You are on page 1of 10

Hệ thống giao thông theo phương đứng:

I. Thang máy
-Định nghĩa: Là một thiết bị vận tải chạy theo chiều đứng để vân chuyển người, hàng hóa
giữa các tầng của công trình. Có nhiều loại thang máy như: thang máy nâng hàng, thang
máy tải khách, thang máy gia đình,…
Thang máy thường được trang bị động cơ điện tạo lực kéo dây cáp và hệ thống đối trọng.

-Các bộ phận của thang máy:


+Hố thang máy: là khoảng không gian di chuyển của thang máy nằm theo phương thẳng
đứng.
+Phòng máy: thường được bố trí ở phần đỉnh của hố thang, nơi lắp đặt các thiết bị cơ học
phục vụ cho thang máy hoạt động.
+Cabin thang máy: là khoang vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa.
+Đối trọng: là thiết bị dùng để cân bằng trọng lượng với cabin. Khối lượng đối trọng được
tính toán dựa trên tự trọng của cabin và tải trọng của thang máy.
+Hố pit: là nơi để lắp các thiết bị giảm chấn, đồng thời nó cũng là không gian cho phần đấy
cabin chui xuống khi cabin đi đến tầng cuối cùng. Là phần dưới cùng của thang máy, thường
thấp hơn mặt sàn tầng dưới khoảng từ 800mm-1400mm.
II. Thang cuốn:

-Định nghĩa: là thiết bị vận chuyển người, hàng hóa,… dạng


băng tải. Có thể đi lên hay đi xuống liên tục bởi vòng tròn
khép kín cà ăn khớp với nhau theo kiểu răng lược trên bề
mặt. Thường được bố trí trong các khu thương mại, sân bay,
ga tàu điện,...

-Nguyên lí hoạt động: hệ thống được cung cấp lực kéo bằng
động cơ kéo thông qua xích chuyền và đĩa chuyển động. Đĩa
chuyển động được gắn với bánh răng trên có tác dụng kéo
bậc thang chuyển động cùng với bánh răng dưới, đẩy bậc
thang lên phía trên theo hướng nghiêng so với mặt phẳng đất.
Ở 2 đầu của thang có cơ cấu chuyển hướng làm cho chuỗi bậc
thang chuyển hướng di chuyển khép kín tạo thành một vòng
lặp liên tục.
II. Thang thoát hiểm:

Định nghĩa: là hệ thống thang dùng để di chuyển ra khỏi nơi bị nạn khi công trình gặp sự cố. Hoặc dùng để di chuyển với các loại hình thang
bộ khi mà các thiết bị thang máy hỏng.

Thang N1: có lối vào buồng thang từ mỗi tầng Thang N2: có máy tạp áp lực dương làm Thang N3: có lối buồng thang từ mỗi tầng đi
đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài nhà cho áp suất không khí trong thang lớn qua khoang đệm có áp suất không khí dương
theo 1 lối đi hở (khoảng thông thoáng thường hơn bên ngoài ngăn khói đi vào buồng (áp suất trong trong khoang đệm được duy
là ban công hay loggia). Lối đi qua khoảng thang. trì mọi lúc hoặc khi có cháy). Máy áp lực
thông thoáng này không được nhiểm khói. dương đẩy khói ra ngoài khoang đệm, khi vào
khoang chính sẽ hoàn toàn không có khói.
Lối thoát nạn

• Định nghĩa: Theo QCVN, lối


thoát nạn là không gian dẫn từ
các gian phòng, căn hộ trong
tòa nhà đi ra đến bên ngoài an
toàn như: hành lang, sảnh,
phòng trung gian, buồng thang,
cầu thang…trong đó các không
gian này phải được bảo vệ an
toàn bằng tổ hợp các giải pháp
quy hoạch không gian, tiện nghi,
kết cấu, kỹ thuật công trình và
tổ chức.
Nguyên tắc thiết kế:

a. Thiết kế tương quan vị trí giữa hai LTN

Quy định quan trọng nhất trong bộ QCVN


06 về LTN là các tầng nhà của chung cư
phải có ít nhất hai LTN, tuy nhiên hai LTN
này phải được bố trí sao cho mỗi căn hộ
đều có thể lựa chọn một trong hai LTN khi
có sự cố cháy ở lối còn lại. Đây là yêu cầu
quan trọng nhưng hay bị bỏ qua trong việc
thiết kế hệ thống thoát nạn trong nhà
chung cư.

Để đảm bảo an toàn thoát người theo quy Mục 3.2.6 quy định: Các tầng nhà thuộc nhóm F 1.3 (nhà chung cư) có tổng diện tích căn hộ trên 1 tầng lớn
định trên khi có sự cố cháy, việc thiết kế vị hơn 500m2 phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn. Đồng thời, phải tuân thủ nguyên tắc luôn phải có một
trí căn hộ trên mặt bằng các tầng nhà LTN đảm bảo an toàn trong trường hợp LTN còn lại không sử dụng được do ảnh hưởng của đám cháy. Điều
chung cư phải được bố trí theo nguyên tắc này đã được quy định rõ tại mục 3.2.8: “Nếu trong gian phòng, trên một tầng hoặc trong ngôi nhà có từ hai
“căn hộ luôn nằm giữa hai LTN” hay cụ thể lối ra thoát nạn trở lên, thì khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn
hơn là “căn hộ luôn nằm giữa hai cầu cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải đảm bảo khả
thang (buồng thang) thoát nạn”. năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong ngôi nhà đó.”
b. Thiết kế khoảng cách giữa hai LTN

• Công tác thiết kế hệ thống hành lang, thang bộ trong các tòa nhà chung cư nhìn chung chỉ
tuân thủ việc đảm bảo tiêu chí: Khoảng cách từ căn hộ xa nhất đến cửa vào buồng thang, cầu
thang thoát nạn theo quy định mà hầu như bỏ qua yêu cầu thiết kế khoảng cách giữa hai
buồng thang, cầu thang thoát nạn. Trên thực tế, nhiều tòa nhà chung cư có bố trí đủ hai cầu
thang thoát nạn nhưng vị trí hai cầu thang lại quá gần nhau và do đó làm giảm hiệu quả sử
dụng và không đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.
• Khoảng cách giữa hai LTN là khoảng cách giữa hai cửa vào buồng thang, cầu thang (loại
thông thường, có thể nhiễm khói) thoát nạn và theo quy định tại mục 3.2.8, khoảng cách giữa
hai LTN phải lớn hơn 0,33 lần chiều dài hành lang trong trường hợp tòa nhà có hai LTN.
Các quy định về bảo vệ đường thoát nạn mang tính tổng hợp nhiều
phương diện như: Thiết kế, kỹ thuật, công nghệ…xét về mặt kỹ thuật
c. Các giải pháp đường thoát nạn và công nghệ, một hành lang thoát nạn tối thiểu phải có hệ thống
báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống cửa hút và thổi gió chống
nhiễm khói. Trong đó, việc chống nhiễm khói cho hành lang thoát
Đường thoát nạn trong nhà chung cư tại các tầng bố trí căn hộ chính là hành nạn là một yêu cầu quan trọng vì khi hành lang thoát nạn bị nhiễm
lang và sảnh tầng, trong một số trường hợp đường thoát nạn có thể đi qua một khói thì toàn bộ LTN bị vô hiệu.
không gian đệm trước khi tiếp cận với thang thoát hiểm. Các tòa nhà chung cư
hiện nay chủ yếu có cấu trúc hành lang giữa và dạng hành lang giữa kết hợp với
Trong trường hợp hành lang tiếp xúc trực tiếp với không gian giếng
nút sảnh tại các tầng. Hành lang thường được thiết kế theo các dạng sau:
thông tầng có mái kín (atrium), khi giếng thông tầng bị nhiễm khói,
*Hành lang có tiếp xúc với không gian ngoài trời (hành lang hở);
lửa, hệ thống hành lang tiếp xúc với giếng trời có nguy cơ bị khói
*Hành lang đóng kín hoàn toàn;
lửa xâm nhập rất cao
*Hành lang có mở khe thông gió và chiếu sáng tự nhiên qua vách kính;
*Hành lang tiếp xúc với không gian giếng trời (atrium).

Ngoại trừ trường hợp hành lang được thiết kế dạng hở, tiếp xúc trực tiếp với
không gian ngoài trời và được tính như một đường thoát nạn không nhiễm khói.
Trong các trường hợp còn lại, LTN trong nhà chung cư chỉ thực sự có hiệu quả
nếu các đường thoát nạn là hành lang, sảnh tầng được bảo vệ bằng vật liệu
hoàn thiện, thiết bị công nghệ chống cháy theo quy định và đặc biệt là có hệ
thống chống nhiễm khói hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống chống nhiễm khói cho
đường thoát nạn lại chỉ hoạt động có hiệu quả trong môi trường hành lang kín. Trường hợp hành lang tiếp xúc trực tiếp với không gian giếng
Nếu hành lang tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài (như trường hợp thông tầng không có mái (giếng trời), do cấu trúc hở nên hệ thống
hành lang có mở khe thông gió) thì do tác động của luồng gió thổi dọc hành quạt hút và thổi chống nhiễm khói cho hành lang nếu có cũng sẽ bị
lang, hệ thống quạt hút, quạt đẩy khói sẽ hoạt động không hiệu quả thậm chí bị vô hiệu. Khi có đám cháy, giếng trời sẽ nhanh chóng bị nhiễm khói
vô hiệu hóa. Trong trường hợp đó, hành lang thoát nạn để đến các thang thoát và trong quá trình khói bị hút lên các tầng phía trên (hiệu ứng ống
hiểm sẽ không an toàn và do đó cư dân trong các căn hộ hầu như không có khói) sẽ lan vào các không gian hành lang, cầu thang, căn hộ làm
đường thoát ngoại trừ lối thoát duy nhất qua lô gia hoặc cửa sổ – theo quy định vô hiệu hóa LTN.
gọi là lối ra khẩn cấp.
GIAN LÁNH NẠN Màu cam là vị trí bố trí gian lánh nạn nếu có
Gian lánh nạn được bố trí ở tầng 4 vì nếu xảy ra sự cố:
-Tầng 10-11 sẽ di chuyển lên sân tượng trên cùng.
-Tầng 8-9 và 6-7 sẽ di chuyển đến sân thượng ở giữa là tầng 8.
-Tầng 5 và 3 và một phần người sử dụng tại tầng 4 sẽ di chuyển đến gian lánh nạn ở tầng 4.
-Tầng 2 và 1 cùng thoát nạn tại tầng 1.
Hệ thống thang máy toà nhà Thang máy từ tầng hầm lên thẳng
tầng 8-11, dành cho căn hộ

Thang máy từ tầng hầm đến tầng 8-11,


dành cho khách sạn 4 sao

Thang máy từ tầng hầm đến tầng 7,


dành cho khách sạn 3 sao

Khoảng cách từ tầng 1-7,


thang xanh và tím sẽ
được dùng chung cho cả
2 khách sạn, vì 2 khách
sạn chung 1 hành lang
Lối thoát nạn tầng 4

You might also like