You are on page 1of 10

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH)

PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Tác giả (1890 – 1969)
-Quan điểm sáng tác:
+ Coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách
mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt
trận
+ Chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, có ý thức giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt
+ Khi cầm bút luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định
nội dung và hình thức tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi:
 Viết cho ai? (đối tượng)
 Viết để làm gì? (mục đích)
 Viết cái gì? (nội dung)
 Viết như thế nào? (hình thức – nghệ thuật)
-Phong cách sáng tác: độc đáo, đa dạng
+ Văn chính luận: thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng
chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp
+ Truyện và kí: hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng
sắc bén
+ Thơ nghệ thuật: có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp
hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm
súc, sâu sắc
=> Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn
bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người
có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam,
đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống
tinh thần của dân tộc. Những tác phẩm văn học xuất sắc của Hồ Chí
Minh đã thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao
cả của Người. Tìm hiểu văn thơ của Hồ Chí Minh, người đọc thuộc nhiều
thế hệ sẽ tìm thấy những bài học cao quý.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bản tuyên ngôn ra đời trong một thời điểm lịch sử trọng đại: sau ngót thế kỷ
dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và hàng ngàn năm dưới chế độ chuyên chế
phong kiến, nhân dân Việt Nam nhất tề nổi dậy chỉ trong vòng một tuần lễ từ
19 đến 25 tháng 8 năm 1945 và giành được chính quyền trong cả nước. Cách
mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra
một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
- Với tầm nhìn chiến lược của một nhà cách mạng vĩ đại, ngày 26 tháng 8
năm 1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 phố
Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm
1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập
trước toàn thể đồng bào, đồng chí cả nước. Bản tuyên ngôn gây một chấn
động tâm lý sâu xa khiến nhiều đồng bào ta đã khóc.
b. Mục đích sáng tác
- Bản tuyên ngôn ra đời trong thời điểm bản lề của lịch sử nên trở thành một
“cuộc đối thoại lớn”
+ Chính thức tuyên bố trước nhân dân Việt Nam, toàn thể thế giới sự ra đời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của
dân tộc Việt Nam
+ Đánh một đòn tâm lý mang tính chất cảnh cáo, đối với các thế lực muốn
xâm lược Việt Nam bởi lẽ sau Cách mạng tháng Tám, tình hình nước ta có
nhiều bất ổn, nước Việt Nam ở vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Kẻ thù núp
dưới chiêu bài quân đồng minh tiến vào nước ta tước khí giới quân Nhật. Phía
Bắc là 20 vạn quân Tưởng, theo sau chúng là quân đội Mỹ. Phía Nam là quân
Anh theo chân chúng là quân viễn chinh Pháp.
+ Bản Tuyên ngôn còn bác bỏ lí lẽ xảo trá cùng âm mưu tái chiếm Việt Nam
của thực dân Pháp. Lúc đó nhà cầm quyền Pháp tuyên bố Đông Dương là
thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng nên chúng có
quyền quay lại Đông Dương và Việt Nam.
+ Tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của cộng đồng quốc tế
+ Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam, kiên quyết bảo vệ độc lập, tự do tới
cùng dù phải đánh đổi tất cả
c. Giá trị cơ bản
* Văn kiện lịch sử vô giá
- Đối với Việt Nam: Tuyên ngôn độc lập không chỉ báo hiệu cho sự chấm dứt
ách thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến, ách thống trị hàng trăm
năm của chủ nghĩa thực dân và sự sụp đổ của chế độ phát xít bạo tàn mà còn
khẳng định sự ra đời của một chế độ hoàn toàn mới mẻ – chế độ Dân chủ
cộng hòa mang độc lập tự do cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân. Nói cách
khác, với Tuyên ngôn độc lập, thiên trường hận của dân tộc Việt Nam chấm
dứt, thiên trường ca hạnh phúc bắt đầu.
- Đối với quốc tế: Tuyên ngôn độc lập khẳng định tư thế độc lập, tư cách bình
đẳng của một nước Việt Nam mới, yêu cầu công luận quốc tế phải thừa nhận.
Tuyên ngôn độc lập có thể xem là tiếng súng khởi đầu, cổ vũ, báo hiệu sự
thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức sẽ đứng lên lật đổ chế độ thực dân ở Đông
Dương nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
* Áng văn chính luận mẫu mực
- Về nội dung:
+ Tuyên ngôn độc lập chan chứa tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc
 Bản tuyên ngôn khẳng định và đòi quyền độc lập, tự do cho dân tộc
Việt Nam
 Là bản cáo trạng đanh thép về tội ác dã man của Pháp. Chúng đã áp
bức đồng bào ta trong ngót một thế kỷ.
 Ca ngợi tinh thần nhân ái, đức hòa hiếu của con người Việt Nam
 Nêu cao ngọn cờ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc dù phải hi sinh
tất cả
+ Bản tuyên ngôn còn chứa đựng giá trị nhân văn cao đẹp. Hồ Chí Minh
không trực tiếp nói về vấn đề nhân quyền nhưng quyền con người vẫn được
đặt ra. Từ đó người suy rộng ra quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc trên
thế giới. Việc hướng tới một thế giới công bằng, dân chủ, văn minh giữa các
dân tộc chính là hi vọng mang giá trị nhân văn cao đẹp của Người.
- Về nghệ thuật: kết cấu mạch lạc; lập luận chặt chẽ; lý lẽ đanh thép; bằng
chứng hùng hồn; ngôn ngữ chính xác, gợi cảm; văn phong sắc sảo, giàu tính
thẩm mỹ
d. Bố cục Tuyên ngôn độc lập
- Phần 1 (từ đầu => Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được): Cơ sở pháp
lý (tạo nền móng cho lập luận của bản tuyên ngôn)
- Phần 2 (tiếp => đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế
độ Dân chủ Cộng hòa): Cơ sở thực tiễn (soi chiếu vào thực tiễn đấu tranh của
Cách mạng tháng Tám)
- Phần 3 (Còn lại): Phần tuyên ngôn
PHẦN II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
1. Phần cơ sở pháp lý
* Cách đặt vấn đề:
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới:
 “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
 “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” năm 1791 của Cách mạng
Pháp: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
1. Phần cơ sở pháp lý
- Lí do trích dẫn:
+ Tạo căn cứ, cơ sở vững chắc cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Hai bản
tuyên ngôn của cách mạng Pháp và Mĩ được cả thế giới công nhận. Việc trích
dẫn hai bản tuyên ngôn này khiến cho tuyên ngôn của Việt Nam chứa đựng
những “lẽ phải không ai chối cãi được”.
+ Hồ Chí Minh nhắc tới tuyên ngôn của Pháp, Mĩ trong tuyên ngôn của Việt
Nam để thể hiện mối quan hệ bình đẳng của ba bản tuyên ngôn, ba cuộc cách
mạng và sâu xa hơn nữa là sự ngang hàng của ba quốc gia.
+ Cách trích dẫn của Bác khéo léo, thể hiện thái độ văn minh trong giao tiếp
và tầm văn hóa ứng xử. Người khẳng định, những gì thuộc về chân lí thì dù
nó xuất phát từ phía kẻ thù ta cũng công nhận và tin tưởng.
+ Cách trích dẫn cho thấy thái độ kiên quyết. Một mặt Bác khẳng định quyền
tự do, độc lập của dân tộc ta được xây dựng dựa trên chân lí của người Pháp,
người Mĩ. Mặt khác, Người nhắc nhở họ, nếu xâm lược Việt Nam, họ sẽ đi
ngược lại những lời tuyên ngôn của mình. Đây chính là chiến thuật “gậy ông
đập lưng ông”.
1. Phần cơ sở pháp lý
* Cách nâng cao vấn đề: Hồ Chí Minh phát triển quyền lợi của con người
trong thời đại tư sản thành quyền lợi dân tộc trong thời đại mới thông qua ba
chữ “suy rộng ra”. Nếu “Tuyên ngôn Độc lập” của Mĩ, “Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền” của Pháp chỉ nói về quyền lợi của mỗi cá nhân “mọi
người”, “người ta” thì “Tuyên ngôn Độc lập” của Việt Nam khẳng định “tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
+ Với Việt Nam, đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn bởi nước ta đang
phải đối mặt với âm mưu tái xâm lược từ các thế lực thù địch. Hồ Chí Minh
khẳng định mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng, trong đó có Việt Nam.
Chúng ta cần phải có quyền độc lập giống như Pháp, Mĩ thay vì là nô lệ của
các cường quốc ấy.
+ Lời bình luận của Bác không chỉ có ý nghĩa với riêng dân tộc Việt Nam, mà
nó có ý nghĩa to lớn với mọi dân tộc bị áp bức trên thế giới. Lời suy rộng ra
của Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong việc cổ vũ phong trào giải
phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Nó là văn bản báo hiệu một thời đại
mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa
thực dân trên phạm vi toàn thế giới, là tiếng súng khai màn cho thời kì bão táp
cách mạng.
1. Phần cơ sở pháp lý
 Cách đặt vấn đề của Bác:
- mới mẻ, sắc sảo, thể hiện tầm nhìn chiến lược của nhà chính trị, nhà
lãnh đạo tài ba
- Hồ Chí Minh tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên thế giới nhưng có sự
sáng tạo, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh riêng của đất nước
 Ngôn ngữ chính luận cô đọng, chặt chẽ; cách trích dẫn hai bản tuyên
ngôn mới mẻ, hợp lí kết hợp cùng lời bình giàu trí tuệ, phần mở đầu
của “Tuyên ngôn độc lập” đã đặt nền móng cơ sở pháp lí vững chắc,
tạo tiền đề cho toàn bộ bản tuyên ngôn. Cách đặt vấn đề của Hồ Chí
Minh vừa khéo léo, vừa kiên quyết, kết hợp hài hòa giữa truyền thống
và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc với tinh hoa nhân loại
2. Phần cơ sở thực tiễn
* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp
- Pháp rêu rao rằng chúng tới để khai hóa văn minh cho dân tộc Việt.
Nhưng sự thật là chúng khiến nước ta ngày càng đói khổ, bần cùng.
- Hồ Chí Minh cũng đứng trên lập trường dân tộc để tố cáo tội ác của
thực dân Pháp trên các phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục, ngoại giao…
+ Chúng thủ tiêu nhân quyền, tự do, dân chủ, chia rẽ tổ quốc ta thành ba kỳ để
ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta
+ “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu”
+ Chúng thi hành những chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng thuốc
phiện, rượu cần khiến cho nòi giống ta suy nhược, mất hết ý chí đấu tranh
+ Chúng bóc lột vơ vét đến tận xương tủy làm cho nước ta xơ xác, tiêu điều.
Tội ác vô lý nhất mà chúng đặt ra là hàng trăm thứ thuế.
+ Cuối cùng, chúng gây ra nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 khiến từ
Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói
2. Phần cơ sở thực tiễn
* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp
- Pháp kể công bảo hộ nước ta, nhưng thực chất, chúng bán nước ta hai lần
cho Nhật.
+ Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương để mở thêm căn cứ
đánh Đồng minh, thực dân Pháp đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó,
nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích của Pháp và Nhật.
+ Ngày 9/3/1945, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Thực dân Pháp đớn
hèn, chỉ biết đầu hàng hoặc bỏ chạy, không dám chống trả
- Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Pháp thuộc phe Đồng minh chống phát
xít. Nhưng những hành động của chúng cho thấy, Pháp đã phản bội quân
Đồng minh.
+ Chúng không những không chiến đấu để tiêu diệt phát xít Nhật khi Nhật
vào Đông Dương mở thêm căn cứ đánh phe Đồng minh mà còn quỳ gối đầu
hàng.
+ Mặt khác, khi Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống phát xít, chúng
không những không đáp ứng, lại khủng bố Việt Minh hơn nữa.
2. Phần cơ sở thực tiễn
* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp
- Bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp được Bác viết bằng nghệ thuật
chính luận đặc sắc, giàu sức thuyết phục:
+ Những câu văn có sức thuyết phục cao kết hợp lí lẽ và chứng cứ xác thực
được chắt lọc từ những sự thật không thể chối cãi. Bên cạnh đó, Bác cũng viết
những câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc bằng việc sử dụng nghệ thuật so
sánh, nhân hóa…
+ Phép lặp được Bác sử dụng triệt để tạo nên những điệp khúc nhức nhối
“Chúng tuyệt đối… chúng thi hành…chúng lập ra…”; 14 câu văn mở đầu
bằng chữ “chúng” nặng như búa tạ, trút tội ác xuống chữ “ta” nhỏ bé, yếu
đuối, gợi biết bao tủi nhục trong kiếp sống nô lệ của dân ta đồng thời nhấn
mạnh tội ác dã man của thực dân Pháp.
* Hồ Chí Minh khẳng định: “Pháp không có quyền quay trở lại Việt Nam và
Việt Nam có đủ tư cách được độc lập”
- Người đã đưa ra những lí lẽ để chỉ rõ Pháp không có đủ tư cách để quay trở
lại Đông Dương và Việt Nam
+ Đông Dương là thuộc địa của chúng với tư cách thành viên của Đồng minh,
vậy mà Pháp đã quỳ gối đồng hàng Nhật, kẻ thù chung của Đồng minh. Vậy
nên Pháp không còn tư cách là thành viên của Đồng minh để quay trở lại Việt
Nam
+ Sự thật là từ mùa thu năm 1940, Việt Nam là thuộc địa của Nhật chứ không
phải của Pháp. Sự thật là dân ta đã lấy lại đất nước từ tay Nhật chứ không
phải từ tay Pháp. “Sự thật” vốn là nền tảng của chân lí nên Bác cứ láy đi láy
lại ba chữ “sự thật là”… vừa tăng tính hùng biện, vừa tăng tính chân lí cho
bản Tuyên ngôn. Có thể nói Bác đã tạo ra một biên bản lịch sử không phải từ
đáy lọ mực của các sử gia mà từ sự thật tươi ròng, hiển nhiên của đời sống
không thể chối cãi.
-Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất hèn nhát, vô nhân đạo khi rút chạy còn
giết tù chính trị thì Việt Nam có thái độ khoan hồng và nhân đạo với kẻ thù
khi chúng thất thế: “Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp
cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra
khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”. Đây là truyền
thống nhân ái, hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam
-Quan trọng nhất là dân tộc Việt Nam đã tiến hành thành công cuộc Cách
mạng tháng Tám lật đổ ba tầng xiềng xích áp bức bóc lột. Câu văn “Pháp
chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” ngắn gọn, súc tích nhưng mang lượng
thông tin lớn. Câu văn được viết với thi pháp hiện đại, chỉ có chín từ mà gói
gọn cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động, sự sụp đổ nhanh chóng của ngàn
năm phong kiến, gần 100 năm Pháp thuộc và chế độ Phát xít bạo tàn. Đồng
thời diễn đạt sức mạnh như vũ bão của cuộc Cách mạng tháng Tám, tư thế oai
hùng của dân tộc Việt Nam đang tiến những bước dài vào kỉ nguyên mới của
độc lập, tự do.
*Tiểu kết
- Nghệ thuật: ngôn ngữ lập luận sắc sảo, tinh tế, giọng điệu linh hoạt khi căm
hận, đau xót, khi tha thiết, tự hào
- Nội dung: Hồ Chí Minh đã luận tội thực dân Pháp, bác bỏ tất cả những luận
điệu xảo trá của chúng để khẳng định tư cách độc lập của Việt Nam trong
thực tiễn.
3. Phần tuyên ngôn
- Tuyên bố tuyệt giao quan hệ với Pháp.
+ Lời tuyên bố được viết với giọng điệu dứt khoát qua cách sử dụng các động
từ mạnh với mức độ tăng tiến dần “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất
cả” cùng những câu văn hùng hồn, đanh thép “kiên quyết chống lại âm mưu
của bọn thực dân Pháp”.
+ Bác tuyên bố tuyệt giao mọi quan hệ với Pháp, tức là khẳng định Việt Nam
không còn nằm dưới quyền bảo hộ, không còn là thuộc địa của Pháp; đồng
thời, xóa bỏ những hiệp ước cắt đất mà triều đình Nguyễn đã kí với Pháp từ
thế kỉ XIX, xóa bỏ những đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
- Yêu cầu các nước Đồng minh công nhận quyền tự do của nước Việt Nam
+ Lời văn tuy mềm mỏng thấu tình đạt lí nhưng lí lẽ đưa ra rất cứng rắn,
thuyết phục.
+ Các nước đồng minh đã công nhận nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai hội
nghị tại Tê – hê –răng và Cựu Kim Sơn thì quyết không thể không công nhận
quyền độc lập của dân tộc Việt Nam bởi quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt
Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai hội
nghị nêu trên
- Khẳng định về quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân Việt Nam đã rất gan góc chống lại ách
nô lệ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, đã rất gan góc đứng về phe Đồng
Minh. Những từ “dân tộc”, “gan góc” lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp cách
khẳng định “phải được tự do”, “phải được độc lập” thể hiện nhiệt huyết
mạnh mẽ, yêu cầu thế giới buộc phải công nhận quyền tự do độc lập của nước
ta.
+ Những câu văn kết lại bản tuyên ngôn có giọng điệu trang trọng, hào hùng.
Thay mặt chính phủ lâm thời cùng toàn bộ dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh
khẳng định Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập. Đó không chỉ là quyền
cần có mà nay đã trở thành sự thật không thể chối bỏ. Lời khẳng định giản dị
mà chắc chắn như nêu lên một chân lí, một quyền lợi chính đáng, một sự thật
hiển nhiên.
- Tự do là khát vọng, lí tưởng sống của dân tộc Việt Nam. Câu văn cuối cùng
của bản tuyên ngôn đã làm chấn động lòng người.
+ Cụm từ “toàn dân dộc Việt Nam” là lời khẳng định sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc. Việc giữ gìn tự do dân tộc không không phải trách nhiệm của
một người mà là của triệu triệu người con đất Việt.
+ Hồ Chí Minh khẳng định “dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thân và
lực lượng, tính mạng và của cái để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Điều
đó nghĩa là chúng ta có thể đánh đổi tất cả vật chất tinh thần thậm chí cả tính
mạng chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
*Tiểu kết
- Nghệ thuật: giọng điệu dứt khoát, đanh thép, cách sử dụng động từ mạnh, lời
lẽ hùng hồn, mang tính hiệu triệu, yêu cầu cao
- Nội dung: Hồ Chí Minh khép lại “Tuyên ngôn độc lập” bằng lời tuyên ngôn
mạnh mẽ, cương quyết về độc lập chủ quyền của đất nước Việt Nam. Đó
không chỉ là quyền lợi, là tư cách mà còn là sự thật hiển nhiên, là chân lí
không ai có thể bác bỏ.
III Tổng kết
1.Gía trị nội dung
- Văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc
chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên
độc lập, tự do của nước Việt Nam mới
- Áng văn chính luận mẫu mực: tố cáo tội ác thực dân Pháp, ngăn chặn
âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ
hội quốc tế; bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập,
tự do của tác giả và toàn dân tộc
2.Giá trị nghệ thuật:
-Kết cấu mạch lạc
-Lập luận chặt chẽ
-Lý lẽ đanh thép
-Bằng chứng hùng hồn
-Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm
-Văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm mỹ
=> Góp phần thể hiện nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh:
ngắn gọn, súc tích, kết cấu mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép,
dẫn chứng xác thực
=>Áng văn lập quốc ở TK XX

You might also like