You are on page 1of 3

Nano và ứng dụng

Khái niệm nano


Thang đo trên hình vẽ là mối quan hệ giữa vật thể thực và đặc điểm được thể hiện trên hình
vẽ

→ Thang đo là mối liên hệ giữa vật được đem đi so sánh và cách mà mối quan hệ đó được thể
hiện một cách số học hoặc là mắt nhìn thấy được

1 nano mét bằng 1 phần tỷ mét (1nm = 10


−9
m )

Thang đo nano nói tới những vật thể có kích thước nhỏ hơn 100 nm

Kính hiển vi quang học là một loại kính hiển vi dùng ánh sáng trong khả kiến (thấy được) và
một hệ thống tiêu cự để phóng to hình ảnh của những mẫu vật nhỏ

Phân loại nano dựa trên chiều

Vật liệu nano 0D: các chiều đều nằm trong thang đo nano, nhưng < 100 nm, (bụi nano ~ 10
nguyên tử → d ~ 2 nm)

Vật liệu nano 1D: có một chiều vượt ra khỏi thang đo nano

Vật liệu nano 2D: có 2 chiều vượt ra khỏi thang đo nano, có hình dạng đĩa

Vật liệu nano 3D: mọi chiều đều vượt ra khỏi thang đo nano. Không có vật liệu nano 3D nào
được coi là trong thang đo nano, lúc đó vật liệu nano 3D trở thành vật liệu thô với đặc điểm
của vật liệu nano. Trong cấu tạo vật liệu thô, mỗi cấu tử phải nằm trong thang đo nano

Nanocomposite gồm 2 hoặc nhiều loại vật liệu - trong đó có ít nhất 1 vật liệu nano, các vật
liệu tạo nên composite khác nhau về tính chất vật lý và hoá học.

Tính toán

Khối lượng khối lớn = tổng khối lượng các khổi nhỏ
Tổng thể tích khối lớn× Khối lượng riêng = tổng thể tích khối nhỏ × khối lượng riêng

V = Nc × v

V L 3
Nc = = ( )
v l

Đại lượng Chú thích

V Thể tích khối lớn

v Thể tích khối nhỏ

L Chiều dài cạnh khối lớn

l Chiều dài cạnh khối nhỏ

Phương pháp tổng hợp

Có 2 phương pháp tổng hợp chính: top - down, bottom - up

Ostwald ripening là hiện tượng được quan sát trong dung dịch rắn hoặc dung dịch lỏng mô tả
sự thay đổi của một cấu trúc không đồng nhất theo thời gian. Hoà tan các tinh thể nhỏ và kết
tinh lại trên bề mặt của tinh thể lớn hơn

Phương pháp vi nhũ tương:

Vi nhũ tương nếu môi trường phân tán là nước, các gốc kỵ nước sẽ tập hợp lại thành lõi,
các gốc ưa nước tạo thành 1 lớp trên bề mặt (cấu trúc micelle (micelle structure))

Vi nhũ tương ngược nếu môi trường phân tán là chất lỏng hữu cơ, lõi lúc này được cấu
thành bởi các nhóm phân cực, các nhóm ít phân cực sẽ quay ra phía ngoài (reverse
micelle structure)

Định luật phản xạ ánh sáng


Định luật phản xạ ánh sáng góc tới bằng góc phản xạ

θi = θr

Tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến nằm trên 1 mặt phẳng
Định luật tán xạ ánh sáng
Khi hạt (tác nhân tán xạ) có đường kính nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng, cường độ ánh sáng
tán xạ tỷ lệ nghịch với luỹ thừa bậc 4 của bước sóng ánh sáng tới

1
I ∼
4
λ

Bước sóng của ánh sáng tới càng lớn, khả năng truyền suốt càng lớn. Bước sóng ánh sáng tới
càng nhỏ thì ánh sáng càng bị tán xạ

Các ứng dụng của vật liệu nano


Pin mặt trời
May mặc (áo chống đạn, trang phục chống nước)
Xúc tác trong các phản ứng
Linh kiện bán dẫn
Cảm biến (cảm biến khí)
Mực nano
Điện cực trong điện phân
Màng lọc nước
Công nghệ thuốc nano
Công nghệ dẫn truyền hình ảnh (màn hình)

THE END

GOOD LUCK!

You might also like