

Sự thay đổi hình thái phát triển cao tầng khu vực P.Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
(2009-2019) [5]
Một vấn đề khác, liên quan đến việc xác định khái niệm đô thị
(phường) - nông thôn (xã) tại các khu vực phát triển đô thị hay khu
vực đô thị chức năng5 (OECD) mà trên thực tiễn các khu vực giáp
ranh này đã có mức độ đô thị hóa lớn, hạ tầng phát triển hoặc có
các khu đô thị mới (quy mô lớn) nhưng chưa được xác định là khu
vực đô thị (ví dụ: như khu đô thị The Manor, huyện Thanh Trì, khu
đô thị OceanPark, huyện Gia Lâm…nơi các huyện được dự kiến
phát triển là Quận trong tương lai).
Do vậy, để có cái nhìn chính xác, không phụ thuộc ranh giới
hành chính (phường) trong kiểm soát phân bố dân cư, mật độ dân
số, cần có quy mô lý thuyết tương đối thống nhất để làm cơ sở xác
định ngưỡng phân bố dân cư mật độ dân số. Nghiên cứu đề xuất
 
5
OECD đưa ra khái niệm khu vực đô thị chức năng bao gồm xác định các lõi đô thị
dân cư mật độ cao (được xác định ở quy mô 1km2, có trên 50% dân số sống tại các quần
cư mật độ cao với mật độ tối thiểu 1.500ng/km2 và tạo nên dân số ít nhất 50.000 người)
Hà Nội TP.HCM và các đơn vị hành chính liền kề (các vùng giao tiếp) có mức độ giao tiếp cao (các luồng
đi lại làm việc) về phía các lõi, không phụ thuộc vào ranh giới hành chính (các xã có từ
Sơ đồ phân bố dân cư, mật độ dân số và tăng trưởng dân số 10 năm (2009-2019) tại 02 15% dân số có việc làm tại lõi đô thị, được gọi là vùng thu hút nhân công của thị trường
thành phố đặc biệt (nguồn: IPURD [5]) lao động đô thị, phía ngoài lõi đô thị)

ISSN 2734-9888 11.2022 69


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

khái niệm “Đơn vị đô thị”6 để áp dụng trong trường hợp này với độ cấu trúc nhỏ nhất của đô thị (đơn vị ở theo QCVN01:2021). Các
quy mô khoảng 16-25ha (0,25km2), tương đương 01 ô phố có kích kịch bản được xây dựng dựa trên các hiểu biết cụ thể hơn của
thước 500x500m. ngưỡng dân số (hay mật độ dân số cho cùng các khu vực có quy
mô tương đồng).
2. MẬT ĐỘ ĐÔ THỊ, ĐÔ THỊ NÉN VÀ ĐƠN VỊ ĐÔ THỊ
Mật độ đô thị (Urban density) là một khái niệm được sử dụng
trong quy hoạch thành phố, nghiên cứu đô thị và các lĩnh vực liên
quan để mô tả cường độ tập trung (intensity) của con người, công
việc, đơn vị nhà ở, tổng diện tích sàn (hệ số sử dụng đất) của các
tòa nhà hoặc một số thước đo khác về nghề nghiệp, hoạt động và
phát triển của con người trên một đơn vị xác định của một khu
vực. Mật độ đô thị mô tả mức độ tập trung hoặc đông đúc của
người dân hoặc sự phát triển trong một thành phố. Mật độ đô thị
liên quan đến một loạt các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc
sống đô thị bao gồm “chất lượng môi trường, hệ thống giao Một khu vực diện tích các chỉ số về mật độ có thể được hiểu
thông, cơ sở hạ tầng vật chất và hình thái đô thị, các yếu tố xã hội theo những cách khác nhau với góc nhìn khác nhau theo mục đích
và yếu tố kinh tế” (Churchman, 1999, trang 398). Như vậy, mật độ sử dụng. Với mỗi chỉ số ngưỡng kiểm soát mật độ tương tự có thể
đô thị là mối bận tâm lớn của quy hoạch đô thị. Các hệ thống phân được hiểu theo 03 chỉ số: (1) Dân số (POP); (2) Hệ số sử dụng đất
vùng hiện đại được phát triển vào đầu thế kỷ XX với một phần ý (FAR); (3) Đơn vị nhà ở (DU) trong đó:
định nhằm làm hạn chế tắc nghẽn, bóng râm của đường phố (các (1) Mật độ dân số (POP - Population density) là khái niệm
nước Tây Âu, khí hậu ôn đới có quan điểm kiểm soát chặt về bóng thông thường về mật độ dân số được tính bằng dân số trên một
đổ của tòa nhà), và các tác động xấu khác về sự dày đặc của các tòa khu vực diện tích nhất định. Nó là chỉ số được các nhà quản lý, kinh
nhà ... tế, xã hội…thường sử dụng trong các phân tích kinh tế xã hội và
Đô thị nén (compact city) là khái niệm sử dụng ở châu Âu và ở quản lý dân số.
Bắc Mỹ sử dụng khái niệm tăng trưởng thông minh (Smart (2) Hệ số sử dụng đất (FAR-Floor area ratio) là chỉ số về tổng
Growth), được hiểu là đô thị nhỏ gọn, có mật độ cư trú cao, diện diện tích sàn/diện tích đất và có thể được hiểu dưới khái niệm về
tích nhỏ, chủ yếu phát triển chiều cao, đây là khái niệm bao trùm mật độ công trình (Building density), đây là chỉ số được các nhà
mang ý nghĩa không chỉ là nén về quy mô dân số mà còn bao hàm thiết kế quy hoạch, kiến trúc sử dụng nhằm đảm bảo kiểm soát
các ý nghĩa về nén chức năng sử dụng đất, làm giảm khoảng cách được khối tích công trình trong thiết kế và tính toán về khả năng
đi lại, tăng cơ hội việc làm, kết nối, giảm thiểu sử dụng giao thông dung nạp và chịu tải hạ tầng đô thị trong khu vực nhất định;
cá nhân, xe cơ giới…sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, giảm phát
(3) Đơn vị nhà ở (DU - Dwelling Unit) là chỉ số về số lượng căn
thải. Một số thành phố đã áp dụng thành công như Portland Hoa
hộ trên một khu vực diện tích nhất định, là chỉ số được nhà đầu tư
Kỳ, có diện tich 376,5km2, dân số 582.000 người (2009), mật độ dân
thường quan tâm.
số 1655ng/km2 (16,55ng/ha), Singapore mật độ 6389ng/km2
Chỉ số đơn vị nhà ở/ha được sử dụng tại một số quốc gia nhằm
(63,89ng/ha), HongKong có mật độ 6076ng/km2 (60,7ng/ha)
kiểm soát mật độ trung bình cho một khu vực nhất định, tương
Mức độ tập trung của con người trong đô thị biểu hiện bằng
đương với ngưỡng kiểm soát mật độ dân số, tuy nhiên chỉ tiêu
chỉ tiêu Mật độ dân số (population density), là chỉ tiêu quy mô dân
chung này luôn được khuyến khích được tính bằng tổng hợp của
số trên một khu vực nhất định có thể đo lường bằng đơn vị
các chỉ tiêu khác nhau ứng với các hình thái phát triển khác nhau
người/km2, hécta, m2. Chỉ tiêu mật độ dân số là một chỉ tiêu biến
gồm cao tầng, hỗn hợp, thấp tầng.
động phức tạp, có sự phụ thuộc lớn vào giá trị biến số của diện
tích khu vực được tính toán mật độ, được xác định theo ranh giới
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO
hành chính, dự án hoặc cấu trúc đô thị và ở các cấp độ khác nhau
TRONG KIỂM SOÁT MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ XÂY DỰNG KỊCH BẢN
như: cấp quốc gia, vùng lãnh thổ, cấp đô thị, cấp Tỉnh, Huyện,
PHÁT TRIỂN
Quận, khu trung tâm đô thị, khu dân cư… Do vậy để có cơ sở phân
Xây dựng kịch bản phát triển dựa trên ngưỡng kiểm soát mật
tích, so sánh, đánh giá cần phải lựa chọn giá trị về quy mô diện tích
độ dân số (số lượng nhà/ha) đối với đơn vị đô thị dựa trên hình thái
có tính đại diện, thống nhất, được tác giả đề xuất khái niệm “Đơn
phát triển của khu vực đó có tỷ lệ dân số ở chiếm trên 70%. [5].
vị đô thị”.
Kiểm soát 02 chỉ số Mật độ dân số và hệ số sử dụng đất thuần cho
Đơn vị đô thị (urban unit)[5]7 có quy mô khoảng 16-25ha gắn
hình thái ở thấp tầng tối đa 500% (5 lần) và hình thái ở cao tầng tối
với cấu trúc lý thuyết mạng lưới đường có khoảng cách 400-500m,
đa 1300% (13 lần).
gắn với mô hình lý thuyết về đơn vị ở đối với các khu vực có chức
Mật độ dân số khuyến nghị với mật độ cư trú trung bình trên
năng ở là chủ yếu để đảm bảo các dịch vụ hạ tầng xã hội đồng bộ.
một đơn vị đô thị đối với hình thái thấp tầng là 100-150 nhà/ha
Đơn vị đô thị là khu vực diện tích để kiểm soát ngưỡng mật độ dân
(350-525ng/ha) và hình thái cao tầng là 150-200 nhà/ha, các
số và xây dựng các kịch bản phát triển đô thị, tái thiết đô thị ở mức
trường hợp đặc biệt khác 200 nhà/ha. Mật độ cư trú trung bình có
  thể được tính toán và phân bổ cho các hình thái ở khác nhau trong
6
Báo cáo OECD về Chính sách Việt Nam 2018: Thành phố Cologne, Đức có khoảng 01 đơn vị đô thị gồm cao tầng, thấp tầng, trung bình nhằm đa dạng
triệu dân để xây dựng dữ liệu thống kê theo dõi không gian đã được chia làm 86 khu đô hóa các hình thái đô thị.
thị cho phép phân tích các đơn vị không gian nhỏ với nhiều nhóm chỉ số chuyên ngành
như kinh tế, dân số, xã hội, tài chính, hạ tầng…)
Sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và các số liệu điều tra là phương
7
Theo định nghĩa của INSEE (Cục thống kê Pháp): "unité urbaine" là một đơn vị hành pháp được sử dụng rộng rãi trong khảo sát về dân số, đô thị ở châu
chính địa phương hoặc một nhóm các đơn vị hành chính địa phương (xã) tạo thành một Âu, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới.
sự phát triển đô thị không bị gián đoạn, không có khoảng cách giữa các khu dân cư lớn
hơn 200m và có dân số hơn 2.000 người. Các đơn vị hành chính địa phương không thuộc TS Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng
đơn vị Urbaine được coi là nông thôn. công cụ AIIPU[5] ứng dựng trí thông minh nhân tạo và học sâu

70 11.2022 ISSN 2734-9888


(Deep Learning) trong giải pháp đọc dữ liệu ảnh vệ tinh đối với cấu Trong đó, kết quả cho một hoặc nhiều dự án cùng lúc trong
trúc hiện trạng của đô thị (số lượng nhà). Đây là một giải pháp một đơn vị đô thị, các dữ liệu đầu vào có thể được nhập liệu linh
nhanh, giá rẻ và dễ thực hiện với cơ sở dữ liệu mở (ảnh vệ tinh hoạt dựa trên các kịch bản phát triển khác nhau của các dự án,
Google Earth) để có thể đánh giá nhanh ngưỡng mật độ dân số gồm các chỉ số về: Hệ số sử dụng đất (được phép), mật độ xây
cho một khu vực bất kỳ trong đô thị. Khó khăn lớn cho hướng đi dựng (dự kiến), tầng cao (kiểm soát) (là các chỉ số theo quy hoạch).
này là việc xây dựng cơ sở dữ liệu (DL) để nhận biết số lượng “mái Các chỉ số khác về diện tích sàn nhà ở hoặc các sàn dịch vụ khác
công trình” từ ảnh vệ tinh, từ đó tính toán mật độ dân số (khả năng (theo kịch bản của dự án), các chỉ tiêu sàn nhà ở, chỉ tiêu sàn dịch
dung nạp) dựa trên số lượng công trình. Giải pháp này tuy có sai số vụ (nếu có) để tính toán ra kết quả cuối cùng đưa về chỉ tiêu kiểm
nhưng có thể tiếp tục tăng độ chính xác nhờ tăng cường nguồn cơ soát theo ngưỡng mật độ dân số.
sở dữ liệu cho máy học (ML) và học sâu (DL) cho từng vùng có cấu
trúc tương đồng.
Đề xuất ngưỡng mật độ dân số và hình thái theo mô hình đơn vị
đô thị tại thành phố lớn [5]
Kiểm soát hình thái kiến trúc cao tầng và
Mật độ Mật độ dân số (người/ha) thấp tầng theo Hệ số sử dụng đất - FAR
cư trú (lần)
Mật độ cư
(đơn vị FAR thuần
trú Mật độ Theo QCVN FAR gộp quy FAR tương ứng
nhà tương ứng với
dân số 01:2021/BXD (đơn đổi với hình thái ở
ở/ha) hình thái ở
(người/ha) vị ở: 15-28m2/ng) (UNHabitat) thấp tầng 4. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT MÔ HÌNH PHÂN BỐ
thấp tầng
The UN Habitat (2012) nhà/ha Ng/ha (IPURD tổng hợp) DÂN CƯ VÀ HÌNH THÁI ĐÔ THỊ TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN Ở VIỆT NAM
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Kiểm soát ngưỡng mật độ dân số (tại thời điểm lập dự án đầu
Thấp <15 <52,5 N/A N/A <0,13 2,8 4,3 tư) gắn với quy mô đơn vị đô thị, kiểm soát chỉ tiêu: Hệ số sử dụng
Trung bình đất (FAR) và Chỉ tiêu số lượng căn hộ (DU) hay mật độ dân số dựa
15-40 52,5-140 N/A N/A 0,13-0,35 3,5 4,6
thấp trên chỉ tiêu sàn xây dựng (m2 sàn) trong các dự án phát triển cao
Trung bình 40-120 140-420 0,35-1,05 4,2 4,8 tầng, hỗn hợp mật độ cao, gắn với một kịch bản phát triển chung
120- 357- theo quy hoạch.
Cao 420-1750 102 -190 1,05-4,375 4,9 8,0
500 666 Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong thu thập cơ sở dữ liệu
Rất cao >500 >1750 >4,375 5,0 <13 không gian hiệu quả (AI, DL, GIS…) đưa ra chính sách phát triển phù
Ghi chú: (1) Mức độ mật độ theo thang đánh giá của UNHabitat (2012); (3),(4)): Số người hợp, toàn diện và cân bằng lợi ích của các bên tham gia, khuyến khích
tính quy đổi trung bình hộ 3,5 người (Tổng cục thống kê 2019); (4): Quy đổi từ quy định chỉ tiêu đa dạng sự tham gia, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội.
đất đơn vị ở đối với đô thị loại I là 15-28m2/người (QCVN01:2021); (6): Hệ số sử dụng đất quy đổi Xây dựng chính sách ưu đãi cho phép tăng các chỉ tiêu hệ số
UN Habitat là đưa ra hệ số sử dụng đất gộp.; (7), (8): Hệ số sử dụng đất theo QCXDVN sử dụng đất (FAR), gắn với mục tiêu giảm mật độ xây dựng trong
01:2021/BXD là HSSD đất thuần tính cho khu nhà, công trình riêng lẻ.; (8): Hình thái ở cao tầng là đô thị, tăng cường không gian mở, không gian trống, không gian
các công trình cao tầng lớn hơn 9 tầng hoặc khu vực có tỷ lệ công trình cao tầng chiếm tỷ lệ lớn. công cộng chia sẻ cộng đồng thuộc sở hữu tư nhân (POPS), hay
các chương trình chuyển nhượng quyền phát triển không gian
(TDR), quản lý không gian phát triển đô thị, khai thác hiệu quả
nguồn lực đất đai trong đô thị, gắn với các định hướng quản lý
không gian trong dự thảo Luật Đất đai 2022.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1]. Vũ Lan Anh, Ảnh hưởng của chính sách đất đai đến phân bố mật độ dân cư và
hình thái nhà ở đô thị - Tạp chí Quy hoạch đô thị, số 43/2021.
[2]. Nguyễn Thế Bá, Quy hoạch xây dựng đô thị, Nhà Xuất bản Xây dựng (tái bản nhiều
lần, 2022).
[3]. Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam - World Bank 2011.
[4]. Hess, P. (2014). Density, Urban. In: Michalos, A.C. (eds) Encyclopedia of Quality of
Life and Well-Being Research. Springer, Dordrecht. https://doi.org/10.1007/978-94-007-
0753-5_698.
Giao diện công cụ AIIPU ứng dụng trí thông minh nhân tạo [5] [5]. Nguyễn Hoàng Minh (2021), Đề tài NCKH “Mô hình phân bố dân cư và hình thái đô
AIIPU là công cụ mạnh để có thể xây dựng các kịch bản phát thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Quy hoạch và thiết kế đô thị nông
triển cho các khu vực cải tạo, xây mới nằm trong cấu trúc đô thị thôn, Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam.
hiện hữu trong mức độ kiểm soát khả năng dung nạp dân số cụ [6]. Nguyễn Hoàng Minh (2014), Kiểm soát hệ số sử dụng đất trong quy chuẩn quy
thể tính trong quy mô của đơn vị đô thị. hoạch Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch xây dựng số 69/2014.
Do khả năng linh hoạt trong cơ sở dữ liệu nguồn và khả năng [7]. Nguyễn, Hoàng Minh (2015), Chuyển nhượng quyền phát triển (TDR) một công cụ
cho phép xác định ranh giới bất kỳ, cho phép các nhà quản lý một bổ sung trong quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam - Tạp chí Quy hoạch xây dựng, Bộ Xây
công cụ kiểm soát mật độ dân số trên khu vực rộng hơn phạm vi dựng số 71-72/2015.
ranh giới diện tích của khu vực dự án cải tạo hoặc tái thiết trong đô [8]. Sổ tay về tổng diện tích sàn xây dựng (Handbook on Gross Floor Area), tháng 3
thị (theo đơn vị đô thị). Kết quả sử dụng phần mềm cho thấy mật năm 2011 - http://www.ura.gov.sg/
độ dân số tổng thể bao gồm dân số hiện hữu và dân số các dự án [9]. Số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, 2019
cải tạo tái thiết, đồng thời cho kết quả riêng giữa khu vực hiện hữu [10]. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2021/BXD
và các khu vực dự án mới. [11]. World Urbanization Prospects The 2019 Revision

ISSN 2734-9888 11.2022 71


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nNgày nhận bài: 10/8/2022 nNgày sửa bài: 16/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 19/10/2022

Đô thị hóa và sự mở rộng đô thị tại Việt Nam 


Urbanization and urban expansion in Vietnam
> THS.NCS TỐNG THỊ HẠNH1, TS.KTS NGUYỄN HOÀNG MINH2
1
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Xây dựng
2
Phó trưởng Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

TÓM TẮT: ABSTRACT:


Đô thị, một phát minh của loài người, có vai trò quan trọng phát URBAN, a human invention, plays an important role in socio-
triển kinh tế chính trị xã hội và xu thế đô thị hóa là xu thế toàn cầu, economic development and urbanization is a global trend,
mặc dù vậy mỗi quốc gia có những khái niệm riêng biệt về đô thị - although each country has its own distinct concept of urban –
nông thôn. Khái niệm phân bố dân cư đô thị (dựa trên xem xét hình rural. The concept of urban population distribution (based on its
thái của nó) có sự tác động đến các ước tính đô thị hóa ở cấp độ morphology) has implications for urbanization estimates at the
toàn cầu, nhưng ở các cấp độ quốc gia (bất kể định nghĩa của global level, but at the national levels (regardless of their
chúng là gì) xu hướng chung về đô thị hóa vẫn quan trọng và các definition) what overall trends in urbanization remain important
quốc gia có quyền xác định những gì họ coi là các khu định cư and countries have the right to define what they consider urban
thành thị và nông thôn. and rural settlements.
Đô thị với đặc trưng là khu vực tập trung đông dân cư, tuy nhiên lại Urban areas are characterized by densely populated areas, but there
có sự khác biệt lớn về mật độ phân bố dân cư và hình thái đô thị are large differences in population density and urban morphology
tại các quốc gia, theo OECD (2020) các nước có thu nhập càng cao across countries, according to OECD (2020) countries with higher
thì mật độ càng thấp, các thành phố lớn có mức độ phân bố dân cư incomes. The higher the density, the lower the density, large cities
dày đặc hơn thành phố nhỏ nhưng ở các nước thu nhập thấp, các are more densely distributed than small cities, but in low-income
thành phố ở mọi quy mô đều rất dày đặc. Khái niệm về các khu vực countries, cities of all sizes are very dense. The concept of urban and
dân cư tại đô thị, nông thôn trong các đô thị lớn ở Việt Nam (khu rural residential areas in large cities in Vietnam (urbanized villages,
vực làng xóm đô thị hóa, khu vực đô thị mới…) có ý nghĩa quan new urban areas, etc.) has an important meaning in controlling the
trọng trong kiểm soát mô hình phân bố dân cư đô thị. distribution pattern urban population.
Bài viết chia sẻ quan điểm, khái niệm và khuyến nghị chính sách về This article shares views, concepts and policy recommendations
xác định khái niệm khu vực đô thị - nông thôn trong bối cảnh thực on defining the concept of urban-rural area in the context of the
trạng tại các đô thị Việt Nam. current situation in Vietnamese cities.
Từ khóa: Đô thị hóa; dân số (POP); mật độ dân số (POD); đơn vị đô Keywords: Urbanization; population (POP); population density
thị (Urban unit); khu chức năng đô thị. (POD); urban unit (urban unit); urban functional area.

1. DẪN NHẬP
Đô thị hóa và đặc điểm dân số đô thị thế giới Hầu hết các quốc gia có thu nhập cao - ở Tây Âu, châu Mỹ, Úc,
Đô thị hóa (urbanization) là xu thế ngày càng tăng trên toàn Nhật Bản và Trung Đông - hơn 80% dân số sống ở các khu vực
thế giới, hiện có gần một nửa dân số thế giới sống tại các thành thành thị. Ở hầu hết các quốc gia có thu nhập trên trung bình - ở
phố và đô thị, trong đó xu thế đô thị hóa mạnh tập trung tại khu Đông Âu, Đông Á, Bắc và Nam Phi, và Nam Mỹ - từ 50% đến 80%
vực châu Phi và Nam Á. người dân làm như vậy. Ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp đến
Năm 2007, Liên Hợp quốc ước tính là năm lần đầu tiên có trung bình thấp, phần lớn vẫn sống ở nông thôn. Tuy nhiên quá
nhiều người trên thế giới sống ở thành thị hơn nông thôn (tỷ lệ đô trình di cư nhanh chóng từ nông thôn sang thành thị đang làm
thị hóa thế giới là 55%). Dự kiến đến năm 2050, khoảng gần 7 tỷ thay đổi nhanh chóng tỷ lệ người dân sống ở đô thị, đặc biệt tại
người chiếm hơn 2/3 dân số thế giới sẽ sống tại khu vực đô thị. khu vực châu Á.

72 11.2022 ISSN 2734-9888


Dân số đô thị là những người sống ở các khu vực thành thị Quốc gia Định nghĩa một số quốc gia về 'đô thị'
theo quy định của cơ quan thống kê quốc gia1. Dân số đô thị có tham gia vào lĩnh vực sản xuất, thương mại hoặc các loại
thu nhập cao, tỷ lệ học vấn cao hơn, có nhiều cơ hội việc làm, thụ hình kinh doanh đô thị khác.
hưởng được các dịch vụ đô thị về giáo dục, y tế, vui chơi giải trí…
Các địa điểm hợp pháp với một khu đô thị, tự quản hoặc
so với khu vực nông thôn nhưng cũng đối mặt nhiều vấn đề thách
khu vực thị trấn được chỉ định và những địa điểm đáp
thức về môi trường đô thị, nhà ở, xã hội, áp lực việc làm…Theo
thống kê, năm 2018 chỉ có khoảng dưới 1/3 dân số đô thị sống ở ứng tất cả ba tiêu chí sau: (1) 5.000 dân trở lên; (2) ít
Ấn Độ
các khu ổ chuột2 và con số này đang giảm xuống ở nhiều quốc gia. nhất 75% dân số lao động nam tham gia vào các hoạt
động phi nông nghiệp; và (3) ít nhất 400 cư dân trên
một km vuông.
Những nơi được chính thức chỉ định là đô thị cũng như
những nơi có từ 2.500 dân trở lên có dân số cư trú theo
Zimbabwe
mô hình định cư tập trung và hơn 50% số người có việc
làm làm nghề phi nông nghiệp.
Singapore Toàn dân.
Uruguay Các thành phố chính thức được chỉ định.
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia XHCN có nhiều đặc
điểm phát triển tương đồng, tại Trung Quốc, năm 1949 với sự
thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quá trình đô thị hóa đã
trải qua 07 giai đoạn lớn (OECD,2009) [11]: 1949-1957: Bước đầu
công nghiệp hóa và đô thị hóa; 1958-1963: Đô thị hóa phát triển
không ổn định; 1964-1978: Tái thiết nông thôn; 1979-1988: Đô thị hóa
có kiểm soát; 1988-2000: Đô thị hóa ngoài dự kiến; 2001-2005: Đô thị
hóa dựa trên thị trấn; 2006-2010: “Phát triển cân bằng” sự xuất hiện
Số người sống ở thành thị và nông thôn trên thế giới của các vùng đô thị.
Sau nhiều chính sách từ chống đô thị hóa đến xung đột với các
2. NỘI DUNG thành phố, chính phủ đã công nhận rằng các thành phố lớn có
a. Khái niệm về dân cư đô thị một số quốc gia và Trung đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước và duy trì sự
tăng trưởng lâu dài của Trung Quốc. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ
Quốc
XXI (2006-2010) đã nhấn mạnh hơn nhiều vào sự phát triển của các
Đô thị mặc dù đã được khẳng định vai trò quan trọng trên toàn
vùng đô thị trên toàn quốc, bao gồm các biện pháp để tích hợp tốt
thế giới về kinh tế, chính trị xã hội, tuy nhiên tại mỗi quốc gia lại có
hơn các thị trấn chiến lược vào các nền kinh tế đô thị. Kế hoạch 5
những khái niệm riêng biệt về đô thị - nông thôn. Hầu hết các
năm lần thứ 11 hiện đang thúc đẩy quá trình đô thị hóa thông qua
quốc gia sử dụng phân loại đô thị liên quan đến quy mô hoặc đặc
“phát triển cân bằng” các thành phố và thị trấn bất kể quy mô của
điểm của các khu định cư. Một số quốc gia xác định khu vực đô thị
chúng nhưng không có dấu hiệu rõ ràng là nó sẽ giải quyết vấn đề
dựa trên sự hiện diện của một số cơ sở hạ tầng và dịch vụ, hoặc chỉ
như thế nào.
định các khu vực đô thị dựa trên sự sắp xếp hành chính. Do sự khác
Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết hiệu quả hơn sự
biệt giữa các quốc gia về đặc điểm, tiêu chí, tuân chuẩn phân biệt
chênh lệch nông thôn-thành thị ngày càng tăng. Một phần điều
thành thị và nông thôn, sự phân biệt giữa dân cư thành thị và
này đang được theo đuổi thông qua việc tăng cường các thị trấn
nông thôn là không thể phù hợp với một định nghĩa duy nhất có
ngoại ô trong các vùng đô thị. Ví dụ, Thượng Hải, Bắc Kinh và
thể áp dụng cho tất cả các quốc gia.
Trùng Khánh hiện đang thực hiện các chiến lược phát triển để thúc
đẩy sự phát triển của các thị trấn “chiến lược” thành các thành phố
Quốc gia Định nghĩa một số quốc gia về 'đô thị' vệ tinh có kết nối mạnh mẽ với các trung tâm đô thị tương ứng.
Argentina Các địa phương có từ 2.000 dân trở lên. Đây là những dấu hiệu đầu tiên về sự công nhận của các chính phủ
Khu vực đã xây dựng có từ 200 dân cư trở lên và các nhà Trung Quốc đối với quy mô vùng đô thị, và những vai trò quan
Thụy Điển
cách nhau tối đa 200 mét. trọng mà các thị trấn ngoại ô có thể đóng trong sự phát triển cân
Các thành phố được định nghĩa là shi. Nói chung, shi bằng của chúng. Thay vì theo đuổi chính sách phát triển tập trung
dùng để chỉ một đô thị thỏa mãn các điều kiện sau: (1) vào nông thôn hoặc thành thị, các chính quyền ở cả cấp trung
Nhật Bản 50.000 dân trở lên; (2) 60% hoặc nhiều hơn các ngôi ương và địa phương dường như đang cố gắng lập kế hoạch và
nhà nằm trong khu vực xây dựng chính; (3) 60% dân số kiểm soát sự phát triển ở quy mô bao gồm cả hai loại hình phát
trở lên (bao gồm cả những người phụ thuộc của họ) triển và ưu tiên rất cao vào việc bảo tồn đất nông nghiệp.
Trong quá trình đô thị hóa, sự thay đổi định nghĩa về “đô thị”
  và “thành phố” cũng diễn ra mạnh mẽ, cụ thể giai đoạn trước cho
1
Có sự chưa thống nhất giữa Tổng Cục thống kê và Bộ Xây dựng về tính toán dân số đô
thị dựa trên ranh giới hành chính. đến năm 2006, các khu định cư “đô thị” ở Trung Quốc được xác
2
Dân số sống trong các khu ổ chuột (% dân số thành thị): Dân số sống trong các khu ổ định về mặt hành chính là các Thành phố và các Thị trấn theo Luật
chuột là tỷ lệ dân số thành thị sống trong các hộ gia đình ở khu ổ chuột. Một hộ gia đình định. Trong nhiều thập kỷ, cho đến cuối những năm 1990, cư dân
ổ chuột được định nghĩa là một nhóm các cá nhân sống dưới cùng một mái nhà thiếu một
hoặc nhiều điều kiện sau: tiếp cận với nguồn nước được cải thiện, tiếp cận với điều kiện “thành thị” là những người phi nông nghiệp (hukou) - bất kể họ là
vệ sinh được cải thiện, đủ diện tích sống, độ bền của nhà ở và an ninh về quyền sở hữu, nông dân hay phụ thuộc vào các nguồn thu nhập hộ gia đình phi
như được thông qua trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Mục tiêu 7.D. Mục tiêu kế nông nghiệp ở các khu vực ngoại ô. Trung Quốc có 03 loại thành
thừa, Mục tiêu Phát triển Bền vững 11.1.1, coi nhà ở không đủ (khả năng chi trả nhà ở)
để bổ sung cho định nghĩa ở trên về khu ổ chuột / khu định cư phi chính thức. (nguồn: phố hành chính: 1) Thành phố trực thuộc trung ương cấp tỉnh; 2)
UN-Habitat) Thành phố cấp tỉnh; và 3) các thành phố cấp huyện. Ngoài ra, thị

ISSN 2734-9888 11.2022 73


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

trấn hành chính cũng được coi là các khu định cư “đô thị” là các thị Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) không chỉ đòi hỏi các chỉ số
trấn trước đây khu vực làng xã từng là trụ sở hành chính đã đáp phù hợp mà còn phải có định nghĩa rõ ràng và nhất quán về thành
ứng sự pha trộn của các tiêu chuẩn hành chính, dẫn đến việc được phố và khu vực nông thôn. OECD đã đề xuất định nghĩa về đô thị -
chỉ định là một thị trấn theo luật định 3. nông thôn dựa trên con người với 03 mức độ (so với 02 mức độ
Tiêu chí để chỉ định các thị trấn theo luật định - được sửa đổi trước đây: đô thị - nông thôn). gồm: 1) Thành phố (hoặc khu đông
lần cuối vào năm 1984 - tương đối đơn giản: “trong một thị trấn có dân cư); 2) Thị trấn và các khu vực bán dày đặc (hoặc các khu vực
tổng dân số dưới 20.000, thị trấn có thể được cấp trạng thái thị trấn mật độ trung bình); 3) Khu vực nông thôn (hoặc khu vực dân cư
nếu dân số đăng ký phi nông nghiệp của nó vượt quá 2.000. Trong thưa thớt).
một thị trấn với hơn 20.000 dân, thị trấn có thể trở thành một thị OECD cho thấy quan điểm công nhận các khu vực được coi là
trấn được chỉ định nếu 10% tổng dân số trở lên là phi nông nghiệp. khu vực đô thị (ngoài hệ thống đô thị - thị trấn theo Luật định)
Để đưa định nghĩa “thành thị” và “nông thôn” của Trung Quốc phù được xem xét là khu vực đô thị chức năng (ngoài đô thị) được xem
hợp hơn với thông lệ quốc tế tốt nhất, Cục Thống kê Quốc gia xét bởi yếu tố kinh tế, thị trường lao động, các liên kết đi lại, được
(NBS) năm 1999 đã phát hành dự thảo “Quy định về Phân loại gọi khái niệm là “metropolitan areas” (tạm dịch: khu vực đô thị 5).
Thống kê các Khu vực Thành phố và Thị trấn” dựa trên các định
nghĩa, dựa trên hai đặc điểm không gian của các khu định cư
"thành thị" và "nông thôn": 1) tiếp giáp của khu vực "xây dựng đô
thị"; và 2) mật độ dân số trong các quận thành phố. Định nghĩa này
dẫn đến việc cải thiện báo cáo thống kê về dân số các thành phố
và thị trấn, nó không định nghĩa "xây dựng đô thị", nó đặt ra các
tiêu chuẩn mật độ dân số cao hơn đáng kể so với nhiều quốc gia
khác và tiếp tục dựa vào việc chỉ định các cơ quan hành chính lớn.
Tuy nhiên, kết quả là nhiều thị trấn và làng mạc ở các khu vực
ngoại ô của thành phố không được thống kê là “đô thị” mặc dù
chúng đã trở thành bộ phận cấu thành của thị trường lao động,
bán lẻ và nhà ở đô thị, và do đó tạo ra nhu cầu về các dịch vụ công
cộng của thành phố.
Cục Thống kê Quốc gia đã ban hành một định nghĩa mới, được
tinh chỉnh về “đô thị” trong các quy định có hiệu lực vào tháng 3/
2006. Định nghĩa này sử dụng quy mô nhỏ nhất trong hệ thống
phân cấp hành chính của Trung Quốc. Tham số mới trong định
nghĩa năm 2006 bao gồm các làng ở khu vực ngoại thành và
ngoại thị được “kết nối trực tiếp” với cơ sở hạ tầng của thành
phố và nhận được các dịch vụ công cộng từ các thành phố đô
thị.
Tỷ trọng dân số thế giới theo mức đô thị hóa
Theo OECD, mặc dù định nghĩa mới cung cấp cách tính chính
xác hơn về cư dân “đô thị” ở các quy mô không gian/ hành chính
Khái niệm “Khu vực đô thị chức năng” được đưa ra trong Báo
tốt hơn, nhưng tiền đề cơ bản của định nghĩa vẫn là hướng đến
cáo Chiến lược phát triển đô thị quốc gia6 (Việt Nam) 2021-2030 do
nguồn cung (khả năng cung cấp). Do vậy, ngay cả khi cư dân
ADB tài trợ cho Cục PTĐT Việt Nam tháng 1/2020, trong đó đánh
không làm nông nghiệp của các làng và thị trấn ngoại ô đã trở
giá khái niệm Đô thị trong Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 cũng
thành một phần của chuỗi cung ứng và lao động đô thị, họ vẫn
không giới hạn khu vực đô thị về mặt ranh giới hành chính và do
không được tính là thành thị nếu các dịch vụ đô thị chưa mở rộng
đó có thể sử dụng để nhắc đến khu vực đô thị chức năng.
để phục vụ họ4. Cách tiếp cận theo hướng cung cấp hiện tại của
b. Đô thị và tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam
Trung Quốc trái ngược với cách tiếp cận hướng theo nhu cầu
Đô thị có thể hiểu là một từ ghép chữ Đô và Thị hay Thành -
được áp dụng ở hầu hết các nước OECD, nơi cư dân không làm
Thị, điều này giải nghĩa cho lịch sử phát triển thành phố ở Việt Nam
nông nghiệp với hầu hết trong số họ đã hòa nhập vào thị trường
bắt đầu với yếu tố Thành, nơi có các bức tường thành (có thể có
lao động và nhà ở thành thị và do đó có nhu cầu về các dịch vụ
công kiểu đô thị, thường được coi là "thành thị".  
5
Khái niệm về khu vực đô thị hiện chưa có trong văn bản pháp luật của Việt Nam, tuy
Năm 2020, Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) trong báo nhiên trên thực tiễn nhiều dự án khu đô thị mới được hình thành trên khu vực hành chính
cáo “Hệ thống đô thị thế giới, một góc nhìn mới về đô thị hóa” đã cấp xã, không được quản lý theo kiểu đô thị (ví dụ Khu đô thị Ocean Park, huyện Gia
đưa ra định nghĩa nhất quán mới nhằm bao quát được các khái Lâm, TP Hà Nội).
Theo QCXDVN 01:2008/BXD về Quy hoạch xây dựng Việt Nam Điều 1.2 Chương I quy
niệm khác nhau trên thế giới với mục tiêu có thể xem xét đánh giá định: “Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được
mục tiêu phát triển, so sánh quốc tế và giảm cản trở hiệu quả giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị.
chính sách (Ví dụ: để theo đuổi và đạt được các Mục tiêu Phát triển Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có
thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng”; trong đó đơn vị ở là
  khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị; vườn hoa,
3
Ở Việt Nam, theo Luật định, các thị trấn đáp ứng các yêu cầu của đô thị loại V được sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị
UBND cấp Tỉnh phê duyệt là đô thị (thường là các khu vực xã hoặc trung tâm cụm xã) ở. (nguồn: Trích công văn 17/BXD-PTĐT gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội về việc
theo tiêu chuẩn tại Nghị quyết 1210 nhưng để là Thị trấn cần được Ủy ban thường vụ xác định khái niệm, tiêu chí, tiêu chuẩn của dự án khu đô thị mới.)
Quốc Hội phê chuẩn theo các quy định của đơn vị hành chính theo các tiêu chuẩn tại
Nghị Quyết 1211.
6
Chiến lược phát triển Đô thị Quốc gia 2021-2030, (TA-9002 VIE): Phát triển đô thị bền
4
Ở Việt Nam, tại các đô thị lớn, các khu vực ngoài thành ven các đô thị lớn (ví dụ: các vững và thích ứng do EPTISA, Tây Ban Nha, CHR Việt Nam và EPTISA Philipines, được
xã thuộc các huyện giáp ranh với các quận) cũng có lượng lớn cư dân hoạt động trong tài trợ bởi Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đồng tài trợ bởi Cơ quan Phát triển
lĩnh vực phi nông nghiệp, cung cấp nguồn lao động xây dựng, dịch vụ cho khu vực thành Quốc tế Hoa Kỳ và Quỹ phát triển Nauy hỗ trợ cho Cục Phát triển đô thị thuộc Bộ Xây
phố không được tính là dân số đô thị. dựng (tháng 1/2020).

74 11.2022 ISSN 2734-9888


nhiều lớp), có tháp canh, cổng thành và thường có hào bao quanh sách đô thị quốc gia, thay vì ranh giới hành chính, dựa trên các liên
và thành phố được phân định ranh giới rõ ràng với chức năng kết về tổ chức không gian. Theo OECD năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa
phòng thủ được đề cao. Các thành phố có vai trò là thủ đô với các của Việt Nam là 41% thay vì 32% theo thống kê của Tổng cục
chức năng chủ yếu là nơi ở của vua chúa, triều đình và các thành thống kê.
phố khác là nơi ở của hệ thống quan chức vua chúa. Các hoạt động c. Mật độ đô thị
kinh tế được coi là thứ yếu, chỉ một phần nhỏ trong thành được gọi Một khu vực diện tích các chỉ số về mật độ có thể được hiểu
là chợ (yếu tố thị). Đối với TP Hà Nội, cấu trúc 36 phố phường là cấu theo những cách khác nhau với góc nhìn khác nhau theo mục đích
trúc “thị” trong thành phố. sử dụng. Với mỗi chỉ số ngưỡng kiểm soát mật độ tương tự có thể
Sự mở rộng và phát triển các đô thị ở Việt Nam giai đoạn lịch sử được hiểu theo 03 chỉ số: (1) Dân số (POP); (2) Hệ số sử dụng đất
có tác động mạnh của các yếu tố chính trị và kinh tế thế giới và (FAR); (3) Đơn vị nhà ở (DU) trong đó:
cuộc cách mạng công nghiệp ở phương Tây đã thay đổi phương (1) Mật độ dân số (POP - Population density) là khái niệm thông
thức sản xuất tại các đô thị thuộc địa, thúc đẩy phát triển, mở rộng thường về mật độ dân số được tính bằng dân số trên một khu vực
các đô thị. Các đô thị phía Bắc của Việt Nam được hình thành đầu diện tích nhất định. Nó là chỉ số được các nhà quản lý, kinh tế, xã
tiên mang hình hài của đô thị phương Tây là Hà Nội, Hải Phòng và hội…thường sử dụng trong các phân tích kinh tế xã hội và quản lý
Nam Định với các chức năng đô thị được xác định cụ thể. Hệ thống dân số.
đô thị Việt Nam được định nghĩa phân biệt rõ với khu vực nông (2) Hệ số sử dụng đất (FAR-Floor area ratio) là chỉ số về tổng diện
thôn theo phân cấp đô thị với 06 loại (loại đặc biệt, loại I, II, III, IV, V) tích sàn/diện tích đất và có thể được hiểu dưới khái niệm về mật
gắn với cấu trúc của hệ thống hành chính gồm: Thành phố (trực độ công trình (Building density), đây là chỉ số được các nhà thiết kế
thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh gồm các đô thị loại đặc biệt, loại quy hoạch, kiến trúc sử dụng nhằm đảm bảo kiểm soát được khối
I, II, III) - Thị xã (thuộc Tỉnh gồm các đô thị loại III, IV) - Thị trấn tích công trình trong thiết kế và tính toán về khả năng dung nạp
(thuộc Tỉnh gồm đô thị loại IV, V). và chịu tải hạ tầng đô thị trong khu vực nhất định;
Giai đoạn sau ĐỔI MỚI 1986, cùng với sự phát triển kinh tế xã (3) Đơn vị nhà ở (DU - Dwelling Unit) là chỉ số về số lượng căn hộ
hội, hội nhập quốc tế cùng với sự tăng trưởng đô thị hóa, các đô trên một khu vực diện tích nhất định, là chỉ số được nhà đầu tư
thị có sự thay đổi lớn và nhanh chóng, hệ thống các đô thị Việt thường quan tâm.
Nam phát triển qua từng năm. Tính đến tháng 9/2022, cả nước đã
có 883 đô thị [1], trong đó 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I,
33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 93 đô thị loại IV và 686 đô thị loại V
phân bố đồng đều trong cả nước, trong đó, tổng số các thành phố
(loại III trở lên) là 104, chiếm tỷ trọng 11,7% số lượng đô thị toàn
quốc. Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 41% (Bộ
Xây dựng), dự báo tăng trưởng dân số đô thị 42 triệu người (tỷ lệ
ĐTH khoảng 45%) vào năm 2025 và 47 triệu người năm 2030, (tỷ lệ
ĐTH khoảng 50-52%).
Hệ thống đô thị Việt Nam theo các vùng kinh tế - xã hội

Chỉ số đơn vị nhà ở/ha được sử dụng tại một số quốc gia nhằm
kiểm soát mật độ trung bình cho một khu vực nhất định, tương
đương với ngưỡng kiểm soát mật độ dân số, tuy nhiên chỉ tiêu
chung này luôn được khuyến khích được tính bằng tổng hợp của
(Nguồn: Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng) các chỉ tiêu khác nhau ứng với các hình thái phát triển khác nhau
Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc theo thống kê Tổng điều tra dân số gồm cao tầng, hỗn hợp, thấp tầng.
năm tháng 12/2019 khoảng 34,4% (33,12 triệu người) và năm 2020 d. Các chính sách, chỉ tiêu kiểm soát mật độ dân số tại đô
là 36,8% với dân số thành thị 35,93 triệu người. Dữ liệu đô thị hóa thị quốc tế và Việt Nam
được Tổng Cục thống kê công bố năm 2019 và 2020 có sự chênh Nhiều nước trên thế giới và UN Habitat (2012) sử dụng chỉ tiêu
lệch với tăng trưởng 2,4% (2,81 triệu người) cho thấy có sự thay đổi kiểm soát mật độ dựa trên số lượng nhà/ha.
trong cách tính dân số đô thị không phụ thuộc ranh giới đô thị - Trong báo cáo tại Hà Lan với 20 dự án được phát triển dựa trên
nông thôn trong một số trường hợp. Đây cũng là vấn đề đã được các chỉ tiêu kiểm soát mật độ theo quy hoạch và 45 dự án thực
OECD khuyến nghị trong Báo cáo chính sách đô thị Việt Nam hiện dựa trên kiểm soát mật độ dân cư thuần, đã tổng hợp các
(2018), nhằm xác định các khu vực đô thị chức năng 7 trong chính mức độ mật độ: Mật độ thấp 50-100 nhà/ha chủ yếu là nhà ngoại
  ô, khu đô thị mật độ thấp; Mật độ trung bình 100-200 nhà/ha là các
khu đô thị có mật độ trung bình, phát triển chiều đứng và có nhiều
7
OECD [1] đưa ra khái niệm khu vực đô thị chức năng bao gồm xác định các lõi đô thị
dân cư mật độ cao (được xác định ở quy mô 1km2, có trên 50% dân số sống tại các quần
không gian mở; Mật độ cao 200-300 nhà/ha là các khu đô thị có
cư mật độ cao với mật độ tối thiểu 1.500ng/km2 và tạo nên dân số ít nhất 50.000 người) mật độ cao, khu trung tâm, phát triển quanh lõi hạ tầng giao
và các đơn vị hành chính liền kề (các vùng giao tiếp) có mức độ giao tiếp cao (các luồng thong; Mật độ >300 nhà/ha là các khu đô thị dày đặc với các tòa
đi lại làm việc) về phía các lõi, không phụ thuộc ranh vào ranh giới hành chính (các xã
có từ 15% dân số có việc làm tại lõi đô thị, được gọi là vùng thu hút nhân công của thị
nhà cao tầng và thấp tầng (là các dự án lớn ở châu Á và châu Mỹ).
trường lao động đô thị, phía ngoài lõi đô thị) Singapore kiểm soát hệ số sử dụng đất (tổng diện tích sàn xây

ISSN 2734-9888 11.2022 75


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các chính sách về quy mô diện tích tối thiểu được phép tách thửa tối thiểu của 03 TP Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM([7])
Diện tích Mật độ dân số (tối đa)
tối thiểu quy đổi 1 (*)(người/ha)
được phép
Đô thị Văn bản pháp lý
tách thửa
Ng/ha Nhà/ha

Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định hạn mức giao đất ở mới; 40m2 612ng/ha 174
Quyết định 22/2014/QĐ-UBND 30m 2

Hà Nội Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định hạn mức giao đất; hạn mức công nhận 816ng/ha 233
quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa 30m2
cho hộ gia đình, cá nhân do TP Hà Nội ban hành
Quyết định 12/2012/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối
70m2
với loại đất ở trên địa bàn TP Đà Nẵng
350ng/ha 100
Quyết định 42/2014/QĐ-UBND về quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn TP
70m2
Đà Nẵng
Đà Nẵng
Quyết định 29/2018/QĐ-UBND sửa đổi quy định quản lý nhà nước về đất đai
50m2 490ng/ha 140
trên địa bàn TP Đà Nẵng kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND
Quyết định 31/2020/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý nhà nước về đất đai
100m2 245ng/ha 70
trên địa bàn TP Đà Nẵng (đối với khu vực đã có quy hoạch)
Quyết định 19/2009/QĐ-UBND về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa do
36m2 680/ha 194
Ủy ban nhân dân TP.HCM ban hành
Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về diện tích tối thiểu tách thửa do TP.HCM ban
TP.HCM 45m2 544ng/ha 155
hành
Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích đất tối thiểu được phép
36m2 680/ha 194
tách thửa đất trên địa bàn TP.HCM

dựng) và đưa ra chỉ số kiểm soát 70-80m2/căn hộ để kiểm soát số Theo UNHabitat (2012) mật độ cư trú từ 120-500 nhà/ha là rất
lượng và mật độ căn hộ cho từng khu vực. cao tương ứng với 420-1750 người/ha là cao và trên 1750
người/ha.
Mặc dù có tỷ lệ phát triển nhà ở thấp tầng (nhà ở riêng lẻ) lớn,
nhưng các chính sách xây dựng đối với khu vực này còn nhiều hạn
chế và chi phối nhiều bởi chính sách đất đai. Cục Nhà ở, Bộ Xây
dựng đã có đánh giá 8 “Nhà ở riêng lẻ vẫn là loại hình nhà ở chủ
đạo trên toàn quốc, trong giai đoạn 2011-2020, nhà ở riêng lẻ chiếm
khoảng hơn 90% diện tích nhà ở phát triển mới. khu vực đô thị năm
2019 chiếm đến 97,8% diện tích xây dựng mới. Tổng diện tích nhà ở
riêng lẻ hiện hữu đến năm 2019 đạt khoảng 2,2 tỷ m² sàn, trong giai
đoạn 2011-2020 tăng trung bình khoảng 69 triệu m2 sàn/năm”. Do
vậy vấn đề kiểm soát mật độ cư trú của hình thái nhà ở thấp tầng
là rất quan trọng.
Chính sách đất đai và đô thị chưa có sự đồng bộ trong định
hướng phát triển, cụ thể chính sách về “diện tích tách thửa tối
thiểu” đã góp phần gia tăng mật độ dân số và mức độ dày đặc một
cách nhanh chóng tại các khu vực đô thị hiện hữu, đặc biệt là các
khu vực mới được chuyển đổi từ làng xóm đô thị hóa hoặc các xã
ven đô tại các thành phố lớn. Các chính sách này thuộc thẩm
quyền quyết định của UBND thành phố, đều có xu hướng giảm
diện tích tối thiểu góp phần làm tăng mật độ đô thị đối với khu vực
nhà ở thấp tầng, dân tự xây (nhà ở riêng lẻ) chiếm tỷ trọng lớn
trong cấu trúc đô thị ở Việt Nam.
Theo đánh giá của UN Habitat (2012) mật độ trên 420-
1750ng/ha là cao, nếu so sánh với mật độ tại khu vực dân cư đô thị
hiện hữu (trường hợp tách thửa tối đa) ở Hà Nội (816ng/ha) và
TP.HCM (680ng/ha) đều vượt qua ngưỡng cho phép này.
 
8
Báo cáo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2045, nguồn Cục Nhà ở, Bộ Xây dựng

76 11.2022 ISSN 2734-9888


Ngưỡng mật độ dân số tại Việt Nam được quy định tại QCVN phố, thị xã, với cách tính toán này tỷ lệ ĐTH sẽ có tăng trưởng
01:2021/BXD đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II là 15-28 mạnh, đồng thời thay đổi mối quan hệ khu vực ven đô và các khu
m2/người, tương đương với mật độ 357-666 người/ha. Với chỉ tiêu vực nông thôn ít chịu ảnh hưởng hơn. Khái niệm khu chức năng đô
này TP Hà Nội có 04/168 phường với mật độ dân số lớn hơn chỉ thị cần sớm được thể chế hóa nhằm giải đáp cho sự chuyển đổi
tiêu 666 người/ha (năm 2019). Tại các dự án, khu đô thị cao tầng đã nhiều tiêu chí từ Huyện sang Quận (chương trình 04 của Hà Nội9)
xây dựng giai đoạn trước khi QCVN01:2021 có hiệu lực có mật độ với sự phát triển của các khu đô thị mới, khu chức năng đô thị
dân số cao trên 1.250 người/ha (chỉ tiêu tối thiểu đất đơn vị ở là thông qua biện pháp hành chính gây tốn kém các nguồn lực kinh
8m2/người theo QCVN01:2008) như Phú Thịnh Green Park tế và dàn trải. Trong đó, loại bỏ giai đoạn đầu tư các xã trong khu
(phường Hà Cầu, quận Hà Đông): 14.771 người/ha; An Bình vực đô thị hóa theo tiêu chí nông thôn mới mà nâng cấp đầu tư
Complex (phường Dương Nội, quận Hà Đông): 7.480 người/ha; trực tiếp khu vực đó lên tiêu chí của khu vực đô thị, cụ thể:
MegaStar Dominium C2 Xuân Đỉnh (phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Xây dựng khái niệm về khu vực đô thị chức năng (OECD) hay
Từ Liêm): 4.562 người/ha…; Tại khu vực ven đô, nhiều dự án đô thị khu chức năng đô thị10 [2] cần được kiểm soát dựa trên cấu trúc
mới được xây dựng có mật độ cao, dày đặc, nằm trên ranh giới của không gian của đô thị từ tổng thể đến chi tiết theo quy mô các
các xã (nông thôn) thuộc các huyện giáp ranh. đơn vị đô thị mà không phụ thuộc ranh giới hành chính.
Kiểm soát ngưỡng mật độ dân số (tại thời điểm lập dự án đầu
tư) gắn với quy mô đơn vị đô thị, kiểm soát chỉ tiêu: Hệ số sử dụng
đất (FAR) và Chỉ tiêu số lượng căn hộ (DU) hay mật độ dân số dựa
trên chỉ tiêu sàn xây dựng (m2 sàn) trong các dự án phát triển cao
tầng, hỗn hợp mật độ cao, gắn với một kịch bản phát triển chung
theo quy hoạch.
Kiểm soát chính sách diện tích tách thửa tối thiểu (m2 đất)
Khu đô thị mới - Điểm dân cư nông thôn Khu dân cư đô thị mới - hiện hữu đối với khu vực hiện hữu, làng xóm đô thị hóa tại các khu vực đô
thị, khu vực dự kiến đô thị hóa theo hướng tăng thêm quy mô
nhằm chậm tiến trình phát triển “dày đặc” đô thị, tạo điều kiện
đảm bảo mật độ dân số phù hợp gắn với khả năng cung ứng các
dịch vụ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo hướng bền vững,
tăng trưởng xanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :


[1]. Báo cáo một số nội dung về các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc
Huyện Quốc Oai Quận Hà Đông, TP Hà Nội lĩnh vực xây dựng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Xây dựng, (2022);
Hình ảnh chụp vệ tinh cho thấy sự dày đặc của các khu dân cư [2]. Báo cáo chính sách Đô thị Việt Nam - OECD, (2018).
nông thôn và các khu đô thị mới thuộc khu vực xã (nông thôn) [3]. Báo cáo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến
trong thực trạng phát triển đô thị Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị năm 2045, nguồn Cục Nhà ở, Bộ Xây dựng;
lớn. Thực tiễn này đòi hỏi một góc nhìn rộng hơn vượt qua ranh [4]. Báo cáo Đô thị hóa Việt Nam - World Bank (2011).
giới hành chính xem xét đánh giá, luật hóa các khái niệm về các [5]. Hess, P. (2014). Density, Urban. In: Michalos, A.C. (eds) Encyclopedia of Quality of
khu vực định cư (kiểu đô thị) tại các khu vực dự kiến đô thị hóa, sẽ Life and Well-Being Research. Springer, Dordrecht. https://doi.org/10.1007/978-94-007-
phát triển dày đặc nhằm xây dựng các công cụ quản lý phù hợp. 0753-5_698;
[6]. Lamia Kamal-Chaoui, Edward Leman, Zhang Rufei (2009), Xu hướng và chính
3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ MỞ sách đô thị ở Trung Quốc, OECD 2019.
RỘNG Ở VIỆT NAM [7]. Nguyễn Hoàng Minh (2021), Đề tài NCKH “Mô hình phân bố dân cư và hình thái
Trung Quốc năm 2006 cũng đã xác định khái niệm Đô thị bổ đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Quy hoạch và thiết kế đô thị
sung bao gồm các làng ở khu vực ngoại thành và ngoại thị được nông thôn, Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam.
“kết nối trực tiếp” với cơ sở hạ tầng của thành phố và nhận được [8]. Nguyễn Hoàng Minh (2014), Kiểm soát hệ số sử dụng đất trong quy chuẩn quy
các dịch vụ công cộng từ các thành phố đô thị. hoạch Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch xây dựng số 69/2014.
Năm 2018, OECD trong Báo cáo đánh giá Chiến lược PTĐT VN [9]. Số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, 2019;
đề xuất khái niệm về khu vực chức năng đô thị, nhằm xác định [10]. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2021/BXD;
chính xác khu vực đô thị hóa và tính toán tỷ lệ ĐTH của Việt Nam [11]. Mai Vân (2022) - Hà Nội: Quy định mới về việc phân lô, tách thửa - Kinh tế đô thị;
năm 2018 là 41% (32% Tổng cục Thống kê). Trong báo cáo 2020, [12]. World Urbanization Prospects The 2019 Revision.
“Một góc nhìn mới về ĐTH”, OECD đã thống nhất đề xuất định  
nghĩa mới về đô thị - nông thôn dựa trên yếu tố con người với 03 9
Chương trình số 04-CTr/TU về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu
mức độ (so với 02 mức độ trước đây: đô thị - nông thôn) gồm: 1) Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển
kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-
Thành phố (hoặc khu đông dân cư); 2) Thị trấn và các khu vực bán 2025" tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng
dày đặc (hoặc các khu vực mật độ trung bình); 3) Khu vực nông nông thôn mới theo hướng tiêu chí đô thị, nhất là 5 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh
thôn (hoặc khu vực dân cư thưa thớt). Trì, Hoài Đức, Đan Phượng sẽ phát triển lên quận giai đoạn 2021-2025. Các huyện
Thanh Oai, Thường Tín và Mê Linh... sẽ lên quận vào giai đoạn 2026-2030.
Quan điểm về các khu vực dày đặc, bán dày đặc được xác định
với chức năng là đô thị của OECD cho thấy việc xác định khái niệm
10
Xem xét bổ sung trong Luật Xây dựng 2014 với định nghĩa về các Khu chức năng đặc
thù là khu vực phát triển theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp như khu kinh tế,
đô thị phù hợp với thông lệ quốc tế là rất quan trọng trong đánh khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; khu bảo
giá chính xác về ĐTH tại Việt Nam, vượt qua các đánh giá theo địa tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể dục thể thao; cảng
giới hành chính hiện nay. Nghiên cứu đang đồng nhất khu vực hàng không, cảng biển; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức năng đặc thù khác
được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà
nông thôn trong khu vực ngoại thành, ngoại thị của các thành nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

ISSN 2734-9888 11.2022 77


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nNgày nhận bài: 05/8/2022 nNgày sửa bài: 12/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 14/10/2022

Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho


nhân sự làm nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Solutions for improving the professional qualifications for staff of monitoring and
evaluation of Construction investment projects using State capital
> TS NGUYỄN QUỐC TOẢN
Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Email: toannq@huce.edu.vn

TÓM TẮT 1. MỞ ĐẦU


Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 đã được Đại hội Đảng
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi Nhà nước phải lần thứ XIII thông qua với định hướng là Khơi dậy khát vọng phát triển đất
can thiệp sâu hơn, phải quản lý cả về chi phí và hiệu quả kinh tế xã nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh
thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở
hội của dự án. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư là hoạt động và là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm
công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình
cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao [1].
năng quản lý nhà nước đối với dự án. Trên cơ sở các số liệu hiện Đầu tư sử dụng vốn nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự
trạng về tình hình các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, bài viết phát triển của Việt Nam, là động lực vô cùng to lớn để phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội, giúp cho nền kinh tế có được sự tăng trưởng tốt bảo
đã tiến hành khảo sát, phân tích trình độ chuyên môn, năng lực, kinh đảm cuộc sống của người dân và cộng đồng, góp phần nâng cao vị thế
nghiệm của nhân sự giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử chính trị và kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế. Trong giai đoạn
2017-2021 nền kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn mặc dù
dụng vốn nhà nước. Qua đó, bài viết đề xuất giải pháp nâng cao năng trong 2 năm 2020 - 2021 Việt Nam chịu tác động rất lớn của đại dịch
lực của họ. Covid-19. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những biến đổi quan
trọng thể hiện qua tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm
Từ khóa: Giám sát, đánh giá, dự án đầu tư xây dựng, vốn nhà nước, gần đây (Bảng 1).
trình độ chuyên môn
Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nước Việt Nam (giá hiện hành)
Tổng sản Tổng sản phẩm
ABSTRACT Năm
phẩm trong Dân số trong nước bình
nước (Tỷ (người) quân đầu người
Construction investment projects using state capital require the đồng) (Nghìn đồng)
State to intervene more deeply, to manage both costs and socio- 2017 6.293.904,6 94.600.648 66.753,4
economic efficiency of the project. Monitoring and evaluation of 2018 7.009.042,1 95.545.962 73.481,5
2019 7.707.200,3 96.462.106 79.880,6
investment projects is an activity and a crucial tool for state 2020 8.044.385,7 97.338.579 82.436,6
management agencies to perform the function of state 2021 (Sơ bộ) 8.479.666,5 98.564.407 86.082,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê [2])
management of projects. Based on current data about investment
projects using state capital, the article has conducted a survey and Thời gian qua, vốn đầu tư của Nhà nước đã tập trung cho đầu tư
analysis of the professional qualifications, capacity, and experience phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đầu
tư vào cơ sở hạ tầng đã ở mức cao trong GDP, giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng
for staff of monitoring and evaluation of Construction investment đã đạt mức bình quân khoảng 5.7% GDP trong những năm gần đây, cao
projects using State capital. Thereby, the article proposes nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Trung Quốc (6.8%) trong khi
các quốc gia như Indonesia, Philippines dưới 3% GDP. Trong đó, đầu tư
solutions to improve their capacity. bằng vốn ngân sách nhà nước chiếm ¾ tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Điều
Keywords: Monitoring, evaluation, construction investment này đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn
định về kinh tế trong nhiều năm qua; tạo ra những yếu tố và năng lực
projects, state capital, professional qualifications sản xuất, dịch vụ to lớn của một số ngành quan trọng (hệ thống giao

78 11.2022 ISSN 2734-9888


thông đường bộ; cảng biển, cảng hàng không quốc gia; hệ thống giao Qua số liệu có thể thấy số lượng các dự án có vấn đề khá nhiều, thất
thông và viễn thông nông thôn); duy trì và phát triển hệ thống các cơ thoát lãng phí trong đầu tư sử dụng vốn nhà nước còn lớn. Một trong
sở y tế các cấp, bước đầu đáp ứng được một phần nhu cầu cơ bản của những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng đó là công tác giám sát,
xã hội [3, 4]. đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước còn hình thức,
Đầu tư sử dụng vốn nhà nước đã trở thành một công cụ hiệu quả kém hiệu lực và hiệu quả. Quá trình triển khai công tác giám sát, đánh
trong điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là trong giai đoạn kinh tế toàn cầu giá gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên chưa kiểm soát được dự án từ
bị khủng hoảng và kinh tế trong nước bị suy thoái, khó khăn do ảnh ý tưởng ban đầu, trong quá trình thực hiện và cuối cùng là kết thúc dự
hưởng của đại dịch Covid19 [5, 6]. Đầu tư sử dụng vốn nhà nước đã hạn án đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Từ đó các cấp quản
chế tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lý nhà nước chưa ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời sai sót trong lập, thực
trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài bị suy hiện các dự án và chưa rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp sau.
giảm, đối mặt với nhiều khó khăn. Các công việc phải thực hiện trong Năng lực chuyên môn của các bộ phận trong bộ máy quản lý nhà
các quá trình đầu tư xây dựng thường rất phức tạp, chịu sự tác động, chi nước về đầu tư xây dựng cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả
phối của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Chính phủ Việt Nam của đầu tư. Nhân sự quản lý có năng lực chuyên môn cao, sẽ giảm thiểu
đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về đầu tư, đầu tư xây dựng để quản được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn nhà
lý, giám sát, đánh giá đảm bảo đầu tư sử dụng vốn nhà nước đúng mục nước trong đầu tư xây dựng, đặc biệt kiểm soát được nội dung, nguyên
đích, hiệu quả nhưng thực tế vẫn còn nhiều dự án đầu tư xây dựng sử tắc sự tuân thủ trong đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
dụng vốn nhà nước phát sinh nhiều nội dung cần bổ sung, điều chỉnh Năng lực của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với
và có thể dẫn đến sự sai lệch so với kế hoạch hoặc mong muốn của chủ công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà
đầu tư, của Nhà nước. Những sai lệch này cần phải được phát hiện sớm nước. Nếu năng lực lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các kế
để xử lí kịp thời tránh tình trạng “chuyện đã rồi” gây thiệt hại lớn trong hoạch ban hành ra không phù hợp thì việc quản lý sẽ không hiệu quả.
thời gian qua, ví dụ như dự án điện mặt trời Quảng Bình, các dự án Các quyết định được ban hành nếu có sai lầm, nhỏ thì có thể dẫn đến
Ethanol Phú Thọ, Quảng Ngãi, Dung Quất, Metro,... Những sai lệch này đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; sai lầm lớn có thể dẫn đến đổ vỡ đầu tư
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân trình (như dự án đầu tư Gang thép Thái Nguyên) hoặc dẫn đến thất bại khi đã
độ chuyên môn của nhân sự thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự hoàn thành dự án (như các dự án sản xuất Ethanol, sợi Đình Vũ,…).
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu “Năng lực ở đây được hiểu là bất cứ thái độ, kỹ năng, hành vi, động
đặt ra. cơ hoặc các đặc điểm cá nhân khác có vai trò thiết yếu để hoàn thành
Do đó, để sử dụng tiết kiệm, đảm bảo các dự án đầu tư xây dựng sử công việc, hoặc quan trọng hơn là có thể tạo ra sự khác biệt về hiệu quả
dụng vốn nhà nước được đầu tư đúng mục đích, đúng quy hoạch và đạt công việc giữa người có thành tích vượt trội và người có thành tích trung
hiệu quả mong muốn, hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu bình” [8]. Nói cách khác, các năng lực được tạo ra là nhờ con người đã
tư xây dựng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho biết cộng tác với nhau cùng tác động lên tài nguyên của họ. Năng lực
thấy đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước nếu không được giám sát, có được thông qua sự liên kết chặt chẽ và tương tác giữa các nguồn lực
đánh giá chặt chẽ, thường xuyên, liên tục sẽ dẫn đến nhiều hạn chế như hữu hình và vô hình.
dự án chậm tiến độ, tăng chi phí, tăng thất thoát lãng phí, giảm chất Để thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
lượng công trình, sử dụng không có hiệu quả vốn nhà nước. Những hạn sử dụng vốn nhà nước, nhân sự phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh
chế này góp phần làm tăng nợ công luỹ tiến đưa đến mức vượt ngưỡng vực đầu tư xây dựng, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu trong
kiểm soát sẽ làm mất ổn định nền kinh tế và không đảm bảo an sinh xã công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng. Đó là tổng hòa của
hội. các mảng kiến thức chuyên môn như pháp luật, quản lý, kinh tế, thị
trường và kỹ thuật công nghệ.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất đối với mỗi tổ chức, mỗi
quốc gia nhưng sẽ trở thành rào cản cho hoạt động hiệu quả nếu không
được quản trị một cách có hiệu quả. Thực vậy, hoạt động của tổ chức có
được vận hành suôn sẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
nguồn nhân lực. Đầu tư vào con người, xây dựng và duy trì một đội ngũ
nhân lực có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp và cam kết
gắn bó gắn bó lâu dài cùng với sự phát triển bền vững của tổ chức, phản
ứng linh hoạt với những thay đổi của xã hội đang trở thành một thách
thức lớn đối với các nhà quản trị hiện nay khi các yếu tố cạnh tranh
truyền thống của các tổ chức như vốn, nguyên vật liệu, công nghệ…
dần trở nên bão hòa.
Nghiên cứu của Cao Hào Thi (2006) cũng đã khẳng định năng lực
nhà quản lý, và các thành viên tham gia dự án có ý nghĩa xác thực đến
thành công dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam [9]
Nguyễn Quí Nguyên & Cao Hào Thi (2010), qua nghiên cứu 150 dự
án xây dựng đã chỉ ra các dự án xây dựng nói chung và dự án xây dựng
dân dụng nói riêng trong quá trình quản lý thực hiện đều gặp phải
những trở ngại và khó khăn từ lúc bắt đầu hình thành dự án, thi công
xây dựng cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng và có 4 nhân tố ảnh
hưởng đến thành công dự án là nhân tố sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợp
năng lực điều hành của nhà quản lý dự án, nhân tố năng lực các thành
viên tham gia quản lý dự án, nhân tố sự ổn định của môi trường bên
ngoài và nhân tố năng lực của nhà quản lý dự án [10].
Hình 1. Số liệu về tình trạng thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trong 3 năm gần
Nguyễn Văn Bình [11] và Nguyễn Minh Đức [12] cũng chỉ ra một số
đây (Nguồn: [7])
nhân tố gồm: Các quy định pháp luật còn chưa đầy đủ, đồng bộ; Việc

ISSN 2734-9888 11.2022 79


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 2. Trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của nhân sự giám sát, đánh giá
TT Nội dung Có
234/234
1 Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học
(100%)
229/234
2 Thời gian tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư ≥5 năm
(97.7%)
Đã trực tiếp tham gia thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư hoặc lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc 51/234
3
thẩm tra, thẩm định hoặc quản lý đầu tư ≥ 5 dự án (21.8%)
26/234
4 Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư hợp lệ
(11.1%)
(Nguồn: [18])
Bảng 3. Trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của nhân sự chủ trì nhiệm vụ giám sát, đánh giá
TT Nội dung Có
234/234
1 Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học
(100%)
222/234
2 Thời gian tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư ≥8 năm
(94.9%)
Đã trực tiếp tham gia thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc 77/234
3
thẩm tra, thẩm định hoặc quản lý đầu tư ≥ 5 dự án, trong đó có ≥ 2 dự án nhóm A (32.9%)
203/234
4 Đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư hợp lệ
(86.8%)
(Nguồn: [18])

Bảng 4. Tác động và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, khó khăn do hạn chế về trình độ chuyên môn, năng
lực, kinh nghiệm của nhân sự giám sát, đánh giá
Tác động Mức độ ảnh hưởng
TT Nguyên nhân
Có Không
Thiếu nhân sự chuyên trách, nhân sự kiêm nhiệm nhiều 228/234 06/234
1 4.68
(đặc biệt nhân sự lãnh đạo ở các cơ quan quản lý cấp trên) (97.4%) (2.6%)
Đa số nhân sự chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp 230/234 04/234
2 4.72
vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư (98.3%) (1.7%)
Chưa nắm rõ quy định pháp luật về giám sát, đánh giá dự 230/234 04/234
3 4.62
án đầu tư (quy trình, nội dung giám sát, đánh giá) (98.3%) (1.7%)
Chưa có thông tin đầy đủ và liên tục về dự án đầu tư xây 227/234 07/234
4 4.38
dựng mà mình phụ trách (97.0%) (3.0%)
(Nguồn: [18])

tuân thủ các quy định pháp luật còn yếu kém; Năng lực của các chủ thể không nhất quán được xác định là các yếu tố đóng góp quan trọng nhất
liên quan đến quản lý dự án còn yếu. để thực hiện giám sát và đánh giá trong các dự án xây dựng Ghana.
Các nghiên cứu của Callistus Tengan và cộng sự [13-16] đã xác Rõ ràng có thể thấy được, năng lực nhân sự giám sát, đánh giá dự
định và đánh giá các rào cản mà các dự án phải đối mặt trong việc thực án đầu tư xây dựng nói chung, năng lực thể chứ đóng vai trò quan trọng
hiện giám sát và đánh giá trong ngành xây dựng Ghana. Nghiên cứu đã đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác này. Năng lực chuyên môn là
phát hiện mười (10) yếu tố thách thức đối với việc thực hiện giám sát và một yếu tố thách thức đối với việc thực hiện giám sát và đánh giá.
đánh giá: Năng lực thể chế yếu, nguồn lực hạn chế và phân bổ ngân
sách để theo dõi và đánh giá, liên kết yếu giữa lập kế hoạch, lập ngân 3. CÁC TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CÓ
sách và giám sát và đánh giá, nhu cầu yếu và sử dụng kết quả giám sát NGUYÊN NHÂN TỪ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NHÂN SỰ CHƯA
và đánh giá và cuối cùng, chất lượng dữ liệu kém, lỗ hổng dữ liệu và sự ĐÁP ỨNG

80 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 5. Tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm và nhận thức

Tính khả thi


TT Nhóm giải pháp Có tính cấp thiết
Có khả thi Rất khả thi

231/234 189/234 42/234


1 Tổ chức bộ phận chuyên trách
(98.7%) (80.8%) (18.0%)
230 /234 180 /234 50/234
2 Đào tạo chuyên sâu về giám sát, đánh giá
(98.3%) (76.9%) (21.4%)
Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng 234/234 51/234
3 183 /234 (78.2%)
của công tác giám sát, đánh giá (100.0%) (21.8%)
Tăng cường hoạt động hội thảo, tọa đàm về dự 43/234
4 230 /234 (98.3%) 187 /234 (79.9%)
án giữa các bên liên quan (18.4%)
Tăng cường mối liên hệ với tổ chức tư vấn, các 45/234
5 230 /234 (98.3%) 185 /234 (79.1%)
chuyên gia bên ngoài (19.2%)
Quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể về quyền lợi
6 và trách nhiệm của cá nhân và tổ chức giám sát, 230 /234 (98.3%) 219 /234 (93.6%) 11/234 (4.7%)
đánh giá dự án
(Nguồn: [18])

Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của nhân sự thực hiện là những nhiệm, một số nhân sự kinh nghiệm còn hạn chế, chưa được đào tạo
tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến công tác giám sát, đánh giá. Nhân chuyên sâu, chính quy về nghiệp vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư
sự có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện đúng quy trình tổ chức giám xây dựng.
sát, đánh giá, có trách nhiệm cao cùng với những kinh nghiệm tích luỹ
được sẽ giúp cho công tác giám sát, đánh giá đảm bảo các yêu cầu đặt 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN SỰ VÀ TỔ CHỨC
ra. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án đầu tư rộng THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
đòi hỏi nhân sự giám sát, đánh giá không những chỉ có kiến thức DỰNG
chuyên sâu mà còn am hiểu các lĩnh vực khác, có kỹ năng tổng hợp và
có phẩm chất đạo đức tốt. Trong công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn nhà nước, con người là lực lượng quan trọng. Đội ngũ nhân sự là
Theo quy định, trình độ chuyên môn, năng lực của nhân sự thực những người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng
hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo các điều công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng. Để đảm bảo chất
kiện từ (1) đến (4) trong Bảng 2 [17]. Qua khảo sát cho thấy chỉ một bộ lượng công tác, yêu cầu đối với nhân sự phải có trình độ đại học trở
phận nhân sự tại các dự án đáp ứng được các yêu cầu này. lên, có kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tài chính, có khả
Trình độ chuyên môn, năng lực của nhân sự chủ trì thực hiện tư năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của dự án, vận
vấn đánh giá dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo các điều kiện từ (1) dụng các kiến thức và phương pháp phù hợp trong công tác giám sát,
đến (4) trong Bảng 3 [17]. Tuy nhiên, nhân sự chủ trì nhiệm vụ đánh đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Bên cạnh đó,
giá dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng theo nhân sự phải có khả năng đánh giá, tổng hợp nhạy bén, có kỹ năng
khảo sát đáp ứng các yêu cầu này không cao, đặc biệt yêu cầu về kinh ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác giám
nghiệm. sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng. Các nhân sự này phải có phẩm
Các kết quả trên cho thấy về trình độ chuyên môn và thời gian chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ
tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư về cơ bản các luật nghề nghiệp cao. Do đó, việc nâng cao năng lực công tác chuyên
nhân sự tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng đều đáp ứng môn của đội ngũ nhân sự giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử
tốt nhưng về kinh nghiệm thì còn thiếu. Đặc biệt, các nghiệp vụ giám dụng vốn nhà nước ở các cấp quản lý là điều tất yếu.
sát, đánh giá đầu tư chưa được đào tạo và cấp chứng chỉ hợp lệ, điều Như đã phân tích ở bảng 2 và 3, đội ngũ nhân sự giám sát, đánh
này cũng góp phần gây ra thực trạng triển khai chưa tốt công tác giám giá dự án đầu tư xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu theo
sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua. quy định nhưng vẫn được giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ. Do
Có thể thấy, mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến đó, cần thực hiện nghiêm túc quy định chỉ những người đủ điều kiện
vướng mắc, khó khăn về trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm năng lực và kinh nghiệm, đã trải qua đào tạo, bồi dưỡng và được cấp
của nhân sự và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá tới thực chứng chỉ nghiệp vụ giám sát, đánh giá dự án mới được phép tham
trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng đều rất cao gia giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng.
(Bảng 4). Điều này cho thấy, lực lượng nhân sự làm công tác giám sát, Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp nâng cao
đánh giá dự án đầu tư xây dựng hiện còn mỏng, chủ yếu là kiêm trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của nhân sự giám sát,

ISSN 2734-9888 11.2022 81


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

đánh giá dự án đầu tư xây dựng, tác giả đã khảo sát và thu được 234 vật chất với kết quả công việc. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân sự trẻ
phiếu trả lời hợp lệ. Các giải pháp đều được phần lớn các nhân sự khảo tiếp tục học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
sát đánh giá là có tính cấp thiết với mức độ khả thi cao (Bảng 5). - Tập hợp các sáng kiến, đề xuất, nghiên cứu liên quan có giá trị
Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên đến công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng để phổ biến
môn, năng lực, kinh nghiệm nhân sự, tác giả đề xuất quy trình đào tạo, giúp cho nhân sự có thể tham khảo, đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở để
bồi dưỡng như sau: nâng cao kỹ năng thực hành, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá
- Bước 1: Đánh giá nhu cầu và yêu cầu về nhân sự thực hiện công dự án đầu tư xây dựng.
tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng tại đơn vị (cả về số lượng - Tăng cường mối liên hệ với tổ chức tư vấn, các chuyên gia bên
và chất lượng). ngoài trong quá trình giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử
- Bước 2: Lựa chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. dụng vốn nhà nước.
- Bước 3: Triển khai đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức đã chọn. - Nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học để các kỹ
sư ra trường vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kỹ năng làm việc.
- Bước 4: Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
a. Đánh giá nhu cầu và yêu cầu về nhân sự giám sát, đánh giá dự TÀI LIỆU THAM KHẢO
án đầu tư xây dựng
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-
Theo tác giả, đánh giá nhu cầu và yêu cầu về nhân sự thực hiện 2030, Đại hội Đảng lần thứ XIII, Hà Nội
công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng phải căn cứ vào 2. Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn
hiện trạng nguồn nhân lực hiện có, số lượng và loại dự án cần giám 3. Trần Kim Chung (2017), Giải pháp vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng gắn với tái cơ cấu đầu
sát, đánh giá; yêu cầu về chất lượng nhân sự cho các dự án. tư, Tạp chí Tài chính kỳ 1, số tháng 3/2017
Về chất lượng nhân sự, cần đảm bảo các yêu cầu về: 4. An Phong (2017), Việt Nam chi đầu tư hạ tầng thuộc hàng cao nhất châu Á,
- Trình độ chuyên môn; Nhipcaudautu.vn Truy cập: http://nhipcaudautu.vn/thi-truong/kinh-te/viet-nam-chi-dau-tu-
ha-tang-thuoc-hang-cao-nhat-chau-a-3318181/
- Thời gian tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư; 5. Tam Van Nguyen, Bao Ngoc Nguyen, Toan Quoc Nguyen, Hai Tuan Dinh, Anh Tung Chu
- Số lượng các dự án đã trực tiếp tham gia thực hiện giám sát, đánh (2021), The Impact of the COVID-19 on the Construction Industry in Vietnam, International
giá hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thẩm tra, thẩm định hoặc Journal of Built Environment and Sustainability, 8(3), 47-61. DOI:
quản lý đầu tư; https://doi.org/10.11113/ijbes.v8.n3.745],
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư; 6. Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Bảo Ngọc, Lê Văn Quý (2021), Đánh giá
ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đến các doanh nghiệp xây dựng quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam,
Ngoài ra, nhân sự giám sát, đánh giá cần phải đảm bảo yêu cầu Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, Số 15 (2V): 171-183. DOI:
đạo đức nghề nghiệp, có tác phong làm việc chuẩn mực. https://doi.org/10.31814/stce.nuce2021- 15(2V)-13
Để xác định các nguồn thông tin đánh giá, có thể sử dụng thông 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư tổng thể các
tin từ người quản lý, đồng cấp, bản thân người được đánh giá, người năm 2018, 2019, 2020, Hà Nội
dưới quyền và các cá nhân ở bên ngoài môi trường công tác có quan 8. Ngô Quý Nhâm (2012), Khung năng lực và ứng dụng trong hoạt động quản trị nhân sự,
hệ công việc với người được đánh giá. Tuỳ trường hợp cụ thể, phải xét Nhà quản lý số 94, tr. 01
tỷ trọng của các nguồn thông tin này để đánh giá cho chính xác. 9. Cao Hào Thi (2006), Critical Success Factors in Project Management. An Analysis of
b. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Infrastructure Project in Vietnam, Asian Institute ofTechnology, School ofManagement, Bangkok,
Thailand, 3-20
Có thể sử dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng sau: 10. Nguyễn Quí Nguyên & Cao Hào Thi (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả quản
- Tổ chức các lớp học đào tạo và đào tạo lại cho nhân sự giám sát, lý dự án - Áp dụng cho các dự án xây dựng dân dụng ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, Số
đánh giá nghiệp vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng và theo 232, Tháng 2/2010, Trang 57-64
các chuyên đề khác nhau như bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về 11. Nguyễn Văn Bình (2011), Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư
kinh tế, tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư. xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính, Hà Nội
Các lớp học được tổ chức tập trung (tại đơn vị hoặc tại cơ sở đào 12. Nguyễn Minh Đức (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự
tạo), có kiểm tra, đánh giá kết quả cụ thể và nên tổ chức vào thời gian án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước, Luận án tiến sỹ, trường Đại học Xây dựng,
thích hợp. Các lớp học này có thể mời các chuyên gia có đủ điều kiện Hà Nội
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các viện nghiên cứu và trường đại học về 13. Callistus Tengan and Clinton Aigbavboa (2016), Evaluating Barriers to Effective
đào tạo và cấp chứng chỉ hợp lệ. Implementation of Project Monitoring and Evaluation in the Ghanaian Construction Industry,
Creative construction conference 2016, CCC 2016, 25-28 June 2016, Procedia
- Cử các nhân sự có năng lực làm việc cùng với các chuyên gia tư Engineering 164:389-394, DOI: 10.1016/j.proeng.2016.11.635
vấn nước ngoài để có thể học hỏi được các kiến thức, tác phong và 14. Callistus Tengan, Clinton Aigbavboa (2017), Level of stakeholder engagement and
kinh nghiệm làm việc của họ. participation in monitoring and evaluation of construction projects in Ghana, Creative
- Phân công nhân sự có thâm niên, kinh nghiệm kèm cặp, hướng Construction Conference 2017, CCC 2017, 19-22 June 2017, Primosten, Croatia, Procedia
dẫn, giúp đội ngũ nhân sự trẻ trưởng thành, đồng thời góp phần nâng Engineering 196 (2017) 630 – 637, DOI: 10.1016/j.proeng.2017.08.051
cao trình độ nghiệp vụ chung trong tổ chức. 15. Callistus Tengan & Clinton Aigbavboa (2018), Validating factors influencing
- Chủ động đưa nhân sự đi học tập, đào tạo bài bản, nghiêm chỉnh monitoring and evaluation in the Ghanaian construction industry: a Delphi study approach,
để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tương lai của công tác International Journal of Construction Management, DOI: 10.1080/15623599.2018.1512353
giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng. 16. Tengan Callistus and Aigbavboa Clinton (2017), The Role of Monitoring and Evaluation
in Construction Project Management, International Conference on Intelligent Human Systems
Hơn nữa, để tăng cường hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng Integration, pp 571–582, DOI: 10.1007/978-3-319-73888-8_89
nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm nhân sự, cần 17. Chính phủ (2015), Nghị định 29/2021/NĐ-CP ban hành ngày 26/3/2021 quy định về
một số giải pháp phụ trợ sau: trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, Hà Nội
- Có chính sách ưu đãi để tăng cường trách nhiệm, ý thức và tinh 18. Nguyễn Quốc Toản (2019), Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
thần vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi nhân sự. Gắn liền trách nhiệm dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ, trường Đại học Xây dựng, Hà Nội

82 11.2022 ISSN 2734-9888


nNgày nhận bài: 25/8/2022 nNgày sửa bài: 12/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 12/10/2022

Lựa chọn phương án thiết kế hệ đỡ giàn giáo


bao che bằng phân tích thứ bậc phân cấp (AHP)
Selecting the alternatives of support system for scaffoldings covering building projects
using Analytic Hierarchy Process (AHP)
> NGUYỄN THANH TRÚC1, PGS.TS HÀ DUY KHÁNH2
1
SV Khoa Xây dựng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
2
GV Khoa Xây dựng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM,
Email: khanhhd@hcmute.edu.vn)

TÓM TẮT: ABSTRACT:


Trong nhiều năm qua, các công trình xây dựng thường hay xảy In recent years, construction works often have had accidents due to
ra tai nạn do hệ giàn giáo không đảm bảo. Có những tai nạn gây inadequate scaffolding systems. Some accidents have caused
ra hậu quả rất lớn về kinh tế và thậm chí là chết người. Khi thi enormous economic and human consequences. When constructing a
công nhà nhiều tầng, hệ thống giàn giáo bao che được sử dụng multi-story building, the scaffolding system is used to ensure the
với mục đích hoàn thiện và đảm bảo an toàn công trình. Hiện có safety and finishing of the work. There are two construction options
hai phương án thi công hệ đỡ của giàn giáo này là có cáp và for this scaffolding system: cable and no cable. Each of the above
không cáp. Mỗi phương án trên có ưu và nhược điểm khác nhau. options has different advantages and disadvantages. The criteria
Các tiêu chí chính dùng để lựa chọn phương án gồm kỹ thuật, used to select options include technique, schedule, and cost. First,
tiến độ và chi phí. Trước tiên, nghiên cứu này tính toán thiết kế this study designs the scaffolding support system for a typical case.
hệ đỡ giàn giáo cho một trường hợp điển hình. Sau đó, sử dụng Then, the analytic hierarchy process (AHP) method compares the
phương pháp thứ bậc phân cấp (AHP) để so sánh lựa chọn selection of options according to the three criteria above. The
phương án theo 03 tiêu chí trên. Kết quả phân tích cho thấy analysis results show that the with-cable option has 66.5% of the
phương án có cáp có khả năng lựa chọn 66.5% và phương án selection potential, and the without-cable option is 33.5%. In addition,
không có áp là 33.5%. Ngoài ra, kết quả phân tích độ nhạy cho the sensitivity analysis results show that the with-cable option is
thấy phương án có cáp luôn luôn được lựa chọn trừ các trường always selected except for the following cases: (1) technique value
hợp sau: (1) giá trị kỹ thuật dưới 40.5%, và (2) giá trị chi phí below 40.5%, and (2) cost value below 3.9%.
dưới 3.9%. Keywords: Scaffolding, bracket; Analytic Hierarchy Process;
Từ khóa: Giàn giá;, hệ đỡ; phân tích thứ bậc phân cấp; xây dựng construction

1. GIỚI THIỆU Hiện nay, vấn đề an toàn lao động trong việc thi công xây
Hệ đỡ Bracket là hệ thống để đỡ giàn giáo bao che xung quanh dựng các công trình nhà cao tầng là vấn đề rất được quan tâm. Khi
bên ngoài các công trình xây dựng để đảm bảo an toàn tuyệt đối sự cố trong giàn giáo xây dựng ngày càng gia tăng, đòi hỏi các nhà
trong quá trình thi công công trình. Giàn giáo bao che là một hệ thầu phải lưu tâm đến vấn đề giàn giáo tại các công trường. Giàn
thống giàn giáo vững chắc, được sử dụng để hỗ trợ con người, giáo bao che bên ngoài công trình là thiết bị xây dựng hết sức cần
cũng như các vật liệu xây dựng khi làm việc trong độ cao lớn, vượt thiết trong xây dựng, nó quyết định đến độ an toàn của công trình,
qua phạm vi con người. Để giữ cho giàn giáo bên trên vững chắc đặc biệt là đối với các toà nhà cao tầng. Bởi công trình cao tầng
thì cần hệ đỡ bên dưới đủ khả năng chịu lực, đa số các sự cố do luôn tiềm ẩn những nguy cơ về an toàn lao động. Các công trình
giàn giáo bao che đều liên quan đến hệ đỡ, cụ thể là dầm I neo vào dân dụng cao tầng, có yêu cầu thực hiện các công đoạn thi công
dầm biên công trình. Dầm I là phụ kiện quan trọng trong hệ giàn hoàn thiện như: xây, tô, trát bột, sơn nước, lắp dựng cửa,…Trong
giáo bao che, chuyên dùng đỡ khung giàn giáo bao che bên ngoài đó yêu cầu sử dụng hệ giàn giáo bao che quanh công trình để đảm
công trình. bảo an toàn lao động và thuận lợi trong quá trình thi công.

ISSN 2734-9888 11.2022 83


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong quá trình thi công xây dựng công trình, việc lựa chọn hf: Chiều cao đường hàn
phương án thiết kế phù hợp với công trình quyết định tới thành lw: Chiều dài đường hàn
công của dự án. Chúng ta thường xuyên đứng trước việc phải so  Kiểm tra bu lông
sánh các phương án thiết kế khác nhau trong một công trình để - Khả năng chịu kéo của một bulong: N  f tb  A bn
tb
tìm ra phương án tối ưu nhất. Có rất nhiều tiêu chí được đưa ra để
Trong đó:
so sánh như: kỹ thuật, chi phí, tiến độ, an toàn,…Trong các tiêu chí
ftb: Cường độ tính toán chịu kéo của bu lông
đưa ra, có rất nhiều tiêu chí khó hoặc không định lượng được do
Abn: Tiết diện thực của thân bu lông (đã trừ giảm yếu do ren)
không có đầy đủ số liệu cụ thể. Phương pháp phân tích thứ bậc
M
phân cấp (Analyical Hierarchy Process-AHP) là một phương pháp - Lực kéo của một bulong: 
N  [N]tb
l
phân tích định lượng, thay vì yêu cầu một khối lượng dữ liệu lớn
nó chỉ sử dụng ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà không cần Trong đó:
quá nhiều dữ liệu bằng số. Do đó, mục đích chính của nghiên cứu M: Momen tác dụng vào bu lông
này là xây dựng mô hình lựa chọn phương án thiết kế dầm đỡ hệ l: khoảng cách giữa các bu lông trên 1 hàng
giàn giáo cho công trình xây dựng bằng phân tích thứ bậc phân - Khả năng chịu cắt của một bulong: Nvb  γ b  f vb  Ab  n v
cấp AHP. Trong đó:
γb: Hệ số điều kiện làm việc
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN HỆ ĐỠ GIÀN GIÁO fvb: Cường độ tính toán chịu cắt của bu lông
Hệ bracket bao gồm dầm I, bu lông, ty chuồn, giàn giáo, lưới Ab: Tiết diện của thân bu lông (không trừ giảm yếu do ren)
bao che,…được tính toán thỏa mãn các điều kiện sau: nv: Số mặt phẳng cắt qua thân bu lông
 Kiểm tra dầm I - Khả năng chịu ép mặt của một bulong:
- Kiểm tra độ bền chịu uốn:
 σ
M max
Wx
 γcf (2.1) Ncb  γb  fcb  d   t  min
Trong đó: Trong đó:
Mmax: Momen lớn nhất trong dầm γb: Hệ số điều kiện làm việc
Wx: Momen kháng uốn của dầm I fcb: Cường độ tính toán chịu ép mặt của bu lông
γc: Hệ số điều kiện làm việc của thép d: Đường kính bu lông
f: Cường độ tính toán chịu kéo của thép   t : Tổng chiều dày nhỏ nhất của các tấm thép bị ép mặt
min
- Kiểm tra độ bền chịu
 cắt: τ Qmax  Sx  γcf v (2.2) cùng phía
t w  Ix
- Lực cắt tác dụng lên một bulong:
Trong đó: V
Qmax: Lực cắt lớn nhất trong dầm N  N
n  bmin

min Nvb ,Ncb
 
Sx: Momen tĩnh của diện tích bị cắt đối với trục trung hòa Trong đó:
tw: Bề rộng cánh tiết diện chữ I V: Lực cắt tác dụng vào bu lông
Ix: Momen quán tính n: Số bu lông
γc: Hệ số điều kiện làm việc của thép
 Kiểm tra ty chuồn
fv: Cường độ tính toán chịu cắt của thép
- Kiểm tra bám dính giữa bê tông và ty chuồn:
- Ứng suất tương đương: σ tđ  σ 2  3τ 2  1.15γ cf Ttb
N
 Tmax
Rb
Trong đó: πdl m
σ: Ứng suất pháp tại điểm cần tính Trong đó:
 : Ứng suất tiếp tại điểm cần tính N: Lực kéo tác dụng vào ty chuồn
γc: Hệ số điều kiện làm việc của thép d: Đường kính của ty chuồn
f: Cường độ tính toán chịu kéo của thép l: Chiều dài ngập sâu của ty chuồn vào bê tông
- Độ võng lớn nhất: f max  f  
L/150 (2.3) Tmax: Cường độ chịu kéo cuả ty chuồn
Rb: Cường độ chịu nén của bê tông
Trong đó: m: Hệ số phụ thuộc vào bề mặt ty chuồn
fmax: Độ võng lớn nhất của dầm  Kiểm tra cáp
[f]: Độ võng cho phép của dầm Q c  [T] (2.4)
 Kiểm tra đường hàn
Trong đó:
- Xác định chiều cao đường hàn: hfmin , hfmax  1.2t min
Qc: Lực kéo tác dụng vào cáp
- Kiểm tra cường độ đường hàn: τ  τ 2V  τ 2M  γ cf wf [T]: Lực kéo giới hạn của cáp
Tính toán dầm I trường hợp không cáp khác với trường hợp có
Trong đó: cáp về sơ đồ tính và không cần kiểm tra cáp, còn lại cả 2 trường
V
τ V : Ứng suất tiếp do lực cắt gây ra, τV  hợp có cáp và không cáp đều phải kiểm tra các điều kiện tính toán
2 β f h f  lw đã nêu trên.
τ M : Ứng suất tiếp do momen gây ra,  M Pa
τM 
Wp l2w 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2  βf h f 
6 3.1. Cách tiếp cận
V: Lực cắt trong đường hàn Khảo sát và tính toán thiết kế hệ Bracket cho một dự án nhà
βf: Hệ số đường hàn nhiều tầng điển hình với 2 trường hợp có cáp và không có cáp. Từ

84 11.2022 ISSN 2734-9888


đó ghi nhận số liệu và tiến hành so sánh sự làm việc của dầm  Bước 2: Lập bảng định lượng các tiêu chí [2]
Bracket chữ I theo các tiêu chí yêu cầu của công trình. Nghiên cứu Để việc so sánh các tiêu chí được rõ ràng cần lập bảng định
này khảo sát chuyên gia và lựa chọn phương án thiết kế bằng phần lượng các tiêu chí bao gồm định nghĩa và giá trị của từng tiêu chí
mềm Expert Choice. Các bước tính toán của AHP như sau: cụ thể.
 Bước 1: Thiết lập cây cấu trúc phân tích [2]  Bước 3: Xây dựng ma trận so sánh các tiêu chí [2]
Trước khi thiết lập cây cấu trúc cần tiến hành phân rã vấn đề Việc so sánh này được thực hiện giữa các cặp chỉ tiêu với
thành các thành phần nhỏ, cây phân cấp AHP sẽ được dựa trên các nhau và tổng hợp lại thành một ma trận gồm n dòng và n cột (n
tiêu chí và các khả năng lựa chọn. Việc thiết lập cây cấu trúc phân là số chỉ tiêu).Phần tử aij thể hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu
tích nhằm xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho các phương án lựa hàng i so với chỉ tiêu cột j.
chọn, các tiêu chí cần được sự đồng thuận của các chuyên gia. 1 𝑎𝑎�� … 𝑎𝑎��
𝑎𝑎�� 1 … 𝑎𝑎��
� � �𝑎𝑎�� ���� � � �
⋮ ⋮ ⋮ ⋮
𝑎𝑎�� 𝑎𝑎�� … 1
Mức độ quan trọng tương đối của chỉ tiêu i so với j được tính
theo tỷ lệ k (k từ 1 đến 9), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1/k.
Như vậy aij> 0, aij = 1/aji, aii =1.

Hình 1. Cây cấu trúc phân tích AHP [1]


Dưới đây là thang điểm so sánh mức độ ưu tiên (mức độ quan trọng) của các chỉ tiêu [3]:
1/9 1/7 1/5 1/3 1 3 5 7 9

Vô Rất ít ít quan ít quan quan quan quan Rất Vô cùng


cùng ít quan trọng trọng trọng trọng trọng quan quan
quan trọng nhiều hơn như hơn nhiều trọng trọng
trọng hơn nhau hơn hơn hơn

 Bước 4: Mô hình AHP bằng Expert Choice [2] Bảng 1. Tính toán tải trọng tác dụng lên dầm I
Giá trị hữu ích tương đối của công trình theo mỗi phương án Tải trọng Công thức tính
được xác định bằng cách nhân ma trận độ lớn tương đối của các
chỉ tiêu, nghiên cứu này dùng phần mềm Expert Choice để lấy kết Người và dụng cụ n 1
G1  g1  S  
quả. 2 2
3.2. Mô hình nghiên cứu Giàn giáo G
2 g2  n
3.2.1. Trường hợp có cáp Sàn thao tác n
G3  g3  3
2
Lưới G 4  g 4  (n  S1  3  S2 )
Giằng chéo G5  g5  2  n
Cầu thang n
G
6 g6 
2
Tuýp giằng và cùm G
7 g7  n
Trong đó:
g1: Tải trọng do người và dụng cụ thi công (theo tiêu chuẩn
TCVN 296:2004)
g2: Tải trọng 1 khung giàn giáo
g3: Tải trọng bản thân sàn thao tác
g4 là tải trọng bản thân lưới
g5 là tải trọng bản thân giằng chéo
g6 là tải trọng bản thân 1 vế cầu thang
gt là tải trọng bản thân tuýp giằng và cùm
S: Diện tích truyền tải
n: Số khung giàn giáo
S1 là diện tích truyền tải của lưới bao che
Hình 2. Sơ đồ tính có cáp S2 là diện tích truyền tải của lưới hứng vật rơi (lắp cách nhịp 5
 Tải trọng tầng khung)

ISSN 2734-9888 11.2022 85


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

 Tính cáp
- Lực kéo trong dây cáp trong công thức (2.4) được tính như
sau:

 L
 3
L
L 
P1L21  P2 L21  1  2  3  
2 2 
 L L   L 
 P2L22  L1  2  3   P2L1L2  L3  1 
 3 2   2 
Qc 
1 3
cosα  L1  L 2  L3 
3
 Kiểm tra dầm I
- Momen lớn nhất trong công thức (2.1) được tính như sau:
L2
M max  P2tt   L1  L 2   P1tt  L1  Qc  cosα   L1  L2  L3   W 
2
Lực cắt lớn nhất trong công thức (2.2) được tính như sau:
Qmax  P1tt  P2tt  Qc  cos  W  L
- Độ võng lớn nhất trong công thức (2.3) được tính như sau:
f max  f1  f 2  f 3  f 4

P1L21
Với f1
  3L  L1  : Độ võng do P1 gây ra
6EI
2
P2  L1  L 2 
f2  3L  L1  L 2  : Độ võng do P2 gây ra
6EI
WL4
f3  : Độ võng do trọng lượng bản thân dầm gây ra
8EI
2
Qc  cosα  L1  L2  L3 
f4  3L  L1  L2  L3  : Độ võng do
6EI
Qc gây ra
Hình 3. Mặt đứng công trình
3.2.2. Trường hợp không cáp
Nghiên cứu này tính toán thiết kế dầm I với cả 2 trường hợp có
 Tải trọng: Tính toán như trường hợp có cáp cáp và không cáp như lý thuyết tính toán ở mục 2.1 và mục 3.1, từ
 Kiểm tra dầm I đó lập bảng so sánh giá trị tính được của 2 trường hợp như sau:
- Momen lớn nhất trong công thức (2.1) được tính như sau: Bảng 2. Giá trị tải trọng của hai phương án [4-6]
Giá trị phương án có cáp Giá trị không có cáp
L2
M max  P2tt   L1  L2   P1tt  L1  W 
2 G1  16.41 (kN) G1  4.68 (kN)
- Lực cắt lớn nhất trong công thức (2.2) được tính như sau: G 2  1.75 (kN) G 2  0.5 (kN)
Qmax  P1tt  P2tt  W  L
G3  2.058 (kN) G 3  0.588 (kN)
- Độ võng lớn nhất trong công thức (2.3) được tính như sau:
f max  f1  f 2  f 3 G 4  0.041 (kN) G4  0.012(kN)
P1L21 G 5  0.672 (kN) G 5  0.192 (kN )
Với f1
  3L  L1  : Độ võng do P1 gây ra
6EI
2 G6  1.407 (kN) G 6  0.402 (kN)
P2  L1  L 2 
f2  3L  L1  L 2  : Độ võng do P2 gây ra
6EI G 7  0.56 (kN) G 7  0.16 (kN)
WL4
f3  : Độ võng do trọng lượng bản thân dầm gây ra P1tc  11.43 (kN) P1tc  3.265 (kN)
8EI
P1tt  13.39 (kN) P1tt  3.826 (kN)
4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
4.1. Thiết kế hệ bracket điển hình P2tc  11.45 (kN) P2tc  3.271 (kN)
Để hiểu và cụ thể hóa việc sử dụng phương pháp phân tích thứ
bậc AHP để lựa chọn phương án thiết kế dầm I, nghiên cứu này P2tt  13.41 (kN) P2tt  3.832 (kN)
tính toán cho công trình cụ thể dưới đây:

86 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 3. Bảng giá trị tính toán hai phương án [4-6]
ĐK giới TH Tính tối ứu có cáp TH Tính tối ưu không cáp
Tiêu chí
hạn Có cáp (%) không cáp (%)
Ứng suất pháp 21 2.033 9.68 3.982 18.96
Ứng suất tiếp 12.18 1.503 12.34 0.829 6.81
Kiểm tra dầm I
Điều kiện uốn cắt đồng thời 24.15 2.953 12.23 5.024 20.8
Độ võng 1.133 0.07 6.18 0.129 11.39
Kiểm tra
đường hàn Ứng suất tiếp 18 7.61 42.28 14.803 82.24
bản mã
Kiểm tra bu Lực kéo bulong 40.32 14.318 35.51 28.049 69.57
lông Lực cắt, ép mặt bulong 43.434 3.636 8.37 2.005 4.62
Kiểm tra bám
Cường độ chịu kéo 0.288 0.091 31.6 0.179 62.15
dính ty chuồn

4.2. Kết quả phân tích AHP


Từ việc khảo sát ý kiến các chuyên gia, nghiên cứu này có được
3 tiêu chí chính gồm: kỹ thuật, chi phí trực tiếp, tiến độ và 9 tiêu chí
phụ. Sau đó tiến hành mô hình AHP theo lý thuyết ở mục 2.2:

Hình 4. Sơ đồ cấu trúc phân tích AHP


Từ kết quả mục 4.1, các tiêu chí của phương án có cáp và phương án không cáp được định lượng như sau:
Bảng 4. Bảng định lượng các tiêu chí cấp 2

Kí hiệu Tiêu chí Định nghĩa Giá trị


Phương án không cáp Phương án có cáp
KT Kỹ thuật Đảm bảo sự hoạt động bình thường và Chịu được tải trọng trung bình. Chịu được tải trọng lớn.
sự an toàn của kết cấu
CP Chi phí trực tiếp Số tiền phải trả cho vật tư, máy móc, Tốn chi phí hơn do lắp đặt Tầng I chịu được nhiều tầng
gia công lắp dựng nhiều tầng I vì khả năng chịu lực giàn giáo nhưng tốn thêm
trung bình. chi phí lắp đặt cáp.
TD Tiến độ Thời gian thi công phụ thuộc vào nhân Tốn nhiều thời gian hơn do lắp Tốn thời gian lắp thêm cáp
công, máy móc, mặt bằng đặt nhiều tầng I. nhưng số tầng I ít hơn.

Bảng 5. Bảng định lượng các tiêu chí cấp 3


Kí hiệu Tiêu chí Định nghĩa Giá trị
Phương án có cáp Phương án không cáp
CDDI Cường độ dầm I Khả năng chịu lực của dầm I 12.23% 20.8%
DVDI Độ võng dầm I Chuyển vị của dầm I theo phương thẳng đứng 6.18% 11.39%
CDBL Cường độ bulong Khả năng chịu kéo, cắt, ép mặt của bulong liên
35.51% 69.57%
kết giữa dầm I và dầm bê tông
CDTC Cường độ ty chuồn Cường độ chịu kéo của ty chuồn với bê tông 31.6% 62.15%
VT Vật tư Các loại vật liệu sử dụng trong quá trình thi công 1,046,978,000vnđ 1,586,258,000vnđ
GCLD Gia công Nhân công, máy móc và quá trình lắp dựng sử
lắp dựng dụng trong quá trình thi công 58,809,000vnđ 72,489,000vnđ

NC Nhân công Sức lao động trong quá trình thi công Tốn nhiều nhân
công hơn do lắp đặt Tốn nhân công lắp cáp
nhiều tầng I
MM Máy móc Các loại thiết bị sử dụng trong quá trình thi công Thêm máy móc lắp đặt
-
dây cáp
MB Mặt bằng Là khoảng không gian của công trình để là
- -
khoảng trống đặt vật tư trong quá trình thi công

ISSN 2734-9888 11.2022 87


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hình 5. Nhập hệ số ma trận từng cặp tiêu chí

Hình 6. Kết quả mô hình lựa chọn

Hình 7. Đồ thị phân tích độ nhạy mức độ tăng giảm của tiêu chí

Sau khi có bảng định lượng, nghiên cứu khảo sát chuyên gia để án không có cáp gồm cường độ dầm I, cường độ bulong, cường độ
so sánh mức độ ưu tiên (mức độ quan trọng) của các chỉ tiêu từ ty chuồn (Bảng 7).
đó có được hệ số ma trận theo từng cặp và nhập vào phần mềm
Expert Choice.
Qua phần mềm Expert Choice, ta thấy được phương án có cáp
(66.5%) tối ưu hơn phương án không cáp (33.5%)
Một chức năng vô cùng hữu ích của phần mềm Expert Choice
là phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu đối với mỗi phương án thi
công. Cụ thể có 2 trường hợp xảy ra: khi tiêu chí biến thiên thì sự
lựa chọn phương án thay đổi và khi tiêu chí biến thiên thì sự lựa
chọn phương án vẫn không đổi. Kết quả nghiên cứu này cho thấy
khi kỹ thuật có giá trị khoảng 40.5% từ phương án có cáp chuyển
sang chọn phương án không cáp (Bảng 6). Khi chi phí trực tiếp có
giá trị khoảng 3.9% từ phương án không cáp chuyển sang chọn
phương án có cáp (Bảng 6). Các tiêu chí luôn chọn phương án có Hình 8. Đồ thị phân tích độ nhạy sự khác biệt giữa 2 tiêu chí
cáp gồm tiến độ, độ võng dầm I, vật tư, gia công lắp dựng, nhân  Trường hợp 1: Tiêu chí biến thiên thì phương án thi công
công, máy móc, mặt bằng (Bảng 7). Các tiêu chí luôn chọn phương thay đổi

88 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 6. Phân tích độ nhạy của tiêu chí biến thiên thì phương án thi công thay đổi
Tiêu chí Phương án 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
PAKOCAP 30 35 39.9 49.9 54.8 59.6 59.8 64.7 69.7 74.5 79.5
KT
PACOCAP 70 65 60.1 59.1 45.2 40.4 40.2 35.3 30.3 25.5 20.5
PAKOCAP 50.9 48.3 45.6 43 40.7 38 35.3 32.3 30.3 27.6 25
CP
PACOCAP 49.1 51.7 54.4 57 59.3 62 64.7 67.7 69.7 72.4 75
Trường hợp 2: Tiêu chí biến thiên nhưng phương án thi công không đổi
Bảng 7. Phân tích độ nhạy của tiêu chí biên thiên nhưng phương án thi công không đổi
Tiêu chí Phương án 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
PAKOCAP 30.7 31.8 32.8 33.9 35.1 36.1 37.1 38.4 39.5 40.5 41.6

PACOCAP 69.3 68.2 67.2 66.1 64.9 63.9 62.9 61.6 60.5 59.5 58.4
PAKOCAP 74.5 75.4 76.2 77.1 78.1 78.9 79.7 80.8 81.7 82.5 83.3
CDDI
PACOCAP 25.5 24.6 23.8 22.9 21.9 21.1 20.3 19.2 18.3 17.5 16.7
PAKOCAP 79.8 79.4 78.8 78.3 77.8 78.9 77.4 76.6 76.1 75.5 75
DVDI
PACOCAP 20.2 20.6 21.2 21.7 22.2 21.1 22.6 23.4 23.9 24.5 25
PAKOCAP 80.5 79.9 79.3 78.7 78.4 77.7 77.1 76.8 76.2 75.5 75
CDBL
PACOCAP 19.5 20.1 20.7 21.3 21.6 22.3 22.9 23.2 23.8 24.5 25
PAKOCAP 80.5 79.9 79.3 78.7 78.4 77.7 77.1 76.8 76.2 75.5 75
CDTC
PACOCAP 19.5 20.1 20.7 21.3 21.6 22.3 22.9 23.2 23.8 24.5 25
PAKOCAP 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25
VT
PACOCAP 75 75 75 75 75 75 75 75 75 75 75
PAKOCAP 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25
GCLD
PACOCAP 75 75 75 75 75 75 75 75 75 75 75
PAKOCAP 49.5 47 44.4 42 39.8 37.2 34.7 32.5 30 27.4 25
NC
PACOCAP 50.5 53 55.6 58 60.2 62.8 65.3 67.5 70 72.6 75
PAKOCAP 43.6 41.8 39.8 37.9 36.3 34.3 32.3 30.7 28.8 26.9 25
MM
PACOCAP 56.4 58.2 60.2 62.1 63.7 65.7 67.7 69.3 71.2 73.1 75
PAKOCAP 30.5 32.5 34.3 36.3 38.4 40.3 42.1 44.2 46.2 48.1 50
MB
PACOCAP 69.5 67.5 65.7 63.7 61.6 59.7 57.9 55.8 53.8 51.9 50
Bảng 8. Bảng tổng kết phân tích độ nhạy các tiêu chí
Tiêu chí Kết quả chọn phương án
Kỹ thuật Khi kỹ thuật có giá trị khoảng 40.5% từ phương án có cáp chuyển sang chọn phương án không cáp.
Chi phí trực tiếp Khi chi phí trực tiếp có giá trị khoảng 3.9% từ phương án không cáp chuyển sang chọn phương án có cáp.
Tiến độ Luôn chọn phương án có cáp
Cường độ dầm I Luôn chọn phương án không cáp
Độ võng dầm I Luôn chọn phương án có cáp
Cường độ bu lông Luôn chọn phương án không cáp
Cường độ ty chuồn Luôn chọn phương án không cáp
Vật tư Luôn chọn phương án có cáp
Gia công lắp dựng Luôn chọn phương án có cáp
Nhân công Luôn chọn phương án có cáp
Máy móc Luôn chọn phương án có cáp
Mặt bằng Luôn chọn phương án có cáp

5. KẾT LUẬN Công ty xây dựng đã hỗ trợ cung cấp số liệu và đóng góp ý
Việc lựa chọn phương án thiết kế dầm I đỡ hệ giàn giáo bao kiến.
che gồm nhiều yếu tố tác động như kỹ thuật, chi phí, tiến độ,…Về TÀI LIỆU THAM KHẢO
mặt kỹ thuật thì trường hợp không cáp khả năng chịu lực tốt hơn [1] Lê Hải Quân (2021), “Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn
nhưng chi phí thi công lại tốn kém hơn so với trường hợp có cáp. phương án thi công xây dựng”, Tạp chí Cầu Đường Việt Nam, Số 4/2021, tr. 16-20.
Nghiên cứu này đã phân tích, xác định 3 tiêu chí chính và 9 tiêu chí [2] Trần Ngọc Hiếu Ân (2018), “Lựa chọn nhà cung cấp cốp pha, cốt thép và bê tông
phụ ảnh hưởng đến phương án thi công và mức độ quan trọng cho công trình xây dựng sử dụng quy trình phân cấp thứ bậc AHP”, Luận văn thạc sĩ xây
của từng tiêu chí để lựa phương án thi công tối ưu nhất. Thông dựng dân dụng và công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, 10/2018.
qua phương pháp phân tích thứ bậc phân cấp (AHP) cụ thể là phần [3] Saaty, T. L. (1980). The Analytic Hierarchy Process. McGraw Hill, NY.
mềm Expert Choice đã xác định được phương án tối ưu nhất và [4] Tài liệu hướng dẫn tính toán giàn giáo bao che. Phòng Kỹ thuật, Công ty Tập đoàn
hiệu quả nhất đó là phương án có cáp (66.5%). Xây dựng Hòa Bình, 2015.
Lời cảm ơn [5] Hồ sơ kỹ thuật Công trình: Trung tâm thương mại Co.op Mart Cần thơ (khối khách
Bài báo này được tài trợ bởi đề tài NC khoa học sinh viên mã sạn). Phòng Kỹ thuật, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1), 2020.
số SV2022-70 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM [6] Hồ sơ kỹ thuật Công trình: Khu căn hộ HT-Ngọc Châu, Phòng Kỹ thuật, Công ty CP
năm 2022. Nghiên cứu này xin được gửi lời cảm ơn đến các Đầu tư Xây dựng COTECCONS, 2020.

ISSN 2734-9888 11.2022 89


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nNgày nhận bài: 19/8/2022 nNgày sửa bài: 15/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 16/10/2022

Nghiên cứu ảnh hưởng độ cứng của nền đến áp


lực của sóng xung kích trên mặt đất bằng
phần mềm Abaqus
Research on the effect of soil surface hardness on pressure of shock waves on the ground
by using Abaqus software
> PGS.TS NGUYỄN TRÍ TÁ 1, KS HÀ DUY TÂN 1
1
Học viện Kỹ thuật Quân sự

tế, áp lực sóng phản xạ hay sóng bề mặt sẽ phụ thuộc vào nhiều
TÓM TẮT
yêu tố: cường độ áp lực, độ cứng của bề mặt tiếp nhận, độ lún của
Bài báo trình bày sự hình thành và lan truyền của sóng xung kích nền đất ... Hiện nay, lý thuyết tính toán áp lực phản xạ hay sóng bề
khi nổ trong không khí. Phương pháp xác định áp lực sóng tới, sóng mặt đều giả thiết nền đất cứng tuyệt đối, không chuyển vị, trong
khi nền đất không hoàn toàn như vậy, nền đất có mô đun đàn hồi
phản xạ và sóng bề mặt khi sóng xung kích tiếp xúc với mặt đất và khác nhau ở những vị trí và thời điểm khác nhau, có chuyển vị
kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Abaqus về ảnh hưởng của độ không tuyệt đối cứng. Vì vậy, tính chất mềm của nền thông qua
cứng bề mặt đất đến áp lực sóng phản xạ và sóng bề mặt trên mặt các chuyển vị nền khi chịu tác dụng của áp lực sóng xung kích sẽ
làm hấp thụ một phần năng lượng của sóng xung kích. Do đó, áp
đất. Từ đó có những khuyến cáo về việc tính toán áp lực sóng phản lực sóng phản xạ hay sóng bề mặt trên mặt đất cũng sẽ giảm so
xạ và sóng bề mặt khi xét đấn độ cứng của nền đất. với tính toán lý thuyết khi coi nền đất là cứng tuyệt đối.
Từ khóa: Sóng xung kích; sóng phản xạ; độ cứng bề mặt, phần 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÀI TOÁN NGHIÊN CỨU
mềm abaqus. Có một vụ nổ trong không khí cách mặt đất là H với khối lượng
thuốc nổ là C. Nhiệm vụ tính toán áp lực sóng xung kích trên mặt
đất tại điểm A với R = 0m, đây là điểm sẽ nhận sóng phản xạ chính
ABSTRACT diện. Tại điểm B với R = 5m, đây là điểm biên giới giữa sóng phản
The paper presents the formation and propagation of shock waves xạ và sóng bề mặt và tại điểm C với R = 7m, đây là điểm sẽ nhận
sóng bề mặt hình 1. Bề mặt đất có mô đun đàn hồi E thay đổi với
when exploding in air. Method of determining incident wave
các giá trị sau E: 50 MPa, 100 MPa, 250 MPa, 500 MPa, 1000 MPa,
pressure, reflected wave and surface wave when the shock wave 2000 MPa, 3000 MPa, 4000 MPa, 5000 MPa. Các tham số mật độ
is in contact with the ground and research results using Abaqus khối lượng  và hệ số Poison  là không đổi.
software on the influence of soil surface hardness on reflected
wave pressure and surface waves on the ground. From there,
recommendations are made on the calculation of reflected wave
pressure and surface wave when considering the stiffness of the
ground.
Keywords: Shock waves; reflected wave; soil surface hardness;
software abaqus.
Hình 1. Mô hình bài toán
2.1. Cơ sở lý thuyết
1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nổ trong không khí, môi trường không khí xung quanh
Sóng xung kích do nổ trong không khí khi lan truyền đến bề khối thuốc nổ lập tức bị nén mạnh và lan truyền ra xung quanh với
mặt đất sẽ gây ra hiện tượng phản xạ, làm tăng giá trị áp lực của tốc độ rất lớn, tạo nên sự nhảy vọt các tham số trạng thái khí như
sóng xung kích tác dụng lên các công trình. Tùy theo vị trí công mật độ, nhiệt độ, áp suất. Từ những đặc điểm như vậy đã hình
trình so với chấm tâm, giá trị áp lực có thể là sóng phản xạ hoặc thành sóng xung kích. Với sự lan truyền của sóng xung kích như
sóng bề mặt (là sóng kết hợp của sóng phản xạ và sóng tới ). Thực trên hình 2.

90 11.2022 ISSN 2734-9888


2.2. Giải bài toán theo công thức lý thuyết
Các tham số của sóng xác định theo công thức thực nghiệm
của Xa-đốp-sky, theo đó, áp lực của sóng tới ΔP được xác định
theo công thức (1), áp lực sóng phản xạ ΔPfx được xác định theo
công thức (2) và áp lực sóng bề mặt ΔPbm được xác định theo công
thức (3). Kết quả tính toán áp lực tại các điểm A, B, C như sau:
a. Tại điểm A
5
 t 
Áp lực sóng tới: P 0,87  1 -  , (Mpa),
 0,006497 
P là siêu áp mặt sóng tới, Pfx là siêu áp mặt sóng phản xạ, Pbm là siêu áp mặt
2
sóng bề mặt  t 
Áp lực sóng phản xạ: Pfx  4,6  1 -  , (Mpa).
Hình 2. Sự lan truyền của sóng xung kích  0,006497 
Bằng thực nghiệm Giáo sư Xa-đốp-sky đã xác định được trị số
Quy luật của sóng tới và sóng phản xạ theo thời gian
siêu áp mặt sóng xung kích khi nổ trong môi trường không khí vô
hạn ở khoảng cách R ≥ 0,8
3
C [1][2]:
2 3
3 3C  3C 
C
P 0,84
  2,7    7   (1)
R  R
   R 
trong đó:
- ΔP là siêu áp mặt sóng, kG/cm2;
- C là trọng lượng của khối thuốc nổ, kg; a. Quy luật của sóng tới tại điểm A b. Quy luật của sóng phản xạ tại điểm A
- R là khoảng cách từ điểm tính toán đến tâm nổ, m. Hình 4. Quy luật của sóng tới và sóng phản xạ theo thời gian tại điểm A
Sóng xung kích lan truyền trong khu gần khi R  H gặp mặt b. Tại điểm B và điểm C
đất phản xạ lại (phản xạ chính diện) hình thành sóng mới gọi là Áp lực sóng phản xạ tại điểm B:
sóng phản xạ (ΔPfx) [1][2]: 2
 t 
6P Pfx  1,49  1 -  , (Mpa),
Pfx 2P   0,007446 
(2)
P  7, 2 Áp lực sóng bề mặt tại điểm C:
5
Sóng xung kích lan truyền trong khu xa khi H  R  10 H , gặp  t 
0,687 1 -
Pbm   , (Mpa).
sóng phản xạ từ mặt đất kết hợp với sóng tới, gọi là sóng bề mặt  0,008212 
(ΔPbm) [1][2]:
 P  1 R  H 
Pbm  P 1  7 .  (3)
 P  7, 2 2 R 

Quy luật của sóng xung kích theo thời gian:
n
 t
P t  Pmax 1 -  (4)
 
Trong đó: a. Quy luật của sóng phản xạ tại điểm B b. Quy luật của sóng bề mặt tại điểm C
ΔPmax có thể là áp lực sóng tới, áp lực sóng phản xạ hoặc áp lực Hình 5. Quy luật của sóng phản xạ tại điểm B và sóng bề mặt tại điểm C
sóng bề mặt 2.3. Kết quả tính áp lực sóng theo phần mềm Abaqus
 là thười gian tác dụng của pha nén phụ thuộc vào giá trị của Nền đất được chọn với kích thước 30 x 30 x 10 (m), liên kết
ΔPmax và tỷ số R ngàm cố định tại đáy, trọng lượng riêng γ=1600kg/m3 và hệ số
3 C Poisson =0,3. Điểm xác định áp lực cách tâm chấn lần lượt là R =
n là chỉ số nhị thức phụ thuộc vào giá trị của ΔPmax 0m; R = 5m; R = 7m. Khối thuốc nổ TNT có trọng lượng 100Kg
nằm trên không khí, cách mặt đất 5m.

Hình 3. Quy luật của sóng xung kích theo thời gian Hình 6. Mô hình bài toán

ISSN 2734-9888 11.2022 91


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hình 7. Mô hình tác dụng nổ và áp lực sóng xung kích lên bề mặt nền đất Hình 13. Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 2000 MPa
a. Áp lực sóng phản xạ tại điểm A
Kết quả mô phỏng với các trường hợp thay đổi mô đun đàn hồi
E của nền đất:

Hình 14. Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 3000 MPa

Hình 8. Áp lực P (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 50 MPa

Hình 15. Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 4000 Mpa
Hình 9. Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 100 MPa

Hình 10. Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 250 MPa Hình 16. Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 5000 Mpa

Hình 11, Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 500 MPa

Hình 17. Biểu đồ quan hệ giữa áp lực sóng phản xạ tại điểm A và mô đun đàn hồi của
nền đất
b. Áp lực sóng phản xạ tại điểm B
Tương tự như trên kết quả tính toán áp lực sóng phản xạ tại điểm
Hình 12. Áp lực (Pa) tại điểm A trên mặt đất khi E = 1000 MPa B cho trong bảng 2

92 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 1. Tổng hợp kết quả khảo sát áp lực tại điểm A
E (MPa) 50 100 250 500 1000 2000 3000 4000 5000
Theo lý thuyết
4,6 4,6 4,6 4,6 4,6 4,6 4,6 4,6 4,6
(Mpa)
Theo Abaqus
0,995 1,58 2,68 3,26 3,84 3,99 4,06 4,10 4,35
(MPa)

Bảng 2. Tổng hợp kết quả khảo sát áp lực tại điểm B
E (MPa) 50 100 250 500 1000 2000 3000 4000 5000
Theo lý thuyết
1,49 1,49 1,49 1,49 1,49 1,49 1,49 1,49 1,49
(MPa)
Theo Abaqus
0,58 0,619 0,73 0,88 0,93 1,02 1,05 1,16 1,18
(MPa)

Bảng 3. Tổng hợp kết quả khảo sát áp lực tại điểm C
E (MPa) 50 100 250 500 1000 2000 3000 4000 5000
Theo lý thuyết
0,69 0,69 0,69 0,69 0,69 0,69 0,69 0,69 0,69
(MPa)
Theo Abaqus
0,31 0,42 0,49 0,53 0,55 0,56 0,56 0,59 0,61
(MPa)

cứng của nền càng tăng thì các giá trị sóng phản xạ hay sóng bề
mặt cũng tăng. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất sẽ tiệm cận giá trị khi
tính toán theo lý thuyết. Điều này chứng tỏ kết quả từ lý thuyết coi
bề mặt đất là cứng tuyệt đối nên giá trị áp lực của sóng phản xạ và
sóng bề mặt tại một điểm là không đổi.
- Tại các vị trí càng xa tâm nổ áp lực sóng phản xạ hay sóng bề
mặt càng giảm phản ánh đúng quy luật lan truyền của sóng xung
kích trên mặt đất.

3. KẾT LUẬN
Các kết quả thu được khẳng định tính hợp lý của phương pháp
nghiên cứu thử nghiệm số bằng phần mềm Abaqus với kết quả
Hình 18. Biểu đồ quan hệ giữa áp lực sóng phản xạ tại điểm B và mô đun đàn hồi của nghiên cứu bằng các công thức thực nghiệm để tính toán áp lực
nền đất sóng xung kích trên mặt đất có xét đến phản xạ của nền đất.
c. Áp lực sóng bề mặt tại điểm C Theo lý thuyết coi nền đất là tuyệt đối cứng, đây là quan điểm
Tính toán tương tự như như trên kết quả tính toán áp lực sóng thiên về an toàn vì áp lực tính toán sẽ cao hơn áp lực thực tế. Vì
bề mặt tại điểm C cho trong bảng 3 vậy, cần xem xét ảnh hưởng của độ cứng của nền đến áp lực sóng
phản xạ và sóng bề mặt khi tính toán thiết kế các công trình đặt tại
khu gần và khu xa chịu tác dụng của sóng xung kích trong không
khí sát với thực tế hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Trí Tá, Vũ Đình Lợi, Đặng Văn Đích (2008), Giáo trình công sự tập I, Học viện
Kỹ thuật quân sự: 71-92.
[2] Vũ Đình Lợi (2005), Giáo trình Công sự (dùng cho học viên cao học chuyên ngành xây
dựng CTQP), Học viện Kỹ thuật Quân sự: 23-36.
[3] Vũ Đình Lợi (2002), Tập bài giảng truyền sóng nổ và tải trọng nổ, Học viện Kỹ thuật
Quân sự.
[4] Dragos, J., Wu, C. (2014). Interaction between direct shear and flexural responses for
blast loaded one way reinforced concrete slabs using a finite element model. Engineering
Hình 19. Biểu đồ quan hệ giữa áp lực sóng bề mặt tại điểm C và mô đun đàn hồi của Structures, 72:193-202.
nền đất [5] Kot, C. A., Valentin, R. A., McLennan, D. A., Turula, P. (1978). Effects of air blast on
Nhận xét: power plant structures and components. Technical report, Argonne National Lab, IL (USA).
- Kết quả nghiên cứu theo phần mềm Abaqus cho thấy, khi độ [6] ABAQUS Theory Manual, revision 2020, Pawtucket, Rhode Island, USA, 2020.

ISSN 2734-9888 11.2022 93


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nNgày nhận bài: 08/8/2022 nNgày sửa bài: 19/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 15/10/2022

Tính toán sàn liên hợp thép - bê tông trong


điều kiện cháy theo tiêu chuẩn châu Âu
Calculations of steel-concrete composite slabs in fire conditions according to Eurocodes
> TS PHẠM THANH HÙNG(1), PGS.TS CHU THỊ BÌNH(2)
(1)
GV Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Email: hungpt@hau.edu.vn
(2)
GV Khoa Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Email: chuthibinh@hau.edu.vn

TÓM TẮT: gian-nhiệt độ khác nhau.


Bài báo này trình bày phương pháp tính toán kết cấu sàn liên hợp Bài báo trình bày phương pháp tính toán sàn liên hợp thép - bê
thép - bê tông trong điều kiện cháy theo tiêu chuẩn châu Âu EN 1994- tông chịu lửa theo tiêu chuẩn châu Âu sử dụng mô hình tính toán
1-2 sử dụng mô hình tính toán đơn giản. Các ví dụ tính toán cụ thể đơn giản hóa và diễn giải một số ví dụ nhằm làm sáng tỏ các bước
tính toán. Ngoài ra, kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian cháy
được thực hiện để làm sáng tỏ phương pháp. Kết quả tính toán khảo
đến khả năng chịu lực của sàn cũng được trình bày.
sát giới hạn chịu mô men của sàn với các thời gian chịu lửa khác
nhau cũng được trình bày. 2. TÍNH TOÁN SÀN LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG TRONG ĐIỀU
Từ khóa: Sàn; liên hợp thép và bê tông; chịu lửa; điều kiện cháy KIỆN CHÁY THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐƠN GIẢN HÓA
2.1. Cấu tạo sàn liên hợp thép và bê tông
ABSTRACT: Sàn liên hợp thép - bê tông phổ biến có dạng như Hình 1, cấu
In this article the method to calculate the bearing capacity of steel- tạo bao gồm: bản sàn bê tông, tấm tôn và chốt liên kết để liên kết
concrete slabs in fire conditions according to Eurocode 4 (EC4) was sàn liên hợp với dầm. Một số ví dụ điển hình của sàn liên hợp có tấm
introduced. Some work examples are presented to clarify the tôn bên dưới, có hoặc không có cốt thép được giới thiệu như trên
caculation method. Some calculated results of moment resistance Hình 2. Ưu điểm cơ bản của dạng kết cấu này là thi công dễ dàng và
of composite slabs with various fire duration are presented also. tiết kiệm thời gian thi công. Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể
Keywords: Steel-concrete; composite slabs; fire; eurocodes mà tấm sàn có thể có gối tựa đơn giản hay liên tục. Để đảm bảo chịu
lửa, dầm thép thường được phun lớp vật liệu chịu lửa bằng sơn, vữa
1. ĐẶT VẤN ĐỀ hoặc bọc bằng tấm chống cháy. Khi tiết diện sàn thoả mãn các điều
Kết cấu liên hợp thép - bê tông là kết cấu sử dụng thép hình kết kiện như ghi ở mục D.5 trong tiêu chuẩn EN 1994-1-2, tấm tôn của
hợp với bê tông để làm kết cấu chịu lực chính cho công trình. Loại bản sàn không cần bảo vệ cách nhiệt mà yêu cầu tính toán thiết kế
kết cấu này tận dụng được các ưu điểm riêng về đặc trưng cơ lý của đảm bảo giới hạn chịu lửa yêu cầu Các phần sau đây trình bày chi
cả hai loại vật liệu thép và bê tông. tiết phương pháp tính nội lực giới hạn trong điều kiện cháy của tấm
Việc xác định khả năng chịu lực của sàn liên hợp thép - bê tông sàn liên hợp thép-bê tông mà tấm sàn không được bảo vệ cách
trong điều kiện cháy là phức tạp do phải kể đến sự biến dạng do nhiệt. Các cấu kiện được thiết kế chịu lửa đảm bảo 3 tiêu chí: tính
nhiệt, sự thay đổi các tính chất cơ lý của vật liệu khi nhiệt độ tăng toàn vẹn (ký hiệu bằng chữ E), tính cách nhiệt (ký hiệu bằng chữ I),
cao. Tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay chưa có chỉ dẫn tính toán cho loại và khả năng chịu lực (ký hiệu R)
kết cấu liên hợp thép - bê tông trong điều kiện cháy. Theo tiêu chuẩn
châu Âu, có hai phương pháp tính toán sàn liên hợp thép - bê tông
chịu lửa:
- Phương pháp tính toán đơn giản hóa : sử dụng các giả thiết
nhằm đơn giản hóa quá trình tính toán; phương pháp này áp dụng
cho sàn liên hợp thép - bê tông chịu lửa theo đường thời gian - nhiệt
độ tiêu chuẩn ;
- Phương pháp sử dụng mô hình tiên tiến: sử dụng các phần
mềm mô phỏng kỹ thuật để phân tích kết cấu chịu cháy như: ANSYS,
ABAQUS, VULCAN, SISMEF và SAFIR… Khi sử dụng mô hình tiên tiến,
có thể tính toán nhiều hình dạng sàn và nhiều đường cong thời Hình 1. Cấu tạo sàn liên hợp thép và bê tông

94 11.2022 ISSN 2734-9888


2.3. Phạm vi áp dụng của sàn liên hợp không cần bảo vệ cách
nhiệt
Phạm vi ứng dụng đối với sàn bê tông liên hợp không được bảo
vệ cách nhiệt quy định theo mục D.5 của EN 1994-1-2 [3] được giới
thiệu trong Bảng 1. với các ký hiệu kích thước như trên Hình 3.
a) Sử dụng tôn thép dập hình thang hở

a) Tôn thép dập hình thang kín b) Tôn thép dập hình thang hở
Hình 3. Các ký hiệu kích thước của sàn liên hợp [3]
b) Sử dụng tôn thép dập hình thang kín Bảng 1: Phạm vi áp dụng sàn bê tông liên hợp không cần
bảo vệ cách nhiệt [3]
Tôn thép dập hình thang kín Tôn thép dập hình thang hở
77,0 mm ≤ l1 ≤ 135,0 mm 80,0 mm ≤ l1 ≤ 155,0 mm
110,0 mm ≤ l2 ≤ 150,0 mm 32,0 mm ≤ l2 ≤ 132,0 mm
38,5 mm ≤ l3 ≤ 97,5 mm 40,0 mm ≤ l3 ≤ 115,0 mm
50,0 mm ≤ h1 ≤ 130,0 mm 50,0 mm ≤ h1 ≤ 125,0 mm
c) Sử dụng tôn phẳng
30,0 mm ≤ h2 ≤ 60,0 mm 50,0 mm ≤ h2 ≤ 100,0 mm
Hình 2. Hình dạng của sàn liên hợp
2.4. Chiều dày tính toán của bản sàn liên hợp
2.2. Nguyên tắc tính toán chung Chiều dày tính toán heff được xác định theo công thức sau:
Khi h2/h1 ≤ 1,5 và l� � l�
Phương pháp đơn giản hoá được sử dụng với các trường h��� � h� � 0,5h� � � (3a)
h1 >40 mm: l� � l�
hợp sàn bê tông liên hợp không được bảo vệ cách nhiệt chịu tác
Khi h2/h1 > 1,5 l� � l�
động của lửa phía dưới bản sàn theo đường nhiệt độ - thời gian tiêu h��� � h� �1 � 0,75 � �� (3b)
chuẩn ISO 834. và h1 >40 mm: l� � l�
Điều kiện mô men thiết kế ở điều kiện cháy không vượt quá mô Nếu l3 > 2l1, chiều dày tính toán của sàn liên hợp có thể lấy bằng
men giới hạn ở điều kiện cháy: heff = h1.
M��,�,� � M��,�,�� hay p��,�,� � p��,�,�� Mối quan hệ giữa khả năng chịu lửa với tiêu chí cách nhiệt I và
chiều dày tính toán nhỏ nhất heff được giới thiệu trong Bảng 2 với h3
trong đó: Mfi,t,d là mô men tính toán của sàn và Mfi,t,Rd là mô men
là chiều dày lớp vữa trên sàn bê tông.
giới hạn của sàn ở thời gian chịu cháy t; pfi,t,d là tải trọng tính toán
Bảng 2: Chiều dày tính toán tối thiểu theo tiêu chí cách nhiệt
của sàn và pfi,t,Rd là tải trọng giới hạn của sàn ở thời gian chịu cháy t.
[3]
Trục trung hòa dẻo của sàn liên hợp xác định theo biểu thức (1) sau: Khả năng chịu lửa
� � I30 I60 I90 I120 I150 I240
f�,� f�,� tiêu chuẩn
� A� k �,�,� � � � 0,85 � A� k �,�,� � ��0 (1)
γ�,��,� γ�,��,� Chiều dày tính toán 60 - 80 - 100 - 120 - 150 - 175 -
��� ���
heff (mm) h3 h3 h3 h3 h3 h3
trong đó: fy,i/γM,fi,a là cường độ tính toán của phần diện tích thép
2.5. Khả năng chịu lửa theo tính cách nhiệt (I)
Ai ở điều kiện nhiệt độ thường, lấy giá trị dương với phần chịu nén
Khả năng chịu lửa ti (phút) liên quan đến tính cách nhiệt (nhiệt
và lấy giá trị âm với phần chịu kéo của tiết diện bản sàn; fc,j/γM,fi,c là
độ gia tăng trung bình (140 °C) và nhiệt độ gia tăng lớn nhất
cường độ tính toán của phần diện tích bê tông Aj ở điều kiện nhiệt
(180 °C)), tiêu chí “I”, xác định như sau:
độ thường, chỉ lấy giá trị dương (vì bỏ qua sự làm việc của bêtông
A 1 A 1
chịu kéo); ky,θi và kc,θ,j là hệ số suy giảm cường độ của vật liệu thép và t i � a0 � a1 h1 � a2  � a3 � a4 � a5 �
Lr l3 Lr l3 (4)
bê tông khi làm việc trong điều kiện chịu lửa, ky,θi lấy theo Bảng 3.1
của EN 1993-1-2 [2] và Bảng 3.2 của EN 1992-1-2 [1] và kc,θ,j lấy theo trong đó: h1, h2, l1, l2, l3 là các kích thước định hình sàn (mm) (xem
Bảng 3.1 của EN 1992-1-2 [1]. Hình 4.); A/Lr là hệ số hình học của sườn (mm), xác định theo công
Mô men giới hạn của sàn ở thời gian chịu cháy t xác định theo thức (5);  là hệ số hình dạng, xác định theo biểu thức (6) và ai là các
biểu thức sau: thông số xác định theo Bảng D.1 của EN1994-1-2 [3].

f�,�
M��,�,�� � � A� 𝑧𝑧� k �,�,� � �
γ�,��,�
���
� (2)
f�,�
� 0,85 � A� 𝑧𝑧� k �,�,� � �
γ�,��,�
���
trong đó: zi và zj lần lượt là khoảng cách từ trục trung hòa đến
trọng tâm của phần diện tích Ai và Aj; các đại lượng khác tương tự
như trong biểu thức (1). Hình 4. Xác định hệ số hình học cho sườn của sàn liên hợp [3]

ISSN 2734-9888 11.2022 95


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

l � l� men uốn âm; Ns = As . fay; và di là các thông số xác định theo Bảng
h� � �
A
� 2 � D.4 của EN 1994-1-2.
(5)
L� l �l �
l� � 2�h�� � � � 2 � � Đường đẳng nhiệt đối với nhiệt độ tới hạn θlim được lược đồ hóa
� � bằng 4 điểm đặc trưng như trên Hình 6. Bốn điểm này có tọa độ như
�h�� � �l� � l� � l� � � �h�� � �l� � l� � trong Bảng 3.
2 2 (6)
�
l�
2.6. Tính toán khả năng chịu mô men uốn dương
Khả năng chịu mô men uốn dương của sàn liên hợp xác định
theo biểu thức (2). Để tính toán được theo biểu thức (2) cần tiến
hành tuần tự theo các bước:
- Bước 1: xác định nhiệt độ các phần tham gia chịu lực của sàn
liên hợp;
- Bước 2: dựa vào nhiệt độ các phần, xác định hệ số suy giảm
cường độ;
- Bước 3: Tính khả năng chịu mô men uốn dương của sàn liên
hợp theo (2).
Hình 6. Đường đẳng nhiệt nhiệt nhiệt độ tới hạn θlim [3]
Nhiệt độ θa (°C) của các phần của tấm tôn thép được xác định
theo biểu thức sau: Bảng 3: Tọa độ các điểm đặc trưng xác định đường đẳng nhiệt
1 A Điểm Tọa độ X Tọa độ Y
θ� � b� � b� � b� � b�  � b� � (7) �
l� L� 1 4
I X� � 0 Y� � 1/ � � �
trong đó: b0, b1, b2,…, b4 là các thông số xác định theo Bảng z �l� � l�
D.2 của EN 1994-1-2 [3]. II X�� � l� /2 � Y� �cosα � 1�/sin Y�� � Y�
Nhiệt độ θs (°C) của cốt thép trong sườn được xác định theo biểu III X��� � l� /2 � b/sinα Y��� � h�
thức sau: IV X�� � �l� � l� �/2 Y�� � h� � b
u� A 1
θ� � c� � c� � c� z � c� � c�  � c� (8)
h� L� l� với: b � 0,5l� sinα �1 � ��a� � 4a � c� /a�;
trong đó: α là góc nghiêng của bản bụng tấm tôn so với phương
nằm ngang (Hình 5); �
z là thông vị trí cốt thép trong sườn (mm0,5), z xác định từ biểu 2h� 1 1
α � arctan � �; a � � � � l sinα
thức sau: l� � l� z �h� �
1 1 1 1
� � � (9) c � �8�1 � √1 � a� khi a ≥ 8 và c � �8�1 � √1 � a� khi a < 8.
z √u� √u� �u�
� �
với u1, u2 và u3 (mm) lần lượt là khoảng cách ngắn nhất từ tâm z � �θ��� � c� � 0,75c� � c� ��
� c�  � c� ��
� /c�
cốt thép đến hai bản bụng và cánh dưới của tấm tôn thép (xem Hình
(11)
5);
ci là các thông số xác định theo Bảng D.3 của EN 1994-1-2 [3]. Trong trường hợp YI > h2 , có thể bỏ qua các sườn của bản sàn
bê tông. Sử dụng Bảng D.5 của EN1994-1-2 [3] để xác định gần đúng
vị trí của đường đẳng nhiệt.

3. VÍ DỤ TÍNH TOÁN
Ví dụ này giới thiệu cách tính toán kiểm tra khả năng chịu lực
sàn liên hợp thép - bê tông trong tình huống cháy. Sàn liên tục hai
nhịp tựa lên 3 gối với nhịp bằng nhau và bằng 3,3 m. Tải trọng tác
dụng lên sàn trong tình huống cháy pfi,t,d = 6,02 kN/m2. Khả năng
chịu lửa yêu cầu R60. Kích thước và cấu tạo sàn như trên Hình 8, Các
thông số vật liệu cho trong Bảng 4 và các thông số hình học của sàn
Hình 5. Các thông số vị trí của cốt thép [3]
cho trong Bảng 5.
2.7. Tính toán khả năng chịu mô men uốn âm Bảng 4: Các thông số vật liệu
Khi tính khả năng chịu uốn mô men âm có thể bỏ qua sự tham
Thông số Ký kiệu Giá trị
gia chịu lực của tôn thép - bê tông chịu kéo và phần bê tông chịu
Cường độ thép tôn sàn fy 350 N/mm2
nén nếu có nhiệt độ vượt quá nhiệt độ giới hạn θlim, phần tiết diện
Cấp bê tông C 25/30
còn lại được tính toán như ở điều kiện nhiệt độ phòng. Nhiệt độ giới
Cường độ bê tông fc 25 N/mm2
hạn θlim được tính bằng biểu thức: Cường độ cốt thép sàn fy 500 N/mm2
A 1
θ��� � d� � d� N� � d� � d�  � d� (10) Diện tích lưới thép A 2,73 cm2/m
L� l�
Thép gia cường sườn 18/sườn
trong đó: Ns là lực pháp tuyến trong cốt thép khi chịu mô

96 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 5: Các thông số hình học của sàn Bảng 7: Các thông số xác định nhiệt độ các phần của bản
Thông số Ký kiệu Giá trị thép tương ứng với bê tông thường với khả năng chịu lửa 60
hd 120 mm phút
Các kích thước theo phương
h1 62 mm Bộ phận của tấm
đứng b0 (°C) b1 (°C.mm) b2 (°C/mm) b3 (°C) b4 (°C)
h2 58 mm thép
l1 101 mm Cánh dưới 951 -1197 -2,32 86,4 -150,7
Các kích thước theo phương Bụng 661 -833 -2,96 537,7 -351,9
l2 62 mm
ngang phần lượn sóng
l3 106 mm Cánh trên 340 -3269 -2,62 1148,4 -679,8
Chiều dày tấm tôn sàn 0,75 mm Nhiệt độ θa (°C) của các phần của tấm tôn thép (cánh trên, cánh
dưới và phần bụng) tại thời điểm cháy 60 phút được xác định theo
biểu thức (7), với các thông số bi tra theo Bảng D.2 của EN 1994-1-2
[3] và được cho trong Bảng 7, các thông số khác lấy theo Bảng 5 và
Bảng 6:
Cánh trên:

Hình 7: Sơ đồ tính sàn 1


θ� � 951 � 1197 � 2,32 � 25,6 � 86,4 � 0,727
106

� 150,7 � 7,27� � 863,4 °C


Bản bụng:
1
θ� � 661 � 833 � 2,96 � 25,6 � 537,7 � 0,727
106

� 351,9 � 7,27� � 782,2 °C


Cánh dưới:
1
θ� � 340 � 3269 � 2,62 � 25,6 � 1148,4 � 0,727
Hình 8. Mặt cắt ngang sànKiểm tra điều kiện áp dụng phương pháp tính 106
Các thông số hình học của sàn trong Bảng 5 thỏa mãn các điều � 679,8 � 7,27� � 711,6°C
kiện áp dụng phương pháp tính theo Bảng 1.
Nhiệt độ θs (°C) của cốt thép trong sườn được xác định theo biểu
a) Kiểm tra khả năng chịu lửa theo tính cách nhiệt
thức (8) với thông số z xác định theo (9) và ci xác định theo Bảng 5
Bảng 6: Các thông số xác định khả năng chịu lửa liên quan
tương ứng với bê tông thường và cho trong Bảng 8:
đến tính cách nhiệt
Nguồn Tra Bảng 1 tương ứng với bê tông thường Công Công 20
xác định thức thức θ� � 1191 � 250 � � 240 � 1,79 � 5,01 � 25,6
58
(5) (6)
Thông a0 a1 a2 a3 a4 a5 A/Lr  1
số phút phút phút phút mm. phút mm � 1,04 � 71,4 � 925 � � 611,7 °C
106
đơn vị /mm /mm phút
Bảng 8: Các thông số xác định nhiệt độ cốt thép trong sườn
Giá trị -28,8 1,55 -12,6 0,33 -735 48 25,6 0,727 Thông số c0 c1 c2 c3 c4 c5 z
đơn vị °C °C °C.mm-0,5 °C.mm °C/° °C.mm mm0,5
Giá trị 1191 -250 -240 -5,01 1,04 -925 1,79
Khả năng chịu lửa theo tiêu chí cách nhiệt được xác định theo
biểu thức (4), với các thông số trong công thức như trong Bảng 5 và Với tấm tôn sàn, hệ số giảm cường độ tra Bảng 3.2 của EN1994-
Bảng 6: 1-2 phụ thuộc vào nhiệt độ của từng phần. Với cốt thép trong sườn,
hệ số giảm cường độ tra Bảng 3.4 của EN 1994-1-2.
1 Sự phân bố khả năng chịu lực của từng phần tấm tôn sàn và cốt thép
t � � �28,8 � 1,55 � 62 � 12,6 � 0,727 � 0,33 � 25,6 � 735
106 sườn được tính toán, kết quả tính toán được trình bày trong bảng sau:
fy,i,θ Ai Fi =Ai.ky,i.fy,i,θ
1 θi (°C) ky,i (kN/cm2) (cm2) (kN)
� 48 � 25,6 � � 71 phút
106 Cánh dưới 863,4 0,078 2,74 0,465 1,274
Bụng 782,2 0,131 4,60 0,917 4,217
Vậy sàn đảm bảo tiêu chí cách nhiệt đối với đám cháy 60 phút.
Cánh trên 717,6 0,209 7,31 0,795 5,813
b) Tính toán khả năng chịu mô men uốn dương (tại nhịp sàn) Cốt thép trong
Khả năng chịu uốn xác định theo công thức (2), để xác định hệ 611,7 0,367 18,37 0,503 9,232
sườn
số giảm ky,θ của cánh trên, bản bụng và cánh dưới của tấm tôn sàn Fi 20,54 kN
cần phải biết được nhiệt độ phân bố trên tấm tôn sàn.

ISSN 2734-9888 11.2022 97


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trục trung hòa dẻo được xác định từ điều kiện cần bằng lực dọc 535 � 1191 � 0,75 � 250 � 5,01 � 25,6 � 1,04 � 71,4 � 925/106
z�
theo biểu thức (1). Với một sườn của sàn, vị trí trục trung hòa được �240
xác định như sau:
� 1,69 mm�,�
∑ F� 20,54
z�� � � Các thông số để xác định tọa độ các điểm đường đẳng nhiệt :
���� �l� � l� �f� 0,85 � �101 � 106� � 25 � 10��
 =71,4 độ ; a = 20,28 ;
� 4,67 mm c = -44,9 ; b = 8,00 mm.
Tọa độ các điểm của đường đẳng nhiệt xác định theo Bảng 3:
Khả năng chịu mô men từng phần và của một sườn (có bề rộng
207 mm) được xác định và cho trong bảng sau:
Điểm X (mm) Y (mm)
Fi (kN) zi (cm) Mi = Fi.zi (kNcm) I 0,0 10,1
Cánh dưới 1,274 11,96 15,25 II 23,7 10,1
Bụng 4,217 9,10 38,38 III 42,1 58,0
Cánh trên 5,813 6,16 35,82 IV 103,5 66,0
Cốt thép trong sườn 9,232 10,0 92,32
Bê tông -20,536 0,23 -4,79
M i 176,96

Hình 9. Vị trí trục trung hòa dẻo


Bề rộng của một sườn bằng 207 mm, với 1 m bề rộng của sàn,
khả năng chịu uốn của sàn là:
Hình 10. Tiết diện làm việc còn lại của sàn

∑���� M� 1,7696
M��,�,�� � � � 8,55 kNm/m
bề rộng một sườn 0,207 Cân bằng lực theo phương ngang:

c) Tính toán khả năng chịu mô men uốn âm (tại gối) của sàn trong
N� � 0,85f� � z � � 47,4 � z�� � � z�� � 23,6 mm
điều kiện chịu cháy tgβ ��

Bảng 9: Các thông số di xác định nhiệt độ cốt thép trong sườn
Thông số d0 (°C) d1 (°C.N-1) d2 (°C.mm-1) d3 (°C) d4 (°C.mm) Khả năng chịu mô men từng phần và của một sườn cho trong
Giá trị 867 -1,9.10-4 -8,75 -123 -1378 bảng sau:
zi
Fi (kN) (cm) Mi = Fi.zi (kNcm)
Lưới thép đặt cách mép trên của sàn 20 mm và chiều dày tính
Lưới thép trong sườn 26,6 8,98 253,76
toán của sàn theo tính toán của sàn tính theo công thức (3.a) bằng
Bê tông sườn -26,6 1,24 -35,12
heff = 84,8 mm, vậy nhiệt độ cốt thép tra Bảng D.5 của EN 1994-1-2
tương ứng với x = 85-20 = 65 mm, được θs = 166,5 °C, vậy, cường độ  Mi 218,6 kNcm
của cốt thép không bị suy giảm. Lực pháp tuyến trong cốt thép khi Bề rộng của một sườn bằng 207 mm, với 1 m bề rộng của sàn,
chịu mô men uốn âm (tính cho một sườn): khả năng chịu uốn của sàn là:
Ns = As . fay = 2,73 x 0,207 x 50 = 28,3 kN

∑���� M� 2,186
M��,�,�� � � � 10,56 kNm/m
Nhiệt độ giới hạn θlim được xác định theo biểu thức (10) với các bề rộng một sườn 0,207
thông số di tra theo Bảng D.4 của EN 1994-1-2, tương ứng với bê
Khả năng chịu tải trọng của sàn có thể suy ra từ mô men
tông thường, các giá trị của thông số di cho trong Bảng 9:
tại nhịp và gối theo mối quan hệ sau:
� �
�� � 867 � 1,9 � 10-� � 28,3 � 8,75 � 25,6 � 123 � 0,727 2M��,�,�� � 4M��,�,��
p��,�,�� � �
� 1378/106 � 535 °C L
2 � �
Thông số z xác định biểu thức (11):

� � ��M��,�,�� �
� 2M��,�,�� �
� � �M��,�,�� �
L

98 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 10: Mô men giới hạn của sàn với các gí trị thời gian chịu lửa

Thời gian chịu lửa (phút)


60 65 70 75 80 85 90 95 100 105 110 115 120

M୤୧,୲,ୖୢ 8,5 7,0 5,6 4,3 3,8 3,5 3,3 3,2 3,0 2,8 2,7 2,6 2,4
ି
M୤୧,୲,ୖୢ 10,6 10,4 10,3 10,2 10,1 9,9 9,7 9,6 9,5 9,4 9,3 9,1 8,9
pfi,t,Rd 9,8 8,6 7,5 6,3 5,9 5,7 5,4 5,3 5,1 4,9 4,8 4,6 4,5

Hình 11. Mô men giới hạn tiết diện sàn theo thời gian chịu lửa
Với dải sàn rộng 1m:
2 ൈ 10,56 ൅ 4 ൈ 8,55
p୤୧,୲,ୖୢ ൌ
3,3ଶ

2
൅ ඥሺ10,56 ൅ 2 ൈ 8,55ሻଶ െ ሺ10,56ሻଶ
3,3ଶ

kN
ൌ 9,78
m
Thấy rằng: pfi,t,d = 6,02 kN/m2 < pfi,t,Rd = 9,78 kN/m2
Kết luận, tiết diện sàn liên hợp đã cho đạt giới hạn chịu lửa R60.
Hình 12. Hệ số suy giảm cường độ của cốt thép theo nhiệt độ [1,3]
4. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG THỜI GIAN CHỊU LỬA ĐẾN MO
MEN GIỚI HẠN CỦA SÀN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong phần này, bài báo trình bày kết quả tính khảo sát mô men Tính toán sàn liên hợp thép - bê tông không có lớp cách nhiệt
giới hạn của sàn theo thời gian chịu lửa, tiết diện sàn tương tự như bảo vệ có thể thực hiện khá dễ dàng theo phương pháp đơn giản.
trong ví dụ trên, thời gian chịu lửa thay đổi từ 60 phút đến 120 phút Tuy nhiên còn một số hạn chế như chỉ tính được cho trường hợp
với bước thời gian là 5 phút. Quá trình tính toán tương tự như ở ví đám cháy có đường nhiệt độ - thời gian theo tiêu chuẩn ISO 834.
dụ trên, kết quả tính cho trong bảng 10. Khảo sát ảnh hưởng thời gian chịu lửa đến mô men giới hạn của
Mô men giới hạn tiết diện sàn theo thời gian chịu lửa được trình sàn cho thấy rằng khả năng chịu mô men uốn âm của sàn giảm nhẹ
bày trên Hình 11, thấy rằng : theo thời gian cháy, và khả năng chịu mô men uốn dương của sàn
- Khả năng chịu mô men uốn âm của sàn giảm nhẹ theo thời có giai đoạn đầu giảm mạnh sau đó mức độ giảm ít hơn.
gian cháy, điều này do nhiệt độ cốt thép chịu mô âm tăng ít theo
thời gian (tại t =120 phút thì θs = 324°C); TAI LIỆU THAM KHẢO
- Khả năng chịu mô men uốn dương của sàn giảm mạnh khi sàn 1. EN 1992-1-2 (2004): Eurocode 2- Design of concrete structures - Part 1.2: General
chịu lửa từ 60 phút đến 75 phút sau đó mức độ giảm ít hơn. Điều rules- Structural fire design, European committee for Standardization.
này có thể giải thích như sau, tại thời điểm từ 60 phút đến 75 phút, 2. EN 1993-1-2 (2005): Eurocode 3- Design of steel structures - Part 1.2: General rules-
nhiệt độ cốt thép gia cường sườn (thành phần đóng góp nhiều (đến Structural fire design, European committee for Standardization.
50%) vào khả năng chịu mô men uốn dương của sàn) đạt từ 612 °C 3. EN 1994-1-2 (2005): Eurocode 4- Design of composite steel and concrete structures-
- 698 °C cường độ của cốt thép suy giảm nhanh, và sau đó nhiệt độ Part 1-2: General rules-structural fire design, European committee for Standardization.
cốt thép tăng từ 698 °C – 883 °C thì tốc độ suy giảm chậm lại như 4. ISO 834-1:1999. Fire-resistance tests - Elements of building construction - Part 1:
theo Hình 12. General requirements

ISSN 2734-9888 11.2022 99


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nNgày nhận bài: 22/8/2022 nNgày sửa bài: 19/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 12/10/2022

Bộ tiêu chí xếp loại dự án đầu tư xây dựng công


trình thăm dò, khai thác, chế biến than tại
Quảng Ninh theo hướng phân khu quy hoạch
The set of criterias for classifying the construction investment projects on exploring,
mining and processing coal works in Quang Ninh in the directions of planning area
> NCS NGUYỄN THỊ HOÀI1 , PGS.TS NGHIÊM VÂN KHANH2
1
Trường Cao đẳng Nghề xây dựng Uông Bí, Quảng Ninh
2
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Email: khanhnv@hau.edu.vn

TÓM TẮT: ABSTRACT:


Quảng Ninh có vùng khai thác, chế biến tiêu thụ than với Quang Ninh has a large area of coal mining, processing and consumption,
phạm vi rộng, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, stretching from Dong Trieu, Uong Bi, Hoanh Bo, Ha Long and Cam Pha. The
Hạ Long và Cẩm Phả, gồm 24 mỏ lộ thiên và 49 mỏ hầm whole area includes 24 surface mines and 49 underground mines. In the coal
lò. Trong công tác quy hoạch ngành Than, các dự án đầu industry planning, construction investment projects are currently only taking
tư xây dựng hiện mới chỉ tính đến giá trị kinh tế mà chưa into account the economic value but have not fully considered factors such
xem xét đầy đủ đến các yếu tố khu vực dân cư xung quanh, as the relationship with the surrounding residential area, the impact of
sự tác động của biến đổi khí hậu cực đoan…. Điều này đã extreme climate change…. These have led to high risks in the management of
dẫn đến các nguy cơ rủi ro cao trong quá trình quản lý these construction investment projects and can cause serious damage in
các dự án đầu tư xây dựng này có thể gây ra thiệt hại both socio-economic and environmental terms in the mine areas. In order to
nghiêm trọng về cả kinh tế - xã hội và môi trường tại các improve the efficiency of the project management with the requirements to
khu vực mỏ. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án reduce environmental pollution, sustainable socio-economic development,
đầu tư xây dựng công trình ngành than của Tỉnh gắn với green growth, the research team has carried out investigation, survey,
các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng synthesis and analysis of documents in Quang Ninh area. On that basis, the
trưởng xanh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trên cơ article presents the research result contents with the proposed solution to
sở điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích tài liệu tại khu divide coal exploration, mining and processing projects into three planning
vực Quảng Ninh, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đề areas. These are projects associated with the characteristics of urban areas,
xuất giải pháp phân chia 03 khu vực quy hoạch các dự án economic zones - tourism, and mountainous areas. At the same time, the
thăm dò, khai thác, chế biến than gắn với đặc thù của các authors also researched and developed a set of criteria including 3 groups
đô thị, khu kinh tế - du lịch và các khu vực rừng núi. Đồng of criterias: safe environmental distance; landscape architecture and
thời, nhóm tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí với 3 nhóm tiêu conservation of cultural - social values, ecological environment; relationship
chí nhằm xếp loại thứ tự ưu tiên đầu tư của các dự án between environment and green-circular economic growth. The set of
trong công tác quản lý tại mỗi phân khu quy hoạch. criterias is the basis for ranking the investment priority order of projects in
Từ khóa: Thăm dò than; khai thác than; sàng tuyển chế the management in each planning area.
biến than; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; phân Keywords: Coal exploration; coal mining; coal screening and processing;
khu quy hoạch construction investment project management; planning area.

100 11.2022 ISSN 2734-9888


1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU khảo sát thực tế tại các khu vực khai thác than của tỉnh Quảng Ninh,
1.1. Thực trạng và vai trò của công tác quản lý dự án đầu tư tới các cơ quan quản lý liên quan đến công tác quản lý ngành than
xây dựng công trình ngành than theo quy hoạch của tỉnh, xác nhận thông tin, số liệu, phương pháp tổ chức quản lý,
Để việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác, những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý.
chế biến - sàng tuyển than sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu và số liệu: tổng hợp
tài nguyên than của đất nước… đòi hỏi phải làm tốt công tác quy các cơ sở pháp lý liên quan; Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã thực
hoạch phát triển trung hạn và dài hạn. Thực tế, các định hướng quy hiện trước, sử dụng phương pháp phân tích để nhận diện các xu
hoạch phát triển ngành than rất đa dạng, phong phú, bao gồm: hướng cơ bản có trong lý luận và thực tiễn, đưa ra những nhận định,
- Định hướng quy hoạch thăm dò, khai thác, sàng tuyển và chế phân tích làm nền tảng cho các đề xuất phù hợp với đặc thù QLDA
biến than; ĐTXD công trình ngành than của tỉnh Quảng Ninh;
- Định hướng xuất, nhập khẩu than (định hướng thị trường); - Phương pháp chuyên gia: thông qua việc xin ý kiến bằng phiếu
- Các định hướng quy hoạch cung cấp điện, vận tải ngoài và nhận xét, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, cán bộ quản lý nhiều
cảng xuất, nhập khẩu than. Đồng thời phải xây dựng cả kế hoạch kinh nghiệm tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực QLDA
phát triển xã hội ngành than và kế hoạch bảo vệ môi trường trong ĐTXD công trình nhằm giúp cho việc nghiên cứu đi đúng hướng,
hoạt động khai thác than. đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu;
Theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Để có thể giúp cho chủ đầu tư (là Tập đoàn Than khoáng sản
Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Việt Nam - TKV) và cơ quan quản lý nhà nước cấp Tỉnh
than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 [6] có góc nhìn tổng quát hơn, mang tính vĩ mô và có thể giao kế hoạch
(gọi tắt là Quy hoạch 403) cho thấy: đối với các dự án ngành than QLDA ĐTXD công trình ngành than tại Quảng Ninh cho Ban QLDA
thuộc bể than Đông Bắc, khu vực tỉnh Quảng Ninh do điều kiện địa của tập đoàn thực hiện triển khai một cách khoa học, vừa phù hợp
chất, môi trường và trữ lượng khoáng sản ở những khu vực khác với chức năng, nhiệm vụ và năng lực chuyên môn đồng thời vừa gắn
nhau có đặc điểm và số lượng khác nhau nên sự ảnh hưởng của yếu với quan điểm, mục tiêu mà các quy hoạch đã được phê duyệt yêu
tố môi trường đến các dự án cụ thể cũng khác nhau. Việc đánh giá cầu, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu và đề xuất QLDA ĐTXD
chính xác số liệu về sản lượng, trữ lượng cho cả một vùng là điều công trình ngành than của tỉnh Quảng Ninh theo hướng phân khu
khó khăn không thể thực hiện được. Bởi vậy, việc đánh giá này sẽ quy hoạch và xây dựng bộ tiêu chí để xếp loại các dự án theo thứ tự
được đơn giản hóa bằng cách tổng hợp từ các dự án riêng phần của ưu tiên đầu tư phù hợp với đặc thù trong mỗi khu vực quy hoạch.
các công ty khai thác than dự báo về quy mô công suất của mình, Các giải pháp quản lý cụ thể như sau:
trên cơ sở đó, người quản lý sẽ lập quy hoạch thăm dò, khai thác,
sàng tuyển, chế biến than và giao cho các chủ đầu tư để thực hiện 2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
quản lý dự án đầu tư xây dựng (viết tắt là QLDA ĐTXD) công trình cụ DỰNG CÔNG TRÌNH NGÀNH THAN PHÂN THEO CÁC KHU VỰC
thể. QUY HOẠCH
Căn cứ vào thực tế là khoáng sản than trên địa bàn tỉnh Quảng Căn cứ vào danh mục các dự án đầu tư XDCT ngành than của
Ninh được phân bố rải rác từ Đông Triều cho đến khu vực Mông tỉnh Quảng Ninh thuộc năm 2020 và trong giai đoạn 2021 - 2030
Dương, Cẩm Phả, trải dài hàng trăm km với không gian rộng lớn theo Quy hoạch 403, nhóm nghiên cứu đề xuất phân chia các dự án
thuộc nhiều khu vực dân cư và đô thị khác nhau (xem hình 1), như thăm dò, khai thác, chế biến than thành 03 khu vực với đặc điểm
vậy các dây chuyền sàng tuyển, chế biến cũng theo đó mà có sự mỗi khu như sau:
phân bổ rải rác trên địa bàn từ các đô thị (nơi tập trung đông dân cư) - Khu vực 1 - là gồm các dự án ĐTXD công trình ngành than được
đến các khu du lịch, cảng biển (nơi tập trung các hoạt động giao quy hoạch gắn với đặc thù của các đô thị: gồm các các dự án nằm
thương kinh tế, văn hóa…) và khu vực rừng núi (nơi chủ yếu phát triển trong khu dân cư thuộc TP Uông Bí, Hạ long, Cẩm Phả. Trong đó,
về lâm nghiệp và bảo tồn hệ sinh thái). riêng đối với các dự án khai thác than lộ thiên trên địa bàn TP Hạ
Long đề xuất điều chỉnh quy hoạch về lộ trình kết thúc khai thác đối
với 4 dự án: Dự án đầu tư phát triển mỏ Hà Tu; Dự án mở rộng và
khai thác lộ thiên tối đa mỏ than Núi Béo; Dự án mở rộng khai thác
lộ thiên mỏ than Núi Béo; Dự án cải tạo mở rộng khai thác lộ thiên
khu II vỉa 11 của Công ty than Hà Lầm. Lý do đề xuất điều chỉnh bởi
dự án này đã được cấp phép khai thác nhưng đều đạt công suất thực
tế thấp hơn so với công suất được nêu trong quy hoạch 403 và trong
giấy phép khai thác. Lộ trình kết thúc khai thác của các dự án như
sau:
+ Hết năm 2022, kết thúc khai thác đối với dự án khai thác than
lộ thiên vỉa 13, 16 của mỏ than Hà Ráng.
+ Hết năm 2022, kết thúc khai thác đối với dự án khai thác than
Hình 1. Bản đồ phân bố các mỏ than khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [4] lộ thiên khu Khe Hùm, Bù Lù của mỏ Tân Lập.
(Ghi chú: màu tím là vị trí các mỏ than theo quy hoạch) + Từ năm 2022, Tổng Công ty Đông Bắc chỉ được phép khai thác
Xuất phát từ thực trạng và nắm bắt được định hướng quy hoạch khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh Quy hoạch phát
chính là chìa khóa để các nhà quản lý, chủ đầu tư có thể xây dựng triển ngành than Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền về đầu tư chấp
kế hoạch và đưa ra các quyết định mang tính bền vững nhất khi lựa thuận điều chỉnh thời gian khai thác.
chọn thứ tự ưu tiên đầu tư với lộ trình hợp lý nhất. + Đến hết năm 2022, kết thúc khai thác đối với dự án mở rộng
1.2. Phương pháp nghiên cứu khai thác than lộ thiên mỏ Suối Lại.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Đến hết năm 2023, kết thúc khai thác dự án khai thác lộ thiên
- Phương pháp điều tra, khảo sát: thực hiện thu thập tài liệu, trụ bảo vệ mặt bằng +48m khu Bắc Bàng Danh.

ISSN 2734-9888 11.2022 101


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 1. Bộ tiêu chí xếp loại thứ tự ưu tiên đầu tư dự án theo các khu vực quy hoạch dự án ĐTXD công trình ngành than tại tỉnh Quảng Ninh
Điểm
Ký hiệu Tên tiêu chí Mô tả yêu cầu của tiêu chí
tối đa
1. Nhóm tiêu chí về khoảng cách ly môi trường an toàn
TC 1.1 Vị trí của mỏ than và mức độ ảnh hưởng của dự Phạm vi dự án phải tuân thủ theo các quy định tại: 20
án ĐTXD công trình tại các mỏ theo khoảng - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên
cách địa lý đến các nhà dân, sức khỏe của và phải ở ngoài vùng nguy hiểm của bán kính nổ mìn, được xác định
người dân trong Thiết kế mỏ (khoảng cách tối thiểu 500m đảm bảo an toàn từ
công trình tới khu vực khai thác) [2]
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch
TCN 14.06.2006. [1]
- Quy chuẩn QCVNXD 01:2021/BXD quy định tùy theo mức độ độc
hại về môi trường, giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư
phải có dải cách ly vệ sinh. Chiều rộng dải cách ly phải đảm bảo
khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
TC 1.2 Vị trí của mỏ than và mức độ ảnh hưởng của dự Phạm vi dự án phải tuân thủ theo quy định tại QCVNXD 10
án ĐTXD công trình tại các mỏ theo khoảng cách 01:2021/BXD. [3]
địa lý đến các công trình xây dựng dân dụng khác
và hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực (hệ thống
giao thông, cấp điện, cấp - thoát nước….)
2. Nhóm tiêu chí về kiến trúc cảnh quan và bảo tồn giá trị văn hóa xã hội, môi trường sinh thái
TC2.1.a Loại hình khai thác mỏ than (lộ thiên hay hầm Yêu cầu về loại hình công nghệ cần xem xét gắn với việc xây dựng 10
lò) kế hoạch quản lý rủi ro trong nội dung quản lý dự án về lập kế hoạch
TC2.1.b Loại công nghệ sàng tuyển dự án (là những vấn đề sẽ bị thoái hóa, biến đổi và mất đi hữu hình
hoặc vô hình mà người quản lý cần có tư duy, quan điểm về cấu trúc
hiện hữu trước khi dự án được hình thành đề xuất chủ trương đầu tư).
TC 2.2 Mức độ ảnh hưởng của dự án đầu tư XDCT tại theo 2 cấp độ:
các mỏ/nhà máy/cụm sàng gây ảnh hưởng đến - Có thể phục hồi môi trường. 10
các yếu tố sinh thái, cảnh quan môi trường - Không thể phục hồi môi trường. 0
TC 2.3 Mức độ ảnh hưởng của dự án đầu tư XDCT tại Lựa chọn phạm vi khu vực dự án phải được xem xét đầy đủ các yếu 10
các mỏ gây ảnh hưởng đến các công trình di tổ không gây xâm phạm đến các công trình, di tích văn hóa lịch sử
tích bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử
TC 2.4 Mức độ sụt lún, biến đổi tầng địa chất trong Giải pháp kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn để thực hiện dự án 10
khu vực mỏ phải tính đến tác động của hoạt động khai thác/sàng tuyển than
ảnh hưởng đến sự sụt lún địa chất công trình trong khu vực dự án
và vùng bán kính ảnh hưởng quy định, sự thay đổi mực nước ngầm
3. Nhóm tiêu chí về quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế xanh - tuần hoàn
TC 3.1 Mức độ tác động đến môi trường xung quanh Các chỉ số phát thải các bon dự báo từ khai thác, chế biến sàng tuyển 15
(như gây ô nhiễm nguồn nước, ngập lụt, ô than tuân thủ theo hướng phát triển nền kinh tế các bon thấp (căn
nhiễm bụi, tiếng ồn, tải lượng phát thải khí nhà cứ theo Quyết định số 1775/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án quản lý phát thải
kính CH4, ….) khí gây hiệu ứng nhà kính); [5]
Các giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu thích ứng với biến đổi khí
hậu (căn cứ theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022, phê duyệt
chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050) [9]
TC 3.2 Đảm bảo nguyên tắc tăng trưởng xanh, đánh Hoạt động của dự án khai thác, sàng tuyển than không ảnh hưởng 15
giá khả năng gây ảnh hưởng của dự án đến đến các hoạt động của lĩnh vực du lịch, các lĩnh vực kinh tế khác
việc thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực kinh trong khu vực (căn cứ theo Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày
tế khác, đặc biệt là hoạt động du lịch trong khu 01/10/2021, Phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai
vực đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 [8]; Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày
19/1/2018, Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam
đến năm 2030) [7]
Tổng điểm 100

+ Đến hết năm 2025, dự án khai thác lộ thiên khu Bắc Bàng Danh than được quy hoạch gắn với các khu vực rừng núi: gồm các dự án
(dự án cuối cùng) của mỏ Hà Tu phải dừng khai thác. Tập đoàn Công thuộc những khu vực xung quanh chủ yếu là rừng núi như Vàng
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) chỉ được phép khai thác Danh, Khe Chàm, Khe Tam,…
sau khi được Thủ tướng đồng ý điều chỉnh Quy hoạch phát triển - Khu vực 3 - là khu vực gồm các dự án ĐTXD công trình ngành
ngành than Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền về đầu tư chấp than được quy hoạch gắn với các khu kinh tế - du lịch: gồm các dự
thuận điều chỉnh thời gian khai thác. án có khu vực thuộc cảng biển, du lịch như Bến Cân (Mạo Khê), Điền
- Khu vực 2 - là khu vực gồm các dự án ĐTXD công trình ngành Công (Uông Bí), Hạ Long, Cửa Ông (Cẩm Phả) v.v…

102 11.2022 ISSN 2734-9888


Bảng 2. Các nội dung cần thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực quy hoạch theo các tiêu chí phân khu đặt ra.
Tên khu vực Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
- Cần có kế hoạch di dời các nhà dân nằm gần sát khu mỏ để giảm thiểu tác động Thực hiện đóng cửa các mỏ than lộ thiên nằm trong Đầu tư các dây chuyền công
của các chất ô nhiễm đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng của việc khoan, khu vực đô thị theo đúng kế hoạch hoặc trước thời nghệ chế biến (sàng - tuyển
đào ngầm gây nứt, lún nhà ở của dân. hạn và tiến hành cải tạo phục hồi môi trường để đảm than) khép kín, hiện đại
- Cần có phương án tổ chức mở rộng và kết nối giao thông sử dụng băng tải kín bảo yếu tố sinh thái, cảnh quan môi trường trong đô
Khu vực 1
vận chuyển than thay vì sử dụng ô tô; thị không bị xâm lấn
- Thường xuyên thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thoát nước; tuân
thủ theo quy hoạch chiều cao xây dựng để đảm bảo thoát nước mặt đô thị trong
các khu vực xung quanh mỏ để chống úng ngập khi có mưa lớn.
Chủ yếu thực hiện bảo vệ hành lang hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật nếu liên
Khu vực 2 quan đến khu mỏ (như các công trình thu nước; các công trình thông tin liên lạc, cấp - -
điện,....)
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, sử dụng các bãi thải trong để hạn chế ảnh Đánh giá chi tiết ảnh hưởng đến tầng địa chất đối với Trồng thêm các dải cây xanh
hưởng đến các khu kinh tế - du lịch giáp ranh. các đề án thăm dò mỏ khai thác than hầm lò để giảm cách ly tại các mỏ than gần
Khu vực 3
thiệt hại về kinh tế khi quy hoạch, xây dựng phát các khu du lịch, khu kinh tế và
triển, mở rộng các khu kinh tế cảng biển

3. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ XẾP LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư một cách rõ ràng, hợp lý nhất.
CÔNG TRÌNH NGÀNH THAN CỦA TỈNH QUẢNG NINH THEO CÁC - Để mang lại hiệu quả trong công tác QLDA ĐTXD công trình
PHÂN KHU QUY HOẠCH ngành than đáp ứng yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các cơ
Với mục đích QLDA ĐTXD công trình ngành than gắn với các quan, đơn vị quản lý dự án cần thực hiện các nội dung cụ thể tùy theo
mục tiêu phát triển đô thị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và bảo mỗi khu vực quy hoạch khác nhau nhằm hướng đến đảm bảo mức độ
tồn thiên nhiên tại tỉnh Quảng Ninh đảm bảo sự phát triển môi ảnh hưởng thấp nhất đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội theo
trường bền vững, đảm bảo việc thực hiện nội dung QLDA ở khâu lập các tiêu chí đã đặt ra. Cụ thể được mô tả chi tiết tại bảng 2.
kế hoạch dự án và triển khai thực hiện dự án gắn với các yêu cầu bảo
vệ môi trường, nhóm tác giả đề xuất giải pháp để xếp loại thứ tự ưu 5. KẾT LUẬN
tiên đầu tư các dự án theo các khu vực quy hoạch dự án ĐTXD công Công tác QLDA ĐTXD công trình ngành than tại Quảng Ninh
trình ngành than của tỉnh dựa trên bộ tiêu chí cơ bản được nêu thời gian qua mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, mang lại
trong bảng 1. hiệu quả rõ rệt trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tuy
Như vậy, căn cứ theo bộ tiêu chí và 03 khu vực quy hoạch được nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường từ các dự án khai thác than lộ
đề xuất ở trên, Ban QLDA của Tập đoàn sẽ thực hiện việc phân bổ và thiên và hầm lò vẫn chưa được giải quyết theo hướng bền vững. Vì
sắp xếp thứ tự ưu tiên của các dự án ĐTXD các công trình khai thác, vậy, việc quản lý các dự án ĐTXD công trình ngành than tại Quảng
sàng tuyển than cho các đơn vị phụ trách trực tiếp để quản lý nhằm Ninh theo hướng phân khu và thực hiện sắp xếp ưu tiên đầu tư các
bám sát được các yêu cầu về hiệu quả đầu tư (như vấn đề quản lý dự án có tính đến các mức độ ảnh hưởng tiêu cực thấp nhất đến môi
vốn, tiến độ, kỹ thuật và môi trường của dự án) theo các khu vực đặc trường trong tương lai sẽ là một cách tiếp cận mới, với tầm nhìn xa
thù. Việc phân bổ các dự án phân chia về các khu vực và sắp xếp ưu hơn và toàn diện hơn được quan tâm trong các yếu tố phát triển
tiên mức độ đầu tư sẽ được thực hiện bằng phương pháp đánh giá bền vững. Nhóm nghiên cứu hy vọng các đề xuất này sẽ là công cụ
cho điểm dựa trên thang điểm tối đa có tổng là 100 điểm. phù hợp cho cơ quan quản lý có thẩm quyền sớm được triển khai
áp dụng trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án.
4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGÀNH THAN TỈNH QUẢNG NINH TÀI LIỆU THAM KHẢO
THEO PHƯƠNG ÁN PHÂN KHU VỰC QUY HOẠCH 1. Bộ Công nghiệp, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp than TCN-
Với giải pháp được đề xuất QLDA ĐTXD công trình chia theo 03 14-06-2006
khu vực quy hoạch so với trước đây tất cả các dự án đều được tỉnh 2. Bộ Công thương, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong
và chủ đầu tư - TKV quản lý chung cho thấy việc quản lý chia theo khai thác mỏ lộ thiên
các khu vực sẽ mang lại những lợi ích sau: 3. Bộ Xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD
- Trên cơ sở việc phân chia các khu vực quy hoạch như trên, các 4. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (2013), Quyết định số 1052/QĐ-
cơ quan, đơn vị cá nhân trực tiếp thực hiện quản lý mỗi khu vực dự VINACOMIN ngày 18/6/2013 về việc phê duyệt Đề án BVMT vùng than Quảng Ninh đến năm
án sẽ có sự phân định, chịu trách nhiệm rõ ràng theo từng khu vực, 2020, tầm nhìn đến năm 2030
không bị chồng chéo, quá tải với số lượng dự án quá nhiều trong 5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1775/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012, Phê duyệt Đề
cùng 1 thời điểm. án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-
- Khi thực hiện quản lý xây dựng các công trình thăm dò, khai bon ra thị trường thế giới
thác và chế biến than tại Quảng Ninh, tỉnh và chủ đầu tư TKV có thể 6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 về việc điều chỉnh
phân tách quy mô, vị trí của các dự án theo các khu vực sao cho sát quy hoạch phát triển ngành than Việt nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030;
thực nhất với đặc điểm tình hình phân bố khoáng sản và đưa ra được 7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19/1/2018, Kế hoạch phát triển
giới hạn vùng ảnh hưởng tác động đến chất lượng môi trường của đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030
các dự án một cách đầy đủ và hợp lý để việc giám sát hiệu quả các 8. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021, Phê duyệt chiến
dự án mang lại là lớn nhất. lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050;
- Dựa trên các tiêu chí xếp loại thứ tự ưu tiên đầu tư dự án sẽ giúp 9. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022, phê duyệt chiến
cho cơ quan quản lý có đầy đủ cơ sở khoa học khi đưa ra các quyết định lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

ISSN 2734-9888 11.2022 103


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nNgày nhận bài: 04/8/2022 nNgày sửa bài: 19/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 14/10/2022

Nghiên cứu thực nghiệm về sự phân bố tải


trọng của cọc trong móng bè cọc
Experimental research on axial load distribution on piles in pile raft foundation
> VÕ VĂN ĐẤU 1,2, VÕ PHÁN1, TRẦN VĂN TUẨN2, TRẦN NHẬT LÂM2
1
Khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM.
2
Trường Bách khoa - Trường Đại học Cần Thơ,
Email: vvdau@ctu.edu.vn; vphan54@yahoo.com; tvtuan@ctu.edu.vn; tnlam@ctu.edu.vn

TÓM TẮT: ABSTRACT:


Bài báo tập trung vào xác định sự chia tải trọng của cọc và bè trong The objective of this study is to determine the load distribution
hệ móng bè cọc dựa trên số lượng cọc, khoảng cách cọc và kích of a raft and piles in the pile-raft system based on the number
thước bè thay đổi trong móng bè cọc bằng thí nghiệm trên mô hình of piles and pile spacing in the pile raft foundation by a small-
tỉ lệ nhỏ. Cọc có tiết diện tròn có đường kính 38mm, dài 1200mm, scale model. The clindrical model pile was 38 mm in diameter,
và khoảng cách giữa các tâm cọc lần lượt 2,5 và 5 lần đường kính. 1200 mm long, and pile spacing was 2.5 and 5 times of pile
Số lượng cọc được bố trí trong móng bè với các trường hợp khảo diameter. The number of piles arranged in the raft foundation
sát lần lượt là 1, 4, và 9 cọc. Kích thước bè hình vuông lần lượt là were 1, 4 and 9 piles. The square raft size was 300 and 490 mm,
300 và 490mm. Phương pháp thí nghiệm xác định chia tải trọng của respectively. Experiment methods were used to determine the
móng bè cọc dựa trên các thông số của đất trong phòng thí nghiệm. load distribution of pile groups with consideration of soil
Kết quả cho thấy khi tải trọng tác dụng lên hệ móng bè cọc, cọc và parameters in the laboratory. The results show that as the
bè có sự tương tác và cùng chia sẻ tải trọng. Đồng thời khi số lượng number of piles increases, the load distribution on the piles
và khoảng cách cọc tăng thì tỉ lệ chia tải trọng của cọc và bè có sự increases. In addition, as the pile spacing increases, the load
thay đổi theo tỉ lệ nhất định. distribution on the piles does not change much.
Từ khóa: Bè cọc; chia tải; mô hình tỉ lệ nhỏ; phân bố tải trọng. Keywords: Pile raft; axial load; small-scale model; load distribution
1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghiên cứu sự chia tải trọng trong điều kiện đất cát của hệ móng bè
Móng bè cọc đã được sử dụng nhiều cho các công trình xây cọc được thực hiện.
dựng bởi vì cả hai khả năng chịu tải và giảm độ lún cũng như hạn
chế khả năng lún lệch của các móng được cải thiện đáng kể, so với 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
móng cọc thông thường. Katzenbach (2000) cho thấy nhiều ưu 2.1. Phương pháp giải tích
điểm của bè cọc và đưa ra một số ví dụ về các ứng dụng của bè cọc
Theo Katzenbach et al. (2000), trong móng bè cọc tồn tại 4
trên đất sét cứng. Hemsley (2000) chỉ ra việc sử dụng bè cọc cho các
công trình trên các loại đất khác nhau. Nói chung, thiết kế kinh tế tương tác tương hỗ giữa đất và các kết cấu của móng (Hình 1):
nhất của bè cọc được trình bày bởi Randolph (1994), Poulos (2001). Tương tác giữa cọc - đất;
Có nhiều phương pháp được đề xuất để phân tích móng bè cọc như Tương tác giữa cọc - cọc;
nghiên cứu của Burland (1995) cho thấy một quy trình thiết kế đơn Tương tác giữa bè - đất;
giản của bè cọc, trong đó các cọc được thiết kế để hoạt động như Tương tác giữa bè - cọc.
gia giảm độ lún; Horikoshi et al. (1999) phát triển một phương pháp Trên thế giới có rất nhiều phương pháp tính toán móng bè cọc.
để tính toán giải quyết tổng thể của bè cọc. Poulos (2000) và Poulos Tuy nhiên, năm 1997, Poulos chia các phương pháp phân tích tính
(2001a, 2001b) đã tổng hợp nhiều phương pháp tính toán đơn giản toán móng bè cọc thành 3 nhóm: Phân tích tính toán đơn giản; Phân
và phương pháp số đề xuất cho thiết kế của bè cọc. tích tính toán gần đúng bằng máy tính; và phương pháp tính toán
Trong các phương pháp thiết kế, móng bè cọc trở nên kinh tế vì chính xác bằng máy tính. Các phương pháp tính toán đơn giản bao
sức chịu tải của bè và cọc được sử dụng đồng thời và hỗ trợ cho gồm các tác giả: Poulos and Davis (1980)[9], Randolph
nhau. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thiết kế đối với móng bè cọc chưa (1983,1994)[12] (phương pháp PDR) và Burland (1995)[3]; Các
được hình thành. Bởi lẻ, trong quá trình làm việc với các tải trọng phương pháp tính toán chính xác hơn bằng máy tính bao gồm:
khác nhau tác dụng lên hệ móng bè cọc cho ta sự phân bố tải trọng Phương pháp phần tử biên, trong đó bè và cọc là hệ riêng lẻ, sử
dọc trục trong cọc đơn cũng như của nhóm cọc sẽ khác nhau. Vì vậy dụng lý thuyết đàn hồi (Sinha, 1997)[13].

104 11.2022 ISSN 2734-9888


Bộ đo đạc quan trắc: đồng hồ đo chuyển vị với độ chính xác 0.01mm,
hành trình tối đa là 50 mm.
Vị trí đo biến dạng dọc theo thân cọc được gia công vào thân
cọc với độ sâu 0.4mm, rộng 5mm, dài 50mm, vị trí này được vệ sinh
sạch và phẳng để dán strain gaus đo biến dạng (hình 6).

Hình 1: Tương tác giữa đất và cấu trúc móng bè cọc (Katzenbach et al., 2000)
Quan điểm thiết kế móng bè cọc:
Theo Poulos 2001, tác giả có 3 quan điểm thiết kế như sau:
(1) Tải trọng làm việc, cọc gánh tải trọng từ 35% đến 50% sức
chịu tải cực hạn, quan hệ tải trọng và độ lún của cọc là tuyến tính.
Tải trọng tác dụng lên móng gần như do cọc tiếp nhận.
(2) Bè được thiết kế tiếp nhận phần lớn tải trọng tác dụng lên
móng, ở tải trọng làm việc, sức chịu tải của cọc được huy động từ
70% đến 100%. Quan hệ tải trọng - độ lún là phi tuyến, cọc được
thiết kế với nhiệm vụ làm giảm độ lún của bè.
(3) Bè được thiết kế để gánh toàn bộ tải trọng lên móng, các cọc Hình 2. Các trường hợp bố trí thí nghiệm móng bè cọc
chỉ tiếp nhận 1 phần của tải trọng và cọc được bố trí nhằm để giảm
lún lệch. Khung
thép
Để thay đổi các quan điểm chưa chính xác về móng bè - cọc, các
chuyên gia cơ đất tìm cách đưa lý thuyết tính toán hệ thống móng Đồng Kích thủy
này, trong đó nổi bật là Poulos & Davis (1980), Fleming và các cộng hồ lực
biến
sự (1992)[4], Randolph (1994), Burland (1995), Katzenbach (1998)[7]
dạng
và những nghiên cứu gần đây của Poulos (1994, 2001a, 2001b)[11]. Đồ hồ lực
Áp dụng phương trình Midlin của bán không gian đàn hồi vào trong
bài toán móng bè - cọc và những thử nghiệm thực tế để phân tích
bài toán, Poulos đã đưa ra một mô hình gần với thực tế. Mô hình này Thùng chứa
Vật liệu
được sử dụng rộng rãi để xây dựng nhiều công trình và tiếp tục được
phát triển trên thế giới. Vải địa kỹ
Phương pháp Poulos - David - Randolph (PDR) về thiết kế móng thuật
bè cọc, móng được chia ra gồm 2 phần: bè và cọc Bơm thủy
thực
2.2. Phương pháp thực nghiệm
Nghiên cứu mô hình vật lý nhằm xác định sự phân bố tải trọng
giữa bè và cọc trong móng bè cọc với các trường hợp kích thước bè, Hình 3. Mặt cắt dọc mô hình bố trí thí nghiệm trong phòng
khoảng cách cọc cũng như số lượng cọc khác nhau được thiết lập
trong mô hình vật lý (hình 2). Nghiên cứu thực hiện trên mô hình bè
- cọc và bè không cọc nhằm xác định sự phân bố tải trọng của thành
phần bè và thành phần cọc.
Mô hình được thực hiện trên vật liệu cát, khung thép chữ I dùng
để lắp đặt thùng chứa vật liệu và kích thủy lực (hình 3). Thùng chứa
vật liệu được làm bằng thép với về dày tấm thép là 2.5 mm, kích
thước lập phương 1.8×1.8×1.8 (m) với các sườn gia cố và các thanh
thép hộp bao quanh thùng chứa vật liệu. Vải địa kỹ thuật được sử
dụng bao quanh lòng của thùng chứa vật liệu tránh thoát cát và
nước ra ngoài trong quá trình thí nghiệm mô hình vật lý (hình 4).
Cọc được thiết kế bằng hộp kim nhôm, hình trụ, có đường kính
D= 38mm, dài 1.2m. Cọc được gia công ở đầu và mũi cọc bằng thép. Hình 4. Mặt cắt dọc mô hình thí nghiệm nén bè 9 cọc

ISSN 2734-9888 11.2022 105


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đối với thí nghiệm mô hình, giá trị mô đun trung bình của cọc
nhôm là Ep = 24000 MPa (hình 5), cọc có đường kính d = 38, Ap =
0.00113 m2
2.3. Phương pháp phần tử hữu hạn
Phương pháp phần tử hữu hạn trong phân tích ứng suất – biến
dạng móng bè cọc là một trong những phương pháp hiện đại được
ứng dụng nhiều với độ tin cậy cao (Bhartiya và c.s. 2020[2]. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hình dạng hình học của bè không ảnh hưởng
nhiều đến kết quả phân bố ứng suất của hệ, biến dạng của bè tăng
Hình 6. Dán strain gaus và làm nhám bề
với sự tăng của khoảng cách cọc và giảm với sự tăng của kích thước
mặt cọc
và chiều dài cọc, nghiên cứu cho thấy với sự tăng của khoảng cách
Hình 5. Xác định mô đun của cọc làm thí cọc đến giá trị bằng 6 lần đường kính cọc thì ứng xử sức chịu tải của
nghiệm hệ bè cọc tương tự như của bè. Bề dày cọc có ảnh hưởng đến độ lún
không đề của cọc trong bè.
Phần mềm thuật toán thương mại Plaxis được dùng để mô phỏng
phân tích các bài toán địa kỹ thuật bằng nhiều loại mô hình khác nhau
như: Mô hình Linear Elastic, Mohr – Coulomb, Hardening – Soil, Soft Soil
model, Soft Soil creep. Mỗi mô hình toán sẽ phù hợp với những loại đất
nền khác nhau để mô tả ứng xử, mối quan hệ tương hỗ giữa bè, cọc và
đất nền trong việc phân bố tải trọng của móng bè cọc [8].
Bảng 2. Thông số dùng mô phỏng móng bè – cọc (mô hình
Hardening soil)
Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Hình 7. Lắp đặt mô hình cọc đơn
Ứng xử của nền đất Type Hardening soil
Ứng xử của vật liệu drained
Chiều dày lớp đất m 1.8
Dung trọng riêng tự nhiên unsat kN/m3 18.62
Dung trọng riêng bão hòa sat kN/m3 18.75
Lực dính đơn vị c kN/m2 5.5
Góc ma sát trong  độ (0) 32
Hệ số poisson  - 0.3
Góc giản nở  độ (0) 2
Mô đun cát tuyến tham ���
𝐸𝐸�� kN/m2 50.000
chiếu
���
Mô đun dỡ tải tham chiếu 𝐸𝐸�� kN/m 2
150.000
Hệ số thấm ngang Kx cm/s 10-3
Hệ số thấm đứng Ky cm/s 10-3
Hình 8. Lắp đặt mô hình bè 4 và 9 cọc
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Dựa vào lý thuyết PDR, tính toán phân bố tải trọng của móng bè
cọc cho bè 1, 4, 9, 16, 25 cọc, theo khoảng cách cọc 2,5d và 5d.
Bảng 3. Tải trọng phân bố lên cọc theo phương pháp PDR, %.
Số lượng cọc 1 4 9 16 25
2.5d, % 8.5 30.1 50.3 71.3 87
5d, % 8.5 31.5 57.3 67.34 73.24
Thông số đất nền và cọc trong mô phỏng bằng phần mềm Plaxis
Hình 9. Lắp thiết bị đo đạc và thí nghiệm ghi nhận kết quả 3D sử dụng như trong mô hình thí nghiệm vật lý được trình bày ở
Phân tích thí nghiệm từ kết quả đo biến dạng của cọc, từ giá trị bảng 2.
biến dạng dọc trục thu được của các strain gauge, giá trị tải trọng Bảng 4. Kết quả tải trọng phân bố lên cọc bằng mô hình Plaxis
phân bố của cọc tại các cao trình tương ứng, bằng công thức: 3D từ 1,4, 9, 16, 25 cọc
Pi   i  E p A p (11) Khoảng cách cọc Phần trăm cọc gánh, %
Với: Ep - Mô đun đàn hồi của vật liệu cọc; Ap - Diện tích tiết diện 2.5d 5d
ngang của cọc; i - Giá trị biến dạng dọc trục của cọc đo tại cao Bè 1 cọc 7.3 7.3
trình thứ i, xác định theo công thức (12): Bè 4 cọc 38.07 38.83
i R 0  R ij (12) Bè 9 cọc 63.9 65.17
Trong đó: R0 () - Trị số biến dạng ban đầu tại cao trình thứ i; Bè 16 cọc 77.92 79.47
j
Ri () - Trị số biến dạng tại cao trình thứ i ứng với cấp tải thứ j; Bè 25 cọc 91.31 88.90

106 11.2022 ISSN 2734-9888


Qui trình gia tải nén tĩnh cọc trong mô hình dựa vào TCVN 9393: 4. KẾT LUẬN
2012 [1], kết quả được tổng hợp tại bảng 5 và bảng 6. Tải trọng tác dụng lên hệ móng bè cọc được chia cho cả bè
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm phân bố tải trọng của cọc với khoảng và cọc, tải trọng được phân bố lên cọc tăng khi số lượng cọc
cách cọc 2.5d tăng. Đối với 3 phương pháp: phương pháp giải tích, phương
Cấp tải, MPa Tỉ lệ phần trăm cọc gánh,% pháp thí nghiệm và mô phỏng Plaxis 3D có tải trọng phân bố lên
Bè 1 cọc Bè 4 cọc Bè 9 cọc cọc theo tỉ lệ tăng có xu hướng giống nhau.
1.6 7.22 23.66 29.46 Tải trọng phân bố lên cọc khi số lượng cọc tăng của phương
3.2 10.35 38.38 48.69 pháp thí nghiệm trên mô hình tuân theo phương trình y =
4.8 10.70 42.19 57.29 27.109ln(x) + 6.7244 đối với khoảng cách cọc là 2.5d. Khi khoảng
6.4 9.40 42.51 61.51 cách cọc là 5d phương pháp thí nghiệm trên mô hình theo quy
8 8.46 42.74 63.32 luật của phương trình y = 27.055ln(x) + 6.4889 với x là số lượng
9.6 8.08 42.08 65.06 cọc, y: tải trọng phân bố lên cọc.
11.2 7.82 42.15 65.94 Bằng mô hình tỉ lệ nhỏ với tính chất cơ lý của đất nền ở điều
kiện cụ thể, kết quả chỉ ra rằng khi số lượng cọc tăng tải trọng
12.8 7.45 42.34 67.53
phân bố lên cọc tăng. Tuy nhiên khoảng cách cọc tăng, sự phân
14.4 7.14 42.12 67.62
bố tải lên cọc không thay đổi lớn, điều này phù hợp và có xu
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm phân bố tải trọng của cọc với khoảng
hướng giống nhau của 2 phương pháp giải tích và phương pháp
cách cọc 5d
phần tử hữu hạn.
Cấp tải, MPa Tỉ lệ phần trăm cọc gánh,%
Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để các nhà thiết kế móng bè
Bè 1 cọc Bè 4 cọc Bè 9 cọc cọc lựa chọn số lượng cọc và khoảng cách cọc sao cho phù hợp
1.6 7.22 46.08 66.25 và kinh tế.
3.2 10.35 41.76 66.77
4.8 10.70 42.19 65.59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
6.4 9.40 42.51 64.60 1. TCVN 9393: 2012 (2012). Cọc - Phương pháp thử hiện trường bằng tải trọng
8 8.46 42.74 64.13 tĩnh ép dọc trục. NXB Xây dựng, Hà nội.
9.6 8.08 42.08 64.60 2. Bhartiya, Priyanka, Tanusree Chakraborty, Dipanjan Basu, và M Asce. 2020.
11.2 7.82 42.15 65.58 “Settlement Estimation of Piled Rafts for Initial Design”. 146(2): 1-17
12.8 7.45 42.34 67.07 3. Burland, J.B. (1995). Piles as settlement reducers. Keynote Address, 18th
14.4 7.14 46.08 67.28 Italian Congress on Soil Mechanics. Pavia, Italy
4. Fleming, W. G. K., et al. (1992). Piling Engineering. 2nd Ed. Blackie A & P, John
Wiley & Sons, Inc.
5. Hemsley, J. A. (2000). Developments in raft analysis and design. Design
applications of raft foundations. Hemsley J. A., editor, Thomas Telford, London, 487–
605.
6. Horikoshi K., Randolph M. F. (1997). “On the definition of raft - soil stiffness
ratio for rectangular rafts”; Geotechnicque, Vol.47; No 5; page 1055 - 1061;
7. Katzenbach, R., Arslan, U., and Moormann, C. (2000). Piled raft foundations
Hình 10. Biểu đồ quan hệ giữa % hệ cọc projects in Germany. Design applications of raft foundations. Hemsley J. A., editor,
Hình 11. Biểu đồ quan hệ giữa % hệ
gánh số lượng đến 9 cọc từ thí nghiệm và Thomas Telford, London, 323–392.
khoảng cách cọc 2.5d. cọc gánh số lượng đến 9 cọc từ thí nghiệm 8. PLAXIS 3D Manual 2018
và khoảng cách cọc 5d (bảng 4-bảng 6) 9. Poulos, H. G. and Davis, E. H. (1980). Pile foundation analysis and design. New
Kết quả tính toán với 3 phương pháp đối với bè có kích thước York: John Wiley
490x490 mm, từ 1,4,9 cọc, khoảng cách cọc 2.5d (hình 10), 5d (hình 10. Poulos, H. G. (2000). Practical design procedures for piled raft foundations.
11), khi khoảng cách cọc thay đổi đến 5d, phương pháp thí nghiệm Design applications of raft foundations. Hemsley J. A., editor, Thomas Telford, London,
hội tụ về phương pháp mô phỏng bằng Plaxis 3D. 425-467.
Khi tính toán bằng phương pháp PDR và Plaxis 3D đến 25 cọc 11. Poulos, H. G. (2001a). Methods of analysis of piled raft foundations. A report
(hình 12) cho thấy rằng, đường cong trong thí nghiệm mô hình prepared on behalf of technical committee TC18 on piled foundations. ISSMGE.
đến 9 cọc có xu hướng tăng theo số lượng cọc. Tuy nhiên khi 12. Randolph, M. F. (1994). Design methods for pile groups and piled rafts. State
khoảng cách cọc tăng đến 5d (hình 13) thì tải trọng phân bố lên of the Art Rep., Proc., 13th ICSMFE, Vol. 5, 61-8.
cọc của phương pháp thí nghiệm mô hình có cùng xu hướng với 13. Sinha, J. (1997). Piled raft foundations subjected to swelling and shrinking
Plaxis 3D và PDR nhưng có trị số cao hơn. soils. PhD Thesis, Univ. of Sydney, Australia.

Hình 12. Biểu đồ quan hệ giữa % hệ Hình 13. Biểu đồ quan hệ giữa % hệ
cọc gánh số lượng cọc từ thí nghiệm và cọc gánh số lượng cọc từ thí nghiệm và
khoảng cách cọc 2.5d khoảng cách cọc 5d.

ISSN 2734-9888 11.2022 107


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

nNgày nhận bài: 11/8/2022 nNgày sửa bài: 06/9/2022 nNgày chấp nhận đăng: 05/10/2022

Nghiên cứu công nghệ bê tông siêu tính năng


(UHPC) ứng dụng để thiết kế chế tạo dầm cầu
tiết diện chữ U, nhịp 30m, phân đốt căng sau
Ultra High Performance Concrete (UHPC) technology to manufacture bridge girders with U-
section, 30m span, post-tensioned segmentation
> TS TRẦN BÁ VIỆT 1, THS ĐẶNG VĂN HIẾU, KS LÊ HOÀNG PHÚC 2,
KS LƯƠNG TIẾN HÙNG 2, KS TRẦN BÁ TÚ 2
1
Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam - VCA; Email: vietbach57@yahoo.com
2
Công ty CP Sáng tạo và CGCN Việt Nam.

TÓM TẮT: ABSTRACT:


Nghiên cứu công nghệ về bê tông siêu tính năng (UHPC) ứng dụng Research on Ultra High Performance Concrete (UHPC) technology
cho kết cấu hạ tầng xây dựng chung, đặc biệt là hạ tầng giao thông applied to construction infrastructure in general, especially
(cầu đường bộ) là một lĩnh vực nghiên cứu nhận được nhiều sự traffic infrastructure (road bridges) is a research area of
quan tâm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Với nhiều tính năng interest to the world as well as in Vietnam. With many superior
vượt trội hơn so với bê tông cốt thép thường, UHPC cho phép chế features compared to conventional reinforced concrete, UHPC
tạo các dầm cầu với chiều dày mỏng, khối lượng nhẹ, mức độ allows the production of fishing girders with thin dimensions, light
kháng ăn mòn cao, cùng tuổi thọ cao, thời gian thi công ngắn và có weight, high corrosion resistance and long service life, short
chi phí bảo trì rất nhỏ. Bài trình bày những nghiên cứu sử dụng construction time and very small maintenance fee. This paper
UHPC chế tạo dầm cầu phân đốt tiết diện chữ U, dự ứng lực căng presents studies on using UHPC to fabricate U-section segmented
sau. bridge girders, post-tensioning.
Từ khóa: Bê tông siêu tính năng - UHPC, phân đốt dầm tiết diện Keywords: Ultra High Performance Concrete - UHPC, U-section
chữ U; dự ứng lực căng sau,trạng thái giới hạn cường độ; trạng beam segmentation; post-tensioning; ultimate limit state;
thái giới hạn sử dụng; sợi thép cường độ cao, độ chảy xoè; cường serviceability limit state; micro steel fiber; flow; compressive
độ chịu nén; cường độ chịu uốn; cường độ chịu kéo; modul đàn hồi. strength; flexural strength; tensile strength; modulus.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ được khai thác tối đa. Để cải thiện, có rất nhiều phương án thiết kế
Mặc dù đã được ứng dụng tại các nước phát triển trong khác như dầm máng hình hộp kín hay các dầm tiết diện chữ I, chữ
khoảng gần 30 năm nay, nhưng UHPC đối với Việt Nam vẫn là một T, chữ U. Trong bài viết này nhóm tác giả trình bày về phương án
công nghệ còn mới với triển vọng ứng dụng cao vì có nhiều tính sử dụng công nghệ UHPC chế tạo dầm chữ U nhịp dài 30m, phân
năng vượt trội hơn so với bê tông thông thường. Các nghiên cứu đốt dự ứng lực căng sau.
cũng như các công trình đã được thi công tại Việt Nam đã kiểm
chứng sự hiệu quả của UHPC khi có cường độ chịu nén từ 120 ÷
190 MPa, cường độ chịu kéo 6 ÷ 14 Mpa, cường độ chịu uốn 15 ÷
40 MPa và các tiêu chí khác. Điều này có được là nhờ sự phối trộn
một hỗn hợp UHPC với các tỉ lệ vật liệu thành phần hợp lý tạo ra sự
tối đa về độ đặc chắc tối đa cùng sự phân tán 3D của cốt sợi thép
trong cấu trúc.
Hiện tại ở Việt Nam chủ yếu sản xuất UHPC và chế tạo dầm
Double T với kích thước còn hạn chế. Điều này thể hiện ở chiều dài
dầm, dẫn đến hiệu quả của UHPC trong ứng dụng giao thông chưa Hình 1. Mô phỏng hình dáng phân đốt dầm tiết diện chữ U

108 11.2022 ISSN 2734-9888


2. TÀI LIỆU, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- TCVN 1651:2018, thép cốt bê tông.
- TCVN 2682:2009, xi măng Poóc lăng - yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 4506:2012, nước cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 8826:2011, phụ gia hoá học cho bê tông.
- TCVN 8827:2020, phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê
tông và vữa - Silica Fume và tro trấu nghiền mịn.
- TCVN 9036:2011, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh - cát - yêu
cầu kỹ thuật.
- TCVN 11586:2016, xỉ hạt lò cao nghiền mịn dùng cho bê tông Hình 4. Tổ hợp ứng suất - biến dạng (nén - kéo) của UHPC (Soft strain)
và vữa.
- TCVN 11823-3:2017, thiết kế cầu đường bộ. 4. YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ VẬT LIỆU THÀNH PHẦN CỦA UHPC
- TCVN 12392:2018, sợi cho bê tông. a) Yêu cầu kỹ thuật của UHPC
- TCCS 02:2017/IBST, bê tông tính năng siêu cao UHPC – Hướng - Hàm lượng sợi thép sử dụng: ≥1,5 %.
dẫn thiết kế kết cấu. - Khối lượng thể tích hỗn hợp: ≥2450 kg/m3.
- NF P18-470:2017, concrete - ultra-high performance fibre- - Độ chảy xoè hỗn hợp: 16÷18 cm.
reinforced concrete - specifications, performance, production and - Cường độ nén (R28): ≥150 MPa.
conformity. - Modul đàn hồi ≥45 GPa.
- NF P18-710:2016, national addition to Eurocode 2 - design of - Cường độ chịu kéo R28 (vết nứt đầu tiền): ≥8,0 MPa.
concrete structures: specific rules for ultra-high performance fibre- - Cường độ chịu kéo R28 (giá trị cực đại): ≥ 11,0 MPa.
reinforced concrete. - Biến dạng co khô: ≤550 μm/m.
- NF P18-451:2018, concrete - execution of concrete structures - b) Kích thước mẫu thử nghiệm
specific rules for ultra-high performance fibre-reinforced concrete. - Độ chảy xoè hỗn hợp: cone Suttard.
- ASTM C230/C230M-21, standard specification for flow table - Cường độ chịu nén và Modul đàn hồi: mẫu trụ tròn
for use in tests of hydraulic cement. D100xH200 mm.
- ASTM A416/A416M-16, standard specification for low- - Cường độ chịu kéo: mẫu mái chèo không khía 50x100x500 mm.
relaxation, seven-Wire steel strand for prestressed concrete. - Cường độ chịu uốn và biến dạng co khô: mẫu lăng trụ
- ASTM C469/C469M-14e1, standard test method for static 100x100x400 mm.
Modulus of elasticity and Poisson's ratio of concrete in c) Lựa chọn vật liệu thành phần chế tạo UHPC
compression. - Chất kết dính: xi măng PC50 phù hợp với TCVN 2682:2009.
- ACF 04:2020, materials UHPC - technicals specification. - Phụ gia khoáng bổ sung: Silica Fume phù hợp với TCVN
- K-UHPC:2014, design guidelines for UHPC. 8827:2020 và xỉ GGBS phù hợp với TCVN 11586:2016.
- Cốt liệu: cát thạch anh phù hợp với TCVN 9036:2011, ACF
3. PHƯƠNG PHAP THIẾT KẾ DẦM 04:2020.
Để thiết kế dầm UHPC ở 2 trạng thái giới hạn cường độ (ULS) - Sợi thép 2D mạ đồng cường độ cao phù hợp với TCVN
và trạng thái giới hạn sử dụng (SLS), NF-P18 cho phép sử dụng kết 12392:2018.
hợp mối quan hệ ứng suất - biến dạng khi nén và khi kéo của - Phụ gia hoá học: phụ gia dẻo gốc PCE phù hợp với TCVN
UHPC. 8826:2011 và ACF 04:2020.
- Nước trộn phù hợp với TCVN 4506:2012.

5. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


5.1 Kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào
a) Xi măng PC50
Bảng 1. Các kết quả kiểm tra chất lượng xi măng
STT Nội dung Đơn vị Kết quả
1 Khối lượng riêng g/cm³ 3,09
2 Độ dẻo tiêu chuẩn % 29,4
3 Độ ổn định thể tích mm 1,1
4 Độ bền uốn, R28 MPa 13,6
5 Độ bền nén, R28 MPa 57,2
Hình 2. Quan hệ ứng suất - biến dạng nén của UHPC b) Phụ gia khoáng (Silica fume và GGBS)
Bảng 2. Các kết quả kiểm tra chất lượng Silica fume
STT Nội dung Đơn vị Kết quả
1 Khối lượng riêng g/cm³ 2,22
2 Diện tích bề mặt riêng m²/g 23
3 Chỉ số hoạt tính, R7 % 112
4 Chỉ số hoạt tính, R28 % 119
5 Mất khi nung (LOI) % 1,17
Hình 3. Quan hệ ứng suất - biến dạng kéo của UHPC 6 Hàm lượng SiO2 % 95,89

ISSN 2734-9888 11.2022 109


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 3. Các kết quả kiểm tra chất lượng GGBS


STT Nội dung Đơn vị Kết quả
1 Khối lượng riêng g/cm³ 2,87
2 Chỉ số hoạt tính, R7 % 82
3 Chỉ số hoạt tính, R28 % 106
4 Mất khi nung (LOI) % 1,73
c) Cát thạch anh Hình 6. Cốt sợi thép mạ đồng cường độ cao loại 2D
Bảng 4. Các kết quả kiểm tra chất lượng cát thạch anh 5.3 Các tính chất của UHPC
STT Nội dung Đơn vị Kết quả a) Độ chảy xoè
1 Khối lượng riêng g/cm³ 2,65 Bảng 9. Các kết quả kiểm tra tính công tác của hỗn hợp UHPC ở
2 Độ ẩm % 0,7 các điều kiện khác nhau
3 Khối lượng thể tích % 1510 STT Nội dung Đơn vị Kết quả
4 Độ hổng % 42,7 1 Điều kiện LAS 18,3
5 Hàm lượng Cl‾ % 0,006
6 Hàm lượng SiO2 % 98,12 Lần 1 17,4
Điều kiện thực cm
d) Sợi thép 2D 2 Lần 2 16,4
tế
Bảng 5. Các kết quả kiểm tra chất lượng sợi thép Lần 3 17,1
STT Nội dung Đơn vị Kết quả b) Biến dạng co
1 Tỉ lệ hướng sợi - 65 Bảng 10. Các kết quả kiểm tra biến dạng co của UHPC sau bảo
2 Hàm lượng tạp chất % 0,0 dưỡng nhiệt ẩm
STT Nội dung Đơn vị Kết quả
3 Cường độ chịu kéo MPa 3200
1 Biến dạng co mềm 18,3
e) Phụ gia dẻo μm/m
Bảng 6. Các kết quả kiểm tra chất lượng phụ gia dẻo 2 Biến dạng co khô 17,1
STT Nội dung Đơn vị Kết quả
1 Khối lượng riêng g/cm³ 1,06
2 Độ pH % 6,33
3 Hàm lượng chất khô % 38,2
4 Hàm lượng Cl‾ % 0,03
5 Mức giảm nước % 40
f) Nước trộn Hình 7. Kiểm tra độ chảy xoè và biến dạng co
c) Cường độ chịu nén
Bảng 7. Các kết quả kiểm tra chất lượng nước trộn
Bảng 11. Các kết quả kiểm tra cường độ chịu nén của UHPC tại các
STT Nội dung Đơn vị Kết quả độ tuổi
1 Hàm lượng Cl‾ mg/l <350 STT Nội dung Đơn vị Kết quả
2 Hàm lượng SO4 mg/l <600 R1 62,3
3 Hàm lượng cặn mg/l <200 Thử nghiệm trong R5 166,7
1 MPa
LAS R14 168,4
R28 168,6
R1 57,8
R5 155,1
Lần 1
R14 157,3
R28 160,0
Hình 5. Cát thạch anh, Silica fume, phụ gia dẻo sử dụng để chế tạo UHPC
R1 61,4
5.2 Thiết kế cấp phối UHPC
Bảng 8. Cấp phối sử dụng chế tạo UHPC 150/11 Thực tế R5 152,8
2 sản Lần 2 MPa
STT Nội dung Đơn vị Kết quả xuất R14 156,5
1 Tổng chất kết dính kg/m³ 1160 R28 157,3
2 Cát thạch anh kg/m³ 950 R1 55,3
3 Sợi thép kg/m³ 210 R5 152,6
Lần 3
4 Hàm lượng phụ gia dẻo % 3,0 R14 156,1
5 N/CKD - 0,168 R28 156,4

110 11.2022 ISSN 2734-9888


d) Cường độ chịu kéo Vfd : Cường độ chịu cắt của sợi thép.
Bảng 12. Các kết quả kiểm tra cường độ chịu kéo của UHPC tại các Vped : Thành phần chịu kéo hiệu dụng của cáp căng dọc, song
độ tuổi song với lực cắt =0;
STT Nội dung Đơn vị Kết quả 6.2 Trạng thái giới hạn sử dụng
R5 9,2/11,8 a) Giới hạn ứng suất:
Thử nghiệm trong NF P18 710 [4] giữ nguyên giá trị giới hạn ứng suất của bê tông
1 R14 MPa 8,7/12,1
LAS UHPFRC ( viết tắt là UHPC) như bê tông ứng suất trước truyền
R28 9,1/12,4
R5 8,6/11,3 thống theo Eurocode 2.
Lần 1 R14 9,0/11,5 Bảng 13. Giới hạn ứng suất theo từng giai đoạn cụ thể
R28 8,6/12,1 Giai đoạn Ứng suất nén Ứng suất kéo
Thực tế R5 8,4/11,7 Ứng suất tạm thời
0,6.f’ci 0,4.√f’ci
2 sản Lần 2 R14 MPa 9,3/12,5 trước khi mất mát
xuất R28 9,2/12,3 Ứng suất sau khi hết
0,4.f’c 0,4.√f’c
R5 8,9/11,6 mất mát
Lần 3 R14 8,4/12,1 b) Mất mát ứng suất:
R28 8,6/12,4 Mất mát lâu dài dựa vào các công thức tính kiến nghị từ TCVN
11823:2017 hoặc AASHTO (phần lớn dựa vào thí nghiệm);
Kết quả thử nghiệm ban đầu trong phòng LAS so với thực tế
NF P18-710 [4] giữ nguyên cách tính mất mát ứng suất của bê
đảm bảo hệ số dư an toàn là ≈10 %.
tông UHPC như bê tông ứng suất trước thông thường.
Mất mát tức thời của UHPC có thể tính trực tiếp nếu biết mô
6. TÍNH TOÁN
đun đàn hồi của bê tông.
6.1 Trạng thái giới hạn cường độ
c) Khống chế nứt:
Tiêu chuẩn của Pháp NF P18-710, giới hạn về bề rộng vết nứt
của UHPC nhỏ hơn 1mm so với bê tông truyền thống (Eurocode 2)
trong cùng điều kiện môi trường tương ứng.
Đối với UHPC không dự ứng lực, cho phép nứt ở TTGH Sử
dụng, chiều rộng vết nứt cho phép 0.3 mm (bình thường); 0.1 mm
(khắc nhiệt); 0.05 mm (rất khắc nhiệt);
Mẫu thí nghiệm Kiến nghị cho thiết kế Áp dụng TCVN 11823-5, tính khoảng cách tối thiểu giữa cốt
Hình 8. Quan hệ ứng suất - biến dạng khi chịu nén thép chịu kéo trong trường hợp có cốt thép thường.
6.3 Phân tích kết cấu
Phân tích theo phần tử hữu hạn. Sử dụng các phần mềm phân
tích kết cấu RM, MIDAS, ABAQUS< ATENA… Giới hạn về độ võng
tuân theo TCVN 11823-2:2017:
Tải trọng xe nói chung: L/800
Tải trọng xe và/hoặc người đi bộ: L/1000
Tải trọng xe phần hẫng: L/300
Tải trọng xe và/hoặc người đi bộ phần hẫng: L/375
Mẫu thí nghiệm Kiến nghị cho thiết kế L: Chiều dài nhịp
Hình 9. Quan hệ ứng suất - biến dạng khi chịu kéo
UHPC thể hiện khả năng chịu kéo vượt qua cường độ kéo khi
nứt, cho tới khi sợi thép bị kéo ra tại biến dạng 0.007;
Hệ số sức kháng có thể lấy 0.8 xét đến mức độ phân tán đồng
đều của sợi thép (fiber);
Sức kháng cắt: Vyd = Vrped + Vfd + Vped
Trong đó:
Vrped = (0,18.√f’cd.bw.d)/γb Hình 10. Mô phỏng ứng suất thớ trên
Vfd = (fvd.bw/tanβw)/ γb
βw = 1/2 tan-1(2r/(σxu – σyu)) – βo
Chú thích:
fcd : Cường độ chịu nén thiết kế của UHPC (MPa);
fvd : Cường độ chịu kéo thiết kế của UHPC (MPa);
bw : Bề dày sườn;
γb : Hệ số chiết giảm 1.3;
Hình 11. Mô phỏng ứng suất thớ dưới
βU : Góc giữa hướng dọc trục và mặt phẳng nứt xiên, góc này
>30°;
σxu, σyu : Ứng suất nén trung bình theo hướng dọc trục và
vuông góc với trục dọc (MPa);
βO : Góc mà tại đó vết nứt xiên, nghiêng 45° so với trục của cấu
kiện và không tồn tại lực dọc trục;
Vrpcd : Cường độ chịu cắt của cấu kiện dầm; Hình 12. Mô phỏng độ võng toàn dầm

ISSN 2734-9888 11.2022 111


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hình 13. Mặt cắt ngang của dầm


Hình 20. Dầm sau khi đã được ghép nối và căng cáp dự ứng lực
7. ĐIỀU KIỆN CHẾ TẠO DẦM UHPC
- Nhiệt độ hỗn hợp UHPC: ≤35 °C.
- Nhiệt độ môi trường: ≤ 40 °C.
- Độ ẩm không khí: ≥ 65 %.
- Dung sai định lượng nước trộn: ±1 kg. Hình 21. Một phần cầu sau khi đã hoàn thiện lao lắp dầm
- Dung sai định lượng phụ gia dẻo: ±0,5 kg.
- Tổng thời gian trộn: 11±1 phút.
- Chiều cao gầu xả hỗn hợp UHPC: ≤50 cm.
- Chiều dày lớp UHPC bảo vệ cốt thép: ≥2 cm.
- Bảo dưỡng nhiệt ẩm: 80 °C trong 72 giờ.
- Sử dụng ống gen mạ kẽm để luồn cáp.
- Thi công ghép nối các modul bằng dự ứng lực căng sau có
bám dính.
Hình 22. Cầu Vàng 4 nhịp x30m đã hoàn thành (chụp ngày 27/9/2022)

KẾT LUẬN
1. Đã nghiên cứu và chế tạo được một hệ UHPC với cường chịu
nén 120 ÷ 180 MPa và cường độ chịu kéo từ 7 ÷ 14 MPa.
3. Khả năng chống thấm của UHPC rất tốt, được xác định qua các
thử nghiệm riêng biệt cho kết quả trên 20 MPa. Qua đó có thể khẳng
Hình 14. Ống gen luồn cáp và thiết bị neo cáp
định, UHPC đáp ứng các yêu cầu thiết kế kết cấu và độ bền lâu, đặc
biệt là chống, chịu ăn mòn trong môi trường nước phèn và nước biển.
4. Kết cấu UHPC có độ đặc chắc cao nên tăng độ bền lâu của
công trình lên tới 100 ÷ 150 năm và giảm tối đa các chi phí duy tu,
bảo trì trong thời gian khai thác sử dụng.
Hình 15. Kiểm định chất lượng mối nối giữ cấc đốt dầm 5. Kết cấu dầm thanh mảnh nên tĩnh tải bản thân nhỏ (giảm
khoảng 70% so với tĩnh tải của dầm bê tông thường), giảm được
chi phí xây dựng móng và kết cấu mố trụ.
6. Từ việc thiết kế, chế tạo dầm tiết diện chữ U dài 30m, phân
đốt dự ứng lực căng sau này sẽ tạo tiền đề phát triển ra các mẫu
dầm khác và có chiều dài lớn hơn (40m, 50m, 60m,...)
Hình 16. Mô phỏng hình dáng toàn bộ dầm 7. Thời gian sản xuất nhanh, do được modul hoá dẫn tới công
trình sớm đưa vào vận hành sử dụng.
8. Hiện nay các nhà máy bê tông lớn đều có thể làm chủ công
nghệ vật liệu, chế tạo cấu kiện dầm UHPC (bê tông ly tâm Thủ Đức
1, bê tông Thành Hưng, bê tông Xuân Mai).
9. Tư vấn thiết kế đã làm chủ phương pháp tính toán, tiêu
chuẩn áp dụng, phần mềm thiết kế đã thiết kế và chế tạo dầm cho
65 cầu trên 17 tỉnh thành tại Việt Nam cho kết quả tốt.
Hình 17. Vận chuyển các phân đốt dầm thuận lợi, đặc biệt là đường tại vùng núi cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. QCVN 07-4:2016/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
- công trình giao thông.
2. AASHTO LRFD 2017, Bridge design specifications.
3. FHWA-HRT-18-036, Material property characterization of ultra high performance
concrete.
4. FHWA-HRT-09-069, Structural behavior of a 2nd generation UHPC Pi-girder.
Hình 18. Cẩu xếp các phân đốt dầm vào vị trí căng cáp (dự ứng lực căng sau có bám dính)
5. FHWA-HRT-10-079, Finite element analysis of UHPC structural performance of an
AASHTO type II girder and a 2nd generation Pi-girder.
6. ACI PRC-239-18, Ultra high performance concrete, sn emerging technology report.
7. Plank J, New developments in admixtures for precast and ready-mix concrete ICCX
middle east 2018.
8. WB-DRVN, Report piloting and scaling up building climate residient brridges in
Hình 19. Căng cáp dự ứng lực và sử dụng keo Epoxy kết dính các phân đốt poor rural areas 2019.

112 11.2022 ISSN 2734-9888


DOANH NGHIỆP 4.0

LILAMA gia công chế tạo và tổ hợp mô-đun


thiết bị cho nhà máy sản xuất hydro tại Mỹ
> PV
Mở rộng thị trường vào dự án năng lượng xanh, đặc biệt là chế tạo tổ hợp mô-đun
thiết bị cỡ lớn thông qua hợp đồng gia công chế tạo với bạn hàng quốc tế giúp LILAMA
tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

T
ổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (LILAMA) cho nhiều năm tìm tòi, hợp tác, cùng nghiên cứu phát triển dự
biết, đơn vị vừa ký hợp đồng với đối tác Thyssenkrupp án với đối tác Thyssenkrupp nucera AG & Co.KgaA - nhà thầu
nucera AG & Co.KGaA để gia công chế tạo và tổ hợp hiện đang đi đầu trong nghiên cứu và phát triển các dự án
55 module thiết bị điện phân cho dự án nhà máy sản năng lượng xanh trên thế giới.
xuất khí hydro tại West Coast (Mỹ). Đây là hợp đồng thí điểm Trước tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nguồn
đầu tiên LILAMA sản xuất cho đơn vị nước ngoài và hy vọng nhiên liệu hóa thạch, từ nhiều năm trước, một số quốc gia đã
sẽ mở ra cơ hội mới cho Tổng công ty. bắt đầu xu hướng chuyển dịch năng lượng. Nhu cầu sử dụng
Mô-đun là thiết bị có yêu cầu độ chính xác cao trong khâu năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than
chế tạo và tổ hợp, đặc biệt là yêu cầu nghiêm ngặt trong việc đá sẽ giảm dần, thay vào đó là các loại hình năng lượng thân
làm sạch, bảo quản thiết bị cũng như đóng gói sản phẩm thiện hơn với môi trường như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG),
trước khi xuất hàng. Phạm vi công việc của LILAMA bao gồm nhiên liệu sinh khối, khí hydro được sản xuất từ nguồn trung
việc cung cấp vật tư thép, vật tự điện; chế tạo kết cấu thép, hòa carbon.
chế tạo ống, sơn kết cấu thép, sơn ống; lắp dựng và tổ hợp Trong số đó, sản xuất hydro bằng phương pháp điện
kết cấu thép, ống, thiết bị cơ khí, thiết bị điện, thiết bị điều phân và sau đó là quá trình tổng hợp ammonia với đầu vào
khiển, bảo ôn; làm sạch và chạy thử toàn bộ hệ thống sau đó chủ yếu là nguồn năng lượng tái tạo thân thiện môi trường
tổ hợp theo dạng từng skid và xuất sản phẩm theo điều kiện sẽ là một ưu thế trong lộ trình phát triển của thế giới ngày
FOB tại cảng Hải Phòng. nay; tiến tới một thế giới công nghiệp ứng dụng năng lượng
Hiện các mô-đun đang được những người thợ LILAMA xanh một cách toàn diện.
tiến hành chế tạo và tổ hợp tại nhà máy chế tạo tại Phà LILAMA chủ động hội nhập sâu rộng quốc tế với sở
Rừng. Việc đạt được hợp đồng gia công chế tạo và tổ hợp trường là gia công chế tạo, tổ hợp và lắp đặt thiết bị cơ khí.
55 mô-đun thiết bị điện phân cho một dự án năng lượng Do đó, việc mở rộng thị trường sang các dự án năng lượng
xanh không chỉ góp phần đưa thương hiệu LILAMA ra thế xanh, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo tổ hợp mô-đun thiết bị cỡ
giới mà còn đóng góp chung vào nền kinh tế trong cán cân lớn cho nhà máy sản xuất hydro thông qua hợp đồng gia
xuất nhập khẩu. công chế tạo với bạn hàng quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp
Thông qua dự án, doanh nghiệp sẽ tích lũy thêm kinh dần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng chính
nghiệm để dần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang là bước chuyển mình cần thiết của LILAMA, phù hợp với xu
các dự án năng lượng xanh - nguồn năng lượng của tương lai. thế chuyển dịch năng lượng trên toàn cầu - lãnh đạo doanh
Lãnh đạo LILAMA chia sẻ, đây cũng chính là kết quả của nghiệp này định.v

ISSN 2734-9888 11.2022 113


THIẾT KẾ NỘI THẤT XANH:

Hướng tới chu kỳ vòng đời sản phẩm

> THS.KTS TRẦN THANH TÙNG

Thiết kế nội thất xanh hướng tới toàn bộ chu kỳ vòng đời của
sản phẩm. Trong giai đoạn thiết kế ý tưởng và thiết kế chi tiết
cần phải tính toán thấu đáo ảnh hưởng đến môi trường của sản
phẩm trong chế tạo, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm sau khi hỏng…
Tái sử dụng vật liệu giúp giảm thiểu vật liệu, giảm năng lượng
tiêu hao trong quy trình tái chế, góp phần tiết kiệm tài nguyên,
bảo vệ môi trường.

XU HƯỚNG TẤT YẾU thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-
Công tác bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước 2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định “khuyến khích phát triển
thường xuyên quan tâm chỉ đạo, coi đó là một trong ba trụ mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả
cột phát triển bền vững với quan điểm gắn tăng trưởng kinh đầu ra của quá trình sản xuất”. Nghị quyết Đại hội XIII cũng
tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Tại Nghị quyết số 55-NQ/TW đã quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn
ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược 2021-2030: “quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và
tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra nhiệm vụ về thúc đẩy kinh sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu;… xây dựng nền
tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Quan điểm kinh tế tuần kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về

114 11.2022 ISSN 2734-9888


bảo vệ môi trường và phát triển bền vững một lần nữa được
khẳng định tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
năm 2021 (COP26), Việt Nam cam kết mạnh mẽ đưa mức phát
thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050.
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP, tại Phụ lục I về mục tiêu
giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, các lĩnh vực do
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm phải giảm 74,3 triệu tấn CO2
tđ, bao gồm: Các quá trình công nghiệp (sản xuất vật liệu xây
dựng); Tiêu thụ năng lượng trong sản xuất xi măng; Tòa nhà.
Dự kiến năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Kế hoạch
hành động của Bộ Xây dựng để thực hiện mục tiêu giảm
phát thải khí nhà kính được Chính phủ giao trong Nghị định
06/2022/NĐ-CP. Việc triển khai xây dựng mới, hoặc cải tạo
các công trình hiện có đạt các tiêu chí của Công trình xanh
(giảm tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường…) là một trọng tâm của ngành Xây dựng trong thời
gian tới.
Trong xu hướng phát triển đó, kiến trúc nội thất không
nằm ngoài “dòng chảy”. Trong bối cảnh tài nguyên thiên
nhiên ngày càng cạn kiệt, khí hậu biến đổi nhanh chóng do
con người tàn phá tự nhiên, kiến trúc xanh và nội thất xanh
đang trở thành xu hướng được ưa chuộng trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Phạm vi công trình xanh và kiến trúc xanh rất
rộng, bài viết chỉ đề cập đến thiêt kế nội thất xanh, trong đó
nhấn mạnh việc tái sử dụng vật liệu, một “mảnh ghép” không
thể thiếu trong thiết kế xanh.

THIẾT KẾ NỘI THẤT XANH, HƯỚNG TỚI CHU KỲ


VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
Cập nhất các xu hướng kiến trúc, thiết kế trên thế giới,
đặc biệt là thiết kế nội thất, cho thấy nội thất cũng theo
mode. Thời kỳ “nồi đồng cối đá” qua rồi, giờ con người quan
tâm nhiều đến chất lượng cuộc sống, trong đó có không
gian sống. Kiến trúc là không gian; nội thất là cảm xúc. Khi
mở cửa một không gian thì cảm xúc là nghe, nhìn, sờ, chạm.
Nhìn là cái nhìn ban đầu, quan trọng chạm, nghe, ngửi và
cảm nhận. Bước vào một không gian, con người cảm nhận
ra sao thì nội thất giải quyết vấn đề đó, bởi nội thất mang lại
cảm xúc cho người ở; thể hiện cá nhân hoá nhưng cá nhân
hoá của chủ nhà, không phải cá nhân của người thiết kế…
Nếu KTS làm công trình, chỉ chú ý không gian, xem nhẹ nội
thất thì không gian và cảm xúc khó ăn nhập, bị khô cứng. Vì
vậy, các KTS cần quan tâm đến chất liệu trong nội thất; cập
nhật chất liệu mới, mẫu thiết kế mới và tư vấn cho khách
hàng, thay đổi xu thế vật liệu, chất liệu trong nội thất cho
phù hợp.
Hiện nay, nội thất xanh, còn được gọi là phong cách Eco
- một khái niệm có tính biểu trưng cho cách thiết kế và sử
dụng nội thất thân thiện, an toàn với môi trường đang được
KTS và chủ đầu tư quan tâm. Có nhiều định nghĩa khác nhau
về khái niệm này. Nhưng theo quan điểm của tôi, thiết kế nội
thất xanh, đó là thiết kế hướng tới toàn bộ chu kỳ vòng đời
của sản phẩm. Trong giai đoạn thiết kế ý tưởng và thiết kế chi
tiết cần phải tính toán thấu đáo ảnh hưởng đến môi trường
của sản phẩm trong chế tạo, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm sau
khi hỏng… Tái sử dụng vật liệu giúp giảm thiểu vật liệu, giảm
năng lượng tiêu hao trong quy trình tái chế, góp phần tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

ISSN 2734-9888 11.2022 115


GẮN LIỀN VỚI GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG 3R cói, thủy tinh, nhựa, đá, giấy, vải… Hiện nay, vật liệu được tái
Khái niệm về vật liệu tái sử dụng được hiểu khác với vật chế phổ biến nhất đó là gỗ, tiêu biểu là cork.
liệu tái chế - tái sử dụng vật liệu gỗ là việc sử dụng lại nguồn Nội thất tối giản, tích hợp: Nội thất thông minh, tối giản
rác thải từ gỗ một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà là một yếu tố quan trọng giúp không gian ngôi nhà được
không làm thay đổi tính chất của gỗ, sản phẩm mới được thoáng đãng. Các sản phẩm tích hợp như bàn ăn kết hợp kệ
tạo nên từ sản phẩm cũ, hoặc một phần từ sản phẩm cũ và tủ để đồ hay giường ngủ có hộc kéo… sẽ giúp không gian
được sử dụng nhiều lần cho đến hết tuổi thọ của sản phẩm. sống thêm tiện nghi. Không ai quy định cái bàn phải hình
Tái chế vật liệu là việc sử dụng lại nguồn rác thải như gỗ, sắt, vuông, có 4 chân; bàn chỉ cần là mặt phẳng, có thể 4 chân,
thép…., sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu 1 chân, có thể treo….
lại các thành phần có giá trị, dẫn đến có thể thay đổi các tính Sử dụng cây xanh, tạo không gian xanh: Mặc dù việc
chất cơ bản của sản phẩm. Khi đã pha tạp cùng các vật liệu chăm sóc cây xanh để tạo mảng xanh thật sự trong không
phụ gia khác, rất khó để thu hồi tái chế lại tạo ra vòng đời gian sống đòi hỏi nhiều công sức. Nhưng thiết kế xanh
khép kín cho sản phẩm. không thể thiếu cây xanh, giúp không gian sống sinh động,
Thiết kế nội thất xanh gắn liền với giải pháp môi trường mềm mại, tươi mới, đem lại cho con người cảm giác bình
3R: Reduce - Reuse - Recycle (Tiết giảm - tái sử dụng - tái chế). yên, dễ chịu. Đây cũng là một giải pháp giúp đưa thiên
Một số vật liệu có khả năng tái chế được sử dụng phổ biến nhiên đến gần hơn với cuộc sống của con người, có thể
hiện nay như gỗ, cói, mây, tre, thủy tinh, đá, vải, giấy… Trong thiết kế thảm cỏ hoặc cây dây leo theo từng chùm cho ban
đó phải kể đến vật liệu gỗ, đá hay kính cường lực trong suốt. công, sắp xếp thêm đá và sỏi hoặc chum nước để tạo nên vẻ
Sự kết hợp hài hòa và tinh tế của các vật liệu tạo nên không đẹp mộc mạc, bình yên…
gian sống lành mạnh, nhưng không kém phần sang trọng. Ánh sáng cho nội thất xanh: Để không gian sống thoáng
Tái sử dụng những món đồ cũ, đang trở thành xu thế đáng, lấy được ánh sáng tự nhiên, các KTS sử dụng kính
lớn trong ngành kiến trúc nội thất, với tên gọi “Upcycling”. trong thiết kế, vật liệu lấy sáng hiệu quả, tạo không gian
Trong đó, việc tái sử dụng đồ dùng cũ để trang trí độc đáo, thoáng đãng.
sáng tạo là yếu tố cốt lõi. Các vật liệu thân thiện với môi Hiện nay các KTS và nhà thầu xây dựng đã ưu tiên chọn
trường được tái chế để sử dụng, có thể kể đến như tre, mây, bóng đèn huỳnh quang cho nhà ở. Chúng giúp tiết kiệm

116 11.2022 ISSN 2734-9888


Công trình ATC Coffee, B06-L01, Khu An Vượng, Nam Cường, Hà Đông.

điện hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người Quan điểm giúp các thiết kế nội thất loại bỏ hết chi tiết
dùng. Sử dụng bóng đèn huỳnh quang sẽ giúp hạn chế khí rườm rà; mỗi sản phẩm thiết kế và thi công đều mang đến
thải nhà kính và bảo vệ môi trường. cho khách hàng một không gian sống và làm việc sang
Sản phẩm nội thất có hàm lượng VOC thấp. Hàm lượng trọng, đậm phong cách cá nhân, với sự hài lòng nhất và
VOC thường có mặt trong các sản phẩm nội thất gia dụng, giá trị bền vững nhất. Kết hợp các ý tưởng về công năng,
sơn tường hoặc thảm… Đây là các chất hữu cơ dễ bay hơi màu sắc, ánh sáng, thẩm mĩ, tinh thần… cộng sự tâm huyết
nên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì thế khi lựa trong thiết kế và xây dựng tạo nên không gian sống và làm
chọn nội thất hoặc nguyên vật liệu thi công, bạn cần xem việc tốt nhất, hoàn hảo nhất.
xét kỹ lưỡng. Hãy chọn các sản phẩm có hàm lượng VOC Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành
thấp để bảo vệ các thành viên trong gia đình tốt nhất. Xây dựng trong những năm qua trung bình đạt khoảng 9%/
Việc tái sử dụng các vật liệu và cấu trúc ngày càng trở năm và tỷ lệ đô thị hóa cuối năm 2021 đạt khoảng 40,5%,
nên phổ biến trong kiến trúc như là những giải pháp thay kéo theo áp lực gia tăng nhu cầu năng lượng sử dụng trong
thế cho việc sản xuất các thành phần trong xây dựng, lĩnh vực xây dựng. Ngành Xây dựng chiếm đến 75% lượng
thường liên quan đến việc tăng tiêu thụ năng lượng và mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Đá, cát, sắt, gỗ
độ ô nhiễm cao thải vào khí quyển. Khi sử dụng 1 sản phẩm và nhiều nguồn tài nguyên hữu hạn khác được khai thác
nội thất, ta luôn đặt câu hỏi: Vòng đời tiếp theo của sản với số lượng lớn để cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, các
phẩm là gì? Giúp giảm thiểu tối đa việc xả rác thải xây dựng công trình tạo ra một lượng lớn chất thải thông qua xây
ra môi trường. dựng, phá huỷ hoặc tu sửa. Các chất thải thường kết thúc
tại bãi chôn lấp và bãi rác, gây ảnh hưởng đến môi trường.
GẠT BỎ TƯ DUY “BUỘC PHẢI” ĐỂ SÁNG TẠO Giải pháp thiết kế xanh, tái sử dụng vật liệu gỗ, tái chế gỗ
Định hướng phát triển phong cách nội thất là màu trong góp phần giảm thiểu chất thải, góp phần thực hiện kinh tế
cuộc sống, trộn màu cơ bản ra nhiều màu, trộn ra màu ta tuần hoàn trong xây dựng và cần được phát triển và nhân
thích gọi là phong cách. Sau cùng là gạt bỏ tư duy “buộc rộng, hướng tới xây dựng một Việt Nam phát triển xanh,
phải”, để sáng tạo và phá cách, không có gì là phải, cuối bền vững, trong đó có đóng góp quan trọng của các nhà
cùng đáp ứng chức năng thẩm mỹ. xây dựng, các KTS.v

ISSN 2734-9888 11.2022 117


TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG:

Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo


nguồn nhân lực

T
rường Cao đẳng Nghề xây dựng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng, tiền thân
là Trường công nhân Kỹ thuật thuộc Công ty Kiến trúc Uông Bí được thành lập theo Quyết định
số 932/BKT ngày 28/6/1973 của Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng). Trường Cao đẳng Nghề xây
dựng có sứ mạng đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và khu vực;
nghiên cứu Khoa học - Công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ đào tạo, sản xuất kinh doanh của
ngành Xây dựng và các ngành nghề khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất, chủ động khắc
phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người học theo các đối tượng và đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ. Đặc biệt, năm 2021 Nhà trường đã đăng ký đánh giá ngoài chất lượng và kết quả đạt tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng cơ sở GDNN; Đạt tiêu chuẩn chất lượng Chương trình đào tạo nghề Điện công
nghiệp.
Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của Nhà trường được đào tạo thường xuyên, có chất lượng cao,
đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Trong các cuộc thi như Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
toàn quốc và Hội thi Thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc, nhiều nhà giáo của Trường đã tham gia và đạt
thành tích cao: Năm 2020 Nhà trường có 02 Nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
toàn quốc đạt giải Nhì và giải Ba; Công tác nghiên cứu khoa học gắn với việc bổ sung thiết bị, dụng cụ
đào tạo hàng năm được các thầy, cô đặc biệt chú trọng: Năm 2022 Nhà trường tham gia 02 thiết bị tại
Hội thi Thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc lần thứ VII kết quả đạt 01 giải Nhì và 01 giải Khuyến khích.

118 11.2022 ISSN 2734-9888


"ĐOÀN KẾT - ĐỔI MỚI - SÁNG TẠO - NÂNG CAO THƯƠNG HIỆU"

Công tác tuyển sinh, tư vấn, hướng


nghiệp cho các đối tượng tốt nghiệp
THPT, THCS được thực hiện thường
xuyên liên tục: Năm 2021 kết quả tuyển
sinh là 873 đạt 132% chỉ tiêu được giao;
Nhờ đó, sau khi tốt nghiệp ra
trường học sinh, sinh viên đều có trình
độ tay nghề, được các Doanh nghiệp
tiếp nhận và đánh giá cao về kỹ năng
và trình độ. Góp phần quan trọng trong
việc cung cấp nguồn lao động chất
lượng cao cho các Doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh, vùng Đông Bắc và ngành
Xây dựng của cả nước.
Với kết quả đó, vị thế, thương hiệu, uy tín của Nhà trường không ngừng được nâng cao. Được
Bộ Xây dựng; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Sở Lao động
thương Binh và Xã hội đánh giá cao và tặng nhiều phần thưởng.
Trong gần 50 xây dựng và phát triển đi lên, Nhà trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước
và Bộ Xây dựng đánh giá và ghi nhận tặng 03 huân chương lao động Nhất (2008) Nhì (2002), Ba
(1991). Năm 2013, nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích trong
công tác giáo dục đào tạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2018 được Bộ Xây dựng tặng Cờ thi đua vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi
đua thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2018. Năm 2021 Nhà trường được Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Quảng Ninh tặng cờ thi đua Tỉnh và nhiều Bằng khen và Giấy khen của các Bộ, ngành ở Trung
ương và địa phương.

Tập thể cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Nghề xây dựng tin tưởng sâu sắc,
với sự chỉ đạo sát sao và quan tâm ủng hộ, giúp đỡ hiệu quả của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là
Bộ Xây dựng, với hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo, hiệu quả của đội ngũ, cùng với truyền
thống vẻ vang của mình. Trường Cao đẳng Nghề xây dựng sẽ thực hiện thắng lợi sứ mệnh của
mình trong giai đoạn đổi mới.
ISSN 2734-9888 11.2022 119
120 11.2022 ISSN 2734-9888

You might also like