You are on page 1of 13

BÀI 8

Câu 1: Một trong những đặc điểm của tín dụng là


A. tính vĩnh viễn. B. tính bắt buộc.
C. tính phổ biến. D. dựa trên sự tin tưởng.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?
A. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
B. Hạn chế bớt tiêu dùng
C. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.
D. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Câu 3: Trong quá trình cho vay có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ
tín dụng được gọi là gì ?
A. Tiền dịch vụ. B. Tiền lãi. C. Tiền gốc. D. Tiền phát sinh.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đặc điểm của tín dụng ?
A. Dựa trên sự tin tưởng. B. Tính hoàn trả.
C. Tính tạm thời. D. Tính bắt buộc.
Câu 5: Một trong những đặc điểm của tín dụng là
A. triệt tiêu khả năng làm ăn của nhau. B. dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
C. ép buộc và cưỡng chế lẫn nhau. D. ép buộc nhau khi gặp khó khăn.
Câu 6: Một trong những đặc điểm của tín dụng là có tính
A. hoàn trả cả gốc và lãi. B. chỉ cần trả phần lãi.
C. không cần hoàn trả. D. chỉ cần trả phần gốc.
Câu 7: Tín dụng có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội ?
A. Là công cụ điều tiết kinh tế- xã hội của Nhà nước.
B. Là công cụ giảm tỉ lệ mắc bệnh.
C. Là công cụ giảm tỉ lệ ô nhiễm môi trường.
D. Là công cụ giảm lạm phát.
Câu 8: Mối quan hệ kinh tế diễn ra giữa một bên là người cho vay với một bên là người đi vay theo
nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc và lãi là nội dung của khái niệm
A. sản xuất. B. tín dụng. C. trả góp. D. tiêu dùng
Câu 9: Tín dụng là mối quan hệ giữa
A. người cho vay với nhau. B. các thành viên trong gia đình.
C. người vay và người cho vay. D. người vay với nhau.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của tín dụng?
A. Tín dụng dựa trên sự chuyển nhượng tài sản không thời hạn hoặc có tính hoàn trả.
B. Tín dụng dựa trên sự chuỵển giao toàn bộ tài sản cho bên vay tín dụng.
C. Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa người đi vay và người cho vay.
D. Tín dụng dựa trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả lãi, mà còn trả cả vốn.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đặc điểm của tín dụng ?
A. Dựa trên cơ sở lòng tin. B. Có tính vô hạn.
C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi. D. Có tính thời hạn.
Câu 12: Một trong những đặc điểm của tín dụng là
A. có tính phổ biến. B. có tính bắt buộc. C. có tính tạm thời. D. có tính vĩnh viễn.
Câu 13: Một trong những vai trò của tín dụng đó là công cụ để nhà nước
A. gia tăng tỷ lệ nợ xấu. B. áp đặt quyền lực của mình.
C. điều tiết vĩ mô nền kinh tế. D. đẩy nhanh tỷ lệ thất nghiệp.

BÀI 9
Câu 1: Một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp được thực
hiện là người vay phải có
A. đầy đủ quan hệ nhân thân. B. tài sản đảm bảo.
C. địa vị chính trị. D. tư cách pháp nhân.
Câu 2: Chủ thể cho vay của tín dụng nhà nước đó là
A. người nước ngoài. B. doanh nghiệp. C. người dân. D. nhà nước.
Câu 3: Hình thức tín dụng nào Nhà nước là chủ thể vay tiền và có nghĩa vụ trả nợ?
A. Tín dụng nhà nước. B. Tín dụng ngân hàng.
C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng tiêu dùng.
Câu 4: Một trong những ưu điểm khi thực hiện hình thức tín dụng cho vay thế chấp là
A. không cần hồ sơ thủ tục. B. số tiền được vay thường lớn.
C. thủ tục đơn giản. D. dựa vào sở thích của người vay.
Câu 5: Cho vay tín chấp dựa vào đặc điểm nào của người vay?
A. Uy tín của người vay và có tài sản đảm bảo.
B. Uy tín của người vay và không cần tài sản đảm bảo.
C. Có tài sản đảm bảo.
D. Là công chức, viên chức nhà nước.
Câu 6: Hình thức tín dụng nào trong đó người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu
dùng nhằm tạo điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu về mua sắm hàng hóa
A. tư nhân. B. thương mại. C. nhà nước. D. tiêu dùng.
Câu 7: Quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể kinh tế dựa trên
nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả được gọi là dịch vụ tín dụng
A. tiêu dùng. B. doanh nghiệp. C. ngân hàng. D. cá nhân.
Câu 8: Hình thức tín dụng trong đó người cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo
đảm là hình thức tín dụng nào dưới đây?
A. Tín dụng đen. B. Cho vay trả góp.
C. Cho vay tín chấp. D. Cho vay thế chấp.
Câu 9: Người mua tham gia mua trái phiếu chính phủ để được hưởng lãi suất vay thuộc dịch vụ tín dụng
nào?
A. Tín dụng ngân hàng. B. Tín dụng tiêu dùng.
C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng nhà nước.
Câu 10: Quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các nước khác trên thế giới gọi là hình thức tín dụng
A. tiêu dùng. B. cá nhân. C. doanh nghiệp. D. nhà nước.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của tín dụng thương mại?
A. Là mối quan hệ tín dụng thông qua ngân hàng.
B. Là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp.
C. Doanh nghiệp mua phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn đã thõa thuận.
D. Là hình thức mua bán chịu của doanh nghiệp.
Câu 12: Người vay có lịch sử tín dụng tốt, thu nhập ổn định nhưng không có tài sản đảm bảo thì có thể
vay tín dụng ngân hàng bằng hình thức nào sau đây?
A. Vay trả góp. B. Vay tín chấp. C. Vay thấu chi. D. Vay thế chấp.
Câu 13: Ngân hàng chính sách xã hội là một trong những loại hình tín dụng thuộc
A. tín dụng doanh nghiệp B. tín dụng nhà nước.
C. tín dụng thương mại. D. tín dụng tiêu dùng.
Câu 14: Một trong những hạn chế khi thực hiện hình thức tín dụng cho vay tín chấp là
A. thời gian cho vay ngắn. B. phải chứng minh nhiều tài sản.
C. thời hạn trả nợ rất lâu dài. D. bên vay chuẩn bị nhiều hồ sơ.
Câu 15: Hình thức tín dụng nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng?
A. Tín dụng thương mai. B. Tín dụng ngân hàng.
C. Tín dụng nhà nước. D. Cho vay thế chấp.
Câu 16: Hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với các chủ thể khác của nền kinh tế là
nội dung của dịch vụ tín dụng nào dưới đây?
A. Tín dụng thương mại. B. Tín dụng doanh nghiệp.
C. Tín dụng tiêu dùng. D. Tín dụng nhà nước.
Câu 17: Người vay tham gia mua hàng hóa trả góp của doanh nghiệp liên kết với công ty tài chính thuộc
dịch vụ tín dụng nào sau đây?
A. Tín dụng ngân hàng. B. Tín dụng tiêu dùng
C. Tín dụng nhà nước. D. Tín dụng thương mại.
Câu 18: Một trong những mục đích của tín dụng nhà nước đó là không vì
A. mục đích hỗ trợ. B. phát triển kinh tế.
C. mục đích kinh doanh. D. mục đích lợi nhuận.
Câu 19: Công trái xây dựng Tổ quốc là một trong những loại hình tín dụng thuộc
A. tín dụng nhà nước. B. tiết kiệm thương mại.
C. tín dụng doanh nghiệp D. tiết kiệm tiêu dùng.
Câu 20: Một trong những hạn chế khi thực hiện hình thức tín dụng cho vay tín chấp là
A. thủ tục rườm rà. B. số tiền vay thường ít.
C. phải đặt cọc tài sản. D. phải chứng minh tài sản.
Câu 21: Mua bán chịu hàng hóa là một trong những hình thức của tín dụng
A. doanh nghiệp. B. ngân hàng. C. thương mại. D. nhà nước
Câu 22: Trái phiếu chính phủ là một trong những loại hình tín dụng thuộc
A. tín dụng thương mại. B. tín dụng nhà nước.
C. tín dụng tiêu dùng. D. tín dụng doanh nghiệp

BÀI 10. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN


Câu 1: Toàn bộ những vấn đề liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư…của mỗi người được
gọi là
A. tài chính doanh nghiệp. B. tài chính gia đình.
C. tài chính thương mại. D. tài chính cá nhân.
Câu 2: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài
chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được
gọi là
A. Kế hoạch tài chính gia đình. B. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân D. Kế hoạch phân bổ ngân sách.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn?
A. Thực hiện mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.
B. Mục tiêu thường là khoản tiền lớn.
C. Thời gian thực hiện dưới 6 tháng.
D. Thời gian thực hiện trên 6 tháng.
Câu 4: Lập kế hoạch tài chính để xây dựng nguồn tiền tiết kiệm không bao gồm khoản thu nào sau đây?
A. Tiền lương. B. Tiền làm thêm.
C. Tiền được chu cấp. D. Tiền mượn nợ.
Câu 5: Mục tiêu kế hoạch tài chính ngắn hạn giải quyết lượng tiền tiết kiệm thường là:
A. một khoản tiền lớn. B. một khoản tiền nhỏ.
C. nhiều khoản tiền lớn. D. một khoản tiền rất lớn.
Câu 6: Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3
đến 6 tháng được gọi là
A. Kế hoạch tài chính cá nhân vô thời hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
Câu 7: Khi thực hiện theo dõi và kiểm soát thu chi, cá nhân cần phải:
A. Chỉ xác định khoản tiết kiệm.
B. Tách khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
C. Chỉ xác định khoản chi không thiết yếu.
D. Chỉ xác định khoản chi thiết yếu.
Câu 8: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường gắn với khoảng thời gian là
A. dưới 12 tháng. B. dưới 3 tháng. C. dưới 10 tháng. D. dưới 26 tháng.
Câu 9: Cá nhân muốn tiết kiệm một khoản tiền trong vòng 2 tháng nên lựa chọn loại kế hoạch tài chính
nào sau đây?
A. Kế hoạch dài hạn. B. Kế hoạch trung hạn.
C. Kế hoạch vô thời hạn. D. Kế hoạch ngắn hạn.
Câu 10: Để phân loại kế hoạch tài chính cá nhân cần dựa vào đặc điểm nào sau đây?
A. Mục đích thực hiện kế hoạch. B. Số tiền thực hiện kế hoạch.
C. Chủ thể thực hiện kế hoạch. D. Thời gian thực hiện kế hoạch.
Câu 11: Do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ thường xuyên đau yếu, H đã quyết tâm lên kế hoạch
vừa tiết kiệm chi tiêu vừa kiếm tiền để mua quần áo và dụng cụ học tập cho năm học mới vào tháng
9/2023. Trong trường hợp này bạn H nên xây dựng loại kế hoạch tài chính nào sau đây?
A. Kế hoạch vô thời hạn. B. Kế hoạch ngắn hạn.
C. Kế hoạch dài hạn. D. Kế hoạch trung hạn.
Câu 12: H là học sinh lớp 10. Cuối năm học, H nhận danh hiệu học sinh xuất sắc của trường, cùng khoản
tiền thường là 200 000 đồng. H muốn lập một kế hoạch tài chính đến khi học xong lớp 12. Với số tiền
dành dụm được, H dự định sẽ mua một chiếc điện thoại thông minh, một đôi giày mới và thi lấy bằng lái
xe máy. Trong trường hợp này H nên lựa chọn kế hoạch tài chính cá nhân nào?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn. B. Kế hoạch tài chính cá nhân vô hạn.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn. D. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.

BÀI 11
Câu 1: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật
quy định phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 2: Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người,
không có ngoại lệ phản ánh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò quản lý xã hội của pháp luật?
A. Vì pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
B. Vì pháp luật có tính phổ biến bắt buộc chung.
C. Vì pháp luật bảo đảm phù hợp với lợi ích chung.
D. Vì pháp luật không bao giờ thay đổi.
Câu 4: Những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người là thể
hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính chặt chẽ về hình thức. B. Tính kỉ luật nghiêm minh.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 5: Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp
luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Hiệu lực tuyệt đối. D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.
Câu 6: Luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất là gì?
A. Nghị định. B. Chỉ thị. C. Hiến pháp. D. Thông tư.
Câu 7: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.
B. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 8: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc
điểm nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính cưỡng chế.
Câu 9: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân.
C. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân.
Câu 10: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ
A. lợi ích kinh tế của mình. B. quyền và nghĩa vụ của mình.
C. các quyền của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 11: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K khi kinh doanh hàng
mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thể hiện
đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính kỉ luật nghiêm minh. B. Tính chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 12: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường
bộ là phản ảnh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò quản lí xã hội bằng pháp
luật của nhà nước?
A. Đăng nhập cổng thông tin quốc gia. B. Tự do đăng ký kết hôn theo quy định.
C. Chấn chỉnh việc kinh doanh trái phép. D. Ca ngợi phong trào phòng chống dịch.
Câu 14: Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ
chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến
A. đặc trưng của pháp luật. B. chức năng của pháp luật.
C. vai trò của pháp luật. D. nhiệm vụ của pháp luật.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội.
B. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ.
C. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước.
D. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
Câu 16: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 6 và lớp 2, Giám
đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai
công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc điểm nào dưới
đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính thực tiễn xã hội. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

BÀI 12
Câu 1: Tổng thể các quy phạm pháp luật có mỗi liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau được sắp xếp
thành các ngành luật, chế định pháp luật được gọi là
A. hệ thống pháp luật. B. hệ thống tư pháp.
C. quy phạm pháp luật. D. văn bản dưới luật.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây là một trong những yếu tố cấu thành cấu trúc bên trong của hệ thống pháp
luật Việt Nam?
A. Ngành luật. B. Pháp lệnh. C. Nghị định. D. Quyết định.
Câu 3: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam không gồm nội dung nào sau đây?
A. Nghị định B. Ngành luật
C. Chế định luật D. Quy phạm pháp luật
Câu 4: Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện đề điều
chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định được gọi là
A. quy phạm pháp luật. B. chế định pháp luật.
C. ngành luật. D. Nghị định.
Câu 5: Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng
trong một hoặc nhiều ngành luật được gọi là
A. chế định pháp luật. B. thông tư liên tịch.
C. nghị quyết liên tịch. D. quy phạm pháp luật.
Câu 6: Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một
lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được gọi là
A. Ngành luật. B. chế định pháp luật.
C. quy phạm pháp luật. D. cấu trúc pháp luật
Câu 7: Về cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật và các
A. quy phạm pháp luật. B. quyết định xử phạt.
C. thông tư liên tịch. D. nghị quyết liên tịch.
Câu : C8ác văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyến, hình thức,
trình tự, thủ tục pháp luật quy định được gọi là
A. văn bản quy phạm pháp luật. B. văn bản chế định pháp luật.
C. văn bản hướng dẫn thi hành. D. văn bản thực hiện pháp luật.
Câu 9: Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản luật và
A. văn bản dưới luật. B. văn bản trên luật.
C. văn bản thi hành. D. văn bản khảo sát.
Câu 10: Văn bản luật là văn bản do chủ thể nào dưới đây ban hành?
A. Quốc hội. B. Hội đồng nhân dân.
C. Ủy ban nhân dân. D. Đảng Cộng sản.
Câu 11: Văn bản nào dưới đây thuộc văn bản Luật?
A. Hiến pháp. B. Điều lệ Đảng.
C. Nội quy Đại hội. D. Quyết định điều động.
Câu 26: Văn bản nào dưới đây là văn bản dưới luật?
A. Hiến pháp. B. Bộ luật. C. Luật. D. Thông tư
Câu 12: Văn bản nào dưới đây là văn bản dưới luật?
A. Bộ luật Hình sự. B. Bộ luật Lao động.
C. Luật hành chính. D. Nghị định chính phủ.
Câu 13: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính
A. cá biệt. B. trìu tượng. C. bất biến. D. chung chung.
Câu 14: Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có nội dung cụ thể đối với cá nhân, tổ chức xác định được
thực hiện
A. một lần trong thực tiễn. B. lặp đi lặp lại trong thực tế.
C. cố định trong một năm. D. linh động tùy trường hợp.
Câu 15: Anh A xây dựng nhà và đưa vào sử dụng năm 2010 (giấy phép của Ủy ban nhân dân huyện X
cấp) trên phần đất vi phạm lộ giới. Đầu năm 2015, Ủy ban nhân dân phường T đã kiểm tra và ra quyết
định cưỡng chế công trình của anh
A. Quyết định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân phường T thuộc loại văn bản quy phạm pháp luật nào
dưới đây?
a. Văn bản dưới luật. B. Văn bản Luật.
C. Văn bản ngang luật. D. Văn bản Điều lệ.

BÀI 13
Câu 1: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A
đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật.
Câu 2: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với
cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức
A. thi hành pháp luật B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau
đây?
A. Từ chối kê khai thông tin dịch tễ. B. Ủy quyền nghĩa vụ bầu cử.
C. Hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. D. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép.
Câu 4: Công dân thi hành pháp luật khi
A. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. B. hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm.
C. tìm hiểu thông tin nhân sự. D. sàng lọc giới tính thai nhi.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.
B. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật.
C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình .
D. Anh A và chị B đến tòa án để li hôn.
Câu 6: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có
thẩm quyền?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 7: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối
A. sử dụng vũ khí trái phép. B. nộp thuế đầy đủ theo quy định.
C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
Câu 8: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thay đổi quyền nhân thân. B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Bảo trợ người khuyết tật. D. Hiến máu nhân đạo.
Câu 9: Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 10: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của
mình, làm những gì pháp luật cho phép?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Trên đường đi học về, gặp trời mưa to, cháu B học sinh lớp 7 đã chủ động thu dọn rác thải tích
tụ tại miệng cống thoát nước để giảm tình trạng ngập úng. Cháu B đã thực hiện pháp luật theo hình thức
nào sau đây?
A. Phổ cập pháp luật. B. sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Thực thi pháp luật.
Câu 12: Chị Q sử dụng vỉ hè để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới
đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau
đây?
A. Tiếp cận thông tin kinh tế. B. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa.
C. Đăng nhập thông tin trực tuyến. D. Đăng ký nhập học trước tuổi.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau
đây?
A. Hợp tác để làm giả giấy khám bệnh. B. Độc lập lựa chọn ứng cử viên.
C. Ủng hộ công tác phòng chống dịch. D. Công khai danh tính người tố cáo.
Câu 15: Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn bộ số mỹ phẩm
giả mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 16: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật
A. khuyến khích. B. cho phép làm. C. quy định phải làm. D. ép buộc tuân thủ.
Câu 17: Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành
những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật. B. Ban hành pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật.
Câu 18: Khi đến Ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ du học, bạn X hoàn thiện đầy đủ
các thủ tục theo sự hướng dẫn của cán bộ ủy ban. Bạn X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới
đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Điều chỉnh pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 19: Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán,
đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp
luật theo những hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật.
Câu 20: Căn vào các quy định của pháp luật về người có thu nhập cao nên ca sĩ X đã chủ động đến cơ
quan thuế nộp thuế thu nhập cá nhân. Hành vi của ca sĩ X đã thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào
dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 21: Do giá nguyên liệu tăng, ông T giám đốc và ông K trưởng phòng đã ra lệnh cho tổ sản xuất phải
tiết kiệm điện bằng cách ngừng máy xử lí khí thải, thải thẳng ra môi trường. Anh B điều hành máy không
đồng ý nên ông T đã cho nghỉ việc. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật
A. Ông T, anh B B. Ông T, anh B. C. Ông T, ông K . D. Anh B, ông K
Câu 22: Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh D cùng nhau mở trộm email cá nhân của anh H để lấy
thông tin khách hàng. Anh K lấy tài liệu chỉnh sửa và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email
của mình bị mở trộm, anh đã làm đơn báo với giám đốc và cơ quan chức năng. Trong trường hợp này, ai
dưới đây không tuân thủ pháp luật?
A. Anh K, anh D và giám đốc S. B. Anh K và giám đốc S.
C. Anh K. D. Anh K, anh D.
Câu 23: Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà
tình nghĩa của xã, ông D làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan chức năng là anh V đã
phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà
B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố
cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật?
A. Ông D, ông S và anh V. B. Ông D, anh N và anh V.
C. Anh V, anh N và bà B. D. Ông D, anh V và bà B.
Câu 24: Chị K kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn
thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông
Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị K. Khi chị K đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra
xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông T đã
lập biên bản xử phạt chị K về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
A. Ông Q và chị K. B. Ông T và ông Q.
C. Ông T, ông Q và chị K. D. Ông T, ông Q và chị H.
Câu 25: Trong thời gian cách ly y tế, do để quên đồ trong cốp xe nên chị V cùng chồng là anh P xuống
tầng hầm của chung cư X để lấy đồ thì được anh H thành viên tổ công tác phòng chống dịch Covid-19
yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái
độ chống đối, giật khẩu trang, hành hung anh H nên bị anh K tổ trưởng tổ công tác nhắc nhở và tát vào
mặt của anh P. Do có mâu thuẫn với chị V nên anh T là nhân viên bảo vệ đã quay clip ghi lại toàn bộ sự
việc và tung lên mạng xã hội. Những ai dưới đây vừa không tuân thủ vừa không thi hành pháp luật?
A. Chị V và anh P. B. Chị V, anh P và anh K.
C. Anh P, chị V, anh T. D. Anh P, anh H và anh K.

BÀI 14
Câu 1: Văn bản pháp luật nào được coi là Luật cơ bản của nhà nước
A. Hiến pháp. B. Luật nhà nước.
C. Luật tổ chức Quốc hội. D. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân.
Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật do
A. Chủ tịch nước ban hành B. Quốc hội ban hành.
C. Thủ tướng chính phủ giới thiệu. D. Mặt trận tổ quốc ban hành
Câu 3: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề
A. cơ bản và quan trọng nhất. B. cơ bản và cụ thể hóa mọi vấn đề.
C. quan trọng nhất đối với ngân sách. D. quan trọng nhất đối với Đảng.
Câu 4: Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có bao nhiêu tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. Ít nhất hai phần ba. B. Một phần ba.
C. Hai phần ba. D. Ít nhất một phần ba.
Câu 5: Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, Hiến pháp được coi là
A. đạo luật cơ bản nhất. B. luật cụ thể nhất.
C. luật dễ thay đổi nhất. D. luật thiếu tính ổn định.
Câu 6: Trong lịch sử lập hiến, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các bản Hiến
pháp nào dưới đây?
A. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1992,2013. B. Hiến pháp 1946, 1960,1980,1992,2013.
C. Hiến pháp 1946, 1959,1981,1992,2013. D. Hiến pháp 1946, 1959,1980,1993,2013
Câu 7: Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm mấy bước được quy định trong Hiến pháp?
A. 8 bước. B. 7 bước. C. 6 bước. D. 5 bước.
Câu 8: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ. B. Chủ tịch nước.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Tổng bí thư.
Câu 9: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Tổng bí thư.
Câu 10: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ. B. Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Tổng bí thư.
Câu 11: Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp?
A. Thủ tướng chính phủ. B. Một phần ba số đại biểu quốc hội.
C. Chủ tịch Quốc hội. D. Tổng bí thư.
Câu 12: Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có bao nhiêu tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành?
A. Ít nhất hai phần ba. B. Một phần ba.
C. Hai phần ba. D. Ít nhất một phần ba.

BÀI 15
Câu 1: Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Cộng hoà nghị viện nhân dân. B. Cộng hoà hỗn hợp.
C. Cộng hoà dân chủ nhân dân. D. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. một nước độc lập, tự do, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. một nước xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
D. một nước độc lập xã hội chủ nghĩa, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 3: Khi đề cập đến lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp 2013 không
quy định nội dung nào dưới đây?
A. Đất liền. B. Hải đảo. C. Vùng trời. D. Vùng núi.
Câu 4: Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp?
A. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
B. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
C. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
D. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
Câu 5: Hiến pháp 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước
A. pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. B. pháp quyền dân chủ xã hội.
C. chuyên chính tư sản. D. chuyên chính tư nhân
Câu 6: Hiến pháp 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do ai làm chủ?
A. Của dân, do dân và vì dân. B. Của dân, do Đảng và vì dân.
C. Của toàn xã hội. D. Giai cấp công nhân
Câu 7: Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về ai?
A. Toàn bộ nhân dân lao động chân chính. B. Liên minh giai cấp công – nông.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Giai cấp cầm quyền.
Câu 8: Hiến pháp 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai?
A. Nhân dân. B. Công nhân. C. Nông dân. D. Trí thức.
Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. đơn vị lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
C. tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
D. lực lượng trung thành lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Câu 10: Về mặt tổ chức quyền lực, Hiến pháp 2013 quy định quyền lực nhà nước là thống nhất có sự
phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp và tư pháp. B. lập pháp, lập hiến và lập nghiệp.
C. tự do dân chủ. D. tập trung dân chủ.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến
pháp?
A. Hữu nghị, hợp tác và phát triển.
B. Đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ.
C. Chủ động và tích cực hội nhập.
D. Can thiệp vào công việc nội bộ.
Câu 12: Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở
tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau là nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về
A. bản chất nhà nước. B. hình thức nhà nước.
C. chính sách đối ngoại. D. mục tiêu đối ngoại.
Câu 13: Theo nội dung của Hiến pháp 2013, một trong những nguyên tắc cơ bản của đường lối đối ngoại
của nhà nước ta là
A. bình đẳng và cùng có lợi. B. áp đặt chủ quyền lên nước nhỏ.
C. lệ thuộc vào các nước về kinh tế. D. tách biệt về văn hóa với các nước.

BÀI 16
Câu 1: Theo quy định của Hiến pháp 2013, mọi công dân đều
A. bình đẳng trước pháp luật. B. cấp vốn kinh doanh.
C. được nhận vào làm việc. D. miễn trừ trách nhiệm pháp lý.
Câu 2: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội là nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về
A. quyền con người. B. nghĩa vụ công dân.
C. trách nhiệm pháp lý. D. chế độ chính trị.
Câu 3: Mọi người đều có quyền sống là nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về
A. quyền con người. B. nghĩa vụ công dân.
C. trách nhiệm pháp lý. D. chế độ chính trị.
Câu 4: Công dân được tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội là thực hiện tốt quyền con người trên
lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 5: Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trên lĩnh vực chính trị, mọi công dân đều có quyền
được
A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. cấp vốn để sản xuất kinh doanh.
C. chia đều cổ tức cổ phần. D. tự do đi lại bất cứ đâu.
Câu 6: Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình
đẳng của công dân trên lĩnh vực chính trị?
A. ứng cử vào Quốc hội. B. Khiếu nại với cơ quan nhà nước.
C. Tham gia quản lý nhà nước ở cơ sở. D. tự do cư trú và đi lại trong nước.
Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp 2013, trên lĩnh vực dân sự, mọi công dân đều có quyền được
A. ứng cử vào Hội đồng nhân dân B. pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. bầu cử đại biểu Quốc hội. D. tự do lập hội, tự do đi lại.
Câu 8: Theo quy định của Hiến pháp 2013, trên lĩnh vực dân sự, mọi công dân đều có quyền được
A. có nơi ở hợp pháp. B. ứng cử đại biểu Quốc hội.
C. nghiên cứu khoa học. D. sáng tạo nghệ thuật
Câu 9: Công dân được tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào là nội dung cơ
bản của pháp luật về quyền con người trên lĩnh vực
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. dân sự.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có quyền được sở hữu tư nhân và quyền thừa kế
là nội dung cơ bản của pháp luật về quyền con người trên lĩnh vực
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. dân sự.
Câu 11: Một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là mọi công dân theo quy định của pháp luật đều phải
A. lựa chọn nghề nghiệp. B. trung thành với Tổ quốc .
C. đảm bảo an sinh xã hội. D. đăng ký kết hôn.
Câu 12: Một trong những nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là mọi công dân theo quy định của pháp luật đều phải tham gia
A. quản lý nhà nước và xã hội. B. xây dựng nền quốc phòng toàn dân
C. biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân. D. sáng tác văn học, nghệ thuật.

You might also like