You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG KINH DOANH – ĐẠI HỌC UEH

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ:


QUẢN TRỊ SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT
Giảng viên phụ trách : Dương Ngọc Thắng
Mã lớp Học phần : 22C1EVE51505702
Sinh viên thực hiện : Bùi Nguyễn Thanh Trúc
Khoá - Lớp : Khoá 46 – SK001
MSSV : 31201021087

TP Hồ Chí Minh, Năm 2022

1
MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 3
1. Tổng quan về Festival Biển Nha Trang,.. 4
Ban Tổ chức 4
Quy mô tổ chức 5
Chủ đề 7
Mục tiêu tổ chức 8
Đối tượng khách 9
2. Vai trò của tổng đạo diễn trong các chương trình này được thể hiện như thế
nào? Tại sao chúng ta dùng từ đủ tầm đối với các chương trình quy mô lớn như
Festival biển Nha Trang. 10
Tổng đạo diễn là gì 10
Vai trò của Tổng đạo diễn tại các lễ hội Văn hoá. 10
Từ đủ tầm đối với các chương trình văn hoá 11
3. Đối với một sự kiện văn hóa làm thế nào để có thể đảm bảo các rủi ro từ đám
đông, thời tiết, đến các vấn đề kỹ thuật,…? 12
a) Những rủi ro có thể xảy ra trong một sự kiện văn hóa: 12
Quản trị về rủi ro về an toàn với một sự kiện văn hoá 12
Quản trị rủi ro về thời tiết với một sự kiện văn hoá 13
Quản trị rủi ro về kỹ thuật với một sự kiện văn hoá 13
4 Tài liệu tham khảo 14

2
ĐỀ BÀI
Dựa trên nội dung báo cáo viên đã trình bày tại Seminar tổ chức sự kiện văn hóa - ví dụ
Festival biển Nha Trang, các bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày tổng quan về Festival biển Nha Trang: quy mô, chủ đề, mục tiêu, đối tượng
tham gia, thời gian chuẩn bị,... (3 điểm)
2. Vai trò của tổng đạo diễn tại các chương trình này được thể hiện như thế nào? Tại
sao chúng ta dùng từ đủ tầm đối với các chương trình quy mô lớn như Festival biển
Nha Trang. (2 điểm)
3. Đối với một sự kiện văn hóa làm thế nào để có thể đảm bảo các rủi ro từ đám đông,
thời tiết, đến các vấn đề kỹ thuật,…? (3 điểm)
4. Trình bày (2 điểm)

3
BÀI LÀM

1. Tổng quan về Festival biển Nha Trang


❖ Ban Tổ chức
★ Trưởng/Phó Ban Tổ chức:
- Trưởng BTC: Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- Phó BTC: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao
★ Thành viên Ban Tổ chức:
- Doanh nghiệp
- Đại diện các Sở, Ban, Ngành
- UBND huyện, thị xã, thành phố
★ Tiểu ban Nội dung: Đề xuất UBND tỉnh và Ban Tổ chức xây dựng nội
dung, chương trình, kế hoạch tổng thể các hoạt động của sự kiện trên địa
bàn tỉnh; các nội dung, nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành có liên quan.
Trưởng Tiểu ban: Sở Văn hóa và Thể thao.
- Bộ phận planner phụ trách lên kế hoạch
★ Tiểu ban Quảng bá - Tuyên truyền: Tham mưu, đề xuất Ban Tổ chức
quảng bá, thông tin tuyên truyền trên các chuyên mục báo, đài trung ương
và địa phương về chương trình festival. Trưởng Tiểu ban: Sở Thông tin và
Truyền thông
- Đầu mối liên lạc, xin giấy phép
- Bộ phận truyền thông
★ Tiểu ban Hậu cần: Tham mưu, đề xuất Ban Tổ chức chuẩn bị kinh phí, cơ
sở vật chất, công tác kiểm tra bình ổn giá dịch vụ du lịch, công tác chỉnh
trang đô thị, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, y tế, phòng
chống dịch, cấp cứu…phục vụ tổ chức các chương trình festival. Trưởng
Tiểu ban: Sở Tài chính
- Bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng,...)

4
- Bộ phận quản lý tài chính
- Bộ phận phục vụ (ăn uống)
- Bộ phận phục trang
- Bộ phận hậu cần
- Đạo diễn sân khấu
- Chỉ đạo nghệ thuật
★ Tiểu ban Lễ tân - Đối ngoại: Tham mưu, đề xuất Ban Tổ chức kế hoạch
huy động, điều tiết, bố trí nơi ăn ở; đón tiếp, phục vụ đại biểu về tham dự
festival cùng các hoạt động sự kiện trong chương trình. Trưởng Tiểu ban:
Sở Ngoại vụ.
- Bộ phận lễ tân (check-in, check-out)
- Bộ phận bán vé
★ Tiểu ban An ninh - Trật tự: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh và Ban Tổ
chức kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự, điều tiết giao thông trên địa bàn
tỉnh trước, trong và sau sự kiện. Trưởng Tiểu ban: Phó Giám đốc Công an
tỉnh.
- Bộ phận an ninh
- Bộ phận giám sát
- Bộ phận điều phối
★ Tiểu ban Vận động tài trợ: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh và Ban Tổ
chức kế hoạch vận động mời tài trợ phù hợp với chi phí tổ chức. Trưởng
Tiểu ban: Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
❖ Quy mô tổ chức
a. Thời gian, địa điểm tổ chức:
- Địa điểm: Thành phố Nha Trang, Thành phố Cam Ranh, Thị Xã Ninh Hoà, Huyện
Diên Khánh (cập nhật mới nhất năm 2019)
- Thời gian tổ chức: Vào mùa hè mỗi 2 năm 1 lần
- Để tổ chức một kỳ Festival Biển, Khánh Hòa có hơn 1 năm dành cho công tác
chuẩn bị. Theo đó, trong tháng 5, tỉnh sẽ thành lập Ban tổ chức và các tiểu ban
phục vụ; tiếp đó sẽ thực hiện việc kêu gọi, mời các nhà tài trợ; xây dựng nội dung

5
chương trình, lập dự toán kinh phí cho các hoạt động… và khai mạc Festival Biển
Nha Trang - Khánh Hòa vào tháng 6/2023.
b. Các hoạt động tại Festival: Lễ hội Festival Biển Nha Trang thường kéo dài từ 4 –
5 ngày. Các nhóm hoạt động trong chương trình Festival Biển gồm:
- Nhóm các hoạt động chính: Hoạt động chính tại Quảng trường 2/4: Lễ khai mạc
Festival Biển và bắn pháo hoa; Lễ hội đường phố; Chương trình nghệ thuật quốc
tế; Lễ bế mạc Festival Biển.
+ Lễ khai mạc Festival Biển: Tòa Nhà trung Tâm hội nghị tỉnh biến thành trung tâm
sân khấu chính để trình chiếu những video, âm thanh, ánh sáng 3D Mapping. Qua
đó toát lên hình ảnh một vùng đất biển giàu truyền thống văn hóa đang vươn mình
trở thành một đô thị trẻ trung và hiện đại. Với việc ứng dụng công nghệ trình chiếu
ánh sáng 3D Mapping, Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc khắc họa miền đất
xanh Nha Trang - Khánh Hòa thanh bình, thơ mộng, mến khách… Sự kết hợp hài
hòa giữa ánh sáng nghệ thuật, âm nhạc, hình tượng mang đến khán giả những cảm
giác mới lạ, độc đáo. Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc khép lại bằng màn
bắn pháo hoa đẹp mắt, những loạt pháo hoa tỏa sáng rực rỡ giữa bầu trời thành
phố như mời gọi bạn bè, du khách năm châu cùng đến với lễ hội. Sự đa sắc màu
văn hóa và sự tưng bừng náo nhiệt của các quốc gia sẽ đem đến cho lễ hội biển
đặc sắc hơn. Đây là cơ hội để Khánh Hòa giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc
tế các tour đặc sắc tại địa phương cũng như những nét truyền thống và đương đại
của Nha Trang - Khánh Hòa.
+ Lễ bế mạc Festival Biển: gồm phần Mở màn - Nghi thức lễ và khép lại với chương
trình nghệ thuật đặc sắc. Tại chương trình bế mạc Festival Biển 2017, các nghệ sĩ
Việt Nam và quốc tế tiếp tục đưa đến khán giả những màn trình diễn nghệ thuật
độc đáo và hấp dẫn. Những loại hình nghệ thuật dân gian như: Tuồng, Lễ hội cầu
ngư, Cồng chiêng Tây Nguyên được tái hiện trên sân khấu cùng với hiệu ứng 3D
Mapping. Bên cạnh đó, 15 chiếc xe hoa được trang trí lộng lẫy, tạo hình công phu
với các biểu tượng nổi bật đại diện cho di sản văn hoá các vùng miền trên khắp cả
nước, cho 5 dấu ấn văn hoá đặc trưng của tỉnh Khánh Hòa và 5 quốc gia tham dự
Festival Biển Nha Trang 2017 đã khuấy động không gian của đêm bế mạc.
- Nhóm các hoạt động khác:
+ Hoạt động thể thao như: Giải bơi biển; Giải bóng chuyền bãi biển tỉnh Khánh Hòa;
Giải bóng đá bãi biển tỉnh Khánh Hòa; Thi đấu cờ người; Đồng diễn thể dục
dưỡng sinh;...
+ Hoạt động biểu diễn: Thời trang biển; Trình diễn nhảy Flashmob; Lễ hội ánh sáng
và thời trang; Biểu diễn nghệ thuật đường phố; Liên hoan các nhóm nhảy

6
Hip-Hop; Trò chơi dân gian “Hô hát bài chòi”; Biểu diễn nghệ thuật Cải lương, hát
rỗi, múa bóng dân gian; Chương trình ca múa nhạc dân tộc;...
+ Hoạt động giáo dục
+ Hội thảo khoa học: Chủ đề đa dạng đưa ra nhằm thảo luận, phát triển ý tưởng các
ngành nghề chính tại Nha Trang – Khánh Hoà với sự góp mặt của Lãnh đạo
UBND tỉnh Khánh Hoà, sở Khoa Học và Công Nghệ Khánh Hoà cùng các lãnh
đạo Bộ các ngành cấp có liên quan. Như là Hội thảo Hòa bình và sáng tạo; Hội
thảo quốc tế về văn hóa Biển - Đảo Việt Nam; Hội thảo Khoa học “Phát triển bền
vững ngành nghề yến sào Việt Nam”; Hội thảo Khoa học quốc gia “Đào tạo nguồn
nhân lực du lịch trong thời kỳ cách mạng 4.0”;...
+ Hoạt động giao lưu giữa Hội mặt trời Pháp ngữ với học sinh các trường học tiếng
Pháp; Hội ái mộ bác sĩ Yersin;...
+ Hoạt động văn hóa ẩm thực: Cuộc thi đầu bếp, pha chế cocktail; Liên hoan văn
hóa ẩm thực quốc tế; Hội thi ẩm thực;...
+ Hoạt động du lịch
+ Hoạt động lễ hội:
● Lễ hội bia tươi Louisiance; Lễ hội cà phê Mê Trang; Lễ hội yến sào Khánh
Hòa; Lễ hội cà phê hướng về Biển và Hải đảo Việt Nam; Lễ hội lân - sư
rồng đường phố;...
● Lễ hội Cầu Ngư: Bắt nguồn từ tục thờ ông Nam Hải (cá voi) theo tập tục
lâu đời của ngư dân vùng biển. Lễ hội Cầu Ngư diễn ra trong không khí đặc
biệt náo nhiệt, đông đúc, tưng bừng các hoạt động nổi bật như: Lễ Rước
Sắc, Lễ Nghinh Ông, Lễ Tỉnh sanh, Diễn dân gian Hò Bá Trạo, Tế chánh,
Thứ lễ & Tôn vương, Lễ Tống Na (cúng cô hồn biển)…
+ Hoạt động trưng bày và triển lãm văn hóa, nghệ thuật: Thể hiện nét đẹp vùng miền
nổi bật, độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao. Như là Triển lãm Di sản Văn hóa biển;
Triển lãm ảnh “Biển - Đảo quê hương”; Triển lãm ảnh “Nét đẹp Xứ Trầm Hương”;
Triễn lãm mỹ thuật “Sắc biển”; Triễn lãm ảnh nghệ thuật “Di tích - Danh thắng
Khánh Hòa”; Triển lãm sinh vật cảnh và phiên chợ đồ cổ;...
❖ Chủ đề
- Nhờ hình thành trên nền tảng văn hóa truyền thống “xứ trầm - biển yến” và huy
động được nguồn lực tổng hợp từ nhiều phía, Festival Biển Nha Trang không chỉ
định hình không gian riêng mà còn đúng hẹn với du khách “2 năm 1 lần” vào mỗi
mùa hè của các năm lẻ.
- Mỗi kỳ Festival Biển mang một chủ đề có ý nghĩa chủ đạo. Mỗi kỳ đều dựa trên
nguyên tắc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng về nội dung cũng như hình
thức. Thông điệp được nhắc đến ở mỗi kỳ đều nhấn mạnh Festival Biển Nha

7
Trang-Khánh Hòa là cách tôn vinh thế mạnh của biển, đảo Việt Nam, cũng như vẻ
đẹp của danh thắng Vịnh Nha Trang và truyền thống văn hóa biển, đảo lâu đời của
vùng đất “rừng trầm, biển yến” Khánh Hòa.
- Nếu Festival Biển lần thứ nhất (năm 2003) là sự khởi động tìm đường, thì lần thứ
2 (năm 2005) đã định hình phong cách lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch tổng hợp
với những nét đặc trưng riêng của một thành phố du lịch biển; trong đó tích cực
mở rộng giao lưu với các thành viên Câu lạc bộ vịnh biển đẹp nhất thế giới.
- Festival Biển lần thứ 3 (năm 2007) và lần thứ 4 (năm 2009) với chủ đề “Nha
Trang-Khánh Hòa, văn minh và thân thiện” đã được mở rộng quy mô từ hình thức
đến nội dung theo hướng chuyên nghiệp hóa và thu hút được sự tham gia của
nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Festival đã mang đến cho du khách và nhân dân địa phương những ngày hè sôi
động, hấp dẫn và ấn tượng về thành phố Nha Trang văn minh, thân thiện và mến
khách.
- Festival Biển lần thứ 5 (năm 2011) và lần thứ 6 (năm 2013) với chủ đề “Nha
Trang-Biển hẹn” đã tạo không khí sôi nổi, phấn khởi với các tầng lớp nhân dân
trong tỉnh, bạn bè, du khách trong nước và quốc tế; góp phần tôn vinh vẻ đẹp và
những giá trị to lớn của biển, đảo đối với đời sống con người.
- Festival không chỉ là một sự kiện văn hóa-du lịch đơn thuần mà còn góp phần
khẳng định chủ quyền và thể hiện tình yêu, trách nhiệm đối với tổ quốc. Đây là cơ
hội để Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng quảng bá hình ảnh cũng
như khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa đến với bạn bè quốc tế.
- Festival Biển lần thứ 7 (năm 2015) với chủ đề “Hòa bình và sáng tạo”, tiếp tục
khẳng định thương hiệu và là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh thiên nhiên, đất
nước, con người Nha Trang-Khánh Hòa nói riêng và sản phẩm du lịch biển, đảo
Việt Nam nói chung; qua đó giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và triển vọng phát
triển bền vững, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư vào
nước ta, trên tinh thần hợp tác hữu nghị, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa
đất nước.
- Sau 7 kỳ tổ chức, đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã tạo dựng nên tầm vóc và diện mạo
riêng biệt của Festival Biển Nha Trang. Một hoạt động văn hóa truyền thống của
tỉnh nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc nói chung và vùng
đất Nha Trang-Khánh Hòa nói riêng. Đây cũng là cơ hội quảng bá tiềm năng, thế
mạnh về kinh tế, văn hoá, du lịch, đồng thời kêu gọi, thu hút đầu tư nhiều hơn nữa
vào Khánh Hoà
- Tiếp nối thành công của các kỳ Festival Biển năm trước, Festival Biển Nha
Trang-Khánh Hòa 2017 với chủ đề “Mở rộng vòng tay bè bạn”, hứa hẹn sẽ mang

8
đến cho du khách trong và ngoài nước nhiều nét mới lạ, hấp dẫn qua các chương
trình lễ hội đặc sắc.
❖ Mục tiêu tổ chức
- Đây là sự kiện quan trọng bậc nhất trong các hoạt động văn hóa - xã hội của địa
phương, góp phần thu hút du khách và thúc đẩy ngành du lịch Khánh Hòa ngày
càng phát triển.
- Các chủ đề của Festival Biển Nha Trang đều tập trung tôn vinh nét đẹp, thế mạnh
của biển đảo Việt Nam, đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của danh thắng vịnh Nha Trang
cũng như truyền thống văn hóa biển đảo lâu đời của vùng đất rừng trầm, biển yến
Khánh Hòa.
- Đây cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về kinh
tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
- Bên cạnh đó, sự kiện nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu
tư vào Khánh Hòa trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, góp phần thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu hướng hội nhập và phát triển.

❖ Đối tượng tham gia


- Du khách nội địa và du khách nước ngoài
- Theo Ban tổ chức Festival Biển 2015, lượng du khách trong các dịp diễn ra
Festival biển tăng khá cao so với ngày thường. Ước tính dịp Festival Biển thu hút
khoảng 150.000 lượt khách.
- Festival Biển Nha Trang năm 2017 đã giúp ngành du lịch đã đón 117.500 lượt
khách lưu trú, trong đó khách quốc tế 13.000 lượt, tăng 44% so với kỳ Festival
2015. Tổng lượt khách đến các điểm tham quan vui chơi giải trí đạt hơn 370.000
lượt.
- Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2019 trong 4 ngày Lễ hội đã có gần 150.000
lượt khách đăng ký lưu trú, tăng hơn 20% so với kỳ Festival Biển 2017. Trong đó,
có gần 40.000 lượt khách quốc tế, tăng gấp 3 lần. Đây là kỳ Festival lớn nhất từ
trước đến nay, chất lượng cao hơn, thu hút đông đảo người dân và du khách. Tổng
doanh thu du lịch ước đạt trên 205,5 tỷ đồng (tăng hơn 25%).

9
2. Vai trò của tổng đạo diễn tại các chương trình lễ hội văn hoá được và
từ “đủ tầm đối với các chương trình Văn hoá:
a. Tổng đạo diễn chương trình văn hoá là gì?
- Tổng đạo diễn chương trình lễ hội văn hoá được ví như một “chuyên gia” về các
yếu tố sáng tạo, kỹ thuật và hậu cần. Chính vì vậy những đặc điểm cơ bản nhất của
công việc này đó chính là ý tưởng và làm sao để có thể biến ý tưởng đó thành hiện
thực, trở thành một sự kiện thành công. Ngoài ra người đạo diễn sự kiện còn phải
xây dựng chiến lực truyền thông, quảng bá hình ảnh và làm thương hiệu cho chính
sự kiện của mình. .
b. Vai trò của Tổng đạo diễn tại các chương trình lễ hội văn hoá:
- Tổng đạo diễn sự kiện là người lý giải kịch bản theo cái nhìn nghệ thuật dưới quan
điểm thẩm mỹ của riêng mình để tạo dựng ra các chương trình mang những nét
sắc thái riêng biệt khác nhau, đạt tới cái chân, thiện, mỹ cho mỗi sự kiện.
- Như vậy, người tổng đạo diễn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo dựng
nên những hình ảnh khác biệt, đặc trưng, mang giá trị nội dung và tính thẩm mỹ
nghệ thuật cao cho mỗi sự kiện. Có thể nói, thông qua tài năng của người đạo diễn
thì mỗi sự kiện sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
- Công việc của người tổng đạo diễn là dàn dựng và dàn dựng là một trong những
thành tố quan trọng hàng đầu của quy trình tổ sự kiện. Trong đó, “Ngườitổng đạo
diễn là người lý giải kịch bản, người thầy và là người tổ chức tất cả mọi hoạt động
diễn ra trong một chương trình”. Các công việc chính mà tổng đạo diễn phải phụ
trách:
● Tuyển dụng và triệu tập doanh nghiệp trúng thầu cũng như ban tổ chức. Tuy
nhiên cần lưu ý là không phải khi nào cũng cần phải có đề xuất dự thầu.
● Xây dựng kế hoạch và giám sát quy trình tuyển dụng, đào tạo tất cả các
nguồn nhân lực thiết yếu để thực hiện tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, người tổng
đạo diễn cũng cần chú ý về nguồn nhân lực trong quá trình tổ chức sự kiện
bao gồm cả nhân viên và tình nguyện viên.
● Phát triển kế hoạch quản lí tổ chức lễ hội. Bởi vì kế hoạch quản lý tổ chức sự
kiện là công cụ giúp phối hợp và đào tạo nhân viên trong suốt quá trình tổ
chức.
● Đại diện cho việc giao dịch và giao tiếp với bên ngoài. Đó là việc giao dịch,
giao tiếp với chính phủ, nhà tài trợ và giới báo chí, truyền thông.
● Phát triển những chính sách hỗ trợ nhằm hỗ trợ cho quá trình quản lý lễ hội.
Bởi vì tổng đạo diễn không thể có mặt ở mọi lúc, mọi nơi.

10
● Theo dõi tiến độ công việc: cần phải biết các phương diện của tổ chức sự
kiện để có xây dựng kế hoạch tổ chức. Ngoài ra, còn có thể thực hiện khắc
phục các sự cố trong quá trình tổ chức.
c. Từ “đủ tầm” đối với các chương trình quy mô lớn như Festival Biển Nha
Trang
- Có 3 thể loại đỉnh cao nhất của nghệ thuật văn hóa, đó là: event, entertainment
(gameshow, liveshow,…) và cao nhất là festival. Festival là một lĩnh vực rộng lớn,
mang âm hưởng văn hóa, con người, thổ nhưỡng, đặc trưng vùng miền (ẩm thực,
đời sống con người),…để mô phỏng nên một bức tranh về nghệ thuật văn hóa, tựa
như Festival Biển Nha Trang chính là một bức tranh về du lịch Việt Nam nhằm ca
ngợi vẻ đẹp của biển Việt Nam nói chung và Nha Trang nói riêng đến cho bạn bè
quốc tế, để họ có thể đến đây để thưởng ngoạn, du lịch và thư giãn.
- Theo ông Nguyễn Đắc Tài, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, trải qua 9 lần tổ
chức (2 năm một lần), Festival Biển Nha Trang đã trở thành thương hiệu không
chỉ của riêng ngành du lịch Việt Nam mà đã vươn tầm khu vực. Minh chứng cho
điều này chính là lượng du khách quốc tế đến tăng đột biến trong mùa lễ hội
Festival năm nay. Trong đêm bế mạc, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao bằng
chứng nhận cho 10 kỷ lục cho Khánh Hòa:
● Đó là các kỷ lục địa phương có nhiều vịnh biển đẹp và nổi tiếng nhất.
● Kính Thiên văn đầu tiên.
● Lễ dâng trầm đầu tiên.
● Bộ sưu tập tem về sinh vật biển lớn nhất.
● Cặp lồng đèn trung thu hình ngôi sao và hình bánh ú bằng khung tre lớn
nhất.
● Trại chăn nuôi ngựa phục vụ nghiên cứu, sản xuất vacxin, huyết thanh lâu
đời nhất.
● Hộp rong nho biển tách nước nhãn hiệu VMAX lớn nhất.
● Bộ sưu tập sản phẩm được làm từ phế liệu lốp xe có số lượng nhiều nhất.

11
● Bộ tượng bằng đất nung tái hiện các câu chuyện ngụ ngôn kinh thánh nhiều
nhất.
● Bộ tượng bác sĩ Alexandre Yersin bằng gốm có số lượng nhiều nhất..
- Không chỉ Nha Trang, Khánh Hòa mà cả Việt Nam cũng được “thơm lây” nhờ vào
quy mô và thành tích “quá tầm cỡ” của Festival. Festival biển Nha Trang dần trở
thành thương hiệu văn hóa truyền thống của Khánh Hòa và đã được du khách bình
chọn là một trong những lễ hội không thể bỏ qua khi đến Việt Nam.

3. Đối với một sự kiện văn hóa làm thế nào để có thể đảm bảo các rủi ro từ
đám đông, thời tiết, đến các vấn đề kỹ thuật,…? (3 điểm)
Quản trị rủi ro về an toàn với một sự kiện văn hoá:
- Thiết lập khu vực an toàn: Hãy xác định ranh giới của khu vực tổ chức sự kiện.
Hãy đặt một hàng rào chắn xung quanh, bên cạnh đó là 1 vài lối thoát hiểm nếu có
sự cố xảy ra.
- Nhân viên an ninh thường xuyên kiểm tra: Camera rất khó để có thể bao quát hết
toàn bộ sự kiện ở ngoài trời. Việc có nhân viên an ninh là điều rất hữu ích. Họ nắm
rõ được các lối thoát hiểm, bảo vệ khỏi các sự cố, tìm trẻ lạc,…
- Lập kế hoạch cho trường hợp xấu nhất: Sự kiện ngoài trời luôn có khả năng rủi ro,
ví dụ như có trẻ lạc, thời tiết xấu, có kẻ xâm nhập,…
- Đội ngũ y tế: Một đội ngũ y tế là điều chắc chắn phải, đặc biệt là các sự kiện ngoài
trời. Đội ngũ y tế không chỉ là hỗ trợ kịp thời các trường hợp xảy ra tai nạn mà còn
khiến khách mời an tâm hơn.
- Cần phải có một đội An ninh có nhiệm vụ bảo vệ mọi khách tham dự sự và cần
phải chu đáo, kỹ lưỡng hơn với những tình huống liên quan đến cháy nổ, hỏa hoạn
như: luôn đặt các đồ dùng dễ bắt lửa tránh xa tầm lửa và hạn chế cho khách tham
dự tự tiên mang các vật này đ khắp nơi. Cần phải kiểm tra Check-in kỹ với khách
mời để hạn chế những người đột nhập vào với mục đích không tốt như lấy cắp tài
sản của khách mời hay phá rối trật tự an toàn nơi diễn ra sự kiện. Đối với vấn đề
Thức ăn và Nước uống cần kiểm tra kỹ trước khi đem ra cho khách mời. Để
Tránh tình trạng bị ngộ độc hàng loạt do thực phẩm chứa chất độc hại...Luôn
chuẩn bị những tình huống hỏa hoạn hay khách mời đột nhiên bị bệnh bằng cách
luôn cần một đội y tế túc trực suốt sự kiện, xe cứu thương... để có khả năng
giải quyết kịp thời những tình huống khách mời đột quỵ, khó thở...Ngoài ra cần

12
chuẩn bị các bình chữa cháy và nếu cần thiết thì huy động đội chữa cháy trong tình
huống có liên quan đến chất dễ cháy nổ.
Quản trị rủi ro về thời tiết với một sự kiện văn hoá:
- Xem dự báo thời tiết nơi sẽ tổ chức sự kiện
- Nghiên cứu các thói quen cũng như văn hóa của khách mời, người tham gia sự
kiện tại từng vùng, khu vực tổ chức sự kiện-Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục
cần thiết để tổ chức sự kiện và các giấy tờ phòng các trường hợp rủi ro
- Trang bị các vật dụng chống mưa bão cho trang thiết bị sử dụng trong sự kiện:
+ Các thiết bị liên quan đến điện tử như âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, màn
hình cần được bảo quản kỹ càng, tránh nước mưa và kê cao hơn so với mặt
đất. Nên sử dụng loại màn hình LED dành riêng cho ngoài trời. Các tủ điện
công suất lớn cũng cần che chắn để tránh nước mưa gây chập điện, cháy nổ.
+ Các vật dụng như bàn ghế, nếu có thể di chuyển được đến khu vực tránh
mưa thì nên di chuyển sớm. Tất cả các vật dụng ngoài trời khác cũng phải
đảm bảo đủ trọng lượng để không bị thổi bay hoặc có thể neo được cố định
xuống dưới đất. Các phần trang trí cho sân khấu nên sử dụng những chất
liệu chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở ngoài trời. Khu vực Điều
khiển (Control Center) nên setup sẵn nhà tránh mưa để không bị ảnh hưởng
đến các thiết bị và máy móc.
- Di chuyển địa điểm từ outdoor thành indoor
+ Ban tổ chức có thể nhanh chóng di chuyển toàn bộ sân khấu từ ngoài trời
vào trong nhà và chương trình vẫn diễn ra như dự kiến. Tuy nhiên để có thể
làm được điều này, trước khi diễn ra sự kiện, chúng ta đã chuẩn bị sẵn
phương án dự phòng và xác định được địa điểm để di chuyển từ outdoor
vào indoor.
Quản trị rủi ro về kỹ thuật với lễ hội văn hoá:
- Đối với các thiết bị về điện như âm thanh, ánh sáng cần lưu ý đấu một tủ điện dự
phòng, để dù có mất điện vẫn có thể duy trì được thêm 15p đến khi kỹ thuật điện
đến sửa lại. Còn đối với hệ thống màn hình LED thì bạn cần có 1 máy tính hoặc
laptop khoẻ để tránh tình trạng treo máy, sập nguồn.
- Lập kế hoạch cụ thể và phù hợp với thực tế, phải xác định đúng mục tiêu của việc
tổ chức sự kiện và khoanh vùng những đối tượng sẽ tham dự sự kiện là ai. Nghiên
cứu các thói quen, văn hóa của các đối tượng tham dự sự kiện. Với các sự kiện
mang tính chất trọng đại thì cần phải kiểm tra check – in thật kỹ lưỡng với khách
mời để hạn chế mức tối đa khả năng có kẻ gian trà trộn.

13
- Chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết, sẵn sàng đối phó với hỏa hoạn, cấp
cứu, và cần phải dự phòng biến cố lớn
- Có một đội chuyên trách xử lý những vấn đề liên quan đến dịch vụ chăm sóc
khách hàng.
- Lập kế hoạch để đảm bảo an toàn khi lắp đặt các thiết bị.
- Lập bảng checklist tất cả các thiết bị cần kiểm tra trước khi sự kiện được bắt đầu,
tốt nhất nên tổ chức chạy thử chương trình trước khi sự kiện diễn ra

4. Tài liệu tham khảo


1. Lễ hội Festival Biển Nha Trang - Lễ hội đề cao nét đẹp văn hoá của thành phố
biển Nha Trang. (n.d.).
2. Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2019. (n.d.). 
3. Khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2017. (2017). 
4. Bế mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa. (n.d.).
5. Bế mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2017. (n.d.).
6. Bế mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2019. (n.d.). 
7. Kế hoạch tổ chức chương trình Festival Biển Nha Trang - Khánh Hoà 2017.
8. Trang, T. (2022). Festival Nha Trang 2019 - Sự Kiện Du Lịch Hấp Dẫn! .
9. Tiểu luận: Quản trị rủi ro trong tổ chức sự kiện . Tailieu.vn. (Năm 2022).
…………Hết…………

14

You might also like