You are on page 1of 2

Chủ đề 6 : Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

6.1/ Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế .


6.1.1/ Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế :
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi
ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
6.1.2/ Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế :
- Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa
kinh tế
+ Mối liên hệ quốc tế sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng , nền kinh tế của
các nước trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu , trở
thành tất yếu khách quan.
+ Các nước không thể đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong
nước , mất cơ hội tham gia giải quyết vấn đề toàn cầu nếu không hội nhập kinh
tế quốc tế
-Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước , nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay .
+ Là cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài từ đó khắc phục nguy
cơ tụt hậu.
+ Có tác động tích cực đến nền kinh tế vĩ mô , tạo nhiều cơ hội việc làm và
nâng cao mức thu nhập
6.1.3/ Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế :
- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công.
- Thực hiện đa dạng các hình thức , các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
6.2/ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam
6.2.1/ Tác động tích cực
- Tạo điều kiện mở rộng thị trường , tiếp thu khoa học công nghệ , vốn , chuyển
dịch kinh tế trong nước.
- Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập trên các lĩnh vực văn hóa , chính trị , củng
cố an ninh quốc phòng.
6.2.2/ Tác động tiêu cực
- Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn , phá sản do áp lực cạnh tranh
hội nhập.
- Có thể làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào bên ngoài , dễ bị
tổn thương trước những biến động về kinh tế quốc tế.
- Các nước đang phát triển gặp bất lợi trong chuỗi toàn cầu
- Phân phối không công bằng lợi ích , nguy cơ làm tăng bất bình đẳng xã hội.
- Thách thức đối với quyền lực Nhà nước , chủ quyền quốc gia và nhiều vấn đề
phức tạp xảy ra về ổn định trật tự , an toàn xã hội .
- Làm tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống,..
6.3/ Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát
triển của Việt Nam
6.3.1/ Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế
mang lại
6.3.2/ Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
6.3.3/ Tích cực , chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện
đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
6.3.4/ Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
6.3.5/ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
6.3.6/ Xây dựng nền kinh tế độc lập , tự chủ của Việt Nam

You might also like