You are on page 1of 54

Mục Lục

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO THẤT THỐN.......................................................................................3


Phần 1. Tổng quan về Đào Thất Thốn..................................................................................................3
1. Định nghĩa...................................................................................................................................3
2. Nguồn gốc: Các Bô Lão Nhật Tân nói là của Trung Quốc.............................................................3
3. Tên gọi ở Việt Nam: Đào Thất Thốn.............................................................................................3
Phần 2: Các loại Đào Thất Thốn và cách nhận biết từng loại theo sơ bộ.............................................3
1. Đào Thất Thốn Bích.....................................................................................................................3
2. Đào Thất Thốn Phai.....................................................................................................................4
3. Đào Thất Thốn Bạch....................................................................................................................5
4. Đào Thất Thốn lá đỏ lửa..............................................................................................................6
CHƯƠNG 2: NHÂN GIỐNG CÂY ĐÀO.....................................................................................................10
Bài 1 : Ươm hạt Cây Hoa Đào............................................................................................................10
1. Thu hoạch hạt đào vào cuối vụ..................................................................................................10
2. Xử lý hạt sau khi thu hoạch xong...............................................................................................10
3. Bảo quản hạt.............................................................................................................................10
4. Các bước ươm hạt Đào..............................................................................................................10
Bài 2: Ghép mắt cây Hoa Đào. (Sử Dụng Gốc Ghép)..........................................................................16
Bài 3: Ghép Mắt/ Cành Cây Đào (Ghép Rễ).......................................................................................18
Giới Thiệu......................................................................................................................................18
Thời Gian.......................................................................................................................................18
Quy Trình.......................................................................................................................................18
Bài 4: Ghép Rễ Vào Cành Đào............................................................................................................20
Bài 5: Giâm cành Cây Hoa Đào. (Không Khuyến Khích)......................................................................25
Bài 6: Chiết cành cây Hoa Đào. (Không Khuyến Khích)......................................................................27
Bước 1. Chuẩn bị...........................................................................................................................27
Bước 2. Tiến hành.........................................................................................................................27
Bước 3. Bó bầu chiết.....................................................................................................................27
Bài 7: Hướng dẫn trồng lại đào sau khi chơi tết................................................................................29
Chương 2: Đất Trồng, Phân Bón, Chăm Sóc..........................................................................................31
Bài 1 : Giá Thể, Đất Trồng Trong Chậu...............................................................................................31
Một số nguyên liệu và cách xử lý:.................................................................................................31
Trộn Giá Thể, Đất Trồng:...............................................................................................................32
Bài 2 : Một Số Công Thức Giá Thể.....................................................................................................33
1.Công Thức Của Thích Uống Beer................................................................................................33
Bài 2: Dinh Dưỡng Ge Siêu Đạm Hoặc Siêu Kali Thay Phân Hóa Học.................................................34
Công Thức Chung : 1 - 3- 10..........................................................................................................34
2.1 Ge kali......................................................................................................................................34
Bài 3 : Bón Phân Cho Đào..................................................................................................................36
Các nguyên tắc :............................................................................................................................36
Bón thúc :......................................................................................................................................36
Cách bón :......................................................................................................................................36
Bài 4 : Cắt Tạo Dăm...........................................................................................................................37
Đối vào Đào Thất Thốn:.................................................................................................................37
Bài 5 : Hãm Đào.................................................................................................................................37
Thời gian hãm................................................................................................................................37
Cách hãm.......................................................................................................................................37
Bài 6 : Tuốt lá Đào thốn.....................................................................................................................38
Chương 3 : Các Loại Bệnh, Phòng Và Chữa...........................................................................................39
Bài 1: Phòng Xì Mủ, Chảy Gôm, Chảy Nhựa.......................................................................................39
Bài 2: Chữa Xì Mủ..............................................................................................................................39
Nguyên Nhân:................................................................................................................................39
Cách 1: Áp dụng cho nhà vườn số lượng nhiều giảm chi phí.........................................................40
Cách 2.Dành cho người chơi và nhà vườn số lượng ít...................................................................42
Một số loại thuốc khác có thể phun :............................................................................................43
Một Số Cách Khác Có Thể Dùng.....................................................................................................44
Bài 3 : Sâu Đục Ngọn.........................................................................................................................45
Một số loại thuốc :........................................................................................................................45
4. Rệp Đào Và Nấm Phấn Trắng.........................................................................................................46
Thuốc trị rệp đào...........................................................................................................................46
Thuốc trị nấm................................................................................................................................47
5. Nhện Đỏ Hại Đào...........................................................................................................................47
6. Bệnh Tuyến Trùng Hại Rễ Đào.......................................................................................................49
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÀO THẤT THỐN

Phần 1. Tổng quan về Đào Thất Thốn.

1. Định nghĩa.

Đào Thất Thốn là tên gọi ở Việt Nam. Là một loại Đào giống lùn theo đúng tên
gọi phổ thông ở các nước trên thế giới.

2. Nguồn gốc: Các Bô Lão Nhật Tân nói là của Trung Quốc.

Tham khảo video theo link: https://youtu.be/C0wMhG041Q8

3. Tên gọi ở Việt Nam: Đào Thất Thốn.

Thất Thốn là tiếng Hán. Thất là 7, Thốn là đơn vị đo cổ. 1 Thốn tương 1 đốt ngón
tay. 7 thốn khoảng 10cm.

Tên gọi được bắt nguồn từ việc tạo hình, tạo dáng thế cho loại Đào này để chơi
theo kiểu Bonsai trên chậu.

Liên kết sự với các lời giải thích của các Bô Lão đi trước thì mình thấy lời giải
thích (7 Thốn chia cành một lần là sát với ý nghĩa của tên gọi nhất). Nghĩa là không
phải cây Đào tự chia cành mà là người trồng loại Đào này phải đốn hạ hàng năm nếu
muốn cây Đào đẹp và cây ấm tán nhiều hoa để chơi vào dịp tết. Năm sau cắt cách vết
cắt cũ tầm 10cm vì ở điểm này vỏ dày thân cành mập và cũng là nơi có nhiều mắt ngủ
khoẻ nhất của cành sau khi cắt mới có thể bật mạnh nhiều chồi lộc hơn bất cứ chỗ nào
trên cành nếu xét về mặt phát triển sinh học. Tạo hình ra được cây như vậy nó sẽ mang
một ý nghĩa có một năm ấm no hạnh phúc và mọi thứ tròn đều theo phong tục văn hoá
của người Việt Nam và Trung Quốc.

Phần 2: Các loại Đào Thất Thốn và cách nhận biết từng loại theo sơ bộ.

1. Đào Thất Thốn Bích.


1A. Bích đơn.
Bích đơn mới xuất hiện do được lai tạo tự nhiên, hoặc có thể là đột biến, đang
theo dõi tiếp những thế hệ sau này, cây con ươm hạt từ cây mẹ cánh đơn, khi xổ hoa
vẫn cánh đơn thì có thể khẳng định là cánh đơn được đột biến vì đột biến gene có tính
bền vững và duy trì được đặc tính cho những thế hệ sau này. Nếu đạt tỉ lệ 50% đơn,
50% kép trong tổng số hạt ươm thì chỉ là giống lai, hoặc biến dị. (Nhận diện như bích
kép)

2A. Bích kép.

Bích kép thuần ở Việt Nam từ ngày xưa. Có màu hoa đỏ đậm nhất trong các loại
Đào thốn, có hoa cánh kép, cánh đơn.

Nhận biết loại Bích kép: Thân, rễ đỏ, mắt nụ hay còn gọi là trấu nụ và mắt chồi lá
có màu đen. Lá búp non ngà màu tía đỏ, rõ nhất là ở mép lá có đường viền đỏ rất nhỏ,
cây càng già màu ngà tía đỏ ở lá non mới ra càng rõ hơn. Nếu để lẫn cây mới nứt hạt
cùng các loại khác, kể cả khi lá màu xanh như nhau thì phần râu ở cuống lá cũng vẫn
giữ được chút ít màu đỏ hơn nên dễ nhận biết hơn khi để lẫn lộn với các loại khác.

B. Bích tàu.
Bích tàu hay còn gọi là Cánh sen, Đỏ tuyết. Có hoa cánh đơn, kép. Cánh đơn
chưa thấy xuất hiện ở Việt Nam. Có màu hoa nhạt hơn màu hoa Bích kép ở (phần
2.1A). Gọi là Bích tàu nhưng thực ra có 2 nguồn nhập là nhập Pháp và Trung Quốc.

Nhận biết loại Bích Tàu: Thân trắng hoặc gọi là thân xanh, rễ trắng, mắt nụ và
mắt chồi lộc trắng có lớp lông nhỏ. Còn 2 loại biến thể nữa là loại mắt đen và loại thân
và vỏ cành non cũng nhìn thấy có màu đỏ sẽ cập nhật sau vì chưa có mẫu để soi xét.
Tổng là 4 loại Bích Tàu. Lá búp non xanh trong hơi ngà vàng không tía đỏ như bích
kép, từ cây lớn đến bé đều vậy. Lá so với Bích kép thì dài và bầu hơn nhưng có màu
xanh mát mắt hơn so với Bích kép.

2. Đào Thất Thốn Phai.


A. Phai đơn
Loại này có nhiều mặt hoa, 5 cánh đơn.

Nhận biết loại phai đơn: Thân, rễ trắng, mắt nụ màu đen. Lá non lên xanh trong,
lá dài hẹp và nhìn cảm giác dài hơn các loại. Cuống lá có 2 hạt châu (Ngọc) ở 2 bên xu
hướng mọc so le nhau, khoảng cách so le dài hơn các loại. Loại phai đơn nhập tàu có
cả loại mắt đen và trắng nhưng mắt nụ to hơn và đa dạng về màu sắc

B. Phai kép.

Loại phai kép hiện tại có 2 loại là phai kép đậm và phai kép nhạt màu.

Ngoài ra còn chia ra 2 loại là:

1 loại nở sớm là loại thân xanh, mắt đen

1 loại nở muộn là loại thân sọc đỏ mắt trắng đục.

Dòng TT phai kép nở sớm.


Dòng TT phai kép nở muộn.

Nhận biết loại phai kép: Thân trắng, rễ trắng, mắt nụ đen, lá giống Bích tàu (Cánh
sen) nhưng nhìn cảm giác mỏng hơn mép lá hơi lượn sóng. Cánh hoa xoăn so với các
loại khác. (Cây non chưa có hạt ươm để quản sát cập nhật sau).

3. Đào Thất Thốn Bạch.


Thất Thốn Bạch là loại duy nhất về các loại Đào có nụ và hoa có một màu trắng
thuần một màu không bị có ám màu, có giá trị cao nhất trong các loại Đào Thốn. ( Đào
bạch thường vẫn có ám hồng khi nụ mới rách màng chuẩn bị nở ).

Hiện tại sơ lược phát hiện có 2 loại, 1 nguồn gốc (trần Toàn) lá to dài đốt ngắn
thân xanh mập bụ. 2 nhập tàu lá nhỏ dài, đốt dài thân vỏ vàng mỏng, hoa có loại cánh
đơn, kép
Ngoài ra còn có những biến thể khác pha màu nhưng chỉ được gọi là trắng ám,
ám 1-2-3.. cánh hoa có màu đỏ hoặc số lượng lớn hơn, có kẻ sọc đỏ ở các cánh hoa các
loại biến thể này chưa thấy xuất hiện loại 5 cánh đơn.

Nhận biết loại Thất Thốn Bạch. Thân, Rễ trắng, mắt nụ trắng, lá có 2.3.4 hạt châu
mọc xu hướng đối xứng nhau và hạt châu này to hơn hẳn các loại khác. Lá có màu
xanh sáng màu, nhiều răng cưa ở mép lá hơn các loại khác.

Cây nứt hạt lá xu hướng mọc thẳng đứng và có màu xanh riêng biệt sẫm màu ko
giống bất cứ loại nào nên rất rễ nhận biết.

4. Đào Thất Thốn lá đỏ lửa.


Loại này đặc trưng là lá có một màu đỏ sậm không lẫn vào đâu được nên rất dễ
nhận biết.

Hoa có cánh đơn và kép, đa số là cánh đơn, cánh kép ít thấy cánh kép xuất hiện.
CHƯƠNG 2: NHÂN GIỐNG CÂY ĐÀO

Bài 1: Ươm hạt Cây Hoa Đào.

1. Thu hoạch hạt đào vào cuối vụ.

Khi thấy một số quả chín rụng là lúc đó chúng ta có thể thu hoạch quả để lấy
hạt. Mỗi loại đào chín vào mỗi mùa khác nhau chỉ có phương pháp này mới xác định
được cuối vụ của từng loại.

2. Xử lý hạt sau khi thu hoạch xong.

Nếu số lượng ít thì các bạn có thể lọc cùi quả để lấy hạt. Nếu số lượng nhiều thì
chọn chỗ râm mát chất đống để chín nhũn ra rồi đi ủng dẫm choét ra để lấy hạt. Sau khi
lấy hạt xong các bạn ủ cát ẩm tầm 5-7 ngày cho vi sinh vật phân hủy hết phần cùi còn
xót rồi mang ra đãi rửa sạch và nhúng hạt vào nước vôi trong pha loãng tầm 3-5 phút
rồi nhấc ra lấy hạt phơi hong trong bóng râm có mái che tầm 10-15 hôm.

3. Bảo quản hạt.

Sau khi hong khô xong các bạn cho vào túi nilon buộc chặt và lồng thêm vào 2-
3 lớp túi nilon nữa rồi buộc chặt bỏ vào chum vại có lắp đậy kín để nơi thoáng mát để
chính vụ mang ra ươm. Chính vụ tính từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 âm.

4. Các bước ươm hạt Đào.

Chuẩn bị giá thể để ươm.


Nếu ươm số lượng nhiều nhân hạt các bạn nên chuẩn bị kĩ càng từ trước. Pha
trộn đất phù sa pha cát hoặc đất thịt, trấu + phân chuồng đã ủ hoai mục chộn đều với tỉ
lệ 1:1 (1đất + 1trấu + 1xỉ đập thật vụn hoặc cát vàng cánh to). Xong lên luống hoặc vào
bầu ươm.
Nếu ươm số lượng ít giá thể nên dùng bằng viên nén sơ dừa cho tiện dụng. Sau khi lên
thành cây có thể đặt trồng luôn trên bầu ươm hoặc trên chậu.
 Hạt Đào có thể ươm luôn sau khi hong khô. Không phải chờ đến chính vụ
nhưng sẽ phải mất công chăm sóc cây non hơn vì mùa hè nhiệt độ quá cao để
cây non có thể chịu đựng được và nhân hạt dễ thối ủng, để thực hiện trái vụ các
bạn phải chuẩn bị nơi có mái che và ánh sáng nhẹ.
Các bước ươm chính vụ và trái vụ như nhau.
 Đập hạt lấy nhân.
Dụng cụ hiệu quả là thanh sắt phi hoặc búa đập đá tránh trơn trượt. Khi đập hạt,
dựng sống hạt hai bên lên để đập và dùng lực nhẹ vừa đủ để đập. Khi nghe tiếng tách
thì nhấn nhẹ thêm mấy lần nữa là đc. Chú ý đập cẩn thận không vỡ hỏng nhân hạt.
 Ngâm nhân hạt với nước sạch.
Sau khi đập lấy nhân xong thì mang rửa sạch ngâm nước. Dùng một bát to nước
sạch lấy một giọt nhỏ Atonik hoà vào rồi bỏ nhân hạt ngâm tầm nửa tiếng. Sau nửa
tiếng thì gạn sạch hết nước trong bát đi thay nước mới vào ngâm nhân hạt. Những lần
sau không phải hoà Atonik vào nữa, ngâm tầm 1-3 ngày, thay nước 12h/lần. Kiểm tra
khi nào thấy hạt căng tròn lên là đc không ấn định thời gian bao lâu tùy theo mức độ
ngấm nước của nhân hạt.
 Ủ lạnh để nhân hạt chống thối ủng.
Việc ủ lạnh nhân hạt rất cần thiết vì duy trì đc nhiệt độ cần thiết không ngắt
quãng để kích thích hạt nảy mầm với các cây ngủ đông như cây Đào. Khi ươm nhân
hạt trái vụ thì việc ủ lạnh này càng cần thiết hơn vì hạn chế đc thối ủng nhân hạt tối ưu
nhất.
Tiến hành ủ lạnh.
Lấy khăn sạch, giấy ăn hay bông gòn y khoa nhúng nước vắt nước lấy ẩm không
được để xũng rồi rải đều ra và vớt nhân hạt để vào gấp lại cho vào túi zip bỏ trong ngăn
mát tủ lạnh và vặn nút công tắc ngăn mát về mức thấp nhất để không bị quá lạnh làm
hỏng nhân hạt.
Nếu để nguyên nhân hạt không bóc màng thì sau 1-3 tháng nhân sẽ tự nảy mầm
nhưng phải kiểm tra nếu thấy thiếu ẩm thì phải cấp thêm ẩm, cách này áp dụng với
chính vụ và số lượng nhiều nhân hạt.
Nếu các bạn muốn nhân hạt nhanh nảy mầm thì sau 10 ngày các bạn mang nhân
hạt ra bóc màng nhân hạt để ươm, áp dụng số lượng ít nhân hạt và ươm trái vụ. Cách
này vẫn có thể áp dụng đối với chính vụ.
 Ươm nhân hạt.
Trước khi mang nhân hạt ra ươm các bạn tưới nước cho Viên nén xơ dừa no
nước, bầu đất hay vườn ươm trước mấy hôm để khi tra nhân hạt vào bầu ươm hay
vườn ươm khi tưới nước không gây ra sụt lún đất làm nhân hạt trơ ra khiến thiếu ẩm
khó phát triển thành cây và gặp nhiều rủi ro như chuột, sên và côn trùng xơi nhân hạt.
Ươm nhân hạt chính vụ số lượng nhiều nhân hạt các bạn lấy nhân hạt đã nảy mầm sau
khi ủ lạnh 1-3 tháng, khoét một lỗ sâu tầm 2cm tra nhân hạt vào và phủ đất lại
Ươm nhân hạt trái vụ số lượng ít nhanh nảy mầm, cũng có thể áp dụng sang
chính vụ. Sau khi ủ lạnh 10 ngày các bạn lấy nhân hạt ra rồi bóc màng nhân hạt ra để
ươm bằng viên nén xơ dừa. Lấy que nhọn gẩy miệng viên nén sơ dừa đã ngấm no nước
rồi khoét lỗ tra nhân hạt vào và vun phủ kín nhân hạt lại.
Chú ý:
Khi tra nhân hạt đầu nhọn cắm xuống vì đó là nơi phát triển rễ và mầm chồi cần
phải tiếp xúc trực tiếp với giá thể để phát triển.
Pha nước tưới sau khi tra nhân hạt xong để tưới. Dùng Atonik và nấm đối kháng
Tricoderma. Hoà loãng hơn so với hướng dẫn. Tỉ lệ 1/3 theo hướng dẫn để tưới.
Đối với vườn ươm thì cắm que tre tạo thành khung vòm để phủ nilon kín giữ ẩm
và che mưa. Khi nào thấy lên chồi thì vén dần nilon lên. Không tháo bỏ nilon cho đến
khi cây cứng cáp. Chú ý giữ ẩm
Đối với dùng viên nén xơ dừa thì để ráo nước cho vào hộp nhựa trong đậy kín
lại. Khi nào thấy lên chồi non thì hé mở nắp đậy dần để nơi ánh nắng nhẹ che mưa.
Chú ý giữ ẩm khi nào thấy nhiều rễ ăn ra thì mang ra trồng trong bầu đất hoặc chậu
trồng.
Chúc các bạn thành công.
Dụng cụ đập hạt.

Nhân hạt tong teo trước khi ngâm nước, không phải hỏng khô.

Rửa sạch nhân hạt, ngâm hạt sau 24 tiếng hoặc hơn kém, thấy hạt căng phồng là được.
Ảnh 1: Bỏ nhân hạt vào túi zip có khăn ẩm sạch hoặc bông gòn sạch y khoa vắt hết
nước chỉ để ẩm.

Ảnh 2: Nhân hạt không bóc màng có thể để trong ngăn mát tủ lạnh sau 1-3 tháng mới
nảy mầm. Nếu bóc màng nhân hạt thì sau 10 ngày ủ lạnh lấy ra bóc màng nhân hạt ra
để ươm.

Sau khi bỏ ra tủ lạnh, nhiệt độ trong túi khoảng 4-5 độ mà ngoài trời 40 độ nên hạt dễ
bị sốc nhiệt, vì vậy nên phải nới mát, để hạt vào chỗ thoáng mát.
Bài 2: Ghép mắt cây Hoa Đào. (Sử Dụng Gốc Ghép)

Ghép mắt cây Hoa Đào.

Chăm sóc tốt và phòng bệnh phun thuốc định kỳ cho cây gốc ghép và cây bố mẹ
sạch bệnh để đảm chất lượng cây giống sạch bệnh.

Chuẩn bị dao ghép thật sắc bén cắt ngọt đã được khử trùng. Dây nilon loại
chuẩn dùng cho ghép cây là tốt nhất nó sẽ tự hủy không cần tháo, nếu dùng loại khác
thì các bạn chú ý tháo dây sau 2,5 -3 tháng không sau này cây phát triển sẽ gậm luôn cả
dây.

Tiến hành chọn thời điểm sáng sớm mát mẻ 5-7h sáng khi chưa có ánh mặt
trời.

Chọn mắt ghép sắp phát triển sinh trưởng sẽ đạt hiệu quả cao.

Cách nhận biết và phân biệt mắt ghép tốt để lấy ghép. Trên một cành sẽ có
những mắt ghép phát triển không đồng đều thường thì mắt tốt sẽ phát triển trước dấu
hiệu nhận biết nó nhìn các mắt ghép mắt nào có kích cỡ lớn và có viền sáng xung
quanh các lớp trấu vỏ, hoặc mắt đã thò ra chút xíu đầu búp là chúng ta có thể lấy được
để ghép.

Khi ghép mắt các bạn cố gắng thao tác nhanh tay nếu làm chậm mắt ghép khô
nhựa và bị oxi hoá khó đạt được kết quả như mong muốn.

Xem hình minh hoạ phía dưới để thực hiện ghép mắt.

Sau khi ghép mắt xong tầm 15 ngày sau các bạn dùng loại cưa có răng nhỏ cắt
thân cây gốc ghép cách mắt ghép tầm 1,5-2cm, để nhựa cây chủ tập chung nuôi mắt
ghép, cẩn thận khi cưa nhịp chậm tay tránh toạc vỏ cây bay mắt ghép. Sau 2,5-3 tháng
thì tháo dây ghép ra.

Chúc các bạn thành công.


Bài 3: Ghép Mắt/ Cành Cây Đào (Ghép Rễ)

Giới Thiệu
Ghép vào rễ cấp độ nhân giống N+ cho các bạn tham khảo

Vào mùa ghép đào cũng là mùa đánh bứng đào của các nhà vườn rễ thừa bỏ đi rất
nhiều.

Cây đào trong mùa lạnh thu hầu hết dưỡng chất vào thân rễ lên rất khoẻ

Mình quan sát thấy các phần rễ thừa khi bứng đánh cây diễn ra xùi liền sẹo (1 cá thể
cây bất kì các giống loại có quá trình tự liền sẹo đồng nghĩa với việc cây khoẻ và ghép
mắt vào ngay cả trên với 1 khúc rễ)

Thời Gian
Thời gian ghép rễ cũng giống thời gian ghép trên cây gốc ghép, khoảng tháng 10 âm
lịch đổ đi

Quy Trình
Ghép rễ cũng không khác gì ghép trên gốc ghép

Lưu ý: Sử dụng rễ non sẽ đạt chất lượng ghép tốt hơn rễ già, rễ non là rễ nhìn còn trẻ,
đường kính khoảng 1,5 cm đổ xuống.

Cách 1: Để đảm bảo nhất thì rễ nguyên dưới đất ghép đào vào, lấy nilong buộc
phần ghép và phần rễ nhô lên khỏi mặt đất để tránh mất ẩm, xong đó đào xung quanh
ước chừng hơn 10cm rễ cưa 2/3 thân rễ, khi mắt ghép đã liền và phát triển thì cưa nốt
và đánh ra trồng. Chú ý do rễ nguyên dưới đất nên để ý thoát nước và trời mưa.

Cách 2: Ghép trên các khúc rễ đã đánh lên

Thao tác cắt các khúc rễ tầm 10 cm tuỳ vào sở thích hoặc độ quái khúc rễ
Ghép các giống đào yêu thích vào rễ theo quy trình ghép bình thường, sau đó đem
trồng và dưỡng ẩm, với các rễ quá dài thì thêm bước nhỏ bọc ninong luôn cả phần
rễ( gốc ghép) nổi trên mặt đất

Với cách này có các ưu điểm:

-10cm rễ (gốc ghép) lên cấp độ nhân phôi ghép từ 1 cây đào mẹ là cấp độ N+

- Thực hiện với các đoạn rễ dài (rễ đào thì mềm và quái) nên việc tạo ra các siêu phẩm
dáng văn nhân dáng quái bonsai đào sẽ đơn giản và nhanh hơn bao giờ
Bài 4: Ghép Rễ Vào Cành Đào

Xem hình ảnh minh hoạ


Kĩ Thuật:
Thời gian: Bắt đầu ghép rễ vào cuối năm hoặc đầu mùa xuân vào tầm tết. Sau khi vết
ghép liền, rễ liền sẹo và ra rễ (khoảng 20-30 ngày) thì có thể cắt ra trồng

Cách làm: Làm vào lúc trời râm mát sáng sớm hoặc chiều tối, khoanh hết vỏ cây như
triết cành 1 khoảng 3 – 4 cm, sau đó ghép 1 đoạn rễ dài khoảng 3 – 4 cm vào phía trên
của vết khoanh. Tuỳ thuộc đường kính của cành mà số lượng số rễ ghép vào. Rễ ghép
cắt vát 2 góc chữ V nhọn. Sau đó buộc cố định vết ghép và buộc kín. Không cần phải
đắp đất như triết.
Bài 5: Giâm cành Cây Hoa Đào. (Không Khuyến Khích)

Chú ý: Không thực hiện khi cây bố mẹ yếu, kém chậm phát triển và những cây đã
đánh bầu. Chuẩn bị cây bố mẹ để giâm cành thì chăm sóc tốt để cây phát triển khỏe
mạnh và ko cho phân hoá mầm hoa sớm, phun thuốc định kỳ để phòng trị sạch bệnh.
Từ tháng 9 - 11 âm là thời gian tốt nhất để thực hiện việc giâm cành cây Hoa Đào,
chọn thời điểm mát trời để thực hiện xem dự báo thời tiết 15 ngày sau.

Chuẩn bị.

 Thuốc kích thích ra rễ.


 Cành giâm.
 Dao sắc bén cắt ngọt.
 Chén uống trà dùng để pha thuốc giâm.
 Chép, bay thợ xây.
 Cốc nhựa úp, bảo quán trà sữa nó để lại cho ít.
 Bạt nilon che phủ vườn ươm loại sáng màu.
 Que tre đã chẻ dài tầm 2,5 - 3m đã dóc sạch.

- Chuẩn bị giá thể giâm cành cây Hoa Đào tất cả đã phải dược khử sạch bệnh. Tỉ lệ pha
trộn giá thể giâm cành cây Hoa Đào: 20 % đất khô ải đập vụn hết cỡ + 40% cát vàng
cánh to, xỉ đập vụn hết cỡ, sỏi + 40% mùn (Cám dừa, chấu hun, phân chuồng hoai
mục). Tất cả chộn thật đều, chộn đi chộn lại như đảo vữa xây dựng xong cho vào chậu
ươm hoặc quây lại để lên luống.

- Chậu ươm cành yêu cầu càng to càng tốt thoát nước thật nhanh không ứ đọng. Sau
chọn chỗ râm mát để vào đó và tưới nước và để khô se lại ít ngày rồi mới giâm cành.

+ Cắt cành giâm từng đoạn tầm 7-10cm, chọn những đoạn có mắt ngủ to đều rồi cắt vát
2 đầu thật ngọt và mịn. Đầu cắm xuống đất thì cắt vát hơn so với đầu trên.
Chúng ta pha thuốc kích rễ. Tỉ lệ : 1giọt + 1chén nước uống trà, ai dùng nhiều
thì theo cứ tỉ lệ mà pha cho đủ, khi bỏ cành giâm vào ngâm thuốc phải ngập sâu tầm 2-
3cm ngâm trong 20-30 phút. Sau khi ngâm thuốc xong các bạn mang ra ủ cát sạch
nhiều ẩm và đặt nằm rồi phủ cát để lộ đầu ngọn lấy tay ép nhẹ cát xuống, xong phủ kín
nilon tầm 5-7 ngày nhưng không tưới nước. Sau 5-7 ngày lấy ra để giâm, tác dụng làm
se vết cắt và chớm sùi mô sẹo giảm thiểu thối ủng. (Vấn đề này vẫn cần mọi người
nghiên cứu thêm các biện pháp tối ưu hơn để bổ xung hoàn thiện hơn vì đây là yếu tố
quyết định tỉ lệ giâm cành sống cao).

Xới thật tơi xốp đất rồi hạ cành giâm xuống. Xong xuôi tưới đẫm nước 2-3 lần
cách nhau 30 phút. Chờ cho dóc hết nước thì rải cám dừa hoặc úp cốc nhựa giữ ẩm với
số lượng ít, còn nhà vườn dùng que tre dài tầm 2,5-3m đã dóc sạch sẽ cắm hình cung
để làm giàn che. Gia cố chắc chắn đề phòng mưa gió xong phủ bạt nilon trắng thật kín
để giữ ẩm thiết kế sao cho lúc phun tưới đc thuận tiện. Phủ thêm lớp lưới đen che nắng
đề phòng nắng to, hôm râm trời thì vén lưới lên để cây có ánh sáng quang hợp. 10-15
ngày cành giâm sẽ tạo mô sẹo lấp liền vết cắt, sau một tháng cành giâm sẽ bắt đầu ra
rễ. Đủ 2 tháng bắt đầu bón nhẹ phân để cây phát triển.

Chế độ phân bón cho cành giâm sau khi ra rễ là phân chuồng hoai mục đã xử lý nấm
bệnh loại vụn chộn với Tricodema để rải nhẹ trên mặt. Tỉ lệ pha trộn theo hướng dẫn.

Chúc các bạn thành công.

Thuốc kích rễ
Bài 6: Chiết cành cây Hoa Đào. (Không Khuyến Khích)

Phần này mình xin nhắc về chiết cành Hoa Đào Thốn thôi. Hoa Đào Thường thì
giá cây giống rẻ không nên làm theo nhưng một số cần cũng có thể áp dụng đc nhưng tỉ
lệ thuốc thì giảm đi chút ít.

Thời gian chiết cây Hoa Đào vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm là đẹp nhất.

Bước 1. Chuẩn bị

Dao nhỏ sắc. Giá thể sạch khử mầm bệnh (chất mùn cám dừa, rêu rừng v.v. Những
loại giữ ẩm tốt). Nilon tối màu để bó bầu. Dây quấn. Chậu nhỏ.

Bước 2. Tiến hành.

Dùng dao nhỏ khoanh 2 đường xung quanh cành chiết cách nhau 3cm rồi lột sạch vỏ
cạo sạch phần thân gỗ vừa lột vỏ cạo từ phía trên xuôi phía dưới không đc cạo ngược
tránh dập phần vỏ phía trên vì nơi đó sẽ tạo ra bộ rễ sau này. Cạo xong để khô tầm nửa
tiếng làm như vậy cây sẽ chết mô tái sinh sẽ không tái tạo lại đc lớp vỏ mới thì các bạn
chiết mới thành công. Rất nhiều bạn mắc phải sai lầm này khi chiết cành là ko vệ sinh
sạch chỗ khoanh vỏ dẫn đến thất bại, có khi mấy tháng sau cũng chẳng thấy rễ đâu chỉ
sùi u lên một cục to sần sùi.

Sau khi khoanh vỏ để khô dùng nilon buộc kín tầm 15 ngày kiểm tra thấy sùi trắng
phồng lên thì pha thuốc kích rễ. Tỉ lệ 4 giọt một chén nước uống trà. Quét đẫm thuốc
vào chỗ khoảnh vỏ xong để ráo rồi bó bầu đất .( Thuốc kick rễ xem ảnh phía dưới )

Bước 3. Bó bầu chiết.

Đặt giá thể vào chậu xịt đẫm nước đảo đều chờ ngấm nước no rồi mang ra bó xung
quanh chỗ khoanh vỏ chắc tay bằng miếng nilon tối màu nhiều vòng rồi quấn dây xung
quanh để giữ bầu chiết. Xong rạch vài lỗ thông khí xung quanh bầu chiết. Kiểm tra nếu
thấy thiếu ẩm thì dùng xilanh bơm kim tiêm chọc vào bầu để bơm nước vào. Bơm vào
từ phía trên bầu xuống.
Tầm 3 tháng thấy rễ thò ra thì chúng ta tháo vỏ bầu ra đắp thêm một lớp giá thể nữa để
cho bộ rễ phát triển cứng cáp. Sang tháng 2 âm là có thể cắt cành chiết mang ra đất
trồng rồi khi trồng thì tưới ít nước thôi các bạn nhé vì rễ yếu nhiều nước không tốt.
Nếu trời nắng thì che đậy và phun nước giữ ẩm cả thân cành tránh phun nước lúc nắng
to.

Chúc các bạn thành công.


Bài 7: Hướng dẫn trồng lại đào sau khi chơi tết.

Bài này mình xin chia sẻ một số điều cơ bản để các bạn chuẩn bị trước khi mua
cây Hoa Đào về chơi tết.

Nếu các bạn xác định trồng lại cây Hoa Đào Của mình chơi sau tết thì nên đi
mua cây trước một tuần, nếu có điều kiện thì các bạn nên đến tận vườn mua. Chọn cây
khoẻ thân tơ vỏ bóng, cành to mập, sạch bệnh không thấy hiện tượng chảy gôm, chảy
nhựa bệnh này rất khó chữa, có chữa đc thì cũng nát hết cây. Còn nếu ra chợ mua thì
các bạn cũng cố gắng chọn được cây đủ tiêu chí vừa nêu trên.. Lưu ý chậu trồng phải
thoát nước thật nhanh nhé.

Khi mang cây về các bạn chọn chỗ râm mát đặt chậu cây, tháo bó bầu ra và đưa
vào chậu đổ đất xung quanh lấy que chọc xung quanh cho đất xuống chặt không bị
hổng lỗ. Trồng xong tưới đẫm nước cho chặt đất và để bên ngoài mấy hôm chờ cây
tỉnh lại rồi mới bê vào nhà để chơi tết như vậy hoa sẽ bền hơn, không nên mang vào
nhà luôn vì cây cần có thời gian phục hồi và cần ánh sáng quang hợp để phục hồi. Chú
ý giữ ẩm thường xuyên.

Chơi tết xong các bạn nên đưa ra ngoài sớm để cây hồi lại mấy hôm. Và rang ít
đỗ tương rải đều xung quanh chậu – đỗ tương sẽ cung cấp đủ khoáng chất cần thiết
để mầm non phát triển và ko gây sót rễ non (đỗ tương rang lên thì sẽ không mọc đc
cây, và khử đc mầm bệnh, nhưng phải bả chuột trước khi rải đỗ tương không nó xơi
hết). Xong xới đất chộn đều lên. Nếu đất khô thì tưới nước, đất ẩm thì chờ khô mới
tưới. Sau 15 ngày đỗ tương cũng bắt đầu phân hủy (15 ngày tưới nước 1 lượt). Bổ
xung lân vôi quanh miệng chậu, không rải vôi lân sát gốc cây.

Tiến hành cắt cành.

Việc cắt cành chỉ nên thực hiện sau khi cây mang ra ngoài sân tầm 1 tuần lúc này cây
đã phục hồi lại các chức năng quang hợp, vận chuyển nhựa v.v giúp cho cây bật mầm
nhanh và không bị chết do sốc thay đổi môi trường đột ngột, khi cắt cành nên để lại vài
cành nhỏ răm sẽ an toàn hơn cho việc hấp thụ dinh dưỡng và quang hợp không nên cắt
hết toàn bộ. Việc cắt cành sau khi chơi tết nhằm làm trẻ hoá cây Hoa Đào và giữ lại
dưỡng chất nuôi mầm non sau này. Hoa chỉ nở nhiều trên những cành mới thế nên
chúng ta muốn cây khoẻ hoa nhiều thì phải cắt cành. Khi mầm non bật ra nhiều thì bắt
đầu phun thuốc phòng bệnh cho cây.

Chúc các bạn thành công.


CHƯƠNG 3: ĐẤT TRỒNG, PHÂN BÓN, CHĂM SÓC.

Bài 1: Giá Thể, Đất Trồng Trong Chậu.


Đào là loại cây chịu hạn tốt hơn chịu úng, vì vậy đất trồng đào trong chậu không
nên quá ẩm, nếu trồng ngoài ruộng nên trồng trên đất cao, có mô đất cao.

Trồng trong chậu, điều quan trọng nhất là giá thể và thoát nước, đối với đào,
khả năng thoát nước càng đóng vai trò quan trọng, giá thể thông thoát, thoát nước tốt sẽ
tạo không gian tốt cho rễ đào phát triển

Một số nguyên liệu và cách xử lý:

 Xỉ than tổ ong:

Lõi xỉ than. Lấy rổ lỗ to sàng. Sau lấy rổ lỗ bé sàng để loại bột. Bột loại ra để một phơi
nắng mưa đừng dùng luôn gây xót rễ cây ko lớn được.

Tăng cường thêm lân nếu dùng xỉ.

 Đất sét:

Đất sét xay nhuyễn, vo viên rồi phơi ráo, nung ở nhiệt độ 40 độ C, nung như vậy để
khử bớt hạt cỏ, phần lớn nấm gây bệnh.

 Phân chuồng hoai mục:

Phân chuồng được ủ hoai mục và trộn với nấm đối kháng tricoderma, có tác dụng
tăng cường phòng bệnh cho cây, liều lượng dùng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

 Vỏ lạc:

Xử lý vỏ lạc, rồi đập nhỏ trộn cùng tất có tác dụng tơi xốp như xỉ than
Trộn Giá Thể, Đất Trồng:

Mới đầu cứ đất sạch pha trộn mùn (xơ dừa, phân chuồng hoai mục,…) và xỉ mà trồng
sau 1 tháng mới bón phân. Đừng trộn phân gì vào đất ngoài vôi và chút lân. Chú ý
thoát nước tốt nữa là đc.

Đáy chậu đập sỉ than đập dập tầm ngón tay cái, lót 1 lớp trước, đất thì trộn với xỉ đập
tầm ngón tay út ..
Bài 2: Một Số Công Thức Giá Thể

1.Công Thức Của Thích Uống Beer


Đất thịt 30%(tribat) + phân trùn quế 30% + Đá vermi 20% + đá permi 20%

Thay đá bằng đất sét nhật cũng được hoặc thay bằng vỏ lạc đập nhỏ cũng ok

Hình ảnh rễ cây trồng trong giá thể của bác Thích Uống Beer.
Bài 2: Dinh Dưỡng Ge Siêu Đạm Hoặc Siêu Kali Thay Phân Hóa Học.

Công Thức Chung: 1 - 3- 10

 100g/100ml : đường nâu, nước mía hoặc rỉ mật.


 300g : nguyên liệu ( đạm = đậu nành, kali = chuối,…)
 1000 ml nước.

Thời gian ủ 90 ngày.

Liều lượng : 5 – 7 ml/ 1 lít nước sử dụng với cây trồng trong đất.

2 – 3 ml/ 1 lít nước sử dụng với hoa lan .

Thu hoạch sản phẩm vừa thơm vừa an toàn cho người sử dụng.thích hợp cho việc chăm
sóc cây cảnh ngoài xân,trong nhà…

Sử dụng vào chiều tối.

2.1 Ge kali.

Nguyên liệu : Chuối

Công thức như trên

 Sử dụng chuối xanh : Thu được nhiều hoocmon sinh trưởng hơn.
 Sử dụng chuối chin : Thu được nhiều kali hơn, nhiều vitamin các loại hơn.

Tóm lại là sử dụng chuối nào cũng được tùy theo loại đang có sẵn.

Cách làm : chuối thái lát miếng vừa tầm 0,5 mm, bỏ vào nước sạch và nước mía theo
tỉ lệ trong công thức. Để trong hộp nhựa ( không dùng hộp thủy tinh) đóng kín nắp
vào chỗ mát tránh nắng trực tiếp. Trong 1-2 tuần đầu , quá trình lên men rất mạnh,
nên sẽ rất nhiều khí trong hộp, vì vậy hàng ngày phải mở nhẹ nắp cho khí thoát ra rồi
đóng lại.

Hạn sử dụng : không có hạn, sử dụng hết thì thôi. Dung dịch để càng lâu càng tốt. Để
lâu thì thêm công dụng kháng khuẩn.
Nguồn : https://www.youtube.com/watch?v=VoPfb3e-
nRs&feature=youtu.be&fbclid=IwAR1OjoqplR0lrdK0tF5_S3PUiHaN4R4mBilq8S55s
yTadVe4VNJzEtuu-Ho

Xem thêm các loại Ge khác các bác tìm trên youtube #hoalanxuannguyen.
Bài 3: Bón Phân Cho Đào.

Các nguyên tắc:

 Nên bón phân loại tỉ lệ cân đối trong năm. Tháng 8 mua loại có tỉ lệ lân và kali
cao.

Bón thúc: Ngay sau khi trồng đến 15 tháng 7 âm lịch phải thường xuyên bón thúc.

 Lượng đạm sẽ giảm dần từ lần bón thúc đầu tiên đến lần bón cuối.
 Khoảng 15-20 ngày bón thúc 1 lần.

Cách bón:

 Rạch lót lớp cách gốc 20-25cm rắc đều xung quanh và lấp đất.
 Hòa nước và tưới vào gốc.
 Phun phân qua lá.

Nên áp dụng phối hợp cả 3 cách.

 Mỗi lần bón 0,1-0,5 kg/ cây tùy độ tuổi.


 Phân qua lá tốt nhất là: Atonik, Đầu trâu 501,502.
 Nếu có điều kiện ủ phân cá, bổ sung NPK vào nước phân đó rồi hòa loãng, nên
hòa loãng và tưới nhiều lần. Không tưới vào ngày mưa hoặc mới mưa xong.
Bài 4: Cắt Tạo Dăm.

Đào sau khi trồng, đến tuổi cắt thì cắt. Mỗi lần cắt cách nhau 1,5 – 2 tháng. Trong 1
năm thường sẽ cắt 3 – 4 lứa tùy thuộc vào cây và cách chăm sóc từng người.

Đối vào Đào Thất Thốn:

Thốn thì vặt lá, bón phân giữ ẩm, đến lúc nảy chồi cắt đâu thì cắt. Muốn nó lên chồi
chỗ nào thì vặt lá chỗ đó.

Bài 5: Hãm Đào.

Thời gian hãm: Cuối tháng 7- 8 âm. Tùy cây, khi hãm lộc thường cao 30-40 cm.

Cách hãm: Hãm thủ công.

Khi vặt lá trên 1 cây, ta vặt làm nhiều đợt, mỗi tán ta chỉ vặt 1 đợt vài ngọn chia đều
các tán tránh nở rộ cả cây.
Đánh bầu cây, phơi nắng 2-3 hôm rồi lấp đất lại Lấp đất xong 1-2 hôm sau hồi ẩm từ
đất xong mới tưới chút nước xung quanh bầu. Đừng tưới nhiều và giữa bầu b.1-2 hôm
sau mới tưới nhiều với chút kích rễ. Mua phân loại cho ra hoa đậu quả có kí hiệu TE ở
sau và hoà loãng ra để tưới bón sau 15-20 ngày ...

Bài 6: Tuốt lá Đào thốn

Từ ngày 17/09 âm lịch sẽ tiến hành tuốt lá một số giống đào sau:
 Đào thất thốn cánh sen
 Đào thất thốn bích kép
 Đào thất thốn phai kép
 Đào bích nhung
Tuốt lá cho cây từ 2 năm tuổi đổ lên. Hoàn thành công việc tuốt lá trước ngày 25/9 âm
lịch.
Note: sau khi tuốt lá sẽ hạn chế tưới nước (chỉ giữ độ ẩm vừa phải) và bón lân hai lần
vào tháng 10 và 11 âm lịch.
CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI BỆNH, PHÒNG VÀ CHỮA.

Bài 1: Phòng Xì Mủ, Chảy Gôm, Chảy Nhựa.

Việc trị bệnh không bằng phòng bệnh. Làm cỏ sạch sẽ, khơi thông rãnh thoát
nước, phun thuốc rải vôi khử trùng theo định kỳ, nhất là vào đầu mùa mưa và bón
phân chuồng hoai mục đã ủ với nấm đối kháng Tricoderma, bón để cây có sức đề
kháng tốt chống chịu bệnh tật.

Phun thuốc phòng trị Apline 80 WG.

Quét vôi gốc cây trước tháng 3.

Bài 2: Chữa Xì Mủ.

Hướng dẫn trị bệnh chảy gôm, chảy nhựa trên cây Hoa Đào.
Áp dụng cho nhà vườn.
Việc trị bệnh không bằng phòng bệnh. Làm cỏ sạch sẽ, khơi thông rãnh thoát
nước, phun thuốc rải vôi khử trùng theo định kỳ, nhất là vào đầu mùa mưa và bón phân
chuồng hoai mục đã ủ với nấm đối kháng Tricodema, bón để cây có sức đề kháng tốt
chống chịu bệnh tật.

Nguyên Nhân:

 Trước đây bệnh này người ta chuẩn đoán do nấm gây ra nhưng một nghiên cứu
mới nhất mà một giáo sư người Bungary đã tìm ra đc là do vi khuẩn
Xanthomonas pruni gây ra. Và thuốc trị bệnh này hiệu quả nhất là (Sunphat kẽm
+ Vôi).
 Nguyên nhân do chăm sóc là thiếu ẩm khô vỏ, hoặc do lúc uốn cành khi già sẽ
hay bị nhiễm bệnh. Nói chung là do vỏ thân bị hở nên nhiễm bệnh. Ướt mà bị là
do bị nhiễm bệnh từ trước.
Cách 1: Áp dụng cho nhà vườn số lượng nhiều giảm chi phí.

Có thể dùng Sunfat kẽm 1% hoặc Sunfat đồng 1%- Boocdo 1%)
Công thức như sau.
Pha chế: Sunphat kẽm 1%
- 1 kg Sunphat kẽm pha riêng trong 80 lít nước.
- 1 kg Vôi bột pha riêng trong 20 lít nước lọc sạch đá nhỏ sót lại.
Sau đó đổ nước kẽm loãng vào nước vôi đặc, vừa đổ vừa khuấy đều (tuyệt đối không
được đổ ngược nước vôi vào kẽm).
Dung dịch sunphat kẽm 1% chỉ pha đủ dùng trong ngày. Không pha dung dịch
trong thùng chứa bằng nhôm hoặc sắt. Tiến hành trị bệnh. Cạo, khoét sạch vết chảy
nhựa trên cây đào phun đẫm thuốc trên thân lá cành vài lần liên tục cách nhau 7 ngày.
Nhà vườn nên thử nghiệm trên một số cây bệnh nặng trước khỏi rồi mới áp dụng diện
rộng. (Sunphat kẽm mua cửa hàng hoá chất) hoặc tra google.

Pha Chế Sunfat Đồng 1%


1. Nguyên tắc pha chế.
- Thuốc gốc vô cơ, có tác dụng tiếp xúc, do Millardet (Pháp) phát hiện năm 1882.
- Thuốc tạo thành bằng cách pha sulfat đồng (CuSO4) và vôi (Ca(OH)2), dung dịch đã
pha có mầu xanh nhạt không mùi và pH kiềm, ít độc với người và động vật nhưng ít
bền.
- Tùy theo liều lượng, kỹ thuật pha chế thuốc có nồng độ khác nhau. Đối với cây cao su
hai nồng độ 1 và 5% thường được dùng.
- Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha hay sử dụng dung dịch Bordeaux.
Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ. Thuốc pha và sử dụng trong
ngày, không lưu trữ.
Pha dung dịch Bóoc-đô 1% hay Bóoc-đô 5% đều phải tuân thủ nguyên tắc
“Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch vôi đặc”
2. Pha Bóoc-đô 1% (1: 1: 100).
- 1 kg sunphát đồng (có màu xanh da trời) pha trong 80 lít nước.
- 1 kg vôi bột pha trong 20 lít nước sau đó đổ nước đồng loãng vào nước vôi đặc, vừa
đổ vừa khuấy (không được đổ ngược nước vôi vào đồng).
* Pha Bóoc-đô, boocdo 1% (1: 1: 100). Ảnh mô phỏng bên dưới.
Thử chất lượng dung dịch Bóoc-đô bằng cách dùng một que sắt mài sáng nhúng vào
dung dịch đã pha khoảng 3 phút. Nếu đầu que sắt bị rỉ vàng thì phải thêm nước vôi vào
từ từ đến khi que sắt không đổi màu. Dung dịch Bóoc-đô 1% chỉ pha đủ dùng trong
ngày. Không pha dung dịch trong thùng chứa bằng nhôm hoặc sắt.
3. Cách pha Boóc-đô đặc 5% (1: 4: 20)
- 1 kg sunphát đồng, 4 kg vôi bột, 20 lít nước.
- Pha 1 kg sunphát đồng trong 10 lít nước sạch, lọc bỏ cặn.
- 4 kg vôi bột trong 10 lít nước, lọc bỏ đá sỏi.
- Đổ nước đồng vào nước vôi khuấy đều.
Ghi nhớ
Pha dung dịch
Boocdo 1%: 1 kg đồng sunphate, 1 kg vôi, 100 lít nước
Boocdo 5%: 1 kg đồng sunphate, 4 kg vôi, 20 lít nước
Nguyên tắc pha:
Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch vôi đặc.
Cách 2.Dành cho người chơi và nhà vườn số lượng ít.

Trị bệnh chảy gôm xì mủ kết hợp chuyển dáng hạ thế xuống lùn lực là biện pháp
tối ưu nhất.
Với những cây bệnh nhẹ cạo khoét sạch vết bệnh và phun thuốc trị Alpine 80WG
phun 15 ngày/lần, phun 3 lần. Nếu vẫn còn thì phun nhắc lại.
Sau một thời gian ngâm cứu trị bệnh chảy gôm xì mủ khi thực tế thì mình nhận định
như sau.
Khi cây bị bệnh nặng việc lạo khoét vỏ thấy bị tổn thương thân vỏ quá nặng các
vết thương khó có thể liền lại đc bởi ngăn cách nhau những lớp nhựa. Nếu như chúng
ta cạo khoét hết phần bị bệnh để trị bệnh thì cây cũng bị nát bét hết thân, không còn
thẩm mỹ và cũng khó phục hồi vì cây bệnh nên yếu. Chưa nói đến vấn đề bệnh có tái
phát hay ko.
Cân nhắc tìm biện pháp tối ưu nhất với những cây bệnh nặng chi chít ở thân thì chúng
ta chỉ có thể xem bệnh lây lan thế nào, kiểm tra bằng cách cắt từ chỗ có bệnh xuống
cho đến khi nào hết chỗ thâm của bệnh xác định chắc chắn để cưa cắt bỏ nuôi mầm gốc
và phun thuốc phòng trị Apline 80 WG.
Việc trị bệnh theo biện pháp này chúng ta sẽ áp dụng khi ta đốn cây vào cuối năm
và đầu năm chọn hôm khô ráo tiến hành.
Khi cắt cây xong để khô vết cắt nửa ngày sau bôi keo liền sẹo. Dọn cỏ, xới đất
bón phân nhẹ tưới nước phun thuốc phòng trị nấm bệnh, để ráo đất lấy que tre uốn
vòng cung tạo khung rồi bịt kín nilon chờ mầm non phun ra để mầm non cứng cáp và
chọn hôm khô ráo ấm áp mới bỏ khung tháo nilon. Nên vén nilon lên một ít, trước mấy
hôm trước khi tháo nilon để cây làm quen với khí hậu bên ngoài. Sau khi tháo nilon
nên dùng dao sắc cắt bỏ vợi những mầm không cần thiết. Giữ ẩm, xới đất, bón phân,
định kỳ.
Xác định uốn thế tạo dáng lúc còn non là tốt nhất.

Một số loại thuốc khác có thể phun:

 Thuốc chữa xì mủ của sigenta giống dirumin 50 k một gói


 phun thuốc phòng trị Apline 80 WG.
Chúc các bạn thành công.

Một Số Cách Khác Có Thể Dùng.


1. Kết hợp phun Apine 80wg như trên và bôi vôi + lưu huỳnh.

Thấy một số người nói hiệu quả.

Dùng vôi bột trộn lưu huỳnh tỷ lệ 2-1


Bài 3: Sâu Đục Ngọn.

Luôn luôn ưu tiên phòng hơn chữa.

Một số loại thuốc:

 Cách dùng: Cắt bỏ ngọn héo. Phun 2 lần cách nhau 15 ngày

2.
Đánh bay Nhện đỏ, rệp sáp, sâu đục ngọn... Với chỉ 1 lần phun trong 4tháng. Ko độc
hại mà trị luôn cả muỗi, mỗi tội hơi đắt, tầm 60k 1 lọ

4. Rệp Đào Và Nấm Phấn Trắng.

Thuốc trị rệp đào.

Phun thuốc khi mật độ rệp xuất hiện cao: Altach 5EC , Cyper 25EC (20 ml/16 lít
nước), Mospilan 3EC (20 ml/16lít nước), Hopsan 75EC (50 ml/16 lít nước), Nouvo
3.6EC (8-10 ml/16 lít nước).
Thuốc trị nấm.

5. Nhện Đỏ Hại Đào


Thuốc trị và hình ảnh cây bị bệnh.
6. Bệnh Tuyến Trùng Hại Rễ Đào

Bệnh tuyến trùng hại rễ Đào khiến cây còi cọc không phát triển, bỏ cành, chảy
gôm xì mủ. Nhận biết bệnh qua các nốt sần u cục ở các rễ nhỏ.

Nấm rễ gọi là bệnh lở cổ rễ do nấm gây ra. Bệnh nặng sẽ có lớp màu trắng bao bọc
xung quanh rễ. Bị rồi thì phun, tưới thuốc như sau:

You might also like