You are on page 1of 69

Người Chăm Ninh Thuận và những nét độc

đáo trong văn hóa, kiến trúc, lễ hội và phong


tục tập quán
I. Nguồn gốc tên họ người Chăm xưa & nay

1.1. Tên họ người Chăm xưa & nay


“Nguồn gốc tên họ người Chăm xưa & nay” là đề tài không mới cũng chẳng cũ khi
đề cập. Nói đúng hơn, với những ai là người có hứng thú, có đam mê, thích tìm hiểu
về văn hóa, lịch sử Chăm thì đây là điều luôn tạo một sức hút đặc biệt. Vậy, với
những người không có hứng, không đam mê, không yêu thích văn hóa, lịch sử
Chăm thì sao?
Thật khó để có câu trả lời trọn vẹn, vì nó phụ thuộc vào quá nhiều điều. Thế nhưng,
phải công nhận một điều rằng: “Ngày nay, khi nhắc đến những gì thuộc về văn hóa,
lịch sử dân tộc Chăm. Nhất là khi nói đến văn hóa, lịch sử người Chăm tại Phan
Rang (kinh đô của vương quốc Champa-Panduranga xưa) thì ít nhiều cũng gây nên
sự chú ý, cuốn hút theo chiều hướng tích cực.
Chính vì điều này, với mong muốn giúp quý độc giả hiểu hơn về nguồn gốc tên họ
của người Chăm xưa & nay nói chung cũng như nguồn gốc tên họ của đồng bào
Chăm Ninh Thuận nói riêng. Thông qua cuốn “VĂN HÓA CHĂM NGHIÊN CỨU VÀ
PHÊ BÌNH” của tác giả Sakaya (Trương Văn Món), Khám phá Ninh Thuận xin được
trích dẫn để giới thiệu những điều này.

Phần 1: Tên họ của các vị vua Chăm xưa.


Vài ghi chép về tên họ người Chăm của nhà nghiên cứu Inrasara
Trong bài viết: “Bàn về họ của Chăm” trong Tagalau 6, Inrasara viết rằng: “Họ xưa
của các vua Chăm gồm có: INDRA / Indravarman, JAYA/ Jaya Sinhavarma
[<Sinhavarman], CRI/ Cri Satyavarmn, MAHA/Maha Vijaya, RUDRA/ Rudravarman,
PUDRA/ Pudravarman…”.
Hôm nay các họ này vẫn còn một số người sử dụng: INRA/Patra (biến thái của
Indra): nhân vật chính trong Akayet Inra Patra. Jaya Mrang, Jaya Panrang, Inrasara,
Pudradang…
Các họ này thường phiên âm tiếng Hán thành:
Chế(có lẽ do Cri): Chế Mân, Chế Củ, Chế Bồng Nga, …
Hôm nay ta có Chế Quốc Minh, Chế Lan Viên,…
Không biết căn cứ vào tư liệu nào tác giả Inrasara cho rằng vua Chăm có những họ
như trên? Vậy vua Chăm có họ như Inrasara viết không? Chúng ta hãy xem xét lại
các tư liệu sau:
Chúng ta biết rằng, vương quốc Champa mất đi không để lại môt gia phả cụ thể nào
cho hêu duệ nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên hiện nay, về cơ bản, tên và biệt hiệu
của vua chúa Chăm vẫn còn lưu lại trên một số nguồn tư liệu có thể giúp chúng ta
xác định được điều này.
Chẳng hạn như: tài liệu bia ký còn nằm rải rác ở các đền tháp dọc miền Trung Việt
Nam; tư liệu chữ Chăm đang lưu giữ ở làng Chăm và một phần tư liệu Hoàng gia
Chăm hiện đại đang lưu giữ tại Pháp và Mã Lai.
Những ghi chép cụ thể trên bia ký: từ bia Võ Cạnh (TK II) - bia Biên Hòa (TK XIV)
Căn cứ vào một vài bia ký Chăm từ thế kỷ II (bia Võ Cạnh) và đến bia cuối cùng thế
kỷ XIV (bia Biên Hòa) bằng Phạn – Chăm chúng ta có thể biết một số tên và niên
hiệu của các vị vua Chăm. Ví dụ bia Batau Tablah ghi: “drn [<drâng] raja nam Sri
Jaya Sinhavarmadeva (…) saka 1171”. Dịch là: Lên ngôi vua tên (niên hiệu) la Sri
Jaya Sinhavarmadeva (…) vào năm 1171 saka.
Chú thích: Drâng: thành, trở thành; raja: vua; nama: tên; Sir: sáng ngời; Java: thắng
lợi; Sinha: sư tử; varman: danh hiệu cho vua mới lên ngôi; dewa: nam thần; saka:
lịch pháp).
Tương tự như vậy, dựa vào nhiều nguồn bia ký khác chúng ta biết các vua Chăm
thường có tên và biệt hiệu phổ biến như sau:
- Sri Jaya Sinyavarmandeva
- Sri Sunyavarmandeva
- Jaya Sinhavarman III
- Indravarman
- Rudravarman
- Maha Vijaya
Vậy chúng ta thử phân tích tên các vị vua Chăm thời kỳ này có mang “họ” không?
- Sri Jaya Sinhavarman dewa = Sri: sáng ngời + Sinha: sư tử + varman: cấp vị
dùng cho các vua mới lên ngôi + deva: nam thần.
- Sri Suryavarmandeva = Sri: sáng ngời + Surya: thần mặt trời + varman: cấp vị
dùng cho các vua mới lên ngôi + deva: nam thần.
- Jaya Sinhavarman III = Jaya: chiến thắng + Sinha: sư tử + varman: cấp vị
dùng cho các vua mới lên ngôi + III: số lần nối ngôi của dòng họ này.
- Indravarman = Indra thần + varman: cấp vị dùng cho các vua mới lên ngôi.
- Rudravarman = Rndra: chim thần + varman: cấp vị dành cho các vua mới lên
ngôi.
- Maha Vijaya = Maha: vĩ đại + Vijaya: chiến thắng.
Xét trên nhiều nguồn bia ký và sử liệu, ta biết rằng: Tất cả vua Champa đều có tên
gọi bình thường khi sinh ra và khi lên ngôi vua, ong6 ta mới chọn niên hiệu riêng cho
mình, chứ không có họ. ví dụ:
- Hoàng tử tên là Sri Vidryanandana sinh ở vùng Rumpraukvijaya, một khi
thắng trận tự xưng cua Panduranga vào năm 1190, lấy tên niên hiệu là Sri
Suryavarmadeva.
- Hoàng tử tên là Rasupati lên ngôi vua Champa ở Vijaya vào năm 1991, lấy
tên niên hiệu là Jaya Indravarman (V).
Như vậy, xem xét tên các vị vua Chăm nêu trên không có một từ, hay gốc Chăm nào
là mang “họ vua” mà chỉ la mang tên và biệt hiệu của vua – thần Chăm thôi.
Tên gọi của các vị Vua Chăm sau khi thành Đồ Bàn thất thủ năm 1471
Ngoài tên vua Chăm trên bia ký bằng tiếng Phạn ngữ nêu trên, sau thế kỷ XV (1471
Vijaya thất thủ) vương quốc Champa chấm dứt ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ bắt
đầu ảnh hưởng mạnh mẽ Mã Lai và thời điểm này chưa tìm thấy một tên vua Chăm
nào ghi tên bia ký bằng Phạn ngữ nửa (bia Biên Hòa thế kỷ XV là bia cuối cùng).
Thời kỳ này biệt hiệu Po thường gắn với tên vua cụ thể bằng tiếng Chăm và có một
số vua còn mang tên hiệu người Mã Lai là phổ biến. Điều này được ghi lại trong văn
bản Chăm bằng chữ Chăm Akhar Thrah. Chẳng hạn các vị vua tiêu biểu sau:
- Po Klaong Garai (Po Permata)
- Po Romé (Po Cahya)
- Po Rayak (Po Ku Ramat Tituk)
Vậy chúng ta thử phân tích hệ thống vị vua này có vị vua nào có họ không?
- Po Klaong Garai = Po: biệt hiệu vua thần + Klaong [<caong]: tháp tùng
+Garai: tồng.
- Po Permata = Po + permata (gốc từ Mã Lai): đá quý
- Po Romé = Po + Rome/ramé (?).
- Po Cahya3 = Po Cahya (gốc từ Mã Lai): hào quang, rực sáng.
- Po Rayak = Po Rayak: sóng biển
- Po Ku Ramat Tituk = Po ku: vua +Ramar [<Karamat] (gốc từ Ả Rập): linh
thiêng, thần thánh; Tiuk [<datok] (Mã Lai): ngài.
Cũng như vua Chăm ảnh hưởng Ấn Độ ghi trên bia ký, vua Chăm thời kỳ này sinh ra
chỉ có tên, khi lên làm vua mang biệt hiệu riêng và khi viếng thăm Makah (Mã Lai) lại
mang tên Mã Lai, ảnh hưởng Hồi giáo và khi chết đi biến thành vị thần mang nhiều
trên khác. Điều này còn ghi rõ trong văn bản Chăm. Ví dụ:
- Po Romé thuở thiếu thời mang tên Ja Kathaot, lên làm vua Chăm mang tên
Po Romé/Po Ramé, khi viếng thăm Mã Lai (Makah) mang Po Cahya. Và khi
chết biến thành thần linh được thờ cúng bởi nhiều tên và biệt hiệu khác như:
Po Romé, Po Cahya, Po Gahlau, Cei Sit.
- Po Rayak thuở thiếu thời mang tên là Ja Ieh Wa, lớn lên trở thành vị tướng
thời vua Po Romé mang tên Po Rayak khi đi học Mã Lai mang tên Po Ku
Ramat Ticuk và chết đi biến thành thần linh được thờ cúng với nhiều tên khác
nhau như: Po Rayak, Po Ku Ramat Ticuk, Cei Praong.
Như vậy trong các vị vua trên không có một từ, hay gốc từ Chăm nào là mang họ
mà chỉ là mang tên và biệt hiệu của vua thần Chăm mà thôi. Rõ ràng xét hệ thống
tên vua trên, chúng ta tạm thời biết tên và biệt hiệu của các vua Chăm trên bia ký
trước thế kỷ XV thường là một tên riêng gắn liền với biệt hiệu có nguồn gốc Ấn Độ
như Indra (thần), Rudra (chim thần), Jaya (thắng lợi), Sri/Cri (sáng ngời), Maha (vĩ
đại).
Và sau thế kỷ XV, đặc biệt vua, tướng, thần ở vùng Panduranga thường mang biệt
hiệu Po (vua, thần) gắn với một số tên Chăm và Mã Lai, ảnh hưởng Hồi giáo, chứ
vua Chăm không hề có họ như Insarasa viết.
Điều này không có gì ngạc nhiên, vì trên thế giới này chỉ có hai nền văn minh có sử
dụng tên và họ trong hệ thống tổ chức gia đình, đó là nền văn minh Trung Quốc và
u Châu.
Tên gọi của các Vua Chăm sau thế kỷ XV: Những ảnh hưởng từ tên thành Hồi
Giáo
Riêng về Champa cũng như tất các quốc gia ở Đông Nam Á như Mã Lai, Indonesia,
Thái Lan, Lào, Campuchia, v.v… cũng như thế giới Hồ giáo thì gia đình vua chúa
hay dân thường chỉ có tên thường (Ja Kathaot, Ja Eih Wa), khi lên làm vua làm
tướng thì mang tên thần (Po, Inda), tên thánh (Ali, Fatimah), chứ không bao giờ có
họ.
Trường hợp trên của người Hồi giáo thường dùng hiện nay như Ali, Ibrahim, Fatimah
là tên thánh chứ không phải là họ của người Islam như Insarasa viết. Điều này còn
được xác nhận bởi Nguyễn Luận và Phan Xuân Biên viết lại như sau: “Ngươi Islam
không có tục đặt họ, mà chỉ có lựa tên mà thôi. Những người như Châu Sanh, Mạch
Ly, Danh Sô, v.v.. Thực ra không phải họ Châu, Mạch, Danh mà do những tên thánh
Hosen, Mahli, Tonso được phiên âm hoặc biến âm mà thành”.
Nói chung không riêng gì người Chăm mà đa số các dân tộc thiểu số khác ở Việt
Nam từ vua đến bình dân đều không có họ. Điều này được xác định qua cổ sử Việt
Nam, cụ thể trong cuốn Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Minh Mệnh Chính Yếu còn
ghi lại chỉ dụ của vua minh Mệnh (Mạng) như sau:
“Thổ - ty ở cùng Cam – lộ, vẫn mang nặng tục Mường Mọi. Dân ở đấy chưa có tên
họ hàng [Nguyễn, Lê, Trần, Bùi, Đinh…] minh bạch. Trẫm thấy rằng: chỉnh đốn
phong tục, cần phải đúng lúc và giáo hóa của vương giả không phân biệt loài giống
[tờ lla].
Nya nhân dân ở đó đã chịu giáo hóa của ta, đã ăn bận như ta, mà để họ sống mãi
trong tình trạng mỗi người chỉ mang một cái tên trần tuồng không có họ hàng gì cả.
Như thế đâu hải là ý niệm “xem mọi người cùng một chữ nhân” (nhất nhị đồng nhân)
của trẫm. Vậy nay cho phép họ được phép đặt tên họ”.
Chú giải dịch giả sách này còn giải thích thêm cho đoạn trên như sau: “Ngày xưa
cũng như bây giờ, người thiểu số ở vùng thượng du chỉ có tên mà không có họ. Cho
đến khi những vùng này được xác nhập vào lãnh thổ Việt Nam [tờ lla] như dưới triều
vua Minh Mệnh {Mạng} chẳng hạn, thì mới đặt họ theo phong tục Việt Nam như các
họ: Lang, Sầm, Thạch – Lịnh, Sơn – cốc…”.
Căn cứ vào toàn bộ những nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi kết luận vua chúa
Chăm không có họ như người Trung Hoa và người Việt (Kinh) mà chỉ có tên và biệt
hiệu theo kiểu Ấn Độ và Mã Lai.

Phần 2: Tên họ của người Chăm thường dân


Kết thúc phần 1 với nội dung chính trong việc giải thích nguồn gốc tên gọi các vua
Chăm, phần 2 tiếp tục đề cập đến vấn đề “Nguồn gốc tên họ của người Chăm
thường dân”. So với phần 1, phần 2 theo nội dung ghi chép của quyển sách, tác giả
Sakaya (Trương Văn Món) đã có nghiên cứu mang tính chất thực tiễn về nguồn gốc
tên họ người Chăm từ thời vua Minh Mệnh cho đến nay. Qua nội dung này, độc giả
sẽ có dịp hiểu rất rõ một cách chi tiết về tên họ của người Chăm xưa và nay.
Vài nét về tộc họ và tên tộc họ của người Chăm
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Họ định cư theo công xã thị tộc. Mỗi làng Chăm
được tập họp nhiều họ sinh sống với nhau. Mỗi tộc họ là bao gồm một nhóm người
cùng chung một huyết thống được tính từ phía mẹ.
Tất cả thành viên trong tộc họ đều mang một tên gọi của tộc họ mình, khi chết đi
nằm chung một nghĩa địa gọi là kut, ghur, không được kết hôn với nhau; cùng chung
tài sản tộc họ (ruộng đất, trâu bò, đồ cúng lễ); cùng thờ cúng tổ tiên là một “ciet
atau” và những lễ nghi cúng tế thần linh liên quan đến tộc họ.
Tên tộc họ của người Chăm thường gắn liền với địa danh đất đai, ruộng lúa, cây cối
như kut amil apuei (Kut: cây me lửa), kut phun dannak (kut cây đa), ghur din (Nghĩa
địa cùng Din), ghur ia malan (Nghĩa địa vùng nước chùm bầu), ghur ca-nduk (Nghĩa
địa vùng Ca-nduk…)”.

Tên họ theo giới: Nữ gắn với từ Muk, Nam gắn với từ Ja


Bên cạnh tên tộc họ, mỗi người Chăm đều có tên riêng nhưng tên không gắn với
như họ tên của người Việt (Kinh). Bằng chứng, tư liệu hoàng gia Chăm vào thế kỷ
XVIII bằng chữ Chăm mang kí hiệu P.140 (16b) còn ghi lại nhiều tên riêng, sổ đinh
để nộp thế cho triều đình.
Qua tư liệu này cho thấy tên người Chăm chỉ phân theo giới chứ không phân theo
họ: giới nữ gắn với từ Muk và giới nam gắn với từ Ja.
Cụ thể tên đàn bà thường mang từ Muk đi trước và sau đó gắn với một tên riêng nào
đó như Muk Ni Kaok, Muk Bait, Muk Gin, Muk Tih, Muk Kakam… Và tên nam
thường mang từ Ja và sau đó gắn một tên riêng như Ja Tik Kaok, Ja Baok Wa, Ja
Tala Akaok, Ja Bay, Ja Tupai, Ja Sin, Ja Praok và Ja Aik Wa…
Ngoài ra, chúng ta còn gặp một số tư liệu sử Việt Nam viết về người Chăm có họ:
Ông, Ma, Trà, Chế. Dòng họ này hiện nay còn ở một nhóm người Việt (Kinh) –
Chăm ở Huế, Đà Nẵng, Bình Định như Ông Ích K, Ma Văn K, Chế Thị Hồng H, Trà
Công T…
Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã tra cứu và tìm hiểu nhiều tư liệu trên tất cả bia
ký từ thế kỷ II – XIV và tư liệu hoàng gia Chăm (từ thế kỷ XVII – XIX) được lưu giữ từ
Pháp và Mã Lai nhưng không thấy họ Chăm gốc nào có tên như trên.
Điều này không có gì ngạc nhiên vì như đã chứng minh trên, người Chăm kể cả vua
chúa và thường dân đã không có họ. Thế thì một vấn đề đặt ra ở đây, họ Ôn, Ma,
Trà, Chế từ đâu ra?

Họ Ôn, họ Ma, họ Trà, họ Chế, … và những giải thích chi tiết


Nếu căn cứ theo Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Minh Mệnh Chính Yếu ghi ở trên là
các dân tộc thiểu số không có họ, chỉ có tên thôi thì họ Ôn, Ma, Trà, Chế không phải
là họ của người Chăm như một vài tư liệu Việt Nam sau này hay viết. Mà nó chỉ là
những ngôi thứ bậc trong hệ thống gia đình (hệ thống thân tộc) của người Chăm mà
người Việt (Kinh) – những người thống kê dân số, ghi số đinh bị nhầm lẫn là họ của
người Chăm theo kiểu văn hóa của người Việt (Kinh) sau khi đã bình định xong
Champa.
Vì lúc đó, trình độ tiếng Việt của người Chăm ở làng chẳng bao nhiêu cho nên có
thể họ không câu hỏi quan lại của quan lại người (Việt) đi làm công tác thống kê ghi
tên họ vào sổ đinh mà trả lời bị sai lệch. Cụ thể là:
- Họ Ôn: gốc từ chữ ong của người Chăm mà ra, có nghĩa là ông nội, ông
ngoại.
- Họ Ma: gốc từ chữ muk của người Chăm nghĩa là bà nội, ông nội hoặc có thể
từ amaik: mẹ.
- Hò Trà: gốc từ chữ Ja của người Chăm để chỉ giới tính nam (có thể dịch là
ông, thằng).
- Họ Chế: gốc từ chữ Cei (chei) của người Chăm có nghĩa là chú hoặc có gốc
từ Cri.
Qua những vấn đề trình bày trên chúng tôi chỉ muốn đưa ra một vài tư liệu và sự suy
nghĩ riêng của mình để gợi mở cho hướng nghiên cứu tiếp theo về tên họ của người
Chăm, đặc biệt chú ý đến họ Ôn, Ma, Trà, Chế….
Còn tên họ của người Chăm hiện nay ra sao? Dựa theo tư liệu Quốc Sử Quán Triều
Nguyễn, Minh Mệnh Chính Yếu đã nêu trên thì các dân tộc thiểu số ở miền thượng
du chỉ có tên mà không có họ, vua Minh Mệnh mới ra lên cho các dân tộc thiểu số
lấy họ như người Việt (Kinh). Từ đó người Chăm mang họ như người Kinh (Việt).
Cụ thể sau khi bình định xong người Chăm, Minh Mệnh thứ 17 (1837) xuống chiếu
bắt người Chăm phải thay đổi họ, đổi tên và ăn mặc theo kiểu của người Việt (Kinh).
Lúc bấy giờ đàn ông thì mang họ cha để đứng bộ đính theo tổ quán cha, đàn bà thời
mang họ mẹ để đứng bộ điền thổ theo chánh quán mẹ, rồi lưu truyền đến nay”.
Từ đó đa số người Chăm mang các họ Việt (thực ra là họ Hán) như: Lượng, Sầm,
Thạch, Lưu, Hán, Châu, Phú, Dương, Sử, Thành, Lộ, Trương, …Từ các họ vua chúa
người Việt (Kinh) thì không được lấy đặt cho người Chăm như họ Nguyễn, Lê, Lý,
Trần, … Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nào có công lớn với người Việt
(Kinh) thì mới được vua chúa, quan lại người Việt ban phước cho lấy họ Nguyễn.
Xác định tên họ theo huyết thống dòng họ Mẹ
Khi muốn xác định trên họ truyền thống, người Chăm không bao giờ căn cứ trên họ
trong giấy khai sinh như trên mà họ luôn xác định dòng họ theo huyết thống phía
bên mẹ (Kut, Ghur) như họ Kur amil appuei (nghĩa địa cây me lửa), Kur phun
dandak (nghĩa địa cây Da Đá), Ghur din (nghĩa địa vùng Din), Ghur Cana (nghĩa địa
vùng Cà Ná), …
Nếu ai có tên họ Kut, Ghur trùng với nhau là người cùng một tộc họ, cùng huyết
thống, không được lấy nhau, lấy nhau là loạn luân (agam). Còn họ người Chăm sử
dụng trong khai sinh, giấy tờ theo họ của người Việt hiện nay là vô nghĩa xét về mặt
huyết thống mà chỉ để thuận tiện trong việc giao dịch dân sự trong hệ thống hành
chính hiện hành của Việt Nam ngày nay mà thôi.
Nói chung, tất cả những trên đất, tên vùng, tên họ của người Chăm kể cả vua chúa,
bình dân đều bị mất, một phần do hậu quả chiến tranh phong kiến để lại, một phần
do việc tự đặc hoặc dịch sang tiếng Hán, tiếng Việt một cách tùy tiện trong chính
sách đồng hóa thời phong kiến để lại, ví dụ như thời Minh Mạng (1837).
Hậu quả của chính sách này đến nay vẫn còn gây khó khăn trong việc xác định tên
gọi dân tộc, địa danh, tên đất, tên vùng và cả vấn đề xác định nhân thân cho các tộc
người thiểu số về sau. Cụ thể liên quan đến tên họ Chăm có một số trường hợp sau
đây mà chúng ta cần lưu ý.
● Một số tư liệu Trung Hoa, Việt Nam thường ghi và phiên âm từ biệt hiệu của
vua Chăm là Sri/Cri thành Chế, rồi sau đó hiểu như kiểu văn hóa người Trung
Hoa và người Việt cho rằng Chế là một họ.
Thực ra từ Sri/Cri (Chế) như giải thích ở phần trên đối với người Chăm chỉ là
một biệt hiệu, chứ không phải là một họ. Đây là điều nhầm lẫn đáng tiếc trong lịch
sử Trung Hoa và Đại Việt.
Ngày nay các dòng họ vua chúa người Chăm không còn nữa nên không ai
nối dòng để lấy tên biệt hiệu của vua Chăm. Tuy nhiên, một số người Chăm do ảnh
hưởng văn hóa Việt và một phần vì lòng ngưỡng mộ vua chúa Chăm như Jaya,
Sri/Cri (Chế), Po, … để đặt tên hoặc bút danh của riêng mình như Jaya Mata Harei,
Chế Linh, Musa Po Romé, Hansan Po Klaong, v.v nhưng họ cứ tưởng rằng đó là họ
của người Chăm].
● Một số trường hợp khác, do muốn khẳng định sắc tố Chăm của mình, nên
bên cạnh tên chính thức bằng tiếng Việt trong khai sinh, một số người Chăm
còn lấy thêm Chăm như Inrasara, Cahya, Mưlang, Yami, Sakaya, Ariya,
Anakhan.
Tuy nhiên một số người Chăm khác là nhà thơ, nhà văn, nhà biên soạn chữ
nghĩa nhưng vì vô tình, cố ý hay chưa hiểu hết ý nghĩa của từ vựng Chăm mà họ đã
dùng nhiều từ Chăm kiêng kỵ, báo hiệu những điều không tốt lành để đặt tên cho
cuốn sách hoặc bút hiệu của họ.
Chẳng hạn: Tập san Tagalau 6 mang tên Kraung Dung (tên một dòng sông tử
biệt, hay còn gọi là dòng sông chết) trong bài đồng dao Chăm Ja Laow, Ja Lai, bút
danh Kayamưh: nghĩa là chết, tận số, linh cữu, xác chết. Bút danh Jalan Riya:
đường cái lớn (đường cho người đi xe, xa chạy, trâu bò đi, ....).
● Một số trường hợp khác thì lấy tên của mình đầy đủ như tên họ của người
Việt (Kinh) như Thành P, Phú Văn H, Bá Trung P, Phú T, ...v.v.
Những người này nếu về sau nổi tiếng thành những doanh nhân trong lĩnh
vực nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, văn chương được Việt Nam ghi vào sử sách,
thì khoảng một năm sau nếu ai đó đọc sử ấy gặp tên Thành P, Phú Văn H, Bá Trung
P, Phú T thì không ai biết họ là người dân tộc Chăm, vì họ đang mang tên họ của
người Việt (Kinh).
● Một số trường hợp người Chăm Hồi Giáo thường lấy tên họ liên quan đến các
vị thánh Hồi giáo (tên thánh) như Fatimah, Ali, Abduloh, Suluman, Jamilah…
Đây là những tên thánh mà người Chăm Hồi Giáo rất ưa thích với tên của
mình.
Nhưng khi làm giấy tờ, khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, chính quyền địa
phương phiên âm tên họ của họ sang tiếng Việt một cách tùy tiện, mất thẩm mỹ khi
có xúc phạm đến họ. Ví dụ, ông Abduloh chính quyền tùy tiện và phiên âm tên họ
của họ sang tiếng Việt và tự đặt tên cho họ là “Chòm Ló” để viết trong giấy tờ hành
chính; Abubakar viết là Chàm Cơ, Fatimah viết là Chàm Má, …
Thậm chí có tên người Chăm được chính quyền tự tiện viết tắt, rút ngắn đến
mức chỉ còn một mẫu tự như Chàm S, Chàm Y, Thi A, … thay vì viết đúng tên của
họ như Asari, Safiy, Rafiah, …, Thậm chí các tên như Asari, Illas, Atikah, … được
chính quyền viết lại thành Chàm Tôn, Chàm Ếch, Chàm Dế, Chàm Cá, …
Khi mới nghe chúng ta nghe dễ hiểu lầm nguồn gốc của họ tên này bắt nguồn
từ một số loại vật trong khi đó tên họ là những tên thánh có ý nghĩa linh thiêng.

Thông điệp sau quá trình nghiên cứu về tên họ người Chăm
Theo thạc sĩ Đinh Thị Hòa nghiên cứu về “ Họa và tên của cộng đồng người Chăm
Islam ở Nam Bộ” cho biết, người Chăm định cư ở Tây Ninh đã gần 300 năm và
những số làng Chăm mới thành lập sau giải phóng cũng đã hơn 30 năm dưới sự
quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thế nhưng việc ghi tên, đăng ký hộ tịch cho người Chăm ở đây vẫn chưa được đi
vào quy củ, chính quyền xã huyện vẫn còn phiên âm và đặt tên cho người người
Chăm tùy tiện mà không tôn trọng tên gốc của họ.
Điều này dẫn đến việc hiểu sai lệch nhiều về tên gốc của người Chăm, thậm chí xúc
phạm đến họ bằng những tên gọi như “Chàm”. Điều này tác động lớn đến tâm lý tự
ti của đồng bào và từ đó đồng bào ngày càng mất niềm tin vào chính quyền.
Vì vậy việc này mong nhà nước nên lưu tâm, nhất là các cán bộ làm khai sinh, hộ
tịch, hộ khẩu ở vùng Chăm nói riêng hay bất cứ vùng dân tộc thiểu số nào nói chung
nên học tiếng dân tộc để có thể ghi tên họ bà con cho đúng, tránh những việc làm
tùy tiện mà gây nên phản cảm.
Bên cạnh tên họ, còn một số địa danh Chăm ngày nay, một phần còn gắn liền với từ
ngữ Chăm như Nha Trang, Phan Rang, Cà Đú, Cà Ná, … còn dễ dàng để chúng ta
nhận biết nhưng có một số địa danh khác đã chuyển thể sang tiếng Việt hoàn toàn
nhu Bôn - Đà Lãng, Bình Định, Hữu Đức, Vĩnh Thuận, Mỹ Nghiệp, Long Hương, v.v.
thì khoảng một trăm năm sau, không ai có thể nhận biết được đó là địa danh, tên
đất, tên vùng, có nguồn gốc từ Chăm.
Đó là những vấn đề tên họ, địa danh liên quan đến người Chăm mà chúng tôi nêu ra
để đẩy người Chăm ý thức được cội nguồn, xác định lại đúng dòng tộc, tên gốc và
quê hương của mình.
Hiểu và làm đúng những vấn đề nêu trên là góp phần để xây dựng một bản sắc, một
tấm căn cước riêng của người Chăm, khỏi bị lẫn lộn với các dân tộc khác trong quá
trình hội nhập vào văn hóa Việt Nam và trên thế giới đại đồng ngay nay.
II. Sự huyền bí và độc đóa của ba công trình kiến trúc
nghệ thuật tháp: Tháp Hoài Lai, Tháp Po Klong Garai
và Tháp Po Rome

2.1. Cụm đền tháp Hòa Lai (khoảng thế kỷ IX)


Hòa Lai là tên gọi của một địa danh, đồng thời là tên của một cụm đền tháp Chăm
nổi tiếng ở Ninh Thuận. Đặc biệt, Hòa Lai còn là tên gọi của một phong cách kiến
trúc nghệ thuật điển hình của vương quốc Champa trong khoảng thế kỷ IX đến thế
kỷ XII. Vậy nguồn gốc của địa danh Hòa Lai và đền tháp Hòa Lai xuất phát từ đâu?
Địa danh Hòa Lai, tháp Hòa Lai và phong cách nghệ thuật Champa Hòa Lai có gì
thú vị?

Đền tháp cổ Hòa Lai Ninh Thuận - công trình kiêu hãnh hơn 1.000 năm tuổi
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế của H. Parmentier đầu thế kỷ XX được PGS.TS
Ngô Văn Doanh ghi trong cuốn “Tháp cổ Champa”: “Nguyên khởi, Hòa Lai là một
khu di tích lớn nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng dài và rộng ở phía
Bắc Phan Rang. Cả khu di tích được xây dựng trong khoảng đất hình chữ nhật kéo
dài dài theo hướng Đông - Tây 200 mét và chiều rộng hướng Bắc - Nam 125 mét.
Khác với những cụm tháp cùng thời. Cụm di tích tháp Hòa Lai nổi bật bởi ba dãy
kiến trúc (tháp Nam, tháp Bắc và tháp trung tâm) xếp dọc theo hướng Đông - Tây,
một bể nước hình chữ nhật (dài 50 mét và rộng 10 mét) và một bức tường gạch ở
góc Đông - Bắc.”
Cuối thế kỷ XX, nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu, quan chức địa phương đã cho
phá hủy tháp trung tâm. Trước đó, vì những tác động của thời gian và chiến tranh,
bể nước và tường thành cũng đã mất đi. Đến nay, sau hơn 12 thế kỷ tồn tại, cụm di
tích chỉ còn tháp Nam, tháp Bắc và phần nền của tháp trung tâm.
Mặc dù tổng thể công trình chỉ còn tháp Nam và tháp Bắc. Tuy nhiên, những gì còn
lại đều rất hòa hợp với nhau, thể hiện một chất riêng rất đặc biệt. Cụ thể, ngôi Tháp
Bắc cao, hoàn toàn được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn mặt
chim, thú huyền thoại, hoa lá… đầy tinh xảo. Ở hướng Đông tháp có một cửa vào, 3
hướng còn lại chỉ là cửa giả như bao đền tháp khác. Càng vào trong, tháp xây dựng
gạch nhỏ dần lên, có các ô hình tam giác để gắn đèn khi cúng tế.
Tháp Nam cao hơn Bắc, cũng được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa
văn nhưng ở dạng đang phác thảo. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ
nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn.
Đúng thuần theo phong cách nổi bật một thời, lối trang trí hoa văn bên ngoài mặt
tháp Nam và Bắc chỉ giới hạn ở vòm cửa, ở các trụ ốp, ở bộ diềm mái. Lối trang trí
này vừa mang tính chức năng nhấn mạnh cho các thành phần cấu trúc vừa phô bày
vẻ đẹp của các hoa văn. Không những vậy, đền tháp Nam và Bắc còn nổi bật bởi
những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào, các cửa giả và các ô khám của các
tầng. Đặc biệt là vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình cuộn
vọt ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh là một điểm nhất rất hấp dẫn.
Ngoài ra, lối phong cách hòa lai còn ấn tượng bởi hình ảnh của khoảng tường giữa
hai trụ ốp được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá; bộ diềm mái là nơi hiện diện
những hoa văn tràng hoa chạy dài và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh.
Năm 1986, một phát hiện quý báu của Bảo tàng tỉnh đã khi tìm thấy một linga bằng
đá (sa thạch) ở khu vực Tháp. Việc phát hiện này không chỉ riêng về văn hóa mà
còn là lịch sử. Quan trọng là minh chứng rõ hơn về một quá trình thịnh vượng trong
việc phát triển kiến trúc, nghệ thuật và điêu khắc của vương quốc Panduranga.
Năm 1997, Bộ Văn hóa – Thông tin đã cấp bằng công nhận cụm tháp Hòa Lai là di
tích lịch sử quốc gia.

Giải mã nguồn gốc & tên gọi Hòa Lai


Cho đến nay, tên gọi về cụm đền tháp Hòa Lai vẫn còn là một tranh cãi lớn. Hoa Lai
là tên gọi theo phong cách Hòa Lai - Phong cách tiêu biểu trong nền kiến trúc nghệ
tiêu biểu Champa thế kỷ IX. Hay Hòa Lai là tên của một địa danh của Ninh Thuận
khi vua Minh Mạng xuống chiếu chính thức sáp nhập vào Đại Việt?
Để giải thích cho điều này, trong quá trình khảo cổ cụm đền tháp Hòa Lai có đề cập
rằng: “Ở Ninh Thuận, hiện có hai ngọn tháp Chăm đứng cạnh Quốc lộ I A, nhưng lại
được gọi là Ba Tháp, bởi trong quá khứ tại đây có ba ngôi tháp nhưng có một ngôi
tháp đã bị sụp đổ nên mới có tên gọi như vậy. Ngoài tên gọi Ba Tháp, người Ninh
Thuận còn gọi đây là đền tháp Hòa Lai.”
Còn trong bài viết về “Nguồn gốc địa danh…” của Chế Vỹ Tân về địa danh Hòa Lai
có đề cập: “là một địa danh ở bắc Ninh Thuận thường được gọi là Ba Tháp, thuộc xã
Tân Hải, huyện Ninh Hải. Trên Quốc lộ số 1, du khách bắt gặp hai ngọn tháp Chăm
cổ kính tọa lạc phía đông con đường, cách ranh giới Khánh Hòa – Ninh Thuận
khoảng 8km (ngọn thứ ba đã bị đổ nát từ lâu). Nơi đây chính là Hòa Lai. Xưa kia địa
danh này mang tên là Bal Lai (thủ đô đã điêu mất). Chính từ Bal Lai này đã được
phiên âm thành Hòa Lai”.
Bằng việc giải thích này của Chế Vỹ Tân, có thể bước đầu có thể hiểu rằng, Hòa Lai
là tên được phiên âm lại từ người Kinh vùng Ninh Thuận dựa theo từ Bal Lai (tên gọi
của một thủ đô đã bị mất trong lịch sử).

Hòa Lai & Thuận Lai: Những lý giải gắn liền với phủ Ninh Thuận xưa
Ngoài tên gọi Hòa Lai, gần cuối thế kỷ XIX, ngay vị trí của đền tháp xuất hiện một
tên gọi mới là Ninh Lai. Vậy, đâu mới là địa danh và tên gọi chính xác của đền tháp
này?
Theo đó, vùng đất Ninh Thuận trước năm 1888 gọi là phủ Ninh Thuận, thuộc tỉnh
Bình Thuận. Sự trực thuộc này bắt buộc các dịch trạm (trạm thông tin liên lạc) đều
bắt đầu bằng chữ “Thuận”. Theo địa lý từ Bắc vào Nam lần lượt là Thuận Lai, Thuận
Mai, Thuận Trinh, Thuận Lãng, …
Trong các dịch trạm này, có một dịch nằm giữa ranh giới Khánh Hòa và Bình Thuận
là Hòa Thuận (tên gọi của sự ghép nối của hai chữ cuối của hai tỉnh). Không riêng gì
hai tỉnh Khánh Hòa và Bình Thuận, giữa ranh giới hai tỉnh như Khánh Hòa và Phú
Yên có dịch trạm Phú Hòa; Phú Yên và Bình Định có dịch trạm Bình Phú; Bình
Thuận và Biên Hòa có dịch trạm Thuận Biên, ...
Minh chứng cho điều này, trong cuốn “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê
Quang Định” viết năm 1806 ghi rõ: “Từ dịch trạm Hòa Thuận đi khoảng 4876 tầm (1
tầm= 2,12m, 4,876 khoảng 10 km) là đến dịch trạm Thuận Lai: “đến quán nghỉ trạm
Thuận Lai, trước mặt trạm có quán nghỉ, khách đi đường có thể nghỉ lại” (chí quán
cư Thuận Lai dịch. Trạm tiền hữu quán cư, hành nhân khả trú túc).
Qua khỏi trạm Thuận Lai 1600 tầm (khoảng hơn 3 km) đường đi bằng phẳng, hai
bên là rừng thưa, phía tây đều là ruộng cấy lúa, phía đông có ba tòa tháp cổ, tục gọi
tháp Cao Miên, nay đã đổ nát (kỳ lộ bình thản, lưỡng bàng sơ lâm, lộ tây điền trù, lộ
đông hữu tam cổ tháp, tục danh Cao Miên tháp. Kim dĩ đồi hoại)”.
Còn trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” thì nói, cụ thể trạm Thuận Lai: “Ở thôn
Nhơn Sơn huyện An Phước, phía bắc đến trạm Hòa Quân tỉnh Khánh Hòa 43 dặm
linh, phía nam đến trạm Thuận Mai 20 dặm linh”. Nếu tính từ bắc vào nam thì dịch
trạm Thuận Lai là dịch trạm đầu tiên trên đất Bình Thuận, nếu tính từ nam ra bắc thì
dịch trạm Thuận Lai là dịch trạm thứ 16 và cũng là dịch trạm cuối cùng trên đất Bình
Thuận.
Tháng giêng năm Mậu Tý (1888): “phủ Ninh Thuận, nguyên vẫn lệ thuộc ở tỉnh Bình
Thuận, nên trích ra cho lệ thuộc vào tỉnh Khánh Hòa. Các dịch trạm trên đất Khánh
Hòa đều bắt đầu chữ “Hòa” như: Hòa Mã, Hòa Lãng, Hòa Huỳnh, Hòa Cát, Hòa
Thạnh, Hòa Tân, Hòa Do, Hòa Quân.
Do lệ thuộc vào tỉnh Khánh Hòa, cho nên các dịch trạm Thuận Lai, Thuận Mai,
Thuận Trinh, Thuận Lãng nằm trên phần đất phủ Ninh Thuận được đổi chữ “Thuận”
thành chữ “Hòa” cho giống các dịch trạm trên đất Khánh Hòa và dịch trạm Thuận Lai
được đổi thành Hòa Lai. Như vậy, trước khi tên gọi Hòa Lai xuất hiện, trên gọi trước
đó của địa danh này là Thuận Lai.

Từ tên gọi Hòa Lai đến địa danh mới Ninh Lai
Tiếp tục làm rõ về địa danh Hòa Lai, trong ghi chép của tác phẩm “De Qui Nhon en
Cochinchine”bởi tác giả J. Brien xuất bản năm 1893.
Dẫn lời: “Sau khi phủ Ninh Thuận nhập vào đất Khánh Hòa hơn 5 năm) cho biết là
từ trạm Hòa Quân (Cam Ranh) đến trạm Hòa Lai có chiều dài là 26,620 km và ông
viết về trạm Hòa Lai.”
J. Brien viết:“Le tram de Hòa Lai est très vaste, construit en briques, entouré d’un
mur en pierres avec une cour dallée. C’est le plus beau de tous les relais de trams
de l’Annam. Nghĩa là: Trạm Hòa Lai rất rộng, xây bằng gạch, được bao quanh bằng
một bức tường đá với một cái sân lát gạch. Đó là cái trạm dừng đẹp nhất trong tất cả
các trạm của xứ An Nam.”
Tiếp lời: “A trois kilomètres de Hòa Lai, on trouve à gauche, sur le bord de la route,
les ruines de trois tours chams, encore bien conservées et rappelant celles du Binh
Đinh et de Nha Trang” (Cách Hòa Lai 3 ki lô mét, người ta tìm thấy ở phía trái, bên
lề đường, phế tích 3 tháp Chàm, hãy còn giữ gìn kỹ, nhắc nhớ tới những cái[tháp] ở
Bình Định và Nha Trang).
Đó là những ghi chép thực tế của J. Brien. Trước khi vua Gia Long lên ngôi vào năm
1902, tháng 3 năm Tân Sửu (1901), chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) đã
có một thông chiếu: “Bắt đầu đặt đạo Ninh Thuận (trích phủ Ninh Thuận và huyện
An Phước tỉnh Khánh Hòa lập thành một đạo, lỵ sở đặt ở xứ Phan Rang) lấy Tri phủ
Nguyễn Văn Thụy thăng làm Quản Đạo”.
Việc đưa ra thông chiếu này là do Ninh Thuận không còn trong phần đất Khánh Hòa
nữa và được nâng lên thành đạo Ninh Thuận. Đến tháng 9 năm Tân Sửu (1901) các
dịch trạm như Hòa Lai, Hòa Mai, Hòa Trinh ở đạo Ninh Thuận được đổi thành Ninh
Lai, Ninh Mai, Ninh Trinh để có phân biệt”.
Như vậy địa danh Hòa Lai bắt đầu xuất hiện vào năm 1888 và tồn tại đến tháng 9
năm Tân Sửu (1901) thì được đổi thành Ninh Lai. Vào thập kỷ cuối của thế kỷ XIX
các nhà khảo cổ đã lấy địa danh dịch trạm Hòa Lai đặt tên cho cụm di tích Ba Tháp
gần đó (cách dịch trạm Hòa Lai khoảng 3km) nên mới có tên tháp Hòa Lai.
Qua những ghi chép này có thể nói, địa danh Hòa Lai và tên gọi của tháp Hòa hiện
nay hoàn toàn có nguồn gốc mang yếu tố ngôn ngữ Việt chứ không hề có chút yếu
tố Chăm nào cả.
Cũng có thể nói thêm, đã có một sự trùng hợp về tên gọi giữa địa danh và lối phong
cách kiến trúc “Hòa Lai” của Champa khi cụm đền tháp Hòa Lai được xây dựng vào
khoảng thế kỷ IX - thời kinh phong cách Hòa Lai của Champa thịnh hành nhất.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh Thuận
www.reviewninhthuan.com

2.2. Cụm đền tháp Po Klong Garai (khoảng Tk XIII - XIV)


Po Klong Garai là một khu đền tháp nổi tiếng của người Chăm trên dải đất miền
Trung nói chung và Ninh Thuận nói riêng. Toàn bộ khu đền tháp Po Klong Garai
được xây dựng trên đỉnh quả núi mà nhân dân địa phương gọi là núi Trầu (đồi Trầu,
tiếng Chăm gọi là Cek Hala) trên đường Bác Ái của khu phố 8, phường Đô Vinh,
thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
Tại vị trí này nhìn về hướng Bắc khoảng 4km theo đường chim bay là sân bay quân
sự cấp 1 Thành Sơn, đồng thời là căn cứ chính của Trung đoàn 937 (còn gọi là
Đoàn C37) tỉnh Ninh Thuận.
Trước năm 1975, đây cũng từng là căn cứ không quân quan trọng của Quân lực Việt
Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Theo truyền thuyết, ngôi đền tháp được vua Jaya Shihavaman III (sử Việt gọi là Chế
Mân, người trị vị Chiêm Thành từ năm 1288 - 1307, người có nhiều công lao trong
công cuộc cùng Đại Việt chống quân Mông - Nguyên xâm lược, đồng thời chính là
phò mã của Huyền Trân công chúa - Ái nữ của vua Trần Nhân Tông) xây dựng để
thờ vua Po Klong Garai (vua Rồng, nhiều tài liệu ghi là Po Klaung Garai) - một vị
vua có nhiều công trạng đối với dân tộc Chăm trong việc đánh đuổi ngoại xâm, tổ
chức người dân khai mương, đắp đập làm cho ruộng đồng trù phú và tươi tốt.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử. Khu đền tháp ngày nay đa phần vẫn
còn nguyên vẹn với bao nét độc đáo, huyền bí chưa lời giải thể hiện nét tài ba trong
công cuộc xây dựng đền tháp của người Chăm xưa.
Đặc biệt, khu đền tháp Po Klong Gari là công trình nằm trong số ít được các nhà
nghiên cứu bình phẩm là công trình hoàn mỹ trong phong cách Muộn và đã đạt đến
đỉnh cao trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa một thời vàng son ở
Đông Nam Á.
Ngoài việc là địa điểm đến tham quan nổi tiếng, đền tháp còn là nơi diễn ra nhiều lễ
hội quan trọng của cộng đồng. Nổi bật trong số đó là lễ hội Kate được tổ chức vào
cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 Chăm lịch (rơi vào khoảng tháng 9, 10 dương lịch).
Năm 1979, khu đền tháp này được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể
thao & Du lịch) xếp hạng là Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia. Đến năm, 2006 thì
chính thức trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt cần phải bảo vệ khẩn cấp.

Đôi nét tổng thể về khu đền tháp Po Klong Garai Ninh Thuận
Khu đền tháp Po Klong Garai còn được gọi với tên gọi khác là Bửu Sơn. Là một
quần thể kiến trúc gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, tại
đây chỉ còn lại ba công trình kiến trúc bằng gạch tháp chính (Kalan po) - nơi thờ
tượng bán thân vua Po Klong Garai cao 20,5m; tháp cổng (Kalan pabah mbang) cao
khoảng 8,56m & tháp Lửa (Sang cuh yang apuer) cao 9,31m. Phía sau tháp Chính
là một miếu thờ nhỏ được người Chăm xây dựng trước năm 1975 để thờ vua Po
Klong Garai, là Bia Kol.
Nằm giữa không gian tháp Chính và tháp Cổng là vết tích của một nền gạch hình
chữ Nhật. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu thì đây chính là nhà để đồ (dạng
tháp Dài hoặc nhà Dài) được xây theo kiểu nhà Dài ở Mỹ Sơn với mục đích để cho
các vị chức sắc thành tẩy trước khi thực hiện các nghi thức, nghi lễ quan trọng.
Ngoài ba tháp còn tồn tại thì còn một tháp Canh ở hướng Đông Nam, dấu tích đế
tháp ở hướng Bắc và hướng Tây Nam.
Có thể thấy, những vết tích về các nền móng cũ có thể từng là những hạng mục
được xây dựng trọn vẹn như tháp chính, tháp lửa, tháp cổng, nhưng theo thời gian,
vì tác động gì đó đã bị đổ vỡ.
Điều này cũng tương tự như bao đền tháp khác, tiêu biểu như đền tháp Dương
Long, đền tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi) ở Bình Định, hay tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận
và tháp Po Sah Inư ở Bình Thuận.
Cũng cần nói thêm, trong một công trình đền tháp của người Chăm khi xây dựng,
thông thường sẽ có một đền tháp chính đóng vai trò chủ đạo và xung quanh là nhiều
hạng mục khác. Và tất nhiên, khu đền tháp Po Klong Garai cũng không ngoại lệ, đặc
biệt là xây theo phong cách hậu Bình Định (Phong cách Muộn) - lối phong cách điển
hình của Champa từ sau thế kỷ XIII.

Khu đền tháp Po Klong Garai & lối kiến trúc, nghệ thuật độc đáo
Là công trình được xây dựng trong thời kỳ không chịu ảnh hưởng của chiến tranh
nên khu đền tháp Po Klong Garai được tô điểm những gì đẹp nhất của phong cách
hậu Bình Định-thời kỳ Muộn (hay còn gọi là phong cách Muộn).
Theo đó, toàn thể khu đền tháp được xây dựng trên quy mô lớn với diện tích khoảng
10 hecta bao phủ cả không gian núi Trầu (đồi Trầu, tiếng Chăm gọi là Cek Halan).
Trong đó, ngôi tháp Chính (Kalanpo) cao 20.5m là hạng mục được xây dựng với
nhiều tầng, mô phỏng theo ngọn núi Peru - một ngọn núi thiêng của Ấn giáo bên Ấn
Độ. Tầng trên là sự lập lại tầng dưới thu nhỏ, cho đến đỉnh là một trụ đá nhọn, biểu
tượng là một Linga.
Điểm nhấn của ngôi tháp chính này chính là ở các góc tháp lên dần đều là các ụ
vuông nhỏ, gắn tượng thú bằng đá như tượng vua Po Klong Garai, tượng thần Siva
và các vị hộ pháp, các loài muông thú và các hình ngọn lửa bằng gạch nung.
Cửa chính ra vào tháp Chính quay về hướng Đông, hướng theo quan niệm của
người Chăm là hướng sống, sinh tồn. Hai bên cửa là 2 trụ đá lớn khắc chữ Chăm
cổ. Bên trên cửa có phù điêu thần Siva có 6 tay đang uyển chuyển với những điệu
múa thần bí. Ba cửa còn lại theo ba hướng Nam, Bắc, Tây là cửa giả có trụ ốp gạch
lồi, lõm vào trong. Trên mỗi cửa giả có một tượng thần tư thế thiền.
Từ ngoài đi vào là sự hiện hữu của tượng bò thần Nandin được tạc bằng đá nằm
bên tay trái, đầu hướng vào trong tháp. Tương truyền, đây là vật cưỡi của thần Siva
và vua Po Klong Garai. Chính giữa tháp là tượng thờ bán thân vua Po Klong Garai.
Bên dưới tượng bán thân vua Po Klong Garai là một Yoni cạnh dài 1m47, cạnh
ngang 0m94, trên Yoni là một Linga tròn, phía trên trụ là Linga.
Từ tháp Chính nhìn thẳng về hướng Đông là khoảng sân rộng hình chữ nhật
(khoảng không gian theo nhận định của các nhà nghiên cứu là nhà Dài dùng làm nơi
để đồ trong quá trình làm lễ của các chức sắc) và hạng mục tháp Cổng.
Quan sát tổng thể thỉ hạng mục tháp Cổng này có hình dạng và cấu trúc như ngôi
tháp Chính. Tuy nhiên, vì chức năng dùng để làm nơi ra vào (cửa Đông và cửa Tây
thông nhau) nên được trang trí đơn giản và không có nhiều hoa văn, phù điêu. Phía
trước tháp Cổng là một khoảng sân rộng lớn với con đường lên xuống bằng gạch
được xây theo một trục duy nhất. Đó là hướng Đông. Thế nhưng, theo thời gian, con
đường này đã xuống cấp trầm trọng nên không còn được sử dụng.
Để thay thế cho điều này, năm 2000 ban quản lý đã xây dựng một hạng mục tháp
mới nằm về phía Nam ngôi tháp Chính với cấu trúc hình lá Nhĩ phình ra to tướng,
đứng trên hai cột không chịu lực cân xứng.
Xét về mặt khoa học, phong thủy thì công trình này không hòa hợp với ba đền tháp
nguyên thủy. Tuy nhiên, xét về mặt bảo vệ di tích thì nó đóng vai trò tương đối quan
trọng để phục vụ cho khách du lịch.
Đến tham quan đền tháp Po Klong Garai, nhiều du khách thường hiếu kỳ về một
hạng mục nằm bên phải ngôi tháp Chính có mái giống mái giống như mà nhà prông
ở Tây Nguyên hay mái nhà hình thuyền như mặt trên trống đồng. Hạng mục này
chính là tháp Lửa, hay còn gọi là tháp Hỏa (theo quan niệm của người Chăm chính
là thứ xua đuổi tà ma, sưởi ấm đồng thời là hiện hữu sức mạnh vô biên của thần
Siva). Chức năng của tháp này là để các tu sĩ Bàlamôn, các thầy cúng bày các vật
tế lễ và giữ ngọn lửa tế nên người Chăm gọi là Tháp Lửa.
Về cấu trúc thì tháp có 3 cửa thông nhau 3 hướng Đông, Bắc và Nam, riêng phía
Nam là cửa sổ. Cũng như tháp Cổng, tháp Lửa được xây dựng khá đơn giản, các
mặt tháp đa phần không có nhiều phù điêu và hoa văn.
Hiện hữu trong không gian của khu đền tháp Po Klong Garai còn có một điện thờ
nhỏ, là nơi thờ hoàng hậu Bia Kol, chánh thất của vua Po Klong Garai. Đặc biệt, kế
bên điện thờ chính là hình ảnh cây mẹ với thân hình uống công đầy uyển chuyển.
Tương truyền, đây chính là nơi mà vua Po Klong Garai thời niên thiếu (đi buôn trầu)
thường lên để nghỉ ngơi.
Trải qua hơn 800 năm hình thành và tồn tại với thời gian. Đến nay, khu đền tháp Po
Klong Garai (Bửu Sơn) đa phần còn nguyên vẹn với nét kiến trúc nghệ thuật độc
đáo thuần theo phong cách hậu Bình Định - thời kỳ Muộn, để lại một giá trị to lớn về
mặt văn hóa và lịch sử dân tộc.
Đặc biệt, cách thức xây dựng đền tháp Po Klong Garai nói chung và tất cả công
trình kiến trúc nghệ thuật Chăm trên dải đất miền Trung đến nay vẫn là điều bí ẩn
chưa lời giải. Qua đó mới thấy được sự tài tình của người Chăm xưa và hiểu rõ lý do
vì sao khi nói, “Người Chăm là bậc thầy trong việc xây dựng những công trình kiến
trúc nghệ thuật bằng gạch mà không ai có thể sánh lại.”.

Về truyền thuyết vua Po Klong Garai (Vua Rồng)


Chuyện kể, ngày xưa ở Plei Chakling [làng Chăm Mỹ Nghiệp, huyện Ninh Phước
ngày nay] có hai vợ chồng Ong Paxa và Muk Chakling, sinh sống với nhau nhiều
năm mà vẫn chưa có con. Một lần ra biển mò cua, bắt ốc. Ông bà thấy một cái nôi,
bên trong có một bé gái đang trôi lênh đênh trên bọt nước biển. Thấy thế, hai vợ
chồng bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit. Chẳng mấy chốc, Karit lớn nhanh rồi trở
thành thiếu nữ nết na, giỏi gian rất xinh đẹp làm bao nhà có con trai mong Karit để
mắt tới.
Ngày nọ, Karit cùng cha vào rừng đốn củi. Trời nóng nực làm hai cha con mệt lã,
khát nước mà xung quanh chẳng có một suối nước hay ao, hồ nào. Đang lúc hoang
mang thì Karit bỗng thấy một tảng đá có một hủng nước trong, mát rượi. Karit vội
chạy đến và uống. Điều lạ là càng uống thì nước càng tuôn ra, nhưng khi karik kêu
cha chạy lại thì nước bỗng rút khô cạn.
Hai cha con trở về nhà, thời gian sau thì Karit thấy bụng mình to lên như đang mang
thai. Và rồi sự thật là như thế. Sau khoảng thời gian hơn chín tháng thì Karit hạ sinh
một cậu con trai. Điều buồn là cậu con trai này vô cùng xấu xí và cực kỳ háu ăn, do
vậy mà ông bà đặt trên cho cháu là Jatol.
Chưa chồng mà đã có con. Xã hội Chăm ngày ấy bao nhiêu phong tục nghiệt ngã
với người đàn bà. Vì không chịu được lời ra tiếng vào của bà con xóm làng. Lại vì
thương cha, thương mẹ và con không tội tình mà bị thiên hạ sỉ vả. Cho nên Karit đã
âm thầm bỏ đi, để lại Jatol cho ông bà nuôi.
Ngày tháng hững hờ trôi qua, chẳng mấy chốc Jatol trở thành một thiếu niên khỏe
mạnh. Nhưng mấy ai hiểu được, Jatol càng lớn thì thân hình càng xấu xí, xấu đến
nổi không ai thèm chơi.
Mang nỗi buồn không cha, cô đơn mẹ và thân hình xấu là thế. Tưởng chừng đâu
cuộc đời sẽ không lấy đi điều gì của cậu nữa. Ấy rồi chỉ vài tháng sau thì ông bà
cũng ra đi vì tuổi già sức yếu. Để rồi từ chàng trai đơn thân tủi phận, Jatol bắt đầu
cho những ngày với cuộc sống bươm chãi với tinh thần tự lực tự cường.
Để bắt đầu cuộc đời mình, Jatol kết thân người bạn là Poklong Chanh. Hai người rủ
nhau đi buôn trầu, một công việc tiền không nhiều nhưng đầy lắm niềm vui. Công
việc hằng ngày vẫn diễn ra như thế, tuy nhiên vào một hôm trên đường về, Jatol
thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Po Klong Chanh thấy vậy nên chạy về
trước để nấu cơm rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Poklong Chanh hoảng hốt khi
thấy thấy có hai con rồng trắng đang vấn quanh và liếm mình Jatol. Po Klong Chanh
chạy đến thì hai con rồng biến mất. Jatol tỉnh dậy thì bỗng chốc trở thành một chàng
trai khôi ngô, tuấn tú khác thường.
Sau sự việc ấy, chuyện của Jatol lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người
đang quản thủ vùng Iaru. Được thần báo mộng sắp tới sẽ có một thiên tài xuất
chúng cai trị đất nước nên vua Nuhol cho vời Jatol đến để hỏi rõ thực hư. Jatol đến
gặp vua Nuhol. Ngay lần đầu, vua Nuhol thấy Jatol và thấy đây là chàng trai mang
chân mệnh đế vương. Để giữ Jatol lại, vua Nuhol đã gả công chúa Thakol cho Jatol.
Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcri Bannơi bằng hà, anh em trong hoàng tộc chia
bè, kết phái đấu đá nhau tranh giành vương quyền. Trong lúc rối ren về chính trị,
quần thần hay tin sự xuất hiện kỳ lạ của Jatol, lại thêm điềm báo của thần nên cho
người đi tìm hiểu.
Sau khi rõ sự việc, quẩn thần họi ý nhau rồi cho voi trắng (bạch trạng) đến vùng Iaru
rước Jotol về. Được sự ủng hộ của quần thần và nhân dân, Jatol đem binh chấn
chỉnh chính trị thành Balcri Bannơi. Khi mọi thứ ổn định, Jatol được tôn lên làm vua,
xưng hiệu là Po Klong Garai và đóng đô ở Bal Hagâu. Lúc bấy giờ, quân Khmer
thường xuyên đánh phá, quấy nhiễu vùng Panduranga, đích thân vua Po Klong
Garai phải mang quân vào Panduranga dẹp loạn. Chỉ trong vòng vài tháng, với tài
thao lược và mưu sự của mình, vua Po Klong Garai đã đánh tan quân Chân Lạp,
nhanh chóng khôi phục nền tự trị dân tộc Chăm. Cũng trong thời gian này, vua Po
Klong Garai dời đô đến vùng Panduranga và cai trị ở đây.
Trong thời gian trị vì xứ Panduranga, vua Po Klong Garai đã cho xây dựng nhiều
công trình thủy lợi để phục vụ cho nông nghiệp, chấn chỉnh binh ngũ và chỉ cho dân
tại đây nhiều ngành nghề để phát triển kinh tế.
Ông đã cất công cho xây dựng các hệ thống đê đập thủy lợi sơ khai như: Đập Nha
Trinh (Chakling, vùng Nha Hố, huyện Ninh Sơn), đập Sông Cấm ở phía Tây Phan
Rang dẫn thủy nhập điền bằng mương Cái và mương Đực, giúp đời sống hưng
thịnh, nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu. Những công trình thủy lợi đó còn
sử dụng và lưu dấu đến ngày hôm nay.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh
Thuận www.reviewninhthuan.com
***

2.3. Cụm đền tháp Po Rome (Po Romé)


Po Rome là tên gọi của một cụm đền tháp Chăm nổi tiếng tại Ninh Thuận. Toàn thể
công trình được người Chăm xưa xây theo phong cách hậu Bình Định - thời kỳ
muộn, được các nhà nghiên cứu đánh giá là bản sao không hoàn hảo của đền tháp
Po Klong Garai (Tk XIII - XIV). Đặc biệt, đây là khu đến cuối cùng của người Chăm
tại Pandurang trước khi Champa mất quyền tự chủ.
Cụm đền tháp Po Rome ngự giữa hai quả núi thấp thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước
Hữu, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang chừng 15km về hướng Nam.
Theo ghi chép trong cuốn “Tháp cổ Champa” của PGS.TS Ngô Văn Doanh thì ngôi
đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Mục đích xây dựng ngôi đền này là
để thờ vua Po Rome - người có nhiều công lao với dân tộc, khi mất được nhân dân
hóa thần.
Trải qua bao biến cố thăng trầm cùng thời gian, ngôi đền đến nay vẫn còn nguyên
vẹn, là nơi đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa, tín ngưỡng của người
Chăm Ninh Thuận nói chung và cộng đồng Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo nói
riêng.
Thể hiện cho điều này, hàng năm đền tháp là nơi diễn ra nhiều nghi thức, lễ hội
quan trọng như lễ Cầu Đảo (“Yuer yang”, tổ chức vào tháng 4 Chăm lịch), lễ hội
Kate (“Mbeng Katê”, diễn ra vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 Chăm lịch), lễ cúng Mẹ xứ
sở Po Yang Inư Nagar (“Cambur”, tháng 9 Chăm lịch), … hay lễ mở Cửa tháp (“Peh
Mbeng Yang, tháng 11 Chăm lịch).
Ngày 31 tháng 8 năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao &
Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật tháp.

Đôi nét về vua Po Rome - vị vua độc lập cuối cùng của vương quốc Champa
Po Rome (Po Rômê, hay Po Ramé) tên thật là Ja Ka Thaut, sinh ở làng Tường Loan
(Palei Pa – Aut), nay là xóm đạo Thiên Chúa Hòa Thuận của huyện Bắc Bình, tỉnh
Bình Thuận. Tương truyền, khi nhỏ Ja Ka Thaut là một cậu bé thông minh, được dân
trong vùng quý mến đặt cho biệt danh là Chei – sit, ý chỉ người có tài.
Càng lớn, Ja Ka Thaut càng bộc lộ tố chất của một người giỏi thao lược và rất biết
cách thu phục lòng người.
Khi ấy, người đang trị vị vương quốc Panduranga là vua Po Mưh Taha - một người
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Hồi giáo Islam đã du nhập vào Champa từ sau thế kỷ X
theo con đường giao thương trên biển. Cũng trong thời kỳ này, Hồi giáo Islam (Hồi
giáo chính thống) phát triển mạnh mẽ ở Panduranga (Ninh Thuận & Bình Thuận
ngày nay).
Vua Po Mưh Taha có một cô con gái, nổi tiếng xinh đẹp là công chúa Po Bia Thơn
Chơn (sau này chánh thật, hoàng hậu Po Bia Thơn Chơn, vợ của vua Po Rome) đã
đến tuổi lấy chồng nhưng chưa ai có thể làm nàng vừa ý.
Một lần nàng cùng cha ra thành vị hành, cơ duyên đã để Ja Ka Thaut gặp Po bia
Thơn Chơn. Tức khắc, hình ảnh về một chàng trai có tướng mạo khôi ngô, khỏe
mạnh lại được nghe dân chúng đồn thổi về tài năng thao lược, bắn cung hay, giỏi võ
nghệ đã làm tim nàng rung động.
Biêt ái nữ của mình đã tìm được người vừa ý, vua Po Mưh Taha lệnh cho quân lý
truyền Ja Ka Thaut vào cung để thử tài năng. Đúng như lời đồn đại, Ja Ka Thaut quả
là một người có tài, rất vừa ý vua Po Mưh Taha, có thể gành vác giang sơn, đem lại
bình yên, ấm no cho dân chúng.
Chỉ không lâu sau, một đám cưới linh đình giữa cô công ch1 xinh đẹp và chàng
thành niên tài ba đã diễn ra. Vài năm sau, do tuổi già sức yếu nên vua Po Mưh Taha
đã truyền ngôi lại cho Ja Ka Thaut vào năm 1627. Ja Ka Thaut chính thức lên ngôi
trị vị Champa-Panduranga, lấy hiệu là Po Rome.

Vương quốc Panduranga & những thay đổi thời vua Po Rome trị vì
Vừa lên nắm quyền cai trị, vua Po Rome đã có những chính sách thay đổi để phát
triển đất nước. Ngài bắt đầu cũng cố và mở rộng ngoại giao với các nước lân bang
như Chân Lạp, Đại Việt, Cao Miên, … và liên kết chặt chẽ với các nước có liên hệ
mật thiết với Champa từ trước là Indonesia, Malaysia … Sự thay đổi này đã cho một
kết quả bất ngờ khi từ một vương quốc dần thu hẹp lãnh thổ do chiến tranh liên miên
với Đại Việt, Chân Lạp, Xiêm La, ... nay trở thành mối lo ngại.
Cũng trong thời gian này, do Hoàng hậu Po Bia Thơn Chơn hiếm muộn nên vua Po
Rome đã cưới người vợ thứ hai là thứ hậu Bia Than Can – người gốc Êđê.
Tại phía Bắc Panduranga, tình hình giữa hai tập đoàn chúa Trịnh đàng ngoài và
chúa Nguyễn đàng trong có nhiều chuyển biến phức tạp. Hai bên vẫn thường xuyên
giao chiến nhưng không thể phân thắng bại. Đặc biệt, sau đời chúa Tiên Nguyễn
Hoàng, đến đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã chính thức xưng vương.
Khác với những đời Chúa trước, chúa Sãi luôn suy tính về việc mở rộng bờ cõi về
phương Nam. Thế nhưng, Champa dưới thời vua Po Rome rất hưng thịnh, lại thêm
thường xuyên đụng độ với tập đoàn chúa Trịnh ở đàng ngoài. Vì vậy, chúa Sãi đã
đưa ra một quyết sách là gả các ái nữ của mình cho vua Champa để thắt chặt tình
hữu nghị.
Tại Panduranga, những cải cách của vua Po Rome tuy đạt nhiều kết quả to lớn
nhưng ông cũng thừa biết, mọi thứ mà tập đoàn chúa Nguyễn đàng trong thực hiện
chủ đích là đang chuẩn bị lực lượng và tập trung vào việc phát triển kinh tế. Thế
nhưng, việc Champa kẹt giữa Đại Việt và Chân Lạp, thêm vào đó mối nguy của
Xiêm La luôn đặt Champa vào tình thế bất an bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, mọi việc bỗng trở nên khác khi trong một lần, công nữ Ngọc Khoa (con
gái thứ 3 của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Vương) cùng phái đoàn vào Champa buôn
bán. Với sắc đẹp tuyệt trần, ngay từ lần đầu gặp, vua Po Rome đã bị cuốn hút. Nhận
thấy được điều này, Sãi Vương đã nghĩ đến việc thắt chặt tình hữu nghị hai nước
bằng việc gả Ngọc Khoa cho vua Po Rome.
Thế là không chần chừng, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã gửi lời đề nghị này cho
vua Po Rome. Và khi mới chỉ nhận được tin từ sứ giả, hoàng tộc và nhiều tướng lĩnh
Champa không đồng tình. Ai cũng khuyên vua Po Rome không nên thực hiện. Tuy
nhiên, trước tình thế phức hiện tại, thêm phần bị sắc đẹp Ngọc Khoa chiếm lĩnh suy
nghĩ nên vua Po Rome đã đồng ý.
Năm 1631, cuộc hôn nhân mang tính lịch sử giữa Champa và tập đoàn chúa
Nguyễn đàng trong chính thức diễn ra. Công nữ Ngọc Khoa được gả về Champa
cho vua Po Rome và chính thức trở thành thứ hậu thứ hai gọi Bia Ut (thứ hậu Yuôn).

Cuộc hôn nhân lịch sử & trận chiến của vua Po Rome với Đại Việt
Hôn ước giữa vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa không phải là hôn ước đầu tiên
của hai nước. Mà trước đó, năm 1936 Đại Việt và Chiêm Thành (Champa nay) đã
diễn ra một cuộc hôn ước lịch sử của vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân) và công
chúa Huyền Trân (Ái nữ của vua Trần Nhân Tông).
Hôn ước này được vua Trần Nhân Tông mở lời trong chuyến dạo chơi ở Champa
kéo khoảng thời gian 9 tháng đầu năm 1301(nguyên nhân xuất phát từ sau khi
Chiêm Thành và Đại Việt cùng liên kết chống quân Mông - Nguyên xâm lược lần II,
từ tháng 12/1287 - 04/1288).
Đáp lại hôn ước của Đại Việt, vua Jaya Simhavarman III đã cắt châu Ô và châu Lý
làm sính lễ. Về sau, hai châu này được đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu (nay là
vùng đất từ tỉnh Thừa Thiên - Huế đến bờ sông Thạch Hãn của tỉnh Quảng Trị).
Đến thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, để ổn định tình hình đất nước nhằm thực
hiện các ý đồ mở rộng lãnh thổ, trong vòng 10 năm, Sãi Vương đã quyết định gả hai
nàng công nữ cho hai vua của Champa và Chân Lập.
Cụ thể, cuộc hôn ước đầu tiên của công nữ Ngọc Vạn và vua Chân Lạp Chey
Chetta II diễn ra vào năm 1620. Và cuộc hôn nhân thứ hai vào năm 1631 giữa công
nữ Ngọc Khoa và vua Po Rome. Cả hai cuộc hôn nhân này đều mong muốn mối
giao bang ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, đến thời chúa Nguyễn Phúc Tần (ở ngôi từ
năm 1648 - 1687), từ mối giao bang hòa hữu qua cuộc hôn nhân với Champa đã trở
thành cuộc chiến tàn khốc.
Với ý chí khôi phục và đòi lại những vùng lãnh thổ của Champa đã mất vào tay Đại
Việt, vua Po Rome đã phát động một cuộc chiến trên quy mô lớn vào năm 1651.
Cuộc chiến kéo dài trong khoảng hai năm với nhiều tổn thất nhất định từ hai bên.
Năm 1652, Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc mang 3.000 quân tấn công
Champa từ Nha Trang đến Sông Phan Rang, vua Po Rome đem quân chống đỡ
nhưng thất bại. Ngài bị bắt và giải về Huế. Trên đường đi, để giữ hồn khí của một
đất minh quân, vua Po Rome đã tự kết liễu bản thân mình.
Cảm phục và ghi ơn đến vị vua anh minh, tài ba của đất nước. Nhân dân Champa
đã xây dựng một đền tháp mang tên ngài. Là nơi thờ cúng linh hồn, hóa thân vị vua
có nhiều công lao trong cuộc đời trị vị đất nước của mình.
Sau khi Po Rome tử trận, người em trai cùng mẹ khác cha là Po Nroup (1652-1653)
lên thay, nhưng quyền tự chủ đã không còn nằm trong tay của Champa. Sau chuỗi
sự kiện khi vua Po Rome lên nắm quyền cai trị Champa, ông đã giữ vững được nền
độc lập tự chủ đối với Đại Việt và các nước lân bang trong khoảng thời gian dài.
Chính vua Po Rome là người đã dung hợp giữa 2 tôn giáo Bà La Môn và Hồi Giáo
thành tập tục Chăm Avar Ahier thắt chặt tình đoàn kết như hiện nay.
Năm 1653, chúa Nguyễn cho triệu hồi vua Po Nroupra Huế, cùng đi có vài quan cận
thần mang theo nhiều vàng bạc châu báu hộ thân. Đến Huế vua Po Nroup bị chúa
Nguyễn giam lỏng 6 tháng và hoàn toàn bị kiểm soát. Để thoát khỏi sự giam lỏng,
vua Po Nroup và đã nhờ một vị cận thần thân tín của chúa Nguyễn tâu xin và được
tha trở về. Lời cầu xin được chấp nhận, vua Po Nroup trở lại quê hương và sống
trong lòng dân tộc Chăm. Sự kiện này được truyền tụng về Po Nroup bị bắt và tha
về trong dòng tộc đời đời nhắc nhở nhau mãi mãi./.
Tại sao nói đền tháp Po Rome là bản sao không hoàn hảo của đền tháp Po
Klong Garai?
Là công trình hoàn toạc được xây dựng theo phong cách hậu Bình Định - thời ký
Muộn, kết cấu và hình hài như khu đền tháp Po Klong Garai. Tuy nhiên, do xây
dựng trong giai đoạn Champa-Panduranga đã không còn quyền tự chủ, lại thêm nền
kiến trúc lúc này đã đi xuống nên tổng thể cụm đền tháp Po Rome có phần đơn điệu
và tối giản đi rất nhiều.
Cụ thể, cụm đền tháp Po Rome là một công trình kiến trúc bằng gạch gồm hai ngôi
tháp (tháp chính & tháp phụ) và một cái miếu nhỏ. Trong đó, tháp Chính là nơi thờ
phượng vua Po Rome và hoàng hậu Po Bia Sancan, được xây dựng theo cấu trúc
của ngôi tháp Chính trong khu đền tháp Po Klong Garai. Tháp còn lại là tháp phụ
thờ hoàng hậu Pra Sucih, đặc biệt gần tháp phụ còn là khu mộ táng của vua Po
Rome.
Điểm nhấn của cả công trình này chủ yếu tập trung hết vào ngôi tháp chính. Chi tiết,
ngôi tháp cao khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m. Tháp có mặt chính quay về
hướng Đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung
là hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa. Cửa chính ra vào quay mặt về hướng
Đông, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị
thần mang đậm nét bản địa.
Về phần mái của ngôi tháp thì có ba tầng, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp
góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Đặc biệt trong
mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên
trong là tượng bò thần Nandin nằm bên tay trái.
Từ những điều này, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá của giới nghiên cứu:
“Tháp Po Rome là công trình kiến trúc lớn, nhưng nếu so với các tháp cổ hơn hiện
còn thì tháp Po Rome quả là thô và nghèo nàn. Điều này thể hiện rất rõ qua hình
dáng và kích thước của tháp. Nội thất bên trong là bài trí đơn giản của tượng thờ
vua Po Rome cao 1,2m được tạc từ Linga 8 tay đặt trên một bệ gỗ. Gần với tượng
vua Po Rome là tượng bán nữ thần hoàng hậu Po Bia Sancan cao khoảng 0,75m.”
Bằng những đánh giá này, có thể kết luận rằng, tháp Po Rome là công trình kiến
trúc có quy mô nhỏ nhất trong số các đền tháp ở Ninh Thuận. Là ngôi tháp có tuổi
đời trẻ nhất trong tất cả đền tháp Chăm ở Việt Nam, đồng thời là công trình còn
nguyên vẹn nhất.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên về thông tin du lịch Ninh
Thuận www.reviewninhthuan.com

III. Các lễ hội lớn, tiêu biểu nhất của người Chăm Ninh
Thuận

3.1. LỄ HỘI KATE


Cho đến ngày nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm lịch sử. Người Chăm tại Ninh
Thuận vẫn gìn giữ trọn vẹn nét đặc sắc lễ hội Kate. Một lễ hội mang dấu ấn đậm nét
của nền văn hóa tín ngưỡng Chăm sau hàng trăm hình thành.
Theo tình hình về bảng thống kê số liệu mật độ sinh sống của người Chăm từ phía
Bắc miền Trung cho đến phía Nam vùng Nam Bộ. Ninh Thuận là tỉnh có đồng bào
dân tộc Chăm sinh sống nhiều nhất cả nước với khoảng 73.000 người (năm 2017).
Họ sinh sống tập trung tại 22 làng (palei) tại các huyện Ninh Hải, Ninh Phước,
Thuận Bắc và Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận.
Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử dân tộc, cộng đồng người Chăm Ninh
Thuận vẫn giữ cho mình nhiều nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục và tập quán.
Đặc biệt là sự hiện diện của hai ngành nghề truyền thống độc đáo của làng gốm
Bàu Trúc và làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Bên cạnh đó là những lễ hội gắn liền với
dân tộc đã được giữ gìn và phát huy qua hàng trăm năm lịch sử như: lễ hội Katê của
cộng đồng Chăm Adeir, lễ hội Ramawan của cộng đồng Chăm Awal, lễ hội Rija
Nagar…
Cũng như sự ảnh hưởng của người Kinh trong sự tiếp thu, ảnh hưởng về tín ngưỡng
tôn giáo. Người Chăm tại Ninh Thuận có ba cộng đồng tôn giáo chính là Chăm Ahier
(người Chăm theo tôn giáo Bà La Môn), Chăm Awal (người Chăm theo tôn giáo Bà
Ni) tôn giáo và Chăm Islam (Hồi giáo chính thống). Tuy nhiên, Chăm theo Bà La
Môn và Chăm theo tôn giáo Bà Ni chiếm số lượng hơn người Chăm theo Hồi giáo
chính thống.
Theo thống kê cụ thể thì trong 22 làng Chăm tại Ninh Thuận thì đã có 15 làng Chăm
Bà La Môn và 7 làng Chăm Bà Ni. Đặc biệt, là mỗi làng Chăm trong một tôn giáo
đều thể hiện nét đặc trưng riêng biệt của mình, không trùng lẫn. Sự thể hiện rõ nhất
ở đây chính là Katê – lễ hội dành riêng cho người Chăm Bà La Môn, còn Ramawan
là lễ hội dành riêng cho người Chăm BàNi. Tuy nhiên, không vì thế mà hai cộng
đồng tách biệt nhau mà ngược lại họ vẫn quan hệ qua lại thông qua sự giao lưu
trong các dịp lễ hội, lễ tục.

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Kate


Dựa theo từ điển của E. Aymonier – A. Cabaton, Kate là danh từ có nguồn gốc từ
Katik của Hindu (Hindu giáo) và từ kattika của Phạn ngữ (Sanskrit) Ấn Độ. Ý nghĩa
của từ Kate này được dịch theo nghĩa hẹp là lễ cúng vào tháng 7 lịch Chăm. Tuy
nhiên, một điều chú ý ở đây là Ấn Độ không có tục lễ cúng này. Ngoài ý nghĩa được
dịch theo từ Kate của Hindu và Ấn Độ, Kate còn có ý nghĩa chung rộng hơn là một lễ
tưởng nhớ tổ tiên, một số vị thần linh, một số vua chúa và các nhân vật có công với
đất nước và dân tộc. Ý nghĩa này được thể hiện rõ qua nội dung tổ chức lễ hội kate
theo văn bản chữ Chăm (akkar thrah) bao gồm: kinh hành lễ Kate (danak ngap yang
Kate), bài thánh ca của các vị thần (damnây dom po yang) và những lời cầu nguyện
của người tham dự lễ (panuec alankar po yang).
Từ những điều lý giải trên, ta có thể kết luận Kate là một nghi lễ có nguồn gốc bản
địa (tín ngưỡng địa phương) mang bản sắc riêng của Champa xưa. Tuy nhiên, về
sau lễ hội Kate có một số yếu tố ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ và Hồi giáo.
Minh chứng cho chúng ta thấy rõ, tuy ba cộng đồng tôn giáo Chăm Ahier, Chăm
Awal và Chăm Islam đều có chung một lễ nghi, lễ tục ban đầu. Tuy nhiên, về sau khi
chịu sự ảnh hưởng từ Hồi giáo và Ấn giáo nên có sự khác biệt theo tín ngưỡng và lễ
cúng riêng.
Lễ hội Kate của người Chăm xuất hiện khi nào?
Nếu để chọn một khoảng thời gian chính xác để nói về sự ra đời và hình thành của
lễ hội Kate thì thật khó, vì chiến tranh giữa vương quốc Champa với các triều đại
phong kiến Việt Nam đã hủy hoại rất nhiều tài liệu. Để xác định rõ hơn mốc thời gian
và quá trình hình thành nên lễ hội Kate ta có thể nhìn nhận lại quá trình lịch sử từ
thế kỷ II đến thế kỷ XII khi Champa còn là một vương quốc thịnh vượng. Đáng nói
hơn, đây là giai đoạn mà Ấn độ giáo du nhập vào và phát triển mạnh mẽ tại
Champa.
Sự du nhập này đã hình thành nên các nghi lễ cúng tế của người Chăm trong những
sự kiện quan trọng như hoàn thiện công trình đền tháp, thu hoạch mùa màng, đánh
thắng trận, đăng cơ của vua chúa… Tuy nhiên, thời kỳ này cũng chưa có một minh
chứng nào cụ thể nói về sự hình thành của lễ hội Kate. Đa phần chỉ nói về những lễ
nghi, lễ tục, nghi thức thờ cúng trong những dịp trọng đại. Mãi cho đến thế kỷ XV
(1471), khi thủ đô Vijaya (Bình Định) bị suy tàn, đánh dấu cho nền văn minh
Champa đã sụp đổ, kéo theo đó là ảnh hưởng của Ấn Độ giáo cũng đi xuống và
nhường chỗ lại cho Hồi giáo.
Dựa theo nhiều ghi chép về tiếng Phạn trên các bia ký và tài liệu của Champa trong
giai đoạn này. Hồi giáo đã bắt đầu phát triển mạnh và ảnh hưởng ở phía Nam
Champa, vùng Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận nay) và đã xác lập một nền
văn minh mới.
Tuy phát triển cực thịnh nhưng nền văn minh này còn lưu giữ lại một số tàn dư của
Ấn Độ giáo kết hợp với những tín ngưỡng địa phương. Cũng từ đây, các tín ngưỡng
thờ cúng trong Ấn Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa phương đã dần hình thành
nên nghi thức cúng tế thường niên vào tháng 7 lịch Chăm. Sau quá trình du nhập và
phát triển của Hồi giáo vào thế kỷ XV tại xứ Panduranga. Một nghi thức cúng tế,
kèm theo đó là các lễ nghi, lễ tục đã hình thành theo phương thức mới bao gồm các
tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, Hồi giáo và tín ngưỡng địa phương.
Để minh chứng cho điều này, ta có thể thấy rất rõ, trong lễ hội Kate có chứa đựng
các yếu tố: Ấn Độ giáo (tục cúng tế đền tháp, tượng thờ, tầng lớp tu sĩ (Basaih) và
lời văn cúng tế thền Siva (Po Ginuer Mantri) của Chăm Aheir), Hồi giáo (cúng tế
tượng thần Poklong Grai và Po Rome có đội một loại mũ hình ống). Và có lẽ, lễ hội
Kate có thể hình thành trong giai đoạn này với các yếu tố rõ nét và riêng biệt nhất
định.
Thông qua những điều trên, ta có thể nhận định rằng: Lễ hội Kate được hình thành
trên những nền tảng về tục cúng lễ và tín ngưỡng của Ấn Độ giáo từ thế kỷ II đến
thế kỷ II. Về sau, nó được lan tỏa và hình thành nên lễ hội khi có sự ảnh hưởng và
dung hòa của Hồi giáo từ thế kỷ XV và tín ngưỡng địa phương.

Ai là chủ nhân chính trong việc tổ chức lễ hội Kate?


Trong suốt tiến trình lịch sử được tiếp biến bao tín ngưỡng, tôn giáo từ bên ngoài
vào. Người Chăm đã có sự phân chia cộng đồng về mỗi tín ngưỡng tôn giáo nhất
định. Cụ thể bao gồm Chăm theo Hồi giáo, Chăm theo Ấn giáo, Chăm theo Hồi giáo
truyền thống, Chăm Thiên chúa giáo và Chăm Tin lành. Tuy nhiên, đến ngày nay chỉ
còn hai bộ phận chính là Chăm Ahier theo tôn giáo Bà La Môn và Chăm Awal theo
tôn giáo Bà Ni.
Theo đó, Chăm Ahier theo tôn giáo Bà La Môn nổi bật với lễ hội Kate còn Chăm
Awal theo tôn giáo Bà Ni thì nổi bật với lễ hội Ramưwan. Hai cộng đồng dân tộc
Chăm này tuy tách rời nhau về các phong tục, tập quán tín ngưỡng nhưng vẫn
thường xuyên liên hệ qua lại với nhau khi các lễ hội, lễ tục của dân tộc mình được
diễn ra.
Điều này thông qua sự kính viếng, dâng kính lễ vật để cầu an và tham gia trực tiếp
vào lễ hội. Chính vì thế, mà lễ hội của cộng đồng nào thì cộng đồng đó là người chủ
trì buổi lễ trong suốt quá trình diễn ra. Tuy nhiên, đối với lễ hội Kate của người
Chăm thì còn có sự góp mặt của một dân tộc nữa có vai trò quan trọng, đó là cộng
đồng người Raglai.
Nhắc đến bộ phận người tham gia trực tiếp vào lễ hội Kate, ngoài bộ phận người
Chăm Awal đến tham viếng và dâng kính lễ hội. Bộ phận người Raglai là bộ phận
đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên tính thành công của lễ hội. Bởi lẽ,
chính người Raglai là người giữ những đồ vật quan trọng của vua chúa như áo, váy,
khăn mão, còng tay, hoa tai, cùng với đó là các đồ vật cúng lễ như tô, bát, chén…
được làm bằng vàng và bạc. Ngoài ra, những lễ vật cúng tế như trầu cau, đậu, dê,
nếp… cũng đều do người Raglai chuẩn bị.
Dựa theo tiến trình lịch sử và văn hóa của tài liệu Chăm ghi chép. Theo đó, người
Raglai là một bộ phận thần dân của Champa xưa và người Raglai chính là người em
út của người Chăm theo sự lưu truyền trong tập quán mẫu huệ. Chính vì thế mà mối
gắn kết giữa hai dân tộc chính là mối gắn kết của chị em ruột chung một mẹ goi là
Chăm sa – ai Raglai ader. Quan trọng hơn nữa, trong tập quán mẫu hệ, người em út
chính là người thừa kế tài sản, giữ đồ gia bảo vả thờ phụng tổ tiên. Chính vì thế, mà
hầu hết các đồ vật quan trọng người Raglai đều lưu giữ và bảo quản hết.
Tóm lại, khi nói về tính chủ đích trong việc tổ chức lễ hội kate thì người Chăm và
người Raglai đóng vai trò quan trọng nhất để quyết định tính thành công của lễ hội.
Còn người Chăm Awal cũng như một số tín đồ khác chỉ đóng vai trò đến tham gia và
công hiến lễ vật để cầu nguyện chứ họ không đứng ra tổ chức. Thế nhưng, nếu xét
về phương diện văn hóa, lịch sử và cộng đồng thì lễ hội Kate là di sản vắn hóa của
cả chúng Champa vùng Panduranga.

Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Kate


Lễ hội kate của người Chăm tại Ninh Thuận được diễn ra trong vòng 3 ngày.
Thường được bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 – 5/10
dương lịch). Địa điểm được hơn để tổ chức là đền tháp Po Nagar (thôn Hữu Đức, xã
Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tháp Po Klaong Garai (phường Đô Vinh, TP. Phan
Rang – Tháp Chàm) và tháp Po Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh
Phước), tỉnh Ninh Thuận.
Theo trình tự tổ chức của lễ hội, quy trình được bắt từ từ đền tháp cho đến các làng
xã và mỗi gia đình. Theo đó, tên gọi của từng nơi tổ chức là: đền tháp (Bi môn, Ka
lan), làng (Paley) và từng gia đình (Nga wôm). Quy trình này được xem như một
dòng chảy phong phú theo suốt thời gian hàng ngàn năm nay.
Quá trình tổ chức lễ hội Kate
Quá trình tổ chức lễ hội Katê của người Chăm tại Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp
trong cùng ngày, cùng giờ. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức
hành lễ. Thời gian diễn ra lễ hội dễ kéo dài trong vòng ba ngày. Ngày đầu tiên sẽ
diễn ra ở trên các đền tháp, ngày thứ hai tại làng và ngày thứ ba là tại nhà.

Trên đền tháp


Bắt đầu tiến hành nghi lễ cúng tế trên đền tháp là sự chủ trì của thầy cả sư hay còn
gọi là vị chủ lễ thực hiện nghi thức đầu tiên trên đền tháp. Cùng với vị cả sư là thầy
kéo đàn Kanhi hát thánh ca, bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần, ông từ chủ trì lễ
tắm tượng cùng một số tu sĩ Bà la môn phụ lễ.
Các lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế ở
tháp, 5 mâm cơm, canh cúng với thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, 3 ổ bánh gạo
và hoa quả. Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè… Đây là những lễ vật
được bay cúng trên các tháp, riêng dưới chân tháp còn có hàng trăm mâm lễ vật
khác cũng được bày ra từ những người đi tham gia lễ.
Trình tự theo các bước, nghi thức cúng tế sẽ được thực hiện theo quá trình như sau:
Đầu tiên là lễ đón rước y phục do người em út Raglai đem từ trên núi xuống lên trên
các đền tháp. Lễ rước y phục của vị thánh mẫu Po Ina Nagar, buổi lễ thường được
bắt từ 7 giờ sáng. Các đồ vật trong lễ được đón rước một cách trang nghiêm và cẩn
trọng trước khi thực hiện các nghi lễ tiếp theo.
Tiếp theo là lễ mở cửa tháp diễn ra tại 3 đền tháp gồm tháp Po Nagar (thôn Hữu
Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước), tháp Po Klaong Garai (phường Đô Vinh,
TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Po Rome (thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu,
huyện Ninh Phước) tháp tại cụm tháp Po Klaong Garai).
Sau lễ mở cửa tháp là lễ tắm tượng thần, gọi theo tiếng Chăm là Manei yang, lễ mặc
y phục cho tượng thần (Anguei khan aw kapo) và cuối cùng là phần đại lễ (adaoh
tama). Phần đại lễ thường bắt đầu từ 9h sáng kéo dài đến 11h trưa. Hầu hết, tất cả
các lễ thực hiện tại đền tháp đều diễn ra cùng thời gian và cùng địa điểm.
Tại làng và tại gia đình
Sau phần lễ cúng tế trên các đền tháp là nghi thức cúng lễ tại làng. Song song trong
nghi thức cúng lễ tại làng này là phần hội. Để chuẩn bị cho phần lễ và phần hội tại
làng, dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, ngôi nhà chung của làng, chuẩn bị
sân khấu, sân bãi… Cùng thời gian đó một bộ phận khác lại chuẩn bị lễ vật cúng
thần.
Nghi thức làm lễ tại làng cũng được tổ chức trang trọng không kém gì như ở trên các
đền tháp. Vì tín ngưỡng là mỗi làng thờ một vị thần riêng nên trong lễ cúng tế thần
làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường được dân làng tôn vinh
hoặc người có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông là người thay mặt cho
dân làng dâng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần sẽ phù hộ, độ trì ban phước
lành cho làng.
Khác với những nghi thức trang trọng được tổ chức tại các đền tháp. Quá trình lễ
diễn ra ở làng là lúc tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng như thi dệt vải (làng
Mỹ Nghiệp), thi đội nước, đá bóng, văn nghệ…
Kết thúc lễ Katê ở làng là lễ Katê ở các gia đình. Chủ lễ cúng Katê là người trong gia
đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Cũng như những ngày quan trọng trong văn
hóa người của người Việt, vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt
đông đủ để cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho làm ăn phát đạt, gặp nhiều may
mắn. Không chỉ vậy, đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ, giáo dục con cháu kính trọng
tổ tiên. Điều đặc biệt, lễ kate tổ tại gia đình là khoảng thời gian sum hợp tràn ngập
tiếng cười.
Bài viết được tổng hợp từ Sách Sakaya “Văn hóa Chăm – nghiên cứu và phê
bình” – NXB: Phụ nữ
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thôn tin du lịch Ninh
Thuận www.khamphaninhthuan.com

3.2. LỄ HỘI RAMƯWAN (RAMÂNVAN, RMADAN)


Nếu như Kate là lễ hội của người Chăm Ahier được coi như lễ tết của cộng đồng
người Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo thì Ramưwan là lễ tết của cộng đồng người
Chăm Bàni ảnh hưởng Hồi giáo. Cũng như Kate, khi Ramưwan bắt đầu là lúc các
chức sắc chuẩn bị kinh kệ, trang phục và các dụng cụ làm lễ. Phụ nữ thì mua sắm
nguyên liệu để chuẩn bị làm bánh trái, lễ vật và may sắm trang phục mới cho trẻ em.
Tất cả tạo nên một không khí tràn đầy sôi động.

Đôi nét về lễ hội Ramưvan của đồng bào Chăm Ninh Thuận
Ramưwan (hay Ramânvan, Ramadan) là lễ hội có nguồn gốc từ lễ tháng chay
“Ramadan” của người Hồi giáo được tổ chức vào tháng 9 Hồi lịch hàng năm. Đây
không chỉ là tháng chay niệm của người Chăm Awal (tức người Chăm Bàni) và
người Chăm Islam ở Ninh Thuận nói riêng mà là của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế
giới nói chung. Tuy nhiên, người Chăm Bàni và Islam ở Ninh Thuận đã tiếp thu rồi
bản địa Hồi giáo và biến tháng chay tịnh “Ramadan” thành một lễ hội đặc sắc của
cộng đồng mình với những nét riêng biệt.
Theo đó hàng năm vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 Hồi lịch, tất cả các làng Chăm
Bàni và Islam náo nức chuẩn bị cho mùa lễ hội Ramưvan. Các chức sắc chuẩn bị
kinh kệ, trang phục và các công cụ làm lễ. Phụ nữ mua sắm nguyên liệu chuẩn bị để
làm bánh trái, lễ vật và may sắm trang phục mới cho trẻ em.
Trước khi lễ hội Ramưwan diễn ra, người Chăm Ninh Thuận sẽ thực hiện nghi lễ
cúng tổ tiên tại các gia đình. Sau đó, mới bắt đầu tháng chay tịnh Ramưwan trong
các thánh đường. Đây được xem là thời gian quan trọng nhất của người Chăm Bàni
cũng như người Chăm Hồi giáo Islam.
Các tu sĩ phải tu ở thánh đường, không được về nhà và phải nhịn ăn ba ngày đầu.
Sau đó chỉ được ăn các lễ vật dâng cúng. Khi ăn, chỉ được dùng tay và ăn nửa bên
phải. Tu sĩ phải tắm rửa sạch sẽ, ít nhất mỗi ngày một lần. Riêng với cộng đồng
người Chăm Bàni (tức Chăm Awal) thì không phải nhịn ăn vào ban ngày như luật
Hồi giáo quy định. Còn cộng đồng người Chăm Hồi giáo Islam thì vẫn tuân thủ.
Đặc biệt, nếu tháng chay tịnh Ramadan là tháng mà người Hồi giáo trên thế giới là
tháng yên tĩnh, chỉ tập trung cầu nguyện trong thánh đường và không tổ chức các
hoạt động vui chơi, hội hè gì. Nhưng với người Chăm Bàni cũng như người Chăm
Islam thì tháng Ramadan là lúc diễn ra các hoạt động văn hóa thể thao, tạo nên
không khí tưng bừng, nhộn nhịp. Đây chính điều thể hiện cho sự tiếp thu và biến đổi
phù hợp với bản sắc văn hóa cộng đồng mình.

Ramâwan, Ramưwan, Ramơwan hay Ramadan?


Để giải thích về các tên gọi Ramưvan đầu tiên cần phải biết đó là, khi từ này được
viết bằng chữ Chăm Akhar Thrah thì nó luôn luôn là gốc từ Arab: ‫رمضان‬. Ramưwan
là cách viết Latin Chăm theo kiểu từ điển G. Moussay Chăm-Việt-Pháp năm 1971.
Ramơwan là cách viết Latin Chăm theo kiểu từ điển Chăm-Pháp của Eymonier năm
1906. Ramawan (đúng: Ramâwan) là cách viết Latin Chăm của Viện Viễn Đông Bác
Cổ Pháp (E.F.E.O), gọi tắt là Rumi Chăm EFEO (hoặc gọn hơn là Rumi).
Chung chung, Rumi Chăm EFEO thịnh hành từ những năm 90 và được các nhà
nghiên cứu về Chăm sử dụng tuyệt đối (ví dụ các văn bản của Trung tâm Nghiên
cứu Văn hoá Chàm Phan Rang, những nhà nghiên cứu và học thuật nước ngoài
nghiên cứu, khảo sát và trình bày các văn bản Chăm), và Rumi cũng đang được sử
dụng rộng rãi trong những năm có mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như Facebook.
Tóm lại, viết Ramưwan, Ramơwan hay Ramawan đều ko sai cả. Bởi tất cả chúng
chỉ đều là những cách phiên ngữ sang Latin theo những hệ thống khác nhau mà
thôi, chữ Chăm Akhar Thrah vẫn còn nguyên si. Quan trọng là đang xài hệ thống
nào.
Còn về tên gọi Ramadan thì có xuất phát từ các tín đồ Islam trên thế giới dùng chữ
Latin để chuyển ngữ từ chữ Arab: ‫رمضان‬. Ngoài từ Ramadan được đa số sử dụng ra
thì còn có các kiểu chuyển ngữ Latin khác như: Ramazan, Ramzan, Ramadhan,
Ramathan, Ramadhon… Tuỳ vùng quốc gia, dân tộc và ngôn ngữ mà họ sẽ chọn
một.
Và Chăm đã chọn âm W cho ‫ض‬, tức là Wan thay vì Dan/Dhan/Dhon/Zan/Than cho
‫ ضان‬trong ‫ رمض ان‬để thành RamaWan (hoặc RamưWan, RamơWan như đã nói ở
trên). Vì thế, viết “RamaDan” (hoặc RamaDHan…) trong Chăm có vẻ dư thừa.
Giải thích rõ hơn, có thế thấy cộng đồng Chăm Bàni vui vẻ sum vầy bên nhau và
đón khách khứa đến chung vui vào ngày Harei Mukkei, tức khoảng 3 ngày trước khi
Acar Ikak Aek chính thức bước vô tháng Ramawan. Nếu bạn bè có đến chơi nhà
Bàni vào dịp này thì nên chúc Harei Mukkei “Abc-bla-bla-xyz” thay vì chúc Ramawan
“abc-bla-bla-xyz” thì hay hơn nhiều.

Những nghi thức trong lễ hội Ramưwan của người Chăm Ninh Thuận
Lễ hội hay tết Ramưwan của người Chăm Hồi giáo Bàni và Chăm Islam ở tỉnh Ninh
Thuận gồm hai phần: Cúng tổ tiên (Pambang Muk Kei) ở các gia đình và tháng chay
tịnh Ramưwan trong thánh đường. Cụ thể, …

Lễ Pambeng Muk Lei (Lễ cúng tổ tiên)


Lễ Pambeng Muk Lei (hay còn gọi là lễ cúng tổ tiên) được các làng Chăm Hồi giáo
Bàni ở Ninh Thuận tổ chức vào những ngày cuối tháng Sha’a ban, tức là tháng 8 Hồi
lịch của người Chăm theo hệ Âm – Dương. Lịch này còn gọi là Sakawi hay Saka
Jawi, một lịch của hệ phái Mã Lai có những biến đổi không trùng khớp với Hồi lịch
Trung đông.
Lễ pambeng Muk Lei gồm ba nghi lễ khác nhau tổ chức ở ba địa điểm khác nhau.
Đầu tiên là lễ tảo mộ, lễ này tổ chức ở nghĩa trang. Tiếp theo là Lễ Da – a liba (hay
còn gọi là lễ cúng tạm), lễ này được tổ chức ở nhà.Và cuối cùng là lễ Pambeng muk
kei (hay còn gọi là lễ cúng chính thức), lễ này được tổ chức ở nhà, sau lễ cúng tạm.

Lễ tảo mộ
Người Hồi giáo không chính thống (tức là cộng đồng Chăm Bàni) thờ đa thần, vạn
vật hữu linh, trong đó có những vị nhân thần, những vị thần theo tín ngưỡng dân
gian, những vị thần Hồi giáo là ngày Nâbi Mohamad (ngôn sứ cuối cùng của thiên
chúa). Vì thế họ không được coi là Hồi giáo chính thống Islam mà hồi giáo Bàni.
Lễ tảo mộ được thực hiện ở nghĩa địa. Theo đó, người Chăm Hồi giáo Bàni khi chết
đi được chôn trong nghĩa địa gọi là Kabur rak (Ghur). Kabur là những ngôi mộ, mỗi
dòng tộc được địa phương phân cho một khoảng đất trong nghĩa địa để chôn cất
người thân khi qua đời.
Vào những ngày lễ trọng tâm trong một năm như Ramưwan, các thành viên trong
dòng tộc trở lại thăm viếng, chăm sóc phần mộ của thân nhân và cung kính mời gọi
vong linh về nhà an hưởng lễ vật mà thân nhân sẽ dâng cúng.
Trong ngày tảo mộ, dân chúng đổ về nghĩa trang trong những trang phục đẹp nhất,
những người đàn ông vai vác cuốc, tay xách ấm nước, còn những phụ nữ, những bà
mẹ đội những quả trầu (Nduen Ginyaong hay còn gọi là Nduen Sula) bằng mây tre
đan, một tay nách thêm chiếc chiếu cói con để các vị Acar ngồi làm lễ. Trong nghĩa
trang, người dọn cỏ, người vun đắp những phần mộ, tiếng gọi nhau tạo nên khung
cảnh rất riêng của một năm nơi thân nhân đang yên nghỉ.
Việc thực hành nghi lễ tảo mộ ở nghĩa trang cũng khá độc đáo. Trước khi làm lễ các
vị Acar làm thủ tục quấn khăn áo đâu vào đó. Sau đó thực hiện nghi thức tẩy uế cho
những phần mộ bằng động tác dội nước thánh (Aia gar) lên phiến đá mộ và đọc
những bài kinh thánh tẩy, một lần nữa họ lại bôi lên phiến đá hỗn hợp nước với bột
vỏ cây cam rừng (Luk aia kalik phun kruec),
Những Acar chủ lễ và những trợ tế của dòng tộc ngồi thành dây dọc theo những
ngôi mộ, tụng những bài kinh dài được rút ra từ bộ kinh Kuru-ưn (Koran) bằng thứ
tiếng Ả Rập trầm buồn trong khói hương trầm thơm nghi ngút.
Lễ vật của lễ tảo mộ là những miếng trầu têm Dam – Dara, loại trầu được têm bằng
một nửa chiếc lá, bôi một chút vôi, hình chữ nhật khoảng 2cm vuông đã được những
bà mẹ chuẩn bị lúc gà gáy nửa đêm. Chấm dứt bài kinh, những Acar gửi chúng lại
dưới những phiến đá cho những vong linh “ăn theo đường” về sum họp với người
trầm mặc, vắng lặng vốn có của nó.

Lễ Da – a liba (Lễ cúng tạm)


Trong khi ở nghĩa địa làm lễ tảo mộ, thì ở nhà có những chị nấu nướng, chế biến
thức ăn, thức uống, chuẩn bị lễ vật dâng cúng. Trong lúc chờ lễ cúng chính thức, họ
mời vong linh thân nhân “ăn uống” tạm thời gọi là lễ cúng đơn giản (hay còn gọi là lễ
cúng tạm). Tùy theo tập quán của mỗi địa phương mà lễ vật cúng tạm đơn giản hay
qui mô.

Thông thường ở những làng thuộc khu vực nghĩa trang cổ Darak Anaih ở các làng
như An Nhơn, Phước Nhơn, Lương Trì. Thí cúng tạm được tổ chức quy mô, đồ ăn,
thức uống được bày cúng ê hề, không khác gì một cái tiệc lớn. Còn ở những khu
vực nghĩa trang khác thuộc huyện Ninh Phước, tiêu biểu là nghĩa trang cổ Dil của
làng Sơn Hải thì lễ cúng tạm chỉ dọn 2 dĩa gỏi, bánh tráng nướng và một ít rượu.
Người dâng cúng thông thường là người đàn ông lớn tuổi trong tộc họ, ở lần cúng
này người ta sử dụng tiếng Chăm nói năng trong sinh hoạt hàng ngày để mời những
vong hồn, thân nhân về hưởng lễ.

Lễ Pambeng muk kei (Lễ cúng chính thức)


Lễ cúng chính thức được tổ chức liền sau lễ cúng tạm. Chủ lễ là thầy Acar trong
dòng tộc hay những người đàn ông thuộc làu kinh Koran – Kuru-ưn và phương cách
dâng cúng. Họ mặc lễ phục, áo thụng dài (Aw lah hay aw luak) và chiếc váy tấm
màu trắng, đầu quấn khăn trắng tua đỏ mà người Chăm gọi là Khan mâtham tai bri,
ngồi duỗi tréo trên chiếc chiếu lễ (ciéw bang)) đang bằng loại cói ở miền Nam nước
ta.
Lễ cúng chính thức cho mỗi lượt vong linh gồm 2 loại lễ vật là mặn và ngọt. Điều này
thể hiện cho hai yếu tố âm và dương trong văn hóa ẩm thực Chăm. Mâm ngọt được
dâng cúng trước, gồm 2 chén chè, 1 đĩa bánh trái có bánh tét, bánh ít, sakaya (bánh
gang tay), ginraong ya (bánh củ gừng) do những bàn tay các mẹ, các chị dày công
chuẩn bị và các loại bánh trái mua trên thị trường.
Mâm mặn gồm cơm gao tẻ, các loại thức ăn như canh rau quả, cá, thịt, trứng, … và
ít thức uống hoặc bia cho những ai sống trên trần thế hay dùng. Hai đợt dâng cúng
trên, lễ vật được dọn trên chiếc mâm chân cao (salao takai) lót lá chuối. Sau lượt
cúng cho mỗi người vong linh, người chủ lễ đốt miến trầm thơm và tụng một hồi
kinh. Sau đó đến lượt vong linh khác sao cho những thân nhân trên thiên đường đều
cũng được mời về hướng lễ vật ngày tết Ramưwan.
Sau khi kết thúc các nghi thức, nghi lễ trong ba ngày lễ hội đầu tháng 8 Hồi giáo.
Tháng chay tịnh Ramadan sẽ chính thức bắt đầu.

Tháng chay tịnh Ramưwan (Ramadan)


Tháng Chay tịnh diễn ra cả tháng Ramưwan, nghĩa là cả tháng 9 Hồi lịch. Trong
tháng này, các vị tu sĩ Acar cấm mình trong thánh đường, để thực hiện 5 lần Thánh
lễ trong một ngày và chỉ được ăn 2 lần trong ngày do gia đình của họ đội đến trên
những mâm chân cao vào những thời gian khi không còn ánh nắng mặt trời. Do vậy
mà cộng đồng người Chăm theo tín ngưỡng Hồi giáo Islam và tín ngưỡng Bàni gọi
tháng này là balan ek, nghĩa là tháng nhịn ăn.
Trong quá trình diễn ra tháng Chạy tịnh Ramưwan, tín đồ trong làng không được sát
sinh cho đến ngày Thánh lễ Muk trun (15 ngày sau đêm khai lễ). Chính thức từ ngày
này, các tín đồ Awal cũng như Ahiér được dâng cúng các lễ vật trong Thánh đường
và hằng đêm vào giờ Thánh lễ Eâsha (lúc 19h) tín đồ trong làng sẽ đến thánh
đường cầu nguyện và dâng lễ vật là những miếng trầu têm (Dam – Dara).
Trình tự 5 lần Thánh lễ trong một ngày của tháng chay tịnh Ramưwan buộc các vị tu
sĩ Acar thực hiện:
- Thánh lễ Subahik vào lúc 4 giờ sáng.
- Thánh lễ Wahirk vào lúc 12 giờ trưa.
- Thánh lễ Ơssarik vào lúc 15 giờ chiều.
- Thánh lễ Garipbak vào lúc 17 giờ chiều.
- Thánh lễ Eâsha vào lúc 19 giờ tối. Tín đồ đến thánh đường dự Thánh lễ này,
còn những lễ khác thì không, vì họ còn làm việc.
Để thực hiện Thánh lễ, các vị Acar (9 người) sẽ thực hiện những nghi thức sau đây:

Nghi thức Mâk aia (Tẩy thể)


Nghi thức này chỉ những vị tham dự lễ kinh mới thực hiện, nhằm trong sạch hóa thể
xác và tâm hồn để tham dự lễ. Họ cầm trên tay mỗi người một cái chén đồng hoặc
ấm nước, áo khoác vai, thực hiện các thao tác thánh tẩy, sau đó chỉnh trang lễ phục
và đi vào thánh đường thực hiện những thao tác nhận diện nơi cung thánh
(Kamraong).

Nghi thức Ataong Hagar (Đánh trống lễ)


Sau khi các Acar tham dự lễ kinh an tọa, một trong số họ đi về nơi đặt chiếc trống lễ
ở phía bên trái cửa ra vào thực hiện một số thao tác và đánh trống.

Nghi thức Bang (Gọi lễ)


Sau những hồi trống, một người khác trong số Acar tham dự lễ kinh đến và cùng
đứng lại chính giữa thánh đường thực hiện nghi thức gọi lễ. Họ lớn tiếng xướng
những bài kinh dài và sau khi kết thúc họ trở lại vị trí hành lễ của mình.

Kakuh (Thánh lễ)


Trong chín vị tham dự Thánh lễ có một người hành lễ chính (chủ lễ), người Chăm
gọi là Ba kakuh. Vị này có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện những thao tác quỳ lạy và
đọc những bài kinh để cho các vị khác cùng hòa theo. Một trong những thao tác
đáng lưu ý trong quá trình hành lễ, đó là thao tác lần tràng hạt (Yiap anyuk) ở giai
đoạn sắp kết.

Kết thúc lễ
Thánh lễ kết thúc, các vị Acar ngồi thành vòng tròn giữa thánh đường từng người
một đến bắt tay chủ lễ, mỗi lần bắt tay như vậy họ đưa bàn tay phải lên chạm mũi,
ngỏ ý chúc mừng chủ lễ đã hoàn tất công việc mà Po Auluah đã giao phó.

Những nghi lễ trong tháng chay tịnh Ramưwan


Trong tháng Chay tịnh Ramưwan, ngoài 5 lần Thánh lễ trong một ngày đêm thì
thánh đường còn diễn ra những nghi lễ khác như: …
Lễ Muk trun (lễ Bà giáng trần)
Lễ Bà giáng trần được tổ chức vào đêm thứ 15 lần Thánh lễ. Trước khi thực hiện lễ
này, bà con tín đồ mang dâng cúng lễ ngọt gồm chè, xôi, chuối đến thánh đường.
Các vị tu sĩ Acar sẽ là người phụ trách thực hiện nghi lễ nay. Sau khi kết thúc lễ, bà
con trong cộng đồng được sát sinh và cúng tế trong nha.

Lễ Ong trun (Ông giáng trần)


Sau lễ Bà giáng trần sẽ đến lễ Ông giang trần. Lễ này được tổ chức sau năm ngày
sau đó, tức là vào đêm thứ 20 trong tháng Ramưwan. Nghi lễ này không khác gì
máy so với lễ Bà giáng trần tổ chức vào ngày thứ 15. Tuy nhiên sẽ có thêm lễ “Ban
thánh ân” (Ikak dado) cho những cháu hay bị bệnh tật, ốm yếu, đồng thời tổ chức
thêm nghi lễ Bu Allaâm cho các cháu đã qua lễ Katat lúc 15 tuổi. Lễ vật để thực hiện
nghi lễ này rất đơn giản, chỉ gồm có cháo gà, bánh tráng nướng và các loại bánh
trái.

Lễ Tuh brah (Cúng gạo)


Tiếp lễ Ông giáng trần là lễ Tuh brah (hay còn gọi là lễ cúng gạo), được tổ chức vào
ngày thứ 27. Mục đích của lễ này là đề bà con giáo dân mang gạo đến cúng với ý
nghĩa dâng gạo cho thân nhân quá cố quyến thuộc, các vị trưởng lão trong làng đến
ăn vào rạng sáng ngày mùng 1 tháng 10 Hồi lịch.

Lễ Talaih (Kết thúc Ramưwan)


Sau cùng của các nghi lễ là trong tháng Ramưwan là lễ Talaih, được tổ chức vào
sáng ngày mùng 1 tháng 10 Hồi lịch. Mục đích của lễ này nhằm cảm tạ thần Po
Auluah cùng các vị thần đã giúp người Hồi giáo Bàni hoàn thành tháng Chay tịnh
Ramưwan.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh Thuận
www.khamphaninhthuan.com

3.3. LỄ MỪNG NĂM MỚI (Rija Nâgar)


Trong số các cộng đồng dân tộc thiểu số đang sinh sống và cư trú tại Ninh Thuận.
Có thể nói, đồng bào dân tộc Chăm là cộng đồng còn lưu giữ cho mình nhiều lễ hội
mang tầm quy mô với sức ảnh hưởng lớn. Nổi bật trong số đó có thể kể đến lễ Kate,
lễ Ramưvan (Ramadan), lễ Rojia, lễ cúng lớn hay lễ mở đền tháp, … Tuy nhiên, đặc
biệt hơn cả vẫn là lễ mừng năm mới (Rija Nâgar, tháng 1 Chăm lịch, nhằm vào
tháng 4 dương lịch), một lễ hội được xem là sự khởi đầu cho tất cả các lễ hội Khác.

Đôi nét về lễ mừng năm mới (Rija Nâgar)


Rija Nâgar (hay còn gọi là lễ Rija xứ sở, lễ mừng năm mới, lễ đón năm mới), là một
lễ hội lớn của người Chăm Ninh Thuận theo tín ngưỡng tôn giáo Bàlamôn và Bàni.
Một lễ hội có ý nghĩa đón mừng năm mới với bao điều may mắn và tống ôn năm cũ
nên còn được gọi là lễ tống ôn, diễn ra vào thời điểm chuyển mùa vừa có ý nghĩa
cầu mong mưa thuận gió hòa cho một vụ mùa mới.
Điều này rất giống với nhiều cư dân thuộc khu vực Đông Nam Á như người Khơ-me
(tiêu biểu với lễ hội hay còn gọi là tết “Chol chnam thmay”), người Thái (tiêu biểu với
Tết Songkran và lễ hội “Té nước”), người Lào (tiêu biểu với Tết Pimay)… tất cả đều
diễn ra vào thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa. Quan trọng có chung
một ý nghĩa là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Thường thì theo lịch Chăm, lễ hội Rija Nâgar sẽ được tổ chức chính thức trong hai
ngày, đó là ngày Thứ Năm (còn gọi là ngày vào) và ngày Thứ Sáu (còn gọi là ngày
ra) của tuần. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bà con đã sắp xếp chu đáo mọi thứ trước
đó một ngày (ngày Thứ Tư – ngày diễn ra lễ tẩy uế, trước khi chính thức bắt đầu lễ
hội vào ngày Thứ Năm).
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, lễ mừng năm mới sẽ chính thức diễn ra tại nhà
vào sáng Thứ Năm.
Tham gia vào các nghi thức thực hiện lễ hội có đầy đủ các thành phần trong cộng
đồng theo tín ngưỡng Chăm Bàlamôn và Bàni. Tuy nhiên, về cách thức thực hiện
giữa cộng đồng Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn và cộng đồng Chăm theo tín
ngưỡng Bàni thì hoàn toàn khác nhau.
Cụ thể, chủ lễ thực hiện các nghi thức trong lễ hội cộng đồng Chăm theo Bàlamôn là
do ông Mâduen (thầy vỗ), Ka – ing (ông Bóng) và Muk Pajuw (bà Bóng). Trong ba
người này thì ông Ka – ing (ông Bóng) là người đóng vai trò quan trọng nhất vì ông
chính là người thay mặt dân làng giao tiếp với thần linh để cầu phúc, cầu mưa và
cầu mọi sự tốt lành cho một năm ơi an khang, thịnh vượng.Còn về phía cộng đồng
Chăm theo Bàni thì do ông Acar Iman (tu sĩ đã trải qua hơn 15 năm hành đạo và đã
thuộc hết kinh thánh Koran) và ông Acar Katip (người quản giáo lý vào trưa thứ sáu
thánh lễ của hồi giáo tại thánh đường và thực hiện nghi lễ tại tư gia) chủ lễ.
Dẫu là vậy, nhưng theo quy định thực hiện các nghi lễ trong lễ hội về lễ vật dâng
cúng của hai cộng đồng đều có nét tương đối và khá giống nhau. Tiêu điểm lễ vật
dâng cúng là các loại trái cây, các bánh truyền thống và chỉ dùng thịt gà và thì dê
để dâng cúng mà không được dùng thịt heo và bò. Bởi lẽ, người Chăm Bàlamôn thờ
bò (bò thần Ladin – vật cưỡi của các thần, gọi là Po) và người Chăm Bàni thờ heo
(theo tín ngưỡng đọc thần). Do đó người mà trong lễ hội, ngày Thứ Năm sẽ cúng gà
và ngày Thứ Sáu sẽ cúng dê. Cũng từ đây mà họ có câu nói quen thuộc: “vào cúng
gà, ra cúng ngạnh (dê)”.
Để lễ hội thêm phần thiêng liêng, đặc sắc và trang trọng. Cùng tham gia vào nghi lễ
với các chức sắc trong cộng đồng theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo và cộng đồng theo
tín ngưỡng Bàni còn có các nghệ nhân, là nhạc công đánh trống Gineng, thổi kèn
Saranai, đánh chiêng, …. Đây là những người giữ nhịp cho âm hưởng lễ hội thông
qua lời ca, tiếng hát ca ngợi thần thánh.
Lễ Rija Nâgar của đồng bào Chăm Ninh Thuận có tính cộng đồng rất cao, chứa
đựng và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian,
âm nhạc và múa. Thông qua tính đặc sắc, ý nghĩa trong lễ Rija Nâgar này, các giá
trị cộng đồng được phát huy tính tích cực trên tinh thần và trách nhiệm của cả cộng
đồng. Đặc biệt là thể hiện tính tương thân tương ái, tình đoàn kết xóm giềng, đoàn
kết giữa các cộng đồng làng và tôn giáo khác nhau…
Và thường thì sau lễ Rija Nâgar bao giờ bà con cũng đều đón nhận những cơn mưa
đầu mùa trong vài ngày liên tục. Từ đó làm cho bà con thêm phần tin tưởng vào các
đấng thần linh đã ban tặng cho dân làng sau lễ một kỳ lễ hội.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh Thuận
www.khamphaninhthuan.com
3.4. LỄ HỘI ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI CHĂM LÀNG BỈNH NGHĨA NINH THUẬN
Làng Bỉnh Nghĩa tiếng Chăm gọi là Palei Bal Riya. Vào tháng Giêng hàng năm theo
Chăm lịch (khoảng tháng 4 Dương lịch), cộng đồng người Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức
lễ hội Đầu năm.
Lễ hội này còn được gọi là “Tập quán xã hội và tín ngưỡng của làng Chăm Bỉnh
Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận”, đã được Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
theo Quyết định số 606/QĐ-BVHTTDL, ngày 03/02/2021. Đây là niềm vui lớn của
làng Bỉnh Nghĩa nói riêng và cộng đồng Chăm trong tỉnh nói chung.
Để giới thiệu cho du khách tham quan, tham gia và nghiên cứu, sau đây là lịch tổ
chức 8 lễ nghi, lễ hội sẽ diễn ra:
- Lễ hội Rija Harei, tổ chức vào lúc 8 giờ, ngày 21/4/2021 tại Đền thờ Po Bin
Thuer, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.
- Lễ hội Rija Nagar, tổ chức vào lúc 14 giờ, ngày 01/5/2021 tại sân BQL thôn
Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.
- Lễ hội Po Bin Thuer, tại Thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.
Rước y trang từ đền làng đến đền thờ Po Bin Thuer bắt đầu vào lúc 6 giờ 30
phút, ngày 05/5/2021. Sau đó di chuyển về Cửa Ngâm, thôn Mỹ Tân, xã
Thanh Hải, huyện Ninh Hải, có giao lưu văn nghệ.
- Lễ hội Po Bia Chuai, tổ chức lúc 8 giờ sáng, ngày 06/5/2021 tại Miếu Bà Đỏ,
thôn Mỹ Hiệp, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải.
- Lễ hội Paralao Kasah, tổ chức lúc 15 giờ, ngày 6/5/2021 tại cửa Ngâm, thôn
Mỹ Tân, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải.
- Lễ hội Po Ina Nagar Hamu Kut tổ chức lúc 8 giờ sáng, ngày 8/5/2021 Đền thờ
Po Ina Nagar Thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, Thuận Bắc.
- Po Nai và Po Riyak tổ chức lúc 15 giờ, ngày 09/5/2021 tại Đền thờ Po Bin
Thuer, Thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.
- Nghi lễ tống ôn tổ chức lúc 16 giờ, ngày 12/5/2021 tại ngã ba đường thuộc
thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc.
Việc tổ chức lễ hội giúp gắn kết cộng đồng Chăm thêm bền chặt, góp phần bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống.
Qua việc thực hành lễ hội, người Chăm bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền
thống như âm nhạc, ẩm thực, trang phục truyền thống và các nét sinh hoạt văn hóa
gia đình.
Vì vậy, cần phát huy các giá trị lễ hội của người Chăm gắn với phát triển du lịch
cộng đồng. Thông qua lịch trình lễ hội, các tổ chức hoạt động du lịch có thể thông
tin, hướng dẫn khách tham quan cùng tham gia./.
Nguồn: Lê Xuân Lợi - Bài viết đã được đăng tải trên www.khamphaninhthuan.com
***
IV. Hôn nhân Chăm - Việt
Dựa theo tiến trình lịch sử của dân tộc, chúng ta không gì chối cãi rằng trên dải đất
miền Trung đã từng tồn tại vương quốc Champa. Một vương quốc có lãnh thổ kéo
dài từ đèo Ngang đến phía bắc sông Đồng Nai ngày nay. Tuy nhiên, vương quốc
này lại chia thành nhiều tiểu quốc nhỏ và mỗi tiểu quốc lại đặt quyền cai trị riêng
không thống nhất với nhau. Chính vì điều này khi Đại Việt hùng mạnh và bắt đầu
hành trình Nam tiến, các tiểu quốc nhanh chóng bị bình định và sáp nhập vào Đại
Việt.
Vậy, khi bình định được Champa, binh sĩ Việt có lấy phụ nữ Chăm làm vợ không?
Nếu có thì đây có phải là cách để vua Việt thực hiện chính sách đồng hóa người
Chăm? Và nếu có thì dựa theo phong tục tập quán của văn hóa Chăm người Việt có
chấp nhận không hay sẽ như thế nào?
Thật khó để có thể trả lời những câu hỏi này. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta nên
biết trong lịch sử đã từng xảy ra nhiều cuộc hôn nhân của vua Chăm và công chúa
Việt. Thế nhưng, khi vua Chăm băng hà, công chúa Việt đều tìm cách bỏ trốn về đất
nước. Bởi lẽ, theo tục của người Chăm, khi chồng chết thì vợ sẽ chết theo. Điều này
đã được sử liệu ghi chép rất rõ và không gì chối thể chối cải.
Thế, kết quả của những cuộc hôn nhân này như thế nào? Và liệu rằng, đây có phải
là cái cớ để Champa và Đại Việt thường xuyên giao tranh với nhau? Để giải đáp
trong vấn đề này, khamphaninhthuan.com cùng tìm hiểu qua phần “những cuộc hôn
nhân Chăm – Việt trong lịch sử” dưới đây.

Những cuộc hôn nhân Chăm – Việt trong lịch sử


Dựa theo nội dung trong sách “Văn hóa Chăm – nghiên cứu và phê bình” của tác
giả Trương Văn Món với bút danh Sakaya. Một quyển sách đúc kết từ những tư liệu
ghi chép trong cả lịch sử Chăm và Việt. Theo đó, tác giả viết:
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã xảy ra hai cuộc hôn nhân Chăm – Việt đáng
chú ý. Đó là cuộc hôn nhân của vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân) và Huyền
Trân Công Chúa diễn ra vào thế kỷ XIV (năm 1306). Cuộc hôn nhân thứ hai là của
vua Po Rome và công chúa Ngọc Khoa vào thế kỷ XVII. Cả hai cuộc hôn nhân này
đều mang thắm tình hữu nghị Chăm – Việt nhưng hồi cuối lại trở thành bi kịch của
lịch sử.
Đầu tiên là cuộc hôn nhân của Vua Jaya Sinhavarman và Huyền Trân công chúa.
Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài trong vòng một năm rồi vua Chăm mất mà không rõ lý
do. Sau đó Huyền Trân công chúa lại không chịu tang chồng mà tìm cách trốn về
Đại Việt cùng với tình cũ là Trần Khắc Chung.
Tiếp theo cuộc hôn nhân của Vua Po Rome và công chúa Ngọc Khoa. Cuộc hôn
nhân này kéo dài lâu hơn nhưng rồi Ngọc Khoa bị lịch sử Chăm kết tội là gián điệp
gây tai họa cho Champa. Cuối cùng theo truyền thuyết, công chúa Ngọc Khoa bị
vua Po Rome đạp chúi đầu xuống một cánh đồng hoang vắng. Về sau nơi đây trở
thành một tảng đá màu trắng nằm ở cánh đồng Vụ Bổn (Hamu Bruh) gần tháp po
Rome (Ninh Thuận) mà không ai thờ phượng.
Trong lịch sử Chăm – Việt, không chỉ có hai cuộc hôn nhân trên mà trong quá trình
Nam Tiến của Đại Việt, từ Đèo Ngang cho đến Bình Thuận còn xảy ra nhiều cuộc
hôn nhân.
Minh chứng là sau khi bình định Champa xong (vùng Đà Nẵng – Huế - Bình Định).
Những binh sĩ Đại Việt không trở về quê hương của mình mà ở lại Champa cưới vợ
rồi sinh con đẻ cái cho đến ngày nay. Binh sĩ Kinh lấy vợ Chăm quá nhiều đến nỗi
vua Đại Việt phải ra chỉ dụ cấm đoán. Vấn đề này được sách sử Việt Nam xác nhận:
“Hiến Tông Hoàng Diệu Đế, Kỷ Mùi năm thứ 2 (1499) (Minh Hoàng trị 12), tháng 8
ngày mùng 9 có viết rằng: “Từ này trở đi, trên từ nhân vương, dưới từ nhân dân, đều
không được lấy đàn bà con gái Chiêm Thành làm vợ để cho phong tục được hậu”.
Chắc có lẽ, vì lý do trên mà ngày nay người Chăm ở Huế, Đà Nẵng, Bình Định…,
ngoài một số bị chết chóc trong chiến tranh, số còn lại bị lại hết người Kinh nên
không còn dấu vết gì là người Chăm chăng?
Nhận định về những cuộc hôn nhân Chăm – Việt trong lịch sử
Qua những ghi chép mà Trương Văn Món đã thể trong sách với nội dung “vấn đề
hôn nhân Chăm – Việt”. Ta có thể nhận định rằng, hôn nhân Chăm – Việt chính thức
bắt đầu từ dòng dõi vua vương của Champa và Đại Việt. Sự khởi đầu này đã vô tình
tạo ra nhiều cuộc hôn nhân của binh sĩ người Việt và phụ nữ Chăm. Điều này đã
minh chứng rõ khi Đại Việt chính thức bình định các vùng Indrapura (Huế - Thanh
Hóa), vùng Amaravati (Quảng Nam – Đà Nẵng) và vùng Vijaya (Bình Định).
Qua những ghi chép mà Trương Văn Món đã thể trong sách với nội dung “vấn đề
hôn nhân Chăm – Việt”. Ta có thể nhận định rằng, hôn nhân Chăm – Việt chính thức
bắt đầu từ dòng dõi vua vương của Champa và Đại Việt.
Sự bắt đầu này đã vô tình tạo ra nhiều cuộc hôn nhân của binh sĩ người Việt và phụ
nữ Chăm. Điều này đã minh chứng rõ khi Đại Việt chính thức bình định các vùng
Indrapura (Huế - Thanh Hóa), vùng Amaravati (Quảng Nam – Đà Nẵng) và vùng
Vijaya (Bình Định). Vậy, những yếu tố này có ảnh hưởng gì đến những cuộc hôn
nhân Chăm - Việt ngày nay?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, khamphaninhthuan.com mời bạn tiếp tục đến với nội
dung của tác giả trong phần "hôn nhân Chăm Việt ngày nay".

Hôn nhân Chăm – Việt ngày nay


Tiếp nối lịch sử, ngày nay, sự hôn nhân giữa Chăm – Việt còn thấy phổ biến ở Phan
Rí (Bình Thuận) mà sản phẩm của hôn nhân hợp chủng này do đàn ông người Việt
lấy vợ Chăm cho ra đứa con lai đới thứ nhất, đời thứ hai, đời thứ ba mang hai dòng
máu Việt Chăm gọi là Kinh Cựu.
Riêng ở vùng Chăm Phan Rang, hiện tượng hôn nhân hỗn hợp này chưa phổ biến,
vì vùng Chăm này vẫn còn lưu tục Adar của họ rất nghiêm khắc. Luật tục (Adar)
Chăm cấm đoán sự hôn nhân ngoại tộc, chẳng những cấm đoán Chăm Ahier (Chăm
ảnh hưởng Bàlamôn) kết hôn với Chăm Bàni và Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo)
mà cấm hẳn người Chăm kết hôn với người Kinh.
Tuy nhiên, ở vùng Chăm Phan Rang, hôn nhân ngoại tộc cũng đã xảy ra một số
trường hợp. Riêng hôn nhân giữa người Chăm Ahier và Chăm Bani xảy ra tính đến
nay đã có hơn 40 đôi. Họ lập gia đình, sinh con đẻ cái làm ăn, sinh sống nhưng rất
khó khăn trong việc sinh hoạt cộng đồng theo luật tục (Adat) như nếu trên.
Riêng người Chăm kết hôn với người Kinh, nếu tính từ thời Pháp thuộc đến nay chỉ
xảy ra đối với đàn ông Chăm lấy vợ người Kinh. Trường hợp này không phổ biến,
chỉ xảy ra khoảng 50 trường hợp, đa số là những trí thức Chăm, vì họ có điều kiện đi
học, đi làm công sở với người Kinh, sau đó lấy vợ Kinh.
Cụ thể là những cá nhân và gia đình trí thức Chăm sau đây có người thân là anh em
hoặc con cháu mình có vợ hoặc chồng là người Kinh như Quảng Đại G, Quảng Đại
H, Quảng Văn I, Nguyễn Văn K, Phú L, Thành M, Thành Văn N, Chế S, Từ Công T,
Sử Thị U, Mã Đình V, Lâm Văn Y, và nhiều người khác nữa không thể kể hết ở đây.
Riêng trường hợp con gái Chăm lấy chồng người Kinh ở vùng Chăm Phan Rang
trước 1975 rất hiếm nhưng hiện nay đã xuất hiện rải rác ở các làng Chăm như Văn
Lâm (Palei Ram), Thành Tín (Palei Cuah Patinh), Mỹ Nghiệp (Palei Caklaing) và
Hiếu Lễ (Palei Caok), v.v … Trong đó, đáng chú ý là ở làng Thành Tín có con gái
của tu sĩ Po Acar (tu sĩ Chăm Bani ảnh hưởng Hồi giáo) và làng Bầu Trúc có con gái
của tu sĩ Basaih (tu sĩ Chăm Ahei - ảnh hưởng Chăm Bàlamôn) cũng lấy chồng
người Kinh.
Những cặp hôn nhân Chăm – Kinh trên là hôn nhân không cùng sắc tộc, khác tôn
gáo, khác văn hóa. Tất cả họ đều có lí do riêng. Tuy nhiên, vấn đề là họ sinh sống,
thích nghi và hòa nhập với cuộc sống trong cộng đồng người Kinh hoặc hoặc người
Chăm ra sao? Con cái họ sẽ như thế nào trong gia đình hợp chủng này? Kết quả
này chưa có dự án nghiên cứu và cho số liệu cụ thể.
Tuy vậy, ngày nay mọi người đều nhận thấy, theo luật tục (adat) Chăm đa số đàn
ông người Chăm khi lấy vợ người Kinh đều thoát ly quê Chăm. Họ mất đi quyền lợi
và nghĩa vụ trong gia đình và cộng đồng của mình như không được tham gia cúng lễ
trong gia đình, tộc họ; không được tắm rửa thi hài cho cha mẹ để báo hiếu; khi tuổi
về già hoặc chết, thân xác của họ được đưa về cho người thân, họ hàng Chăm làm
đám tang và dĩ nhiên, cuối cùng linh hồn của họ không được nhập Kut chính – nghĩa
địa của tộc họ mẹ mà chỉ nhập và Kut phụ (Kut Lihin) đối với Chăm Ahier và nằm ở
Takai Ghur đối với Chăm Bani.
Riêng phụ nữ Chăm lấy chồng Kinh, họ cũng thoát ly quê Chăm theo chồng, họ giã
từ chế độ mẫu hệ để về làm dâu xứ người với một tập tục, cách sinh hoạt gia đình,
nghi lễ quan, hôn tang, tế khác hẳn với phong tục người Chăm.
Bản thân con dâu người Chăm thích ứng ra sao với môi trường văn hóa gia đình –
xã hội người Kinh với hệ tư tưởng Nho giáo làm nền tảng? Đây là hiện tượng mới
xuất hiện ở vùng Chăm Phan Rang trong vài năm trở lại đây.
Vì vậy, chưa ai biết tương lai họ như thế nào? Chỉ biết rằng, trước mắt gia đình và
cộng đồng Chăm mất đi những phụ nữ - những người đóng vai trò quan trọng việc
hình thành và lưu giữ chế độ mẫu hệ Chăm trong suốt hàng ngàn năm lịch sử.
Chế độ mẫu hệ người Chăm, đi theo nó là cả một hệ thống nền tảng văn hóa gia
đình – xã hội có tồn tại hay không là do phụ nữ quyết định. Đàn ông Chăm đi lấy vợ
ngoại tộc là đã trái với đạo luật Chăm, nhưng ngày nay, phụ nữ Chăm lại bắt đầu bỏ
cộng đồng mình đi lấy chồng người Kinh. Đây là dấu hiệu của sự suy thoái và tan rã
của chế độ mẫu hệ Chăm trong tương lai nếu hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn.
Vấn đề hôn nhân không cùng dân tộc, khác tôn giáo là đối tượng nghiên cứu phổ
biến của ngành dân tộc học và xã hội học ở các nước phát triển. Hiện tượng hôn
nhân Việt – Chăm, Chăm – Việt cũng đang là mối quan tâm trong xã hội Chăm ngày
nay và đã có một số tác giả như Phan Lạc Tuyên và Phan Xuân Biên đề cập trong
những công trình nghiên cứu của họ.
Vì vậy, trong phạm vi bài này, chúng tôi tiếp tục đề cập và gợi mở nên những vấn đề
mới, chuẩn bị cho những công trình nghiên cứu tiếp theo, cụ thể hơn, nhằm góp
phần tìm hiểu hơn về trường hợp hôn nhân ngoại tộc đối với hệ thống hôn nhân và
gia đình của người Chăm trong quá trình lịch sử cũng như trong xã hội hiện đại của
một quốc gia đa dân tộc Việt Nam thống nhất.
Ngày nay trên thế giới hay nói cách khách là loài người tiến bộ đang đổ xô tìm về cội
nguồn dân tộc để chứng minh và khẳng định sắc tố của dân tộc mình qua qua ngôn
ngữ, trang phục, hệ thống gia đình – xã hội và nghi lễ hội hè hàng năm.
Đối với dân tộc Chăm, hiện nay nhờ chính sách Đảng – Nhà nước quan tâm cho
nên xã hội Chăm đang dần phục hội những nghi lễ và hội hè. Tuy nhiên, đằng sau
những nghi lễ, hội hè thì bên trong chứa đựng sự lai căng và suy thoái của gia đình
và xã hội trên các lĩnh vực ngôn ngữ, trang phục và hôn nhân ngoại tộc. Tuy nhiên,
một điều trớ trêu thay, những trường hợp nêu trên đa số là rơi vào một số cá nhân
và gia đình trí thức đang làm công tác bảo tồn văn hóa Chăm.
Một số bộ phận trí thức khác mà chúng ta cũng đáng chú ý ở đây, đó là một số cán
bộ, giáo viên, bác sĩ v.v … do có chút ít kiến thức Việt học, ảnh hưởng một phần văn
hóa ngoại lai, tiếp thu lối sống mới qua người Kinh cho nên họ không quan tâm gì
đến văn hóa truyền thống Chăm.
Tất cả di sản văn hóa Chăm ngàn năm mà cha ông để lại, họ đều cho là lạc hậu, lỗi
thời, cần phải dẹp bỏ, để rồi họ đua nhau nhắm mắt chạy theo văn hóa hiện đại một
cách mù quáng. Lực lượng này đang góp phần cùng với những nhân tố tiêu cực
khác của xã hội hiện đại làm biến đổi bản sắc văn hóa Chăm cũng như làm cản trở
sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của người Chăm mà Đảng – Nhà
nước Việt Nam đang phát động hiện nay.
Cuối cùng, lực lượng nông dân, trí thức, bản địa Chăm (Po Adhia, Basaih, Po Acar,
Maduen, Gru Urang…) do họ ít tiếp xúc với người Kinh, với văn hóa hiện đại, cộng
với kiến thức dân gian sẵn có cho nên tiếng nói của họ ít lai tiếng Việt, chữ viết của
họ không bao giờ bị cải biên (có paok gak), gia đình của họ vẫn là gia đình vẫn là nề
nấp theo mẫu hình văn hóa Chăm truyền thống.
Đây mới là lực lượng chính yếu góp phần đắc lực cho sự nghiệp giữ gìn và bảo tồn
di sản văn hóa Chăm ở Việt Nam mà chúng ta đáng phải quan tâm và chăm sóc.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh Thuận
www.khamphainhthuan.com
V. LUẬT TỤC CHĂM

5.1. Luật tục Chăm trong hôn nhân và gia đình: Những ràng buộc
và cấm kỵ
Người Chăm quan niệm, đời người có ba lần sinh và ba lần mất. Chào đời, dựng vợ
gả chồng và rời xa trần thế. Mỗi lần sinh và mỗi lần mất như thế, theo tín ngưỡng,
tập tục của đồng bào đều có những lễ thức, lễ nghi để trình bày với ông bà, tổ tiên
và thần thánh chứng giám.
Ví dụ, khi chuẩn bị chào đời (lần sinh và lần mất đầu tiên), gia đình sẽ tổ chức các lễ
như cúng bà mụ (tiếng Chăm gọi là Mâlieng muk buai), lễ Akhan prauk (cúng đầy
tháng Palau Yang), … Lúc dựng vợ gả chồng, tùy theo tín ngưỡng của đạo
Bàlamôn, Bàni, Hồi giáo Islam mà đồng bào sẽ có những lễ khác nhau. Đến lúc chết
cũng vậy, cũng tùy theo tín ngưỡng mà đồng bào tổ chức khác nhau.
Quan niệm là một chuyện, nhưng để ràng buộc cá nhân mỗi người trong cộng đồng
dân tộc, đồng bào còn hoàn thiện hệ thống những Luật tục, quy định nhằm hướng
con người đi theo chuẩn mực xã, hội đạo đức.
Hệ thống Luật tục quy định những chuẩn mực xã hội đạo đức của đồng bào Chăm
Ninh Thuận có rất nhiều. Nhưng quan trọng và cụ thể vẫn là những Luật tục về giao
tiếp, ứng xử, đối xử trong gia đình, dòng tộc, cộng động và xã hội. Tiêu biểu có thể
kể đến một vài Luật tục như tang ma, cưới hỏi, hôn nhân, gia đình, phân chia tài
sản, chức sắc tôn giáo, quyền bình đẳng, luật thi hành chung trong cộng đồng, trật
tự, làng xóm … rất nhiều.
Nổi bật trong hệ thống Luật tục này thì Luật tục quy định hôn nhân và gia đình chiếm
vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội và cộng đồng. Bởi lẽ, vì người Chăm
theo chế độ mẫu hệ nên nữ giới sẽ đi cưới nam giới, gái là nội tộc và bên trai là
ngoại tộc.

Vài nét tổng quan về Luật tục hôn nhân đồng bào Chăm Ninh Thuận
Theo quy định thì Luật tục Chăm chỉ thừa nhận chế độ hôn nhân một vợ, một chồng,
tuy nhiên, nếu hai người muốn kết hôn thì phải có sự đồng ý của cha mẹ và hai bên
họ tộc.
Để được công nhận là vợ chồng, trước hết nhà gái phải làm các lễ như lễ dạm hỏi
(luak panuec), lễ hỏi (ahar puec), lễ kết (ahar klaaoh panuec), và lễ cưới (ndam ndih
anâk mâtwn hay nadam khah). Trong các lễ phải thực hiện này thì lễ cưới (lễ kết)
đóng vai trò quyết định. Để thực hiện lễ kết, đại diện họ đàng trai và họ đàng gái sẽ
cùng bàn bạc, thảo luận để thống nhất định ngày giờ tổ chức đám cưới.
Lễ cưới là khâu cuối cùng, phải có sự tham gia đầy đủ của hai bên gia đình, tộc họ
và làng xóm. Luật tục Chăm quy định sau lễ cưới chú rể phải ở nhà cô dâu ba ngày
ba đêm theo phong tục thì lễ cưới đó mới có giá trị và được coi là bằng cớ hôn nhân.
Trong ba ngày đêm ba đêm đó, chú rể tuyệt đối không được về nhà mình cho dù
nhà có gần đó. Trong trường hợp hai bên đã thống nhất ngày cưới trong lễ kết mà
một bên không thực hiện và không có lý do chính đáng thì Luật tục Chăm quy định
phạt vạ.
Cụ thể, bên vi phạm phải bồi thường danh dự bằng váy, áo và cặp vòng tay bằng
đồng, kèm theo lễ vật trầu rượu để cúng tạ tổ tiên và thiết đãi họ hàng của người bị
bãi hôn. Việc phạt vạ theo tập tục này chỉ là một thứ nhằm bắt đền phía bên hủy
hôn. Nhưng sau câu chuyện phạt vạ thì lại khác. Người Chăm coi danh dự rất lớn.
Người Chăm có câu nói: “Thà mất đôi trâu, đừng để mất danh dự”. Trong hôn ước
cũng vậy, việc thất ước bãi hôn là vi phạm thuần phong mỹ tục để lại hậu quả là
người con gái bị lỡ duyên sau này không ai lấy.
Đó là quy định trong sự cố hủy hôn. Còn khi hai bên đã thống nhất trong lễ kết, song
chưa tới ngày mà trong họ của một trong hai bên có tang, hoặc trong họ tộc của một
trong hai bên vừa tổ chức các lễ nghi lớn như lễ nhập kut, lễ múa lớn thì phải tạm
đình chỉ hôn. Thời gian đình chỉ ít nhất là một năm.
Luật tục quy định là vậy. Nhưng để đôi trẻ mau đến được bên nhau, hai bên dòng
tộc sẽ tổ chức cho cưới lén, tức là không tổ chức cưới chính thức mà chỉ cúng tổ tiên
trong nhà. Điều này Luật tục cho phép và được cộng đồng công nhận.
Đến khi nào mãn hạng kiêng cữ thì nhà gái đem lễ vật (trầu rượu bánh trái) đến nhà
trai cúng tạ lỗi với tổ tiên và thiết đãi họ hàng nhà đàng trai. Hôn nhân lúc này mới
thật sự gọi là chính thức.

Quy định về độ tuổi khi kết hôn


Luật tục về vấn đề hôn nhân, gia đình của đồng bào Chăm Ninh Thuận quy định rất
rõ. Độ tuổi kết hôn với con gái là 16 tuổi, con trai 18 tuổi. Nếu chưa đạt đủ độ tuổi
trên thì không được kết hôn. Quan trọng hơn, trước khi kết hôn thì cả trai và gái phải
làm lễ trưởng thành (hay còn gọi là lễ nhập đạo, lễ cho gái là Kareh và lễ cho con
trai gọi Katat).
Không những vậy, Luật tục Chăm không chấp nhận việc tảo hôn, đặc biệt là đối với
người Chăm Hồi giáo Bàni và muốn làm lễ cưới phải có ngày do các tu sĩ cho.
Người Chăm quan niệm rằng, khi chưa tới tuổi trưởng thành thì con người chưa phát
triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, nên họ chỉ hành động theo cảm tính và
tảo hôn sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi, ảnh hưởng tới việc sinh con sau này.
Điều này được thể hiện qua câu nói lưu truyền qua bao đời nay: “Vú chưa mọc khỏi
ngực, nước mũi hỉ chưa sạch làm sao cho biết cuộc sống gia đình” mà “Thấy nước
vội tắm, thấy gái vội yêu” và khẳng định: “Cưới nhau để xây dựng hạnh phúc gia
đình. Tảo hôn như thế khó mà sinh con”.
Những điều cấm trong hôn nhân, tuyệt đối không được thực hiện trong Luật tục
Chăm Những quy định trên là những điều nhất thiết, bắt buộc phải thực hiện Trong
hệ thống Luật tục của người Chăm về vấn đề hôn nhân và gia đình. Các trường hợp
như kết hôn với người cùng tộc họ mẹ, anh chị em họ song song; kết hôn giữa
người chồng và người con riêng của vợ do lấy chồng trước mà có, và ngược lại vợ
không được lấy con riêng của chồng do lấy vợ trước mà có; kết hôn với người khác
dân tộc mình. Thì nhất định không được.

Cấm kết hôn với người tộc họ mẹ


Đầu tiên là kết hôn với người cùng tộc họ bên mẹ. Vì đồng bào Chăm theo chế độ
mẫu hệ và tính theo huyết thống bên mẹ, nên việc phân biệt dòng họ này với dòng
họ khác chính là bằng nghĩa địa tộc họ mẹ. Cụ thể, trong phong tục của người
Chăm theo đạo Bàlamôn thì một người từ 18 tuổi trở lên khi chết phải làm đám cháy
theo, lấy 9 miếng xương trán rửa sạch cất vào lọ và cuối cùng những người cùng
một dòng họ, một huyết thống bên mẹ thì xương trán đó sẽ được đưa vào nghĩa địa
của dòng họ gọi là nhập kut.
Với người Chăm theo Hồi giáo Bàni thì những người cùng huyết thống, dòng họ bên
mẹ khi chết sẽ được chôn chung trong một nghĩa địa của dòng họ gọi là ghur.
Những người khi chết sẽ nằm chung trong một nghĩa địa (kut hay ghur) là những
người cùng một huyết thống, một dòng họ bị nghiêm cấm không được lấy nhau dù
cách nhau mấy đời.
Làm rõ thêm vấn đề, trong Luật tục Chăm viết rất rõ: “Người cùng dòng tộc cùng
huyết thống, như con đập chảy thành nhiều sông. Như cổ tay, bàn tay có nhiều
ngón, là cùng một bà mẹ sinh ra. Phải nhìn nhận cho thấy, để con cháu hạnh phúc
mai sau”. Hay:“Cùng một tổ tiên. Cùng một dòng họ. Lấy nhau không được. Tội lắm
người ơi”.

Cấm kết hôn với anh chị em họ song song


Cũng giống như như Kinh (người Việt), Luật tục Chăm cũng quy định là anh chị em
họ song song tức là cấm kết hôn với con của chị em gái của mẹ hoặc con của anh
em trai của cha mà người Chăm gọi là talei kamei, talei likei và anh chị họ chéo, tức
là con của anh em trai cùng họ với mẹ, hay con của chị em gái cùng họ với cha mà
người Chăm gọi là quan hệ “mik wa tada muen” (con cô, con câu).
Có thể nói, trong tất cả các Luật tục của đồng bào thì đây được xem là điều cấm kỵ
nhất. Bởi lẽ đồng bào cho rằng, người cùng họ, cùng huyết thống mà kết hôn với
nhau thì hay xảy ra đau ốm cùng lúc, hay chết bất đắc kỳ tử hoặc chết chùm.
So với những quy định trong tập tục của người Việt thì không khác một chút nào. Kết
hôn mà trong họ hàng, có cùng huyết thống ba đời thì con cái sinh ra luôn bị đau
ốm, họ hàng gặp nhiều điều xuôi.
Càng rõ hơn, Luật tục Chăm còn viết để các dòng tộc lưu truyền qua các đời, nhằm
mục đích luôn nhắc nhở hậu duệ: “Con của anh em trai sinh ra, cách nhau ít nhất ba
đời mới được kết hôn với nhau; cùng dòng máu mà kết hôn với nhau, không sống
đời ở kiếp với nhau, làm ăn vất vả, gian truân”.

Cấm kết hôn giữa người chồng và người con riêng của vợ do lấy chồng trước
mà có, và ngược lại
Cấm kết hôn giữa người chồng và người con riêng của vợ do lấy chồng trước mà có,
và ngược lại vợ không được lấy con riêng của chồng do lấy vợ trước mà có. Nếu xảy
ra điều này, Luật tục Chăm sẽ quy vào tội loạn luân. Để tránh xảy ra điều này, Luật
tục Chăm thường nói rằng: “Con vật, cây cỏ còn biết gốc rễ, ngọn nguồn, huống chi
là con người có tri giác, có óc suy nghĩ mà không biết mình từ đâu sinh ra”.
Để nhấn mạnh thêm vấn đề, Luật tục còn phân tích chi tiết hơn, người nào phạm tội
loạn luân sẽ làm đất trời nổi giận, con người không ăn đời ở kiếp với nhau được.
Không những thế, người cố tình phạm tội loạn luân còn làm cho đạo đức xã hội đảo
lộn, suy đồi, xóm làng rối ren, thần linh nổi giận, gieo tai ương cho cả cộng đồng như
mất mùa, đói kém và dịch bệnh.
Qua những điều này, Luật tục muốn nhắn nhủ rằng, đây không chỉ là trách nhiệm
của mỗi cá nhân và còn cả cộng đồng. Nếu mỗi cá nhân trong cộng đồng không
tuân theo, một khi đã phạm tội loạn luân thì người vi phạm sẽ bị xử tội chết theo
hình thức bỏ giỏ thả trôi sông.
Minh chứng cho điều này, nội dung trong Luật tục Chăm viết chi tiết:“Cây có cội,
nước có nguồn, con vật còn biết nhận nhau. Con người có tổ có tông có dòng có họ.
Anh em một nhà xin đừng lấy nhau. Trời đất nổi giận, biển động sấm rền cây trên
núi rung rinh. Anh không biết em, cha mẹ không biết con cái. Đất trời chuyển đổi,
loài người diệt vong”.

5.2. Luật tục Chăm trong hôn nhân và gia đình: Hủy hôn, tảo hôn
và các hình thức phạt vạ
Tiếp tục phần II với những quy định trong Luật tục Chăm về hôn nhân và gia đình.
Phần II sẽ đề cập về hình thức phạt trong Luật tục hôn nhân và gia đình.

Cấm kết hôn với người khác dân tộc mình, khác tôn giáo hay người cùng dân
tộc song khác tôn giáo
Trong gia huấn của cộng đồng Chăm và Bàni có viết: “Chăm Bàlamôn, Chăm Bàni
khác tôn giáo. Do đó không được phép kết hôn với nhau. Kết hôn với nhau bị xóm
làng cười chê. Phạt đòn roi cho đến chết, chỉ vì em thương người Bàni”. Vốn như
vậy là vì theo quan niệm của người Chăm, người khác dân tộc, khác tôn giáo là
người không cùng tục thờ thần, không cùng tiếng nói với mình và nếu hết hôn như
thế là không bảo đảm tính thuần khiết của nòi giống.
Họ bị xem là người ngoại lai, người uế tạp và bị tước đi mọi quyền lợi, nghĩa vụ. Con
cái của họ khi chết đi sẽ không được chính thức hóa thân: ở đạo Bàlamôn sẽ không
được nhập Kut, ở đạo Bàni sẽ không được nhập Ghur.
Họ không được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo như đám tang, lễ nhập Kut, nhập
Ghur của cha hoặc mẹ khi chết, mà theo phong tục Chăm tham dự các nghi lễ trên
là nghĩa vụ thiêng liêng của người con có hiếu và phải hoàn thành cho chu đáo, đó
là dịp người con trả ơn công lao sinh thành và dưỡng dục cho cha mẹ. Đây cũng là
lý do vì sao mà khi kết hôn như thế, họ bị coi là người con bất hiếu, bị cha mẹ từ
chối, bị làng hay cộng đồng tôn giáo của mình loại bỏ.
Mặt khác, mọi người Chăm đều thuộc vào một tôn giáo và họ muốn bảo vệ tôn giáo
mình. Họ sợ mất người của tôn giáo mình nên không muốn có quan hệ hôn nhân với
người có tôn giáo khác. Đặc biệt, vì theo chế độ mẫu hệ, con trai cư trú bên vợ, con
cái tính theo dòng họ mẹ, nên không muốn cho con trai đi cưới vợ bên tôn giáo
khác.
Ngày nay, tuy hôn nhân giữa hai người cùng dân tộc, song khác tôn giáo trong cộng
đồng dân tộc Chăm không bị nghiêm cấm khắt khe nữa. Trong cộng đồng đã có một
số trường hợp họ lấy nhau, song ảnh hưởng của các quy định trên vẫn còn đè nặng
trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Dẫu là vậy, nhưng so với nhiều dân tộc anh em ở vùng Tây Nguyên, trường hợp anh
chết, Luật tục Chăm không ép buộc em phải lấy vợ của anh mình, hay anh chết thì
phải lấy vợ của em mình, cũng như khi chồng của chị hoặc em chết, thì em hoặc chị
không buộc phải lấy chồng của chị hoặc em mình.

Luật tục Chăm và những hình thức phạt và trong hôn nhân, gia đình
Như đã đề cập ở phần trên, Luật tục của dân tộc Chăm quy định rất rõ là sẽ không
chấp nhận hôn nhân trong trường hợp không có sự chứng kiến, đồng ý của cha mẹ
và tộc họ hai bên. Nếu vi phạm, không chỉ người con trai bị tộc họ xử phạt, mà nhà
gái cũng bị tộc họ nhà trai phạt vạ bằng lễ trầu, rượu.
Tuy nhiên, trong trường hợp “cưới lén”, tuy không có sự chứng kiến của cha mẹ nhà
trai, song Luật tục Chăm vẫn cho phép khi người con trai hoặc người con gái đã lớn
tuổi (lớn hơn 30 tuổi), hoặc hai người đã góa vợ, góa chồng. Khi có con, họ phải
đem lễ vật “trầu rượu” để thú tội với tổ tiên tộc họ nhà trai.
Trường hợp cưới người con gái không có chồng mà mang thai, Luật tục Chăm quy
định tộc họ phải phạt vạ bằng roi để tìm ra cha của đứa bé trong bụng. Nếu người
mang thai khai ra cha đứa bé, mà người con trai đó chưa có vợ, thì Luật tục Chăm
buộc người đó phải kết hôn với người mang thai. Còn khi người con trai đó đã có vợ,
theo Luật tục Chăm, sẽ bị phạt vạ bằng lễ trầu rượu, váy, áo, vòng tay cho bên nhà
gái.
Còn trong trường hợp, người mang thai không khai ra cha đứa bé trong bụng thì
người đó bị kết tội là loạn luân. Nhưng không phải chịu chế tài bỏ giỏ thả trôi sông
như các hành vi loạn luận khác, mà cả cha mẹ đứa con sinh ra sau này sẽ bị loại ra
khỏi cộng đồng, khi chết không được gia nhập vào nghĩa địa của dòng họ.
Luật tục Chăm cũng quy định hôn nhân một vợ, một chồng và không chấp nhận tình
trạng đa thê. Tuy nhiên, người Chăm quan niệm mục đích lấy vợ là để sinh con nối
dòng, về sau có con thờ phụng. Vì thế, Luật tục Chăm quy định nếu hai vợ chồng
chung sống với nhau đã lâu mà không có con thì sẽ có hai trường hợp xảy ra.
Trường hợp thứ nhất, nếu được vợ cả đồng ý thì người chồng có quyền đi lấy vợ lẽ
để có con nối dõi và thờ phụng, song quyền của vợ lẽ không được xem như ngang
bằng vợ cả, mà vợ lẽ chỉ chung sống với chồng, với mục đích sinh con cho chồng.
Vì thế người chồng không được làm ăn, sinh sống bên nhà người vợ lẽ.
Luật tục Chăm cũng quy định nếu chồng đi lấy vợ lẽ mà không có sự đồng ý của vợ
cả thì người vợ cả có quyền đưa chồng về giao cho cha mẹ người chồng. Điều này
có nghĩa là ly hôn.
Trường hợp thứ hai, hai vợ chồng có thể xin con nuôi và Luật tục Chăm quy định
con nuôi có quyền và nghĩa vụ như con đẻ, trừ trường hợp đã thừa kế nêu trên. Tuy
nhiên, đứa trẻ nhận làm con nuôi phải là những người con trong dòng họ, trước hết
là dòng họ mẹ nhằm bảo vệ quyền cho đứa trẻ về sau.

Quy định về ly hôn sau quá trình kết hôn trong Luật tục Chăm
Không những là các quy định khắt khe trong kết hôn mà sau khi kết hôn, chính xác
là ly hôn, Luật tục Chăm còn quy định cụ thể điều kiện ly hôn, thủ tục ly hôn và hậu
quả khi ly hôn.
Quy định về điều kiện ly hôn và thủ tục ly hôn
Luật tục Chăm quy định cho phép chồng ly hôn trong các trường hợp sau đây:
Vợ ngoại tình (với điều kiện người chồng phải bắt được quả tang người vợ ngoại
tình)
- Vợ chửi chồng và cha mẹ tổ tiên nhà chồng.
- Vợ bỏ nhà, bỏ chồng trong thời gian ba tháng không có lý do chính đáng.
- Vợ không chăm sóc gia đình, con cái, chửi bới cha mẹ, xóm làng.
Ngược lại, vợ được phép ly hôn chồng trong các trường hợp sau:
- Chồng chửi bới vợ, cha mẹ tổ tiên bên vợ thậm tệ.
- Chồng uống rượu bỏ bê nhà cửa, không làm ăn nuôi vợ con hay theo người
con gái khác (vợ bé) khi không được vợ cả đồng ý.
Để lý hôn, Luật tục Chăm quy định người chủ động xin ly hôn phải tới nhà cha mẹ
tinh thần (vợ chồng làm inâ - amâ (chủ hôn) trong lễ cưới) và trưởng tộc họ trình bày
lý do xin ly hôn. Nhận được lễ xin ly hôn, cha mẹ tinh thần phải hòa giải, nếu hòa
giải không được thì làm lễ ly hôn. Lễ ly hôn tổ chức bên nhà gái có sự chứng kiến
của hai họ bao gồm trưởng tộc, cha mẹ, cha mẹ tinh thần, hai người xin ly hôn và
một số bà con thân thuộc.
Bắt đầu buổi lễ, người chủ động xin ly hôn giải trình lễ trầu rượu lên hội đồng xét xử
và trình bày lý do ly hôn. Quyết định ly hôn phải được cha mẹ tinh thần thực hiện
bằng một lễ cúng trình báo tổ tiên tộc họ bên vợ, xin loại trừ người chồng ra khỏi gia
đình vợ.
Sau đó làm lễ “chẻ đũa”, chẽ cây đũa làm hai (với người Chăm Bàlamôn), và lễ “xé
lá trầu”, xé lá trầu làm hai (với người Chăm Bàni), đưa cho hai người, mỗi người một
nửa trước sự chứng kiến của hai họ, và từ đây, ly hôn có hiệu lực.
Qua lễ ly hôn, người chồng có quyền đi lấy vợ khác ngay, còn người vợ phải ba
tháng sau mới được đi lấy chồng khác. Trong trường hợp người vợ không đi lấy
chồng khác thì người chồng có thể trở lại với vợ cũ, khi đó họ phải làm lễ cúng tạ tội
với dòng họ, …

Xử lý hậu quả sau khi ly hôn


Luật tục Chăm trong những quy định về hôn nhân và gia đình quy định rất nhiều, và
rất khắt khe. Từ lúc kết hôn cho đến lúc chết. Hậu quả sau ly hôn cũng vậy.
Theo Luật tục Chăm, hai vợ chồng khi ly hôn, ai là người có lỗi thì phải bị phạt vạ
bằng lễ cúng trầu, rượu để cúng thú tội với tổ tiên và thiết đãi họ hàng phía bên kia.
Về phân chia con cái sau ly hôn, vì dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ, người con
trai khi ở nhà vợ là người ngoại tộc và chỉ có một thiên chức truyền nòi giống cho vợ
sinh con.
Khi con trai về nhà cha mẹ vợ, thì người con trai góp phần xây dựng gia tài, sự
nghiệp cho gia đình vợ, nên khi ly hôn, người chồng không được mang con theo và
sẽ không được bất kỳ gia đình nào thừa nhận ngoại trừ gia định mẹ nó.
Đứa con này khi lớn lên không họ tộc nào đứng ra chịu trách nhiệm dựng vợ gả
chồng cho nó, chết đi cũng không được nhập Kut hay Ghur. Vì thế khi ly hôn, tất cả
các con đều thuộc về người vợ, đứa con này mới có đầy đủ quyền lợi.
Về phân chia tài sản, sau khi ly hôn Luật tục Chăm quy định khi ly hôn mà có tài
sản, song không có con nối dõi, lỗi thuộc về vợ thì tài sản chia làm ba phần: chồng
một phần, vợ hai phần. Nếu lỗi thuộc về chồng thì chồng không được chia tài sản
mà chỉ được vác một cây rựa về nhà bố mẹ. Nếu hai vợ chồng đã có con, khi ly hôn
lỗi thuộc về vợ thì tài sản chung của hai vợ chồng khi ly hôn được chia làm ba phần:
chồng, vợ mỗi người một phần và các con mỗi người một phần. Còn lỗi thuộc về
người chồng thì anh ta không được chia gì cả.
Luật tục Chăm cũng quy định trong trường hợp chồng chết thì vợ phải làm tang cho
chồng, để tang một năm xong thì vợ có quyền tái giá và hưởng toàn bộ tài sản
chung cả hai vợ chồng.
Nếu chồng chết chưa mãn tang mà vợ đi tái giá thì gia đình tộc họ chồng có quyền
yêu cầu phía vợ chia lại một phần tài sản để họ cúng tế cho người chồng đã mất.
Trường hợp này vợ bị xem là người ngoại tình, bị cộng đồng lên án và bị xử tội như
người ngoại tình.

5.3. Lục tục Chăm trong hôn nhân và gia đình: Hôn nhân và trách
nhiệm của gia đình
Kết thúc phần I và phần II với bao điều hấp dẫn. Phần III trong Luật tục quy định
trong hôn nhân, gia đình của người Chăm Ninh Thuận sẽ đề cập vấn đề Hôn nhân
và trách nhiệm của gia đình.

Luật tục Chăm quy định trách nhiệm của gia đình khi kết hôn
Về gia đình, Luật tục Chăm quy định trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình
với nhau. Cụ thể là, cha mẹ sinh ra con cái thì phải có trách nhiệm nuôi dạy con cho
tới tuổi trưởng thành, mọi việc sai trái của con chưa tới tuổi trưởng thành đối với làng
xóm cộng đồng thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm.
Con cái có nghĩa vụ chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ lúc còn sống và lo đầy đủ các
lễ nghi cho cha mẹ khi cha mẹ chết, nhập Kut hoặc Ghur và đó là nghĩa vụ thiêng
liêng. Chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ trên thì cái mới được coi là đã trả được công lao
sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nhất là đối với con gái út.
Trong trường hợp con cái mà đặc biệt là con gái út không chăm sóc phụng dưỡng
cha mẹ lúc về già thì không được quyền thừa kế tài sản, không được quyền tham
gia các lễ nghi đám tang, cúng cho cha mẹ. Họ bị xem là người con bất hiếu và bị
cộng đồng lên án.
Luật tục Chăm còn quy định người con khi đã phạm tội muốn hòa nhập lại với gia
đình, cộng đồng thì phải làm lễ thú tội bằng trầu, rượu với cha mẹ trước sự chứng
kiến của tộc họ. Đối với người Chăm, người con hỗn láo với cha mẹ, ông bà, anh chị
em là người vô đạo đức.
Khi đó, gia đình tộc họ và cả làng xã phải có trách nhiệm giáo dục con người đó.
Nếu người đó phạm tội thì sẽ bị xử phạt tùy theo tội. Nếu hỏi cải thì người con đó
cũng phải sắm lễ vật trầu rượu thú tội với ông bà, cha mẹ, anh chị em trước sự
chứng kiến của tộc họ.
Luật tục Chăm quy định trách nhiệm con rể, nhà cha mẹ vợ sau khi kết hôn
Về vấn đề con nuôi, người Chăm quan niệm lấy vợ, lấy chồng là để sinh con nối dõi,
có người thờ phụng lúc tuổi già. Nếu hai vợ chồng không có con mà không muốn ly
hôn, họ được quyền nhận nuôi con. Người con nuôi đó trước hết được chọn một
trong số những đứa trẻ trong dòng họ bên vợ. Nếu không có mới chọn một đứa trẻ
ngoài họ. Sỡ dĩ Luật tục Chăm quy định cụ thể như vậy vì việc chọn nuôi có liên
quan đến việc thừa kế tài sản như đã trình bày ở phần trên.
Vì theo chế độ mẫu hệ, Luật tục Chăm quy định khá chi tiết vì quan hệ giữa người
con rể với gia đình vợ. Cụ thể là, người chồng tuy đã làm lễ nhập vào gia đình họ vợ
trong lễ cưới, được coi là thành viên của gia đình vợ, song trong quan niệm của dân
tộc Chăm thì anh ta chỉ là người ngoài (urang parat), người ở thuê (urang daok
apak) hay người mượn (urang samando).
Khi xử lý mọi việc trong gia đình hầu hết không thuộc quyền của người con rể (dù
anh ta là chồng, là cha trong gia đình riêng của mình) mà thuộc về người anh trai cả
vợ, cha vợ hay cao hơn là trưởng tộc. Tuy nhiên, vì người chồng là người trụ cột
trong việc truyền nòi giống và xây dựng của cải vật chất cho gia đình, nên Luật tục
Chăm quy định gia đình tộc họ bên vợ phải tôn trọng chàng rể: “Cha mẹ vợ phải tôn
trọng chàng rể, thoảng hương khói trầm bởi có lửa, để gia đình hòa thuận thì cha mẹ
phải nhường nhịn chàng rể: nhịn điều hay, giữ điều lành, giữ gìn giàn bầu để bí leo
lâu”, ý là cha mẹ vợ phải nhịn chàng rể để con mình khỏi phải ở giá. Luật tục Chăm
quy định vì lý do nào đó mà cha mẹ vợ ỷ lại, chửi bới hay đánh đập chàng rể vô cớ,
thì chàng rể có quyền bỏ đi lấy vợ khác mà không bị cộng đồng lên án, không bị luật
tục phạt vạ (“Đánh chàng rể thì con mình ở giá”).
Luật tục Chăm quy định trong trường hợp gia đình phía chồng không có con gái giữ
nhà thì người chồng có thể yêu cầu cha mẹ vợ cho vợ sang nhà mình để phụng
dưỡng cha mẹ già, đồng thời nhà vợ luôn trong tư thế sẵn sàng phục dịch nhà
chồng khi nhà chồng có việc (“Lấy chồng đến con chó nhà chồng cũng phải biết”).
Trong quan hệ với gia đình vợ, Luật tục Chăm quy định người chồng, vì phận làm
con rể, phải lễ độ kính trọng cha mẹ vợ, cho dù bị cha mẹ vợ mắng chửi thì chàng rể
vẫn phải nhường nhịn (“Phận làm rể trong nhà, đừng chửi chó mắng mèo trước mặt
cha mẹ vợ”).
Nếu chàng rể hỗn láo với cha mẹ vợ, vi phạm luật tục, hoặc xét thấy chú rể không
như ý thì cha mẹ vợ có quyền đuổi chú rể ra khỏi nhà. Tuy nhiên, theo Luật tục
Chăm thì trong trường hợp này, cha mẹ vợ phải chọn con của người vợ. Trường hợp
người vợ đồng ý theo cha mẹ, thì gia đình, họ tộc thì có thể đem trả người chồng về
nhà.
Song luật tục Chăm có quy định nếu người chồng không đồng ý, không muốn về thì
có quyền nằm lì không chịu về. Khi đó nhà gái không được trả nữa mà vẫn phải cho
người chồng ở lại. Người chồng phải làm lễ trầu rượu xin lỗi cha mẹ vợ. Trường hợp
người vợ không đồng ý, thì người vợ theo ra ở riêng tách hẳn khỏi gia đình cha mẹ.
Trong trường hợp này, Luật tục Chăm quy định cha mẹ không được ngăn cấm mà
phải trích một phần của cải của gia đình cho hai vợ chồng, và đồng thời, chàng rể
cũng phải làm lễ trầu rượu xin lỗi cha mẹ vợ.
Trong đời sống gia đình, tộc họ cũng có khi có xích mích, bất đồng giữa các thành
viên. Nếu mâu thuẫn quá trầm trọng không giải quyết được thì hai bên sẽ tự nguyện
tuyên thệ với thần linh cắt đứt quan hệ với nhau. Song như thế, theo quan niệm của
dân tộc Chăm thì tổ tiên sẽ nổi giận trừng phạt cả gia đình và tộc họ.
Người Chăm thường nói:”Răng với lưỡi làm sao không va chạm. Chân lỡ đạp cứt nỡ
nào chặt bỏ”. Vì thế, để tránh tổ tiên nổi giận trừng phạt gia đình tộc họ, thì gia đình
phải sum họp, và họ phải làm lễ cúng cơm hứa trước linh hồn tổ tiên không bao giờ
tái phạm nữa. Khi đó, hương hồn tổ tiên mới về dự, phù hộ độ trì cho con cháu, mỗi
khi cá nhân, gia đình, tộc họ tổ chức các nghi lễ trong gia đình.
Tóm lại, Luật tục Chăm trong điều chỉnh quan hệ hôn nhân - gia đình đã gắn truyền
thống xã hội với cơ chế tâm linh tạo cho các thành viên trong cộng động có sự gắn
bó mật thiết và ràng buộc lẫn nhau. Hệ thống luật tục đó đã chứa đựng các chuẩn
mực, đạo đức, luân lý nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân, nề nếp gia đình, trật tự xã hội
nên nó đã trở thành phương thức hữu hiệu để quản lý và điều hòa xã hội.
Bài viết được tổng hợp từ sách “Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận”
của tác giả Phan Văn Dốp – Phan Quốc Anh – Nguyễn Thị Thu, Nxb Nông
Nghiệp.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh Thuận
www.khamphaninhthuan.com

VI. Chế độ mẫu hệ trong đời sống văn hóa


Những ghi chép cho thấy, từ xưa đến nay, cư dân Chăm vẫn duy trì chế độ mẫu hệ,
tổ chức xã hội theo dòng họ mẹ. Trong xã hội Chăm, chế độ mẫu hệ thể hiện rõ nhất
qua cách bố trí khuôn viên nhà theo kiểu liên gia, tập trung nhiều gia đình cùng dòng
họ, gọi là gơp. Trong một dòng họ có nhiều chi họ, họ gọi là ciet prauk. Cho đến khi
chết, tinh cốt người mất bên dòng Chăm Bàlamôn được đưa vào kut là nghĩa trang
tộc mẫu, còn bên Chăm Bàni thì đưa vào ghur cũng thuộc về dòng họ mẹ.
Cho đến nay, thế hệ Chăm chưa biết chế độ mẫu hệ bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, dựa
theo cách giải thích trong các truyền thuyết gắn liền với những vị vua Chăm mà tiêu
điểm là về Bà Chúa Xứ (Po Yang Inư Nagar) dựng lên vương quốc Champa cổ đại,
tương ứng với sự hình thành và tồn tại của chế độ mẫu hệ Chăm.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cánh đàn ông cũng đã vài lần muốn truất phế
trật tự này. Minh chứng cho điều này, vào thế kỷ XII, vua Po Klong Garai đã nghĩ ra
một kế thử thách là thi đào mương ở vùng Paduga để thay đổi trật tự xã hội nhưng
bên thắng cuộc vẫn thuộc về giới chân yếu tay mềm do đó chế độ mẫu hệ được
khẳng định trở lại.
Dù người Chăm theo chế độ mẫu hệ nhưng không có nữ vương, cũng bởi quan
niệm đàn ông phận chiến đấu, đàn bà phận giữ nhà. Phận của đàn bà là sinh nở,
vậy hãy để cho họ cai quản gia đình. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ cao cả của họ.
Còn nam giới, hãy trang bị cho họ đầy đủ vũ khí sắc bén để họ lăn xả vào cuộc
chiến lớn, khốc liệt hơn. Khác đi, hãy để cho họ cai quản xã hội.
Người đàn ông có thể vùng vẫy bốn phương trời, có thể lấy người dị tộc, nhưng đàn
bà thì ở lại, gắn chặt đời mình trong phạm vi thôn xóm nhằm bảo lưu mảnh đất của
cha ông, phong tục tập quán của tổ tiên, ít khi (và thậm chí là không có cơ hội) lấy
chồng không cùng độc tộc. Do đó, có thể nói người Chăm khá “thuần chủng” theo
dòng máu mẹ.
Thay vì dùng từ âm dương theo triết lý Trung Hoa, người Chăm thường dùng từ đực
và cái. Mọi sự vật hiện tượng như cỏ cây hay các bộ phận làm nên nhà cửa đều có
đực và cái, đến con mương cũng có Mương đực – mương cái, hay giếng Bingun
Likei (giếng đực) – Bingun Kamei (giếng cái). Tôn giáo thì có Chăm Bàlamôn (thể
hiện cho đức) và Chăm Bàni (thể hiện cho cái), … Riêng, nhưng vẫn chung.
Điểm khác biệt của người Chăm so với các dân tộc khác là, các vị chức sắc buộc
phải có vợ. Theo chế độ mẫu hệ, người đàn ông, nhất là các chức sắc cần có sang
(nhà) để ở, có danauk (chốn, nơi, vị) để ngự. Mà dannauk này phải là nhà vợ.
Biểu hiện rõ nhất ở Chăm Bàni, khi có việc, ví dụ như khi chuyển từ cấp Acar lên
cấp Mưdin,… cần phải đến danauk kamei mới xong việc. Ở nhà hay trong Sang
Mưgik (thánh đường Bàni), bà ngồi ngay cạnh ông, lập danauk để ông hành sự, …
Chính tinh thần Mẫu Chăm, mà cộng đồng này hình thành nên 3 hiện tượng không
độc đáo: không đĩ điếm, không ăn xin, [đàn ông không mù chữ). Cụ thể, không đĩ
điếm nói lên lòng chung thủy và cuộc sống lương thiện của người đàn ông. Không
ăn xin nói lên tinh thần tự lập, và không mù chữ nói lên tính trí thức để biết và hiểu
những cái hay ở đời.

Những lục tuần và tầm ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ trong đời sống
Theo nội dung trong quyển “Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận” của ba
tác giả Phan Văn Dốp, Phan Quốc Anh, Nguyễn Thị Thu đồng chủ biên: “Luật tục
được hiểu là những hệ thống quy phạm xã hội được thể hiện bằng cách các câu thơ
có vần, có điệu, bao gồm các quy tắc xử sự chung trong cộng đồng người Chăm,
chứa đựng những tiêu chí về đạo đức, luân lý, cách ứng xử, phong tục, tập quán, lễ
nghi, tín ngưỡng tôn giáo được nhiều thế hệ người Chăm xây dựng và lưu truyền từ
xa xưa cho đến ngày nay.
Những điều này nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng động,
được mọi thành viên trong công động người Chăm tự giác thực hiện”.

Luật tục về các quy định trong tài sản và thừa hưởng tài sản trong gia đình
Luật tục Chăm cũng quy định toàn bộ tài sản phục vụ việc cúng tế trong gia đình
như quần áo cúng tế, nồi đồng, mâm đồng, ống nhổ, chén bát,… do con gái út thừa
hưởng toàn bộ và có trách nhiệm quản lý để thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.
Đối với các loại tài sản khác trong gia đình như nhà cửa, ruộng đất, trâu bò, tiền bạc,
…khi cha mẹ còn sống thì trích cho con gái lớn một phần tài sản khi họ lập gia đình
ra ở riêng, trích một phần cho con trai làm của hồi môn khi cưới vợ.
Khi cha mẹ chết thì phần lớn tài sản do con con gái út thừa kế. Một phần nhỏ chia
có các chị gái nhưng luật tục không quy định cụ thể là chia bao nhiêu mà do người
em gái út quyết định. Các anh em trai không được quyền hưởng tài sản thừa kế của
cha mẹ dù họ có công đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình khi cha mẹ còn
sống
Trong trường hợp con nuôi, nếu con nuôi là con của chị, em ruột của vợ thì người
con nuôi sẽ được hưởng toàn bộ tài sản thừa kế. Nếu là con của một người trong
dòng họ vợ thì nó sẽ được hưởng ⅔ khối tài sản, ⅓ khối tài sản sẽ được trả lại cho
dòng họ của người vợ và nếu là con của một người ngoài thì nó chỉ hưởng một nửa
khối tài sản, phần tài sản sẽ thuộc về dòng họ vợ.
Theo chế độ mẫu hệ, vai trò người phụ nữ được đề cao. Toàn bộ tài sản trong gia
đình do người vợ quản lý. Toàn bộ các vấn đề kinh tế trong gia đình cũng do người
vợ quyết định.
Khi các anh em trai và chị gái còn sống với gia đình cưa ra ở riêng thì tài sản làm ra
nhập chung với tài sản gia đình do người mẹ quản lý mà không được quyền lập tài
sản riêng. Do đó, nếu các anh em trai và chị gái không còn ở với cha mẹ mà chết thì
đương nhiên theo Luật tục Chăm thì sẽ không có tài sản riêng và không phát sinh
vấn đề thừa kế. Trong trường hợp này đương nhiên cha mẹ phải là người lo việc
cúng tế cho con cái.
Trong gia đình, khi người chết trước, toàn bộ tài sản do chồng làm ra khi còn sống
do vợ quản lý và tất nhiên khi chồng chết vợ phải lo tang ma cho chồng. Sau khi
người vợ chết thì toàn bộ tài sản giao cho con gái út quản lý và có trách nhiệm lo
tang ma, cúng tế cho cha mẹ, ông bà tổ tiên. Khi người vợ chết trước, toàn bộ tài
sản trong gia đình sẽ do người chồng quản lý và lo tang ma cho vợ.
Khi mãn tang vợ (1 năm), con gái út đã trưởng thành thì người chồng phải giao toàn
bộ tài sản cho con gái út quản lý nếu người chồng đi lấy vợ khác. nếu không lấy vợ
khác, người chồng vẫn tiếp tục quản lý tài sản. Và, khi người chồng vẫn ở vậy, chết
thì con gái út hưởng toàn bộ tài sản thừa kế.
Trong trường hợp vợ chồng không có con, vợ chết trước thì chồng sẽ lo tang ma cho
vợ. Khi mãn tang, chồng phải giao toàn bộ tài sản cho tộc họ bên vợ. Người chồng
chỉ được trích một phần nhỏ mang theo về nhà mẹ để làm kế sinh nhai và chi phí
cho tuổi già.

Luật tục về quy định hôn nhân và gia định


Có thể nói, trong tất cả luật tục của đồng bào Chăm thì những luật tục quy định về
hôn nhân và gia đình chiếm vị trí quan trọng. Vì người Chăm theo chế độ mẫu hệ
nên nữ giới đi cưới nam giới, nên gái là nội tộc và bên trai là ngoại tộc. Luật tục
Chăm thừa nhận chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, song khi hai người muốn kết
hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ và hai bên họ tộc.
Để được công nhận là vợ chồng, nhà gái phải làm các lễ là: lễ dạm hỏi (luak
panuec), lễ hỏi (ahar puec), lễ kết (ahar klaaoh panuec), và lễ cưới (ndam ndih anâk
mâtwn hay nadam khah). Trong các lễ trên, lễ kết có vai trò quyết định, vì trong lễ
kết đại diện họ đàng trai và họ đàng gái đã thảo luận đồng ý đi đến thống nhất và ấn
định ngày giờ tổ chức đám cưới.
Lễ cưới là khâu cuối cùng, phải có sự tham gia đầy đủ của hai bên gia đình, tộc họ
và làng xóm. Luật tục Chăm quy định sau lễ cưới chú rể phải ở nhà cô dâu ba ngày
ba đêm theo phong tục thì lễ cưới đó mới có giá trị và được coi là bằng cớ hôn nhân.
Trong ba ngày đêm ba đêm đó chú rể tuyệt đối không được về nhà mình cho dù nhà
có gần đó. Khi hai bên đã thống nhất ngày cưới trong lễ kết mà một bên không thực
hiện lễ cưới không có lý do chính đáng thì Luật tục Chăm quy định phạt vạ. Bên vi
phạm phải bồi thường danh dự bằng váy, áo và cặp vòng tay bằng đồng, kèm theo
lễ vật trầu rượu để cúng tạ tổ tiên và thiết đãi họ hàng của người bị bãi hôn.
Luật tục Chăm coi thất ước bãi hôn là vi phạm thuần phong mỹ tục để lại hậu quả là
người con gái bị lỡ duyên sau này không ai lấy, còn gia đình, dòng họ thì bị mất
danh dự mà người Chăm rất coi trọng danh dự. Họ nói:”Thà mất đôi trâu, đừng để
mất danh dự”.
Trong trường hợp lễ cưới đã được hai bên thống nhất trong lễ kết, song chưa tới
ngày mà trong họ của một trong hai bên có tang, hoặc trong họ tộc của một trong
hai bên vừa tổ chức các lễ nghi lớn như lễ nhập kut, lễ múa lớn thì phải tạm đình
chỉ hôn. Thời gian đình chỉ ít nhất là một năm.
Tuy nhiên trong trường hợp này, Luật tục Chăm cho phép có thể tổ chức cho cưới
lén, tức là không tổ chức cưới chính thức mà chỉ cúng tổ tiên trong nhà. Sau khi mãn
hạng kiêng cữ thì nhà gái đem lễ vật (trầu rượu bánh trái) đến nhà trai cúng tạ lỗi với
tổ tiên và thiết đãi họ hàng nhà đàng trai, thì cũng coi như là giá thú của hôn nhân.
Về độ tuổi kết hôn, Luật tục Chăm quy định con gái 16 tuổi, con trai 18 tuổi. Nếu
chưa đạt đủ độ tuổi trên thì không được kết hôn. Luật tục Chăm không chấp nhận
việc tảo hôn, đặc biệt là đối với người Chăm Hồi giáo Bàni và muốn làm lễ cưới phải
có ngày do các tu sĩ cho.
Khi con gái, con trai chưa làm lễ trưởng thành (còn gọi là lễ nhập đạo, lễ cho gái là
Kareh và lễ cho con trai gọi Katat) thì các tu sĩ sẽ không cho ngày tháng để tổ chức
lễ cưới. Người Chăm quan niệm rằng, khi chưa tới tuổi trưởng thành thì con người
chưa phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, nên họ chỉ hành động theo
cảm tính và tảo hôn sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi, ảnh hưởng tới việc sinh
con sau này.
Họ nói: “Vú chưa mọc khỏi ngực, nước mũi hỉ chưa sạch làm sao cho biết cuộc sống
gia đình” mà “Thấy nước vội tắm, thấy gái vội yêu” và khẳng định: “Cưới nhau để
xây dựng hạnh phúc gia đình. Tảo hôn như thế khó mà sinh con”.
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh Thuận
www.khamphaninhthuan.com

VII. Nghi lễ vòng đời

7.1. Tập tục cưới hỏi


Đồng bào Chăm Ninh Thuận quan niệm đời người có 3 lần sinh, trong đó lúc sinh ra
là lần sinh đầu tiên. Cưới vợ, cưới chồng là lần sinh thứ hai, và lần sinh thứ ba là lúc
mất đi, về với tổ tiên, ông bà.Trong ba lần sinh này, lần sinh thứ hai (cưới hỏi) được
người Chăm xem là quan trọng nhất. Bởi lẽ, đây sẽ là yếu tố để duy trì nòi giống, kế
thừa, phát huy nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mà thế hệ trước đã sáng
tạo, gìn giữ rồi truyền lại cho các thế hệ sau giữ gìn, phát triển.
Ngày xưa, hôn nhân giữa 3 tôn giáo Bàlamôn, Bàni và Islam rất khắt khe, có lúc bị
cấm tuyệt đối. Và nếu có xảy ra việc cưới nhau thì con của người đàn ông hoặc đàn
Bàni lấy nữ hoặc trai Chăm Bàlamôn không được vào Kut chính (Nghĩa trang dòng
họ mẹ người Chăm Bàlamôn), ngược lại con của những người đàn ông, phụ nữ
Chăm Bàlamôn khi lấy người phụ nữ hay người đàn ông Chăm Bàni thì phải làm lễ
vào đạo.
Tập tục này đến nay vẫn giữ nguyên như vậy. Tuy nhiên, với sự giao thoa, phát triển
văn hóa cũng như xã hội trong thời đại mới, sự phân biệt, cấm cản ấy đã giảm đi
nhiều. Tại một số làng Chăm Bàni và Bàlamôn dường như đã thoáng hẳn. Có một
điều rất hay ở xã hội Chăm là có rất ít có trường hợp li di (paklauh gơp), nếu có, hai
bên dẫn nhau ra trước hai họ làm lễ Chẻ đũa (Blah dwơh). Nếu đôi đũa hỏng không
thể dùng, hai người không còn là vợ chồng, nhưng vẫn còn nghĩa anh em. Và khi li
dị, dù có đưa nhau ra tòa theo đúng thủ tục hành chính, thì ông chồng Chăm cũng
không mang của cải theo, mà để lại tất cả cho vợ để nuôi con cái.

Đám cưới người Chăm Bàlamôn


Đám cưới người Chăm Bàlamôn gọi là Đam Likhah hay Đam Bbơng mưnhum
(bbơng pađih), thường được tổ chức vào các tháng Ba, Sáu, Tám, Mười và Mười
một Chăm lịch. Các ngày tổ chức trong tháng phải là ngày chẵn hạ tuần thuộc Mẹ
(âm): 2, 4, 6. 8, 10, 12 và 14. Khác với người Việt, người Chăm cưới hỏi theo chế độ
mẫu hệ, nên nhà gái sẽ đi hỏi chồng, và người con trai phải theo về ở rể tại nhà gái.
Để thực hiện một lễ cưới, trước tiên hai gia đình sẽ là Lễ dạm hỏi (Palwak panwơc),
tiếp đến là Lễ hỏi (Nau pwơc) với lễ vật đơn sơ như: trầu cau, rượu, bánh trái, bánh
tét, và cá đuối tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở – là lễ vật không thể thiếu.
Sau lễ dạm hỏi là Lễ dứt lời, gọi là Paklauh panwơc. Trong lễ này đại diện hai họ
cùng nhau quyết định ngày tháng tổ chức, số thực khách, … để tiến đến lễ cưới
chính thức (Harei bbang mưnhum) cho đôi vợ chồng trẻ.
Do theo chế độ mẫu hệ nên trong cưới hỏi cha mẹ sinh thành không đứng ra tổ
chức mà là do một người lớn tuổi có uy tín. Đó chính là Ong Inư Amư, người được
gọi mẹ đỡ đầu. Tuy nhiên, Ong Inư Amư này phải là người có gia đình, nửa đường
chưa đứt gánh (klauh yaut), có tuổi tương đương với tuổi của cha mẹ đẻ, và biết về
phong tục tập quán để có thể thực hiện vài nghi thức trong đám cưới cho đôi vợ
chồng trẻ.
Trong lễ hỏi, cha mẹ đỡ đầu thay mặt cha mẹ đẻ thực hiện tất cả thủ tục của cuộc
lễ. Cụ thể, đám cưới sẽ khởi đầu vào ngày thứ Tư ở nhà trai, lễ diễn ra với những lễ
vật đơn giản. Sau đó, khoảng 2h chiều, mẹ đỡ đầu sẽ dẫn chú rể và đoàn người
thuộc họ đàng trai ra khỏi nhà để sang nhà gái. Gần đến nới, nhà gái tổ chức làm lễ
đón rể Rauk anưk mưatau từ ngoài cổng làng về nhà.
Mọi lễ tục sau khi đã hoàn thành, cô dâu và chú rể sẽ vào phòng the nhưng không
được động phòng. Trong phòng tân hôn lúc này có một cây nến sáp được thắp liên
tục trên cổ trầu Thong hala, ngăn cách cô dâu với chú rể. Đôi vợ chồng trẻ phải làm
sao luôn giữ cho cây nến khỏi tắt. Chỉ sau khi nào cổ bồng trầu được dọn đi, vợ
chồng trẻ mới được động phòng.Qua khoảng thời gian ba ngày, ngày thứ Bảy trong
lễ cưới (gọi là Talơh khan aut), nhà gái sẽ qua nhà trai làm lễ tạ tội rồi mang quần áo
của chú rể sang nhà vợ. Họ chính thức trở thành vợ chồng, gọi là Hadiip pathang.
Đám cưới người Chăm Bàni
Cũng như người Chăm Bàlamôn, đám cưới người Chăm Bàni được tổ chức vào các
tháng Ba, Sáu, Mười, và Mười một Chăm lịch. Lễ được thực hiện trong các ngày
chẵn hạ tuần thuộc Mẹ. Tuy nhiên hiện nay, ngày tổ chức lễ cưới có thể linh hoạt,
nhưng tuyệt đối phải tránh ngày Rằm, ngày Mười sáu và ngày “Trăng hết”. Nếu hôn
lễ chính thức tổ chức vào ngày thứ Tư, thì chiều ngày trước đó, nhà trai tổ chức bữa
tiệc nhỏ sau đó đưa chú rể sang gửi tại nhà của một người trong họ, làm lý coi như
người đó không còn là con của mình nữa mà đã là con của người anh em trong họ.
Ngày hôm sau, nhà gái cử Ong Inư amư đến nhà trai đón rước họ hàng chàng trai
về đàng gái để làm lễ cưới. Vào khoảng 2 giờ chiều, cha đỡ đầu dẫn chú rể và đoàn
người thuộc họ đàng trai ra khỏi nhà để sang nhà đàng gái. Nhà đàng gái làm lễ
Rauk amưk mưtuw ở ngoài cổng làng khác, hoặc ở đầu đường nếu là người trong
làng. Thủ tục này kéo dài khoảng mười phút, sau đó đoàn người mới đi vào nhà. Tại
nhà gái, đến giờ tốt, chú rể được dẫn vào phòng cô dâu ở trong Sang yơ để làm các
thủ tục lễ nghi cần thiết. Sau đó cả hai ra ngoài bữa tiệc chào hỏi, và nhận lời chúc
mừng của họ hàng hai bên.
Ngày hôm sau, ngày thứ Tư nếu là vợ chồng son, và ngày thứ Ba với trường hợp
một trong hai người đã có con hay đã có gia đình nhưng đi bước nữa, lễ thành hôn
chính thức được tiến hành.
Giờ hành lễ (thường vào khoảng 8 giờ sáng), cô dâu và chú rể bước ra khỏi phòng
the đi đến nơi làm lễ cưới. Ông Imưm (hay Po Gru) là chức sắc tôn giáo Bàni ghé
qua phòng the, giả vờ như bắt quả tang đôi trai gái chung sống trái phép rồi cầm roi
đánh vào cả hai người, buộc hai người phải quỳ lạy.
Lễ xin xá tội diễn ra tiếp theo đó. Đôi vợ chồng sẽ quỳ trước mặt giáo sĩ, đầu tiên là
chú rể sau đó là cô dâu, rồi mẹ và người thân trong họ hàng hai bên. Cũng trong lúc
này, các giáo sĩ bắt đầu thực hiện nghi lễ bằng việc đọc kinh cầu nguyện, cầu thánh
Allah ban phước lành cho đôi uyên ương.
Sau bữa tiệc đãi họ đàng trai, cha mẹ đỡ đầu của chú rể làm thủ tục gửi chú rể
Paywa anưk mưtuw rồi họ nhà trai ra về.
Nghi thức phòng the của người Chăm Bàni cũng giống của người Chăm Bàlamôn.
Sau các lễ thức cúng kính và yểm bùa trải chiếu, đôi vợ chồng không được động
phòng ngay. Tục này hiện nay tại các làng Chăm Bàni ở Phan Rang gần như không
còn nữa.
Đó là những tập tục nhất thiết và cơ bản trong ngày cưới của người Chăm Bàni và
người Chăm Bàlamôn. Tuy nhiên, có một số trường hợp gia cảnh khó khăn, người
Chăm có tục làm Đám cưới lén (Bbang mưnhum klaik). Cũng ngày lành tháng tốt,
chiều tối thứ Tư khi mặt trời vừa lặn, vài anh em trong họ dẫn chú rể qua nhà cô
dâu. Lúc này, gia đình trẻ cùng cha mẹ đàn bên đàn giá cùng nhau về bên nhà trai
làm lễ “thú” họ hàng. Đám cưới kết thúc.
7.2. Tập tục sinh đẻ
Đứng trên một góc độ nào đó thì tập tục sinh đẻ của người Chăm có nét tương đồng
với tập tục sinh đẻ của người Việt (Kinh). Cũng đi nhờ bà mụ đỡ đẻ, làm lễ cúng bà
mụ, cúng ông bà tổ tiên cầu mong cho sản phụ sinh đẻ được thuận lợi.
Trong quá trình sản phụ sinh đẻ, nuôi con thì trong nhà cũng treo các nhánh xương
rồng ngoài cổng để ra hiệu nhà vừa có một sinh linh ra đời. Sản phụ sau khi sinh
cũng nằm lửa, cũng kiêng, cũng kỵ nhiều điều trong quan niệm, tín ngưỡng. Tuy
nhiên, có một chút khác biệt là khi đứa trẻ trưởng thành, là lúc chính thức trở thành
tín đồ của đạo mình, là lúc đáp ứng đầy đủ điều kiện để dựng vợ, gả chồng.

Trước khi sinh


Trong tập tục sinh đẻ của đồng bào Chăm Ninh Thuận, trước khi thai phụ sinh gia
đình sẽ đi nhờ bà mụ đỡ đẻ và thực hiện nghi lễ cúng bà mụ (tiếng Chăm gọi là
Mâlieng muk buai).
Để thực hiện nghi lễ này, gia đình chuẩn bị một tấm vải trắng (khăn Chăm), một
khay trầu cau, rượu, một bát gạo, trứng gà và bánh ngọt. Sau đó mời bà mụ đến và
tổ chức tại nhà. Mục đích của lễ này là cầu tổ cho bà mụ đỡ đẻ suôn sẻ, cầu cho
người mẹ dễ sinh đẻ và cầu thần tổ phù hộ cho bà mụ làm tốt công việc đỡ đẻ của
mình.
Tiếp nối nghi lễ cúng bà mụ, đồng bào thực hiện lễ Ikak tamrak – cột chì và Tathauh
drei jan – tẩy uế thân thể, giải hạn khi gặp năm không lành. Trong lễ này đồng bào
kiêng không cho chồng của thai phụ sát sinh, nói các từ tiêu cực nhằm tránh điềm
xấu.
Cũng trong lễ này người ta chuẩn bị làm chòi riêng, làm giường tre (giường này sau
khi sản phụ sinh con được một tháng sẽ đốt đi) cho thai phụ. Sau quá trình sinh của
sản phụ, người nhà sẽ làm một mâm lễ hoành tráng với nhiều lễ vật và bưng sang
nhà bà mụ để tạ ơn.

Giai đoạn sinh


Đến ngày đến tháng, thai phụ sẽ bước vào khoảng thời gian sinh nở. Ngày trước khi
còn sinh ở nhà, sản phụ khi đẻ thường đẻ ngồi, đầu và lưng tựa về hướng Bắc, quay
mặt về hướng Nam để hài nhi khi lọt lòng sẽ quay đầu về hướng Nam. Khi đẻ, hai
tay sản phụ vịn vào cột chòi hoặc tay người thân, phía sau là bà mụ (muk grang) đỡ
lưng. Khi đứa trẻ ra đời, bà mụ cầm hai chân dốc ngược để nước ối chảy ra, móc
nước ối trong mũi, miệng đứa bé rồi nhỏ nước chanh làm vệ sinh cho đứa bé.

Sau khi sinh


Sau khi sinh, nhau con trai chôn phía mặt trời mọc, con gái thì ngược lại. Bà mẹ
nằm lửa khoảng một tháng. Đặc biệt, trong nhà có sản phụ mới sinh, người Chăm
treo 2 chiếc nồi nhỏ có ba vạch vôi hay 2 nhánh xương rồng ở cổng (con trai 7 ngày,
con gái 9 ngày) và đốt giữa sân nhà để báo hiệu nhà có người mới sinh. Ngoài ra,
người Chăm còn đốt lửa giữa sân, vừa sáng tránh tà ma vừa giữ vệ sinh.
Đứa trẻ được một tháng tuổi, gia đình sẽ làm lễ Akhan prauk (cúng đầy tháng Palau
Yang) – lễ trình tổ tiên, xác nhận một sinh linh mới trong gia đình, tộc họ. Lúc này
đứa trẻ cần có một tên gọi ở nhà, có khi khác trên khai sinh.
Khi đặt trên, đồng bào kiêng không đặt tên trùng với tên của Thần Yang và tên của
những người trong họ. Nếu trẻ hay đau ốm, người Chăm còn có lễ Buh kaung –
mang vòng giao hồn vía cho thầy pháp, sau này (khoảng 18 tuổi) lớn lên khỏe mạnh
thì làm lễ Tauh kaung – tháo vòng, nếu không thì Thraiy kađaung kaung tawak – nợ
mắc vòng mang.
Khi đứa trẻ trưởng thành (năm 15 tuổi), gia đình sẽ làm lễ trưởng thành cho đứa bé.
Riêng về nghi lễ này, mỗi cộng đồng sẽ có từng nghi lễ khác nhau để phù hợp với
tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
Cụ thể, lễ trưởng thành của người Chăm Bàlamôn là cái cột mốc để đứa trẻ đó nhập
đạo thánh tín đồ Bàlamôn. Đối với những đứa trẻ đã làm lễ tra còng bán khoán cho
ông thầy, khi đến 18 tuổi phải làm lễ tháo còng (Taoh kaong). Nếu không làm lễ này,
đứa trẻ sẽ mang nợ (người Chăm gọi là Thraiy kandaong tawak) có nghĩa là “nợ
vướng còn mang”. Khi sắp lặp gia đình, cha mẹ phải đến trình với tộc trưởng làm lễ
cúng Auen Praok.
Với cộng đồng người Chăm Bàni thì lễ trưởng thành là lúc đánh dấu tuổi trưởng
thành, được lập gia đình, giống như lễ thành đinh, cũng là thời điểm đánh dấu trở
thành tín đồ Bàni và đặt tên thánh.Đến tuổi trưởng thành, thầy Acar làm lễ “cắt bao
quy đầu” (tượng trưng) cho con trai (lễ Katat), thầy Cả (Ong Gru) lam lễ “cắt tóc,
cấm phòng” cho con gái khi đủ 15 tuổi. Ngày nay, ở một số vùng Chăm còn duy trì
lễ cúng gà khi đứa trẻ 15 tuổi, thần được cầu cúng là Po Auluah (tiếng Chăm gọi là
15 thun ngap bal huak mânuk ka Po Auluah).

7.3. Tập tục tổ chức tang ma


Tập tục tổ chức tang ma của người Chăm Bàni nhìn chung có nhiều nét tương đồng
với người Chăm Bàlamôn. Cũng có sự phân biệt về chết theo lửa tuổi, chết lành,
chết không lành và theo đẳng cấp. Tuy nhiên, do nét tín ngưỡng trong văn hóa khác
nhau nên cách thức tổ chức hơi khác về mặt hình thức để phù hợp với quy định của
cộng đồng.
Đầu tiên, cái phải nói đến là người Chăm Bàni không có tục quàn thi hài trong nhà
lâu, nếu mất buổi sáng, buổi chiều phải mang đi chôn ngay, còn mất vào buổi chiều,
thì chôn vào sáng hôm sau.
Riêng với trường hợp người chết “không lành” do bị tai nạn hay gì đó thì phải qua
giai đoạn “mang đi gửi”. Nơi gửi thi hài không phải là nghĩa trang chính (ghur), mà là
mảnh đất cạnh đó và phải đợi 2 – 3 năm sau, khi da thịt bị tiêu hủy hết, chỉ còn bộ
xương, thân nhân mới cải táng rồi làm đám tang chính thức theo nghi thức của
người “chết lành”.
Cũng như cộng đồng Chăm Bàlamôn, việc tổ chức một tang lễ được đồng bào
Chăm Bàni thực hiện theo một quy trình cụ thể, chi tiết với đầy đủ các nghi thức của
tang lễ.
Đầu tiên, khi có người mất, dòng họ sẽ tiến hành dựng rạp. Sau đó thân nhân sẽ
mời những người thường làm các công việc trong tang lễ đem thi hài tắm rửa sạch
sẽ bằng rượu và mời thầy Acar đến đọc kinh làm lễ và tẩm liệm.
Liệm xong, thân nhân đưa thi thể qua cái giàn bằng tre có 8 đòn, bó hai lớp vải và
buộc bằng bà sợi dây. Tiếp tục, thầy Imưm trong dòng họ sẽ dẫn đoàn tu sĩ, từ 6
đến 12 người tùy độ tuổi, cùng 8 người khiêng giàn đi. Đi được nửa đường, đoàn
người dừng lại làm lễ trở đầu thi thể rồi đi tiếp về nghĩa trang.
Lúc đến gần ghur (nghĩa trang), 8 người khiêng giàn tre sẽ dừng lại để 4 vị thầy Acar
ngồi lên đọc kinh đưa tiễn linh hồn người chết nhập vào ghur.
Tại ghur, thân nhân sẽ đào sẵn một cái huyệt tương ứng với kích thước của thi thể.
Thi hài người chết sau khi đưa đến ghur, người hỗ trợ đám tang sẽ đặt thi hài theo
đúng quan niệm của đồng bào. Đầu sẽ hướng về phía bắc; thân nằm nghiêng
hướng mặt về phía tây. Sau khi đặt xong thi hài, thân nhân sẽ chính thức lắp đất
đắp mộ.
Có một điều hay trong tục tục làm tang ma cho người chết của cộng đồng Chăm
Bàni là trong tang lễ, đồng bào không sử dụng hương (nhan), vàng mã. Thân nhân
trong gia đình dòng họ không la khóc, buồn sầu mà ngược lại sẽ vui để tiễn biệt
người chết về cõi vĩnh hằng, nơi có cuộc sống mới.
Đặc biệt, người Chăm có câu: “Mik wa đih di tada gơp”, nghĩa là Bà con nằm trên
ngực nhau. Người mất sau có thể được chôn nối lên trên thi hài của người mất trước
đó, nếu thi hài đã hóa bụi đất, còn không thì được chôn sát ngay cạnh người thân
cũ. Thế nên bên dưới hai hòn đá của mỗi phần thường có hơn một thi hài, đồng bào
quan niệm như vậy vừa “ấm áp” vừa tiết kiệm khoảnh đất cho nhau.
Không những vậy, mộ của đồng bào Chăm Bàni không được đắp cao như mộ của
người Việt (Kinh), mà chỉ lấp thành mô đất rất thấp, với hai hòn đá đặt phía đầu và
chân mộ phần. Sau khi xong lễ ở ghur, mọi người trở về nhà. Lúc đi về, con cháu
không được quay lại nhìn nấm mộ, bởi người Chăm quan niệm rằng người chết sẽ
nhận ra họ và trở về quậy phá.
Tiếp theo đám tang chính thức là các nghi thức lễ tuần (padhi) được diễn ra theo
thức tự như:
- Ngày đầu tiên khởi sự (Rơp War).
- Ngày thứ hai giết đôi trâu tế (Tak Kabaw Yuw).
- Ngày cuối cùng là ngày đưa tiễn (Pok Naung).
Sau ba ngày lễ này, cuộc sống của thân nhân trong nhà có người chết sẽ trở lại bình
thường, và cứ đến tháng 9 Hồi lịch (lễ hội Ramưwan) hàng năm, hoặc các ngày lễ
nhỏ của cộng đồng. Thân nhân trong gia đình và dòng tộc lại đến ghur thăm viếng
và mời người đã khuất về tham dự.

Ghur (nghĩa trang) của người Chăm Bàni trong tập tục làm tang ma
Ghur hay ghurrak, là nghĩa trang tộc mẹ của người Chăm Bàni, là nơi yên nghỉ của
những người sau khi qua đời, đồng thờ là nơi diễn ra nhiều nghi thức, nghi lễ trong
các lễ hội lớn nhỏ mà Ramưwan là một điển hình.
Khác với Kut (nghĩa trang dòng họ mẹ của người Chăm Bàlamôn), một làng Chăm
Bàni chỉ có một Ghur duy nhất. Trong ghur, mỗi dòng tộc sẽ có khoảng một khuôn
viên để chôn cất người trong dòng họ mình. Thường thì Ghur được đặt cạnh làng,
chỉ cách làng vài trăm thước. Được biết, ngày trước Ghur của đồng bào Chăm Bàni
đa phần tập trung gần với các bờ biển [trải dài từ Cà Ná (xã Cà Nà – huyện Thuận
Nam) đến Mỹ Hiệp (xã Thanh Hải – huyện Ninh Hải) bây giờ]. Tuy nhiên, do biến
thiên lịch sử, nhiều làng Chăm Bàni dời đi xa khỏi vùng biển, cho nên có nhiều ghur
không còn an táng nữa nhưng không phải vì thế mà ghur bị bỏ hoang hẳn.
Điều này khác với kut của người Chăm Bàlamôn, vì theo chế độ mẫu hệ nên người
em gái út sẽ hưởng hết gia tài và nhận trọng trách chăm sóc mồ mả, ông bà tổ tiên.
Cho nên, người con gái út cuối cùng thuộc dòng tộc dù như thế nào cũng phải quan
tâm. Chỉ trừ khi là gia đình không có con gái út, hoặc vì điều kiện nào đó không thể
qua tâm.
Ở Ninh Thuận, hiện còn hai ghur cổ hiện còn được thờ phụng là ghur Darak Naih ở
thôn Khánh Nhơn – xã Nhơn Hải – huyện Ninh Hải và ghur Ram ở gần thôn Sơn Hải
– xã Phước Diêm – huyện Thuận Nam. Hai ghur này có mặt từ ba thế kỹ trước. Còn
ở Bình Thuận, có ghur Karang là nghĩa trang cổ nhất, tọa lạc tại trung tâm thị trấn
Liên Hương hướng đông bắc và cách bờ biển khoảng 500 mét.
Những kiêng kỵ trong tang ma và trong cuộc sống của người Chăm Bàni Ninh
Thuận
Cũng như người Chăm theo Bàlamôn và người Chăm theo Hồi giáo Islam, người
Chăm Bàni khi làm tang lễ cho người chết có những quy định bắt buộc phải tuân thủ
những điều kiêng kỵ.
Như trên đã đề cập, khi làm lễ tang cho người chết, đồng bào tuyệt đối không dùng
của cải, không dùng hàng mã (mặc dù để đốt). Vì theo quan niệm của đồng bào tin
rằng, trong sinh hoạt ở cõi âm cũng hệt như cõi dương, nên những thứ đó gửi xuống
chỉ bằng thừa.
Không gọi tên người đã khuất, mà dùng từ ám chỉ cốt cho người nghe hiểu. nếu gọi
tức nghĩa là kêu hồn người chết về. Người chết ở ngoài làng phải chôn cất ngoài
làng, sau đó mới được tiến hành làm đám ở gia đình. Người Kinh sống chung làng
với người Chăm, nếu gia đình có thân nhân chết ngoài làng, Ban phong tục có thể
cho đưa thi thể vào nhà để thực hiện đúng với nghi thức của tộc người Kinh, nhưng
sau đó tang gia chịu khoản phí cần thiết để thầy Po Adhia làm lễ tẩy uế.
Cũng như người Việt, vong linh người do bị cọp vồ thường rất linh thiêng. Vì vậy
phải làm lễ, cúng tế đầy đủ.

Trong sinh hoạt hàng ngày, rót nước uống hay rượu bia thì phải rót theo chiều
thuận, rót ngược lại chỉ dành cho người chết. Trải chiếu cũng vậy, phải theo hướng
Đông – Tây chứ không theo hướng Bắc – Nam, vì hướng Bắc – Nam là hướng nằm
của người chết.

TẬP TỤC TỔ CHỨC TANG MA CỦA NGƯỜI CHĂM BÀLAMÔN


Cũng như đồng bào Chăm theo tín ngưỡng Bani giáo và Hồi giáo Islam. Đồng bào
Chăm theo Bàlamôn giáo rất coi trọng những tập tục với các nghi thức, nghi lễ gắn
liền với cuộc đời của mỗi người. Và một trong số đó chính là tập tục tang ma với
nhiều nghi thức, nghi lễ quan trọng thể hiện tính suy tôn tín ngưỡng của đồng bào
trong cuộc sống văn hóa thần linh với tổ tiên, ông bà và bản sắc văn hóa dân tộc.
Đôi nét về tập tục làm tang ma của đồng bào Chăm Bàlamôn Ninh Thuận
Theo quan niệm của đồng bào, đời người có ba lần sinh và ba lần tử. Lần sinh đầu
tiên chính là lúc chào đời (đây cũng là lần tử đầu tiên). Lần sinh thứ hai chính là lúc
cưới vợ, cưới chồng (đây cũng là lần tử thứ 2). Và lần sinh thứ 3 chính là lúc về với
đất mẹ (đây cũng chính là lần tử thứ 3).
Trong ba lần sinh và ba lần tử này, thì lần nào cũng được đồng bào ấn định dấu mốc
với những nghi thức và nghi lễ theo tín ngưỡng và tập tục của dân tộc. Riêng, lần
sinh thứ ba thì được tổ chức quan trọng hơn cả, vì đây là lúc kết thúc cuộc đời con
người ở trần gian để về với cõi vĩnh hằng bên tổ tiên, ông bà và thần thành.
Theo đó, cách thức tổ chức một tang lễ của đồng bào Chăm Bàlamôn được diễn ra
theo nhiều bước với nhiều nghi thức và nghi lễ khác nhau. Từ nghi lễ khấn thần, lập
bàn thờ tổ cho đến nghi thức hưởng lễ vật để khởi động cuộc lễ và nhập Kut (nghĩa
trang dòng họ mẹ – chế độ mẫu hệ của đồng bào qua hàng thế kỷ). Cụ thể, các nghi
thức, nghi lễ được tổ chức trình tự như sau:
- Mưlieng yanf (Khấn thần): Yang Po Yang Amư, Po Inư Nưgar, Po Pan.
- Rơp Sanai (Lập bàn tổ).
- Ricauw talơh (Nghi thức tẩy uế).
- Ew Yang Katwơc (Khấn gò mối).
Pathơn pahah (Hưởng lễ vật để khởi động cuộc lễ). Trong lễ này, người Chăm
Bàlamôn còn chuẩn bị mời Ong Hơng (người lo nhà táng – gọi là Sang swơr), Po
Damưn – đại diện chủ đám ở trong nhà, Muk buh – Bà điều hành mâm lễ, Pok lisei –
Cháu bưng cơm.
Đám tang chính thức.
Ba talang tamư kut – Lễ nhập Kut mới là chuyển về nhà cuối cùng để một sinh linh
Chăm hòa nhập với tổ tiên. Đây là quy trình các bước tổ chức các nghi thức và nghi
lễ trong một đám tang của đồng bào.Thông qua những nghi thức, nghi lễ trong tập
tục làm tang ma cho người chết, đồng bào lại có sự phân chia theo lứa tuổi, theo
đẳng cấp và theo loại chết để làm một tang lễ theo từng hình thức tổ khác nhau.
Chết theo lứa tuổi
Chết theo lứa tuổi là cách để phân biệt người chết đã đến tuổi thành niên, đã gia
nhập đạo của đồng bào hay chưa. Thường thì đồng bào sẽ dùng tuổi 15 hoặc 16 để
làm sự phân biệt về điều này.
Ví dụ, người mất theo lứa tuổi, nếu chết dưới 15 tuổi thì đồng bào sẽ làm lễ Đam
Jap brah, một nghi lễ theo hình thức để thân xác theo cát bụi, tức nghĩa là làm đám
tang theo hình thức địa táng (chôn). Thường đám kiểu này tổ chức lễ nhỏ, đơn giản,
không có tu sĩ làm lễ.
Người đúng 15 tuổi thì làm Đam Jap Brah, tức là đám nửa phần. Cũng như Đam Jap
brah, nhưng trong lễ có 1 tu sĩ cấp baseh phục vụ.
Qua tuổi 15, chính xác là đúng hoặc từ 16 tuổi trở lên thì đồng bào mới tổ chức Đam
bak bauh (tức là đám toàn phần). Khác với người mất dưới 15 tuổi hay đúng 15 tuổi,
người mất trên 16 tuổi sẽ được tổ chức đầy đủ với các nghi lễ như đã kể trên.
Đám tang theo đẳng cấp
Khác với đám tang theo lứa tuổi (thường để chỉ cho những người không theo con
đường tu đạo), đám tang theo đẳng cấp là sự phân chia rõ ràng giữa người dân bình
thường và tu sĩ. Tuy nhiên, khi còn thời phong kiến thì tục làm lễ tang theo người
chết được phân biệt theo tầng lớp nông nô, nông dân, tu sĩ và hoàng tộc.
Tuy nhiên ngày nay, đáng tang theo đẳng cấp được phân chia cụ thể theo hai dạng,
đám tang Đam Jap brah và Đam kut. Trong đó, Đam Jap brah dành cho người là
tầng nông nô (nay gọi là người bình thường, hiện có 3 làng theo lệ này, gọi là Cam
dar, Cam baung). Đam kut, tức là đám thiêu, tức dành cho những người là tu sĩ, có
cấp bậc trong dòng tộc). Tuy nhiên, Đam kut cũng tùy đẳng cấp chia làm 2 dòng:
Dòng 4 baseh dành cho giới tăng lữ và dòng họ quý tộc, dòng 2 baseh dành cho
thành phần còn lại.
Đám tang theo loại chết
Đám tang theo loại được hiểu là chết lành hoặc chết không lành. Chết lành gọi là
Mưtai siam thì thi thể người chết có thể đợi ngày tốt làm đám thiêu luôn. Còn chết
không lành là phải đi gửi tạm Ba nau paywa (nơi nào đó gần kut)trước rồi mới cải
táng làm đám thiêu.
Khác với kiểu chết theo lứa tuổi và đẳng cấp, kiểu chết không trọn vẹn được đồng
bào quan niệm là đã thành ma, cho nên, người Chăm thường có lễ Ikak dhaung –
buộc dao cho người có tuổi hấp hối, để họ chết đúng ngày. Sau đó, đồng bào sẽ làm
một cái lễ gọi là Ba nau paywa (Đám chôn tạm). Việc tổ chức lễ này gồm các nghi
thức đơn giản, chỉ là gửi tạm. Có thể chôn trong ngày hay qua một tối. Khoảng một
năm trở lên, sau khi thi hài bị phân hủy phần thịt, đúng ngày lành tháng tốt, người
Chăm cải táng làm đám thiêu.
Cách thức tổ chức đám tang lớn và nhỏ của đồng bào Chăm Bàlamôn Ninh
Thuận
Cũng như các dân tộc khác, đồng bào khi tổ chức đám tang cho người chết sẽ làm
theo quy mô lớn nhỏ khác nhau. Này gọi là đám tang lơn và đám tang nhỏ.
Đám tang lớn gọi là Đam cuh praung (thường tổ chức với 4 sĩ cấp baseh). Để làm
đám tang lớn, thân nhân sẽ chuẩn bị các lễ vật để làm lễ Mưlieng Yang (Mời thần),
Ricauw talơh (Nghi thức tẩy uế), Ew yang Katwơc (Cúng Gò mối) và Pathơn pabah
(Nghỉ thử xúc miệng).

Quá trình diễn ra tang lớn trong vòng 4 ngày, từ thứ Tư đến thứ Bảy hoặc từ Chủ
nhật đến thứ Tư. Cụ thể, …
- Ngày 1: Thực hiện nghi thức lễ cho ăn (Harei pahwak). Buồi tối thực hiện lễ
trừ tà (Nau glai – đi rừng)
- Ngày 2: Nghỉ.
- Ngày 3: Thực hiện lễ xẻ cây (Tk kayuw).
- Ngày 4: Thực hiện lễ thiêu (Harei cuh).
Sau khi thực hiện đầy đủ các lễ trong 4 ngày, người chết sẽ được thân nhân trong
nhà làm giỗ (gọi là Patrip). Việc làm giỗ này giống hệt hoàn toàn với tập tục giỗ của
người Việt theo tín nguỡng văn hóa thờ ông bà tổ tiên, chỉ khác về cách thức tổ
chức và thời gian làm. Cụ thể, Trình tự các giỗ của đồng bào gồm:
- Giỗ 3 ngày (Tadhi bak kluw), người Việt gọi là mở cửa mã.
- Giỗ đầy tháng (Patrip bak bilan).
- Giỗ đầy năm (Patrip bak thun), người Việt gọi giỗ 3 tháng 10 ngày.
- Giỗ ba năm (Patrip kluw thun), người Việt gọi là mãn tan.
- Giỗ mừng (Patrip on).
- Giỗ tiễn (Patrip palau).
Sau khi kết thúc các giỗ này, thân nhân sẽ chờ đến một dịp thích hợp nào đó để làm
Tamư kut – tức là nhập kút. Khác với đám tang lớn, đám tang nhỏ (Đam cuh xit) chỉ
tổ chức với tu sĩ cấp 2 baseh. Quá trình diễn ra cũng như đám tang lớn.
Quy trình tổ chức lễ nhập Kut của đồng bào Chăm Bàlamôn
Nếu Bimong, Kalan được dựng lên để thờ thần, hay các vị vua – thần, thì kut chính
là nơi thờ tự tổ tiên Chăm, từ cấp baseh cho đến tầng lớp trí thức hay dân thường.
Kut là nơi thờ tự dòng họ tổ tiếng với tất cả thành phần trong dòng tộc từ tu sĩ cấp
baseh cho đến tầng lớp trí thức hay dân thường. Khác với đồng bào Chăm theo tín
ngưỡng Hồi giáo Islam và Bàni giáo, nghĩa trang gọi là Ghur, thì với đồng bào Chăm
theo tín ngưỡng Bàlamôn.
Người Chăm thờ phụng theo dòng họ mẹ. Dòng họ lập kut và cúng tế cho đến người
nữ cuối cùng mất đi, khi đó kut trở thành kut hoang (kut bhaw). Thông thường, Kut
Chăm được đặt cạnh làng hoặc một nơi đất trống thuận tiện về đường đi. Trong kut
gồm dãy bia bao gồm năm, bảy hay chín bia kut.
Vì là nơi quan trọng của đồng bào khi về đất mẹ, nên việc xây kut được đồng bào
cực kỳ coi trọng, nhất là về vật liệu xây dựng và hướng phong thủy. Ví dụ, đá dùng
để xây kut patuw kut phải có nhiều loại, khi xây phải xây theo các kiểu dưới đây:
- 3 tảng: trong đó tảng cao nhất là Po Inư Nưgar đặt ở giữa, tảng hướng đông
dành cho nam, tay dành cho nữ.
- 5 tảng: Bố trí như 3 tảng trên nhưng thêm 2 tảng hướng tây, dành cho nam
và nữ chết xấu.
- 6 tảng: thêm một hướng đông dành cho người trong họ là chức sắc Bàlamôn.
- 7 tảng: thêm tảng cho người làm tướng.
- 9 tảng: trong đó có một tảng dành cho người dưng (tức người không phải
trong gia đình).
Có một điều đặc biệt là lễ nhập kut của đồng bào Chăm theo Bàlamôn là 15 đến 20
năm mới làm một lần. Nói chính xác hơn là khi trong họ đã hội tụ đủ Klaung – một
hộp đựng 9 miếng xương và khi có điều kiện kinh tế mới làm. Tháng nhập kut cũng
phải tuân thủ, phải là tháng Ba, Sáu, Tám, Mười và Mười một Chăm lịch.
Klaung được lấy từ nơi cất giấu (thường ở cạnh rừng) về, thờ trong nhà từ thứ Bảy
đến thứ Hai. Sáng thứ Hai, klaung được mang đến tập trung tại nhà “từ đường” và
mời thầy về tẩy uế, phân loại.
Sáng thứ Ba, tất cả được tập trung về nhà trưởng tộc rồi hướng về đất kut. Klaung
được đặt lên mâm lễ có lễ vật, thầy Cà làm lễ từng mâm một. Buổi tói Po Adhia làm
lễ đưa tất cả klaung vào dưới bia kut, có Muk Pajuw và Ong Kadhar hát phục vụ lễ.
Thời điểm chuyển klaung từ đêm hôm trước sang ngày hôm sau, chủ lễ Cả sư
Bàlamôn và các phụ lễ làm thao tác rất kín đáo nơi trung tâm là có hàng bua kut.
Hàng bia này trước đó được giở hết lên để lộ hố sâu. Đại diện chức sắc cho hết
miếng xương từ các klaung vào hố ấy. Sau đó họ phủ bên trên một lớp cát trắng, rồi
đắp bia kut lại như cũ.
Sau lễ nhập kut, họ hàng thường ở lại suốt đêm hôm đó vừa múa hát vừa nói
chuyện đến sáng hôm sau. Po Adhia làm lễ tẩy uế các bia kut. con cháu nằm lạy
đưa tiễn người quá cố lần cuối cùng. Sau lễ nhập kut khoảng một năm, người trong
họ phải chịu nhiều kiêng cữ, khi thầy paseh làm lễ Pơh babnơng kut, tất cả linh hồn
được hóa kiếp, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
Những quy định trong tập tục làm tang ma của đồng bào Chăm Bàlamôn Ninh
Thuận
Cũng như đồng bào Chăm theo tín ngưỡng Bàni và Hồi giáo Islam, trong quá trình
tổ chức tang ma của đồng bào Chăm Bàlamôn có những quy định bắt buộc phải
tuân thủ. Cụ thể, …
Quy định về đẳng cấp
Một trong những điều có thể xem là sự quy buộc văn hóa trong tín ngưỡng tôn giáo
của đồng bào Chăm theo Bàlamôn (Ahiér) từ xa xưa cho đến nay là vẫn còn những
sự phân biệt về đẳng cấp với sự thể hiện rõ nét nhất trong tang ma. Điều này có thể
thấy rất rõ trong một tang ma của bất kỳ gia đình hay dòng tộc nào trong cộng đồng
Chăm Bàlamôn. Sự đẳng cấp trong xã hội đối với một người khi mất được thể hiện
qua cách thức và quy trình làm lễ tang khác nhau như lễ chôn, lễ hỏa táng “hai
thầy”, lễ hỏa táng “bốn thầy”.
Như đã trình bày ở phần 1, lễ chôn thường được tổ chức nhỏ, theo đẳng cấp dòng
tộc ( với người dưới 15 tuổi thì chỉ được làm lễ chôn và có thầy tham gia, quy mô tổ
chức nhỏ). Riêng người chết trên 16 tuổi thì sẽ được xem xét theo đẳng cấp của
dòng tộc để được làm lễ tang đầy đủ, nhưng lễ tang “hai thầy” hoặc “bốn thầy”.
Đó là người nằm trong độ tuổi 15 hay 16 tuổi. Còn với những người đã qua 16 tuổi,
khi chết sẽ được hỏa táng (đám thiêu), và cũng tùy theo đẳng cấp, cấp bậc trong
đạo mà đồng bào sẽ làm một cái lễ đúng với quy định.
Quy định theo lứa tuổi
Như phần quy định theo đẳng cấp trong tập tục lễ tang của đồng bào phần nào đã
nói rõ về quy định theo lứa tuổi. Cụ thể hơn, người chết nếu từ 16 tuổi trở lên được
làm lễ tang đầy đủ, nhưng lễ tang “hai thầy” hoặc “bốn thầy”’. Riêng tu sĩ (Basaih) thì
tùy thuộc vào dòng họ đẳng cấp cao hay thấp mà trong lễ có sự tham gia của nhiều
thầy và tu sĩ cấp bậc trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàlamôn.
Người chết từ 15 tuổi trở xuống dù ở dòng họ nào cũng chỉ được làm lễ chôn, chỉ
làm đám nhỏ, chỉ có một thầy làm lễ (ndam sa Basaih), hay còn gọi là ndam Jap
bra.
Quy định theo loại chết
Ngoài những quy định về nghi thức tang ma theo đẳng cấp, theo lứa tuổi, thì đồng
bào người Chăm Bàlamôn con quy định bởi các loại chết. Người chết chết trong
trường hợp nào, khi chết bao nhiêu tuổi, có vợ, có chồng hay có con chưa cũng
được quy định chặt chẽ.
Qua những điều này có thể thấy, trong tín ngưỡng tập tục tang ma của đồng bào
được quy định, tổ chức và thực hiện một cách chi tiết, rõ ràng. Đây là nét đặc sắc
trong văn hóa đồng bào qua hàng trăm năm lịch sử của dân tộc.
Những nghi thức trong đám tang của đồng bào Chăm Bàlamôn (Laik aia ba jalan)
Theo tập tục của đồng bào, một đám tang sẽ được diễn ra với các nghi thức gồm
các lễ sau:
- Lễ cho nước (Laik aia)
- Lễ tắm rửa (Pamânei)
- Lễ mặc áo, hay còn gọi là lễ đại liệm ( Pambeng anguei)
- Đưa đi chôn (Ba jala) hoặc lễ hỏa táng (Ndam kut)
Trong bốn lễ này, thì Đưa đi chôn (Ba jala) hoặc lễ hỏa táng (Ndam kut) lễ lễ được
làm cuối cùng và kỹ lưỡng nhất. Trong đó, thì lễ đưa đi chôn là được dành riêng cho
người chết không lành, chết “không trọn vẹn” (mâtai bhaw). Để làm lễ này, người
Chăm sẽ có những nghi thức riêng.
Nghi thức rửa tội, khâm liệm và tang ma nhìn chung cũng giống như lễ hỏa táng,
nhưng lại có những điểm khác biệt. Cơ bản là hình thức và nội dung đơn giản. Lễ
này chỉ có một thầy Basaih làm chủ lễ.
Lễ chôn gửi hay lễ chôn tạm. Người Chăm Bàlamôn thuộc “dòng thiêu” nhưng do
chết không “trọn vẹn”, thì không được làm lễ hỏa táng ngay mà phải “chôn gửi” một
thời gian (thời gian “chôn gửi” và đào lên do Po Adhia định, tùy thuộc vào tuổi, ngày
sinh, ngày tử của người chết, khi nào ông Po Adhia chọn ngày làm lễ hỏa táng mới
được làm.
Cũng có trường hợp gia đình người chết do nghèo quá chưa có tiền làm lễ hỏa táng
cũng phải đem đi chôn gửi, khi nào có điều kiện thì mới làm lễ hỏa táng. Nghi thức
chôn gửi đơn giản vì đây chưa được coi là nghi lễ tang ma. Sau khi làm lễ rửa tội, lễ
trừ ma quỷ do chết không “trọn vẹn”, ông thầy làm lễ khâm liệm và đem thi hài đi
chôn tạm. Khi chôn tạm, ông thầy Cả sư xem tên tuổi người chết và định ngày đào
hài cốt lên làm lễ hỏa táng.
Lễ hỏa táng (Ndam cuh)
Mặc dù trong tang lễ của người Chăm Bàlamôn có những quy định chặt chẽ về loại
chết, lứa tuổi, đảng cấp, … nhưng nhìn chung, các nghi lễ dù lớn hay nhỏ, dù lễ tang
do “hai thầy” hay lễ tang do “bốn thầy” Basaih làm lễ đều có những điểm giống
nhau.

Việc là lễ hỏa táng phải có nhà lễ. Nhà lễ này được làm theo những quy định bắt
buộc của lễ “bốn thầy”, ngoài hai mái làm như nhà lễ đám chôn, còn có một mái
phía trước gọi là “traom” giống như nhà tục của đồng bào Chăm. Nhà lễ bao giờ
cũng có 9 cột chính.
Trong lễ hỏa táng, các chủ lễ thực hiện các tiểu lễ sau:
- Lễ cúng khấn mời thần linh (Mâlieng yang).
- Lễ tẩy uế (Ricaow taleh, Rayiap).
- Lễ khấn gò mối (Po yang Katuec).
- Lễ ăn cơm phong tục (Pathen pabah).
Trong lễ hỏa táng có sử dụng các lễ vật (gọi là panoja) rất phong phú và đa dạng,
tuy nhiên phải phải tuân thủ theo một quy định chặt chẽ, nhất quán. Số lượng, chất
liệu các lễ vật thờ và dâng cúng phụ thuộc vào từng lễ thức và thần linh cầu cúng.
Trong lễ hỏa táng và trong đám tang nói chung, lễ vật dâng cúng chủ yếu là trầu
cau, rượu, nước, lửa đốt trầm, muối, nến làm bằng sáp ong
- Lễ mặn gồm có thịt gà, trứng gà, cá. canh dọc môn, trái chuối hột non và giá
đậu sống.
- Lễ ngọt (chay) có bánh trái, chuối, chè. Điểm đáng lưu ý là trong những ngày
lễ và 30 ngày sau, chức sắc và những người trong tộc họ kiêng không được
ăn thịt những động vật đẻ con, chỉ được ăn những động vật đẻ trứng và phải
kiêng ăn rau quế và các loại cà trái.
Có một điều thấy rất rõ trong các lễ thức của người đồng bào Chăm là xuất hiện
nhiều lần trầu, cau, rượu và trứng. Trầu và cau là lễ vật phổ biến của các sư dân
nông nghiệp Đông Nam Á. Cách têm trầu, cau khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng
lễ thức.
Sau khi chuẩn bị các lễ vật, việc diễn ra các lễ sẽ được thực theo một trình diễn ra
trong bốn ngày:
- Ngày thứ nhất (Ngày làm lễ Harei pahnuak “lễ cho ăn”).
- Ngày thứ hai (Ngày nghỉ – chỉ có ban nhạc hát tang ca).
- Ngày thứ ba (Thực hiện lễ chém cây “Tak Kuyuw”, lễ này có thể liên tưởng
như lễ phát mộc của người Việt).
- Ngày thứ tư (Hỏa táng “Ndam cuh”, người Chăm còn gọi là “Pagé édak”,
nghĩa là hỏa táng vào buổi sáng).
Theo quy định, lễ được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng. Sau gần hai giờ hát thánh ca,
người ta khiêng hài cốt ra bãi hỏa táng. Khoảng 10 giờ, chiêng trống nổi lên, con
cháu, người thân đến nằm lạy trước Cakung khóc lóc thảm thiết (chỉ những người ở
cai dưới người chết mới lạy).
Khi hài cốt đã đưa vào đòn khiêng, ông thầy để cây gỗ có dán hoa văn đè lên hài
cốt. Người nhà xếp tất cả quần áo, đồ đạc dành cho người chết lên đó. Đi được nửa
đường, mọi người phải dừng lại làm thủ tục quay đầu cho người chết rồi mới khiêng
người chết lên giàn hỏa thiêu.
Trong lúc lửa đang cháy nghi ngút, người ta dùng cây rựa cán dài lấy đầu người
chết ra. Hai người mang đầu ra một cái lán nhỏ ở góc bãi để đục. Người ta dùng rựa
để chặt lấy 9 mảnh xương trán mài thành hình tròn, đường kính khoảng 1cm cho
vào hộp klaong để sau này làm lễ nhập kut.
Lễ nhập Kut (Ba talang tamâ Kut)
Kut là nghĩa địa của dòng tộc theo họ mẹ của người Chăm Bàlamôn. Kut rất linh
thiêng và quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm.
Người Chăm tin rằng Kut là nơi ông bà tổ tiên hóa thần, có một quyền năng siêu
hình, có thể che chở, ban phúc lộc, giải trừ nghiệp chướng cho con cháu trong dòng
tộc và vì vậy con cháu phải có trách nhiệm làm lễ nhập kut và thờ phụng tổ tiên thật
chu đáo, đúng phép tắc lễ nghi. Vì vậy, dù khó khăn đến mấy, gia đình và họ tộc
cũng phải góp công vào để lo cho bằng được một kut.
Lễ dựng Kut – lập Kut mới (Padeng Kut)
Địa điểm dựng Kut phải được ông Cả Sư xem xét và quyết định. Lễ vật trong lễ
dựng Kut này gồm trứng gà, rượu, trầu cau. Dòng tộc làm lễ cúng tổ tiên, chủ lễ phải
là bà bóng của dòng họ (Muk Rija).
Lễ nhập Kut (Ba talang tamâ Kut)
Lễ nhập Kut là lễ nhập xương trán của người chết vào nghĩa địa, thường được tổ
chức vào các tháng 3, 6, 8, 10 và 11 Chăm lịch. Sau khi trong tộc họ đã hội đủ
khoảng từ 15 đến 20 hộp, có khi cả trăm hộp xương (klaong) của người trong tộc họ
đã quá cố thì trưởng họ mời các gia đình họp lại bàn về thời gian cũng như điều kiện
vật chất để làm lễ nhập Kut cho cả tộc họ.
Trong lễ nhập Kut có rất nhiều tiểu lễ. Theo quan niệm của người Chăm, trong nghi
lễ tang ma, chỉ đến khi làm lễ nhập Kut kết thúc, linh hồn người chết mới nhập xong
về với tổ tiên nên mới có màn múa mừng, cũng có nghĩa là nghi lễ tang ma đến đây
mới kết thúc.
Những đêm nhập Kut, mọi người thường đánh trống, kéo đàn, hát và nhảy múa vui
vẻ thâu đêm. Những người phụ nữ dọn cơm cho tất cả mọi người ăn cộng cảm.
Lễ mở cửa Kut
Đúng một năm sau, tộc họ lại mời Basaih đến làm lễ mở cửa Kut (peh babeng Kut).
Linh hồn người chết coi như đã về với tổ tiên, coi như đã hóa thần và về xứ sở ông
bà (nao nâgar muk kei).
Bài viết đã được đăng tải trên website chuyên thông tin du lịch Ninh Thuận
www.khamphaninhthuan.com

VIII. Hệ thống chức sắc

8.1. Hệ thống chức sắc Bàlamôn người Chăm Ninh Thuận


Để trở thành một tu sĩ đứng trong hàng ngũ chức sắc Chăm theo Bàlamôn giáo thì
phải là ngươi có thể chất tốt như không tàn tật, không dị hình và có khả năng học
tập giáo lý, học chữ Chăm cổ truyền thống.

Đôi nét về hệ thống chức sắc Bàlamôn giáo của người Chăm Ninh Thuận
Tu sĩ, chức sắc hay tăng lữ Bàlamôn giáo người Chăm ở Ninh Thuận được gọi
chung là Basaih, khác với Bàni giáo gọi là Acar. Basaih còn được hiểu là theo nghĩa
là nhà thông thái, là người có kiến thức uyên thâm và là chỗ dựa tinh thần cho mọi
tầng lớp trong xã hội Chăm theo Bàlamôn.
Trong cuộc sống, Basaih là những người đảm nhận các nhiệm vụ thiêng liêng trong
sinh hoạt tôn giáo, am tường về lịch pháp và phong tục tập quán của cộng đồng
Bàlamôn. Việc tuyển chọn chức sắc mới trong hệ thống Bàlamôn giáo tương đối
khắc khe. Trước hết phải theo nguyên tắc dòng dõi, vì chỉ những người thuộc dòng
dõi chức sắc mới vào làm chức sắc Basaih.
Kế đến điều kiện phải là người có thể chất tốt như không tàn tật, không dị hình và có
khả năng học tập giáo lý, học chữ Chăm cổ truyền thống. Mặc khác, người này phải
có vợ trước khi gia nhập vào hệ thống Basaih (giống với Bàni giáo).
Tuy nhiên, có một điều lưu ý ở đây, là mặc dù xã hội Chăm theo mẫu hệ nhưng việc
chọn làm người tu sĩ không theo dòng mẹ mà theo dòng cha.Khi đã hội đầy đủ các
điều kiện trên, các thầy Basaih trong hội đồng Hội đồng chức sắc Bàlamôn (HĐCS -
BLM) sẽ chấp thuận cho làm “Lễ rửa tội” thanh tẩy cơ thể, sau đó chọn ngày giờ tốt
để làm lễ Ndung Akaok, chính thức trở thành tu sĩ Basaih cấp thấp nhất để học việc.
Cấp bậc trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàlamôn Ninh Thuận
Khi chính thức thực hiện “Lễ rửa tội” và được hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo công
nhận, tân tu sĩ Basaih sẽ chuyên tâm vào việc học, từ cấp thấp nhất đến cấp cao
nhất. Vị tu sĩ sẽ chuyển qua những giai đoạn với các tên gọi cụ thể của từng cấp bậc
là: Basaih Ndung akaok, Basaih Liah, Basaih Puah, Po Bac (hay Tapah - Phó cả sư)
và Po Adhia (Cả Sư - cấp bậc cao nhất trong hệ thống chức sắc tôn giáo Chăm
Bàlamôn).
● Cấp Basaih Ndung Akaok
Thông qua lễ “Ndung akaok”, vị tân Basaih bắt đầu được học đạo, học chữ và được
hướng dẫn thực hành trong nghi lễ đám tang với vai trò là “thợ mộc” (tiếng Chăm gọi
là Ong rigei) trong nghi thức của “lễ phạt mộc” (gọi là tak kuyau).
Sau lễ phạt mộc, tu sĩ sẽ tiếp tục làm lễ “Ndung akaok” tại nhà (thường lễ này sẽ
được tổ chức vào tháng 11), lễ này tùy vào điều kiện tài chính của gia đình mà quy
mô sẽ được tổ chức lớn, nhỏ khác nhau.
Quy trình tổ chức lễ “Ndung akaok” tại nhà sẽ được thực hiện vào ba buổi sáng
ngày thứ hai cách nhau một tuần. Chủ lễ thực hiện lễ là vị Po Adhia (Cả Sư), phụ lễ
của Po bac (Phó Cả Sư) và các Basaih thuộc các cấp bậc như Basaih Ndung
akaok, Basaih Liah, Basaih Puah.
Mục đích và ý nghĩa của lễ “Ndung akaok”này mang tính “chuyển đổi”, tức nghĩa là
lễ nhập môn, để vị tân Basaih bắt đầu việc tu học trên con đường đạo của tôn giáo
Bàlamôn. Để thực hiện nghi lễ nhập môn này, trong ba ngày thứ hai của ba tuần,
thầy Cả Sư, Phó Cả Sư và các vị tu sĩ khác sẽ trình tự thực hiện ba nghi lễ chính
sau đây:
- Nghi lễ Cakak aw (lễ may trang phục)
Lễ Cakak aw cho phép may trang phục tu sĩ cho người nhận lễ. Lễ vật của nghi lễ
này là một cặp gà. Sau khi chủ lễ Po Adhia thực hiện xong nghi thức thì một vị
Basaih đã được chỉ định cùng với các vị Basaih khác phụ giúp bắt đầu cắt và may
“áo” cho người nhận lễ.

Nghi lễ cắt may áo chức sắc gọi là “Aw tikuek”. Tuy nhiên, lễ “Aw tikuek” phải hoàn
thành trong một buổi sáng vào ngày thứ hai đầu tuần thứ nhất của tháng đã được
chọn (như tháng 11 chẳng hạn). Loại vải để cắt may trang phục chức sắc là một loại
vải màu trắng truyền thống được dệt ở làng Mỹ Nghiệp.
- Nghi lễ Ndung akaok (lễ nhập môn)
Sau lễ may đồng phục, tiếp đến sẽ là lễ Ndung akaok, hay còn gọi là lễ nhập môn. Ý
nghĩa của lễ này đánh dấu sự kiện khởi đầu việc tu học của vị Basaih mới. Thời gian
tổ chức lễ là vào buổi sáng thứ hai của tuần thứ hai, nghĩa là cách lễ “Cakak aw” 7
ngày. Lễ vật là một con dê, một con gà và bánh trái.
Trong nghi lễ này, vị Basaih mới chính thức mặc trang phục tu sĩ và từ sau nghi lễ
này, ông ta phải tập trung cho việc tu học trong thời gian 7 ngày tiếp theo.
- Nghi lễ Taleh par
Sau nghi lễ nhập môn, tân Basaih làm lễ tháo mở khăn “khan puah” - cái khăn bằng
vải trắng có dây cột hai đầu, không có tua đỏ. Để thực hiện nghi lễ này, thầy Cả Sư
sẽ là người hướng dẫn tân Basaih để tân Basaih dùng khăn quấn đầu trong vòng 7
ngày.
Qua khoảng thời gian 7 ngày thực hiện, tân Basaih sẽ tháo bỏ khăn cũ (khăn không
có tua đỏ) và chính thức bịt đầu bằng khăn “khan mâtham taibri”(khăn có tua hai đầu
của hệ thống chức sắc Basaih). Lễ vật trong nghi lễ này là một cặp gà và một số
bánh trái. Thời gian cũng trong một buổi sáng thứ hai, tuần lễ thứ ba.
Trong hệ thống các nghi lễ mà thầy Basaih thực hiện, quan trọng nhất là hệ thống
các lễ liên quan đến lễ tang (lễ tang cho người chết chôn, cho người chết thiêu, cho
các chức sắc Basaih, …). Trong đó, Basaih Ndung akaok chỉ đảm nhận một nhiệm
vụ là người thợ mộc, phạt cây làm nhà táng trong nghi lễ phạt mộc (tak kuyau).
● Cấp Basaih Liah
Sau quá trình học việc ở cấp Basaih Ndung Akaok và thực hiện thành thạo các nghi
lễ trong đám tang. Vị tu sĩ sẽ được hội đồng chức sắc tổ chức lễ tôn chức lên cấp
Basaih Liah (sau khi đã làm lễ tôn chức “Patruh kanal liah”).
Basaih Liah là người am hiểu và thực hiện được mọi nghi lễ trong đám tang do các
cấp cao hơn chỉ dạy và qua kinh nghiệm thực tế phụ lễ. Basaih Liah cũng là phụ tá
đắc lực cho Pa Bac trong nghi lễ trên đền/tháp cũng như trong các lễ tẩy uế đất đai
(balih anâh).
Nói đúng hơn, khi các nghi lễ trên đền, tháp thực hiện, Basaih Liah là người luôn kề
cận để hỗ trợ cho Pa Bac. Qua đó, Basaih Liah sẽ học hỏi và đúc kết thêm nhiều
kinh nghiệm cho bản thân để nhanh chóng đạt đến trình độ cao hơn, mà mục đích
để nhanh được tôn chức lên cấp Basaih Puah.
● Cấp Basaih Puah
Trên Basaih Liah là Basaih Puah (gọi là Basaih Puah, sau khi đã làm lễ tôn chức
“Patruh kanal puah”). Thông thường, để được tôn chức lên cấp Basaih Puah chủ
yếu phụ thuộc vào năng lực của bản thân và sự thừa nhận của Po Adhia, Po Bac,
chứ không quy định mấy năm. Tại một số làng Chăm Bàlamôn hiện nay có nhiều tu
sĩ trẻ tuổi nhưng đã được tôn chức lên cấp Basaih Puah, do sự phấn đấu và nỗ lực
không ngừng.
Không khác gì mấy với cấp Basaih Liah, cấp Basaih Pual đảm nhận những công
việc trong tang lễ, nghi lễ, nghi thức hỗ trợ cúng trên đền tháp,... Tuy nhiên, một khía
cạnh hay phạm vi nào đó. Cấp Basaih Pual sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn do thường
xuyên theo hỗ trợ Po Adhia (Cả Sư - cấp bậc cao nhất trong hệ thống Bàlamôn
giáo) trong nhiều nghi lễ lớn của cộng đồng.
● Cấp Po Bac (Phó Cả Sư)
Sau quá trình tu tập ở cấp Basaih Pual, tu sĩ khi đủ điều kiện sẽ thăng lên cấp Po
Bac (To Tapah, gọi là Po Bac, sau khi đã làm lễ tôn chức “Patruh Kanal tapak”). Po
Bac là đẳng cấp cao sau Po Adhia, là người có uy tín, có năng lực thực hiện được
tất cả các nghi lễ một cách thành thạo và am hiểu phong tục tập quán. Tôn chức Po
Bac không phụ thuộc vào thời gian mà là vào năng lực tu tập, học tập của mình.
Cũng có nhiều trường hợp, cả đời không được tôn Po Bac và chỉ dừng lại ở cấp
Basaih Puah.
Trong nhiệm vụ, Po Bac là người được quyền thực hiện các nghi lễ trong đám tang,
lễ tẩy uế đất đai và nghi lễ trên đền/tháp và một trong số trường có thể thay thế cho
Po Adhia làm chủ lễ. Lễ tôn chức các cấp Liah (Patruh kanal liah), Puah (Patruh
kanal Pual), Po Bac (Patruh kanal tapak) tương đối giống nhau về nghi thức và được
gọi chung là Ndam tadik. Những lễ tấu chức này đều do Po Adhia trong khu vực đó
làm chủ lễ với sự phụ tá của Po Bac và các Basaih khác. Về thời gian được quy định
cụ thể 6 ngày và một đêm chủ nhật, bắt đầu từ ngày thứ sáu và kết thúc ngày thứ tư
trong thượng tuần trăng tháng 11 Chăm lịch.
Các lễ tôn chức này tương tự nhau và bao gồm nhiều nghi thức khác nhau tạm gọi
là các “tiêu lễ”. Về lễ vật trong các lễ tôn chức này nói chung bao gồm 3 con heo
đen, 4 con dê, trên dưới 30 con gà, các loại bánh trái trong lễ tục như bánh cấp (pei
nung binah), bánh bột gạo hấp (hakul), hạt nổ (kamang), chuối (patei), …
Bước chuẩn bị trước một tuần khi lễ tôn chức, có 3 tiêu lễ:
- Nghi thức đón xe chở cây (raok kuyau) để làm nhà lễ (sang mail).
- Nghi lễ rước y trang (raok kaya binrik) được tiến hành tại đền Po Klong Garai
ở thôn Phước Đồng, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Đây là nơi lưu giữ y
trang của thần Po Klong Garai. Y trang sẽ được rước về tư gia để Basaih cấp
Basaih Puah mặc hành lễ tôn chức lên cấp Po Băc.
- Sau nghi lễ rước y trang là nghi lễ rước mão (raok pabah kap) của thần Yang
tại tư gia của Po Adhia để basaih được tôn chức Po Bac đội khi hành lễ.
Sau 3 tiểu lễ, lễ tôn chức chính thức với 5 tiêu lễ sẽ lần lượt diễn ra:
- Nghi thức kaok song mal (dựng nhà lễ) vào ngày thứ sáu.
- Nghi lễ pabok sang mal (vào nhà lễ) vào ngày thứ bảy.
- Nghi lễ bac balih (thánh tẩy) trong nhà lễ vào buổi tối ngày chủ nhật.
- Nghi lễ tadik (múa đưa) vào ngày thứ hai, sau đó nghỉ ngày thứ ba.
- Nghi lễ “duah yawa” (gọi hồn) đối với tân phó cả sư (Po Bac), mặc dù tên lễ là
“cầu hồn” song ý nghĩa là nghi thức với mục đích là cầu chúc sức khỏe và mọi
điều tốt lành, may mắn đến với Phó Cả Sư. Nghi lễ này diễn ra vào ngày thứ
tư và cũng là ngày lễ kết thúc lễ tôn chức.
● Po Adhia (Cả Sư - cấp bậc cao nhất trong hệ thống Bàlamôn giáo)
Po Adhia là người có uy tín, có đạo đức tác phong, am hiểu phong tục tập quán, là
người thực hiện các nghi lễ một cách thuần thục. Po Adhia là “Cả Sư” lãnh đạo, điều
hành tối cao phong tục tập quán trong tôn giáo chăm Bàlamôn (Chăm Ahiér), là
hàng giáo phẩm cao nhất của tăng lực Basaih, là người có quyết định cho ngày
tháng để cúng bái theo phong tục của người Chăm.
Để đạt được vị trí cao cả này, Po Adhia phải trải qua một quá trình dài học tập, hành
lễ qua những cấp từ thấp đến cao, sự rèn luyện về phẩm chất đạo đức và có uy tín
lớn trong cộng đồng Ahiér và cả trong cộng đồng Awal trong tỉnh.
Lễ tôn chức Po Adhia gọi là lễ “Noja tagok Po Adhia” (lễ tôn chức Cả Sư). Mỗi khu
vực đền/tháp do một Po Adhia chủ trì, theo phong tục nếu Po Adhia khu vực đó qua
đời thì sẽ tôn chức Po Adhia mới.
Chủ lễ của lễ này là Po Adhia phụ trách của khu vực đền/tháp khác (ví dụ tôn chức
Po Adhia phụ trách khu vực đền/tháp Po Klong Garai thì chủ lễ là Po Adhia khu vực
đền Yang Po Ina Nagar hoặc Po Adhia khu vực tháp Po Rome do hội đồng chức
sắc quyết định), với sự phụ tá và tham dự lễ của toàn thể chức sắc Basaih trong tỉnh
và có thể ngoài tỉnh (tỉnh Bình Thuận).
Thời gian tổ chức lễ là hai ngày một đêm, buổi chiều và buổi tối ngày chủ nhật và
sáng ngày thứ hai. Lễ vật gồm có một con heo, một con dê và ba con gà, cùng có
chè xôi, trứng gà, trầu, rượu, cá khô nướng, với các loại bánh trái như chuối, dừa,
hạt nổ.
Những quy định trong hệ thống tôn giáo Bàlamôn Ninh Thuận
Trong cộng đồng Ahiér có một hệ thống lễ nghi rất đa dạng và phức tạp. Trên đại
thể, tất cả các lễ nghi của người Chăm (cả Ahiér và Awal) đều diễn ra trong những
khoảng thời gian nhất định và được quy định về nghi lễ, lễ vật, người chủ lễ và các
trợ tế. Và, trong cộng đồng Ahiér, chỉ có các Po Adhia và các Po Bac (Tapah) là có
quyền cho ngày cúng lễ.
Về kiêng cử, chức sắc Basaih kiêng ăn thịt bò, thịt nai, cá trê, cá nhám, lươn, ếch,
trái sung, trái bí đao, rau răm, không ăn lòng và gan của các loài động vật bị chết,
không ăn thịt các động vật mà không được cắt cổ. Nếu ăn cơm buổi chiều khi mặt
trời đã lặn (mặc dù trời vẫn còn sáng) phải thắp đèn, trong khi ăn nếu đèn bị tắt thì
phải dừng bữa, mặc dù chưa no ….
Vấn đề đi đại tiện, tiểu tiện cũng được quy định nghiêm ngặt. Khi đại tiện phải cởi áo
trùm đầu và đọc câu thần chú, còn trường hợp đi tiểu tiện thì phải đi với tư thế ngồi
và phải lấy vạt áo phủ lên đầu.
Về trang phục trong sinh hoạt đời thường cũng như trong thực hiện các nghi lễ của
chức sắc Basaih bao gồm một cái áo “tikuek” (áo trong phong tục), một “sợi dây búi
tóc” (tulang lanung), một cái khăn bịt đầu có tua đỏ hai đầu (khan mâtham taibri),
một sợi dây thắt lưng (talei kiak), một cái chăn (khan mbaih), một cái quần đùi
(tarapha chaok) …
Để phân biệt mỗi cấp bậc thì có những quy định cụ thể riêng ở một vài chi tiết trong
trang phục của các cấp Basaih. Trong đó, yếu tố phân biệt dễ nhìn thấy là sự khác
biệt của “khăn bịt đầu có tua đỏ hai đầu” (gọi là khan mâtham taibri) và chăn mặc.
Đối với cấp Po Adhia (Cả Sư) và Po Bac (Phó Cả Sư) thì quy định khăn bịt đầu có 9
đường viền (một đầu 5 đường và một đầu 4 đường), cấp Liah và Puah đều quy định
như nhau là 7 xộc (một đầu 4 xộc và một đầu 3 xộc), còn Basaih Ndung akaok thì
khăn có 5 xộc (một đầu 3 xộc và một đầu 2 xộc).
Về chăn mặt (gọi là khan mbaih) thì đối với cấp Cả Sư và Phó Cả Sư mới được mặc
chăn có kết thổ cẩm ở mí dưới (khan bar jih), còn cấp dưới từ Basaih Puah, Liah,
Ndung akaok thì chỉ mặc chăn vải trắng có đan reng hai mí theo chiều dọc (khan
mrang).

8.2. Hệ thống chức sắ của người Chăm Bàni Ninh Thuận


So với các chức sắc trong hệ thống tôn giáo Bàlamôn, các Acar trong hệ thống chức
sắc tôn giáo Bàni ở Ninh Thuận đều có vai trò quan trọng. Người lãnh đạo tối cao
trong mỗi thánh đường chỉ một người duy nhất là Po Gru (gọi là Sư Cả, cấp bậc cao
nhất trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàni).
Đôi nét về hệ thống chức sắc tôn giáo Bàni ở Ninh Thuận
Cũng như người Chăm theo Bàlamôn giáo và Hồi giáo Islam. Người Chăm theo
Bàni giáo ở Ninh Thuận có một hệ thống tôn giáo tín ngưỡng chặt chẽ với những
giáo lý mang tính ràng buộc nhằm hướng tín đồ trong cộng đồng sống đúng, đẹp, ý
nghĩa với văn hóa của dân tộc.
Theo tập tục trong tín ngưỡng Bàni giáo ở Ninh Thuận thì mỗi dòng họ người Chăm
Bàni cần có tối thiểu một tu sĩ để thực hiện các nghi lễ trong gia đình, cũng như
trong dòng tộc theo nghi thức tôn giáo. Đồng thời là người đại diện của một dòng họ
để truyền tin, ngoại giao, giải quyết cả các vấn đề liên quan về tôn giáo trong một
dòng họ nói riêng và trong cộng đồng nói chung.
Để công nhận và trở thành tu sĩ, đứng trong hàng ngũ Bàni giáo thì vị tu sĩ này phải
hội đủ các điều kiện về đạo đức, thể chất, thể trạng như không bị dị tật, khuyết tật, dị
hình. Quan trọng phải là người đã qua lễ Katat (lễ cắt da quy đầu, chính thức trở
thành tín đồ tôn giáo Bàni), đã cưới cưới vợ (là người cùng đạo), … cùng với đó là
một số điều kiện cơ bản khác trong quy định của Bàni giáo.
So với các chức sắc trong hệ thống tôn giáo Bàlamôn, các Acar trong hệ thống chức
sắc tôn giáo Bàni ở Ninh Thuận đều có vai trò quan trọng. Người lãnh đạo tối cao
trong mỗi thánh đường chỉ một người duy nhất là Po Gru (gọi là Sư Cả, cấp bậc cao
nhất trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàni).
Trong mỗi thánh đường Bàni có một ban lãnh đạo do các tu sĩ và những tín đồ trong
cộng đồng có uy tín bầu ra để phụ trách những công việc chung của đạo cũng như
của tín đồ.
Có một điều nhất quán trong ban lãnh đạo thánh đường này là các việc quan trọng
đều do Po Gru (Sư Cả) quyết định sau. Quyết định này được lấy từ số đông ý kiến
trong ban lãnh đạo thánh đường, sau đó sẽ truyền đạt rộng rãi đến cho tất cả các tu
sĩ và tín đồ trong cộng đồng.
Bên cạnh những công việc kể trên, ban lãnh đạo thánh đường trong hệ thống chức
sắc tôn giáo Bàni còn là bộ phận giải quyết, xử lý hầu hết những vấn đề trong làng,
kể cả việc đạo lẫn việc đời. Điều này nói lên tính tự quản rất cao trong hệ thống tôn
giáo cộng đồng người Chăm Bàni.

Các cấp bậc trong hệ thống tôn giáo Bàni ở Ninh Thuận
Tầng lớp tu sĩ Bàni giáo ở Ninh Thuận được gọi chung là Acar (khác với người
Chăm Bàlamôn, các chức sắc gọi là Basaih) từ hàng giáo phẩm thấp nhất đến cao
nhất, được tổ chức một cách chặt chẽ trong phạm vi từng thôn (từng thánh đường)
với năm cấp bậc ứng với từng nhiệm vụ riêng biệt gồm: cấp Acar, cấp Mâdin, cấp
Katip, cấp Iman và cấp Po Gru (Cả Sư).
Các cấp này mỗi khi được thụ lễ, tấn phong đều được tổ chức long trọng theo nghi
thức tôn giáo. Điều kiện để được tôn chức là phải có vợ trong ngày tấn phong, tuy
nhiên người vợ phải nhất định trước hoặc sau thời kỳ kinh nguyệt, quan trọng hơn là
không phải thời gian mang thai.
● Cấp Acar
Như đã nói trên, Acar là từ để chỉ chung cho toàn bộ hệ thống chức sắc đạo Bàni,
vừa là chức sắc có cấp bậc thấp nhất trong hàng tu sĩ Bàni. Thông thường lễ cấp
sắc Acar được tiến hành trong tháng chay trịnh Ramưwan (cuối tháng 8 đầu tháng 9
Chăm lịch).
Khi thọ cấp bậc này, vị tu sĩ phải trải qua các điều kiện khắt khe ban đầu với những
điều kiện, quy định bắt buộc trong hệ thống chức sắc tôn giáo Bàni. Sau đó sẽ bắt
đầu tu học các giáo điều, giáo lệ, cách tổ chức và thực hiện các nghi lễ, nghi thức cơ
bản trong dòng họ và thánh đường đối với cấp Acar ... tùy theo khả năng và thời
gian tu tập của bản thân mà tu sĩ cấp Acar sẽ được tấn phong và thọ cấp bậc tiếp
theo là Ong Mâdin.
● Cấp Ong Mâdin
Sau quá trình thọ cấp Acar. Vị tu sĩ sẽ được hội đồng chức sắc tôn giáo Bàni nhìn
nhận, đánh giá và khi đã đạt đầy đủ điều kiện thì tu sĩ cấp Acar sẽ bước tiếp tục thọ
cấp Mâdin (Ong Mâdin).
Cũng như cấp Acar, cấp Ong Mâdin có nhiệm vụ thực hiện một số nghi lễ tại thánh
đường và tư gia. Tuy nhiên, tại cấp này vị tu sĩ sẽ được chọn vào Ban lãnh đạo
thánh đường để thực hiện nhiều công việc khác.
● Cấp Katip
Qua cấp Mâdin sẽ đến cấp Katip (Ong Katip). Không khác gì mấy với cấp Ong
Mâdin, Ong Katip có nhiệm vụ thực hiện một số nghi lễ tại thánh đường và tư gia,
tuy nhiên lượng nghi lễ sẽ thực hiện nhiều hơn Ong Mâdin. Đặc biệt, khi từ Ong
Mâdin lên Ong Katip, vào trưa thứ sáu thánh lễ của Hồi giáo tại thánh đường, Ong
Katip sẽ là người thực hiện công việc giảng giáo lý .
● Cấp Imam
Imam là người điều khiển các buổi lễ vào trưa thứ sáu của Hồi giáo. Trong đạo giáo
Bàni, Imam là tu sĩ đã trải qua hơn 15 năm hành đạo và được xem là đã thuộc hết
kinh thánh Koran và có khả năng thực hiện được tất cả nghi lễ trong đạo.
Trong số các Imam, những người có khả năng, có đạo đức và khá giả về mặt kinh tế
được chọn để làm lễ ra mắt 40 vị thánh của Hồi giáo và được gọi là “Imam pak pluh”
(Imam 40).
Nghi thức lựa chọn thụ chức Imam pak pluh rất khắt khe và phải được tập thể hay
hội đồng chức sắc, nhất là các Po Gru trong khu vực chấp nhận và mỗi năm chỉ có
một hoặc hai ngày có thể tổ chức lễ thụ chức theo quy định của đạo giáo Chăm
Bàni.
● Cấp Po Gru (Sư Cả)
Po Gru (hay còn gọi là Sư Cả), là chức vị cao nhất và duy nhất trong một thôn hay
một thánh đường của Hồi giáo Bàni. Po Gru là người quyết định hầu hết các vấn đề
về đạo và đời trong thôn của người Chăm Bàni.
Để thọ được cấp Po Gru, vị tu sĩ khi còn Imam phải thuộc lầu đầy đủ các nghi thức,
nghi lễ, có thể điều hành, thực hiện được tất cả công việc từ nhỏ đến lớn trong thành
đường và cộng đồng. Và khi được thọ cấp, được tấn phong cấp Po Gu thì phải được
sự đồng thuận, chấp nhận của hội đồng chức sắc trong cộng đồng, có sự tham gia,
chứng kiến của tất cả các chức sắc của các cấp và cộng đồng, tín đồ Bàni giáo một
thánh đường hay làng đó.
Khi hoàn thành lễ thụ phong, Po Gru chính là người duy nhất chọn ngày tháng để
tiến hành tổ chức các lễ cúng tại tư gia, điều hành tất cả các nghi lễ trong đạo với sự
phối hợp và hỗ trợ chặt chẽ của các thầy lễ.
Không những vậy, Po Gru còn là người thực hiện các nghi lễ đặc biệt của cộng đồng
như lễ cầu đảo, lập làng, lập thánh đường và một số lễ quan trọng khác ở trong làng
và khu vực của người Chăm Bàni.
Với sự xuất hiện một tầng lớp tu sĩ được hệ thống theo một nguyên tắc, luật lệ thế
này đã phần nào nói lên đặc điểm mang tính đặc thù của Hồi giáo người Chăm Bàni
ở Ninh Thuận, qua đó phản ánh ảnh hưởng của Bàlamôn giáo đối với Hồi giáo trong
quá trình phát triển trong cộng đồng người Chăm.

Những quy định trong hệ thống tôn giáo Bàni Ninh Thuận
Không chỉ là điều kiện khắt khe để được trở thành một vị tu sĩ đứng trong hàng ngũ
chức sắc của tôn giáo mà khi chính thức trở thành tu sĩ (Acar) phải tuân thủ tuyệt đối
những quy định bắt buộc của tôn giáo.
Tiêu biểu là khi đã đứng trong hàng ngũ chức sắc, vị tu sĩ dù ở cấp bậc nào thì trong
những ngày diễn ra lễ Ramưwan phải kiêng ăn, kiêng uống trong 3 ngày đầy. Đặc
biệt là không được hút thuốc vào ban ngày, nhất là vào giữa khoảng thời gian mặt
trời mọc và lặn.
Sau khi mặt trời đã lặn thì được phép ăn uống bình thường. Những ngày tiếp theo 3
ngày đầu thì không phải kiêng ăn uống vào ban ngày nhưng phải kiêng ăn thịt cho
đến hết tháng Ramưwan. Ngoài ra, Acar kiêng ăn thịt heo, thịt chó, thịt dông, thịt các
động vật bị chết, chỉ ăn một số thịt động vật chính ông Acar tự tay cắt cổ.
Về trang phục, khi mới nhập môn trong một tháng đầu, Acar chỉ mặc Aw Luak (áo
chui đầu), trong nghi lễ nhập môn có nghi lễ xuống tóc do Imam thự hiện gọi là lễ
Ngap Pabah patrun mbuk limâ Acar (lễ cạo tóc vào Acar), sau đó trở đi thì mặc Aw
taok (áo truyền thống có nút cài 3 cái) như các cấp khác trong hệ thống Acar. Ở cấp
này, trang phục chỉ có khác là đầu bịt khăn không có tua màu đỏ, không đeo
Kadung (túi đeo trên cổ hệ thống Acar).
Xong cùng với những điều này, người tu sĩ Bàni trong sinh hoạt hàng ngày phải
chuyên tâm tu tập, học hành liên tục nhằm hướng đến cấp bậc cao nhất. Tuyệt đối,
không được mắt phải bất kỳ sai lầm nào về điều lệ của tôn giáo đối với tu sĩ, nhất là
trộm cắp, lừa dối, ngoại tình, … những thứ mà đi ngược lại với đạo đức của đạo và
của văn hóa cộng đồng.
Edit và tổng hợp: Đào Thanh Quốc Kafin

You might also like