You are on page 1of 10

Họ và tên: Hồ Thị Ngọc Trâm

STT: 63
1/ Hệ thống chính trị của một quốc gia KHÔNG bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Các cơ quan lập pháp
B. Đảng chính trị
C. Các nhóm lợi ích
D. Các câu lạc bộ (nông dân, văn hóa, thể thao…)
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 1, mục 2.1, tr.28)

2/ Chủ nghĩa tập thể (CNTT) khác với chủ nghĩa cá nhân (CNCN) vì:
A. CNTT đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể
B. CNTT nhấn mạnh quyền tự do ngôn luận hơn CNCN
C. CNTT khuyến khích tự do kinh tế hơn CNCN
D. Ở CNTT, quyền tự do cá nhân bị hạn chế hơn
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 2, mục 2.1, tr.29)

3/ Điều nào là “SAI” khi nói về chủ nghĩa cá nhân?


A. Lợi ích cá nhân được đưa lên trên lợi ích tập thể
B. Khuyến khích tự do cá nhân và tự do kinh tế
C. Tuy nhấn mạnh quyền tự do ngôn luận nhưng vẫn tồn tại các giới hạn của quyền
này
D. Tuy nhấn mạnh quyền tự do cá nhân, bình đẳng trước pháp luật nhưng vẫn phải
phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính trị
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 3, mục 2.1, tr.29)
4/ Đặc điểm “chính” của nền dân chủ là:
A. Đảm bảo quyền sở hữu công về tất cả tư liệu sản xuất
B. Đảm bảo các quyền như tự do ngôn luận, tự do kinh doanh và sở hữu công
C. Chỉ đảm bảo quyền làm chủ, tự do của cá nhân trong các hoạt động chính trị
D. Đảm bảo quyền sở hữu tư nhân ở khả năng sở hữu tài sản hữu hình hoặc vô hình,
tích lũy tài sản riêng cho mình
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 3, mục 2.1, tr.29)

5/ Hình thức nào sau đây thuộc rủi ro chính trị khi các công ty nước ngoài đầu tư
vào thị trường mới nổi?
A. Thu hồi
B. Trưng thu
C. Chuyển giao đầu tư nước ngoài vào quyền kiểm soát quốc gia
D. Cả 3 đáp án trên
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 2, mục 2.2.1, tr.30)

6/ Mục đích của chủ nghĩa dân tộc nhằm:


A. Tăng thặng dư người tiêu dùng trong nước
B. Tăng chất lượng sản phẩm lên do áp lực cạnh tranh cao hơn từ quốc tế
C. Giúp người dân trong nước tiếp cận đa dạng sản phẩm hơn
D. Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 1, mục 2.2.2, tr.32)
7/ Hành động nào của chính phủ tại thị trường mới nổi được xem là thực hiện
chủ nghĩa bảo hộ?
A. Quy định hạn ngạch nhập khẩu rất thấp hoặc không có
B. Bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp quốc tế
C. Áp thuế nhập khẩu thấp
D. Yêu cầu tỷ lệ nội dung địa phương cao
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 2, mục 2.2.2, tr.32)

8/ Đặc điểm của nền kinh tế phi chính thức tại EMs là:
A. Khu vực bị đánh thuế rất cao
B. Bị giám sát chặt chẽ bởi chính phủ
C. Khu vực không bị đánh thuế nhưng đặt dưới sự giám sát của chính phủ
D. Khu vực không bị đánh thuế và không được đăng ký
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 1, mục 2.2.3, tr.35)

9/ Nguyên nhân tồn tại nền kinh tế phi chính thức tại EMs là:
A. Dễ dàng trong việc đăng ký và hoạt động kinh doanh
B. Các thủ tục quá đơn giản và thuế cao trong việc đăng ký và hoạt động kinh doanh
C. Quy định quá lỏng lẻo, thuế cao và thủ tục quá mức trong việc đăng ký và hoạt
động kinh doanh
D. Quy định nghiêm ngặt, thuế cao và thủ tục quá mức trong việc đăng ký và hoạt
động kinh doanh
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 2, mục 2.2.3, tr.35)

10/ Chọn đáp án đúng về khía cạnh văn hóa “né tránh rủi ro” của Hofstede:
A. Né tránh rủi ro là khả năng chịu đựng của xã hội đối với sự bất bình đẳng giới tính
B. Xã hội đạt điểm thấp trong tiêu chí này tin rằng một sự thật duy nhất quyết định
mọi thứ
C. Xã hội đạt điểm cao trong tiêu chí này thường chấp nhận nhiều hơn với các ý tưởng
khác nhau
D. Xã hội đạt điểm cao trong tiêu chí này thường có quy tắc hành vi, luật lệ cứng nhắc
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 6, mục 2.3.1, tr.38)

11/ Chọn đáp án đúng về khía cạnh văn hóa “định hướng dài hạn so với định
hướng ngắn hạn” của Hofstede:
A. Chỉ tiêu này đạt điểm cao (dài hạn) cho thấy xã hội có xu hướng tiếp thu văn hóa
mới và bài trừ văn hóa cũ
B. Chỉ tiêu này chỉ thể hiện mối liên kết giữa hiện tại và tương lai
C. Xã hội có chỉ tiêu này thấp (ngắn hạn) luôn tôn vinh, lưu giữ các truyền thống lâu
đời qua các thế hệ
D. Xã hội có chỉ tiêu này thấp (ngắn hạn) xem thực dụng là điều cần thiết
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 7, mục 2.3.1, tr.38)

12/ Chỉ số IPRI (chỉ số Quyền sở hữu Quốc tế) ở thị trường mới nổi nào là cao
hơn so với số còn lại?
A. Venezuela
B. Pakistan
C. Peru
D. Hàn Quốc
--> Đáp án đúng: D (Bảng 2.1, mục 2.2.2, tr.34-35)

13/ Quốc gia nào trong số các quốc gia sau có tỷ lệ tham nhũng cao nhất?
A. Singapore
B. New Zealand
C. Đan Mạch
D. Nam Sudan
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 3, mục 2.2.3, tr.36)

14/ Trong khía cạnh văn hóa “tính nam/tính nữ” của Hofstede thì
A. Văn hóa nữ giới rất coi trọng thành tích, quyền lực công việc hơn văn hóa nam giới
B. Văn hóa nam giới tập trung vào bình đẳng, không quan tâm về thành tích, quyền
lực
C. Văn hóa nữ giới tập trung vào sự bình đẳng nhưng cần phải phân biệt rạch ròi việc
nào dành cho nam, việc nào dành cho nữ
D. Tính nam/ tính nữ đề cập tới việc lựa chọn một con người phù hợp với nghề nghiệp
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 5, mục 2.3.1, tr.38)

15/ Ở các nước BRICS, khoảng cách quyền lực có xu hướng cao hơn một số nước
phương Tây nên:
A. Xã hội các nước BRICS không có sự khác biệt giai cấp
B. Các công ty ở BRICS cởi mở hơn nhiều trong việc chia sẻ ý kiến trong tổ chức
C. Chỉ nhân viên cấp thấp được ra quyết định ở các công ty ở BRICS
D. Các công ty ở khối BRICS nhìn chung có hệ thống ra quyết định tập trung hơn
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 8, mục 2.3.1, tr.38)

16/ Công ty có thái độ né tránh rủi ro cao thì có đặc điểm nào sau đây?
A. Theo đuổi sự đổi mới vượt bậc và liên tục
B. Luôn thay đổi vì người tiêu dùng liên tục đòi hỏi sản phẩm mới
C. Bị thu hút mạnh mẽ bởi các khoản đầu tư rủi ro cao và lãi suất lớn
D. Thường tránh các khoản đầu tư mạo hiểm
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 10, mục 2.3.1, tr.40)

17/ Trong các quốc gia sau, quốc gia thị trường mới nổi nào có văn hóa định
hướng dài hạn cao nhất?
A. Anh
B. Mỹ
C. Canada
D. Trung Quốc
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 11, mục 2.3.1, tr.40)

18/ Trong các quốc gia sau, quốc gia thị trường mới nổi nào có văn hóa chủ nghĩa
cá nhân thấp nhất?
A. Ý
B. Mỹ
C. Anh
D. Trung Quốc
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 9, mục 2.3.1, tr.39)

19/ Câu nào là đúng khi so sánh các nền văn hóa ngữ cảnh cao (VHNCC) với nền
văn hóa ngữ cảnh thấp (VHNCT)?
A. VHNCC và VHNCT hầu như không có khác biệt
B. VHNCT nhấn mạnh vào các mối quan hệ và thời gian đa sắc độ
C. Thông điệp trong VHNCC rõ ràng, tường minh hơn thông điệp trong VHNCT
D. Thông điệp trong VHNCC mơ hồ hơn thông điệp trong VHNCT
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 1, mục 2.3.3, tr.40)
20/ Các quốc gia thị trường mới nổi nào là tiêu biểu cho nền văn hóa có ngữ cảnh
cao?
A. Mỹ và Trung Quốc
B. Mỹ và Canada
C. Đức và Canada
D. Ấn Độ và Trung Quốc
--> Đáp án đúng: D (Bảng 2.2, mục 2.3.3, tr.42)

21/ Các quốc gia nào là tiêu biểu cho nền văn hóa có ngữ cảnh thấp?
A. Mỹ và Trung Quốc
B. Ấn Độ, Brazil và Canada
C. Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil
D. Mỹ, Canada và Đức
--> Đáp án đúng: D (Bảng 2.2, mục 2.3.3, tr.42)

22/ Yếu tố nào có thể dẫn đến khoảng trống thể chế tại EMs?
A. Hệ thống quản lí tiên tiến và hiệu quả cao
B. Quyền sở hữu tài sản rất cao
C. Số lượng các tổ chức trung gian chuyên biệt quá lớn và quá hoàn thiện
D. Hệ thống pháp luật kém hiệu quả
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 1, mục 2.3.4.1, tr.44)
23/ Trước khi bước chân vào EMs, các doanh nghiệp cần thiết phải làm gì?
A. Chiêu mộ nhân viên có tài năng
B. Tìm các đối tác đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng
C. Đánh giá các khó khăn sẽ xảy ra trong tương lai từ các lỗ hổng thể chế
D. Cả 3 đáp án trên
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 2, mục 2.3.4.1, tr.44)

24/ Nhóm kinh doanh:


A. Chỉ có một kiểu duy nhất
B. Nhóm kinh doanh kiểu kết nối chỉ chỉ một tổ chức duy nhất
C. Nhóm kinh doanh kiểu kết nối thường có tối đa là 3 tổ chức
D. Nhóm kinh doanh kiểu kết nối thường là các liên minh từ 3 tổ chức trở lên
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 1, mục 2.3.4.2, tr.47)

25/ Để phát triển bền vững, các EMs cần làm gì?
A. Thờ ơ chính trị
B. Không cần can thiệp vào nền kinh tế kể cả hỗ trợ hay khuyến kích và để chúng tự
vận động
C. Hạn chế đầu tư cơ sở hạ tầng
D. Tăng cường khả năng quản lí nhà nước hiệu quả
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 1, mục 2.3.4.4, tr.48)

26/ Các công ty MNEs chuyển đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm sang
một số EMs như Trung Quốc và Ấn Độ vì:
A. Trung Quốc quy mô thị trường rất nhỏ nên dễ kiểm soát
B. Ấn Độ và Trung Quốc có đội ngũ kỹ sư lớn nhưng cơ sở vật chất rất kém phát triển
C. Ấn Độ có quy mô thị trường lớn nhưng nghèo tài nguyên, cơ sở hạ tầng kém phát
triển dễ kiểm soát
D. Trung Quốc có lợi thế quy mô thị trường và Ấn Độ có lợi thế để tìm kiếm tài sản,
tiếp cận cơ sở hạ tầng trí tuệ
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 5, mục 2.3.4.4, tr.50)

27/ Tại EMs, điều gì xảy ra khi chấp nhận sự thâm nhập của MNEs?
A. Công nghệ dần kém phát triển
B. Triệt tiêu áp lực cạnh tranh
C. Không mang lại lợi ích gì cho quốc gia nhận đầu tư
D. Lan tỏa năng lực quản lí
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 8, mục 2.3.4.4, tr.51)

28/ Tín hiệu tích cực của EMs sau khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính là
gì?
A. Kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào các nước khác
B. Tăng trưởng ngưng lại
C. Đầu tư nước ngoài vào dần giảm
D. Tăng thặng dư thương mại
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 6, mục 2.4, tr.54)

29/ Khủng hoảng tài chính 2008 đã ảnh hướng như thế nào đến EMs?
A. Xuất khẩu tăng
B. Xuất nhập khẩu chịu áp lực nhưng chi phí gây quỹ giảm
C. GDP tăng trưởng cao
D. Dòng vốn bị hạn chế
--> Đáp án đúng: D (Đoạn 6, mục 2.4, tr.54)

You might also like