You are on page 1of 1

Tìm kiếm

Trang chủ Vật lý lớp 11

Lý thuyết phản xạ toàn phần


1. Thí nghiệm

QUẢNG CÁO

Kem Dưỡng Ẩm Ban đêm…


120.000₫ 150.000₫
ABBeautyWorld.com Tìm hiểu thêm

PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

I. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG VÀO MÔI TRƯỜNG CHIẾT


QUANG KÉM HƠN (n 1 > n 2 ).

1. Thí nghiệm

Ta cho một chùm tia sáng hẹp truyền từ khối nhựa trong
suốt hình bán trụ vào trong không khí.

Thay đổi độ nghiêng của chùm tia tới (thay đổi góc tới i) và
quan sát chùm tia khúc xạ ra không khí. Khi góc tới i ≥ igh tia

khúc xạ không còn, toàn bộ tia sáng bị phản xạ.

2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần

- Khi chùm tia sáng khúc xạ ở mặt phân cách hai môi
trường, ta có:

n1sini = n2sinr

n1
Suy ra : sinr = sini
n2
Vì n1 > n2 nên: sin r > sin i. Do đó r > i.

Chùm tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn so với chùm tia
tới.

- Khi góc I tăng thì góc r cũng tăng (với r > i ). Do đó, khi r đạt

giá trị cực đại 90o thì i đạt giá trị igh gọi là góc giới hạn phản

xạ toàn phần, còn gọi là góc tới hạn. Khi đó ta có: n1sinigh =

n2sin 90o.

n2
Suy ra: sin igh = n (27.1)
1

- Với i > igh, nếu áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:

sinr = sin i > 1 (vô lý )

Điều này phản ánh thực tế là không có tia khúc xạ, toàn bộ
tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tượng phản
xạ toàn phần.

II. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN.

1. Định nghĩa

Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng


tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Khi có phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ.

Ta gọi là toàn phần để phân biệt với phản xạ một phần luôn
xảy ra đi kèm với sự khúc xạ.

2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần

a) Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết
quang kém hơn: n2 < n1

b) Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn: i ≥ igh

III. ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN


PHẦN: CÁP QUANG.

1. Cấu tạo

Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong
suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần. Sợi quang
gồm hai phần chính:

- Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất
lớn (n1).

GIẢM 41%

Đồ Chơi Gỗ Benrikids,Cột Tính Giúp Bé


Học Đếm,Phép Tính Và Chữ Cái Tiếng Việt
Kèm 5 Dấu Thanh

Shopee Hàng Chính Hãng


Shopee

- Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất
n2 nhỏ hơn phần lõi.

Phản xạ toàn phần xảy ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ làm
cho ánh sáng truyền đi được theo sợi quang.

Ngoài cùng là một số lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho
cáp độ bền và độ dai cơ học.

2. Công dụng

Từ những năm 80 của thế kỉ XX, cáp quang đã được ứng


dụng vào việc truyền thông tin. Cáp quang có nhiều ưu điểm
so với cáp bằng đồng:

- Dung lượng tín hiệu lớn.

- Nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn.

- Không bị nhiễu bởi các bức xạ điện từ bên ngoài, bảo mật
tốt.

- Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện).

Ứng dụng của cáp quang:

Trong công nghệ thông tin, cáp quang được dùng để truyền
thông tin, dữ liệu dưới dạng tín hiệu ánh sáng.

Loigiaihay.com

Sub đăng ký kênh giúp Ad nhé !


YouTube 999+

Chia sẻ

Bình luận

Bình chọn:

QUẢNG CÁO

Bài tiếp theo

Xem thêm tại đây: Bài 27. Phản xạ toàn phần

BÀI LIÊN QUAN

Câu C1 trang 168 SGK Vật lý 11

Câu C2 trang 168 SGK Vật lý 11

Bài 1 trang 172 SGK Vật lí 11

Bài 2 trang 172 SGK Vật lí 11

Lý thuyết phản xạ toàn phần

Lý thuyết về mắt

Lý thuyết về kính thiên văn

Lý thuyết về kính hiển vi

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp


11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Bài 27. Phản xạ toàn


phần

Lý thuyết hiện tượng


khúc xạ ánh sáng | Vật lý
lớp 9

Lý thuyết về thấu kính


mỏng | Vật lý lớp 11

Đề cương ôn tập học kỳ


II môn Vật lí 11 | Vật lý
lớp 11

>>KHOÁ NỀN TẢNG LỚP 12 DÀNH CHO 2K4


NĂM 2022 học sớm chiếm lợi thế luyện thi TN THPT
& ĐH

1 bình luận Sắp xếp theo Hàng đầu

Thêm bình luận...

Nhật Tân
đầy đủ
ok đó
Thích · Phản hồi · Đánh dấu là spam · 6 tuần

Plugin bình luận trên Facebook

Trang chủ Lớp 12 Lớp 11

Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8

Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5

Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2

Lớp 1 Tải app

Liên hệ | Chính sách


Gửi bài Copyright © 2017 loigiaihay.com

You might also like