You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC

I. PHẦN LÝ THUYẾT (Ôn giữa kỳ từ câu 1-4)


1. Nêu các định nghĩa về hệ viết lại, suy dẫn trực tiếp, suy dẫn và biểu diễn
(định nghĩa) ngôn ngữ bởi hệ viết lại.
2. Mô tả phi hình thức, sự hoạt động và định nghĩa otomat hữu hạn đơn định.
3. Mô tả phi hình thức, sự hoạt động và định nghĩa otomat hữu hạn không đơn
định. (phải viết tương tự như câu 2 (ÔHĐ), chỉ khác là: khi trình bày về hàm
chuyển đa định và cách đoán nhận xâu)
4. Nêu định nghĩa và tính chất của biểu thức chính quy, cho hai ví dụ về biểu
thức chính quy (ví dụ không quá đơn giản và phải nói rõ chỉ định ngôn ngữ
nào). Nêu nội dung hệ quả và định lý dẫn đến định nghĩa biểu thức chính quy.
5. Nêu định nghĩa văn phạm ngữ cấu, văn phạm cảm ngữ cảnh, văn phạm phi
ngữ cảnh và văn phạm chính quy. Tóm tắt các kết quả của lớp các ngôn ngữ
chính quy.
6. Mô tả phi hình thức và sự hoạt động của otomat đẩy xuống.
7. Hãy mô tả phi hình thức, sự hoạt động và định nghĩa máy Turing.
8. Mô tả phi hình thức, định nghĩa otomat tuyến tính giới nội và ngôn ngữ được
đoán nhận bởi otomat tuyến tính giới nội.
II. PHẦN BÀI TẬP, Gồm các dạng sau (Ôn giữa kỳ các dạng từ câu 1-12):
1. Cách chia xâu, chia ngôn ngữ, ghép tiếp ngôn ngữ.
2. Thành lập otomat hữu hạn đơn định đoán nhận ngôn ngữ nào đó (ví dụ, ngôn
ngữ kết thúc bởi 00 trên bảng chữ {0, 1}).
3. Thành lập otomat hữu hạn đơn định tương đương với otomat hữu hạn không
đơn định cho trước.
4. Dùng công thức để tính BTCQ tương ứng
với các biểu đồ chuyển của các ÔH (hạ xuống k=1 thì tính nhẩm).
5. Thành lập otomat hữu hạn tương đương với biểu thức chính quy nào đó.
6. Tìm ngôn ngữ được sản sinh bởi văn phạm phi ngữ cảnh cho trước.
7. Thành lập văn phạm phi ngữ cảnh sản sinh ngôn ngữ nào đó.
8. Cho trước một văn phạm phi ngữ cảnh, tìm suy dẫn bên phải nhất, hoặc suy
dẫn bên trái nhất của xâu nào đó và lập cây suy dẫn của suy dẫn đó.
9. Tìm văn phạm chính quy phải và văn phạm tuyến tính phải sản sinh ra ngôn
ngữ được chỉ định bởi biểu thức chính quy nào đó.
10. Chuyển văn phạm phi ngữ cảnh có tập sản xuất đã cho về dạng tương đương
không có các ký hiệu vô ích (gồm ký hiệu vô sinh và ký hiệu không đến
được).
11. Chuyển văn phạm có tập sản xuất đã cho về dạng tương đương không có các
– sản xuất và các sản xuất đơn.
12. Tìm dạng chuẩn Chomsky cho văn phạm phi ngữ cảnh đã cho.
13. Áp dụng giải thuật CYK để xác định xem một xâu x có thuộc ngôn ngữ sản
sinh văn phạm phi ngữ cảnh G nào đó hay không?
14. Thành lập Otomat đẩy xuống đoán nhận ngôn ngữ nào đó.
15. Thành lập văn phạm phi ngữ cảnh cho ngôn ngữ N(M) với otomat đẩy
xuống M nào đó. Tìm ngôn ngữ được sản sinh bởi văn phạm phi ngữ cảnh
vừa thành lập.
16. Xây dựng máy Turing đoán nhận ngôn ngữ nào đó.
17. Thành lập Otomat tuyến tính giới nội đoán nhận ngôn ngữ nào đó.
18. Thành lập văn phạm ngữ cấu sản sinh ra ngôn ngữ nào đó.
19. Thành lập văn phạm cảm ngữ cảnh sản sinh ra ngôn nào đó.

CẤU TRÚC ĐỀ THI


Mỗi đề có 5 câu
Câu 1. Lý thuyết (2 điểm)
Câu 2. Bài tập (1,5 điểm)
Câu 3: Bài tập (2,5 điểm)
Câu 4: Bài tập (2 điểm)
Câu 5: Bài tập (2 điểm)

You might also like