You are on page 1of 4

Người soạn : Nguyễn Diệu Hoa – SĐT 0898575892

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP


Hồ Chí Minh
I. Tác giả :
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969)
- Quê quán : xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Giai đoạn sáng tác :
+ Sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù” khi bị nhà tù Tưởng Giới Thạch bắt giam những năm 1942 –
1943
+ Viết các tác phẩm chính luận gắn liền với sự nghiệp chung của dân tộc : “Tuyên ngôn độc lập”
(1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946)
- Phong cách nổi bật :
+ Sự kết hợp thống nhất, đa dạng và phong phú
+ Văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí luận đanh thép, thuyết phục và đa dạng về
bút pháp
+ Truyện và kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu và nghệ thuật trào phúng sắc bén
+ Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của tác giả, tinh thần lạc quan, lời lẽ mộc mạc,
giản dị, dễ nhớ.
- Một vài nhận định :
+ Đồng chí Trường Chinh nhận xét: “Về văn phong, cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những
nét rất độc đáo: Nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái
tim và khối óc con người ta. Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính dân tộc và tính nhân dân.”
+ Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nhận xét thơ Bác trong tập Nhật kí trong tù:
“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình ”

II. Tác phẩm :


1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Tình hình thế giới :
+ Đại chiến II đang trong giai đoạn kết thúc
+ Phần thắng thuộc về phe Đồng minh
- Tình hình trong nước :
+ Ngày 19/08/1945, chính quyền về tay nhân dân
+ Ngày 26/08: chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc trở về
+ Tại số nhà 48 Hàng Ngang, Người soạn bản Tuyên ngôn Độc lập
02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Phía Bắc quân đội Tưởng Giới Thạch và Đế quốc Mĩ tiến vào; phía Nam Pháp nấp sau quân Đồng
minh Anh tiến vào
1
Người soạn : Nguyễn Diệu Hoa – SĐT 0898575892

2. Đối tượng :
- Đồng bào cả nước
- Nhân dân thế giới
- Thế lực thù địch, đặc biệt là thực dân Pháp

3. Mục đích
- Tuyên bố, khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc trước quốc dân đồng bảo và thế giới.
- Thể hiện lập trường nhân đạo chính nghĩa cũng như tinh thần bảo vệ độc lâp tự do của nhân dân VN.
- Bóc trần bộ mặt thật của thực dân Pháp trước dư luận, tạo ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế để chặn
đứng mưu đồ tội lỗi của kẻ thù.

4. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu => không ai chối cãi được): Cơ sở lý luận của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Phần 2 (Tiếp đó => phải được độc lập): Tố cáo những tội ác giặc đã gây ra và khẳng định cuộc đấu
tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

5. Giá trị nội dung :


● Về lịch sử
Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và
mở ra kỉ nguyên độc lâp tự do của dân tộc
● Về văn học
- Là một áng văn chính luận mẫu mực
- Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục
● Về tư tưởng
Thể hiện đồng thời tư tưởng, tình cảm của Bác và khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam, của các
nước thuộc địa trên thế giới.

6. Đặc sắc nghệ thuật :


- Bàn Tuyên ngôn Độc lập tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh: đanh
thép và lôi cuốn ở lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, từ ngữ, hình ảnh giàu cảm
xúc, chính xác…
- Lời văn ngắn gọn, giản dị mà hùng hồn, vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh
thần nhân dân và tranh thủ được sự đồng tình quốc tế.

III. Những vấn đề trọng tâm :


1. Cơ sở pháp lí
- Trích dẫn lời trong hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp:
+ “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ (1776) : “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
2
Người soạn : Nguyễn Diệu Hoa – SĐT 0898575892
+ “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp (1791) : “Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
⇨ Ý nghĩa:
⮚ Đề cao giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo
⮚ Lên án âm mưu xâm lược của Pháp, Mĩ bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông”
⮚ Đặt cách mạng Việt Nam ngang hàng với hai cuộc cách mạng lớn trên thế giới
- Suy rộng ra "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do"
⮚ Như vậy, Bác đã nâng quyền con người lên quyền dân tộc
⮚ Góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới
⇨ Nhận xét : Cách đưa cơ sở pháp lí khôn khéo, kiên quyết, sáng tạo

2. Cơ sở thực tiễn
● Tố cáo Thực dân Pháp
- Phủ nhận luận điệu “khai hóa”
+ Về chính trị : Chúng cướp đi những quyền tối thiểu của con người
+ Về kinh tế : Không những không giúp kinh tế nước ta phát triển mà còn khiến dân ta nghèo nàn, xơ
xác, tiêu điều
⮚ Khai hóa >< Cướp nước
- Phủ nhận luận điệu “bảo hộ”
+ Mùa thu 1940 : Pháp đầu hàng, rước Nhật
+ 9/3/1945 : Pháp bỏ chạy, đầu hàng
+ Trong 5 năm: đã có 2 lần Pháp bán nước ta cho Nhật
⮚ Bảo hộ >< Bán nước
- Phủ nhận luận điệu “Việt Nam là thuộc địa của Pháp”
+ Nước ta thành thuộc địa của Nhật (1940)
+ Nước ta giành lại độc lập từ tay Nhật, không phải từ tay Pháp
- Phủ nhận luận điệu “Pháp về phe Đồng minh chống Nhật”
+ 1940 : Pháp quỳ gối xin hàng, rước Nhật
+ Thẳng tay khủng bố Việt Minh – tổ chức về phe Đồng minh chống Nhật

⮚ NX : Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, xác thực => bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xảo trá
của Thực dân Pháp, làm nổi bật sự phi nghĩa.

● Khẳng định tính chất chính nghĩa của Cách mạng Việt Nam
- Khoan hồng và nhân đạo với kẻ thù => hợp đạo lí
- Kiên trì đấu tranh giành chính quyền => hợp pháp lí
- Cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ => hợp sự tiến bộ
+ Đấu tranh giải phóng dân tộc (CM dân tộc)
+ Lật đổ chế độ quân chủ giải phóng con người (CM dân chủ)
⮚ NX : Câu văn, từ ngữ đầy tính khẳng định.

3
Người soạn : Nguyễn Diệu Hoa – SĐT 0898575892
3. Lời tuyên bố độc lập toàn dân :
- Thoát ly hẳn mọi quan hệ thực dân với Pháp
- Xóa bỏ mọi hiệp ước Pháp đã kí về Việt Nam ( hiệp ước đơn phương)
- Quyết tâm chống lại mọi âm mưu của thực dân Pháp
- Ràng buộc các nước Đồng minh công nhận quyền độc lập Việt Nam ( “tin”, “không thể không công
nhận”)
- Khẳng định và tuyên bố Việt Nam “có quyền”( lý lẽ) và “sự thật”( thực tiễn) đã trở thành nước độc
lập
- Kêu gọi cả nước đồng sức đồng lòng bảo vệ độc lập dân tộc

⮚ NX : Lời tuyên bố dõng dạc, đanh thép, từ ngữ chính xác, tinh tế
=>Sức thuyết phục cao.

You might also like